1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Lan Hùng

95 340 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 863,8 KB

Nội dung

Thuế thu nhập doanh nghiệp được coi là nguồn thu lớn trong nguồn thu thuế.Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhà nướccũng đã có những thay đổi về chính

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI

LAN HÙNG

Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Văn Giáo viên hướng dẫn

Lớp: K45- Tin học kinh tế Th.S Hà Diệu Thương

Ngành 2: Kế toán – Kiểm toán

Niên khóa: 2012 - 2016

Huế, tháng 5 năm 2016

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, ngoài

sự nổ lực, cố gắng rất nhiều của bản thân Em còn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình và tận tụy của các thầy cô, các anh chị trong đơn vị thực tập Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất đến:

Ban giám hiệu nhà trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.

Các thầy cô trong trường, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Kế Toán – Kiểm Toán đã truyền tải cho em những kiến thức hay và có ý nghĩa.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Hà Diệu Thương đã dành thời gian quý báu, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong thời gian vừa qua để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Cảm ơn các anh, các chị trong Công ty TNHH xây dựng

và thương mại Lan Hùng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận.

Cùng với gia đình, người thân và bạn bè luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và gửi đến thầy

cô trong trường, các anh chị trong công ty, gia đình và bạn

Trang 3

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Nội dung nghiên cứu 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ GTGT, THUẾ TNDN VÀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT, KẾ TOÁN THUẾ TNDN TRONG 5

DOANH NGHIỆP 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu 5

1.1.1 Một số đề tài nghiên cứu cùng lĩnh vực 5

1.1.2 Tính mới của đề tài 5

1.2 Những vấn đề cơ bản về thuế và kế toán thuế 6

1.2.1 Những vấn đề cơ bản về thuế 6

1.2.1.1 Nguồn gốc ra đời của thuế 6

1.2.1.2 Khái niệm về thuế 7

1.2.1.3 Đặc điểm của thuế 8

1.2.1.4 Vai trò của thuế 8

1.2.1.5 Hệ thống thuế 10

1.2.1.6 Phân loại thuế 12

1.2.1.7 Các yếu tố cấu thành một sắc thuế 13

1.2.2 Kế toán thuế 15

1.2.2.1 Khái niệm về kế toán thuế 15

1.2.2.2 Nhiệm vụ của kế toán thuế 16

1.2.3 Tổng quan về thuế GTGT 16

1.2.3.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế GTGT 16 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

1.2.3.2 Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế 17

1.1.3.3 Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT 23

1.2.3.4 Kê khai, nộp thuế, hoàn thuế GTGT 30

1.2.4 Tổng quan về thuế TNDN 33

1.2.4.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế TNDN 33

1.2.4.2 Người nộp thuế TNDN 34

1.2.4.3 Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN 35

1.2.4.4 Kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế TNDN 37

1.3 Giới thiệu về kế toán thuế GTGT và TNDN 38

1.3.1 Kế toán thuế GTGT 38

1.3.1.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào 38

1.3.1.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra 40

1.3.2 Kế toán thuế TNDN 43

1.3.2.1 Chứng từ sử dụng 43

1.3.2.2 Tài khoản sử dụng 43

1.3.2.3 Phương pháp hạch toán 45

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI LAN HÙNG 46

2.1 Tổng quan về công ty TNHH xây dựng và thương mại Lan Hùng 46

2.1.1 Giới thiệu về công ty 46

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 47

2.1.3 Tình hình nguồn lực của đơn vị 49

2.1.3.1 Tình hình lao động 49

2.1.3.2 Tình hình Tài sản - Nguồn vốn 49

2.1.4 Tình hình kết quả kinh doanh 53

2.1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 55

2.1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 55

2.1.5.2 Chính sách, chế độ kế toán áp dụng tại công ty 56

2.2 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Lan Hùng 56 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

2.2.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào 56

2.2.1.1 Một số thông tin liên quan đến thuế GTGT đầu vào tại công ty 56

2.2.1.2 Tài khoản kế toán được sử dụng 57

2.2.1.3 Chứng từ kế toán sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ 57

2.2.1.4 Hạch toán thuế GTGT đầu vào 58

2.2.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra 61

2.2.2.1 Một số thông tin liên quan đến thuế GTGT đầu ra tại công ty 61

2.2.2.2 Tài khoản kế toán được sử dụng: 61

2.2.2.3 Chứng từ kế toán sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ 61

2.2.2.4 Hạch toán thuế GTGT đầu ra 62

2.2.3 Kê khai, quyết toán và nộp thuế 65

2.2.3.1 Kê khai thuế 65

2.2.3.2 Quyết toán thuế và nộp thuế 71

2.3 Thực trạng công tác kế toán thuế TNDN tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Lan Hùng 73

2.3.1 Một số thông tin liên quan đến thuế TNDN tại công ty 73

2.3.1.1 Mức thuế suất được áp dụng 73

2.3.1.2 Phương pháp tính thuế 73

2.3.2 Tổ chức hạch toán thuế TNDN tại công ty 73

2.3.2.1 Chứng từ kế toán 73

2.3.2.2 Quy trình luân chuyển chứng từ 73

2.3.2.3 Tài khoản kế toán được sử dụng 74

2.3.2.4 Hạch toán thuế TNDN 74

2.3.3 Kê khai và nộp thuế 74

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI LAN HÙNG 80

3.1 Đánh giá về công tác kế toán thuế tại công ty 80

3.1.1 Đánh giá thực trạng công tác kế toán nói chung 80

3.1.2 Đánh giá về thực trạng công tác kế toán kế toán thuế 81 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

3.1.2.1 Ưu điểm 81

3.1.2.2 Nhược điểm 81

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế tại công ty 81

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty TNHH xây dựng và thương mại

Lan Hùng 49

Bảng 2.2: Phân tích tài sản – nguồn vốn của công ty TNHH xây dựng và thương mại Lan Hùng 52

Bảng 2.3: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2013 - 2015 54 Bảng 2.4: Hóa đơn GTGT số 0001019 của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Châu Dần 60

Bảng 2.5: Hóa đơn GTGT số 00083 của Công Ty TNHH Xân Dựng và Thương Mại Lan Hùng 64

Bảng 2.6: Trích bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV mua vào quý IV năm 2015 66

Bảng 2.7: Trích bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV bán ra quý IV năm 2015 68

Bảng 2.8: Trích Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn 70

Bảng 2.10: Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2015 75

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Kế toán thuế GTGT đầu vào theo phương pháp khấu trừ 39

Sơ đồ 1.2: Kế toán thuế GTGT đầu vào theo phương pháp trực tiếp 40

Sơ đồ 1.3: Kế toán thuế GTGT đầu ra theo phương pháp khấu trừ 41

Sơ đồ 1.4: Kế toán thuế GTGT đầu ra theo phương pháp trực tiếp 42

Sơ đồ 1.5: Phương pháp hạch toán thuế TNDN 45

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty 47

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 55

Sơ đồ 2.3: Quy trình luân chuyển chứng từ thuế GTGT đầu vào 58

Sơ đồ 2.4: Quy trình luân chuyển chứng từ thuế GTGT đầu ra 62

Sơ đồ 2.5: Quy trình luân chuyển chứng từ thuế TNDN 73

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Thuế có vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp và toàn xã hội

Như chúng ta đã biết, thuế là nguồn thu quan trọng đối với nguồn thu của ngânsách nhà nước mà thuế GTGT là một trong các loại thuế có tầm quan trọng trong nềnkinh tế Trong hầu như tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ của mọi lĩnh vực, ngành nghềcủa nền kinh tế quốc dân, thuế GTGT đều chiếm một phần trong tổng giá trị của nó

Điều đó giúp các doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác, phù hợp với lộ trìnhhội nhập kinh tế quốc tế, có chọn lọc, có thời hạn, có điều kiện, tăng sức cạnh tranhcủa nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển và đảm bảo lợi ích quốc gia Thuế GTGT

đã và đang phát huy tác dụng tích cực trong tất cả mọi mặt đời sống kinh tế- xã hội,khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu đầu tư, thúc đẩy hạch toánkinh doanh của các doanh nghiệp

Thuế là công cụ chủ yếu để huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước Bộ máynhà nước xuất hiện đòi hỏi phải có nguồn trang trải cho các chi phí hoạt động của nó

và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà xã hội giao phó, để có được nguồn tài chính

đó nguồn quan trọng nhất và chủ yếu thu từ thuế Hiện nay nền kinh tế nước ta trongquá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp mới được thành lập rất nhiều Đểđóng góp vào ngân sách nhà nước các doanh nghiệp phải đóng thuế thu nhập doanhnghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp được coi là nguồn thu lớn trong nguồn thu thuế.Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhà nướccũng đã có những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mô như chế độ kế toán, chính sáchthuế: luật thuế GTGT, thuế TNDN, các Quyết Định, Thông Tư, các chính sách về thuếliên tục được thay thế, sửa đổi, bổ sung và dần ổn định Kế toán với chức năng giúpdoanh nghiệp trong công tác tổ chức kế toán, nhằm cung cấp thông tin về hoạt độngkinh tế - tài chính của doanh nghiệp một cách kịp thời và đầy đủ Kế toán thuế là công

cụ quản lý và điều hành nền kinh tế, có vai trò rất quan trọng đối với nhà nước nóichung và doanh nghiệp nói riêng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

Xuất phát từ những lý do trên, và hiểu được tầm quan trọng của hai loại thuế GTGT

và TNDN, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH xây dựng và thương mại Lan Hùng

tôi đã đi sâu tìm hiểu và lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Lan Hùng”.

đề tài Tiếp theo, đề tài đi đến tìm hiểu thực trạng công tác kế toán thuế thực tế tại đơn vị

Từ đó đưa ra nhận xét về ưu, nhược điểm công tác kế toán thuế tại công ty và đưa ra giảipháp giúp công ty hoàn thiện hơn trong công tác kế toán thuế

Phần III: Kết luận và kiến nghị: Kết luận về bài làm đạt được những gì, có ý kiến kiếnnghị đến công ty giúp công ty ngày càng hoạt động có hiệu quả cao

2 Mục tiêu nghiên cứu

 Mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm hiểu về thực trạng kế toán thuế GTGT vàthuế TNDN tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Lan Hùng, nhằm hiểu biếtthêm công tác kế toán thuế, nhận xét và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệuquả công tác kế toán thuế tại công ty

 Mục tiêu cụ thể:

- Tìm hiểu lý thuyết về thuế và kế toán thuế GTGT và TNDN

- Khảo sát, phân tích tình hình, hiện trạng của công ty để có cái nhìn tổng quan

Trang 13

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán thuế GTGT và TNDN tạicông ty TNHH xây dựng và thương mại Lan Hùng

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp quan sát: đưa ra cái nhìn tổng quan về công ty, cũng như hướng

đi trong đề tài của mình

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: thu thập số liệu cụ thể hơn, làm rõ các thông tin

đã thu thập được trong khảo sát hiện trạng, nhằm giải đáp những thông tin còn thắc mắc

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các tài liệu như luật thuế, thông

tư, nghị định hướng dẫn thi hành thuế, sách, báo, internet và website liên quan đếnthuế GTGT và TNDN

Phương pháp thu thập số liệu: đến trực tiếp tại công ty để quan sát thực tế cácchứng từ, các loại sổ sách, phỏng vấn các kế toán viên để tìm hiểu thực trạng công tác

kế toán thuế GTGT và TNDN

Phương pháp phân tích số liệu: từ những số liệu và thông tin đã tìm hiểu đượctiến hành hạch toán các nghiệp vụ, phân tích số liệu để từ đó đưa ra nhận xét thựctrạng công tác kế toán thuế GTGT và TNDN của công ty

5 Nội dung nghiên cứu

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan về thuế GTGT, thuế TNDN và kế toán thuế GTGT,

kế toán thuế TNDN

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

Trình bày một số khái niệm tổng quan về thuế, thuế GTGT, thuế TNDN, giớithiệu về kế toán thuế GTGT và TNDN.

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công

ty TNHH xây dựng và thương mại Lan Hùng

Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH xây dựng và thương mại Lan Hùng, thựctrạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty

Chương 3: Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Lan Hùng

Chương này sẽ trình bày những ý kiến đánh giá về ưu, nhược điểm công tác kếtoán thuế tại công ty, từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuếGTGT và TNDN tại công ty

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ GTGT, THUẾ TNDN VÀ KẾ

TOÁN THUẾ GTGT, KẾ TOÁN THUẾ TNDN TRONG

DOANH NGHIỆP1.1 Tổng quan nghiên cứu

1.1.1 M ột số đề tài nghiên cứu cùng lĩnh vực

Qua nghiên cứu 2 đề tài cùng lĩnh vực như:

Đề tài 01: “Thực trạng công tác kế toán thuế tại Công ty Cổ phần Huetronics”,tác giả Nguyễn Khoa Hiếu, Trường Đại học kinh tế Huế

Đề tài 02: “Đánh giá thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tạiCông ty TNHH MTV quản lý đường sắt Bình Trị Thiên”, tác giả: Trần Thi Thu Hiền,Trường Đại học kinh tế Huế

Em có nhận xét về một số ưu, nhược điểm của các đề tài đó như sau:

 Ưu điểm:

 Bố cục nội dung hợp lý, logic

 Nội dung trình bày đầy đủ các phần, các thông tin, nội dung cần thiết của một

đề tài nghiên cứu

 Chưa nêu được tính mới trong đề tài nghiên cứu của mình cụ thể là đề tài 02

 Cuối mỗi chương nghiên cứu tác giả chưa tóm tắt ngắn gọn nội dung nghiên cứu

 Mỗi quy trình luân chuyển chứng từ thì chỉ nêu bằng lời, chứ chưa vẽ ra sơ đồ

cụ thể của mỗi quy trình

1.1.2 Tính m ới của đề tài

Đề tài về thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN đã được rấtnhiều anh chị khóa trước nghiên cứu và tìm hiểu Để không gây sự trùng lặp và tạoTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

nên sự sáng tạo, logic của những đề tài nghiên cứu sau, thì ngoài những phần lý thuyết

về thuế GTGT, thuế TNDN, kế toán thuế GTGT và kế toán thuế TNDN, cũng nhưthực trạng thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty thì đề tài đã phản ánh và tập trungvào một số điểm mới sau:

 Từ các vấn đề thực tế và dựa trên các lý thuyết đã được học, kết hợp đi sâuphản ánh đầy đủ và bao quát về công tác kế toán thuế tại công ty

 Cập nhập một số thông tư, quyết định mới tại thời điểm hiện tại

 Cuối mỗi chương nghiên cứu, đều tóm tắt ngắn gọn nội dung của mỗi chương,giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề được nêu ra

 Mỗi quy trình luân chuyển chứng từ ngoài nội dung ghi rõ bằng lời thì vẽ sơ

đồ luân chuyển cụ thể của mỗi quy trình

1.2 Những vấn đề cơ bản về thuế và kế toán thuế

1.2.1 Nh ững vấn đề cơ bản về thuế

1.2.1.1 Nguồn gốc ra đời của thuế

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, thuế ra đời là mộttất yếu khách quan, gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước Để duytrì sự tồn tại của mình, nhà nước cần có những nguồn tài chính để chi tiêu, trước hết làchi cho việc duy trì và củng cố bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương, thuộcphạm vi lãnh thổ mà nhà nước đó đang cai quản; chi cho các công việc ban đầu thuộcchức năng của nhà nước như: quốc phòng, an ninh, chi cho xây dựng và phát triển các

cơ sở hạ tầng; chi cho các vấn đề về phúc lợi công cộng, về sự nghiệp, về xã hội trướcmắt và lâu dài

Để có nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung, nhà nước thường sử dụng

ba hình thức động viên đó là: quyên góp của dân, vay của dân và dùng quyền lực nhànước bắt buộc dân phải đóng góp Trong đó, hình thức quyên góp tiền và tài sản củadân và hình thức vay của dân là những hình thức tự nguyện, không mang tính ổn định

và lâu dài, thường được nhà nước sử dụng có giới hạn trong một số trường hợp đặcbiệt, để bổ sung cho những nhiệm vụ chi đột xuất hoặc cấp bách Để đáp ứng nhu cầuchi tiêu thường xuyên, nhà nước dùng quyền lực buộc dân phải đóng góp một phần thunhập của mình cho ngân sách nhà nước Đây là hình thức cơ bản nhất để huy động tậptrung nguồn tài chính cho đất nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

Hình thức nhà nước dùng quyền lực buộc dân đóng góp để đáp ứng nhu cầu chitiêu của mình - chính là thuế Thuế luôn gắn chặt với sự hình thành và tồn tại của hệthống nhà nước, đồng thời thuế cũng phát triển cùng với sự phát triển của hệ thống nhànước Hình thức nộp thuế đầu tiên là bằng hiện vật, sau đó phát triển dần thành hìnhthức nộp thuế bằng tiền.

( Nguồn: kiemtailieu.com) 1.2.1.2 Khái niệm về thuế

Đứng trên các góc độ khác nhau theo các quan điểm của các nhà kinh tế khácnhau thì có định nghĩa về thuế khác nhau:

Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn “Tài chính công” đưa ra một địnhnghĩa tương đối cổ điển về thuế: “ Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chấtxác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước thông quacon đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà Nước.”

Trên góc độ phân phối thu nhập: “ Thuế là hình thức phân phối và phân phối lạitổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quý tiền tệ tập trungcủa nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm

vụ của nhà nước.”

Trên góc độ người nộp thuế: “ Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức,

cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cầuchi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.”

Trên góc độ kinh tế học : “ Thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, nhà nước sửdụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vựccông nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của nhà nước.”

Theo từ điển tiếng việt : “ Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các

tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp… buộc phải nộp cho nhànước theo mức quy định.”

Từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu một cách tổng quát về thuế: Thuế là mộtkhoản đóng góp bắt buộc của các pháp nhân, thế nhân cho Nhà nước theo mức độ vàthời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm sửdụng mục đích chung toàn xã hội

( Nguồn: kiemtailieu.com)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

1.2.1.3 Đặc điểm của thuế

Thuế có 3 đặc điểm chính:

Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách nhà nước Vai trò của

thuế là tạo nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước, khoản thuế mà cơ quan thuế thuđược từ người nộp thuế sẽ được đưa vào quỹ ngân sách nhà nước để chi trả thực hiệnchức năng của nhà nước Tính bắt buộc của thuế thể hiện ở chỗ, đối với người nộpthuế thì buộc phải chuyển giao một phần tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ nộpthuế với nhà nước, nếu không thực hiện thì sẽ bị áp dụng những biện pháp cưỡng chếcần thiết Còn đối với cơ quan thu thuế thì tính bắt buộc thể hiện ở chỗ, cơ quan thuthuế buộc phải thực hiện việc thu thuế đối với mọi tổ chức cá nhân có nghĩa vụ là nhưnhau mà không được có sự ưu tiên với bất kì người nộp thuế nào

Thứ hai, thuế gắn với quyền lực nhà nước Để thuế phát huy vai trò của mình đối

với xã hội thì nhà nước đã pháp luật hóa thuế thành hệ thống pháp luật, từ đó buộc mọi

cá nhân phải tuân thủ Chỉ gắn với yếu tổ quyền lực thì thuế mới đảm bảo hoàn thànhnhiệm vụ tạo nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước

Thứ ba, thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp Không như phí

và lệ phí chỉ được nộp khi đối tượng nộp đã nhận được một lợi ích ngay từ phía nhànước thì thuế là khoản bắt buộc mà người nộp thuế phải nộp cho nhà nước khi cónhững điều kiện nhất định Khi nộp thuế người nộp sẽ không được nhận lại một số tiềntương đương với khoản thuế đã nộp mà chỉ nhận được những lợi ích không thể xácđịnh dưới dạng vật chất như: yên bình xã hội, sự phát triển kinh tế… đó là tính khônghoàn trả trực tiếp của thuế Số tiền thuế phải nộp không phụ thuộc vào mức độ hưởnglợi ích của người nộp thuế

( Nguồn: kiemtailieu.com) 1.2.1.4 Vai trò của thuế

Thuế có rất nhiều vai trò nhưng nổi bật nhất là các vai trò sau:

Thứ nhất, thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước.Đối với các nước có nền kinh tế phát triển, để huy động tập trung nguồn lực tài chínhđáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của Nhà nước thì vai trò quan trọng này thuộc về thuế Thuếluôn được coi là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước Nguồn thu của NgânTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

sách nhà nước có thể gia tăng khi và chỉ khi nền kinh tế có sự tăng trưởng và đạt năngsuất hiệu quả cao.

Thứ hai, thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường.Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có khả năng sử dụng chính sách thuế điều tiết

vĩ mô nền kinh tế Điều đó xuất phát từ chức năng điều chỉnh của thuế, lợi ích xã hội,nhà nước có thể tăng thuế hoặc giảm thuế đối với thu nhập của các tầng lớp dân cư vàvới doanh nghiệp để kích thích hoặc hạn chế sự phát triển của các lĩnh vực các ngànhnghề khác nhau của nền kinh tế Việc điều chỉnh chính sách thuế cũng góp phần hìnhthành cơ cấu ngành hợp lý theo yêu cầu phát triển nền kinh tế trong từng giai đoạn.Nhà nước có thể thúc đẩy sự phát triển các ngành quan trọng nhất, giữ vững vị trí thenchốt trong nền kinh tế hoặc san bằng tốc độ tăng trưởng giữa các ngành nghề thôngqua chính sách thuế

Thứ ba, thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trongphân phối Trong các chính sách, vai trò của thuế, nhà nước đã thiết kế đối tượng điềutiết khác nhau với các mức thuế suất và chế độ ưu đãi khác nhau Do vậy, chính sáchthuế đã tác động mạnh mẽ đến cung cầu các loại nguyên, nhiên, vật liệu, HHDV khácnhau, để điều chỉnh quá trình phân phối các yếu tố đầu vào của các lực lượng thịtrường và điều chỉnh quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp Thuế đã trực tiếp thamgia vào sự phân phối thu nhập xã hội từ kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế

Sự bình đẳng của chính sách thuế sẽ tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội làm

ăn có hiệu quả, có năng suất cao phải được thu nhập cao hơn Từ đó, kích thích mọi tổchức, cá nhân tập trung sức đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh để có thunhập cao một cách chính đáng Đồng thời với vai trò phân phối, thuế còn được thựchiện lại thu nhập xã hội Vai trò phân phối lại của thuế được thực hiện thông qua việcnhà nước sử dụng tiền thuế để sản xuất ra HHDV công phục vụ tiêu dùng chung chotoàn xã hội Ngoài ra, nhà nước còn sử dụng một phần tiền thuế để trợ cấp, thực hiệnđiều hòa thu nhập xã hội

Thứ tư, ngoài những vai trò của thuế nêu trên là công cụ thực hiện kiểm tra, kiểmsoát các hoạt động sản xuất kinh doanh Thông qua khai báo thuế của các doanhnghiệp, công ty và thông qua công tác kiểm tra kiểm soát của cơ quan thuế, có thểTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

kiểm tra kiểm soát và nắm được thực trạng các hoạt động SXKD của các DN, từ đó cóthể phát hiện ra những vấn đề gian lận thương mại, lậu thuế, khai báo sai với tình hìnhSXKD trong thực tế, góp phần chấn chỉnh các hoạt động SXKD và nâng cao vai trògiám sát hoạt động SXKD trong xã hội của cơ quan thuế.

( Nguồn: kiemtailieu.com) 1.2.1.5 Hệ thống thuế

Hệ thống thuế là tổng hợp các sắc thuế khác nhau có mối liên hệ thống nhất, biệnchứng, phụ thuộc nhau cùng hướng vào một mục tiêu chung nhằm thực hiện các nhiệm

vụ nhất định của Nhà nước trong từng thời kỳ

a Các yếu tố tác động đến hệ thống thuế

 Y ếu tố chính trị:

Bản thân thuế là do Nhà nước đặt ra, Nhà nước là một tổ chức chính trị, thihành các chính sách do giai cấp thống trị đặt ra để phục vụ cho các mục tiêu do Nhànước đặt ra và phục vụ cho hệ thống chính trị

Thể chế chính trị của Nhà nước có ý nghĩa quyết định đến hệ thống thuế

Yếu tố chính trị có tác động quyết định đến chính sách thuế và quản lý thuế

 Y ếu tố kinh tế

Thuế là một phần thu nhập của nền kinh tế quốc dân được tập trung vàoNSNN Thuế luôn luôn gắn chặt với SXKD của DN Nguồn thu từ thuế chỉ có thể ổnđịnh, tăng trưởng trên cơ sở nền kinh tế được phát triển và hiệu quả

Những yếu tố kinh tế thường tác động đến hệ thống thuế là mức độ tăng trưởngcủa nền kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, giá cả, quan

hệ cung - cầu trên thị trường

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

b.Các tiêu thức xây dựng hệ thống thuế

 Hiệu quả đối với nền kinh tế: ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn lực của xã hội

 Hiệu quả thu thuế:

o Chi phí hành chính thuế gồm: chi phí quản lý của cơ quan thuế và những chiphí của người nộp thuế

o Nhằm giảm bớt chi phí hành chính đòi hỏi hệ thống thuế phải đơn giản, rõ ràng,minh bạch

 Tính rõ ràng, minh b ạch

 Xác định rõ ràng đối tượng nộp thuế, chịu thuế

 Quy định cụ thể mức thuế phải nộp, thời hạn nộp thuế, miễn giảm, ưu đãi thuếcũng như xử lý vi phạm

 Các chi phí tính thuế phải minh bạch, có tiêu chí thống nhất

 Người nộp thuế có thể tính toán chính xác được hiệu quả kinh doanh, nghĩa vụnộp thuế cũng như dễ dàng thực hiện các thủ tục về thuế Đây là yếu tố quantrọng để giảm bớt các chi phí hành chính thuế cũng như tăng cường thu hút vốnđầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài để phát triển kinh doanh

 Tính linh ho ạt

 Có khả năng dễ thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh kinh tế

 Khi hoạch định chính sách thuế phải đảm bảo can thiệp ở mức độ, thời điểm vàđối tượng thích hợp mới có thể tạo ra sự ổn định và đáp ứng mục tiêu

( Nguồn: kiemtailieu.com)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

1.2.1.6 Phân loại thuế

Có 3 cách phân loại thuế chính:

a Phân loại thuế theo tính chất kinh tế

Đây là cách phân loại truyền thống đã hình thành từ rất lâu, các sắc thuế thườngđược chia thành thuế trực thu và thuế gián thu Sự phân loại này phụ thuộc vào đốitượng chịu thuế, mối quan hệ giữa người nộp thuế và Nhà nước

– Thuế gián thu là loại thuế đánh vào việc tiêu thụ các HHDV và được xác định

là một khoản cấu thành trong giá cả HHDV Qua đó, mối quan hệ giữa người chịu thuế

và Nhà nước được thể hiện một cách gián tiếp Trong mối quan hệ này, khoản thuếgián thu sẽ được chuyển cho người tiêu dùng gánh chịu và khoản thuế gián thu nàyđược DN thu hộ cho Nhà nước, người nộp thuế và người chịu thuế khác nhau, hay nóicách khác DN nộp thuế hộ, người tiêu dùng là người chịu thuế, các loại thuế giánthu hiện hành như: thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế xuất nhập khẩu…

– Thuế trực thu đã hình thành từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX và chỉđược áp dụng rộng rãi vào thế kỷ XX Thuế trực thu thường được hiểu là một loại thuếđánh trực tiếp lên một khoản thu nhập như: tiền lương, lợi tức cổ phần hoặc trên tàisản như ruộng đất, nhà cửa của người nộp thuế Hay nói cách khác, thuế trực thu làloại thuế mà người trực tiếp nộp thuế đồng thời là người chịu thuế

b.Phân loại thuế theo đối tượng tính thuế

Với cách phân loại này, hệ thống thuế được chia thành 3 loại: thuế đánh vàoHHDV thuế đánh vào TN và thuế đánh vào tài sản

– Thuế đánh vào HHDV: là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là các loại HHDV.Các loại thuế đánh vào HHDV được tính vào giá bán nên về thực chất là loại thuế dongười tiêu dùng gánh chịu, loại thuế này cho phép mọi người tự do lựa chọn hàng hóa,quyết định tiêu dùng để chịu thuế cao hay thấp tùy ý thích và túi tiền của mình Cácloại thuế đánh vào HHDV được thể hiện dưới các sắc thuế như: thuế GTGT,thuế TTĐB

– Thuế đánh vào TN: là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là phần TN kiếm được TNđược hình thành từ nhiều nguồn như: tiền lương, tiền công, hoạt động SXKD… do TNđược thể hiện ở nhiều dạng nên thuế TN cũng có nhiều loại: thuế TNCN, thuế TNDN

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

– Thuế đánh vào tài sản: là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là giá trị tài sản củangười chịu thuế như: nhà cửa, đất đai, chứng khoán.

c Phân loại thuế theo cơ chế phân cấp quản lý ngân sách

Dựa vào tiêu thức này, thuế thường được phân thành: thuế trung ương và thuế địaphương

– Thuế trung ương: được nhà nước ban hành luật pháp và thu trong phạm vi toànquốc, là những loại thuế ngân sách trung ương được hưởng 100%

– Thuế địa phương: thu trong lãnh thổ vùng hoặc địa phương và ngân sách địaphương được hưởng 100%

Ở Việt Nam áp dụng chính sách thuế thống nhất, không có thuế trung ương, thuếđịa phương

(Nguồn: Giáo trình Bài giảng thuế và kế toán thuế, Th.s Phạm Thị Ái Mỹ) 1.2.1.7 Các yếu tố cấu thành một sắc thuế

a Tên gọi

Phản ánh nội dung chính của từng loại thuế và để phân biệt với những loại thuế khác.Thường đặt tên sắc thuế theo đối tượng đánh thuế ( TNDN, TNCN…), theo từngmặt hàng ( thuế rượu, thuế thuốc lá…) hoặc theo nội dung (thuế TTĐB, thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu )

b.Người nộp thuế

Xác định các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế đó cho Nhà nước, có thể là cá nhânhoặc tổ chức Do tồn tại cơ chế chuyển dịch gánh nặng thuế nên người nộp thuế có thểkhông đồng nhất với người chịu thuế

c Đối tượng chịu thuế

Chỉ rõ thuế đánh vào cái gì (giá trị HHDV, tài sản hay TN) Mỗi loại thuế sẽ cómột đối tượng chịu thuế riêng, chẳng hạn đối tượng chịu thuế của thuế GTGT làHHDV sản xuất và tiêu dùng trong nước, còn đối tượng chịu thuế của thuế TNDN là

TN từ hoạt động SXKD, đối tượng chịu thuế của thuế TNCN là TN của các cá nhân

Trang 24

- Cơ sở tính thuế: là số lượng đơn vị theo giá trị hoặc theo đơn vị vật lý của mỗiđối tượng chịu thuế Mỗi sắc thuế có một cơ sở tính thuế riêng.

- Thuế suất: được coi là “linh hồn” của một sắc thuế Thuế suất xác định mứcđộng viên của sắc thuế đó trên một đơn vị cơ sở tính thuế Các mức thuế suất của mộtsắc thuế hợp thành một biểu thuế Căn cứ vào đặc điểm của thuế suất, có thể phân biệttheo các loại thuế suất như sau:

+ Thuế suất tỷ lệ cố định: là mức thuế suất cố định như nhau cho tất cả đối tượngchịu thuế, không phụ thuộc vào cơ sở tính thuế

+ Thuế suất theo mức ổn định: là mức nộp thuế được quy định theo một tỷ lệnhất định như nhau trên cơ sở tính thuế

+ Thuế suất theo mức luỹ tiến: là mức thuế suất phải nộp tăng dần theo mức độtăng dần của cơ sở tính thuế Để đảm bảo mức nộp thuế luỹ tiến, người ta phải thiết kếnhiều mức thuế suất ứng với mỗi bậc thuế của cơ sở tính thuế đó hình thành biểu thuếsuất gọi là biểu thuế suất luỹ tiến

Biểu thuế luỹ tiến giản đơn là loại biểu thuế chia cơ sở tính thuế thành nhiều bậcthuế khác nhau, ứng với mỗi bậc chịu thuế có quy định mức thuế phải nộp bằng sốtuyệt đối

Biểu thuế luỹ tiến từng phần là loại thuế chia cơ sở tính thuế thành nhiều bậcchịu thuế khác nhau, ứng với mỗi bậc chịu thuế có quy định các mức thuế suất tăngdần tương ứng Số thuế phải nộp là tổng số thuế tính theo từng bậc thuế với thuế suấttương ứng

Mức thuế luỹ thoái là mức thuế phải nộp giảm dần theo mức độ tăng dần của cơ

sở tính thuế

e Ưu đãi thuế

- Mục đích khuyến khích phát triển sản xuất, thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấukinh tế

- Ưu đãi về thuế suất: áp dụng thuế suất thấp hơn trong thời gian nhất định vớilĩnh vực, ngành nghề hoặc địa bàn đầu tư

- Ưu đãi về miễn thuế, giảm thuế: là yếu tố ngoại lệ được quy định trong một sắcthuế Thực chất đó là số tiền thuế mà người nộp thuế cho Nhà nước nhưng trong mộtTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

số trường hợp đặc biệt do điều kiện kinh tế xã hội mà Nhà nước qui định cho phépkhông phải nộp hoặc chỉ nộp một phần số tiền thuế đó.

(Nguồn: Giáo trình Bài giảng thuế và kế toán thuế, Th.s Phạm Thị Ái Mỹ)

1.2.2 K ế toán thuế

1.2.2.1 Khái niệm về kế toán thuế

Mục đích cung cấp thông tin của kế toán phụ thuộc nhiều vào đối tượng sửdụng thông tin Nhà quản trị DN cần thông tin để ra quyết định điều hành hoạt độngSXKD, kế toán quản trị sẽ đáp ứng nhu cầu này Ngân hàng, chủ nợ, các nhà đầu tư,khách hàng, nhà cung cấp và cán bộ nhân viên cần các thông tin tổng quát để đánh giákhả năng thanh toán, mức độ sinh lời, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản các thông tin nàyđược cung cấp bởi kế toán tài chính

Cơ quan quản lý thu, ngoài yêu cầu về thông tin tổng quát được trình bày trênbáo cáo tài chính còn đòi hỏi các đơn vị phải tự xác định các loại thuế phải nộp và tìnhhình nộp thuế vào NSNN, chính vì vậy kế toán thuế được hình thành

Kế toán thuế là quá trình TN, xử lý các thông tin về tình hình hoạt động SXKDcủa đơn vị để lập các báo cáo thuế theo quy định của pháp luật

Kế toán thuế là một bộ phận trong phòng kế toán với nhiệm vụ lập hồ sơ, báocáo theo quy định của các luật thuế mà đơn vị có trách nhiệm phải nộp loại thuế đó

Kế toán thuế có vai trò rất quan trọng trong DN, nó có quan hệ mật thiết với kếtoán tài chính

Mối quan hệ đó được thể hiện ở bảng sau:

Đối tượng cung cấp

Mẫu biểu báo cáo Theo biểu mẫu do cơ quan

quản lý thu ban hành

Theo chế độ và chuẩn mực kếtoán

Căn cứ lập báo cáo Các thông tin được kế toán

thu thập, xử lý theo các quyđịnh hiện hành về luật thuế

Các thông tin kế toán được thuthập và xử lý theo các chuẩnmực và nguyên tắc kế toán đượcchấp nhận chung (GAAPs)Thời điểm lập báo cáo Theo quy định của cơ quan thuế Theo kỳ kế toán

(Nguồn: google.com)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

1.2.2.2 Nhiệm vụ của kế toán thuế

Kế toán thuế là một bộ phận trong phòng kế toán với nhiệm vụ lập hồ sơ, báo cáotheo quy định của các luật thuế mà đơn vị có trách nhiệm phải nộp loại thuế đó Nhiệm

vụ cụ thể đó được chia thành các nội dung sau:

- Lập hồ sơ đăng ký thuế: theo đúng các quy định và nộp hồ sơ cho cơ quan thuếdúng thời hạn, tất cả các loại thuế đều đăng ký cùng một loại hồ sơ

- Hạch toán doanh thu, chi phí theo quy định của Luật thuế TNDN, lập tờ khaicác loại thuế có phát sinh tại đơn vị

- Lập dự toán thuế TNDN phải nộp cho cả năm và cho từng quý

- Lập giấy nộp tiền vào NSNN chuyển cho bộ phận kế toán tiền mặt, tiền gửingân hàng nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước theo đúng thời hạn quy định

- Lập báo cáo quyết toán thuế cuối năm

- Giải trình các căn cứ lập tờ khai, báo cáo quyết toán thuế theo yêu cầu của cơquan thuế

Thuế GTGT có một số đặc điểm cơ bản sau:

Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn Thuế GTGT đánh vào tất cảcác giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng của HHDV nhưng chỉ tính trên phầntăng thêm của mỗi giai đoạn Tổng số thuế thu được ở các giai đoạn bằng số thuếngười tiêu dùng phải trả ghi trên giá bán

Thuế GTGT có tính trung lập cao Thuế GTGT không phải là yếu tố chi phí mà

là yếu tố cộng thêm vào giá bán

Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào TN của người tiêu dùng HHDVchịu thuế GTGT thông qua hành vi mua HHDV, là một bộ phận cấu thành của HHDV đó.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

Thuế GTGT có tính lũy thoái so với TN Người tiêu dùng phải trả một khoảnthuế bằng nhau nếu dùng một loại HHDV mà không phân biệt người có TN cao hay

TN thấp

c Vai trò

Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ môđối với nền kinh tế Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thịtrường có sự quản lý cuả nhà nước, do đó thuế GTGT có vai trò rất quan trọng và đượcthể hiện như sau:

Thuế GTGT góp phần làm lành mạnh hóa nền kinh tế, tạo nên sự cạnh tranhbình đẳng giữa các chủ thể khi nó bắt buộc các chủ thể phải sử dụng hệ thống hóa đơn,chứng từ

Thuế GTGT giúp Nhà nước kiểm soát được hoạt động sản xuất, nhập khẩu,kinh doanh hàng hóa nhớ kiểm soát được hệ thống hóa đơn, chứng từ, khắc phục đượcnược điểm của thuế doanh thu là trốn thuế Qua đó, còn cung cấp cho công tác nghiêncứu thống kê những số liệu quan trọng

Thuế GTGT góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách hợp lý thôngqua việc đánh thuế GTGT hàng nhập khẩu ngay từ khi nó xuất hiện trên lãnh thổ ViệtNam, bên cạnh đó thuế GTGT đánh vào hàng hóa xuất khẩu nhằm tạo ra thuế GTGTđầu ra để được hoàn thuế GTGT

Thuế GTGT được ban hành gắn liền với việc sửa đổi, bổ sung một số loại thuếkhác như thuế TTĐB, thuế xuất nhập khẩu góp phần làm cho hệ thống chính sáchthuế cuả Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù hợp với sự vận động và phát triển cuảnền kinh tế thị trường, tương đồng với hệ thống thuế trong khu vực và trên thế giới,góp phần đẩy mạnh việc mở rộng hợp tác kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vàoViệt Nam

(Nguồn: Giáo trình Bài giảng thuế và kế toán thuế, Th.s Phạm Thị Ái Mỹ) 1.2.3.2 Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế

a Đối tượng nộp thuế

Ðối tượng nộp thuế GTGT là:

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh HHDV chịu thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT

b Đối tượng chịu thuế

Ðối tượng chịu thuế GTGT là các loại HHDV dùng cho SXKD và tiêu dùng ởViệt Nam (bao gồm cả HHDV mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đốitượng không thuộc diện chịu thuế theo quy định cuả Luật thuế GTGT và các văn bảnpháp luật hướng dẫn thi hành

c Đối tượng không chịu thuế

Căn cứ vào: hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT và nghị định số

209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của chính phủ: “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều luật thuế giá trị gia tăng” và Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của

Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT và quản lý thuế thì các đối tượng không chịuthuế GTGT là:

Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hảisản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chếthông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu

Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống,cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở cáckhâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại Sản phẩm giống vật nuôi,giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sởnhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giốngcây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp

Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuấtnông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp

Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh,muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl)

Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê

Trang 29

Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:

 Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật

oHoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứngthường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng

oKinh doanh chứng khoán bao gồm: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứngkhoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứngkhoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý công ty đầu tư chứng khoán, quản lýdanh mục đầu tư chứng khoán, dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứngkhoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, dịch vụ liên quan đến chứng khoán đăng

ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, cho khách hàng vay tiền đểthực hiện giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán và hoạt động kinh doanhchứng khoán khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán

oChuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ sốvốn đã đầu tư vào tổ chức kinh tế khác (không phân biệt có thành lập hay không thànhlập pháp nhân mới), chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn vàcác hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợpbán DN cho DN khác để SXKD và DN mua kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của DNbán theo quy định của pháp luật

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

 Bán nợ

oKinh doanh ngoại tệ

oDịch vụ tài chính phái sinh bao gồm: hóan đổi lãi suất; hợp đồng kỳ hạn; hợpđồng tương lai; quyền chọn mua, bán ngoại tệ; các dịch vụ tài chính phái sinh kháctheo quy định của pháp luật

oBán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốnđiều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam

Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòngbệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ,phục hồi chức năng cho người bệnh, vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòngbệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máudùng cho người bệnh

Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trìnhcủa Chính phủ; Dịch vụ bưu chính, viễn thông từ nước ngoài vào Việt Nam

Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếusáng công cộng; dịch vụ tang lễ Các dịch vụ nêu tại khoản này không phân biệt nguồnkinh phí chi trả Cụ thể:

oDịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, bảo vệrừng do Nhà nước làm chủ rừng, bao gồm hoạt động quản lý, trồng cây, chăm sóc cây,bảo vệ chim, thú ở các công viên, vườn thú, khu vực công cộng, rừng quốc gia, vườnquốc gia

oChiếu sáng công cộng bao gồm chiếu sáng đường phố, ngõ, xóm trong khu dân

cư, vườn hoa, công viên Doanh thu không chịu thuế là doanh thu từ hoạt động chiếusáng công cộng

oDịch vụ tang lễ của các cơ sở có chức năng kinh doanh dịch vụ tang lễ baogồm các hoạt động cho thuê nhà tang lễ, xe ô tô phục vụ tang lễ, mai táng, hỏa táng,cải táng, di chuyển mộ, chăm sóc mộ

Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân (bao gồm

cả vốn đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân), vốn viện trợ nhân đạo đối với các côngtrình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở chođối tượng chính sách xã hội

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tinhọc; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy cácnghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên mônnghề nghiệp.

Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn NSNN

Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chínhtrị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học-kỹ thuật, sách inbằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dướidạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; tiền, in tiền

Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện là vận chuyển hànhkhách công cộng bằng xe buýt, xe điện theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị vàcác tuyến lân cận ngoại tỉnh theo quy định của Bộ Giao thông vận tải

Hàng hóa thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu trong cáctrường hợp sau:

oMáy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạtđộng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ

oMáy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật

tư cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt

oTàu bay (bao gồm cả động cơ tàu bay), dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trongnước chưa sản xuất được nhập khẩu để tạo tài sản cố định của DN hoặc thuê của nướcngoài để sử dụng cho SXKD, cho thuê, cho thuê lại

Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh

oVũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh theo Danh mục vũkhí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh do Bộ Tài chính thống nhất với

Bộ Quốc phòng và Bộ Công an ban hành

oVũ khí, khí tài (kể cả vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng) chuyên dùng phục vụcho quốc phòng, an ninh nhập khẩu thuộc diện được miễn thuế nhập khẩu theo quyđịnh của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc nhập khẩu theo hạn ngạch hàngnăm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Hàng nhập khẩu và HHDV bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo,viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

oHàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoànlại và phải được Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính xác nhận.

oQuà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổchức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn

vị vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng

oQuà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam thực hiện theo quy định của phápluật về quà biếu, quà tặng

oĐồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giaotheo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao; hàng là đồ dùng của ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước mang theo;

 Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế

oHHDV bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhânđạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam

Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu,tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sảnxuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kếtvới bên nước ngoài

Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyểnnhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Trường hợp hợpđồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyểngiao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị côngnghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêngđược thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệchuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theoquy định của pháp luật

Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa được chế tác thành sảnphẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác

Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thànhsản phẩm khác

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh, baogồm cả sản phẩm là bộ phận cấy ghép lâu dài trong cơ thể người; nạng, xe lăn và dụng

cụ chuyên dùng khác dùng cho người tàn tật

HHDV của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trămtriệu đồng trở xuống

Các HHDV sau:

oHàng hóa bán miễn thuế ở các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định củaThủ tướng Chính phủ

oHàng dự trữ quốc gia do cơ quan dự trữ quốc gia bán ra

oCác hoạt động có thu phí, lệ phí của Nhà nước theo pháp luật về phí và lệ phí

oRà phá bom mìn, vật nổ do các đơn vị quốc phòng thực hiện đối với các côngtrình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

(Nguồn: nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của chính phủ “Quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng” và

Thông tư số 26/2015/TT-BTC) 1.1.3.3 Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT

Giá tính thuế GTGT của HHDV được quy định như sau:

- Đối với HHDV của cơ sở kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác:Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT, bao gồm cả khoản phụ thu và phí thuếthêm ngoài giá HHDV mà cơ sở kinh doanh được hưởng, trừ các khoản phụ thu và phí

mà cơ sở kinh doanh nộp NSNN Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thứcgiảm giá bán thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm ghi trên hoá đơn

- Đối với HHDV chịu thuế TTĐB là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa cóthuế GTGT

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

- Đối với hàng hoá nhập khẩu: Giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu tại cửa khẩu(+) với thuế nhập khẩu (nếu có) (+) thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).

Trường hợp hàng hoá nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tínhthuế GTGT là giá hàng hoá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu cộng (+) thuếTTĐB (nếu có) Thuế nhập khẩu và thuế TTĐB (nếu có) được xác định theo mức thuếphải nộp sau khi đã được miễn giảm

- Đối với hàng hoá dùng để trao đổi, biếu tặng, hoặc để trả thay lương thì giá tínhthuế được xác định theo giá tính thuế cảu sản phẩm HHDV cùng loại hoặc tươngđương tại cùng thời điểm phát sinh nghiệp vụ này

- Đối với HHDV dùng để tiêu dùng nội bộ không phục vụ cho SXKD hoặcSXKD mặt hàng không chịu thuế GTGT thì phải tính thuế GTGT đầu ra Trong trườnghợp này, giá tính thuế tính theo giá bán trên thị trường của HHDV cùng lại hoặc tươngđương tại thời điểm phát sinh Trưòng hợp hàng hoá luân chuyển nội bộ như: xuấthàng để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục sản xuất trong một

cơ sở sản xuất thì không phải tính và nộp thuế GTGT

- Đối hàng hoá bán theo phương thức trả góp, trả chậm thì giá tính thuế là giá bántrả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó (không bao gồm lãi trả góp, trảchậm), không tính theo số tiền trả góp, trả chậm từng kỳ

- Đối với hoạt động cho thuê tài sản, giá tính thuế là số tiền cho thuê chưa cóthuế GTGT Trường hợp cho thuê dưới hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả tiềntrước cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trướcthời hạn thuê chưa có thuế GTGT Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiệnvận tải thuộc loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại thì giá tính thuế đượctrừ giá thuê phải trả cho người nước ngoài

- Đối với hoạt động gia công hàng hoá thì giá tính thuế là giá gia công chưa cóthuế GTGT, bao gồm: tiền công, tiền nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và các chi phíkhác để gia công do bên nhận gia công phải chịu

- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, giá tính thuế là giá chưa có thuế GTGT

mà bên nhận xây dựng nhận được không phân biệt có bao thầu hay không bao thầunguyên vật liệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu là giá xây dựng, lắpđặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT.

Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu thì giá tính thuế làgiá trị xây dựng, lắp đặt (không gồm giá trị nguyên vật liệu) chưa có thuế GTGT

Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trìnhhoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao là giá tính theo giá trị hạng mụccông trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa có thuế GTGT

- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế là giá chuyển nhượngbất động sản trừ (-) giá đất (hoặc giá thuê đất) thực tế tại thời điểm chuyểnnhượng.trường hợp giá thuê đất tại thời điểm chuyển nhượng do người nộp thuế kêkhai, không đủ căn cứ để xác định giá tính thuế hợp lý theo quy định của pháp luật thìtính trừ theo giá đất (hoặc giá thuê đất) do Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương quy định tại thời điểm chuyển nhượng bất động sản Giá đất tính trừ

để xác định giá tính thuế tối đa không vượt quá số tiền đất thu của khách hàng

Đối với cơ sở kinh doanh được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư hạ tầng để chothuê, giá tính thuế là giá cho thuê cơ sở hạ tầng chưa bao gồm thuế GTGT trừ (-) tiềnthuê đất phải nộp NSNN

- Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán HHDV, uỷ thác xuất nhập khẩuhưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công, tiền hoa hồng thu được

từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT

- Đối với vận tải, bốc xếp, giá tính thuế là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuếGTGT

- Đối với HHDV được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã

có thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết… thì giá chưa thuế đượcxác định như sau:

Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem…)Giá chưa có thuế GTGT ═ -

1 + thuế suất của hàng hoá, dịch vụ (%)

- Đối với điện của các nhà máy thuỷ điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lựcViệt Nam, giá tính thuế GTGT để xác định số thuế GTGT nộp tại địa phương nơi cóTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

nhà máy được tính bằng 60% giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước, chưabao gồm thuế giá trị gia tăng Trường hợp chưa xác định được giá bán điện thươngphẩm bình quân năm trước thì theo giá tạm tính của Tập đoàn thông báo nhưng khôngthấp hơn giá bán điện thương phẩm bình quân của năm trước liền kề Khi xác địnhđược giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước thì kê khai điều chỉnh chênh lệchvào kỳ kê khai của tháng đã có giá chính thức Việc xác định giá bán điện thươngphẩmbình quân năm trước chậm nhất không quá ngày 31/3 của năm sau.

- Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng kinh doanh giải trí có đặtcược, là số tiền thu được từ hoạt động này đã bao gồm cả thuế TTĐB trừ số tiền đã trảthưởng cho khách

Giá tính thuế được tính theo công thức sau:

Số tiền thu đượcGiá tính thuế GTGT ═ -

1 + thuế suất (%)

- Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàngtheo giá trọn gói (ăn, ở, đi lại) thì giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế GTGT.Trường hợp giá trọn gói bao gồm cả khoản chi vé máy bay vận chuyển khách dulịch từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam đi nước ngoài, các chi phí ăn, nghỉ,thăm quan và một số khoản chi ở nước ngoài khác (nếu có chứng từ hợp pháp) thì cáckhoản thu của khách hàng để chi cho các khoản trên được giảm trừ trong giá (doanhthu) tính thuế GTGT

- Đối với dịch vụ cầm đồ, giá tính thuế là tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãiphải thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ (nếu có).Khoản thu từ dịch vụ này được xác định như trên là giá đã có thuế GTGT

- Đối với sách, báo, tạp chí chịu thuế GTGT bán theo đúng giá phát hành (giábìa) theo quy định của Luật Xuất bản: giá bán đó được xác định là giá đã có thuếGTGT để tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở, trường hợp bán không theo giá bìathì thuế GTGT tính trên giá bán ra

+ Trường hợp Nhà xuất bản phát hành xuất bản phẩm qua cơ sở phát hànhthì giá tính thuế của xuất bản phẩm được xác định như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

Giá tính thuế ở khâu xuất bản =

Giá ghi trên bìa – Phí phát hành

1 + (%) thuế suất

Giá tính thuế ở khâu phát hành =

Giá ghi trên bìa

1 + (%) thuế suất+ Trường hợp Nhà xuất bản xuất bản phẩm trực tiếp cho người sử dụng, giátính thuế GTGT của hoạt động xuất bản được xác định như sau:

Giá tính thuế ở khâu xuất bản =

Giá ghi trên bìa

1 + (%) thuế suất

- Đối với hoạt động in, giá tính thuế là tiền công in Trường hợp cơ sở in thựchiện các hợp đồng in, giá thanh toán bao gồm cả tiền công in và tiền giấy in thì giá tínhthuế bao gồm cả tiền giấy

- Đối với dịch vụ đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ babồi hoàn, đại lý xử lý hàng bồi thường 100% hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng: giátính thuế GTGT là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng (chưa trừ một khoản phítổn nào) mà doanh nghiệp bảo hiểm thu được, chưa có thuế GTGT

Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam Trường hợp người nộp thuế

có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịchbình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tạithời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế

 Thuế suất

Thuế suất thuế GTGT được áp dụng thống nhất theo loại HHDV ở các khâu nhậpkhẩu, sản xuất gia công hay kinh doanh thương mại Hiện hành các mức thuế suất thuếGTGT gồm có 0%, 5%, 10%

a Thuế suất 0%:

Các trường hợp áp dụng thuế suất 0%

- HHDV xuất khẩu; hoạt động xây dựng; lắp đặt công trình của doanh nghiệp chếxuất; hàng bán cho cửa hàng bán hàng miễn thuế; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụthuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ trường hợp không áp dụng mứcthuế suất 0%

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

- Dịch vụ xuất khẩu bao gồm: dịch vụ được cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cánhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan.

- Các HHDV khác: hoạt động xây dựng lắp đặt công trình của doanh nghiệp chếxuất; vận tải quốc tế bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hoá theo chặng đườngquốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam Trường hợp hợpđồng quốc tế gồm cả chặng nội địa; HHDV thuộc diện không chịu thuế GTGT khixuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng biểu thuế xuất 0%; dịch vụ sửa chữa tàubay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài

- HHDV xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% phải đảm bảo những điều kiệnsau đây:

+ Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩuhoặc uỷ thác gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức cánhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan

+ Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và cácchứng từ khác theo quy định của pháp luật

+ Có tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu

- Các trường hợp không áp dụng thuế suất 0% gồm:

+ Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng vốn, cấptín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng đầu tưchứng khoán ra nước ngoài; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thácchưa chế biến thành sản phẩm khác; HHDV cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinhdoanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướngchính phủ

+ Xăng dầu bán cho xe ôtô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tạinội địa

+ Xe ôtô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan

+ Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh nội địa cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trongkhu phi thuế quan nhưng địa điểm cung cấp và tiêu dùng dịch vụ ở ngoài khu phi thuếquan như: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vậnchuyển, đưa đón người lao động

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

b Thuế suất 5%

Mức thuế suất 5% áp dụng đối với HHDV thiết yếu phục vụ cho sản xuất và tiêudùng; các HHDV cần ưu đãi như nước sạch phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt; thuốcchữa bệnh, phòng bệnh; giáo cụ, đồ dùng để giảng dạy và học tập; dịch vụ khoa học vàcông nghệ,…

 Phương pháp khấu trừ thuế

Đối tượng áp dụng

Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủchế độ, kế toán, hoá đơn chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn,chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, trừ các đối tượng áp dụngtính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu rađược xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế theo quy định

- Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơnGTGT mua HHDV (bao gồm cả TSCĐ) dùng cho SXKD HHDV chịu thuế GTGT; sốthuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộpthuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đốiTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưngkhông thành lập pháp nhân tại Việt nam.

- Xác định thuế GTGT phải nộp:

Thuế GTGTphải nộp =

Thuế GTGTđầu ra -

Thuế GTGT đầu vàođược khấu trừ

 Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

Đối tượng áp dụng

Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kếtoán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật Tổ chức, cá nhân nước ngoàikinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thựchiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật Cơ

sở kinh doanh hoạt động kinh doanh vàng bạc, đá quý, kinh doanh ngoại tệ

-Giá thanh toán của HHDV

mua vàotương ứngTrong đó:

Giá thanh toán của HHDV bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá đơn bán HHDV,bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng,không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền

Giá thanh toán của HHDV mua vào được xác định bằng giá trị HHDV mua vàohoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho SXKD HHDV chịu thuế GTGT bán ratương ứng

(Nguồn: Giáo trình Bài giảng thuế và kế toán thuế, Th.s Phạm Thị Ái Mỹ) 1.2.3.4 Kê khai, nộp thuế, hoàn thuế GTGT

a Kê khai thuế GTGT

Các cơ sở kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT thì phải có trách nhiệm lập và gửiTrường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 09/11/2016, 22:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ts Phan Đức Dũng (2008), Giáo trình Kế toán thuế và báo cáo thuế, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế toán thuếvà báo cáo thuế
Tác giả: Ts Phan Đức Dũng
Nhà XB: NXB ThốngKê
Năm: 2008
3. GS.TS Ngô Thế Chi và TS Trương Thị Thùy(2007), Giáo trình Kế toán tài chính.Học viện hành chính, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kếtoán tài chính
Tác giả: GS.TS Ngô Thế Chi và TS Trương Thị Thùy
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2007
4. Hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán, Phòng kế toán, Công ty TNHH xây dựng và thương mại Lan Hùng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệthống tài khoản, chứng từ, sổsách kếtoán
7. Tìm hiểu tài liệu: http://kiemtailieu.com/ Link
8. Tìm hiểu tài liệu: http://www.tapchiketoan.com.vn 9. Tìm hiểu tài liệu: http://www.kiemtoan.com/ Link
10. Tìm hiểu tài liệu: http://webketoan.com/ Link
11. Tìm hiểu tài liệu: http://www.danketoan.com/ Link
12. Tìm hiểu tài liệu: http://www.google.com/ Link
1. Th.s Phạm Thị Ái Mỹ, Giáo trình Bài giảng thuế và kế toán thuế Khác
5. Chuẩn mực kế toán VAS 17 Khác
6. Thông tư số 26/2015/TT-BTC Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w