Căn cứ vào mục đích của đổi mới cách dạy và học môn Hoá trong chương trình phổ thông cũng như liên hệ với thực tế địa phương và muốn truyền tải đến học sinh những kiến thức bảo vệ sức kh
Trang 1Liên hệ thực tế qua bài dạy “Phân bón hóa học” của lớp 11
(Ngày 25/11/2013 - 10:08:28)
Liên hệ thực tế qua bài dạy “Phân bón hóa học” của lớp 11
Bài“Phân bón hoá học” được trình bày trong chương trình sách giáo khoa Hoá học lớp 11 còn bỏ ngỏ phần liên hệ thực tế Căn cứ vào mục đích của đổi mới cách dạy và học môn Hoá trong chương trình phổ thông cũng như liên hệ với thực tế địa phương và muốn truyền tải đến học sinh những kiến thức bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và bảo vệ môi trường sống khi các em trưởng thành, tôi xin đưa ra một số ví dụ minh hoạ về sự liên hệ thực tế của bài “Phân bón hoá học” để các đồng nghiệp cùng tham khảo
Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh thuần nông đang chuyển đổi cơ cấu, tổng diện tích đất tự nhiên trong tỉnh là 1.370,73 km2, trong đó, đất nông nghiệp là 66.659,73 ha, chiếm 49% tổng diện tích nên học sinh phần đông trong tỉnh là con em gia đình làm nông nghiệp Việc truyền đạt những kiến thức liên hệ giữa phân bón hoá học và sử dụng phân bón hoá học như thế nào trong nông nghiệp cho thích hợp, hiệu quả, giúp tiết kiệm, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe con người cho học sinh là cách gây hứng thú học tập, đồng thời giúp các em sử dụng những kiến thức thu thập được của mình qua bài học để trao đổi với bố mẹ và có những kiến thức giúp ích bản thân, xã hội
Thực tế cuộc sống thì việc sử dụng phân bón hóa học không đúng hàm lượng, mục đích đã gây
ra những bức xúc, lo ngại của cộng đồng đối với sức khoẻ con người và môi trường sống
Bài học có 3 nội dung chính, để giúp học sinh liên hệ kiến thức bài học - thực tế một cách logic,
dễ nhớ thì ở mỗi nội dung tôi thường đan xen giữa phần kiến thức cơ bản của bài học và những câu hỏi liên hệ thực tế Sau đây tôi xin đưa ra những câu hỏi thể hiện mối quan hệ kiến thức bài học - thực tế trong mỗi nội dung của bài học mà tôi đã sử dụng trong bài giảng của mình và lời kết khi bài giảng phân bón hoá học cho các em kết thúc
I Nội dung 1: Phân đạm và những câu hỏi liên hệ thực tế
Tại sao không bón phân đạm cho đất chua?
* Giải thích: Đất chua là đất có độ pH<7 (do dư thừa ion H+), đất chua gây ra nhiều bất lợi cho việc giữ gìn và cung cấp thức ăn cho cây, đồng thời làm cho đất ngày càng suy kiệt cả về lý tính, hóa tính và sinh học Khi bón phân đạm có chứa ion NH4+ ion này sẽ sinh thêm ion H+ theo phương trình NH4+ «NH3 + H+ ,làm tăng độ chua của đất
Tại sao không bón vôi và đạm amoni (NH4NO3, NH4Cl) cùng lúc?
* Giải thích: Khi bón phân đạm amoni NH 4 + với vôi (OH-), có phản ứng giải phóng
NH3 NH 4 + + OH- ®NH3 + H2O
Nguyên tố N có chức năng là đạm bị giải phóng ra dưới dạng NH3 nên phân bón kém chất lượng
Tại sao trời rét đậm không nên bón phân đạm?
* Giải thích: Trời rét đậm không nên bón phân đạm cho cây vì phân đạm khi tan trong nước thu
nhiệt làm nhiệt độ hạ, cây không hấp thụ được, có trường hợp cây còn bị ngộ độc và chết
Tại sao khi tưới nước giải cho cây trồng, cây xanh tốt?
* Giải thích: Tưới nước giải chính là bón đạm cho cây vì trong nước giải có chứa hàm lượng ure
Trang 2Hiện nay phân đạm là loại phân bón hoá học được dùng phổ biến để bón cho rau xanh, cần
có lưu ý gì khi sử dụng loại phân bón này ?
* Trả lời: Cần bón đủ liều lượng cho từng loại rau theo quy trình kĩ thuật Tránh bón phân đạm
quá mức sẽ gây tồn dư nitơ trong rau Hàm lượng đạm (N03-) ở mứcbình thường khi hấp thu vào
cơ thể con người không gây ngộ độc Nó chỉ gây hại khi hàm lượng đó vượt quá ngưỡng cho phép Bởi trong hệ tiêu hóa của con người khi hấp thụ N03-, từ N03- nó chuyển thành N02 Mà N02 là một trong những chất chuyển biến Hemoglobin (chất vận chuyển Oxi cho máu) chở thành Methahemoglobin (là chất không hoạt động); nếu ở mức độ cao nó dẫn đến triệu chứng suy giảm
hô hấp của tế bào và làm tăng phát triển của các khối u Đặc biệt trong cơ thể con người, nếu hàm lượng N03- cao nó sẽ kết hợp với amin bậc 2,3 để trở thành Nitroamin là tiền đề gây ra bệnh ung thư Vì vậy tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo hàm lượng N03- trong sản phẩm rau tươi sống không vượt quá 300mg/kg rau tươi Tuy nhiên từng loại rau khác nhau thì hàm lượng N03- được phép cũng khác nhau
Tại sao một số ngư dân dùng phân đạm ure để bảo quản hải sản đánh bắt được trên biển? Hải sản bảo quản như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của người tiêu dùng?
* Giải thích: Khi urê hòa tan trong nước thì thu một lượng nhiệt khá lớn, giúp hải sản giữ được
lạnh và ức chế vi khuẩn gây thối do vậy hải sản không bị ươn, hỏng, làm cho hải sản tươi lâu Urê là chất rất tốt cho cây trồng nhưng không tốt cho con người, vì thế việc ướp hải sản bằng urê rất độc hại Theo các tài liệu nghiên cứu thì khi ăn phải các loại hải sản có chứa dư lượng phân urê cao thì người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy
và tử vong Nếu ăn hải sản có hàm lượng urê ít nhưng trong một thời gian dài sẽ bị ngộ độc mãn tính, thường xuyên đau đầu không rõ nguyên nhân, giảm trí nhớ và mất ngủ
II Nội dung 2: Phân lân và câu hỏi liên hệ thực tế
Tại sao phân lân nung chảy phù hợp với đất chua?
*Giải thích: Phân lân nung chảy là muối trung hoà của cation một bazơ mạnh và anion gốc axit
một axit trung bình nên có tính kiềm (pH=8), do vậy có tác dụng khử chua
Ca3(PO4)2 + H+(có trong đất chua) ® CaHPO4 hay Ca(H2PO4)2
III Nội dung 3: Phân kali và câu hỏi liên hệ thực tế
Tại sao dùng tro bón cho cây trồng?
Giải thích: Trong tro có chứa K2CO3 nên bón tro cho cây trồng là bón phân kali cho cây
Lời kết: Phân bón hoá học và vấn đề bảo vệ môi trường
Phân bón hóa học có thể phá hủy hệ sinh thái và chuỗi thức ăn của vi sinh vật Đất cần vi khuẩn để phân hủy các chất hữu cơ, đất tốt cần có 1 tỷ vi khuẩn trong 1 muỗng cà phê! Phân hóa học làm tăng lượng nitơ trong rễ cây; giun, vi khuẩn,… không thể sống trên đó, đất trở thành đất chết! Tệ hại hơn,việc phun bón thừa phân hóa học gây lắng đọng nitrat, ô nhiễm nguồn nước ngầm và môi trường xung quanh, dẫn đến bệnh chậm phát triển ở trẻ em và ung thư
dạ dày, vòm họng ở người lớn Do vậy khi bón phân hóa học cần chú ý:
- Bón vừa đủ, phù hợp nhu cầu cây trồng;
- Áp dụng qui tắc 4 đúng: đúng loại, đúng liều, đúng lúc, đúng cách;
- Cải tạo đất và môi trường sau khi bón phân.
Trần Thị Hải Minh-THPT Chuyên Vĩnh Phúc