Khó khăn gặp phải và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân. Thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 63)

Qua tìm hiểu và nghiên cứu phân tích thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân, bên cạnh những thành tựu mà Chi nhánh đã đạt được còn có một số hạn chế trong hoạt động này. Cụ thể là:

-Đánh giá tình hình tài chính dự án cho vay trong điều kiện rủi ro chưa thực sự được thực hiện cho dù để đưa một số phương pháp phân tích như phân tích độ nhạy vào quá trình thẩm định nhưng việc phân tích này mới chỉ dựa trên sự giả thiết chủ quan sự thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng.

Thực hiện cho vay vốn đối với các doanh nghiệp, hộ cá thể phải tiến hành thẩm định, đánh giá năng lực của khách hàng hết sức chính xác, kỹ lưỡng. Tuy nhiên, do đội ngũ cán bộ của Chi nhánh còn có phần bất cập, chưa đáp ứng được với yêu cầu của nền KTTT, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn có phần hạn chế nên trong công tác quản lý, phân tích khách hàng hay thẩm định dự án còn chưa sâu, có đưa ra một số chỉ tiêu tính toán phân tích nhưng thường không có sự so sánh, đánh giá nhận xét. Nên một số khoản vay đã gặp rủi ro, không thu hồi được và thu hồi không đúng hạn đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Những hạn chế trên là do những nguyên nhân sau:

Sở dĩ công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân còn gặpkhó khăn, vướng mắc là do một số nguyên nhân sau:

♦ Nguyên nhân khách quan:

- Nền kinh tế nước ta trong những năm qua tiếp tục phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách khiến cho môi trường kinh doanh và đầu tư bị ảnh hưởng không nhỏ, phần nào gây khó khăn cho hầu hết các doanh nghiệp và ngành Ngân hàng nói chung.

- Từ sự chưa đồng bộ của luật pháp và thực thi pháp luật:

Chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước trong quá trình chuyển đổi và đổi mới đã và đang dần hoàn thiện. Tuy nhiên, khi hướng dẫn, triển khai và thực hiện, nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp phải không ít khó khăn do khối lượng văn bản quá nhiều, một số không đồng bộ, thay đổi nhanh, hiệu lực thấp,…

Nhân tố pháp luật có vị trí hết sức quan trọng liên quan đến việc đảm bảo chất lượng hoạt động của Ngân hàng, tức là nó tạo ra môi trường và hành lang pháp lý cho hoạt động Ngân hàng. Nhân tố pháp luật ở đây bao gồm tính đồng bộ và tính hệ thống pháp luật, tính đầy đủ của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với việc chấp hành pháp luật và trình độ dân trí của các thành viên trong cộng đồng.

Trình độ hạch toán thống kê và chế độ báo cáo thống kê chưa đảm yêu cầu đặt ra, hầu hết các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh không thực hiện hạch toán thống kê theo chế độ của Nhà nước. Việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chủ quản còn lỏng lẻo, vì vậy số liệu báo cáo của các Doanh nghiệp

ngoài quốc doanh không phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc thu thập thông, dẫn tới sự sai lệch của kết quả đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn, gây ra rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng.

♦ Nguyên nhân chủ quan:

- Quá trình thực hiện quy trình đánh giá rủi ro còn có nhiều sơ hở, phụ thuộc nhiều vào sự nhìn nhận chủ quan của cán bộ tín dụng; Nhiều công đoạn trong quy trình cho vay chưa được quan tâm đúng mức như trong xem xét thẩm định dự án cán bộ tín dụng chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh, việc kiểm tra - kiểm soát cho vay còn mang tính hình thức, đối phó cho đủ thủ tục quy định. Việc kiểm tra sau khi cho vay cũng chưa được chặt chẽ, đã có trường hợp vốn vay ngắn hạn bị sử dụng vào đầu tư xây dựng cơ bản.

- Ngân hàng còn chủ quan trong khi thẩm định cho vay, thể hiện ở trong một số trường hợp quan niệm cho rằng đối với những khách hàng quen thuộc không cần giám sát chặt chẽ và giải quyết cho vay chỉ dựa vào thông tin do doanh nghiệp đó cung cấp thay cho những số liệu tài chính đáng tin cậy.

- Vai trò hướng dẫn nghiệp vụ, năng lực kiểm tra, kiểm soát của các phòng ban nghiệp vụ và kiểm tra của ngân hàng cấp trên còn chưa sâu sắc.

- Mối quan hệ giữa Chi nhánh và khách hàng chưa rộng rãi do chưa có sự hiểu biết lẫn nhau nhiều, công tác Marketing chưa phát huy được hết sức mạnh. Bên cạnh đó, việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các Ngân hàng còn hạn chế. Công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ trong Ngân hàng nói chung và cán bộ thẩm định nói riêng chưa được chú trọng và đầu tư có bài bản.

- Chất lượng của công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn và việc quyết định cho vay phụ thuộc nhiều vào công tác thẩm định của

cán bộ tín dụng. Có thể nói đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng là đội ngũ cán bộ có chuyên môn, trình độ cũng như kinh nghiệm vững vàng, tuy nhiên trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi việc thẩm định dự án còn gặp một số sai sót.

Tóm lại, trong thời gian qua Chi nhánh đã có nhiều lỗ lực và cố gắng để có thể thực hiện tốt nhất công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn. Điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động, doanh thu cuối năm giúp cho Chi nhánh phát triển ngày càng vững mạnh trên địa bàn quận Thanh Xuân. Thông qua việc nghiên cứu thực trạng công tác này tại Chi nhánh, ta thấy được những mặt đã đạt được, đồng thời cũng tìm ra được những vấn đề còn tồn tại, nhận định một số các nguyên nhân gây nên những tồn tại đó. Ý nghĩa của hoạt động này là góp phần giúp cho Chi nhánh nắm bắt được những tồn tại trên, từ đó đưa ra những biện pháp thiết thực, cụ thể để khắc phục hữu hiệu những mặt còn tồn tại, nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro, ngoài ra sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế được tiếp cận với nguồn vốn vay từ phía Ngân hàng được thuận lợi hơn, đồng thời đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của Chi nhánh.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH XUÂN THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân. Thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w