MỤC LỤC PHẦN A: SƠ LƯỢC VỀ SÁCH CỦA TS. NGUYỄN VĂN CƯƠNG “VỀ BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC”. TẠI SAO PHẢI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. 1 I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. 2 1. Lý luận về đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước. 2 2. Lý luận về bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước. 4 II: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QỦA THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. 5 1. Bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thi hành một chính sách cụ thể 5 2. Bộ chỉ số hiệu quả quản trị của chính quyền (GEI) 5 3. Bộ tiêu chí của OECD đánh giá hiệu quả hoạt động của chính phủ. 6 4. Bộ chỉ số nhà nước pháp quyền 8 5. Thưc tiễn và kinh nghiệm đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính ở một số nước cụ thể. 10 III. THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 13 1. Cơ sở chính trị, pháp lý của việc đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước. 13 2. Thực trạng hoạt động đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước. 14 3. Thực trạng các công cụ đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước. 17 IV. KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 21 1. Những yêu cầu về nội dung bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước. 21 2. Đề xuất bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước 23 3. Đề xuất quy trình và điều kiện áp dụng bộ chỉ số 24 V. TẠI SAO PHẢI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. 25 PHẦN B: MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ PAPI CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ, HÀNH CHÍNH CÔNG CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM. KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH TẠI VIỆT NAM. 30 I. Mô hình chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 30 1. Giới thiệu 30 2. Phương thức đánh giá 31 3. Nội dung đánh giá 31 II. Khó khăn khi áp dụng mô hình chỉ số PAPI tại Việt Nam 35 1. Đánh giá sơ bộ về khó khăn khi áp dụng 35 2. Kết luận. 39 PHẦN C: MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ PCI CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM. KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH TẠI VIỆT NAM. 42 I. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 42 1. Khái quát chung về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI. 42 2. Quá trình áp dụng nghiên cứu tại Việt Nam. 43 3. Phương pháp xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. 44 4. Ý nghĩa của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 53 II. Khó khăn khi áp dụng chỉ số năng lực cạnh trạnh PCI 58 1. Quá trình Nghiên cứu và điều tra 58 2. Các doanh nghiệp tham gia trả lời phỏng vấn 59 3. Chưa sử dụng hiệu quả chỉ số năng lực cạnh tranh PCI 60 PHẦN D: MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ PAR INDEX CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM. 61 I. Mục đích, Yêu cầu 62 1. Mục đích 62 2. Yêu cầu 62 II. Cấu trúc PAR INDEX. 62 1. PAR INDEX cấp Bộ 62 2. PAR INDEX cấp Tỉnh 63 III. Đối tượng và phương pháp đánh giá, xác định chỉ số cải cách hành chính 64 1. Đối tượng 64 2. Phương pháp đánh giá, xác định 64 3. Nội dung của PAR INDEX 64 4. Kết quả PAR INDEX 2015 65 IV. Kết luận 66 PHẦN A: SƠ LƯỢC VỀ SÁCH CỦA TS. NGUYỄN VĂN CƯƠNG “VỀ BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC”. TẠI SAO PHẢI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. Đánh giá hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả thi hành nói riêng của các cơ quan hành chính nhà nước là hoạt động quan trọng, thiết yếu trong công tác chỉ đạo, điều hành của bộ máy nhà nước.Các hoạt động cải cách, đổi mới theo đường lối của Đảng, cũng như các hoạt động chỉ đạo điều hành thường nhật, thường niên sẽ không thể hiệu quả, sát với thực tiễn nếu như việc đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước nói riêng không khách quan, chính xác và đầy đủ. Xuất phát từ nhu cầu đổi mới, cải cách, quản lí và chỉ đạo, điều hành của chính nền hành chính nhà nước thì việc đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của CQHCNN là tất yếu. Để việc đánh giá này được khách quan toàn diện, có sức thuyết phục, làm cơ sở cho hoạt động quản lí, điều hành của nhà nước, phục vụ các chương trình cải cách đổi mới thì các chủ thể được trang bị các bộ tiêu chí và bộ chỉ số đánh giá được thiết kế một cách khoa học. Và cho đến nay, những bộ tiêu chí và bộ chỉ số đánh giá đó được khái quát lại và cung cấp những lý luận về đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của CQHCNN trong cuốn sách “về bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước” của tác giả Nguyễn Văn Cương (chủ biên).Về nội dung của sách bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước gồm có 4 chương: Chương 1: những vấn đề lý luận về bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước. Chương 2: kinh nghiệm quốc tế trong việc đánh giá hiệu qủa thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước. Chương 3: thực trạng việc xây dựng và áp dụng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay Chương 4: kiến nghị xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước Bốn chương sẽ được tóm tắt những nội dung chủ yếu dưới đây.
Trang 1MỤC LỤC YPHẦN A: SƠ LƯỢC VỀ SÁCH CỦA TS NGUYỄN VĂN CƯƠNG “VỀ BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC” TẠI SAO PHẢI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚ
I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THI
HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 2
1 Lý luận về đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước 2
2 Lý luận về bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước 4
II: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QỦA THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 5
1 Bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thi hành một chính sách cụ thể 5
2 Bộ chỉ số hiệu quả quản trị của chính quyền (GEI) 5
3 Bộ tiêu chí của OECD đánh giá hiệu quả hoạt động của chính phủ 6
4 Bộ chỉ số nhà nước pháp quyền 8
5 Thưc tiễn và kinh nghiệm đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính ở một số nước cụ thể 10
III THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 13
1 Cơ sở chính trị, pháp lý của việc đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước 13
2 Thực trạng hoạt động đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước 14
3 Thực trạng các công cụ đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước 17
IV KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 21
1 Những yêu cầu về nội dung bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước 21
2 Đề xuất bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước 23
3 Đề xuất quy trình và điều kiện áp dụng bộ chỉ số 24
V TẠI SAO PHẢI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 25
PHẦN B: MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ PAPI - CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ, HÀNH CHÍNH CÔNG CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH TẠI VIỆT NAM 30
I Mô hình chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 30
Trang 21 Giới thiệu 30
2 Phương thức đánh giá 31
3 Nội dung đánh giá 31
II Khó khăn khi áp dụng mô hình chỉ số PAPI tại Việt Nam 35
1 Đánh giá sơ bộ về khó khăn khi áp dụng 35
2 Kết luận 39
PHẦN C: MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ PCI - CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH TẠI VIỆT NAM 42
I Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 42
1 Khái quát chung về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 42
2 Quá trình áp dụng nghiên cứu tại Việt Nam 43
3 Phương pháp xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 44
4 Ý nghĩa của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 53
II Khó khăn khi áp dụng chỉ số năng lực cạnh trạnh PCI 58
1 Quá trình Nghiên cứu và điều tra 58
2 Các doanh nghiệp tham gia trả lời phỏng vấn 59
3 Chưa sử dụng hiệu quả chỉ số năng lực cạnh tranh PCI 60
PHẦN D: MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ PAR INDEX - CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM 61
I Mục đích, Yêu cầu 62
1 Mục đích 62
2 Yêu cầu 62
II Cấu trúc PAR INDEX 62
1 PAR INDEX cấp Bộ 62
2 PAR INDEX cấp Tỉnh 63
III Đối tượng và phương pháp đánh giá, xác định chỉ số cải cách hành chính 64
1 Đối tượng 64
2 Phương pháp đánh giá, xác định 64
3 Nội dung của PAR INDEX 64
4 Kết quả PAR INDEX 2015 65
IV Kết luận 66
Trang 3PHẦN A:
SƠ LƯỢC VỀ SÁCH CỦA TS NGUYỄN VĂN CƯƠNG
“VỀ BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC”.
TẠI SAO PHẢI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
Đánh giá hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả thi hành nói riêng củacác cơ quan hành chính nhà nước là hoạt động quan trọng, thiết yếu trong công tác chỉ đạo, điều hành của bộ máy nhà nước.Các hoạt động cải cách, đổi mới theo đường lối của Đảng, cũng như các hoạt động chỉ đạo điều hành thường nhật, thường niên sẽ không thể hiệu quả, sát với thực tiễn nếu như việc đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước nói riêng không khách quan, chính xác và đầy đủ Xuất phát từ nhu cầu đổi mới, cải cách, quản lí và chỉ đạo, điều hành của chính nền hành chính nhà nước thì việc đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của
CQHCNN là tất yếu Để việc đánh giá này được khách quan toàn diện, có sức thuyết phục, làm cơ sở cho hoạt động quản lí, điều hành của nhà nước, phục vụ các chương trình cải cách đổi mới thì các chủ thể được trang bị các bộ tiêu chí và bộ chỉ số đánh giá được thiết kế một cách khoa học
Và cho đến nay, những bộ tiêu chí và bộ chỉ số đánh giá đó được khái quát lại và cung cấp những lý luận về đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của
CQHCNN trong cuốn sách “về bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp
luật của các cơ quan hành chính nhà nước” của tác giả Nguyễn Văn Cương
(chủ biên).Về nội dung của sách bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước gồm có 4 chương:
Chương 1: những vấn đề lý luận về bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước.
Chương 2: kinh nghiệm quốc tế trong việc đánh giá hiệu qủa thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước.
Chương 3: thực trạng việc xây dựng và áp dụng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay
Chương 4: kiến nghị xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước
Bốn chương sẽ được tóm tắt những nội dung chủ yếu dưới đây
Trang 4I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
1 Lý luận về đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước.
1.1 Khái niệm về Đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước.
Đầu tiên tìm hiểu khái niệm chung về đánh giá hiệu quả thi hành phápluật
Thi hành pháp luật có 6 loại hoạt động cơ bản sau đây:
- Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản của cấp trên để cụthể hoá, chi tiết hoá hoặc cho phù hợp với đặc điểm cụ thể của ngành, địaphương mà cơ quan hành chính nhà nước thực hiện công việc quản lý;
- Xây dựng, ban hành hoặc thực hiện các chương trình, kế hoạch, quyhoạch triển khai văn bản pháp luật của cấp trên hoặc do mình đã ban hành;
- Tổ chức bộ máy, nhân sự, trang thiết bị, ngân sách và các điều kiện đảmbảo khác để tổ chức thi hành pháp luật;
- Tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Tiến hành công tác cấp phép, đăng ký, cấp chứng chỉ hành nghề, giấychứng nhận( bao gồm cả cấp giấy chứng nhận mang tính ưu đãi cho tổ chức, cánhân( nếu có );
- Tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, kiến nghị đối với việc chấp hành văn bản pháp luật của các đốitượng có trách nhiệm phải tuân thủ văn bản pháp luật ( các cơ quan trực thuộc,các tổ chức dịch vụ công, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, công dân) Cáchình thức thi hành pháp luật vừa nêu về cơ bản đã được thể hiện trong các quyđịnh trong Nghị định số 59/2012/NĐ – CP ngày 23/7/2012
Hiệu quả thi hành pháp luật theo quan niệm được chia sẻ phổ biến trong
nghiên cứu khoa học pháp lý ở nước ta hiện nay là mối tương quan kết quả thực
tế đạt được của hoạt động thi hành pháp luật với kết quả dự kiến trong điều kiệnchi phí nhà nước bỏ ra để tổ chức công tác thi hành được tiết kiệm nhất Nó hình
thành nên 3 thông số cơ bản định khung khi đánh giá hiệu quả:
- Kết quả dự kiến thi hành pháp luật
- Kết quả thực tế của công tác thi hành pháp luật
- Chi phí bỏ ra để công tác thi hành pháp luật
Trang 5Theo khoa học về đánh giá chính sách/ Pháp luật gồm 3 loại đó là đánhgiá trước khi ban hành, trong khi ban hành và sau khi ban hành chính sách, pháp
luật Theo khoa học về hành chính công và chính sách công, Đánh giá hiệu quả
thi hành pháp luật là đánh giá sau khi đã triển khai, thi hành chính sách pháp luật sau một khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, Đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật sử dụng để nhìn lại những
kết quả, những tác động thực tế đã đạt được và những khó khăn bất cập, nhữngrào cản đối với việc không đạt được mục tiêu, tác động dự kiến
1.2 Nguyên tắc đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của CQHCNN.
Nguyên tắc đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của các cơ quan hànhchính nhà nước có thể được tiến hành bởi nhiều loại chủ thể khác nhau, phổ biến
4 loại chủ thể sau:
- Chính bản thân cơ quan hành chính nhà nước
Chính cơ quan hành chính nhà nước tự kịp thời nhìn nhận lại thực trạnghoạt động thi hành pháp luật của mình, kịp thời có những uốn nắn, chỉnh sửatrong nội bộ cơ quan để cải thiện mục tiêu hoạt động của mình
Ưu điểm của nguyên tắc này là việc thiết kế chương trình, nội dung, mụctiêu đánh giá có thể khá sát với thực tế hoạt động cơ quan hành chính
Nhược điểm dễ thiên vị, không khách quan
- Cơ quan hành chính nhà nước cấp trên
Cơ quan cấp trên tiến hành đánh giá đối với cơ quan cấp dưới( chẳng hạn,đánh giá của chính phủ đối với Uỷ ban nhân dân, Việc đánh giá để kịp thờiphát hiện, chấn chỉnh những sai lệch trong qua trình thi hành công vụ của cấpdưới
- Việc đánh giá của cơ quan dân cử cùng cấp đối với cơ quan hành chínhnahf nước cùng cấp Việc đánh giá này sẽ do các cơ quan dân cử, thay mặt nhândân tiến hành, được tiến hành giữa các cơ quan thuộc hai loại hệ thống cơ quankhác nhau
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội và các cơquan báo chí.Thực hiện vai trò giám sát xã hội của mình đối với các cơ quanhành chính nhà nước bảo đảm quyền lợi của nhân dân
Trang 62 Lý luận về bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước.
2.1 Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức
Chỉ số theo nghĩa chung nhất là số liệu thể hiện sự biến động của quá
trình hay hiện tượng của quá trình hay hiện tượng nào đó
Chỉ số đánh giá là những đặc tính về định lượng của khách thể được
đánh giá Có thể nói chỉ số là thước đo lường tiến bộ đạt được của một nhóm chỉtiêu, mục tiêu cụ thể
Chỉ số là tên một công cụ để đo lường xác định tình trạng thực tế của chỉ
tiêu Chỉ số cho chúng ta biết được mức độ hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu của
kế hoạch đưa ra
Chỉ số khác chỉ tiêu ở chỗ, Chỉ số là tên một công cụ đo lường không baogồm con số định lượng còn chir tiêu được lượng hóa thành một con số để phấnđấu đạt được
Các lý thuyết khoa học về thiết kế chỉ số đánh giá chỉ ra rằng, để thựchiện việc theo dõi, đánh giá một đối tượng ( một hoạt động, một tổ chức hoặcmột quá trình ), có 4 loại chỉ số cơ bản sau đây: Chỉ số đầu vào (nguồn lực đầutư); Chỉ số đầu ra (sản phẩm mang tính định lượng); Chỉ số về kết quả (hiệu quả,thực trạng,); Chỉ số về ảnh hưởng ( tác động )
2.2 Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước.
Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chínhnhà nước là công cụ nhận thức dùng để đo lường mức độ hiệu quả trong côngtác thi hành pháp luật, giúp chúng ta đánh giá, nhận thức đúng hơn về hiệntrạng Bộ chỉ số này là tập hợp các chỉ số thành phần được sử dụng để đo lườngmột cách khách quan về hiệu quả thi hành của mỗi cơ quan hành chính nhànước
Bộ chỉ số đo lường 2 mối tương quan cơ bản:
- Tương quan giữa kết quả thực tế và kết quả dự kiến trước khi thi hành
- Tương quan giữa kết quả thực tế với nguồn lực bỏ ra để tổ chức công tácthi hành
Nói cách khác, bộ chỉ số xây dựng thiết kế dựa trên 3 thông số cơ bản đãnêu ra ở trên
Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thực hiện 6 loại hoạt động cơ bản:
Trang 7- Ban hành văn hành văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản của cấp trênđể cụ thể hoá, chi tiết hoá hoặc cho phù hợp với đặc điểm cụ thể của ngành, địaphương mà cơ quan hành chính nhà nước thực hiện công việc quản lý;
- Xây dựng, ban hành hoặc thực hiện các chương trình, kế hoạch, quyhoạch triển khai các văn bản pháp luật của cấp trên hoặc do mình đã ban hành;
- Tổ chức bộ máy, nhân sự, trang thiết bị, ngân sách và các điều kiện bảođảm khác để tổ chức thi hành pháp luật;
- Tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Tiến hành công tác cấp phép, đăng ký, cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận (bao gồm cả cấp giấy chứng nhận mang tính ưu đãi cho tổ chức, cá nhân ( nếu có);
- Tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếunại, tố cáo, kiến nghị đối với việc chấp hành văn bản pháp luật của các đốitượng có trách nhiệm phải tuân thủ pháp luật
Bộ chỉ số thực hiện các chức năng cơ bản như sau:
- Công cụ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan hành chínhnhà nước;
- Công cụ giúp các chủ thể có liên quan giám sát các hoạt động của các cơquan hành chính nhà nước;
- Giúp các chủ thể có liên quan giám sát hoạt động của cơ quan hànhchính nhà nước;
- Công cụ giúp để các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trách nhiệmgiải trình với các chủ thể có thẩm quyền;
- Công cụ giúp các cơ quan hành chính nhà nước có thêm bằng chứngthuyết phục các cơ quan có thẩm quyền về kế hoạch hoạt động và kế hoạch ngânsách của mình
II: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QỦA THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
1 Bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thi hành một chính sách cụ thể
Việc đánh giá hiệu quả thi hành chính sách dựa vào 6 bộ tiêu chí: Hiệulực; hiệu quả; mức độ đầy đủ; tính công bằng; tính đáp ứng; mức độ phù hợp
2 Bộ chỉ số hiệu quả quản trị của chính quyền (GEI)
Bộ chỉ số này tập trung vào việc sử dụng ba “ thước” đo lường:
Trang 8- Hiệu quả sử dụng nguồn lực cho các chương trình cung cấp các chươngtrình cung cấp các dịch vụ công (chi phí để sản sinh ra một đơn vị kết quả đầura);
- Chất lượng dịch vụ được cung cấp (chất lượng kết quả đầu ra);
- Mối quan hệ giữa chất lượng kết quả đầu ra với chi phí để sản sinh mộtđơn vị kết quả đầu ra
Bộ chỉ số tập trung đo lường 8 nhiệm vụ cơ bản mà chính quyền bangphải đảm nhiệm là: giáo dục phổ thông; Giáo dục đại học; Đường cao tốc; dịchvụ trung chuyển giữa các bang; Cảnh sát giao thông của bang; Tư pháp bang;Trại giam; Quản trị tài chính
3 Bộ tiêu chí của OECD đánh giá hiệu quả hoạt động của chính phủ.
Việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả hoạt động của Chính phủ là một trongnhững mối quan tâm của các chuyên gia của Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế(OECD) trong những thập niên gần đây
Các chỉ tiêu mô tả về chính sách của Chính phủ và các quy tắc ứng xử củaChính phủ : Tính liêm chính; Chính phủ điện tử; Chính phủ mở
Các chỉ tiêu tổng hợp trong quản trị công như Quản trị nhân lực; Lập kếhoạch ngân sách; Mua sắm công; Điều tiết nền kinh tế
Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản:
Thứ nhất, các chỉ tiêu về tài chính và kinh tế công gồm 9 chỉ tiêu cụ thể
- Các khoản chi phí sản xuất trong Chính phủ (nói chung);
- Tổng đầu tư của chính phủ;
- Các khoản chi tiêu cuối cùng bởi Chính phủ và các hộ gia đình;
- Quy mô tài sản tài chính nợ và có của Chính phủ;
- Thâm hụt/thặng dư ngân sách của Chính phủ;
- Nợ chính phủ;
- Vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và pháttriển (R&D)
Thứ hai, các chỉ tiêu về tầm nhìn chiến lược và năng lực lãnh đạo của
Chính phủ gồm 6 chỉ tiêu cụ thể là:
Trang 9- Sự bền vững tài khoá;
- Quản lý nguồn nhân lực chiến lược;
- Hệ thống công vụ;
- Ảnh hưởng chính trị dối với đội ngũ cán bộ cao cấp;
- Việc ra quyết định ở cấp chiến lược: các cố vấn cho bộ trưởng;
- Chiến lược chính phủ điện tử
Thứ ba, các chỉ tiêu về việc làm trong Chính phủ và các công ty nhà nước
gồm 4 chỉ tiêu cụ thể là:
- Lượng việc làm trong Chính phủ và trong các công ty nhà nước;
- Lượng việc làm tính theo cấp chính quyền;
- Tình trạng già hoá nguồn nhân lực của Chính phủ;
- Việc tái cấu trúc lực lượng lao động trong khu vực công
Thứ tư, các chỉ tiêu về chế độ chính sách cho một số vị trí công việcgồm 6
chỉ tiêu cụ thể là:
- Lương của giáo viên;
- Lương của bác sĩ và y tá;
- Lương cho cán bộ cao cấp trong chính quyền nhà nước trung ương;
- Lương cho cán bộ trung cấp trong chính quyền nhà nước trung ương;
- Lương cho một số nghề chuyên nghiệp trong chính quyền trung ương;
- Lương cho thư ký ở chính quyền trung ương
Thứ năm, các chỉ tiêu về thực tiễn quản lý nguồn nhân lực gồm 4 chỉ tiêu
cụ thể là:
- Uỷ quyền/giao việc trong quản trị nguồn nhân lực;
- Quản lý hiệu quả việc làm của nhân viên;
- Thoả ước lao động trong các cơ quan trung ương;
- Điều kiện làm việc ở chính quyền trung ương
Thứ 6, các chỉ tiêu về tính minh bạch trong quản trị gồm 5 chỉ tiêu cụ thể
là:
- Năng lực của ngành lập pháp trong việc đảm bảo tính minh bạch trongchu trình ngân sách;
- Phạm vi của các đạo luật về tự do thông tin;
- Mức độ dễ dàng trong việc truy vấn các thông tin công cộng;
- Mức độ chủ động trong việc cung cấp thông tin của các cơ quan côngquyền;
- Mức độ tiết lộ tinhg trạng mâu thuẫn lợi ích bởi các nhà lãnh đạo caocấp nhất
Trang 10Thứ bảy, các chỉ tiêu về mua sắm công gồm 4 chỉ tiêu cụ thể là:
- Quy mô của thị trường mua sắm công;
- Tính minh bạch trong việc mua sắm công;
- Mua sắm công qua môi trường điện tử;
- Mua sắm công thân thiện với môi trường
Thứ tám, các chỉ tiêu về quản trị việc điều tiết gồm 4 chỉ tiêu cụ thể là:
- Khung thể chế điều tiết và sự giám sát;
- Cải thiện tính minh bạch của các quy chế điều tiết;
- Chuẩn bị cho việc tuân thủ một cách hiệu quả và thực thi các quy chế;
- Đánh giá hiệu quả điều tiết
Thứ chín, các chỉ tiêu về cách thức cung ứng dịch vụ công gồm 3 chỉ tiêu
cụ thể là:
- Mua ngoài;
- Cung ứng qua Internet;
- Phương thức công tư (PPP)
Thứ mười, các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của Chính phủ trong một số
lĩnh vực gồm 4 chỉ tiêu cụ thể là:
- Công bằng hơn thông qua các chính sách chọn lọc của Chính phủ;
- Công bằng trong tiếp cận cơ hội giáo dục; sản lượng giáo dục; kết quảgiáo dục;
- Công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế; sản lượng y tế/sức khoẻvà các biện pháp hiệu quả dựa trên kết quả đầu ra; kết quar trong y tế và chi tiêu;
- Hiệu quả của việc quản lý thuế
4 Bộ chỉ số nhà nước pháp quyền
Bộ chỉ số về Nhà nước pháp quyền được kỳ vọng là một công cụ đánh giáđịnh lượng có tính sáng tạo để cung cấp một bức tranh chi tiết và toàn diện vềmức độ hoặc phạm vi mà cấc quốc gia cam kết tuân thủ các yêu cầu về Nhànước pháp quyền trong thực tiễn Bộ chỉ số của năm 2011 lấy thông tin từkhoảng 2.000 chuyên gia và phiếu phỏng vấn 66.000 đối tượng dân thường( cho
66 nước - mỗi nước khoảng 1.000 dân) Để xây dựng nên bộ chỉ số đánh giáthực trạng Nhà nước pháp quyền trên thế giới được chia thành 52 yếu tố để đánhgiá 9 khía cạnh của Nhà nước pháp quyền, cụ thể:
Khía cạnh về giới hạn quyền lực của Nhà nước bằng Hiến pháp và pháp luật được thể hiện qua hàng loạt các tiêu chí như:
Trang 11- Quyền lực Của Chính phủ phải đươc quy định trong Luật cơ bản củaNhà nước( tức là Hiến pháp );
- Quyền lực của Chính phủ phải được kiểm soát một cách hữu hiệu bởicác cơ quan lập pháp và hệ thống Toà án ( kiểm soát bằng biện pháp tư pháp);Quyền lực của Chính phủ phải được kiểm soát một cách hữu hiệu bằng hệ thốnggiám sát/đánh giá và kiểm toán độc lập;
- Quan chức Chính phủ/chính quyền phải bị trừng phạt khi thực hiện cáchành vi sai trái;
- Quyền lực của chính quyền phải chịu sự kiểm soát hữu hiệu bởi các cơchế phi nhà nước (giám sát xã hội)
Khía cạnh về sự liêm chính của bộ máy chính quyền được thể hiện thôngqua tiêu chí: các quan chức chính quyền (dù thuộc ngành lập pháp, hành pháphay tư pháp) đều không sử dụng quyền lực/vị trí công để mưu lợi cá nhân;
Khía cạnh xã hội có trật tự và an ninh được thể hiện thông qua các tiêu chí như:
- Tội phạm được kiểm soát một cách hữu hiệu;
- Các tranh chấp dân sự được giải quyết một cách nhanh chóng, côngbằng;
- Người dân không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trong nội bộnhân dân;
Khía cạnh bảo vệ các quyền lợi cơ bản được thể hiện qua các tiêu chí như:
- Không có sự phân biệt đối xử giữa các tầng lớp dân cư trong việc ápdụng pháp luật;
- Sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ và tài sản của người dân được bảođảm hữu hiệu;
- Bảo đảm quyền tự do lập hội, tự do chính kiến, quyền bí mật đời tư;
- Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo và sự tuân thủ các trình tựluật định trong các vụ án về hình sự;
Khía cạnh chính phủ mở được thể hiện qua các tiêu chí như:
- Công chúng có thể hiểu được các quy định pháp luật do chính quyền banhành ra;
- Các quy định pháp luật của chính quyền đều được xuất bản công khai vàdễ dàng tiếp cận;
- Luật pháp phải có tính ổn định;
- Công chúng được tham gia hữu hiệu vào quá trình xây dựng chính sách ,pháp luật;
Trang 12- Mức độ công khai của các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chocông chúng;
- Mức độ tiếp cận thông tin về tổ chức và hoạt động của chính quyền củacông chúng;
Khía cạnh thi hành pháp luật một cách hữu hiệu qua các tiêu chí như:
Quy định của chính quyền được thực thi đúng như những gì đã tuyên bố, việcthực thi pháp luật không bị chi phối từ các thế lực chính trị ở bên ngoài; việcthực thi pháp luật được tiến hành kịp thời; bảo đảm yêu cầu về pháp chế trongviệc giải quyết các vụ án hành chính; chính quyền không trưng thu, trưng dụngtài sản của công dân mà không có bồi hoàn công bằng;
Khía cạnh về khả năng tiếp cận với hệ thống tư pháp dân sự một cách hữu hiệu thể hiện qua các tiêu chí sau: người dân ý thức được các quyền năng
mà pháp luật trao cho; người dân có thể tiếp cận các dịch vụ pháp lý để bảo vệquyền lợi hợp pháp của mình khi tham gia vào hệ thống tư pháp dân sự; ngườidân có thể được tiếp cận với Toà án dân sự; hệ thống tư pháp dân sự phải trongsạch, công bằng, không có sự trì hoãn bất hợp lý; các phán quyết được thi hànhhiệu quả; hệ thống giải quyết tranh chấp ngoài Toà án (ADR) có thể tiếp cậnđược, công bằng và hiệu lực
Khía cạnh về khả năng tiếp cận với hệ thống tư pháp hình sự hữu hiệu thể
hiện qua các tiêu chí như: mức độ hữu hiệu trong việc điều tra, phát hiện, truy tốvà xét xử tội phạm; hệ thống trại giam phải có tác dụng răng đe và làm giảm tộiphạm; hệ thống tư pháp phải vận hành một cách trong sạch, đúng trình tự, thủtục pháp luật đã quy định
Khía cạnh về sự tồn tại của hệ thống tư pháp phi quan phương biểu hiện
ở việc hệ thống tư pháp phi quan phương do các tổ chức tôn giáo lập nên (Toàán tôn giáo) hoặc cộng đồng dân cư tự lập nên phải là hệ thống có tính côngbằng, không chịu ảnh hưởng của các quan chức có thẩm quyền, và phải đượctiến hành một cách hữu hiệu
5 Thưc tiễn và kinh nghiệm đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của
cơ quan hành chính ở một số nước cụ thể.
5.1 Kinh nghiệm ở Hoa Kỳ
Hoa kỳ đã trãi qua hai đạo luật về kết quả và thành tích hoạt động củachính quyền Mới nhất đây là đạo luật 2011 thay cho đạo luật năm 1993 vớinhiều sự bổ sung theo hướng làm rõ hơn và chi tiết hơn các nội dung báo cáođánh giá hằng năm phải thực hiện Trong năm 2008, OMB đã (phối hợp với các
Trang 13bộ, ngành trung ương) tiến hành đánh giá 1.015 chương trình (dự án) triển khaibởi các bộ ngành trung ương Các dự án được coi là mang lại kết quả, được chiathành ba hạng:
Hạng 1: mang lại hiệu quả cao Đây là hạng cao nhất đánh giá mộtchương trình, những chương trình này phải đáp ứng mấy tiêu chuẩn cơ bản như:
có mục tiêu cao, đã đạt được mục tiêu ấy, được quản lý tốt và cải thiện được tínhhiệu quả sử dụng nguồn lực
Hạng 2: mang lại hiệu quả vừa phải Loại này cũng thoả mãn yếu tố là cómục tiêu cao (tham vọng), được quản lý tốt tuy nhiên hiệu quả sử dụng nguồnlực thì vẫn có điểm có thể cải thiện thêm và qua đó có thể làm tốt hơn nữa
Hạng 3: mang lại hiệu quả vừa đủ Đối với dự án này, tuy mang lại kếtquả như dự kiến nhưng đáng lẽ phải đặt mục tiêu tham vọng hơn nữa và có thểcải thiện kết quả tốt hơn nữa, đồng thời phải có trách nhiệm giải trình và củng cốthêm các quy tắc và thực tiễn quản lý chương trình
Việc đánh giá này được OMB sử dụng một công cụ xếp điểm đánh giáchương trình Một bảng câu hỏi trên 20 câu hỏi quan trọng và được thiết kế đểhỏi về:
- Mục tiêu chương trình (có rõ ràng không);
- Thiết kế chương trình/cấu trúc của chương trình (có logic không);
- Công việc lập kế hoạch trong chương trình (có nêu rõ mục tieu dài hạnvà ngắn hạn không);
- Quản lý chương trình;
- Kết quả mang lại của chương trình (lưu ý yếu tố nhân quả);
- Trách nhiệm giải trình Đây là yếu tố cơ bản để đánh giá mức độ hiệuquả của một chương trình
5.2 Kinh nghiệm ở Hàn Quốc
Trên cơ sở kinh nghiệm tiên phong của Hoa Kỳ, nhiều quốc gia cũng cónhững văn bản pháp luật tương tự, trong số đó phải kể đến Hàn Quốc với việcban hành đạo luật khung về đánh giá thành tích hoạt động của chính quyềnhướng tới việc tăng cường tính trách nhiệm, tính hiệu năng/hiệu suất/hiệu quả vàhiệu lực của nền quản trị quốc gia Theo quy định của đạo luật này, các cơ quanhành chính nhà nước phải tiến hành hai loại đánh giá: “tự đánh giá” và “đánh giáriêng”
Trang 14Về tự đánh giá, các bộ, ngành ở trung ương và hình quyền địa phươngphải tiến hành các hoạt động tự đánh giá hiệu quả thi hành chính sách/pháp luậtcủa bản thân mình, tập trung vào ba lĩnh vực chính:
- Các chính sách chủ chốt;
- Các dự án tài chính;
- Năng lực tổ chức: quản trị nhân sự, quản lý tổ chức…
Đánh giá riêng: Thủ tướng (hoặc Uỷ ban đánh giá thành tích của chínhquyền) tiến hành đánh giá các bộ, ngành ở trung ương về các chính sách cầnthiết để đảm bảo việc quản trị nền hành chính quốc gia theo một mô thức nhấtđịnh
5.3 Kinh nghiệm ở Trung Quốc
Đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật thông qua hoạt động đánh giá hiệuquả quản lý nền hành chính nhà nước là vấn đề thu hút mối quan tâm của xã hộivà chính giới Trung Quốc trong những năm gần đây Trung Quốc chưa ra đời bộtiêu chí hoặc chỉ số đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước nói chung Hiện tại,Trung Quốc mới xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động củachính quyền cấp tỉnh với các tiêu chuẩn và tiêu chí thành phần khác nhau
Từ kinh nghiệm quốc tế trong việc đánh giá hiệu quả thi hành pháp luậtcủa các cơ quan hành chính có thể rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, việc đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật ngày càng được các
nước quan tâm với nhiều hình thức đa dạng khác nhau Việc đánh giá này có thể
do cơ quan hành chính cấp trên tiến hành đánh giá cơ quan hành chính cấp dướihoặc do các cơ quan hành chính nhà nước tự thực hiện
Thứ hai, cho tới nay chưa có một khung đánh giá và cách tiếp cận thống
nhất trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhànước Tuỳ theo yêu cầu nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, điều kiện kinh tế,chính trị, xã hội, mức độ phát triển của khoa hoc quản lý mà các quốc gia có thểtự xây dựng, thiết kế khung đánh giá, nội dung và phạm vi đánh giá cho phùhợp
Thứ ba, để tiến hành các hoạt động đánh giá, các quốc gia đã rất quan tâm
chú ý xây dựng bộ công cụ đánh giá Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại sử dụng mộtbộ công cụ đánh giá khác nhau phụ thuộc vào mục tiêu, yêu cầu, khả năng đolường đánh giá trong thực tiễn Mặc dù vậy, tới nay vẫn chưa có quốc gia nàoxây dựng được bộ chỉ số khung đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động thi hànhpháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước
Trang 15Thứ tư, kinh nghiệm quốc tế cho thấy hoạt động đánh giá hiệu qua này là
hoạt động rất có ý nghĩa Hoạt động này xuất phát từ nhu cầu cải cách, đổi mớivà quản lý, chỉ đạo điều hành của nội thân bên trong nền hành chính, đây còn làhình thức thực hiện quyền dân chủ của công dân, và việc đánh giá phải đượcthực hiện khách quan, toàn diện, có sức thuyết phục, làm cơ sở cho hoạt độngquản lý Tuy nhiên cho đến nay, hệ tiêu chí hoặc bộ chỉ số như vậy ở Việt Namvẫn chưa được các cơ quan có thấm quyền, các viện nghiên cứu hoặc các chủthể khác có liên quan thiết kế, xây dựng Nhận thấy được sự quan trọng, hiệnnay Việt Nam đang tích cực triển khai chương trình cải cách hành chính theoNghị quyết số 30c/NQ – CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sungbởi Nghị quyết số 70/NQ – CP ngày 13/6/2013 Hoạt động này cũng góp phầntích cực phục vụ việc triển khai các chủ trương về đổi mới tổ chức và hoạt độngcủa nền hành chính nói chung Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định,cũng như góp phần thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thi hànhpháp luật của Bộ Tư pháp theo Nghị định số 22/2013/NĐ – CP ngày 13/3/2013của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức củaBộ Tư pháp và các văn bản có liên quan
III THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1 Cơ sở chính trị, pháp lý của việc đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước.
1.1 Đường lối, chính sách của Đảng về đánh giá hiệu quả hoạt động hoặc hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước.
Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013 (Điều 4), Đảng Cộng sản ViệtNam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Trong tổ chức hoạt động của các
cơ quan nhà nước nói chung và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nóiriêng phải tuân thủ các đường lối, chính sách của Đảng và chịu sự lãnh đạo,kiểm tra giám sát của các cấp uỷ đảng
1.2 Cơ sở pháp lý của hoạt động đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước.
Hiện nay, ở nước ta, việc đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của các cơquan hành chính nhà nước được quy định ở nhiều văn bản khác nhau vơi nhữngnội dung và tiêu chí, phương pháp đánh giá khác nhau Bao gồm:
- Hiến pháp năm 2013;
Trang 16- Luật tổ chức Chính phủ năm 2015;
- Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
- Luật thi đua, khen thưởng năm 2003;
- Luật cán bộ, công chức năm 2008;
- Luật viên chức năm 2010;
- Chương trình tổng thế cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 –
2020 (ban hành theo Nghị quyết 30c/NQ – CP ngày 08/11/2011 được sửa đổi,
bổ sung theo Nghị quyết số 70/NĐ – CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ);
- Nghị quyết số 08/2004/NQ – CP ngày 30/6/2004 về tiếp tục đẩy mạnhphân cấp quản lý quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương;
- Nghị định số 63/2010/NĐ – CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểmsoát thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 48/2013/NĐ –
CP ngày 14/5/2013;
- Quyết định số 1953/QĐ – BNV ngày 08/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nộivụ về việc triển khai thí điểm Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chínhtại một số bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Nghị định số 59/2012/NĐ – CP ngày 23/7/2012 về theo dõi tình hình thihành pháp luật;
- Quyết định số 634/QĐ – BTP ngày 22/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Tưpháp ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả thi hành Luật tráchnhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009,…
2 Thực trạng hoạt động đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước.
2.1 Hoạt động đánh giá của cơ quan quyền lực nhà nước
2.1.1 Hoạt động đánh giá của Quốc hội
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Quốc hội 2014, Quốc hội thựchiện chức năng giám sát của mình thông qua các phương thức sau đây:
Thứ nhất, xem xét báo cáo công tác của Chính phủ.
Thứ hai, xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
Thứ ba, xem xét việc trả lời chất vấn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng và các thành viên khác của Chính phủ
Thứ tư, thành lập UỶ ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định và
xem xét báo cáo kết quả điều tra của Uỷ ban,
Trang 17Thứ năm, giám sát thông qua việc thành lập các đoàn giám sát ở địa
phương
Thứ sáu, đánh giá công tác thi hành pháp luật của Chính phủ và các thành
viên Chính phủ thông qua các cơ quan của Quốc hội (nhất là Uỷ ban thường vụQuốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội)
Thứ bảy, đánh giá công tác thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà
nước thông qua hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
2.1.2 Hoạt động đánh giá của Hội đồng nhân dân các cấp.
Đánh giá hiệu quả của của Hội đồng nhân dân về hiệu quả thi hành phápluật của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chủ yếu được thực hiênthông qua hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
Giám sát của Hội đồng nhân dân đối với các hoạt động của cơ quan hànhchính nhà nước cùng cấp (Uỷ ban nhân dân cùng cấp) bao gồm: giám sát củaHội đồng nhân dân tại kỳ họp; giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân;giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân và giám sát của đại biểu Hội đồngnhân dân
Hội đồng nhân dân giám sát thông qua các hoạt động sau:
- Xem xét báo cáo công tác của Uỷ ban nhân dân;
- Xem xét việc chất vấn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, các thành viênkhác của Uỷ ban nhân dân, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhândân cùng cấp;
- Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cùng cấp khiphát hiện có dấu hiệu sai trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháplệnh, nghị quyết cảu Uỷ ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luậtcủa cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
- Thành lập đoàn giám sát khi thấy cần thiết;
- Bỏ phiếu tin nhiệm với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu
2.1.3 Công cụ đánh giá các cơ quan quyền lực
Thứ nhất, các chỉ tiêu do cơ quan quyền lực nhà nước đã giao cho cơ quan
hành chính nhà nước thực hiện trong khoảng một thời gian nhất định
Thứ hai, khung đánh giá được sử dụng phổ biến trong xây dựng báo cáo Thứ ba, khung đánh giá mà dư luận xã hội phản ánh với cơ quan dân cử
(nhất là thông qua kênh truyền thống)
Trang 18Thứ tư, công cụ đo lường từ hoạt động đánh giá mức độ tín nhiệm của cơ
quan quyền lực nhà nước đối với những người được bầu, phê chuẩn đang côngtác tại cơ quan hành chính nhà nước
Thứ năm, kết quả đánh giá của cơ quan chuyên môn thuộc cơ quan quyền
lực nhà nước đối với chi tiêu ngân sách nhà nước (Kiểm toán nhà nước)
2.2 Hoạt động đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước tiến hành
2.2.1.Về phạm vi đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước.
Đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật, hiệu quả hoạt động của cơ quanhành chính nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao
Đánh giá hiệu quả thi hành đối với một chủ trương, chính sách hoặc cácquy định cụ thể của pháp luật đối với lĩnh vực nhất định được giao
2.2.2 Về phương pháp đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật
Hiện nay việc đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhànước nói chung và hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nướcnói riêng có thể bằng các phương pháp đánh giá sau:
Phương pháp đánh giá mô tả truyền thống
Phương pháp đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật thông qua hoạt độngtheo dõi tình hình thi hành pháp luật
Phương pháp đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật thông qua hoạt động tổchức hội thảo, toạ đàm, sơ kết, tổng kết việc tổ chức thi hành đối với một vănbản pháp luật cụ thể
Phương pháp đánh giá theo các chỉ tiêu thi đua, khen thưởng
2.2.3 Về tiêu chí đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước.
Tiêu chí về tổ chức triển khai văn bản
Tiêu chí về chất lượng thực thi văn bản
Tiêu chí về hiệu quả quản lý nhà nước
Tiêu chí về hoạt động thực thi công vụ
Tiêu chí về việc bố trí các nguồn lực
Trang 192.2.4 Về nguồn dữ liệu phục vụ việc đánh giá.
Báo cáo tình hình thi hành pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơquan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp báo cáo tình hình thi hành phápluật
Các số liệu thống kê của cơ quan nhà nước , bao gồm: Tổng cục Thống kê(thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư), các Cục Thống kê tại địa phương…
Các số liệu thu được từ công tác thống kê của ngành
Các dữ liệu thu được từ việc tổng hợp báo cáo của các đơn vị cấp dưới vềkết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo phân công
3 Thực trạng các công cụ đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của
cơ quan hành chính nhà nước.
3.1 Các công cụ đánh giá được sử dụng trong công tác thi đua, khen thưởng.
Theo quy định của Luật thi đua, khen thưởng năm 2003 sửa đổi, bổ sungnăm 2005, 2009, 2013, các danh hiệu dành cho cơ quan hành chính nhà nước cóthành tích tốt trong công tác nói chung bao gồm:
- “Cờ thi đua của Chính phủ”;
- Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;
- “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”;
- “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”
Đối với các cá nhân, các danh hiệu bao gồm:
- “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”;
- “Chiến sĩ thi đua” cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;
- “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
- “Lao động tiên tiến”; “Chiến sĩ tiên tiến”
3.2 Bộ công cụ đánh giá mức độ tiếp cận pháp luật của người dân tại
cơ sở
Bộ công cụ đánh giá mức độ tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sởhay còn gọi là chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở được quy địnhtrong Quyết định số 09/2013/QĐ – TTg ngày 24-01-2013 của Thủ tướng Chínhphủ
Có 8 tiêu chí tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở được sử dụng với
41 chỉ tiêu cụ thể Mỗi tiêu chí và chỉ tiêu đều được gắn một điểm số tương ứngnhư sau:
Trang 20- Tiêu chí về giải quyết các vụ việc hành chính, tư pháp, gồm 12 chỉ tiêu(300 điểm); Tiêu chí về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồngnhân dân, Uỷ ban nhân dân xã, phường, gồm 02 chỉ tiêu (50 điểm);
- Tiêu chí về phổ biến, giáo dục pháp luật gồm 06 chỉ tiêu (110 điểm);
- Tiêu chí về trợ giúp pháp lý, gồm 05 chỉ tiêu (100 điểm);
- Tiêu chí về thực hiện dân chủ ở xã, phường, gồm 05 chỉ tiêu (130 điểm);
- Tiêu chí về thiết chế tiếp cận pháp luật của xã hội, gồm 06 chỉ tiêu (130điểm);
- Tiêu chí về bộ máy bảo đảm thực hiện thiết chế pháp luật, gồm 02 chỉtiêu (110 điểm);
- Tiêu chí về kinh phí và cơ sở vật chất , gồm 03 chỉ tiêu (70 điểm) Tổngsố điểm của các tiêu chí là 1.000 điểm
3.3 Bộ chỉ số cải cách hành chính (PAR Index)
Bộ chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) là bộ chỉ số đo lường nỗ lựcvà kết quả thực hiện hoạt động cải cách hành chính của các bộ và Uỷ ban nhândân cấp tỉnh do Bộ Nội vụ xây dựng và đang tổ chức triển khai thực hiện Chỉ sốnày được ban hành kèm theo quyết định số 1294/QĐ – BNV ngày 03-12-2012của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ được ban hành theoCông văn số 933/BNV-CCHC ngày 20-3-2013 của Bộ Nội vụ (được hướng dẫn,
bổ sung bởi Công văn số 1417/BNV-CCHC ngày 23-4-2013)
Theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ, chỉ số cải cách hành chínhđược xác định dựa trên 89 tiêu chí thành phần
Bên cạnh chỉ số PAR Index, Bộ Nội vụ còn xây dựng và triển khai mộtchỉ số khác là chỉ số hài lòng của người dân, tổ chứ đối với sự phục vụ của cơquan hành chính nhà nước
3.4 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
Từ năm 2005, PCI được coi là một công cụ quan trọng để đo lường vàđánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế của 63 tỉnh, thành phố Việt Namtrên một số các lĩnh vực có ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực kinh tế dândoanh, gồm:
- Chi phí gia nhập thị trường;
- Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất;
- Tính minh bạch và tiếp cận thông tin;
- Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước;
- Chi phí không chính thức;
Trang 21- Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh;
- Dịch vụ hổ trợ doanh nghiệp;
- Đào tạo lao động và
- Thiết chế pháp lý
3.5 Chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật của các bộ (MEI)
Đây là bộ chỉ số được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) xây dựng nhằm dựa trên ý kiến đánh giá của cộng đồng doanh nghiệpđưa ra bức tranh tổng thể về hiệu quả hoạt động xây dựng và thi hành pháp luậtvề kinh doanh
Bộ chỉ số MEI 2012 được xây dựng theo thang điểm 100 (gồm 6 chỉ sốthành phần và 26 tiểu chỉ số thành phần) trong dó có 50 điểm dành cho các chỉsố phản ánh hoạt động “xây dựng pháp luật” gồm:
- Xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
- Lấy ý kiến doanh nghiệp, hiệp hội cho các dự thảo văn abnr quy phạmpháp luật;
- Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật và 50 điểm dành cho các chỉ sốphản ánh hoạt động “thi hành pháp luật” gồm:
- Công khai thông tin và tuyên truyền, phổ biến pháp luật;
- Tổ chức thi hành pháp luật;
- Rà soát, kiểm tra, tông kết thi hành pháp luật
3.6 Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI)
Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là một dự ánnghiên cứu được phối hợp thực hiện giữa CECODES (Trung tâm Nghiên cứuPhát triển và Hổ trợ Cộng đồng), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UNDP ViệtNam PAPI đo lường và đánh giá tính hiệu quả về quản trị và hệ thống hànhchính công cấp tỉnh ở Việt Nam dựa vào cảm nhận và trải nghiệm của ngườidân
Bộ chỉ số PAPI tập trung đánh giá các khía cạnh cơ bản sau đây của hệthống hành chính công cấp tỉnh:
- Sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định (về chính sách vàcá biệt);
-Tính/độ minh bạch;
- Trách nhiệm giải trình;
- Tình trạng tham nhũng;
Trang 22- Tính đơn giản, rõ ràng, hợp lý của thủ tục hành chính;
- Chất lượng của dịch vụ công
3.7 Chỉ số năng lực cạnh tranh vĩ mô của Việt Nam
Năm 2010, các nhóm chuyên gia tại Viện nghiên cứu quản lý kinh tếtrung ương của Việt Nam phối hợp với Học viện Cạnh tranh châu Á và đại họcQuốc gia Singapore, các chuyên gia đã tập trung vào phân tích các khía cạnhkhác sau đây của hệ thống pháp luật Việt Nam:
- Sự hiện diện của nhà nước pháp quyền;
- Chất lượng của các thiết chế chính trị
3.8 Chỉ số công lý
Chỉ số công lý được cho là một công cụ định hướng được xây dựng đểchuyển tải các ý kiến và đánh giá của người dân về hiệu quả hoạt động của cácđịnh chế nhà nước trong việc bảo đảm công lý và các quyền cơ bản trên thực tế,đồng thời giúp các bên có liên quan đánh giá và giám sát các thay đổi thựcchứng về thi hành pháp luật và bảo đảm công lý ở Việt Nam
Việc xây dựng Chỉ số Công lý là sự phân tích thực trạng dựa trên ý kiếncảu người dân thường, chứ không phải ý kiến của chuyên gia, các nhà nghiêncứu, với các mục tiêu cụ thể:
- Cung cấp tập hợp dữ liệu đáng tin cậy, tổng hợp ý kiến của người dân;
- Tạo điều kiện cho phân tích so sánh về hiệu quả quản trị và thực thipháp luật , bảo vệ công lý ở địa phương;
- Cung cấp công cụ đánh giá hệ thống tư pháp;
- Xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu để thiết lập đường cơ sở cho đánhgiá hiệu quả hoạt động của tư pháp
Tóm tại, Chỉ số Công lý là một công cụ định lượng được xây dựng đểchuyển tải ý kiến và đánh giá của người dân về hiệu quả hoạt động của các chếđịnh nhà nước Qua nghiên cứu cơ sở chính trị, pháp lý, thực trạng đánh giá hiệuquả thi hành pháp luật và thực trạng các bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hànhpháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay có thể rút ramột số kết luận chung sau:
Mặc dù đã có những nghiên cứu bước đầu, tuy nhiên cho đến nay, ở việtNam chưa có một bộ chỉ số – với tính chất là bộ công cụ dể đánh giá/đo lườnghiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước Do vậy, hoạtđộng đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung và hiệu quả
Trang 23thi hành pháp luật nói riêng còn chưa được tiến hành một cách bài bản và thốngnhất áp dụng trong cả nước.
Các công cụ đánh giá hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cóliên quan đến hiệu quả thi hành pháp luật do các tổ chức, hiệp hội xây dựng và
tổ chức đánh giá có ảnh hưởng tích cực đến các bộ, ngành địa phương Tuynhiên kết quả hoạt động này chỉ mang tính chất tham khảo
IV KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1 Những yêu cầu về nội dung bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước.
1 1 Đánh giá về hiệu quả hoạt động xây dựng văn bản hướng dẫn
Để đánh giá hiệu quả hoạt động xây dựng văn bản thì phải đánh giá mộtsố vấn đề cơ bản sau:
- Số lượng văn bản hướng dẫn hoặc quy định chi tiết được giao chủ trìsoạn thảo để trình cấp có thẩm quyền ban hành;
- Mức độ kịp thời, đúng tiến độ của việc ban hành văn bản;
- Mức độ đúng nội dung, phạm vi cần hướng dẫn so với yêu cầu văn bảnđược hướng dẫn;
- Mức độ tuân thủ về trình tự, thủ tục;
- Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ;
- Bảo đảm tính khả thi, minh bạch;
- Việc ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện văn bản quyphạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và của cơ quan cùng cấp có thẩmquyền
1.2 Đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Đây được xác định là khâu quan trọng hàng đầu, là cầu nối giữa hoạtđộng xây dựng và thực thi pháp luật Thủ tướng đã ban hành Quyết định số09/2013/QĐ – TTg quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật, có 08 tiêu chí đượcban hành thì tiêu chí thứ 3 về phổ biến giáo dục, pháp luật, gồm:
Đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật của xã, phường được bồi dưỡng,cung cấp tài liệu nghiệp vụ trong năm;
Có mạng lưới truyền thanh cơ sở tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật;Tỷ lệ văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩavụ cơ bản cảu công dân được phổ biến cho người dân;
Trang 24Tủ sách pháp luật có đủ các loại sách, báo theo quy định và được cậpnhật, bổ sung hàng năm;
Có Thư viện xã, phường (hoặc Bưu điện văn hoá xã, phường) hoặc địađiểm thuận lợi do Uỷ ban nhân dân xã, phường quản lý để phục vụ người dânmiễn giảm phí cơ sở dữ liệu pháp luật qua máy vi tính;
Người dân tra cứu trực tiếp văn bản, tài liệu, sách, báo pháp luật hoặc máy
vi tính nối mạng tại các địa điểm Uỷ ban nhân dân xã, phường quản lý
1.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động xây dựng bộ máy và các điều kiện bảo đảm tổ chức thi hành pháp luật
Việc đánh giá cần quan tâm tới các nội dung cơ bản sau: Số lượng biênchế đã thực hiện so với số lượng biên chế được giao; số lượng biên chế đượcgiao so với số lượng biên chế cần và đủ để triển khai nhiệm vụ thi hành phápluật; số lượng đơn vị được thành lập, duy trì hoạt động so với số lượng đơn vịcần và đủ để thực thi pháp luật; số lượng ngân sách thực tế được giao so với sốlượng ngân sách đủ để thi hành pháp luật; số lượng cán bộ, công chức được đàotạo đúng chuyên môn, nghiệp vụ; mức độ đáp ứng về trang thiết bị, điều kiệnlàm việc so với nhu cầu thực tế để triển khai nhiệm vụ…
1.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai các quy định pháp luật
Viêc đánh giá hiệu quả này cần tập trung đánh giá các khía cạnh như việcxây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quyhoạch và kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, cụ thể: số quy hoạch được banhành so với số quy hoạch cần được ban hành đúng thời hạn; số quy hoạch đượcban hành một cách chất lượng (thoả mãn về tính toàn diện, tính nhất quán, tínhđồng bộ, tính khả thi) so với số quy hoạch đã được ban hành…
1.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động cấp phép, cấp văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận
Đánh giá hiệu quả hoạt động cấp phép, cấp văn bằng, chứng chỉ, giấychứng nhận cần tập trung vào các khía cạnh như: việc cấp phép, cấp các loạigiấy chứng nhận, văn bằng, chứng chỉ phải đúng đối tượng, đúng thời hạn, trìnhtự, thủ tục, đúng các yêu cầu khác của pháp luật
Trang 251.6 Đánh giá hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị trong quá trình thi hành pháp luật
Về nội dung này thì cần tập trung đánh giá về số lượng thực tế được thanhtra, kiểm tra so với số lượng đối tượng cần được tranh tra, kiểm tra; số vụ viphạm được xử lý đúng hạn; quy mô tồn tại tình trạng vi phạm ẩn chưa được pháthiện; số vụ khiếu nại được giải quyết đúng hạn, đúng pháp luật; số vụ tố cáođược giải quyết đúng hạn, đúng pháp luật so với vụ tố cáo được tiếp nhận, thụlý; mức độ hài lòng của người yêu cầu việc giải quyết kiến nghị,…
2 Đề xuất bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước
Từ việc phân tích lý luận, học hỏi, nghiên cứu kinh nghiệm, thực tiễntrong và ngoài nước và đưa ra những chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luậtcủa các cơ quan hành chính nhà nước trên thế giới, cuốn sách đã đề xuất một sốkiến nghị nhằm hướng đến hoàn thiện bộ chỉ số đánh giá này ở nước ta hiện nay
Việc xây dựng bộ chỉ số đánh giá phải phù hợp với xây dựng nhà nướcpháp quyền ở Việt Nam và với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước và trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cạnh tranh toàn cầu như hiện nay, tứcphải đảm bảo 4 giá trị cơ bản đó là hiệu lực, hiệu quả, dân chủ và pháp quyền.Đồng thời việc thiết kế Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của các
cơ quan hành chính nhà nước phải bám sát yêu cầu nội dung cơ bản của 6 hoạtđộng thi hành pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm: xâydựng văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; tổchức bộ máy, nhân sự, tài chính, trang thiết bị và các điều kiện khác; xây dựngchương trình, kế hoạch triển khai pháp luật; cấp giấy phép, giấy chứng nhận,chứng chỉ hành nghề; thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Cuốn sách đã đề xuất bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật củacác cơ quan hành chính nhà nước Theo đó để phù hợp với thực tiễn tổ chức bộmáy ở Việt Nam hiện nay, Việt Nam chỉ nên thiết kế Bộ Chỉ số thi hành phápluật của hai loại cơ quan hành chính nhà nước cơ bản đó là các bộ và Ủy bannhân dân các cấp Bộ chỉ số bao gồm 6 chỉ số của các hoạt động trên, tuy nhiêntrọng số của mỗi chỉ số có thể linh hoạt thay đổi và không giống nhau khi đánhgiá giữa các bộ và ủy ban nhân dân các cấp, xuất phát từ tầm quan trọng tronghoạt động của mỗi nơi, kéo theo đó là số điểm cho mỗi trọng số cũng sẽ khácnhau Trong đó cần lưu ý, Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của Ủyban nhân dân cấp tỉnh có thể áp dụng cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã
Trang 26nhưng trọng số phải thay đổi vì càng đi xuống công tác ban hành văn bản cànggiảm và công tác tổ chức thi hành pháp luật càng tăng Khi xếp loại đánh giá thìđiểm loại tốt (>80), khá (70- dưới 80), trung bình (50 – dưới 70), yếu kém (dưới50).
3 Đề xuất quy trình và điều kiện áp dụng bộ chỉ số
Sách cũng đề xuất quy trình và điều kiện áp dụng bộ chỉ số Quy trìnhđược đề xuất gồm 6 bước
Bước 1: xác định được nội dung được đánh giá (hoạt động nào) và đốitượng được đánh giá (chủ thể thực hiện hoạt động đó )
Bước 2: Xây dựng tiêu chí đánh giá phù hợp với nội dung đánh giá (thỏamãn mô hình SMART)
Bước 3: Thu thập dữ liệu, thông tin một cách xác thực từ nhiều chiều,nhiều kênh để đánh giá thông qua nghiên cứu, điều tra, khảo sát
Bước 4: Phân tích dữ liệu thu thập trên để có rút ra hiệu quả của nội dungvà đối tượng được đánh giá (chủ thể)
Bước 5: Phân tích nguyên nhân của việc không đạt được hiệu quả và đềxuất giải pháp
Bước 6: Tổng kết, rút kinh nghiệm, hoàn thiện công tác đánh giá
Qua cuốn sách này về lý luận và thực tiễn xây dựng Bộ Chỉ số đánh giáhiệu quả thi hành pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước, ta có thể rút
ra một số kết luận sau:
- Bộ chỉ số trên là rất quan trọng, là cơ sở để đo lường việc đáp ứng mụctiêu thi hành pháp luật của những cơ quan hành chính nhà nước, xuất phát từthực tiễn, từ việc xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, từ yêucầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong bối cảnh hộinhập, cạnh tranh quốc tế và từ yêu cầu nội thân điều hành, quản lý của nhà nướcvà gắn với hoạt động cải cách hành chính ở nước ta
- Hoạt động đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của các cơ quan này làhoạt động mang tính chuyên môn cao, khá nhạy cảm vì liên quan đến chính trị
- Hoạt động đánh giá tuy được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau,được quy định trong các nghị quyết, văn bản pháp luật nhưng chưa được chuyênnghiệp và thống nhất, chuẩn hóa
- Điều đáng kể là tiền đề cơ sở chính trị pháp lý cho hoạt động đánh giánày đã được hình thành và ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm, tuynhiên cần đẩy mạnh hơn nữa chất lượng số liệu thống kê và phân công, phân cấpnhằm giúp việc thiết kế Bộ chỉ số hiệu quả hơn
Trang 27- Bộ chỉ số cần được thiết kế theo hướng tổng hợp nhưng phải linh hoạtkhi áp dụng, có thể thêm bớt, thay đổi, bổ sung các trọng số cho phù hợp vớitừng cơ quan hành chính nhà nước, cần sự góp sức của nhiều chuyên gia và nhàkhoa học
V TẠI SAO PHẢI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP
LUẬT CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
Đầu tiên, đi từ những đặc tính chủ yếu của Cơ quan hành chính nhà nước.Để xây dựng một nền hành chính hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cầnphải đi hoạt động đúng với những đặc tính của cơ quan hành chính nhà nước.Những đặc tính này vừa thể hiện đầy đủ bản chất của Nhà nước cộng hòaXHCN Việt Nam, vừa kết hợp được những đặc điểm chung của một nền hànhchính phát triển theo hướng hiện đại Và để cơ quan hành chính đó hoạt độngtheo những đặc tính trên theo quan điểm của Đảng thì cần có sự đánh giá về hiệuquả thi hành chính sách của nhà nước cụ thể như sau:
Ở nước ta, nền hành chính nhà nước mang đầy đủ bản chất của một Nhànước dân chủ xã hội chủ nghĩa “của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân" dựatrên nền tảng của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớptrí thức do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước Cộng hoà XHCN ViệtNam nằm trong hệ thống chính trị, có hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản ViệtNam, các tổ chức chính trị - xã hội giữ vai trò tham gia và giám sát hoạt độngcủa Nhà nước, mà trọng tâm là nền hành chính Như vậy, chính sách và phápluật khi thi hành của các cơ quan nhà nước phải đảm bảo được đúng đường lốivà quan điểm của đảng, đúng với bản chất của một nhà nước Xã hội chủ nghĩa
Nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước có bổn phận phục vụ sựnghiệp phát triển cộng đồng và nhu cầu thiết yếu của công dân Muốn vậy, phảixây dựng một nền hành chính công tâm, trong sạch, không theo đuổi mục tiêulợi nhuận, không đòi hỏi người được phục vụ phải trả thù lao Chính vì vậy, bổnphận cơ quan hành chính nhà nước phải tự nhìn nhận lại những chính sách phápluật đã ban hành có hiệu quả không Qua đó, nhận sự phản hồi của người dânkhi các cơ quan hành chính nhà nước thực thi chính sách và pháp luật Tạo nênmột cơ chế quản lí khép kín đối với các cơ quan hành chính nhà nước về quátrình thực thi chính sách cũng như quá trình sửa đổi, điều chỉnh đổi với nhữngchính sách, pháp luật do chính cơ quan hành chính nhà nước ban hành khi có kếtquả đánh giá hiệu lực thi hành chính sách pháp luật được 4 chủ thể đánh giá đólà: Chính bản thân cơ quan hành chính nước trực tiếp thi hành và đánh giá; cơ
Trang 28quan quản lí cấp trên kiểm tra, giám sát hiệu quả khi cơ quan cấp dưới thực thi;các tổ chức chính trị xã hôi, mặt trận tổ quốc cùng với các cơ quan báo chítruyền thông của nhân dân; Và quan trọng là “khách hàng” mà cơ quan hànhchính nhà nước hướng đến đó chính là người dân bởi vì bản chất của nhà nước
ta là nhà nước dân chủ XHCN Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củacông dân là tư tưởng chủ đạo trong xây dựng, thực hiện hệ thống thể chế hànhchính ở nước ta Cơ quan hành chính và đội ngũ công chức không được quanliêu, hách dịch, không được gây phiền hà cho người dân khi thi hành công vụ.Khi có vấn đề bất cập xảy ra chính khách hàng có quyền phản hồi lại để có sựđiều chỉnh kịp thời mang tới sự “Phục vụ” tốt nhất đối với người dân
Với tư cách là công cụ thực hiện quyền lực nhà nước, bản than nền hànhchính nhà nước phải được tổ chức và hoạt động tuân theo những quy định phápluật, đồng thời yêu cầu mọi công dân và tổ chức trong xã hội phải nghiêm chỉnhchấp hành pháp luật Đảm bảo tính pháp quyền của nền hành chính là một trongnhững điều kiện để xây dựng Nhà nước chính quy, hiện đại, trong đó bộ máyhành pháp hoạt động có kỷ luật, kỷ cương Để đảm bảo được tính pháp quyền đócần có sự giám sát của những chủ thể đã được nêu ở trên
Tính pháp quyền đòi hỏi các cơ quan hành chính, công chức phải nắmvững qui định pháp luật, sử dụng đúng quyền lực, thực hiện đúng chức năng vàthẩm quyền trong thực thi công vụ Mỗi cán bộ, công chức cần chú trọng vàoviệc nâng cao uy tín về chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực thực thi đểphục vụ nhân dân Tính pháp quyền của nền hành chính được thể hiện trên cảhai phương diện là quản lý nhà nước bằng pháp luật và theo pháp luật Điều đó
có nghĩa là, một mặt các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng luật pháp là côngcụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính bắt buộc đối với các đối tượngquản lý; mặt khác các cơ quan hành chính nhà nước cũng như công chức phảiđược tổ chức và hoạt động theo pháp luật chứ không được tự do, tuỳ tiện vượtlên trên hay đứng ngoài pháp luật
Nền hành chính nhà nước được cấu tạo gồm một hệ thống định chế tổchức theo thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ Trung ương tới các địa phương,trong đó cấp dưới phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị mệnh lệnh và chịu sự kiểmtra, giám sát của cấp trên Mỗi cấp hành chính, mỗi cơ quan, công chức hoạtđộng trong phạm vi thẩm quyền được trao để cùng thực hiện tốt chức năng hànhchính Tuy nhiên, để hạn chế việc biến nền hành chính thành hệ thống quan liêu,dựa vào sự đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật thì xác lập thứ bậc hành chính
Trang 29cũng tạo ra sự chủ động sáng tạo, linh hoạt của mỗi cấp, mỗi cơ quan, công chứchành chính để đưa pháp luật vào đời sống xã hội một cách hiệu quả.
Hoạt động hành chính của các cơ quan thực thi quyền hành pháp là mộthoạt động đặc biệt và cũng tạo ra những sản phẩm đặc biệt Điều đó được thểhiện trên cả phương diện nghệ thuật và khoa học trong quản lý nhà nước Dựavào đánh giá, Muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước, Các cơquan nhà nước không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp trên cáclĩnh vực được phân công quản lý Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao làđòi hỏi bắt buộc đối với hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nướcvà là yêu cầu cơ bản đối với nền hành chính phát triển theo hướng hiện đại Đốitượng tác động của nền hành chính có nội dung hoạt động phức tạp và quan hệ
đa dạng, phong phú đòi hỏi các nhà hành chính phải có kiến thức xã hội và kiếnthức chuyên môn sâu rộng Công chức làm việc trong các cơ quan hành chínhnhà nước là những người trực tiếp thi hành công vụ, nên trình độ chuyên môn,nghiệp vụ của họ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc thực hiện Vì lẽ
đó trong hoạt động hành chính Nhà nước, năng lực chuyên môn và trình độ quảnlý của những người làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước phải đượccoi là tiêu chuẩn hàng đầu Xây dựng và tuyển chọn những người vào làm việctrong các cơ quan hành chính nhà nước đảm bảo yêu cầu “vừa hồng, vừachuyên” là mục tiêu của công tác cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước
Thứ đến, Việc đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành
chính nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nướclà một yêu cầu tất yếu và cấp bách trong điều kiện nước ta hiện nay Sự cần thiếtnày xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn sau:
- Hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước nhằmhiện thực hóa đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Nângcao hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước chính là nâng cao vai trò lãnh đạocủa Đảng đối với toàn xã hội, là hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa
- Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, đây là nhiệm vụ vừa mới mẻ, vừa khó khăn, nặng nề Bản thân bộ máynhà nước (mà trong đó trực tiếp là bộ máy hành chính nhà nước) không đổi mới
tổ chức hoạt động theo hướng nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý thì không thểhoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó
Trang 30- Thực tiễn tổ chức hoạt động quản lý hành chính nhà nước ta cho thấy, bêncạnh những ưu điểm, thành tựu đã đạt được trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổquốc vẫn còn những yếu kém cần phải khắc phục kịp thời như bệnh quan liêu,mệnh lện, vi phạm dân chủ, quản lý thiếu tập trung thống nhất, thiếu trật tự kỷcương, bộ máy cồng kềnh, làm việc kém năng suất Những yếu kém khuyết điểm
đó đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước
- Tình hình chính trị, kinh tế và tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệtrên thế giới thay đổi về cơ bản, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới về tổ chức và hoạtđộng của hành chính nhà nước để có thể đáp ứng kịp với diễn biến của tình hìnhvà tốc độ phát triển của thời đại
Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước là những tácđộng có chủ định nhằm làm cho hoạt động hành chính nhà nước đạt được nhữngmục tiêu định hướng
- Nền hành chính nước ta tuy có nhiều đổi mới nhưng về cơ bản vẫn là mộtnền hành chính thực hiện theo cơ chế mệnh lệnh và xin - cho Nền hành chínhnhư vậy chưa thể đảm nhiệm vai trò khai thông các nguồn lực trong mỗi cá nhân,
tổ chức và xã hội để phát triển đất nước Trước yêu cầu phát triển nền kinh tế thịtrường có định hướng XHCN trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, cần thiết phảichuyển từ nền hành chính truyền thống sang nền hành chính phát triển
Chuyển sang nền hành chính phát triển là sự nỗ lực từng bước tách dầncác chức năng hành chính khỏi các chức năng kinh doanh, xác định cụ thể cácchức năng hành chính với chức năng dịch vụ công, phân định rành mạch cơquan hành chính với tổ chức sự nghiệp Đây là những nhiệm vụ rất nặng nề đểbộ máy hành chính hoàn thành sứ mệnh của cơ quan thực thi quyền hành pháp.Còn các chức năng sản xuất và lưu thông hàng hóa, chức năng dịch vụ công sẽchuyển giao cho các cá nhân và tổ chức được nhà nước ủy quyền theo hướng xãhội hóa
Trong nền hành chính phát triển, quan hệ giữa nhà nước với công dânthực hiện theo nguyên tắc bình đẳng Các quyền và nghĩa vụ mỗi bên được xácđịnh rõ ràng, không tuyệt đối hoá, không quá đề cao vai trò của Nhà nước trướccông dân, không xem cơ quan nhà nước như một chủ thể ra lệnh, ban phát quyềnlợi cho công dân; công chức nhà nước không được quyền sách nhiễu, gây phiềnhà cho dân, mà phải coi công dân là khách hàng, cơ quan hành chính là ngườiphục vụ và phải thực hiện cam kết phục vụ một cách công khai
Cuối cùng, Việc đánh giá hiệu lực thi hành pháp luật góp phần Cải cách
nền hành chính nhà nước Đó là một quá trình liên tục mang tính định nhằm làm
Trang 31cho hoạt động thực thi quyền hành pháp ngày càng thích ứng hơn với yêu cầucủa sự vận động và phát triển nền kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia Cải cáchhành chính nhà nước là một bộ phận của cải cách tổ chức và hoạt động của hệthống bộ máy nhà nước nói chung Với những lí do khách quan sau:
- Xu hướng phát triển chung của các nhà nước là phải thu hẹp phạm vihoạt động của bộ máy hành chính
- Trình độ dân trí và tinh thần dân chủ ngày càng cao đã đặt ra những yêucầu nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính và người dân càngtham gia trực tiếp vào công việc của cơ quan hành chính;
- Xu thế toàn cầu hóa hoá và hội nhập kinh tế đã đòi hỏi hoạt động hànhchính nhà nước phải thay đổi cả về hình thức, nội dung; phải tuân theo nhiềuthông lệ quốc tế trong hoạt động hành chính nhà nước
- Khu vực phi chính phủ và kinh tế tư nhân ngày càng phát triển, tạo cơhội để họ tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực hoạt động vốn do nhà nước độcquyền
Về lí do chủ quan :
Đó chính là những yếu kém, hạn chế, không phù hợp từ bên trong bộ máyhành chính nhà nước Kết quả phân tích cho thấy những hạn chế bên trong nểnhành chính như sau:
Một là, nền hành chính công truyền thống vốn có sức ì và trì trệ, nhất làtồn tại trong cơ chế tập trung, quan liêu Nay chuyển sang nền kinh tế thị trườngnhưng cơ chế xin- cho vẫn tồn tại trong hoạt động của bộ máy hành chính nhànước
Hai là, hệ thống thể chế hành chính nhà nước, nhất là thể chế về kinh tếrất chậm được đổi mới
Ba là, tổ chức bộ máy quản chính nhà nước cồng kềnh, kém hiệu lực cầnphải được tổ chức lại cho phù hợp với hoàn cảnh mới
Bốn là, phương thức tác động của chủ thể hành chính đến các đối tượngquản lý cần được thay đổi theo yêu cầu quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội;
Năm là, hành chính nhà nước có nhiều cơ hội lựa chọn phương thức quảnlý của mình do có sự trợ giúp của công nghệ mới
Sáu là, Cải cách để có thê đưa các chính sách, pháp luật đến với nhân dânvới nguồn lực tiết kiệm nhất và mang lại hiệu quả
Như vậy, Đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hànhchính là nước là một khâu rất quan trọng để xây dựng một nhà nước “của dân,
do dân và vì dân”
Trang 32PHẦN B:
MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ PAPI
CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ, HÀNH CHÍNH CÔNG CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM.
KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH TẠI VIỆT NAM.
I Mô hình chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI)
1 Giới thiệu
Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI)là một bộ chỉ số đo lường khách quan về hiệu quả công tác quản trị, hành chínhcông và cung ứng dịch vụ công tại địa phương dựa trên kinh nghiệm thực tiễncủa người dân khi tương tác với các cấp chính quyền và trong sử dụng dịch vụcông
Chỉ số PAPI được xây dựng trong bối cảnh Việt Nam ngày càng chútrọng tới sự tham gia của toàn xã hội vào việc giám sát và đánh giá hiệu quảthực thi chính sách, từ đó tiếp thu ý kiến đánh giá đó là nguồn thông tin đầu vàohữu ích cho công tác hoạch định chính sách nhằm phản ánh những yêu cầu,nguyện vọng chính đáng của người dân
Có 3 vấn đề chính được coi là trụ cột cho triết lý và tinh thần của PAPI.Thứ nhất, trong quá trình xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh vàmột nền kinh tế thị trường vững mạnh theo định hướng XHCN, bộ máy hànhchính nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cáchgiàu nghèo và bảo đảm công bằng trong cung ứng dịch vụ cho mọi người dân,thay vì chỉ tập trung tạo điều kiện tốt nhất cho tăng trưởng kinh tế Thứ hai, đểcải thiện công tác quản trị và hành chính công ở Việt Nam, cần tạo cơ hội chongười dân được tham gia hiệu quả hơn vào quá trình thực hiện và giám sát tínhhiệu quả trong công tác quản trị của các cấp chính quyền địa phương Thứ ba,PAPI cung cấp số liệu và thông tin nhằm hỗ trợ cho những nỗ lực cải cách ở cấptrung ương và địa phương PAPI là công cụ chẩn đoán cung cấp những dẫnchứng có thể hỗ trợ cho các quy trình hoạch định chính sách trong thời gianngắn và trung hạn Với số liệu và thông tin do PAPI cung cấp, chính quyền cáccấp có thể theo dõi mức độ hiệu quả của công tác quản lý, điều hành và cungứng dịch vụ công của các cấp, các ngành ở địa phương
PAPI là một nghiên cứu trên quy mô lớn nhằm xây dựng những chỉ số đolường dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của người dân Có thể nói, đây là lần đầutiên một khảo sát lớn như vậy được thực hiện ở Việt Nam với đối tượng khảo sátlà người dân ở mọi tầng lớp xã hội Bắt đầu từ một nghiên cứu thí điểm ở 3 tỉnh/
Trang 33thành phố trong năm 2009, đến năm 2010, nghiên cứu PAPI được triển khai ở
30 tỉnh/thành phố thuộc 4 vùng của đất nước và đã phỏng vấn trực tiếp 5.568người dân được chọn ngẫu nhiên về nhiều vấn đề liên quan đến kết quả của côngtác quản trị và hành chính công ở địa phương Những phát hiện và phân tíchtổng hợp từ các chỉ số thành phần cho thấy một bức tranh khá toàn diện, có thựcchứng về đánh giá của người dân đối với hiệu quả công tác của các cấp chínhquyền ở 6 lĩnh vực cụ thể về công tác quản trị và quản lý hành chính công tại địaphương
Chỉ số PAPI có tác dụng cung cấp những dữ liệu và thông tin khách quangiúp các nhà hoạch định chính sách ở trung ương và địa phương phân tích tácđộng của chính sách và rút ra những bài học cụ thể nhằm nâng cao tính hiệu lực,hiệu quả của bộ máy nhà nước và cải thiện mức độ hài lòng của người dân đốivới các dịch vụ do bộ máy nhà nước cung ứng
2 Phương thức đánh giá
PAPI xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa 3 quy trình chính sách, bao gồm:hoạch định chính sách, thực thi chính sách và giám sát thực thi chính sách Hiệnnay, có 2 phương thức có giá trị bổ sung cho nhau nhằm đánh giá kết quả hoạtđộng của chính quyền các cấp, đó là: (i) từ góc độ của đơn vị cung ứng dịch vụ(còn gọi là đánh giá từ phía cung), và (ii) từ góc độ của người dân sử dụng dịchvụ (đánh giá từ phía cầu) PAPI được thiết kế theo phương thức thứ 2 nhằmđánh giá hiệu quả của công tác quản trị và hành chính công ở cấp tỉnh dựa trênkinh nghiệm thực tiễn của người dân
3 Nội dung đánh giá
Vận dụng các khái niệm về quản trị và hành chính công của quốc tế, đồngthời vận dụng chúng vào bối cảnh cụ thể của Việt Nam, PAPI nghiên cứu vấn đềthông qua 6 trục nội dung lớn: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở (Tri thứccông dân; cơ hội tham gia; chất lượng bầu cử; đóng góp tự nguyện); Công khai,minh bạch (Danh sách hộ nghèo; ngân sách cấp xã; quy hoạch/kế hoạch sử dụngđất/đền bù); Trách nhiệm giải trình với người dân (Hiệu quả trong tiếp xúc vớichính quyền; Ban thanh tra nhân dân; Ban giám sát đầu tư cộng đồng); Kiểmsoát tham nhũng (Kiểm soát tham nhũng trong chính quyền địa phương; kiểmsoát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công; công bằng trong xin việc làmtrong khu vực công; quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền địa phương);Thủ tục hành chính (Dịch vụ chứng thực, xác nhận của chính quyền địa phương;thủ tục xin cấp phép xây dựng; thủ tục liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử
Trang 34dụng đất; thủ tục hành chính được cấp ở cấp xã) và Cung ứng dịch vụ công (Y tếcông lập; giáo dục tiểu học công lập; cơ sở hạ tầng căn bản; an ninh, trật tự).
Trục nội dung 1: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở
Trục nội dung này đề cập đến sự tham gia của người dân ở cấp địaphương Về mặt khái niệm, sự tham gia của người dân đóng vai trò hết sức quantrọng trong quản trị Người dân, với tư cách là đối tượng thụ hưởng và thực thichính sách, tham gia vào quy trình hoạch định chính sách, nêu lên ý kiến để tácđộng đến quan điểm và mục tiêu của chính sách, sao cho các chính sách khiđược ban hành sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ Ở Việt Nam, quyền lợi vànghĩa vụ tham gia vào các quy trình chính sách của người dân được quy định cụthể trong “Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn” Pháp lệnh đãthể chế hóa khẩu hiệu “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” nhằm ghi nhậntầm quan trọng của sự tham gia của người dân vào các vấn đề chung của địaphương Nội dung được cấu thành từ 4 nội dung thành phần phù hợp với bốicảnh thực tế ở Việt Nam, đó là: tri thức công dân, cơ hội tham gia dân chủ cơ sở,chất lượng bầu cử vị trí trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố, và đóng góp tựnguyện Nội dung thành phần thứ nhất là mức độ hiểu biết và kiến thức củangười dân về một số chính sách, về những vị trí cán bộ được dân bầu, về nhiệmkỳ của mỗi vị trí này Nội dung thành phần thứ hai tìm hiểu tỉ lệ người dân đã đibầu cử một số vị trí dân bầu (trưởng thôn/ trưởng ấp/ tổ trưởng tổ dân phố và cácvị trí khác) trong lần gần đây nhất Nội dung thành phần thứ ba tìm hiểu tìnhhình thực hiện bầu chọn trưởng thôn/ trưởng ấp /tổ trưởng dân phố Nội dungthành phần thứ tư xem xét mức độ đóng góp tài chính của người dân cho các dựán cộng đồng và cách thức giám sát việc thực hiện các dự án đó Nhìn chung, ởtrục nội dung 1, Hải Dương là tỉnh thực hiện tốt nhất, với điểm số cao hơn đángkể so với 3 tỉnh tiếp theo (Bình Định, Hà Tĩnh và thành phố Hồ Chí Minh).Đứng cuối bảng là Quảng Trị, Lai Châu, Kon Tum và Lạng Sơn, đều là nhữngtỉnh biên giới và nông thôn, với tỉ lệ tham gia của người dân thấp hơn nhiều sovới các tỉnh/thành phố còn lại
Trục nội dung 2: Công khai, minh bạch
Công khai, minh bạch có nghĩa là người dân và xã hội được biết chínhquyền đang làm gì, có chính đáng hay không Người dân đòi hỏi có thông tinđúng đắn và kịp thời để họ có thể tham gia vào quá trình hoạch định chính sáchvà đánh giá chính sách một cách thực chất và có chất lượng Điều này, cũnggiúp cho hệ thống hành chính đáp ứng tốt hơn với những đề xuất và nguyện