1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích mối quan hệ cung cầu và việc hình thành giá cả bia trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong dịp tết nguyên đán

17 2,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 172,5 KB

Nội dung

Khái niệm cầu thị trường: Cầu thị trường phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định

Trang 1

ĐỀ TÀI

Phân tích mối quan hệ cung cầu và việc hình thành giá cả Bia trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh trong dịp tết Nguyên Đán năm 2011

NHÓM 14 LỚP C19

1 ……

2……

3…….

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Cứ mỗi độ giáp Tết, thị trường Bia - Nước giải khát lại biến động “Giá cả tăng dịp Tết” Dịp tết năm 2011 vừa qua tại TP HCM giá Bia có mức tăng từ 5-10% Cụ thể: giá bia Heineken từ 330.000 đồng/thùng lên khoảng 335.000 đồng/thùng Bia Tiger từ 220.000 đồng/thùng cũng tăng lên 230.000 thùng Tại các đại lý, loại bia tăng giá mạnh nhất trên thị trường dịp cuối năm 2011 là bia 333, giá

từ 197.000 đồng/thùng đã nhảy lên 235.000 đồng/thùng

Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (SABECO) cho biết, chỉ tính riêng tháng 12-2011 và tháng 1-2012, SABECO đưa ra thị trường khoảng 130 triệu lít bia/tháng, tăng 30% so với các tháng bình thường Và cũng không quá khó để nhận thấy tại các siêu thị lớn tràn ngập bia ngoại với giá rất cao nhưng mức tiêu thụ vẫn tốt Năm 2012 khi thuế nhập khẩu bia giảm xuống 30% người dân sẽ được thưởng thức nhiều loại bia ngoại hơn và thị trường sẽ chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt của các thương hiệu bia

Theo kết quả thống kê của Tập đoàn Bia VBL, nhu cầu tiêu thụ bia vào dịp cuối năm thường tăng khoảng 20 - 30% Cùng với mức tăng cung như vậy của SABECO cùng với việc giảm giá thuế nhập khẩu khiến lượng Bia được nhập cũng tăng Cung cầu tăng cùng lúc, giá cũng tăng Điều gì đang xãy ra với thị trường Bia mỗi dịp tết? Cung cầu ảnh hưởng như thế nào đến giá cả? Ai được lợi, ai bị thiệt? Giải pháp nào cho thị trường này? Nhà quản lý doanh nghiệp cần thiết phải phân tích và giải thích được nguyên nhân từ đó đưa ra chiến lược đúng đắn để kinh doanh có hiệu quả đó là vấn đề cấp thiết

Để trả lời câu hỏi này, Nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Phân tích mối quan hệ cung cầu và việc hình thành giá cả Bia trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh trong dịp tết Nguyên Đán năm 2011”

Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu về mối quan hệ giữa cung, cầu và giá của mặt hàng bia trên thị trường Thành phố HCM nhân dịp Tết Nhâm Thìn năm 2011

Trang 3

Nguồn số liệu nghiên cứu được thu thập từ các kết quả khảo sát của các tổ chức và công ty nghiên cứu thị trường, từ nguồn của Tổng cục Thống kê và số liệu

từ các trang web của một số công ty có liên quan

Về phương pháp nghiên cứu dựa trên các số liệu thu thập được về cung, cầu

và giá để giải thích sự tác động của hoàn cảnh vào các đối tượng này như thế nào

từ đó đưa ra những giải pháp đề xuất

PHẦN I

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Một số khái niệm

1.1 Khái niệm có liên quan đến cầu hàng hóa

Khái niệm về nhu cầu: Nhu cầu là những mong muốn và nguyện vọng vô

hạn của con người Sự khan hiếm làm cho hầu hết các nhu cầu không được thỏa mãn

Khái niệm cầu thị trường: Cầu thị trường phản ánh lượng hàng hóa hay dịch

vụ mà người mua mong muốn và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng tất cả các yếu tố khác không thay đổi (thu nhập, thị hiếu, kỳ vọng về hàng hóa trong tương lai )

Trang 4

Vì vậy cầu thị trường chỉ xuất hiện khi có đầy đủ hai yếu tố: mong muốn và

có khả năng mua.

Khái niệm lượng cầu hàng hóa (QD): Lượng cầu là lượng cụ thể của hàng

hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả năng mua tại một mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng tất cả các yếu tổ khác không thay đổi

Luật cầu hàng hóa: giả định rằng tất cả các yếu tố khác không thay đổi, khi

giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu của hàng hóa hay dịch

vụ đó giảm đi và ngược lại

Phương trình đường cầu: QD = a – b*P (a, b ≥0)

Trong đó :

a là hệ số phản ánh lượng cầu không phụ thuộc vào giá

b là sự nhạy cảm của lượng cầu phụ thuộc vào giá

P là giá cả của hàng hóa

QD là lượng cầu của hàng hóa

Đồ thị của đường cầu:

Hình 1 Đồ thị đường cầu

1.2 Khái niệm có liên quan đến cung hàng hóa

A B

P

1

P2

Q

D

Trang 5

Khái niệm cung thị trường: Cung thị trường phản ánh lượng hàng hóa hay

dịch vụ mà người bán mong muốn và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và với giả định rằng tất cả các yếu tố khác là không thay đổi ( công nghệ, số lượng người bán, giá các yếu tố đầu vào )

Khái niệm lượng cung (QS): Là lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người bán mong muốn và có khả năng bán tại một mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định, giả định rằng tất cả các yếu tố khác là không thay đổi

Luật cung thị trường: Giả định rằng tất cả các yếu tố khác không thay đổi.

Nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cung của hàng hóa hay dịch vụ đó cũng tăng lên và ngược lại

Khi đó phương trình đường cung có dạng: QS = a + b*P (b ≥ 0)

Trong đó :

a là hệ số phản ánh lượng cung không phụ thuộc vào giá

b là hệ số phản ánh sự nhạy cảm của lượng cung phụ thuộc vào giá

P là giá của sản phẩm

QS : là lượng cung

Đồ thị đường cung:

Hình 2 Đồ thị đường cung

2 Lý thuyết về cung - cầu

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu hàng hóa (dịch vụ)

P

Q

2

P1

P

2

S

A

B

Trang 6

2.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa (dịch vụ)

Đối với hàng hóa thông thường thì khi giá của hàng hóa tăng lên thì người tiêu dùng thường có xu hướng giảm nhu cầu về mặt hàng đó có thể chuyển sang mặt hàng thay thế khác có chức năng và công dụng tương đương và do đó làm cho cầu mặt hàng này giảm xuống Ngược lại khi giá của mặt hàng này giảm xuống thì người tiêu dùng đổ xô đi mua, vì đó là mặt hàng thông thường phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân do đó lượng cầu hàng hóa này cũng tăng theo Ngoài yếu tố giá cả hàng hóa làm thay đổi lượng cầu còn có rất nhiều yếu tố khác tác động tới lượng cầu của người tiêu dùng có thể làm cho đường cầu dịch chuyển sang trái hoặc sang phải

Các yếu tố tác động đến cầu bao gồm:

Thu nhập của người tiêu dùng

Thu nhập là một yếu tố quan trọng xác định lượng cầu Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng Khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng có xu hướng mua sắm như sau:

- Đối với hàng hóa thông thường: Khi thu nhập tăng thì cầu tăng

- Đối với hàng hóa thứ cấp: Khi thu nhập tăng thì cầu giảm

Ví dụ: khi thu nhập tăng thì người tiêu dùng thường mua thịt, cá (hàng hóa thông thường) và ít mua ngô, khoai sắn hơn (hàng hóa thứ cấp)

Giá của các loại hàng hóa có liên quan

Cầu đối với hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá của bản thân hàng hóa

mà còn phụ thuộc vào giá của hàng hóa có liên quan Các hàng hóa liên quan này

chia ra làm hai loại (hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung):

Đối với hàng hóa thay thế (là hàng hóa có thể sử dụng thay cho hàng hóa

khác) Khi giá của một loại hàng này thay đổi thì cầu đối với mặt hàng kia cũng thay đổi

Ví dụ khi giá của cà phê tăng thì người tiêu dùng chuyển từ dùng cà phê sang chè, do đó cầu mặt hàng chè tăng lên

Trang 7

Đối với hàng hóa bổ sung (là hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa

khác) Khi giá của hàng hóa tăng lên thì cầu hàng hóa bổ sung với mặt hàng đó cũng giảm đi

Ví dụ: để uống cà phê thì người ta thường dùng đường và sữa Khi giá cà phê mà tăng lên thì người ta dùng cà phê ít đi nên nhu cầu dùng đường và sữa cũng giảm đi

Dân số

Đối với hàng hóa thông thường trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi dân số tăng lên thì nhu cầu về hàng hóa đó cũng tăng lên và ngược lại Ví dụ: Thành phố HCM có mức dân số đông gấp mấy chục lần các tỉnh lân cận, vì vậy nhu cầu về mặt hàng thực phẩm ở Thành phố HCM cũng cao hơn so với các tỉnh khác

Thị hiếu của người tiêu dùng

Thị hiếu có ảnh hưởng lớn đến cầu của người tiêu dùng Thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ Thị hiếu phụ thuộc vào văn hóa và phong cách sống của từng người, từng khu vực và từng quốc gia Thị hiếu khác nhau thì nhu cầu về sản phẩm cũng khác nhau

Các kỳ vọng trong tương lai

Cầu đối với hàng hóa và dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng (sự mong đợi) của người tiêu dùng Nếu người tiêu dùng hy vọng giá của hàng hóa nào

đó sẽ giảm trong tương lai thì cầu hiện tại đối với hàng hóa của họ sẽ giảm xuống

và ngược lại

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung hàng hóa (dịch vụ )

Đối với hàng hóa thông thường thì khi giá hàng hóa giảm thì tức là lợi nhuận của nhà sản xuất có xu hướng giảm xuống nên nhà sản xuất thường hạn chế lượng cung, giảm sản xuất và khi giá tăng cao thì họ tăng cường sản xuất và cung ứng sản phẩm ra thị trường do đó làm cho lượng cung hàng hóa tăng lên Ngoài sự tác động của giá đến lượng cung còn có rất nhiều yếu tố khác tác động đến lượng cung sản phẩm có thể làm dịch chuyển đồ thị đường cung sang phải hay sang trái

Trang 8

Các nhân tố tác động đến cung hàng hóa bao gồm:

Công nghệ

Công nghệ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm Sự cải tiến công nghệ góp phần làm cho cung tăng (Hình 3 Đường cung dịch chuyển sang phải )

Hình 3 Đường cung dịch chuyển sang phải

Giá của các yếu tố sản xuất đầu vào

Giá của các yếu tố sản xuất đầu vào có ảnh hưởng đến khả năng cung ứng sản phẩm Nếu giá của các yếu tố sản xuất giảm sẽ dẫn đến giá thành sản xuất giảm và cơ hội kiếm lợi nhuận cao lên do đó nhà sản xuất có xu hướng sản xuất nhiều hơn

Chính sách thuế

Mức thuế cao sẽ làm cho thu nhập của doanh nghiệp sản xuất ít đi và họ không có ý muốn cung ứng hàng hóa nữa và ngược lại thuế thấp sẽ khuyến khích các hãng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình do đó cung hàng hóa sẽ tăng lên

Số lượng người sản xuất

Số lượng người sản xuất càng nhiều thì lượng cung càng lớn và ngược lại

Các kỳ vọng

P

P

1

P2

S

A

B

S’

Trang 9

Mọi mong đợi về sự thay đổi giá cả của hàng hóa, giá của các yếu tố sản xuất và các chính sách thuế đều có ảnh hưởng đến cung hàng hóa và dịch vụ Nếu

sự mong đợi dự đoán có thuận lợi cho sản xuất thì cung sẽ được mở rộng và ngược lại

2.2 Cân bằng cung cầu trên thị trường

2.2.1 Trạng thái cân bằng cung - cầu trên thị trường

Khi cầu đối với hàng hóa nào đó xuất hiện trên thị trường, người sản xuất sẽ tìm cách đáp ứng mức cầu đó

Trạng thái cân bằng cung cầu đối với một hàng hóa nào đó là trạng thái khi việc cung hàng hóa đó đủ thỏa mãn nhu cầu đối với nó trong một thời kỳ nhất định Tại trạng thái cân bằng này chúng ta có giá cân bằng (P0) và sản lượng cân bằng (Q0)

Hình 4 Trạng thái cân bằng cung - cầu trên thị trường

Trạng thái cân bằng cung - cầu là trạng thái mà Qs = Qd và điểm A là điểm cân bằng với mức sản lượng cân bằng là Q0 và mức giá cân bằng là P0

2.2.2 Sự thay đổi trạng thái cân bằng

Trạng thái cân bằng bị thay đổi khi có đường cung hoặc đường cầu dịch chuyển sang vị trí mới Tức là có sự thay đổi về cung cầu do các yếu tố bên ngoài tác động như (thu nhập, thị hiếu, kỳ vọng của người tiêu dùng thay đổi hay công nghệ, số lượng nhà sản xuất, chi phí đầu vào của doanh nghiệp có sự biến động)

P

Q0

P0

S

A

D

Trang 10

làm đường cầu hoặc cung dịch chuyển Và vị trí cân bằng mới sẽ xuất hiện khi đường cung hoặc cầu dịch chuyển sang vị trí mới

Trang 11

PHẦN II

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CUNG CẦU VÀ SỰ HÌNH THÀNH GIÁ BIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN 2011

1 Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2011

Năm 2011 trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% Trong đó tốc độ tăng GDP: quý I tăng 5,57%; quý II tăng 5,68%; quý III tăng 6,07% và quý IV tăng 6,10%

Tại TP.HCM với mức GDP tăng khoảng 10.3% và đưa thu nhập bình quân đầu người năm 2011 của thủ TP HCM khoảng 3.130 USD Mặt khác Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam) Khi thu nhập của người dân đi vào ổn với lượng dân cư đông đúc, thì nhu cầu mua sắm của người dân TP.HCM tăng một cách đột biến đối với các mặt hàng thiết yếu nhân dịp Tết Nguyên Đán đặc biệt là Bia phục cho nhu cầu sinh hoạt vui Xuân theo phong tục của người Việt Nam

Điều này tất yếu dẫn đến giá cả của Bia bị biến động, sự biến động giá cả là tùy thuộc vào mối quan hệ cung - cầu của thị trường Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu

rõ hơn về vấn đề này

2 Thực trạng cung và cầu Bia trên địa bàn TP HCM trong dịp tết

2.1 Thực trạng cung

Hiện tại, Việt Nam có ba doanh nghiệp đang chiếm thị phần lớn về bia là SABECO (Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn) 51,4%, VBL (Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam) 29,7%, HABECO (Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội) 13,9%

Trang 12

Một đại diện của Tổng công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cho biết chỉ tính riêng tháng 12-2011 và tháng 1-2012, Sabeco đưa ra thị trường khoảng 130 triệu lít/tháng, tăng 30% so với các tháng bình thường Theo vị này, sẽ khó có khả năng thị trường xảy ra tình trạng khan hàng hay thiếu hàng trong dịp tết năm nay vì nguồn cung của Sabeco đưa ra thị trường tăng khá mạnh Nếu cần thiết, Sabeco vẫn có kế hoạch sản xuất dự trữ với sản lượng tăng thêm ít nhất 20% so với công suất hiện tại

Đầu năm 2012 khi thuế nhập khẩu bia giảm xuống 30% đây cũng là nhân dịp Tết Nguyên Đán do đó ngoài lượng cung Bia trong nước còn có một lượng lớn Bia nhập khẩu cung cấp cho thị trường

Cung dồi dào sẽ làm cho giá Bia giảm xuống, mang lợi ích đến người tiêu dùng (Hình 5)

Trang 13

Hình 5 Nguồn cung tăng làm đường cung dịch chuyển từ SS’

Khi cung tăng thì mức giá giảm từ P1 lên P2 và sản lượng tăng từ Q1 đến Q2

2.2 Thực trạng cầu

Theo khảo sát của Kantar Worldpanel Vietnam, trong năm 2011, riêng bốn thành phố là Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng đã tiêu thụ 300 triệu lít bia với tổng trị giá 7.250 tỷ đồng Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có đến 80% số hộ gia đình tại các thành phố này dùng bia với số tiền 1,6 triệu đồng/năm, và mỗi người uống bình quân 3 lần/tuần, mỗi lần uống từ 2-3 chai bia

Ở thị trường TP HCM dân số khá đông khoảng hơn 7 triệu người nên nhu cầu về Bia là khá cao Bên cạnh Theo kết quả thống kê của Tập đoàn Bia VBL, nhu cầu tiêu thụ bia vào dịp cuối năm thường tăng khoảng 20 - 30% Cầu tăng làm cho giá Bia cũng tăng lên (giả sử cung không đổi Hình 6)

S’

0

P1

P2

Q1 Q2

A B

S P

Q

Trang 14

Hình 6 Cầu tăng làm cho đường cầu dịch chuyển từ DD’

2.3 Mối quan hệ cung - cầu và việc hình thành giá

Dịp tết năm 2011 vừa qua tại TP HCM giá Bia có mức tăng từ 5-10% Cụ thể: giá bia Heineken từ 330.000 đồng/thùng lên khoảng 335.000 đồng/thùng Bia Tiger từ 220.000 đồng/thùng cũng tăng lên 230.000 thùng Tại các đại lý, loại bia tăng giá mạnh nhất trên thị trường dịp cuối năm 2011 là bia 333, giá từ 197.000 đồng/thùng đã nhảy lên 235.000 đồng/thùng

Qua các số liệu trên về mặt lý thuyết, cung mặt hàng Bia tăng lên nhưng không tăng mạnh bằng cầu do đó dẫn đến giá sản phẩm Bia cũng tăng theo (hình 7)

B P

A

S

D’

D

P1

0

P2

Trang 15

Hình 7 Sự dịch chuyển đường cung cầu Bia dịp Tết

P

A

S

D’

D

P1

0

P2

S’

B

Trang 16

PHẦN III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH GIÁ VÀO DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN 2011

3.1 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng cung – cầu Bia trong dịp tết nguyên đán.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất ổn về thị trường Bia cuối năm nhân dịp tết là do cung không đủ cầu dẫn đến giá cả tăng cao Điều này là tình trạng chung cho hầu hết các mặt hàng thiết yếu tiêu dùng ngày tết điều này sẽ làm cho người tiêu dùng bị thiệt cứ mỗi dịp tết đến

Cầu về mặt hàng này trong dịp tết Nguyên Đán chỉ là một cơn sốt chớp nhoáng, từ nhà quản lý đến nhà sản xuất đều nắm rõ được quy luật này Nhà sản xuất thì muốn bán ở giá cao để thu lợi nhuận điều này sẽ gây thiệt cho người tiêu dùng Vậy nhà quản lý phải làm gì?

3.2 Giải pháp nhằm ổn định giá cả mặt hàng Bia trong dịp tết Nguyên Đán năm 2011.

- Về phía nhà nước: Cần có các biện pháp quyết liệt trong việc bình ổn giá, nhất là

mặt hàng tiêu dùng thiết trong các dịp tết Đồng thời cần có các biện pháp chế tài thích hợp để các doanh nghiệp cũng như hệ thống phân phối và bán lẻ cam kết tham gia chương trình bình ổn giá của Chính phủ

- Về phía doanh nghiệp sản xuất: Cần phải đặt lợi ích xã hội lên trên mục tiêu lợi

nhuận nhằm xây dựng thương hiệu cho chính mình, điều này không những tạo cho mình ngày càng nhiều các khách hàng trung thành góp phần cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Ngày đăng: 10/11/2016, 20:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w