Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho sinh viên học tập dựa vào cộng đồng, bộ môn Môi trường - Độc chất đã biên soạn tập tài liệu học tập cho đối tượng sinh viên chính quy
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN
MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỘC CHẤT
NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
Hà Nội - 2007
Trang 2LỜI GIỚI THIỆU
Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho sinh viên học tập dựa vào cộng đồng, bộ môn Môi trường - Độc chất đã biên soạn tập tài liệu học tập cho đối tượng sinh viên chính quy năm thứ ba Cuốn sách Môi trường và độc chất này nhằm các mục tiêu:
1 Nêu được những khái niệm cơ bản của khoa học môi trường, sức khỏe môi trường, sức khỏe lứa tuổi, độc chất học
2 Trình bày được các yếu tố nguy cơ môi trường và những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người
3 Đề xuất được một số/giải pháp can thiệp thích hợp để bảo vệ môi trường và phòng chống các yếu tố nguy cơ bảo vệ sức khỏe con người
4 Nhận thức được công tác bảo vệ môi trường và phòng chống các yếu tố nguy cơ gắn liền với công tác chăm sóc sức khỏe
5 Phát hiện được các dấu hiệu bệnh học đường liên quan tới môi trường để có các biện pháp phòng chống kịp thời
6 Tiến hành được xét nghiệm một số chỉ số trong môi trường và đánh giá được các chỉ số
đó
Cuốn sách gồm ba phần bao gồm cả phần lý thuyết và thực hành
Phần 1: Khoa học môi trường
Phần 2: Các thành phần môi trường liên quan đến sức khỏe
Phần 3: Độc chất học môi trường
Cuốn sách là những vấn đề cơ bản giúp cho sinh viên có được những kiến thức về sức khỏe môi trường - độc chất, một vấn đề mang tính thời sự quốc tế Cuốn sách được biên soạn dựa trên mục tiêu và nội dung khung chương trình dự án Hà Lan và CBE, được cập nhập những thông tin, kiến thức mới trên cơ sở phương pháp giảng dạy, học tập theo hướng tích cực có thể giúp sinh viên tự học và lượng giá
Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của chương trình hợp tác Y tế Việt Nam Thụy Điển, Vụ Khoa học - Đào tạo Bộ Y tế, Trường Đại học Y khoa, Thái Nguyên đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành cuốn tài liệu này
Tuy nhiên trong quá trình biên soạn, không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến đế những lần tái bản sau nội dung cuốn sách được phong phú và hoàn chỉnh hơn
Xin trân trọng cảm ơn !
Các tác giả
Trang 3WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
Trang 4MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 2
MỤC LỤC 4
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU 5
MÔN HỌC: MÔI TRƯỜNG - ĐỘC CHẤT HỌC 6
PHẦN 1: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG 8
MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN VÀ CÁC NGUYÊN LÝ SINH THÁI HỌC 8
MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE 21
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 29
PHẦN 2: CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE 37
Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 37
Ô NHIỄM NƯỚC VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 58
Ô NHIỄM ĐẤT VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 73
XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN, CHẤT THẢI LỎNG 82
MÔI TRƯỜNG NHÀ Ở VÀ HỘI CHỨNG NHÀ KÍN (SBS) 92
VỆ SINH CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ 101
VỆ SINH TRƯỜNG HỌC VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TUỔI HỌC SINH LIÊN QUAN ĐẾN TRƯỜNG HỌC 113
XÉT NGHIỆM VI SINH VẬT TRONG MÔI THƯỜNG KHÔNG KHÍ 126
XÉT NGHIỆM NƯỚC 131
ĐO CÁC CHỈ SỐ VỆ SINH LỚP HỌC, KHÁM PHÁT HIỆN CONG VẸO CỘT SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 142
PHẦN 3: ĐỘC CHẤT HỌC MÔI TRƯỜNG 149
ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘC CHẤT HỌC 149
ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ CỦA CHẤT Ô NHIỄM 155
ĐỘC ĐỘNG HỌC ĐỘC LỰC HỌC 162
BIỆN PHÁP TIÊU ĐỘC 171
MỘT SỐ CHẤT ĐỘC VÔ CƠ TRONG MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ TÁC ĐỘNG TỚI SỨC KHỎE 177
XÉT NGHIỆM MỘT SỐ CHẤT ĐỘC TRONG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 189
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ MÔN HỌC / HỌC PHẦN 196 HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC / HỌC PHẦN 197
ĐÁP ÁN 198
TÀI LIỆU THAM KHẢO 209
Trang 5HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
Cuốn sách này được biên soạn dùng cho sinh viên năm thứ ba của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên trong chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa hệ 6 năm Cuốn sách này giúp cho sinh viên có được những kiến thức về sinh thái học, các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, các bệnh liên quan đến môi trường ô nhiễm như ô nhiễm đất, nước, không khí, các bệnh học đường và
đề ra các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng
Cuốn tài liệu này được ban biên soạn giới thiệu chương trình chi tiết môn học, cách tiến hành từng bài học Trong cuốn tài liệu này chúng tôi cũng hướng dẫn cho sinh viên học các bài học theo các mục tiêu cụ thể
Trước khi bắt đầu môn học, sinh viên xem phần chương trình chi tiết của môn học để có cách nhìn tổng quan về mục tiêu, nội dung, thời gian của từng bài học để có thể nhìn nhận sự logic của các bài học trong chương trình
Đối với từng bài học sinh viên sẽ được biết đến mục tiêu của từng bài học Trong phần nội dung của bài học sinh viên có thể hiểu được bố cục, nội dung các phần cụ thể trong từng bài Phần tự lượng giá sinh viên sẽ tự trả lời các câu hỏi ở cuối mỗi bài học để kiểm tra lại kiến thức của sinh viên sau khi học xong từng bài Sau khi trả lời xong sinh viên có thể đối chiếu với đáp án ở cuối cuốn sách này
Phần hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu, vận dụng thực tế sẽ giúp cho sinh viên biết cách vận dụng những nội dung dã được học trong chương trình có ứng dụng trong thực tế như thế nào?
Phần tài liệu tham khảo, tài liệu đọc thêm sẽ giúp cho sinh viên có thể tìm các tài liệu liên quan đến môn học: bổ sung thêm vào phần nội dung đã được học Phần hướng dẫn đánh giá học phần sẽ giúp cho sinh viên biết được một cách tổng quát cách thức thi, kiểm tra khi kết thúc học phần
Đáp án cho mỗi câu hỏi trong từng bài giúp cho sinh viên kiểm tra lại xem mức độ trả lời của mình về nội dung bài học như thế nào?
Phần mục lục sẽ giúp sinh viên nhanh chóng tìm thấy nội đung bài học cần tìm
Trang 6MÔN HỌC: MÔI TRƯỜNG - ĐỘC CHẤT HỌC
Đối tượng đào tạo: Y3 chính quy
Số đơn vị học trình: Tổng số: 2.5 Lý thuyết: 2 Thực hành: 0.5
Số điểm kiểm tra: 2 Số điểm thi: 1
Thời gian thực hiện: Học kỳ: 2 năm thứ 3
MỤC TIÊU
Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có khả năng:
1 Nêu được những khái niệm cơ bản của khoa học môi trường, sức khỏe môi trường, sức
khỏe lứa tuổi, độc chất học
2 Trình bày được các yếu tố nguy cơ môi trường và những ảnh hưởng của nó đến sức
khỏe con người
3 Đề xuất được một số giải pháp can thiệp thích hợp để bảo vệ môi trường và phòng
chống các yếu tố nguy cơ bảo vệ sức khỏe con người
4 Nhận thức được công tác bảo vệ môi trường và phòng chống các yếu tố nguy cơ gắn
liền với công tác chăm sóc sức khỏe
5 Phát hiện được các dấu hiệu bệnh học đường liên quan tới môi trường để có các biện
Phần 2: Các thành phần môi trường liên quan đến sức khỏe
Trang 78 Môi trường nhà ở và hội chứng nhà kín (SBS ) 1.5 1.5 0
10 Vệ sinh trường học và các bệnh thường gặp ở tuổi
học sinh liên quan đến trường học
13 Đo các chỉ số vệ sinh lớp học, khám phát hiện cong
vẹo cột sống trong nhà trường
Trang 8PHẦN 1: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN VÀ CÁC NGUYÊN LÝ SINH THÁI HỌC
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1 Trình bày được các khái niệm về môi trường, thành phần môi trường cơ bản, các chức năng của môi trường
2 Mô tả được cấu trúc, chức năng của hệ sinh thái, vòng tuần hoàn vật chất, vòng tuần hoàn năng lượng
3 Trình bày được các nguyên lý của hệ sinh thái
1 Khái niệm tổng quát về môi trường và chức năng của môi trường
Trong các chủ chương chính sách của Đảng, Nhà nước đã xác định vai trò quan trọng của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường Chỉ thị số 36/CT-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 25/06/1998 đã xác định: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân" Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 3/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng nêu lên "Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân" và quyết định số 22/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Tư vấn, phản biện và giám định xã hội" đã xác định vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong việc tham gia đóng góp ý kiến và thực hiện các chính sách, các kế hoạch, các dự án phát triển kinh tế, xã hội và môi trường
1.1 Khái niệm về môi trường
Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới vật thể và sự kiện đó Đây là định nghĩa khái quát nhất về môi trường
Môi trường theo tiếng Anh là "Environment" có nghĩa là "cái bao quanh" Người Trung Quốc gọi môi trường là "Hoàn cảnh", cũng có nghĩa vòng quanh, bao quanh
Đối với con người thì môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của các cá nhân và cộng đồng con người
Theo điều 1 Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam định nghĩa như sau:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên
Tuỳ theo nội dung nghiên cứu, môi trường sống của con người được phân thành môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội
Trang 9Môi trường tự nhiên: (Natural environment) bao gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hóa
học và sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người Đó là ánh sáng, núi, sông, không khí, động, thực vật, đất, nước
Môi trường xã hội: (social environment) là tổng thể các quan hệ giữa người với người tạo
nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng của con người
Môi trường nhân tạo: (artificial environment) bao gồm tất cả những nhân tố vật lý, hóa
học, sinh học, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, đô thị
1.2 Khoa học môi trường
Môi trường là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như sinh học, y học, địa học, hóa học, tuy nhiên các ngành khoa học chỉ quan tâm đến một phần hoặc một thành phần của môi trường theo nghĩa hẹp mà không có một ngành nào hiện nay đủ điều kiện nghiên cứu và giải quyết mọi nhiệm vụ của công tác bảo vệ môi trường, quản lý môi trường
Vì vậy khoa học môi trường có thể được xem là một ngành khoa học độc lập, được xây dựng trên cơ sở tích hợp các kiến thức của các ngành khoa học đã có cho một đối tượng chung là môi trường sống bao quanh con người với phương pháp và nội dung cụ thể
Khoa học môi trường là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người và môi trường xung quanh nhằm mục đích bảo vệ môi trường sống của con người trên trái đất
Nhiệm vụ của khoa học môi trường:
- Nghiên cứu đặc điểm của các thành phần môi trường (tự nhiên và nhân tạo) có ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng của con người, nước, không khí, đất, sinh vật, hệ sinh thái, khu công nghiệp, đô thị, nông thôn Khoa học môi trường tập trung nghiên cứu mối quan hệ và tác động qua lại giữa con người với các thành phần của môi trường sống
- Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường sống của con người
- Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý môi trường và phát triển bền vững trái đất, quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành công nghiệp
- Nghiên cứu về phương pháp như mô hình hoá, phân tích hóa học, lý học, sinh vật học phục vụ công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe con người
1.3 Mối quan hệ giữa sức khỏe môi trường, Y học môi trường với các ngành khoa học khác
Hầu hết bệnh tật đều nảy sinh khi cơ thể tiếp xúc với một số tác nhân trong môi trường, có mối quan hệ giữa y học môi trường, sức khỏe môi trường, sinh thái học, và khoa học môi trường Các thành phần trong môi trường cụ thể như sau:
- Sinh thái học là ngành khoa học cơ bản về sinh học
- Sức khỏe môi trường là một lĩnh vực y tế công cộng
Trang 10- Y học môi trường được dùng làm thành phần lâm sàng của các ngành trên, nhất là trong sức khỏe môi trường
Trong lịch sử, sức khỏe môi trường nặng về nghiên cứu và kiểm soát các bệnh về nhiễm khuẩn, ngày nay các chuyên gia về Y học môi trường có khuynh hướng từ bỏ lĩnh vực bệnh nhiễm khuẩn cho các ngành khác và tập trung vào những tác hại của các chất độc hóa học, lý học trong môi trường đối với cơ thể Như vậy luôn có những sự chồng chéo lẫn nhau, xen kẽ lẫn nhau trong công tác nghiên cứu môi trường và sức khỏe con người trong các ngành khoa học nói chung và các ngành khoa học về sức khỏe nói riêng, thí dụ như hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong môi trường đất thì nhà sinh thái nghiên cứu xem nó có thể làm thay đổi cấu trúc, chức năng hệ sinh thái đất và sự tác động đến các loài trong hệ sinh thái, nhà khoa học môi trường chú trọng việc di chuyển thuốc trong đất và sự thoái hóa thuốc, nhà sức khỏe môi trường lại nghiên cứu về số người tiếp xúc với thuốc trừ sâu và nguy cơ tổn hại về sức khỏe cộng đồng Sau cùng thì thầy thuốc thực hành về y học môi trường tìm hiểu xem các cá nhân hoặc cộng đồng dã tiếp xúc ra sao, làm thế nào để nhận biết, diễn biến lâm sàng do ngộ độc thuốc trừ sâu cách chữa trị, dự phòng
1.4 Thành phần môi trường cơ bản
1.4.1 Các nhân tố vô sinh
a Nhân tố nhiệt độ
Nhìn chung các sinh vật chỉ có thể sống được trong giới hạn khá hẹp về nhiệt độ (0-500C) Tác động của nhiệt độ tới cơ thể là sự ảnh hưởng tới các chức năng sống như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết, trao đổi chất, sinh sản Loài người là sinh vật hằng nhiệt, vì vậy nếu bị tác động bởi nhiệt độ thấp đột ngột có thể gây tổn thương cơ thể như phản ứng thần kinh giao cảm, tăng quá trình oxy hóa, nếu kéo dài có thể gây suy kiệt năng lượng dự trữ Nếu tiếp xúc với môi trường nóng thì ảnh hưởng tới chức năng sinh lý
Trang 1120,7 - 20, 9%, CO2 chiếm 0,03 - 0,04% và gần 1% là các loại khí hiếm như heli, argon
1.4.2 Các nhân tố hữu sinh
a Chuỗi dinh dưỡng
Thức ăn để xây dựng cơ thể, để bù đắp những năng lượng bị mất đi trong quá trình trao đổi chất, đặc biệt là để lao động và các hoạt động của bản thân Chất và lượng thức ăn đã ảnh hưởng đến các chức năng cơ bản của đời sống động vật Chuỗi thức ăn hình thành do sự thích nghi giữa các loài, loài động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật Mối quan hệ này luôn giữ
ở mức cân bằng động, nghĩa là về số lượng cá thể của hai quần thể này luôn điều chỉnh sự cân bằng tương đối Sự cạnh tranh giữa các sinh vật có tầm quan trọng đặc biệt trong cùng loài hoặc khác loài nhằm đảm bảo sự tồn tại của mình
b Các yếu tố sinh học
Đó là các loại vật ký sinh và vật chủ của nó đều đã có những thích nghi cơ bản để cùng tồn tại
1.5 Các chức năng của môi trường
Đối với một cá thể con người, cũng như đối với cộng đồng nhiều con người và cả xã hội loài người, môi trường sống có thể xem là có 3 chức năng chính:
- Môi trường là không gian sống của con người
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người
- Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình
Chất lượng của môi trường tốt hay xấu được đánh giá qua khả năng thực hiện các chức năng này của môi trường
1.5.1 Môi trường cung cấp không gian sống cho con người
Trong cuộc sống của mình con người cần có một không gian sống với một phạm vi (độ lớn) cũng như một chất lượng sống nhất định
Trái đất, bộ phận môi trường gần gũi nhất của loài người, trong hàng trăm triệu năm qua không thay đổi về độ lớn Trong lúc đó dân số loài người trên trái đất đã và đang tăng lên cấp
số nhân Diện tích đất bình quân đầu người vì thế mà thu hẹp lại, theo đó đã giảm sút nhanh chóng về không gian sống của con người
Con người đòi hỏi ở không gian sống không chỉ về phạm vi rộng lớn mà còn cả chất lượng Không gian sống có chất lượng cao trước hết phải sạch sẽ, tinh khiết cụ thể là không khí, nước, đất tiếp xúc với con người và được con người sử dụng không chứa hoặc chứa ít các chất bẩn, độc hại đối với sức khỏe của con người Không gian sống còn phải đẹp đẽ, hài hoà, cụ thể là thoả mãn được đòi hỏi về mỹ cảm, tâm lý của con người
1.5.2 Môi trường cung cấp nguồn tài nguyên
Môi trường là nơi con người khai thác nguồn lực về vật liệu, năng lượng cần thiết cho cuộc
Trang 12sống và hoạt động sản xuất của mình Tất cả các nguồn sản xuất từ săn bắn, hái lượm qua nông nghiệp, đến công nghiệp và hậu công nghiệp đều phải sử dụng các nguyên liệu: đất, nước, không khí, khoáng sản lấy từ trái đất, và các dạng năng lượng củi, gỗ, than, dầu, khí, nắng, gió, nước bắt nguồn từ năng lượng mặt trời hoặc năng lượng nguyên tử khai thác từ năng lượng tiềm tàng trong vật chất cần thiết của trái đất Môi trường cung cấp cho con người các nguyên liệu, năng lượng để duy trì cuộc sống và quá trình phát triển
1.5.3 Môi trường là nơi chứa đựng chất thải
Con người luôn luôn tạo ra các phế thải sinh hoạt và phế thải sản xuất Môi trường chính là nơi chứa đựng các phế thải đó Trong các xã hội chưa công nghiệp hoá, mật độ dân số thấp, các phế thải thường được tái sử dụng Thí dụ các chất bài tiết được dùng làm phân bón, các phế thải từ nông sản, lâm sản được dùng làm thức ăn cho gia súc, nhiên liệu Những cái không thể tái sử dụng, tái chế thường được phân huỷ tự nhiên bởi các sinh vật và vi sinh vật sau một thời gian tương đối ngắn để trở lại thành những hợp chất hoặc nguyên tố dùng làm nguyên liệu cho các quá trình sản xuất mới Trong xã hội công nghiệp hoá, mật độ dân số cao, lượng phế thải thường rất lớn, không đủ nơi chứa đựng, quá trình phân huỷ tự nhiên không đủ sức xử lý, hoặc có độc tính cao chỉ với một lượng nhỏ Nhiều nước công nghiệp phát triển tạo ra một lượng phế thải quá lớn hoặc quá độc hại phải chôn, dấu các chất này tại các vùng xa xôi, hẻo lánh trong lãnh thổ của mình, hoặc tìm cách "xuất khẩu" sang các vùng đất mà họ đã mua quyền sử dụng tại các nước nghèo
1.6 Nguyên lý chăm sóc môi trường cơ bản
1.6.1 Khái niệm về chăm sóc môi trường cơ bản
Chăm sóc môi trường cơ bản là một quá trình mà trong đó cộng đồng với những kinh nghiệm thực tế có thể tự tổ chức, đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường đồng thời với các hoạt động khác nhằm làm thỏa mãn về nhu cầu kinh tế, xã hội của địa phương với sự hỗ trợ của Nhà nước và Quốc tế
1.6.2 Những yêu cầu về chăm sóc môi trường cơ bản
Đảm bảo sự năng động và chủ động giải quyết vấn đề
- Làm chủ được việc sử dụng các nguồn lực địa phương
- Xây dựng được đội ngũ có kiến thức, kinh nghiệm giải quyết các tình huống cụ thể diễn
ra nhằm đảm bảo cuộc sống và bảo vệ môi trường
1.6.3 Các điều kiện đảm bảo cho sự thành công trong chăm sóc môi trưởng cơ bản
- Khả năng tổ chức tham gia của các thành viên cộng đồng
- Sự giám sát, quản lý của chính quyền địa phương
- Sở hữu nguồn lực địa phương
- Tiếp cận các phương tiện truyền thông và hoạt động có tính xã hội
- Sự hỗ trợ từ bên ngoài như các cơ quan của Chính phủ, Tổ chức phi Chính phủ
Trang 132 Cấu trúc, chức năng và một số nguyên lý hệ sinh thái:
2.1 Một số khái niệm
Sinh thái học (Ecology) là một ngành quan trọng trong sinh học, tức khoa học về các vật sống Sinh thái học nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa các vật sống với môi trường sống của chính nó, bao gồm các điều kiện tự nhiên và có các vật sống khác
Có thể nói rằng sinh thái học là ngành khoa học tiền bối của khoa học môi trường, và tương tự như sinh thái học, với một phạm vi hẹp hơn và ra đời nhiều thập kỷ sau sinh thái học, khoa học môi trường lấy mối quan hệ giữa con người và các hoạt động của nó với môi trường làm đối tượng nghiên cứu
- Hệ sinh thái được định nghĩa gồm quần xã và môi trường bao quanh quần xã
2.2 Cấu trúc của hệ sinh thái
Các hệ sinh thái xét về cấu trúc đều gồm 4 thành phần cơ bản: Môi trường (E), vật sản xuất (P), vật tiêu thụ (C) và vật phân huỷ (T)
Môi trường (E) bao gồm tất cả các nhân tố vật lý, hóa học và sinh vật bao quanh Ví dụ: Hệ sinh thái hồ từ môi trường gồm nước, nhiệt độ, ánh sáng, các khí hoà tan, O2, CO2, các muối hoà tan, các vật lơ lửng môi trường cung cấp tất cả các yêu cầu cần thiết cho vật sản xuất tồn tại
Vật sản xuất (P) bao gồm các vi khuẩn và cây xanh, tức là các sinh vật có khả năng tổng hợp được chất hữu cơ cần cho sự xây dựng cơ thể của mình, các sinh vật này còn được gọi là các sinh vật tự dưỡng Cây xanh nhờ có diệp lục nên chúng thực hiện được quang hợp để xây dựng cơ thể theo phản ứng sau đây:
6CO2 + 6H2O + Năng lượng mặt trời + enzym của diệp lục → C6H12O6 + 6O2
Một số vi khuẩn cũng được coi là vật sản xuất do chúng cũng có khả năng quang hợp hay hóa hợp Tất cả các hoạt động sống có được là dựa vào khả năng sản xuất của vật sản xuất Vật tiêu thụ (C) bao gồm các động vật, chúng sử dụng chất hữu cơ trực tiếp hay gián tiếp
từ vật sản xuất, chúng không có khả năng tự sản xuất được chất hữu cơ và được gọi là các sinh vật dị dưỡng Vật tiêu thụ cấp 1 hay vật ăn cỏ là các động vật chỉ ăn các thực vật Vật tiêu thụ cấp 2 là các động vật ăn tạp hay ăn cả động vặt lẫn thực vật
Vật phân hủy (T) là các vi khuẩn và nấm Chúng phân hủy các chất hữu cơ, tính chất dinh dưỡng đó gọi là vi sinh vật hoại sinh, chúng sống nhờ vào các sinh vật chết, Chúng phá vỡ các hợp chất hữu cơ phức tạp trở thành đơn giản mà cây xanh có thể sử dụng được
Chất hữu cơ → NH3 → NO2 → NO3
Hầu hết các hệ sinh thái tự nhiên bao gồm đủ 4 thành phần cơ bản trên
Tuy vậy trong một số trường hợp hệ sinh thái không đủ 4 thành phần
2.3 Vòng tuần hoàn vật chất, năng lượng của hệ sinh thái
Trong các hệ sinh thái thường xuyên có sự vận chuyển các chất hóa học từ môi trường vào vật sản xuất, rồi từ vật sản xuất sang vật tiêu thụ, sau đó các chất hóa học này từ vật sản xuất
Trang 14và vật tiêu thụ sang vật phân hủy và cuối cùng chúng trở lại về môi trường
Sự vận chuyển vật chất này được gọi là vòng tuần hoàn vật chất của hệ sinh thái Nó còn được gọi là chu trình sinh địa hóa
Ví dụ: Vòng tuần hoàn C (sơ đồ 1) Vòng tuần hoàn N (sơ đồ 2)
Trong một vòng tuần hoàn có hai giai đoạn: giai đoạn môi trường tại đó chất dinh dưỡng tồn tại trong đất, nước hoặc không khí và giai đoạn cơ thể tại đó chất dinh dưỡng là thành phần màu mỡ của vật sản xuất hoặc vật tiêu thụ, nếu nhiễu loạn một giai đoạn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giai đoạn kia
- Song song với vòng tuần hoàn vật chất, trong hệ sinh thái tồn tại dòng năng lượng Năng lượng được cung cấp từ nguồn năng lượng mặt trời, chỉ có một phần nhỏ được chất diệp lục của cây xanh sử dụng, còn lại phần lớn chuyển thành nhiệt năng
Trang 163 Nguyên lý sinh thái học
3.1 Tính ổn định của hệ sinh thái: (Ecosystem Stability)
Hệ sinh thái không bao giờ tĩnh tại mà luôn luôn thay đổi, các thành phần trong hệ cũng luôn luôn biến động Tính ổn định của hệ là ổn định động (Dynamic stabihty)
Cân bằng sinh thái còn chịu tác động của tính đa dạng của các loài, còn gọi là tính đa dạng sinh học (biodiversity) biểu thị bằng số lượng các loài trong một quần xã Mỗi loài có nhiều cá thể, tổng số cá thể trong toàn bộ quần xã càng lớn thì tính đa dạng sinh học của nó càng cao Tính đa dạng sinh học là nhân tố quan trọng của cân bằng sinh thái Trong một hệ sinh thái, đa dạng các chuỗi thức ăn liên kết chằng chịt với nhau thành mạng thức ăn Khi số lượng cá thể của một loài giảm xuống, thậm trí bị tiêu diệt hết thì các loài khác vẫn tồn tại và phát triển được dựa vào các chuỗi thức ăn có giá trị tương đương
3.2 Sự mất cân bằng của hệ sinh thái
Một hệ sinh thái đang cân bằng có thể mất cân bằng vì những tác động của thiên nhiên hoặc nhân tạo Nếu tác động không quan trọng, xảy ra trong một thời gian ngắn, thì quán tính
và tính hoàn nguyên sẽ đưa hệ sinh thái về trạng thái ban đầu
Nếu tác động lớn, kéo dài, môi trường bị thay đổi rộng lớn, sâu sắc thì quần xã mới thích nghi và trưởng thành trong bối cảnh mới được hình thành Quần xã này còn được gọi là quần
xã định cực (Climax community) Sự chuyển từ quần xã này sang một quần xã khác gọi là diễn thể (Succession)
3.3 Sự điều chỉnh của các hệ sinh thái
Các hệ sinh thái tự nhiên đều có khả năng tự điều chỉnh riêng Nói theo nghĩa rộng đó là khả năng tự lập lại cân bằng, giữa các chủng quần trong hệ sinh thái (Vật ăn thịt, con mồi, vật
ký sinh - vật chủ), cân bằng các vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng giữa các thành phần của hệ sinh thái, sự cân bằng này cũng có nghĩa là sự cân bằng giữa các vật sản xuất, vật tiêu thụ và vật phân hủy Sự cân bằng này còn được gọi là sự cân bằng sinh thái Nhờ có sự điều chỉnh này mà các hệ sinh thái tự nhiên giữ được tính ổn định mỗi khi chịu tác động của nhân tố ngoại cảnh
Sự điều chỉnh của hệ sinh thái có giới hạn nhất định, nếu sự thay đổi vượt quá giới hạn này, hệ sinh thái mất khả năng tự điều chỉnh và hậu quả là chúng bị phá hủy
Sự điều chỉnh của hệ sinh thái là kết quả của sự tự điều chỉnh của từng cơ thể, của từng chủng quần, của quần xã mỗi khi một nhân tố sinh thái thay đổi
Mỗi cơ thể, mỗi chủng quần có một giới hạn sinh thái nhất định đối với từng nhân tố sinh thái, giới hạn này phụ thuộc vào vị trí tiêu hóa của cơ thể chủng quần và cũng phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái khác
Ô nhiễm là hiện tượng do hoạt động con người dẫn đến sự thay đổi các nhân tố sinh thái ra ngoài giới hạn sinh thái của cơ thể, của chủng quần, của quần xã Con người đã gây nên rất nhiều loại ô nhiễm (hoá học, vật lý, sinh học) cho các loài sinh vật (vi sinh vật động vật, thực vật và cả cho người) Muốn kiểm soát được ô nhiễm môi trường cần phải biết được giới hạn
Trang 17sinh thái của cơ thể, của chủng quần của quần xã đối với từng nhân tố sinh thái Xử lý ô nhiễm
có nghĩa là đưa các nhân tố sinh thái trở về giới hạn sinh thái của cơ thể, của chủng quần, của quần xã Muốn xử lý được ô nhiễm cần phải biết được cấu trúc và chức năng của từng hệ sinh thái và nguyên nhân làm cho các nhân tố sinh thái vượt ra ngoài giới hạn thích ứng
TỰ LƯỢNG GIÁ
Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm
Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng
trả lời các câu hỏi sau:
1 Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 11 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống
1: Môi trường là tổng hợp các điều kiện (A) có ảnh hưởng đến vật thể và (B)
Trang 188: Sinh thái học là ngành khoa học (A) của khoa học môi trường Khoa học môi trường
lấy ( B) giữa con người và các hoạt động của nó làm đối tượng nghiên cứu
2 Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 12 đến 15 bằng cách đánh dấu X vào ô
có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn
12: Hệ sinh thái bao gồm các yếu tố sau:
A Quẩn thể và môi trường bao quanh quần thể
B Quần thể và quần xã
C Quần xã và môi trường bao quanh quần xã
D Quần thể và môi trường bao quanh quần xã
13: Quần xã được hình thành nhờ các yếu tố sau, ngoại trừ:
A Những tác động lớn
B Môi trường bị thay đổi rộng lớn
C Quần xã mới thích nghi
D Tính đa dạng của loài
Trang 1914: Vật sản xuất P bao gồm các yếu tố sau, ngoại trừ:
Để nắm bắt được mục tiêu bài học cần trả lời ba câu hỏi sau:
1 Cấu trúc của hệ sinh thái bao gồm những thành phần nào, đặc điểm của từng thành phần đó
2 Đặc điểm của hệ sinh thái là gì, khi mất cân bằng sinh thái thì có những biến đổi gì xảy ra?
3 Ứng dụng các đặc điểm sinh thái trong nông thôn miền núi ra sao? Sinh viên cần quan sát các hiện tượng trong tự nhiên để hiểu sâu hơn về khái niệm cân bằng sinh thái Ví dụ như con người săn bắn một số loài động, thực vật sẽ làm cho sâu bọ phát triển nhiều, phá hoại mùa màng, từ đó vận dụng vào để tuyên truyền cho cộng đồng biết cách bảo tồn các động vật quý hiếm tránh gây mất cân bằng sinh thái
2 Vận dụng thực tế
Sinh viên cần vận dụng để giải quyết vấn đề môi trường nông thôn ở những vùng sinh thái khác nhau, cần xem xét kỹ sơ đồ cấu trúc của hệ sinh thái và vòng tuần hoàn cỏbon, vòng tuần hoàn nào để vận dụng vào thực tiễn trong việc bảo vệ môi trường nông thôn mà gia đình mình đang sinh sống
3 Tài liệu tham khảo
1 Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường
Đại học Y khoa Hà Nội
2 Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường
Đại học Y khoa Thái Nguyên
Trang 203 Lê Văn Khoa (2005), Khoa học môi trường, Nhà xuất bản Giáo dục
4 Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục
5 Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi
trường, Nhà xuất bản Y học
6 Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học
Trang 21MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1 Trình bày được các cấp độ môi trường, các khái niệm về sức khỏe
2 Phân tích mối liên quan giữa môi trường và sức khỏe
3 Áp dụng được các phương pháp dịch tễ học để đánh giá tác động của môi trường tới sức khỏe
1 Các cấp độ tiếp xúc môi trường, khái niệm về sức khỏe
1.1 Khái niệm về môi trường tiếp xúc
Con người phụ thuộc vào môi trường bao quanh và phát triển trong môi trường này, cho nên việc bảo vệ môi trường sống chính là việc bảo vệ sự cân bằng động của nó Mục đích cuối cùng của các biện pháp bảo vệ môi trường là tạo điều kiện thuận lợi cho con người, bảo đảm một cuộc sống lành mạnh về thể chất và tinh thần Khoa học môi trường cũng nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa con người và môi trường Ảnh hưởng của con người đến môi trường và ngược lại Môi trường sống bị ô nhiễm là do con người tác động ngày càng mạnh vào trái đất,
đó là sự gia tăng về công nghiệp hóa, đô thị hóa, tăng dân số vv Ảnh hưởng tới điều kiện sống cần thiết của con người
Các nghiên cứu dịch tễ học có thể liên quan tới các cá thể riêng lẻ, các nhóm người sống và làm việc cùng nhau hoặc với dân cư ở các vùng hay các nước nhất định nào đó Cách đánh giá tiếp xúc phù hợp phải được thực hiện theo mục tiêu thực tiễn, các môi trường mà trong đó con người hoạt động có thể dược xem ở bốn cấp như sau:
- Có bốn cấp độ tiếp xúc môi trường:
+ Môi trường gia đình hay "Vi môi trường", liên quan tới đối tượng nhà ở Việc tiếp xúc có thể được xác định do tình trạng bụi, vi khí hậu nhà ở, các thói quen ăn uống của cá nhân hay gia đình, dụng cụ nấu nướng, các thú vui và các thói quen khác (chẳng hạn hút thuốc hay uống rượu), việc sử dụng các phép trị liệu, các loại thuốc, mỹ phẩm, thuốc sát trùng, hóa chất bảo vệ thực vật
+ Môi trường làm việc: đối tượng có thể sống phần lớn cuộc đời của họ trong các môi trường nghề nghiệp như mỏ than, xưởng thép v.v Nơi có thể có các vấn đề riêng về môi trường Các thời kỳ học tập ở trường hoặc ở cơ sở giáo dục khác nhau cũng được xem xét trong dạng môi trường này, ở khu vực này thường liên quan đến tính chất nghề nghiệp của cá thể
+ Môi trường cộng đồng: trong khu vực có giới hạn như tiểu khu, thôn xóm, xã, quận, huyện mà đối tượng trực tiếp sinh sống tại đó Họ có thể bị tác động bởi ô nhiễm không khí,
Trang 22tiếng ồn, nước thải, sinh hoạt tập quán xã hội của cộng đồng vv
+ Môi trường khu vực: đối tượng sống trong một vùng khí hậu riêng nào đó, ở một kinh
độ, vĩ độ nào đó v.v Ví dụ khu vực đồng bằng, miền núi, ven biển hoặc khu vực nhiệt đới: ôn đới, hàn đới
Trong việc đánh giá tiếp xúc của cá nhân và nhóm đối tượng với các tác nhân nào đó, phải tính đến mức độ tham dự của mỗi một trong bốn cấp độ môi trường này vào tổng mức tiếp xúc; cường độ và thời gian tiếp xúc, sự cùng tồn tại của các tác nhân có hại khác nhau
1.2 Khái niệm về sức khỏe
- Sức khỏe phải được nhìn toàn bộ:
Khái niệm về sức khỏe được dựa vào định nghĩa sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới "Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ
là một tình trạng không bệnh tật hay tàn tật"
Về phương diện sức khỏe, con người phải được nhìn toàn bộ ở ba kích thước của sức khỏe:
"Sức khỏe trên con người riêng lẻ, sức khỏe của cộng đồng xã hội mà con người là thành viên, sức khỏe của con người và cộng đồng trong môi trường"
- Sức khỏe phải được nhìn ở trạng thái biến động:
Con người và cộng đồng người luôn dao động giữa hai lực đối kháng; lực gây tổn hại và lực bảo vệ sức khỏe Sức khỏe là một trạng thái cân bằng giữa hai lực kể trên Đó là điều chúng ta cần phải biết, để có thể dự đoán và dự phòng bảo vệ và nâng cao sức khỏe
Sức khỏe luôn ở tình trạng bị bao vây bởi nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố sinh học ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe Tuy nhiên, sức khỏe cũng lệ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường khác nhau như: môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường xã hội, môi trường văn hóa vv
- Định nghĩa về sức khỏe môi trường:
Sức khỏe môi trường là trạng thái sức khỏe của con người liên quan và chịu tác động của các yếu tố môi trường xung quanh
Trong tổng số các bệnh tật có tới 25% là do môi trường gây nên hoặc có liên quan đến môi trường, trong đó có tới 80% các loại bệnh là do nước hoặc liên quan đến nước
2 Mối liên quan giữa môi trường và sức khỏe
Các yếu tố môi trường bao vây và ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Trang 23Ảnh hưởng của yếu tố môi trường trong từng cá thể cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi người như tuổi, giới tính, điều kiện sinh lý
- Các yếu tố trong môi trường cơ bản như môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường xã hội: môi trường học tập, môi trường nông thôn đều có sự ảnh hưởng tới sức khỏe của con người
3 Áp dụng các phương pháp dịch tễ học để đánh giá tác động của môi trường tới sức khỏe
Khi xem xét mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe, đặc biệt trong môi trường lao động
Trang 24tiếp xúc với các chất độc hại, ta cần nhấn mạnh tính nhân - quả của các mối quan hệ Khi tính toán RR (nguy cơ tương đối bằng phương pháp thuần tập) hay OR (độ chênh lệch bằng phương pháp bệnh chứng) nếu giá trị cao và đảm bảo ý nghĩa thông kê thì có thể đó là mối quan hệ nhân quả Nếu nghiên cứu dược lập lại bởi nhiều tác giả khác nhau ở nhiều địa điểm khác nhau và dưới nhiều điều kiện khác nhau, thời gian khác nhau cũng cho kết quả tương tự thì mối liên hệ căn nguyên cũng được xác định là đúng Mặt khác, phải chú ý tới tính đặc hiệu được tiến hành theo dõi thật sớm các phơi nhiễm có thể coi là nguyên nhân, tính hợp lý sinh học, tính chặt chẽ qua nghiên cứu thực nghiệm: can thiệp, điều này sẽ là bằng chứng rất mạnh
để xác định mối quan hệ nhân - quả
Các yếu tố nguỵ cơ trong môi trường đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với các nguyên nhân của bệnh Dịch tễ học môi trường góp phần vào việc ứng dụng dịch tễ để phòng chống bệnh tật Số lượng các yếu tố tiếp xúc và liều lượng là những yếu tố cần thiết của nghiên cứu dịch tễ học Việc giám sát sinh học càng ngày càng được sử dụng nhiều cho mục đích này Rất nhiều bệnh là do yếu tố môi trường gây nên hoặc bị chúng tác động đến Dịch tễ học môi trường cung cấp các kiến thức cơ bản để nghiên cứu và giải thích mối liên quan giữa sức khỏe và môi trường trong cộng đồng
Do vậy bất cứ một nghiên cứu y học môi trường nào cũng phải liên quan tới những yếu tố sau, nếu chúng được tiến hành một cách có hệ thống:
- Mô tả đặc điểm chung về môi trường
- Mô tả đặc điểm của các yếu tố phơi nhiễm
- Thời gian và cường độ của sự tiếp xúc với các yếu tố môi trường khác nhau
- Tác động tương hỗ giữa các biến số trong môi trường và những yếu tố nguy cơ trong môi trường
- Những thay đổi liên quan tới sức khỏe của những người phơi nhiễm
Việc áp dụng phương pháp dịch tễ học trong nghiên cứu mối liên quan giữa môi trường sống với sức khỏe và bệnh tật trước hết phải nhằm mục tiêu đề xuất được các chiến lược và thiết kế nghiên cứu đúng trên lĩnh vực này
Các chỉ số đánh giá mức độ tiếp xúc của cộng đồng với các yếu tố độc hại dược xác định như là tác nhân gây ra hiện tượng bệnh lý quan trọng như:
- Các chỉ số được sử dụng phối hợp với một số chỉ số bệnh, tử vong, để xác định mức độ tương quan giữa nguyên nhân và kết quả ví dụ:
- Chỉ số ô nhiễm môi trường của một vùng và tình hình sức khỏe
Trang 25- Tỷ lệ người hút thuốc lá và các bệnh do thuốc lá
- Tỷ lệ người nghiện rượu và tác hại do rượu
Kết luận
Những thiệt hại do môi trường đối với con người, có thể phải chịu đựng ngay từ bây giờ hoặc ở một thời điểm nào đó trong tương lai Chủ yếu là những tổn thất về sức khỏe, năng suất lao động Hạnh phúc của con người giảm xuống do ốm đau và chết yểu vì suy thoái môi trường như chất lượng không khí, nước, đất và vì những nguy hiểm khác của môi trường Các chất gây ô nhiễm có thể làm nảy sinh các vấn đề về y tế, trực tiếp hoặc gián tiếp do sự thay đổi môi trường Mối liên quan giữa các chất gây ô nhiễm và sức khỏe ban đầu được phát hiện thông qua những nghiên cứu về bệnh dịch xảy ra Hậu quả của ô nhiễm môi trường càng sâu rộng hơn ở những nước có thu nhập thấp, nơi dân chúng sống thiếu vệ sinh hơn và ăn uống kém hơn Sức khỏe bị suy yếu có thể làm giảm năng suất lao động của con người, và sự suy thoái môi trường làm giảm hiệu năng của nhiều nguồn tài nguyên mà con người sử dụng trực tiếp
TỰ LƯỢNG GIÁ
Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm
Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng
trả lời các câu hỏi sau:
1 Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 9 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống
1: Bốn cấp độ tiếp xúc môi trường là:
Trang 262 Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 10 đến 13 bằng cách đánh dấu X vào ô
có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn
10: Sức khỏe của con người bao gồm các yếu tố sau:
A Con người và môi trường
B Quần thể người với môi trường
Trang 27C Môi trường với môi trường
D Con người, cộng đồng người và môi trường
11: Sức khỏe phải được nhìn nhận ở:
A Trạng thái cân bằng
B Trạng thái biến động
C Trạng thái bao vây
D Trạng thái cố định
12: Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến từng cá thể phụ
thuộc vào, ngoại trừ:
Để nắm bắt được mục tiêu bài học sinh viên cần trả lời hai câu hỏi sau:
1 Sự khác nhau giữa khái niệm về sức khỏe và sức khỏe môi trường
2 Thế nào được gọi là các cấp độ trong môi trường, bao gồm các cấp độ nào?
Sinh viên cần quan sát những điều kiện sống của các hộ gia đình ở trong cộng đồng để tìm hiểu xem các yếu tố nguy cơ về môi trường gia đình, môi trường làm việc ví dụ như hút thuốc
lá, bụi, các stress nơi làm việc
2 Vận dụng thực tế
Vận dụng các kiến thức đã học để tuyên truyền cho người dân trong cộng đồng về những nguy cơ bất lợi trong môi trường có ảnh hưởng tới sức khỏe như các điều kiện môi trường bất lợi tại gia đình, nơi làm việc
Trang 28Sử dụng các nguyên lí dịch tễ học vào trong nghiên cứu về môi trường và sức khỏe
3 Tài liệu tham khảo
1 Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục
2 Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường
đại học Y khoa Hà Nội
3 Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi
trường, Nhà xuất bản Y học
4 Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học
5 Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường
Đại học y khoa Thái Nguyên
6 Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám Trường đại
học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, bộ môn Vệ sinh - Môi trường -
Dịch tễ Trường Đại học Y khoa Hà Nội
7 Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên
8 Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên
9 Lê Văn Khoa (2001), Khoa học môi trường, Nhà xuất bản Giáo dục
Trang 29Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1 Trình bày được một số khái niệm về ô nhiễm môi trường
2 Mô tả được những biến đổi về môi trường sống hiện nay trên thế giới và Việt Nam
3 Vẽ được sơ đồ liên quan giữa ô nhiễm môi trường và ô nhiễm cơ thể
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên Trong môi trường luôn có những vấn đề ô nhiễm, có ảnh hưởng đến sức khỏe, có một số khái niệm về ô nhiễm môi trường như sau:
1 Các khái niệm về ô nhiễm môi trường
Hiện nay thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn là: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan tới môi trường, làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm Do đó xuất hiện một số khái niệm sau:
- Sự cố môi trường: là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng Sự cố
có thể gây ra do:
+ Bão lụt hạn hán, động đất, sụt lở, mưa acid
+ Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật ở các cơ sở sản xuất
+ Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản
+ Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất tái chế nhiên liệu hạt nhân, phóng xạ
- Suy thoái môi trường: là việc làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống con người và thiên nhiên
- Khủng hoảng môi trường: là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô toàn cầu, đe dọa cuộc sống của loại người trên trái đất
Biểu hiện của khủng hoảng môi trường là: không khí bị ô nhiễm, hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ozon, sa mạc hoá, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, rừng bị tàn phá cả về số lượng và chất lượng, động thực vật bị tiêu diệt, rác thải gia tăng về số lượng và độc hại
- Ô nhiễm môi trường: là sự làm thay đổi tính chất lý học, hóa học, sinh vật học của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường
Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm
Trang 30căn cứ để quản lý môi trường
Chất ô nhiễm là những chất có thể ở dạng rắn, khí, lỏng
2 Một số biến đổi về môi trường sống hiện nay trên thế giới và Việt Nam
Từ Hội nghị quốc tế đầu tiên "môi trường và con người" tổ chức tại Stôc - khôm (Thuỵ Điển) năm 1972, đến nay con người đã nhận thức được rằng: Hành tinh của chúng ta đang phải đối mặt với một số vấn đề về môi trường hết sức nghiêm trọng ảnh hưởng xấu tới sự phát triển tồn tại của nhân loại
Một số biến đổi môi trường mang tính chất toàn cầu bao gồm:
2.1 Sự biến đổi khí hậu toàn cầu (Hiệu ứng nhà kính)
Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, khí hậu toàn cầu đang bị biến đổi mạnh mẽ chưa từng thấy trong lịch sử loài người Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như trong nhà kính và được gọi là hiệu ứng nhà kính (Greenhouse effect)
"Hiệu ứng nhà kính" sẽ mang lại những thay đổi quan trọng cho khí hậu của trái đất Những cư dân trên hành tinh sẽ phải quen sống trong một thế giới nóng hơn
Nhưng sự cân bằng động này trong tự nhiên bị đảo lộn do nhà máy, xe hơi hoạt động, dốt cháy nhiên liệu than đá, dầu và khí đốt tự nhiên đã sản sinh ra một lượng khí CO2 khổng lồ Hàng năm có tới 18 tỷ tấn CO2 bay vào khí quyển Lượng CO2 lớn này do việc chặt phá rừng nhiều nên sự hấp thụ CO2 chuyển thành O2 cũng ít hơn, dẫn tới hàng năm lượng CO2 trong bầu khí quyển ngày một tăng lên tạo một lớp khí quyển có chứa nhiều khí CO2 nên giống thuỷ tinh của nhà kính Tác hại của dioxydcarbon (CO2) gây nóng không khí toàn cầu được giải thích như sau: Khi ánh nắng xuyên qua khí quyển của trái đất, bề mặt của trái đất nóng lên Một phần nhiệt này bốc lên trở lại không gian bị CO2 giữ lại theo cơ chế tác dụng giống như nhà kính vì thế mà nhiệt bị giữ lại gây tăng nhiệt độ trái đất Hậu quả sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển, làm các vùng thấp sẽ bị chìm ngập
2.2 Suy giảm tầng ozon
Tầng ozon có vai trò bảo vệ, chặn đứng các tia cực tím có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người và các loài sinh vật trên trái đất Bức xạ tia cực tím có nhiều tác động, hầu hết mang tính chất phá huỷ đối với con người, động vật và thực vật cũng như các loại vật liệu khác Khi tầng ozon bị suy thoái, các tác động này càng trở nên tồi tệ
Ozon là loại khí hiếm trong không khí nằm trong tầng bình lưu khí quyển gần bề trái đất và tập trung thành một lớp dầy ở độ cao từ 16 - 40 km phụ thuộc vào vĩ độ khác nhau
Vấn đề lỗ thủng tầng ozon do ô nhiễm môi trường là mối lo ngại của nhân loại Do môi trường bị ô nhiễm bởi các chất clorofluorocarbon (CFC), tetraclorocarbon (CCl4) cloroform (CHCl3) vv Các chất này được sử dụng rộng rãi trong thiết bị lạnh, dưới tác dụng của các tia cực tím các chất này sẽ xúc tác cho quá trình phân huỷ ozon thành O2
Trang 31Cứ 1 phân tử clo phân huỷ 100 ngàn phân tử ozon CFC tồn lưu trong khí quyển hàng 75 -
100 năm, ngoài ra oxyd nitơ (NO) cũng phân huỷ ozon
Do đó lượng O3 bị giảm thấp từng vùng ở tầng khí quyển nên mất khả năng ngăn cản tia tử ngoại của mặt trời chiếu xuống trái đất
2.3 Nhiễm bẩn môi trường nghiêm trọng
Khắp nơi trên thế giới, các nước tiên tiến, phát triển cũng như ở các nước đang phát triển đều bị nhiễm bẩn môi trường như nhiễm bẩn không khí, nhiễm bẩn các lưu vực nước, nhiễm bẩn đất, nhiễm bẩn do các hoạt động công nghiệp, các hoạt động nông nghiệp, nhiễm bẩn do sinh hoạt
- Không khí ngày càng chứa nhiều khí độc thải từ các nhà máy và khói xả từ các ô tô, xe máy Các khí này gồm CO2, CO, hợp chất của S, Cl, và N Đặc biệt ở các đô thị: nơi có tập trung các nhà máy
- Nhiễm bẩn nước còn nghiêm trọng hơn, đặc biệt ở một số nước nằm ở các khu vực lượng mưa thấp Hầu hết các con sông suối trên thế giới đều nằm trong tình trạng ô nhiễm nặng bởi các chất độc hại, số lượng nước ngọt sạch càng ngày càng giảm Chất diệt côn trùng, chất diệt cỏ ngày càng tăng nhiều ở trong đất, trong nước và ở trong các chuỗi thức ăn
- Những năm gần đây, con người đã can thiệp vô ý thức vào môi trường làm tổn thất đa dạng sinh học Đó là nạn phá rừng, săn bắn bừa bãi đã làm cho nhiều giống loài diệt chủng hoặc suy giảm, nhiều loại cây trồng vật nuôi truyền thống đã bị hủy bỏ để thay thế những giống mới Điều đó đã làm mất cân bằng sinh thái, làm tổn hại và suy giảm nguồn tiền quý của thế giới phục vụ cho hoạt động của các ngành sinh học, giáo dục, văn hóa giải trí và các thẩm
mỹ khác của toàn nhân loại Tại Hội nghị thượng đỉnh, tổ chức vào tháng 6 năm 1992, cộng đồng quốc tế đã ký công ước về sự đa dạng sinh học, đòi hỏi các nước áp dụng các phương pháp và những phương tiện nhằm bảo vệ sự đa dạng của các loài sinh vật
3 Mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người
Con người luôn chịu tác động của ô nhiễm môi trường Các chất ô nhiễm từ môi trường có thể xâm nhiễm vào cơ thể đặc biệt là các chất lạ độc hại (Xenobiotic) Quá trình xâm nhiễm của các chất ô nhiễm được mô tả theo sơ đồ sau:
Trang 32Từ mô hình trên thuật ngữ Ô nhiễm cơ thể được xuất hiện vì hàng ngày hàng giờ các yếu
tố môi trường xâm nhập vào cơ thể con người bằng nhiều con đường khác nhau, tuy có thể chưa đến mức gây bệnh hoặc gây bệnh Vì vậy chúng nhiễm độc cần phải được nghiên cứu đồng thời với việc giám sát sinh học và giám sát môi trường
Trang 33Ảnh 1: Con người sử dụng các đồ dùng vật dụng trong sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường
Ảnh 2: Con người xử lý rác không đúng nơi quy định
TỰ LƯỢNG GIÁ
Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm
Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng
trả lời các câu hỏi sau:
Trang 341 Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 4 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống
1: Hiện nay thế giới đang đứng trước 3 cuộc khủng khoảng lớn là:
6: Mục đích của bảo vệ môi trường là:
A Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống lành mạnh về thể
chất và tinh thần cho con người
B Bảo vệ cuộc sống và tạo điều kiện thuận lợi cho con người
C Bảo vệ sự cân bằng động của môi trường
D Bảo vệ mối quan hệ qua lại giữa con người và môi trường
Trang 353 Phân biệt đúng sai cho các câu từ 7 đến 12 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai
7: Sự cố môi trường là những biến đổi bình thường
8: Suy thoái môi trường của thiên nhiên là thay đổi môi trường theo
chức năng có ảnh hưởng đến đời sống con người
9: Lỗ thủng tầng ozon do môi trường bị ô nhiễm bởi clorofluorocurbon
10: Chất tetraclorocarbon sẽ phân hủy O3 và O2
11: Ô nhiễm cơ thể sẽ thải các chất gây ô nhiễm môi trường
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ
Để nắm bắt được mục tiêu bài học sinh viên cần trả lời hai câu hỏi sau:
1 Những nguy cơ gây suy thoái môi trường là gì?
2 Thế nào được gọi là hiện tượng hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân gây ra hiện tượng này
2 Vận dụng thực tế
Cần tìm các nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, suy thoái môi trường, khủng hoảng môi trường để từ đó có những giải pháp nào thực hiện nhằm hạn chế các loại ô nhiễm trên đồng thời tuyên truyền cho người dân trong cộng đồng biết cách phòng tránh bảo vệ môi trường
3 Tài liệu tham khảo
1 Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục
2 Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường
Đại học Y khoa Hà Nội
Trang 363 Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi
trường, Nhà xuất bản Y học
4 Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học
5 Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường
Đại học Y khoa Thái Nguyên
Trang 37PHẦN 2: CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG
LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE
Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
MỤC TIÊU
Sau khi học song sinh viên có khả năng:
1 Trình bày được các chỉ số đánh giá vệ sinh môi trường không khí
2 Phân tích được các tác nhân, nguồn gây ô nhiễm không khí
3 Mô tả được tác động của ô nhiễm không khí tới khoẻ con người và đề ra một số biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí
Trái đất và khí quyển tạo thành một hệ sinh thái kín, ngoại trừ năng lượng mặt trời và một
số năng lượng tương đương thoát ra ngoài
Từ lâu người ta đã nhận định rằng, những yếu tố của khí tượng đã là những tác nhân có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên cơ thể con người về mặt sức khỏe, về sự xuất hiện bệnh tật,
về sự phát sinh bệnh dịch và quá trình tiến triển của chúng Hiện nay người ta thừa nhận rằng,
có một sự cân bằng giữa cơ thể con người với những yếu tố vật lí của không khí như nhiệt độ,
độ ẩm, bức xạ mặt trời Con người phải có một khái niệm rõ ràng về sự phụ thuộc vào những yếu tố khí tượng và chúng ta cần nghiên cứu vấn đề đó để áp dụng vào công tác chăm sóc sức khỏe
1 Khái niệm về khí quyển
Cấu trúc khí quyển trái đất: có cấu trúc phân tầng từ dưới lên trên như sau:
- Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển, tầng này không khí luôn chuyển động đối lưu từ mặt đất, thành phần không khí khá đồng nhất, tầng đối lưu dày khoảng 7 - 8 km ở hai cực còn vùng xích đạo dày từ 16 - 18 km Tầng này tập trung nhiều hơi nước, bụi và các hiện tượng thời tiết chính như mây, mưa, tuyết, bão
- Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên ở độ cao 50 km Không khí tầng này loãng hơn, ít chứa bụi và các hiện tượng thời tiết Ở độ cao 25 km trong tầng bình lưu có một lớp không khí giàu khí ozon, gọi là tầng ozon
- Trên tầng bình lưu cho đến độ cao 80km gọi là tầng trung gian, nhiệt độ tầng này giảm dần
- Từ độ cao 80-500 km gọi là tầng nhiệt, ở đây nhiệt độ ban ngày thường cao, nhưng ban đêm lại xuống thấp
- Từ độ cao 500 km trở lên đến khoảng 2000 km gọi là tầng điện ly, do tác động của tia tử ngoại, các phân tử không khí loãng trong tầng bị phân hủy thành các ion nhẹ như He+, H+, O++
Trang 38Thành phần của không khí: khí trời là một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại khí: dưỡng khí, đạm khí, thán khí và một số khí hiếm như argon, neon, heli và ngoài ra còn có hơi nước, bụi, vi sinh vật
Đạm khí (N) chiếm tỷ lệ 78,97 %
Dưỡng khí (O2) chiếm tỷ lệ 20,7 - 20,9 %
Thán khí (CO2) chiếm tỷ lệ 0,03 - 0,04%
Ngoài ra còn có một số khí trơ: như argon, heli, critoni, neon chiếm tỷ lệ còn lại
2 Các chỉ số đánh giá vệ sinh môi trường không khí
2.1 Các chỉ số về lí học
2.1.1 Nhiệt độ không khí
Mặt trời là nguồn nhiệt chính trên trái đất, những tia mặt trời không làm nóng không khí bao nhiêu mà không khí nóng chủ yếu là do tiếp xúc với mặt đất, lớp không khí tiếp xúc với mặt đất nóng lên bị giảm trọng lượng sẽ bốc lên cao nhường chỗ cho lớp không khí xa mặt đất:
cứ như vậy tạo ra dòng đối lưu không khí tiếp xúc với đất ở xích đạo ngày dài bằng đêm cho nên nhiệt độ không khí thay đổi rất đột ngột, ở hai cực trái đất thì nhiệt độ không khí biến đổi rất ít Trong năm, nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vĩ độ của từng nơi, ở xích đạo bức xạ mặt trời và nhiệt độ gần như không thay đổi trong suốt năm
Sự biến động của nhiệt độ trong phạm vi nhất định, có tác dụng tốt đối với cơ thể, nhưng chức năng điều chỉnh của cơ thể có giới hạn nhất định, khi vượt quá giới hạn đó, cơ thể có thể xuất hiện những biến đổi bệnh lý do sự thăng bằng nhiệt bị phá hủy
+ Nhiệt độ không khí có liên quan tới quá trình phát sinh và phát triển đối với một số côn trùng, vi trùng gây bệnh Mỗi loại côn trùng, vi trùng có thể phát triển được ở một khoảng nhiệt độ nhất định, từ đó nó quyết định đến tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng và có ảnh hưởng đến vần đề lưu hành một số bệnh truyền nhiễm
+ Nhiệt độ không khí nó liên quan đến một số bệnh ở người như bệnh đường tiêu hóa do vi trùng, ký sinh trùng
2.1.2 Độ ẩm không khí
Độ ẩm của không khí là lượng hơi nước không nhìn thấy hòa tan trong không khí biểu thị bằng sức trương hơi nước (mm Hg hoặc g/m3 không khí)
Có ba khái niệm chỉ độ ẩm:
Trang 39- Độ ẩm tuyệt đối: là lượng hơi nước thực tế được tính bằng gam trong 1m3 không khí hoặc tính bằng mm Hg ở nhiệt độ không khí thực tế nơi đó, được ký hiệu là Ha
- Độ ẩm tối đa: là lượng hơi nước bão hoà trong không khí được tính bằng g mà 1 m3
không khí có thể giữ được ở một nhiệt độ nhất định hay là sức trương của hơi nước bão hòa tính bằng mmHg ở một nhiệt độ nhất định, nó tăng theo tỷ lệ thuận với nhiệt độ không khí (được ký hiệu là Hm)
- Độ ẩm tương đối: là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối đa kí hiệu:
Sự chênh lệch giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối đa gọi là sự thiếu hụt bão hòa hơi nước
Nó cho ta biết lượng hơi nước mà không khí ở đó còn có khả năng hấp thụ được ở nhiệt độ nhất định
Ý nghĩa vệ sinh:
Một số cặp nhiệt ẩm ảnh hưởng tới sức khỏe:
Nhiệt độ cao + độ ẩm cao (nóng ẩm) gây cản trở quá trình thải nhiệt, nên cơ thể tích nhiệt dẫn đến say nóng
Nhiệt độ cao + độ ẩm thấp (nóng khô) gây mất nước nhiều, dẫn đến hiện tượng suy kiệt, nhất là ở trẻ em người già (hội chứng Moriquan)
Nhiệt độ thấp + độ ẩm cao (lạnh ẩm) gây mất nhiệt dẫn đến cảm lạnh
Nhiệt độ thấp + độ ẩm thấp (lạnh khô) gây da khô, nứt nẻ, chảy máu
- Độ ẩm không khí cũng góp phần cùng với nhiệt độ không khí quyết định khả năng tồn tại các loại vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh, đặc biệt là các loại nấm thường thích nghi ở nơi có
độ ẩm cao Ở Việt Nam độ ẩm cao do vậy các bệnh nấm phát triển nhanh mạnh
Bảng tiêu chuẩn nhiệt - ẩm được đề nghị
2.1.3 Sự chuyển động của không khí
Không khí luôn chuyển động, vì mặt trời hun nóng địa cầu không đều, sự khác nhau giữa nhiệt độ và áp lực các nơi trên trái đất gây ra các luồng gió lên hay gió xuống Mỗi nơi tuỳ theo mùa, có những luồng gió thổi theo chiều nhất định
Ở miền Bắc nước ta có hai mùa gió:
- Gió mùa Đông Bắc: bắt dầu thổi từ tháng mười năm trước cho tới tháng tư năm sau, chúng thổi thành từng đợt, khi có gió thổi thì nhiệt độ không khí ở đó hạ thấp xuống từ 100C -
120C so với những ngày trước đó, tại một số nơi nhiệt độ có thể xuống tới 00C Tính chất của
Trang 40gió này là khô, hanh, và lạnh
- Gió mùa Đông Nam: thổi từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, loại gió này thổi từ biển vào mang theo nhiều hơi nước, kèm theo mưa, không khí trở nên mát mẻ
Ngoài ra còn có gió Tây Nam (gió Lào): chúng có nguồn gốc từ gió tây nam nhưng khi vượt qua dãy núi Trường Sơn, hơi nước bị giữ lại do đó mà tính chất của nó thay đổi trở nên khô hanh và nóng
- Ý nghĩa vệ sinh:
+ Gió làm đảo lộn các lớp không khí, vận chuyển vi sinh vật gây bệnh, nấm, xạ khuẩn từ nơi có bệnh đến nơi không bệnh
+ Gió làm tăng sự bốc hơi nước, làm cho độ ẩm của không khí tăng lên
+ Gió giúp cho cơ thể bay hơi mồ hôi làm giảm nhiệt cho cơ thể, đặc biệt là quá trình tỏa nhiệt của cơ thể Khi nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ mặt da thì luồng không khí bên ngoài có thể đột phá lớp không khí trực tiếp xung quanh cơ thể, làm cho lớp không khí lạnh hơn luồn vào da, làm tăng sự tỏa nhiệt
+ Trong nhà ở nên tránh gió lùa, gió thổi thẳng vào góc da
+ Tiêu chuẩn của chuyển động không khí trong nhà là 0,3 - 0,5 m/s với điều kiện nhiệt độ
và độ ẩm bình thường
2.1.4 Bức xạ nhiệt
Mặt trời là nguồn sáng và là nguồn nhiệt lớn nhất trên trái đất Năng lượng bức xạ mặt trời tới mặt đất bằng những tia khuyếch tán hay tia trực tiếp
Năng lượng mặt trời là những dao động điện từ có bước sóng khác nhau, phổ bức xạ điện
từ và ý nghĩa sinh học của từng thành phần của phổ đó cũng khác nhau Trong những ngày nhiều mây thì phổ ánh sáng chính là khuyếch tán Trong ánh sáng mặt trời có các phổ bức xạ sau: tia hồng ngoại, tử ngoại, tia thấy, tia cực tím Trong đó bức xạ hồng ngoại 59% - 86%, ánh sáng nhìn thấy 15 - 40%, bức xạ tử ngoại 1%
- Ý nghĩa vệ sinh:
+ Kích thích quá trình chuyển hóa trong cơ thể đặc biệt là chuyển hóa muối nước, tăng tính miễn dịch và tăng sức đề kháng đối với một số bệnh như lao xương, còi xương Một số bệnh
có thể điều trị bằng các tia bức xạ mặt trời
+ Bức xạ hồng ngoại có tác dụng sinh nhiệt lớn do những cảm thụ nhiệt ở đa tiếp nhận, bức
xạ hồng ngoại từ 0,76 - 1,5 micron có khả năng đâm xuyên lớn nhất, bức xạ hồng ngoại có bước sóng dài hơn như bị hấp thụ ở lớp da ngoài
+ Tia tử ngoại có tác dụng:
Trên một số quá trình sinh vật học, loại tia dài từ 390 đến 320 milimicron là loại có khả năng gây sạm da, khả năng gây các vết sạm da mà không làm nổi mẩn Loại tia tử ngoại có bước sóng trung bình từ 320 - 290 milimicron dễ làm nổi mẩn da nếu chiếu loại này vào da 5 -
6 giờ Loại tia tử ngoại có bước sóng ngắn 280 milimicron gọi là loại tia diệt trùng vì nó có