1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

99 355 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

CCKT luôn bị lạc hậu tương đối cùng với quá trình pháttriển của nền văn minh nhân loại.[11, 11-12] Như vậy, trong bất kỳ nền kinh tế nào, CCKT cũng bao gồm các loại: Cơ cấu ngành kinh tế

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

- 

-KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NƠNG NGHIỆP

Ở HUYỆN CON CUƠNG, TỈNH NGHỆ AN

Sinh viên thực hiện:

La Thị Hà Lớp: K45 KTCT Niên khĩa: 2011 – 2015

Giáo viên hướng dẫn:

TS Nguyễn Hồ Minh Trang

Khĩa học: 2011-2015

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

LỜI CẢM ƠNKhoảng thời gian gắn bó với mái trường Đại học kinh tế Huế là khoảng thời gian không thể nào quên trong cuộc đời tôi, một khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng không phải là ngắn đã cho tôi một chân trời mới với nhiều điều mới mẻ Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, cùng quý thầy cô giảng viên trường

Đại học Kinh tế Huế - những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức

bổ ích cho tôi trong 4 năm đại học vừa qua, đó chính là nền tảng cơ bản, là những hành trang vô cùng quý giá giúp tôi có thể tự tin hơn để bước đi trên con đường sắp tới.

Đặc biệt với tấm lòng tri ân sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo – T.S

Nguyễn Hồ Minh Trang, người cô đáng kính đã tận tâm hết mực hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình cho tôi nhiều điều để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình một cách tốt nhất.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo UBND các cấp, Phòng NN

& PTNT, Phòng khuyến nông, Chi cục thống kê huyện Con Cuông đã giúp đỡ tôi về thông tin, số liệu trong quá trình nghiên cứu.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các hộ dân cư trên địa bàn huyện Con Cuông đã giúp tôi trong quá trình điều tra bảng hỏi.

Cuối cùng, tôi chân thành gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, toàn thể bạn bè luôn là nguồn động viên, giúp đỡ, luôn sát cánh cùng tôi trong 4 năm qua.

Tuy có nhiều cố gắng, nhưng do kiến thức và thời gian hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong thầy, cô giáo, những người quan tâm

đến đề tài đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện

La Thị HàTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3.1 Mục tiêu chung 3

3.2 Mục tiêu cụ thể 3

4 Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu 4

4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

5.1 Phương pháp chung 4

5.2 Phương pháp cụ thể 4

6 Đóng góp của đề tài 5

7.Kết cấu đề tài 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP 6

1.1 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 6

1.1.1 Cơ cấu kinh tế 6

1.1.1.1 Khái niệm và phân loại cơ cấu kinh tế 6

1.1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của cơ cấu kinh tế 8

1.1.1.3 Các tiêu chí để đánh giá một cơ cấu kinh tế là hợp lý 9

1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 10

1.1.2.1 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế 10

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

1.1.2.2 Nội dung, yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam 11

1.2.Tổng quan về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp 13

1.2.1 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 13

1.2.1.1 Ngành nông nghiệp 13

1.2.1.2.Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp 15

1.2.1.3 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 15

1.2.2.Tính tất yếu khách quan phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 16

1.2.3.Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 17

1.2.4.Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp 18

1.2.4.1 Điều kiện tự nhiên 18

1.2.4.2 Kinh tế xã hội 19

1.2.4.3 Sự phát triển của khoa học – công nghệ 20

1.2.4.4 Quá trình phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa 21

1.2.5 Chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 21

1.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh 21

1.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế 22

1.2.5.3 Một số chỉ tiêu khác 22

1.3 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm 23

1.3.1 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương 23

1.3.1.1 Kinh nghiệm của huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai 23

1.3.1.2 Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai 23

1.3.2 Bài học kinh nghiệm 24

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An 26

2.1.1.Điều kiện tự nhiên 26

2.1.1.1 Vị trí địa lý 26

2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên 26

2.1.1.3 Tài nguyên 27

2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội 28

2.1.2.1 Dân số và lao động 28

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

2.1.2.2 Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 29

2.1.2.3 Công nghiệp – Xây dựng 30

2.1.2.4 Dịch vụ 30

2.1.2.5 Tình hình phát triển kinh tế – xã hội 31

2.1.3 Đánh giá chung về tình hình cơ bản của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An 32

2.1.3.1 Thuận lợi 32

2.1.3.2 Khó khăn 33

2.2 Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An 34

2.3 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An .37

2.3.1 Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhóm ngành nông – lâm – thủy sản ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An 37

2.3.1.1 Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của nhóm ngành nông – lâm – thủy sản giai đoạn 2010 – 2014 37

2.3.1.2 Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng lao động trong nhóm ngành nông – lâm – thủy sản giai đoạn 2010 – 2014 40

2.3.1.3 Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư trong nhóm ngành nông – lâm – thủy sản giai đoạn 2010 – 2014 42

2.3.2 Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành thuộc nhóm ngành nông – lâm – thủy sản .44

2.3.2.1 Ngành nông nghiệp thuần túy 44

2.3.2.2 Ngành lâm nghiệp 49

2.3.2.3 Ngành thủy sản 51

2.4 Đánh giá năng lực sản xuất và kết quả sản xuất của các hộ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn 52

2.4.1 Năng lực sản xuất của các hộ trên địa bàn 52

2.4.1.1 Kết quả sản xuất của các hộ trên địa bàn 53

2.4.1.2 Đánh giá của các hộ được điều tra về sự chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp của huyện Con Cuông 55

2.5 Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An 56

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

2.5.1 Những thành tựu đạt được 56

2.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân 58

2.5.2.1 Những tồn tại 58

2.5.2.2 Nguyên nhân 60

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CON CUÔNG,TỈNH NGHỆ AN 62

3.1 Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An 62

3.2 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An 63

3.2.1 Mục tiêu chung 63

3.2.2 Mục tiêu cụ thể 63

3.3 Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An 64

3.3.1 Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn 65

3.3.2 Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho người lao động và cán bộ quản lí 66

3.3.3 Ứng dụng khoa học công nghệ 68

3.3.4 Đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp 69

3.3.5 Cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước 69

3.3.6 Một số giải pháp khác 70

3.3.6.1 Giải pháp về đất đai 70

3.3.6.2 Đẩy mạnh công tác khuyến nông 71

3.3.6.3 Giải pháp bảo vệ môi trường 72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73

I Kết luận 73

II Kiến nghị 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AFTA : Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

NN & PTNT : Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tình hình dân số huyện Con Cuông giai đoạn 2010-2014 .28

Bảng 2.2: Giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế ở huyện Con Cuông giai đoạn 2010 – 2014 (theo giá 2010) 35

Bảng 2.3: Cơ cấu tăng trưởng giá trị sản xuất huyện Con Cuông giai đoạn 2010 - 2014 35

Bảng 2.4: Cơ cấu giá trị sản xuất của nhóm ngành nông – lâm – thủy sản giai đoạn 2010 – 2014 39

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động trong nhóm ngành nông – lâm – thủy sản giai đoạn 2010 – 2014 40

Bảng 2.6: Cơ cấu vốn đầu tư trong nhóm ngành nông – lâm – thủy sản giai đoạn 2010 – 2014 42

Bảng 2.7: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt 44

Bảng 2.8: Diện tích gieo trồng các loại cây 46

Bảng 2.9: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi 47

Bảng 2.10: Số lượng gia súc, gia cầm 48

Bảng 2.11: Diện tích rừng, trồng rừng, chăm sóc và tu bổ rừng của huyện Con Cuông 49

Bảng 2.12: Cơ cấu GTSX ngành lâm nghiệp 50

Bảng 2.13: Cơ cấu GTSX ngành thủy sản 51

Bảng 2.14: Diện tích của ngành thủy sản 51

Bảng 2.15: Tình hình năng lực sản xuất của các hộ điều trên địa bàn nghiên cứu 52

Bảng 2.16: Sản lượng thu hoạch 53

Bảng 2.17: Những khó khăn trong quá trình sản xuất mà các hộ được điều tra gặp phải 54

Bảng 2.18: Đánh giá của nông hộ về sự chuyển dịch CCKT nông nghiệp 55

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất huyện Con Cuông giai đoạn 2010 - 2014 36Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của nhóm ngành nông – lâm – thủysản giai đoạn 2010 – 2014 39Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng lao động trong nhóm ngành nông – lâm – thủy sản

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp với trên 80% dân số sống ở nôngthôn, số lao động trong nông nghiệp chiếm 70%, sáng tạo ra 68% tổng giá trị kinh tế

nông thôn Tính đến hết năm 2012, ngành nông nghiệp Việt Nam được ghi nhận trở

thành chỗ dựa của nền kinh tế với mức đóng góp 22% GDP Tuy nhiên nền nôngnghiệp của nước ta còn lạc hậu, năng suất thấp và đang đứng trước những thách thức,

khó khăn khi đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, cơ cấu nông nghiệp chuyển biến

chậm, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, phát triển… Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi chưaphát huy hết lợi thế, tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt trong tổng giá trị sản xuất nôngnghiệp thuần còn cao, dịch vụ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ Do vậy, để giảiquyết những vấn đề này thì thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao hiệu quả kinh

tế nông nghiệp đối với nước ta trong bối cảnh hiện nay

Con Cuông là một trong 21 huyện, thị của tỉnh Nghệ An Là một huyện miền núivùng cao thuộc khu vực Tây Nam Nghệ An gồm 1 thị trấn và 12 xã, có diện tích tự

nhiên là 173.831,12 ha (trong đó đất nông nghiệp chiếm 94,48%), dân số 67.356 người(trong đó 74,23% là dân tộc thiểu số), dân số nông thôn chiếm gần 94% dân số Phần

lớn người dân sống bằng nghề nông nghiệp, đời sống khó khăn, cơ sở vật chất cònthiếu thốn Tuy nhiên trong giai đoạn 2010 - 2014, kinh tế nông nghiệp đã có nhữngchuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõnét; thu nhập bình quân đầu người được nâng lên, năm 2010 là 9,86 triệu

đồng/người/năm; năm 2014 đạt 18,7 triệu đồng/người/năm Hàng năm giải quyết việclàm cho hơn 1000 lao động; tỉ lệ người thất nghiệp chung giảm xuống còn 1,25% năm

2013 Nhưng so với tiềm năng và nguồn lực của huyện thì tốc độ phát triển kinh tế

nông nghiệp còn thấp, cơ cấu chuyển dịch kinh tế nông nghiệp còn chậm và còn mangtính nông nghiệp thuần nông, tỉ trọng sản xuất hàng hóa thấp Việc đầu tư thâm canh,

ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế Do vậy,

cần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện nhằm khai thác tối

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

đa tiềm năng và lợi thế, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trườngtrong nước và quốc tế, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống củanông dân, đóng góp tích cực vào quá trình CNH, HĐH của huyện Con Cuông.

Xuất phát từ những vấn đề trên, nhằm giúp kinh tế nông nghiệp huyện ConCuông, tỉnh Nghệ An tìm ra những giải pháp, bước đi đúng đắn trong những năm tới

đạt được hiệu quả cao, tận dụng được lợi thế của vùng cho nên tôi đã chọn đề tài:

“Chuy ển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Đã có nhiều tác giả nghiên cứu đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông

nghiệp ở nhiều góc độ khác nhau như:

Trong luận văn thạc sĩ của Trương Thị Mỹ Hoa: “Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” Đề tài đã hệ thống được những vấn đề lí

luận về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Thăng Bình giai đoạn 2000 – 2010 và

đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Thăng

Bình trong thời gian tới

Bên cạnh đó luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa” Luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Khánh Hòa, từ đó rút ra những ưu điểm

và chỉ ra những tồn tại trong cơ cấu kinh tế, nguyên nhân dẫn đến quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Khánh Hòa diễn ra chậm và trì trệ, đề tài cũng đã đềxuất một số phương hướng và giải pháp nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tếngành nông nghiệp

Luận văn thạc sĩ của Phạm Nguyệt Thương: “Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An” Đề tài đã nghiên

cứu, phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xác định rõ sự bất hợp lí

và những nguyên nhân, từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An phù hợp với nềnkinh tế thị trường trong thời kỳ CNH, HĐH và xu thế hội nhập Quốc tế hiện nay

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

Ngoài ra còn có đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện

Ia Grai, tỉnh Gia Lai” của Đinh Thị Hương Giang Đề tài đã nghiên cứu thực trạng

chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của huyện Ia Grai từ đó đề xuất một sốgiải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp củahuyện một cách phù hợp

Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau vềchuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng Tuynhiên qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ

An hiện nay tôi nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh

tế ngành nông nghiệp với tư cách là một khóa luận tốt nghiệp Vì vậy, tôi đã mạnh dạn

chọn đề tài: “Chuy ển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Con Cuông,

t ỉnh Nghệ An” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 M ục tiêu chung

Nghiên cứu tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyệnCon Cuông, tỉnh Nghệ An, từ đó rút ra những mặt tích cực và hạn chế Đề xuất nhữnggiải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Con Cuông

Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Con Cuông theo hướng hợp lí

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

4 Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề lí luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, chuyểndịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

4.2 Ph ạm vi nghiên cứu

Về không gian: Trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Về thời gian: Giai đoạn 2010 – 2014

Về nội dung: Đề tài nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2014 Đề xuất định

hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu:

Số liệu thứ cấp: Trên các sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, các báo cáo từ

các phòng, ban liên quan của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Số liệu sơ cấp: Tài liệu sơ cấp của đề tài được thu thập qua việc điều tra bảng

hỏi Quá trình điều tra được thực hiện thông qua phỏng vấn cá nhân trực tiếp đối vớicác hộ nông dân bằng công cụ phiếu khảo sát Những câu hỏi được đặt ra trong phiếukhảo sát sẽ làm căn cứ có cơ sở để tiến hành phân tích và đánh giá

Đề tài sử dụng phương pháp điều tra, chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng Trên cơ sởchia ra theo địa bàn các xã, thị trấn để chọn số lượng hộ gia đình để điều tra Với quy

mô mẫu là 120 phiếu khảo sát Huyện Con Cuông gồm 1 thị trấn và 12 xã, đề tài chọn

điều tra như sau: Thị trấn Con Cuông: 5 hộ và xã Bồng Khê: 5 hộ, xã Môn Sơn, Lục

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

Dạ, Yên Khê, Chi Khê, Châu Khê, Mậu Đức, Đôn Phục, Thạch Ngàn, Lạng Khê, CamLâm, Bình Chuẩn: Mỗi xã 10 hộ Tổng số phiếu phát ra là 120 phiếu và tổng số phiếuthu vào là 117 phiếu.

6 Đóng góp của đề tài

Đề tài đã phân tích, đánh giá được thực trạng của quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện để đạt hiệu quả

7 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục viết tắt, phụ lục và các bảng

số liệu, đề tài gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh

tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện

Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Chương III: Phương hướng, giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông

nghiệp ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1.1 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.1.1 Cơ cấu kinh tế

1.1.1.1 Khái niệm và phân loại cơ cấu kinh tế

Khái ni ệm

Để phân tích khái niệm “cơ cấu kinh tế”, trước hết cần làm rõ khái niệm “cơ cấu”

Cơ cấu (hay kết cấu) là một khái niệm mà triết học duy vật biện chứng dùng để chỉ cách

thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qualại vững chắc giữa các bộ phận của nó Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa bộphận và toàn thể, nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật, hiện tượng và biến đổicùng với sự biến đổi sự vật hiện tượng Như vậy, có thể thấy có rất nhiều trình độ, nhiềukiểu tổ chức cơ cấu của các khách thể và các hệ thống.[16, 269 – 270]

Từ khái niệm “cơ cấu” vận dụng vào đối tượng là nền kinh tế quốc dân của mộtquốc gia, ta có thuật ngữ “cơ cấu kinh tế”, cho đến nay đã có nhiều tác giả đề cập đếnkhái niệm “cơ cấu kinh tế” do đó thuật ngữ này có nhiều cách tiếp cận khác nhau:

Karl Marx cho rằng: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người

có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ, tức là nhữngquan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với trình độ phát triển nhất định của lực

lượng sản xuất vật chất của họ Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy cũng hợp thành

CCKT xã hội” [5, 6]

CCKT của một nước là tổng thể các quan hệ kinh tế hay các bộ phận hợp thành nềnkinh tế; gắn với vị trí, trình độ công nghệ, quy mô, tỷ trọng tương ứng với từng bộ phận

và mối quan hệ tương tác giữa tất cả các bộ phận; gắn với điều kiện KT-XH trong từng

giai đoạn phát triển nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu đã được xác định [1, 96]

Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là cấu tạo hay cấu trúc của nền kinh tế bao gồm

các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế…và mối quan hệ hữu cơgiữa chúng [2, 297]

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

Tóm lại, tuy có nhiều quan niệm khác nhau song có thể hiểu CCKT trên các khía cạnh:Xét về tổng thể: CCKT bao gồm các bộ phận hợp thành, với những tỷ lệ, vị trínhất định và có mối quan hệ biện chứng, thúc đẩy nhau cùng tồn tại và phát triển trongnền kinh tế.

Xét về mặt vật chất - kỹ thuật: CCKT bao gồm nhiều ngành và lĩnh vực, nhiềuvùng, nhiều thành phần kinh tế với quy mô, tỷ trọng, trình độ kỹ thuật – công nghệ…nhất định

Xét về tính lịch sử - cụ thể: Trong mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế, tấtyếu có CCKT tương ứng CCKT luôn bị lạc hậu tương đối cùng với quá trình pháttriển của nền văn minh nhân loại.[11, 11-12]

Như vậy, trong bất kỳ nền kinh tế nào, CCKT cũng bao gồm các loại: Cơ cấu

ngành kinh tế (như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…); cơ cấu vùng kinh tế (cácvùng kinh tế theo lãnh thổ) và cơ cấu thành phần kinh tế (các thành phần kinh tế theohình thức sở hữu), trong đó cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận có tầm quan trọng đặcbiệt, là bộ xương của CCKT [3, 227]

Phân lo ại cơ cấu kinh tế

CCKT là hình thức tồn tại và hoạt động của nền kinh tế quốc dân xét theo nhữngtiêu thức khác nhau Từ đó xuất hiện nhiều loại cơ cấu khác nhau có cấu trúc chồngchéo lên nhau, những loại cơ cấu thường được quan tâm như là: Cơ cấu theo ngànhkinh tế, cơ cấu theo thành phần kinh tế, cơ cấu theo vùng kinh tế…

Tuy nhiên, xét một cách tổng quát thì ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế

là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế:Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp được hình thành trên các

tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ tổng hợp giữa các ngành với nhau, phản ánh trình

độ phân công lao động xã hội của nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản

xuất Nó biểu hiện các mối liên hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân Thay

đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành là nét đặc trưng của các nước đang phát triển [7, tr.20]

Cơ cấu lănh thổ: Nếu cơ cấu ngành kinh tếhình thành từ quá trình phân công lao

động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất thì cơ cấu kinh tế lãnh thổ lại được hình

thành chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lí.Cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

ngành kinh tế thực chất là hai mặt của một thể thống nhất và đều là biểu hiện của sự

phân công lao động xã hội Cơ cấu vùng lãnh thổ hình thành gắn liền với cơ cấu ngành

và thống nhất trong vùng kinh tế Trong cơ cấu lãnh thổ, có sự biểu hiện của cơ cấu

ngành trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ Xu hướng phát triển không gian

lãnh thổ thường là phát triển nhiều mặt tổng hợp, có ưu tiên một vài ngành và gắn liềnvới các điều kiện, tiềm năng phát triển kinh tế của lãnh thổ Việc chuyển dịch cơ cấulãnh thổ phải đảm bảo sự hình thành và phát triển có hiệu quả của các ngành kinh tế,

các nước, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, phong tục tập quán, truyền

thống của mỗi vùng, nhằm khai thác triệt để thế mạnh của vùng đó

Cơ cấu thành phần kinh tế: Cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế là chế độ

sở hữu Một cơ cấu thành phần hợp lí phải dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức kinh tế vớichế độ sở hữu có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩyphân công lao động xã hội… Theo đó, cơ cấu thành phần kinh tế cũng là một nhân tố

tác động đến cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lãnh thổ Sự tác động đó là sự biểu hiệnsinh động của mối quan hệ giữa các loại cơ cấu trong nền kinh tế

1.1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của cơ cấu kinh tế

Tính khách quan của cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách

khách quan do trình độ phát triển mới trong từng thời kỳ bao giờ cũng đứng trước một

cơ cấu kinh tế của thời kỳ trước để lại Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh

lịch sử cụ thể, sự hoạt động của các quy luật kinh tế đặc thù của các phương thức sảnxuất sẽ quyết định tính khác biệt về cơ cấu kinh tế của mỗi vùng, mỗi nước Do vậy,

cơ cấu kinh tế phản ánh quy luật chung của quá trình phát triển, nhưng những biểu

hiện cụ thể phải thích ứng với đặc thù của mỗi nước mỗi vùng về tự nhiên, kinh tế vàlịch sử Không có một mẫu CCKT chung cho mọi phương thức sản xuất Mỗi quốc giamỗi vùng có thể và cần thiết phải lựa chọn cho mình một cơ cấu kinh tế phù hợp vớimỗi giai đoạn lịch sử phát triển

Cơ cấu kinh tế ngày càng biến đổi theo hướng hoàn thiện hơn: Cơ cấu kinh tế

không thể cố định mà phải có sự biến đổi điều chỉnh cho phù hợp với sự biến đổi các

điều kiện kinh tế xã hội và tiến bộ KH – CN để đảm bảo quy mô và nhịp độ phát triển

kinh tế Cơ cấu kinh tế luôn vận động, phát triển và chuyển hóa cho nhau theo hướng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

ngày càng hoàn thiện Cơ cấu cũ chuyển đổi dần dần và ra đời cơ cấu thay thế nó Cơcấu mới sau một thời gian lại trở nên không phù hợp và lại được thay thế bằng cơ chếkhác phù hợp hơn Cứ như thế cơ cấu vận động không ngừng từ đơn giản đến phức tạpcủa lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội Một cơ cấu kinh tế phức tạp vàngày càng thêm hoàn thiện Tuy nhiên cơ cấu kinh tế không thể luôn luôn thay đổi màphải tương đối ổn định đảm bảo sự phù hợp với quá trình hình thành và phát triển mộtcách khách quan.

Cơ cấu kinh tế mang tính lịch sử cụ thể về không gian và thời gian: Việc chuyển

đổi CCKT là một quá trình không phải được hình thành ngay một lúc và lập tức thay

thế cơ chế cũ Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải là quá trình tích lũy về

lượng đến một mức nào đó dẫn đến sự thay đổi về chất Trong quá trình đó, cơ chế cũthay đổi dần dần và chuyển sang cơ chế mới Quá trình này nhanh hay chậm tùy thuộc

vào nhiều yếu tố trong đó có sự tác động trực tiếp rất quan trọng của các chủ thể quản

lí và lãnh đạo

1.1.1.3 Các tiêu chí để đánh giá một cơ cấu kinh tế là hợp lý

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh

tế Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là cấu tạo hay cấu trúc của nền kinh tế bao gồmcác ngành kinh tế, các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế và mối quan hệ hữu cơgiữa chúng Trong cơ cấu của nền kinh tế, cơ cấu các ngành kinh tế là quan trọng nhất,quyết định các hình thức cơ cấu kinh tế khác Cơ cấu kinh tế hợp lý là điều kiện để nềnkinh tế tăng trưởng, phát triển V́ vậy, CNH, HĐH đòi hỏi phải xây dựng cơ cấu kinh

tế hiện đại và hợp lý

Cơ cấu kinh tế không ngừng vận động, biến đổi (hay còn gọi là chuyển dịch) do

sự vận động, biến đổi của lực lượng sản xuất và của quan hệ sản xuất Xu hướngchuyển dịch cơ cấu kinh tế được coi là hợp lý, tiến bộ là tỷ trọng khu vực côngnghiệp và xây dựng, đặc biệt là tỷ trọng khu vực dịch vụ ngày càng tăng; tỷ trọngkhu vực nông – lâm - ngư nghiệp và khai khoáng ngày càng giảm trong tổng giá trịsản phẩm xã hội

Quá trình hình thành và phát triển các ngành kinh tế, nhất là những ngành có hàm

lượng khoa học cao; sự xuất hiện các vùng sản xuất chuyên canh tập trung không chỉ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

là biểu hiện của sự phát triển của lực lượng sản xuất, phát triển cơ sở vật chất - kỹthuật trong tiến trình CNH, HĐHmà còn làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi tiến bộ.

Cơ cấu kinh tế hợp lý trong một nền kinh tế thị trường hiện đại đòi hỏi công

-nông nghiệp - dịch vụ phát triển mạnh mẽ, hợp lý và đồng bộ Mạng lưới dịch vụ với

tư cách là một ngành kinh tế phát triển mới có thể phục vụ tốt cho sự phát triển mạnh

mẽ các ngành công nghiệp và nông nghiệp

Xây dựng cơ cấu kinh tế là yêu cầu khách quan của mỗi nước trong thời kỳ côngnghiệp hoá Vấn đề quan trọng là tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý Ở nước ta, một cơcấu kinh tế được gọi là hợp lý khi nó đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

Một là, nông nghiệp phải giảm dần về tỷ trọng; công nghiệp - xây dựng và dịch

vụ phải tăng dần về tỷ trọng

Hai là,trình độ kỹ thuật của nền kinh tế không ngừng tiến bộ, phù hợp với xu hướng

của sự tiến bộ khoa học và công nghệ đã và đang diễn ra như vũ bão trên thế giới

Ba là, cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước, của các ngành, các

địa phương, các thành phần kinh tế

Bốn là, thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế theo xu thế toàn cầu hoá kinh

tế, do vậy cơ cấu kinh tế được tạo dựng phải là "cơ cấu mở".[23]

1.1.2 Chuy ển dịch cơ cấu kinh tế

1.1.2.1 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Là sự biến đổi CCKT từ trạng thái này sang trạngthái khác trong một thời kỳ nhất định trên cơ sở phù hợp với điều kiện khách quan vàchủ quan, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển [11, 12]

Chuyển dịch CCKT là quá trình thay đổi các quan hệ tỷ lệ về lượng và mối quan

hệ tương tác giữa các bộ phận cấu thành của nền kinh tế [8]

Như vậy, chuyển dịch CCKT là quá trình cải biến KT-XH từ lạc hậu; tự cung tự

cấp lên nền kinh tế phát triển cao, hợp lý, được trang bị cơ sở vật chất và kỹ thuật hiện

đại Từ đó, tạo ra năng suất lao động cao, hiệu quả cao, nhịp độ tăng trưởng nhanh

Chuyển dịch CCKT bao gồm chuyển dịch CCKT theo ngành, theo vùng lãnh thổ, theothành phần kinh tế và trong đó quan trọng hơn cả là chuyển dịch kinh tế theo ngành

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

Thực chất của chuyển dịch CCKT theo ngành là sự biến đổi, vận động, phát triểngiữa các ngành kinh tế Ngành có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung củanền kinh tế sẽ tăng tỷ trọng và ngược lại, ngành có tốc độ thấp hơn sẽ giảm tỷ trọng.Nếu tất cả các ngành có cùng một tốc độ tăng trưởng thì tỷ trọng các ngành sẽ không

đổi, nghĩa là sẽ không có sự chuyển dịch cơ cấu ngành.[13, 14]

1.1.2.2 Nội dung, yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH đã được Đảng và Nhà nước ta xác

định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát

triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại

Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch CCKT ở nước ta theo CNH, HĐH

là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng (gọi

chung là công nghiệp) và thương mại – dịch vụ (gọi chung là dịch vụ), đồng thời giảmdần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và

ngư nghiệp (gọi chung là nông nghiệp) Cùng với quá trình chuyển dịch của CCKT tất

yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế và xã hội theo hướng CNH, HĐH của cơ cấucác vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, các lực lượng lao động xã hội…

Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH ở nước ta trước hết chính là quátrình phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, thông qua đó giảm bớt lao độngtrong lĩnh vực nông nghiệp, tăng khả năng tích lũy cho dân cư Đây lại chính là điềukiện để tái đầu tư, áp dụng các phương pháp sản xuất, công nghệ tiên tiến hiện đại vàosản xuất, trong đó có cả sản xuất nông nghiệp Kết quả là, tất cả các ngành kinh tế đềuphát triển, nhưng ngành công nghiệp và dịch vụ cần phát triển nhanh hơn, biểu hiện là

tăng tỷ trọng của sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong GDP

Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là quá trình phân công lao động xãhội, là quá trình chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành côngnghiệp và dịch vụ góp phần giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trongtổng số lao động xã hội Đây là nội dung và yêu cầu vừa cấp bách, vừa triệt để để giảiquyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH phải theo định hướng dẫn đến pháttriển bền vững không chỉ vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà phải vì mụctiêu phát triển kinh tế mà bao trùm lên cả mục tiêu phát triển bền vững, trong đó cómột cấu thành bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu là bảo vệ môi trường, tránhtình trạng vì lợi nhuận kinh tế trước mắt dẫn đến phá huỷ nghiêm trọng môi trườngsinh thái tự nhiên.

Chuyển dịch CCKT ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đượcthực hiện theo phương châm: Kết hợp công nghệ nhiều trình độ, tranh thủ công nghệmũi nhọn - tiên tiến vừa tận dụng được nguồn lao động dồi dào, vừa cho phép rút ngắnkhoảng cách lạc hậu, vừa phù hợp với nguồn vốn có hạn ở trong nước; lấy quy mô vừa

và nhỏ là chủ yếu, có tính đến quy mô lớn nhưng phải là quy mô hợp lý và có điềukiện; giữ được tốc độ tăng trưởng hợp lý, tạo ra sự cân đối giữa các ngành, các lĩnhvực kinh tế và các vùng trong nền kinh tế, cụ thể:

Về cơ cấu ngành kinh tế: Xây dựng cơ cấu ngành kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu

quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Coi trọngphát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và cácngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độcông nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thônmới; tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ, ưu tiên phát triển những ngànhdịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất

lượng các ngành dịch vụ truyền thống, mở rộng các loại hình dịch vụ mới, nhất là

những dịch vụ cao cấp, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

Về cơ cấu vùng kinh tế: Tạo điều kiện cho tất cả các vùng đều phát triển trên cơ

sở khai thác thế mạnh và tiềm năng của mỗi vùng, liên kết giữa các vùng, làm cho mỗi

vùng đều có một CCKT hợp lý và đều có chuyển biến tiến bộ, góp phần vào sự phát

triển KT-XH chung của cả nước Thực hiện phát triển trong sự kết hợp đầu tư có trọng

điểm (3 vùng kinh tế Bắc, Trung, Nam và những khu vực đô thị lớn) Phát huy thế

mạnh của mỗi vùng trọng điểm để các vùng này đóng góp ngày càng lớn cho sự pháttriển chung của cả nước và trợ giúp các vùng khó khăn có năng lực hội nhập kinh tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

quốc tế với quy mô lớn và trình độ cao, tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển,giảm đáng kể sự chênh lệch về nhịp độ phát triển giữa các vùng.

Về cơ cấu thành phần kinh tế: Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế Các thành phần kinh

tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Kinh

tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và pháttriển Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vữngchắc của nền kinh tế quốc dân Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nềnkinh tế Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển Các thànhphần kinh tế hoạt động bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển, hợp tác và cạnhtranh lành mạnh

1.2 Tổng quan về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

1.2.1 Khái ni ệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

1.2.1.1 Ngành nông nghiệp

Khái ni ệm

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai đểtrồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu chủyếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Nôngnghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: Trồng trọt, chăn nuôi,

sơ chế nông sản, theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản [23]

Nông nghiệp là một ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựavào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm Nông nghiệp theonghĩa hẹp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, theo nghĩa rộng, nông nghiệp còn bao gồm

cả ngư nghiệp và lâm nghiệp [4, 312]

Vai trò c ủa ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

Trong nền kinh tế quốc dân vai trò của ngành nông nghiệp vô cùng quan trọng.Ngành nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp Nókhông chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học – kỹ thuật, bởi

vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng sinh học – câytrồng, vật nuôi Do vậy, nông nghiệp có một số vai trò cơ bản sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

Thứ nhất, nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng,

nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và

đời sống xã hội Đồng thời nông nghiệp cũng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp,

nguyên liệu từ nông nghiệp là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của các côngnghiệp khác, đặc biệt là công nghiệp chế biến Thông qua công nghiệp chế biến, giá trịcủa sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nôngsản hàng hoá, mở rộng thị trường…

Thứ hai, nông nghiệp không những là nguồn cung cấp sản phẩm hàng hóa cho thị

trường trong nước và ngoài nước mà còn cung cấp các yếu tố sản xuất như lao động và

nguồn vốn cho các khu vực kinh tế khác Phần lớn lao động trong ngành công nghiệp,nhất là các nước đang phát triển đều từ nông thôn Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh

hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến khả năng đáp ứng về lao động cho các ngành công

nghiệp và phi nông nghiệp Cung cấp vốn cho các ngành kinh tế khác như nguồn thu từthuế đất nông nghiệp, thuế xuất khẩu nông sản, nhập khẩu tư liệu sản xuất nông nghiệp

Thứ ba, nông nghiệp còn là thị trường tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ của công

nghiệp và các ngành kinh tế khác Nông nghiệp giúp phát triển thị trường nội địa, việctiêu dùng của người nông dân và dân cư nông thôn đối với hàng hóa công nghiệp,hàng hóa tiêu dùng (vải, đồ gỗ, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng), hàng hóa tư liệusản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu, nông cụ, trang thiết bị, máy móc… ) Vì vậy, nôngnghiệp là một trong những nhân tố bảo đảm cho các ngành công nghiệp khác như côngnghiệp hóa học, cơ khí, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển

Thứ tư, nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu Ngành nông nghiệp đem lại nguồn

thu ngoại tệ lớn vì các loại nông - lâm - thủy sản thường dễ dàng gia nhập thị trườngquốc tế hơn so với các hàng hóa công nghiệp

Thứ năm, nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường Nông

nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi

trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi trường tự nhiên: Đất đai, khí

hậu, thời tiết, thủy văn Nông nghiệp sử dụng nhiều hóa chất như phân bón hóa học,thuốc trừ sâu bệnh… làm ô nhiễm đất và nguồn nước Quá trình canh tác dễ gây ra xóimòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất rừng… vì

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

thế trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp

để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường

1.2.1.2 Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp

CCKT nông nghiệp được hiểu một cách đầy đủ là một tổng thể các mối quan hệtrong khu vực kinh tế nông nghiệp, có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau theo từng

tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ về mặt chất giữa các ngành, giữacác vùng và các thành phần kinh tế Chúng tác động qua lại lẫn nhau trong nhữngkhông gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện KT – XH nhất địnhtạo thành một hệ thống kinh tế nông nghiệp, một bộ phận hợp thành không thể tách rờicủa hệ thống kinh tế quốc dân

Theo nghĩa rộng, CCKT ngành nông nghiệp được xác định là CCKT giữa cácngành nông – lâm – thủy sản và CCKT nội bộ của các ngành đó

Theo nghĩa hẹp, CCKT ngành nông nghiệp được xác định là CCKT giữa cácngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ trong nông nghiệp và CCKT trong nội bộ các

ngành đó

CCKT nông nghiệp luôn tồn tại và vận động không ngừng, luôn gắn liền với tổngthể các mối kinh tế nhất định Việc xác lập một CCKT nông nghiệp hợp lí là vấn đề cơbản và rất quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội trong nông nghiệp nói riêng và khuvực kinh tế nông thôn nói chung

1.2.1.3 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Cơ cấu ngành nông nghiệp là kết quả của quá trình phát triển về số lượng, chấtlượng ngành nông nghiệp trong khoảng thời gian nào đó, vì vậy nó không phải là các

quan hệ tĩnh mà luôn luôn biến đổi không ngừng theo sự phát triển của các chuyênngành, tiểu ngành tạo nên cơ cấu toàn ngành Đó là sự thay đổi tất yếu về tỷ lệ giữacác chuyên ngành: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản trên quy mô cả nước,trên các vùng kinh tế - sinh thái Như vậy, sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các chuyênngành, tiểu ngành trong nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nôngnghiệp, phản ánh lợi thế và khả năng phát triển của các chuyên ngành, tiểu ngành trêntầm quốc gia, vùng và tiểu vùng Trong kinh tế thị trường và sản xuất hàng hóa, sự

thay đổi tỷ lệ về quy mô, giá trị giữa các chuyên ngành, tiểu ngành của ngành nông

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

nghiệp theo hướng tăng lên hoặc giảm xuống đều có mục đích đáp ứng cao nhất cácyêu cầu của người tiêu dùng về hàng hóa lương thực, thực phẩm tươi sống và chế biến.

Như vậy, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp chính là quá trình thích ứng của sản

xuất nông nghiệp với thị trường tiêu thụ các sản phẩm do ngành nông nghiệp làm ratrong từng giai đoạn phát triển Sự thích ứng của cơ cấu ngành nông nghiệp với nhucầu của thị trường càng cao thì tính ổn định của cơ cấu càng lớn Trong trường hợp

ngược lại ngành nông nghiệp rơi vào tình trạng không ổn định, phải giảm thiểu quy

mô sản xuất và giá trị các chuyên ngành, tiểu ngành không có lợi thế hoặc không phùhợp với nhu cầu thị trường và tăng quy mô sản xuất, giá trị các ngành có lợi thế để đáp

ứng đúng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước Quá trình này diễn ra liên tục,thường xuyên theo sự thay đổi của thị trường

Từ các phân tích trên đây, cách nhìn về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

như sau: Là sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các chuyên ngành, tiểu ngành của ngành

nông nghiệp theo lợi thế so sánh và theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ nhằm đưa cơcấu ngành nông nghiệp từ trạng thái nhiều bất cập sang trạng thái ít bất cập hơn so vớinhu cầu của thị trường và phát triển được các chuyên ngành có lợi thế, giảm thiểu cácchuyên ngành kém lợi thế trong nông nghiệp

Theo đó khái niệm về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong điều kiện

hiện nay như sau: Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là quá trình thay đổi (tănghoặc giảm) về quy mô, giá trị của các chuyên ngành sản xuất thuộc ngành nông nghiệp

theo hướng thích ứng nhiều hơn với nhu cầu thị trường đồng thời phát huy được lợi

thế so sánh của từng chuyên ngành, tạo ra cơ cấu ngành nông nghiệp mang tính ổn

định cao hơn và phát triển bền vững hơn trong kinh tế thị trường và hội nhập [23]

1.2.2 Tính t ất yếu khách quan phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống KT – XH củaViệt Nam Kể từ sau cải cách kinh tế, mặc dù CCKT nông nghiệp đã có nhiều chuyểnbiến tích cực nhưng còn chậm, khu vực phi nông nghiệp phát triển không ổn định,nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu nông thôn Từ thực trạng yếukém, bất hợp lí của CCKT nông nghiệp nên chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp làmột tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế đất nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

Do nhiệm vụ và yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đất nước đặt ra Nôngnghiệp với tư cách là bộ phận quan trọng cấu thành nên nền kinh tế cần phải chuyển

đổi nhanh CCKT để đạt mục tiêu chung là đưa nước ta cơ bản trở thành nước công

nghiệp vào năm 2020

Xuất phát từ yêu cầu về thị trường, yêu cầu của toàn cầu hóa và hội nhập kinh

tế Sự phát triển kinh tế kéo theo sự phát triển nhanh chóng của thị trường trong nước

và thị trường nước ngoài (đặc biệt là sự hội nhập vào AFTA, gia nhập WTO…) trongthời gian tới đòi hỏi nông nghiệp phải có bước phát triển mới để có thể đáp ứng đượcnhu cầu của thị trường cả về số lượng và chất lượng

Hiện nay, khi lực lượng sản xuất phát triển sẽ làm cho quá trình phân công lao

động xã hội ngày càng sâu sắc, hình thành nên các vùng, các ngành sản xuất mới, do đó

để đáp ứng yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất mới thì cơ cấu sản xuất nông

nghiệp mới phải được hình thành để phù hợp với lực lượng sản xuất mới đó

Với mỗi vùng, mỗi địa phương đều có thế mạnh riêng để phát triển nông nghiệpnói riêng và kinh tế nói chung thì việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp sẽgiúp khai thác tiềm năng và lợi thế của vùng đó, đặc biệt là sử dụng ngày càng hợp lí

hơn mọi tiềm năng và lợi thế hàng hóa xuất khẩu

1.2.3 Vai trò c ủa chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

Chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp là một nội dung quan trọng trong chiến

lược phát triển KT – XH Nếu xác định được phương hướng và giải pháp chuyển dịchđúng sẽ đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội cao trong sự phát triển Có thể khẳng định

rằng, chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp có một vai trò quan trọng đối với sự pháttriển kinh tế

Th ứ nhất, chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp nhằm khai thác và sử dụng

có hi ệu quả các yếu tố lợi thế của nền kinh tế, vùng hoặc của địa phương Các yếu

tố đó là đất đai, khí hậu, tài nguyên, lao động thông qua quá trình sử dụng có hiệuquả các yếu tố lợi thế, trong quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp sẽ tìm ra cácyếu tố, các ngành mũi nhọn tạo khả năng tăng trưởng mạnh cho đất nước, vùng hoặc

địa phương đồng thời giải quyết mối quan hệ bền vững giữa tăng trưởng kinh tế với

bảo tồn tài nguyên thiên nhiên với phát triển nguồn lực

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

Th ứ hai, chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh

t ế Trước hết chuyển dịch CCKT nông nghiệp nhằm nâng cao vai trò và thiết lập mối

quan hệ chặt chẽ giữa các ngành với nhau, tạo đà cho các ngành cùng nhau tăng

trưởng và phát triển.Chuyển dịchCCKT ngành nông nghiệp giúp cho các ngành cóđiều kiện tiếp thu trình độ khoa học công nghệ, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH

Mặt khác chuyển dịch CCKT nông nghiệp sẽ nâng cao tính hiệu quả và mở rộngquá trình hợp tác kinh tế giữa các vùng trong nước

Th ứ ba, chuyển dịch CCKT nông nghiệp tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu xã

h ội.Quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp không chỉ tác động đến thay đổi cơ cấu

dân cư mà còn tạo điều kiện nâng cao trình độ và mức sống cho người dân.CCKT

nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng

ngành chăn nuôi và dịch vụ nên đã đem lại hiệu quả kinh tế, phát triển các lĩnh vực phi

nông nghiệp gắn chặt với quá trình xây dựng nông thôn mới làm cho thu nhập và đờisống của người lao động trong khu vực này được cải thiện

Do vậy, chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối vớiquá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Vấn đề chuyển dịch CCKT nôngnghiệp là một yêu cầu bức thiết để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước

1.2.4 Nh ững nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

1.2.4.1 Điều kiện tự nhiên

Sản xuất nông nghiệp diễn ra trên địa bàn rộng lớn và đối tượng khai thác là sinhvật nuôi trồng gắn liền với vị trí địa lí, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên Đây là các yếu

tố tiền đề cực kỳ quan trọng đối với quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ cấu kinh tếnông nghiệp

Vấn đề căn bản là lựa chọn được cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu nghề nghiệp

để huy động và khai thác có hiệu quả nhất những lợi thế so sánh về tự nhiên, tránh và

hạn chế rủi ro cũng như những tác động bất lợi của tự nhiên để tăng năng suất câytrồng, vật nuôi, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần cạnh tranhtrong nền kinh tế thị trường

Do vậy, chuyển dịch CCKT nông nghiệp phải bố trí được cơ cấu cây trồng, vật

nuôi tương thích với điều kiện tự nhiên và phải tôn trọng các quy luật tự nhiên để đảm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

bảo năng suất cây trồng, vật nuôi cao nhất, đảm bảo mức sinh lời lớn với chi phí thấp,

qua đó đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất

1.2.4.2 Kinh tế xã hội

Thứ nhất, yếu tố thị trường

Quan hệ cung - cầu, giá cả thị trường… chi phối rất lớn đến chuyển dịch cơ cấucây trồng, vật nuôi Bởi vì trong kinh tế thị trường những sản phẩm nào có lợi nhuậncao, thị trường ổn định thì các doanh nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã sẽ đầu tư vốn đểphát triển.Quy mô, cơ cấu và động thái của thị trường chi phối rất lớn và có thể nói làyếu tố quyết định đối với người sản xuất – kinh doanh, chi phối quá trình chuyển dịch

cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Trong nền kinh tế thị trường, 3 vấn đề cơ bản là sản xuất cái gì? Sản xuất nhưthế nào? Sản xuất cho ai? Đều do thị trường quyết định Thị trường không chỉ quyết

định về số lượng mà còn về chất lượng, cơ cấu, mẫu mã sản phẩm hàng hóa, dịch vụ

Thị trường tác động trực tiếp đến quy mô, trình độ phát triển của cơ sở kinh tế, đến

xu hướng phân công lao động, vị trí, tỷ trọng các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế

quốc dân Do vậy, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí và chuyển dịch CCKT nông nghiệp

có hiệu quả phải căn cứ vào nhu cầu thị trường để làm định hướng chuyển dịch Thị

trường có vai trò là động lực thúc đẩy chuyển dịch CCKT, đồng thời chuyển dịch

CCKT nông nghiệp là điều kiện thúc đẩy thị trường nông nghiệp phát triển Tuynhiên, nếu để thị trường phát triển tự phát sẽ dẫn đến mất cân đối, do đó cần phải có

sự quản lí của Nhà nước để điều tiết thị trường

Thứ hai, nguồn vốn

Vốn đầu tư cũng là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với việc chuyển dịch CCKTnông nghiệp Có vốn mới giải quyết được vấn đề tăng cường cơ sở kỹ thuật, ứng dụngthành tựu KH – CN, nâng cao chất lượng nguồn lao động Vì vậy, để tăng trưởng kinh tếnông nghiệp có hiệu quả phải tăng cường đầu tư vốn cho phát triển sản xuất và kết cấu hạtầng nông nghiệp, nông thôn cũng như các yếu tố kết cấu hạ tầng KT - XH liên quan khác

Thứ ba, trình độ, kỹ năng của người lao động, tập quán canh tác, ngành nghề

truyền thống

Trình độ, kỹ năng của người lao động, tập quán canh tác, ngành nghề truyền

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

thống cũng chi phối mạnh mẽ đến bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu sản phẩm ởmỗi vùng, mỗi địa phương Các nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ cũng tác động tíchcực tới việc chuyển dịch CCKT nông nghiệp Muốn chuyển dịch CCKT theo hướng

CNH, HĐH tất yếu phải phát triển lực lượng sản xuất, trong đó lực lượng lao động là

nhân tố hàng đầu Chỉ có đội ngũ lao động với chất lượng cao, cơ cấu hợp lí mới cókhả năng tiếp thu được KH – CN, nhất là công nghệ tin học, sinh học để phát triểnkinh tế nông nghiệp, nông thôn

Thứ tư, kết cấu hạ tầng – kinh tế xã hội

Ở nước ta, việc phát triển kết cấu hạ tầng được nhận định là phải đi trước mộtbước, tạo động lực phát triển cho những ngành sản xuất khác và nâng cao khả năng thuhút đầu tư Nếu không có chiến lược phát triển đúng đắn, đây sẽ là nhân tố tạo nên cản

trở, kìm hãm năng suất lao động xã hội cũng như sự phát triển kinh tế

Đối với ngành nông nghiệp, các yếu tố của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như

hệ thống giao thông, thủy lợi, điện… là điều kiện, là tiền đề cho sản xuất hàng hóa vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Tất cả các yếu tố đó đều tác động trực tiếp vàmạnh mẽ đến chuyển dịch CCKT nông nghiệp

Thứ năm, yếu tố tổ chức và quản lí

Đó là tổng thể những tác động về thể chế, chính sách kinh tế nhằm định hướng

và điều tiết cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách

và công cụ quản lí vĩ mô như chính sách đầu tư, chính sách tài chính, tiền tệ, chính

sách thương mại, xuất nhập khẩu…yếu tố này tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch

CCKT nông nghiệp Trình độ tổ chức và quản lí kinh doanh của người nông dân cũng

ảnh hưởng rất lớn tới chuyển dịch CCKT nông nghiệp

1.2.4.3 Sự phát triển của khoa học – công nghệ

Sự phát triển của KH - CN tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch CCKT nôngnghiệp Tiến bộ KH – CN được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho phép tạo ranhững sản phẩm mới, chất lượng và năng suất cao hơn Tuy nhiên, trong quá trình ứngdụng tiến bộ KH – CN phải đảm bảo đồng bộ, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất kỹthuật, trình độ lao động và sự tiếp cận của nền kinh tế nông nghiệp trong từng giai

đoạn nhất định

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

1.2.4.4 Quá trình phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa

Xuất phát từ sự ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất,

năng suất lao động nông nghiệp, nhất là năng suất lao động sản xuất lương thực tăng

lên không ngừng, khi đạt đến mức độ nhất định đảm bảo đủ nhu cầu lương thực cho xãhội thì có sự phân công giữa những người sản xuất lương thực với những người chănnuôi, sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp tạo nên sự phân công lao động giữanhững người làm nông nghiệp và những người làm nghề khác

Phân công lao động có tác động rất to lớn, là đòn bẩy tăng năng suất lao động,thúc đẩy quá trình phát triển khoa học – công nghệ CCKT nông nghiệp, nông thôn,

nhiều ngành nghề hình thành, tính chất chuyên môn hóa ngày càng cao, xóa dần tư

tưởng tự cung, tự cấp tiến lên sản xuất hàng hóa Tự sản xuất để nuôi sống bản thân,gia đình mình người dân đã chuyển sang sản xuất hàng hóa để buôn bán Vì mục đích

lợi nhuận họ phải suy nghĩ nghiên cứu từng loại giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuậtcanh tác, lợi dụng các điều kiện tự nhiên thuận lợi và né tránh, khắc phục sự khắcnghiệt và bất lợi của thiên nhiên

Tóm lại, Các yếu tố cơ bản nêu trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và

cùng tác động đến quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp trên địa bàn Tuy nhiên,khi xác định cơ cấu và chỉ đạo chuyển dịch CCKT nông nghiệp, phải tìm ra những yếu

tố có ảnh hưởng quyết định đến quá trình này để trên cơ sở đó có các biện pháp tổchức thực hiện phù hợp

1.2.5 Ch ỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

Để đánh giá sự chuyển dịch CCKT của một vùng, một địa phương hay một quốc gia

cần vận dụng hệ thống số lượng và chất lượng, cần sử dụng những phương tiện và công

cụ thích hợp Vậy để đánh giá được chuyển dịch CCKT ta có thể sử dụng hệ thống nhómchỉ tiêu sau:

1.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh

Giá trị sản xuất (GO) và tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành, các bộ phận trong kinh tế nông nghiệp.

Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ của cải vật chất hữu ích và trực tiếp do lao

động sản xuất sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm

Phương pháp chung tính GTSX cho cả 3 ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

sản là: Tổng GTSX = GTSX của hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất + GTSX của hoạt

động dịch vụ, trong đó:

GTSX của hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất được tính bằng công thức:

GTSXi =

GTSXi: Giá trị sản xuất sản phẩm i

Qi: Sản lượng thu hoạch trong thời kỳ của sản phẩm i

Pi: Đơn giá sản xuất bình quân của sản phẩm I (giá thực tế / giá cố định)

Giá trị hoạt động dịch vụ

Đối với đơn vị thực hiện chế độ hạch toán kế toán như doanh nghiệp, hợp tác xã:

Giá trị hoạt động dịch vụcủa đơn vị bằng doanh thu trong năm của từng nhóm hoạt

động tương ứng

Đối với đơn vị không thực hiện chế độ hạch toán kế toán như doanh nghiệp, tổ hợp

tác và các hộ hoạt động dịch vụ chuyên: Giá trị hoạt động dịch vụ bằng khối lượng dịch

vụ thực hiện nhân (X) với đơn giá bình quân năm tương ứng của hoạt động đó

1.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế

Các chỉ tiêu trực tiếp:

Tăng trưởng kinh tế (GDP bình quân đầu người) chung và của từng ngành trong

kinh tế nông nghiệp

Cách tính: Lấy GDP chung hoặc GDP của từng ngành tại thời điểm nhất địnhchia cho dân số cũng tại thời điểm đó

Giá thành sản phẩm, lợi nhuận ròng của từng loại sản phẩm, từng ngành và từng

bộ phận

Năng suất lao động của từng ngành, từng loại sản phẩm trong kinh tế nông nghiệp

Các chỉ tiêu gián tiếp:

Diện tích và cơ cấu đất đai; vốn và cơ cấu vốn; lao động và cơ cấu lao động;

năng suất và cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi; cơ cấu các dạng sản phẩm, cơ cấu giá

trị sản phẩm hàng hóa

1.2.5.3 Một số chỉ tiêu khác

Ngoài các nhóm chỉ tiêu trên, khi đánh giá CCKT nông nghiệp còn sử dụng các

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

chỉ tiêu: Tỷ lệ hộ đói nghèo ở nông thôn, tỷ suất hàng hóa, số lao động và tỷ lệ lao

động thất nghiệp, tỷ lệ đất đai chưa sử dụng, trình độ văn hóa, trình độ KH – KT…

1.3 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm

1.3.1.Kinh nghi ệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương

1.3.1.1 Kinh nghiệm của huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai

Ia Grai là một huyện miền núi, có điểm xuất phát thấp và trình độ phát triển thuakém nhiều huyện khác, từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyệnlần thứ XVI là phát triển nông – lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, khai tháctiềm năng lợi thế của từng tiểu vùng và của toàn huyện, lấy hiệu quả kinh tế là thước

đo quan trọng để đánh giá chất lượng của sự chuyển dịch

Đặc biệt, Nghị quyết nhấn mạnh triển khai phát triển nền nông nghiệp lúa nước

Huyện đẩy mạnh đưa giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, thaythế dần các giống lúa của địa phương, đầu tư áp dụng tiến bộ KH – KT, do đó năm

2013 diện tích lúa đạt 4.700 ha và sản lượng là 20.230 tấn

Nền nông nghiệp của huyện chuyển dịch CCKT nông nghiệp đã giúp cho phươngthức sản xuất của huyện từ sản xuất thuần nông sang sản xuất hàng hóa Từ chỗ độccanh cây lúa chuyển dịch sang sản xuất xen canh, đa canh, chuyên canh…

Về chuyển dịch CCKT trong huyện là tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướnggiảm về quy mô và diện tích nhưng vẫn đảm bảo tăng được năng suất, sản lượng, nânggiá trị trên 1 đơn vị diện tích; tăng tỷ trọng về ngành chăn nuôi, phát triển về tổng đàn

và chất lượng đại gia súc và gia cầm nhằm đáp ứng cho nhu cầu trong và ngoài huyện.Huyện tích cực phấn đấu chuyển dịch CCKT cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh thâmcanh, từng bước ứng dụng các tiến bộ KH – KT hơn nữa vào sản xuất nhằm tăng năngsuất và sản lượng lương thực, tạo nên những bước phát triển đáng kể Do đó, đời sốngnhân dân ngày một cải thiện, kéo theo các hoạt động tín dụng, dịch vụ - thương mại…

1.3.1.2 Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai

Thứ nhất, để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế đất đai, khí hậu, tỉnh Lào Cai đã

xây dựng chương trình và các đề án thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

theo hướng sản xuất hàng hóa, chủ động sản xuất và cung ứng giống tốt, tăng nhanh giá

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

trị thu nhập trên một đơn vị canh tác Theo đó, tập trung khai thác triệt để tiềm năng về

đất đai, khí hậu, nhu cầu của thị trường, thực hiện “liên kết 4 nhà” để nâng cao hiệu quả

sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp Phát triển mạnh các loại cây trồng vật nuôi tạo ravùng tập trung khối lượng nguyên liệu lớn, phát triển công nghiệp chế biến để tạo nhiềusản phẩm hàng hóa có chất lượng mang thương hiệu Lào Cai, có sức cạnh tranh cao trênthị trường Những loại cây trồng, vật nuôi cần tập trung phát triển đó là: Chè, thuốc lá,cao-su và rau sạch, hoa cao cấp mang đặc trưng vùng khí hậu ôn đới

Thứ hai, Lào Cai tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc ở địa bàn vùng cao.

Tiếp tục cải tạo tập quán chăn nuôi lạc hậu ở vùng cao; cải tạo chất lượng đàn gia súc

để có sản phẩm hàng hóa tốt như đàn trâu, bò Khôi phục đàn ngựa để phát triển sản

phẩm hàng hóa (vì thịt ngựa dễ bán và đàn ngựa ít bị dịch bệnh và chết rét) Phát triểnmạnh các mô hình sản xuất gia súc, gia cầm công nghiệp và bán công nghiệp như môhình nuôi gà lạnh, mô hình sản xuất lợn thịt công nghiệp Tiến hành khảo sát và mởrộng sản xuất cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm) ở vùng cao Ðẩy mạnh việc phòng, chốngdịch bệnh cho gia súc, gia cầm, tăng cường công tác kiểm dịch và tổ chức lại mô hình

cơ sở giết mổ để bảo vệ và phát triển đàn gia súc, gia cầm hàng hóa

1.3.2 Bài h ọc kinh nghiệm

Một số kinh nghiệm được rút ra cho huyện Con Cuông về chuyển dịchCCKTnông nghiệp để có thể phát huy hết những tiềm năng cũng như những lợi thế củahuyện nhằm mang lại kết quả cao nhất:

Thứ nhất, định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng

giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, trong đó giảm dần diện tích trồng cây lương thực

nhưng vẫn bảo đảm an ninh lương thực Đồng thời phải tăng nhanh tỷ trọng ngànhchăn nuôi, đưa ngành này trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp

Thứ hai, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướngbố trí cơ cấu cây

trồng hợp lí, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tăng giá trị hàng hóatrên một đơn vị diện tích Áp dụng đồng bộ các biện pháp KH – KT tiên tiến vào thâmcanh, bảo vệ lương thực, tưới tiêu, thu hoạch và sau thu hoạch

Thứ ba, xây dựng và nhân rộng một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật

nuôi Tìm kiếm, thực hiện các mô hình liên kết “bốn nhà” (Nhà nước, nhà doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

nghiệp, nhà khoa học và nhà nông).

Thứ tư, phát triển chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp,

an toàn dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của từng vùng Tập trung cải tạo và nâng caochất lượng giống, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng

và hiệu quả

Thứ năm, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện gắn với xây dựng nông thôn mới,

tập trung nâng cao trình độ thâm canh, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thủy lợi phục

vụ cho phát triển nông nghiệp

Thứ sáu, phát triển kinh tế rừng, vận động nhân dân trồng rừng nguyên liệu, thực

hiện một số mô hình phát triển rừng Xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên, phát triển rừngphòng hộ, làm giàu rừng Xây dựng những khu rừng kinh tế có năng suất, chất lượng

đáp ứng nhu cầu sản xuất gỗ

Tóm lại, chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp là một nội dung quan trọng

trong chiến lược phát triển kinh tế, là một trong những tiêu chí để đánh giá quá trìnhchuyển dịch CCKT và mức độ phát triển KT – XH của địa phương Chuyển dịchCCKT nông nghiệp đúng hướng và phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển

KT – XH Vì vậy, việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn về chuyển dịch CCKT ngànhnông nghiệp sẽ giúp cho người nghiên cứu có một cái nhìn tổng quan hơn về chuyểndịch CCKT ngành nông nghiệp nói chung, từ đó rút ra được những bài học giúp địa

phương có những kinh nghiệm để bố trí, sử dụng hiệu quả những tiềm năng và lợi thếtrên địa bàn nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng KT – XH của huyện Con Cuông

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH

NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Con Cuông là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây Nam Nghệ An, có

55,5 km đường biên giới với nước bạn Lào; có 12 xã và 1 thị trấn, 127 thôn bản Diện

tích tự nhiên 173.831 ha, dân số 16.495 hộ, 67.356 khẩu (trong đó, dân tộc thiểu sốchiếm 74,2%)

Trung tâm huyện Con Cuông cách thành phố Vinh 130 km Toạ độ địa lý từ

18046'30" đến 19019'42" vĩ độ bắc, từ 104037'57" đến 105003'08" kinh độ đông Huyện

Con Cuông có vị trí địa lý như sau: Phía Đông Nam giáp huyện Anh Sơn, phía ĐôngBắc giáp huyện Qùy Hợp và Tân Kỳ, phía Tây Nam có đường biên giới Việt - Lào vàphía Tây Bắc giáp huyện Tương Dương

Là một huyện vùng cao, lợi thế về vị trí và điều kiện thuận lợi để phát triển nông

– lâm nghiệp và du lịch, thương mại giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với các địaphương trong và ngoài huyện

2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Về địa hình: Địa hình của Con Cuông bị chia cắt bởi dòng sông Lam thành hai

vùng với đặc điểm khác nhau rõ rệt Vùng tả ngạn, chủ yếu đồi núi, độ cao bình quân

500 mét so với mặt biển với độ dốc khoảng 200- 300 Cao nhất là đỉnh Pù Su 900m.Vùng hữu ngạn, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi nhiều núi cao, suối

sâu, độ cao bình quân 1000 mét, độ dốc khoảng 300- 350 Phía đông bắc vùng dọcđường quốc lộ số 7 cao bình quân 500 mét; phía tây nam dãy Trường Sơn cao 1.400mét, đỉnh Phù Luông cao 1.880 mét

Về thời tiết, khí hậu: Khí hậu ở Con Cuông có đặc điểm chung là: Nhiệt đới gió

mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu Bắc Trung Bộ Một năm hình thành 4 mùa rõ rệtthuận lợi với trồng nhiều loại cây với mùa vụ thích hợp Từ tháng 5 đến tháng 8

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

thường có gió Lào khô, hạn hán thường xuyên gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời

sống, tháng 8 đến tháng 10 thường mưa to, lũ đột ngột gây xói mòn

Huyện Con Cuông có nhiệt độ bình quân 23,30C; độ ẩm 86%, số giờ nắng bình

quân 1576 giờ/năm; lượng mưa trung bình hàng năm 1517 mm, lượng mưa lớn thườngtập trung vào các tháng 8, 9, 10

Về gió chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là: Gió mùa đông bắc xuất hiện từ

tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, kèm theo mưa phùn lạnh giá và thường cósương muối và gió Lào (gió phơn) xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 gây khô nóng và

hạn hán

Thủy văn: Sông suối ở Con Cuông có ảnh hưởng rất lớn tới cấu tạo địa hình,

cảnh quan Dòng sông Lam bắt nguồn từ hợp lưu của sông Nậm Nơn và Nậm Mộ tạiCửa Rào (Tương Dương) chạy qua địa phận Con Cuông 30 km Ngoài ra còn có cácsông suối nhỏ như: Sông Giăng (nặm Khặng), khe Mọi, khe Choăng, khe Thơi Phầnlớn các khe suối này chạy đổ vào sông Lam thuộc địa giới Con Cuông Còn sông

Giăng chạy qua Môn sơn nhập vào sông Lam ở Thanh Chương

Bên cạnh đó tuyến quốc lộ 7 chạy qua địa phận Con Cuông dài đến 30km nốiliền các huyện, là đường quốc lộ có tầm quan trọng rất lớn thuận lợi cho việc giao lưu

văn hóa kinh tế Hệ thống giao thông đường bộ nhanh chóng được mở rộng và nâng

cấp tới từng thôn xóm, nhiều tuyến đường liên xã trong huyện được rải nhựa hoặc bêtông hóa thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán và phát triển kinh tế

2.1.1.3 Tài nguyên

Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Con Cuông là 173.831,12

ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn với 164.240,69 ha (chiếm94,48%), đất phi nông nghiệp 3.362,65 ha (chiếm 1,93%) và còn lại là đất chưa sử

dụng với diện tích là 6.227,78 ha (chiếm 3,58%)

Tài nguyên rừng: Động, thực vật rừng phong phú đa dạng Về thực vật, đến nay

đã phát hiện 986 loài cây, trong đó có 44 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam Có

nhiều loại gỗ quý như: Pơ mu, sa mu, trầm, lát hoa, kiền kiền, sến Về động vật, đãphát hiện 64 loài có vú, 137 loài chim, 25 loài lưỡng cư, 45 loài cá.Trong đó, nhiều

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

loài thú quý như: Khỉ, voọc, vượn đen má trắng, gấu, hổ, voi Đặc biệt có Sao la, loài

động vật quý hiếm ở vùng nhiệt đới

Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên của huyện có nhiều khoáng sản quý như:

Chì, vàng sa khoáng, than và đá xây dựng với trữ lượng lớn Cụ thể, Mỏ chì, than (xã

Đôn Phục), Mỏ đá xây dựng tại Tân Lập, Lèn 2/9, Mỏ phốt pho rít (Yên Khê) và cát

đá, sỏi phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng, phân bố nhiều nơi Ngoài ra còn có một số

mỏ đất sét ở Môn Sơn, Lục Dạ, Thị Trấn Con Cuông, Chi Khê, Châu Khê, các mỏ đáxây dựng ở Yên Khê, Bồng Khê

Du lịch: Con Cuông có tiềm năng khá lớn về du lịch sinh thái; du lịch văn hóa

-lịch sử và các danh lam thắng cảnh như: Vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiênnhiên Pu Huống, thác Kèm, khe nước mọc, đập Phà Lài xã Môn Sơn…

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Con Cuông năm 2013 và * Phòng NN &

PTNT huyện Con Cuông)

Tính đến năm 2014, dân số toàn huyện là 67.356 người, trong đó dân số thành thị

là 4.715 người, dân số ở vùng nông thôn là 62.641 người, có thể thấy rằng phần đôngdân cư sinh sống ở vùng nông thôn Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 13,42% (năm 2014),

tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hướng tăng so với năm 2010 (tỷ lệ tăng dân số tựnhiên 2010 là 12,21%) Mật độ dân số trung bình trên toàn huyện là 38 người/km2

Về lao động, việc làm:Năm 2014, tổng dân số trong độ tuổi lao động trên địa bàn

huyện năm 2013 là 36.013 người, trong đó số lao động được tạo việc làm là 1.010

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

người Cơ cấu lao động của nền kinh tế có bước chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ lệlao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần lao động trong lĩnh vực

nông nghiệp Năm 2011, tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp chiếm 3,2%;dịch vụ chiếm 4,4%; lao động nông nghiệp chiếm đến 92,4% Đến năm 2014, tỷ lệ

tương ứng là: Công nghiệp - xây dựng chiếm 7,1%; nông – lâm - ngư nghiệp chiếm

85,3%; dịch vụ chiếm 7,6%

2.1.2.2 Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Giai đoạn 2010 – 2013, ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản huyện Con Cuông

đã đạt được những kết quả khá: Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sảntăng bình quân đạt 4,06%/năm Giá trị sản xuất toàn ngành (theo giá cố định 2010)tăng bình quân 4,53%/năm

Nông nghi ệp:

Trồng trọt: Ngành trồng trọt đã từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất

hàng hóa Diện tích gieo trồng hàng năm trung bình đạt 8.000 ha/năm và có xu

hướng tăng dần, giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011 – 2013 tăng 2,46%/năm

Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực tăng ít nhưng sản lượng có hạt mấy nămgần đây tăng nhanh

Chăn nuôi: Do ưu thế của huyện Con Cuông là có diện tích đất bằng xen đất đồi

núi, đất rừng lớn, thế mạnh phát triển chăn nuôi gia súc có sừng là hướng đi đúng đắn

của huyện Tỷ trọng chăn nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp tăng, năm 2010 đạt

26,3%, năm 2013 đạt 28,8% Nhưng nhìn chung chăn nuôi của huyện còn mang tính

nhỏ lẻ, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới và chăn nuôi còn thấp, chất lượng congiống được cải thiện nhưng chưa rõ rệt

Lâm nghi ệp: Công tác quản lí, bảo vệ, trồng và chăm sóc rừng tiếp tục được thực

hiện tốt, diện tích rừng trồng mới tập trung hàng năm trên 2000 ha Riêng năm 2013,huyện đã trồng mới trên 2.500 ha, diện tích đất có rừng đạt 154.111,94 ha Trong đó,rừng sản xuất 61.065,82 ha, rừng đặc dụng 74.176,80 ha và rừng phòng hộ đạt

18.869,32 ha Độ che phủ rừng của huyện Con Cuông cao nhất tỉnh đạt 75,7%

Th ủy sản: Với lợi thế có hệ thống sông, hồ phong phú, ngành nuôi trồng thủy

sản của huyện đã có sự phát triển Hiện nay huyện đã có các trang trại nuôi trồng thủy

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

sản tập trung; diện tích nuôi trồng đến năm 2013 đạt 120,6 ha, 36 lồng cá trên các hồ

đập, sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2013 đạt 309 tấn Tuy nhiên, diện tích và sảnlượng nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây tăng chậm, thậm chí có năm còn

giảm, sản lượng nuôi trồng không ổn định Nguyên nhân là do điều kiện địa hình, khíhậu – thời tiết của Con Cuông là một huyện miền núi và cơ bản chưa có đầu tư

2.1.2.3 Công nghiệp – Xây dựng

Giai đoạn 2011 – 2013 ngành công nghiệp – xây dựng tốc độ tăng trưởng thấp

chỉ đạt bình quân 3,19%/năm Giá trị tăng thêm (giá so sánh 2010) năm 2010 là 90.746triệu đồng, năm 2013 đạt 99.721 triệu đồng

Về tỷ trọng, năm 2010 ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 14,05%, năm 2013chiếm 13,03% Cơ cấu nội bộ ngành như sau: Năm 2010 tỷ trọng công nghiệp là10,5%, xây dựng là 89,5%; năm 2013 công nghiệp là 11,2% và xây dựng là 88,8%

Công nghiệp – TTCN: Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010)

tăng qua từng năm, năm 2010 đạt 29.670 triệu đồng đến năm 2013 đạt 56.097 triệuđồng Các đơn vị sản xuất công nghiệp – TTCN trên địa bàn huyện duy trì ổn định

Hiện nay, trên toàn huyện có 442 cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN thu hút hàng

ngàn lao động, đặc biệt giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Xây dựng: Trong những năm qua lĩnh vực xây dựng của huyện khá phát triển do

nhu cầu đầu tư xây dựng trên địa bàn còn lớn Tổng vốn đầu tư tăng lên qua các năm, năm

2005 là 187,98 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 684,13 tỷ đồng, năm 2013 đạt 539,96 tỷ đồng;xây dựng chiếm tỷ trọng và tốc độ phát triển cao hơn lĩnh vực công nghiệp

2.1.2.4 Dịch vụ

Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhanh dần trong những nămgần đây, năm 2010 giá trị tăng thêm dịch vụ đạt 239.255 triệu đồng và đến năm 2013

đạt 283.512 triệu đồng tăng 1,2 lần so với năm 2010 Về tỷ trọng ngành dịch vụ năm

2010 chiếm 34,07% đến năm 2013 tăng lên 37,69%

Các ngành dịch vụ đã có sự phát triển cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng:

Ngành thương mại: Năm 2013, trên địa bàn huyện có 853 cơ sở thương nghiệp,

các doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể (chiếm 98,3%), số lao động trong ngành là

1.126 người

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

Ngành du lịch: Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của

huyện, các lễ hội truyền thống, các khu di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn đãtừng bước được khôi phục và các tiềm năng du lịch đã bắt đầu được khai thác Lượtkhách du lịch đến Con Cuông tăng hàng năm là 10,4% Khách du lịch năm 2013 đạt

trên 25.000 lượt người tăng về số lượt người so với năm 2010

Vận tải: Năng lực vận tải được nâng lên đáng kể trong những năm gần đây, nhất

là vận tải đường bộ Hiện nay, trên địa bàn huyện có nhiều hộ kinh doanh dịch vụ vậntải hàng hóa và vận tải hành khách Toàn huyện có trên 90 xe tải chuyên chở hàng hóa,nguyên vật liệu xây dựng và có 36 xe vận tải hành khách

2.1.2.5 Tình hình phát triển kinh tế – xã hội

Trong giai đoạn 2010 – 2014,kinh tế huyện Con Cuông tăng trưởng liên tục vớitốc độ cao, CCKT chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, trong quá trình phát triển đãhình thành những nhân tố mới trên một số ngành, lĩnh vực nhất là trong công nghiệp,dịch vụ và phát triển đô thị

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Con Cuông luôn đạt mức khátrong số các huyện vùng kinh tế phía Tây Nam Nghệ An bằng 0,8 lần so với tốc độtrung bình của cả tỉnh Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần củanhân dân được cải thiện rõ nét, thu nhập bình quân đầu người được nâng lên năm 2010

là 9,8 tr.đồng/người/năm; năm 2014 đạt 18,7 tr.đồng/người/năm nhưng vẫn thấp hơn

mức bình quân chung cả tỉnh là 24 tr.đồng Năng lực sản xuất của nhiều ngành kinh tế

tăng mạnh, nhiều công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội quan trọng mang tínhđộng lực đã được triển khai thực hiện và phát huy tác dụng (Phụ lục 3, 1)

Giáo dục và đào tạo: Thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo bước

đầu có hiệu quả chất lượng giáo dục mũi nhọn và toàn diện được nâng lên Mạng lướitrường, lớp học phân bố đều khắp trên địa bàn huyện, đã đáp ứng nhu cầu học tập của

mọi đối tượng học sinh, kể cả vùng sâu, vùng xa Chất lượng dạy và học của giáo viên,học sinh đều được nâng lên rõ rệt Tỷ lệ tốt nghiệp THPT hàng năm đều đạt trên 98%;

tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT đạt 99,8%, xét tốt nghiệp THCS đạt 98,3%, phong trào xâydựng trường chuẩn quốc gia được cấp ủy chính quyền các cấp chỉ đạo thực hiện tốt,hiện nay toàn huyện có 27/49 trường ở các bậc đạt chuẩn quốc gia

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 14/11/2016, 19:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kinh tế và đổi mới kinh tế (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế và đổi mới kinh tế
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kinh tế và đổi mới kinh tế
Nhà XB: NXB Chính trịquốc gia
Năm: 2000
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin (2008), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2008
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin (2006), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
4. Bộ giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Nhà XB: NXB Chínhtrị quốc gia
6. Chi cục thống kê huyện Con Cuông, Niên giám thống kê huyện Con Cuông năm 2013, Con Cuông, 31/12/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê huyện Con Cuôngnăm 2013
7. Mai Ngọc Cường (chủ biên), Đại học kinh tế quốc dân (1996), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nhà Xuất bản thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử các họcthuyết kinh tế
Tác giả: Mai Ngọc Cường (chủ biên), Đại học kinh tế quốc dân
Nhà XB: Nhà Xuất bản thống kê
Năm: 1996
8. Vũ Hữu Ngạn, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa(2001), trang web: www.cpv.org.vn/chuyende/dh9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa
Tác giả: Vũ Hữu Ngạn, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Năm: 2001
9. Võ Thị Thu Ngọc, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Hương Trà (2011), luận văn thạc sỹ Kinh tế Chính trị, trường Đại học Kinh tế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa ở huyện Hương Trà
Tác giả: Võ Thị Thu Ngọc, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Hương Trà
Năm: 2011
10. PGS.TS. Phan Công Nghĩa, Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - nghiên cứu thống kế cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (2007), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS.TS. "Phan Công Nghĩa", Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế -nghiên cứu thống kế cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tác giả: PGS.TS. Phan Công Nghĩa, Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - nghiên cứu thống kế cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nhà XB: NXB Đạihọc Kinh tế Quốc dân
Năm: 2007
11.PGS.TS Phạm Thị Khanh, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam (2010), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triểnbền vững ở Việt Nam
Tác giả: PGS.TS Phạm Thị Khanh, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2010
12. GS.TS Nguyễn Đình Phan, Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam (5/2003), Tạp chí kinh tế số 95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam(
13. T.S Nguyễn Trần Quế, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21 (2004), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.Trường Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong nhữngnăm đầu thế kỷ 21
Tác giả: T.S Nguyễn Trần Quế, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2004
5. C.Mác và Ăngghen toàn tập – 13 (năm 1984), NXB Matxcơva Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w