1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách Sạn Imperial Huế

87 1,7K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 903,83 KB

Nội dung

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thông tại công ty qua tìm hiểu, nghiêncứu bản chất của từng khoản mục như doanh thu, chi phí, lợi nhuận… Đồng thời sosánh năm nay với các năm trước

Trang 1

Lời Cảm Ơn

Đểhoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoại trừnổlực của bản thân, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến những người đã quan tâm giúp đỡtôi trong suốt thời gian thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp vừa qua.

Trước tiên tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tếHuế

đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức kinh nghiệm trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏlòng biếtơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn: Thạc sĩ Trần Đức Trí, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡtôi trong quá trình thực tập và hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.

Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc, các anh chịphòng Lễtân và Quan hệ khách hàng của Khách sạn Imperial Huếđã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp sốliệu

và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình thực tập.

Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn sựđộng viên giúp đỡcủa gia đình, bạn bè và người thân trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.

Tôi rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến từnhiều phía đểrút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân mình.

Xin chân thành cám ơn!

Huế, tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Ngọc Hoài Linh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Tóm tắt nghiên cứu 4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ NGÀNH KHÁCH SẠN 5

1.1 Hiệu quả kinh doanh 5

1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh 5

1.1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh 6

1.2 Một số vấn đề về ngành khách sạn 8

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn 11

1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 11

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 15

1.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh khách sạn 18

1.4.1 Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn 18

1.4.2 Hệ thống các chỉ tiêu chi tiết 18

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN IMPERIAL HUẾ 23

2.1 Giới thiệu khái quát về Khách sạn Imperial Huế 23

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển khách sạn Imperial Huế 23

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 23

2.1.3 Tổng quan về nguồn lực và quá trình kinh doanh của khách sạn Imperial Huế 24

2.1.3.1 Vị trí địa lý của khách sạn 24

2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức của khách sạn 24

2.1.3.3 Nguồn lực của khách sạn 28

2.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

2.2.1 Kinh doanh lịch vụ lưu trú 34

2.2.2 Kinh doanh dịch vụ ăn uống 34

2.2.3 Kinh doanh dịch vụ vận chuyển 34

2.2.4 Kinh doanh các dịch vụ bổ sung khác 35

2.3 Doanh thu và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 35

2.3.1 Doanh thu và cơ cấu doanh thu của khách sạn 35

2.3.2 Doanh thu lưu trú và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu lưu trú 36

2.3.3 Doanh thu ăn uống và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu ăn uống 43

2.4 Chi phí và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí 46

2.4.1 Chi phí và cơ cấu chi phí của khách sạn 46

2.4.2 Chi phí dịch vụ lưu trú và các nhân tố ảnh hưởng 48

2.4.3 Chi phí dịch vụ ăn uống 52

2.4.4 Chi phí sản xuất chung của toàn khách sạn 55

2.5 Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn 58

2.5.1 Kết quả kinh doanh của khách sạn 58

2.5.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn 60

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN IMPERIAL HUẾ 63

3.1 Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn 63

3.1.1 Quan điểm 63

3.1.2 Định hướng 64

3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại khách sạn 65

3.2.1 Các giải pháp về tăng doanh thu 65

3.2.2 Các giải pháp về tiết kiệm chi phí 69

3.2.3 Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 71

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

3.1 Kết luận 75

3.2 Kiến nghị 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TSCĐ : Tài sản cố địnhTSLĐ : Tài sản lưu động

CP : Chi phíSXC : Sản xuất chungDVLT : Dịch vụ lưu trúDVAU : Dịch vụ ăn uốngUBND : Ủy ban nhân dânTCDL : Tổng Cục Du lịchCBCNV : Cán bộ công nhân viênNCTT : Nhân công trực tiếpBHXH : Bảo hiểm xã hộiBHYT : Bảo hiểm y tếKPCĐ : Kinh phí công đoànĐVT : Đơn vị tính

BQ : Bình quân

LĐ : Lao độngNSLĐ : Năng suất lao động

CV : Công việcNVLTT : Nguyên vật liệu trực tiếpHĐKD : Hoạt động kinh doanhHĐTC : Hoạt động tài chính

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1- Tình hình lao động của khách sạn Imperial Huế 28

Bảng 2.2 - Tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn Imperial Huế 31

Bảng 2.3- Tình hình cơ sở vật chất- kỹ thuật của khách sạn Imperial Huế 33

Bảng 2.4- Doanh thu và cơ cấu doanh thu của khách sạn Imperial Huế 35

Bảng 2.5- Công suất sử dụng phòng của khách sạn Imperial Huế 36

Bảng 2.6 - Lượt khách và thời gian lưu trú bình quân của khách sạn Imperial Huế 37

Bảng 2.7- Cơ cấu phòng ngủ của khách sạn Imperial Huế 40

Bảng 2.8- Giá phòng bình quân của khách sạn Imperial Huế 41

Bảng 2.9- Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu lưu trú của khách sạn Imperial Huế 42

Bảng 2.10 - Biến động doanh thu dịch vụ ăn uống của khách sạn Imperial Huế 44

Bảng 2.11- Chi phí của khách sạn Imperial Huế 47

Bảng 2.12- Chi phí kinh doanh dịch vụ lưu trú của khách sạn Imperial Huế 49

Bảng 2.13- Hiệu quả sử dụng lao động bộ phận dịch vụ lưu trú tại khách sạn Imperial 50

Bảng 2.14- Chi phí kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách sạn Imperial Huế 53

Bảng 2.15- Tỉ suất chi phí/doanh thu của một số khoản mục chi phí kinh doanh ăn uống của khách sạn Imperial Huế 54

Bảng 2.16- Chi phí sản xuất chung của toàn khách sạn Imperial Huế 55

Bảng 2.17- Tỷ suất chi phí/doanh thu của các khoản mục chi phí 56

trong chi phí sản xuất chung của toàn khách sạn Imperial Huế 56

Bảng 2.18 - Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Imperial Huế 58

Bảng 2.19 - Tình hình về lãi của các dịch vụ tại khách sạn Imperial Huế 59

Bảng 2.20 - Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp của khách sạn Imperial Huế 61

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được mọidoanh nghiệp cũng như toàn xã hội quan tâm Khi các doanh nghiệp tham gia vàothương trường muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng cạnh tranh, không ngừngphát huy vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự nỗ lực, phấn đấu, cải thiện tốt hơn vềmọi mặt để phát triển bền vững Một trong những tiêu chí để xác định vị thế đó là hiệuquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quan trọng nhất trong kết quả đầu racủa doanh nghiệp đó là lợi nhuận

Những năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của nềnkinh tế Việt Nam ở nhiều ngành khác nhau, đặc biệt là ngành Du lịch đã có nhữngbước tiến đáng kể, đóng góp không ít công sức vào nền kinh tế nước nhà Ngành Dulịch trên thế giới cũng nhận định rằng Việt Nam sẽ là điểm đến hàng đầu trong khuvực Châu Á - Thái Bình Dương Nếu được khai thác và quản lý có hiệu quả các nguồnlực sản xuất, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Du lịch Việt Nam sẽ đóng vaitrò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của cả nước Tuy nhiên, do nhiều điềukiện khách quan cũng như chủ quan nên trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp

đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế, yếu kém, trong đó hiệu quả kinh doanh đã và đang trởthành yêu cầu bức xúc đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Du lịch ViệtNam nói chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng

Cũng giống như các doanh nghiệp khác ở Thừa Thiên Huế, Khách sạn ImperialHuế – một khách sạn có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu đời – đã có nhữngđóng góp không nhỏ vào sự phát triển ngành du lịch của tỉnh Thừa Thiên – Huế Tuynhiên, công suất sử dụng phòng của khách sạn còn thấp và lợi nhuận không ổn địnhqua các năm Do đó, việc lựa chọn được những giải pháp hữu hiệu sẽ đem lại thànhcông hơn nữa cho khách sạn trong hiện tại và tương lai

Xuất phát từ những lí do đó, tôi đã quyết định chọn đề tài:

“Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách Sạn Imperial Huế”

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại khách sạn Imperial Huế

- Trong thời gian thực tập tại Khách sạn từ 19/01/2015 đến 10/04/2015

- Số liệu được thu thập qua 3 năm 2012-2014

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp điều tra thu thập tài liệu

Thu thập các số liệu thư cấp: Thông qua các báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh, báo cáo tổng kết, bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp qua 3 năm 2012,

2013, 2014, các báo cáo tài chính, các sổ sách chứng từ của các phòng ban của Công

ty, Thông qua sự giúp đỡ của cán bộ lãnh đạo công ty

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

Đồng thời nghiên cứu đọc sách báo, giáo trình, các tài liệu khóa luận, đề tàikhoa học có lien quan và các tài liệu tham khảo khác, sau đó chắt lọc ý chính phục vụcho việc nghiên cứu hệ thống các vấn đề lý luận, thực tiễn về hiệu quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp.

4.2 Phương pháp xử lý tổng hợp số liệu

Từ những số liệu tổng hợp đã lấy ban đầu ở khách sạn sẽ tiến hành tập hợp,chắt lọc và hệ thống lại những thông tin dữ liệu thật sự cần thiết cho đề tài, toàn bộ sốliêu sẽ được tiến hành trên phần mềm exel

4.3 Các phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

4.3.1 Phương pháp so sánh: Là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu các hiên

tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội dung tính chất tương tự để xác định xuhướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó Từ đó đánh giá được những ưu nhượcđiểm để tìm ra giải pháp tối ưu trong từng trường hợp cụ thể

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thông tại công ty qua tìm hiểu, nghiêncứu bản chất của từng khoản mục như doanh thu, chi phí, lợi nhuận… Đồng thời sosánh năm nay với các năm trước để chỉ ra những nguyên nhân tăng giảm để có hướngkhắc phục:

- So sánh hiệu quả sử dụng vốn của Khách sạn Imperial Huế qua 3 năm

2012-2014 ( doanh thu, lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận/vốn, vốn cố định, vốn lưu động)

- So sánh hiệu quả sử dụng lao động của Khách sạn Imperial Huế qua 3 năm2012-2014(doanh thu, lợi nhuận, số lao động, năng suất lao động bình quân, chi phítiền lương…)

4.3.2 Phương pháp chỉ số: là một dãy các chỉ tiêu liên hệ với nhau, hợp thành

một phương trình cân bằng, được vận dụng để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêutrong quá trình biến động, cấu thành một hệ thống chỉ số thường bao gồm một chỉ sốtoàn bộ và các chỉ số nhân tố

4.3.3 Phương pháp phân tích, đánh giá: chia tổng thể vấn đề nghiên cứu thành

những mảng nhỏ, cụ thể để nghiên cứu, phân tích đánh giá bản chất của vấn đề để thấy rõhơn những yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh tại khách sạn Từ đó góp phần đưa ragiải pháp thiết thực, mang tính thực tiễn và sát thực với khách sạn hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

4.3.4 Phương pháp suy luận biện chứng: Sử dụng những số liệu, thông tin thu

thập được từ nghiên cứu định tính, áp dụng phương pháp suy luận biện chứng để giảithích, làm rõ vấn đề nghiên cứu

PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1: Lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

-Tìm hiểu các loại hình kinh doanh của Khách sạn Imperial Huế

-Phân tích doanh thu, chi phí và các nhân tố ảnh hưởng

-Đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn Imperial Huế

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh tại Khách sạn Imperial Huế

Đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiệu hiệu quả hoạt động kinh doanh tạiKhách sạn Imperial Huế

PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đưa ra kết luận tổng quát và đưa ra những kiến nghị đối với Nhà nước vàKhách sạn Imperial Huế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ NGÀNH KHÁCH SẠN

1.1 Hiệu quả kinh doanh

1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt độngkinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình kinhdoanh của doanh nghiệp nhằm mục tiêu đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấpnhất Hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh

mà còn là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt được trong

hoạt động sản xuất kinh doanh là doanh thu tiêu thụ hàng hóa” Ở đây hiệu quả đồng

nhất với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Quan điểm nàykhông giải thích được kết quả sản xuất kinh doanh tăng do tăng chi phí mở rộng sửdụng các nguồn lực sản xuất Nếu cùng một kết quả có hai chi phí khác nhau thì theoquan điểm này chúng có cùng hiệu quả [1]

Quan điểm thứ hai cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần

tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí” Ở đây đã biểu hiện quan hệ so

sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí tiêu hao Tuy nhiên, xét theo quanđiểm triết học thì sự vật và hiện tượng có mối quan hệ ràng buộc hữu cơ và tác độngqua lại với nhau chứ không tồn tại một cách riêng lẻ Trong khi đó sản xuất kinh doanh

là một quá trình mà các yếu tố tăng thêm có sự liên hệ mật thiết với các yếu tố sẵn có,chúng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm thay đổi kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh Theo quan điểm này hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ xét đến phần kết quả bổsung và chi phí bổ sung [1]

Quan điểm thứ ba cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa

kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó” Quan điểm này đã phản ánh

được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh doanh Nó đã gắn được kết quả với toàn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

bộ chi phí, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng chi phí Tuy nhiên,

nó không đề cập đến trình độ sử dụng lao động xã hội cũng như các nguồn lực để đạtđược hiệu quả kinh tế Nếu xem xét trên góc độ này thì hiệu quả kinh doanh đồngnghĩa với phạm trù lợi nhuận nên gặp nhiều khó khăn trong công tác đánh giá và tổchức quản lý doanh nghiệp [1]

Quan điểm thứ tư cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản

ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp nhằm đạt kết quả của mục tiêu kinh doanh” Quan điểm này đã phản ánh được tổng quát và đúng bản

chất của hiệu quả kinh doanh [1]

Quan điểm thứ năm cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế

biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm đạt mục tiêu kinh doanh ”.

Khái niệm này gắn quan điểm hiệu quả với cơ sở lý luận kinh tế hiện đại là nền kinh tếcủa mỗi quốc gia được phát triển đồng thời theo chiều rộng và chiều sâu Phát triểnkinh tế theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất, tăng thêm vốn, bổsung thêm lao động và kỹ thuật Phát triển kinh tế theo chiều sâu là đẩy mạnh cáchmạng khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, nâng cao cường độ sử dụng các nguồnlực, chú trọng chất lượng sản phẩm và dịch vụ, phát triển kinh tế theo chiều sâu nhằmnâng cao hiệu quả kinh tế [1]

1.1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh

Là phương cách để các doanh nghiệp xem xét đánh giá kết quả mà mình đạtđược và là cơ sở để thành lập các chính sách, chiến lược, kế hoạch hoạt động củadoanh nghiệp Trong công tác quản lý, phạm trù hiệu quả kinh doanh được biểu hiện ởnhiều dạng khác nhau, mỗi dạng đều thể hiện những đặc trưng và ý nghĩa cụ thể của

nó Việc phân loại hiệu quả kinh doanh theo những tiêu thức khác nhau có tác dụngthiết thực trong việc điều hành tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp Có thểphân loại cụ thể như sau:

-Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh doanh xã hội

Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả kinh doanh thu được từ hoạt động sảnxuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, của từng thương vụ kinh doanh Biểu hiệnchung của hiệu quả kinh doanh cá biệt là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp đạt được

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

Hiệu quả kinh doanh xã hội mà doanh nghiệp đem lại cho nền kinh tế quốc dân

là sự đóng góp của hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vào việc phát triển sảnxuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích lũy ngoại tệ, tăngngân sách, giải quyết công ăn việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao phúc lợi xãhội, nâng cao mức sống và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động, đảm bảo

và nâng cao sức khỏe cho người lao động, cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo vệsinh môi trường.[6]

-Hiệu quả kinh doanh bộ phận và hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả kinh doanh chỉ xét ở từng lĩnh vựchoạt động (sử dụng vốn, lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, ) cụ thể củadoanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh bộ phận chỉ phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vựchoạt động của doanh nghiệp chứ không phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp.[6]

Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệuquả hoạt động kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệptrong một thời kỳ xác định.[6]

-Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh

Trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việcxác định hiệu quả kinh doanh nhằm hai mục đích cơ bản:

+ Thực hiện và đánh giá trình độ quản lý sử dụng các loại chi phí khác nhautrong hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Phân tích luận chứng kinh tế của các phương án khác nhau trong việc thựchiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó, từ đó lựa chọn ra phương án tối ưu nhất

Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụ thể bằng cáchxác định mối tương quan giữa kết quả thu được với lượng chi phí bỏ ra Ví dụ như tínhtoán mức lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí sản xuất hay từ một đồng vốn bỏ ra Mặtkhác, khi xác định hiệu quả tuyệt đối người ta phải tính đến chi phí bỏ ra để thực hiện mộtnhiệm vụ sản xuất kinh doanh nào đó Để có quyết định có nên bỏ ra chi phí hay khôngngười ta phải biết được với những chi phí bỏ ra sẽ thu được lợi ích cụ thể và mục tiêu cụthể gì Vì thế trong công tác quản lý, bất kỳ công việc gì đòi hỏi bỏ ra chi phí dù mộtlượng nhỏ hay lớn đều phải tính toán đến hiệu quả tuyệt đối.[6]

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

Hiệu quả so sánh là hiệu quả được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệuquả tuyệt đối của các phương án khác nhau Hay nói cách khác hiệu quả so sánh là mứcchênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án Việc so sánh mức độ hiệu quả củacác phương án nhằm mục đích lựa chọn được một phương án có hiệu quả nhất.[6]

-Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và hiệu quả kinh doanh dài hạn

Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá ởtừng khoảng thời gian ngắn Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn chỉ đề cập đến từng khoảngthời gian ngắn như tuần, tháng, quý, năm, vài năm, [6]

Hiệu quả kinh doanh dài hạn là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giátrong khoảng thời gian dài, gắn với các chiến lược, các kế hoạch dài hạn Đây là hiệuquả lâu dài, gắn với quãng đời tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.[6]

Từ nội dung của các quan niệm trên cho thấy rằng có rất nhiều cách hiểu khácnhau về hiệu quả kinh doanh Song xét một cách chung nhất, hiệu quả kinh doanh làphạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh, trình độ lợi dụngcác nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp như lao động, máy móc thiết bị, nguyên vậtliệu, tiền vốn vào quá trình hoạt động kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả cao nhấtvới chi phí thấp nhất

Khách sạn là một bộ phận cơ bản, không thể thiếu được đối với hoạt động kinhdoanh du lịch Nói đến hoạt động kinh doanh khách sạn là nói đến việc kinh doanh cácdịch vụ lưu trú Ngoài dịch vụ cơ bản này, ngành khách sạn còn tổ chức các dịch vụ bổsung khác như: dịch vụ phục vụ ăn, uống, phục vụ vui chơi giải trí, phục vụ các nhu cầu

có liên quan đến sinh hoạt hàng ngày của khách ( điện thoại, fax, giặt là, chữa bệnh ).Trong các dịch vụ nêu trên, có những dịch vụ do khách sạn “ sản xuất ra” để cung cấpcho khách như dịch vụ lưu trú, dịch vụ vui chơi, giải trí có những dịch vụ khách sạn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

làm đại lý bán cho các cơ sở khác như: đồ uống, điện thoại Trong các dịch vụ kháchsạn cung cấp cho khách có những dịch vụ và hàng hóa khách phải trả tiền, có nhữngdịch vụ và hàng hóa khách không phải trả tiền, ví dụ như: dịch vụ giữ đồ vật cho khách,dịch vụ khuân vác hành lý và các đồ sử dụng hàng ngày trong nhà tắm [8]

Để hiểu rõ hơn về ngành khách sạn, chúng ta đi vào tìm hiểu một số đặc điểmcủa ngành khách sạn

-Về sản phẩm khách sạn

“Sản phẩm” của ngành khách sạn chủ yếu là “dịch vụ” và một phần là “hànghóa” Trong khách sạn cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ có mối quan hệ chặtchẽ với nhau Người ta tổng quát “Sản phẩm của ngành khách sạn là sự kết hợp củasản phẩm vật chất và sự tham gia phục vụ của nhân viên Đây là hai yếu tố không thểthiếu được của hoạt động kinh doanh khách sạn” Việc cung ứng dịch vụ phục vụ làmột trong những tiêu chuẩn quan trọng của khách sạn

“Sản phẩm” của ngành khách sạn không thể lưu kho, không thể đem đến nơikhác quảng cáo hay tiêu thụ, mà chỉ có thể “sản xuất và tiêu dùng ngay tại chỗ”

-Vị trí của khách sạn

Bên cạnh đặc điểm về sản phẩm của ngành khách sạn được nêu rõ ở trên thì vịtrí xây dựng và tổ chức kinh doanh khách sạn cũng mang tính quyết định quan trọngđến kinh doanh khách sạn Vị trí khách sạn phải đảm bảo tính thuận tiện cho kháchhàng và công việc kinh doanh khách sạn Một vị trí thuận lợi sẽ góp phần đem lại hiệuquả kinh doanh cao cho khách sạn

- Vốn đầu tư

Khách sạn là một tổ chức đa dạng về dịch vụ, thõa mãn những nhu cầu khácnhau của khách du lịch Vì vậy, để khách sạn luôn ở trạng thái hoạt động được đều đặntrong quá trình tổ chức kinh doanh cần có sự tập trung rất lớn về vốn đầu tư xây dựng,bảo tồn, nâng cấp, sửa chữa và mua sắm trang thiết bị của khách sạn để phục vụ nhucầu của khách đến lưu trú [8]

Trang 15

tập quán khác nhau Mặt khác, nhu cầu về du lịch của con người là nhu cầu có thể dễdàng bị thay thế bởi các nhu cầu khác nếu không được phục vụ tốt Trong thực tế,phục vụ khách là một công việc rất phức tạp Đó là một quá trình chuẩn bị, tổ chức,sắp xếp và tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ để khách tiêu thụ một cách thuận tiện, dễdàng, nhanh chóng, đồng thời gây được ấn tượng tốt nhất trong tâm trí của họ Đối vớibất cứ đối tượng nào, khách sạn cũng phải tổ chức phục vụ nhiệt tình và chu đáo, phảibiết chuyển những lời phàn nàn của khách thành những lời khen ngợi Tất cả các nhucầu của khách cần được thõa mãn đúng lúc, đúng chỗ, có như vậy khách nghỉ tạikhách sạn sẽ mang đến những thương vụ lớn khác cho khách sạn.

Trong khách sạn, chúng ta chỉ tiến hành cung cấp sản phẩm khi khách hàng cóyêu cầu và thường là với sự có mặt của khách hàng trong khách sạn Vì vậy, thời giancung cấp sản phẩm của khách sạn phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách Hoạtđộng cung cấp sản phẩm của khách sạn cho khách hàng có tính chất diễn ra một cáchliên tục, không có ngày nghỉ, giờ nghỉ Khi nào có khách hàng đến thì khách sạn phảicung cấp sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu

Do yêu cầu của khách không đều đặn nên cường độ hoạt động của khách sạntrong việc cung cấp sản phẩm diễn ra không đều đặn mà có tính thời vụ

Sản phẩm của khách sạn bao gồm các hoạt động diễn ra trong cả một quá trình

từ khi nghe lời yêu cầu của khách hàng cho đến khi khách hàng rời khỏi khách sạn

- Nhân viên phục vụ

Khi nói đến khách sạn là nói đến một loại hình kinh doanh đặc biệt mà nhân tốcon người được nhấn mạnh Trong hoạt động kinh doanh khách sạn không thể cơ giớihóa, tự động hóa việc phục vụ khách ăn, uống, dọn dẹp buồng cho khách, không thể tự

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

động hóa quá trình đón tiếp và tiễn đưa cũng như thanh toán với khách Tất cả cáckhâu phục vụ khách du lịch đều đòi hỏi con người phục vụ trực tiếp.

Mặt khác, nhân viên phục vụ trực tiếp trong khách sạn thường là những người

có trình độ học vấn trung bình, còn khách hàng nhiều khi lại là những người có tiền, cóhọc, ở trong những căn phòng sang trọng Đây là sự đối nghịch đương nhiên, nhưngcác nhà quản lý khách sạn lại mong muốn nhân viên phải là chìa khóa của sự thànhcông trong kinh doanh khách sạn và phải có thái độ tích cực, cầu tiến bộ, tất cả đều vìmục tiêu chung là thõa mãn yêu cầu của khách Do vậy, kinh doanh khách sạn là mộtchu kỳ không bao giờ chấm dứt quá trình phỏng vấn, tuyển dụng, huấn luyện và kếtthúc hợp đồng một số lượng nhân viên nhất định Điều đó đặt ra yêu cầu nghiên cứuxây dựng chính sách sử dụng lao động hợp lý trong ngành khách sạn

- Về tổ chức quá trình kinh doanh khách sạn

Tính tổng hợp và phức tạp trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách sạnđược thể hiện ở đặc điểm này Khách sạn là sự hỗn hợp của những loại hình kinhdoanh khác nhau, thực hiện những chức năng khác nhau có những kiến thức, quanđiểm khác nhau Tất cả cán bộ quản lý và nhân viên khách sạn đều có cùng một mụctiêu chung là làm cho khách sạn phát triển tốt Do đó, cần có sự hợp tác một cách nhịpnhàng và đồng bộ giữa các bộ phận Các bộ phận này vừa có tính độc lập tương đối,vừa quan hệ mật thiết với nhau trong một quá trình phục vụ liên tục nhằm thõa mãnnhu cầu trọn vẹn của khách Tuy nhiên, có hàng trăm vấn đề khác nhau xảy ra cùngmột lúc trong khách sạn Việc điều phối và giải quyết vấn đề liên tục diễn ra và khôngbao giờ chấm dứt trong các ca làm việc Do đó, vấn đề quan trọng trong công tác tổchức quá trình kinh doanh khách sạn là xác định trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phậnnhưng phải đảm bảo kênh thông tin thông suốt để phối hợp nhịp nhàng giữa các bộphận của khách sạn như lễ tân, buồng, nhà hàng, bếp và bảo trì

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn 1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Trang 17

được hiểu là giá trị của các yếu tố đầu vào Vốn kinh doanh là điều kiện, khả năng đểđẩy mạnh hoạt động kinh doanh Trong hoạt động kinh doanh khách sạn, vốn đầu tưxây dựng cơ sở vật chất là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt độngkinh doanh của khách sạn Do vậy, để đảm bảo luôn có đủ lượng vốn cần thiết chohoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm mọi nguồn vốn.

- Lực lượng lao động

Lao động trong kinh doanh là tổng hòa lao động sức lực và trí lực của conngười để tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu con người Thật vậy, mọi công việcđều bắt đầu bởi con người, thực hiện bởi con người và kết thúc bởi con người Đối vớisản phẩm của khách sạn vấn đề này càng quan trọng vì tính trừu tượng của nó Mộtsản phẩm khách sạn có chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, trình độ, cungcách phục vụ của cán bộ nhân viên tại khách sạn Mặt khác, lực lượng lao động trongkhách sạn thường đông với những nghiệp vụ đa dạng khác nhau, nên dù cơ sở vật chấtcủa khách sạn có được chuẩn bị tốt đến đâu nếu đội ngũ phục vụ hạn chế về trình độhọc vấn, trình độ tay nghề, trình độ ngoại ngữ cũng sẽ ảnh hưởng đến năng suất laođộng và từ đó sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn

Do vậy, trong bất cứ tổ chức nào, lao động là một yếu tố cơ bản đóng vai trò quyếtđịnh trong việc tổ chức các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, đồng thời quyếtđịnh sự tồn tại cũng như phát triển trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp Tổchức lao động một cách tối ưu và khoa học là yếu tố quyết định tới việc nâng cao năngsuất lao động, chất lượng phục vụ khách và hiệu quả kinh doanh

- Năng lực điều hành và quản lý khách sạn

Nhà quản trị đóng một vai trò quyết định trong mọi lĩnh vực công tác, đặc biệttrong quản trị kinh doanh khách sạn vai trò này càng quan trọng hơn Trong quản trịkinh doanh khách sạn, nhà quản trị là người điều hành, lãnh đạo toàn bộ khách sạn,sản phẩm của họ là những quyết định quản lý nhằm đưa hoạt động của khách sạn đạtđược mục tiêu đề ra, giữ cho khách sạn lúc nào cũng đông khách, doanh thu từng ngàytăng lên không ngừng Để thực hiện được yêu cầu trên, nhà quản trị cần phải có trithức, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn giỏi với tầm hiểu biết sâu rộng, quansát thực tế nắm bắt được các yêu cầu thị hiếu của khách về từng chủng loại dịch vụ do

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

khách sạn cung cấp, nắm bắt và phán đoán được xu thế diễn biến của thị trường khách

du lịch trong thời gian tới để đưa ra những định hướng và chiến lược kinh doanh đúngđắn Do vậy, năng lực điều hành và quản lý khách sạn là một nhân tố tác động mạnh

mẽ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn

- Chính sách hoạt động kinh doanh của khách sạn

Bất cứ doanh nghiệp nào trong hoạt động kinh doanh đều có những chính sách

cụ thể nhằm thực hiện được mục tiêu đã đề ra Chính sách là đường lối chỉ đạo chung

để đưa ra các quy định về quản lý Dựa trên mỗi chính sách cụ thể mà doanh nghiệp cóthể định giá cho từng loại dịch vụ khác nhau và từng đối tượng khách khác nhau;chính sách đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chính sách đãi ngộ,thu hút các chuyên gia, những người có trình độ chuyên môn cao tay nghề giỏi; chínhsách khen thưởng nhân viên, chính sách phát triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫnnhau Thực hiện công tác xây dựng và triển khai chính sách hoạt động kinh doanh tốt

sẽ giúp doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao

- Mạng lưới hoạt động kinh doanh khách sạn

Hầu hết các nhà quản lý khách sạn đều khẳng định rằng khi xây dựng kế hoạchchiến lược kinh doanh phải xem xét đến các mục tiêu đặc trưng của thị trường “Chọnmục tiêu thị trường là yếu tố chủ yếu trong việc xây dựng kế hoạch” bởi vì việc xâydựng kế hoạch tốt sẽ đem lại một sản phẩm có vị trí tốt trên thị trường Trong kháchsạn, mạng lưới kinh doanh là cách thức để bán được hàng, mở rộng mạng lưới kinhdoanh cho phép doanh nghiệp mở rộng thị trường, khai thác các nguồn khách, tăngdoanh thu và lợi nhuận Mạng lưới kinh doanh phù hợp sẽ là điều kiện thuận lợi để đẩymạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn

- Nghệ thuật kinh doanh khách sạn

Trong nền kinh tế thị trường, các khách sạn phải chịu sự chi phối của các quyluật kinh tế, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh Muốn tồn tại và phát triển, các nhàquản lý không những phải hiểu biết về kỹ thuật mới và kinh nghiệm quản lý tiên tiến

mà phải có trí tuệ cùng tài thao lược để giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh khốcliệt này Nghệ thuật kinh doanh khách sạn chính là việc sử dụng các phương pháp, cáctiềm năng, các cơ hội kinh doanh một cách khôn khéo và tài tình để đạt được các mụctiêu kinh doanh đặt ra một cách tốt nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

- Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong kinh doanh khách sạn

Công cụ lao động là phương tiện mà con người sử dụng để tác động vào đốitượng lao động Quá trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với quá trình phát triển củacông cụ lao động Sự phát triển của công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với quá trìnhtăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành Như vậy, cơ sở vật chất

kỹ thuật là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra tiềm năng tăng năng suất, chất lượng, tănghiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Ngày nay, công nghệ kỹ thuật phát triểnnhanh chóng, chu kỳ công nghệ ngày càng ngắn hơn và ngày càng hiện đại hơn, đóngvai trò ngày càng to lớn, mang tính chất quyết định đối với việc nâng cao năng suất,chất lượng và hiệu quả Điều này đòi hỏi mỗi khách sạn phải tìm được giải pháp đầu tưđúng đắn, chuyển giao công nghệ phù hợp với trình độ công nghệ tiên tiến của thếgiới, bồi dưỡng và đào tạo lực lượng lao động làm chủ được công nghệ kỹ thuật hiệnđại Một khách sạn có cơ sở vật chất kỹ thuật ( buồng ngủ, nhà hàng, các quầy uống,các cơ sở giải trí, cơ sở hội nghị, hội thảo ) phát triển và ứng dụng khoa học - kỹthuật tiên tiến ngày càng đạt trình độ chuẩn đảm bảo tính hiện đại, tính dân tộc, tínhđồng bộ, tính hợp lý là điều kiện thuận lợi không chỉ nâng cao năng suất lao động màcòn nâng cao chất lượng sản phẩm và thông qua đó nâng cao danh tiếng và uy tín củadoanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh

- Chất lượng và giá cả dịch vụ

Chất lượng và giá cả dịch vụ trong khách sạn là một trong những yếu tố cực kỳquan trọng trong cuộc chiến cạnh tranh trên thị trường dịch vụ khách sạn để thu hútnguồn khách đến tiêu thụ các dịch vụ hàng hóa Trong khách sạn, chất lượng dịch vụđược hình thành từ chính việc cung cấp dịch vụ và hàng hóa đáp ứng đầy đủ nhất cácnhu cầu của khách kết hợp với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và yếu tố con người.Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và duy trì mức giá hợp lý trong khách sạn khôngnhững quyết định vấn đề tăng nhanh nguồn khách đến nghỉ tại khách sạn, nâng caodanh tiếng và uy tín của khách sạn mà còn quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa cơ sở

Bên cạnh những nhân tố ảnh hưởng đã nêu trên, quy mô thứ hạng của mộtkhách sạn cũng là một nhân tố cần được quan tâm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

- Quy mô thứ hạng của khách sạn

Tiêu chuẩn để xếp hạng được dựa trên kết quả hoạt động kinh tế - xã hội cụ thể củadoanh nghiệp như doanh thu, số lượng khách, đời sống cán bộ công nhân viên, vấn đề vệsinh an toàn thực phẩm Với quy mô thứ hạng của mình doanh nghiệp đã thể hiện được

uy tín, xây dựng được hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường du lịch trong nước cũngnhư quốc tế Như vậy, quy mô thứ hạng của khách sạn là một nhân tố không chỉ ảnhhưởng đến vị thế, danh tiếng, uy tín, khả năng cạnh tranh của khách sạn mà còn ảnhhưởng tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

-Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên nơi khách sạn đóng trụ sở kinh doanh là mộtnhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các khách sạntrong quá trình tổ chức kinh doanh Việt Nam là một quốc gia nằm ở trung tâm khuvực Đông Nam Á, sự phát triển của du lịch Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thếphát triển chung về du lịch của khu vực Việt Nam nói chung và Tỉnh Thừa Thiên Huếnói riêng có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên là tiền đề rất quantrọng để phát triển nhanh du lịch Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, lãnh thổ Việt Nam

có vị trí thuận lợi cả về đường biển lẫn đường sông, đường sắt, đường bộ và đườnghàng không Ngoài ra, với cấu trúc địa hình, đồng bằng, đồi núi cao nguyên, sông suối

đã tạo cho Việt Nam thực sự đa dạng và phong phú về cảnh quan và các hệ sinh thái

có giá trị cho sự phát triển của nhiều loại hình du lịch đặc biệt

-Trình độ phát triển kinh tế xã hội

Một trong những nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt độngkinh doanh của khách sạn là trình độ phát triển kinh tế xã hội nơi khách sạn hoạt độngkinh doanh Trong những năm qua, sự nghiệp đổi mới đất nước đã đạt được nhữngthành tựu quan trọng: chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững; quan hệđối ngoại được mở rộng, kinh tế tiếp tục phát triển và duy trì nhịp độ tăng trưởng Hệthống kết cấu hạ tầng nhất là đường giao thông, cầu cảng, sân bay, điện, nước, bưuchính viễn thông được tăng cường Văn hóa xã hội của đất nước có những bước tiến

bộ mới, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện Theo công bố của Tổng cục thống

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

kê, tăng trưởng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2014 tăng 5,62%

so với năm 2013, trong đó ngành dịch vụ tăng 7,34% Nhóm dịch vụ tăng trưởngnhanh nhất là khách sạn và nhà hàng vì Việt Nam đang trở thành điểm đến yêu thíchcủa nhiều du khách Sự phát triển kinh tế xã hội cao thúc đẩy các hoạt động giao lưukinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao, tạo cầu về sản phẩm du lịch của vùng Các kháchsạn kinh doanh ở khu vực có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao sẽ có nhiều điềukiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh , do đónâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình và ngược lại

- Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, Mọi quy định pháp luật

về kinh doanh đều có những ảnh hưởng nhất định tác động trực tiếp đến kết quả và hiệuquả hoạt động kinh doanh của khách sạn Vì môi trường pháp lý tạo ra “sân chơi” để cácdoanh nghiệp cùng tham gia hoạt động kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác vớinhau nên việc tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng Một môi trườngpháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạtđộng kinh doanh, đảm bảo tính bình đẳng, cạnh tranh một cách lành mạnh, mang lại hiệuquả kinh doanh cao và ngược lại nó sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp

- Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinhdoanh của khách sạn Cũng như những ngành sản xuất vật chất khác, để hoạt độngkinh doanh khách sạn tại một vùng, địa phương, quốc gia có thật sự phong phú và hấpdẫn, đạt hiệu quả kinh doanh cao hay không đều phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tàinguyên của nó Thật vậy, Việt Nam nói chung và Tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng lànơi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và hấp dẫn, là điểm đến ưa thíchcủa nhiều khách du lịch Đây là điều kiện quan trọng để phát triển các loại hình, loạisản phẩm du lịch vừa phổ thông đại chúng vừa độc đáo thõa mãn nhu cầu đa dạng của

du khách Cùng với sự đi lên của du lịch nước nhà, Cố đô Huế có những thế mạnh nhấtđịnh để phát triển du lịch, được UNESCO công nhận xếp hạng Di sản văn hóa thế giới

Do vậy, với tiềm năng sẵn có, thực hiện chiến lược phát triển theo đúng định hướng sẽgiúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã xác định

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

- Đường lối, chính sách phát triển du lịch của quốc gia, địa phương

Đường lối, chính sách phát triển du lịch của chính quyền có vai trò rất quantrọng đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Hiện nay trên thế giới hầunhư không có một nơi nào không tồn tại bộ máy quản lý xã hội Rõ ràng rằng bộ máyquản lý này có vai trò quyết định đến các hoạt động của cộng đồng đó Hoạt động dulịch không nằm ngoài quy luật chung ấy Một đất nước, một khu vực có tài nguyên dulịch phong phú cùng với những đường lối, chính sách phát triển du lịch đúng đắn sẽ làtiền đề cơ bản cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh với hiệu quả cao

- Sự cạnh tranh giữa các khách sạn

Với sự phát triển nhanh chóng của du lịch, số lượng các doanh nghiệp tham giahoạt động kinh doanh du lịch mà đặc biệt là số lượng các khách sạn tăng lên nhanhchóng trong những năm gần đây Sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các khách sạn phải cónhững nổ lực cao trong hoạt động kinh doanh để tồn tại và phát triển, hướng đến mụctiêu quan trọng là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn [2]

- Mùa du lịch

Mùa du lịch của một vùng, miền thường gắn liền với các đặc điểm thiên nhiêncũng như các hoạt động văn hóa của vùng, miền đó Do vậy, trong một năm sẽ cónhững tháng là mùa cao điểm và có những tháng là mùa thấp điểm nên hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của khách sạn cũng sẽ bị ảnh hưởng do lưu lượng khách đến du lịchthay đổi Ở Huế, mùa du lịch gắn liền với đặc điểm thiên nhiên cũng như các hoạtđộng văn hóa của Cố đô Huế

- Hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết kinh tế

Liên doanh là một trong những điều kiện để giải quyết khó khăn về vốn, về trangthiết bị và công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý du lịch nhằm đạt được hiệu quả caonhất Hợp tác, liên kết kinh tế tạo điều kiện khai thác hợp lý, có hiệu quả tài nguyên dulịch nhằm tăng lợi nhuận trong kinh doanh Những hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kếtkinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Môi trường kinh doanh quốc tế

Môi trường kinh doanh quốc tế và sự biến động của nó cũng có tác động rấtmạnh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Nếu môi trường kinh doanh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

quốc tế biến động theo chiều hướng thuận lợi sẽ mở ra nhiều cơ hội cho hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp, thu hút được lượng du khách đi du lịch và những nhàđầu tư quan tâm đến doanh nghiệp nhiều hơn Do vậy, sự ổn định về tình hình an ninh,chính trị, xã hội là yếu tố hết sức quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả kinhdoanh trong quá trình hoạt động kinh doanh du lịch.

1.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh khách sạn

1.4.1 Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn

Chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn cóthể được tính theo hai cách:

-Tính theo dạng hiệu số

Theo cách tính này hiệu quả kinh doanh được tính bằng cách lấy kết quả đầu ratrừ đi toàn bộ chi phí đầu vào

Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra - chi phí đầu vào

Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận ròng Trongkhi đó chi phí đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động và vốnkinh doanh

Phương pháp tính này đơn giản, thuận lợi nhưng không phản ánh hết chất lượngkinh doanh cũng như tiềm năng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn.Mặt khác, theo cách tính này không thể so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các bộ phận trongdoanh nghiệp, không thấy được sự tiết kiệm hay lãng phí trong lao động xã hội

- Tính theo dạng phân số

Hiệu quả kinh doanh =

Cách tính này đã khắc phục được những nhược điểm của cách tính trên Nó đãtạo điều kiện để nghiên cứu hiệu quả kinh doanh một cách toàn diện Với cách tínhnày sẽ sử dụng các chỉ tiêu chi tiết để đánh giá hiệu quả sau:

1.4.2 Hệ thống các chỉ tiêu chi tiết

Trong hoạt động kinh doanh khách sạn, việc tính toán hiệu quả hoạt động kinhdoanh được đặt lên hàng đầu Để tính được hiệu quả hoạt động kinh doanh đòi hỏi

Kết quả kinh doanhChi phí kinh doanh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

phải phân tích kết quả thu được và những chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh,

từ đó có thể điều chỉnh được các chỉ tiêu, đồng thời đưa ra các biện pháp khắc phụcnhằm thực hiện được kế hoạch đã đặt ra

NP(tk): Số ngày phòng theo thiết kế

Chỉ tiêu này cho biết mức độ sử dụng cơ sở vật chất kỷ thuật (phòng ngủ) củakhách sạn Chỉ tiêu này càng cao thì khách sạn sử dụng phòng càng có hiệu quả

NP(tt) NP(tk)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

-Thời gian lưu trú bình quân

Thời gian lưu trú bình quân được tính bằng công thức:

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chi phí khách sạn

Trong hoạt động kinh doanh của khách sạn luôn luôn có các chi phí phát sinh

và các chi phí này được phân làm hai loại: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

Để đánh giá hiệu quả chi phí khách sạn sử dụng các chỉ tiêu sau:

+Tỷ suất chi phí/doanh thu

TR(lt)NP(tt)

NKLK

TCTR

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

+Tỷ suất lợi nhuận/chi phí

LC =Trong đó:

LC : Tỷ suất lợi nhuận/chi phí

P : Lợi nhuận

TC : Chi phí

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồnglợi nhuận

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Lao động có ý nghĩa rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến xác định và đánhgiá nguồn nhân lực, một trong những yếu tố cơ bản của nguồn lực sản xuất Trong các tổchức kinh doanh khách sạn, lực lượng lao động cũng đóng vai trò quan trọng vì chính họ

là những người thực hiện nhiệm vụ kinh doanh khách sạn, tạo ra thu nhập cho nền kinh tếquốc dân Hiệu quả sử dụng lao động được thể hiện bằng các chỉ tiêu:

+Năng suất lao động

W=

Trong đó:

W : Năng suất lao động

TR : Doanh thu

L : Số lượng lao động bình quân

Chỉ tiêu năng suất lao động của một khách sạn cho biết trung bình một ngườilao động đã góp phần làm ra được bao nhiêu doanh thu cho khách sạn đó

- Chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng Vốn của khách sạn

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi thực hiện quá trình hoạt động kinh doanh đềuphải có vốn Vốn hiểu theo nghĩa rộng là tiềm năng phục vụ sản xuất gồm tư liệu sảnxuất, tri thức, khả năng tổ chức, điều kiện tự nhiên Căn cứ vào tác dụng và đặc điểmchu chuyển vốn trong quá trình sản xuất, vốn của các doanh nghiệp được chia làm hailoại: vốn cố định và vốn lưu động Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của khách sạn,người ta sử dụng chỉ tiêu sau:

PTC

TRL

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

+Tỷ suất lợi nhuận/vốn

Chỉ tiêu này phản ánh cứ bình quân một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ thì

sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

PV

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN IMPERIAL HUẾ

2.1 Giới thiệu khái quát về Khách sạn Imperial Huế

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển khách sạn Imperial Huế

Công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung có tên giao dịch quốc tế là “ImperialHotel Corporation”, toạ lạc tại số 8 đường Hùng Vương, TP.Huế Khách sạn đượcthiết kế hiện đại, đạt tiêu chuẩn 5 sao, gồm 16 tầng, 191 phòng đầy đủ tiện nghi

Tiền thân của Công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung là Khách sạn TrườngTiền thuộc Công ty khách sạn và dịch vụ Thừa Thiên Huế Thực hiện chủ trương cổphần hoá, ngày 27,9,1999 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quyết định số2225/QĐ.UB, chuyển khách sạn Trường Tiền thuộc Công ty khách sạn và dịch vụThừa Thiên Huế thành công ty cổ phần

Sau khi có quyết định thành lập, Công ty cổ phần Trường Tiền Thừa Thiên Huế

đi vào hoạt động với vốn điều lệ là 3,500,000,000đ Ngày 22/12/2001, Đại hội cổ đôngquyết định đầu tư mới xây dựng khách sạn 5 sao, trong đó phần góp vốn của cổ đông

từ 35-40 tỷ đồng, phần còn lại vay vốn của Ngân hàng Ngoại Thương

Ngày 16/11/2005, Công ty Cổ phần khách sạn Hoàng Cung chính thức đi vàohoạt động, và đến nay, công ty vẫn đang từng ngày phát triển

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

Công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung có chức năng hoạt động chủ yếu sau :

- Kinh doanh lưu trú du lịch (khách sạn), ăn uống, giải khát

- Khai thác vận chuyển khách du lịch, dịch vụ lữ hành khách sạn là một cơ sởphục vụ du lịch: phục vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác để đáp ứng nhucầu về ngủ, nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các nhu cầu khác của khách du lịchtrong thời gian lưu trú tại khách sạn

- Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng

- Kinh doanh lữ hành và một số dịch vụ khác

- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông và thủy lợi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

- Mua bán xe ôtô, phụ tùng, hàng tư liệu sản xuất, tiêu dùng nông lâm, máymóc, thiết bị chuyên dùng và phụ tùng phục vụ thi công các công trình giao thông thủylợi, công nghiệp, dân dụng, hàng thủy hải sản.

Trên cơ sở các chức năng đó, công ty có một số nhiệm vụ như sau:

- Sản xuất và cung ứng những loại hàng hoá, dịch vụ đáp ứng được nhu cầucho khách du lịch về lưu trú, ăn uống, lữ hành, vận chuyển, vui chơi, giải trí…

- Hoạt động trong khuôn khổ pháp luật do nhà nước quy định và chịu sự quản

về phía Nam và Thành Nội Huế 1 km về phía Bắc Khách sạn có ba mặt tiền bao quanhtrên diện tích 5,200 m2 nhưng vẫn đảm bảo được an ninh, an toàn, không ồn ào bởi vìđây là các trục đường không thích hợp cho các loại xe lớn qua lại

Đứng trên đỉnh cao của khách sạn, du khách có thể ngắm nhìn bao quát thànhphố xanh Ở giữa khách sạn là khoảng không gian đặc trưng của vườn xứ Huế, cây cốithoáng mát, có bể bơi hiện đại và có bãi đỗ xe rất thuận lợi cho việc nghỉ ngơi, thamquan của khách Khách sạn có nhiều nhà hàng phục vụ đầy đủ các món ăn Âu Á, đặcsản Huế, ẩm thực Cung đình Huế xưa với đội ngũ nhân viên phục vụ tận tình, chu đáo;

có các dịch vụ Massage, tắm hơi, thẩm mỹ, lữ hành, du thuyền trên sông, trang phụctruyền thống nổi tiếng, Ngoài ra, khách sạn Imperial Huế còn là nơi diễn ra các hộinghị, hội thảo quan trọng mang tầm cỡ quốc tế

2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức của khách sạn

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công Ty Cổ phần khách sạn Hoàng Cungđược thể hiện qua sơ đồ 2.1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

Tổng giám đốc: là người có quyền hành và trách nhiệm cao nhất, điều hành trực

tiếp hoạt động kinh doanh của khách sạn, theo dõi kiểm tra việc thực hiện của từng bộ phận

Trợ lý tổng giám đốc: hỗ trợ Tổng Giám đốc vạch ra các mục tiêu kinh doanh, tổ

chức, thực hiện các kế hoạnh, thường xuyên nắm bắt thông tin về thị trường để có cácquyết định tối ưu trong kinh doanh Phê duyệt các kế hoạch bồi dưỡng, quản lý, tuyểnchọn, đề bạt cán bộ và kỹ luật đối với cán bộ công nhân viên cũng như quản lý tài sản,chất lượng phục vụ

Phòng nhân sự: chịu trách nhiệm và thực hiện các quyết định của giám đốc về

công tác văn thư, thủ tục hành chính trong kinh doanh, lao động tiền lương, lập kế hoạchtuyển chọn sắp xếp bố trí nhân viên, đào tạo phát triển nhân viên trong khách sạn

Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho giám đốc trong công tác tài chính, kế

hoạch, thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo đúng quy định hiện hành Tổng hợp và phântích tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn hàng tháng, quý và năm

Sales & marketing, reservation: chịu trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất và thực hiện

chiến lược marketing Chịu trách nhiệm liên hệ, làm việc với khách hàng tiềm năng Quản

lý việc đăng ký, đặt phòng, huỷ phòng của khách

Lễ tân, quan hệ khách hàng: hướng dẫn khách hàng, làm thủ tục lưu trú và khai

báo tạm trú của khách theo đúng quy định Kết hợp với các bộ phận có liên quan để đápứng các dịch vụ khách yêu cầu trong khả năng của khách sạn Nhận thông tin khiếu nạicủa khách Phối hợp với nhân viên kế toán để lập hoá đơn thanh toán

Bộ phận buồng phòng, giặt là: điều hành hoạt động kinh doanh lưu trú, chịu trách

nhiệm điều hành quản lý trực tiếp đối với bộ phận phòng, buồng Phó giám đốc phải nắmđược tình trạng phòng và dự tính số phòng cho thuê trong tuần, tháng, nhận các thông tin

từ các tổ chức gửi khách, liên hệ với khách hàng nếu xảy ra các khiếu nại

Bếp trưởng: điều hành hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách sạn, quản

lý trực triếp bộ phận bếp; đề ra các quy chế, điều lệ, quy trình và tiêu chuẩn thao tác ănuống; kiểm tra đôn đốc thực hiện, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc khách sạn

về hiệu quả hoạt động kinh doanh của bộ phận này

Bộ phận bảo trì: chịu trách nhiệm tổ chức duy tu, bảo dưỡng, sữa chữa máy móc

thiết bị, tạo điều kiện sử dụng tối đa công suất, tiết kiệm chi phí cho khách sạn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

Bộ phận IT: Chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức hoạt động, bảo trì, sửa chửa hệ thống

mạng nội bộ, hệ thống máy vi tính, và hệ thống phầm mềm hoạt động của khách sạn

Bộ phận nhà hàng: Giám đốc các bộ phận nhà hàng và quầy bar để phục vụ ăn

uống theo đơn đặt hàng, đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm và chế biến đúng yêu cầucủa khách

Bộ phận an ninh: Có trách nhiệm hướng dẫn cho khách nơi để xe, vận chuyển,

mang hành lý cho khách từ khi đến cho đến khi rời khỏi khách sạn Có trách nhiệmbảo quản tài sản chung cho khách sạn, tình hình an ninh, cháy nổ của khách sạn cũngnhư tài sản và tính mạng của khách lưu trú

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

TỔNG GIÁM ĐỐC

TRỢ LÝ TỔNG GIÁM ĐỐC

LỄ TÂN, QHKH

BUỒNG PHÒNG, GIẶT LÀ

NHÀ HÀNG

PT

NH Nhật

PT NH Imperrial

PT Bar Piano

PT Bar Panorama

PT Bếp Á

PT Bếp Âu

PT Bếp Bánh

Trang 33

2.1.3.3 Nguồn lực của khách sạn

a.Tình hình lao động

Trong bất cứ một tổ chức nào, lao động luôn là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng

vì nó liên quan trực tiếp đến xác định và đánh giá nguồn nhân lực, một trong nhữngyếu tố cơ bản của nguồn lực sản xuất Trong khách sạn, lực lượng lao động cũng đóngvai trò quan trọng vì chính họ là những người thực hiện nhiệm vụ kinh doanh khách sạn,tạo ra thu nhập cho nền kinh tế quốc dân

Bảng 2.1- Tình hình lao động của khách sạn Imperial Huế

Đơn vị tính : Người

CHỈ TIÊU

Số lượng

Tỷ trọng (%)

Số lượng

Tỷ trọng (%)

Số lượng

Tỷ trọng (%)

Số lượng

Tỷ trọng (%)

III Phân theo trình độ chuyên môn:

Nguồn : Khách sạn Imperial Huế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

Từ số liệu ở bảng 2.1 ta thấy, số lượng lao động của khách sạn tăng lên qua cácnăm Năm 2014 tăng so với năm 2012 là 15 người tương ứng tăng 9,74% Sự biếnđộng số lượng qua các năm là do khách sạn đã mở rộng quy mô kinh doanh và dịch vụkinh doanh nên cần tăng thêm lao động để hỗ trợ cho các bộ phận thực hiện tốt chứcnăng nhiệm vụ, đạt hiệu quả cao.

Phân theo giới tính, lao động nữ chiếm tỷ trọng cao hơn lao động nữ (nữ chiếm60,3%; nam chiếm 39,7%) Tuy nhiên, theo xu hướng biến động qua các năm thì laođộng nam tăng cao hơn so với lao động nữ Năm 2014 lao động nữ chỉ tăng so với năm

2012 là 5 người tương ứng tăng 5,26%, trong khi đó lao động nam tăng 10 ngườitương ứng tăng 16,95% Trong khách sạn, lao động nam được bố trí làm việc ở các bộphận đòi hỏi có sức khỏe, mang tính kỹ thuật như bảo trì, bảo vệ còn lao động nữ tậptrung nhiều ở bộ phận đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận, tính hấp dẫn trẻ trung như lễ tân,bàn, buồng, bếp Kiên trì, nhẫn nại, ôn hòa là ưu điểm của lao động nữ và ưu điểmnày rất phù hợp với nghề phục vụ khách sạn Vì vậy, khách sạn Imperial Huế đã lựachọn số lao động nữ nhiều hơn số lao động nam nhằm phục vụ hoạt động của kháchsạn một cách hiệu quả hơn

Kinh doanh khách sạn là một ngành mà tỷ trọng lao động trực tiếp chiếm một tỷ lệkhá cao trong tổng số lao động bởi vì các loại hình dịch vụ trong khách sạn rất phong phú

và đa dạng Do đó, theo tính chất lao động thì lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao77,92% còn lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng thấp 22,08% Tuy nhiên, số lượng lao độnggián tiếp của khách sạn ít thay đổi, sự gia tăng lao động chủ yếu là tăng lượng lao độngtrực tiếp Trừ một số lao động nhỏ không trực tiếp tiếp xúc và phục vụ khách, còn lại dotính chất và đặc thù của ngành kinh doanh khách sạn là con người nên bộ phận lao độngtrực tiếp tập trung hầu hết ở các bộ phận lễ tân, buồng, bàn, bếp, kỹ thuật và bảo vệ Lựclượng lao động này là những người trực tiếp thực hiện quá trình hoạt động kinh doanhcung cấp các sản phẩm cho du khách Bộ phận lao động gián tiếp ở khách sạn thường tậptrung ở bộ phận quản lý hành chính, kế toán, kinh doanh

Chất lượng lao động của khách sạn ngày càng được nâng cao, năm 2012 có 34người đạt trình độ đại học chiếm 22,08%, đến năm 2014 có 45 người tăng 11 người sovới năm 2012 tương ứng tăng 32,25% Tương tự ta thấy, lao động có trình độ trung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

cấp và nghiệp vụ cũng tăng lên Những lao động này được bố trí ở những bộ phậnquan trọng, có sự tiếp xúc với khách hàng, chủ yếu ở bộ phận hành chính, bộ phận kếtoán, bộ phận lễ tân, bộ phận buồng và bộ phận bàn Điều đáng chú ý nhất ở đây làsong song với sự tăng lên của trình độ lao động thì số lao động phổ thông giảm dần.Những lao động này được khách sạn bố trí những công việc giản đơn và không đòi hỏinhiều về trình độ Qua đó, chứng tỏ rằng khách sạn đã chú ý đến công tác nâng caotrình độ cho nhân viên.

Ngoài ra, trong hoạt động du lịch nhân viên phải tiếp xúc với nhiều du kháchnước ngoài vì vậy đòi hỏi nhân viên phải có trình độ ngoại ngữ nhất định và có thể sửdụng nhiều thứ tiếng Tại khách sạn năm 2014, trình độ ngoại ngữ của lao động khôngngừng được nâng cao: lao động có trình độ đại học ngoại ngữ chiếm 17,75%, có bằng

C chiếm 38,46%, có bằng B chiếm 39,64% và ngày càng gia tăng Đồng thời số lượnglao động có bằng A ngày càng giảm xuống còn 4,15% Điều này cho thấy khách sạn

đã tập trung đào tạo và tuyển dụng những lao động có khả năng giao tiếp bằng ngoạingữ tốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh Tuy nhiên, lao động của khách sạn chủ yếuchỉ biết sử dụng 1 ngoại ngữ là tiếng Anh, còn số lượng lao động biết sử dụng 2 ngoạingữ trở lên ( Nhật, Pháp, Trung ) rất ít

Nói tóm lại, trong những năm qua khách sạn đã có nhiều cố gắng trong việctuyển dụng và bố trí lao động tương đối hợp lý, tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng, đưahoạt động của các bộ phận vào quỹ đạo thống nhất, đáp ứng kịp thời việc mở rộng quy

mô kinh doanh cũng như tốc độ phát triển của ngành Du lịch

b.Tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn

Trong quá trình kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố đầu vào quan trọngnhất Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh khách sạn, vốn có vai trò quyết định đếnviệc hình thành, phát triển và tồn tại của khách sạn Bên cạnh đó, vốn còn là yếu tố cơbản quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, do đó việc bảo toànvốn và phát triển vốn luôn luôn là mục tiêu quan trọng của khách sạn Imperial Huế

Khách sạn Imperial Huế là một doanh nghiệp thực hiện chức năng kinh doanhnhiều loại hình hoạt động dịch vụ khác nhau như lưu trú, ăn uống, vận chuyển trong

đó khách sạn thực hiện chức năng chính là kinh doanh lưu trú Tình hình tài sản vànguồn vốn của khách sạn qua 3 năm từ 2012 đến 2014 được trình bày ở bảng 2.2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

Bảng 2.2 - Tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn Imperial Huế

Nợ phải trả 46685 11,87 99540 24,58 69536 17,92 22851 149Nguồn vốn chủ sở hữu 346615 88,13 305425 75,42 318501 82,08 -28114 91,89

Nguồn: Khách sạn Imperial-Huế

Xét theo góc độ tài sản chúng ta thấy rằng, tình hình tài sản của khách sạn qua

3 năm (2012 - 2014) có sự biến động theo xu hướng giảm đi, trong đó năm 2014 giảm

so với năm 2012 là 5,263 triệu đồng tương ứng giảm 1,34% Sự biến động về tổng tàisản ở trên là do khách sạn có sự biến động lớn cả về tài sản lưu động và tài sản cốđịnh TSLĐ của khách sạn tăng lên qua các năm và tăng mạnh nhất vào năm 2013,Nguyên nhân của sự biến động này là do khách sạn đã mở rộng kinh doanh nhiều loạihình dịch vụ trên địa bàn với chính sách nâng cao sức cạnh tranh và tăng doanh thu,cho nên khách sạn đã thực hiện chính sách trả chậm đối với khách hàng làm cho cáckhoản phải thu của khách sạn tăng lên đáng kể Nhưng đến năm 2014, khách sạn nhậnthấy rằng sự tăng lên của các khoản phải thu lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến quá trìnhkinh doanh nên khách sạn đã cố gắng thực hiện tốt công tác thu hồi nợ Do vậy, TSLĐnăm 2014 giảm nhiều so với năm 2013, tuy nhiên vẫn còn tăng so với năm 2012 là9,343 triệu đồng tương ứng tăng 11,43% Đây là biểu hiện tích cực của khách sạn

Ngược lại với sự biến động của TSLĐ thì TSCĐ của khách sạn có xu hướnggiảm TSCĐ không chỉ giảm ở năm 2013 mà sang năm 2014 vẫn tiếp tục giảm so vớinăm 2012 là 14,606 triệu đồng tương ứng giảm 4,69% Nguyên nhân là do thiết bị củamột số phòng của khách sạn đã được trang bị từ lâu nên không còn phù hợp với nhucầu hiện tại, do đó năm 2013 và 2014 khách sạn đã tiến hành thanh lý những tài sản cốđịnh đã hết thời hạn sử dụng để bổ sung những TSCĐ mới đạt tiêu chuẩn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

Ngoài ra, ta có thể thấy TSCĐ chiếm tỷ trọng rất lớn so với TSLĐ trong tổngtài sản (chiếm trên 70%) Sở dĩ như vậy vì khách sạn là đơn vị kinh doanh du lịch nêncũng như các đơn vị kinh doanh du lịch khác cần có sự đầu tư rất lớn về hạ tầng cơ sởvật chất, đặc biệt là xây dựng cơ bản Đối với các ngành khác nhà cửa, kiến trúc chỉ lànơi làm việc nhưng trong kinh doanh khách sạn thì nó tham gia vào quá trình kinhdoanh và tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho khách sạn Do đó, nó cần phải được khôngngừng nâng cấp, hoàn thiện và hiện đại hóa nhằm thõa mãn nhu cầu của du khách và

để tạo năng lực cạnh tranh mới Mặt khác, không giống với các doanh nghiệp kinhdoanh khác, TSLĐ của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 30%) trong tổng tàisản Đó là do đặc trưng của kinh doanh dịch vụ có quá trình sản xuất và tiêu dùng sảnphẩm chính diễn ra đồng thời nên hàng tồn kho chỉ có ở các hoạt động phụ kèm theonhư bia, rượu, thuốc lá , giá trị nguyên vật liệu nhà bếp phục vụ nhu cầu ăn uống củakhách hàng, giá trị công cụ dụng cụ, vật tư có giá trị không lớn

Cùng với sự biến động về tài sản thì nguồn vốn của khách sạn cũng đã có sựbiến động lớn qua 3 năm Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng chủ yếu khoảng 82%trong tổng nguồn vốn Đây là dấu hiệu phản ánh tình trạng tài chính lành mạnh củakhách sạn Như vậy, khách sạn có khả năng độc lập về tài chính cao, từ đó có thể chủđộng và dễ dàng được chấp nhận cho vay hơn khi có nhu cầu Tuy nhiên, nguồn vốnchủ sở hữu năm 2013 và năm 2014 có xu hướng giảm rõ rệt So với năm 2012 thì năm

2014 giảm 28,114 triệu đồng tương ứng giảm 8,11% Nguyên nhân là do trong nhữngnăm này lợi nhuận của khách sạn giảm nên phần lãi bổ sung vào vốn tự có giảm vàbên cạnh đó vốn đóng góp của các bên liên doanh giảm, vì vậy nguồn vốn chủ sở hữucủa khách sạn bị giảm đi

Ngoài ra, nợ phải trả của khách sạn không ngừng tăng lên và đặc biệt tăng mạnhtrong năm 2013 vì nguồn vốn chủ sở hữu chưa đảm bảo đủ vốn kinh doanh nên kháchsạn phải đi vay ngân hàng Nợ phải trả năm 2014 có giảm đi so với năm 2013 nhưng vẫncao hơn năm 2012 là 22,851 triệu đồng tương ứng tăng 58,95%, do vậy đã làm giảm đinguồn lợi nhuận đáng kể để trả lãi vay ngân hàng Đây là một biểu hiện xấu trong kinhdoanh, khách sạn cần có kế hoạch để giảm nhẹ gánh nặng nhằm nâng cao lợi nhuận đểphát triển doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

c.Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn

Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò rất lớn trong kinh doanh khách sạn Nó bao gồmtoàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào quá trình khai thác các tiềm năng và thựchiện các dịch vụ nhằm thõa mãn nhu cầu cho khách hàng Hơn nữa, du lịch là một nhucầu cao cấp đòi hỏi mức độ tiện nghi cao Vì vậy, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật baogiờ cũng đi liền với sự phát triển của khách sạn Ngoài ra, cơ sở vật chất kỹ thuật còn làtiêu chuẩn cho việc xếp hạng khách sạn, đồng thời cũng là tiêu chuẩn lựa chọn của kháchhàng Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn được thể hiện ở bảng 2.3

Bảng 2.3- Tình hình cơ sở vật chất- kỹ thuật của khách sạn Imperial Huế

Máy phát điện Máy 1 1 1

Phương tiện vận chuyển Xe ôtô 4 4 4

Nguồn: Khách sạn Imperial Huế

Khách sạn Imperial Huế đã được xếp hạng “năm sao” ngay từ những ngày đầuthành lập, đó là một sự phấn đấu không ngừng của khách sạn Hiện nay, khách sạn có

191 phòng với 378 giường bao gồm 6 loại phục vụ cho từng loại khách khác nhau.Đặc biệt, khách sạn còn có phòng dành riêng cho người tàn tật Trang thiết bị khá tiệnnghi và trang nhã

Trong hệ thống nhà hàng và quầy bar, hầu hết các thiết bị đều được thay mới

Ba nhà hàng và 2 quầy bar khác nhau có thể phục vụ 500 lượt khách Đặc biệt, kháchsạn còn có 3 hội trường rộng lớn 300 ghế có thể tổ chức các cuộc họp, hội nghị lớn Cómột hồ bơi rất đẹp nằm giữa tòa nhà có thể đáp ứng được yêu cầu của khách

Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bổ sung, khách sạn có 4 mặt bằng cho thuê,

12 phòng massage, phòng thể dục, billard, Ngoài ra, khách sạn có 4 xe ôtô dùng đểkinh doanh vận chuyển phục vụ cho khách và đưa đón cán bộ lãnh đạo cũng như phục

vụ công việc khách sạn khi cần thiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn là khá tốt Trong 3 năm qua,mặc dù số lượng cơ sở vật chất kỹ thuật không tăng đáng kể nhưng chất lượng ngàycàng được nâng cao có khả năng đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu du khách Tuynhiên, do bề mặt không gian khách sạn khép kín nên chưa quy hoạch được một bãi đỗ

xe hợp lý tạo cảnh quan đẹp cho khách sạn đồng thời tạo ấn tượng tốt đối với dukhách Hy vọng với sự phát triển này trong nhiều năm tới, khách sạn sẽ khắc phụcđược những bất cập đó nhằm đưa khách sạn lên một tầm cao với vị thế mới

2.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn

2.2.1 Kinh doanh lịch vụ lưu trú

Mục tiêu của khách sạn Imperial Huế là thực hiện dịch vụ lưu trú cho du kháchtrong và ngoài nước nhằm đáp ứng nhu cầu của khách về nhà nghỉ Để thõa mãn nhucầu lưu trú cho du khách, khách sạn đã sử dụng hệ thống các loại phòng nghỉ với nhiềumức giá khác nhau Hiện nay, khách sạn có 191 phòng được chia làm 6 loại với 378giường cùng đội ngũ nhân viên phục vụ ở các bộ phận phòng, lễ tân, kỹ thuật, bảo vệ, năng động, trách nhiệm, phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ hoàn thành nhiệm vụ đặt ra

2.2.2 Kinh doanh dịch vụ ăn uống

Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ lưu trú cho du khách, khách sạn Imperial Huếcòn thực hiện kinh doanh dịch vụ ăn uống Khách sạn có nhà hàng, cà phê có thể phục

vụ tối đa hơn 500 khách với các món ăn, thức uống mang đậm nét đặc trưng riêng biệtcủa xứ Huế cũng như những món ăn nước ngoài như nhà hàng Nhật Yoshihara thõamãn nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn laođộng Ngoài ra, khách sạn còn phục vụ khách đến ăn uống tại nhà hàng hay các dịch

vụ bên ngoài khi có yêu cầu như cưới hỏi, hội nghị

2.2.3 Kinh doanh dịch vụ vận chuyển

Song song với các hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, khách sạnImperial Huế còn thực hiện tổ chức kinh doanh dịch vụ vận chuyển nhằm đáp ứng đầy

đủ nhu cầu của khách mọi nơi, mọi lúc Khách sạn thực hiện vận chuyển, đưa đón dukhách từ sân bay, nhà ga, bến xe đến khách sạn và ngược lại, đồng thời đưa du khách

đi tham quan tại các lăng tẩm, chùa, nhà vườn Huế,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

2.2.4 Kinh doanh các dịch vụ bổ sung khác

Để đáp ứng đồng thời cùng với những nhu cầu lưu trú, ăn uống, vận chuyển của

du khách, khách sạn đã tổ chức kinh doanh các dịch vụ bổ sung khác như dịch vụhướng dẫn viên du lịch, dịch vụ giặt là, dịch vụ mượn đồ, massage, internet, đổi tiền,tập gym và đi bơi, Đây là những dịch vụ không chỉ có tác dụng làm tăng doanh thucho khách sạn mà còn đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụkhách hàng

2.3 Doanh thu và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu

2.3.1 Doanh thu và cơ cấu doanh thu của khách sạn

Doanh thu hoạt động kinh doanh của khách sạn Imperial Huế qua 3 năm

2012-2014 được thể hiện ở bảng 2.4

Qua bảng 2.4 cho thấy tổng doanh thu của khách sạn có sự biến động khá ổnđịnh qua các năm Năm 2013 tăng nhanh so với năm 2012, đến năm 2014 có xu hướngtăng nhẹ Tuy nhiên, so với năm 2012 thì năm 2014 vẫn tăng là 11,914 triệu đồngtương ứng tăng 26,1%

Bảng 2.4- Doanh thu và cơ cấu doanh thu của khách sạn Imperial Huế

Nguồn: Khách sạn Imperial Huế

Trong cơ cấu doanh thu, doanh thu lưu trú và doanh thu ăn uống chiếm tỷ trọngcao trong tổng doanh thu của khách sạn qua các năm Doanh thu lưu trú chiếm khoảng61%, còn doanh thu ăn uống chiếm trên 27% Dịch vụ vận chuyển có doanh thu chiếm

tỷ trọng thấp 2,5% và có xu hướng biến động, cụ thể năm 2014 tăng so với năm 2012

là 287 triệu đồng tương ứng tăng 24%

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 12/11/2016, 13:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bùi Xuân Phong (2001), Quản trị kinh doanh bưu chính viễn thông, Nhà xuất bản Bưu điện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kinh doanh bưu chính viễn thông
Tác giả: Bùi Xuân Phong
Nhà XB: Nhàxuất bản Bưu điện
Năm: 2001
[2] Bùi Văn Chiêm, ThS. Hồ Thị Lan (2000), Quản trị nhân sự, Trường Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nhân sự
Tác giả: Bùi Văn Chiêm, ThS. Hồ Thị Lan
Năm: 2000
[3] Hoàng Hữu Hòa (2002), Giáo trình Thống kê doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
Tác giả: Hoàng Hữu Hòa
Năm: 2002
[4] Nguyễn Khắc Hoàn, Quản trị doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị doanh nghiệp
[5] Nguyễn Văn Chương (2010), Bài giảng Quản trị tài chính. Khoa Quản trị kinh doanh, Trường đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Quản trị tài chính
Tác giả: Nguyễn Văn Chương
Năm: 2010
[7] Trịnh Văn Sơn (2006), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. Trường đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: Trịnh Văn Sơn
Năm: 2006
[8] Trịnh Xuân Dũng (2002), Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn
Tác giả: Trịnh Xuân Dũng
Nhà XB: Nhàxuất bản Đại học Quốc gia
Năm: 2002
[9] Nguyễn Văn Công (2009), Phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Văn Công
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại họcKinh tế quốc dân
Năm: 2009
[13] Nguyễn Thị Bích Dung (2009), Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SAĐÉC, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích kết quả kinh doanh và giải phápnâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SAĐÉC
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Dung
Năm: 2009
[14] Nguyễn Đức Minh (2011), Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần nước khoang Bang, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tạiCông ty cổ phần nước khoang Bang
Tác giả: Nguyễn Đức Minh
Năm: 2011
[10] Công ty Cổ phần Khách sạn Hoàng Cung (2013), Báo cáo tổng kết công tác kinh doanh năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ kinh doanh năm 2013 Khác
[11] Công ty Cổ phần Khách sạn Hoàng Cung (2014), Báo cáo tổng kết công tác kinh doanh năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ kinh doanh năm 2014 Khác
[12] Công ty Cổ phần Khách sạn Hoàng Cung (2015), Báo cáo tổng kết công tác kinh doanh năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ kinh doanh năm 2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w