1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Năng lực quản trị khởi nghiệp, môi trường khởi nghiệp và kết quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ

62 1,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Có nâng cao kết quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp mới nâng cao được năng lực cạnh tranh củanền kinh tế và của sản phẩm, người lao động có việc làm, thu nhập, tìnhhình phát triển k

Trang 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 đặt vấn đề

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, kết quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp là yếu tố đóng vai trò quyết định Do đó, hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp không còn là việc của riêng doanhnghiệp, mà đòi hỏi sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ, nỗ lực củacác tổ chức ngành nghề và người lao động Có nâng cao kết quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp mới nâng cao được năng lực cạnh tranh củanền kinh tế và của sản phẩm, người lao động có việc làm, thu nhập, tìnhhình phát triển kinh tế - xã hội đất nước ổn định

Đánh giá một cách tổng thể, sau khi gia nhập WTO, năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp Việt Nam đã được cải thiện Theo báo cáo của Bộ

Kế hoạch và Đầu tư, số lượng và chất lượng doanh nghiệp Việt Nam ngàycàng được tăng lên Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 5 năm2007-2011 là 19,25%/năm, cao hơn mức 18,1%/năm của thời kỳ 5 năm2001-2005 trước khi nước ta gia nhập WTO Kim ngạch xuất khẩu bìnhquân theo đầu người năm 2010 đạt 914,4 USD/người so với 559,2USD/người của năm 2006, tăng gấp gần 2 lần Thị trường tiêu thụ hàng hóacủa Việt Nam ngày càng được mở rộng, giá nhiều mặt hàng xuất khẩu cũngtăng hơn trước Không chỉ tăng về lượng, mà cơ cấu các mặt hàng xuấtkhẩu của Việt Nam cũng có những thay đổi theo hướng tích cực Có thêmnhiều mặt hàng xuất khẩu mới, như trái cây, hoa, rau Quy mô thị trườngcũng được mở rộng, đến năm 2010 đã có 19 thị trường Việt Nam xuất khẩuđạt từ 1 tỉ USD trở lên

Tuy nhiên, để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh, năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp là một công việc không đơn giản Thực tế cho thấy,sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới chưađược cải thiện đáng kể, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn

Trang 2

thấp, độ ổn định chưa cao Đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mônhỏ, thị phần hạn hẹp, tiềm lực khoa học - công nghệ yếu, chưa có thươnghiệu nổi tiếng; sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu làm gia công, nên phụthuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào; chất lượng nhân lực củadoanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu, tỷ lệ người lao độngqua đào tạo thấp…

Trong cuộc hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đổimới, phát triển doanh nghiệp” do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây,Phó thủ tướng-GS, TS Vương Đình Huệ nhắc tới việc văn kiện Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ XII đã nhắc tới vấn đề “khởi nghiệp”, cho thấy tầmquan trọng và sự quan tâm của Đảng ta với vấn đề khởi sự sản xuất-kinhdoanh của người dân, doanh nghiệp như thế nào Tạo môi trường kinhdoanh công bằng, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốnvay ưu đãi cũng như nâng cao năng lực quản trị, khả năng ứng dụng khoahọc công nghệ trong bước đầu khởi nghiệp là kiến nghị của không ít doanhnghiệp nhằm từng bước đảm bảo khởi nghiệp thành công

Xung quanh câu chuyện khởi nghiệp của doanh nghiệp, ông PhạmĐình Vũ, Phó Chánh văn phòng, Phòng Công tác Hiệp hội doanh nghiệpViệt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng:Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ để tạo hệ sinh thái tốt cho hoạt độngkhởi nghiệp Điều quan trọng là chính sách phải cụ thể về nhiều vấn đề như

hỗ trợ về thuế như thế nào, bảo hộ ý tưởng, bảo hộ sở hữu trí tuệ,… ra sao.Thậm chí, đối với những doanh nghiệp có ý tưởng sáng tạo, khả thi, đặcbiệt liên quan tới hoạt động công nghệ cao, Chính phủ có thể đưa ra chínhsách ưu đãi về thuế liên tiếp trong 3 năm đầu thành lập

Trên thực tế, ngay tại cuộc gặp gỡ với 100 doanh nhân trẻ khởinghiệp xuất sắc năm 2016 diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủVương Đình Huệ đã khẳng định: Chính phủ sẽ tạo môi trường kinh doanhthông thoáng nhất, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo

Trang 3

nguyên tắc thị trường và không phân biệt đối xử Thời gian tới, Chính phủ

sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đồng thời khuyến khích cácthành phần kinh tế phát triển cạnh tranh bình đẳng theo pháp luật, chỉ hỗtrợ cho đối tượng doanh nghiệp xứng đáng

Để hiểu rõ các vấn đề trên tôi chọn đề tài “Năng lực quản trị khởi

nghiệp, môi trường khởi nghiệp và kết quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ” để trả lời câu hỏi làm thế nào để nâng cao kết quả hoạt động

kinh doanh và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ(DNVVN)

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá năng lực quản trị khởi nghiệp, môi trường khởi nghiệp vàkết quả hoạt động của doanh nghiệp

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Đề tài được hình thành nhằm giải quyết các mục tiêu sau:

- Đánh giá năng lực quản trị khởi nghiệp, môi trường khởi nghiệp vàkết quả hoạt động của doanh nghiệp tại Đồng Bằng Sông Cửu Long(ĐBSCL)

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản trị khởi nghiệp,môi trường khởi nghiệp về kết quả hoạt động của doanh nghiệp

- Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản trị và kết quả hoạt độngcủa doanh nghiệp trong thời gian tới

1.3 Tổng quan về DNVVN

1.3.1 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam

Trong tháng Tư, cả nước có 10954 doanh nghiệp thành lập mới với sốvốn đăng ký là 62,2 nghìn tỷ đồng, tăng 11,1% về số doanh nghiệp và giảm14,7% về số vốn đăng ký so với tháng trước; số vốn đăng ký bình quân mộtdoanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 5,7 tỷ đồng, giảm 23,2% So vớicùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 19,2%; số vốn đăng

Trang 4

ký tăng 21,3% Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mớitrong tháng Tư là 105 nghìn người, giảm 15,1% so với tháng Ba.

Trong tháng, cả nước có 1955 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động,giảm 0,2% so với tháng trước; có 5844 doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạmngừng hoạt động (bao gồm 1584 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh cóđăng ký và 4260 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanhnghiệp hoặc không đăng ký), tăng 50,6%; có 840 doanh nghiệp hoàn tất thủtục giải thể, chấm dứt hoạt động, tăng 16%

Tính chung 4 tháng đầu năm, cả nước có 34721 doanh nghiệp đăng

ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 248,2 nghìn tỷ đồng, tăng 22,9%

về số doanh nghiệp và tăng 52,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm2015[7]; số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 7,1 tỷ đồng, tăng24,2% Nếu tính cả 553,3 tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanhnghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng vốn bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 4tháng đầu năm là 801,5 nghìn tỷ đồng Số lao động dự kiến được tạo việclàm của các doanh nghiệp thành lập mới 4 tháng đầu năm 2016 là 427,2nghìn người, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2015

Số doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động trong 4tháng đầu năm là 11331 doanh nghiệp, tăng 79,4% so với cùng kỳ nămtrước Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sảnxuất, kinh doanh trong 4 tháng đầu năm nay là3759 doanh nghiệp, tăng15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó phần lớn là những doanh nghiệpquy mô nhỏ có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng, chiếm tới 93,5% Nếu phântheo loại hình doanh nghiệp, trong tổng số doanh nghiệp hoàn tất thủ tụcgiải thể, chấm dứt hoạt động có 1524 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thànhviên (chiếm 40,5%); 1124 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên(chiếm 29,9%); 611 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 16,3%) và 500 công ty

cổ phần (chiếm 13,3%)

Trang 5

Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt độngtrong 4 tháng đầu năm nay là 25135 doanh nghiệp, tăng 31,8% so với cùng

kỳ năm trước, bao gồm 9450 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động

có thời hạn và 15685 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanhnghiệp hoặc không đăng ký Trong tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạtđộng có thời hạn, có 3484 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (chiếm36,9%); 3316 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm 35,1%);

1638 công ty cổ phần (chiếm 17,3%) và 1012 doanh nghiệp tư nhân (chiếm10,7%) Đối với doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ đóng mã số thuếhoặc không đăng ký, có 6342 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên(chiếm 40,4%); 4998 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm31,9%); 2620 công ty cổ phần (chiếm 16,7%) và 1724 doanh nghiệp tưnhân (chiếm 11%) và 01 công ty hợp danh

1.3.2 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp tại ĐBSCL

Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Cần Thơ

Tính đến 30/4/2014, Cần Thơ có 11.168 doanh nghiệp được cấp giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 40,264 tỷ đồng,trong số đó có 7.185 DN đang hoạt động, chiếm 64,3%

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau

Tính đến 26/5/2014, Cà Mau có 4.032 doanh nghiệp đang hoạt động,vốn đăng ký 22.500,487 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 39.595 lao động

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu

Tính đến tháng 6/2014, Bạc Liêu có 1.405 doanh nghiệp đang hoạtđộng (trong đó 1.393 là DNNVV), vốn đăng ký 9.916 tỷ đồng, trong đó:

589 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ, 527 doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và 289 doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản Giải quyết việc làmcho 26.539 lao động

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng

Trang 6

Tính đến tháng 6/2014, Sóc Trăng có 2.001 doanh nghiệp đang hoạtđộng, 99,2% là DNNVV 18,9% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcxây dựng, 11,26% hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, 4,15%doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản, 3,68% doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ và 3,04% hoạt độngtrong lĩnh vực lưu trú, dịch vụ ăn uống 77% doanh nghiệp làm ăn có lãi(tăng hơn 15% so với 2012), 22,3% doanh nghiệp làm ăn thu lỗ (giảm 5,7%

so với năm 2012)

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Trà Vinh

Tính đến tháng 5/2014, Trà Vinh có 1.497 doanh nghiệp, vốn đăng

ký 11.405 tỷ đồng, DNNVV chiếm tỷ lệ 98,86% (1480 DN) Giải quyết37.150 việc làm cho người lao động

Lĩnh vực thương mại – dịch vụ: 53,04% (794 doanh nghiệp), thu hútgần 8500 lao động (22,9%)

Lĩnh vực xây dựng: 27,19% (407 doanh nghiệp), 9300 lao động(25,03%)

Lĩnh vực công nghiệp: 14,035% (210 doanh nghiệp), 15000 lao động(chiếm 40,38%)

Lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa….: 86 doanh nghiệp (5,74%), 4350lao động (11,7%)

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre

Hiện, Bến Tre có 2.519 doanh nghiệp đang hoạt động, vốn đăng ký8.693 tỷ đồng, 62.595 lao động Đa số doanh nghiệp trên địa bàn có quy

mô nhỏ, vốn đăng ký bình quân khoảng 2,5 tỷ đồng Tỷ lệ DNNVV chiếmtrên 96% Lao động chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề.Sản phẩm chủ yếu trong nước, chưa xuất khẩu nhiều Trình độ quản lýdoanh nghiệp còn hạn chế Hoạt động riêng lẻ, chưa tạo sự liên kết, hợptác

Đa số các doanh nghiệp tập trung sản xuất sản phẩm có thế mạnh củatỉnh như chế biến dừa, thủy sản, sản xuất cây con giống, nuôi trồng thủy

Trang 7

sản… Lĩnh vực thương mại - dịch vụ: 40% , lĩnh vực công nghiệp - xâydựng: 25%, lĩnh vực nông lâm thủy sản chiếm 35%.

1.3.3 Đánh giá thực trạng của các doanh nghiệp Việt Nam

1.3.3.1 Về quy mô và số lượng

Mới đây, Tổng cục Thống kê đã công bố kết quả điều tra thực trạngdoanh nghiệp Việt Nam trong 3 năm 2002-2004

Theo số liệu điều tra, số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động theoLuật Doanh nghiệp tính đến 1/1/2004 là 72.012, giải quyết việc làm cho5,175 triệu lao động Điểm đáng lo ngại nhất là số lượng doanh nghiệpnhiều nhưng quy mô nhỏ, phân tán, công nghệ kỹ thuật thủ công lạc hậu.Năm 2004, bình quân 1 doanh nghiệp chỉ có 72 lao động và 24 tỷ đồng tiềnvốn, trong khi đó từ năm 2000 thì số lao động đã là 84 và vốn là 26 tỷđồng Như vậy, xu hướng quy mô nhỏ ngày càng tăng, do 3 năm qua doanhnghiệp mới đăng ký kinh doanh chủ yếu là tư nhân với quy mô nhỏ và siêunhỏ Doanh nghiệp dưới 10 lao động chiếm hơn 46%, từ 10 đến dưới 50 laođộng chiếm 35% Về quy mô vốn, số doanh nghiệp dưới 10 tỷ đồng chiếm86%, trong đó hơn một nửa là dưới 1 tỷ đồng Những ngành tập trungnhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn là công nghiệp, bình quân 154lao động và 32 tỷ đồng vốn, tiếp đó là vận tải, thông tin liên lạc rồi đến xâydựng Quy mô nhỏ và phân tán là ngành thương nghiệp, bình quân 18 laođộng và 6 tỷ đồng vốn Doanh nghiệp ngành khách sạn, nhà hàng bìnhquân 27 lao động và 9 tỷ đồng vốn

Do phần lớn doanh nghiệp có mức vốn thấp (dưới 10 tỷ đồng) nênkhả năng trang bị máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến là rất hạnchế Mức trang bị tài sản cố định bình quân cho 1 lao động ngoài quốcdoanh là 50 triệu đồng, chỉ bằng 20% so với doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài

Theo nhận định qua kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, doanhnghiệp phát triển còn mang tính tự phát chưa có định hướng rõ ràng Sốdoanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 77,5% số doanhnghiệp được thành lập từ năm 2000 trở lại đây, nhưng biến động tới gần

Trang 8

20% hằng năm Nhiều tỉnh có hàng nghìn doanh nghiệp nhưng 70-80%trong số đó chỉ có 1-5 lao động và số vốn không quá 5 tỷ đồng như Long

An, Đồng Tháp, Nam Định Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài phát triển ổn định và có định hướng rõ ràng hơn,nhưng rất ít doanh nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt Việt Nam chưa có mộttập đoàn kinh tế mạnh nào

Trong bối cảnh Việt Nam sắp gia nhập WTO, năng lực cạnh tranhcủa các doanh nghiệp được nhận xét là đáng lo ngại Số doanh nghiệp kinhdoanh thua lỗ tăng từ 19% năm 2000 lên hơn 23% năm 2003 (tổng số lỗtính đến năm 2003 là 10.825 tỷ đồng), gần bằng 1/4 số vốn hoạt động củacác doanh nghiệp này Số doanh nghiệp kinh doanh có lãi, năm cao nhấtmới chiếm 73% với mức lãi thấp (tổng lãi năm 2003 là 89.054 tỷ đồng).Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mới khẳng định được ở một số mặthàng sản phẩm và dịch vụ thông thường

Trong khi đó, quyền lợi của người lao động trong rất nhiều doanhnghiệp đang bị xem nhẹ Số liệu thống kê cũng cho thấy, doanh nghiệpchưa đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động chiếm hơn70% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện có

Mặt khác, khá nhiều doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanhnghiệp chỉ đăng ký với số vốn điều lệ mang tính hình thức chứ chưa phảiquy mô vốn thực của họ Các doanh nghiệp nhà nước cũng trong tình trạngtương tự như vậy, vì Nhà nước bảo lãnh cho các doanh nghiệp này cho nênquy mô và vốn kinh doanh không phản ánh đúng thực chất doanh nghiệp.Trong mọi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động chưa hề có một doanh nghiệpnào của Việt Nam được xếp hạng theo danh mục quốc tế

Hội nhập kinh tế thế giới bắt buộc chúng ta phải đối phó với nhữngtác động của nó Chúng ta có thể hạn chế được những tác động xấu bằngchính năng lực của mình, bao gồm cả sức mạnh kinh tế và sức mạnh về tổchức thị trường trong nước, chống đầu cơ Cụ thể như việc đối phó với sựtăng giá xăng dầu trong năm 2005 chẳng hạn

Trang 9

Ví dụ như nếu không có khoảng 1 tỷ USD Chính phủ bỏ ra để giảmnhẹ gánh nặng xăng dầu, công nghiệp chắc chắn sẽ khó hơn nhiều vì theokhái niệm về “độ nở”, giá đầu vào tăng một thì giá đầu ra sẽ tăng gấp rưỡi.

Công nghiệp của chúng ta trong thời gian qua có thể tạm gọi là tăngtrưởng tốt, nhưng vấn đề chúng ta đang gặp phải vẫn nằm ở khả năng cạnhtranh, giá trị gia tăng tạo được Giá trị sản xuất công nghiệp của chúng tatăng cao (15-16%), nhưng tốc độ tăng của giá trị tăng thêm chỉ trên 10%một chút, còn chênh lệch nhiều Và ngay cả kết quả xuất khẩu 26 tỷ USD,tăng trưởng trên 20% trong năm 2004 đã là rất tốt Nhưng vấn đề cần đượcphân tích kỹ khi bàn tới việc phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu làthực tế trong 26 tỷ đó có bao nhiêu tỷ USD giá trị tăng thêm mà chúng tathu được từ sản xuất

Vấn đề mấu chốt để nâng cao khả năng cạnh tranh vẫn là cải cách,sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) Có thể thấy rõ ràng rằng quahơn mười hai năm đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, chúng ta đãsắp xếp, cổ phần hóa được gần 2.300 doanh nghiệp, nhưng tỷ lệ vốn sở hữunhà nước của các doanh nghiệp này chỉ chiếm khoảng 8,2% tổng vốn sởhữu nhà nước tại các doanh nghiệp Bình quân một doanh nghiệp chỉ có 45

tỷ đồng, trong đó vốn lưu động chưa đến 10 tỷ đồng, có tới 47% DNNN cóvốn chưa đầy 5 tỷ đồng Xem xét kỹ thì không ít doanh nghiệp chỉ có vốntrên sổ sách, hoặc trong tài sản không dùng đến, nên vốn thực tế dùng chosản xuất kinh doanh chỉ còn 50%

Năm 2003, trong số 77% DNNN làm ăn có lãi, chỉ chưa đầy 40% cómức lãi bằng hoặc cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại Nếuđưa thêm giá trị quyền sử dụng đất vào chi phí và cắt bỏ các khoản ưu tiên,

ưu đãi của Nhà nước, thì số DN có lãi còn ít hơn Số thuế thu nhập DNNNchỉ chiếm 9,2% trên tổng số nộp ngân sách nhà nước

Phần còn lại trong số 210.000 tỷ đồng vốn nhà nước nằm ở đâu? Mộtnửa trong số này nằm ở dầu khí, điện lực và bưu chính viễn thông, và phầnlớn còn lại nằm ở các tổng công ty 91 khác như hàng hải, hàng không Đây chính là vấn đề mấu chốt để chúng ta tính toán kỹ cho bài toán phát

Trang 10

triển trong năm 2006 và trong suốt lộ trình hội nhập của kinh tế ViệtNam.

Trong Hội nghị toàn quốc đổi mới doanh nghiệp năm 2004, Thủtướng Phan Văn Khải đã chỉ ra một loạt yếu kém của khối doanh nghiệpnhà nước, trong đó hiệu quả làm ăn thấp đang là một thách thức lớn khiViệt Nam hội nhập quốc tế Thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ đạt 8.000 tỷđồng trong tổng số 87.000 tỷ nộp ngân sách nhà nước; nợ xấu 8,5% trongkhi bình quân cả nền kinh tế chỉ 6,1%; tổng số nợ của khối này phải thu,phải trả lên tới khoảng 300.000 tỷ đồng

Nhiều DNNN có trình độ công nghệ dưới mức trung bình của thếgiới và khu vực Thiết bị, dây chuyền lạc hậu so với thế giới từ 10-20 năm,trong đó có 38% đang chờ thanh lý Chi phí sản xuất công nghiệp còn rấtcao, hạn chế mức tăng giá trị gia tăng Cụ thể là giá trị sản xuất mấy nămgần đây tăng 15 %/năm, nhưng giá trị gia tăng chỉ tăng 10% Tốc độ đổimới công nghệ chậm, chỉ khoảng 10% trong thời gian qua Các ngành côngnghiệp có trình độ công nghệ cao, hiện đại như: điện tử, tin học mới chỉchiếm vài phần trăm giá trị sản xuất công nghiệp; dịch vụ có hàm lượng trítuệ cao không nhiều

Chưa hình thành được các ngành công nghiệp phụ trợ, cung cấpnhững linh kiện, sửa chữa, thiết kế, tiếp thị mà chúng ta có lợi thế cạnhtranh, để giảm giá thành sản phẩm công nghiệp chế tạo, tăng khả năng cạnhtranh, thu hút lao động

Trong vòng 11 năm qua từ 1992-2003, cả nền kinh tế tạo được thêm

9 triệu chỗ làm việc mới, thì khu vực DNNN chỉ tăng thêm có gần 200.000chỗ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được nửa triệu, cònlại hơn 8 triệu là của khu vực kinh tế dân doanh Hiện nay, chỉ có khoảng 2triệu lao động làm việc tại các DNNN

Năng suất lao động của DNNN còn thấp Theo số liệu của Tổng cụcThống kê, năng suất lao động thời kỳ 1996-2001 của DNNN tăng bìnhquân mỗi năm 4,8%, thấp hơn mức tăng GDP là 7% cùng thời kỳ

Giá bán các sản phẩm của DNNN trong nước còn cao hơn giá nhập

Trang 11

khẩu, chẳng hạn với xi măng là 115%, giấy 127%, thép 125%, phân bón136% Một thực tế đáng lo ngại khác là sức cạnh tranh của DNNN rấtyếu Trong khối ASEAN, Việt Nam thuộc nhóm kém phát triển (chỉ kháhơn Lào, Campuchia, Mianma) Khi Việt Nam gia nhập WTO, nếu cácDNNN không được hưởng ưu tiên thì khu vực này khó có thể cạnh tranhthắng lợi với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài bởi độingũ quản lý doanh nghiệp kém, trình độ công nghệ lạc hậu, năng suất laođộng thấp Biện pháp để tháo gỡ những bức bách hiện nay là cần phảiphát triển nhanh lực lượng sản xuất Một đất nước nhỏ bé như Xingapo,dân số chỉ có 3 triệu người mà mỗi năm làm ra đến 165 tỷ USD CònViệt Nam, với 80 triệu dân nhưng GDP chỉ đạt 40 tỷ USD/năm Nếu cứtiếp tục tiến độ đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước chậm chạp nhưhiện nay, doanh nghiệp nhà nước sẽ bị thua ngay trên sân nhà.

Như vậy, còn một khoảng cách lớn về hiệu quả và sức cạnh tranh sovới yêu cầu gia nhập WTO khi chúng ta phải tự do hóa thương mại và đầu

tư theo các chuẩn mực của tổ chức này Vì vậy, theo đánh giá của Bannghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ về tầm quan trọng và tác động củacải cách DNNN với việc gia nhập WTO, thì nếu không có những bước đimang tính đột phá để nhanh chóng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh thìnguy cơ đổ vỡ hàng loạt DNNN là điều khó tránh khỏi

Xét về tổng thể thì hơn 90% các doanh nghiệp của Việt Nam là vừa

và nhỏ ở hai mặt giá trị tài sản và vốn kinh doanh Nếu xét về mặt quy môdoanh nghiệp thì khả năng cạnh tranh về vốn của doanh nghiệpViệt Nam là thấp Để cạnh tranh tốt và có hiệu quả thì vấn đề đầu tiên vàcũng là vấn đề thiết yếu đối với các doanh nghiệp đó là quy mô vốn.Nhưng những doanh nghiệp có lượng vốn lớn hiện nay là doanh nghiệp nhànước thì lại làm ăn không có hiệu quả hoặc có hiệu quả thấp Trong khi lạiđược sự bảo trợ rất lớn về mọi mặt của nhà nước do đó khu vực doanhnghiệp nhà nước không được đánh giá là khu vực có năng lực cạnh tranhcao Trong khi khu vực doanh nghiệp tư nhân là khu vực luôn luôn đượccác nước trên thế giới quan tâm và tạo điều kiện phát triển thì ngược lại ở

Trang 12

Việt Nam khu vực kinh tế này lại ít được quan tâm, ít được đánh giá cao.

Và lượng vốn đầu tư của khu vực kinh tế này luôn thấp hơn so với khu vựckinh tế nhà nước Chính vì thế năng lực cạnh tranh của khu vực này khôngđược đánh giá thật sự cao

1.3.3.2 Về giá cả và yếu tố đầu vào

Giá cả cũng như cơ sở của nó là giá thành của nhiều hàng hoá vàdịch vụ của Việt Nam cao hơn giá cả của hàng hoá và dịch vụ cùng loại củanhiều nước trong khu vực Năm 2005, giá đường trắng trên thế giới là4.700 đ/kg, trong khi ViệtNam cao hơn từ 1,5 đến 2 lần Giá xi măng nhậpkhẩu (giá CIF) về đến Việt Nam trong khoảng 35 đến 40 USD/tấn, trongkhi đó giá thành xi măng của Việt Nam từ 42 đến 65 USD/tấn Giá thépxây dựng thế giới đầu năm 2005 từ 380 đến 420 USD /tấn, thì tại Việt Namgiá thép có lúc lên đến gần 500 USD/tấn Giá xe máy DREAM ở Thái Lankhoảng 1000 USD/chiếc, trong khi đó giá xe máy cùng loại tạiViệt Nam chưa có thuế là 1.280 USD/chiếc Giá gạo của Việt Nam trongsiêu thị là 10.000đ/kg, còn giá gạo cùng loại của Thái Lan nếu bỏ thuế chỉcòn 7.500đ/kg

Trong tương lai, năng lực cạnh tranh về giá của các hàng hoá và dịch

vụ của các doanh nghiệp phụ thuộc vào sự biến động của giá thành hànghoá và dịch vụ mà các doanh nghiệp sản xuất ra cùng với những biến động

về chi phí lưu thông của chúng

Hiện nay, vướng mắc hay trở ngại khiến doanh nghiệp Việt Nam gặpnhiều khó khăn đó là chi phí các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp ViệtNam quá cao như giá cước điện thoại quốc tế, giá bốc xếp ở cảng, giá củacác sản phẩm độc quyền… cao hơn thế giới rõ rệt Ví dụ chi phí vậnchuyển một container từ Khu công nghiệp Bình Dương đến cảng Vũng Tàucòn cao hơn cả từ Vũng Tàu đi Xingapo Tại Việt Nam, doanh nghiệp phảichịu quá nhiều tiêu cực phí: qua các trạm kiểm soát dọc đường, khi xe vàocảng hay khi hàng lên tàu

Hiện tại trong xu thế phát triển hướng về xuất khẩu thì hầu hết cácdoanh nghiệp có xu thế này đều phải lấy nguyên liệu bằng cách nhập khẩu

Trang 13

từ nước ngoài vào Ví dụ như ngành da giày nhập từ 75 đến 80% nguyênvật liệu, ngành nhựa nhập khẩu 100% hạt nhựa… Ngoài ra, trong khi kỹthuật thông tin đại chúng tạo điều kiện cho cạnh tranh toàn cầu với chi phígia nhập thị trường ngày càng rẻ thì ở Việt Nam lại có xu hướng ngược lại.

Trình độ về công nghệ cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp Các doanh nghiệp Việt Namhiện nay hầu hết là lạc hậu,chậm phát triển và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh Điềunày dẫn đến vấn đề sản lượng thấp, giá thành cao do đó việc cạnh tranhvới các doanh nghiệp nước ngoài là vô cùng khó khăn Mặt khác, do thiếuvốn, thiếu kinh nghiệm quản lý tiên tiến nên giá thành cao, chất lượng kém

Tính kết nối, phối hợp giữa các ngành, các cơ sở công nghiệp từkhâu cung cấp nguyên liệu đến khâu sản xuất ra thành phẩm rất hạn chế

Thêm vào đó là vấn đề về thuế nhập khẩu Đối với hàng nhập khẩu,ngoài thuế nhập khẩu còn phải chịu thuế giá trị gia tăng VAT (dù chưa cógiá trị tăng thêm) Mặc dù sau đó được hoàn thuế nhưng thời gian hoànthuế VAT chậm, do đó dẫn tới việc doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn vềvốn hoạt động kinh doanh Để giải quyết tình trạng vốn hoạt động trongkinh doanh, doanh nghiệp buộc phải vay ngân hàng và đương nhiên phảichịu một khoản lãi suất mà lẽ ra nếu việc hoàn thuế nhanh và kịp thời hơnthì doanh nghiệp đã không phải chịu khoản lãi suất này Đó cũng là mộtyếu tố đẩy giá thành lên cao khiến khả năng cạnh tranh của các doanhnghiệp giảm xuống

Chi phí về lao động: Lao động Việt Nam thừa về số lượng nhưngthiếu và yếu về chất lượng, năng suất lao động thấp So với các nước trongkhu vực, năng suất lao động ngành dệt của Việt Nam chỉ bằng 90-95%năng suất lao động ngành dệt của Trung Quốc, bằng 85% năng suất laođộng ngành dệt của Thái Lan Ưu thế về chi phí lao động rẻ củaViệt Namđang mất dần Giá nhân công của 2 ngành có năng lực cạnh tranhtốt nhất (dệt may và da giày) hiện đang bằng và cao hơn so với một sốnước trong khu vực Để đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng, trình độ, ý thứcnhiệt tình, tinh thần hợp tác, cần có chi phí đầu tư lớn, và như thế, giá thành

Trang 14

hàng hoá và dịch vụ trong nước sẽ tiếp tục tăng lên.

Chi phí về tài sản cố định của nhiều doanh nghiệp đang và sẽ chiếm

tỷ lệ lớn trong giá trị của các hàng hóa và dịch vụ Khu vực đầu tư nước

ngoài ở Việt Nam, giá trị tài sản cố định chiếm 76% tổng vốn góp, nhưng

trong đó có tới 38% tài sản chờ thanh lý Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

của Công ty dệt Phước Long là 62%, của Nhà máy đường Quảng Bình là

27%, của Nhà máy đường Cam Ranh là 15% Tài sản cố định của doanh

nghiệp nhà nước chỉ còn 1/2 giá trị, 1/3 trong số đó tuổi sử dụng đã trên 10

năm Bên cạnh đó là những khoản nợ ngân hàng khổng lồ của các doanh

nghiệp nhà nước phải trả lợi tức Các khoản nợ đó có thể tính là: nợ phải

thu 104.889 tỷ đồng (chiếm 24,7% doanh thu), nợ khó đòi là 2.970 tỷ đồng

(chiếm 2,66% số phải thu)… Tính chung, nợ phải trả bằng 140% tổng số

vốn nhà nước tại các doanh nghiệp

Bảng1 Chi phí đầu vào của Việt Nam và một số nước châu Á (USD/tháng)

Chi phí Hà Nội

TP.

HC M

Thượ ng Hải

Xingap o

Bangk ok

KualaL umpur

Jakar ta

Manil a

Trang 15

Nguồn: CIEM

Các chi phí đầu vào khác trong xu thế đều tăng, tính từ năm 1996đến nay: giá xăng dầu tăng gần 100%, giá nước tăng 130%, giá điện tăng37,5%, cước thông tin liên lạc quốc tế sau nhiều lần cắt giảm vẫn còn caohơn các nước trong khu vực

tăng, làm cho giá thành của những hàng hoá, dịch vụ sử dụng tỷ lệ lớn cácđầu vào nội địa càng tăng Giá cả các yếu tố đầu vào càng cao thì càng ảnhhưởng đến năng lực cạnh tranh về mặt giá cả của doanh nghiệp Việt Nam

phí đầu vào giống như các doanh nghiệp nhà nước, nhìn chung khu vựckinh tế tư nhân còn nhỏ bé, phân tán, trình độ công nghệ ứng dụng trongsản xuất kinh doanh và trình độ quản lý tay nghề của người lao động cònhạn chế Họ còn có khó khăn hơn về vốn hoạt động, mặt bằng sản xuất kinhdoanh, môi trường pháp lý, môi trường tâm lý, xã hội…

(dịch vụ) và việc khắc phục hạn chế về năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp Việt Nam ngay trên thị trường nội địa cả ngắn hạn lẫn dài hạn còn

là điều nan giải Những yếu kém về năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp còn có nguyên nhân xuất phát từ môi trường hoạt động của chúng

1.3.3.3 Về chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

so với các nước khác trong khu vực Các chi phí hoạt động kinh doanh như:chi phí nhân công, chi phí vận chuyển, chi phí nhà xưởng, đất đai, các loạithuế của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực vẫn còn ở mức cao bất hợp lý khiếncho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nâng cao năng lực cạnhtranh và phát huy lợi thế so sánh trên trường quốc tế và không thể chủ độngđổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp cũng như taynghề cho người lao động

Bảng 2:So sánh chi phí th c hi n vi c tuân th pháp lu t c a ực hiện việc tuân thủ pháp luật của ện việc tuân thủ pháp luật của ện việc tuân thủ pháp luật của ủ pháp luật của ật của ủ pháp luật của các n ước và Việt Nam c và Vi t Nam ện việc tuân thủ pháp luật của

Chi phí pháp lý Nước có mức

thấp nhất

Mức chi phí của một nước châu Á

Nước có mức cao nhất

Việt Nam

Trang 16

Thời gian khởi sự

Thời gian thực thi

một hợp đồng

(ngày)

120

Tiếp cận thông tin

Tiếp cận thông tin

Thời gian đóng cửa

Về hoạch định nguồn nhân lực

Trang 17

Hiện nay, có rất ít DNNVV lập kế hoạch nhân lực trong dài hạn.Theo số liệu thống kê, có đến 85% trong tổng số doanh nghiệp thực hiện dựbáo nhu cầu dựa trên số lượng lao động cần thay thế, chỉ có khoảng 15% làdựa vào sự thay đổi về khoa học, công nghệ, nhu cầu sản phẩm và dịch vụ,quy mô vốn,… Thêm vào đó, việc xác định thừa hay thiếu lao động cũngchỉ do từng phòng ban xác định dựa vào khối lượng công việc hiện tại chứkhông có sự tham gia của phòng nhân sự Phòng nhân sự chỉ có chức năngnhận chỉ tiêu lao động và thực hiện việc tuyển dụng.

Nhiều chủ DNNVV Việt Nam cũng xác định được nhu cầu về nguồnnhân lực trong ngắn hạn hoặc thậm chí chỉ căn cứ vào thời điểm hiện tại để

ra quyết định Chỉ những DN có quy mô từ 50-300 lao động là còn quantâm và đề ra chiến lược nguồn nhân lực, nhưng những chiến lược này cònrất sơ sài

Đối với công tác đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nguồn nhânlực và đưa ra dự kiến cho kế hoạch của năm tiếp theo, hiện nay, các nhàquản lý của Việt Nam nói chung và các DNNVV nói riêng vẫn chưa coitrọng quá trình này, vì vậy công tác này tại các DN còn rất đơn giản

Về phân tích công việc

Hầu hết các DNNVV Việt Nam đều thực hiện việc xây dựng côngtác phân tích công việc, đặc biệt là những DN có quy mô từ 50 lao động trởlên Mỗi DN đều có những mẫu soạn thảo mô tả công việc riêng của mình,gồm những nội dung chính như: Tên công việc; Tên bộ phận chuyên tráchcông việc; Tên người giám sát; Phần mô tả tóm tắt về công việc; Các tiêuchuẩn hoàn thành công việc

Tuy nhiên, công tác phân tích công việc chỉ được tiến hành chi khi

có chỗ trống trong DN Các DNNVV Việt Nam cũng không đưa ra mộtquy trình , hay một sự đánh giá nào về công tác này mà chủ yếu chỉ do một

cá nhân thực hiện sau đó được trưởng phòng của phòng ban đó ký duyệt vàgửi xuống phòng nhân sự

Trang 18

Về tuyển dụng nhân sự

Đối với nguồn tuyển dụng nội bộ: khi công tác tuyển dụng được tiếnhành thì phòng tổ chức – hành chính sẽ thông báo đến các đơn vị trong hệthống và các phòng ban nghiệp vụ khác, từng bộ phận sẽ xem xét thấy cánhân nào có khả năng đảm nhiệm công việc thì thông báo lại cho phòng tổchức Tuy nhiên, do nguồn nhân lực tại các DNNVV thường có quy mônhỏ nên ưu thế dành cho tuyển dụng nội bộ là không nhiều

Đối với tuyển dụng từ bên ngoài: việc tuyển dụng thông qua các tổchức giới thiệu việc làm còn rất khiêm tốn Nguồn từ cơ sở đào tạo vàthông tin đại chúng là một phần đảm bảo cho các doanh nghiệp tuyển đượcđúng người đúng việc Hình thức này chủ yếu áp dụng tại các DN có quy

mô từ 50 lao động trở lên, trong đó thông báo tuyển dụng qua Internet, báochí Theo thống kê thì có 25% DN tuyển dụng qua các phương tiện thôngtin đại chúng này, con số này là rất thấp so với các nước phát triển cũngnhư một số nước trong khu vực

Mỗi DN đều lựa chọn một cách thức tuyển dụng riêng nhưng hầu hếtcác DNNVV đều thực hiện các bước của quá trình tuyển chọn như sau: tiếpnhận hồ sơ và nghiên cứu; lựa chọn những ứng viên đạt yêu cầu để phỏngvấn

Khi tiến hành phỏng vấn, các DN lập hội đồng phỏng vấn gồm giámđốc, trưởng phòng nhân sự và các nhân viên nhân sự tham gia phỏng vấn.Ứng viên vượt qua vòng phỏng vấn sẽ được nhận vào thừ việc trong vòng3-6 tháng, sau đó DN sẽ ký hợp đồng chính thức

Trên thực tế, nhiều DNNVV do trình độ nhận thức và quản lý cònchưa cao nên sau khi thực hiện quá trình tuyển dụng nhân sự, các DN nàythường kết thúc quá trình tuyển dụng mà không cần biết hiệu quả của đợttuyển dụng này là như thế nào, có đạt được mục tiêu của quá trình tuyểndụng không… Chính vì vậy, công việc đánh giá hiệu quả công tác tuyểnchọn cũng chỉ được khoảng 35% các DNNVV tiến hành

Trang 19

Về đánh giá thành tích

Hầu hết các DNNVV sử dụng phương pháp đánh giá bằng thangđiểm, tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá thường do chủ quan mà không dựatrên bản mô tả công việc Hiện nay, việc người lao động đánh giá cấp trên

là một điều rất ít DN áp dụng Điều này sẽ làm giảm tính khách quan trongcông tác đánh giá, và khiến nhiều nhà quản lý không chịu học hỏi, đổi mớibản thân

Về đào tạo, nâng cao kỹ năng, tay nghề cho người lao động

Đa số các DNNVV không có chiến lược đào tạo và phát triển gắnliền với tầm nhìn và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp Một thực tế khác lànhiều DN Việt Nam chỉ quan tâm đến việc đào tạo cho các cán bộ quản lý,chuyên gia cấp cao Còn với công tác đào tạo chuyên viên kỹ thuật, côngnhân lao động thì hình thức đào tạo chủ yếu là tự đào tạo hoặc người laođộng phải tự nâng cao tay nghề

Bên cạnh những nhược điểm trong quản trị DN nói trên thì rất nhiềucác DNNVV hiện nay chưa xây dựng được một quy chế trả lương hoànthiện cho người lao động

Từ thực trạng nói trên, có thể thấy rằng hiệu quả công tác sử dụng vàquản trị nguồn nhân lực trong các DNNVV Việt Nam còn khá thấp, chưađáp ứng được tình hình phát triển một cách hết sức nhanh chóng của nềnkinh tế cũng như yêu cầu về vấn đề sử dụng nguồn nhân lực hiện nay.Quản trị nguồn nhân lực tại các DN này không được quan tâm phát triểnnên không tận dụng được một các hiệu quả nguồn lao động trong DN

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Khái niệm về DNVVN

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch

ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mụcđích thực hiện các hoạt động kinh doanh

Theo nghị định 90/2001/NĐ-CP, doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp

có cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đăng ký kinh doanh theo pháp luật

Trang 20

hiện hành, có vốn đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷ đồng và có số laođộng thường xuyên trung bình hàng năm không quá 300 lao động.

Trong cuốn” cách thức tổ chức và vận hành cacc1 doanh nghiệp nhỏ”

Clifford M.Baumback đưa ra định nghĩa” Doanh nghiệp nhỏ là một doanhnghiệp được quản lý một cách chủ động bỏi các chủ nhân của nó, mang đặctrưng cá nhân cao, phạm vi hoạt động của nó chủ yếu tại địa phương, vàchủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn địa phương để trang trải tài chính cho sựtăng trưởng của nó”

Đây là những đặc trưng cơ bản làm nảy sinh phần lớn những khó khăn vànhững nhu cầu đặc biệt của DNVVN

2.2 Tiêu chí phân loại DNVVN

Ở mỗi nước, do mục tiêu phát triển và điều kiện khác nhau nên tiêu chíphân loại cũng khác Thông thường có hai nhóm tiêu chí phổ biến dùng đểphân loại DNVVN; tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng

- Nhóm tiêu chí định tính Dựa trên đặc tính cơ bản của DNVVN nhưchuyên môn hóa thấp, ít đầu mối quản lý, mức độ phước tạp của quản

lý thấp

- Nhóm tiêu chí định lượng nhóm này sử dụng các tiêu chí như số vốn,

số vốn lao động, giá trị tài sản, doanh thu, lợi nhuận

2.3 Đặc trưng của sự khỏi nghiệp

Các cuộc khảo sát cho thấy những người lập nghiệp tìm kiếm những thời

cơ để tạo vận mệnh cho chí mình Họ luôn cảm thấy hạnh phúc mặc dùlàm việc nhiều hơn, trách nhiệm nhiều hơn Khi khởi nghiệp họ có cơ hội

để thực hiện những điều mà khi đi làm thuê họ khó có được, đó là:

- Làm chủ trong công việc, có cơ hội thực hiện những sở trường trongkinh doanh

- Cơ hội thu được những khoản lợi nhuận lớn, đầu tư vào những lĩnh vựcyêu thích

- Được hưởng trọn vẹn thành quả lao động mà mình tạo ra

Bên cạnh đó, có rất nhiều trở ngại cho các nhà doanh nghiệp, nhất lànhững người khởi nghiệp, vì không chỉ làm tròn trách nhiệm của mình màcòn liên đới tới nhiều người, chụi nhiều trách nhiệm trước pháp luật, trướcngười lao động, liên đới với xã hội…và phải lường trước các rủi ro có thểxảy đến

2.4 Cơ sở lí luận về khởi nghiệp kinh doanh.

Khởi nghiệp một doanh ghiệp không chỉ đơn thuần là mang hồ sơ đến cơquan đăng ký kinh doanh mà còn là quá trình phức tạp đòi hỏi công sức vàthời gian Đó là việc tìm hiểu môi trường mà nơi đó doanh nghiệp của mình

sẽ kinh doanh, khi đi vào hoạt động thì sức cạnh tranh của doanh nghiệpmình đi đến đâu Để có thể xác định được điều trên, ngoài kinh nghiệm củangười khỏi nghiệp nhất thiết phải có cơ sở lý thuyết dẫn đường để khởinghiệp thành công.Có nhiều lý thuyết liên quan đến khởi dựng và tổ chức

Trang 21

doanh nghiệp, lý thuyết về Marketing, lý thuyết về tổ chức doanh nghiệp,

lý thuyết về quản trị tài chính, nhân sự… Chi tiết hơn có tài liệu hướng dẫnkhởi sự doanh nghiệp của VCCI và tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức GTZ,chương trình đào tạo khởi dựng doanh nghiệp của tổ chứcBUSINESSEDGE về lý thuyết này được cho là phù hợp và đầy đủ với thựctiển nên được chọn làm cơ sở lý thuyết cho đề tài Bên cạnh đó, ứng vớimỗi bước đi của lý thuyết trên,có sự kết hợp với lý thuyết cơ bản vềMarketing, quản trị dự án, quản trị tài chính, quản trị nhân lực …

2.5 Chọn loại hình doanh nghiệp

Mỗi nhà lập nghiệp đều phải quyết định 2 vấn đề khi thành lập doanhnghiệp đó là :

Thứ nhất : tự mình đứng ra lập doanh nghiệp hay làm với một đối tác Điều này phải xem xét những cái được và các mấtkhi đứng ra lập nghiệpmột mình hay với một đối tác, những cái được ở đây như ;

trách nhiệm gách vác Việc quản trị thể hiện trên nguyên tác tập thể, làmviệc nhóm sẽ đem sự sáng tạo cao trong trong sản xuất và kinh doanh

thêm người để trông coi công việc, chia sẽ việc công sở, chia sẽ những kỹnăng bổ sung

đơn thuần như người hưởng công ăn lương Có người góp vốn và chia sẽrủi ro, tận dụng được mối quan hệ của người đó nhằm tạo điều kiện thuậnlợi trong kinh doanh

Ngoài những thuận lợi khi lập nghiệp với đối tác thì cũng có nhiềubất lợi như:

nhuận, các quyết định quản lý…

Thứ hai là chọn loại hình doanh nghiệp nào ?

Tùy theo ngành nghề, quy mô mà ta chọn loại hình doanh nghiệp sau:

hữu Người này chụi trách nhiệm vô hạn với số nợ của Công ty, lợi nhuậnhay khoản lổ của Công ty sẽ được thể hiện trong bản kê khai thuế thu nhập

cá nhân Loại hình này thành lập đơn giản và trách được những chi phí lớnnhư Công ty hợp doanh hay Công ty cổ phần

Trang 22

- Công ty TNHH: Công ty có một hay nhiều thành viên tham gianhưng không quá 50 thành viên, đặc điểm là mỗi thành viên chỉ chụi tráchnhiệm nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phần vốn cam kết đóng góp củamình Điều đó không có nghĩa là chủ doanh nghiệp không chụi trách nhiệm

về khoản nợ vượt quá mức vốn của Công ty, vì nếu ký kết các hợp đồngkinh tế vượt quá mức vốn Công ty thì người đại diện pháp luật phải chụitrách nhiệm về sai phạm đó

viên chỉ chụi trách nhiệm ở mức hữu hạn Trừ những điều liệt kê dướiđâykhông có cổ đông nào trong Công ty chụi trách nhiệm đối với cáckhoản nợ của Công ty Các chủ nợ chỉ có thể sử dụng tài sản của Công ty

cổ phần để thanh toán các khoản nợ Công ty tự khai báo thuế và trả cáckhoản thuế từ thu nhập của doanh nghiệp Nếu Công ty cổ phần dùng mộtphần thu nhập đề trả cổ tức thì công ty sẹ không khấu trừ phần cổ tức phảitrả thuế cho phần nhận được

trách nhiệm vô hạn đối với các khảon nợ của Công ty Thu nhập và chi phíđược thể hiện trong bảng kê khai thuế riêng như mỗi thành viên đối tác chỉbáo cáo phần lợi nhuận hoặc lỗ của doanh nghiệp tương ứng với phần vốngóp của họ vào Công ty trong bảng kê khai thuế thu nhập cá nhân củamình

2.6 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Cơ cấu loại hình tổ chức doanh nghiệp là hình thức tồn tại của một tổ chức,biểu thị trật tự sắp xếp theo một trật tự nào đó giữa các bộ phận của tổ chứccùng các mối quan hệ giữa chúng Trong đó có cơ cấu quản trị là để phâncông lao động trong lĩnh vực quản trị, có tác động đến quá trình hoạt độngcủa hệ thống quản trị Cơ cấu tổ chức cho doanh nghiệp Đó là việc thiếtlập chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cá nhân, từng bộ phận, cùngvới nó là những chi tiết và cụ thể hóa công việc của các bộ phận

Các doanh nghiệp mới thành lập rất khó khăn trong công việc sắp xếp cơcấu tổ chức, nhất là doanh nghiệp sản xuất những loại hàng hóa phức tạp.Việc xây dựng hoàn thiện cơ cấu tổ chức phải đãm bảo những yêu cầu sau:

- Tính tối ưu; phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp, giữa các khâu(Giữacác cấp là cơ cấu theo chiều dọc, giữa các khâu là cơ cấu theo chiềungang) Làm sao cho tính năng động cao, luôn đi sát phục vụ quản lýsản xuất kinh doanh

Trang 23

- Tính linh hoạt: Cơ cấu tổ chức sao cho có tính linh hoạt cao và có thểthích nghi với môi trường bên ngoài.

Mô hỉnh tổ chức quản lý theo dự án rát được chú trọng hiện nay vàrất phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, thiếu nguồn lực

- Tính tin cậy: Cô cấu tổ chức phải đãm bảo tính chính xác của tất cảthông tin sử dụng trong doanh nghiệp, nhờ đó đảm bảo sự phối hợpvới các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các bộ phận trong doanhnghiệp

- Tính kinh tế: Cơ cấu quản trị phải sử dụng chi phí quản lý đạt hiệuquả cao nhất Tiêu chuẩn xem xét yêu cầu này là mối tương quangiữa chi phí bỏ ra và dự định khoản thu về

2.7Đăng ký kinh doanh

Cơ sở pháp lý và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

trước nhiếu vấn đề như: Tài sản nợ, nghĩa vụ với nhà nước, với người laođộng, với môi trường, với xã hội… Do đó, ít nhiều, người khởi nghiệpcũng phải có hiểu biết pháp luật mặc dù các Công ty tư vấn đầu tư, vănphòng luật xuất hiện ngảy càng nhiều nhưng chủ doanh nghiệp vẫn cần biếtnhững điều cơ bản của doanh nghiệp mình về khía cạnh pháp lý

định loại hình doanh nghiệp và xác định thủ tục pháp lý cho dự án kinhdoanh theo pháp luật hiện hành

Trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh

Kế hoạch và đầu tư và đóng lệ phí đăng ký kinh doanh Sai 15 ngày đốivới việc thành lập doanh nghiệp 12 ngày đối với thành lập chi nhánh,văn phòng đại diện Sở Kế Hoạch và Đầu tư bắt đầu trả hồ sơ gồm: Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh,văn phòng đại diện

*Giấy chứng nhận đăng ký thuế

* Giấy phép khắc dấu

Trên đây là quy định hiện hành về hồ sơ và thủ tục đăng kýkinh doanh, mỗi thời điểm khác nhau sẽ có những quy định khác nhau nênphải cập nhật văn bản pháp luật tại từng thời điểm

Trang 24

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp phân tích số liệu

- Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả tần số,nhằm tính tần số và xác định tỷ lệ phần trăm

Trang 25

- Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha là phương pháp tiếp theođược sử dụng để hiệu chỉnh bộ biến đánh giá năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp được đề xuất ban đầu.

- Phân tích nhân tố khám phá EFA ( Exploratory Factor Analysis )nhằm gom nhóm các biến quan sát

3.2 Phương pháp Thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong đề tài nghiên cứunày là tính tần số và xác định tỷ lệ phần trăm

3.2.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Trước tiên, chúng ta phải tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đobằng Cronbach’s Alpha để có thể đảm bảo rằng bộ biến được đề xuất banđầu là phù hợp với đề tài nghiên cứu Kiểm tra độ tin cậy thang đo bằng hệ

số tin cậy Cronbach’s Alpha, kiểm định tổng các biến ( quan sát ) có hệ sốtương quan thấp so với biến tổng sẽ giúp loại bỏ được những biến rác trướckhi tiến hành phân tích nhân tố Một thang đo có độ tin cậy tốt khi hệ sốCronbach’s Alpha thông thường ≥ 0,6 (tốt nhất là ≥ 0,7) mối quan hệ cácbiến quan sát (item) với biến tổng đạt độ tin cậy

Nếu hệ số Cronbach’s Alpha < 6 thì bỏ các item để có hệ sốCronbach’s Alpha ≥ 0,6 và nếu Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thểchấp nhận được trong trường hợp khái niêm thang đo lường là mới đối vớingười trả lời

Phân tích nhân tố khám phá EFA là tên chung của một nhóm các thủtục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu Phân tích nhân tố

sẽ rút gọn một số lượng biến nhiều thành một số lượng biến ít hơn mà vẫnkhông làm mất đi ý nghĩa của bộ biến nghiên cứu vì bộ biến mới vẫn baohàm tất cả những biến ban đầu

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) các chỉ tiêu trong phân tích EFAgồm:

Trang 26

Hệ số tương quan (Factor loading ) là một chỉ tiêu để đảm bảo mức ýnghĩa thiết thực của EFA, hệ số tương quan > 3 được xem là đạt mức mứctối thiếu, < 3 sử dụng EFA không phù hợp (Hair & ctg 2006) Tuy nhiên,

dữ liệu được xem là có ý nghĩa thực tiễn thì hệ số tương quan phải ≥ 0,5

Hệ số KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA,khi 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp Ngoài ra, nếu kiểmđịnh Bartlett có ý nghĩa thống kê ( sig<0,05 ) thì các biến quan sát có tươngquan với nhau trong tổng thể

Phương sai trích là tổng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố,khi tổng phương sai trích ≥ 50% thì đạt yêu cầu

CHƯƠNG IV : ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ, MÔI TRƯỜNG KHỞI NGHIỆP VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Để đánh giá được các yếu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát trên 200

Trang 27

doanh nghiệp tại các đị phương khác nhau tại các tỉnh, Tp ĐBSCL Kết quả

xử lý dữ liệu thu về được 195 phiếu khỏa sát hợp lệ và dữ liệu thu thập từ

195 phiếu này sẽ được sử dụng cho các phân tích

4.1 Kết quả phân tích đặc điểm các doanh nghiệp khảo sát

4.1.1 Loại hình doanh nghiệp

B ng 4.1 : lo i hình doanh nghi p ảng 4.1 : loại hình doanh nghiệp ại hình doanh nghiệp ệp

Frequenc

ValidPercent

CumulativePercentVali

Trang 28

Qua bảng 4 cho thấy, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 46,7%,doanh nghiệp tư nhân chiếm 40%, tỷ lệ hai loại hình doanh nghiệp nay caotrong khảo sát Trong khi đó, công ty cổ phần chỉ chiếm12.8%, còn loạihình khác 0,5% Qua đó cho thấy các doanh nghiệp khởi nghiệp từ công tytrách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân là chủ yếu.

CumulativePercentVali

Trang 29

Thông qua các số liệu đã thu thập và xử lý, giúp chúng ta nhìn thấyđược việc các doanh nghiệp khởi nghiệp chọn lĩnh vực hoạt động thươngmại và dịch vụ, vì họ nhận thấy hai lĩnh vực nay ở nước ta vẫn đang còn cónhiều tiềm năng phát triển Trong khi, hiện tại về công nghệ sản xuất thì

Trang 30

còn nhiều hạn chế so với các nước phát triển khác Vì vậy, họ chọn hoạtđộng lĩnh vực thương mại và dịch vụ thì rũi ro sẽ thấp hơn.

4.1.3 Tổng số CB-CNV của doanh nghiệp

Bảng 4.3 CB-CNV của doanh nghiệp

Frequency Percent

ValidPercent

CumulativePercentVali

Trang 31

người chiềm 2,6% và trên 200 người chiếm 1,5% Vì các doanh nghiệpkhởi nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên số lượng cán bộ

và công-nhân viên dưới 50 người có tỷ lệ cao

4.1.4 Thời gian khởi nghiệp của doanh nghiệp đến nay

Frequency Percent

ValidPercent

CumulativePercentVali

Ngày đăng: 23/11/2016, 22:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (http://www.ncseif.gov.vn/) Link
1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức Khác
2. Nguyễn Khánh Duy, 2009. Bài giảng thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với phần mềm AMOS. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Khác
3. Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2015. Bài giảng Phân tích định lượng trong kinh doanh, Đại học Cần Thơ Khác
4. Võ Minh Sang. 2010. Tài liệu giảng dạy. Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh Khác
7. Khởi sự doanh nghiệp và tăng cường khả năng kinh doanh (SIYB) 8. Tài liệu nghiện cứu khởi sự doanh nghiệp ( trung tâm tư vấn doanh nghiệp sóc trăng ) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w