Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp gây ô nhiễm môi trường tại khu vực khai thác than Phấn Mễ Thái Nguyên

95 1K 1
Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp gây ô nhiễm môi trường tại khu vực khai thác than Phấn Mễ  Thái Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, đa dạng và được phân bố rải rác trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố ở các huyện trong tỉnh. Khoáng sản ở Thái Nguyên có thể chia ra làm 4 nhóm: nhóm nguyên liệu cháy, bao gồm: than mỡ (trên 15 triệu tấn), than đá (trên 90 triệu tấn); nhóm khoáng sản kim loại, bao gồm kim loại đen (sắt có 47 mỏ và điểm quặng; titan có 18 mỏ và điểm quặng), kim loại màu (thiếc, vonfram, chì, kẽm, vàng, đồng,…); nhóm khoáng sản phi kim loại, bao gồm pyrits, barit, phốtphorit…tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn; nhóm khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm đá xây dựng, đất sét, đá sỏi… với trữ lượng lớn, khoảng 84,6 triệu tấn. Chúng ta biết rằng, bất kỳ hoạt động kinh tế hay hoạt động trong đời sống sinh hoạt thường ngày, con người đều phải sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới, song chúng ta chưa thể thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch trong một sớm một chiều và có khả năng cạn kiệt bất cứ lúc nào, đặc biệt là than đá, dầu mỏ và khí đốt. Quá trình khai thác và đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Nếu như quá trình đốt cháy than tạo ra các khí nhà kính thì quá trình khai thác than lại gây ô nhiễm, suy thoái môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó, có những sự cố diễn ra ngày càng phức tạp không những làm cho môi trường ngày càng nguy cấp hơn mà nó còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người.

Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, đa dạng và được phân bố rải rác trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố ở các huyện trong tỉnh. Khoáng sản ở Thái Nguyên có thể chia ra làm 4 nhóm: nhóm nguyên liệu cháy, bao gồm: than mỡ (trên 15 triệu tấn), than đá (trên 90 triệu tấn); nhóm khoáng sản kim loại, bao gồm kim loại đen (sắt có 47 mỏ và điểm quặng; titan có 18 mỏ và điểm quặng), kim loại màu (thiếc, vonfram, chì, kẽm, vàng, đồng,…); nhóm khoáng sản phi kim loại, bao gồm pyrits, barit, phốtphorit…tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn; nhóm khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm đá xây dựng, đất sét, đá sỏi… với trữ lượng lớn, khoảng 84,6 triệu tấn. Chúng ta biết rằng, bất kỳ hoạt động kinh tế hay hoạt động trong đời sống sinh hoạt thường ngày, con người đều phải sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới, song chúng ta chưa thể thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch trong một sớm một chiều và có khả năng Page | 1 -1- cạn kiệt bất cứ lúc nào, đặc biệt là than đá, dầu mỏ và khí đốt. Quá trình khai thác và đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Nếu như quá trình đốt cháy than tạo ra các khí nhà kính thì quá trình khai thác than lại gây ô nhiễm, suy thoái môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó, có những sự cố diễn ra ngày càng phức tạp không những làm cho môi trường ngày càng nguy cấp hơn mà nó còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Cùng với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, hoạt động khai thác than ngày càng được quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Mỏ than Phấn Mễ là một trong những khu vực khai thác của tỉnh Thái Nguyên nằm trên địa bàn thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương. Mỏ than Phấn Mễ đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế xã hội, mang lại cho người dân nơi đây có được công việc ổn định thì hoạt động khai thác của mỏ than đã và đang gây ra một vấn đề đáng lo ngại về môi trường, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân. Đó chính là nguồn nước tại khu vực này đang bị đe dọa bởi hoạt động khai thác của mỏ than. Xuất phát từ những vấn đề cấp bách trên, từ nhu cầu thực tế, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Tài nguyên & Môi trường, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Giảng viên – Page | 2 -2- PGS.TS Lương Văn Hinh, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp gây ô nhiễm môi trường tại khu vực khai thác than Phấn Mễ- Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích, yêu cầu 1.2.1. Mục đích - Đánh giá được tình hình khai thác than tại Thị trấn Giang Tiên - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên trong những năm vừa qua. - Đánh giá được các ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường khu vực xung quanh, đặc biệt là môi trường nước. - Đề xuất các biện pháp quản lý cho đơn vị tổ chức khai thác cũng như việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này nhằm giảm thiểu hạn chế tối đa các hoạt động của hoạt động khai tác tới môi trường và con người. - Đẩy mạnh công tác quản lý môi trường trong hoạt động khai thác than tại khu vực. 1.2.2. Yêu cầu - Phản ánh đầy đủ, đúng đắn thực trạng khai thác than tại mỏ than Phấn Mễ và ảnh hưởng tới môi trường khu vực phát tán ô nhiễm. - Các mẫu nước phải được lấy trong khu vực chịu tác động của hoạt động khai thác quặng tại địa ban nghiên cứu. Page | 3 -3- - Các biện pháp được đề xuất phải mang tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế. - Nâng cao hiểu biết thêm về kiến thức thực tế. - Tích luỹ kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường. - Bổ sung tư liệu cho học tập. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đưa ra được các tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường nước để từ đó giúp cho đơn vị tổ chức khai thác có các biện pháp quản lý, ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường nước, cảnh quan và con người. - Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong khoáng sản. - Nâng cao chất lượng nước phục vụ cho người dân trên địa bàn. Page | 4 -4- Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học về đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1. Một số khái niệm về tài nguyên nước Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Không có nước, cuộc sống trên Trái đất không thể tồn tại được. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước. Nguồn nước là chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được, bao gồm: sông, suối, ao, hồ, kênh, mương, các tầng chứa nước dưới đất, mưa, băng tuyết và các dạng tích tụ khác. Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền và hải đảo. Nước ngầm là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất. Nước sinh hoạt là nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người. + Nước sạch là nước đảm bảo các yêu cầu sau: - Nước trong, không màu, - Không có mùi vị lạ, không có tạp chất, Page | 5 -5- - Không chứa chất tan có hại, - Không có mầm mống gây bệnh. 2.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm nước Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Như vậy, ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là tự nhiên hay nhân tạo. Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên như mưa rơi kéo theo bụi thải của các khu công nghiệp. Ngoài ra, nước bị ô nhiễm còn phải kể đến sự có mặt của các xác động thực vật chết. Ô nhiễm nhân tạo chủ yếu là do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải, Các xu hướng chính thay đổi chất lượng nước khi bị ô nhiễm là: - Giảm độ PH của nước ngọt do ô nhiễm bởi H 2 SO 4 , HNO 3 từ khí quyển, tăng hàm lượng SO 2- và NO 3 - trong nước. - Tăng hàm lượng các ion Ca 2+ , Mg 2+ , SiO 2- 3 trong nước ngầm và nước sông do nước mưa hòa tan, phong hóa các quặng cacbonat. Page | 6 -6- - Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm do chúng đi vào môi trường nước cùng nước thải, từ khí quyển và từ các chất thải rắn. - Tăng hàm lượng các chất hữu cơ, trước hết là các chất khó bị phân hủy bằng con đường sinh học (các chất hoạt động bề mặt và thuốc trừ sâu). - Tăng hàm lượng các ion kim loại trong nước tự nhiên, trước hết là: Pb 3+ , Cd + , Hg 2+ , Zn 2+ , As 3+ , Fe 2+ , Fe 3+ … - Giảm nồng độ oxy tự nhiên hòa tan trong nước tự nhiên do quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí. - Giảm độ trong của nước 2.1.2. Cơ sở pháp lý - Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội nước CHXHCNVN khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006; - Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước CHXHXNVN thông qua ngày 29/11/2005; - Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010; Page | 7 -7- - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ xung nghị định 80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật BVMT; - Nghị quyết số 41 – NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước; - Quyết đinh 769/2009/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tổng kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản; - Quyết định số 35/2002/QĐ- BKHCN ngày 5/6/2000 của BKHCN về việc ban hành tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (31 tiêu chuẩn); - Quyết định số 34/2004/QĐ- BKHCN ngày 9/10/2004 về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam; - Quyết định số 22/2006/QĐ- BTNMT ngày 18/12/2006 của BTNMT về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam (5 tiêu chuẩn); - Quyết định số 16/2008/QĐ- BTNMT ngày 31/12/2008 của BTNMT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường; Một số TCVN, QCVN liên quan tới chất lượng nước - TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu; Page | 8 -8- - TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu; - TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4: 1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo; - TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối; - QCVN 08: 2008/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt; - QCVN 09: 2008/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm. - QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 2.2.1.1. Hoạt động khai thác than trên thế giới Hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và khai thác than nói riêng đã và đang diễn ra rất lớn trên toàn thế giới, nhất là trong giai đoan hiện nay khi mà giá các loại nhiên liệu ngày càng tăng. Than đá là nguồn nhiên liệu hoá thạch cung cấp cho các ngành công nghiệp năng lượng chủ yếu trên Trái đất, với tổng trữ lượng vào khoảng 700 tỉ tấn và có thể đáp ứng nhu cầu của con người trong vòng Page | 9 -9- 180 năm. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 50 nước có trữ lượng than lớn nhất trong đó đứng đầu là Mỹ, nước chiếm khoảng 27,1% trữ lượng than trên toàn thế giới; thứ hai là Nga (khoảng 17,3%); tiếp đến là Trung Quốc (12,6%); Ấn Độ (10,2%); Austrâylia (khoảng 8,6%) và Nam Phi (khoảng 5,4%) (Bộ tài nguyên và Môi trường, 2006)[14]. Tại Hoa Kỳ, quốc gia có kĩ thuật cao trong công nghệ đã áp dụng nhiều dạng năng lượng trong hoạt động sản xuất công nghiệp và phục vụ cuộc sống của con người như sản xuất điện năng. Trong đó, năng lượng do than đá cung cấp vẫn chiếm hàng đầu với 52% tổng số nhu cầu năng lượng của cả nước. Do công nghệ, kĩ thuật khai thác than đơn giản, nhu cầu tiêu thụ cao và giá thành rẻ hơn so với các loại nhiên liệu hoá thạch khác vì thế công nghiệp khai thác than đang trở thành ngành công nghiệp chủ yếu của nước này (Mai Thanh Tuyết, 2004)[16]. Hàng năm, Hoa kỳ đầu tư cho công nghệ khai thác than lên đến 350 tỉ USD và hiện đang khai thác trên 75.000 mỏ. Với công nghệ, kĩ thuật và số lượng mỏ lớn như vậy mỗi năm nước này có thể khai thác được khoảng trên dưới 1 tỉ tấn than nguyên khai, năm 2003 khoảng 1 tỉ tấn và đến năm 2004 là 1,2 tỉ tấn (Mai Thanh Tuyết, 2004)[16]. Tại Trung Quốc do nhu cầu tiêu thụ than trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng, Chính phủ nước này đã cho phép đẩy mạnh ngành công nghiệp khai thác than. Tính đến năm 2006, ngành công nghiệp than nước Page | 10 -10- [...]... hậu khai thác để lại, trong đó đáng nói đến nhiều nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường 2.2.1.2 Ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác than trên thế giới Hiện nay, khai thác than trên thế giới đang áp dụng hai loại hình công nghệ khai thác chủ yếu đó là công nghệ khai thác hầm lò và khai thác lộ thiên Tuy nhiên, với mỗi loại hình công nghệ khai thác lại có những ưu điểm, nhược điểm riêng khác nhau và. .. công nghệ khai thác (đi kèm là các yếu tố đặc trưng về chất thải, sự cố môi trường …), các điều kiện về địa lý, địa chất và các điều kiện tự nhiên khác Page | 13 -14- Ô nhiễm môi trường tại khu vực mỏ khai thác than đang là vấn đề lớn cho các nhà chức trách ở nhiều quốc gia đang khai thác và sử dụng loại tài nguyên nhiên liệu này Tại Hoa kỳ, khai thác than là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây. ..  Hiện trạng môi trường tại các mỏ than Việt Nam Hiện nay, TKV có khoảng 29 mỏ lộ thiên, 14 mỏ hầm lò phần lớn nằm ở khu vực bể than Quảng Ninh Trong những năm gần đây, cùng với việc tăng sản lượng khai thác thì nạn ô nhiễm môi trường tại các khu vực khai thác cũng đang tăng lên ở mức báo động Môi trường vùng than Việt Nam hiện nay đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng đặc biệt là ô nhiễm về nồng... hoạt động khai thác than để lại đó là vấn nạn ô nhiễm môi trường Page | 14 -15- 2.2.2 Tình hình nghiên khai thác than ở Việt Nam 2.2.2.1 Hoạt động khai thác than ở Việt Nam  Tài nguyên than ở Việt Nam Tài nguyên than Việt Nam phân bố khắp cả nước gồm có 5 loại than chính như: than antraxit, than mỡ, than bùn, than ngọn lửa dài và than nâu (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2006)[13] * Than antraxit (than đá)... môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến HST tại khu vực khai thác và hoạt động sống của Page | 20 -21- người dân quanh vùng Trong khi đó thì chính sách đầu tư cho các giải pháp bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm lại chưa tương sứng với sản lượng khai thác hàng năm  Khai thác than ảnh hưởng tới môi trường nước tại Việt Nam Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt động khai. .. hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mói đất nước Tuy nhiên, bất cứ hình thức khai thác nào cũngdẫn đến sự suy thoái môi trường Nghiêm trọng nhất là khai thác ở các vùng mỏ, đặc biệt là hoạt động của các mỏ khai thác than Trong quá trình khai thác mỏ, con người đã làm thay đổi môi trường xung quanh, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường Có thể... môi trường ở Quảng Ninh đang đến hồi báo động, nhiều cán bộ công nhân viên và nhân dân trên địa bàn vùng than từ khu vực Đông Triều, Mạo Khê, Uông Bí, Vàng Danh đến khu vực Hạ Long, Cẩm Phả, Cọc Sáu, Cửa Ông , Mông Dương nhiều năm nay phải sống trong bụi than Đặc biệt tuyến đường “bão táp” (Mạo Khê - Bến Cân, Vàng Danh ra cảng Điền Công, khu vực cảng 6, khu vực cầu 4 phường Cẩm Sơn Page | 19 -20- và. .. Cửa Ông đến Mông Dương…) bụi than đã quá mức báo động (Bộ tài nguyên và Môi trường, 2006)[14] Qua kết quả quan trắc môi trường trên khu vực mỏ khai thác, nồng độ bụi tại các mỏ được quan trắc đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) nhiều lần (như khu vực mỏ Mông Dương, Hà Trung, Hồng Hà, Vàng Danh và Khe Ngát) Nước thải của công ty than Hà Lầm (Quảng Ninh) có hàm lượng BOD (nhu cầu ôxi hoá sinh học) và. .. dùng cho khai trường lớn; khối lượng đất đá đổ thải lớn; phá huỷ HST rừng, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí; làm suy giảm trữ lượng nước dưới đất; gây tổn hại cảnh quan sinh thái; ảnh hưởng lớn đến môi trường sống cộng đồng Qua hai loại hình công nghệ trên, chúng ta thấy tác động của quá trình khai thác than đến hệ thống môi trường rất khác nhau về quy mô, mức độ và tuỳ thuộc vào các điều... hưởng đến môi trường cảnh quan, địa hình; giảm nhẹ tổn thất tài nguyên sinh học và ít gây ra ô nhiễm môi trường không khí Page | 12 -13- - Nhược điểm: Hiệu quả đầu tư không cao; sản lượng khai thác không lớn; tổn thất tài nguyên cao (50- 60%); gây tổn hại đến môi trường nước; hiểm hoạ rủi ro cao; đe doạ tính mạng con người khi xảy ra sự cố như sập lò, cháy nổ và ngộ độc khí lò * Công nghệ khai thác lộ . tài: Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp gây ô nhiễm môi trường tại khu vực khai thác than Phấn Mễ- Thái Nguyên . 1.2. Mục đích, yêu cầu 1.2.1. Mục đích - Đánh giá được tình hình khai thác than tại. trong hoạt động khai thác than tại khu vực. 1.2.2. Yêu cầu - Phản ánh đầy đủ, đúng đắn thực trạng khai thác than tại mỏ than Phấn Mễ và ảnh hưởng tới môi trường khu vực phát tán ô nhiễm. - Các mẫu. khai thác thì nạn ô nhiễm môi trường tại các khu vực khai thác cũng đang tăng lên ở mức báo động. Môi trường vùng than Việt Nam hiện nay đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng đặc biệt là ô nhiễm

Ngày đăng: 06/02/2015, 08:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

  • VỀ CHẤT L­ƯỢNG N­ƯỚC MẶT

  • QCVN 08 : 2008/BTNMT

  • QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

  • VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM

  • QCVN 09 : 2008/BTNMT

  • QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan