LỜI CẢM ƠNĐược sự phân công của khoa Kinh tế - Quản lý trường Đại Học ThăngLong và sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn – TS.Nguyễn Thị Thúy, em đã thực hiện đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
~~~~~~***~~~~~~
Nguyễn Thị Hiền
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI QUANG MINH HÀ NỘI
LUẬNVĂNTHẠCSỸKINHDOANHVÀQUẢNLÝCHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ : 63340201
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS Nguyễn Thị Thúy
Hà Nội, năm 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của khoa Kinh tế - Quản lý trường Đại Học ThăngLong và sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn – TS.Nguyễn Thị Thúy, em đã thực
hiện đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty trách
nhiệm hữu hạn xây dựng và dịch vụ thương mại Quang Minh Hà Nội”
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, em đã nhận được sự giúp đỡ
từ nhiều phía Em xin trân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn – TS NguyễnThị Thúy đã hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luậnvăn này
Ngoài ra, em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáođang giảng dạy trong trường Đại Học Thăng Long, những người đã trực tiếptruyền đạt cho em các kiến thức môn học cơ bản nhất, giúp em hoàn thiện đềtài nghiên cứu của mình
Em cũng xin trân thành cảm ơn các anh chị trong phòng Tài chính – Kếtoán và phòng Hành Chính – Nhân sự của Công ty trách nhiệm hữu hạn xâydựng và dịch vụ thương mại Quang Minh Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡcũng như cung cấp số liệu, thông tin để em hoàn thành luận văn này
Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn, nên đề tài của em khôngtránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được đóng góp ý kiến của thầy,
cô giáo cùng tập thể cán bộ công nhân viên công ty để hoàn thiện luận văncủamình
Em xin trân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 30 tháng 09 năm 2015
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từgiáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của ngườikhác Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc vàđược trích dẫn rõ ràng
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Học viên
Nguyễn Thị Hiền
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠNLỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC VIẾT TẮTDANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂUĐỒ
LỜIMỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINHDOANH TẠIDOANHNGHIỆP 5
1.1 TỔNG QUAN VỀ VỐN KINH DOANH CỦADOANHNGHIỆP 5
1.1.1 Khái niệm về vốnkinhdoanh 5
1.1.2 Nguồn hình thành vốn kinh doanh củadoanhnghiệp 7
1.1.3 Đặc trưng của vốnkinhdoanh 10
1.1.4 Phân loại vốnkinhdoanh 12
1.1.5 Vai trò của vốnkinhdoanh 16
1.1.6 Nguyên tắchuyđộng vốn kinh doanh củadoanhnghiệp 18
1.2 HIỆUQUẢSỬDỤNGVỐNKINHDOANHCỦADOANHNGHIỆP 19
1.2.1 Quanniệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh củadoanhnghiệp 19
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp 20
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 22
1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐNKINH DOANH CỦADOANHNGHIỆP 31
1.3.1 Nhân tố kiểmsoátđược 32
1.3.2 Nhân tố không thể kiểmsoátđược 35
1.4 KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINHDOANH CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌCCHO CÁC DOANH NGHIỆPVIỆTNAM 38
1.4.1 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của một số doanhnghiệpnướcngoài 38
1.4.2 Bài học cho cho các doanh nghiệp Việt Nam 39
Trang 6Kết luậnchương1 41 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANHTẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG VÀ DỊCH VỤTHƯƠNG MẠI QUANG MINHHÀNỘI 42 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNGVÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI QUANG MINHHÀNỘI 42
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty trách nhiệm hữu hạnxâydựngvà dịch vụ thương mại Quang MinhHàNội 42 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công tytrách nhiệm hữu hạn xây dựng và dịch vụ thươngmại Quang MinhHàNội 45 2.1.3 Nhiệm vụ của từngbộphận 45 2.1.4 Quy trình xây dựng công trình, hạng mục công trình của công tytrách nhiệmhữu hạn xây dựng và dịch vụ thương mại Quang MinhHàNội 47 2.1.5 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựngvà dịch vụ thương mại Quang MinhHàNội 49 2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng vàdịch vụ thương mại Quang MinhHàNội 55
2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNGTY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠIQUANG MINHHÀNỘI 60
2.2.1 Nguồn vốn kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và dịch vụthương mại Quang MinhHàNội 60 2.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựngvà dịch vụ thương mạiQuangMinh 64 2.2.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạnxây và dịch vụ thương mại Quang MinhHàNội 72
2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TYTRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠIQUANG MINHHÀNỘI 83
2.3.1 Những kết quả công tyđạt được 83 2.3.2Hạnchế 84
Trang 72.3.3 Nguyên nhân củahạnchế 85
Kết luậnchương2: 88
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINHDOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG VÀ DỊCHVỤ THƯƠNG MẠI QUANG MINHHÀNỘI 89
3.1 BỐI CẢNHCHUNG 89
3.2 CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANHTẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG VÀ DỊCH VỤTHƯƠNG MẠI QUANG MINH HÀ NỘI ĐẾNNĂM 2020 90
3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANHTẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG VÀ DỊCH VỤTHƯƠNG MẠI QUANG MINHHÀNỘI 92
3.3.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sảncốđịnh 92
3.3.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sảnngắn hạn 94
3.3.3 Tiết kiệm các khoảnchiphí 98
3.3.4 Xây dựng kế hoạch huy động vốn kinh doanh kịp thời,hợplý 99
3.3.5 Xây dựng kế hoạch đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chấtlượng cao 101
3.3.6 Xâydựngpháttriểnthươnghiệunhằmnângcaouytíncủacôngty 102
3.3.7 Đẩy mạnh công tác tìm kiếmthịtrường 102
3.3.8 Xây dựng văn hóadoanhnghiệp 103
3.3.9 Công ty cần xây dựng chiến lược kinh doanh trong thờigiantới 104
3.4 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚINHÀNƯỚC 104
Kết luậnchương3 107
LỜIKẾT 108
DANH MỤC TÀI LIỆUTHAMKHẢO 109
Trang 9DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Số năm có kinh nghiệm trong công việc xây dựng của công ty tráchnhiệm hữu hạn xây dựng và dịch vụ thương mạiQuangMinh 44Bảng 2.2:Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệmhữuhạn
xâydựng và dịch vụ thương mại Quang Minh từ năm 2012-2014 55Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng vàdịch vụ thương mại Quang Minh qua các năm 2012-2014 60Bảng 2.4: Cơ cấu các loại vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng vàdịch vụ thương mại Quang Minh qua các năm 2012-2014 64Bảng 2.5: Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công tytrách nhiệm hữu hạn xây
dựngvà dịch vụ thương mạiQuangMinh 68Bảng2.6:
Hiệusuấtsửdụngvốnkinhdoanhcủacôngtytráchnhiệmhữuhạn xây và dịch vụ thương mại Quang MinhHàNội 72Bảng 2.7:Chỉtiêu ROAcủa một số công ty cùng ngành xây dựng năm201474Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trách nhiệm xâydựng vàdịch vụ thương mạiQuangMinh 75Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trách nhiệm hữu
hạnxây và dịch vụ thương mại Quang MinhHàNội 77Bảng 2.10: Phân tích hiệu quả tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn xâydựng và dịch vụ thương mạiQuangMinh 81Bảng 2.11: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của ngành xây dựng và bất độngsản và một số công tycùngngành 83
Trang 10SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1:Sơ đồ bộ máy quản lý của công tytrách nhiệm hữu hạn xây dựng
vàdịch vụ thương mại Quang MinhHàNội 45
Sơ đồ 2.2 Quy trình xây dựng công trình, hạng mục công trình của
Côngtytrách nhiệm hữu hạn xây dựng và dịch vụ thương mạiQuangMinh 48
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biến động doanh thu của công ty trách nhiệm hữu hạn xây
dựngvà dịch vụ thương mại Quang Minh qua các năm 2012-2014 56Biểu đồ 2.2: Chi phí của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và dịch
vụthương mại Quang Minh qua các năm 2012-2014 58Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận sau thuế của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng vàdịch vụ thương mại Quang Minh qua các năm 2012-2014 59Biểu đồ 2.4: Cơ cấu vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của công ty tráchnhiệmhữu hạn xây dựng và dịch vụ thương mại Quang Minh qua các năm
2012 -2014 63Biểu đồ 2.5: Cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định của công tytrách nhiệm
hữuhạn xây dựng và dịch vụ thương mạiQuang Minh 66Biểu đồ 2.6: Cơ cấu vốn cố định của công ty công ty TNHH xây dựng và
dịchvụ thương mạiQuangMinh 67Biểu đồ 2.7: Biến động về vốn bằng tiền của công ty công ty trách nhiệm
hữuhạn xây dựng và dịch vụ thương mạiQuangMinh 70Biểu đồ 2.8: Cơ cấu các khoản phải thu của công ty trách nhiệm hữu hạn
xâydựng và dịch vụ thương mại Quang Minh năm2013,2014 71
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiêncứu
Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi theo hướng nền kinh
tế thị trường,mởcửa và hội nhập kinh tế tri thức toàn cầu, kéo theo đó là sựphát triển đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế như: ngành công nghệ thôngtin, ngành điện tử, ngành xây dựng đặc biệt ngành dịch vụ, Phát triển và tự
do hóa ngành dịch vụ nói chung, phát triển và tự do hóa thương mại nói riêngđang trở thành chính sách ưu tiên của các nước trên thế giới Ở Việt Nam, kếthợpcông nghệ thông tin hiện đại, ngành dịch vụ cung cấp vật liệu xây dựngcũng nhanh chóng đứng vững trong các ngành dịch vụ phát triển khác như:dịch vụ ngân hàng, dịch vụ chứng khoán, ngành dịch vụ giáo dục đại học vàsau đại học, dịch vụ du lich, ẩm thực …Trong bối cảnhđó, mỗi doanh nghiệpđược coi là một tế bào của nền kinh tế với nhiệm vụ là thực hiện hoạt độngsản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấpcho xã hội, từ đó đạt được mục đích tối đa hóa lợi nhuận của mình Và để tiếnhành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp buộc phải cómột lượng vốn nhất định Như vậy, vốn kinh doanh là điều kiện không thểthiếu cho việc hình thành và phát triển của doanhnghiệp
Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và dịch vụ thương mại QuangMinh Hà Nội là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực cung cấpvật liệu xây dựng, đầu tư kinh doanh hạ tầng công nghiệp và khu đô thị vớitrên 10 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành Đặc trưng của ngành dịch
vụ cung cấp vật liệu xây dựng là tài sản giá trị lớn và chi phíphụ thuộc vàobiến động môi trường kinh tế của Việt Nam và thế giới.Như vậy, doanhnghiệpđang tồn tại trong một môi trường cạnh tranh và hoàn toàn tự chủ thìvấn đề vốn ngày càng trở nên quan trọng, nó quyếtđịnh đến sự thành công haythất bại của doanh nghiệp trên thương trường
Trang 12Trong một nền kinh tế đang nóng như hiện nay, nhu cầu về vốn cho nềnkinh tế nói chung và cho các doanh nghiệp nói riêng là một vấn đề mangkhông hiệu quả và không đảm bảo được nhu cầu về vốn thì khó có thể tồn tại
và phát triển được Ngược lại, khi đã đảm bảo được nhu cầu về vốn rồi thìviệc sử dụng làm sao cho hiệu quả cũng không phải là vấn đề đơn giản Trongthời gian qua chỉ có 30% các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được vốn từngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác (trong
số này có nhiều doanh nghiệp vẫn phải chịuvayởmứclãi suất cao 15 - 18%)[20]
Trên thực tế khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường thì có nhiềudoanh nghiệp thích nghi được và kinh doanh có hiệu quả, song bên cạnhđónhiều doanh nghiệp với sứcì lớn đã không có được sự thay đổi kịp thời dẫnđến tình trạng thua lỗ và phá sản Sự bất ổn của kinh tế vĩ mô những năm gầnđây, sự suy giảm kinh tế năm 2012, sự kém cạnh tranh của môi trường đầu tưkinh doanh đã khiến lòng tin của cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư vàViệt Nam giảm sút.Tính chung giai đoạn, cảnước có khoảng 140 ngàn doanhnghiệp buộc phải rút khỏi thịtrường qua các hình thức giải thể, phá sản, ngừnghoạt động…, bằng 50% tổng số doanh nghiệp rút khỏi thị trường của cả 20năm qua [18].Một trong những lý do phải kể đến và là một trong nhữngnguyên nhân chính là do công tác quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệpcòn nhiều hạn chế Chính vì vậy vấn đề rất quan trọng đặt ra với các doanhnghiệp hiện nay là phải xácđịnh và đáp ứng được đầyđủ nhu cầu về vốn kinhdoanh và sử dụng đồng vốn kinh doanhđó sao cho có hiệu quả
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề sử dụng vốn kinh doanhcủa các doanh nghiệp nói chung và của Công ty trách nhiệm hữu hạn xâydựng và dịch vụ thương mại Quang Minh Hà Nội nói riêng, tác giả quyết định
Trang 13trách nhiệm hữu hạn xây dựng và dịch vụ thương mại Quang Minh Hà Nội”cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.
2 Mục đích nghiên cứu đềtài
-Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của doanh nghiệp
- Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh củacông tytrách nhiệm hữu hạn xây dựng và dịch vụ thương mại Quang Minh Hà Nộitrong giai đoạn 2012 –2014
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và dịch vụ thươngmại Quang Minh HàNội
3 Đối tượng và phạm vi nghiêncứu
- Đối tượng nghiên cứu:hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Công ty trách nhiệm hữu hạn xâydựng và dịch vụ thương mại Quang Minh Hà Nội được xem xét qua các năm
từ năm 2012 năm2014
4 Phương pháp nghiêncứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương phápphân tích, hệ thống hóa, tổng hợp thống kê, phương pháp so sánh Ngoài ra,luận văn sẽ sử dụng các bảng biểu, sơ đồ, từ các số liệu, tư liệu thực tế, dựatrên hoạt động của doanh nghiệp gắn với thực tiễn của Việt Nam để làm sâusắc thêm các luận điểm của đề tài
5 Bố cục của luậnvăn
Ngoài phần lờimởđầu, mục lục, danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt,các bảng biểu số liệu, biểu đồ, sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo,mởđầu vàlời kết, luận văn gồm 3chương:
Trang 14Chương I:Cơ sở lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của doanh nghiệp
Chương II:Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty
trách nhiệm hữu hạn xây dựng và dịch vụ thương mại Quang Minh Hà Nội
Chương III:Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại
công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và dịch vụ thương mại Quang MinhHàNội
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH
DOANH TẠI DOANH NGHIỆP1.1 TỔNG QUAN VỀ VỐN KINH DOANH CỦA DOANHNGHIỆP.
1.1.1 Khái niệm về vốn kinhdoanh
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thực sự có hiệuquả thì điều đầu tiênmàcác doanh nghiệp quan tâm và nghĩ đến là làm thế nào
để có đủ vốn kinh doanh và sử dụng nó như thế nào để đem lại hiệu quả caonhất Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong điều kiện của nền kinhtếmởvới xu thế quốc tế hóa ngày càng cao, sự cạnh tranh trên thị trường ngàycàng mạnhmẽcùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ ở tốc độ cao thìnhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, cho sự đầu tư phát triển ngày cànglớn Vì vậy, vốn có vai trò hết sức quan trọng đến sự tồn tại và phát triển củamình Doanh nghiệp dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào cũng cần có mộtlượng vốn nhất định Lượng vốn đó dùng để thực hiện các khoản đầu tư cầnthiết như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí mua sắm tài sản cố định,nguyên vật liệu…Vốnkinh doanh đưa vào SXKD có nhiều hình thái vật chấtkhác nhau để từ đó tạo ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu thị trường Sốtiềnmàdoanh nghiệp thu về sau khâu tiêu thụsảnphẩm, dịch vụ phải bù đắpđược các chi phí bỏ ra, đồng thời phải có lãi Quá trình này diễn ra liên tụcđảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp
Đứng trên mỗi góc độ và quan điểm khác nhau, với mục đích nghiên cứu khác nhau thì có những quan niệm khác nhau về vốn kinh doanh
TheoquanđiểmcủaC.Mác–nhìnnhândướigócđộcủacácyếutốsản
xuất thìC.Mác cho rằ ng: “Vốn kinh doanh chính là tư bản, là giá trị đem
lạigiá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất”.Tuy nhiên, C.Mác
Trang 16quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nềnkinh tế Đây là một hạn chế trong quan điểm của C.Mác.
Trong cuốn “Kinh tế học’’ của David Beeg, đã đưa ra hai định nghĩa về
vốn kinh doanh: “Vốn kinh doanh hiện vật và vốn kinh doanh tài chính
củadoanh nghiệp.“Vốn kinh doanh hiện vật là dự trữ các hàng hoá, sản phẩm
đã sản xuất ra để sản xuất các hàng hoá khác Vốn kinh doanh tài chính là tiền và các giấy tờ có giá trị của doanh nghiệp” [6, tr 86].
Vốn kinh doanh còn được coi là một trong bốn yếu tố cần thiết cho quátrình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp: vốn, nhân lực, công nghệ vàtài nguyên Vì vậy vốn kinh doanh đóng một vai trò hết sức quan
trọng.“Vốnkinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được
huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời”[13, tr45].Ngoài ra, có nhiều quan niệm khác về vốn kinh doanh.
Trong phạm vi doanh nghiệp, có thể hiểu:
Về phương diện kỹ thuật: Vốn kinh doanh là các loại hàng hóa thamgia vào quá trình kinh doanh cùng với các nhân tố khác như lao động, tàinguyên thiên nhiên … Tức là, vốn kinh doanh vừa là hàng hóa đầu vào, vừa
là hàng hóa đầu ra của doanhnghiệp
Về phương diện tài chính: Vốn kinh doanh là tất cả các tài sản bỏ ra lúcđầu, thường biểu hiện bằng các phương tiện trong hoạt động kinh doanh nhằmmục đích kiếm lời Như vậy, vốn kinh doanh được biểu hiện bằng tiền nhưngphải là tiền được vận động với mục đích sinh lời Trong quá trình vận độngvốn tiền tệ ra đi rồi trở về điểm xuất phát ban đầu của nó và lớn hơn sau mỗichu kỳ vận động [13, tr47]
Nhìn chung, các nhà kinh tế đã thống nhất ở điểm chung cơ bản: vốnkinh doanh là yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, được
Trang 17Vậy, có thể hiểu:“Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện
bằngtiền của toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp huy động và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời”.
1.1.2 Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanhnghiệp
1.1.2.1 Theo quan hệ sở hữuvốn.
Theo tiêu chuẩn này, nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành hai loại:
- Vốn chủ sởhữu:
Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp,doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt Vốn chủ sở hữu lànguồn vốn được hình thành từ một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn của doanhnghiệp như: nhà nước, các cổ đông, tư nhân, thành viên đầu tư góp vốn, hộgia đình Vốn này được hình thành từ đầu và bổ sung thêm trong quá trìnhphát triển Đặc điểm của vốn chủ sở hữu là thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp, được sử dụng ổn định, thường xuyên chủ động theo thẩm quyền củachủ sở hữu, có độ an toàncao
Cơ cấu: vốn chủ sở hữu gồm nhiều loại khách nhau, cách hình thành, nộidung và mục đích sử dụng khác nhau bao gồm:
- Vốn đầu tư do chủ doanh nghiệp góp ban đầu và góp bổ sung - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơbản,
- Cácquỹcủadoanhnghiệp(Quỹđầutưpháttriển,dựphòngtàichính…)
- Lợi nhuận sau thuế chưa phânphối,
- Chênh lệch tỷgiá,
- Chênh lệch đánh giá lại tàisản
Đặc điểm của vốn chủ sở hữu là không có thời gian đáo hạn, có độ an toàn cao, lợi nhuận chi trả không ổn định, phụ thuộc vào tình hình kinh doanh
Trang 18và chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp Tại một thời điểm, vốn chủ sở hữu có thể được xác định bằng công thức sau:
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - Tổng nợ phải trả
- Nợ phảitrả
Là khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất- kinh doanh mà doanhnghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khácnhư: tíndụng ngân hàng, các khoản phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho ngườilao động trong doanh nghiệp… Nợ phải trả có thể là nợ phải trả ngắn hạn (làcác khoản nợ có thời gian đáo hạn dưới 1 năm) hoặc nợ phải trả dài hạn (làcác khoản nợ có thời gian đáo hạn trên mộtnăm)
Đặc điểm: Nợ phải trả là nguồn vốn bổ sung cho vốn kinh doanh, có tính
kỳ hạn, doanh nghiệp không có quyền sở hữu mà chỉ có quyển sử dụng theonhững điều kiện nhất định do chủ nợ qui định Cơ cấu: Nợ phải trả gồm nhiềuloại khác nhau:
Nợ ngắn hạn gồm:Vay và nợ ngắn hạn; Nợ phải thanh toán cho người
bán, người mua trả tiền trước (tín dụng thương mại); Nợ phải trả người laođộng; Các khoản phải nộp ngân sách
Nợ dài hạn gồm:Vay và nợ dài hạn của các tổ chức tài chính, tín dụng;
Vay dài hạn trên thị trường tài chính bằng các công cụ nợ (trái phiếu công ty,
kỳ phiếu,…); Phải trả dài hạn người bán …Để đảm bảo cho hoạt động kinhdoanh đạt hiệu quả cao, thông thường một doanh nghiệp phải phối hợp cả hainguồn: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Sự kết hợp hai nguồn này phụ thuộcvào đặc điểm của ngànhmàdoanh nghiệp hoạt động và quyết định của ngườiquản lý Bố trí cơ cấu nguồn vốn hợp lý, tìm nguồn vốn rẻ và kịp thời lànhiệm vụ quan trọng trong việc quản lý vốn kinh doanh Nhận thức được từng
Trang 19vốn hợp lý; đồng thời có thể tính toán để tìm ra kết cấu vốn hợp lý với chi phí
sử dụng vốn thấp nhất [7, tr101-103]
1.1.2.2 Theo thời gian huy động và sử dụngvốn.
Với tiêuchínày,vốn kinhdoanhcủadoanh nghiệp được chia thành2loại:
- Vốn kinh doanh thường xuyên: là loại vốn có tính chất lâu dài và ổn
địnhmàdoanh nghiệp sử dụng vào hoạt động kinh doanh Vốn này thườngđược dùng để mua sắm TSCĐ và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyêncần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vốn này bao gồm vốnchủ sở hữu và các khoản vay dài hạn của doanhnghiệp
Tại một thời điểm, vốn thường xuyên có thể được xác định bằng côngthức sau:
Vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn.
-Vốn tạm thời:Là các loại vốn có tính chất ngắn hạn, doanh nghiệp có
thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phátsinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vốn này thường bao gồm:vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và nợ ngắn hạn khác [7,tr124].Việc phân loại vốn kinh doanh theo cách này giúp người quản lý doanhnghiệp xem xét huy động các vốn kinh doanh một cách phù hợp với thời gian
sử dụng; Đáp ứng đầy đủ và kịp thời vốn cho sản xuất- kinh doanh, nhằmnâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp
1.1.2.3 Theo phạm vi huy độngvốn.
Căn cứ theo phạm vi huy động, vốn kinh doanh của doanh nghiệp đượcchia thành hai nguồn:
- Vốn bên trong: Là loại vốn có thể huy động được vào đầu tư từ
chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra Vốn bên trong thể hiện khảnăngtựtàitrợcủadoanhnghiệp.Loạivốnnàycóýnghĩarấtlớnđốivớisự
Trang 20phát triển của doanh nghiệp Vốn bên trongmàchiếm tỷ lệ cao thì có nghĩadoanh nghiệp tự chủ được nguồn vốn kinh doanh để phát triền ổn định, nguy
cơ vỡ nợ là rất thấp, là điều kiện quan trọng để doanh nghiệpmởrộng sản xuấtkinh doanh, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận Loại vốn này bao gồm: Lợi nhuậngiữ lại để tái đầu tư, khoản khấu hao tài sản cố định, tiền nhượng bán tài sản -vật tư không cần dùng hoặc thanh lýTSCĐ
-Vốn bên ngoài: là loại vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên
ngoài để đáp ứng nhu cầu sản xuất - kinh doanh của đơn vị mình, bao gồm:Vay của người thân (đối với doanh nghiệp tư nhân), vay ngân hàng thươngmại và các tổ chức tài chính khác, gọi góp vốn liên doanh liên kết, tín dụngthương mại của nhà cung cấp, thuê tài sản, huy động vốn bằng phát hànhchứng khoán (đối với một số loại doanh nghiệp được pháp luật cho phép)…Huy động vốn từ bên ngoài sẽ tạo ra sự linh hoạt trong cơ cấu tài chính, giatăng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu, làm khuếch đại lợi nhuận sau thuế chodoanh nghiệp (nếu như doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả) và lợi nhuận trênvốn kinh doanh lớn hơn chi phí sử dụng vốn
Việc phân loại vốn kinh doanh theo phạm vi huy động sẽ giúp doanhnghiệp điều chỉnh được cơ cấu tài trợ một cách hợp lý trên nguyên tắc: huyđộng các loại vốn kinh doanh có chi phí sử dụng vốn thấp trước, sau đó mớihuy động đến nguồn tài trợ có chi phí sử dụng vốn cao hơn [7, tr132]
1.1.3 Đặc trưng của vốn kinhdoanh
Để quản lý và phân biệt vốn kinh doanh với các loại vốn khác ta cầntìm hiểu về đặc điểm của vốn kinhdoanh
Thứ nhất,vốn kinh doanh là hàng hoá đặc biệt vì các lý do sau:
- Vốn kinh doanh là hàng hoá vì nó có giá trị và giá trị sử dụng
+ Giá trị của vốn kinh doanh được thể hiện ở chi phí mà ta bỏ ra để có
Trang 21+ Giá trị sử dụng của vốn kinh doanh thể hiện ở việc ta sử dụng nó đểđầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh như mua máy móc, thiết bị vật tư,hàng hoá nó sẽ tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
- Vốn kinh doanh là hàng hoá đặc biệt vì có sự tách biệt rõ ràng giữaquyền sử dụng và quyền sở hữu nó Khi mua nó chúng ta chỉ có quyền sửdụng chứ không có quyền sở hữu và quyền sở hữu vẫn thuộc về chủ sở hữucủa nó
Tính đặc biệt của vốn kinh doanh còn thể hiện ở chỗ: nó không bị haomòn hữu hình trong quá trình sử dụng mà còn có khả năng tạo ra giá trị lớnhơn bản thân nó Chính vì vậy, giá trị của nó phụ thuộc vào lợi ích cận biêncủa của bất kỳ doanh nghiệp nào Điều này đặt ra nhiệm vụ đối với các nhàquản trị tài chính là phải làm sao sử dụng tối đa hiệu quả của vốn kinh doanh
để đem lại một giá trị thặng dư tối đa, đủ chi trả cho chi phí đã bỏ ra mua nónhằm đạt hiệu quả lớn nhất
Thứ hai,vốn kinh doanh phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định chứkhông thể có đồng vốn không rõ ràng Vốn góp, vốn liên doanh thì chủ sởhữu là các bên tham gia liên doanh, góp vốn, vốn vay thuộc sở hữu của Ngânhàng và các chủ nợ khác, nghiên cứu kỹ vấn đề này giúp doanh nghiệp có cácphương án sử dụng vốn dài hạn và ngắn hạn hiệu quảhơn
Thứ ba,vốn kinh doanh phải được sinh lời Tiền tệ là hình thái vốn banđầu của các doanh nghiệp nhưng chưa hẳn có tiền là có vốn Để biến thànhvốn thì tiền phải được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh lời.Trong quá trình vận động vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện, nhưng điểmxuất phát và điểm của cùng của vòng tuần hoàn là tiền Đồng thời vốn phảikhông ngừng được bảo tồn, bổ sung và phát triển sau mỗi quá trình vận động
để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp[8, tr96]
Trang 22Thứtư,vốn kinh doanh phải được tíchtụ tậptrung đếnmộtlượngnhấtđịnhmớicóthểpháthuy tác dụng đểđầutư vào sảnxuấtkinhdoanh Điềunàychothấyđể có thể sử dụngvốnkinhdoanhmộtcáchcó hiệu quả đòihỏidoanhnghiệp phải tính toán chínhxáclượngvốnkinhdoanhdựavàokếhoạch, bảngbáocáotài chính, chiến lượcpháttriển của doanh nghiệp…Bên cạnhđócầntránhtìnhtrạng thiếuvốndoanh nghiệpsẽrơi vàothếbịđộng hoặcthừavốnsẽ ảnhhưởngnhiềuđến chi phí cơhộitrongquátrìnhsửdụngvốn,khôngthể quayvòngvốnnhanh.Vìvậy,các doanhnghiệp khôngthểchỉdựavàotiềm năng sẵncócủamìnhmàcònphảitìmcáchhuy độngthu hút vốntừnhiềunguồnkhácnhau:gópvốnliên doanh,vay nợ, pháthànhcổphiếu…
Tuỳ vào đặc điểm sảnxuấtkinhdoanhcủatừng doanhnghiệpmàcómộtlượngvốnnhất định, khác nhau giữacácdoanh nghiệp
hằngnămcầncódựtoán,kếhoạchsửdụngvốn kinhdoanh Đốivớicác doanh nghiệphoạt động thươngmạidịchvụthìcầnchúýđếncácyếutốđặctrưng như: tínhthờivụ,đặcđiểm sảnphẩm mà cólượngvốnkinhdoanhphù hợp Để gópphần nâng caohiệuquảsửdụng
vốnkinhdoanhtạidoanhnghiệp,tacầnphânloạivốnđểcóbiệnphápquảnlýtốthơn
1.1.4 Phân loại vốn kinhdoanh
Cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp là thể hiện tỷ trọng củacácloại vốn trong tổng vốn của doanh nghiệp
Theo đặc điểm luân chuyển, vốn kinh doanh của doanh nghiệp phânlàm
2 loại: Vốn cố định (Tài sản dài hạn) và vốn lưu động (Tài sản ngắn hạn)
a Vốn cốđịnh
(1) Kháiniệm
Trang 2312
Trang 24dưới dạng khấu hao TSCĐ Theo thông tư45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013của Bộ Tài chính thì TSCĐ là tư liệu lao động thỏa mãn đồng thời cả ba tiêuchuẩn: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tếtrong tương lai từ việc sử dụng tàisản đó; Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; Nguyên giá tài sản phải đượcxác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệuđồng) trở lên.
Vốn cố định là bộ phận chủ yếu trong cơ cấu tài sản dài hạn của doanhnghiệp Theo quy định hiện hành, người ta coi giá trị còn lại của TSCĐhiệncó (vốn cố định) là tài sản dài hạn, ngoài ra, tài sản dài hạn còncócáckhoảnđầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dởdang
(2) Đặc điểm của vốn cốđịnh:
- Quymôcủa TSCĐ quyết định quymôcủa VCĐ, TSCĐ có ảnh hưởngrất lớn đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Ngược lại, những đặc điểm kinh tế củaTSCĐtrong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểmtuầnhoàn và chu chuyển của VCĐ Có thể khái quát những nét đặc thù về sựvậnđộng của VCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh như sau: vốn cố địnhtham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh Điều này là do đặc điểm củaTSCĐ được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuấtvẫn giữ nguyên hìnhthái ban đầu, giá trị của TSCĐ chuyển dịch dần vào mộtchu kỳ sản xuất kinhdoanh dưới dạng khấu hao vào chi phí kinh doanh haygiá thành sản phẩmdịch vụ được sản xuất ra phù hợp vớimứcđộ hao mòncủaTSCĐ
Trang 25- Hình thái tiền tệ: đó là toàn bộ TSCĐ chưa khấu hao và vốn khấu haokhi chưa được sử dụng để sản xuất TSCĐ, là bộ phận vốn cố định đã hoànthành vòng luân chuyển và trở về hình thái tiền tệ banđầu.
b Vốn lưuđộng
(1) Kháiniệm
Vốn lưu động (VLĐ) của doanh nghiệp là số vốn mà doanh nghiệp đãsửdụng để mua sắm, hình thành nên tài sản lưu động (TSLĐ) phục vụ choquátrình kinh doanh ở một thời điểm nhất định Nói cách khác, VLĐ là biểuhiệnbằng tiền của toàn bộ TSLĐ của doanh nghiệp
Tài sản lưu động trong doanh nghiệp là đối tượng lao động vànhữngcông cụ lao động không đủ tiêu chuẩn để thành TSCĐ (Thời gian sửdụngdưới 1 năm và giá trị dưới 30 triệu đồng) TSLĐ có thời gian sử dụngtươngđối ngắn và chuyển đổi hình dáng dễ dàng khi sử dụng Trên bảng cânđối kếtoán, TSLĐ thể hiện ở các khoản mục như tiền, các chứng khoán đầu tưtàichính ngắn hạn, các khoản nợ phải thu, hàng tồn kho và các TSLĐ khác
(2) Đặc điểm của vốn lưuđộng
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ nên đặc điểm vậnđộngcủa VLĐ luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của TSLĐ Đặc điểmchuchuyển của VLĐ là thời gian để hoàn thành một kỳ luân chuyển VLĐtươngđối ngắn Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp,giá trị của nó chuyển một lần, toàn bộ vào chi phí kinh doanh hay giátrị sảnphẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong kỳ và thu hồi lại toàn bộ khi chu
kỳ kinhdoanh kết thúc, bán được sản phẩm Do quá trình sản xuất kinh doanhdiễn rathường xuyên, liên tục nên sự tuần hoàn của VLĐ cũng được lặp đi lặplạitheo chu kỳ tạo thành một vòng tuần hoàn VLĐ
(3) Phân loại vốn lưuđộng
Có hai cách phân loại vốn lưu động thường dùng
14
Trang 26* Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện
Theo tiêu chí phân loại này, VLĐ được chia thành 2 loại: vốn bằngtiềnvà vốn vật tư, hàng hoá
- Vốn bằng tiền bao gồm:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: tiền bao gồm tiền mặt tạiquỹ,vàng bạc, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, tiền đang chuyển Cáckhoảntương đương tiền là trị giá các chứng khoán như kỳ phiếu, tín phiếu…
có kỳhạn thanh toán không quá 3 tháng kể từ ngày doanh nghiệp mua
+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là giá trị các chứng khoánđãmua có thời hạn thanh toán trên 3 tháng đến 1 năm và các khoản tiền gửingânhàng có kỳ hạn
+ Các khoản phải thu: đây là nhóm công nợ phải thu của người mua,cáckhoản trả trước (ứng trước) cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theotiến
độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
+ Các khoản khác: chi phí trả trước, thuế giá trị gia tăng được khấutrừ,các khoản phải thu từ nhà nước (thuế nộp thừa), khoản tạm ứng chocôngnhân viên chưa thanh toán
Cần chú ý rằng một số khoản phải thu tuy trên bảng cân đối kế toánxếpvào loại tài sản dài hạn vì chúng có thời hạn thu hồi trên 1 năm hoặc dàihơnmột chu kỳ kinh doanh nhưng về bản chất chúng vẫn là bộ phận cấu thànhcủaVLĐ, vì thực chất chúng là biểu hiện bằng tiền của những tài sản lưuđộng Ví dụ như các khoản phải thu của người nhận thầu xây dựng cơ bản vớingười giao thầu về khối lượng công tác xây dựng cơ bản, khoản nợ khó đòihoặc có khả năng không thu hồi được
- Vốn vật tư, hàng hoá: bao gồm giá trị của các loại hàng tồn kho như:
Trang 27* Phân loại theo vai trò vốn lưu động
Xét theo tiêu chí từng loại VLĐ có vai trò gì trong các khâu củaquátrình kinh doanh, có thể chia VLĐ thành 3 loại: vốn trong khâu dự trữsảnxuất, vốn trong khâu sản xuất và vốn trong khâu lưu thông
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm có: vốn nguyên liệuchính; vốn nguyên liệu phụ; vốn nhiên liệu; vốn phụ tùng thay thế; vốncông
- Đạt được hiệu quả tối ưu của đồng vốn là lợinhuận
- Luôn đảm bảo cho các khâu của quá trình kinh doanh được liêntục,không bị giánđoạn
- Đảm bảo khả năng thanh toán của công nợ ngắn hạn [8,tr126-127]
1.1.5 Vai trò của vốn kinhdoanh
Vốn kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết chobất cứ doanh nghiệp, ngành nghề kinh tế kỹ thuật, dịch vụ nào trong nền kinh
tế Để tiến hành hoạt động kinh doanh được, doanh nghiệp cần phải nắm giữmột lượng vốn nhất định nào đó Số vốn này thể hiện giá trị toàn bộ tài sản vàcác nguồn lực của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh Vì vậy vốnkinh
16
Trang 28doanh có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.
-Vốn kinh doanh là yếu tố tiền đề quan trọng hàng đầu trong chiếnlược
phát triển của doanh nghiệp Vốn kinh doanh là điều kiện tiên quyết cho sự ra
đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nếu không có vốn kinh doanh thìdoanh nghiệp không thể tồn tại được, gây khó khăn, làm gián đoạn sản xuất
và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Vốn kinh doanh không đượcbảo toàn và phát triển tức là mục tiêu đầu tư vốn không đạt được, không có cơhội cho doanh nghiệp trong việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộngquy mô sản xuất làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường, từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
Như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm các biện pháp để nâng caohiệu quả sử dụng vốnkinh doanh
- Vốn kinh doanh là yếu tố góp phần định hướng sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp.Vốn kinh doanh đảm bảo cho hoạt động sản xuất
kinh doanh diễn kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục Điều này càng thểhiện rõ trong nền kinh tế hiện nay với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòihỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn.Vốn kinh doanh cũng là yếu
tố quyết định đến việcmởrộng phạm hoạt động của doanh nghiệp Để có thểtiến hành sản xuất, sau một chu kỳ kinh doanh vốn của doanh nghiệp phảisinh lời, tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi, đảm bảo vốn kinh doanh củadoanh nghiệp được bảo toàn và phát triển Đó là cơ sở để doanh nghiệp tiếptục đầu tưmởrộng phạm vi sản xuất, thị trường tiêu thụ ngày càng lớn, nângcao uy tín của doanh nghiệp trên thươngtrường
Trang 29then chốt gắn liền đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Đánh giáhiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có tác dụng đánh giá chất lượng công tácquản lý vốn kinh doanh, hiệu quả công tác sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó
đề ra giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quảsản xuất kinh doanh, hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp[8,tr187-188]
1.1.6 Nguyên tắc huy động vốn kinh doanh của doanhnghiệp
Trong quá trình tìmnguồnhuy động vốn kinh doanh đápứng nhucầuhoạt độngsảnxuất kinh doanh, các doanhnghiệpcần tuânthủ cácnguyêntắcsau:
- Phải dựa trên cơ sở hệ thống pháp lý, chế độ chính sách của nhà nướchiện hành: Bởi vì mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì việc huy độngvốn kinh doanh là khác nhau Vídụdoanh nghiệp nhỏ và vừa không được pháthành tráiphiếu
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với chi phí thấp nhất Trongnền kinh tế thị trường xuất hiện nhiều phương thức huy động vốn kinh doanhkhác nhau Các hình thức huy động vốn kinh doanh này nhằm đáp ứng nhucầu vốn ngắn hạn hay dài hạn trong doanh nghiệp, phục vụ cho chương trình,
dự án Tùy từng thời kỳ, tính chất đầu tư mà các doanh nghiệp huy động vốnhợp lý với chi phí thấp nhất Ví dụ như doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnhvực nông nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh du lịch thì phụ thuộc vào tính thời
vụ để huy độngvốn
- Vốn kinh doanh huy động phải đảm bảo sử dụng có mục đích, có hiệuquả và phải đảm bảo khả năng thanh toán sau này Bởi vì khi chúng ta huyđộng vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu chẳng hạn thì kinh doanh hiệuquả hay không hiệu quả thì cũng phải thanh toán một khoản lãi nhấtđịnh
18
Trang 301.2 HIỆUQUẢSỬDỤNG VỐN KINHDOANHCỦADOANHNGHIỆP 1.2.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụngcác nguồn lực, vật lực, tài lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhấttrong quá trình SXKD với tổng chi phí thấp nhất Không ngừng nâng cao hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh mối quan tâm của doanh nghiệp, đặc biệt nóđang là vấn đề cấp bách mang tính thời sự đối với các doanh nghiệp nhà nướcViệt Nam hiện nay Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh vừa là câuhỏi, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp hiện nay.Hiệu quả của bất kỳmột hoạt động kinh doanh nào cũng đều thể hiện mối quan hệ giữa “kết quảsản xuất và chi phí bỏra”
Hiệu quả kinh doanh
Kết quả đầu ra
= Chi phí đầu vào
- Về mặt định lượng: Hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh của các doanhnghiệp biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra.Người ta chỉ thu được hiệu quả khi kết quả đầu ra lớn hơn chi phí đầu vào.Hiệu quả càng lớn chênh lệch này càngcao
- Về mặt định tính: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cao biểu hiện sự
cố gắng nỗ lực, trình độ quản lý của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống quản
lý của doanhnghiệp
Có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh như sau:
Hiệu quả sửdụngvốn kinhdoanhcủadoanhnghiệp:Là mộtphạmtrù kinh
tế phảnánhtrìnhđộ khaithác, sử dụng nguồnvốncủa doanhnghiệp vào hoạt
Trang 31nghiệp chỉ có thể nâng cao hiệu quả trên cơ sở sử dụng các yếu tố cơ bản củaquá trình kinh doanh có hiệu quả Để đạt được hiệu quả cao trong quá trìnhkinh doanh thì doanh nghiệp phải giải quyết được các vấn đề như: đảm bảotiết kiệm, huy động thêm đểmởrộng hoạt động SXKD của mình và doanhnghiệp phải đạt được các mục tiêu đề ra trong quá trình sử dụng vốn kinhdoanh của mình[7,tr11-12].
1.2.2 Sựcần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một trong các biện phápquan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Việc nâng cao hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh tức là có các giải pháp để tối thiếu hóa chi phí vàtối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp Mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đạtđược tính toán dựa trên tổng chi phí và tổng doanh thu theo công thức
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Hoạt động của doanh nghiệp là hoạt động sản xuất kinh doanh nhằmnhằm mang lại lợi nhuận, thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc vàonhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là ba yếu tố khả năng cungứngtích luỹ,đổi mới sử dụng vốn, trình độ quản lý và thị trường Kinh doanh hiện đạingày nay là sự tập hợp cả ba thế lực: Nhà kinh doanh, bạn hàng- khách hàng
và các nhà khoa học gồm cả nhà làm luật về kinh doanh Nguồn lực tài chínhbao giờ cũng có giới hạn, do vậy vấn đề cốt yếu là làm sao sử dụng nguồn lựchiệu quả chứ không phải đòi thêm nguồn lực Khi bán ra họ bị giới hạn bởinhu cầu sức mua, thị hiếu Do vậy hàng họ không bán được, khó bán, khó cókhả năng tái tạo nguồn lực tài chính ban đầu Do vậy hoạt động của doanhnghiệp là hoạt động tạo ra và tái tạo lại nguồn lực tài chính là hoạt động quantrọng nhất [12,tr101]
20
Trang 32Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh là một trong những nguyênnhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận,đến quyền lợi đến mục đích cao nhấtcủa doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng có nghĩa
là nâng cao lợi nhuận, chẳng có một lý do nào để doanh nghiệp có thể từ chốiviệc làm đó Như vậy ta có thể nhận thấy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sảnxuất kinh doanh là một việc làm thiết yếu của bất kỳ một doanh nghiệp nào,người ta không thể từ chối thu một khoản lợi nhuận hay doanh thu nhiều hơntrên một đồng vốn bỏ ramàngược lại họ muốn thu ngày càng nhiều từ việc bỏ
ra một cùng một lượng vốn ban đầu của mình hay với cùng một lượng tiền thu
về từ hoạt động sản xuất kinh doanh như năm trước nhưng năm nay doanhnghiệp phải bỏ ra cho nó một lượng chi phí ít hơn Có thể tổng quát một số lý
do cơ bản, cụ thể làm nên sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưsau:
Thứ nhất,do sự tác động của cơ chế mới, cơ chế thị trường có sự điều
tiết của nhà nước.Trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp cạnhtranh bình đẳng với nhau, vì vậy xu thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệpngày càng gay gắt Kinh tế thị trường theo đuổi một mục đích lớn và cốt yếu
là lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng cao Tiền đề của quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh trong các doanh nghiệp là vốn kinh doanh, đồng vốn sản xuấtkinh doanh phải có khả năng sinh lời mới là vấn đề cốt lõi liên quan trực tiếpđến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bởi thiếu vốn kinh doanh thì mọihoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, bị ngưngtrệ bởi bây giờ không còn có sự cứu trợ của Ngân sách Nhànước
Thứ hai,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh có ý nghĩa
Trang 33vốn kinh doanh hiệu quả thì việc đáp ứng nhu cầu thị trường là điều không khó khăn đối với doanh nghiệp nữa.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng là một nội
dung cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, trong giai đoạn cạnh tranh gay gắthiện nay thì điều này càng được khẳng định chắc chắn hơn Doanh nghiệp nào
sử dụng đồng vốn có hiệu quả thì năng lực cạnh tranh sẽ tốt hơn, phát triển ổnđịnh và bền vững
Thứ tư,tình hình chung trong các doanh nghiệp hoạt động sản xuất
kinh doanh ở nước ta thì hiệu qủa sử dụng vốn sản xuất kinh doanh còn chưacao Sử dụng vốn vay không hiệu quả đang trở thành vấn đề khiến nhiềudoanh nghiệp phải quan tâm Theo báo cáo mới đây được Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra tại hội thảo “Ngân hàng và doanhnghiệp trước tác động của chính sách tiền tệ”, có hơn 60% doanh nghiệp lấyquá nhiều vốn ngắn hạn đầu tư trung dài hạn, đa số doanh nghiệp đều đầu tưngoài ngành Lãi phải trả là cho 100% khoản vay trong khi chỉ có 60% vốn sửdụng có hiệu quả Theo điều tra gần đây của Vietnam Report, chỉ số lợi nhuậntrên vốn chủ sở hữu (ROE) của 500 công ty lớn nhất Việt Nam (VNR500)đang có xu hướng giảm dần đều trong 3 năm gần đây Tỷ lệ sụt giảm về hiệuquả sử dụng vốn đang nghiêm trọng nhất ở các doanh nghiệp ngành viễnthông và ngành vận tải đường thủy[18]
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp Việt Nam với số vốn tự có hay vốn vay, vốn điều lệ,đều không phải là số vốn cho không, không phải trả lãimàđều phải hoặc là trả
cổ tức, hoặc là nộp thuế và hạch toán bảo toàn vốn kinh doanh Vậy số vốnkinh doanh này lớn lên bao nhiêu là đủ, là hợp lý, là hiệu quả cho quá trìnhSXKDcủadoanhnghiệp.Mặtkhác,trongquátrìnhkinhdoanh,mộtdoanh
Trang 35nghiệp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có sức tiêu thụ lớn, thị trường ngàycàng ổn định vàmởrộng, nhu cầu của khách hàng ngày càng lớn thì đươngnhiên là cần nhiều tiền vốn để phát triển kinh doanh Do đó, nếu công tácquản trị và điều hành không tốt thì hoặc là phát hành thêm cổ phiếu để gọivốn kinh doanh hoặc là không biết xoay xở ra sao, và có khi đưa doanhnghiệp đến chỗ phá sản vì tưởng rằng doanh nghiệp quá thành đạt Để đánhgiá chính xác hơn hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, ta cóthể dựa vào các nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế và hiệu quả tàichính.
1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinhtế.
(1) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh (ROA):
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh (còn gọi là hệ số khả năng sinhlời của vốn kinh doanh) là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa vốn kinh doanh
sử dụng với lợi nhuận Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổchức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả chỉtiêu cho biết bình quân cứ một đồng vốn kinh doanh (tài sản) được sử dụngtrong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ suất nhuận sau
thuế (ROA)
Lợi nhuận sau thuế
=
Tổng tài sảnTheo cách tính này, ROA là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời củatổng vốn kinh doanh (tổng tài sản) trong khi nguồn hình thành tài sản baogồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay Theo ý nghĩa này, các chi phí về vốn vay(chi phí lãi vay) và thuế thu nhập doanh nghiệp cũng phải được cộng vào đểtính hiệu quả của doanh nghiệp chứ không chỉ bao gồm phần mà chủ doanhnghiệp thu về Nó phản ánh số lợi nhuận còn lại được sinh ra do sử dụng bìnhquân một đồng vốn kinh doanh (sau khi trả lãi vay ngân hàng và thực hiệnnghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước) Thông thường, chỉ tiêu ROA càng cao càngtốt,tức là doanh nghiệp làm ăn có lãi, hoạt động có hiệu quả cao và ngượcl ạ i
Trang 36chỉ tiêu này thấp chứng tỏ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không hiệuquảViệc phân tích chỉ tiêu này cung cấp thông tin hữu ích về một công ty mộtcách tổng quát Ví dụ: ta có thể xác định một công ty đang sử dụng chiến lượclợi nhuận cao, vòng quay tài sản thấp hay không? Trong đó doanh lợi doanhthu cao nhưng doanh thu so với tài sản thấp Hay ngược lại một công ty sửdụng chiến lược doanh lợi doanh thu thấp nhưng vòng quay tổng tài sản cao.
(2) Hiệu suất sử dụng vốn (Vòng quay toàn bộ vốn kinhdoanh)
Hiệu suất sử dụng
vốn kinh doanh
Doanh thu thuần trong kỳ
= Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳChỉ tiêu này phản ánh hiệu quả toàn bộ số vốn hiện có của doanhnghiệp, cho thấy với một lượng vốn kinh doanh hiện có, nếu vốn chu chuyểnnhanh thì tạo ra được khối lượng doanh thu lớn và ngược lại (Trong kỳ, vốnkinh doanh của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng) Qua chỉ tiêunàytacó thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thểhiện quả doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tư.Vòngquay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càngcao.Khidoanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn tức là tăng hiệusuất sử dụng vốn sẽ tạo ra lợi thế kinh doanh: với cùng một lượng vốn kinhdoanh như nhau, doanh nghiệp nào có tốc độ luân chuyển vốn nhanh hơn,doanh nghiệp đó sẽ thu được kết quả kinh doanh lớn hơn hoặc ngược lại.Tuynhiên muốn có kết luận chính xác vềmứcđộ hiệu quả của việc sử dụng tài sảncủa một công ty chúng ta cần so sánh hệ số vòng quay tài sản của công ty đóvới hệ số vòng quay tài sản bình quân củangành
1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh
(1) Vòng quay vốn cố định (hiệu suất sử dụng tài sản cố định)
Trang 37Nó cũng phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp,và
có vai trò đặc biệt quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.Vòng quay này càng cao và càng tăng lên thì càng tốt đối với mọi loại hìnhdoanh nghiệp Còn ngược lại, vòng quay thấp biểu hiện việc sử dụng vốn cốđịnh không hiệu quả, tức là công suất được sử dụng ở mức thấp Nguyên nhân
có thể là do đầu tư TSCĐ quá mức so với khả năng tiêu thụ sản phẩm hoặc sovới khả năng cung cấp nguyên vật liệu, vì thế doanh nghiệp cần có biện phápđẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, ổn định nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào
(2) Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của VCĐ Nó cho biết mỗi đơn
vị VCĐ được đầu tư vào SXKD đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợinhuận
Lợi nhuận sau thuế VCĐ sửdụng b/q trong kỳ X100%
1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp VLĐ khôngngừng vận động Nó là một bộ phận vốn có tốc độ lưu chuyển nhanh so vớitài sản cố định.Vốn lưu động sẽ lần lượt mang các hình thái khác nhau trongquá trình dự trữ, sản xuất, lưu thông phân phối Hiệu quả sử dụng VLĐ đượcxem xét qua nhiều chỉ tiêu thể hiện tốc độ luân chuyển VLĐ trong từng khâu:
dự trữ, sản xuất, lưu thông phân phối (thanhtoán)
Trang 38là số vòng quay VLĐ càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càngcao.
Số vòng quay vốn lưu động được xác định như sau:
Tài sản ngắn hạn =Tiền+ Các khoản phải thu + Hàng tồn kho
Hệ số đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mối quan hệgiữa tài sản ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạnthể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ với nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn là cáckhoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực
có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận tài sản thànhtiền Trong tổng tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng và sở hữu, chỉ cóTSLĐ là có khả năng chuyển đổi thành tiền trong kỳ, tương đối nhanh chóng
và thuận tiện Chỉ tiêu Hệ số thanh toán ngắn hạn nhất thiết phải lớn hơn 1 thì
Trang 39mới đảm bảo yêu cầu về VLĐ ròng có giá trị dương Tuy nhiên, hệ số nàykhông phải càng lớn càng tốt,vì khi đó doanh nghiệp sẽ có một lượng tài sảnngắn hạn tồn trữ lớn Điều này phản ánh việc daonh nghiệp sử dụng tài sảnkhông có hiệu quả, vì bộ phận TSNH này không vận động, không sinh lời, mà
bị ứ đọng lại quá nhiều Tính hợp lý của hệ số này phản ánh khả năng thanhtoán nợ ngắn hạn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, chất lượng tài sản,vòng quay hàng tồn kho và vòng quay khoản phải thu
(3).Hệ số thanh toán nhanh
“sức ì” lớn hơn cả,chưa thể chuyển đổi ngay thành tiền, do đó khả năng thanhtoán kém nhất Vì vậy, hệsố khả năng thanh toán nhanh là thước đo về khảnăngtrả nợ ngay, không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hóa tồnkho.Nhìn chung hệ số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trongviệc thanh toán công nợ, vì vào lúc gấp rút doanh nghiệp có thể buộc phải ápdụng các biện pháp bất lợi như bántài sản với giá thấp để trả nợ Tuy nhiên,cũng như hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này phụ thuộc vàongành nghề kinh doanh, và kỳ hạn thanh toán các món nợ phải thu, phải trảtrong kỳ
(4) Vòng quay hàng tồn kho
Hàng tồn khothường chiếm tỷ trọng lớn trongtài sản lưuđộng,vìvậycầngiớihạnmứcdự trữcủa hàng tồn kho ở mức tối ưu, mặtkhác phải tăng đượcvòng quaycủa chúng.Tốc độvòng quayhàng tồn kho đượcbiểu hiện bằnghaichỉtiêu: vòng quay hàngtồn kho vàsốngàyvòng quay hàngtồnkho
Trang 40Khi tính toán chỉ tiêu trên, trong một số trường hợp, nếu không có thông tinvềgia vốn hàng bán thì có thể thay thế bằng doanh thu thuần từ hoạt độngSXKD Tuy nhiên, khi đó thông tin về vòng quay hàng tồn kho sẽ có chấtlượng kém hơn.
(5) Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phảithu thành tiền mặt Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thutrongkỳchia cho số dư bình quân các khoản phải thutrongkỳ
Số vòng quay các
khoản phải thu
Doanh thu thuần trong kỳ
= Số dư bình quân các khoản phải thuNói chung, hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc
độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản
nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nângcaoluồngtiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sảnxuất Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bịchiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sựchủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sảnxuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm chonguồn vốn lưu động này [12,tr136]