Hoạt động cho vay vốn

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân. Thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 51)

Hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng đem lại phần lớn nguồn lợi nhuận trong tổng lợi nhuận thu được. Và tính cho đến thời điểm này thì nó được coi là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng nói chung và của chi nhánh NHCT nói riêng.

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng trong đó Ngân hàng chuyển giao cho khách hàng một lượng tiền để sử dụng vào mục đích nhất định trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Do là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Ngân hàng nên nó chứa đựng mức độ rủi ro cao. Vì vậy, khi cho vay phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng; Phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng; Vốn vay phải được đảm bảo bằng tài sản; Cho vay phải dựa trên phương án sử vốn vay có hiệu quả.

Cho vay gồm có cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; Tài trợ xuất, nhập khẩu; Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn; Cho vay tài trợ, uỷ thác ; Thấu chi, cho vay tiêu dùng; Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế.

Bảng 3: Bảng Kết quả Dư nợ cho vay từng hạng mục 2005-2007

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Tổng dư nợ cho vay 1.678.386 1.341.030 1.476.134

Bằng VNĐ 1.197.574 776.570 537.291 Ngắn hạn 566.381 306.392 357.089

Trung và dài hạn 631.193 470.178 180.202 Bằng ngoại tệ 480.812 564.460 938.843 Ngắn hạn 142.565 87.674 223.686 Trung và dài hạn 338.247 476.786 715.157

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân)

Trong năm 2006, công tác khắc phục và thu hồi nợ xấu của Chi nhánh luôn được đặt lên hàng đầu, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của Chi nhánh trong kế hoạch kinh doanh năm 2006. Ban lãnh đạo đã quán triệt tới toàn thể Cán bộ công nhân viên Chi nhánh: Một mặt nỗ lực cùng với Doanh nghiệp tìm mọi biện pháp thao gỡ khó khăn, mặt khác thường xuyên bám sát Doanh nghiệp, bám sát từng công trình, hạng mục, dự án đầu tư, kiểm soát nguồn tài chính của Doanh nghiệp để có kế hoạch thu nợ.

Ngoài ra, thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng của NHNN cũng như của NHCT Việt Nam nên trong thời gian qua việc thực hiên kế hoạch đầu tư cho vay gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do nhiều khách hàng truyền thống của Chi nhánh không còn đáp ứng đủ điều kiện để tiếp tục giải ngân mới, trong khi đó có nhiều khoản vay lớn đã đến hạn trả nợ. Đồng thời việc khai thác khách hàng mới đạt kết quả chưa cao.

- Tổng các khoản đầu tư cho vay đến 31/12/2006 đạt 1.355 tỷ đồng bằng 80,4% so với cùng kỳ năm trước.

- Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1.341 tỷ đồng bằng 79% so với kế hoạch NHCT Việt Nam giao. Trong đó:

+ Dư nợ ngắn hạn đến 31/12/2006 là 394 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,3% trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

+ Cho vay Doanh nghiệp Nhà nước chiếm 70%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, giảm 5% soi với thực hiện đến 31/12/2005

+ Dư nợ KHCN đến 31/12/2006 đạt 31tỷ VNĐ, tăng 26 tỷ đồng so với thực hiện đến 31/12/2005

+ Cho vay không có tài sản đảm bảo là 19%/tổng dư nợ, giảm 11% so với chỉ tiêu kế hoạch NHCT Việt Nam giao

* Về chất lượng tín dụng: Vào thời điểm cuối năm 2006, thực hiện sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam là từng bước làm trong sạch dư nợ cho vay nền kinh tế, Chi nhánh đã tiến hành làm thủ tục xử lý rủi ro đối với các khoản nợ xấu của một số khách hàng và đã được NHCT Việt Nam chấp nhận xử lý rủi ro và hạch toán ngoại bảng số nợ xấu là 119 tỷ đồng. Ngoài ra, thu hồi nợ ngoại bảng của Chi nhánh năm 2006 đã đạt được 18.719 triệu đồng; đến thời điểm 31/12/2006 không còn dư nợ gia hạn, quá hạn tại Chi nhánh.

Trong năm 2007, thực hiện nghiêm túc quan điểm chỉ đạo của Tổng giám đốc đối với hoạt động cho vay vốn, đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả, không chạy theo số lượng, chú trọng chất lượng, Chi nhánh luôn đẩy mạnh công tác khai thác, tìm kiếm dự án mới, khách hàng mới, phát triển mạnh cho vay đối với những khách hàng vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, đặc biệt là hình thức phát triển cho vay chứng khoán. Đến ngày 31/12/2007 Chi nhánh đã ký hợp đồng cho vay ứng trước chứng khoán đối với khách hàng của 8 Công ty chứng khoán trên địa bàn Hà Nội, dư nợ cho vay loại hình này những tháng cuối năm luôn đạt ở mức trên 30 tỷ đồng.

- Tổng các khoản đầu tư cho vay đến ngày 31/12/2007 đạt 1.482 tỷ đồng, bằng 109,3% so với cùng kỳ năm trước.

- Dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1.476 tỷ đồng tăng 10% tương đương với 135 tỷ đồng so với thực hiện đến 31/12/2006, bằng 98,4% so với kế hoạch năm 2007.

- Doanh số cho vay năm 2007 đạt 2.010 tỷ đồng, bằng 98,2% so với năm 2006

- Doanh số thu nợ năm 2007 đạt 1.875 tỷ đồng, bằng 82,8% so với năm 2006

- Dư nợ ngắn hạn đến 31/12/2007 là 580 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 39% trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; Cho vay Doanh nghiệp Nhà nước chiếm 85% trên tổng dư nợ cho vay; Cho vay không có tài sản đảm bảo chiếm 28%, tương ứng với kế hoạch được giao; Cho vay khách hàng cá nhân đến 31/12/2007 là 67 tỷ đồng, đạt 67% kế hoạch đề ra, trong đó dư nợ cho vay ứng trước chứng khoán là 37,2 tỷ đồng, cho vay khác cầm cố, thế chấp đạt 29,8 tỷ đồng.

* Về chất lượng tín dụng: Trong năm 2007, các phòng nghiệp vụ đã nghiêm túc thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, thường xuyên theo dõi và bám sát từng khách hàng, từng khoản vay, kịp thời thu hồi các khoản nợ đến hạn và các khoản nợ gia hạn, nợ quá hạn. Và cũng như năm 2006, kết thúc năm 2007, Chi nhánh đã không còn nợ xấu.

So với năm 2006 thì năm 2007 hoạt động cho vay vốn có sự khác biệt hơn. Đó là công tác thu hồi nợ ngoại bảng được ưu tiên hàng đầu trong công tác chỉ đạo. Đến 31/12/2007 thu nợ ngoại bảng của Chi nhánh đạt 107,4 tỷ đồng, bằng 112,2% kế hoạch được giao. Nói chung công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng trong thời gian này được coi trọng, đi sâu kiểm tra chi tiết,/ kỹ lưỡng, giám sát việc giải ngân theo đúng quy định.

Trong năm 2008, NHCT Việt Nam đã thắt chặt tín dụng, không cho vay các dự án mới, hạn chế giải ngân các hợp đồng đã ký nên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng trưởng dư nợ của Chi nhánh. Mặt khác, số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với đơn vị là rất hạn chế. Vì vậy dù những tháng cuối năm có chủ trương tăng trưởng tín dụng nhưng Chi nhánh cũng rất khó để tăng trưởng trong thời gian ngắn. Mặt khác, đơn vị có quan hệ tín dụng lớn với Chi nhánh là LTMB, hiện nay cũng đã giảm dư nợ đi rất nhiều

Tổng dư nợ bình quân năm 2008 đạt 1.463 tỷ, tăng 9% tương đương với 122 tỷ so với năm 2007. Tuy vậy dư nợ tại thời điểm 31/12/2008 chỉ còn 1.299 tỷ đồng bằng 88% so với thời điểm cuối năm 2007

Từ nguồn vốn cho vay, Chi nhánh đã góp phần cho các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình, cá nhân không những trả nợ hết cho mà còn đem một phần lợi nhuận của mình trở thành tiền gửi trong Ngân hàng.

Bảng 4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005-2007 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

I. Thu từ lãi 239,071,996,551 326,533,837,779 410,670,879,232 1. Thu lãi cho vay 128,543,070,388 130,222,198,043 133,631,542,478 2. Thu lãi tiền gửi 109,259,809,201 195,811,822,699 275,679,131,973 3. Thu lãi góp vốn, mua CP

4. Thu từ cho thuê tài chính

5. Thu khác về HĐTD 1,269,116,962 499,817,037 1,360,204,781 II. Thu ngoài lãi 3,180,873,582 23,036,468,585 116,598,779,901 1. Thu từ ngh.vụ bảo lãnh 733,049,612 268,697,639 1,074,001,152 2. Thu dịch vụ phí thanh toán 1,380,874,771 1,623,865,886 1,834,584,640 3. Thu phí dịch vụ ngân quỹ 27,315,437 17,715,127 54,454,973 4. Thu từ tham gia TT tiền tệ

5. Lãi từ kinh doanh ngoại hối 193,348,468 337,120,494 0 6. Thu từ uỷ thác và đại lý

7. Thu từ các dịch vụ khác 633,752,526 879,047,605 1,092,177,987 8. Thu nhập bất thường 212,532,768 19,910,021,834 112,543,561,149 TỔNG THU NHẬP 242,252,870,133 349,570,306,364 527,269,659,133 III. Chi trả lãi 178,814,810,599 254,657,422,819 313,514,659,513 1. Chi trả lãi tiền gửi 69,111,838,158 131,864,022,617 165,303,025,277 2. Chi trả lãi tiền vay 98,233,999,999 110,757,210,924 132,890,547,233 3. Chi trả lãi phát hành GTCG 11,468,972,442 12,036,189,278 15,321,087,003 IV. Chi phí ngoài lãi 95,436,395,296 91,190,667,626 134,626,621,455 1. Chi phí về huy động vốn 433,859,697

2. Chi dịch vụ thanh toán và

NQ 628,890,248 732,592,229 943,591,250

3. Chi phí tham gia TT tiền tệ 272,257,254

4. Lỗ từ kinh doanh ngoại hối 76,065,168

5. Chi hoạt động khác 3,995,521 17,810,254 252,778,922

6. Chi nộp thuế 87,259,223 159,615,567 204,075,661

7. Chi nộp các khoản phí, lệ phí 33,489,657 33,926,500 35,088,976 8. Chi phí cho nhân viên 7,592,108,614 10,943,401,037 21,055,185,243 9. Chi cho quản lý và công vụ 6,514,993,752 6,993,937,221 8,199,943,493 10.Chi khấu hao TSCĐ 2,517,084,540 2,645,311,541 2,737,956,728 11. Chi khác về tài sản 2,069,227,881 2,114,440,015 2,677,495,208 12. Chi dự phòng 74,376,000,000 62,512,000,000 75,531,000,000 13. Chi nộp phí BH 836,612,206 1,369,566,577 1,548,896,982 14. Chi bất thường khác 70,616,703 3,668,066,685 21,364,543,824 TỔNG CHI PHÍ 274,251,205,895 345,848,090,445 448,141,280,968 THU NHẬP TRƯỚC THUẾ 31,998,335,762 3,722,215,919 79,128,378,165 THUẾ TNDN

THU NHẬP SAU THUẾ -31,998,335,762 3,722,215,919 79,128,378,165 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Thanh Xuân)

Qua bảng số liệu này ta thấy, nguồn thu chủ yếu của chi nhánh vẫn là thu từ lãi điều chuyển vốn và thu từ lãi cho vay. Ngoài ra thu từ lãi bất thường cũng khá cao cho thấy tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của các cán bộ nhân viên của ngân hàng. Tuy rằng chi phí còn khá cao song với cố gắng nỗ lực thì ngân hàng đã có lãi trong 2 năm gần đây 2006 và 2007 khi lợi nhuận đạt được là 3,722 triệu đồng và 79,128 triệu đồng. Điều đó cũng sẽ làm cho lương thưởng của nhân viên cao hơn, từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng trong các năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân. Thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 51)