1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh

67 476 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 520 KB

Nội dung

LuËn v¨n tèt nghiÖp hLỜI NÓI ĐẦU Thuế không chỉ là công cụ quan trọng của nhà nước để quản lý nền kinh tế mà còn là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.Thông qua việc thu thuế nhà nước có thể tập trung một phần nguồn lực xã hội vào tay mình để có thể thực hiện chức năng của mình. Từ khi nước ta thực hiện đổi mới, Đảng và nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần trong xã hội có thể tự do sản xuất, kinh doanh theo pháp luật trong đó có việc tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Nhà nước cho phép các cá nhân, tổ chức trong xã hội được tự do sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nhờ chính sách thông thoáng của nhà nước đặc biệt là khi luật doanh nghiệp 2005 được áp dụng và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta, cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về quy mô, số lượng và lĩnh vực hoạt động. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ở nhiều địa bàn khác nhau do vậy cũng đã góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp này vẫn còn nhiều bất cập. Mặc dù hai luật thuế GTGT và TNDN đã thực hiện được một thời gian khá dài nhưng công tác quản lý chưa chặt chẽ vẫn còn nhiều kẽ hở vì vậy một số doanh nghiệp đã lợi dụng để trốn, lậu thuế, do đó một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành thuế nói chung và chi cục thuế huyện Đông Anh nói riêng là phải tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhằm tránh thất thoát cho ngân sách nhà nước và đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Hiện nay nước ta ngày càng hội nhập sâu với kinh tế thế giới do vậy nhiều loại thuế đang được cắt giảm theo những hiệp định đã ký kết nhất là các loại thuế xuất nhập khẩu, đồng nghĩa với việc cắt giảm các loại thuế này là SV: Lª H÷u Thêng 1 Líp: CQ 43/02.02 LuËn v¨n tèt nghiÖp NSNN sẽ mất đi một khoản thu đáng kể do vậy mà việc chống thất thu thuế ngày càng trở nên cấp thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Đội Kiểm tra - chi cục thuế huyện Đông Anh kết hợp với những kiến thức đã được học ở trường em mạnh dạn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: ”Một số giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện Đông Anh”. Nội dung đề tài gồm ba phần Chương 1: Lý luận chung về thất thu thuế và sự cần thiết phải tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chương 2: Thực trạng thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đông Anh. Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đông Anh. SV: Lª H÷u Thêng 2 Líp: CQ 43/02.02 LuËn v¨n tèt nghiÖp CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẤT THU THUẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHỐNG THẤT THU THUẾ GTGT VÀ TNDN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 1.1. Lý luận chung về thất thu thuế 1.1.1. Khái niệm Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công. Lịch sử đã chứng minh thuế ra đời là cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước. Thất thu thuế được hiểu là hiện tượng trong đó những khoản tiền từ các cá nhân, tổ chức có tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay có những điều kiện cơ sở vật chất nhất định so với khả năng của họ cần phải động viên vào NSNN, song vì những lý do xuất phát từ phía nhà nước hay người nộp thuế mà những khoản tiền đó không được nộp vào NSNN. Như vậy có thể hiểu thất thu thuế có hai hình thức đó là: Thất thu thực và thất thu tiềm năng. - Thất thu thuế thực: Được hiểu là những khoản tiền phải thu vào NSNN đã được quy định trong luật nhưng thực tế vì lý do nào đó không được nộp vào NSNN. - Thất thu thuế tiềm năng: Được hiểu là những khoản tiền thuộc khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế đáng lẽ phải được khai thác động viên vào NSNN nhưng không được quy định trong các luật thuế. Dạng thất thu thuế là những biểu hiện bên ngoài của thất thu thuế theo những tiêu thức nhất định. Do vậy có thể khái quát các dạng thất thu thuế cơ bản như sau: * Thất thu thuế do không bao quát hết số cơ sở sản xuất, kinh doanh: Tình trạng này xảy ra do các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đăng ký kinh SV: Lª H÷u Thêng 3 Líp: CQ 43/02.02 LuËn v¨n tèt nghiÖp doanh, không đăng ký mã số thuế hoặc có thể đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký mã số thuế nhưng vẫn tiến hành sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra cũng có thể do các cơ sở này xin tạm nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh. * Nhiều đối tượng cố tình kê khai không đúng số thuế đáng lẽ phải nộp theo quy định của pháp luật cũng như thực tế mà họ đang kinh doanh. Các doanh nghiệp cũng như các hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khai thấp hơn nhiều so với số thuế thực tế phải nộp bằng cách khai tăng chi phí, giảm doanh thu thậm chí khai sai thuế suất. * Các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tìm mọi cách để trốn, lậu thuế như lập 2 hệ thống sổ sách kế toán để đối phó với cơ quan thuế, thực tế cho thấy nhiều kế toán của các công ty “sở hữu” hàng trăm chữ ký khác nhau. * Trốn thuế thông qua buôn lậu, nhất là buôn bán qua biên giới không những không giảm mà có chiều hướng ngày càng tăng và phức tạp hơn trước. * Thất thu từ hoạt động xây dựng, du lịch lữ hành, vận tải tư nhân, cho thuê nhà nghỉ còn lớn do nhà nước chưa có các biện pháp quản lý các hoạt động này có hiệu quả.Các cá nhân, các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp thường không khai báo, không đăng ký nộp thuế nhằm trốn, tránh nghĩa vụ thuế với nhà nước. * Thất thu do không bao quát hết thu nhập của người nộp thuế cũng như số lượng người phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Hiện nay số lượng người lao động hành nghề tự do ở nước ta còn lớn, thu nhập của người lao động ở nước ta có từ nhiều nguồn thu khác nhau và thường lớn hơn nhiều so với quỹ lương nhưng nhà nước mới chỉ quản lý được phần thu nhập thông qua quỹ lương mà cá cơ quan, đơn vị chi trả, còn những khoản thu nhập từ các nguồn khác thì chưa có biện pháp quản lý hiệu quả. * Thất thu thuế từ các khoản phí, lệ phí do chưa có biện pháp quản lý có hiệu quả ví dụ như tình trạng mua, bán vé cầu đường giả diễn ra rất “tấp nập” mà nhà nước chưa có biện pháp quản lý. * Vì lợi ích cá nhân cán bộ thuế móc ngoặc với người nộp thuế để làm giảm số thuế phải nộp vào NSNN để chia chác. Tình trạng thất thu thuế nói trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau: SV: Lª H÷u Thêng 4 Líp: CQ 43/02.02 LuËn v¨n tèt nghiÖp * Do xuất phát từ người nộp thuế: Trong lịch sử phát triển của xã hội nhà nước ra đời là tất yếu khách quan trong xã hội có giai cấp. Để có thể đảm bảo quyền lợi của giai cấp thống trị, nhà nước cần có nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình. Nguồn này được lấy bằng cách động viên một phần thu nhập của các tầng lớp trong xã hội. Với quyền lực của mình nhà nước đặt ra các loại thuế buộc mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội phải tuân theo. Nhu cầu chi tiêu của nhà nước càng nhiều thì mức động viên của thuế càng cao. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường mục tiêu của các nhà kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận, vì vậy họ luôn tìm cách để làm tăng doanh thu, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, mà thuế cũng là một khoản chi mà họ phải nộp cho nhà nước nên sẽ làm giảm lợi nhuận mà họ thu được. Do đó vì lợi ích của mình họ luôn tìm cách làm giảm số thuế đáng lẽ phải nộp mà trốn được thuế không phải nộp thì càng tốt. Như vậy trong thuế luôn tồn tại mâu thuẫn giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của người kinh doanh, vì lẽ đó tình trạng thất thu thuế là không thể tránh khỏi. * Các cơ quan quản lý nhà nước chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý thuế. Chính quyền các cấp chưa tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế làm việc. * Nguyên nhân từ cơ quan thuế: Có thể do trình độ quản lý còn yếu, bộ máy tổ chức kém hiệu quả, hay có thể do trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý chưa cao hoặc có thể do chính sách thuế thay đổi liên tục, diễn giải không rõ ràng, còn có những thiếu sót, sơ hở dẫn đến việc hiểu sai luật thuế do đó sẽ dẫn đến thực hiện sai. Hoặc cũng có thể do trình độ cán bộ còn yếu nên không thể phát hiện ra những gian lận, sai sót trong các hóa đơn, chứng từ, sổ sách do vậy người nộp thuế có thể trốn thuế. * Thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế đã được cải thiện nhiều song vẫn còn nhiều phiền hà, gây khó khăn cho người nộp thuế. Nhiều quy trình quản lý thuế chưa được rà soát, xem xét sửa đổi do vậy gây tâm lý sợ đến cơ quan thuế của người nộp thuế. * Công tác kiểm tra, thanh tra thuế mặc dù đã được cải thiện nhưng hiệu quả chưa cao. Tình trạng chưa nắm bắt đủ thông tin, đánh giá đúng đối tượng mà vẫn tiến hành kiểm tra, thanh tra do vậy không phát hiện được vi phạm của các cơ sở. Bên cạnh đó việc xử lý các hành vi trốn thuế, lậu thuế còn chưa SV: Lª H÷u Thêng 5 Líp: CQ 43/02.02 LuËn v¨n tèt nghiÖp nghiêm, mức xử phạt còn quá nhẹ không có tính răn đe khiến cho tình trạng trốn thuế, buôn lậu vẫn tái phạm. * Hệ thống thuế ngày càng tăng cả về số lượng và thể loại, nhiều loại thuế có mức thuế suất còn quá cao, nhưng nhiều loại thuế lại có mức thuế suất lại quá thấp do vậy chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người lao động chính vì vậy mà việc thực hiện thuế còn gặp nhiều khó khăn. 1.1.2. Hậu quả của thất thu thuế Thất thu thuế xảy ra sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đất nước như: * Ảnh hưởng tới chi tiêu của nhà nước Thuế là nguồn thu chủ yếu của nhà nước, ở nước ta thu từ thuế đóng góp khoảng 80% vào ngân sách (trừ thu từ dầu). Thông qua việc thu thuế nhà nước tập trung một phần nguồn lực xã hội vào tay mình để tiến hành hoạt động, tuy nhiên khi xảy ra tình trạng thất thu thuế thì nguồn thu của nhà nước sẽ giảm đi, khi đó sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu của nhà nước. Đứng trước tình hình đó nhà nước buộc phải: - Giảm bớt các khoản chi đã dự định: Khi đó kế hoạch của nhà nước sẽ phải thay đổi, do vậy các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội có thể sẽ không đạt được như kế hoạch đã đề ra. - In thêm tiền chi tiêu để thực hiện theo kế hoạch đã đề ra: Khi đó lượng tiền đưa vào lưu thông quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự ổn định và phát triển của đất nước. - Vay nợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước: Khi đó sẽ để lại ghánh nặng nợ trong tương lai nhất là khi các khoản đầu tư này không mang lại hiệu quả như mong muốn. * Ảnh hưởng đến việc điều chỉnh, định hướng cơ cấu nền kinh tế Thông qua chính sách thuế nhà nước có thể điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế theo vùng, theo lãnh thổ, theo lĩnh vực đảm bảo sự phát triển hài hòa, đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Để thúc đẩy phát triển ở một vùng có kinh tế lạc hậu, bằng việc thi hành chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư ở vùng đó, như miễn thuế trong một khoảng thời gian, ưu đãi về thuế suất…để kêu gọi đầu tư, tuy nhiên mục tiêu của nhà kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận do vậy khi nghiên cứu họ thấy là nếu tiến hành kinh doanh tại địa bàn đang được khuyến khích mặc dù có lợi SV: Lª H÷u Thêng 6 Líp: CQ 43/02.02 LuËn v¨n tèt nghiÖp nhuận nhưng nếu thấp hơn ở vùng mà họ đang kinh doanh do họ đã tìm được cách trốn thuế, lậu thuế thì rất khó để thu hút họ đầu tư vào đó. Hoặc để thúc đẩy những ngành nghề, lĩnh vực mà nhà nước cần phát triển mặc dù có những ưu đãi về thuế nhưng ở lĩnh vực mà họ đang kinh doanh mà họ trốn lậu được thuế thì cũng khó để họ đầu tư vào lĩnh vực mà nhà nước khuyến khích do vậy có thể làm cho nền kinh tế phát triển không bền vững. * Ảnh hưởng đến mọi mặt xã hội Một trong những mục tiêu của thuế là đảm bảo công bằng xã hội, tuy nhiên khi xảy ra tình trạng thất thu thuế thì có doanh nghiệp nhà nước thu đủ thuế, có doanh nghiệp nhà nước chỉ thu được một phần thuế, thậm chí có doanh nghiệp nhà nước không thu được thuế do đó sẽ có sự không công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Ngoài ra thông qua thu thuế, nhà nước có nguồn tài chính để thực hiện phân bổ lại của cải xã hội. Ví dụ như xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng còn khó khăn, chi trợ cấp cho người nghèo…nhưng khi thất thu thuế xảy ra thì nhà nước có thể sẽ không có khả năng để thực hiện. Bên cạnh đó khi xảy ra tình trạng thất thu thuế còn tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, những doanh nghiệp trốn được thuế sẽ có lợi thế hơn những doanh nghiệp không trốn được thuế. Khi đó còn ảnh hưởng đến kỷ cương xã hội, những doanh nghiệp trốn thuế họ tìm cách lẩn tránh sự kiểm tra của nhà nước, thậm chí còn tìm cách khác để trốn thuế tiếp, còn các doanh nghiệp trước kia không trốn thuế nhưng thấy doanh nghiệp khác trốn được, có lợi thế trong kinh doanh thì họ có thể noi gương mà vi phạm. Như vậy có thể thấy rằng thất thu thuế có ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của xã hội, đến sự phát triển bền vững của đất nước. Do vậy chống thất thu thuế là đòi hỏi khách quan của mọi nền kinh tế. 1.2. Sự cần thiết phải tăng cường chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.2.1. Vai trò, đặc điểm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là những doanh nghiệp không thuộc sở hữu của nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được tổ chức thành nhiều loại hình khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự ra SV: Lª H÷u Thêng 7 Líp: CQ 43/02.02 LuËn v¨n tèt nghiÖp đời, tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh xuất phát từ những nhu cầu khách quan của nền kinh tế. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, xu hướng quốc tế hóa ngày càng mở rộng, các loại hình doanh nghiệp phát triển ngày càng nhiều nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Từ khi nước ta thực hiện cải cách nền kinh tế, Đảng và nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, mọi cá nhân cũng như các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để phát triển, nhất là từ khi luật doanh nghiệp năm 2005 ra đời và chính thức được áp dụng. Nhờ sự khuyến khích đó của nhà nước mà các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng phát triển và có vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thị trường và góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước. * Đặc điểm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: - Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, hợp tác xã….Các doanh nghiệp này thuộc sở hữu của cá nhân, tập thể người sáng lập. - Các doanh nghiệp này hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ…Một thực trạng phổ biến trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta là quy mô của các doanh nghiệp này thường nhỏ hiệu quả kinh doanh không cao. Theo số liệu của tổng cục thống kê hiện nay nước ta có khoảng 260.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tổng số vốn khoảng 600.000 tỷ đồng, trong đó khoảng 75% số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có mức vốn dưới 2 tỷ đồng/doanh nghiệp, hệ thống máy móc lạc hậu, khoảng 15-20 năm trong ngành điện tử, 20 năm đối với cơ khí, tỷ lệ đổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm chỉ ở mức 5 - 7% so với mức 20% của thế giới. Công nghệ lạc hậu làm tăng chi phí tiêu hao 1,5 lần so với định mức tiêu chuẩn của thế giới. Chính vì quy mô như vậy kéo theo hiệu quả kinh doanh không cao. Năm 2004 doanh thu thuần bình quân/doanh nghiệp là 7.580 triệu đồng, năm 2006 là 9.120 triệu đồng thấp hơn nhiều mức bình quân của cả nước 18.750 triệu đồng năm 2004 và 20.440 triệu đồng năm 2006. Lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp này cũng không cao năm 2004 lợi SV: Lª H÷u Thêng 8 Líp: CQ 43/02.02 LuËn v¨n tèt nghiÖp nhuận bình quân của các doanh nghiệp này là 240 triệu đồng thấp hơn nhiều so với lợi nhuận bình quân/doanh nghiệp cả nước (khoảng 1.140 triệu đồng). - Với mục đích tối đa hóa lợi nhuận nên các doanh nghiệp này thường tổ chức bộ máy quản lý sao cho nhỏ gọn nhất có thể và rất linh hoạt. Qua đó ta có thể thấy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đặc điểm khác với các doanh nghiệp nhà nước như: + Về chủ sở hữu: Các doanh nghiệp quốc doanh là những doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, do vậy hoạt động trong những lĩnh vực trọng yếu trong nền kinh tế còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc sở hữu của cá nhân, tập thể người sáng lập do đó hoạt động của các doanh nghiệp này do chủ doanh nghiệp quyết định. + Về trình độ kế toán: Các nhân viên nhất là các nhân viên kế toán trong các doanh nghiệp nhà nước được đào tạo chính quy, bài bản và phải qua thi tuyển công chức mới được vào làm nên trình độ của nhân viên kế toán trong doanh nghiệp nhà nước là rất cao. Ngược lại trình độ kế toán của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn hạn chế, việc tiếp cận với chính sách mới của nhà nước còn khó khăn, việc áp dụng vi tính trong công tác kế toán chưa đồng bộ. Tình trạng ghi sai hóa đơn, bỏ sót doanh thu còn phổ biến. + Về ý thức chấp hành pháp luật: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do các cá nhân, tổ chức thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Chính vì vậy để tối đa hóa lợi nhuận họ sẵn sàng tiến hành sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực mà nhà nước cấm thậm chí còn buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái… Bên cạnh đó việc tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp quốc doanh. Các doanh nghiệp quốc doanh là doanh nghiệp nhà nước do vậy nếu có trốn thuế hay không thì số tiền mà các doanh nghiệp này nộp cho nhà nước cũng không hề thay đổi do vậy nếu có vi phạm thì chủ yếu là vi phạm không cố ý. Còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các doanh nghiệp không thuộc sở hữu của nhà nước cho nên khi các doanh nghiệp này trốn, tránh được thuế thì phần thuế mà họ trốn được chính là phần lợi nhuận tăng thêm mà họ thu được do SV: Lª H÷u Thêng 9 Líp: CQ 43/02.02 LuËn v¨n tèt nghiÖp đó các doanh nghiệp này thường cố tình trốn, tránh thuế nên việc phát hiện ra các sai phạm gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy cần phải có sự quản lý chặt chẽ đối với các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc thực hiện pháp luật nói chung và luật thuế nói riêng. * Vai trò của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vai trò quan trọng trong nền kinh tế: - Góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước: Theo số liệu điều tra của tổng cục thống kê, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh về số lượng và chiếm phần lớn trong tổng số doanh nghiệp của cả nước. Năm 2000 cả nước mới chỉ có 35.004 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm khoảng 91,55% tổng số doanh nghiệp,thì đến năm 2006 đã có 123.392 doanh nghiệp, chiếm 93,96% tổng số doanh nghiệp của cả nước. Như vậy trung bình mỗi năm cả nước có thêm 14.732 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hiện tại nước ta có khoảng 260.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp trong cả nước. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay chiếm 50% giá trị công nghiệp chế biến thủy sản, chiếm 30% giá trị ngành công nghiệp dệt may vì vậy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng đóng góp đáng kể vào tổng thu NSNN. - Góp phần vào việc giải quyết việc làm cho người lao động: Nước ta mỗi năm lại có thêm trên một triệu lao động mới mà các doanh nghiệp nhà nước không thể giải quyết hết được do vậy với sự có mặt của các doanh nghiệp này có thể giải quyết được một phần lớn công ăn việc làm cho người lao động. Hiện nay khu vực kinh tế này thu hút khoảng 90% số lao động mới hàng năm. Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà đã giải quyết phần lớn việc làm cho người lao động vì vậy có thể góp phần cải thiện đời sống của nhân dân qua đó cũng góp phần đảm bảo trật tự an ninh, giảm các tệ nạn xã hội. - Là trụ cột của nền kinh tế địa phương: Nếu như các doanh nghiệp nhà nước thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế lớn của đất nước, những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa bàn khác nhau, ở nhiều lĩnh vực khác nhau do đó tận dụng được vốn, lao động sẵn có tại nơi sản xuất, kinh doanh vì vậy tạo ra nhiều của cải xã hội, cải thiện đời sống nhân dân ở địa phương. SV: Lª H÷u Thêng 10 Líp: CQ 43/02.02 [...]... qun lý thu thu GTGT v TNDN i vi cỏc doanh nghip ngoi quc doanh ti chi cc thu huyn ụng Anh ngy cng c thay i theo hng tớch cc Chi cc ó cú nhiu bin phỏp qun lý, ụn c ngi np thu thc hin ngha v i vi nh nc, nh vy cỏc khon thu thu núi chung v cỏc khon thu t thu GTGT v TNDN núi riờng ca cỏc doanh nghip ngoi quc doanh u tng lờn rừ rt, c th: Biu 3: Kt qu thu thu GTGT v TNDN ca cỏc doanh nghip ngoi quc doanh n... v tm ngh kinh doanh Cỏc doanh nghip ngoi quc doanh hin chu s qun lý ca chi cc thu huyn ụng Anh u ó c cc thu H Ni cp mó s thu, tuy nhiờn trong thc t hin nay s doanh nghip chi cc qun lý nhiu hn s doanh nghip np thu S d cú tỡnh trng ny l do cú tỡnh trng: + Doanh nghip b kinh doanh + Doanh nghip b trn + Doanh nghip tm ngh kinh doanh Trong nm qua cỏc doanh nghip xin tm ngh kinh doanh cú xu hng gia tng c... nh mc tiờu thu NSNN ca chi cc Chớnh vỡ th cụng tỏc chng tht thu thu thu c bit l thu GTGT v TNDN i vi cỏc doanh nghip ngoi quc doanh trờn a bn huyn l vụ cựng cn thit SV: Lê Hữu Thờng 24 Lớp: CQ 43/02.02 Luận văn tốt nghiệp 2.2.2 Kt qu cụng tỏc qun lý thu thu GTGT v TNDN i vi cỏc doanh nghip ngoi quc doanh ti chi cc thu huyn ụng Anh Trong nhng nm qua cựng vi s hon thin trong cỏc sc thu GTGT v TNDN cụng... vi nm 2007 Cỏc doanh nghip b kinh doanh tng 33 doanh nghip vi t l 55,9%, cỏc doanh nghip xin tm ngh kinh doanh cng tng 42 doanh nghip vi t l tng 23,6%, s doanh nghip b trn nm 2008 cng tng lờn so vi nm 2007 l 43 doanh nghip vi t l tng 33,9% Chớnh vỡ vy s thu khụng thu c ca cỏc doanh nghip ny cng lm cho t l tht thu thu tng lờn vỡ i vi nhng doanh nghip b trn v b kinh doanh thỡ kh nng thu thu cũn thiu l... thu t thu GTGT v TNDN ca cỏc doanh nghip NQD vo thu ngõn sỏch l rt ln v ngy cng tng iu ú chng t cỏc doanh nghip ny ang lm n cú hiu qu C th tỡnh hỡnh úng gúp ca tng loi hỡnh nh sau: (biu 4) SV: Lê Hữu Thờng 25 Lớp: CQ 43/02.02 Luận văn tốt nghiệp Biu 4: Kt qu thu thu TNDN v GTGT theo tng loi hỡnh doanh nghip n v tớnh: Triu ng Nm 2007 Loi DN Thu GTGT Nm 2008 Thu TNDN Thu GTGT Chờnh lch Thu TNDN Thu GTGT. .. ng ca cỏc doanh nghip ngoi quc doanh trờn a bn t ú cú th gim ti mc thp nht tỡnh trng tht thu thu SV: Lê Hữu Thờng 27 Lớp: CQ 43/02.02 Luận văn tốt nghiệp 2.2.3 Thc trng cụng tỏc chng tht thu thu GTGT v TNDN i vi cỏc doanh nghip ngoi quc doanh ti chi cc thi gian qua 2.2.3.1 Cỏc hỡnh thc tht thu thu GTGT v TNDN ti chi cc thu huyn ụng Anh Vi chớnh sỏch m ca, thu hỳt u t, huyn ụng Anh hin ang thu hỳt c... theo; i chiu vi cỏc quy nh vn bn phỏp lut v thu; i chiu vi c s d liu ca cỏc c s kinh doanh cú cựng quy mụ, mt hng kinh doanh; i chiu vi cỏc ti liu thu thp c t cỏc ngun khỏc cú th xỏc nh s thu phi np a, i vi thu GTGT Cụng tỏc kim tra thu GTGT u ra Thu GTGT u ra l mt trong hai yu t quyt nh n s thu GTGT phi np ca doanh nghip np thu theo phng phỏp khu tr Thu GTGT u ra c xỏc nh trờn c s doanh thu bỏn... qun lý thu l phớ trc b v thu khỏc Giỳp chi cc trng chi cc thu qun lý qun lý thu l phớ trc b, thu chuyn quyn s dng t, cỏc khon u giỏ v t, ti sn, tin thu t, thu ti sn, phớ, l phớ v cỏc khon phỏt sinh trờn a bn thuc chi cc qun lý i qun lý thu thu nhp cỏ nhõn Giỳp chi cc trng chi cc thu qun lý thu thu nhp cỏ nhõn i vi cỏ nhõn cú thu nhp thuc din phi np thu thu nhp cỏ nhõn thuc phm vi chi cc qun lý i thu liờn... cỏc doanh nghip ngoi quc doanh l 43.363,2 triu ng tng 55,3% so vi cựng k Tuy nhiờn bờn cnh nhng thnh tớch ú tỡnh hỡnh trn thu, lu thu, dõy da n ng tin thu chi cc thu ụng Anh cũn cao Cỏc doanh nghip ngoi quc doanh ti huyn ụng Anh thng s dng mt s hỡnh thc trn thu GTGT v TNDN nh: - Trn thu thụng qua vic ngh gi Cỏc doanh nghip gi n xin tm ngh kinh doanh cho chi cc thu, mc dự c quan thu ó c cỏn b n kim tra... khụng hot ng cng ln ( nm 2007 cú 172 doanh nghip xin tm ngh kinh doanh, 59 doanh nghip b kinh doanh v 127 doanh nghip b trn, n nm 2008 cú 220 doanh nghip tm ngh kinh doanh, cú 262 doanh nghip b kinh doanh v b trn), bờn cnh ú l cũn cú nhiu doanh nghip cũn n ng tin thu, chm np thu cũn nhiu, cụng tỏc tuyờn truyn, giỏo dc chớnh sỏch thu cha ỏp ng c yờu cu, cụng tỏc thanh tra, kim tra ó c y mnh nhng cht . cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chương 2: Thực trạng thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đông Anh. Chương. phải tăng cường chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.2.1. Vai trò, đặc điểm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là những doanh nghiệp. TRẠNG THẤT THU VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ GTGT VÀ TNDN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH Ở CHI CỤC THU HUYỆN ĐÔNG ANH 2.1.Đặc điểm kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy thu thuế ở huyện Đông Anh 2.1.1.

Ngày đăng: 22/09/2014, 18:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tỷ trọng một số khoản thuế trong tổng thu NSNN - Một số giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh
Bảng 1 Tỷ trọng một số khoản thuế trong tổng thu NSNN (Trang 12)
Biểu 1: Bảng số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo loại hình doanh nghiệp tại huyện Đông Anh - Một số giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh
i ểu 1: Bảng số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo loại hình doanh nghiệp tại huyện Đông Anh (Trang 22)
Biểu 5: Bảng số liệu tạm nghỉ kinh doanh của các doanh nghiệp  ngoài quốc doanh tại huyện Đông Anh - Một số giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh
i ểu 5: Bảng số liệu tạm nghỉ kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện Đông Anh (Trang 34)
Bảng 2: Kết quả kiểm tra tại cơ quan thuế - Một số giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh
Bảng 2 Kết quả kiểm tra tại cơ quan thuế (Trang 39)
Bảng 3: Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp. - Một số giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh
Bảng 3 Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp (Trang 42)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w