1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới : Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng. Nó là cơ sở cho các bậc học tiếp theo. Mục tiêu của Chương trình Tiểu học mới là làm rõ hơn quan điểm giáo dục toàn diện và thiết thực đối với người học. Đồng thời chuẩn bị những kiến thức, kĩ năng, thái độ để học sinh tiếp tục học lên. Học sinh học tập không chỉ để tích luỹ kiến thức và kĩ năng môn học mà còn học về phương pháp học tập tích cực nhằm đặt nền móng cho việc tự học suốt đời.
Trang 1A M Ở ĐẦ 2U
I Đặt vân đ :ề 2
1 Th c tr ng c a v n đ đòi h i ph i có gi i pháp m i :ự ạ ủ ấ ề ỏ ả ả ớ 2
2 Ý ngh a và tác d ng c a đ tài:ĩ ụ ủ ề 3
3 Ph m vi nghiên c u c a đ tàiạ ứ ủ ề 4
II Ph ng pháp ti n hành :ươ ế 4
1 C s lí lu n và th c ti n có tính đ nh h ng cho vi c nghiên c u tìm gi i ơ ở ậ ự ễ ị ướ ệ ứ ả pháp cho đ tài :ề 4
2 Các bi n pháp ti n hành và th i gian t o ra gi i pháp :ệ ế ờ ạ ả 9
B N I DUNG :Ộ 10
I M c tiêu :ụ 10
II Mô t gi i pháp c a đ tài :ả ả ủ ề 10
1 Trang b cho h c sinh m t s v n đ tr c khi h ng d n h c sinh Tìm ị ọ ộ ố ấ ề ướ ướ ẫ ọ hi u bài:ể 10
2 Nh ng yêu c u c n đ t sau khi h ng d n h c sinh Tìm hi u bài:ữ ầ ầ ạ ướ ẫ ọ ể 11
3 Xây d ng h th ng câu h i :ự ệ ố ỏ 14
4 Các k n ng c n hình thành cho h c sinh khi h ng d n h c sinh Tìm hi uĩ ă ầ ọ ướ ẫ ọ ể bài: 24
5 Ph ng pháp và cách th c t ch c b c h ng d n h c sinh Tìm hi u bài:ươ ứ ổ ứ ướ ướ ẫ ọ ể 25
6 M t s đi u giáo viên c n l u ý:ộ ố ề ầ ư 31
7 K t qu thu đ c sau khi h ng d n h c sinh Tìm hi u bài:ế ả ượ ướ ẫ ọ ể 32
8 Bài so n và hình nh minh h a:ạ ả ọ 35
III Kh n ng áp d ng :ả ă ụ 41
IV L i ích :ợ 41
C K T LU N VÀ Ế Ậ ĐỀ XU T :Ấ 44
I K t lu n :ế ậ 44
II Đề xu t, ki n ngh :ấ ế ị 45
ĐỀ TÀI : Hướng dẫn học sinh Tìm hiểu bài trong phân môn Tập đọc - lớp 3.
Trang 2A MỞ ĐẦU
I Đặt vân đề :
1 Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới :
- Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng Nó là cơ sở cho các bậc học tiếptheo Mục tiêu của Chương trình Tiểu học mới là làm rõ hơn quan điểm giáodục toàn diện và thiết thực đối với người học Đồng thời chuẩn bị những kiếnthức, kĩ năng, thái độ để học sinh tiếp tục học lên Học sinh học tập không chỉ
để tích luỹ kiến thức và kĩ năng môn học mà còn học về phương pháp học tậptích cực nhằm đặt nền móng cho việc tự học suốt đời
- Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục nước nhà, Giáo dục Tiểu họcđang tạo ra định hướng có giá trị Cùng với các môn học khác, Tiếng Việt làmôn học có nhiều đổi mới cả về mục đích, nội dung và quan niệm dạy học Vớisáu phân môn Tập đọc, kể chuyện, Tập viết, Tập làm văn, Luyện từ và câu,Chính tả thì Tiếng Việt có một vị trí hết sức đặc biệt Nó là cơ sở để tiếp thu vàlĩnh hội tri thức của các môn học khác Trong đó, phân môn Tập đọc chiếm vịtrí quan trọng Đọc – hiểu lại là kĩ năng cần thiết Vì có hiểu được nội dung, giátrị nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ của văn bản (với trình độ tiểu học) thì mới manglại cho học sinh những rung động, những tư tưởng tình cảm đạo đức tốt đẹp màtác giả gửi gắm vào mỗi tác phẩm
- Trong quá trình dạy học, nhiệm vụ hàng đầu của người giáo viên đứnglớp là làm thế nào để học sinh tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và phát triển thành kĩnăng, kĩ xảo Đồng thời giữ vững lâu bền để làm cơ sở vững chắc cho các bậchọc tiếp theo Muốn vậy, người giáo viên cần phải có những phương pháp dạyhọc tích cực phù hợp với nội dung chương trình hiện hành Học sinh có thu,nhận, vận dụng được hay không và đến mức độ nào chính là nhờ phần lớn ởcách thức tổ chức giờ lên lớp của người giáo viên
=========================================================================
Trang 2
Trang 3
- Phân môn Tập đọc cung cấp cho các em những hiểu biết về tựnhiên, xã hội và con người Cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết vềtác phẩm văn học góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh Dạy Tập đọc cầnhình thành cho học sinh hai kĩ năng là “đọc” và “cảm thụ” Thực tế hiện nay,khả năng cảm thụ của học sinh chưa tốt Học sinh hiểu bài một cách máy móc,thực sự chưa đi vào chiều sâu Một điều cần chú ý là hoạt động học của họcsinh chỉ có thể đạt hiệu quả cao nếu học sinh tiến hành các hoạt động học tậpmột cách tích cực, chủ động, tự giác với một động cơ nhận thức đúng đắn.Xuất phát từ những sự cần thiết đó, tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài
“Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài trong phân môn Tập đọc lớp 3” nhằm đưa ranhững giải pháp mới, tích cực, có thể giúp học sinh hiểu nội dung bài đọc mộtcách thực sự Nó sẽ là cơ sở, là tiền đề để học sinh học tốt hơn các phân môncủa môn Tiếng Việt, các môn học khác và ở những lớp học trên
2 Ý nghĩa và tác dụng của đề tài:
Đề tài đòi hỏi người viết phải tìm một giải pháp mới để hướng dẫn học
sinh cảm thụ được văn bản thông qua bước Tìm hiểu bài trong phân môn Tập
đọc Giúp học sinh hiểu được nội dung bề nổi và bề sâu của một văn bản
Kiểm tra sự vận dụng của học sinh đồng thời so sánh chất lượng qua cácđợt kiểm tra để thấy được biện pháp đó đạt hiệu quả tích cực
Theo đó, đề tài được nghiên cứu trên các mặt sau:
- Tìm hiểu tình hình thực tiễn hiện nay về việc dạy – học qua hoạt độngTìm hiểu bài Từ đó rút ra giải pháp mới mà bản thân đã vận dụng có hiệu quả
- Phân tích, mô tả, minh chứng cho giải pháp mới có tính khả thi
=========================================================================
Trang 3
Trang 4
3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Trên cơ sở giảng dạy và chấm bài thi của học sinh lớp 2, 3 trong nhữngnăm qua, phát hiện được điểm mấu chốt mà học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểunội dung bài chưa đạt
- Áp dụng những điều rút ra được vào trong thực tế giảng dạy lớp 3A2trường Tiểu học số 2 Phước Sơn làm cơ sở nghiên cứu đề tài
- Đề tài tập trung vào việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài trong phânmôn Tập đọc lớp 3
II Phương pháp tiến hành :
1 Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên
cứu tìm giải pháp cho đề tài :
1.1 Cơ sở lí luận :
- Dạy đọc – hiểu là giúp học sinh biết đọc thầm (không mấp máy môi)hiểu được nghĩa các từ ngữ trong văn cảnh của bài, nắm được nội dung củacâu, đoạn, bài đọc Có khả năng nghe, hiểu câu hỏi và yêu cầu của thầy cô; cókhả năng nhận xét ý kiến của bạn Thông qua dạy đọc – hiểu, cần trau dồi chohọc sinh vốn tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy mở rộng sự hiểu biếtcủa học sinh về cuộc sống Bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng tình cảmđạo đức tốt đẹp, hướng đến cái chân – thiện – mĩ trong cuộc sống Từ nhữngmẩu chuyện, bài văn, bài thơ của bài học hình thành lòng ham muốn đọc sách,khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của tiếng Việt và tình yêutiếng Việt, góp phần làm trong sáng tiếng nói của dân tộc
- Nội dung và phương pháp dạy học luôn luôn gắn bó với nhau để quátrình học tập đạt hiệu quả cao nhất Mỗi bài học, mỗi nội dung đòi hỏi mộtphương pháp thích hợp Các kĩ năng của học sinh không thể hình thành và pháttriển bằng con đường truyền giảng thụ động Các kiến thức về ngôn ngữ, vănhọc, tự nhiên và xã hội có thể được tiếp thu qua lời giảng, nhưng học sinh chỉ
=========================================================================
Trang 4
Trang 5
làm chủ được kiến thức này khi các em chiếm lĩnh chúng bằng chính hoạt động
có ý thức của mình Cũng như vậy, những tư tưởng, tình cảm và nhân cách tốtđẹp chỉ có thể hình thành chắc chắn thông qua sự rèn luyện trong thực tế Quátrình dạy học gồm có hai mặt hữu cơ với nhau là hoạt động dạy của giáo viên
và hoạt động học của học sinh Người giáo viên đóng vai trò là người tổ chứchoạt động của học sinh Mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộmình, đều được phát triển Giáo viên cần giúp học sinh chủ động hơn để tiếthọc diễn ra nhẹ nhàng, hấp dẫn, hiệu quả Tất cả đều hướng đến vấn đề chung
là tích cực hóa hoạt động của học sinh nhằm giúp người học đạt đến ngưỡngcủa mục tiêu giáo dục, mục tiêu môn học
- Dạy học sinh đọc (đọc thành tiếng và đọc hiểu) không có nghĩa là chỉgiúp học sinh giải một bộ mã gồm chữ viết và phát âm mà còn là một quá trìnhnhận thức để có khả năng thông hiểu những gì đọc được Nhằm giúp học sinhthực hiện hoạt động học tập, giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi.Làm cơ sở cho khả năng lĩnh hội không chỉ hiện tại mà còn trong tương lai, ởnhững lớp học trên và ở những bậc học cao hơn
- Ngoài việc rèn cho học sinh các kĩ năng đọc, phân môn Tập đọc còncung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, cungcấp vốn từ, vốn diễn đạt, giá trị nghệ thuật trong tác phẩm văn học, những hiểubiết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật, ) Qua đó, giúp họcsinh hình thành những rung cảm thẩm mĩ, những tình cảm trong sáng, tốt đẹp,góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh Mục tiêu đó được hình thành chủ
yếu thông qua bước Tìm hiểu bài Vì vậy, bước Hướng dẫn học sinh Tìm hiểu
bài khá là quan trọng trong một tiết Tập đọc Qua bước này, chúng ta có thể
khẳng định học sinh có nắm được bài hay không
=========================================================================
Trang 5
Trang 6
1.2 Cơ sở thực tiễn :
Mục tiêu của dạy học Tập đọc ngoài việc dạy học sinh đọc đúng, trôi chảy
và diễn cảm còn giúp học sinh làm quen với ngôn ngữ văn học, bước đầu cónhững hiểu biết về nhân vật, hình tượng, đại ý, bố cục, cốt truyện, Phươnghướng và trình tự tìm hiểu nội dung bài đọc thể hiện ở những câu hỏi đặt saumỗi bài (và những câu hỏi phụ) Dựa vào hệ thống câu hỏi đó, giáo viên tổchức sao cho mỗi học sinh đều được làm việc để tự mình nắm được nội dungbài Nhưng thực tế hiện nay, việc đó chưa đạt được như mong muốn Mặc dùnhiều giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học, tạo điều kiện để học sinh họctập tích cực, được nói nhiều hơn, được làm việc nhiều hơn nếu đánh giá mộtcách nghiêm túc thì phần lớn mới chỉ là biểu hiện tích cực mang tính hình thứcbên ngoài Học sinh đã tích cực nhưng chưa chủ động, sáng tạo, còn mang tínhrập khuôn, máy móc Nhiều lần chấm bài thi của học sinh lớp 2, 3 và thực tếdạy học trong lớp, học sinh trả lời câu hỏi còn máy móc chứ chưa thực sự hiểu
bài Tôi nhớ có lần chấm bài thi của học sinh lớp 3, với câu hỏi: Điều gì gợi
tác giả nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường? (Bài Tập đọc Nhớ lại buổi đầu
đi học – Sách Tiếng Việt 3 - tập 1 – trang 51, 52) có không ít học sinh trả lời
là: “Lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man
của buổi tựu trường” Điều đó chứng tỏ học sinh chưa thực sự hiểu bài.
a Giáo viên:
- Hiện nay, giáo viên hướng dẫn học sinh Tìm hiểu bài với nhiều hình
thức tổ chức dạy học linh hoạt nhưng phần lớn vẫn thiên về hỏi đáp trực tiếp.Giáo viên thường cho học sinh đọc câu hỏi, đọc thầm (thành tiếng) đoạn cóchứa nội dung câu trả lời để học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi Làm như vậygiống như giáo viên đã chỉ đích xác địa chỉ cho học sinh trả lời Dẫn đến họcsinh trả lời câu hỏi chỉ để trả lời chứ không được suy nghĩ để xuyên suốt nộidung, không tự cảm nhận được mạch logic trong tác phẩm, không lĩnh hộiđược nội dung văn bản một cách trọn vẹn
=========================================================================
Trang 6
Trang 7
- Phần lớn giáo viên chưa chú ý đúng mức đến đọc thầm, đọc hiểu Họcsinh đọc thầm một cách hình thức Giáo viên chưa nắm được kết quả đọc hiểucủa học sinh để xử lí trong quá trình dạy học.
- Còn một số giáo viên giảng giải quá nhiều mà quên rằng đây là tiết Tậpđọc chứ không phải giảng văn như ở Trung học Ngoài những câu hỏi chính,người giáo viên cần thêm những câu hỏi phụ, những yêu cầu, những lời giảng
bổ sung Nhưng có một bộ phận giáo viên đã lạm dụng phương pháp giảng giảilàm cho tiết học trở nên nhàm chán, học sinh không tích cực
- Hệ thống câu hỏi còn mang tính khái quát Ít có câu hỏi phụ, câu hỏi gợi
ý để giúp học sinh trả lời câu hỏi chính của bài
- Ít chú ý đến đối tượng học sinh yếu khi trả lời câu hỏi Học sinh yếuthường thụ động, ít phát biểu, hoạt động nhóm cũng thường nhút nhát Phầnlớn, giáo viên chưa có biện pháp thiết thực để khuyến khích những học sinhyếu tích cực học tập, phát biểu xây dựng bài
- Trong quá trình học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên chưa chú ý nhiều đếnviệc rèn cho học sinh cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn gọn, rõ
- Còn coi nhẹ, chưa phát triển tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đềcủa học sinh
=========================================================================
Trang 7
Trang 8
- Diễn đạt không lưu loát: Nhiều học sinh có ý đúng nhưng không biếtdiễn đạt những suy nghĩ của mình một cách chính xác, gãy gọn cho người kháchiểu
- Thường trả lời lặp lại nguyên văn câu chữ như trong bài đọc mà khôngphát biểu được bằng lời của mình, bằng suy nghĩ của mình Nội dung câu trảlời nằm trong câu, đoạn mà học sinh đọc nhưng các em không thể chuyển hóa
nó thành lời của mình mà đọc nguyên văn như vậy khiến người nghe cảm thấythừa cũng có, thiếu cũng có mà đặc biệt là thấy rất khập khiễng
- Khi diễn đạt ý của mình, nhiều học sinh còn dùng từ chưa chính xác,chưa vận dụng được vốn sống vào học tập Học sinh là người Việt, học tiếngViệt thì vốn sống rất quan trọng Nhưng khi có cơ hội vận dụng, học sinh lạikhông vận dụng được tốt
- Học sinh còn gặp khó khăn khi trả lời những câu hỏi thuộc dạng hàm ý,phức tạp Tư duy của học sinh chưa cao, chưa được phát triển một cách đúngmức
- Khi giao tiếp với bạn trong hoạt động nhóm thì việc lĩnh hội và tạo lậpkiến thức mới còn hạn chế, nhất là đối với học sinh yếu Học sinh yếu thườngđóng vai trò như một thính giả chứ chưa mạnh dạn góp ý xây dựng nội dungthảo luận vì sợ sai, sợ ý kiến của mình không được các bạn khác tôn trọng, sợgiáo viên không thừa nhận ý kiến đóng góp của mình
- Chưa phát huy được ngôn ngữ nói mà học sinh chủ yếu trả lời câu hỏibằng cách nhìn đọc Sau khi nghe câu hỏi, học sinh thường dò tìm nội dung trảlời trong bài đọc chứ không chịu suy nghĩ dựa vào kiến thức đã có, dựa vàoviệc luyện đọc trước đó
- Khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh , giữa học sinh với giáoviên chưa được phát huy tích cực
=========================================================================
Trang 8
Trang 9
- Học sinh chưa tự đặt câu hỏi cho bạn, cho giáo viên để tháo gỡ những
khúc mắc có thể có trong quá trình Tìm hiểu bài.
- Học sinh chưa thực sự muốn tìm tòi khám phá trong tiết học bởi giáoviên chưa hướng các em việc đó
- Học sinh có cách học là học vẹt, học đối phó, học để thi, … chứ khôngphải học tích cực để hiểu nội dung bài
Đứng trước tầm quan trọng, vị trí, nhiệm vụ của môn học, mục tiêu đối
mới phương pháp dạy học, mục tiêu của bước Tìm hiểu bài trong phân môn
Tập đọc, bản thân thấy cần có một phương pháp dạy tích cực nhằm hướng đếncho học sinh có một phương pháp học tập tích cực Trước tình hình thực tếgiảng dạy hiện nay như đã trình bày ở trên, tôi mạnh dạn xin nêu lên những
giải pháp nhằm thực hiện bước Hướng dẫn học sinh Tìm hiểu bài tốt hơn, có
hiệu quả hơn, giúp khắc phục một số thực trạng hiện nay
2 Các biện pháp tiến hành và thời gian tạo ra giải pháp :
2.2 Thời gian tạo ra giải pháp :
Đúc kết kinh nghiệm từ năm học 2013 – 2014 đến nay
=========================================================================
Trang 9
Trang 10
B NỘI DUNG :
I Mục tiêu :
Đúc kết một số kinh nghiệm khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài trong phân môn tập đọc lớp 3
II Mô tả giải pháp của đề tài :
1 Trang bị cho học sinh một số vấn đề trước khi hướng dẫn học sinh Tìm hiểu bài:
- Đảm bảo cho học sinh đọc đúng, lưu loát, trôi chảy, ngắt nghỉ đúng chỗ.Cần quan tâm cả hai hình thức là đọc thành tiếng và đọc thầm Một cá nhânhay một nhóm đọc thì các học sinh phải biết đọc thầm lại Khi cho học sinh đọcthầm, giáo viên cũng định hướng được cho học sinh tìm hiểu nội dung bài chứkhông chỉ để đọc câu chữ
- Hiểu từ mới, từ khó và phát triển từ: Muốn học sinh đi vào tìm hiểu bàitốt thì việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ mới, từ khó, phát triển từ
là một bước quan trọng Có như thế mới giúp học sinh hiểu từng bước: từ (cụmtừ) - > câu - > đoạn - > bài Để làm tốt việc này, giáo viên có thể thực hiện cáccách sau:
Cho học sinh:
+ Miêu tả lại từ đó: miêu tả bằng lời, bằng hành động, bằng tranh ảnh, …+ Đặt câu với từ đó: Sau khi giải nghĩa từ xong, giáo viên cho học sinh đặtcâu với từ đó nhằm kiểm tra xem học sinh có hiểu từ không, có biết đặt từ đótrong văn cảnh cụ thể như thế nào không
+ Tìm từ đồng nghĩa với từ đó: cho học sinh tìm từ đồng nghĩa để xemhọc sinh có hiểu nghĩa không đồng thời mở rộng thêm vốn từ cho học sinh Sau
đó, giáo viên cần giải thích vì sao trong văn bản văn học này, tác giả khôngchọn những từ đó mà chọn từ này để rồi cuối cùng đi đến một kết luận là từ
=========================================================================
Trang 10
Trang 11
ngữ trong bài được dùng là tinh tế và chính xác nhất (cần khẳng định giá trịbiểu cảm, giá trị nghệ thuật khi sử dụng từ ngữ đó).
+ Tìm từ trái nghĩa với từ đó
Trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa từ mới và từ khó, giáo
viên cần tích hợp nội dung của phân môn Luyện từ và câu sẽ giúp học sinh hiểu
sâu hơn và mở rộng được vốn từ, vốn hiểu biết của học sinh
VD: Bài tập đọc Người mẹ (Sách TV3 – Tập 1 – trang 29, 30 ), các từ được chú giải là: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã (và từ khác nữa
nếu học sinh chưa hiểu mà yêu cầu giải thích) Khi hướng dẫn học sinh giải
nghĩa từ xong, giáo viên có thể hỏi thêm: Trong các từ đó, từ nào là từ chỉ sự
vật? (từ chỉ hoạt động, trạng thái, … - tùy vào thời điểm đó, học sinh học Luyện từ và câu đến phần nào thì giáo viên hỏi về kiến thức đó).
*Khi dạy Tập đọc, cần rèn cho học sinh bốn kĩ năng: đọc đúng, đọc lưuloát, đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc diễn cảm Bốn kĩ năng này được hìnhthành trong hai hình thức đọc là đọc thành tiếng và đọc thầm Chúng được rènluyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau Sự hoàn thiện một trong những kĩ năng này
sẽ tác động tích cực đến những kĩ năng khác và ngược lại Vì vậy trong dạyTập đọc, không được xem nhẹ yếu tố nào Muốn học sinh tìm hiểu bài tốt thìviệc luyện đọc đúng, lưu loát là rất cần thiết Muốn học sinh đọc diễn cảm tốtthì việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài là rất quan trọng Học sinh có hiểu giátrị nội dung, nghệ thuật của bài thì mới tác động tích cực vào tư tưởng, tìnhcảm các em, giúp các em đọc diễn cảm một cách có hiệu quả nhất
2 Những yêu cầu cần đạt sau khi hướng dẫn học sinh Tìm hiểu
bài:
Hoạt động Tìm hiểu bài chiếm khoảng một phần tư thời gian tiết học Tập
đọc nhưng nó có vị trí hết sức quan trọng Vì dạy Tập đọc, không chỉ dạy họcsinh đọc mà còn bao gồm cả nhiệm vụ giáo dục và phát triển nhân cách con
=========================================================================
Trang 11
Trang 12
người Do đó, khi hướng dẫn học sinh Tìm hiểu bài, cần đạt được những yêu
cầu sau:
- Đối với những câu hỏi đơn giản, chỉ cần học sinh tái hiện lại bằng cách
nhắc lại những từ ngữ, chi tiết, câu, hình ảnh quan trọng trong bài
VD:
+ Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào?
-> Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ.
+ Vì sao sau đó Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ ?
-> Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ vì nhớ ra đó là việc bạn đẫ nói trong bài tập làm văn
( Bài tập làm văn – Sách TV3 – Tập 1 – trang 46, 47)
- Đối với những câu hỏi hàm ý, phức tạp hơn, học sinh cần có sự sáng
tạo riêng, cảm thụ và suy nghĩ riêng Không phải trả lời bằng cách lặp lạinguyên văn câu chữ như trong bài đọc mà học sinh phải tự diễn đạt những suynghĩ của mình bằng lời của mình trên cơ sở nội dung bài đọc hay từ thực tế đờisống
VD:
Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a với quê hương như thế nào?
( Đất quý, đất yêu – Sách TV3 – Tập 1 – trang 84, 85)
Học sinh có thể trả lời bằng những suy nghĩ của mình về bài cũng có thể
từ thực tế đời sống: người Ê-ti-ô-pi-a rất yêu quý và trân trọng mảnh đất quê
hương / người Ê-ti-ô-pi-a coi đất đai của Tổ quốc là tài sản quý giá, thiêng liêng nhất… Với nhiều cách trả lời của học sinh, giáo viên cần cho học sinh
=========================================================================
Trang 12
Trang 13
nhận xét để rút ra được ý trả lời đúng và hay nhất, không quên đồng ý nhữngcâu trả lời đúng mặc dù chưa hay.
- Có thể phát biểu ý kiến nhận định về một nhân vật hay một vấn đề trongbài đọc
nêu lí do vì sao lại có những nhận xét đó Với câu hỏi trên, học sinh trả lời: Vì
ông cảm thấy nỗi buồn được chia sẻ / Ông cảm thấy đỡ cô đơn vì có người cùng trò chuyện / Ông cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ /Ông cảm thấy an ủi vì các bạn nhỏ quan tâm tới ông / Ông cảm thấy ấm lòng lại vì tình cảm của các bạn nhỏ /
- Qua bài đọc, học sinh có thể cảm nhận được nội dung mà tác giả muốngửi gắm
- Học sinh có thể hiểu được nội dung bề nổi và bề sâu của bài đọc và cóthể trình bày lại theo cách hiểu của mình
Từ đó, học sinh có thể nêu được giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài(với trình độ tiểu học)
- Mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình, đều được pháttriển
- Học sinh phát hiện, lĩnh hội tri thức một cách tích cực, chủ động, sángtạo, với một động cơ nhận thức đúng đắn dưới sự hướng dẫn của giáo viên chứkhông phải bị áp đặt
=========================================================================
Trang 13
Trang 14
- Học sinh có hứng thú học tập, mức độ tự giác tham gia xây dựng bàicao.
3 Xây dựng hệ thống câu hỏi :
3.1 Các dạng câu hỏi :
a
Câu hỏi đóng: là dạng câu hỏi chỉ có một câu trả lời duy nhất: đúng –chưa đúng; có – không; … không phải trình bày thêm, ít phải suy nghĩ Điềugiáo viên mong muốn đã được hàm ý sẵn trong câu hỏi Dạng câu hỏi nàykhông đòi hỏi sự tư duy nhiều Do đó, nó ít được sử dụng trong khi thảo luậnnhóm nhằm chia sẻ thông tin hoặc phát triển tư duy của học sinh Nó chỉ được
sử dụng khi giáo viên muốn có thông tin về ý kiến, suy nghĩ của học sinh hoặcmuốn tìm hiểu, kiểm tra về kiến thức của học sinh
VD : Ai là người lính dũng cảm trong truyện này ? -> Chỉ có một câu trả
VD: Lan đã có thái độ như thế nào khi nghe cuộc nói chuyện giữa mẹ vàanh Tuấn ?
(Bài Tập đọc Chiếc áo len – Sách TV3 – Tập 1 – trang 20, 21)
=========================================================================
Trang 14
Trang 15
- Câu hỏi mở cần ngắn gọn và đơn giản, tránh vòng vo khó hiểu hoặc giảithích quá nhiều không đi thẳng vào vấn đề.
- Câu hỏi mở cần rõ ý hỏi Ý hỏi sẽ không rõ ràng nếu câu hỏi quá chungchung VD: Không nên hỏi: Ý kiến của em thế nào? Mà cần hỏi cụ thể là về
- Đặt tên cho nhân vật theo tính cách
- Đặt tên cho câu chuyện theo ý nghĩa bài
- Tưởng tượng một chi tiết không có trong bài (thường là truyện, trong bàiTập đọc đầu tuần) đã đọc
VD:
Theo em, nếu không có cành mai, các bạn sẽ gửi gì ?
( Nắng phương Nam – Sách TV3 – Tập 1 – trang 94, 95)
- Tóm tắt nội dung chính của một đoạn
- Khi học sinh trả lời câu hỏi dạng mở, đòi hỏi học sinh phải động não,suy nghĩ Qua đó, nâng cao nhận thức và phát triển tư duy Mức độ phát triển
tư duy của học sinh phụ thuộc vào cấp độ nhận thức mà câu hỏi đặt ra Câu hỏi
=========================================================================
Trang 15
Trang 16
theo cấp độ nhận thức phải có tác dụng giúp học sinh: biết, hiểu, phân tích,
đánh giá, sáng tạo, vận dụng.
+ Câu hỏi giúp học sinh biết nhằm kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ
kiện, số liệu, tên người, tên địa phương, …
VD: - Truyện Hũ bạc của người cha thuộc chủ điểm nào?
( Chủ điểm : Anh em một nhà )
- Truyện Đôi bạn của nhà văn nào?
( Nguyễn Minh – Sách TV 3 – tập 1 – trang 130, 131)
+ Câu hỏi giúp học sinh hiểu: nhằm kiểm tra học sinh cách liên hệ, kết
nối các dữ kiện, số liệu, đặc điểm, … khi tiếp nhận thông tin; thường dùng các
từ Ai, Cái gì, Ở đâu, Thế nào, Nào, Khi nào? …
VD: - Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa ?
- Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa ?
( Hai Bà Trưng – Sách TV3 – Tập 2 – trang 4, 5 )
+ Câu hỏi giúp học sinh phân tích: nhằm kiểm tra khả năng phân tích nội
dung vấn đề để đi đến kết luận
VD: Em thích khổ thơ nào nhất? Vì sao?
(Vẽ quê hương – Sách TV3 – Tập 1 – trang 88)
+ Câu hỏi giúp học sinh đánh giá: nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý
kiến, khả năng phán đoán của học sinh trong việc nhận định một vấn đề nào đó.VD:
- Người cha trong bài thơ làm nghề gì ?
( Cái cầu – Sách TV3 – Tập 2 – trang 34, 35 )
- Theo em, khoa học đem lại lợi ích gì cho con người ?
=========================================================================
Trang 16
Trang 17
(Nhà bác học và bà cụ – Sách TV3 – Tập 2 – trang 31, 32 )
+ Câu hỏi giúp học sinh sáng tạo: nhằm kiểm tra khả năng học sinh có thể
đưa ra dự đoán, cách giải quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tínhsáng tạo
VD: Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó ?
( Đối đáp với vua – Sách TV3 – Tập 2 – trang 49, 50 )
+ Câu hỏi giúp học sinh vận dụng: nhằm kiểm tra những thông tin đã thu
và không khó quá để đa số học sinh có thể trả lời được
Thiết kế một hệ thống câu hỏi hợp lí để hướng dẫn học sinh khám phákiến thức, phát triển tư duy là cần thiết Song, việc sử dụng các câu hỏi đótrong quá trình thảo luận lớp học như thế nào thì hiệu quá Sau đây, xin trìnhbày một số cách ứng xử khi đặt câu hỏi cho học sinh
3.2 Một số cách ứng xử khi đặt câu hỏi cho học sinh :
* Dừng lại sau khi đặt câu hỏi:
Sau khi đặt câu hỏi, giáo viên giữ im lặng khoảng thời gian vài giây chohọc sinh suy nghĩ Nếu học sinh không trả lời được, giáo viên có thể đặt câuhỏi gợi mở hơn, giải thích rõ hơn để giúp học sinh trả lời được
=========================================================================
Trang 17
Trang 18
* Tích cực hóa tất cả học sinh: tạo điều kiện cho mọi đối tượng học sinh
được tham gia trả lời, tạo sự công bằng trong lớp học Có thể cho một học sinhđược phát biểu vài lần khác nhau Phát triển được ở học sinh những cảm xúctích cực như học sinh cảm thấy “những việc làm đó dành cho mình”
* Phân phối câu hỏi cho cả lớp: nhằm tăng cường sự tham gia của học
sinh, giảm thời gian nói của giáo viên Giúp học sinh chú ý nhiều hơn đến câutrả lời của bạn, phản hồi câu trả lời của bạn
* Đặt câu hỏi phải tập trung vào trọng tâm của bài Học sinh sẽ hiểu,
nhớ bài thông qua việc trả lời câu hỏi Đối với những câu hỏi khó, giáo viên cóthể đưa ra những gợi ý nhỏ Trường hợp câu hỏi phức tạp, giáo viên cho họcsinh thảo luận nhóm
* Giáo viên cần có phản ứng trước câu trả lời của học sinh:
- Nếu học sinh trả lời đúng, giáo viên cần khen, công nhận câu trả lời
bằng lời nói hay hành động gật đầu, vui vẻ, nói “đúng” , “vâng”, “rất tốt”,tuyên dương, khuyến khích các em để các em thấy rằng câu trả lời đó có ‘công’của mình Khiến học sinh mạnh dạn và thích bày tỏ ý kiến của mình mà khôngcòn nhút nhát nữa
- Nếu học sinh trả lời chưa hoàn toàn đúng cần đánh giá phần trả lời đúng
và yêu cầu học sinh khác bổ sung ý kiến hoặc hoàn thiện câu trả lời
- Nếu học sinh trả lời chưa đúng, giáo viên cần:
+ Ghi nhận sự phát biểu ý kiến, không tỏ ra phản ứng tức giận, chê bai,chỉ trích hoặc trách phạt gây ức chế tư duy, ảnh hưởng đến kết quả học tập củahọc sinh
VD: Cảm ơn em, em có thể suy nghĩ thêm chút nữa Em hãy nghe ý kiếncủa các bạn khác để nhận xét (Giáo viên mời học sinh khác phát biểu)
=========================================================================
Trang 18
Trang 19
+ Quan sát phản ứng của học sinh khi thấy bạn trả lời chưa đúng (sự khácnhau của từng cá nhân).
+ Tạo cơ hội lần thứ hai cho học sinh trả lời bằng cách sử dụng câu trả lờicủa học sinh khác để khuyến khích học sinh tiếp tục suy nghĩ trả lời
+ Tránh để cho học sinh có những ý nghĩ tiêu cực mà không muốn phátbiểu nữa
- Nếu học sinh không trả lời câu hỏi, giáo viên cần
+ Hỏi lại câu hỏi bằng từ ngữ khác hoặc diễn đạt theo cách khác dễ hiểuhơn Có thể giáo viên đặt những câu hỏi nhỏ gợi ý hoặc giải thích để nâng caochất lượng của câu trả lời chưa hoàn chỉnh
+ Giải thích rõ khái niệm nội dung trong câu hỏi
+ Sử dụng giáo cụ trực quan làm rõ câu hỏi
+ Yêu cầu học sinh xem lại tài liệu, đặt câu hỏi gợi ý gần với câu hỏi vừađưa ra Làm như vậy, học sinh sẽ cảm thấy mình được tôn trọng, được kíchthích phấn chấn và có thể có sáng kiến trong tương lai Chất lượng câu trả lờicủa học sinh dần được nâng cao, đồng thời tạo ra sự tương tác cởi mở, khuyếnkhích học sinh trao đổi tốt hơn
+ Hỏi những học sinh khác
* Tránh nhắc lại câu hỏi của mình: Giúp giảm thời gian giáo viên nói và
có nhiều thời gian hơn cho học sinh trả lời, thúc đẩy sự tham gia tích cực củahọc sinh Học sinh sẽ chú ý nghe lời giáo viên nói hơn
* Tránh nhắc lại câu trả lời của học sinh Phát triển khả năng tham gia
vào hoạt động thảo luận và nhận xét câu trả lời của nhau Từ đó, thúc đẩy họcsinh tự tìm câu trả lời hoàn chỉnh Nếu học sinh nào chưa nghe rõ thì gọi họcsinh khác nhắc lại
=========================================================================
Trang 19
Trang 20
* Giáo viên tránh tự trả lời câu hỏi của mình: để tăng cường sự tham gia
của học sinh và hạn chế sự can thiệp của giáo viên Tạo ra sự tương tác giữagiáo viên và học sinh làm cho giờ học không bị đơn điệu Nếu giáo viên tự trảlời câu hỏi của mình sẽ dẫn đến việc học sinh ỷ lại, không chịu suy nghĩ Đồngthời, làm cho tiết học trở nên nhàm chán với vai trò tự hỏi, tự trả lời của giáoviên Học sinh sẽ không còn hứng thú mà phải hiển nhiên chấp nhận nhưđượcbị áp đặt
* Khi đặt câu hỏi, giáo viên không chỉ rõ cho học sinh là đọc thầm đoạn
nào để trả lời mà để học sinh tự tư duy, suy nghĩ, tìm tòi, khám phá Chỉ khi
nào đã gợi ý rồi mà học sinh vẫn không trả lời được, giáo viên mới vận dụngviệc đó Nhưng theo tôi, thực sự là cần hạn chế Sau khi giáo viên đặt câu hỏi,học sinh tự hệ thống lại nội dung bài học rồi suy nghĩ mà trả lời Không phải
cứ dò tìm theo sự chỉ dẫn của giáo viên là ở đoạn nào Có như vậy mới rèn chohọc sinh khả năng tư duy và mạch kiến thức logic trong bài Cũng phải có câuhỏi mà học sinh phải đọc thầm cả bài mới trả lời được, như vậy sẽ rất mất thờigian Vì trước khi học sinh tìm hiểu bài thì học sinh đã được đọc bài nhiều rồi
* Giáo viên không nên bắt đầu câu hỏi mở bằng “Tại sao?”Các câu hỏi
bắt đầu bằng “Tại sao” hàm ý một nhận định Ví dụ hỏi: “Tại sao em làm theocách đó?”, thông điệp đưa ra là em không biết rằng cách làm đó không hiệuquả hay sao? Cho dù giáo viên cố gắng tránh đưa ra nhận định, các câu hỏi bắtđầu bằng “Tại sao” đã có hàm ý như vậy Đó là lí do giáo viên nên tránh nhữngcâu hỏi bắt đầu bằng “Tại sao” Tuy nhiên, nếu giáo viên vẫn muốn tìm động
cơ của hành vi học sinh thì có thể chuyển câu hỏi theo cách khác “Điều gì đã
khiến em quyết định như vậy?” hay“ Em muốn đưa ra những lí do gì cho việc ”
* Lắng nghe tích cực: Nên để cho học sinh biết rằng mình đang lắng
nghe bằng biểu hiện qua ánh mắt, cái gật đầu
=========================================================================
Trang 20
Trang 21
* Để ý đến nội dung chưa rõ ràng trong câu trả lời của học sinh: đặt
thêm một số câu hỏi để tìm ra ý nghĩa thực sự của nội dung đó Sau khi đã cóđược thông tin đầy đủ qua câu trả lời, có thể tóm tắt câu trả lời của học sinh vàhỏi lại xem mình đã hiểu đúng câu trả lời hay chưa Giáo viên có thể kết thúcnội dung hội thoại bằng một câu kết luận rõ ràng và một sự thoả thuận giữagiáo viên và học sinh
* Ngữ điệu gợi mở: Với ngữ điệu ở cuối câu hỏi, giáo viên có thể gợi mở
và khuyến khích học sinh trả lời câu hỏi
* Được hỗ trợ bằng ngôn ngữ cơ thể: Nhìn vào người được hỏi hay ngả
người về phía người được hỏi cho thấy giáo viên có thực sự muốn có câu trảlời hay không
Bên cạnh việc đặt câu hỏi nhằm kích thích, gợi ý học sinh suy nghĩ ởnhững cấp độ tư duy khác nhau, giáo viên cần hướng dẫn, khuyến khích và tạođiều kiện từng bước để học sinh tập đặt câu hỏi với giáo viên, với bạn bè trongnhóm, trong lớp về nội dung hay vấn đề chưa hiểu, chưa rõ cần giải thích, tranhluận hoặc bày tỏ suy nghĩ, ý tưởng của mình Khi học sinh biết đặt câu hỏitrong quá trình học tập thì việc học tập của các em càng trở nên tích cực và có
ý nghĩa Giáo viên cần phải thiết kế những hoạt động học tập nhằm đảm bảomức độ tham gia cao và tham gia tích cực của học sinh, tác động đến tình cảm,thái độ và đem đến cho học sinh niềm vui, sự hứng thú học tập Việc làm này
sẽ làm thay đổi vai trò của giáo viên và học sinh Trong đó, giáo viên chủ yếugiữ vai trò là người tạo môi trường học tập thân thiện, phong phú đa dạng, làngười tư vấn, chỉ dẫn, động viên, kèm cặp, đưa đến những thông tin phản hồicần thiết, định hướng quá trình lĩnh hội tri thức và cuối cùng là người thể chếhóa kiến thức
Tóm lại, đặt câu hỏi là kĩ năng quan trọng mà mỗi giáo viên cần có Làmthế nào để tăng cường sự tham gia của học sinh, tạo cảm giác thoải mái cho
=========================================================================
Trang 21
Trang 22
người học, tránh tình trạng áp đặt Tuy nhiên, giáo viên không chỉ sử dụngphương pháp vấn đáp vì sẽ làm giờ học căng thẳng, tiết học nhàm chán Câuhỏi đặt ra cũng không được quá khó mà phải phù hợp với trình độ học sinh.
3.3 Những điểm lưu ý khi xây dựng hệ thống câu hỏi :
- Trước hết phải đảm bảo đúng, đủ theo nội dung câu hỏi dưới mỗi bàiđọc trong sách giáo khoa
- Cần có những câu hỏi gợi mở khi học sinh trả lời câu hỏi chính khôngđược Tuỳ thuộc vào thời gian Giáo viên không nên đặt những câu hỏi lanman Tránh lặp lại nhiều lần một câu hỏi làm mất thời gian và gây sự nhàmchán
- Có câu hỏi dành cho từng đối tượng học sinh để mọi học sinh đều đượclàm việc chứ không phải chỉ học sinh học tốt mới trả lời, còn học sinh khác thìngồi nghe
- Câu hỏi phải có tính dẫn dắt để đưa đến vấn đề mấu chốt là hình thànhnên nội dung chính, những giá trị, ý nghĩa đặc biệt của bài đọc Những câu hỏigiáo viên đặt ra không phải chỉ để hỏi cho học sinh biết ngay vấn đề đang hỏi
mà mục đích cuối cùng là để học sinh hiểu được ý nghĩa bài
- Câu hỏi phải gợi vốn sống của học sinh – tức là giúp học sinh liên tưởng.Học sinh là người Việt nên học Tiếng Việt thì vốn sống rất quan trọng Nhưvậy sẽ từng bước giúp các em ý thức hoá và hoàn thiện điều các em đã biết.Qua đó, giúp các em vận dụng những điều đã biết một cách tốt nhất, cung cấpcho các em những tri thức và kĩ năng mới một cách hoàn thiện mà hữu hiệu Đây là cơ hội để các em vận dụng vốn sống của mình
- Hệ thống câu hỏi cần ngắn gọn, dễ hiểu: Giáo viên cần lựa chọn từ ngữ
để đặt câu hỏi sao cho học sinh dễ hiểu Nếu câu hỏi khó hiểu, giáo viên cần
=========================================================================
Trang 22
Trang 23
phải giải thích những khái niệm hoặc chọn cách đặt câu hỏi khác cho mọi đốitượng học sinh đều hiểu được ý muốn hỏi.
- Hệ thống câu hỏi cần chú ý đến tâm lí và nhu cầu giao tiếp của học sinh
- Câu hỏi cần đi từ mức độ dễ đến khó
- Chú ý đến ngữ điệu khi đặt câu hỏi Câu hỏi được hỗ trợ bằng ngôn ngữ
cơ thể, nét mặt, … sẽ khuyến khích học sinh trả lời
- Có thể thay hình thức câu hỏi trực tiếp bằng dạng trắc nghiệm: chọn câutrả lời đúng trong các cách trả lời khác nhau Chính việc so sánh các cách trảlời khác nhau là một quá trình hoạt động phát huy tính tích cực của học sinh
VD: Bài Tập đọc Nhớ lại buổi đầu đi học (Sách TV3 – Tập 1 – trang 50, 51)
Có câu hỏi: Tìm đoạn văn ứng với từng nội dung sau:
a Tả ngôi trường từ xa.
b Tả lớp học.
c Tả cảm xúc của học sinh buổi đầu đi học
Giáo viên có thể thay bằng hình thức trắc nghiệm như sau:
Chọn câu trả lời đúng: Đoạn 3 trong bài tả gì?
a Tả ngôi trường từ xa.
b Tả lớp học.
c Tả cảm xúc của học sinh dưới mái trường mới.
và làm tương tự cho các đoạn còn lại
- Giáo viên đặt câu hỏi làm sao để qua đó, học sinh hiểu, ghi nhớ kiếnthức trọng tâm, hình thành được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Từ đó,các em tự rút ra được nội dung giáo dục Cần cải thiện tình trạng học sinh đưa
ra câu trả lời là Em không biết hoặc câu trả lời chưa đúng
=========================================================================
Trang 23
Trang 24
- Khi học sinh không trả lời được, giáo viên dựa vào câu trả lời chưa đúngcủa học sinh mà đặt câu hỏi gợi ý Tuy nhiên cần tránh đưa ra câu hỏi vụn vặt,câu hỏi không rõ ràng, khó hiểu mà đa nghĩa.
4 Các kĩ năng cần hình thành cho học sinh khi hướng dẫn học
sinh Tìm hiểu bài:
- Tham gia tích cực khi thảo luận nhóm Cùng nhau suy nghĩ, bàn bạc,đưa ra những phán đoán, hướng trả lời câu hỏi, … Tránh tình trạng chỉ nhữnghọc sinh giỏi mới hoạt động còn học sinh yếu thì thụ động
- Sau khi thảo luận xong, học sinh nào cũng có thể đại diện nhóm phátbiểu Nhiệm vụ làm nhóm trưởng và thư kí luôn được thay phiên nhau Có nhưvậy mới phát huy được tính tích cực của từng học sinh Từ đó, những học sinhnăng lực còn hạn chế mới mạnh dạn hơn trong việc trình bày ý kiến cá nhântrước lớp và có nhiều tién bộ hơn trong giao tiếp
- Khi trả lời câu hỏi, học sinh cần trả lời bằng hiểu biết của mình, bằngngôn từ của mình, tránh lặp lại nguyên văn như trong sách giáo khoa (trừtrường hợp là câu hỏi chỉ có thể trả lời như trong sách – thường là những vănbản chính luận, khoa học)
- Biết lắng nghe ý kiến phát biểu của bạn để nhận xét, góp ý, bổ sung hayphản bác
- Biết hợp tác với bạn để bàn luận một vấn đề nào đó mang tính phức tạp
mà tự mình không giải quyết được
- Kĩ năng đọc thầm, đọc lướt bài để trả lời câu hỏi
=========================================================================
Trang 24