1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải

123 395 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 7,21 MB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, cùng với thời gian tìm hiểu thực tế và mong muốn học hỏi của bản thân, em đã quyết định chọn đề tài: “THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu: 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu: 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu: 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu: 2

1.6 Nội dung kết cấu đề tài: 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG1:CƠSỞLÝLUẬNCỦAVẤNĐỀNGHIÊNCỨU 4

1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế: 4

1.1.1 Khái niệm: 4

1.1.2 Đặc điểm của thuế: 4

1.1.3 Vai trò của thuế đối với nền kinh tế quốc dân: 4

1.2 Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp: 5

1.2.1 Thuế giá trị gia tăng: 5

1.2.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp: 12

1.3 Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN: 17

1.3.1 Kế toán thuế GTGT: 17

1.3.2 Kế toán thuế TNDN: 21

1.3.3 Tổ chức sổ sách kế toán đối với thuế GTGT, thuế TNDN: 22

1.3.4 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán thuế trong doanh nghiệp: 23

CHƯƠNG2:THỰCTRẠNGCÔNGTÁCKẾTOÁNTHUẾGTGTVÀTHUẾTNDNTẠI CÔNGTYTNHHTẬPĐOÀNSƠNHẢI 24

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Tập Đoàn Sơn Hải: 24

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 24

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 25

2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty: 25

2.1.4 Tình hình và kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm (2011 – 2013): 28

2.1.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: 36

2.2 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH Tập Đoàn Sơn Hải: 40

2.2.1 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT: 40

2.2.2 Thực trạng công tác kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp: 63

CHƯƠNG3:ĐÁNHGIÁTHỰCTRẠNGVÀNÊURAMỘTSỐGIẢIPHÁPGÓPPHẦN HOÀNTHIỆNCÔNGTÁCKẾTOÁNTHUẾTẠICÔNGTYTNHHTẬPĐOÀNSƠN HẢI 78

3.1 Đánh giá về tình hình tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Tập Đoàn Sơn Hải ……… 78

3.1.1 Tổ chức công tác kế toán nói chung: 78

3.1.2 Tổ chức công tác kế toán thuế: 80

tế Hu

ế

Trang 2

3.2 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán thuế tại công ty TNHH

Tập Đoàn Sơn Hải: 83

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85

1 KẾTLUẬN: 85

1.1 Mức độ đáp ứng mục tiêu của đề tài: 85

1.2 Hạn chế của đề tài: 86

2 KIẾNNGHỊ: 86

KẾT LUẬN: 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

tế Hu

ế

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

DANH M ỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu vào 18

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu ra 20

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 21

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán kế toán thuế TNDN hiện hành 22

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Tập Đoàn Sơn Hải 26

Sơ đồ 2.2: Quy trình công trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây dựng 27

Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH tập đoàn Sơn Hải 36

Sơ đồ 2.4: Trình tự luân chuyển chứng từ theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 39

tế Hu

ế

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty (2011-2013) 30

Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty (2011 – 2013) 35

Bảng 2.3: Hóa đơn Gía Trị Gia Tăng 43

Bảng 2.4: Sổ cái 133 tháng 05-2013 46

Bảng 2.5: Sổ chi tiết 133 tháng 05-2013 47

Bảng 2.6: Hóa đơn GTGT đầu ra 48

Bảng 2.7: Sổ cái 333 tháng 05/2013 50

Bảng 2.8: Sổ chi tiết 3331 tháng 05/2013 51

Bảng 2.9: Bảng kê số thuế GTGT đã nộp của doanh thu xây dựng vãng lai ngoại tỉnh

52

Bảng 2.10: Giấy rút vốn đầu tư dự án hồ chứa nước Iamor 53

Bảng 2.11: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào 56

Bảng 2.12: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra 58

Bảng 2.13: Tờ khai thuế GTGT tháng 05/2013 60

Bảng 2.14: Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý II năm 2013 69

Bảng 2.15: Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2013 72

Bảng 2.16: Giấy nộp tiền vào NSNN 74

Bảng 2.17: Sổ cái TK 821 (chi phí thuế TNDN) 76

Bảng 2.18: Sổ cái TK 333 76

Bảng 2.19: Sổ chi tiết 3334 76

Bảng 2.20: Sổ cái TK 911 77

tế Hu

ế

Trang 6

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 S ự cần thiết của vấn đề nghiên cứu:

Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của nhà nước, là một vấn

đề hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia trên thế giới Thuế được coi là một công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế Thuế không những là nguồn thu quan trọng, chủ yếu của ngân sách nhà nước, thiết lập công bằng xã hội, bình đẳng giữa các thành phần và các tầng lớp dân cư mà còn ảnh hưởng to lớn đến công cuộc phát triển, mở rộng lưu thông hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế Vì vậy nghiên cứu vấn đề thuế là rất cần thiết

Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, Nhà nước ta đã có những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mô cũng như các chính sách về thuế, chế độ kế toán Kế toán với chức năng giúp chủ doanh nghiệp trong công tác tổ chức kế toán, thống kê nhằm cung cấp những thông tin

về hoạt động kinh tế - tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ và kịp thời Kế toán thuế là công cụ quản lý và điều hành nền kinh tế, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với Nhà nước nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng

Là một phần hành khá quan trọng, tuy nhiên hiện nay kế toán thuế lại chưa được quan tâm đúng mức Kế toán thuế ngoài việc tuân thủ theo các nguyên tắc, chuẩn mực

kế toán còn phải thực hiện công việc sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật

về thuế Trong khi đó, luật thuế lại chưa ổn định, các luật thuế GTGT và thuế TNDN luôn được điều chỉnh và bổ sung liên tục gây không ít khó khăn cho người thực hiện Việc hạch toán đúng số thuế phải nộp sẽ giúp cho Doanh nghiệp thuận tiện trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước Một khi chấp hành nghiêm chỉnh

và thực hiện đầy đủ nghiệp vụ nộp thuế, doanh nghiệp sẽ nâng cao được uy tín của mình trên thị trường đồng thời đóng góp vào nguồn ngân sách làm lợi cho đất nước Tại công ty TNHH Tập Đoàn SƠN HẢI, thuế GTGT và thuế TNDN là hai sắc thuế chủ yếu, phát sinh thường xuyên, đóng góp không nhỏ đến lợi nhuận sau thuế Công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty, ngoài những ưu điểm vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục

tế Hu

ế

Trang 7

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, cùng với thời gian tìm hiểu thực

tế và mong muốn học hỏi của bản thân, em đã quyết định chọn đề tài: “THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG

TY TNHH TẬP ĐOÀN SƠN HẢI”

1.2 M ục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này bao gồm:

- Tổng hợp cơ sở lý luận về thuế và kế toán thuế GTGT, thuế TNDN hiện hành

- Tìm hiểu tình hình công ty và thực trạng công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tại công ty TNHH tập đoàn SƠN HẢI

- Đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp phần giúp doanh nghiệp tổ chức công tác kế toán hiệu quả hơn

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH TẬP ĐOÀN SƠN HẢI

- Phạm vi về nội dung: Công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN hiện hành

1.5 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp tham khảo tài liệu: Tham khảo tài liệu trên thư viện trường, các quy định của pháp luận, tham khảo các bài báo, bài viết liên quan trên các website

nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về thuế và kế toán thuế GTGT, TNDN hiện hành

- Phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành trao đổi trực tiếp với các nhân viên phòng kế toán, phòng hành chính nhằm tìm hiểu các thông tin liên quan đến đề tài, đặc biệt là quy trình công tác kế toán thuế GTGT, TNDN hiện hành

- Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá: Nhằm phân tích tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua, tình hình công tác kế toán thuế GTGT, TNDN

tế Hu

ế

Trang 8

Từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán thuế tại công ty

1.6 N ội dung kết cấu đề tài:

Đề tài gồm có 3 phần:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

Chương II: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công

ty TNHH TẬP ĐOÀN SƠN HẢI

Chương III: Đánh giá thực trạng và nêu ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tại công ty TNHH TẬP ĐOÀN SƠN HẢI

Phần III: Kết luận và kiến nghị

tế Hu

ế

Trang 9

PH ẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Nh ững vấn đề cơ bản về thuế:

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các pháp nhân, thể nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội Sự ra đời của thuế là một tất yếu khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước

Về kinh tế học, thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công Về phân phối thu nhập thì thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân Về người nộp thuế, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc

- Thứ nhất, thuế là một khoản thu hồi không bồi hoàn, không mang tính hoàn

trả trực tiếp, nộp thuế là một nghĩa vụ cơ bản nhất của công dân

- Thứ hai, thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc, để đảm bảo tập trung thuế trên phạm vi toàn xã hội Cho nên, trốn thuế hay gian lận thuế đều bị coi là những hành vi phạm pháp và phải chịu xử phạt về hành chính hoặc hình sự

- Thứ ba, các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho Nhà nước các khoản thuế

đã được pháp luật quy định

- Là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước

- Là công cụ điều tiết vĩ mô phù hợp vói sự phát triển kinh tế của từng thời kỳ

- Là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối

- Là công cụ thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động SXKD

tế Hu

ế

Trang 10

1.2 Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp:

1.2.1.1 Hệ thống văn bản pháp quy về thuế giá trị gia tăng: Một số văn bản pháp quy được các doanh nghiệp áp dụng đến năm 2013 và một số văn bản mới:

- Luật thuế giá trị gia tăng – số 13/2008/QH12, ban hành ngày 03/06/2008

- Luật thuế giá trị gia tăng – số 31/2013/QH13, ban hành ngày 19/06/2013

- Nghị định 123/2008/NĐ-CP, ngày 08/12/2008, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế GTGT

- Thông tư 06/2012/TT-BTC, ngày 11/01/2012, hướng dẫn thi hành nghị định 123

- Thông tư 28/2011/TT-BTC, ngày 28/02/2011, hướng dẫn thi hành một số điều

của luật quản lý thuế

- Thông tư 156/2013/TT-BTC, ngày 06/11/2013, hướng dẫn thi hành, sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế và nghị định 83/2013/NĐ-CP

Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch

vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu)

Đối tượng chịu thuế:

Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng không chịu thuế

Đối tượng không chịu thuế:

HHDV thuộc đối tượng không chịu thuế theo luật thuế GTGT số 13/2008/QH12

có các nhóm như sau:

- Sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp (ví dụ: sản phẩm từ trồng

trọt, chăn nuôi, thủy sản, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ

tế Hu

ế

Trang 11

qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu

nhập khẩu – khoản 1, điều 5, luật số 13/2008/QH12)

- HHDV mang tính chất thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống cộng đồng, không mang tính chất kinh doanh

- HHDV của một số ngành cần khuyến khích phát triển

Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất

• Giá tính thuế: Theo nguyên tắc thì giá tính thuế GTGT của HHDV chịu thuế GTGT là chưa có thuế GTGT của HHDV đó Cụ thể một số trường hợp sau:

(1) Đối với HHDV sản xuất trong nước bán ra hoặc cung ứng là giá bán chưa có thuế GTGT Đối với HHDV chịu thuế TTĐB là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT

(2) Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập khẩu + thuế nhập khẩu (nếu có) + thuế TTĐB (nếu có) + thuế bảo vệ mối trường (nếu có)

(3) Đối với hàng hóa theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán trả một

lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi

trả chậm

(4) Đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế GTGT

(5) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT Trường hợp xây

dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị thì giá tính thuế là giá

trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị

(6) Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa

có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển nhượng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp NSNN

Trang 12

(1) Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử

dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền

(2) Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ

hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ

(3) Đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình,

hạng mục, công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành

(4) Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan

(5) Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây

dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thu

tiền trong hợp đồng

(6) Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sách là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền

• Thuế suất: Hiện nay, có 3 mức thuế suất thuế GTGT:

- Thu ế suất 0%: Áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ cụ thể sau:

+ Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

+ Hoạt động vận tải quốc tế

+ Dịch vụ bưu chính, viễn thông

+ Hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT quy định tại Điều 5, luật thuế GTGT khi xuất khẩu

- Thu ế suất 5%: Theo quy định gồm các nhóm HHDV như sau:

+ Nước sạch phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt

+ Thuốc chữa bệnh, phòng bệnh, giáo dục, đồ dùng để giảng dạy và học tập + Dịch vụ khoa học và công nghệ…

+ Thiết bị máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp

+ Đồ chơi cho trẻ em

+ Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở (mới được bổ sung ở luật số 31/2013/QH13)

+ Các nhóm đối tượng khác

- Thu ế suất 10%: Áp dụng đối với tất cả các HHDV không chịu thuế suất 0% và

5% như đã nêu trên

tế Hu

ế

Trang 13

Phương pháp tính thuế:

 Phương pháp khấu trừ:

• Đối tượng áp dụng: Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 1 tỷ đồng trở lên, trừ hộ cá nhân kinh doanh Hoặc cơ sở đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ cá nhân kinh doanh

• Phương pháp xác định thuế GTGT phải nộp:

- Xác định thuế GTGT đầu ra:

- Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua HHDV (bao gồm cả TSCĐ) dùng cho SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT; số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng

từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài

- Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chưa thực hiện đầy đủ sổ sách, hóa đơn chứng từ

- CSKD mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ

- Doanh nghiệp, HTX có doanh thu hằng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 điều 10 của Luật số 31/2013/QH13 (bổ sung thêm luật cũ 13/2008/QH12)

• Phương pháp xác định thuế GTGT đầu ra:

tế Hu

ế

Trang 14

- Giá thanh toán của HHDV mua vào tương ứng bao gồm các khoản thuế và phí

đã trả tính trong giá thanh toán HHDV mua vào.Trường hợp CSKD không xác định được doanh số vật tư, hàng hóa mua vào ứng với doanh số bán ra thì:

GVHB = DS tồn đầu kỳ + DS mua trong kỳ - DS tồn cuối kỳ

- Đối với cá nhân, hộ kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hóa đơn mua, bán hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh

của từng hộ ấn định mức kinh doanh tính thuế Khi đó, GTGT được xác định bằng doanh thu ấn định nhân với (x) tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu

1.2.1.5 Kê khai, nộp thuế, quyết toán, hoàn thuế:

Kê khai thuế:

Nếu khai thuế GTGT là loại khai theo tháng: Các cơ sở kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT phải có trách nhiệm lập và gửi cho cơ quan thuế tờ khai tính thuế GTGT

tế Hu

ế

Trang 15

từng tháng kèm theo bảng kê HHDV mua vào, bán ra theo mẫu quy định Thời gian nộp kê khai thuế chậm nhất là ngày 20 của đầu tháng tiếp theo

Nếu khai thuế GTGT là loại khai theo quý: Chậm nhất không quá ngày thứ 30 đầu quý tiếp theo

Khai thuế đối với hàng nhập khẩu: Theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan hải quan

Nộp thuế:

CSKD nộp thuế theo phương pháp khấu trừ sau khi nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế phải nộp thuế GTGT vào NSNN, chậm nhất không quá ngày 20 của tháng tiếp theo (là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế)

Tổ chức, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT kê khai và thực hiện nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế, chậm nhất không quá ngày 20 của tháng tiếp sau Riêng cá nhân kinh doanh nộp thuế theo mức khoán ổn định thì nộp thuế theo thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế

Người nhập khẩu thì nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu theo từng lần nhập khẩu, thời hạn nộp theo thời hạn nộp thuế nhập khẩu

Thuế GTGT nộp vào NSNN bằng đồng Việt Nam

Quyết toán thuế:

Các CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp lập và gửi tờ khai điều chỉnh thuế GTGT năm cho cơ quan thuế, chậm nhất không quá 90 ngày kể từ ngày 31/12 của năm điều chỉnh Số liệu tờ khai điều chỉnh được sử dụng để điều chỉnh thuế GTGT của tháng 3 năm sau Năm quyết toán được tính theo năm dương lịch Đạ i h

tế Hu

ế

Trang 16

Hoàn thuế:

Các trường hợp được hoàn thuế GTGT

theo luật thuế số 13/2008/QH12

Các trường hợp hoàn thuế được chỉnh sửa, bổ sung trong luật thuế số

31/2013/QH13

phương pháp khấu trừ thuế được hoàn

thuế GTGT nếu trong ba tháng liên tục

trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa

được khấu trừ hết

- CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng

hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất 12 tháng

từ tháng đầu tiên hoặc ít nhất sau bốn quý từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT chưa được khấu trừ mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế

- CSKD trong tháng có HHDV xuất

khẩu, nếu số thuế GTGT đầu vào của

hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng

chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở

lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng

- CSKD trong tháng, quý có HHDV

xuất khẩu, nếu số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý

- CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết

- CSKD có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.Và một số trường hợp khác

tế Hu

ế

Trang 17

1.2.2 Thu ế thu nhập doanh nghiệp:

1.2.2.1 Hệ thống văn bản pháp quy thuế thu nhập doanh nghiệp: Một số văn bản pháp quy về thuế thu nhập doanh nghiệp mà các doanh nghiệp đang áp dụng trong năm

2013 và một số văn bản mới áp dụng vào năm 2014:

- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, luật số 14/2008/QH12, ban hành ngày 03/06/2008

- Nghị định 124/2008/NĐ-CP, ngày 11/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật thuế TNDN

- Nghị định 122/2011/NĐ-CP, ngày 27/12/2011 về sửa đổi và bổ sung một số điều về hướng dẫn, thi hành một số điều của luật thuế TNDN và nghị định 124/2008

- Thông tư 123/2012/TT-BTC, ngày 27/07/2012 về hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế TNDN

- Luật “sửa đổi và bổ sung một số điều của luật thuế TNDN”, luật số 32/2013/QH13, ngày 19/06/2013

- Thông tư 28/2011/TT-BTC, ngày 28/02/2011, hướng dẫn thi hành một số điều

của luật quản lý thuế

- Thông tư 156/2013/TT-BTC, ngày 06/11/2013, hướng dẫn thi hành, sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế và nghị định 83/2013/NĐ-CP

1.2.2.2 Khái niệm:

Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh có phát sinh thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

1.2.2.3 Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế TNDN:

Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế:

Đối tượng chịu thuế TNDN cũng chính là người nộp thuế là tổ chức hoạt động SXKD HHDV có thu nhập chịu thuế TNDN, bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân; văn phòng luật sư; văn phòng công chứng tư; hộp tác xã; các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có SXKD HHDV

Đối tượng không chịu thuế:

- Các tổ chức sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm nông nghiệp, từ

việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp

tế Hu

ế

Trang 18

- Doanh nghiệp dành riêng cho người lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV

- Các tổ chức có thu nhập từ việc từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa

học, phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm từ công nghệ mới lần đầu áp dụng ở Việt Nam

- Các tổ chức dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ

em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội

1.2.2.4 Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN:

-

Thu nhập được miễn

Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

• Thuế suất:

Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13

- Thuế suất thuế TNDN là 25% là mức

thuế phổ thông nhất

- Đối với CSKD tiến hành tìm kiếm, thăm

dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý

hiếm khác thì thuế suất thuế TNDN là từ

32% đến 50%

- Đối với các dự án thuộc diện ưu đãi đầu

tư thì áp dụng các mức thuế suất ưu đãi:

20%, 10%

- Từ 01/01/2014 áp dụng mức thuế suất phổ thông là 22%

- Đối với DN có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất phổ thông 20% kể từ 01/07/2013

- Từ ngày 01/01/2016, mức thuế suất phổ thông là 20% và mức thuế suất ưu đãi 20% được điều chỉnh giảm xuống còn 17%

tế Hu

ế

Trang 19

Phương pháp tính thuế:

Thuế TNDN phải nộp trong

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế

X Thuế suất thuế

Phần trích lập quỹ

Thuế suất thuế TNDN (%)

(*)Thu nhập chịu thuế (TNCT):

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác

- Doanh thu để tính TNCT là toàn bộ tiền cung cấp HHDV bao gồm cả các khoản

trợ giá, phụ trội, phụ thu mà CSKD được hưởng (không phân biệt đã thu tiền hay chưa)

Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở

hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua hoặc đã xuất hóa đơn

Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt TNCT là công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu Trường hợp xây

dựng có bao thầu nguyên vặt liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng,

lắp đặt bao gồm cả giá trị NVL, máy móc, thiết bị trường hợp không bao thầu NVL, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị NVL, máy móc, thiết bị Và một số trường hợp khác được quy định tại điều 5, thông tư TT123/2012/TT-BTC

- Chi phí hợp lý của CSKD là hợp lý, được tính trừ để xác định TNCT, khi tuân

thủ đồng thời các nguyên tắc sau:

+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

tế Hu

ế

Trang 20

+ Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt

buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật

- Những khoản chi phí không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế:

Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13

- Khoản chi không đáp ứng đủ các điều

kiện quy định tại khoản 1 điều này, trừ

phần giá trị tổn thất do thiên tai, bệnh

dịch và trường hợp bất khả kháng khác

không được bồi thường

- Chi khấu hao tài sản cố định không sử

dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ không được

theo dõi, quản lý, không có giấy tờ xác

minh quyền sở hữu của DN

- Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu,

năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu

hao hợp lý

- Chi tiền lương, tiền công và các khoản trả

khác cho người lao động mà DN đã hoạch

toán vào chi phí trong kỳ nhưng thực tế

không chi trả hoặc không có chứng từ thanh

toán theo quy định của pháp luật tiền lương,

tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ

công ty TNHH một thành viên

Luật thuế 32/2013/QH13 đã bổ sung và sửa một số điều về chi phí được trừ và không được trừ như sau:

- Được tính vào chi phí được trừ phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

- Nâng tỷ lệ khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại từ 10% lên 15% tổng chi phí

- Loại bỏ chiết khấu thanh toán, chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí ra khỏi diện chi phí khống chế

- Bổ sung vào chi phí được trừ đối với khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước đối với các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tài trợ nhà cho các đối tượng chính sách; tài trợ làm nhà đại đoàn kết

- Bỏ quy định về khoản chi không được trừ đối với phần chi vượt mức tiêu hao NVL, năng lượng, hàng hóa do DN tự xây dựng và thông báo với cơ quan thuế

- Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, hoặc vượt quá 5triệu đồng/người/năm

Trang 21

- Thu nhập khác, bao gồm:

+ Thu từ chênh lệch về mua, bán chứng khoán

+ Khoản thu từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản

+ Lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, lãi bán hàng trả chậm

+ Thu tiền vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi trừ tiền bị phạt hợp đồng kinh tế + Thu từ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái

+ Hoàn nhập các khoản dự phòng

+ Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được

+ Và một số khoản khác được quy định tại điều 7, TT123/2012/TT-BTC

1.2.2.5 Kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế:

Kê khai thuế:

- CSKD có trách nhiệm kê khai và nộp tờ khai thuế tạm nộp cả năm theo mẫu quy định cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất vào ngày 25 tháng 1 hằng năm Căn cứ để kê khai là kết quả SXKD của năm trước và khả năng kinh doanh của năm

tiếp theo để tự kê khai doanh thu, chi phí, TNCT, số thuế phải nộp cả năm, có thể chia

ra từng quý theo mẫu của cơ quan thuế

- Cơ sở SXKD chưa thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ thì việc kê khai tính thuế căn cứ vào tỷ lệ TNCT trên doanh thu và thuế suất như sau:

+ CSKD đã thực hiện bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có hóa đơn, chứng từ,

phải kê khai doanh thu và tính thuế hàng tháng theo công thức sau:

Thuế TNDN phải

Doanh thu bán

ra

X

Tỷ lệ(%) thu nhập chịu thuế

x Thuế suất thuế TNDN

(%)

+ Hộ kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ mua, bán hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu để tính thu nhập chịu thuế và tính thuế theo công thức:

Thuế TNDN phải

Doanh thu ấn định

X

Tỷ lệ(%) thu nhập chịu thuế

x Thuế suất thuế TNDN

Trang 22

- Trường hợp đơn vị tự tính, tự khai, tự nộp thì thời hạn nộp thuế TNDN chậm

nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế Cụ thể là:

+ Thời hạn tạm nộp thuế theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế

+ Thời hạn nộp thuế theo quyết toán chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính

- Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế thì thời hạn nộp thuế là

thời hạn ghi trên thông báo cho cơ quan thuế

Quyết toán thuế:

Kết thúc kỳ tính thuế, CSKD phải thực hiện quyết toán thuế TNDN với cơ quan thuế trực tiếp quản lý và phải nộp tờ khai quyết toán thuế trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính

Nếu số thuế tạm nộp trong năm thấp hơn số thuế thực tế phải nộp theo báo cáo quyết toán thuế thì CSKD phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu trong thời hạn 10 ngày kể

từ ngày nộp báo cáo quyết toán Ngược lại, CSKD được khấu trừ số tiền thuế nộp thừa vào số thuế TNDN phải nộp của kỳ tiếp theo

Đối với những CSKD không nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN thì phải nộp thuế theo số ấn định của cơ quan thuế

1.3 K ế toán thuế GTGT và thuế TNDN:

1.3.1.1 Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Kế toán thuế GTGT đầu vào:

a Chứng từ kế toán: Một số chứng từ kế toán thường được sử dụng trong các doanh nghiệp:

- Hóa đơn GTGT (01/GTGT-3LL), hóa đơn chứng từ đặc thù

- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào (01-2/GTGT)

Trang 23

- Bảng kê khai diều chỉnh thuế GTGT đầu vào được phân bổ trong năm 4B/GTGT)

(01 Bảng giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (01/KHBS)

- Chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu

b Tài khoản sử dụng:

TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

- Số thuế GTGT đầu vào được

khấu trừ

- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ

- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ

- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng trả lại, hoặc được giảm giá

- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại

- Số thuế GTGT đầu vào còn được

khấu trừ

- Số thuế GTGT đầu vào còn được

hoàn lại nhưng NSNN chưa trả

TK 133 có 2 tài khoản cấp 2:

- TK 1331 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của HHDV

- TK 1332 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của TSCĐ

c Phương pháp hoạch toán:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu vào

T huế GT GT của hàng Khấu trừ thuế GT GT

T huế GT GT đầu vào

mua vật tư, hàng hóa hoặc các chi phí bằng tiền khác

152,153,211,156,

TK133

111,112,331 nhập khẩu được khấu trừ

Trang 24

Kế toán thuế GTGT đầu ra:

a Chứng từ kế toán:

- Hóa đơn GTGT (01/GTKT-3LL)

- Bảng kê hóa đơn, chứng từ GGDV bán ra (01-1/GTGT)

- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (01/KHBS)

- Bảng tổng hợp thuế GTGT theo bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (01-3/GTGT)

- Tờ khai thuế GTGT của tháng (01/GTGT)

- Chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu

- Số thuế GTGT phải nộp của hoạt động tài chính, thu nhập khác

- Số thuế GTGT của hàng nhập khẩu

- Số thuế GTGT đã nộp thừa - Số thuế GTGT còn phải nộp vào

Trang 25

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu ra 1.3.1.2 Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Kế toán thuế GTGT của HHDV mua vào:

- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (01/KHBS)

b Nguyên tắc hạch toán HHDV mua vào:

Giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm

cả thuế GTGT đầu vào)

Kế toán thuế GTGT của HHDV bán ra:

a Chứng từ kế toán:

Tương tự chứng từ kế toán thuế GTGT của HHDV mua vào

b Nguyên tắc ghi nhận doanh thu, thu nhập:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác là tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT, bao gồm cả các khoản phụ thu, phí được hưởng ngoài giá

Nộp thuế GTGT vào NSNN

tế Hu

ế

Trang 26

c Phương pháp hạch toán HHDV mua vào, bán ra:

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

1.3.2.1 Chứng từ kế toán:

- Hóa đơn GTGT, hóa đơn thông thường, hóa đơn đặc thù

- Bảng kê 02/GTGT, 03/GTGT, 04/GTGT,05/GTGT, 06/GTGT

- Tờ khai thuế TNDN tạm tính (mẫu 01A/TNDN, 01B/GTGT)

- Tờ khai thuế TNDN tính theo tỷ lệ thu nhập trên doanh thu (mẫu 04/TNDN)

- Tờ khai TNDN khấu trừ từ tiền hoa hồng đại lý (mẫu 05/TNDN)

- Tờ khai quyết toán thuế TNDN (mẫu 03/ TNDN)

1.3.2.2 Phương pháp hạch toán:

Kế toán thuế TNDN hiện hành:

a Tài khoản sử dụng:

TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Số thuế TNDN thực tế phải nộp trong

năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp

SDDK: Số thuế TNDN còn phải nộp đầu

về hđ tiêu thụ, hđ tài chính thuế GT GT phải nộp của hàng nhập khẩu

TK 711

TK 3331

giá mua vật tư, hàng hóa

tài sản (cả thuế GT GT )

thuế GT GT được miễn

giảm nhận lại bằng tiền

nộp thuế GT GT cho ngân sách

Trang 27

- Thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí

thuế TNDN hiện hành phát sinh trong

năm

- Thuế TNDN của các năm trước phải nộp

bổ sung do phát hiện sai sốt không trọng

yếu của các năm trước được ghi tăng chi

phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện

tại

- Số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm

- Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm

do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại

- Kết chuyển chi phí thuế TNDN sang TK

911

TK 8211 không có số dư cuối kỳ

b Phương pháp hạch toán:

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán kế toán thuế TNDN hiện hành

Việc tổ chức hệ thống sổ kế toán phụ thuộc vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng Các doanh nghiệp có thể tổ chức sổ sách kế toán dựa vào một trong các hình thức kế toán sau:

- Hình thức kế toán Nhật ký chung

- Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái

- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

K/c chi phí thuế TNDN (nếu số PS Nợ < số PS Có)

Thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số phải nội, giảm thuế

K/c chi phí thuế TNDN (nếu số PS Có < số PS Nợ)

TK 8211

Thuế TNDN tạm nộp phải nộp

Trang 28

- Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ

- Hình thức kế toán bằng máy

Kế toán thuế là một phần hành không thể thiếu trong công tác kế toán của doanh nghiệp Tất cả các phần hành kế toán từ kế toán quá trình mua các yếu tố đầu vào tới quá trình bán ra và xác định kết quả kinh doanh đều có liên quan tới các yếu tố về thuế Kế toán thuế ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh có liên quan làm tài liệu cơ sở, phục vụ việc tính toán, kê khai, nộp và quyết toán thuế Kế toán thuế theo dõi diễn biến quá trình nộp thuế của từng loại thuế theo mỗi nghiệp vụ phát sinh phục vụ cho công tác quản lý, đôn đốc nộp thuế, thực hiện đúng nghĩa vụ đóng góp theo luật thuế

Việc tính đúng các khoản thuế ngay khi phát sinh góp phần quan trọng vào việc xác định đầy đủ và chính xác giá mua các yếu tố đầu vào, chi phí của quá trình sản xuất, xác định đúng doanh thu trong kỳ Do đó, việc nắm vững quy trình hạch toán các loại thuế có một ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán của doanh nghiệp Để tính số tiền thuế phải nộp, đã nộp trong kỳ kế toán nhất thiết phải theo dõi chặt chẽ tài khoản “Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước” Như vậy, chỉ có thể theo dõi chặt chẽ tài khoản “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước” mới tình ra số thuế đã nộp trong kỳ

Để có thể nhận xét, đánh giá đúng về tình hình thanh toán còn cần có những thông tin về nhu cầu và khả năng thanh toán, căn cứ trên số thuế cần thanh toán cho Nhà nước, doanh nghiệp sẽ tìm được nguồn tiền để chi trả theo đúng thời gian quy định, tạo cơ sở cho việc thực hiện tốt quy định về giao nộp ngân sách nhà nước

Thông qua việc nghiên cứu kế toán thuế tại doanh nghiệp sẽ có thêm những thông tin cập nhập bổ ích về hệ thống thuế hiện hành của nhà nước Đồng thời công tác kế toán thuế cũng giúp cho sự phân biệt giữa phạm vi và cách tính lợi nhuận kế toán so với lợi nhuận chịu thuế Từ đó làm rõ khái niệm chi phí hợp lệ và không hợp lệ trong kinh doanh được quy định bởi cơ chế tài chính

tế Hu

ế

Trang 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT

2.1 T ổng quan về công ty TNHH Tập Đoàn Sơn Hải:

Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải sau đây gọi tắt là “Công ty” được thành lập

theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3100196175 đăng ký lần đầu vào ngày

13 tháng 04 năm 1998 và sửa đổi bổ sung lần thứ 14 ngày 12 tháng 07 năm 2012 của Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh Quảng Bình cấp

Trụ sở: 117 đường Hữu Nghị, phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Lúc đầu thành lập công ty TNHH tập đoàn Sơn Hải là công ty TNHH có tổng

số vốn còn ít chỉ hoạt động trong phạm vi tỉnh Quảng Bình Trải qua hơn 10 năm xây dụng và phát triển Công ty TNHH Tập Đoàn Sơn Hải đã không ngừng lớn mạnh, quy

mô hoạt động của doanh nghiệp đã từng bước được mở rộng Với sự khởi đầu chỉ với

20 lao động thì đến nay đội ngũ lao động chính thức đã lên đến 350 Phạm vi hoạt động cũng được mở rộng ra các tỉnh thành khắp Miền Trung và Tây Nguyên Tổng nguồn vốn kinh doanh đã được bổ sung từ kết quả hoạt động và đóng góp của các thành viên Hiện tại vốn điều lệ của đơn vị là 362.422.000.000 VNĐ

Trình độ của cán bộ công nhân viên tương đối đồng đều, các phòng ban được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ Công ty luôn chú trọng mua sắm máy móc thiết hiện đại phù hợp với yêu cầu kỹ thuật các công trình

Với 1 Công ty được thành lập và phát triển trong giai đoạn thị trường xây dựng cạnh tranh gay gắt, Công ty TNHH Tập Đoàn Sơn Hải với quan điểm “lấy chất lượng,

kỹ thuật, mỹ thuật của công trình là tiêu chí hàng đầu” vì vậy Công ty đã xây dựng nhiều công trình với chất lượng tốt, tạo uy tín trên thị trường xây dựng, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực đấu thầu Từ đó Công ty không những bảo toàn vốn hoạt động mà ngày càng phát triển lớn mạnh nâng cao lợi nhuận, bổ sung nguồn vốn kinh doanh Công ty TNHH Tập Đoàn Sơn Hải là một trong những công ty xây lắp lớn, có

uy tín của tỉnh Quảng Bình cũng như cả nước

tế Hu

ế

Trang 30

2.1.2 Ch ức năng và nhiệm vụ của công ty:

2.1.2.1 Chức năng:

Công ty TNHH Tập Đoàn Sơn Hải là một doanh nghiệp trong ngành xây dựng

với chức năng chủ yếu:

− Xây dựng dân dụng, giao thông, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, công nghiệp; Khai thác đá cát sỏi, đất các loại

− Trang trí ngoại thất và xây dựng các công trình cây xanh

− Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê

− Mua bán, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, đồ ngũ kim, máy móc thiết bị và phụ tùng máy, xe có động cơ, ô tô

− Kinh doanh mua bán xăng dầu

2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty:

Công ty TNHH Tập Đoàn Sơn Hải có chức năng nhiệm vụ chính như sau :

- Huy động, quản lý vốn có hiệu quả

- Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển dài hạn và hằng năm phù hợp với tình hình chung của thị trường

- Trực tiếp quản lý, ký kết hợp đồng với khách hàng và thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết

- Xây dựng kế hoạch nâng cấp, cải tạo, đổi mới trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng

- Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của

luật lao động và luật công đoàn

- Thực hiện đúng chế độ quy định về quản lý vốn, tài sản, các quy định về chế

độ hạch toán, chịu trách nhiệm về tính xác thực hoạt động tài chính của công ty, công

bố báo cáo tài chính hằng năm

- Thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty:

Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Tập Đoàn Sơn Hải được biển hiện qua sơ

Trang 31

Ghi chú : Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Tập Đoàn Sơn Hải

(Nguồn: Phòng tổ chức lao động – công ty TNHH Tập Đoàn Sơn Hải)

Công ty TNHH tập đoàn Sơn Hải thực hiện việc tổ chức bộ máy quản lý theo hình

thức tập trung mọi quyết định đều do giám đốc đưa ra Giúp việc cho giám đốc là 1 phó giám đốc và các phòng ban chức năng

2.1.3.2 Ch ức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

- Giám đốc công ty: là người có quyền lớn nhất của công ty, có nhiệm vụ quản

lý điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan nhà nước

Phó giám đốc: là người trợ giúp giám đốc thay mặt giám đốc đièu hành mọi hoạt động của công ty khi giám đốc vắng mặt, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật

- Phòng kế toán tài chính: là phòng nghiệp vụ giúp giám đốc trong việc tổ chức và chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính kế toán, thông tin kinh tế, tổ chức hoạch toán nội bộ, là nơi quản lý

Giám đốc Phó giám đốc

Phòng kế

toán tài

chính

Phòng tổ chức lao động

Ban an toàn lao động

Phòng kế hoạch kỹ thuật

Trang 32

tài sản nguồn vốn của công ty theo chế độ chính sách và Pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước và những quy định cụ thể khác của công ty về công tác quản lý kinh tế tài chính

- Phòng kế hoạch - kỹ thuật: Thiết kế, lập kế hoạch và trực tiếp chỉ đạo việc xây lắp các các công trình

- Phòng tổ chức lao động: Tuyển dụng, ký kết hợp và quản lý lao động, quản lý

kế hoạch tiền lương tiền lương Lưu trữ văn bản bảo mật, quản lý con dấu

- Ban an toàn lao động: Mua sắm, cấp phát cho người lao động làm việc an toàn hiệu quả, tránh tai nạn khi lao động

tiến hành thi công xây lắp

Mua sắm vật liệu, thuê nhân công

Sơ đồ 2.2: Quy trình công trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây dựng

( Nguồn : Công ty TNHH tập đoàn Sơn Hải)

Để tồn tại và phát triển lâu dài, các doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường Với Công ty TNHH tập đoàn Sơn Hải để

Giao nhận hạng mục công trình hoàn

thành

Thanh lý hợp đồng bàn giao công trình

Duyệt quyết toán công trình hạng mục

Trang 33

chiếm được thị phần lớn trong ngành xây dựng, nâng cao khả năng cạnh tranh từng bước đổi mới trang thiết bị đã cũ và lạc hậu bằng những máy móc thiết bị hiện đại nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cũng như phải xây dựng một hệ thống tài chính đủ mạnh để có thể giải quyết được các vấn đề Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển nên cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế nên ngành xây dựng cơ bản đang được nhà nước xác định là ngành mũi nhọn giúp phát triển nhanh hệ thống cơ sở hạ tầng là

ngành thu hút được vốn đầu tư nhiều nhất nên thị trường của Công ty là rất rộng lớn, nếu lúc thành lập phạm vi hoạt động chủ yếu là các huyện thị trấn trong tỉnh Quảng Bình thì nay công ty đã nắm bắt được nhu cầu của xã hội nên Công ty TNHH tập đoàn Sơn Hải đã mở rộng quy mô Sản xuất vươn đến tất cả các tỉnh thành trong nước đặc biệt là khu vực Tây Nguyên nơi mà cơ sở hạ tầng đang có nhiều yếu kém

Là một đơn vị có uy tín ở tỉnh Quảng Bình nên quan hệ với các Ngân hàng, và Cục thuế cũng rất tốt Là đơn vị luôn đứng đầu về việc chấp hành về vấn đề nộp thuế, tham gia tích cực vào các buổi tập huấn bồi dưỡng về hoạt động thuế Là bạn hàng tin cậy của Công Ty Xi măng Sông Gianh Quảng Bình, Công ty Xăng Dầu Hương Thuỷ (Tỉnh Thừa Thiên Huế) Do đó Công ty TNHH tập đoàn Sơn Hải luôn đạt được

kế hoạch đã đề ra

2.1.4.1 Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty qua 3 năm:

Hoạt động kinh doanh của DN phụ thuộc rất nhiều vào tình hình tài sản – nguồn vốn Tình hình tài sản – nguồn vốn thể hiện quy mô sản xuất của doanh nghiệp cũng như khả năng phát triển hay mở rộng sản xuất của doanh nghiệp trong tương lai

Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty được phòng kế toán theo dõi và tổng hợp vào bảng cân đối kế toán Dựa vào bảng 2.1 – tình hình tài sản – nguồn vốn qua

ba năm 2011-2012, ta thấy:

Tổng tài sản:

Tổng tài sản của công ty có xu hướng giảm dần qua ba năm Năm 2011, tổng tài sản của công ty là 944.846 trđ thì qua năm 2012 giảm còn 801.380 trđ, tương ứng giảm 15,18% so với năm 2011 và tiếp tục giảm thêm 7.309 trđ, giảm xuống còn 794.071trđ vào năm 2013 (tương ứng giảm 0,91% so với năm 2012) Trong đó:

tế Hu

ế

Trang 34

- Tài sản ngắn hạn của công ty TNHH Tập Đoàn Sơn Hải biến động bất thường qua 3 năm: Năm 2012 giảm 110.926 trđ(giảm 21,8%) so với năm 2011, chiếm 49,64%

tổng tài sản Qua năm 2013, Tài sản ngắn hạn lại tăng lên thành 415.625 trđ, tăng 17,781 trđ và tỷ lệ chênh lệch là 4,47% và chiếm 52,34% tổng tài sản Nguyên nhân

của biến động này là do sự tác động của các khoản mục trong tài sản ngắn hạn:

+ Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty có xu hướng tăng đều qua 3 năm, năm 2011 là 52.301 trđ thì năm 2013 tăng lên thành 91.125 và tăng thêm 35.104 trđ, tương ứng tăng đến 62,66% so với năm 2012 Khoản mục này trong năm 2013 chiếm 11,48% tổng tài sản Việc khoản mục tiền liên tục tăng lên được đánh giá khả năng thanh toán tức thời của công ty tăng lên, giúp khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty được cải thiện, đây là một dấu hiệu phát triển tốt Tuy nhiên, việc

tiền mặt tăng lên sẽ dẫn đến trình trạng ứ đọng vốn, rủi ro mất giá của đồng tiền và ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn

+ Các khoản phải thu ngắn hạn thì lại biến động giảm vào năm 2011 -2012: Năm

2012 giảm xuốn còn 97.735 trđ, giảm 60.187 trđ so với năm 2011 nhưng lại tăng mạnh lên thành 225.417 trđ vào năm 2013 (tương ứng tăng thêm 130,64% so với năm 2012) Nguyên nhân là do tất cả các khoản mục nhỏ như phải thu khách hàng, trả trước người bán,… trong năm 2013 đều tăng lên và đặc biệt là xuất hiện thêm khoản mục phải thu

nội bộ ngắn hạn là 328 trđ (đây là kết quả của việc sát nhập công ty xăng dầu 1 thành đơn vị trực thuộc của công ty tập đoàn Sơn Hải) đã giúp cho các khoản phải thu ngắn

hạn tăng mạnh như vậy Tuy nhiên, việc tăng lên của các khoản phải thu khách hàng đang chứng tỏ là công ty đang bị chiếm dụng vốn nhiều hơn so với năm 2012 Đây là khoản mục chiếm nhiều nhất trong các khoản mục của TSNH và chiếm 28,29% tổng tài sản

tế Hu

ế

Trang 35

Bảng 2.1: Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty (2011-2013) ĐVT: Triệu đồng

Gía trị (trđ) Cơ cấu (%)

Gía trị (trđ) Cơ cấu (%)

tế Hu

ế

Trang 36

+Tài sản dài hạn giảm nhẹ qua ba năm 2011 -2013: năm 2011, TSDH là 436.076trđ thì giảm còn 403.536 trđ, giảm 32.540 trđ (tương ứng giảm 7,46%) so với năm 2011 Đến năm 2013 thì lại tiếp tục giảm xuống còn 378.445 trđ, tương ứng giảm 6,22% so với năm 2012 Tài sản dài hạn giảm nguyên nhân chủ yếu là do tài sản cố định hữu hình giảm còn 222.991 trong năm 2013 Như ta đã biết thì trang thiết bị dùng để thi công và xây dựng các công trình có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài nên việc mua sắm thêm các máy móc thiết bị là không cần thiết đó là lý do mà công ty chỉ mua sắm một số phương tiện vận tải mới dẫn đến nguyên giá tài sản cố định chỉ tăng ít vào năm

2012, mặc dù nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng lên nhưng việc khấu hao tài sản lại nhiều hơn nên là cho TSCĐ giảm TSDH luôn chiếm khoảng 45% tổng tài sản, riêng năm 2012 lài chiếm 50,36% tổng tài sản nhứng lại giảm xuống 47,66%tổng tài sản trong năm 2013 Cơ cấu tổng tài sản của công ty khá cân bằng với nhau giữa TSNH và TSDH, đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty đã có những chính sách trong việc quản lý tài sản

Tổng nguồn vốn:

Về nguồn vốn, tổng nguồn vốn của công ty trong năm 2013 là 794.071 trđ (chiếm 100%) So với năm 2012 thì giảm 7.309trđ (nguồn vốn năm 2012 là 801.380trđ), tương ứng giảm xuống 0,91% Nguồn vốn của công ty gồm có nợ phải trả

và vốn chủ sở hữu trong đó, năm 2013:

- Nợ phải trả là 415.161 trđ (chiếm 59,61%tổng nguồn vốn), chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả có xu hướng biến động giảm trong ba năm 2011-2013: năm 2012 giảm xuống 433.444trđ so cới năm 2011 và năm 2013 giảm thêm 18.283trđ (tương ứng giảm 4,22%) so với năm 2012 Nguyên nhân là do sự biến động khác nhau của các khoản mục trong nợ phải trả và nguyên nhân chính là do sự giảm

xuống đáng kể của nợ dài hạn trong năm 2013 Năm 2013, nợ dài hạn chỉ còn 140.095,

giảm 46,16% so với năm 2012 cùng với đó là việc các khoản vay và nợ dài hạn trong năm 2013 đã không còn (năm 2012 là 81.285 trđ), việc nợ dài hạn không có chứng tỏ

khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty là rất cao, công ty đảm bảo được khả năng thanh toán và giữ vững uy tín của công ty trên thị trường

tế Hu

ế

Trang 37

- Năm 2013, vốn chủ sở hữu của công ty 378.910 trđ, chiếm 47,72%tổng nguồn

vốn, tăng thêm 10.973 trđ so với năm 2012, trong đó: cốn đầu tư của chủ sỡ hữu tăng thêm 6.462 trđ, thành 368.885 trđ so với năm 2012 Cùng với sự tăng thêm của lợi nhuận chưa phân phối, năm 2013 là 10.024 trđ tăng 4.510trđ, tương ứng tăng 81,79%

so với năm 2012 Cơ cấu giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty Tập Đoàn Sơn Hải khá cân bằng trong ba năm qua, tuy nhiên nợ phải trả luôn chiếm nhiều hơn (chiếm khoảng 52% và vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 48%), điều này chứng tỏ công ty

vẫn có tình trạng bị chiếm dụng vốn, có khả năng gặp các rủi ro về tài chính Tỷ trọng

nợ phải trả như vậy chứng tỏ công ty độc lập tương đối tự chủ trong thanh toán

Nhìn một cách tổng quan, qua ba năm phát triển từ năm 2011 đến năm 2013 mặc

dù giá trị tài sản và nguồn vốn của công ty có nhiều biến động nhưng cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong từng năm tương đối ổn định và khá cân bằng

2.1.4.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm:

Dựa vào số liệu bảng 2.2, ta có thể thấy được chỉ tiêu doanh thu thuần biến động tăng trong cả ba năm DTT của năm 2011 là 402.505trđ, năm 2012 là 477.705trđ, tăng 75.200trđ (tương ứng tăng 18,68%) so với 2011 Năm 2013, DTT của công ty tiếp tục tăng lên thêm 28.610trđ (tương ứng tăng 5,99%) so với năm 2012, tăng thành 506.315trđ DTT tăng lên trong ba năm 2011-2013 nhờ vào việc công ty mở rộng thị trường sang các khu vực lân cận đặc biệt là các tỉnh Nam miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi và giữa năm 2013, công ty Xăng dầu số 1- Quảng Bình đã sát nhập với Tập Đoàn Sơn Hải trở thành đơn vị trực thuộc của Sơn Hải Vì vậy ngoài doanh thu của các công trình còn có doanh thu xăng dầu trong năm 2013 Lợi nhuận sau thuế của công ty biến động không đồng đều, cụ thể: Năm 2011, LNST là 16.723trđ, nhưng sang năm 2012 lại giảm khá mạnh, giảm đến 12.128trđ (tương ứng giảm 72,52%) so với năm 2011 và lại tăng lên 2.133trđ, tương ứng tăng 46,42% trong năm 2013 Ta có thể nhận thấy, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh trong năm 2012 không phải do tác động của doanh thu thuần mà do sự tăng lên của các khoản chi phí trong tình hình khó khăn

Trang 38

Doanh thu của công ty vẫn là một mức tăng trưởng cao trong ngành, với chính sách

mở rộng đầu tư và việc thành các công trình bàn giao chi đối tác kịp thời, sát nhập công ty xăng dầu Số 1 thành đơn vị phụ thuộc đã giúp công ty tăng doanh thu trong năm 2013 Cùng với sự tăng lên của DTT thì giá vốn hàng bán cũng tăng trong ba năm 2011-2013: năm 2011, GVHB là 342.106trđ và đã tăng thêm 68.602trđ vào năm 2012 (tăng 20,05%) Sang năm 2013, GVHB tiếp tục tăng lên thành 469.490trđ, tăng thêm 58.782trđ (tương ứng tăng 14,31%) so với năm 2012, đây là dấu hiệu cho thấy GVHB tăng, nguyên nhân là do giá đầu vào tăng trong năm Doanh thu thuần và giá vốn hàng bán tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của DTT nhỏ hơn tốc độ tăng của GVHB đã làm cho chỉ tiêu lợi nhuận gộp giảm trong ba năm 2011-2013, năm 2013 chỉ tiêu này là 36.826trđ, giảm 30.171trđ (tương ứng giảm 45,03%) so với năm 2012 (năm 2012 là 66.997 trđ, năm 2011 là 110.399trđ) Việc GVHB tăng có thể là xấu, tuy nhiên nếu ta xét trong bối cảnh kinh tế khó khăn như năm 2013 và nhu cầu về xây dựng của khách hàng, những việc đó đã dẫn đến nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh ảnh hưởng đến giá vốn của công ty Việc sát nhập thêm công ty xăng dầu Số 1 thành đơn vị hạch toán phụ thuộc đã làm Tập Đoàn Sơn Hải xuất hiện thêm khoản mục chi phí bán hàng trong năm 2013 là 665 trđ Với việc luôn mở rộng quy mô đầu tư thì các chi phí QLDN tăng

do sự gia tăng chủ yếu của các chi phí khấu hao nhà xưởng, khấu hao thiết bị văn phòng,… Chi phí tài chính của công ty giảm trong suốt ba năm và đến năm 2012 thì

chi phí tài chính chỉ còn 17.051trđ, chủ yếu là chi phí lãi vay, điều này chứng tỏ công

ty đã áp dụng tốt đòn bẩy tài chính và lá chắn thuế Với sự biến động của doanh thu và chi phí như vậy nên lợi nhuận thuần cũng có sự tăng giảm không đồng đều trong năm 2011-2013, năm 2012 thì lợi nhuận thuần giảm xuống 80,64% so với năm 2011 nhưng năm 2013 đã tăng trở lại, tăng thêm 119,78% so với năm 2012

Lợi nhuận trước thuế có biến động khá giống và tỷ lệ chênh lệch giữa các năm cũng tương tự với lợi nhuận thuần năm 2012, lợi nhuận trước thuế của công ty là 6.041trđ, giảm mạnh, tương ứng tăng 72,09% so với năm 2011 Sang năm 2013, lợi nhuận trước thuế tăng 2.971trđ (tăng 49,18%) so với năm 2012 Tuy có sự biến động không đều nhưng Tập Đoàn Sơn Hải vẫn duy trì lợi nhuận sau thuế ở một mức cao đều

đó cho thấy thành tích của công ty trong công tác quản lý, sử dụng vật tư và sức lao

tế Hu

ế

Trang 39

động và cũng đã thể hiện nổ lực của công ty trong năm kinh tế khó khăn đặc biệt đối với ngành xây dựng và điều đó cũng cho thấy được vị thế của công ty trên thị trường, đặc biệt là tại thị trường Miền Trung, góp phần đưa nền kinh tế của tỉnh nhà phát triển

và đóng góp ngân sách bằng các khoản thuế

tế Hu

ế

Trang 40

Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty (2011 – 2013)

tế Hu

ế

Ngày đăng: 24/11/2016, 22:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. NGƯT Phan Đình Ngân &amp; Ths. Hồ Phan Minh Đức (2012), Giáo trình lý thuy ết kế toán tài chính, Đại học Huế Khác
2. PGS.TS. Võ Văn Nhị (2011), Thuế và kế toán thuế , NXB Giao thông vận tải Khác
3. Ths. Ph ạm Thị Ái Mỹ (2013), Bài giảng kế toán thuế, Đại học Kinh tế Huế Khác
4. Thông tư 28/2011/TT-BTC ban hành ngày 28/02/2011 của Bộ Tài Chính Khác
5. Quy ết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính Khác
6. Chu ẩn mực kế toán số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp Khác
7. Lu ật thuế giá trị gia tăng – số 13/2008/QH12, ban hành ngày 03/06/2008 Khác
8. Lu ật thuế giá trị gia tăng – số 31/2013/QH13, ban hành ngày 19/06/2013 Khác
9. Lu ật thuế thu nhập doanh nghiệp, luật số 14/2008/QH12, ban hành ngày 03/06/2008 Khác
10. Thông tư 28/2011/TT-BTC, ngày 28/02/2011, hướng dẫn thi hành một số điều c ủa luật quản lý thuế Khác
11. Thông tư 123/2012/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 27/02/2012 Khác
12. Các trang website tham kh ảo: www.tapchiketoan.com.vn www.ketoanthue.vnwww.tailieu.vn www.gdt.gov.vn Khác
13. Sv. Lê B ảo Khương (2013), Khóa luận tốt nghiệp đại học, ĐH kinh tế Huế Khác
14. PGS.TS. Nguy ễn Thị Thương Huyền (2011), 145 câu hỏi và đáp về thuế và qu ản lý thuế, nhà xuất bản chính trị quốc gia Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w