57 Chương 3 Giá trị đương đại của pháp luật về bảo vệ quyền lợi các Nhóm yếu thế trong Quốc triều hình luật và định hướng kế thừa các giá trị đó trong quá trình xây dựng nhà nước pháp q
Trang 1PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
Trang 2Chuyên ngành : Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số : 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Minh Tuấn
HÀ NỘI – 2015
Trang 31
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo
vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thanh Bình
Trang 42
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 8
Chương 1 Bảo vệ các Nhóm yếu thế trong Quốc triều hình luật: Nhận diện từ khía cạnh lịch sử 16
1.1 Bối cảnh lịch sử triều Hậu Lê 16
1.1.1 Về Kinh tế 16
1.1.1.1 Tiểu nông hóa nền nông nghiệp, nông thôn 16
1.1.1.2 Các chính sách lớn về nông nghiệp 20
a Chế độ Lộc điền 20
b Chế độ Quân điền 21
1.1.2 Chính trị 22
1.1.2.1 Xây dựng đội ngũ quan liêu được đào tạo về Nho giáo 22
1.1.2.2 Xây dựng bộ máy hành chính từ trung ương tới địa phương 25
1.1.3 Pháp luật 26
a Giai đoạn Lê triều toàn thịnh (1428 – 1527) 28
b Giai đoạn Nam – Bắc phân tranh (1527 – 1788) 28
1.1.4 Chính sách ngoại giao 29
1.2 Đặc điểm của các NYT và cơ sở quan điểm về bảo vệ NYT trong xã hội Hậu Lê 29
1.2.1 Cơ sở quan điểm bảo vệ NYT trong xã hội dưới triều Hậu Lê 29
Trang 53
1.2.1.1 Ảnh hưởng của Nho giáo 29
1.2.1.2 Yêu cầu bảo đảm quyền lợi cho các nhóm xã hội 32
1.2.2 Đặc điểm các Nhóm yếu thế trong xã hội Hậu Lê 33
1.3 Khái niệm, quan điểm về bảo vệ các Nhóm yếu thế triều Hậu Lê được thể hiện trong Quốc triều hình luật 35
1.3.1 Khái niệm Nhóm yếu thế trong Quốc triều hình luật 35
1.3.2 Quan điểm của nhà Lê trong bảo vệ Nhóm yếu thế 36
a Giảm nhẹ hình phạt cho người yếu thế khi phạm tội 36
b Giành nhiều ưu ái với Nhóm yếu thế trong đời sống, xã hội 38
Chương 2: Nội dung các qui định pháp luật về bảo vệ quyền lợi các Nhóm yếu thế trong Quốc triều hình luật 39
2.1 Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ 39
2.1.1 Pháp luật mang tính nhân đạo với người phụ nữ phạm tội 40
2.1.2 Bảo vệ quyền lợi người phụ nữ trong Hôn nhân gia đình 41
2.1.3 Bảo vệ quyền tài sản cho người phụ nữ 43
2.1.4 Nghiêm trị các hành vi xâm phạm tới tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ 45
2.2 Bảo vệ quyền lợi dân tộc thiểu số 47
2.2.1 Tôn trọng tập quán của các dân tộc thiểu số 49
Trang 64
2.2.2 Miễn giảm hình phạt và trừng trị quan lại cậy quyền thế sách nhiễu
những người dân tộc thiểu số 50
2.3 Bảo vệ quyền lợi người tàn tật, người cô quả không nơi nương tựa 51
2.4 Bảo vệ quyền lợi người già, trẻ em 52
2.4.1 Hạn chế sử dụng hình phạt với người già, trẻ em 53
2.4.2 Công nhận, bảo vệ các quyền của trẻ em về tính mạng, thân thể, tài sản 54
2.5 Những mặt tích cực, hạn chế của các chính sách với Nhóm yếu thế trong Quốc triều hình luật 56
2.5.1 Những mặt tích cực 56
2.5.2 Hạn chế 57
Chương 3 Giá trị đương đại của pháp luật về bảo vệ quyền lợi các Nhóm yếu thế trong Quốc triều hình luật và định hướng kế thừa các giá trị đó trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay 58
3.1 Nhận diện giá trị đương đại của các qui định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của các Nhóm yếu thế trong Quốc triều hình luật 58
3.1.1 Xác định cụ thể nhóm người yếu thế trong xã hội để có những chính sách phù hợp cho từng nhóm người 59
3.1.2 Quy định trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực liên quan tới Nhóm yếu thế 61
3.1.3 Trách nhiệm, vai trò của Nhóm yếu thế với cộng đồng 62
Trang 7c Hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực liên quan tới Nhóm yếu thế 66
d Hoàn thiện quy định về trợ giúp pháp lý với người thuộc Nhóm yếu thế khi vi phạm pháp luật 67
3.2.2 Quan điểm kế thừa các giá trị đương đại về bảo vệ Nhóm yếu thếcủa Quốc triều hình luật ở Việt Nam hiện nay 69
3.2.2.1 Kế thừa các giá trị bảo vệ Nhóm yếu thế trong Quốc triều hình luật phù hợp với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 69
3.2.2.2 Kế thừa những điểm tiến bộ về bảo vệ Nhóm yếu thế trong Quốc triều hình luật mà pháp luật hiện nay còn bỏ ngỏ 70
3.2.2.3 Kế thừa các giá trị của Quốc triều hình luật về Nhóm yếu thế theo hướng chỉnh lược có chọn lọc 71
Trang 86
3.3 Một số kiến nghị nhằm kế thừa các giá trị đương đại trong bảo vệ Nhóm yếu thế của Quốc triều hình luật vào xây dựng chính sách bảo vệ Nhóm yếu thế ở nước ta hiện nay 72
3.3.1 Khuyến khích các công trình nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị của Quốc triều hình luật về bảo vệ Nhóm yếu thế 72
3.3.2 Xây dựng chính sách phù hợp với đội ngũ những người hoạt động trong các lĩnh vực liên quan tới các Nhóm yếu thế 73
3.3.3 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Nhóm yếu thế trên cơ sở kế thừa tinh thần trong Quốc triều hình luật phù hợp với điều kiện Việt Nam 74
3.3.4 Quy định trách nhiệm của chính quyền, người dân trong việc bảo vệ, giúp đỡ nhóm yếu thế hòa nhập cộng đồng 78
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 10
8
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xã hội hiện nay, các nhóm xã hội yếu thế luôn phải chịu nhiều thiệt thòi,
ít có cơ hội nói lên tâm tư nguyện vọng của mình, bị kỳ thị, định kiến trong xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của họ không được quan tâm đúng mức Hiện nay các nhóm người yếu thế trong xã hội ở Việt Nam bao gồm 7 nhóm người: người khuyết tật, người có HIV, lao động di cư, phụ nữ, thanh niên, người dân tộc thiểu
số, người đồng tính – song tính – chuyển giới
Việc phải đặt ra các quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhóm người yếu thế trong xã hội không phải là một vấn đề mới được đề cập tới trong giai đoạn hiện nay Từ xa xưa với tinh thần tương thân tương ái của dân tộc, trong các bộ luật thời trung đại, nhà làm luật đã dự tính tới những vấn đề này nên
đã ban hành nhiều quy định tiến bộ để bảo vệ cho các nhóm người yếu thế trong
xã hội Trong những bộ luật phong kiến ở nước ta thì Luật Hồng Đức – sau đây gọi chung là Bộ Quốc triều hình luật (QTHL) thời Hậu Lê nổi bật lên là một bộ luật có nhiều quy định tiến bộ trong vấn đề bảo vệ, bảo đảm cho lợi ích của những nhóm người yếu thế trước những tác động của xã hội và của những nhóm đối tượng khác Các NYT được đề cập tới trong QTHL bao gồm: phụ nữ, trẻ em, người già, người cô quả không nơi nương tựa, người tàn tật, các nhóm người thuộc dân tộc thiểu số Đây là những nhóm người dễ bị tổn thương nhất, cần tới sự quan tâm, bảo trợ trong xã hội phong kiến thời xưa
Việc một bộ luật phong kiến ra đời cách đây gần 600 năm đã có nhiều quy định tiến bộ, kịp thời để bảo vệ các NYT là điều rất đáng học hỏi và phát huy Nghiên cứu các quy định, chế tài nhằm bảo vệ các nhóm người yếu thế trong xã
Trang 119
hội trong QTHL sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện nay về bảo đảm quyền và lợi ích của các nhóm người yếu thế, nhất là trong giai đoạn nước ta đang hướng tới xây dựng NN pháp quyền – một NN
mà quyền và lợi ích của mọi công dân, mọi nhóm người đều được đảm bảo bình đẳng Qua đó còn giúp chúng ta kế thừa và phát huy các giá trị dân tộc, tinh hoa
pháp luật của đất nước Đây là lý do tác giả chọn đề tài “Bảo vệ Nhóm yếu thế
trong Bộ luật Hồng Đức và những giá trị kế thừa trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài bảo vệ luận văn thạc sĩ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận văn là tìm hiểu, nhận diện, nghiên cứu các quy định, chế tài nhằm bảo vệ các nhóm người yếu thế trong xã hội dưới triều Lê trong QTHL Từ đó phát hiện những điểm phù hợp có thể vận dụng vào chính sách, pháp luật về NYT trong xã hội hiện nay
2.2 Mục tiêu cụ thể
Luận văn có những mục tiêu cụ thể như sau:
1.Tìm hiểu các quy định trong QTHL đề cập tới bảo vệ quyền, lợi ích của các NYT trong xã hội lúc bấy giờ bao gồm: Phụ nữ, trẻ em, người già, người tàn tật, người cô quả, các nhóm dân tộc thiểu số ít người
2 Từ đó tìm ra các quy định tiến bộ, phù hợp có thể học tập, áp dụng vào các quy định của pháp luật hiện nay nhằm thực hiện tốt hơn công tác an sinh xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích cho những NYT chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội hiện nay
Trang 1210
3 Tính mới và những đóng góp của đề tài nghiên cứu
Luận văn có những điểm mới cơ bản sau:
Tác giả luận văn đã phân tích, làm rõ việc bảo vệ NYT trong QTHL từ góc
độ lịch sử
Nội dung các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi các NYT trong QTHL
Chỉ ra những giá trị đương đại của pháp luật về bảo vệ quyền lợi các NYT trong QTHL và định hướng kế thừa các giá trị đó trong quá trình xây dựng NN pháp quyền Việt Nam hiện nay
Nhận diện các giá trị của QTHL với vấn đề bảo vệ NYT trong xã hội phong kiến đương thời trên các phương diện: khái niệm, quy định pháp luật, giá trị cần bảo, phát huy
Đánh giá công tác thực hiện chính sách, pháp luật về NYT Những điểm thiếu sót của pháp luật hiện nay mà các quy định trong QTHL có thể bổ sung, khắc phục nhất là vấn đề trách nhiệm pháp lý của người yếu thế khi phạm tội, vấn đề hình phạt, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan NN với NYT
Đề xuất các giải pháp kế thừa quy định trong QTHL về NYT phù hợp với xu hướng, tình hình hiện nay nhằm hoàn thiện, nâng cao quy định về bảo vệ NYT
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NYT trong QTHL
Trang 1311
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và khuôn khổ của một Luận văn thạc sĩ Luật học thuộc chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, tác giả luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật cụ thể của QTHL về bảo vệ quyền lợi của người yếu thế, mà không phân tích sâu khía cạnh thực tiễn áp dụng những quy định này thời Hậu Lê
Về mặt phạm vi thời gian, tác giả tập trung giới hạn nghiên cứu quá trình xây dựng , hoàn thiện bộ QTHL của thời Hậu Lê (từ 1428 -1788), trong đó tập trung vào thời Lê sơ (1428- 1527) và hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay về NYT
5 Tổng quan tài liệu
Công trình nghiên cứu của Lương Văn Tuấn (2008), Những giá trị đương
đại của Bộ Quốc triều hình luật , Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học
Quốc Gia Hà Nội Tác giả đã có công trình nghiên cứu toàn diện và sâu sắc các giá trị của Bộ QTHL trên tất cả các lĩnh vực,trong đó cung đã có phần đề cập tới việc bảo vệ các NYT trong các quan hệ về thừa kế, hôn nhân gia đình, tố tụng, sở hữu
Bài viết Nhà nước Việt Nam với ông tác hỗ trợ Nhóm yếu thế , của PGS.TS
Phạm Văn Quyết-Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội và Phạm Anh Tuấn - Trường
ĐH Y tế công cộng Bài viết được trên Kỷ Yếu hội thảo ngày Công tác xã hội Thế giới năm 2012 Bài viết đã đưa ra quan điểm về thế nào là NYT và công tác hỗ trợ NYT của NN Việt Nam thông qua việc ban hành Luật nhằm bảo vệ các nhóm người này như Luật người cao tuổi(2009), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em (2004) , Luật phòng chống bạo lực gia đình (2007), Luật người khuyết tật
Trang 1412
(2010) và các chương trình quốc gia hỗ trợ NYT như: Chương trình 135, Chiến lược An sinh xã hội Việt Nam từ 2011 – 2020
PGS.TS Hoàng Kim Quế đã có bài viết “Bảo vệ quyền lợi phụ nữ trong
Quốc triều hình luật (Lê Triều hình luật) - Tính tiến bộ, nhân văn và giá trị đương đại”được đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) Bài viêt đã
phân tích điểm tiến bộ của Quốc Triều Hình Luật – QTHL trong bảo vệ quyền lợi phụ nữ, tính kế thừa trong pháp luật và đời sống xã hội Việt Nam đương đại
Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn, khoa Luật ĐHQGHN với bài viết “Những giá
trị tích cực của Nho giáo trong Bộ Quốc triều hình luật” được đăng trên Tạp chí
khoa học, ĐHQGHN, chuyên san Kinh tế - Luật, T.XX, No 4, 2004, trang 39-44 Bài viết đã phân tích những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo tới các chính sách trong Quốc triều hình luật, trong đó bao gồm các chính sách với các đối tượng yếu thế trong xã hội
Cùng với rất nhiều bài viết, nghiên cứu khoa học đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành có nội dung về những tiến bộ của các quy định trong QTHL về bảo
vệ, chăm sóc NYT, những giá trị cần kế thừa, học hỏi
6 Các vấn đề cần nghiên cứu
Mặc dù đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về việc bảo vệ các NYT trong QTHL nhưng chủ yếu chỉ xoay quanh vấn đề về các quy định nhằm bảo vệ phụ nữ, trẻ em mà chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu toàn bộ các quy định nhằm bảo vệ các NYT khác trong QTHL để từ đó rút ra được những điểm tiến bộ
và bài học kinh nghiệm trong xây dựng pháp luật trong bảo vệ các NYT trong xã hội trong bộ luật hiện nay Để làm được điều đó, cần phải có những nghiên cứu,
Trang 15đề cần nghiên cứu làm rõ bao gồm:
Các quy định, chế tài, quan điểm của nhà làm Luật trong việc hỗ trợ, bảo vệ các NYT trong xã hội phong kiến xưa được thể hiện trong QTHL Các quan điểm mới, tiến bộ so với thời đại lúc đó mà nếu được giữ gìn phát huy sẽ góp ích rất nhiều cho thực tiễn hiện nay
Thực tiễn về thực hiện các quy định của pháp luật hiện nay nhằm bảo vệ các NYT Từ thực tế việc thực hiện các quy định đó chỉ ra được các mặt phù hợp, tích cực và hạn chế trong các quy định của các quy định bảo vệ NYT trong xã hội hiện nay
Từ việc nghiên cứu các quy định trong bộ QTHL và pháp luật hiện nay đưa
ra được các quan điểm, giải pháp, phương hướng phù hợp với tình hình xã hội hiện nay nhằm bổ sung, hoàn thiện việc thực hiện pháp luật về bảo vệ các NYT trong xã hội
7 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Nội dung nghiên cứu
Những vấn đề cơ bản về quy định bảo vệ NYT trong các quy định của pháp luật và thực tiễn về bảo vệ NYT: Định nghĩa về NYT, các quy định bảo vệ NYT trong QTHL và pháp luật hiện nay, ý nghĩa của việc nghiên cứu, học hỏi kinh
Trang 16 Từ việc nghiên cứu bộ QTHL, đề xuất các giải pháp, phương hướng để nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật hiện nay về bảo vệ NYT
7.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và các cách tiếp cận khách quan, khoa học khác Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử và khoa học pháp lý, bao gồm: phương pháp tiếp cận lịch sử cụ thể, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp thống kê và phương pháp so sánh, nghiên cứu tình hình thực tiễn để làm sáng
tỏ các vấn đề cần nghiên cứu, làm rõ
Cụ thể, chương 1 và chương 2 của Luận văn sử dụng phương pháp phân tích thống kê tư liệu và phương pháp so sánh làm cơ sở nhận diện các giá trị quan trọng của QTHL liên quan tới NYT Tại chương 3, tác giả chủ yếu vận dụng phương pháp luật học so sánh để làm rõ những vấn đề trong QTHL có sự liên quan, tương đồng với pháp luật về NYT hiện nay để rút ra những bài học, những giá trị, kinh nghiệm có thể áp dụng
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo Nội dung luận văn bao gồm 3 chương, cụ thể:
Trang 1715
Chương 1: Bảo vệ các nhóm yếu thế trong Quốc triều hình luật: Nhận diện từ
khía cạnh lịch sử;
Chương 2: Nội dung các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi các nhóm yếu
thế trong Quốc triều hình luật;
Chương 3: Giá trị đương đại của pháp luật về bảo vệ quyền lợi các nhóm yếu
thế trong Quốc triều hình luật và định hướng kế thừa các giá trị đó trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay;
Trang 18
16
Chương 1 Bảo vệ các Nhóm yếu thế trong Quốc triều hình luật: Nhận diện từ khía cạnh
lịch sử 1.1 Bối cảnh lịch sử triều Hậu Lê
Sau khi vua Lê Thái Tổ đánh đuổi quân Minh xâm lược (năm 1427) giành lại độc lập cho dân tộc, thời kỳ đầu sau khi giành được độc lập là giai đoạn vô cùng khó khăn vì đất nước vừa trải qua chiến tranh, chịu đô hộ suốt hơn 20 năm khiến cho việc sản xuất bị ngưng trệ, nhân dân phiêu tan khắp nơi, ruộng đất bị bỏ hoang, kho tàng trống rỗng, xã hội mất ổn định, nền chính trị và pháp luật chưa thật sự đi vào khuôn khổ do nhiều ảnh hưởng trong thời kỳ nội thuộc nhà Minh để lại Đứng trước vô vàn khó khăn sau ngày độc lập các vua Lê đã nhanh chóng bắt tay vào công cuộc tái thiết đất nước mà trọng tâm hàng đầu là khôi phục kinh tế nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bằng việc ban hành ngay hàng loạt chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân để tạo tiềm lực xây dựng lại đất nước Chính quyền mới đã dồn mọi nguồn lực để tập trung xây dựng một nền chính trị, hệ thống pháp luật độc lập và tự chủ, xây dựng hệ thống chính quyền thống nhất trong cả nước đảm bảo đủ sức đương đầu với các sức ép tới từ chính quyền phương Bắc
1.1.1 Về Kinh tế
1.1.1.1 Tiểu nông hóa nền nông nghiệp, nông thôn
Do tình hình chiến tranh kéo dài lên dẫn tới tình trạng một lượng lớn đất đai trong cả nước bị bỏ hoang, không có người canh tác, trong khi đó người nông dân
Trang 1917
để tránh chiến tranh phải phiêu tán khắp nơi, không có đất canh tác để sản xuất Để khắc phục tình trạng ruộng đất hoang hóa và tập trung dân lưu tán không đất sản xuất trong cả nước chính quyền nhà Lê đã ban hành nhiều chính sách có hiệu quả
để khắc phục các tình trạng trên, trong đó phải kể đến việc Lê Thái Tổ cho làm sổ ruộng, sổ đinh để từ đó làm cơ sở kiểm soát đánh giá ruộng đất, nhân khẩu cả
nước Mùa thu năm 1428 Lê Thái Tổ cho kiểm kê lại số ruộng đất của “các quan ty
ngạch cũ, của các thế gia triều trước, của những người tuyệt tự, cùng ruộng đất và
“chỉ thị cho các phủ, huyện, lộ, trấn khám xét các bãi ruộng đất cùng ruộng đất
đã xung công của các thế gia và những người tuyệt tự và ruộng đất của những người đào ngũ”
Việc kiểm soát dân đinh được nhà Lê rất chú trọng thực hiện vì đây là nguồn nhân lực đảm bảo cho sản xuất, đảm bảo nhân lực cho quân đội, nếu ai vi phạm
đều bị trị tội: Điều 285 QTHL quy định: “ Các xã quan làm sổ hộ khẩu mà khai bỏ
sót số dân đinh, thì từ một người trở lên xử tội biếm; 6 người trở lên xử tội đồ; 15 người trở lên xử tội lưu, 20 người trở lên thì xử tội lưu đi châu xa là cùng Những dân đinh xót lậu từ 15 tuổi trở lên, thì bắt làm lính ở bản phủ và truy thu tiền khóa dịch nộp vào kho; người chứa chấp phải chịu một nửa tiền khóa dịch…”
Các đời vua tiếp nối vua Lê Thái Tổ cũng rất quan tâm tới nông nghiệp, coi nông nghiệp là “gốc rễ trong nước” cho nên nhà Lê đã ban hành nhiều chính sách
khuyến nông, đề cao phương châm: “ Bất vi nông thời – không làm trái thời vụ nhà
nông” và “ Sử dân vĩ thời – Sai khiến dân thì phải chú ý tới nông vụ” Ngay sau
1 Đại Việt sử ký toàn thư ( 2009), Nxb Văn học, Hà Nội, Tr 296
Trang 2018
trong thời kỳ còn đang phải đánh giặc Minh xâm lược vua Lê Lợi đã nghĩ tới việc
ổn định nền nông nghiệp để làm kế lâu dài, trong Đại Việt sử ký có chép việc Lê
Lợi ra lệnh: “Đợi khi phá được thành Đông Quan, sẽ cho 25 vạn người về làm
ngôi cũng noi gương Lê Thái Tổ đều rất chú trọng nông nghiệp, khi đến mùa vụ đều cho bớt quân dân phục dịch được về làm ruộng, như việc năm 1466 vua Lê
Thánh Tông ra chỉ dụ: “ Đương mùa làm ruộng, các quân nhân ứng dịch ở thường
ban thì cho ở lại túc trực và làm các việc giữu cửa, nhà, điếm, kiếm cỏ lợp nhà, cắt
cỏ nuôi voi, còn những người ứng dịch ở các sảnh viên cục và các thợ bách tác thì
Nhà Lê đặc biệt quan tâm tới việc khai hoang mở đất trong nông nghiệp, nhiều làng xã đã được thành lập ở những vùng ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An Đi kèm với việc khai hoang mở rộng diện tích canh tác, dưới thời vua Lê Thánh Tông đã cho đắp hệ thống đê biển để bảo vệ những diện tích đất mới khai
phá này mang tên đê Hồng Đức: “Ở huyện Yên Mỗ, tỉnh Ninh Bình có đê đá từ
phía Bắc của sông Thần Phù đến bờ Nam sông Càn và đê đất từ xã Côi Từ huyện Yên Mỗ đến xã Bồng Hải huyện Yên Khánh, tương truyền do Lê Thánh Tông sai
về việc đắp đê hằng năm, trách nhiệm của quan lại và quân dân khi không hoàn
thành nhiệm vụ: “Việc sửa đê những sông lớn bắt đầu từ ngày mồng mười tháng
2 Đại Việt sử ký toàn thư ( 2009), Nxb Văn học, Hà Nội, Tr 503
3 Đại Việt sử ký toàn thư ( 1972), Nxb Khoa học xã hội, HN, 1972, Tập III, Tr 197
4 PGS.TS Nguyễn Hải Kế (1985), “ Đề Hồng Đức và công cuộc khẩn hoang vùng ven biển nam sông Hồng
thời Lê Sơ”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5, 1985.
Trang 2119
giêng, người xã nào ở trong đường đê phải đến nhận phần đắp đê…quá hạn mà không xong thì quan lộ bị phạt, quan giám bị biếm Quân lính và dân đinh…bị trượng hoặc biếm” – Điều 181 QTHL.
Năm 1481, vua Lê Thánh Tông quyết định cho thành lập 43 sở đồn điền trong cả nước đặt ở các vùng Bắc Bộ (30 sở), Thanh Hóa (5 sở), Nghệ An (4 sở), Thuận Hóa (2 sở), Quảng Nam (2 sở) việc cho đặt nhiều đồn điền nằm rải rác trong
cả nước như vậy vừa để tập trung sức dân vào sản xuất, vừa thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tạo tiềm lực cho đất nước, các quan đứng đầu các đồn điền có nhiệm vụ
mộ dân nghèo lưu tán, khai phá ruộng đất Ruộng đất trong cả nước được chia làm
ba loại sở hữu:
- Ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước
- Ruộng đất công làng xã
- Ruộng đất tư hữu
Nhà vua là chủ sở hữu toàn bộ ruộng đất trong cả nước, có toàn quyền phân phong cho những người khác Để giải quyết tình trạng dân lưu tán, đưa nhân dân
về quê quán cũ để sản xuất, nhà Lê đã có quy định cấm tư nhân không được lập thêm đồn điền để đưa lưu dân vào canh tác và ban hành các chính sách về ruộng đất, đảm bảo ruộng đất được sử dụng một cách hiệu quả luôn là trọng tâm hoạt động của NN Chính sách về ruộng đất một mặt giúp đảm bảo đời sống nhân dân, mặt khác làm ổn định đời sống xã hội, lúc cần thiết có thể huy động sức người, sức của cho các hoạt động chung của cả nước như trong việc xây dựng các công trình
đê điều, giao thông, bảo vệ đất nước…Việc NN chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn không những làm ổn định xã hội, phát triển kinh tế, đảm bảo nguồn thu
Trang 2220
cho NN mà còn thể hiện sự quan tâm của nhà vua, bộ máy quan lại tới đời sống, nhu cầu của người dân, quan tâm tới nền sản xuất nông nghiệp
1.1.1.2 Ban hành các chính sách lớn về nông nghiệp
Để đảm bảo việc quản lý đất đai trên cả nước, phát triển nông nghiệp và ban thưởng cho các công thần, quan lại, nhà Lê đã cho thi hành 2 chính sách lớn về ruộng đất trong cả nước, đó là chế độ Lộc Điền và Quân Điền:
a Chế độ Lộc điền
Chế độ Lộc điền đã được sớm hình thành dưới triều Lê và được hoàn thiện vào năm 1477 dưới thời Lê Thánh Tông, gồm cả ruộng thưởng công và ruộng lộc như một hình thức lương bổng qua tô tức Đối tượng được hưởng chính sách này là các quan lại từ tứ phẩm trở lên cho đến các tước vương, công, hầu, bá Trên nguyên tắc thì đất Lộc điền vẫn thuộc sở hữu của NN, người được ban phát chỉ có quyền sử dụng tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định và không có quyền
sở hữu: Loại cấp cho phép sử dụng tạm thời, sau khi người được cấp chết ba năm thì NN thu lại gọi là tứ điền, loại đất này chiếm phần lớn trong diện tích đất được ban cấp và loại đất cấp lâu dài cho phép lưu truyền cho con cháu gọi là thế nghiệp điền hoặc thế nghiệp thổ
Trong quá trình phát triển của loại hình ruộng đất này mặc dù không phải là ruộng tư nhưng xu hướng chuyển hoá chủ yếu của nó là khẳng định quyền sở hữu của người được ban cấp, biến dần ruộng được cấp thành ruộng tư Việc ban thưởng nhằm để củng cố bộ máy chính quyền và đảm bảo việc sử dụng các ruộng đất đã
bỏ hoang, thúc đẩy phát triển nông nghệp.Những quan lại, quý tộc được nhà vua ban cho ruộng đất lộc điền có quyền thu tô với những người nông dân sản xuất trên
Trang 23b Chế độ Quân điền
Trọng tâm của chính sách là lấy ruộng đất bỏ hoang, ruộng đất và điền trang thái ấp của quý tộc cũ, ruộng đất của giặc Minh và những người theo giặc đem sung làm ruộng đất công rồi chia cho dân cày, những binh lính có thành tích trong kháng chiến, hằng năm những người này phải nộp thuế cho NN Chế độ Quân điền được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1429 dưới thời vua Lê Thái Tổ 5và được hoàn thiện vào năm 1481 dưới thời vua Lê Thánh Tông với bộ “Quân điền” trong Thiên nam dư hạ tập Nhà Lê là triều đại đầu tiên ở nước ta cho áp dụng chính sách quân điền, chế độ Quân điền quy định việc chia ruộng đất công của làng xã cho người dân địa phương trong khoảng thời gian 6 năm bất kể là dân thường hay quan viên đều có phần từ các quan chức cấp thấp (từ ngũ phẩm trở xuống), chức dịch của làng, quân lính, dân đinh, vợ các quan, phụ nữ goá chồng, trở mồ côi Bậc cao nhất
5 Vũ Minh Giang (1997), ,Mấy suy ngẫm về chính sách ruộng đất thời Lê Thánh Tông, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
Trang 2422
dành cho quan Tam, Tứ phẩm chưa được cấp ruộng lộc Ngũ phẩm được 9,5 phần Lục phẩm được 9 phần, binh sĩ được cấp từ 5-8,5phần, hạng lão được 3,5 phần, mồ côi, tàn phế được 3 phần 6
Vào thời kỳ đầu của những năm mới giải phóng, chế độ quân điền có tác dụng to lớn nó vừa đảm bảo ổn định tình hình xã hội, khôi phục sản xuất trong cả nước, làm thu hẹp ruộng đất phân phong trước đây và mở rộng hơn ruộng đất công
xã và tập trung lưu dân về lại các làng xã để ổn định tình hình trật tự trong xã hội, tạo nguồn thu ổn định cho NN thông qua việc thu tô thuế ruộng đất Nhưng càng
về sau bản chất chính của chế độ này mới được bộc lột, đó là việc xác lập lại quyền
sở hữu của NN với ruộng đất công xã của nông thôn, vua sẽ nắm toàn bộ ruộng đất trong cả nước và quyền phân phong cho bất kỳ ai, làng xã lúc này chỉ đóng vai trò thay vua quản lý ruộng đất công ở địa phương mình Chế độ quân điền dần dần trở thành đối trọng kìm hãm sự phát triển tư hữu ruộng đất, kinh tế hàng hóa, trói buộc nông dân vào ruộng đất, vào thế độc canh và tổ chức xã thôn, tăng thêm tình trạng bất ổn định ở nông thôn do những bức xúc về ruộng đất của nông dân tăng lên
1.1.2 Chính trị
1.1.2.1 Xây dựng đội ngũ quan liêu đƣợc đào tạo về Nho giáo
Ngay sau khi giành độc lập lại cho đất nước, Lê Thái Tổ đã tiến hành xây dựng đội ngũ quan lại nhằm giúp vua ổn định tình hình đất nước trong đó các tướng lĩnh tham gia vào cuộc kháng chiến chống quân Minh có được những vai trò quan trọng, họ tham gia vào tất cả các vị trí điều hành đất nước từ cấp chính quyền Trung ương xuống tới cấp chính quyền địa phương Tuy nhiên phần lớn những
6 Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Đại Việt thế kỷ 15 – Thời Lê sơ
Trang 2523
công thần, tướng lĩnh tham gia khởi nghĩa chống Minh đều là võ tướng chỉ quen đánh trận nhưng trong việc xây dựng một đất nước mới lại không có đủ khả năng, không đáp ứng được nhu cầu của nhiệm vụ mới được giao trong triều đình vì tài không xứng với chức Chính vì vậy lên các vị vua đầu triều Hậu Lê như Lê Thái
Tổ, Lê Thái Tông luôn mong muốn “cầu hiền, tiến cử người hiền tài”, trong những
năm đầu của công cuộc khôi phục đất nước sau chiến tranh vua Lê Thái Tổ đã liên tục ra những lệnh chỉ để quan lại trong triều tiến cử người hiền lương hoặc chiếu chỉ để người hiền tài có thể tự tiến cử mình với triều đình
Năm 1428, ngay sau khi giải phóng đất nước vua Lê Thái Tổ đã ngay lập tức
ra hàng loạt chiếu chỉ để kêu gọi người tài trí ra giúp nước Ngay tháng 6 năm đó vua ra lệnh chỉ cho các đại thần và các quan văn võ đều tiến cử người hiền lương,
phương chính “Nếu tiến cử được người giỏi thì bản thân được tăng thưởng theo
kiệt nào còn bị bỏ sót hoặc bị chìm đắm chưa có chức tước gì, không được ai tiến
cử hoặc vì thù hằn mà bị đè nén, vùi dập thì đến ngay chỗ Thiếu phó Lê Văn Linh
đó hạ lệnh: “Các đại thần văn võ, công hầu đại phu từ tam phẩm trở lên phải tiến
cử lấy một người hiền tài, vì trẫm chưa tìm kiếm được người hiền tài giúp đỡ trị
không rõ ràng về đường lối trị nước, đội ngũ quan lại quản lý
7 Đại Việt sử ký toàn thư ( 2009), Nxb Văn học, Hà Nội, Tr 525
8 Đại Việt sử ký toàn thư ( 2009), Nxb Văn học, Hà Nội, Tr 531
9 Quốc Triều Hình Luật, lịch sử hình thành nội dung và giá trị (Chủ biên, Lê Thị Sơn), Nxb Khoa học Xã
hội, 2004, tr.8-9
Trang 2624
Tuy đội ngũ quan lại xuất thân từ tướng lĩnh tham gia kháng chiến chiếm số lượng lớn trong triều đình nhưng càng về sau đội ngũ quan lại xuất thân từ thi cử Nho học ngày càng chiếm số lượng đông đảo, giữ những vị trí quan trọng Ngay khi đất nước còn trong tình trạng chiến tranh, vào năm 1426 vua Lê đã cho tổ chức
kỳ thi đầu tiên của triều Lê tại doanh Bồ Đề để tuyển người tài giúp ích cho công việc kháng chiến và ngay khi giành được độc lập vua Lê Thái Tổ đã cho xây dựng
các nhà học trong cả nước, bắt đầu từ năm 1434 nhà Lê định lệ 6 năm thi “đại tỵ”
một lần và đến triều vua Lê Thánh Tông từ năm 1463 thời gian được rút ngắn thành 3 năm tiến hành một kỳ thi Hội Việc học, thi cử dưới thời vua Lê Thánh Tông đã đạt tới sự phát triển rực rỡ, Phan Huy Chú trong tác phẩm “Lịch triều hiến
chương loại chí” đã đưa ra nhận xét: “Khoa cử các đời thịnh nhất là đời Hồng
Đức Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, đời sau không thể theo kịp” Đội ngũ quan lại được đào tạo bài bản, quy củ đã trở thành trụ cột quốc gia
thay thế dần cho các đại thần xuất thân từ trận mạc trước đây và trở thành “hiền tài” và “nguyên khí” cho quốc gia Chính vì vậy đội ngũ quan lại dưới thời Lê
Thánh Tông được đánh giá rất cao, một nhà nghiên cứu nước ngoài đã nhận xét:
“Có trình độ chuyên môn hóa cao hơn hẳn các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và thậm chí ngay cả ở Phương Tây thời trung cổ cũng không biết đến một
Bộ máy quan lại có học thức cao đã góp phần giúp nhà Lê xây dựng một chính quyền quân chủ tập quyền mạnh, đây là NN quân chủ chuyên chế hoàn thiện nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với bộ máy giúp việc mang tính quan liêu, thống nhất từ trung ương tới địa phương NN nắm mọi quyền chỉ huy quản lý và
10 O Bezin, Đông Nam Á thế kỷ XIII – XVI, Matxcơva, 1982, tr 179
Trang 2725
can thiệp vào mọi mặt đời sống của nhân dân chúng từ chính trị, tư tưởng đến kinh
tế, xã hội
1.1.2.2 Xây dựng bộ máy hành chính từ trung ương tới địa phương
Trong 2 năm 1465 và 1466, vua Lê Thánh Tông đã tách 6 Bộ ra khỏi Sảnh thượng thư để hình thành 6 cơ quan riêng biệt:
Bộ Binh: Trông coi việc liên quan tổ chức quân đội và hoạt động quân sự
Bộ Hộ: Chịu trách nhiệm về lập sổ sách, thu thuế và quản lý ngân sách NN
Bộ Lễ: Cơ quan nghiên cứu đặt ra các quy chế và thực hành các nghi lễ của
triều đình, tổ chức các kỳ thi, kiêm giữ công việc ngoại giao
Đứng đầu các Bộ này là Thượng thư, giúp việc có 2 Thị Lang chịu trách nhiệm thừa hành các công việc cụ thể Để kiểm soát, ràng buộc các cơ quan này và hạn chế quyền lực của quan lại ở các Bộ, triều Lê đã đặt ra Lục khoa và Lục tự Lục khoa có chức năng chính là thanh tra, theo dõi, giám sát các quan lại và đứng đầu mỗi khoa là quan Đô cấp sự chung, dưới có quan Cấp sự chung giúp việc Lục
tự có chức năng điều hành, đứng đầu mỗi tự là quan Tự khanh, dưới có quan Thiếu khanh giúp việc Trong triều có các cơ quan chuyên môn, chuyên trách bao gồm: Đài, Sảnh, Viện, Giám gồmNgự Sử Đài, Quốc Tử Giám, Hàn Lâm Viện, Thái Y
Trang 28Mặc dù chịu một số ảnh hưởng nhất định của pháp luật Trung Hoa nhưng các nhà làm luật triều Lê luôn áp dụng những tinh hoa, tiến bộ pháp luật của các triều đại phong kiến nước ta trước đây vào việc xây dựng, ban hành pháp luật triều
11 PGS.TS Vũ Thị Phụng (2008), “Những bộ luật cổ Việt Nam và giá trị đối với đương đại” , Hội thảo
Quốc tế Việt Nam học lần thứ III – Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức, năm 2008
Trang 2927
Lê Các vua Lê khi cho xây dựng các bộ luật luôn kế thừa truyền thống pháp luật của dân tộc nhằm khẳng định tính độc lập toàn diện của nước ta với triều đình Trung Hoa Các thành tựu lập pháp dưới triều Lý – Trần – Hồ được kế thừa một cách triệt để, ví dụ: Hệ thống hình phạt ngũ hình trong QTHL đều được kế thừa từ pháp luật thời Lý – Trần và được nhà Lê kế thừa và bổ sung hoàn thiện đối với hình phạt đồ, lưu Việc xử “biếm” lần đầu tiên được áp dụng ở nước ta là dưới thời
nhà Hồ: “Quý Ly biếm Nguyễn Cảnh Chân làm an phủ sứ lộ Thăng Hoa12”, đến thời nhà Lê đã được kế thừa, hoàn thiện trong QTHL, quy định tại nhiều điều luật - điều 22,27, 46 QTHL…
Dưới thời nhà Lê pháp luật chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, đặc biệt là tư tưởng “Nhân trị” của Nho gia Nhà làm luật đã kết hợp hài hòa những vấn đề thuộc luân lý, thuần phong mỹ tục với các quy định nghiêm khắc của pháp luật Để đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trong tư tưởng Nho giáo được thực thi một cách triệt để, nhà làm luật đã đưa ra nhiều quy định pháp luật nghiêm khắc
để bảo vệ những nguyên tắc của Nho giáo Ví dụ: Trong tội thập ác thì có đến 3 tội: bất hiếu(tội thứ 7), tội bất mục( tội thứ 8), tội nội loạn( tội thứ 10) - đây vốn là thuộc lĩnh vực điều chỉnh của luân lý nhưng lại được đặt ngang hàng với các tội nghiêm trọng về chính trị như các tội về lật đổ nhà vua, làm gián điệp…
Trong suốt triều dài lịch sử 360 năm nắm quyền của mình, có lúc thịnh lúc suy nhưng nhà Lê luôn coi trọng việc xây dựng ban hành pháp luật, nhà Lê luôn hướng tới pháp điển hóa tối đa mọi quan hệ kinh tế, chính tri, xã hội Đặc biệt là vua Lê Thánh Tông luôn đề cao vai trò của pháp luật trong quản lý điều hành đất
nước, ông cho rằng “Người ta sở dĩ khác loài cầm thú là vì có lễ để làm khuôn
12 Đại Việt sử ký toàn thư ( 2009), Nxb Văn học, Hà Nội, Tr 443
Trang 3028
phép” Việc xây dựng, ban hành pháp luật dưới thời Lê có thể chia làm 2 giai
đoạn:
a Giai đoạn Lê triều toàn thịnh (1428 – 1527)
Thời kỳ này nền pháp luật nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn dưới triều đại các vị vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông Các vị vua này đều là những vị vua anh minh của triều Lê, các bộ luật quan trọng được ban hành thời kỳ này gồm: Bộ Luật thư gồm 6 quyển do Nguyễn Trãi phụng mệnh vua Lê Thái Tông soạn thảo ra và 3 bộ luật quan trọng được ban hành dưới triều vua Lê Thánh Tông (1460- 1497) - một vị minh quân trong lịch sử phong
kiến Việt Nam, Bộ “Quốc triều hình luật”, Bộ “Thiên Nam dư hạ tập”, Bộ “Hồng
đức thiện chính thư”
b Giai đoạn Nam – Bắc phân tranh (1527 – 1788)
Trong thời kỳ này đất nước bị chia rẽ, chiến tranh liên miên giữa các tập đoàn phong kiến Lê – Mạc, tiếp đến là phân tranh Đàng trong – Đàng ngoài giữa một bên là vua Lê - chúa Trịnh với một bên là chúa Nguyễn Trong suốt thời kỳ nội chiến kéo dài mỗi bên đều ban hành những bộ luật riêng của mình, các bộ luật đáng chú ý bao gồm:
Quyển “Quốc triều thư khế thể thức ”: Ra đời dưới thời vua Lê Cung
Hoàng vào năm 1527 trước khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê trong đó quy định về mẫu làm đơn từ, giấy má
Quyển “Quốc triều khám tụng điều lệ ”: Đây được xem là bộ luật tố tụng
đầu tiên của Việt Nam và Đông phương, gồm 31 chương và được tái bản năm Cảnh Hưng 39 tức năm 1778
Trang 3129
Quyển “Quốc triều chiếu lệnh thiện chính ”: Được ban hành sau khi nhà
Lê Trung Hưng đẩy nhà Mạc phải rút lên Cao Bằng, bao gồm các chiếu lệnh và
được phân loại theo thẩm quyền của 6 bộ và liên quan tới công pháp hơn tư pháp
Quyển “Cảnh Hưng điều lệ ”: Gồm có một ít điều lệ được ban hành dưới
niên hiệu Cảnh Hưng gồm 32 tờ
Quyển “ Chúc thư văn khế cựu chi ”: Là một tập các chúc thư hay các văn
khế cũ niên hiệu Cảnh Hưng
1.1.4 Chính sách ngoại giao
Sau khi đánh bại quân Minh xâm lược, nhà Lê noi theo các triều đại trước
thực hiện ngay chính sách ngoại giao mềm dẻo với triều đình phong kiến phương
Bắc thông qua việc cử người sang xưng thần với nhà Minh nhằm xoa dịu nỗi nhục
bại trận của họ còn trong nước tích cực xây dựng quân đội, phục hồi sản xuất để đề
phòng việc nhà Minh tiếp tục gây hấn Còn với các dân tộc ở phía Nam là ChamPa
và phía Tây là Ai Lao thì nhà Lê cũng đã xây dựng mối quan hệ giao hảo với các
quốc gia này
1.2 Đặc điểm của các Nhóm yếu thế và cơ sở quan điểm về bảo vệ
Nhóm yếu thế trong xã hội Hậu Lê
1.2.1 Cơ sở quan điểm bảo vệ Nhóm yếu thế trong xã hội dưới triều Hậu
Lê
1.2.1.1 Ảnh hưởng của Nho giáo
Ở bất kỳ xã hội nào muốn có được sự ổn định, phát triển thì mối quan hệ
giữa pháp luật và đạo đức rất cần được xem trọng, khi đặt quan hệ pháp luật và đạo
Trang 3230
đức vào các mối quan hệ xã hội khác thì mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức giữ vị trí trung tâm, đạo đức và pháp luật có sự thống nhất bao hàm sự khác biệt, không đồng nhất, không thay thế nhau và loại trừ nhau mà luôn tồn tại trong một thể thống nhất13
Sang tới thế kỉ XV, Lê Thái Tổ sau khi đánh đuổi quân Minh xâm lược lên ngôi vua lập lên nhà Lê, lúc này nhà Lê cần có một hệ tư tưởng làm cốt lõi để vừa phục vụ cho việc cai trị, lại vừa có thể giúp ích cho việc ổn định, phát triển đất
nước và Nho giáo với tư tưởng “ Trung quân ái quốc” là một sự lựa chọn phù hợp
nhất, Nho giáo đã chính thức trở thành Quốc giáo dưới triều Lê và trở thành tư tưởng chủ đạo của các triều đại phong kiến hàng trăm năm sau đó.Trong tư tưởng Nho giáo thì đạo đức là cốt lõi còn pháp luật là để quản lý đất nước, giữa pháp luật
và đạo đức có mối quan hệ qua lại với nhau, Khổng Tử đưa ra quan niệm về đạo
đức và pháp luật: “Luật pháp chỉ là công cụ dẫn dắt bằng chính, chấn chỉnh bằng
hình, dân chịu mà vô sỉ Dẫn dắt bằng đức, chấn chỉnh bằng lễ, biết sỉ lại tiêu chuẩn, dân mới biết tự trọng và vào nề nếp… Pháp luật chỉ khiến người ta sợ mà không dám làm điều ác, còn dùng đức trị thì người ta xúc động tận trong lòng và
tự nguyện thực hiện, không phải vì sợ pháp luật mà là vì sợ xấu hổ trước người
Trang 3331
Nam15 Khi áp dụng quan niệm nhân đạo đề cao con người của Nho giáo vào trong việc ban hành pháp luật có thể làm “mềm hóa” các quy tắc hà khắc, cứng nhắc của pháp luật, từ đó sẽ giúp các tầng lớp trong xã hội nghiêm chỉnh chấp hành, tôn
trọng pháp luật Trong Nho giáo luôn đề cao tư tưởng “Kính thiên ái dân” , vì nhà
vua luôn coi mình là con trời lên luôn phải có thái độ “kính thiên” tôn kính với trời, trong thực tế cai trị tư tưởng “kính thiên” luôn gắn liền với tư tưởng “ái dân” bởi vua coi mình thay “trời” – đấng tối cao của tạo hóa để cai quản dân chúng, nếu vua làm tốt việc chăm lo cho thần dân của mình là thuận với ý trời còn ngược lại
mà bỏ mặc dân chúng thì là đi trái ý trời và tai họa sẽ giáng xuống đất nước làm giảm uy tín của vua với dân chúng trong thiên hạ Từ đó sẽ dẫn tới mầm nội loạn
đe dọa vị thế độc tôn của nhà vua vì thế một vị vua tốt phải luôn biết răn mình để làm gương cho thiên hạ, như việc vua Lê Thánh Tông xuống chiếu vào năm 1491:
“ Vì chính trị thiếu sót, nên trời làm tai biến, đó là lỗi của trẫm”.Thực hiện tốt tư
tưởng “ái dân”, quan tâm tới dân cũng là một biện pháp hữu hiệu để giảm những
hành vi phạm tội của con người, bởi theo Khổng Tử “Giảm thu thuế, dân chúng sẽ
no đủ; không quấy nhiễu làm phiền dân, dân sẽ ít phạm tội; ít phạm tội thì có thể sống lâu”16
Tư tưởng “kính thiên ai dân” có tác dụng to lớn trong việc kiềm chế tính độc
đoán chuyên quyền của nhà vua, năm 1429 vua Lê Thái Tổ đã lệnh cho các quan
giữ chức can gián: “Ai thấy trẫm có chính lệnh hà khắc, thuế má nặng nề, hại cho
Trang 3432
đầu nhà Lê nhờ có các vị vua anh minh kết hợp cùng với tư tưởng nhân đạo của Nho giáo lên việc ban hành các chính sách, đặc biệt là ban hành pháp luật đã không chỉ bó hẹp trong việc mang lại quyền lợi cho tầng lớp địa chủ, quý tộc mà còn đảm bảo cho tất cả các đối tượng trong xã hội đều ít nhiều được một số quyền lợi cơ bản, làm hài hòa lợi ích giữa các nhóm người với nhau, làm xoa dịu bất bình trong xã hội Vì vậy khi soạn thảo ra QTHL, nhà làm luật đã đưa vào bộ luật này nhiều quy định mang tính nhân văn, đậm nét dân tộc nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nhóm người có địa vị thấp kém, yếu thế trong xã hội đương thời Các quy định tiến bộ bảo vệ phụ nữ, người già, trẻ em, người tàn tật, người cô quả, người dân tộc thiểu số ( Điều 16, 680, 604… ), các quy định về việc quan lại địa phương trong vệc chăm sóc, thuốc thang, nuôi dưỡng những người không nơi nương tựa, người
cô quả sinh sống trên địa phương do những viên quan này quản lý ( Điều 294, 295)
1.2.1.2 Yêu cầu bảo đảm quyền lợi cho các nhóm xã hội
Bản chất của mọi hệ thống pháp luật đều nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, thể hiện ý chí của người làm luật QTHL ra đời trong thời kỳ phong kiến nhà Lê đạt tới độ cực thịnh vì vậy nó càng thể hiện rõ nét tư tưởng thống trị của nhà Lê về bảo vệ tầng lớp quý tộc, quan lại Trong QTHL có hàng loạt quy định bảo vệ các tầng lớp này, như tại Điều 3 quy định chế độ “bát nghị” trong đó đưa ra tám trường hợp dù phạm tội như thế nào đều được xét giảm tội, những trường hợp này đều là những hoàng thân quốc thích, quan lại hay tầng lớp trí thức trong xã hội Hành vi xâm phạm tới quyền lợi, tính mạng của vua quan triều đình
17 Đại Việt sử ký toàn thư ( 2009), Nxb Văn học, Hà Nội, Tr 529
Trang 3533
đều là hành vi ác nghịch, chính vì vậy trong số các tội thuộc vào “Thập ác” thì có đến một nửa là các tội có hành vi xâm phạm trên: “Mưu phản” – mưu mô làm nguy tới xã tắc; “Mưu đại nghịch” – mưu phá hủy tông miếu, lăng tẩm và cung điện nhà vua; “Mưu chống đối” – mưu phản nước theo giặc; “Đại bất kính” – Việc ăn trộm
đồ thờ trong lăng miếu, làm giả ấn tín của vua… chỉ trích nhà vua và đối với sứ giả nhà vua không đúng lễ bầy tôi; “Bất nghĩa” – Là giết quan bản phủ và các quan đương chức tại nhiệm Tuy vậy do chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Đức trị trong Nho giáo cùng với việc đất nước mới giành được độc lập chưa được bao lâu các thế lực bên trong và bên ngoài luôn tìm cách quấy nhiễu lên cần có chính sách hiệu quả vừa ổn định đời sống xã hội, vừa lấy được tín nhiệm của mọi tầng lớp dân chúng Vì vậy ngoài việc bảo vệ cho các tầng lớp quý tộc, nhà làm luật triều Lê cũng đồng thời là những nhà hoạch định chính sách đã có những biện pháp hữu hiệu mang lại lợi ích cho những nhóm đối tượng xã hội khác thông qua việc đưa vào pháp luật một số quy định đảm bảo quyền lợi cho tầng lớp nhân dân, đặc biệt
là những nhóm người yếu thế có hoàn cảnh, cuộc sống dưới mức mặt bằng chung của xã hội đương thời
1.2.2 Đặc điểm các Nhóm yếu thế trong xã hội Hậu Lê
Những người trong NYT được QTHL bảo vệ gồm những người dễ bị tổn thương, ít có khả năng bào vệ mình khi bị xâm hại Nghiên cứu các quy định trong
bộ luật chúng ta có thể thấy những nhóm người dễ bị tổn thương nhất được pháp luật đặc biệt quan tâm bao gồm: người già, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật, cô quả không nơi nương tựa; người dân tộc thiểu số Đây là nhóm người có địa vị thấp, không có nhiều quyền lợi, ít có tiếng nói trong gia đình và xã hội
Trang 3634
Trong các giai đoạn lịch sử trước đó do hoàn cảnh đất nước sau khi phải trải qua cả ngàn năm bắt thuộc làm nô lệ, đến khi giành độc lập năm 938 của Ngô Quyền trước quân Nam Hán thì dân Việt mới được làm chủ vận mệnh của dân tộc mình, tuy nhiên tiếp sau đó là rất nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đất nước ít khi được sống trong cảnh hòa bình và chính quyền các triều đại trước cũng chưa thật hoàn thiện được bộ máy chính quyền một cách quy củ cho nên đời sống của các nhóm người trong xã hội, nhất là các đối tượng yếu thế hoàn toàn không được bảo vệ trước các mối đe dọa, xâm hại của những nhóm, những tầng lớp khác trong xã hội, không có một chính sách phúc lợi nào đảm bảo cuộc sống cho họ Ngoài những đặc điểm chung, mỗi nhóm người lại có những đặc điểm riêng biệt, qua đó phản ánh những khó khăn, vướng mắc mà mỗi nhóm thường gặp phải trong cuộc sống:
Với NYT là phụ nữ, vì phải sống trong một xã hội phong kiến mang nặng tư tưởng Nho giáo nên họ không có nhiều quyền lợi trong gia đình cũng như ngoài xã hội Ngoài xã hội họ không được học hành, thi cử,ít có tài sản riêng và không có chút địa vị xã hội nào, còn trong gia đình họ luôn phải đứng sau người chồng và
người chồng có thể dễ dàng bỏ vợ khi họ phạm vào “thất xuất”, gồm: “Không có
con, dâm đãng, không chịu thờ cha mẹ chồng, lắm lời, trộm cắp, ghen tuông, có ác tật” Còn người vợ rất khó bỏ chồng,theo quy định của QTHL chỉ trong một số
trường hợp đặc biệt người vợ mới được bỏ chồng: Điều 308: “Chồng bỏ lửng vợ 5
tháng, coi như mất vợ” , Điều 333 “ Con rể lăng mạ cha mẹ vợ”
Những người dân tộc thiểu số ít người sống ở những địa bàn khó khăn, ít được học hành, phải chịu sự cai trị của cả quan lại địa phương người dân tộc và quan lại triều đình Sống dưới hai tầng áp bức nên cuộc sống bấp bênh không ổn
Trang 37Người tàn tật, người cô quả không nơi nương tựa: Cũng như nhóm người già
và trẻ em, hai nhóm người này bị hạn chế khả năng tham gia sản suất để tự nuôi sống bản thân mình, cuộc sống của họ phải sống dựa vào người khác, vào trợ cấp của xã hội
1.3 Khái niệm, quan điểm về bảo vệ các Nhóm yếu thế triều Hậu Lê đƣợc thể hiện trong Quốc triều hình luật
1.3.1 Khái niệm Nhóm yếu thế trong Quốc triều hình luật
Trong bất kỳ xã hội nào cũng tồn tại những nhóm người có vị thế thấp kém,
dễ tổn thương, ít có tài sản, tư liệu sản xuất trong tay, hầu như không có khả năng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của bản thân trong cuộc sống thường ngày Họ không có được sự đảm vệ trước các nhóm đối tượng khác trong xã hội, pháp luật thời phong kiến ít có những quy định, chế tài được ban hành nhằm mục bảo vệ, bảo đảm cho những quyền lợi cơ bản cho những người thuộc nhóm này
Trong xã hội phong kiến Việt Nam xưa đa phần dân số sống bằng nghề nông, gắn bó với ruộng đất, trong xã hội đó ai có càng nhiều ruộng đất thì càng giàu có và có nhiều quyền lực, đó chính là tầng lớp quan lại; quý tộc; địa chủ; thương nhân Ngược lại trong xã hội cũng còn những nhóm người bị hạn chế về sở hữu tài sản, họ không có hoặc có rất ít ruộng đất sản xuất trong tay, cuộc sống lại
Trang 3836
bị phụ thuộc vào những nhóm người khác cho nên quyền lợi không được đảm bảo nên rất dễ bị xâm hại Những nhóm người đó trong xã hội phong kiến dưới triều Lê bao gồm: Người già, phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, người cô quả không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số chính, đây là những nhóm người dễ bị tổn thương nhất
và rất dễ bị xâm hại quyền lợi Để giải quyết những điểm hạn chế đó, cũng như bảo
vệ quyền lợi cho các nhóm người đó trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, QTHL đã
có nhiều quy định tiến bộ đề cập tới việc bảo vệ cho những nhóm người này Dưới góc độ xã hội thời bấy giờ các nhà làm luật đương thời đã đưa ra những quy định, chế tài nhằm vừa đảm bảo hài hòa giữa quyền lợi của những nhóm người này, vừa không làm ảnh hưởng tới các nhóm người khác trong xã hội, vừa bảo vệ lợi ích của tầng lớp quý tộc, quan lại đương thời.Thông qua đó có thể đưa ra khái niệm về
NYT trong QTHL như sau: “ Nhóm yếu thế là nhóm không có được vị thế tương
xứng trong cuộc sống, ít nhiều phải phụ thuộc vào các nhóm đối tượng khác, không tự định đoạt được cuộc sống của mình, các quyền cơ bản luôn bị đe dọa, trong đó bao gồm các quyền về sự bình đẳng, được chăm sóc sức khỏe, quyền về tài sản, quyền được được bảo vệ và quyền tự quyết”
1.3.2 Quan điểm của nhà Lê trong bảo vệ Nhóm yếu thế
Trong việc bảo vệ NYT trong xã hội nhà Lê đã có những quan điểm làm phương hướng cho hoạt động này, đó là việc xác định và phân loại NYT Khi
nghiên cứu về QTHL chúng ta có thể thấy những nhóm người này mặc dù có phạm
tội nhưng những hình phạt cho họ nhẹ hơn hoặc được miễn so với những nhóm người khác và họ có được một số ưu đãi hơn trong cuộc sống
a Giảm nhẹ hình phạt cho người yếu thế khi phạm tội
Trang 3937
Thời kỳ đầu khi mới giành độc lập, pháp luật của các triều đại phong kiến nhà Ngô – Đinh còn sơ khai mang nặng tính hà khắc, tàn bạo với mục đích làm người dân sợ mà nghe theo với các hình phạt dã man như người phạm tội bị bỏ vào vạc dầu sôi hay bị cho hổ vồ, hình phạt không phân biệt người phạm tội Các triều đại Lý, Trần, Lê kế tiếp pháp luật đã hoàn thiện hơn rất nhiều hình phạt không còn mang tính hà khắc như trước do ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo mang tư tưởng nhân đạo đề cao phẩm giá con người Đặc biệt pháp luật triều Lê chịu ảnh hưởng rất nhiều của tư tưởng Nhân trị trong Nho giáo, tư tưởng này được thể hiện qua các chính sách hình sự khoan hồng với các nhóm người trong xã hội, trong đó các nhóm người yếu thế nhận được nhiều ưu ái nhất Với những người thuộc NYT khi phạm tội thường bị xử phạt nhẹ hơn hoặc là được miễn tội, ngay tại điều 1 chương Danh Lệ quy định về hình phạt “Trượng hình” thì chỉ có đàn ông phải chấp hành
còn phụ nữ, trẻ em được miễn; tội “Lưu” tại bậc thứ nhất - lưu đi châu gần: “Đàn
ông đánh 90 trượng, thích vào mặt 6 chữ, bắt đeo xiềng, đày đi làm việc ở các nơi Nghệ An, Hà Hoa Đàn bà đánh 50 roi, thích vào mặt 6 chữ, không phải đeo xiềng…” Còn tại điều 16 quy định người già trên 90 tuổi, trẻ em dưới 7 tuổi dẫu
có mắc tội chết cũng được miễn không bị hành hình bởi đây là hai nhóm người ở hai độ tuổi rất đặc biệt là quá già và quá nhỏ thi hành hình phạt sẽ không phù hợp với tinh thần nhân đạo của dân tộc với quan niệm “Ốm tha già thải” Các đối tượng yếu thế khác cũng được áp dụng nhiều quy định về hình phạt sao cho có lợi nhất cho họ: Các nhóm người dân tộc thiểu số được cho phép dùng tập quán của mình
để xử khi họ cùng nhau phạm tội “Những người miền thượng du cùng phạm tội với
nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội ” – Điều 40 Những người tàn tật khi
phạm tội được áp dụng những quy định sao cho có lợi nhất cho họ: “Khi phạm tội
Trang 4038
chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật mới bị phát giác thì xử theo luật già cả tàn tật” – Điều 17
b Giành nhiều ƣu ái với Nhóm yếu thế trong đời sống, xã hội
Trong xã hội phong kiến xưa ngoài tầng lớp quan lại, địa chủ, quý tộc có cuộc sống được sung túc, đảm bảo về mọi mặt còn các tầng lớp xã hội khác vẫn gặp rất nhiều khó khăn và phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy từ thiên tai, từ sự
áp bức của các tầng lớp quý tộc Trong số những nhóm người đó thì những nhóm người yếu thế gặp khó khăn hơn cả bởi họ phải phụ thuộc vào các đối tượng khác, quyền lợi không có nhiều, ít có khả năng độc lập tự nuôi sống bản thân Để đảm bảo vấn đề an dân và cũng ít nhiều dành một số quyền lợi cho nhóm đối tượng này, nhà Lê đã quy định trong QTHL các quy định mang lại một số ưu ái cho người yếu thế khi phạm tội với các quy định về miễn, giảm hình phạt, cho chuộc tội bằng tiền…Ví dụ với những người thiểu số phạm tội hình phạt đối với họ sẽ được giảm nhẹ hơn với người miền xuôi hoặc có thể được miễn hình phạt, cụ thể Điều 451
quy định: “ Người Man Liêu cướp bóc của nhau, giết nhau thì xử tội nhẹ hơn tội
cướp, giết người một bậc; nếu hòa giải với nhau thì cũng cho…” Hoặc với NYT
là phụ nữ hình phạt đối với hành vi phạm tội của họ luôn nhẹ hơn nam giới: Nếu
phải chịu hình phạt “Đồ hình” thì: “…Đàn ông phạm tội nhẹ thì đánh 80 trượng,
có quan chức thì đồ làm thuộc đinh…Đàn bà tội nhẹ thì đánh 50 roi đồ làm thứu phụ ở làng…” Nhìn vào quy định này ta có thể thấy người phụ nữ khi phạm tội
luôn chịu hình phạt khác hẳn đàn ông, người phụ nữ không bao giờ bị xử phạt bằng trượng và hình phạt phụ xét về mặt nặng nhọc, vất vả cũng luôn nhẹ hơn nam giới
Các quy định trên dù mang lại chút ít quyền lợi cho các nhóm người yếu thế nhưng đã cho thấy chính quyền nhà Lê ít nhiều quan tâm tới vấn đề an sinh xã hội,