Để thực thi một cách hữu hiệu các giải pháp cho công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn, Chi nhánh đã có những định hướng sau:
- Thẩm định tài chính phải đứng trên quan điểm của người cho vay để xem xét tính khả thi, hiệu quả của dự án, nhận thức rõ lợi ích của Ngân hàng gắn bó với lợi ích của chủ dự án.
- Công tác thẩm định tài chính dự án phải được quán triệt trong toàn hệ thống. Việc thẩm định không chỉ riêng của cán bộ tín dụng mà còn của cả các bộ phận liên quan.Công tác thẩm định không chỉ diễn ra một lần mà thường xuyên trong các giai đoạn của quá trình vay vốn và thẩm định phải tiến hành với tất cả các dự án xin vay.
- Thẩm định tài chính dự án phải được quy trình hoá, công nghệ hoá, nhưng phải chú trọng sự phù hợp với định hướng phát triển hoạt động cho vay của chi nhánh. Quy trình này không phải bất biến mà phải đòi hỏi có sự linh
hoạt trong phân tích. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn khó có thể thực hiện ngay được điều này.
- Thẩm định tài chính dự án phải đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định cho vay.
Ngoài những mục tiêu lớn được đề cập ở trên thì mở rộng, quy hoạch lại mạng lưới các điểm giao dịch; Bảo đảm đời sống thu nhập cho CBCNV năm sau cao hơn năm trước; Duy trì kỷ cương sinh hoạt và làm việc nghiêm túc, từng bước hoàn thiện phong cách chuyên nghiệp, xây dựng NHCT Thanh Xuân “Văn minh – Hiện đại – Chuyên nghiệp” cũng là những mục tiêu vô cùng quan trọng đối với Chi nhánh trong thời gian trước mắt.
- Để thực hiện tốt định hướng trên thì chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn phải nâng cao tương xứng. Muốn vậy công tác này phải được chú trọng đúng mức cả về nhận thức, tổ chức thực hiện.
Định hướng nhìn chung rất rõ ràng, cái khó hiện nay là những bước đi hay các giải pháp cụ thể. Để có được những giải pháp hữu hiệu cần phải có sự nghiên cứu, hệ thống hoá các kinh nghiệm từ thực tiễn qua nhiều năm đổi mới, đặc biệt là trong công tác thẩm định dự án vay vốn trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay.