TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ---KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÌNH HÌNH THU HÚT NGUỒN VỐN HỖ TRỢ CHÍNH THỨC ODA VÀO NGÀNH NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIA
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌNH HÌNH THU HÚT NGUỒN VỐN HỖ
TRỢ CHÍNH THỨC (ODA) VÀO NGÀNH NÔNG
NGHIỆP TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI
ĐOẠN 2009 - 2013
NGUYỄN HỮU TÚ ANH
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 2ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌNH HÌNH THU HÚT NGUỒN VỐN HỖ
TRỢ CHÍNH THỨC (ODA) VÀO NGÀNH NÔNG
NGHIỆP TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI
ĐOẠN 2009 - 2013
Giáo viên hướng dẫn:
TS Nguyễn Ngọc Châu
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Hữu Tú Anh Lớp: K45A KHĐT
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 5Lời Cám Ơn
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ, trang bị kiến thức cho em trong suốt thời gian học Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Nguyễn Ngọc Châu đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, các anh, chị tại phòng Kinh tế đối ngoại đã hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại đơn vị.
Hy vọng với những kiến thức thu thập được trong quá trình thực tập vừa qua sẽ giúp cho tôi hoàn thành tốt đề tài thực tập khóa luận
và trong cuộc sống sau này Với trình độ còn nhiều hạn chế và thời gian thực tập không dài nên đề tài thực tập khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức, rất mong được sự thông cảm, góp ý
và bổ xung quý báu của quý thầy cô.
Xin chúc quý thầy, cô trong khoa Kinh tế
và Phát triển trường Đại học Kinh tế Huế, và các anh, chị trong phòng Kinh tế đối ngoại –
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế dồi
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 6dào sức khỏe, hạnh phúc và đạt nhiều thành công trong cuộc sống.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Tú Anh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
GDP : Thu nhập bình quân đầu người
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
PCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
UBND : Ủy ban Nhân dân
Trang 7ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 8MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU ii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THU HÚT NGUỒN VỐN HỖ TRỢ CHÍNH THỨC (ODA) VÀO NGÀNH NÔNG NGHIỆP 4
1.1 Cơ sở lý luận 4
1.1.1 Tổng quan về nguồn vốn ODA 4
1.1.1.1 Khái niệm vốn ODA 4
1.1.1.2 Đặc điểm vốn ODA 5
1.1.1.3 Phân loại vốn ODA 6
1.1.1.4 Tính hai mặt của nguồn vốn ODA 8
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn ODA 9
1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu hút nguồn vốn ODA 11
1.1.4 Vai trò của nguồn vốn ODA 13 ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 91.1.4.1 Vai trò của nguồn vốn ODA đối vơi sự phát triển KT-XH của tỉnh Thừa
Thiên Huế 13
1.1.4.2 Vai trò của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế 14
1.2 Cơ sở thực tiễn 18
1.2.1 Tình hình thu hút vốn ODA vào ngành nông nghiệp ở Việt Nam 18
1.2.2 Kinh nghiệm thu hút nguồn vốn ODA 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ODA Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2009 – 2013 23
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế 23
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 23
2.1.1.1 Vị trí địa lý 23
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình 23
2.1.1.3 Khí Hậu 24
2.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên 24
2.1.1.5 Thủy văn - hải triều 26
2.1.2 Tình hình kinh tế 27
2.1.3 Tình hình an ninh – chính trị 29
2.1.4 Dân số và lao động 29
2.1.5 Sự phát triển cơ sở hạ tầng 31
2.1.6 Hệ thống pháp luật đầu tư 32
2.2 Quy trình xúc tiến các chương trình, dự án ODA 35
2.3 Tình hình thu hút vốn ODA của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2013 36
2.3.1 Tình hình chung về nguồn vốn ODA đầu tư vào nông nghiệp trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2013 36
2.3.2 Cơ cấu nguồn vốn ODA đầu tư vào ngành nông nghiệp phân loại theo quốc gia đầu tư 40
2.3.3 Cơ cấu nguồn vốn ODA được phân chia theo các lĩnh vực của ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2009 – 2013 42 ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 102.3.4 Cơ cấu nguồn vốn ODA đầu tư vào ngành nông nghiệp được phân chia theo hình
thức cho vay của tỉnh giai đoạn 2009 – 2013 44
2.4 Những thành tựu và những hạn chế của việc thu hút nguồn vốn ODA vào ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2009 - 2013 46
2.4.1 Những thành tự đạt được 46
2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại 48
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT NGUỒN VỐN ODA VÀO NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG NHỮNG NĂM TỚI 50
3.1 Định hướng phát triển bền vững ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm tiếp theo 50
3.1.1 Mục tiêu phát triển của ngành Nông nghiệp trong những năm tới 50
3.2 Các giải pháp nhằm thu hút vốn ODA vào ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm tiếp theo 54
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
1 Kết luận 64
2.Kiến Nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1: Tình hình ngành nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế 15
giai đoạn 2009 - 2013 15
Bảng 2: Tình hình phát triển KTXH của tỉnh Thừa Thiên Huế 28
Bảng 3: Tình hình dân số và lao động trong ngành nông nghiệp 29
của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2013 29
Bảng 4: Tỷ trọng vốn ODA trong tổng đầu tư toàn tỉnh từ năm 2009-2013 37
Bảng 5: Tỷ trọng vốn ODA đầu tư vào ngành nông nghiệp 38
của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2013 38
Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn ODA đầu tư vào nông nghiệp được phân chia theo nhà tài trợ giai đoạn 2009 – 2013 41
Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn ODA được phân chia theo các lĩnh vực 42
của ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2009 - 2013 42
Bảng 8: Cơ cấu nguồn vốn ODA đầu tư vào ngành nông nghiệp được phân chia theo hình thức cho vay của 44
tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2013 44
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1: Tình hình dân số và lao động trong ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn
2009 – 2013 31Biểu đồ 2: Tỷ trọng vốn ODA so với tổng đầu tư toàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn
2009-2013 38Biểu đồ 3: Tỷ trọng nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009
– 2013 40Biểu đồ 4: Cơ cấu nguồn vốn ODA được phân chia theo các lĩnh vực của ngành nông
nghiệp của tỉnh giai đoạn 2009 - 2013 44
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 13TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: “Tình hình thu hút nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) vào ngành nông nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2013”
1 Mục tiêu nghiên cứu.
- Hệ thống hóa lý luận về thu hút nguồn vốn ODA
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng thu hút nguồn vốn ODA vào pháttriển ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2013
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút nguồn vốn ODA chophát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo
2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Phương pháp thu thập, điều tra số liệu
- Phương pháp phân tích và so sánh
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
3 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu phục vụ đề tài là số liệu sơ cấp được thu thập từ Sở Kế hoạch và Đầu tưtỉnh Thừa Thiên Huế
4 Các kết quả đạt được
- Về mặt lý luận: Đề tài đã khái quát hóa các lý thuyết, định nghĩa, các thôngtin, các đặc điểm của nguồn vốn ODA và về ngành nông nghiệp Qua đó giúp cho mọingười có hình dung cơ bản về nguồn vốn ODA và ngành nông nghiệp trong thực tiễn
- Về nội dung: Bằng số liệu thu thập được từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh ThừaThiên Huế, đề tài đã phân tích tình hình đầu tư nước ngoài vào ngành nông nghiệp tỉnhgiai đoạn hiện nay Kết quả cho thấy, tình hình đầu tư ODA vào ngành nông nhiệp củatỉnh có xu hướng tăng theo từng năm Tuy nhiên, số dự án đầu tư tăng không mạnh vàmột số năm còn có xu hướng giảm và nhiều biến động qua các năm điều tra, nhiều dự ánđầu tư có hiệu quả góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh phù hợp hơn Bên cạnhnhững thành tựu đạt được vẫn tồn tại một số hạn chế trong quá trình thu hút nguồn vốnODA vào ngành công nghiệp do năng lực đội ngũ cán bộ còn yếu kém, cơ chế chính sáchchưa thật sự thu hút được các nhà đầu tư nên các dự án vào tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn thấp
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 14so với các địa phương khác Từ đó khóa luận đề ra định hướng và các biện pháp nhằmtăng thu hút vốn ODA vào ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 15PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Trong thời gian qua, nguồn vốn phát triển chính thức (ODA) đã có nhiều đónggóp rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế Nhiều thành tựutrên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, xoá đói giảm nghèo đều có sự đóng góp không nhỏ của ODA
Đặc biệt, ODA cho lĩnh vực nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nềnkinh tế của tỉnh Do đó, đầu tư vào phát triển nông nghiệp cho tỉnh là rất cần thiết
Sự đầu tư này không chỉ tác động đến ngành nông nghiệp mà còn tác động tích cựcđến tất cả các ngành trong nền kinh tế của tỉnh Góp phần hỗ trợ việc khôi phục vàxây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng nông thôn, phòng chống thiên tai, trồngrừng, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cải thiện đời sống cho người dân.Đưa ngành nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển theo chiều sâu và mangtính bền vững
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì thời gian qua thực trạng thu hút nguồnvốn ODA trong phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạnchế, tồn tại
Chính vì vậy, em đã chọn: “Tình hình thu hút nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) vào ngành nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2013” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng thu hút nguồnvốn ODA để từ đó có một cái nhìn tổng quát về ODA thời gian qua, đồng thời tìm ra đượcnhững thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong việc thu hút nguồn vốnnày, từ đó đề xuất các phương hướng nhằm đưa ra giải pháp phù hợp để thu hút có hiệuquả hơn nguồn vốn ODA trong thời gian tới
2 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về thực trạng thu hút nguồn vốn ODA
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thu hút ODA trong phát triển ngànhnông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2009 – 2013
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 16- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn ODA cho phát triểnngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo.
3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnhvực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
4 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian:
+ Tiến hành nghiên cứu đề tài từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2015
+ Thu thập số liệu từ phía Sở Kế hoạch – Đầu tư từ năm 2009 đến hết năm 2013
- Về không gian: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Nội dung: Thực trạng thu hút nguồn vốn ODA, đi sâu nghiên cứu nguồn vốnnày cho phát triển ngành nông nghiệp của Tỉnh
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp chung đểnhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên - kinh tế - xã hội Phương pháp nàyyêu cầu nghiên cứu các hiện tượng không chỉ đơn lẻ mà phải đặt trong mối quan hệbản chất của các hiện tượng, không phải trong trạng thái tĩnh, mà đặt trong sự pháttriển từ thấp đến cao, trong sự chuyển biến từ số lượng sang chất lượng, từ quá khứđến hiện tại và tương lai
5.2 Phương pháp đều tra, thu thập số liệu
Việc thu thập số liệu được tiến hành qua hai bước Trước hết là thu thập nguồn sốliệu thứ cấp, sau đó thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra
Nguồn số liệu thứ cấp, bao gồm: Tra cứu các giáo trình, các chính sách, các văn bản,các báo cáo tổng kết, các sách báo, và nguồn số liệu thống kê của các cấp, ban ngành cóliên quan về thu hút VĐT vào tỉnh Thừa thiên Huế nói chung và của ngành nông nghiệptỉnh nói riêng Sử dụng Website và các tạp chí, chuyên san, báo của các chuyên gia, nhàquản lý và tham khảo ý kiến của các DN liên quan đến đề tài
Nguồn số liệu sơ cấp: thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý
và công tác trên địa bàn về lĩnh vực đầu tư vốn và nhận xét về MTĐT vào ngành nông
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế Các báo cáo hoạt động của BQL ngành nông nghiệp củatỉnh và các số liệu do BQL cung cấp
5.3 Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo
Với số lượng các DN tham gia hoạt động tại tỉnh còn hạn chế, đặc biệt là các DN cóVĐT nước ngoài, nên trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã hỏi ý kiến của một số cán bộđầu ngành, các nhà quản lý trong lĩnh vực đầu tư nhằm đánh giá, phân tích và có thể kếtluận phù hợp hơn với thực tiễn Làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp có khả năng
thực thi trong thời gian tới.
5.4 Phương pháp phân tích thống kê
Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, tỷtrọng, số bình quân: phương pháp so sánh, phương pháp mô tả, hệ thống làm phươngpháp luận cho nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn Để xác định mối quan hệ giữa cácnội dung nghiên cứu về: VĐT, số lao động, hình thức đầu tư, ngành nghề và lĩnh vựcđầu tư
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 18PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THU HÚT NGUỒN VỐN HỖ TRỢ CHÍNH THỨC (ODA) VÀO NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Tổng quan về nguồn vốn ODA
1.1.1.1 Khái niệm vốn ODA
- Hỗ trợ phát triển chính thức hay viện trợ phát triển chính thức được gọi tắt làODA (Official Development Assistance)
- Theo Ngân hàng thế giới thì “Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức là một bộphận của tài chính phát triển chính thức, trong đó các khoản vay cần đạt ít nhất 25%yếu tố cho không”
- Theo tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) thì “Nguồn hỗ trợ pháttriển chính thức là những nguồn tài chính do các Chính phủ hoặc các Tổ chức liênchính phủ hoặc liên quốc gia viện trợ cho một quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triểnkinh tế và phúc lợi của quốc gia đó”
- Theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ ViệtNam, thay thế cho Nghị định 17/2001/NĐ- CP ngày 14/05/2001 của Chính Phủ, “Hỗ trợphát triển chính thức được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặcChính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là chính phủ nướcngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ”
- ODA phản ánh mối quan hệ giữa hai bên: Bên tài trợ gồm các tổ chức quốc tế,Chính phủ các nước phát triển và bên nhận tài trợ là Chính phủ một nước đang phát triển.Nước nhận tài trợ phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ trong tương lai
- Vốn ODA phát sinh từ nhu cầu cần thiết của một quốc gia, được tổ chức quốc
tế hay nước bạn xem xét và cam kết tài trợ thông qua một hiệp định quốc tế được đạidiện có thẩm quyền hai bên nhận và hỗ trợ vốn ký kết Hiệp định ký kết hỗ trợ nàyđược chi phối bởi công pháp quốc tế
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 19- Như vậy, ODA được hiểu là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay
ưu đãi của các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước (thường là các nước phát triển)dành cho Chính phủ một nước (thường là nước đang và kém phát triển) nhằm giúpchính phủ nước nhận viện trợ phát triển kinh tế - xã hội
1.1.1.2 Đặc điểm vốn ODA
ODA là nguồn vốn hợp tác phát triển
- ODA là hình thức hợp tác phát triển của Chính phủ các nước phát triển, các tổchức quốc tế với các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển thông qua các khoảnviện trợ không hoàn lại hoặc các khoản cho vay với điều kiện ưu đãi
- Bên viện trợ thông qua các khoản cho vay ưu đãi hay các khoản viện trợkhông hoàn lại sẽ cung cấp cho bên được viện trợ hàng hóa, chuyển giao khoa học - kỹthuật, cung cấp dịch vụ …
- Bên được nhận viện trợ thông qua nguồn vốn hỗ trợ phát triển có điều kiện bổsung nguồn vốn còn thiếu, sử dụng vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xâydựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống… tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển
và nâng cao đời sống nhân dân
- Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thôngthường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước việntrợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hìnhthức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia
ODA là nguồn vốn có nhiều ưu đãi
- Lãi suất thấp: Các khoản vay ODA thường có mức lãi suất rất thấp, ví dụ như
lãi suất các khoản vay ODA của Nhật Bản dao động từ 0,75 - 2,3% năm; của Ngânhàng Thế giới (WB) là 0%/năm nhưng phải trả phí dịch vụ là 0,75%/năm; mức lãi suấtcủa Ngân hàng Phát triển Châu Á thường từ 1 - 1,5%/năm
- Thời hạn vay dài: Gắn với mức lãi suất tín dụng thấp, ODA có thời gian vay dài(thường 25 – 40 năm), ví dụ như các khoản vay của Nhật Bản thường có thời hạn là 30năm; Ngân hàng Thế giới là 40 năm; Ngân hàng Phát triển Châu Á là 32 năm
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20- Thời gian ân hạn: Là khoảng thời gian từ khi vay đến khi phải trả vốn gốcđầu tiên tương đối dài (thường 8 – 10 năm), ví dụ: 10 năm đối với các khoản vay từNhật Bản và Ngân hàng Thế giới; và 8 năm đối với Ngân hàng Phát triển Châu Á.
Nguồn vốn ODA thường đi kèm theo các điều kiện ràng buộc
- Các nước viện trợ ODA đều có chính sách và những quy định ràng buộc khácnhau đối với các nước tiếp nhận Thông qua ODA nước viện trợ có thể đạt được ảnhhưởng về chính trị, hoặc có được lợi nhuận thông qua bán hàng hóa và dịch vụ củanước họ cho nước nhận viện trợ
- ODA luôn chứa đựng cả tính ưu đãi cho nước tiếp nhận và lợi ích của nướcviện trợ Vốn ODA mang yếu tố chính trị Viện trợ của các nước phát triển không đơnthuần là việc trợ giúp hữu nghị mà còn là một công cụ lợi hại để thiết lập và duy trì lợiích kinh tế và vị thế chính trị cho nước tài trợ Những nước cấp viện trợ đòi hỏi cácnước tiếp nhận phải thay đổi chính sách phát triển cho phù hợp với lợi ích của bên tàitrợ Khi nhận viện trợ, các nước nhận cần cân nhắc kỹ lưỡng những điều kiện của cácnhà tài trợ Không vì lợi ích trước mắt mà đánh mất những quyền lợi lâu dài Quan hệ
hỗ trợ phát triển chính thức phải đảm bảo tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau, khôngcan thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi
1.1.1.3 Phân loại vốn ODA
Phân theo phương thức hoàn trả: ODA có 3 loại
- Viện trợ không hoàn lại: Là hình thức cung cấp ODA mà bên nhận tài trợ
không phải hoàn trả cho bên tài trợ Có thể coi viện trợ không hoàn lại như một nguồnthu của ngân sách Nhà nước, thường được thực hiện dưới dạng:
+ Hỗ trợ kỹ thuật
+ Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật
- Viện trợ có hoàn lại: Nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền với
mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp Tín dụng ưu đãi chiếm tỷ trọnglớn trong tổng số vốn ODA trên thế giới và là nguồn thu thêm để bù đắp thâm hụtngân sách Nhà nước, vì vậy nó được sử dụng dưới hình thức tín dụng đầu tư chocác mục đích có khả năng thu hồi vốn, hoàn trả lại cho nhà nước cả vốn lẫn lãi đểtrả nợ nước ngoài
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21- ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn
lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của nhà tài trợ
Theo mục đích sử dụng:
- Hỗ trợ cán cân thanh toán: Là hỗ trợ ngân sách của Chính phủ, thông qua:
Chuyển giao tiền tệ hoặc hiện vật cho nước nhận ODA; Hỗ trợ nhập khẩu
- Hỗ trợ theo chương trình: Là hỗ trợ bằng hiệp định với các nhà tài trợ nhằm
cung cấp một khối lượng ODA trong một khoảng thời gian mà không phải xác địnhtrước một cách chính xác nó sẽ sử dụng như thế nào
- Hỗ trợ theo dự án: Là khoản hỗ trợ, trong đó nước nhận hỗ trợ phải chuẩn bị
chi tiết dự án Loại hình hỗ trợ này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn ODA và chủyếu tập trung vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, kinh tế – xã hội Trị giá vốn của các dự ánđầu tư thường lớn hơn và thời gian thực hiện dài hơn các loại dự án khác
- Hỗ trợ kỹ thuật: Chuyển giao kiến thức hoặc tăng cường cơ sở, lập kế hoạch,
tư vấn, nghiên cứu tình hình thực tiễn, nghiên cứu tiền khả thi…Vốn của dự án hỗ trợ
kỹ thuật dành chủ yếu cho thuê tư vấn quốc tế, tư vấn trong nước, tổ chức đào tạo,nghiên cứu khảo sát và mua sắm thiết bị văn phòng Nguồn ODA cho mục đích nàythường là viện trợ không hoàn lại
Theo nhà tài trợ:
- ODA song phương: Là các khoản tài trợ phát triển chính thức từ nước này cho
nước kia (nước phát triển cho nước đang hoặc kém phát triển) thông qua Hiệp địnhđược ký kết giữa hai Chính phủ Ví dụ: Anh, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Đức… Song cácnước cung cấp lại yêu cầu nội dung của các khoản viện trợ phải rất chi tiết và cụ thể
- ODA đa phương: Là các khoản tài trợ phát triển chính thức của một số tổ chức
tài chính quốc tế và khu vực như: Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu
Á (ADB), …; hoặc các tổ chức phát triển của Liên hợp quốc như: Chương trình pháttriển của Liên Hợp quốc (UNDP), Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chứcnông lương thế giới (FAO)… cho các nước đang hoặc chậm phát triển
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 221.1.1.4 Tính hai mặt của nguồn vốn ODA
Ưu điểm:
- ODA là nguồn vốn bổ sung cho đầu tư phát triển Các khoản vay ODA có thời
gian trả nợ rất dài và có mức lãi suất ưu đãi Tạo điều kiện thuận lợi đối với các dự án
hạ tầng kinh tế lớn như xây dựng đường xá, điện, nước, thuỷ lợi, cảng, và các dự án hạtầng xã hội như giáo dục y tế, có thời gian hoàn vốn lâu và tỷ lệ hoàn vốn thấp
- Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện vay ưu đãi như vậy Chính phủ nước nhậnviện trợ mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án hạ tầng kinh tế lớn như xây dựngđường xá, điện, nước, thuỷ lợi, cảng, và các dự án hạ tầng xã hội như giáo dục y tế, cóthời gian hoàn vốn lâu và tỷ lệ hoàn vốn thấp
- ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ cho đất nước và bù đắp cán cân thanh toán.
- Các dự án sử dụng vốn vay ODA thường đòi hỏi áp dụng công nghệ tiên tiến,
có chất lượng cao và phương thức quản lý tiên tiến Thông qua đó nhiều cán bộ cóđiều kiện tiếp cận và hiểu biết các quy trình công nghệ mới trong các lĩnh vực cầu,đường, điện Các cán bộ quản lý dự án, các cán bộ công chức của Chính phủ nhậnviện trợ làm quen dần và ngày càng hiểu rõ hơn các quy tắc tổ chức đấu thầu quốc tế,giải ngân và quản lý thực hiện dự án Là cơ sở thử nghiệm cho các ý tưởng mới đối vớinước nhận viện trợ để từ đó vận động các nhóm những người hưởng lợi từ dự án thamgia vào công tác quản lý
- Việc thay đổi chính sách để đáp ứng yêu cầu của Nhà tài trợ như là một trongnhững điều kiện để tiếp nhận vốn mới Như vậy, dự án ODA đã góp phần đổi mớichính sách tại nước tiếp nhận vốn và đổi mới suy nghĩ của người dân được trực tiếpthụ hưởng theo hướng tích cực
Nhược điểm:
- Vốn ODA trong một số trường hợp đi liền với yếu tố chính trị, hơn là các yếu
tố hiệu quả kinh tế
- Vay vốn ODA làm tăng gánh nợ quốc gia, vốn ODA dù vay với thời gian dài
25 – 40 năm vẫn không phải là vốn cho không, đến một lúc nào đó nước tiếp nhậnphải dùng tiền của mình để trả nợ Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA do tính chất ưu
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23đãi nên gánh nặng nợ nần thường chưa xuất hiện Một số nước do sử dụng không hiệuquả nên có thể tạo ra sự tăng trưởng nhất thời, nhưng sau một thời gian lại lâm vàovòng nợ nần do không có khả năng trả nợ Sự phức tạp chính là ở chỗ vốn ODA không
có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là xuất khẩu trong khi việc trả nợ lạidựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ Do đó, trong việc hoạch định các chính sách sử dụngODA phải phối hợp với các loại nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khảnăng xuất khẩu
- Các khoản vay ODA gắn với chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp của
nước tài trợ nên thường có sự ràng buộc của nhà tài trợ trong việc chọn dự án, thuê tưvấn, chọn nhà thầu, nhà cung ứng hàng hoá thiết bị cho dự án Do đó, giá cả trong cáchợp đồng sử dụng vốn ODA thường cao hơn các hợp đồng cùng loại theo hình thứcthương mại thông thường
- Đây là nguồn vốn sử dụng cho các hàng hóa công cộng nên tình trạng thấtthoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào cáclĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếpnhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các côngtrình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tìnhtrạng nợ nần
- Thủ tục để sử dụng được vốn vay ODA thường là phức tạp và mất nhiều thời
gian để dự án được chấp thuận
- Tác động của của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phảihoàn lại tăng lên làm gia tăng gánh nặng nợ nần của quốc gia
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn ODA
Tình hình kinh tế - chính trị của nhà tài trợ
- Ổn định chính trị luôn là yếu tố hấp hẫn hàng đầu đối với nhà đầu tư nướcngoài, vì có ổn định chính trị các cam kết của Chính phủ nước chủ nhà đối với nhàđầu tư về sở hữu vốn đầu tư, các chính sách ưu tiên, định hướng phát triển mới đượcđảm bảo
- Đi kèm với nó là chính sách pháp luật, các nhà đầu tư đều cần một môi trườngpháp lí vững chắc, có hiệu lực Nếu nước chủ nhà có một chính sách đầy đủ và hợp lí,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24đảm bảo nhất quán về thu hút vốn đầu tư cũng là những yếu tố quan trọng, hấp dẫn cácnhà đầu tư nước ngoài.
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi
- Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, đó là đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu, tàinguyên thiên nhiên, dân số của nơi tiếp nhận đầu tư… Đây cũng là những yếu tố tácđộng nhiều đến tính sinh lãi hoặc rủi ro trong đầu tư Nếu vị trí thuận lợi thì khoảngcách giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ sẽ được rút ngắn, chi phí vận chuyển thấp, giảmđược giá thành và hạn chế rủi ro
- Mặt khác, nếu điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cũng sẽ cung cấp yếu tố đầuvào phong phú và giá rẻ cho các nhà đầu tư Một nước sẽ hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoàinếu có nguồn khoáng sản dồi dào và trữ lượng lớn, dân số đông với giá thuê lao độngtương đối thấp so với nước đi đầu tư Quy mô dân số không chỉ có lợi thế về cung cấpnguồn lao động mà đây là thị trường tiêu thụ tiềm năng đối với các nhà đầu tư
Quy trình và thủ tục pháp lý
- Đây là nhân tố quan trọng nhất tác động trực tiếp tới hiệu quả trong việc thuhút nguồn vốn ODA Ở những địa phương có qui trình và thủ tục thông thoáng, thuậnlợi cho công tác thực hiện các chương trình, dự án ODA thì ở nơi đó các chương trình,
dự án ODA sẽ thu hút và triển khai thuận lợi hơn, đúng tiến độ và phát huy hiệu quảtốt qua đó sẽ làm tăng khả năng thu hút thêm nguồn vốn này
- Chính vì vậy, cần có những sửa đổi, bổ sung một số quy trình, thủ tục, quyđịnh để đảm bảo thủ tục hài hòa với các quy định của nhà tài trợ thông qua việc tiếnhành các cuộc hội thảo về hài hòa thủ tục tiếp nhận vốn ODA giữa các bên liên quan
Năng lực và đạo đức cán bộ quản lý và sử dụng vốn ODA
- Năng lực và đạo đức của các cán bộ thực hiện chương trình, dự án ODA cũng
là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn ODA Các cán bộ nàycần phải có năng lực về đàm phán, ký kết dự án, triển khai thực hiện quản lý vốn, cókiến thức chuyên môn sâu về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ Bởi vì trên thực
tế, các hoạt động thực hiện dự án vừa phải tuân thủ các qui định, luật pháp của Chínhphủ Việt Nam vừa phải tuân thủ các qui định, hướng dẫn của nhà tài trợ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 25- Ngoài những năng lực về chuyên môn kể trên, các cán bộ quản lý dự án nhấtthiết phải có những phẩm chất đạo đức tốt Hiện nay vẫn còn chịu ảnh hưởng của cơ chếquản lý cũ, nhiều người còn có tâm lý bao cấp, coi ODA là thứ cho không, Chính phủvay, Chính phủ trả nợ Do vậy, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng hiệu quảnguồn vốn này Thực chất ODA không phải là nguồn vốn dễ kiếm và không phải là chokhông Cả ODA không hoàn lại và ODA vốn vay đều đòi hỏi trách nhiệm rất cao củaChính phủ nước tiếp trong việc sử dụng nguồn vốn này.
1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu hút nguồn vốn ODA
Đánh giá hiệu quả thu vốn ODA tầm vĩ mô:
Đánh giá hiệu quả nguồn vốn ODA dựa trên sự phát triển của toàn bộ nền kinh
tế, với sự thay đổi của các chỉ tiêu xã hội tổng thể như:
- Tăng trưởng GDP
- Tăng mức GDP/người
- Các chỉ số về xã hội: Tỷ lệ giảm nghèo, trình độ dân trí, tỷ lệ tăng dân số
- Hiệu quả sử dụng vốn ODA theo ngành
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế
Đánh giá hiệu quả thu hút vốn ODA tầm vi mô:
- Tính phù hợp: Là mức độ phù hợp của việc đầu tư bằng nguồn vốn ODA
đối với những ưu tiên và chính sách của nhóm mục tiêu Việc đánh giá tính phù hợp sẽcho thấy chương trình hay dự án có phù hợp khi được triển khai tại khu vực đó haykhông, có đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị thụ hưởng hay không, có đúng mụctiêu đặt ra hay không, từ đó có những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo dự án được thựchiện theo đúng mục tiêu ban đầu và đáp ứng được nhu cầu đề ra Việc đánh giá tínhphù hợp của dự án được thực hiện sau khi dự án được triển khai, và công tác nàythường được thực hiện vào giai đoạn đầu và giữa kỳ của chương trình hay dự án
- Tính hiệu quả: Là thước đo mức độ đạt được các mục tiêu đề ra của một
chương trình hay dự án Nhằm xem xét việc dự án có đạt được mục tiêu như trongthiết kế không, việc đánh giá này được thực hiện trên cơ sở so sánh kết quả theo thiết
kế với kết quả đạt được trên thực tế Từ đó đưa ra kết luận
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 26- Tính hiệu suất: Đo lường sản phẩm đầu ra bằng định lượng và định tính, liên
quan đến các yếu tố đầu vào, điều này có nghĩa là chương trình hay dự án sử dụng ítnguồn lực nhất có thể được để đạt được kết quả mong đợi Thông qua việc so sánh đểlựa chọn các yếu tố đầu vào nhưng vẫn đạt được kết quả đầu ra như mong đợi Đánh giátính hiệu suất sẽ cho thấy dự án thực hiện đạt được kết quả như mục tiêu đề ra trên cơ sởtiết kiệm được nguồn lực đầu vào như thế nào? Từ đó rút ra được kết luận và những sựlựa chọn thay thế cần thiết khi thực hiện những dự án tiếp theo trên cơ sở sử dụng và kếthợp các yếu tố đầu vào hợp lý nhất
- Tính tác động: Là những thay đổi theo hướng tích cực hoặc tiêu cực, trực tiếp
hoặc gián tiếp, có chủ ý hoặc không chủ ý, của việc thực hiện chương trình hay dự án tạo
ra Nó cho thấy những tác động và ảnh hưởng đối với kinh tế, xã hội, môi trường do việcthực hiện dự án hay chương trình tạo ra
- Tính bền vững: Xem xét những lợi ích của việc thực hiện chương trình hay
dự án sẽ được duy trì sau khi kết thúc nguồn tài trợ như thế nào cả về mặt tài chính vàmôi trường
- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình thu hút ODA
- Số dự án và cơ cấu dự án
Đầu tư thường được thực hiện thông qua các dự án trong các lĩnh vực, ngànhkhác nhau với mục đích khác nhau Số lượng dự án đầu tư là con số biểu thị 1 phầntổng vốn đầu tư, tổng số vốn đầu tư của các dự án là tổng vốn đầu tư vào ngànhnông nghiệp
Cơ cấu dự án: Biểu thị tỷ số dự án (của từng nước, từng thời kỳ, từng ngành
nghề đầu tư…) trong tổng số dự án
Cơ cấu dự án được tính theo công thức:
- Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư
Vốn đầu tư đăng ký: Là số vốn đầu tư mà nhà đầu tư đồng ý bỏ ra để tiến hành
các hoạt động đầu tư vào ngành nông nghiệp và được cơ quan chính quyền cấp phép
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 27qua các thời kỳ, có thể là 1 tháng, 1 quý nhưng thông thường là 1 năm Đây là con sốcho thấy được tổng quan khả năng thu hút vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp.
Tổng vốn đầu tư được tính bằng công thức:
Tổng vốn ĐT = I 1 + I 2 +…+ I i (i = 1,n)
Trong đó: Ii: là vốn đầu tư đăng ký dự án thứ i
n: là số dự án
-Bình quân vốn đầu tư/dự án
Biểu thị lượng vốn đầu tư của một dự án là nhiều hay ít, cho thấy dự án đó làlớn hay nhỏ, là một trong những căn cứ để phân loại dự án bên cạnh các tính chất khác
để phân biệt dự án nhóm A, B, C hoặc dự án quan trọng quốc gia
Bình quân VĐT được tính bằng tổng vốn đầu tư đăng ký thu hút được trongnăm chia cho số dự án đầu tư trong năm đó
1.1.4 Vai trò của nguồn vốn ODA
1.1.4.1 Vai trò của nguồn vốn ODA đối vơi sự phát triển KT-XH của tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong những năm qua, nguồn vốn ODA trên địa bàn được đầu tư đáng kểgóp phần vào việc hoàn thành mục tiêu của kế hoạch năm năm (2001 – 2005) và kếhoạch phát triển kinh tế xã hội thời kỳ (2006 – 2010) Các dự án ODA thời gian qua đãtham gia tích cực vào chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm, tăng thêmthu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân nhất là đồng bào vùngsâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người
Bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển: Trong kế hoạch 5năm 2006 – 2010, ODA đã bổ sung khoảng 10,4% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh vàkhoảng 19% trong tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
Đóng góp vào sự gia tăng GDP bình quân giai đoạn (2007 – 2011) là 8,8%cao hơn 0,3% so với chỉ tiêu đặt ra, năm 2012 tăng 12% Thu nhập và sức mua củangười dân ở được nâng lên, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện Cơ cấu nềnkinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 28bền vững, tỷ trọng vốn ODA trên tổng mức đầu tư của toàn xã hội bình quân qua cácnăm đạt khoảng 6%.
Giải quyết việc làm trong 5 năm (2007 – 2011) là 102.000 lao động, bìnhquân hàng năm hơn 20.000 lao động, năm 2012 giải quyết cho 25.000 lao động, trong
đó tạo việc làm mới cho 17.000 – 18.000 lao động Đầu tư tạo việc làm và đa dạng hóaviệc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh lao động kỹ thuật, năm
2012 đạt 40 – 45% lực lượng lao động đã qua đào tạo Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinhdưỡng đến cuối năm 2011 còn 24,5%, năm 2012 còn 21,3%
Cơ sở hạ tầng chủ yếu đã được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới Hệ thốngthủy lợi, giao thông nông thôn, giao thông đô thị và các tuyến huyết mạch trong tỉnh
đã được tập trung đầu tư xây dựng
Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ tạo nên một bước phát triển trong việctiến hành các chương trình hợp tác quốc tế và nâng cao nhận thức của người dân vềtinh thần cộng đồng trách nhiệm
1.1.4.2 Vai trò của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
a Vị trí, đặc điểm của ngành nông nghiệp của Tỉnh
Ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông nghiệp và phát triển nôngthôn, lâm nghiệp và thuỷ lợi vừa là ngành sản xuất vật chất, vừa là một trong nhữngngành mang tính xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ môi trường sinhthái Ngành nông nghiệp không những sản xuất các sản phẩm thiết yếu của đời sống xãhội mà còn là ngành phục hồi, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên vô cùng quí giá đó
là đất, nước, rừng Kết quả sản xuất nông nghiệp có tác động mạnh vào đời sống kinh tế
- xã hội Nhưng sản xuất nông nghiệp lại luôn phải đối mặt với sự tác động to lớn củathiên nhiên, khí hậu, thời tiết, chịu nhiều yếu tố rủi ro, lợi nhuận thấp nên không hấp dẫncác nhà đầu tư Trong khi đó, phát triển nông nghiệp, nông thôn có vai trò đặc biệt quantrọng đối với kinh tế - xã hội đối với tỉnh Thừa Thiên Huế Chính vì vậy, để phát triểnkinh tế của tỉnh dựa vào xuất phát điểm của tỉnh phải bắt đầu từ đầu tư cho nông nghiệp
và phát triển nông thôn
Nguồn vốn ODA là một trong những nguồn lực bên ngoài có ưu điểm nổi trộirất phù hợp để hỗ trợ nguồn vốn thiếu hụt giúp tỉnh thực hiện công nghiệp hoá - hiệnđại hoá nông nghiệp và nông thôn, chuyển giao công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 29tiên tiến, hỗ trợ công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôntheo hướng đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp theo yêu cầu của thị trường, gópphần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Để nắm rõ hơn tình ngành nông nghiệp thông qua giá trị sản xuất thực tế của các sảnphẩm của ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế chúng ta cùng quan sát bảng sau
Bảng 1: Tình hình ngành nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2009 - 2013
1 Giá trị sản xuất nông nghiệp
theo giá hiện hành phân theo
4 Giá trị sản xuất lâm nghiệp
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 30Nhìn chung giá trị sản xuất thực tế của nông – lâm – thủy sản đang có chiềuhướng tốt và tăng đều qua các năm.
Về lĩnh vực nông nghiệp, nông nghiệp là lĩnh vực có giá trị sản xuất cao nhấttrong số ba lĩnh vực nêu trên Năm 2009, giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế đạt3.007.075 triệu đồng năm 2009 và đến năm 2013 giá trị sản xuất nông nghiệp thực tếđạt 4.746.094 triệu đồng ( tăng 1.739.019 triệu đồng so với năm 2009) Qua đó, ta thấylĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực chính và rất có tiềm năng trong số 3 lĩnh vực củangành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế Tuy nhiên, theo bảng số liệu tra thấy, diệntích gieo trồng của ngành nông nghiệp đang có chiều hướng giảm Năm 2009, diệntích gieo trồng là 92.802 ha nhưng đến năm 2014 chỉ còn 75.285 ha Nguyên nhânchính là do xu hướng phát triển của nước ta hiện nay là CNH – HĐH nên ngày càng cónhiều công trình phục vụ cho ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch được xây dựng,
cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống ngày càng được mở rộng do đó diện tích đất nôngnghiệp ngày càng bị thu hẹp và còn có xu hướng giảm trong các thời gian tới Tuynhiên, từ bảng số liệu ta thấy diện tích trồng lúa không giảm và có chỉ giao động nhẹqua các năm ( năm 2009 là 53.038 ha, năm 2013 là 53.659 ha) Do cây lương thựcchính của nước ta là lúa và nước ta cũng là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thếgiới Gạo luôn là mặt hàng được ưu tiên sử dụng trong nước và cả xuất khẩu, vì vậy,BQL ngành nông nghiệp của tỉnh nói riêng và của nước ta nói chung nên có biện phápgia tăng và quy hoạch diện tích đất sản xuất nông nghiệp, nhất là diện tích đất trồnglúa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và chỉ tiêu xuất khẩu của cả nước trongnhững năm tới (chỉ tiêu xuất khẩu gạo của nước ta năm 2015 là 7,7 triệu tấn) Tronglĩnh vực chăn nuôi, số lượng gia súc giảm ( năm 2009 có khoảng 242.591 con lợn,28.425 con trâu và 25.913 con bò nhưng đến năm 2013 đã giảm chỉ còn khoảng198.983 con lợn, 21.521 con trâu và 21.039 con bò) Bên cạnh đó, số đàn gia cầm lại
có chiều hướng tăng ( năm 2009 là 1.527 con đến năm 2013 là 2.127 con)
Về lĩnh vực thủy lợi, nhìn chung thì giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh ThừaThiên Huế tăng đều qua từng năm Năm 2009, giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế
là 1.087.767 triệu đồng, đến năm 2013, thì giá trị này là 2.392.115 triệu đồng, giá trịnày tăng khoảng 2,2 lần so với năm 2009 Tỉnh ta có nhiều sông ngoài, đầm phá nên
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31rất thích hợp cho việc phát triển lĩnh vực thủy lợi, tuy nhiên thủy lợi chưa phải là lĩnhvực chính của ngành nông nghiệp tỉnh Vì vậy, BQL ngành nông nghiệp của tỉnh nên
có nhiều biện pháp thu hút cũng như sử dụng vốn hợp lý vào lĩnh vực thủy sản đểngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế có thể phát huy được thế mạnh của mình
Về lĩnh vực lâm nghiệp, mặc dù giá trị sản xuất lâm nghiệp thực tế có chiềuhướng tăng đều qua các năm nhưng lâm nghiệp là lĩnh vực đạt giá trị thấp nhất trongcác lĩnh vực nói trên Năm 2009 giá trị sản xuất lâm nhiệp theo giá thực tế là 252.851triệu đồng, đến năm 2013 giá trị này đã tăng lên 454.598 triệu đồng
Nhìn chung, giá trị sản xuất thức tế của 3 lĩnh vực nông – lâm – thủy sản đềutăng đều qua các năm Đây là điểm đáng mừng cho ngành nông nghiệp tỉnh ThừaThiên Huế trong giai đoạn này và đó là căn cứ để tạo đà cho ngành nông nghiệp củatỉnh ngày càng phát triển hơn
b Vai trò của ODA trong phát triển nông nghiệp
Nguồn vốn ODA đã đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện các mục tiêu phát triểncho nông nghiệp Theo số liệu thống kê, nguồn vốn ODA chiếm tỷ trọng lớn khoảng46% trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển Nông nghiệp và nông thôn của tỉnh.Nguồn vốn ODA đóng vai trò đặc biệt quan trọng, đảm bảo cho ngành có tốc độ tăngtrưởng liên tục và luôn duy trì ở mức cao trong suốt thời gian qua
Nguồn vốn ODA đã góp phần phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo và tăngcường cơ sở hạ tầng nông thôn: ODA cho nông nghiệp và nông thôn góp phần đặc biệtquan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo của tỉnh thờigian qua Đặc biệt là các xã ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dântộc khó khăn đời sống người dân nông thôn đã được cải thiện đáng kể
ODA đã góp phần không nhỏ hỗ trợ cán bộ ngành nông nghiệp tiếp nhận khoahọc công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến Tăng cường tiềm lực nghiêncứu và chuyển giao công nghệ mới Thông qua các dự án ODA, các trang thiết bịnghiên cứu được tăng cường, nhiều cán bộ được đào tạo, trình độ đội ngũ cán bộ khoahọc công nghệ đã được nâng lên, làm chủ được công nghệ tiên tiến, nhiều giống tốt đãđược nghiên cứu ứng dụng và đưa nhanh vào sản xuất
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32Nông nghiệp đã, đang và sẽ còn tiếp tục giữ một vị trí quan trọng trong quátrình phát triển của tỉnh Phát triển ngành Nông nghiệp theo hướng hiện đại chính làtiền đề để thực hiện Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa thành công.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình thu hút vốn ODA vào ngành nông nghiệp ở Việt Nam
Theo “Báo cáo tóm tắt tình hình tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODAtrong thời gian qua và định hướng trong thời gian tới” số 7501/BC-BKHĐT ngày 01tháng 11 năm 2011 của Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hiện nay ở ViệtNam có 51 nhà tài trợ song phương và đa phương, trong đó 28 nhà tài trợ song phương
và 23 nhà tài trợ đa phương có các chương trình ODA thường xuyên Hầu hết các nhàtài trợ đều có chiến lược hoặc chương trình hợp tác trung hạn về hợp tác phát triển vớiViệt Nam
Thông qua 18 Hội nghị CG ( là diễn đàn đối thoại giữa Chính phủ với cộngđồng các nhà tài trợ để tạo ra cơ chế, chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế)thường niên, tổng vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ đạt trên 64.322 tỷ USD vớimức cam kết năm sau cao hơn năm trước, đạt mức kỷ lục trong hai năm (năm 2009:
8.063 tỷ USD và năm 2010: 7.905 tỷ USD), kể cả những lúc kinh tế của các nhà tài
trợ gặp khó khăn Mức cam kết ODA cao trong suốt thời gian qua đã thể hiện sựđồng tình và sự ủng hộ chính trị mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế với công cuộc đổimới và chính sách phát triển đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước ta, sựtin tưởng của các nhà tài trợ vào hiệu quả tiếp nhận và sử dụng vốn ODA của ViệtNam Để hợp thức hóa cam kết vốn ODA bằng các văn kiện pháp lý quốc tế, Chínhphủ Việt Nam và các nhà tài trợ đã ký kết các điều ước quốc tế cụ thể về ODA trên
cơ sở các chương trình và dự án được các bên thông qua Tổng vốn ODA ký kếttrong các Điều ước quốc tế cụ thể tính đến nay đạt trên 50.44 tỷ USD, chiếm 78.4%tổng vốn ODA cam kết, trong đó vốn ODA vay ưu đãi chiếm khoảng 87%, vốnODA không hoàn lại chiếm khoảng 13%
Trong gần 20 năm qua, tổng lượng vốn ODA các nhà tài trợ cam kết dành choViệt Nam khá lớn, bình quân đạt trên 3.57 tỷ USD/năm, trong đó mức bình quân năm
đã có xu hướng cao lên qua các thời kỳ (thời kỳ 1993-1997 đạt 2187.8 triệu USD, thời
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 33kỳ 1998-2002 đạt 2319.92 triệu USD, thời kỳ 2003-2007 đạt 3980.06 triệu USD, thời
kỳ 2008-2010 đạt 4376.81 triệu USD)
Việt Nam nhận thức rằng cam kết vốn ODA mới chỉ là sự ủng hộ về chính trị,việc thực hiện nguồn vốn này nhằm tạo ra các công trình, sản phẩm kinh tế - xã hội cụthể mới thực sự cần thiết để đóng góp vào quá trình phát triển của đất nước Tổng vốnODA giải ngân tính đến hết năm 2011 dự kiến đạt 33.414 tỷ USD, chiếm trên 61%tổng vốn ODA ký kết Có thể thấy trong thời kỳ này tình hình giải ngân vốn ODA cónhững cải thiện nhất định với chiều hướng tích cực qua các năm Tuy nhiên, mức giảingân này vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5năm và tỷ lệ giải ngân vẫn còn thấp hơn mức trung bình của thế giới và khu vực đốivới một số nhà tài trợ cụ thể
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay tổng giá trị các chươngtrình, dự án ODA chủ yếu đang được triển khai thực hiện là trên 26.383 tỷ USD
(25.600 tỷ USD ODA vốn vay và 782.89 triệu USD viện trợ không hoàn lại) song
tổng mức giải ngân của các chương trình, dự án này tính đến ngày 31/8/2011 chỉđạt 6.965 tỷ USD (6.796 tỷ USD ODA vốn vay và 169 triệu USD viện trợ khônghoàn lại), chiếm 26.4% tổng vốn đã ký kết Với khoảng 50% các chương trình, dự
án theo hiệp định ký kết phải kết thúc trong năm 2012, khoảng 30% phải kết thúctrong các năm 2013 - 2014 và 20% còn lại phải kết thúc trong các năm 2015 - 2017
Căn cứ vào nhu cầu vốn đầu tư và định hướng phát triển theo ngành, lĩnh vực
và vùng lãnh thổ đề ra trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chínhphủ Việt Nam đã đưa ra định hướng chiến lược, chính sách ưu tiên sử dụng vốn ODAcho từng thời kỳ Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA thời kỳ 2006-2010 của Chínhphủ bao gồm:
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâmnghiệp, thuỷ sản kết hợp xoá đói, giảm nghèo)
- Xây dựng hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại
- Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục và đào tạo, dân số và pháttriển và một số lĩnh vực khác)
- Bảo vệ môi truờng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 34- Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển cao côngnghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai.
Cơ cấu vốn ODA theo các điều ước quốc tế về ODA đã được ký trong thời gianqua phù hợp với những định hướng ưu tiên sử dụng vốn ODA nêu trên, cụ thể lĩnh vựcgiao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường, phát triển đôthị chiếm 37.34%; lĩnh vực năng lượng và công nghiệp chiếm trên 20%; lĩnh vực nôngnghiệp và phát triển nông thông kết hợp với xóa đói giảm nghèo chiếm trên 16%; lĩnhvực y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khácchiếm 37.34% còn tại trong tổng vốn ODA huy đồng cho thời kỳ này
1.2.2 Kinh nghiệm thu hút nguồn vốn ODA
Vốn ODA đã phát sinh và tồn tại trên thế giới hơn 50 năm và nó nhanh chóngđược đánh giá là có vai trò quan trọng đối với cả phía đối tác đầu tư và nước tiếp nhận.Hiện nay vốn ODA tồn tại ở hơn 100 quốc gia đang phát triển do hơn 20 nước tài trợ
và các tổ chức song phương cung cấp Qua sự phân bổ và sử dụng vốn ODA hàngnăm, Ngân hàng thế giới, các nhà tài trợ song phương và bản thân các quốc gia nhậntài trợ cũng đều có những đánh giá độc lập để rút ra những kinh nghiệm thành côngcũng như thất bại trong thu hút và sử dụng vốn ODA Một số kinh nghiệm thu hút vốnODA thành công ở một số quốc gia như sau:
Thứ nhất, quốc gia đang phát triển cần có ý thức chủ động và làm chủ trong
hoạt động thu hút vốn ODA
- Chủ động trong hoạch định sử dụng vốn ODA
Nước nhận tài trợ cần phải đưa ra mục tiêu sử dụng vốn ODA rõ ràng cho nhàtài trợ xem xét và có phù hợp với chính sách tài trợ của mình hay không, làm cơ sở đểtài trợ Muốn thuyết phục được nhà tài trợ thì Chính phủ cần thực hiện
+ Hoạch định chiến lược sử dụng vốn ODA
Xây dựng danh mục các ngành, các địa phương, lĩnh vực của nền kinh tế sẽ thuhút vốn ODA Nó được sắp xếp theo thứ tự lĩnh vực ưu tiên trong một khoảng thờigian xác định thường là 5 năm hoặc 10 năm Phải thể hiện sao cho các nhà tài trợ thấyđược chiến lược có tính tổng thể, tính khả thi trong tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảmnghèo và khả thi trong việc hoàn trả những khoản vốn ODA phải chi trả Muốn vậy,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35chiến lược sử dụng vốn ODA cần phải dựa trên một chiến lược phát triển kinh tế rõràng trong khoảng thời gian 5 hoặc 10 năm của đất nước, dựa trên chiến lược huy độngvốn, chiến lược phát triển từng ngành trong giai đoạn đó Danh mục các ngành càngrộng thì khả năng thu hút vốn ODA càng cao bởi mỗi nhà tài trợ họ chỉ quan tâm tớimột hoặc một vài lĩnh vực chính Tuy nhiên cũng cần hướng trọng tâm vào một số lĩnhvực chủ yếu thông qua việc chấp nhận những ràng buộc của nhà tài trợ dễ dàng hơnhoặc có những ưu đãi hơn cho nhà tài trợ đó.
+ Xây dựng kế hoạch thu hút vốn ODA cho từng năm
Trên cơ sở chiến lược thu hút vốn ODA trong giai đoạn 5 hoặc 10 năm và mụctiêu phát triển của nền kinh tế, ngành kinh tế trong năm mà Chính phủ đưa ra kế hoạch
cụ thể nhằm thu hút vốn ODA Trong đó có chỉ tiêu lượng hóa cụ thể Chỉ tiêu nàyphải phù hợp khi so sánh với giá trị xuất khẩu của nền kinh tế, nguồn thu ngân sáchhàng năm phải nằm trong một giới hạn an toàn
+ Chính phủ chủ động tiếp cận các tổ chức đa phương: để mở hội nghị các nhà tàitrợ để thông báo chiến lược và kế hoạch thu hút vốn ODA, cũng như kết quả thực hiệnnhững cam kết với nhà tài trợ trong cải cách nền kinh tế Các cơ quan của chỉnh phủ cần có
sự kết hợp chặt chẽ như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao để quảng báhoặc tổ chức thường xuyên những chuyến thăm của các nhà lãnh đạo các nước tài trợ Kinhnghiệm cho thấy hoạt động này hết sức quan trọng, dù chiến lược, kế hoạch rõ ràng đến đâunhưng không truyền tải được tới nhà tài trợ thì cũng bỏ đi
- Chủ động trong xây dựng chương trình dự án sử dụng vốn ODA Vốn ODA được
sử dụng phải gắn với từng chương trình, dự án cụ thể có nghĩa là nó được sử dụng để thựchiện những mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định Khi tất cả các dự án đượcthực hiện thì mục tiêu chiến lược sử dụng vốn ODA cũng sẽ được thực hiện Mặt khác, khi
sử dụng vốn ODA theo dự án thì nó có những chuẩn mực nhất định để lựa chọn ra đượcnhững dự án đem lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng vốn ODA
Thứ hai, chủ động tổ chức thực hiện có hiệu quả vốn ODA.
Kinh nghiệm các nước cho thấy, muốn vốn ODA được sử dụng có hiệu quả, thìcông tác tổ chức thực hiện vốn ODA phải tốt Thể hiện:
- Tổ chức bộ máy thực hiện có năng lực
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 36Các nước tiếp nhận vốn ODA hàng năm lớn thì đều thành lập ra một cơ quanquản lý nhà nước để quản lý, điều phối quá trình thực hiện vốn ODA Ở Philippin là
cơ quan phát triển kinh tế quốc gia, ở Indonesia là cơ quan kế hoạch phát triển quốcgia và hợp tác kinh tế nước ngoài; ở Thái Lan là Tổng cục hợp tác kinh tế và kỹ thuậttrực thuộc Phủ Thủ tướng
Mỗi chương trình, dự án khi triển khai đều chỉ định thành lập ra một ban quản
lý dự án do cơ quan quản lý nhà nước về vốn ODA ra quyết định Ban quản lý dự án
có chức năng và trách nhiệm thay mặt Nhà nước quản lý việc tổ chức thực hiện mụctiêu dự án
- Đưa ra những quy chế trong tổ chức thực hiện vốn ODA
+ Mỗi chương trình, dự án sử dụng vốn ODA đều dành một khoản chi phục vụcho công tác tư vấn mang tính chất bắt buộc khoảng 4-5% giá trị dự án nhằm chi trả chohoạt động thuê khảo sát lập dự án tiền khả thi, dự án khả thi và giám sát thực hiện dự án.Các công việc này được thực hiện do một cơ quan tư vấn độc lập, chuyên môn hóa
+ Thực hiện dự án, mua sắm thiết bị phải tuân theo nguyên tắc đấu thầu Tùytừng dự án mà tuân thủ đấu thầu trong nước hay đấu thầu quốc tế
+ Phần đánh giá hiệu quả dự án được thực hiện do một cơ quan quản lý nhà nước
về vốn ODA (hoặc thuê một cơ quan có chức năng chuyên môn hóa)
- Kiểm soát chặt chẽ tiến độ thực hiện, hoạt động chi tiêu của dự án sử dụngvốn ODA)
Kinh nghiệm các nước chỉ ra, công tác kiểm soát hết sức quan trọng, nó vừađảm bảo được tiến độ thực hiện dự án theo thời gian, vừa loại bỏ được những lãng phí,tham nhũng trong quá trình thực hiện Nguyên tắc của quá trình thực hiện là quá trìnhvận động của luồng tài chính phải song hành với luồng vật chất và tiến độ của dự án.Công tác kiểm soát được thực hiện bởi một cơ quan kiểm soát chính phủ hay thuê mộtCông ty kiểm toán chuyên trách
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 37CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ODA
Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2009 – 2013
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa Thủ đô Hà Nội vàthành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố ĐàNẵng, phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đông giáp biểnĐông Về tổ chức hành chính, Thừa Thiên Huế có 8 huyện và thành phố Huế với 150
xã, phường, thị trấn
Vị trí địa lý của Thừa Thiên Huế đối với cả nước và khu vực tạo cho Thừa ThiênHuế những lợi thế so sánh, những cơ hội to lớn trở thành trung điểm của những conđường giao lưu, hội nhập trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai Các con đường từBắc vào Nam, từ Nam ra Bắc như quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơncông nghiệp hóa và đường sắt thống nhất, đều đi qua địa phận Thừa Thiên Huế Theotrục Nam Bắc, tính theo đường bộ, dọc quốc lộ 1A, Thừa Thiên Huế cách thủ đô Hà Nội658km và cách thành phố Hồ Chí Minh 1075km Còn theo trục Đông Tây, Thừa ThiênHuế cách cửa khẩu Lao Bảo - tỉnh Quảng Trị, một trong những cửa mở chính của ViệtNam về phía Tây, qua các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông là Lào, Thái Lan,Myanmar - 150km và nối với Ấn Độ và các nước Nam Á Bờ biển Thừa Thiên Huếcách đường hàng hải nội địa 25km và cách đường hàng hải quốc tế 170km
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Thừa Thiên Huế nằm trên một dải đất hẹp với chiều dài 127 km, chiều rộngtrung bình 60 km với đầy đủ các dạng địa hình rừng núi, gò đồi, đồng bằng duyên hải,đầm, phá và biển tập trung trong một không gian hẹp, thấp dần từ Tây sang Đông, phíaTây là dãy núi cao, phía giữa là đồi núi thấp và phía Đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 38Phần phía Tây chủ yếu là đồi núi chiếm tới 70% diện tích tự nhiên Núi chiếmkhoảng ¼ diện tích tự nhiên, nằm ở biên giới Việt – Lào và vùng tiếp giáp với ĐàNẵng Phần lớn các đỉnh núi có độ cao từ 800 đến hơn 1.000 m, trong đó có núi Bạch
Mã và Hải Vân là những địa danh du lịch nổi tiếng Địa hình phần đồi phân bố chủ yếu
ở vùng trung du, trong các thung lũng, chiếm khoảng ¼ diện tích tự nhiên, độ cao phầnlớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải 20 - 250
2.1.1.3 Khí Hậu
Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chuyểntiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếpgiữa miền Bắc và miền Nam nước ta
Thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11với lượng mưa trung bình từ 2.500 – 2.700 mm Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng
7, mưa ít, lượng nước bốc hơi lớn, thường có mưa giông Nhiệt độ trung bình hàngnăm tại Huế là 240C Số giờ nắng trung bình 2.000 giờ/năm Độ ẩm trung bình 84%
Số lượng bão khá nhiều, thường bắt đầu vào tháng 6, nhiều nhất là vào tháng 9, 10
2.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
a Tài nguyên đất
Thừa Thiên Huế có tổng diện tích đất tự nhiên là 505.398,9 ha với khoảng 10loại đất chính Các loại đất có diện tích tương đối lớn là đất phù sa, đất đỏ vàng, đấtmùn vàng trên núi, đất cát, mặn… phân bố trên các vùng khác nhau
Quỹ đất đang sử dụng vào phát triển cây nông nghiệp là 59.710 ha, chiếm11,8% diện tích tự nhiên Đất canh tác cây hàng năm là 44.879 ha, chiếm 75,1% diệntích đất nông nghiệp Ngoài ra, còn có đất trồng cây lâu năm và đất vườn tạp; đồng cỏtái tạo dùng vào chăn nuôi và đất có mặt nước dùng vào nông - ngư nghiệp Bình quânđất nông nghiệp trên đầu người hiện nay là 564 m2 Tuy diện tích đất chưa sử dụngnăm 2000 là 193.559 ha, trong đó: đất bằng là 21.668, đất đồi núi là 139.953 ha (chiếm75% tổng diện tích đất chưa sử dụng), tạo nhiều khả năng mở rộng diện tích trồngrừng nguyên liệu, cây công nghiệp, cây ăn quả như: cao su, cà phê, dứa… nhằm tạonguyên liệu cho công nghiệp chế biến và trồng cây lâm nghiệp, mở rộng diện tích
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 39rừng Diện tích mặt nước chưa sử dụng là 26.183 ha có thể khai thác để phát triển nuôitrồng thuỷ sản các loại.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 40b Tài nguyên rừng
Thời điểm năm 2002, toàn tỉnh có 234.954 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó:177.550 ha rừng tự nhiên và 57.395 ha rừng trồng Diện tích rừng chia theo mục đích
sử dụng, rừng sản xuất là 62.778 ha, rừng phòng hộ 119.558 ha và rừng đặc dụng52.605 ha Tổng trữ lượng gỗ toàn tỉnh khoảng 17,3 triệu m3 Hiện nay, đất trống, đồitrọc còn khoảng 125 nghìn ha, chiếm 25% diện tích tự nhiên Đây là nguồn tài nguyênlớn tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh mở rộng diện tích rừng trong những năm tới
c Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của Thừa Thiên Huế rất phong phú và đa dạng, với hơn
100 điểm khoáng sản, trong đó có các loại chủ yếu như: đá vôi, đá granít, cao lanh,titan, than bùn, sét, nước khoáng… Tổng trữ lượng đá vôi khoảng trên 1.000 triệu tấngồm các mỏ Long Thọ có trữ lượng khoảng 14 triệu tấn, Phong Xuân trữ lượngkhoảng 200 triệu tấn, Văn Xá trữ lượng khoảng 230 triệu tấn, Nam Đông khoảng 500triệu tấn… Mỏ đá granit đen và xám ở Phú Lộc trữ lượng lớn Cao lanh với tổng trữlượng khoảng trên 40 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở A Lưới, Hương Trà Các mỏ cátvới hàm lượng SiO2 trên 98,4% và trữ lượng khoảng trên 15 triệu tấn được phân bổnhiều nơi trong tỉnh Titan có tổng trữ lượng khoảng trên 2 triệu tấn phân bổ dọc theodải cát ven biển thuộc các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc Các mỏ nướckhoáng ở vùng Phong Điền, Phú Vang… đang được dùng để sản xuất nước giải khát
và phục vụ chữa bệnh
2.1.1.5 Thủy văn - hải triều
Hệ thống thuỷ văn ở Thừa Thiên Huế hết sức phức tạp và độc đáo Tính phứctạp và độc đáo thể hiện ở chỗ hầu hết các con sông đan nối vào nhau thành một mạnglưới chằng chịt: sông Ô Lâu - phá Tam Giang - sông Hương - sông Lợi Nông - sôngĐại Giang - sông Hà Tạ - sông Cống Quan - sông Truồi - sông Nong - đầm Cầu Hai
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm phá tiêu biểu nhất trong 12 vực nước cùngloại ven bờ biển Việt Nam và là một trong những đầm phá lớn nhất thế giới
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ