1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

tiểu luận về thực trạng và giải pháp về ô nhiễm môi trường

24 2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 112,73 KB

Nội dung

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn -Ý nghĩa khoa học: nghiên cứu này góp phần củng cố và phát triển các líthuyết xã hội học và mối quan hệ của xã hội học với các ngành khoa họckhác nh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

NGUYỄN THỊ KIM MILỚP : K15404MSSV : K154040234

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC

Trang 2

Mục lục

Phần 1: Mở

đầu……… 1

1 Lí do chọn đề tài……… 1

2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn………

1 3 Mục đích nghiên cứu……… 1

Phần 2: Kiến thức cơ bản……… 2

1 Khái niệm xã hội học……… 2

2 Lịch sử ra đời và phát triển của xã hội học……….2

3 Điều kiện và tiền đề của sự ra đời xã hội học……….3

3.1 Điều kiện ra đời của xã hội học……… 3

3.1.1 Điều kiện kinh tế-xã hội……….3

3.1.2 Điều kiện chính trị-xã hội……… 4

3.2 Tiền đề ra đời của xã hội học……… 5

4 Những nhà xã hội học tiền bối……… 5

4.1 Auguste Comte……… ……… … 5

4.2 Karl Marx………5

4.3 Herbert Spencer……….…… 5

4.4 Emile Durkheim……… 6

4.5 Max Weber……….……….6

5 Đối tượng, chức năng của xã hội học………

……… 6

5.1 Đối tượng nghiên cứu của xã hội học……… 6

5.2 Chức năng của xã hội học………7

6 Mối quan hệ giữa xã hội học và các Khoa học xã hội khác……….8

Trang 3

152.4 Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường………

… 15

Phần 4: Kết luận………16

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Xã hội hoc đại cương

Bộ giáo dục đào tạo-Viện đại học mở Hà Nội

Tác giả: GS Phạm Tất Dong, PGS Nguyễn Anh Huy, Đỗ NguyênPhương

2 Một số vấn đề cơ bản trong xã hội học

Viện đại học mở Hà Nội

Tác giả: GS Đoàn Văn Đức

3 Thông tin những vấn đề lí luận –Số 17/1997

Viện Đại học Mở Hà Nội

4 Nguồn internet: moitruongdeal (thứ năm 04/09/2014)

Môi trường nông thôn ( chủ nhật 13/03/2016)

5 Bộ tài nguyên và môi trường Tổng cục môi trường (13/09/2009)

Trang 5

1 Lí do chọn đề tài

Dưới sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có nhữngphát triển vượt bậc về mọi mặt Nền kinh tế đất nước đang được xây dựngtheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Theo thống kê tính đến nay ViệtNam có 758 đô thị, trong đó có 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố HồChí minh, cả nước có 5 đô thi trực thuộc TW và 10 đô thị loại I Dân số ở các

đô thị theo đó cũng ngày càng tăng

Đô thị hoá nhanh, công nghiệp phát triển là những tiêu chuẩn để đánh giá sựtăng trưởng của một đất nước, làm cho đời sống kinh tế đất nước có nhữngkhởi sắc Tuy vậy nó cũng tồn tại nhiều hạn chế đó là gây áp lực đối với môitrường nhất là môi trường đô thị hiện nay Cùng với đà phát triển của đô thị

và công nghiệp, ô nhiễm môi trường đô thị theo đó cũng tăng nhanh có nơi

đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng không tốt với sức khỏe conngười

Các ô nhiễm thường gặp trong các đô thị là ô nhiễm không khí, ô nhiễm môitrường nước, tiếng ồn và ô nhiễm chất thải Ô nhiễm môi trường đô thị ở ViệtNam đang ở mức báo động đỏ, yêu cầu cấp bách đặt ra là Việt Nam phải cónhững giải pháp thiết thực nhanh chóng nhằm giảm thiểu tình trạng trên

Là một trong những chủ nhân tương lai của đất nước, tôi rất muốn nghiêncứu thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của tình trạng ô nhiễm môi trườngđáng báo động như hiện nay thông qua những hiểu biết, kiến thức cơ bản củamôn xã hội học Từ đó, tìm ra giải pháp góp phần cải thiện môi trường, nângcao chất lượng sống

2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

-Ý nghĩa khoa học: nghiên cứu này góp phần củng cố và phát triển các líthuyết xã hội học và mối quan hệ của xã hội học với các ngành khoa họckhác như: triết học, kinh tế học, tâm lí học, đạo đức học, văn hóa học, dân tộchọc,…

- Ý nghĩa thực tiễn: đưa ra những nghiên cứu về thực trạng và giải pháp khắcphục vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay ở Việt Nam, đóng góp chút sức lựcvào công cuộc đưa đất nước trớ thành bạn bè với các cường quốc năm châu

Trang 6

3 Mục đích nghiên cứu

-Tổng hợp lại kiến thức nền-cơ bản nhưng rất quan trọng về xã hội học, nắmchắc được khái niệm, đối tượng nghiên cứu, chức năng, ý nghĩa cũng nhưmối quan hệ tác động qua lại giữa xã hội học và các môn khoa học khác.-Chỉ ra thực trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến mức báo động của

tự nhiên ở mọi mặt: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí…

-Phân tích nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường tác động xấu đếnsức khỏe của con người

-Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm ngăn ngừa đồng thời cải thiện tìnhtrạng ô nhiễm môi trường trầm trọng hiện nay; góp phần làm thức tỉnh tráchnhiệm sống của tất cả công dân Việt Nam ý thức bảo vệ cuộc sống của họ,chính là phải bảo vệ “màu xanh” của mẹ thiên nhiên

Phần 2: Kiến thức cơ bản

1 Khái niệm xã hội học

Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, vàđặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặtlịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của cácquy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp vàcác dân tộc

Xã hội học là hệ thống các quan hệ xã hội diễn ra giữa người với người đượcthể hiện trên tất cả các mặt của đời sống: chính trị, văn hóa, xã hội, đạo đức,phong tục, tạp quán, lối sống, tôn giáo, thẩm mĩ, nghệ thuật…

Xã hội học là môn khoa học xã hội còn rất non trẻ, mặc dù vậy nó cũng cómột lịch sử phát triển riêng biệt Trước thế kỷ XIX, xã hội học chưa tồn tạinhư một môn khoa học độc lập mà bị hòa tan vào trong các khoa học khácnhư nhân chủng học, dân tộc học, nhân học, tâm lý học, tâm lý học xã hội vàđặc biệt là triết học - môn khoa học của mọi khoa học

Trang 7

Cho đến năm 1839, Auguste Comte lần đầu tiên đưa ra khái niệm xã hội học,điều này đã tác động sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống, nó trở thành mônkhoa học

quan trọng đối với sự phát triển bền vững của xã hội Với nội dung tư tưởng,

xã hội học luôn hướng con người và xã hội con người tới chân- thiện- mĩ,luôn nhắc nhở con người không nói, không nghe, không xem, không làm điềutrái lẽ đặc biệt trong xã hội hôm nay, cá nhân cần nhận thức quá trình học tậpcủa mình là học để làm người, học để hiểu biết, học để cùng chung sống, học

để cùng tồn tại

2 Lịch sử ra đời và phát triển của xã hội học

Tiền đề lý luận và phương pháp luận làm nảy sinh xã hội học bắt nguồn từnhững tư tưởng khoa học và văn hóa thời đại Phục Hưng thế kỷ XVIII (thời

kỳ Khai sáng)

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt là phương pháp luận nghiêncứu khoa học cũng là nhân tố quan trọng cho sự ra đời xã hội học Các cuộccách mạng khoa học diễn ra ở thế kỷ XVI, XVII và đặc biệt là thế kỷ XVIII

đã làm thay đổi căn bản thế giới quan và phương pháp luận khoa học

Xã hội học xuất hiện ở châu Âu thế kỷ XIX với tư cách là một tất yếu lịch sử

xã hội Tính tất yếu đó thể hiện ở nhu cầu và sự phát triển chín mùi các điềukiện và tiền đề biến đổi và nhận thức đời sống xã hội Các biến động to lớntrong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội châu Âu vào thế kỷ XVIII và nhất

là thế kỷ XIX đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn mới đối với nhận thức xãhội

Bắt đầu từ thế kỷ 18, đời sống xã hội ở các nước Châu Âu trở nên hết sứcphức tạp Cuộc cách mạng công nghiệp 1750 đã đưa đến những đảo lộn ghêgớm Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những đô thị công nghiệp khổng lồ gây nênnhững làn sóng chuyển dịch dân cư lớn, kèm theo đó là những mâu thuẫn giaicấp, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo căng thẳng, các quan hệ xã hộingày càng thêm đa dạng và phức tạp Xã hội rơi vào trạng thái biến độngkhông ngừng: chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, xung đột chính trị, suy thoáiđạo đức, phân hoá giàu nghèo, bùng nổ dân số, tan rã hàng loạt các thiết chế

cổ truyền, Trước tình hình như thế, xã hội nảy sinh một yêu cầu cấp thiết làcần phải có một ngành khoa học nào đó đóng vai trò tương tự như một bác sĩluôn luôn theo dõi cơ thể sống - xã hội tiến tới giải phẫu các mặt, các lĩnhvực khác nhau trên bề mặt cắt của nó từ tầm vĩ mô đến vi mô, kể cả khi xãhội đó thăng bằng cũng như khi mất thăng bằng để chỉ ra trạng thái thật của

Trang 8

xã hội đó, phát hiện ra những vấn đề xã hội (social problems), dự báo khuynhhướng phát triển của xã hội, và chỉ ra những giải pháp có tính khả thi.

Emile Durkheim - một trong các bậc tiền bối của khoa học xã hội học đã phátbiểu rằng: cuối cùng thì nhà xã hội học phải chẩn đoán xem xã hội ở trongtình trạng "khỏe mạnh" hay "bệnh tật" và sau đó nhà xã hội học phải kê đơnnhững loại thuốc cần cho sức khỏe của xã hội Và mãi cho đến nửa sau củathế kỷ XIX, xã hội học mới xuất hiện với tư cách là một môn khoa học độclập có đối tượng, chức năng và phương pháp riêng biệt

3 Điều kiện và tiền đề của sự ra đời xã hội học

3.1 Điều kiện ra đời của xã hội học

3.1.1 Điều kiện kinh tế-xã hội

Đây là điều kiện cơ bản nhất, quan trọng nhất, đó là sự phát triển củanền kinh tế xã hội, của lực lượng sản xuất, là sự ra đời và phát triển củaphương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đó là cuộc cách mạnh công nghiệpbùng nổ giữa thế kỉ XVIII (1750), đặc biệt từ sau cách mạng công nghiệpnước Anh Cuối thế kỉ này, khi máy hơi nước Giêm-oat ra đời đã thúc đẩysản xuất, dẫn đến sự xuất hiện những đô thị, siêu đô thị hiện đại, các trungtâm thương mại-dịch vụ và các trung tâm sản xuất khác, hình thành các tầnglớp dân cư mới, các nhóm xã hội và các cộng đồng xã hội khác nhau

Các cuộc cách mạng thương mại và công nghệ cuối thế kỷ XVIII đã làm laychuyển tận gốc trật tự kinh tế cũ tồn tại và phát triển hàng trăm năm trước đó.Hình thái kinh tế xã hội kiểu phong kiến bị sụp đổ từng mảng lớn trước sựbành trướng của thương mại và công nghiệp Sự tác động của tự do hóathương mại, tự do hóa sản xuất và đặc biệt là tự do hóa lao động; hệ thống tổchức quản lý kinh tế theo kiểu truyền thống đã bị thay thế bằng cách tổ chức

xã hội hiện đại Do vậy, thị trường đã được mở rộng, hàng loạt nhà máy,xưởng và tập đoàn kinh tế đã ra đời thu hút nhiều lao động từ nông thôn rathành thị làm thuê Của cải, đất đai, tư bản không còn tập trung trong tay tầnglớp phong kiến mà rơi vào tay giai cấp tư sản

Sự xuất hiện và phát triển hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ trật tự

xã hội phong kiến gây những xáo trộn và biến đổi trong đời sống kinh tế xãhội của các tầng lớp, giai cấp và các nhóm xã hội Từ đó nảy sinh nhu cầuthực tiễn phải lập lại trật tự, ổn định xã hội và nhu cầu nhận thức để giảiquyết những vấn đề mới mẻ nảy sinh từ cuộc sống đang biến động đó Trongbối cảnh đó, Xã hội học đã ra đời để đáp ứng nhu cầu nhận thức các biến đổi

xã hội và lập lại trật tự xã hội

Trang 9

Nền kinh tế xã hội phát triển dẫn đến sự thay đổi chung về cơ cấu xã hội làmcho xã hội nông thôn thời phong kiến bị tan dã dẫn tới sự phân hóa giàunghèo, bất bình đẳng,

Do sự phát triển của đô thị, các trung tâm, của nền kinh tế đã dẫn tới sự khácbiệt giữa thành thị -nông thôn, lao động chân tay và lao động trí óc

3.1.2 Điều kiện chính trị-xã hội

Cuộc đại cách mạng Pháp năm 1789, làm biến đổi chính trị, xã hộiquan trọng góp phần làm thay đổi căn bản thể chế chính trị, trật tự xã hội vàcác thiết chế xã hội châu Âu thế kỷ XVIII Cuộc cách mạng này đã không chỉ

mở đầu cho thời kỳ tan rã chế độ phong kiến, nhà nước quân chủ mà còn thaythế trật tự cũ đó bằng một trật tự chính trị xã hội mới là nhà nước tư sản.Công xã Paris năm 1871 - Mâu thuẫn sâu sắc về lợi ích giữa các tầng lớp xãhội và nhất là giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản đã lên đến đỉnh điểmlàm bùng nổ cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới vào cuối thế kỷXIX; và sau này là cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Những biến đổi chính trị, xã hội ở châu Âu đã đặt ra câu hỏi lý luận cơ bảncủa xã hội học Đó là vấn đề làm thế nào phát hiện và sử dụng các quy luật tổchức xã hội để góp phần tạo ra trật tự và tiến bộ xã hội

Thông qua cách mạng tư sản, đặc biệt Pháp, quyền lực đã chuyển sang giaicấp tư sản, giai cấp này đã đập tan chế độ quân chủ chuyên chế, kết thúc đêmtrường trung cổ của phong kiến châu Âu, từ đó xuất hiện một loạt vấn đề xãhội mới mẻ: tự do, bình đẳng, bác ái…

Đó là những vấn đề chính trị-xã hội quan trọng nhằm giải quyết vấn đề hiệntại, dự báo cho tương lai

3.2 Tiền đề ra đời của xã hội học

Đó là sự phát triển tri thức của nhân loại, của lực lượng sản xuất củakhoa học, trong đó có khoa học tự nhiên và khoa học xã hội như toán học củaPittago, hình học Ê-clip, lí học của Acsimet đã từng bước khôi phục sau đêmtrường trung cổ Đồng thời những tư tưởng tiến bộ của Aritot, Platony, Đe-cac cũng từng bước được kế thừa và phát huy

Tóm lại, trên đây là ba điều kiện và tiền đề cho xã hội học phát triển, lànhững diễn biến, biến động trong đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị xã hộicủa đời sống, là cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ tạo ra sự thay đổi toàn

bộ đời sống xã hội

Trang 10

4 Những nhà xã hội học tiền bối

4.1 Auguste Comte (1798-1857)

Ông là nhà vật lý học, toán học, thiên văn học và triết học người Pháp.Ông nổi tiếng về "quy luật ba trạng thái" nhằm giải thích sự vận động và pháttriển của xã hội Ông chia xã hội ra thành hai phần "tĩnh học xã hội" (staticalsociety) và "động học xã hội" (dynamic society) Ông cũng đúc kết ra lýthuyết "nhận thức thực chứng" khởi đầu cho xã hội học thực nghiệm Ôngđược coi không chỉ là người đặt tên mà còn thực sự đặt những viên gạch lýthuyết đầu tiên cho ngành khoa học này

Các tác phẩm chính của ông là: Giáo khoa về triết học thực chứng 1842), Hệ thống xã hội thực chứng (1851-1858)

là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa hai giai cấp

cơ bản kiến tạo nên xã hội Các vấn đề như: phân tầng xã hội, tội phạm, biếnchuyển xã hội, đều được các nhà xã hội học đương đại xem xét dưới ánhsáng lý thuyết mâu thuẫn của Marx

Các tác phẩm chính: Gia đình thần thánh (1845), Hệ tư tưởng Đức (1846), Sựkhốn cùng của triết học (1847), Tư bản(1875)

4.3 Herbert Spencer (1820-1903)

Nhà triết học và xã hội học người Anh Ông được coi là cha đẻ củatriết học tiến hóa Herbert Spencer đã dùng lý thuyết này để giải thích sự biếnđổi xã hội Mặc dù một vài quan điểm của ông bị phê phán nhưng vai trò củaông vẫn có những ảnh hưởng lớn tới các nhà xã hội học hậu thế

Các tác phẩm chính: Thống kê xã hội (1950), Nghiên cứu xã hội học (1837),Các nguyên tắc của xã hội học (1876), Xã hội học mô tả (1873-1881)

4.4 Emile Durkheim (1858-1917)

Trang 11

Nhà xã hội học nổi tiếng được coi là cha đẻ của xã hội học Pháp Các

lí thuyết xã hội học trên thế giới ngày nay đều ảnh hưởng rất nhiều lối tiếpcận cấu trúc-chức năng của ông E.Durkheim đã cố gắng tách các sự kiện,hiện tượng xã hội ra khỏi sự chi phối của con người và yêu cầu xem xétchúng như các "vật thể" để không áp đặt vào chúng những định kiến đã cósẵn Ông cũng là người sáng lập ra "Niên giám xã hội học" nhằm tập hợp cáccông trình khoa học của các nhà xã hội học đương thời Ông là người có cônglao rất lớn trong việc hình thành và phát triển ngành xã hội học hiện đại.Các tác phẩm chính: Phân công lao động xã hội (1893), Các quy tắc củaphương pháp xã hội học (1897), Tự tử (1897),Các hình thức cơ bản của đờisống tôn giáo (1912)

4.5 Max Weber (1864-1920)

Nhà xã hội học Đức, được coi là một trong những nhà xã hội học lớnnhất đầu thế kỷ XIX Lĩnh vực được ông chú ý nhiều là hành động xã hội.Ngoài ra, Max Weber còn dành khá nhiều thì giờ nghiên cứu về đạo Tin lành,

về tổ chức quan liêu, về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, Những tư tưởngcủa ông đã để lại khá đậm nét cho các thế hệ xã hội học sau này không chỉ về

lý thuyết mà còn các phương pháp tiếp cận xã hội

Các tác phẩm chính: Những tiểu luận phương pháp luận (1902), Đạo đức Tinlành và tinh thần của CNTB (1904), Kinh tế và xã hội (1910-1914), Xã hộihọc tôn giáo (1916)

5 Đối tượng, chức năng của xã hội học

5.1Đối tượng nghiên cứu của xã hội học

"Xã hội học là khoa học nghiên cứu chủ yếu về các khuôn mẫu của cáctương tác con người trong xã hội" Các tương tác đó diễn ra trong từng quan

hệ xã hội giữa các chủ thể xã hội (cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội tổng thể)diễn ra trong các hoạt động xã hội (sản xuất, văn hóa, tái sản sinh xã hội,quản lý, giao tiếp) Để nghiên cứu được những điều đó, xã hội học phải bắtđầu từ các sự kiện, hiện tượng và quá trình xã hội Trên cơ sở đó nhằm nắmbắt cho được trạng thái chất lượng của xã hội ở tầm vĩ mô hay vi mô, ở bềmặt cắt hay tầng sâu tiềm ẩn, ở một thời gian cụ thể và trong một không gianxác định với mục đích là thay đổi trạng thái đó theo chiều hướng có lợi hơn

và tiến bộ hơn Như thế nếu xã hội học sử dụng kết quả của khảo cổ học haydân tộc học khi nghiên cứu quá khứ, thì cũng là để phục vụ cho việc nắm bắttrạng thái xã hội đương đại Tương tự như thế, xã hội học có thể liên kết chặt

Trang 12

chẽ với tâm lý xã hội, nhân chủng học, kinh tế học hay luật học thì mục tiêucuối cùng hướng đến cũng là đi tìm về một trang thái xã hội hiện thực nào đó.

5.2Chức năng của xã hội học

Mỗi một môn khoa học đều có một số chức năng nhất định Chức năngcủa mỗi môn khoa học được phản ánh ở mối quan hệ và sự tác động qua lạicủa chính môn khoa học đó với thực tiễn xã hội Xã hội học có sáu chức năng

cơ bản sau đây:

5.2.1 Chức năng nhận thức: Xã hội học cũng giống như các môn khoa họckhác là trang bị cho người nghiên cứu môn học những tri thức khoa học mới,nhờ đó mà chúng ta có được nhãn quan mới mẻ hơn khi tiếp cận tới các hiệntượng xã hội, sự kiện xã hội và quá trình xã hội vốn rất gần gũi rất quenthuộc quanh chúng ta, và như thế xã hội hiện ra dưới mắt chúng ta sáng rõhơn mà trước đó chúng ta chưa bao giờ được biết đến hoặc biết đến rất ít.5.2.2 Chức năng tư tưởng: Xã hội học giúp chúng ta nhận thức đầy đủ sứcmạnh và vị trí của con người trong hệ thống xã hội, góp phần nâng cao tínhtích cực xã hội của cá nhân và hình thành nên tư duy khoa học trong khi xemxét, phân tích, nhận định, dự báo về các sự kiện, hiện tượng và quá trình xãhội

5.2.3 Chức năng dự báo: Trên cơ sở nhận diện được hiện trạng xã hội thựctại và sử dụng các lý thuyết dự báo, các nhà xã hội học sẽ mô tả được triểnvọng vận động của xã hội trong tương lai gần cũng như tương lai xa hơn Dựbáo xã hội là một thế mạnh của xã hội học Có thể nói trong tất cả các mônkhoa học xã hội thì xã hội học có chức năng dự báo mạnh nhất và hiệu quảnhất

5.2.4 Chức năng quản lý: Trước hết cần phải nói rõ ngay rằng xã hội họckhông phải là khoa học quản lý, nhưng có một điều chắc chắn rằng tất cả cáchoạt động quản lý kể cả quản lý kinh tế, hành chính hay nhân sự chỉ trở nêntối ưu khi mà biết sử dụng tốt các kết luận, nhận định và dự báo của xã hộihọc

5.2.5 Chức năng công cụ: Các phương pháp, các kỹ thuật thao tác, các cáchthức tiếp cận xã hội của xã hội học được các ngành khoa học khác nhau cũngnhư các lĩnh vực khác nhau của kinh tế, chính trị, văn hóa, sử dụng như mộtcông cụ hữu ích và hết sức cần thiết trong quá trình hoạt động Chúng ta cóthể thấy rõ điều đó qua các cuộc thăm dò dư luận xã hội trước các cuộc tranh

Ngày đăng: 13/11/2016, 21:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w