1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn tài chính thuế một số giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh

66 306 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 398,5 KB

Nội dung

Mặc dùhai luật thuế GTGT và TNDN đã thực hiện được một thời gian khá dài nhưngcông tác quản lý chưa chặt chẽ vẫn còn nhiều kẽ hở vì vậy một số doanhnghiệp đã lợi dụng để trốn, lậu thuế,

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Thuế không chỉ là công cụ quan trọng của nhà nước để quản lý nềnkinh tế mà còn là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.Thông qua việcthu thuế nhà nước có thể tập trung một phần nguồn lực xã hội vào tay mình để

có thể thực hiện chức năng của mình

Từ khi nước ta thực hiện đổi mới, Đảng và nhà nước chủ trương pháttriển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo mọiđiều kiện thuận lợi cho các thành phần trong xã hội có thể tự do sản xuất, kinhdoanh theo pháp luật trong đó có việc tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp.Nhà nước cho phép các cá nhân, tổ chức trong xã hội được tự do sản xuấtkinh doanh theo quy định của pháp luật Nhờ chính sách thông thoáng củanhà nước đặc biệt là khi luật doanh nghiệp 2005 được áp dụng và sự pháttriển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta, cùng với sự hội nhập ngày càng sâurộng vào kinh tế thế giới, các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về quy mô, số lượng và lĩnh vựchoạt động Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh kinh doanh trong nhiều lĩnhvực khác nhau, ở nhiều địa bàn khác nhau do vậy cũng đã góp phần vào sựtăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước Tuy nhiên ở nước ta hiện nayviệc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp này vẫn còn nhiều bất cập Mặc dùhai luật thuế GTGT và TNDN đã thực hiện được một thời gian khá dài nhưngcông tác quản lý chưa chặt chẽ vẫn còn nhiều kẽ hở vì vậy một số doanhnghiệp đã lợi dụng để trốn, lậu thuế, do đó một trong những nhiệm vụ quantrọng của ngành thuế nói chung và chi cục thuế huyện Đông Anh nói riêng làphải tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanhnghiệp, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhất là đối với các doanhnghiệp ngoài quốc doanh nhằm tránh thất thoát cho ngân sách nhà nước vàđảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụthuế với nhà nước

Hiện nay nước ta ngày càng hội nhập sâu với kinh tế thế giới do vậynhiều loại thuế đang được cắt giảm theo những hiệp định đã ký kết nhất là cácloại thuế xuất nhập khẩu, đồng nghĩa với việc cắt giảm các loại thuế này làNSNN sẽ mất đi một khoản thu đáng kể do vậy mà việc chống thất thu thuế

Trang 2

ngày càng trở nên cấp thiết.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chống thất thu thuếGTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, qua thời giantìm hiểu thực tế tại Đội Kiểm tra - chi cục thuế huyện Đông Anh kết hợp vớinhững kiến thức đã được học ở trường em mạnh dạn đi sâu tìm hiểu, nghiên

cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện Đông Anh”.

Nội dung đề tài gồm ba phần

Chương 1: Lý luận chung về thất thu thuế và sự cần thiết phải tăng cường

chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Chương 2: Thực trạng thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đông Anh.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế GTGT và

TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đông Anh.

Trang 3

CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẤT THU THUẾ VÀ

SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHỐNG THẤT THU THUẾ GTGT VÀ TNDN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC

DOANH1.1 Lý luận chung về thất thu thuế

1.1.1 Khái niệm

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân chonhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng chomục đích công

Lịch sử đã chứng minh thuế ra đời là cần thiết khách quan gắn liền với sự rađời, tồn tại và phát triển của nhà nước

Thất thu thuế được hiểu là hiện tượng trong đó những khoản tiền từ các cánhân, tổ chức có tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay có nhữngđiều kiện cơ sở vật chất nhất định so với khả năng của họ cần phải động viênvào NSNN, song vì những lý do xuất phát từ phía nhà nước hay người nộpthuế mà những khoản tiền đó không được nộp vào NSNN

Như vậy có thể hiểu thất thu thuế có hai hình thức đó là: Thất thu thực vàthất thu tiềm năng

- Thất thu thuế thực: Được hiểu là những khoản tiền phải thu vào NSNN

đã được quy định trong luật nhưng thực tế vì lý do nào đó không được nộpvào NSNN

- Thất thu thuế tiềm năng: Được hiểu là những khoản tiền thuộc khả năngtiềm tàng trong nền kinh tế đáng lẽ phải được khai thác động viên vào NSNNnhưng không được quy định trong các luật thuế

Dạng thất thu thuế là những biểu hiện bên ngoài của thất thu thuế theonhững tiêu thức nhất định Do vậy có thể khái quát các dạng thất thu thuế cơbản như sau:

* Thất thu thuế do không bao quát hết số cơ sở sản xuất, kinh doanh: Tìnhtrạng này xảy ra do các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đăng ký kinh

Trang 4

doanh, không đăng ký mã số thuế hoặc có thể đăng ký kinh doanh nhưngkhông đăng ký mã số thuế nhưng vẫn tiến hành sản xuất, kinh doanh Ngoài

ra cũng có thể do các cơ sở này xin tạm nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫntiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh

* Nhiều đối tượng cố tình kê khai không đúng số thuế đáng lẽ phải nộptheo quy định của pháp luật cũng như thực tế mà họ đang kinh doanh Cácdoanh nghiệp cũng như các hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khai thấp hơnnhiều so với số thuế thực tế phải nộp bằng cách khai tăng chi phí, giảm doanhthu thậm chí khai sai thuế suất

* Các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tìm mọicách để trốn, lậu thuế như lập 2 hệ thống sổ sách kế toán để đối phó với cơquan thuế, thực tế cho thấy nhiều kế toán của các công ty “sở hữu” hàng trămchữ ký khác nhau

* Trốn thuế thông qua buôn lậu, nhất là buôn bán qua biên giới khôngnhững không giảm mà có chiều hướng ngày càng tăng và phức tạp hơn trước

* Thất thu từ hoạt động xây dựng, du lịch lữ hành, vận tải tư nhân, chothuê nhà nghỉ còn lớn do nhà nước chưa có các biện pháp quản lý các hoạtđộng này có hiệu quả.Các cá nhân, các hộ kinh doanh, các doanh nghiệpthường không khai báo, không đăng ký nộp thuế nhằm trốn, tránh nghĩa vụthuế với nhà nước

* Thất thu do không bao quát hết thu nhập của người nộp thuế cũng như sốlượng người phải nộp thuế thu nhập cá nhân Hiện nay số lượng người laođộng hành nghề tự do ở nước ta còn lớn, thu nhập của người lao động ở nước

ta có từ nhiều nguồn thu khác nhau và thường lớn hơn nhiều so với quỹ lươngnhưng nhà nước mới chỉ quản lý được phần thu nhập thông qua quỹ lương mà

cá cơ quan, đơn vị chi trả, còn những khoản thu nhập từ các nguồn khác thìchưa có biện pháp quản lý hiệu quả

* Thất thu thuế từ các khoản phí, lệ phí do chưa có biện pháp quản lý cóhiệu quả ví dụ như tình trạng mua, bán vé cầu đường giả diễn ra rất “tấp nập”

mà nhà nước chưa có biện pháp quản lý

* Vì lợi ích cá nhân cán bộ thuế móc ngoặc với người nộp thuế để làmgiảm số thuế phải nộp vào NSNN để chia chác

Tình trạng thất thu thuế nói trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó

có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Trang 5

* Do xuất phát từ người nộp thuế: Trong lịch sử phát triển của xã hội nhànước ra đời là tất yếu khách quan trong xã hội có giai cấp Để có thể đảm bảoquyền lợi của giai cấp thống trị, nhà nước cần có nguồn tài chính để đáp ứngnhu cầu chi tiêu của mình Nguồn này được lấy bằng cách động viên mộtphần thu nhập của các tầng lớp trong xã hội Với quyền lực của mình nhànước đặt ra các loại thuế buộc mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội phải tuântheo Nhu cầu chi tiêu của nhà nước càng nhiều thì mức động viên của thuếcàng cao Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường mục tiêu của các nhà kinhdoanh là tối đa hóa lợi nhuận, vì vậy họ luôn tìm cách để làm tăng doanh thu,giảm chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, mà thuế cũng làmột khoản chi mà họ phải nộp cho nhà nước nên sẽ làm giảm lợi nhuận mà họthu được Do đó vì lợi ích của mình họ luôn tìm cách làm giảm số thuế đáng

lẽ phải nộp mà trốn được thuế không phải nộp thì càng tốt Như vậy trongthuế luôn tồn tại mâu thuẫn giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của ngườikinh doanh, vì lẽ đó tình trạng thất thu thuế là không thể tránh khỏi

* Các cơ quan quản lý nhà nước chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong côngtác quản lý thuế Chính quyền các cấp chưa tích cực tạo điều kiện thuận lợicho cơ quan thuế làm việc

* Nguyên nhân từ cơ quan thuế: Có thể do trình độ quản lý còn yếu, bộmáy tổ chức kém hiệu quả, hay có thể do trình độ chuyên môn của cán bộquản lý chưa cao hoặc có thể do chính sách thuế thay đổi liên tục, diễn giảikhông rõ ràng, còn có những thiếu sót, sơ hở dẫn đến việc hiểu sai luật thuế

do đó sẽ dẫn đến thực hiện sai Hoặc cũng có thể do trình độ cán bộ còn yếunên không thể phát hiện ra những gian lận, sai sót trong các hóa đơn, chứng

từ, sổ sách do vậy người nộp thuế có thể trốn thuế

* Thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế đã được cải thiện nhiều song vẫncòn nhiều phiền hà, gây khó khăn cho người nộp thuế Nhiều quy trình quản

lý thuế chưa được rà soát, xem xét sửa đổi do vậy gây tâm lý sợ đến cơ quanthuế của người nộp thuế

* Công tác kiểm tra, thanh tra thuế mặc dù đã được cải thiện nhưng hiệu

quả chưa cao Tình trạng chưa nắm bắt đủ thông tin, đánh giá đúng đối tượng

mà vẫn tiến hành kiểm tra, thanh tra do vậy không phát hiện được vi phạmcủa các cơ sở Bên cạnh đó việc xử lý các hành vi trốn thuế, lậu thuế còn chưanghiêm, mức xử phạt còn quá nhẹ không có tính răn đe khiến cho tình trạng

Trang 6

trốn thuế, buôn lậu vẫn tái phạm.

* Hệ thống thuế ngày càng tăng cả về số lượng và thể loại, nhiều loại thuế

có mức thuế suất còn quá cao, nhưng nhiều loại thuế lại có mức thuế suất lạiquá thấp do vậy chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp vàngười lao động chính vì vậy mà việc thực hiện thuế còn gặp nhiều khó khăn

1.1.2 Hậu quả của thất thu thuế

Thất thu thuế xảy ra sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đất nước như:

* Ảnh hưởng tới chi tiêu của nhà nước

Thuế là nguồn thu chủ yếu của nhà nước, ở nước ta thu từ thuế đóng gópkhoảng 80% vào ngân sách (trừ thu từ dầu) Thông qua việc thu thuế nhànước tập trung một phần nguồn lực xã hội vào tay mình để tiến hành hoạtđộng, tuy nhiên khi xảy ra tình trạng thất thu thuế thì nguồn thu của nhà nước

sẽ giảm đi, khi đó sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu của nhà nước Đứngtrước tình hình đó nhà nước buộc phải:

- Giảm bớt các khoản chi đã dự định: Khi đó kế hoạch của nhà nước sẽphải thay đổi, do vậy các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội có thể sẽ không đạt đượcnhư kế hoạch đã đề ra

- In thêm tiền chi tiêu để thực hiện theo kế hoạch đã đề ra: Khi đó lượngtiền đưa vào lưu thông quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát ảnh hưởngnghiêm trọng tới sự ổn định và phát triển của đất nước

- Vay nợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước: Khi đó sẽ để lạighánh nặng nợ trong tương lai nhất là khi các khoản đầu tư này không manglại hiệu quả như mong muốn

* Ảnh hưởng đến việc điều chỉnh, định hướng cơ cấu nền kinh tế

Thông qua chính sách thuế nhà nước có thể điều chỉnh cơ cấu nền kinh tếtheo vùng, theo lãnh thổ, theo lĩnh vực đảm bảo sự phát triển hài hòa, đồngđều giữa các vùng trong cả nước

Để thúc đẩy phát triển ở một vùng có kinh tế lạc hậu, bằng việc thi hànhchính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư ở vùng đó, như miễn thuế trong mộtkhoảng thời gian, ưu đãi về thuế suất…để kêu gọi đầu tư, tuy nhiên mục tiêucủa nhà kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận do vậy khi nghiên cứu họ thấy lànếu tiến hành kinh doanh tại địa bàn đang được khuyến khích mặc dù có lợinhuận nhưng nếu thấp hơn ở vùng mà họ đang kinh doanh do họ đã tìm được

Trang 7

cách trốn thuế, lậu thuế thì rất khó để thu hút họ đầu tư vào đó Hoặc để thúcđẩy những ngành nghề, lĩnh vực mà nhà nước cần phát triển mặc dù có những

ưu đãi về thuế nhưng ở lĩnh vực mà họ đang kinh doanh mà họ trốn lậu đượcthuế thì cũng khó để họ đầu tư vào lĩnh vực mà nhà nước khuyến khích dovậy có thể làm cho nền kinh tế phát triển không bền vững

* Ảnh hưởng đến mọi mặt xã hội

Một trong những mục tiêu của thuế là đảm bảo công bằng xã hội, tuynhiên khi xảy ra tình trạng thất thu thuế thì có doanh nghiệp nhà nước thu đủthuế, có doanh nghiệp nhà nước chỉ thu được một phần thuế, thậm chí códoanh nghiệp nhà nước không thu được thuế do đó sẽ có sự không công bằngtrong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước Ngoài ra thông qua thuthuế, nhà nước có nguồn tài chính để thực hiện phân bổ lại của cải xã hội Ví

dụ như xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng còn khó khăn, chi trợ cấp cho ngườinghèo…nhưng khi thất thu thuế xảy ra thì nhà nước có thể sẽ không có khảnăng để thực hiện

Bên cạnh đó khi xảy ra tình trạng thất thu thuế còn tạo ra sự cạnh tranhkhông lành mạnh giữa các doanh nghiệp, những doanh nghiệp trốn được thuế

sẽ có lợi thế hơn những doanh nghiệp không trốn được thuế Khi đó còn ảnhhưởng đến kỷ cương xã hội, những doanh nghiệp trốn thuế họ tìm cách lẩntránh sự kiểm tra của nhà nước, thậm chí còn tìm cách khác để trốn thuế tiếp,còn các doanh nghiệp trước kia không trốn thuế nhưng thấy doanh nghiệpkhác trốn được, có lợi thế trong kinh doanh thì họ có thể noi gương mà viphạm

Như vậy có thể thấy rằng thất thu thuế có ảnh hưởng nghiêm trọng đếnmọi mặt của xã hội, đến sự phát triển bền vững của đất nước Do vậy chốngthất thu thuế là đòi hỏi khách quan của mọi nền kinh tế

1.2 Sự cần thiết phải tăng cường chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

1.2.1 Vai trò, đặc điểm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là những doanh nghiệp không thuộc sởhữu của nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được tổ chức thànhnhiều loại hình khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau Sự rađời, tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh xuất phát từ

Trang 8

những nhu cầu khách quan của nền kinh tế Hiện nay, với sự phát triển mạnh

mẽ của nền kinh tế, xu hướng quốc tế hóa ngày càng mở rộng, các loại hìnhdoanh nghiệp phát triển ngày càng nhiều nhất là các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh Từ khi nước ta thực hiện cải cách nền kinh tế, Đảng và nhà nước cónhiều chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, mọi

cá nhân cũng như các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để phát triển, nhất

là từ khi luật doanh nghiệp năm 2005 ra đời và chính thức được áp dụng Nhờ

sự khuyến khích đó của nhà nước mà các doanh nghiệp nhất là các doanhnghiệp ngoài quốc doanh ngày càng phát triển và có vị trí ngày càng quantrọng trong nền kinh tế thị trường và góp phần không nhỏ vào sự phát triểnchung của đất nước

* Đặc điểm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh:

- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được tổ chức dưới nhiều hình thứckhác nhau như công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công

ty hợp danh, hợp tác xã Các doanh nghiệp này thuộc sở hữu của cá nhân,tập thể người sáng lập

- Các doanh nghiệp này hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sảnxuất, kinh doanh, làm dịch vụ… Một thực trạng phổ biến trong các doanhnghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta là quy mô của các doanh nghiệp nàythường nhỏ hiệu quả kinh doanh không cao Theo số liệu của tổng cục thống

kê hiện nay nước ta có khoảng 260.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh vớitổng số vốn khoảng 600.000 tỷ đồng, trong đó khoảng 75% số doanh nghiệpngoài quốc doanh có mức vốn dưới 2 tỷ đồng/doanh nghiệp, hệ thống máymóc lạc hậu, khoảng 15-20 năm trong ngành điện tử, 20 năm đối với cơ khí,

tỷ lệ đổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm chỉ ở mức 5 - 7% so với mức20% của thế giới Công nghệ lạc hậu làm tăng chi phí tiêu hao 1,5 lần so vớiđịnh mức tiêu chuẩn của thế giới Chính vì quy mô như vậy kéo theo hiệu quảkinh doanh không cao Năm 2004 doanh thu thuần bình quân/doanh nghiệp là7.580 triệu đồng, năm 2006 là 9.120 triệu đồng thấp hơn nhiều mức bình quâncủa cả nước 18.750 triệu đồng năm 2004 và 20.440 triệu đồng năm 2006 Lợinhuận bình quân của các doanh nghiệp này cũng không cao năm 2004 lợinhuận bình quân của các doanh nghiệp này là 240 triệu đồng thấp hơn nhiều

so với lợi nhuận bình quân/doanh nghiệp cả nước (khoảng 1.140 triệu đồng)

Trang 9

- Với mục đích tối đa hóa lợi nhuận nên các doanh nghiệp này thường tổchức bộ máy quản lý sao cho nhỏ gọn nhất có thể và rất linh hoạt.

Qua đó ta có thể thấy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đặc điểmkhác với các doanh nghiệp nhà nước như:

+ Về chủ sở hữu: Các doanh nghiệp quốc doanh là những doanh nghiệpthuộc sở hữu nhà nước, do vậy hoạt động trong những lĩnh vực trọng yếutrong nền kinh tế còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc sở hữu của cánhân, tập thể người sáng lập do đó hoạt động của các doanh nghiệp này dochủ doanh nghiệp quyết định

+ Về trình độ kế toán: Các nhân viên nhất là các nhân viên kế toán trongcác doanh nghiệp nhà nước được đào tạo chính quy, bài bản và phải qua thituyển công chức mới được vào làm nên trình độ của nhân viên kế toán trongdoanh nghiệp nhà nước là rất cao Ngược lại trình độ kế toán của các doanhnghiệp ngoài quốc doanh còn hạn chế, việc tiếp cận với chính sách mới củanhà nước còn khó khăn, việc áp dụng vi tính trong công tác kế toán chưa đồng

bộ Tình trạng ghi sai hóa đơn, bỏ sót doanh thu còn phổ biến

+ Về ý thức chấp hành pháp luật: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh docác cá nhân, tổ chức thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất, kinhdoanh vì mục tiêu lợi nhuận Chính vì vậy để tối đa hóa lợi nhuận họ sẵn sàngtiến hành sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực mà nhà nước cấm thậm chícòn buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái…

Bên cạnh đó việc tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh cũng thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp quốc doanh Cácdoanh nghiệp quốc doanh là doanh nghiệp nhà nước do vậy nếu có trốn thuếhay không thì số tiền mà các doanh nghiệp này nộp cho nhà nước cũng không

hề thay đổi do vậy nếu có vi phạm thì chủ yếu là vi phạm không cố ý Còn cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh là các doanh nghiệp không thuộc sở hữu củanhà nước cho nên khi các doanh nghiệp này trốn, tránh được thuế thì phầnthuế mà họ trốn được chính là phần lợi nhuận tăng thêm mà họ thu được do

đó các doanh nghiệp này thường cố tình trốn, tránh thuế nên việc phát hiện racác sai phạm gặp rất nhiều khó khăn Vì vậy cần phải có sự quản lý chặt chẽ

Trang 10

đối với các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trongviệc thực hiện pháp luật nói chung và luật thuế nói riêng.

* Vai trò của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vai trò quan trọng trong nền kinh tế:

- Góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước: Theo số liệu điềutra của tổng cục thống kê, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh về

số lượng và chiếm phần lớn trong tổng số doanh nghiệp của cả nước Năm

2000 cả nước mới chỉ có 35.004 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếmkhoảng 91,55% tổng số doanh nghiệp,thì đến năm 2006 đã có 123.392 doanhnghiệp, chiếm 93,96% tổng số doanh nghiệp của cả nước Như vậy trung bìnhmỗi năm cả nước có thêm 14.732 doanh nghiệp ngoài quốc doanh Hiện tạinước ta có khoảng 260.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm khoảng98% tổng số doanh nghiệp trong cả nước Các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh hiện nay chiếm 50% giá trị công nghiệp chế biến thủy sản, chiếm 30%giá trị ngành công nghiệp dệt may vì vậy các doanh nghiệp ngoài quốc doanhcũng đóng góp đáng kể vào tổng thu NSNN

- Góp phần vào việc giải quyết việc làm cho người lao động: Nước ta mỗinăm lại có thêm trên một triệu lao động mới mà các doanh nghiệp nhà nướckhông thể giải quyết hết được do vậy với sự có mặt của các doanh nghiệp này

có thể giải quyết được một phần lớn công ăn việc làm cho người lao động.Hiện nay khu vực kinh tế này thu hút khoảng 90% số lao động mới hàng năm.Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà đãgiải quyết phần lớn việc làm cho người lao động vì vậy có thể góp phần cảithiện đời sống của nhân dân qua đó cũng góp phần đảm bảo trật tự an ninh,giảm các tệ nạn xã hội

- Là trụ cột của nền kinh tế địa phương: Nếu như các doanh nghiệp nhànước thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế lớn của đất nước, nhữnglĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sảnxuất, kinh doanh ở nhiều địa bàn khác nhau, ở nhiều lĩnh vực khác nhau do đótận dụng được vốn, lao động sẵn có tại nơi sản xuất, kinh doanh vì vậy tạo ranhiều của cải xã hội, cải thiện đời sống nhân dân ở địa phương

- Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ: Doanh nghiệp ngoài quốcdoanh thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắpráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh như vậy các doanh nghiệp ngoài quốc

Trang 11

doanh đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ là cầunối hỗ trợ các doanh nghiệp khác Bên cạnh đó trong những năm qua với nhucầu phong phú về hàng hóa, dịch vụ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đónggóp vai trò quan trọng trong việc đưa hàng hóa, dịch vụ đến tay các nhà phânphối cũng như người tiêu dùng.

Như vậy có thể thấy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vị trí khôngthể thiếu được trong nền kinh tế, sự đóng góp của các doanh nghiệp này vào

sự phát triển chung của đất nước là không thể phủ nhận, tuy nhiên hoạt độngcác doanh nghiệp này cũng còn những hạn chế nhất định gây khó khăn chocông tác quản lý thu thuế như: Số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanhhiện nay tăng lên nhanh chóng tuy vậy có thể thấy hầu hết các doah nghiệpngoài quốc doanh hiện nay đều có quy mô nhỏ, khả năng huy động vốn bị hạnchế, thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao, trang thiết bị còn lạc hậu, thiếuthông tin về thị trường, sản xuất còn manh mún Bên cạnh đó ý thức tuân thủpháp luật của các doanh nghiệp này là không cao, phần lớn những người chủcác doanh nghiệp này một mặt trình độ còn hạn chế, việc am hiểu chính sáchthuế còn chưa đầy đủ, mặt khác vì mục đích lợi nhuận của mình thường tìmcách trốn thuế, tránh thuế thậm chí còn kinh doanh trong các lĩnh vực nhànước cấm

Từ khi nước ta thực hiện đổi mới nền kinh tế các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh được thừa nhận và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế,nhưng để cho các doanh nghiệp này phát triển theo định hướng của nhà nướcthì cần phải có các biện pháp quản lý trong đó có quản lý thuế nói chung vàquản lý thuế GTGT và TNDN nói riêng

1.2.2 Sự cần thiết phải chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

1.2.2.1 Xuất phát từ tầm quan trọng của thuế TNDN và GTGT

Ở Việt Nam, thuế GTGT và TNDN là hai sắc thuế có đóng góp lớn nhấtcho NSNN hàng năm

Cụ thể tỷ trọng đóng góp của hai loại thuế này như sau:

Bảng 1: Tỷ trọng một số khoản thuế trong tổng thu NSNN

Trang 12

Đơn vị tính : %

Năm Chỉ tiêu

2004 thu từ thuế XNK chiếm khoảng 10,23% trong tổng thu NSNN nhưngđến năm 2007 chỉ còn 8,03%).Vì vậy để đảm bảo chi tiêu của mình bên cạnhviệc nghiên cứu, hoàn thiện và đưa ra sắc thuế mới (như thuế TNCN), nhànước cần phải tăng cường các biện pháp quản lý các loại thuế hiện có nhằmđảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thất thu thuế nhất là đối vớithuế GTGT và TNDN

Mặt khác hai sắc thuế này còn là công cụ đắc lực của nhà nước trong việcquản lý, điều tiết nền kinh tế, thông qua việc ưu đãi về miễn, giảm thuế nhànước có thể khuyến khích đầu tư vào một ngành, một lĩnh vực hay một địabàn nào đó

Ngoài ra việc quản lý tốt hai sắc thuế này cũng góp phần đảm bảo sự côngbằng giữa các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhànước, bên cạnh đó nhà nước có thể có nguồn tài chính để thực hiện các mụctiêu xã hội của mình

Trang 13

1.2.2.2 Thực trạng quản lý thuế GTGT và TNDN ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước

Số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta tăng nhanh trongnhững năm gần đây Năm 2000 mới chỉ có 35.004 doanh nghiệp ngoài quốcdoanh thì đến năm 2006 đã lên tới 123.392 doanh nghiệp và hiện nay đã là260.000 doanh nghiệp.Tuy nhiên trên thực tế không phải các doanh nghiệpngoài quốc doanh nào cũng đăng ký kinh doanh, hoặc có đăng ký kinh doanhnhưng không đăng ký thuế ngay do vậy đã gây ra không ít khó khăn cho cơquan thuế trong việc quản lý đối với các doanh nghiệp này

Mặc dù đã được sửa đổi, bổ xung nhiều lần nhưng luật thuế GTGT vàTNDN ở nước ta vẫn còn hạn chế, bất cập do vậy đã tạo kẽ hở cho một sốdoanh nghiệp mà chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lợi dụng đểlách luật nhằm mưu lợi cho riêng mình không những làm mất nguồn thu choNSNN mà còn gây mất ổn định cho nền kinh tế Hiện nay cùng với sự pháttriển mạnh mẽ của nền kinh tế, các giao dịch trên thị trường ngày càng phứctạp, các thủ đoạn trốn thuế, lậu thuế do vậy cũng diễn ra ngày càng tinh vi vàphức tạp rất khó phát hiện

* Trong luật thuế GTGT: Đặc điểm nổi bật của thuế GTGT là việc khấu trừđầu vào được thực hiện căn cứ trên hóa đơn mua vào do đó tạo điều kiện choviệc thu thuế ở khâu sau, có tác dụng kiểm tra thuế ở khâu trước Tuy nhiên

để thực hiện đòi hỏi phải quản lý được công tác ghi chép hóa đơn, sổ sáchphải rõ ràng, minh bạch Bên cạnh đó đòi hỏi ý thức chấp hành pháp luật củangười nộp thuế phải cao Nhưng các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệpngoài quốc doanh với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp nàythường tìm cách trốn thuế, tránh thuế và một trong những cách để trốn thuế làtăng số tiền thuế khấu trừ đầu vào nhưng không có thật, do vậy các doanhnghiệp này thường sử dụng hóa đơn giả, mua hóa đơn ở chợ đen, sử dụng hóađơn của các doanh nghiệp có thông báo bỏ trốn để hợp lý các khoản thuế đầuvào Ngoài ra lợi dụng chính sách hoàn thuế nhiều doanh nghiệp đã lập hồ sơkhống xin hoàn thuế với số thuế lên tới hàng chục tỷ đồng, số tiền này rất khó

có thể thu hồi lại được vì các doanh nghiệp sau khi đã được hoàn thuế thườngbiến mất Hiện nay với cơ chế tự khai, tự tính và tự nộp thuế các doanhnghiệp cũng lợi dụng triệt để nhằm chiếm dụng tiền thuế của nhà nước bằng

Trang 14

cách kê khai thuế đầu ra giảm, thuế đầu vào tăng lên so với thực tế hay nộpchậm tiền thuế Bên cạnh đó lợi dụng chính sách của nhà nước cho phépchuyển số thuế GTGT chưa khấu trừ hết sang kỳ sau mà nhiều doanh nghiệplợi dụng lập chứng từ không đúng làm cho thuế đầu ra luôn nhỏ hơn đầu vào.Hay lợi dụng việc quy định mức thuế suất không rõ ràng đối với nhiều mặthàng, nhiều doanh nghiệp đã kê khai mức thuế suất thấp để giảm thuế, ví dụnhư trước đây ghế ô tô giả da không biết thuộc về sản phẩm cơ khí hay là sảnphẩm giả da để áp thuế suất nên doanh nghiệp đã kê khai mức thuế suất đốivới sản phẩm cơ khí để áp dụng thuế suất 5%.

* Đối với thuế TNDN: Với trình độ quản lý còn hạn chế, trình độ kế toáncòn yếu, ý thức chấp hành luật thuế chưa cao các doanh nghiệp đặc biệt là cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh thường tìm cách trốn, tránh thuế Các hìnhthức chủ yếu mà doanh nghiệp thường áp dụng như: không kê khai đăng kýthuế, không nộp tờ khai quyết toán thuế… các doanh nghiệp còn tìm cáchlàm giảm doanh thu (ví dụ như bỏ sót doanh thu, bán hàng không xuất hóađơn…), hay khai tăng các khoản chi phí được trừ (như lợi dụng chính sáchcủa nhà nước cho phép các doanh nghiệp tự xây dựng mức tiêu hao vật tư màmột số doanh nghiệp đã khai khống vật tư dùng cho sản xuất, kinh doanhhàng hóa, dịch vụ, hay lập hai hệ thống sổ sách làm cho kết quả phản ánh trên

sổ sách khi cán bộ thuế kiểm tra không đúng với thực tế) để làm tăng cáckhoản được trừ qua đó có thể làm giảm thu nhập tính thuế

Ngoài ra khả năng phát hiện ra sai sót, tần suất thanh tra còn thấp, các chếtài xử lý các hành vi trốn thuế còn quá nhẹ không có tính răn đe

1.2.2.3 Xuất phát từ các doanh nghiệp

Sự tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp xuất phát từ nhiều yếu tốtrong đó có một số yếu tố chủ yếu sau:

- Mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh phụ thuộc vào sự hiểu biết về luật thuế, những yêu cầu của luậtthuế Nhiều doanh nghiệp không nhận thức được, hoặc không hiểu đượcnghĩa vụ thuế cũng như quy trình tuân thủ Chính điều này làm gia tăng tỷ lệlỗi trong kê khai, quyết toán thuế và cản trở việc tuân thủ pháp luật thuế củacác doanh nghiệp

- Các doanh nghiệp mới thành lập thường thiếu kiến thức về luật thuế,nghĩa vụ thuế và quy trình tuân thủ thuế, các hoạt động trốn thuế, tránh thuế

Trang 15

thường thô sơ và dễ bị phát hiện Ngược lại các doanh nghiệp “có tuổi”thường hiểu rõ về luật thuế và quy trình nộp thuế vì vậy nếu không có chínhsách thuế hợp lý, cơ chế ràng buộc chặt chẽ, chế tài xử lý nghiêm thì họthường sử dụng các biện pháp tinh vi để trốn, tránh thuế.

- Yếu tố tâm lý của các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp nộp thuế vàoNSNN nhưng khi họ nhận thức rằng việc đóng thuế của họ là không côngbằng, nghĩa vụ nộp thuế là không bình đẳng thì họ sẽ tìm mọi cách để làmgiảm số thuế phải nộp

Bên cạnh đó là tâm lý lo lắng về khả năng xảy ra vi phạm pháp luật thuếnhư tính toán sai thu nhập chịu thuế, thanh toán không đúng…v.v.làm cho họngại khi đến cơ quan thuế nộp thuế

- Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như: Lãi suất thị trường, lãi suất ngânhàng cũng ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ, trì hoãn, hay không tuân thủthuế Khi lãi suất tăng cao doanh nghiệp sẽ trì hoãn việc nộp thuế hoặc có khảnăng trốn thuế hay tránh thuế Hay như tình trạng lạm phát quá cao sẽ ảnhhưởng tới mức sinh lợi từ hoạt động sản xuất kinh doanh do vậy cũng có thểảnh hưởng tới việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp

Theo số liệu thống kê thì năm 2002 thất thu thuế khoảng 21,2%, năm 2003

là 19,8%, năm 2004 là 18,9%.Tính đến tháng 12/2005 số ghi thu nợ mà các

cơ quan tài chính xác định ở các doanh nghiệp lên tới 1.892 tỷ đồng

Sự vi phạm dù là vô tình hay cố ý đều có ảnh hưởng xấu đến nhiều khíacạnh của đất nước Do đó có thể nói sự tăng cường công tác chống thất thuthuế đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

là vô cùng cần thiết để góp phần làm tăng thu cho NSNN, tạo môi trườngcạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp cũng như các thành phần kháctrong nền kinh tế, phát huy và nâng cao vai trò điều tiết, định hướng kinh tếcủa nhà nước, góp phần đưa chính sách thuế vào cuộc sống để cho các sắcthuế nói chung cũng như hai sắc thuế GTGT và TNDN nói riêng không chỉ làcông cụ đắc lực của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế mà còn góp phầnthúc đẩy sản xuất phát triển

Trang 17

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG THẤT THU VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ GTGT VÀ TNDN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH Ở CHI CỤC THUẾ HUYỆN ĐÔNG ANH2.1.Đặc điểm kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy thu thuế ở huyện Đông Anh

2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Huyện Đông Anh được thành lập ngày 31/05/1961, là một huyện ở ngoạithành của thủ đô Hà Nội, nằm dọc bờ bắc Sông Hồng cách trung tâm thànhphố khoảng 20 km về phía bắc, với diện tích tự nhiên là 182,3 km2 và dân số309.690 người (năm 2005).Huyện Đông Anh gồm 1 trị trấn và 23 xã

Hệ thống sông Hồng và sông Đuống là gianh giới hành chính giữa huyệnvới nội thành, đây cũng là nguồn tài nguyên quan trọng của huyện để thúc đấykinh tế nhờ vào khai thác cát Thời tiết, khí hậu của huyện tương đối thuận lợicho cây trồng và vật nuôi phát triển, nhờ vậy huyện có xã chuyên trồng rauxanh cung cấp cho nội thành do đó mà nhiều công ty chuyên kinh doanh rausạch ra đời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện Huyện có khucông nghiệp Bắc Thăng Long tập trung nhiều công ty trong nước cũng nhưnước ngoài vào đầu tư

Đông Anh có nhiều địa điểm thu hút khách du lịch như Núi Đôi, Thành CổLoa, Đầm Vân Trì và nhiều đền chùa thu hút nhiều khách du lịch đến vớihuyện qua đó tạo thuận lợi cho các nghành dịch vụ ăn theo có điều kiện pháttriển

Đến nay nền kinh tế của huyện đang dần ổn định và phát triển, cơ sở hạtầng ngày càng được cải thiện, các tuyến đường liên thôn, liên xã được nângcấp tạo thuận lợi cho giao thông, vận chuyển hàng hóa giữa các xã tronghuyện cũng như giữa huyện với các huyện, tỉnh khác

Nhờ những thuận lợi đó, trong vài năm trở lại đây huyện Đông Anh có tốctăng trưởng vào loại khá, bình quân đạt 10,95 %/năm Cơ cấu đang dầnchuyển hướng theo hướng tích cực

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đóng góp

Trang 18

tới trên 80% giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Công nghiệp trên địa bànhuyện chủ yếu là cơ khí, điện tử Huyện có ngành tiểu thủ công nghiệp pháttriển khá mạnh với nhiều làng nghề truyền thống.

Nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện vớitốc độ tăng trưởng khá và ổn định, bình quân đạt 5,57 %/năm, tuy vậy tỷtrọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế có xu hướng giảm dần (từ 27,1% năm

1995 xuống còn 20,3% năm 2000) Cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng có chuyểnhướng tích cực, tạo ra giá trị ngày càng cao

Thương mại, dịch vụ của huyện có tốc độ phát triển khá cao bình quân đạt12,9%/năm, tuy nhiên các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh trong lĩnh vựcnày có quy mô còn nhỏ, mạng lưới dịch vụ phân bổ không đều tập chung chủyếu ở thị trấn và các khu công nghiệp

Ngoài ra đời sống của nhân dân đang ngày càng được cải thiện cả về vậtchất và tinh thần, vấn đề an ninh, trật tự xã hội được đảm bảo, hiệu quả quản

lý của nhà nước trong các lĩnh vực được nâng lên

Đây là những điều kiện thuận lợi để cho huyện có thể phát triển kinh tế,tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó còn không ít khó khăn ảnh hưởng đếnphát triển kinh tế của huyện như: còn có sự chênh lệch lớn về kinh tế giữa các

xã trong huyện, trình độ dân trí nhiều nơi còn thấp, giao thông nhiều nơi vẫnchưa được đảm bảo….đây là những hạn chế làm giảm tốc độ phát triển kinh

tế của huyện

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu thuế ở địa bàn huyện Đông Anh

Chi cục thuế huyện Đông Anh được thành lập theo quyết định số315/TCQD-TCCB ngày 21 tháng 8 năm 1991 của Bộ Tài Chính Hiện nay chicục có 90 cán bộ công chức

Căn cứ quyết định số 729 QD-TCT ngày 18 tháng 06 năm 2007 của tổngcục trưởng tổng cục thuế về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của chicục thuế trực thuộc cục thuế, chi cục thuế huyện Đông Anh có cơ cấu tổ chức

và nhiện vụ của từng bộ phận tại chi cục thuế như sau:

Chi cục trưởng

Trang 19

Chi cục trưởng là người lãnh đạo cao nhất của chi cục, căn cứ vào tìnhhình phát triển kinh tế của huyện để lên kế hoạch, tổ chức quản lý mọi mặt vềhoạt động của chi cục Chi cục trưởng chi cục thuế huyện Đông Anh chịutrách nhiệm trước cục trưởng cục thuế thành phố Hà Nội về toàn bộ hoạt độngcủa chi cục mình quản lý.

Một chi cục phó phụ trách vấn đề hành chính, trước bạ, và thu nhập cá nhân

Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế

Giúp chi cục trưởng chi cục thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chínhsách pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi chi cục quản lý

Đội kê khai kế toán thuế và tin học

Giúp chi cục trưởng chi cục thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ

sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; Quản lý vàvận hành trang thiết bị tin học, triển khai cài đặt, hướng đẫn các phần mềmứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế

Đội kiểm tra thuế

Giúp chi cục trưởng chi cục thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kêkhai thuế, giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế, chịu trách nhiệmthực hiện dự toán thu thuộc thẩm quyền của chi cục thuế

Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế

Giúp chi cục trưởng chi cục thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế,cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm viquản lý của chi cục thuế

Đội nghiệp vụ dự toán

Trang 20

Giúp chi cục trưởng chi cục thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý, chínhsách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong chi cục thuế; Xây dựng

và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của chi cụcthuế

Đội hành chính - nhân sự - tài vụ - ấn chỉ

Giúp chi cục trưởng chi cục thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư,lưu trữ; Công tác quản lý nhân sự: Quản lý tài chính, quản trị;Quản lý ấn chỉtrong nội bộ chi cục thuế quản lý

Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác

Giúp chi cục trưởng chi cục thuế quản lý quản lý thu lệ phí trước bạ, thuếchuyển quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuế đất,thuế tài sản, phí, lệ phí và các khoản phát sinh trên địa bàn thuộc chi cục quảnlý

Đội quản lý thuế thu nhập cá nhân

Giúp chi cục trưởng chi cục thuế quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với cánhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân thuộc phạm vichi cục quản lý

Đội thuế liên xã, thị trấn

Giúp chi cục trưởng chi cục thuế quản lý thu thuế các tổ chức, cá nhân nộpthuế trên địa bàn xã, thị trấn được phân công

Chi cục có 5 đội thuế liên xã ,thị trấn thực hiện thu thuế trên 23 xã và 1 thịtrấn thuộc địa bàn huyện Đông Anh

Đội thuế liên xã:

Thị trấn – Nguyên Khê – Tiên Dương – Bắc Hồng

Vân Nội – Nam Hồng – Kim Nỗ – Kim Chung – Võng La – Đại Mạch

Hải Bối – Vĩnh Ngọc – Xuân Canh – Tầm Xá

Mai Lâm – Đông Hội – Cổ Loa – Dục Tú – Việt Hùng

Uy Nỗ – Xuân Nội – Thụy Lâm – Liên Hà – Vân Hà

Có thể khái quát bộ máy của chi cục thuế huyện Đông Anh qua sơ đồ sau:

Trang 21

lý thuế TNCN

Đội tuyên truyền

và hỗ trợ người nộp thuế

Đội nghiệp

vụ dự toán

Đội kiểm tra thuế

Đội quản

lý nợ

và cưỡng chế thuế

Các đội thuế liên

xã, thị trấn

Đội

kê khai

kế toán thuế

và tin học

2.2 Công tác thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời gian qua tại chi cục thuế huyện Đông Anh

2.2.1 Tình hình phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện Đông Anh

Trong những năm gần đây số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtrên địa bàn huyện tăng lên nhanh chóng cùng với nhịp độ gia tăng nhanh củacác doanh nghiệp này trong cả nước Tính đến thời điểm 31/12/2006 toànhuyện mới chỉ có 946 doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì tính đến hết năm

2007 đã tăng lên là 1222 doanh nghiệp ngoài quốc doanh Theo thống kê củachi cục thì tính đến thời điểm 31/12/2008 toàn chi cục hiện đang quản lý

Trang 22

quốc doanh.

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong huyện tăng nhanh trong nhiều loạihình, cụ thể:

Biểu 1: Bảng số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo loại hình

doanh nghiệp tại huyện Đông Anh

Đơn vị tính: Đơn vị

Loại hình

Tổngquảnlý

Đanghoạtđộng

Tổngquảnlý

Đanghoạtđộng

Tổng quản lý Đang hoạt

độngSố

DN

Tỷ lệ

%

SốDN

Nguồn: chi cục thuế Đông Anh

Qua bảng số liệu có thể thấy số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtại huyện Đông Anh tăng nhanh qua các năm Năm 2007 chi cục mới quản lý

1222 doanh nghiệp thì đến năm 2008 lên 1.538 doanh nghiệp, tăng 316 doanhnghiệp với tỷ lệ tăng gần 26% Hầu hết các loại hình đều tăng về số lượng,trong đó loại hình công ty cổ phần tăng nhiều nhất 152 doanh nghiệp với tỷ lệtăng 36%, sau đó đến loại hình công ty TNHH tăng 148 doanh nghiệp, với tỷ

lệ tăng 22,3%, chỉ có quỹ tín dụng là số lượng quản lý không có sự biến động

so với năm 2007

Trang 23

Tuy nhiên một thực trạng là số lượng các doanh nghiệp thực tế đang hoạtđộng nhỏ hơn rất nhiều so với số lượng các doanh nghiệp mà chi cục quảnlý.Năm 2008 so với năm 2007 số lượng các công ty cổ phần thực tế đang hoạtđộng chỉ tăng 109 doanh nghiệp với tỷ lệ tăng 33,8%, số lượng các chi nhánh

và quỹ tín dụng đang hoạt động không có sự biến động, trong các loại hình thìchỉ có số lượng các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động năm 2008 giảm 3đơn vị so với năm 2007 với tỷ lệ giảm là 7,5%

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện chủ yếu là cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này tiến hành các hoạt động sảnxuất, kinh doanh ở nhiều địa bàn, nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như:sản xuất, xây dựng, thương nghiệp, dịch vụ… và cũng đóng góp đáng kể vàoNSNN

Biểu 2: Cơ cấu ngành nghề và đóng góp của các doanh nghiệp

ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện năm qua.

Đơn vị tính: triệu đồng

Số DN Số thuế Số DN Số thuế Số DN Số thuế

Dịch vụ 198 1.511,5 181 1.259,9 (-)17 (-)251,6Thương nghiệp 593 15.279,4 722 23.851,3 129 8.571,9

Cộng 1222 27.909,3 1538 43.363,2 316 15.453,9

Nguồn: Chi cục thuế huyện Đông Anh

Qua bảng số liệu có thể thấy đóng góp của các doanh nghiệp trong hầu hếtcác lĩnh vực năm 2008 đều tăng so với năm 2007 trong đó lĩnh vực thươngmại tăng nhiều nhất 8.571,9 triệu đồng, đóng góp của lĩnh vực này tăng lên làdo: số lượng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này tăng, tình hìnhkinh doanh có hiệu quả, mặt khác có thể công tác quản lý thu thuế tốt nên tìnhtrạng thất thu thuế giảm đi, chỉ có đóng góp của các doanh nghiệp trong lĩnh

Trang 24

vực dịch vụ năm 2008 giảm 251,6 triệu đồng so với năm 2007, sở dĩ vì vậy là

do số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực này năm 2008 giảm 17 doanhnghiệp so với năm 2007 và cũng có thể có thêm nguyên nhân nữa làm khoảnthu thuế từ các doanh nghiệp này giảm đi là do các doanh nghiệp này trốnthuế

Chính nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanhkhông những góp phần vào việc tăng thu cho NSNN mà còn góp phần giảiquyết một lượng lớn lao động trong huyện cũng như lao động ở các huyện,các tỉnh khác đến làm việc

Với sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô hoạt động mà đóng gópcủa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vào tổng thu NSNN cũng tăng lên rõrệt qua các năm, điều đó cho thấy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đanglàm ăn có hiệu quả và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế

Tuy nhiên, bên cạnh đó thì việc quản lý thu thuế nhất là thuế GTGT vàTNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện còngặp nhiều khó khăn.Thực tế cho thấy trong năm qua số lượng doanh nghiệpmới xuất hiện nhiều song số lượng doanh nghiệp hiện không hoạt động cũnglớn ( năm 2007 có 172 doanh nghiệp xin tạm nghỉ kinh doanh, 59 doanhnghiệp bỏ kinh doanh và 127 doanh nghiệp bỏ trốn, đến năm 2008 có 220doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh, có 262 doanh nghiệp bỏ kinh doanh và bỏtrốn), bên cạnh đó là còn có nhiều doanh nghiệp còn nợ đọng tiền thuế, chậmnộp thuế còn nhiều, công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách thuế chưa đápứng được yêu cầu, công tác thanh tra, kiểm tra đã được đẩy mạnh nhưng chấtlượng còn hạn chế… chính vì vậy đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự pháttriển kinh tế chung của cả huyện cũng như mục tiêu thu NSNN của chi cục Chính vì thế công tác chống thất thu thuế thuế đặc biệt là thuế GTGT vàTNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện là vôcùng cần thiết

2.2.2 Kết quả công tác quản lý thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện Đông Anh

Trong những năm qua cùng với sự hoàn thiện trong các sắc thuế GTGT vàTNDN công tác quản lý thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp

Trang 25

ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện Đông Anh ngày càng được thay đổitheo hướng tích cực Chi cục đã có nhiều biện pháp để quản lý, đôn đốc ngườinộp thuế thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, nhờ vậy các khoản thu thuế nóichung và các khoản thu từ thuế GTGT và TNDN nói riêng của các doanhnghiệp ngoài quốc doanh đều tăng lên rõ rệt, cụ thể:

Biểu 3: Kết quả thu thuế GTGT và TNDN của các doanh nghiệp

ngoài quốc doanh

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Số tiền Tỷ lệ %Thuế GTGT 17.616,3 27.647,8 10.031,5 56,9

Tổng thu DN

NQD

27.909,4 43.363,2 15.453,8 55,4

Nguồn: Chi cục thuế huyện Đông Anh

Qua bảng trên có thể thấy thu từ thuế GTGT và TNDN năm 2008 tăng15.107,9 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 55,4% so với năm 2007 Cụ thể: Năm 2007thu từ thuế GTGT là 17.616,3 triệu đồng thì đến năm 2008 là 27.909,4 triệuđồng tăng 10.031,5 triệu đồng với tỷ lệ tăng 56,9%.Còn thuế TNDN thì thutrong năm 2007 là 9.044,4 triệu đồng đến năm 2008 là 14.120,8 triệu đồng,tăng 5.076,4 triệu đồng với tỷ lệ tăng 56,1 %

Như vậy có thể thấy các khoản thu từ thuế GTGT và TNDN của các doanhnghiệp NQD vào thu ngân sách là rất lớn và ngày càng tăng điều đó chứng tỏcác doanh nghiệp này đang làm ăn có hiệu quả Cụ thể tình hình đóng góp củatừng loại hình như sau: (biểu 4)

Trang 26

Biểu 4: Kết quả thu thuế TNDN và GTGT theo từng

loại hình doanh nghiệp.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Loại DN

ThuếGTGT

ThuếTNDN

ThuếGTGT

ThuếTNDN

Trang 27

Qua số liệu ở biểu 4 có thể thấy tổng số thuế GTGT và TNDN thu đượcnăm 2008 đều tăng so với năm 2007, cụ thể:

Số thuế GTGT thu được của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm

2008 so với năm 2007 đều tăng lên, trong đó thu thuế GTGT của loại hìnhcông ty TNHH tăng nhiều nhất 7.086,6 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 72%, sau đóđến công ty cổ phần với số thu từ thuế GTGT tăng 2.239,1 triệu đồng với tỷ lệtăng 35,1%, quỹ tín dụng tăng ít nhất 3,8 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 63,3%

Số thuế TNDN thu được của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm

2008 tăng so với năm 2007, trong đó đóng góp của các công ty cổ phần tăngnhiều nhất 3.132,6 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 94,1%, sau đó đến công tyTNHH tăng 1.531,6 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 31,1% Qua bảng trên cũng cóthể thấy thu từ thuế TNDN của các loại hình năm 2008 đều tăng so với năm

2007 chỉ có quỹ tín dụng là giảm 5.1 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 3%

Số thuế GTGT và TNDN thu được của công ty TNHH năm 2008 tăng sovới năm 2007 là do: số lượng công ty TNHH hoạt động kinh doanh trong nămtăng, hoặc cũng có thể là công tác chống thất thu và thu hồi nợ đọng có hiệuquả Trong tất cả các loại hình chỉ có quỹ tín dụng là có số thuế GTGT vàTNDN nộp giảm đi trong khi số lượng đơn vị kinh doanh không đổi điều nàycho thấy các doanh nghiệp này nợ đọng trong năm 2008 tăng và có thể làcông tác quản lý không tốt nên các doanh nghiệp này có thể trốn thuế hoặc cóthể trong năm các doanh nghiệp này làm ăn không hiệu quả

Có thể thấy mặc dù số thuế GTGT và TNDN thu được năm 2008 tăng sovới năm 2007 nhưng có thể thấy số thuế thu được của các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh chưa tương xứng với quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở cácdoanh nghiệp này Tình trạng thất thu thuế còn tương đối nhiều Thực tế nàyđặt ra yêu cầu phải cấp thiết là cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quanthuế và các cơ quan có liên quan trong việc quản lý hoạt động của các doanhnghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn từ đó có thể giảm tới mức thấp nhấttình trạng thất thu thuế

Trang 28

2.2.3 Thực trạng công tác chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thời gian qua

2.2.3.1 Các hình thức thất thu thuế GTGT và TNDN tại chi cục thuế huyện Đông Anh

Với chính sách mở cửa, thu hút đầu tư, huyện Đông Anh hiện đang thu hútđược một lượng lớn các doanh nghiệp đến đầu tư đem lại nguồn thu lớn trongviệc thực hiện ngân sách Trong những năm qua chi cục luôn hoàn thành tốt

kế hoạch thu ngân sách được giao Năm 2007 số thu thuế từ khu vực ngoàiquốc doanh đạt 39.908 triệu đồng, đạt 102% dự toán pháp lệnh trong đó thucủa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 27.909,3 triệu đồng Năm 2008 sốthu ngoài quốc doanh tại chi cục là 59.170,3 triệu đồng đạt 104,2% dự toánpháp trong đó thu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 43.363,2 triệuđồng tăng 55,3% so với cùng kỳ

Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đó tình hình trốn thuế, lậu thuế, dâydưa nợ đọng tiền thuế ở chi cục thuế Đông Anh còn cao

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện Đông Anh thường sử dụngmột số hình thức trốn thuế GTGT và TNDN như:

- Trốn thuế thông qua việc nghỉ “giả”

Các doanh nghiệp gửi đơn xin tạm nghỉ kinh doanh cho chi cục thuế, mặc

dù cơ quan thuế đã cử cán bộ đến để kiểm tra nhưng thực tế sau khi các cán

bộ đi khỏi các doanh nghiệp vẫn tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanhbình thường, ví dụ như trường hợp công ty TNHH Thiên Hà Do lực lượngcán bộ có hạn nên việc kiểm tra lại cũng gặp khó khăn.Nếu mà chẳng may khikiểm tra lại phát hiện doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì họ lại viện rahàng ngàn lý do như chạy thử máy, mở cửa nhưng không bán hàng mà làđang kiểm kê lại hàng…

- Trốn thuế thông qua việc sử dụng hóa đơn

Tình trạng gian lận thuế thông qua việc sử dụng hóa đơn làm cho NSNNthất thu cả về thuế GTGT và TNDN Để trốn thuế các doanh nghiệp bán hàngghi giá trên hóa đơn thấp hơn giá thực tế thu của khách hàng, điển hình củahình thức này là các doanh nghiệp kinh doanh xe máy, ô tô Bên cạnh đó các

Trang 29

doanh nghiệp còn lợi dụng việc mua hàng mà không lấy hóa đơn của ngườidân để không xuất hóa đơn bán hàng, điển hình là các doanh nghiệp kinhdoanh trong lĩnh vực buôn bán vật liệu xây dựng, như đã biết các công trìnhxây dựng chủ yếu của người dân là nhà cửa vì thế chi phí vật tư có thể lên tớivài chục thậm chí vài trăm triệu đồng do vậy mà nhà nước sẽ mất đi mộtkhoản tiền rất lớn.

Một số doanh nghiệp còn sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn của doanh nghiệp

đã bỏ trốn để hợp thức hóa thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nhằm chiếmdụng tiền thuế GTGT khi xác định thuế GTGT phải nộp và làm tăng chi phíđược trừ khi xác định thuế TNDN, ví dụ như trường hợp của công ty cổ phầnđầu tư phát triển Hoàng Long sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn Các doanh nghiệp còn trốn thuế thông qua việc kê khai không đúng thuếsuất, tình trạng kê khai thuế suất của các mặt hàng bán ra từ mức thuế suất10% xuống mức 5 %, hay kê khai thuế đầu vào của các mặt hàng từ mức 5%lên 10% vẫn còn phổ biến Ví dụ như trường hợp của công ty TNHH pháttriển kỹ thuật cơ điện

-Trốn thuế thông qua việc ghi giảm doanh thu

Doanh thu là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến việc xác định thunhập chịu thuế, qua đó ảnh hưởng đến số thuế phải nộp do đó các doanhnghiệp thường tìm mọi cách để khai giảm doanh thu Doanh thu của cácngười nộp thuế có thể có được từ nhiều hoạt động khác nhau, từ nhiều nơikhác nhau vì thông thường các doanh nghiệp ngoài việc sản xuất kinh doanhtrong lĩnh vực chính còn có nhiều lĩnh vực khác tuy nhiên khi kê khai doanhthu thì họ không kê hoặc kê thấp hơn thực tế do vậy việc quản lý gặp rấtnhiều khó khăn Ví dụ một số doanh nghiệp vừa bán buôn vừa bán lẻ thì họthường hạch toán giá bán lẻ theo giá bán buôn Hay một số doanh nghiệp sảnxuất có phụ phẩm họ bán nhưng không ghi vào doanh thu ví dụ như trườnghợp của công ty cổ phần thương mại Vân Anh

- Trốn thuế thông qua việc ghi tăng chi phí

Cùng với doanh thu chi phí là yếu tố quan trọng thứ hai để xác định sốthuế TNDN phải nộp, do vậy cùng với việc ghi giảm doanh thu các doanh

Trang 30

+ Vẫn tính khấu hao đối với các tài sản cố định không đủ điều kiện khấuhao hoặc đã khấu hao hết, ví dụ như trường hợp của công ty TNHH QuyềnAnh.

+ Khai tăng chi phí vật tư: Chi phí vật tư thực tế sử dụng vào sản xuất kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ trong kỳ liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuếtrong kỳ được xác định dựa trên hai căn cứ là mức tiêu hao vật tư hợp lý vàgiá thực tế xuất kho do cơ sở sản xuất, kinh doanh tự xác định Mức tiêu haovật tư hợp lý được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm nếudoanh nghiệp không tự xác định được thì lấy của cơ sở cùng ngành nghề Tuynhiên một vấn đề được đặt ra là thế nào là mức tiêu hao hợp lý? ai phán quyếtmức tiêu hao hợp lý này… do vậy một số doanh nghiệp đã lợi dụng chínhsách này của nhà nước để ghi tăng chi phí vật tư mua vào để làm tăng cáckhoản chi phí được trừ Ngoài ra khi các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất,kinh doanh trong các lĩnh vực mà vật tư mua vào là mây, tre, đất, đá, cát sỏicủa người dân trực tiếp khai thác thì được lập bảng kê theo quy định khi đó sẽtạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này lợi dụng đểkhai khống chi phí đầu vào Ví dụ như công ty bê tông Thăng Long sản xuấtcác loại cọc ép bê tông đã lập bảng kê mua đá, cát trong tháng 3 và tháng 4năm 2008 là trên 300 triệu đồng nhưng chi cục khó có thể xác minh được docông ty mua của nhiều người và đều thanh toán bằng tiền mặt

+ Thông qua việc khai tăng chi phí tiền lương cuả nhân viên, khai tăngthêm lao động, khai khống thời gian làm thêm của nhân viên Các doanhnghiệp thường lập hai hệ thống sổ để đối phó với cơ quan thuế khi bị kiểmtra

+ Khai tăng chi phí quản lý: Các doanh nghiệp còn khai tăng các chi phíquản lý như khai tăng chi phí quản lý doanh nghiệp…

Chính vì nhận thức được tầm quan trọng trong công tác chống thất thuthuế nên trong thời gian qua chi cục thuế huyện Đông Anh đã có nhiều biệnpháp tích cực nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng thất thu thuế nhất làđối với hai sắc thuế GTGT và TNDN

Trang 31

2.2.3.2 Các biện pháp mà chi cục đã áp dụng để tăng cường công tác quản

lý chống thất thu thuế GTGT và TNDN

Trong năm qua chi cục thuế huyện Đông Anh đã có nhiều biện pháp tíchcực nhằm hạn chế tình trạng thất thu thuế đặc biệt là đối với hai sắc thuếGTGT và TNDN như:

* Công tác tuyên truyền, hỗ trợ

Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngườinộp thuế nhất là từ khi luật quản lý thuế được ban hành chi cục thuế huyệnĐông Anh đã có nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục hướng dẫn cá nhân,doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình

- Về công tác tuyên truyền

Với mục tiêu nâng cao sự hiểu biết về các chính sách thuế của nhà nước,nâng cao tính chủ động, tự giác, tự khai, tự nộp thuế theo quy định chi cụcthuế có nhiều sáng tạo trong công tác truyên truyền như: Nội dung tuyêntruyền được đổi mới, đảm bảo thống nhất trong đó trọng tâm là tuyên truyền,giáo dục pháp luật thuế trong đó đặc biệt chú trọng đến phổ biến nội dung cácluật thuế mới được sửa đổi, ban hành

Trong năm 2008 Chi cục tổ chức được 4 hội nghị triển khai, tập huấn luậtquản lý thuế cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện thuộc chi cục quản lý Duy trì các giá sách miễn phí tại chi cục để cung cấp tờ rơi tuyên truyền vềthuế cho người nộp thuế và những người có nhu cầu tìm hiểu có thể tiếp cận

đễ dàng, theo thống kê năm 2008 chi cục đã phát miễm phí 1.760 tờ rơi tuyêntruyền về các sắc thuế mới ban hành, mới được sửa đổi, bổ xung

Hàng quý chi cục gửi tài liệu cho đài phát thanh huyện Đông Anh, các đàiphát thanh của các xã, thị trấn để tuyên truyền luật quản lý thuế với số lượng

575 lượt

- Công tác hỗ trợ

Ngoài công tác tuyên truyền chi cục còn tích cực hỗ trợ người nộp thuếđảm bảo thủ tục nhanh chóng không gây phiền hà cho doanh nghiệp cũng nhưngười nộp thuế

Trang 32

Trong năm 2008 chi cục đã tư vấn, hỗ trợ cho 401 lượt doanh nghiệp cóyêu cầu tư vấn, đảm bảo 100% doanh nghiệp hỏi được tư vấn Cụ thể:

Hướng dẫn, giải đáp trực tiếp cho 138 lượt doanh nghiệp về các sắc thuếmới được sửa đổi, bổ xung

Thực hiện trả lời tất cả 262 cuộc điện thoại hỏi

Trong năm 2008 đã nhận được 1 công văn hỏi về chính sách thuế TNDN,chi cục đã trả lời theo đúng quy định

Từ tháng 4 năm 2008 cung cấp miễn phí 594 đĩa mền, cóppy cho 499 đơn

vị phần mền hỗ trợ kê khai thuế cho các doanh nghiệp đóng trên địa bànhuyện

Chính nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ mà ý thức chấp hànhpháp luật thuế của người nộp thuế cũng tăng lên đáng kể, biểu hiện ở chỗ tỷ lệnộp tờ khai đúng hạn của các doanh nghiệp đang kinh doanh đã tăng lên.Tháng 1 năm 2008 tỷ lệ nộp tờ khai GTGT mới chỉ là 95% thì đến tháng 6 là96% và đến tháng 12 là 98%

Tuy nhiên công tác tuyên truyền, hỗ trợ tại chi cục vẫn còn nhiều khó khănnhư:

+Trong quá trình thực hiện các luật thuế có nhiều thay đổi, các quy trìnhhướng dẫn chưa có, một số mẫu biểu còn quá nhiều và chưa rõ ràng nên quátrình thực hiện còn khó khăn

+Trình độ của cán bộ đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu công tác

Chính vì những khó khăn nêu trên nên hiệu quả hoạt động trong công tác hỗtrợ người nộp thuế cũng phần nào bị hạn chế

* Công tác tổ chức cán bộ

Việc sắp xếp, tổ chức cán bộ hợp lý cũng góp phần không nhỏ vào việcthực hiện kế hoạch thu đã đề ra và nâng cao hiệu quả thu thuế của các doanhnghiệp Khi cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có tâm huyết với nghề, cóphẩm chất đạo đức tốt thì công tác kiểm tra, thu thuế mới có hiệu quả cao.Chính vì vậy chi cục thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, tổ chức giaolưu với các chi cục khác, khuyến khích cán bộ tự học hỏi nâng cao trình độ vì

Trang 33

vậy trình độ cán bộ được nâng lên đáng kể, góp phần quản lý thu ngân sáchđạt kết quả tốt Bên cạnh đó, chi cục đã kiên quyết xử lý những cán bộ viphạm 10 điều kỷ luật của ngành.

* Công tác quản lý người nộp thuế

Để thu được thuế trước hết cần phải quản lý tốt được người nộp thuế.Công tác quản lý người nộp thuế có ý nghĩa quan trọng, có ảnh hưởng trựctiếp đến số thu vào ngân sách vì vậy trong thời gian qua chi cục tăng cườngquản lý các đơn vị đang kinh doanh, đơn vị chuyển đi nơi khác, đơn vị từ nơikhác chuyển đến, đơn vị tạm nghỉ kinh doanh Các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh hiện chịu sự quản lý của chi cục thuế huyện Đông Anh đều đã đượccục thuế Hà Nội cấp mã số thuế, tuy nhiên trong thực tế hiện nay số doanhnghiệp chi cục quản lý nhiều hơn số doanh nghiệp nộp thuế Sở dĩ có tìnhtrạng này là do có tình trạng:

+ Doanh nghiệp bỏ kinh doanh

+ Doanh nghiệp bỏ trốn

+ Doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh

Trong năm qua các doanh nghiệp xin tạm nghỉ kinh doanh có xu hướng giatăng cụ thể:

Ngày đăng: 10/11/2016, 20:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu 5: Bảng số liệu tạm nghỉ kinh doanh của các doanh nghiệp  ngoài quốc doanh tại huyện Đông Anh - luận văn tài chính thuế một số giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh
i ểu 5: Bảng số liệu tạm nghỉ kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện Đông Anh (Trang 34)
Bảng 2: Kết quả kiểm tra tại cơ quan thuế - luận văn tài chính thuế một số giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh
Bảng 2 Kết quả kiểm tra tại cơ quan thuế (Trang 39)
Bảng 3: Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp. - luận văn tài chính thuế một số giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh
Bảng 3 Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp (Trang 42)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w