1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh nghệ an

8 320 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 107,89 KB

Nội dung

Trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, kinh tế trang trại Nghệ An đã phát triển nhanh cả về quy mô, số lượng và chất lượng, đạt được những thành tựu nhất

Trang 1

This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

TRANG TRẠI Ở TỈNH NGHỆ AN

Nguyễn Thị Trang Thanh

Khoa Địa lí - Quản lí tài nguyên, Trường Đại học Vinh

Tóm tắt Trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, kinh tế

trang trại Nghệ An đã phát triển nhanh cả về quy mô, số lượng và chất lượng, đạt được

những thành tựu nhất định: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thay đổi

phương thức sản xuất, giảm thiểu sự chênh lệch vùng Tuy nhiên, phát triển kinh tế trang

trại ở Nghệ An đang bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt vấn đề bảo vệ môi trường chưa được

chú trọng ảnh hưởng xấu đến phát triển trang trại theo hướng bền vững Vì vậy, trên cơ sở

đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường theo các loại hình trang trại, bài báo đề xuất một

số giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền

vững ở tỉnh Nghệ An.

Từ khóa: Kinh tế trang trại, bảo vệ môi trường, tỉnh Nghệ An.

1 Mở đầu

Nghệ An có diện tích đất rộng, tiềm năng đất nông nghiệp lớn, thuận lợi để phát triển kinh

tế trang trại [1, 2, 5] Trong những năm qua, kinh tế trang trại ở Nghệ An đã phát triển nhanh với nhiều loại hình trang trại khác nhau và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân: tăng thu nhập, giải quyết việc làm, Một số loại hình trang trại, nhất là các trang trại lâm nghiệp, trang trại trồng trọt có tác động tích cực đến vấn đề bảo vệ môi trường Tuy nhiên, một số loại hình trang trại chăn nuôi đang có tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến phát triển bền vững kinh tế trang trại trong những năm tới [5]

2 Nội dung nghiên cứu

2.1 Vai trò của trang trại trong phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An

Với lợi thế sẵn có về quỹ đất rộng và đa dạng, số lượng trang trại của Nghệ An, tăng nhanh trong thời gian qua Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 1.859 trang trại, chiếm 18,0% tổng số trang trại của vùng Bắc Trung Bộ và chiếm 1,3% tổng số trang trại của cả nước (cả nước năm 2010 có 145.880 trang trại)

Kinh tế trang trại phát triển góp phần đưa nền nông nghiệp Nghệ An phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá

Ngày nhận bài 2/5/2014 Ngày nhận đăng 25/11/2014.

Liên lạc Nguyễn Thị Trang Thanh, e-mail: trangthanhdl@gmail.com

Trang 2

- Phát triển trang trại đã khai thác những tiềm năng lợi thế của địa phương, khai thác diện tích đất hoang hoá, đất trống, đồi núi trọc đưa vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo

ra những vùng sản xuất tập trung với khối lượng hàng hoá lớn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

- Phát triển trang trại tạo điều kiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ cũng như đưa cơ giới vào sản xuất Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế

- Phần lớn sản phẩm của các trang trại là sản phẩm hàng hóa (tỉ suất hàng hóa của các trang trại đạt 96%) Vì vậy, kinh tế trang trại đã tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh, cũng như thu hút đầu tư về công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản như: công nghiệp chế biến chè, cà phê, tinh bột sắn, mía đường, thủy sản

- Kinh tế trang trại đã huy động các nguồn lực trong dân (vốn, lao động, kinh nghiệm sản xuất, ), mở ra hướng đi cho việc huy động vốn trong dân cho đầu tư phát triển, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mặt khác, các trang trại đã có đóng góp nhất định trong việc xây dựng cơ sở

hạ tầng, kết cấu hạ tầng cho vùng nông thôn khó khăn, góp phần xây dựng nông thôn mới Tăng thu nhập cho người nông dân và tạo việc làm cho hàng vạn lao động địa phương Thu nhập của lao động trong trang trại thường xuyên khoảng 3 triệu đồng/tháng cao hơn nhiều so với thu nhập chung của nông dân trên toàn huyện

- Các trang trại phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế khu vực trung du miền núi của Nghệ An phát triển (do có lợi thế về đất đai), góp phần xóa đói giảm nghèo ở khu vực miền núi, giảm thiểu sự chênh lệch vùng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội

- Phát triển kinh tế trang trại tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận nhanh hơn với nền kinh tế thị trường, người nông dân tự biết không chỉ sản xuất những cái họ có mà phải sản xuất những cái thị trường cần, góp phần tạo lập mô hình sản xuất kinh doanh mới trong nông, nông thôn Nhiều chủ trang trại đã có kinh nghiệm trong quản lí kinh tế và sản xuất kinh doanh, có ý chí vươn lên làm giàu chính đáng trong cơ chế thị trường

2.2 Vấn đề bảo vệ môi trường ở các trang trại tỉnh Nghệ An

2.2.1 Chính sách, giải pháp của tỉnh Nghệ An liên quan đến bảo vệ môi trường

trong nông nghiệp, nông thôn nói chung và trang trại nói riêng

Cho đến nay, Nghệ An chưa có chính sách bảo vệ môi trường riêng cho trang trại Các chính sách bảo vệ môi trường chủ yếu liên quan đến nông thôn Ngày 20/01/2009, UBND tỉnh Nghệ An

có Quyết định số 265/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nước sinh hoạt

và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến 2020 Mục tiêu chủ yếu của quy hoạch là tăng nhanh tỉ lệ dân được sử dụng nước sạch và trong đó có mục tiêu đến năm

2015, tỉ lệ chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường đạt 80% và đến năm 2020 đạt 100% chuồng trại chăn nuôi có công trình cấp nước và vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn

Các giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng được lồng ghép trong các quy hoạch phát triển nông nghiệp, trong các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn của tỉnh và của huyện Một số huyện có chính sách hỗ trợ các trang trại chăn nuôi xây bể biogas với kinh phí từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/1 bể biogas

Trang 3

2.2.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường của trang trại

Đề tài đã điều tra, khảo sát các trang trại ở các huyện Yên Thành, Nghi Lộc, Đô Lương, Nam Đàn, Quỳnh Lưu, Quỳ Hợp và Quỳ Châu Theo kết quả điều tra, phần lớn các chủ trang trại chưa quan tâm đến bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh Các chủ trang trại chỉ chú trọng đến khối lượng sản phẩm, nhằm đem lại doanh thu lớn Một số chủ trang trại cũng nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường, nhưng do vốn không nhiều, không có kinh phí đầu tư cho việc bảo vệ môi trường, nên chưa có biện pháp thực hiện

Trong các loại hình trang trại, trang trại trồng trọt và trang trại lâm nghiệp tương đối đảm bảo về mặt môi trường Đặc biệt các trang trại trồng cây lâu năm và trang trại lâm nghiệp có tác dụng tốt trong việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống xói mòn đất ở vùng trung du miền núi Nhiều mô hình trang trại mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường khỏ cao ở vùng đồi núi Tiêu biểu như mô hình gia đình ông Lê Văn Oanh, bản Hoa Hải, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu Trên diện tích đất lâm nghiệp trồng keo lai, trồng xen cây rễ hương (một loại cây lấy rễ làm hương trầm

ở Quỳ Châu) dưới tán keo vừa tăng độ che phủ trên đất đồi, vừa tăng thu nhập cho hộ gia đình Thu nhập từ rễ hương năm 2012 là 76 triệu đồng/ha Trong khi đó, thu nhập từ keo lai là 80 triệu đồng/ha Như vậy, nếu trồng kết hợp cả 2 loại cây thì doanh thu sẽ gần gấp đôi so với các hộ chỉ trồng keo, ngoài ra còn chống được xói mòn đất khi keo chưa khép tán Mô hình chăn nuôi bò kết hợp với trồng rừng cũng đem lại hiệu quả cao, như 2 trang trại của gia đình anh Trần Xuân Hợp

và gia đình anh Trần Xuân Hiền Với 50 ha diện tích đất khai hoang ở khu vực núi đá vôi, gia đình anh Hợp trồng xoan, keo lai và nuôi 168 con bò Năm 2012, thu nhập mô hình này đạt gần 500 triệu đồng [1]

Trang trại trồng cây hàng năm kết hợp với lâm nghiệp (keo, xoan) tiêu biểu như trang trại anh Nguyễn Hữu Toàn ở xã Châu Bính, huyện Quỳ Châu Cây lâm nghiệp được trồng ở phần đỉnh, thân sườn dốc tạo mũ chắn phía trên sườn (rừng), mía trồng ở chân đồi gần nhà (vườn) hạn chế được xói mòn vào mùa mưa Với 30 ha đất đồi trồng keo và mía, 5 lao động thuê thường xuyên,

20 lao động thuê thời vụ, thu nhập của mô hình này từ 800 - 900 triệu đồng/năm Đây là mô hình được thiết kế đảm bảo yêu cầu của cả kinh tế lẫn sinh thái [1]

Mô hình trồng nấm ở xã Nam Thành, huyện Yên Thành cũng là một mô hình tiêu biểu cho hiệu quả cao cả về kinh tế và môi trường Hiện tại xã Nam Thành có 16 hộ tham gia trồng nấm, trong đó đạt quy mô trang trại là 5 hộ Nguyên liệu trồng nấm sử dụng các nguyên liệu thừa như mùn cưa, rơm, bã thải, giảm ô nhiễm môi trường Ngoài ra, các bã thải từ trồng nấm dùng để làm phân cho cây trồng rất tốt Sản phẩm nấm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có đầu ra tốt, chủ yếu tiêu thụ nội tỉnh, chưa có hàng xuất khẩu Tiêu biểu là trang trại trồng nấm của anh Nguyễn Thọ Hạnh diện tích trang trại là 1600 m2, với tổng số lao động thường xuyên là 5 người, lao động thuê thời vụ cao nhất khoảng 10 người Trang trại hiện đang sản xuất 4 loại nấm: mộc nhĩ, nấm

sò, nấm rơm, nấm mỡ và đang trồng thử nghiệm nấm linh chi Sản phẩm nấm chủ yếu tiêu thụ nội tỉnh Năm 2012, doanh thu của trang trại nấm khoảng 500 triệu đồng [1]

Bên cạnh những mô hình trang trại đảm bảo về mặt môi trường, các trang trại trồng trọt nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung sử dụng đất nông nghiệp không hợp lí, làm cho diện tích đất xấu do bị rửa trôi, bạc màu có chiều hướng tăng lên đe dọa đến sự phát triển nông nghiệp bền vững ở Nghệ An Theo “Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 – 2009” của

Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An [5], chất lượng đất ở Nghệ An như sau:

- Đất vùng đồi núi của Nghệ An nghèo mùn, hàm lượng lân dễ tiêu thấp, lân tổng số ở mức

Trang 4

trung bình, tổng số cation trao đổi thấp Do đặc điểm của nền sản xuất du canh, nên khu vực đất trống, núi trọc lớn nên quá trình rửa trôi, xói mòn và thoái hóa đất diễn ra nhanh, đất nhanh chóng trở nên chua hơn (HKCL: 4,25 – 4,70); Cation kiềm trao đổi và dung tính hấp thụ thấp (tương ứng

là <5meq/100g đất và 16meq/100g đất; Hàm lượng hữu cơ tầng mặt đạt từ 1,89 – 3,2%; Đạm tổng

số trong đất tầng mặt đạt từ trung bình đến khá (0,134 – 0,205%) xuống tầng dưới giảm nhanh; lân tổng số dễ tiêu nghèo; kali tổng số dễ tiêu nghèo

- Đối với đất ở khu vực đồng bằng, chất lượng phân tích mẫu đất ở huyện Nam Đàn, Quỳnh Lưu, Yên Thành, cho thấy: đất vùng đồng bằng đất nghèo nitơ và đất có hàm lượng nitơ trung bình; đất nghèo photpho, nghèo kali, có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp

- Ở Nghệ An do sử dụng phân bón không đúng kĩ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu quả phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và 80% lượng lân thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lí (NH4)2SO4,

K2SO4, KCl, super photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kiệt cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như Al3+, Fe3+, Mn2+giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng

- Vấn đề ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật ở Nghệ An đang được báo động Năm 2005, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng vào khoảng 150 tấn, năm 2006 khoảng 200 tấn, năm 2007 khoảng 250 tấn và năm 2008 khoảng 300 tấn Hàng năm, lượng thuốc bảo vệ thực vật càng tăng

và dư lượng của nó ngày một lớn sẽ gây ô nhiễm nguồn đất ảnh hưởng xấu đến môi trường và con người Hiện tượng bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ không được thu gom và xử lí, vứt bừa bãi trên bờ ruộng gây ô nhiễm đến môi trường đất, nước vùng sản xuất nông nghiệp Theo dự báo thì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Nghệ An còn gia tăng theo tốc độ phát triển nông nghiệp [5]

Như vậy, quá trình phát triển trang trại trồng trọt của Nghệ An đang làm ảnh hưởng một phần đến sự suy thoái đất nông nghiệp, nhất là các trang trại trồng hàng năm ở vùng đồng bằng Đối với loại hình nuôi trồng thủy sản, theo kết quả quan trắc môi trường của Chi cục Nuôi trồng thủy sản [4], các trang trại nuôi trồng thủy sản ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và Thành phố Vinh vẫn đảm bảo về mặt môi trường Kết quả kiểm tra chất lượng nước và mầm bệnh ở các vùng nuôi tôm của các huyện trên phần lớn các chỉ tiêu đều đang ở ngưỡng cho phép, trừ thông số NH3vượt trên ngưỡng cho phép Kết quả cụ thể như sau:

- Thông số pH: tất cả đều nằm trong ngưỡng thích hợp

- Thông số độ mặn: dao động từ 14-18%◦; cao nhất tại điểm Cầu Diễn Vạn; thấp nhất tại điểm Nghi Quang

- Thông số độ kiềm: tất cả đều nằm trong ngưỡng thích hợp

- Thông số oxy hòa tan: tất cả đều nằm trong ngưỡng cho phép

- Thông số NH3: tất cả đều vượt trên ngưỡng cho phép

- Kết quả kiểm tra mầm bệnh ở các mẫu giáp xác lấy tại các vùng nuôi có 01 mẫu nhiễm virus đốm trắng; không mẫu nào nhiễm virus Taura và không mẫu nào nhiễm virus đầu vàng Trong số các loại hình trang trại, trang trại gây ô nhiễm nhiều nhất là trang trại chăn nuôi Những trang trại chăn nuôi quy mô trung bình có xây hầm biogas để xử lí chất thải thì đảm bảo

về mặt môi trường Qua khảo sát, một số huyện (huyện Nghi Lộc, Yên Thành) có hỗ trợ cho các trang trại chăn nuôi xây hầm biogas xử lí chất thải chăn nuôi khoảng 1,5 triệu đồng/1 hầm biogas Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trang trại chăn nuôi lợn gần khu dân cư, chưa có biện pháp xử lí môi

Trang 5

trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân Nhiều trang trại vẫn chăn nuôi theo kinh nghiệm truyền thống Chuồng trại thiếu quy hoạch, các biện pháp xử lí phân thải hầu như không có Nguồn thải này có chứa nhiều hợp chất hữu cơ, virus, vi trùng, trứng giun sản gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng Các nguồn này có nguy cơ trở thành nguyên nhân trực tiếp phát sinh dịch bệnh cho đàn gia súc như: lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm , đồng thời lây lan một số bệnh cho người vì nước thải chăn nuôi có chứa nhiều mầm bệnh như: samonella nếu không được xử

lí thích hợp

Một số trang trại chăn nuôi xây dựng quy mô lớn, nhưng hệ thống xử lí nước thải chưa được đầu tư đúng với quy mô, nên gây ô nhiễm nặng nề Tiêu biểu có trang trại lợn ở Đô Lương Trang trại lợn giống ngoại tại xã Đại Sơn, Đô Lương, Nghệ An được Công ti TNHH Lợn giống ngoại Thái Dương đầu tư xây dựng theo sự phê duyệt của UBND tỉnh Nghệ An tại Quyết định số 1217/QĐ-UB-ĐT ngày 19/4/2005 Từ năm 2006, trang trại đi vào sản xuất, Công ti TNHH Lợn giống ngoại Thái Dương đã nhập về trại này nhiều lợn giống gốc quý từ các cơ sở giống lợn tại Canada, Mỹ và một số cơ sở giống lợn tốt trong nước Hàng năm, ngoài cung cấp một lượng lớn sản phẩm thịt lợn cho thị trường, trang trại còn cung ứng cho người chăn nuôi trong tỉnh Nghệ An

và các tỉnh khác từ 6.000 đến 10.000 con lợn giống ông bà, bố mẹ chất lượng cao (trong đó khoảng 50% cung cấp cho các cơ sở chăn nuôi tại Nghệ An) [1]

Trang trại có xây dựng các hầm biogas công nghệ của Thái Lan Tuy nhiên công nghệ này chưa lọc phân thành nước nên phải xả thải ra đập Các chất thải của lợn đều xả ra đập Chọ Ràn, nước đen ngòm Các hộ dân của xã Đại Sơn phải chịu đựng tình trạng ô nhiễm, thiếu nước sản xuất và sinh hoạt Mùi hôi thối từ chất thải bay xa 4 - 5 km Không riêng gì xã Đại Sơn mà 4 xã lân cận đều bị ảnh hưởng

Kết quả kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An cho thấy trang trại nuôi lợn

đã làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Nước thải sau xử lí vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng đã yêu cầu Công ty TNHH Thái Dương phải tiến hành các giải pháp khắc phục hậu quả Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm vẫn tiếp tục, làm người dân bức xúc, xông vào đập phá trại lợn, gây thiệt hại lớn về tài sản và sự phát triển của trang trại Quá trình xây dựng các trang trại chăn nuôi lợn chưa tính đến quy mô trang trại để đầu tư hệ thống xử lí chất thải hợp lí gây ô nhiễm môi trường nặng nề và cũng gây nhiều thiệt hại cho cơ sở sản xuất

Ở huyện Nam Đàn, phần lớn các trang trại chăn nuôi thường kết hợp giữa nuôi lợn với vịt

và cá cũng đang làm ô nhiễm môi trường vì chất thải của lợn không được xử lí mà thải trực tiếp xuống ao nuôi cá, vịt Ngoài ra, vẫn còn hiện tượng một số trang trại chăn nuôi thải trực tiếp chất thải ra môi trường bên ngoài gây bốc mùi làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường xung quanh Như vậy, trong các loại hình trang trại hiện nay ở Nghệ An, trang trại chăn nuôi đang gây

ô nhiễm môi trường nhiều nhất Các trang trại chăn nuôi tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển, nơi tập trung dân cư đông đúc, gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân

2.2.3 Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng các tiêu chí VSATTP

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm ở các trang trại chưa được chú trọng Theo thực tế điều tra, ngoài các trang trại trồng cam có đăng kí thương hiệu sản phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, còn phần lớn sản phẩm của các trang trại chưa quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Hiện nay, chỉ mới nguyên liệu đầu vào của các trang trại nuôi trồng thuỷ

Trang 6

sản được kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, các sản phẩm đầu ra chưa được kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Kết quả kiểm tra các cơ sở kinh doanh thức ăn, chế phẩm sinh học, hóa chất, thuốc thú y trong nuôi trồng thủy sản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháng 5/2013 cho thấy: các

cơ sở kinh doanh thức ăn đạt yêu cầu về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm Tuy nhiên, việc kinh doanh thuốc thú y vẫn chưa đảm bảo yêu cầu Nhìn chung các cơ sở còn có nhiều tồn tại: Các

cơ sở kinh doanh thuốc thú y thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An hầu hết chưa có chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y; chưa có danh mục các mặt hàng thuốc kinh doanh, thiếu bảng niêm yết giá, chưa có sổ theo dõi xuất nhập thuốc, theo dõi số lô, hạn dùng; Chủ các cơ sở kinh doanh thuốc thú y thủy sản hầu hết chưa có bằng chuyên môn về chuyên ngành thủy sản [3]

Các sản phẩm của trang trại chưa được kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm do sản phẩm của các trang trại chủ yếu tiêu thụ tại vùng, quy mô nhỏ, khó kiểm soát về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

2.3 Đánh giá chung vấn đề bảo vệ môi trường trang trại tỉnh Nghệ An 2.3.1 Kết quả

Kinh tế trang trại phát triển ở những vùng đồi núi còn góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giảm thiểu lũ quét, lũ cuốn xảy ra

Các trang trại trồng trọt, lâm nghiệp ở vùng đồi núi có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn, tăng độ che phủ cho đất, tận dụng canh tác trên đất dốc ở vùng đồi núi

Một số trang trại đã tận dụng các phế liệu để sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo

ra các sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như các trang trại trồng nấm ở Yên Thành

2.3.2 Tồn tại

Các trang trại chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn ở vùng đồng bằng gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí Nhiều trang trại các chất thải của chăn nuôi không được xử lí mà thải trực tiếp xuống ao nuôi cá, vịt hoặc thải ra bên ngoài làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường xung quanh Thêm vào đó, việc dọn dẹp phân chuồng bằng nước được sử dụng rộng rãi tạo ra khối lượng nước thải khá lớn chứa nhiều hợp chất hữu cơ, virut, vi trùng, trứng giun sán gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng

Mặt khác, các trang trại ở Nghệ An vẫn sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật và thức ăn tăng trọng, làm chất lượng sản phẩm không cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và môi trường

2.3.3 Nguyên nhân

Qua phỏng vấn các nhà quản lí cấp tỉnh, huyện và xã, nguyên nhân chủ yếu một số trang trại chưa thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường là do chủ trang trại chưa có ý thức bảo vệ môi trường, một phần nữa là do một số chủ trang trại chưa hiểu về việc cần bảo vệ môi trường Mặt khác, nhiều

ý kiến cho rằng do chính quyền địa phương chưa có biện pháp cụ thể

Phần lớn các trang trại chưa đầu tư bảo vệ môi trường do chi phí về môi trường rất cao, trong khi đó tổng vốn đầu tư ban đầu của các chủ trang trại không nhiều, chủ yếu đầu tư cho sản

Trang 7

xuất Các trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm có đầu tư hệ thống xử lí chất thải, tuy nhiên chi phí khá cao Một bể biogas đầu tư trung bình khoảng 13 triệu đồng, xử lí chất thải cho khoảng 50 con lợn

Vì vậy, nhiều trang trại chăn nuôi lớn không thể giải quyết vấn đề môi trường bằng các bể biogas,

mà cần phải xây dựng hệ thống xử lí chất thải hiện đại mới đảm bảo được vấn đề môi trường Chính quyền chưa có các biện pháp cụ thể đối với trang trại về vấn đề bảo vệ môi trường Mặt khác, nhiều trang trại đầu tư xây dựng chưa đánh giá tác động môi trường, dẫn đến các trang trại chưa chú trọng đầu tư bảo vệ môi trường

Việc kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm nông nghiệp chưa được chú trọng

2.3.4 Một số giải pháp bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh

Nghệ An

Để phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững thì vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được chú trọng từ đầu Chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau:

- Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa thì việc xử lí chất thải bằng hầm biogas là phương pháp mang lại hiệu quả cao Tuy nhiên, cần phải xây dựng hệ thống hầm biogas theo đúng tiêu chuẩn và có sự quản lí, kiểm tra chặt chẽ của Chính quyền để đảm bảo an toàn môi trường chăn nuôi một cách tối đa Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô lớn cần đầu tư hệ thống

xử lí chất thải hiện đại, phù hợp với quy mô chăn nuôi

- Đối với các trồng trọt việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc theo tiêu chuẩn

- Chính quyền cần tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đối với trang trại, đảm bảo các chủ trang trại thực hiện đầy đủ quy trình kĩ thuật canh tác bảo vệ và làm giàu đất, bảo vệ môi trường; thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo pháp luật Đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ trang trại về tài sản và các lợi ích khác

- Trong quá trình phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, cấp giấy chứng nhận trang trại, Chính quyền cần đánh giá tác động môi trường đối với các trang trại mới Chỉ những trang trại đảm bảo về môi trường mới cho kinh doanh

- Cần xây dựng chính sách riêng, các tiêu chí cụ thể về đảm bảo môi trường trong sản xuất kinh doanh của các trang trại để có những thể kiểm soát và xử lí những trang trại vi phạm về môi trường

- Tiến hành đánh giá hiện trạng môi trường ở các vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, các

cơ sở chế biến nông sản để có những giải pháp cụ thể bảo vệ môi trường tại những vùng có khả năng gây ô nhiễm môi trường nhất

- Vì ý thức của người dân chưa cao cùng với sự chưa hiểu hết tác hại của việc sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật nên cần phải tuyên truyền, hướng dẫn để nâng cao ý thức và tầm hiểu biết cho người dân

- Khuyến khích phát triển các trang trại trồng cây lâu năm, trang trại lâm nghiệp ở các huyện miền núi để vừa phát triển kinh tế cho người dân cũng như bảo vệ môi trường

- Tổ chức các khoá tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các chủ trang trại để các chủ trang trại định hướng sản xuất Bên cạnh đó, cần khuyến khích các chủ trang trại đăng kí thương hiệu sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các chủ trang trại

Trang 8

3 Kết luận

Phát triển kinh tế trang trại là tất yếu trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Nghệ An vẫn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch một cách lâu dài, dẫn đến vấn đề bảo vệ môi trường chưa được chú trọng

Vì vậy, để phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững, đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, chính quyền cần phải có những chính sách, biện pháp quy định về bảo vệ môi trường đối với các trang trại Bên cạnh đó cần tổ chức tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của người dân trong bảo vệ môi trường; tăng cường giám sát, kiểm tra vấn đề an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường đối với các trang trại trong toàn tỉnh Nghệ An

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cục Thống kê Nghệ An Số liệu thống kê về trang trại Nghệ An phân theo các huyện năm

2010, 2011, 2012.

[2] Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, 2006 Đề án “Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 – 2015”

[3] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, 2013 Thông báo số 76/TB-ĐKT: Kết quả kiểm tra các cơ sở kinh doanh thức ăn, chế phẩm sinh học, hóa chất, thuốc thú y dùng trong nuôi trồng thủy sản Nghệ An, tháng 5/2013.

[4] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, 2013 Thông báo kết quả quan trắc môi trường tại các vùng nuôi tôm Nghệ An, tháng 6, 7/2013.

[5] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, 2009 Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ

An giai đoạn 2005 – 2009.

[6] UBND tỉnh Nghệ An, 2012 Quyết định ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2015.

Số 09/2012/QĐ-UBND ngày 04/02/2012

ABSTRACT Environmental protection and agricultural development in Nghe An Province

In the process of industrialization and modernization, the Nghe An Province farm economy has grown in size, quantity and quality Jobs have been created, everyone’s income has increased, production methods have changed and regional disparities have been reduced However, environmental protection has not been a governmental concern and the pollution is having a negative affect on agricultural development This study has made an assessment of the extent and types of agricultural pollution now present and it proposes a number of measures that could reduce the levels of pollutants produced so that agricultural development could be sustainable in Nghe An province

Ngày đăng: 14/11/2016, 17:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w