Kiến nghị với khách hàng vay vốn

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân. Thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 79)

Các đối tượng Ngân hàng cho vay gồm: Cho vay các Doanh nghiệp kinh doanh; cho vay xây dựng nhà ở; cho vay tiêu dùng; cho vay đối với Chính phủ; cho vay các tổ chức tài chính khác.

Cho vay các Doanh nghiệp kinh doanh chiếm phần lớn. Để có được khoản vốn vay từ Ngân hàng thì với tư cách là khách hàng thì các Doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng

- Mỗi một Doanh nghiệp cần phải có kiến thức kinh tế cao, có đủ tiềm lực về tài chính để có thể tận dụng tới đa tác dụng của bảo lãnh Ngân hàng, nhằm mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

- Các Doanh nghiệp cần phải nâng cao hơn trình độ nghiệp vụ của cán bộ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động, đánh giá dự án, lập dự án cho hiệu quả, đánh giá kết quả kinh doanh của Doanh

nghiệp một cách chính xác.

- Nghiêm túc đánh giá đúng tài sản thế chấp, tránh tình trạng tự ý nâng giá tài sản lên để rút và chiếm dụng vốn của Ngân hàng. Sử dụng vốn vay Ngân hàng đúng cam kết trong hợp đồng, có hiệu quả, tránh gây thất thất thoát khiến cho việc trả nợ Ngân hàng khó khăn

- Nâng cao trình độ cán bộ trong việc lập dự án đầu tư.

- Nghiêm túc thực hiện đúng các cam kết với Ngân hàng trong hợp đồng bảo lãnh, tôn trọng quyền lợi của Ngân hàng và đảm bảo lợi ích cho chính Doanh nghiệp.

Tóm lại, để thực hiện tốt những công việc này cũng như thực hiện có hiệu quả mục tiêu, phương hướng, giải pháp đề ra, ngoài Chi nhánh cần phải có sự phối hợp chặt chẽ không chỉ Nhà nước, các cơ quan hữu quan, hệ thống Ngân hàng mà còn đòi hỏi tinh thần hợp tác, tuân thủ pháp luật của các Doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, cá nhân cần vay vốn. Để từ đó hoạt động cho vay nói riêng, các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng nói riêng được diễn ra thuận lợi hơn.

KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu thấy được thời gian qua, Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã tài trợ có hiệu quả cho nhiều DAĐT. Đạt được kết quả đó là có phần quan trọng của công tác thẩm định nói chung và công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định nói riêng. Hiện nay, công tác này rất được sự quan tâm của hầu hết các NHTM nói chung và Chi nhánh nói riêng. Vì chất lượng của các công tác này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của các dự án xin vay vốn và của Ngân hàng. Mặt khác công tác này có tác động trực tiếp trong việc kích thích nền kinh tế phát triển, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng đất nước bằng cách tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân hoạt động ngày càng có hiệu quả.

Chuyên đề đã nêu được các vấn đề cơ bản về thẩm định dự án vay vốn, rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án cho vay của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân, từ đó thấy được ảnh hưởng của nó đối với bản thân Ngân hàng và đối với nền kinh tế.

Ngoài ra, chuyên đề cũng đã đánh giá toàn diện thực trạng và những rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân. Trên cơ sở đó phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro, tìm hiểu những giải pháp mà Chi nhánh đã áp dụng nhằm hạn chế rui ro trong công tác thẩm định dự án vay vốn. Và qua phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân, em đã đưa ra một số nhận xét và đề xuất một số ý kiến đóng góp nhằm góp phần hoàn thiện công tác hạn chế rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn của Chi nhánh

Thực tế đã chứng minh, trong quá trình hoạt động và phát triển của mình, Chi nhánh NHCT Thanh Xuân luôn luôn nỗ lực đổi mới, hoàn thiện kịp thời để không ngừng nâng cao chất lượng các nghiệp vụ. Đối với công tác

đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn nói riêng và đối với toàn bộ các hoạt động khác của Chi nhánh nói chung thì Chi nhánh đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, với những kết quả đã đạt được trong những năm qua thì chặng đường tiếp theo của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân cũng còn không ít những khó khăn, thử thách, cần tập trung giải quyết triệt để.

Hy vọng trong thời gian tới cùng với sự chỉ đạo sát sao của Nhà nước, của NHCT Việt Nam và nỗ lực của chính bản thân, Chi nhánh sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nâng cao uy tín và vị thế của mình trên thị trường, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp, các tổ chức phát triển đồng thời đẩy mạnh quá trình CHN, HĐH đất nước.

Qua đây, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS.Trần Mai Hương cùng Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp và các bộ phận phòng ban có liên quan của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện chuyên đề thực tập này.

Sinh viên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên các năm 2005, 2006, 2007, 2008 của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân

2. TS. Nguyễn Hồng Minh, Quản trị rủi ro trong đầu tư

3. PGS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê

4. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Thống Kê

5. PGS.TS. Lê Văn Tề, TS. Hồ Diệu (Tổ chức biên dịch và hiệu đính), Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê

6. PGS.TS. Lưu Thị Hương, Thẩm định tài chính dự án, Nhà xuất bản Tài chính

7. PGS. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, Lập dự án đầu tư, Nhà xuất bản Thống kê

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân. Thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w