1. Tính cấp thiết Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Đói nghèo xuất hiện và tồn tại thực sự là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của nhân loại. Giải quyết tình trạng nghèo đói được Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và giảm nghèo. Giải quyết tình trạng nghèo đói không những nâng cao đời sống kinh tế, mà nó còn cải thiện những vấn đề xã hội, đặc biệt là sự bình đẳng của các tầng lớp cư dân, nhất là cư dân nông thôn so với thành thị. Nghèo đói của người dân nói chung, người nông dân miền núi nói riêng chịu tác động của nhiều yếu tố, với tính chất và mức độ khác nhau. Các yếu tố này có thể có sự tương tác lẫn nhau và tác động đến nghèo đói. Vòng luẩn quẩn: nghèo đói dẫn tới thu nhập thấp, thu nhập thấp dẫn tới đầu tư cho sản xuất, cho học hành của con cái những hộ nghèo thấp, vì đầu tư thấp dẫn tới kết quả sản xuất thấp, kết quả học tập của con cái thấp. Vì kết quả sản xuất thấp sẽ không đủ để trang trải các khoản chi phí cho đời sống, quá trình đầu tư tái sản xuất thấp, đầu tư thấp làm cho thu nhập thấp, dẫn tới đói nghèo. Công việc xóa đói, giảm nghèo đã được các địa phương quan tâm, tuy nhiên, thực trạng xuất hiện: vừa xóa nghèo, nhưng cũng xuất hiện thêm hộ nghèo. Do đó, việc xoá nghèo phải làm thế nào để vừa đảm bảo giảm tỷ lệ hộ nghèo, vừa hạn chế mức thấp nhất số hộ nghèo tái xuất hiện. Huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên là 1 trong 5 huyện khó khăn nhất tỉnh Điện Biên, là huyện mới thành lập, xuất phát điểm về kinh tế còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh nên huyện còn nhiều khó khăn. Vị trí địa lý cách xa trung tâm kinh tế, cơ sở hạ tầng yếu kém khôn được đáp ứng nhu cầu phát trển kinh tế - xã hội của địa phương đã tạo nên sự ngăn cách trong giao lưu thông thương phát triển hàng hóa cung như văn hóa - xã hội. Việc triển khai chính sách đầu tư hỗ trợ xuống cơ sở hiện tại còn nhiều quy định , các bước tổ chức thực hiện còn nhiều phức tạp, kéo dài thời gian, trình độ cán bộ cơ sở quản lý chưa đáp ứng được, do vậy một số chính sách khó triển khai ở cơ sở. Cán bộ năng lực quản lý, kĩ thuật ở cơ sở còn thiếu và yếu, chính sách cán bộ cơ sở đã cải tiến xong chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương . Ngoài các nguyên nhân khách quan thì còn các nguyên nhân chủ khác, nhân dân thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, trình độ dân trí thấp; sản xuất thuần nông tự cấp tự túc,đất canh tác ít, thiếu vốn đầu tư, tư liệu sản xuất và cách thức sản xuất chưa đạt hiệu quả; Đa số các hộ đông con, suy dinh dưỡng, ốm đau bệnh tậy kéo dài, mắc phải nhiều tệ nạn xã hội, chất lượng lao đọng còn thấp, có tư tưởng ỷ lại, chông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước,... Vì vậy, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho nước ta nói chung và huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên nói riêng trong tiến trình hội nhập và phát triển. Chính điều này đã làm cho việc nghiên cứu vấn đề xóa đói giảm nghèo bền vững trở nên cấp thiết. Do đó, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giảm nghèo bền vững tại huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên”. 2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu • Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng giảm nghèo tại địa bàn huyện Mường Ảng, thông qua khung lý thuyết vừa xây dựng, đánh giá giảm nghèo bền vững một cách chính xác. Từ đó rút ra các giải pháp cụ thể nhằm giảm nghèo bền vững tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. • Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng giảm nghèo tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. - Phân tích các nhân tố tác động tới giảm nghèo bền vững trong địa bàn huyện Mường Ảng và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả giảm nghèo. - So sánh được thực trạng giảm nghèo theo các phương án được nêu trong đề án giảm nghèo bền vững của Bộ Lao Động-Thương Binh và Xã Hội. - Đề xuất được các giải pháp nhằm thoát nghèo bền vững tại huyện Mường Ảng - Nhằm cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân trên địa bàn huyện. Đưa ra các giải pháp, phương hướng giải pháp vấn đề giảm nghèo bền vững. - Đề tài nghiên cứu góp phần vào việc xây dựng đất nước và toàn xã hội, cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước luôn là tất yếu và có ý nghĩa lớn nhất đối với người dân. 3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu • Ý nghĩa trọng học tập và nghiên cứu khoa học - Nghiên cứu đề tài giúp củng cố lại kiến thức cơ bản đã học và các kiến thức chuyên môn đã học trên nhà trường, từ đó qua quá trình nghiên cứu tạo điều kiện tốt hơn khi tiếp cận với kiến thức thực tế. - Nghiên cứu khóa học nhằm có ý thức cao hơn về tinh thần tự giác, chủ động học tập, nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thực vào tổng hợp phân tích, đánh giá tình hình và định hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế. - Trên cơ sở đánh giá quá trình giảm nghèo bền vững của huyện để có cái nhìn tổng thể về tình trạng giảm nghèo bền vững của cả nước nói chung và huyện Mường Ảng nói riêng. - Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hội được thực tế vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học và là bàn đạp cho việc xuất phát những ý tưởng nghiên cứu khoa học sau này. • Ý nghĩ thực tế - Từ kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp một phần vào bản báo cáo đánh giá thực trạng giảm nghèo của địa phương thông qua giải pháp giảm nghèo bền vững của huyện Mường Ảng. Ngoài ra, từ những phát hiện trong quá trình nghiên cứu có thể cho địa phương có một cái nhìn tổng thể cũng như chi tiết hơn về thực trạng giảm nghèo bền vững của huyện. Qua đó, phần nào giúp định hướng những kiến nghị lên cơ quan quản lý cấp trên kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm giúp địa phương giảm nghèo bền vững. - Xác định được các yếu tố gây ảnh hưởng đến giảm nghèo của các hộ trong huyện. Từ đó, nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của các hộ và đề ra các giải pháp giải quyết các nhu cầu trước mắt của người dân. Góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, giáo dục, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân trên địa bàn huyện.
Trang 1Sinh viên: Hoàng Thị Ngọc Hà
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu Đói nghèo xuất hiện
và tồn tại thực sự là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của nhân loại Giải quyết tình trạng nghèo đói được Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và giảm nghèo
Giải quyết tình trạng nghèo đói không những nâng cao đời sống kinh tế,
mà nó còn cải thiện những vấn đề xã hội, đặc biệt là sự bình đẳng của các tầng lớp cư dân, nhất là cư dân nông thôn so với thành thị
Nghèo đói của người dân nói chung, người nông dân miền núi nói riêng chịu tác động của nhiều yếu tố, với tính chất và mức độ khác nhau Các yếu tố này có thể có sự tương tác lẫn nhau và tác động đến nghèo đói Vòng luẩn quẩn: nghèo đói dẫn tới thu nhập thấp, thu nhập thấp dẫn tới đầu tư cho sản xuất, cho học hành của con cái những hộ nghèo thấp, vì đầu tư thấp dẫn tới kết quả sản xuất thấp, kết quả học tập của con cái thấp Vì kết quả sản xuất thấp sẽ không đủ để trang trải các khoản chi phí cho đời sống, quá trình đầu tư tái sản xuất thấp, đầu tư thấp làm cho thu nhập thấp, dẫn tới đói nghèo Công việc xóa đói, giảm nghèo đã được các địa phương quan tâm, tuy nhiên, thực trạng xuất hiện: vừa xóa nghèo, nhưng cũng xuất hiện thêm hộ nghèo Do đó, việc xoá nghèo phải làm thế nào để vừa đảm bảo giảm tỷ lệ hộ nghèo, vừa hạn chế mức thấp nhất số hộ nghèo tái xuất hiện
Huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên là 1 trong 5 huyện khó khăn nhất tỉnh Điện Biên, là huyện mới thành lập, xuất phát điểm về kinh tế còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh nên huyện còn nhiều khó khăn Vị trí địa lý cách xa trung tâm kinh tế, cơ sở hạ tầng yếu kém khôn được đáp ứng nhu cầu phát trển kinh tế - xã hội của địa phương đã tạo nên sự ngăn cách trong giao lưu thông thương phát triển hàng hóa cung như văn hóa - xã hội Việc triển khai chính sách đầu tư hỗ trợ xuống cơ sở hiện tại còn nhiều quy định , các bước tổ chức thực hiện còn nhiều phức tạp, kéo dài thời gian, trình độ cán bộ cơ sở quản lý chưa đáp ứng được, do vậy một số chính sách khó triển khai ở cơ sở Cán bộ năng lực quản lý, kĩ thuật ở cơ sở còn thiếu và yếu, chính sách cán bộ cơ sở đã cải tiến xong chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương Ngoài các nguyên nhân khách quan thì còn các nguyên nhân chủ khác, nhân dân thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, trình độ dân trí thấp; sản xuất thuần
Trang 2nông tự cấp tự túc,đất canh tác ít, thiếu vốn đầu tư, tư liệu sản xuất và cách thức sản xuất chưa đạt hiệu quả; Đa số các hộ đông con, suy dinh dưỡng, ốm đau bệnh tậy kéo dài, mắc phải nhiều tệ nạn xã hội, chất lượng lao đọng còn thấp, có tư tưởng ỷ lại, chông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, Vì vậy, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho nước ta nói chung và huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên nói riêng trong tiến trình hội nhập và phát triển Chính điều này đã làm cho việc nghiên cứu vấn đề xóa đói giảm nghèo bền vững trở nên cấp thiết Do đó, em đã tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Giảm nghèo bền vững tại huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên”.
2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
• Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng giảm nghèo tại địa bàn huyện Mường Ảng, thông qua khung lý thuyết vừa xây dựng, đánh giá giảm nghèo bền vững một cách chính xác Từ đó rút ra các giải pháp cụ thể nhằm giảm nghèo bền vững tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên
• Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng giảm nghèo tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên
- Phân tích các nhân tố tác động tới giảm nghèo bền vững trong địa bàn huyện Mường Ảng và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả giảm nghèo
- So sánh được thực trạng giảm nghèo theo các phương án được nêu trong
đề án giảm nghèo bền vững của Bộ Lao Động-Thương Binh và Xã Hội
- Đề xuất được các giải pháp nhằm thoát nghèo bền vững tại huyện
Mường Ảng
- Nhằm cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân trên địa bàn huyện Đưa ra các giải pháp, phương hướng giải pháp vấn đề giảm nghèo bền vững
- Đề tài nghiên cứu góp phần vào việc xây dựng đất nước và toàn xã hội, cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước luôn là tất yếu và có ý nghĩa lớn nhất đối với người dân
3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
• Ý nghĩa trọng học tập và nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu đề tài giúp củng cố lại kiến thức cơ bản đã học và các kiến thức chuyên môn đã học trên nhà trường, từ đó qua quá trình nghiên cứu tạo điều kiện tốt hơn khi tiếp cận với kiến thức thực tế
- Nghiên cứu khóa học nhằm có ý thức cao hơn về tinh thần tự giác, chủ động học tập, nghiên cứu của sinh viên Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo
và khả năng vận dụng kiến thực vào tổng hợp phân tích, đánh giá tình hình và định hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế
- Trên cơ sở đánh giá quá trình giảm nghèo bền vững của huyện để có cái nhìn tổng thể về tình trạng giảm nghèo bền vững của cả nước nói chung và huyện Mường Ảng nói riêng
Trang 3- Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hội được thực tế vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học và là bàn đạp cho việc xuất phát những ý tưởng nghiên cứu khoa học sau này.
• Ý nghĩ thực tế
- Từ kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp một phần vào bản báo cáo đánh giá thực trạng giảm nghèo của địa phương thông qua giải pháp giảm nghèo bền vững của huyện Mường Ảng Ngoài ra, từ những phát hiện trong quá trình nghiên cứu có thể cho địa phương có một cái nhìn tổng thể cũng như chi tiết hơn về thực trạng giảm nghèo bền vững của huyện Qua đó, phần nào giúp định hướng những kiến nghị lên cơ quan quản lý cấp trên kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm giúp địa phương giảm nghèo bền vững
- Xác định được các yếu tố gây ảnh hưởng đến giảm nghèo của các hộ trong huyện Từ đó, nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của các hộ và đề ra các giải pháp giải quyết các nhu cầu trước mắt của người dân Góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, giáo dục, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân trên địa bàn huyện
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1 Khái niệm về nghèo và giảm nghèo bền vững
1.1.1 Khái niệm về nghèo và thước đo đói nghèo
1.1.1.1 Khái niệm nghèo
Có nhiều quan niệm, theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội Nghèo có nghĩa là không có
đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh”, theo Waltts (1968): “nghèo được hiểu là thiếu khả năng thỏa mãn với các loại hàng hóa thông thường”, theo Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực Châu á
và Thái bình dương (ESCAP): “ nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận” Trong nhiều tài liệu, cụm từ “nghèo khổ” hay “nghèo đói” cũng hay được sử dụng với nghĩa là nghèo Mặc dù “đói” là tình trạng không đủ nhu cầu về lương thực và thực phẩm hay còn gọi là “thiếu đói” hay là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu và thu nhập không đủ bảo đảm nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống; hay là tình trạng một người được cung cấp mức tiêu dùng năng lượng thấp hơn mức tối thiểu
Nghèo có thể xem xét với nghĩa là nghèo tuyệt đối hay nghèo tương đối
Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn
Trang 4những nhu cầu cơ bản rất tối thiểu để duy trì cuộc sống như ăn, mặc, ở, nước sạch và chăm sóc y tế, giáo dục Nghèo tương đối hay nghèo so sánh là nghèo khổ thể hiện sự bất bình đẳng trong quan hệ phân phối của cải xã hội giữa các nhóm xã hội, các tầng lớp dân cư và vùng địa lý.
Nghèo cũng có thể xem xét đơn chiều hay đa chiều Nghèo đơn chiều còn gọi nghèo thu nhập là tình trạng thu nhập của một người, hộ gia đình dưới ngưỡng nghèo theo quy định của từng khu vực, quốc gia Nghèo đa chiều là nghèo được xem xét đồng thời thông qua nhiều khía cạnh không chỉ là thu nhập mà còn bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến dinh dưỡng, sức khỏe giáo dục, khả năng để đáp ứng các tiêu chuẩn đầy đủ các phúc lợi, y tế, nhà ở, nước và
vệ sinh, giải trí, tham gia và bảo trợ xã hội
Khái niệm cơ sở về nghèo được sử dụng ở đây “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có thể thỏa mãn một phần nhu cầu cơ bản của cuộc sống”
Tuy nhiên trên thực tế, do có sự tương quan khá chặt chẽ giữa mức thu nhập với mức độ tiêu dùng hay thỏa mãn nhu cầu của con người; với xu hướng chung là mức thu nhập càng cao thì mức tiêu dùng càng cao Do vậy, khái niệm nghèo ở đây tập trung vào khía cạnh thu nhập của nghèo để vừa bảo đảm được nội hàm “nhu cầu cơ bản của cuộc sống”, vừa thống nhất với khái niệm nghèo của ESCAP mà khái niệm này của ESCAP đã được sử dụng làm cơ sở tiếp cận và xây dựng chuẩn nghèo ở Việt Nam trong nhiều năm qua Do vậy,
khái niệm nghèo ở đây có thể hiểu cụ thể “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có mức thu nhập, chi tiêu chỉ có thể thỏa mãn một phần nhu cầu cơ bản của cuộc sống”.
1.1.1.2 Thước đo đói nghèo
Thước đo đói nghèo được tính toán và cần phải có ba yếu tố: Thứ nhất cần lựa chọn một tiêu chí nghiên cứu và chỉ số phản ánh phúc lợi Thứ hai cần lựa chọn một ngưỡng nghèo, đó là mức giới hạn mà cá nhân hay hộ gia đình nằm dưới mức đó sẽ bị coi là nghèo Cuối cùng, phải chọn ra một thước đo đói nghèo được sử dụng để phản ánh cho tổng thể hoặc một nhóm dân cư
Xác định các chỉ số phúc lợiNhững khía cạnh cơ bản của đói nghèo được nêu trên có thể chia làm khía cạnh tiền tệ và phi tiền tệ Khía cạnh tiền tệ của đói nghèo được phản ánh chủ yếu qua mức chi tiêu bình quân đầu người, vì chỉ số này tổng hợp được rất nhiều yếu tố có thể làm cải thiện chất lượng cuộc sống như chi ăn uống, học hành, thuốc thang và các dịch vụ y tế Khía cạnh phi tiền tệ của đói nghèo được dùng để đo tình trạng thiếu thốn về y tế, giáo dục, các mối quan hệ xã hội, sự bất an, kém tự tin hay thiếu quyền lực
Lựa chọn và ước tính ngưỡng nghèo
Trang 5Ngưỡng nghèo (hay còn gọi là chuẩn nghèo) là ranh giới để phân biệt giữa người nghèo và người không nghèo Nó có thể là một ngưỡng tính bằng tiền, hay phi tiền tệ có 2 cách xác định ngưỡng nghèo
Ngưỡng nghèo tuyệt đối : Là chuẩn tuyệt đối về mức sống được coi là tối thiểu cần thiết để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khoẻ mạnh
Phương pháp chung để xác định ngưỡng nghèo này sử dụng một rổ các loại lương thực được coi là cần thiết để đảm bảo mức độ dinh dưỡng tốt cho con người
Ngưỡng nghèo tương đối : Được xác định theo phân phối thu nhập hoặc tiêu dùng chung trong cả nước để phản ánh tình trạng của một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng
Trên bình diện quốc tế, để tiện so sánh mức độ đói nghèo giữa các nước, Ngân hàng thế giới (NHTG) đã tính toán ngưỡng nghèo tuyệt đối quốc tế cho các nước thu nhập thấp (GNP trên đấu người từ 755 đô la/năm trở xuống, tính theo giá năm 1999) là 1 đô la/ngày và cho các nước thu nhập trung bình thấp (GNP trên đầu người theo giá năm 1999 từ 756-2.995 đô la/năm) là 2 đô
la/ngày
Còn ở việt nam, do đặc thù của một nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp hiện tại chưa có ngưỡng nghèo thống nhất Trên thực tế, việc phân tích, đánh giá đói nghèo vẫn sử dụng một trong hai ngưỡng nghèo tuyệt đối :
Thứ nhất: Ngưỡng nghèo của Tổng cục thống kê (TCTK), xác định dựa
theo cách tiếp cận của NHTG như đã nêu Theo hướng này, TCTK đưa ra hai ngưỡng :
Nghèo đói lương thực thực phẩm (LTTP) là những người có thu nhập không bảo đảm cho lượng dinh dưỡng tối thiểu (bù đắp 2100 calori/người/ngày đêm)
Nghèo đói chung : Được xác định trên cơ sở ngưỡng nghèo LTTP và coi
đó là tương ứng với 70% nhu cầu cơ bản tối thiểu, 30% còn lại là các nhu cầu
cơ bản tối thiểu khác Theo cách tiếp cận này, căn cứ vào giá cả chung, TCTK
đã đưa ra ngưỡng nghèo áp dụng từ năm 1998 ở Việt Nam như sau : Ngưỡng nghèo LTTP là 107.234 đồng/người/tháng và ngưỡng nghèo chung là 149.156 đồng/người/tháng(tính tại thời điểm tháng 1 năm 1998)
Thứ hai: Ngưỡng nghèo của Bộ lao động, thương binh và xã hội (Bộ
LĐTBXH) Cách xác định ngưỡng nghèo của Bộ LĐTBXH mang tính chất tương đối hơn và tiếp cận từ khía cạnh thu nhập, dựa chủ yếu vào khả năng của những tư liệu sẵn có, cụ thể là khả năng tài chính hỗ trợ cho chương trình XĐGN, trên cơ sở đó xác định ngưỡng nghèo là mức thu nhập tối thiểu của từng khu vực căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và tình trạng giá cả hàng hoá tiêu dùng ở các khu vực khác nhau Ngày 8 tháng 7 năm 2005 Thủ tướng Chính
Trang 6phủ ra quyết định số 170/2005/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 Theo quy định này chỉ có 2 ngưỡng nghèo đó là:
- Vùng thành thị: 260.000 đồng/người/tháng
- Vùng nông thôn (cả miền núi và đồng bằng): 200.000 đồng/người/tháng
Thước đo đói nghèo
Để mô tả qui mô, độ sâu và độ nghiêm trọng của đói nghèo được xác định và tính bằng công thức sau:
1 M (z – yi) α
Pα = _ ∑ _
N i-1 zTrong đó: yi là mức chi tiêu (hoặc thu nhập) tính trên đầu người tính cho người thứ i
1.1.2 Giảm nghèo bền vững và tiêu chí đánh giá giảm nghèo bền vững
1.1.2.1 Giảm nghèo bền vững
- Giảm nghèo
Thực tế không có nhiều tài liệu thảo luận về khái niệm “giảm nghèo”, có thể là
do mục đích của “giảm nghèo” đã rất rõ ràng là giảm tình trạng nghèo đói trên
cơ sở khái niệm và các tiêu chuẩn về nghèo đói Trong một số tài liệu, giảm nghèo được giải thích là giảm tỷ lệ hộ nghèo hay là giảm số hộ nghèo trên một địa bàn, là giảm mức độ nghèo của một cộng đồng, làm giảm khoảng cách nghèo cũng có thể được hiểu là làm tăng thu nhập bằng các biện pháp hỗ trợ hộ gia đình đạt được mức thu nhập bình quân cao hơn chuẩn nghèo Theo Bộ
Trang 7LĐTBXH, các chương trình giảm nghèo được hiểu là tập hợp các chính sách, biện pháp và dự án nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận của hộ nghèo đến dịch vụ
xã hội Như vậy giảm nghèo lại có nghĩa là tăng khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội hay giảm nghèo được hiểu là kết quả từ những nỗ lực của nhà nước, cộng đồng và người dân làm cho người dân đạt được mức sống (mức thu nhập) vượt trên mức sống tối thiểu
Trên cơ sở khái niệm nghèo, khái niệm giảm nghèo được xác định ở đây là giảm tình trạng dân cư chỉ có thể thỏa mãn một phần nhu cầu cơ bản của cuộc sống Ở cấp độ cộng đồng, giảm nghèo được hiểu là giảm số lượng hay tỷ lệ người hay hộ gia đình không thỏa mãn những nhu cầu cơ bản Ở cấp độ gia đình, giảm nghèo được hiểu là nâng cao mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của hộ gia đình hay còn gọi là thu hẹp khoảng cách nghèo
Bản chất của giảm nghèo là cải thiện hay nâng cao mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản Nhưng mục tiêu của giảm nghèo là phải thoát nghèo (vượt chuẩn nghèo) Do vậy, các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo nếu chỉ đặt mục tiêu là cải thiện mức độ thỏa mãn các như cầu cơ bản là chưa đủ, mà cần xác định mục tiêu là thoát nghèo, có nghĩa là thỏa mãn các nhu cầu cơ bản ở mức độ cao (so với chuẩn)
Ở cấp độ cộng đồng, giảm nghèo được xem trong một tổng thể, bao gồm biến động tình trạng nghèo của nhiều hộ gia đình với các trạng thái khác nhau, như tái nghèo, nghèo kinh niên, thoát nghèo, cận nghèo… Một số trạng thái nghèo liên quan này được khái niệm như sau:
Tái nghèo: là tình trạng một hộ gia đình hay người đã thoát nghèo những lại rơi
vào nghèo sau một thời gian nhất định, thường là dưới 3 năm; hay những hộ gia đình đã thoát nghèo trong quá trình phát triển nhưng sau do nhiều lý do khách quan hay chủ quan lại rơi vào tình trạng nghèo
Nghèo mới: là tình trạng hộ hay người được xác định là nghèo lần đầu tiên
hoặc không phải là lần đầu nhưng đã có thời gian thoát nghèo trước đó từ 3 năm trở lên
Nghèo kinh niên: là tình trạng người hay hộ được xác định là nghèo liên tục
trong nhiều năm, thường là từ 3 năm trở lên – hay là các hộ được xác định là nghèo trong 3 thời kỳ điều tra, hay là hộ có trong danh sách hộ nghèo liên tiếp trong 4 năm
Thoát nghèo: là tình trạng một hộ trước thời điểm điều tra/rà soát là nghèo
nhưng tại thời điểm điều tra/rà soát đã có mức thu nhập bình quân cao hơn chuẩn nghèo Như vậy, khi mức thu nhập bình quân đầu người của hộ cao hơn chuẩn nghèo thì hộ đó được coi là thoát nghèo
Cận nghèo: là tình trạng một hộ hay người không nghèo nhưng có mức thu
nhập bình quân đầu người gần (cận) với chuẩn nghèo
- Giảm nghèo bền vững
Trang 8“Giảm nghèo bền vững” đã được một số nghiên cứu đề cập từ những năm trước 2000 Đến năm 2008 cụm từ “giảm nghèo bền vững” được sử dụng chính thức trong văn bản hành chính ở Việt Nam: Nghị quyết số 30a/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2010 của Chính phủ về Định
hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020; Nghị định số 1489/QĐ-TTg ngày 8/10/2012 của TTCP phê duyệt chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-
2015 và Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 1/6/2012, Hội nghị BCH trung ương khóa
XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 Tính đến thời điểm này vẫn chưa có một định nghĩa hay khái niệm chính thức về “giảm nghèo bền
vững”, nhưng theo một số báo cáo (Báo cáo giảm nghèo quốc gia 2008, Báo cáo giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, Báo cáo thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ,…) hay các văn bản hành chính thì tình trạng tái nghèo luôn được xem là “vấn đề cơ bản” đối với giảm nghèo bền vững
“Bền vững” là không gì lay chuyển được, là khả năng duy trì Như vậy, nên hiểu bền vững là một tiêu chuẩn hay một yêu cầu về sự “chắc chắn” đối với kết quả giảm nghèo Mục đích rất rõ ràng của giảm nghèo bền vững chính là bảo đảm hay duy trì thành quả giảm nghèo một cách lâu dài, bền vững Nếu hiểu “bền vững” với nghĩa duy trì, là vững chắc thì “giảm nghèo bền vững được hiểu là tình trạng dân
cư đạt được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập cao hơn
chuẩn (nghèo) và duy trì được mức độ thỏa mãn này những nhu cầu cơ bản hay thu nhập trên mức chuẩn đó ngay cả khi gặp phải các cú sốc hay rủi ro”; giảm nghèo bền vững có thể được hiểu với nghĩa đơn giản là thoát nghèo bền vững hay không tái nghèo
1.1.2.2 Tiêu chí đánh giá giảm nghèo bền vững
Trên cơ sở khái niệm giảm nghèo và giảm nghèo bền vững đã trình bày ở trên, một số chỉ số đánh nghèo, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững cụ thể như sau:
- Quy mô và tốc độ giảm nghèo
Quy mô giảm nghèo(Ne) là tổng số hộ nghèo giảm được trong một giai đoạn nhất định Tốc độ giảm nghèo (Ps) là phần trăm thay đổi trong tỷ lệ hộ nghèo
Về mặt ý nghĩa, chỉ số Ne cho chúng ta kết luận về quy mô, phạm vi giảm nghèo của quốc gia hay địa phương trong các giai đoạn Còn Ps, từ công thức có thể thấy đây là một tiêu chí có thể phản ánh tình trạng giảm nghèo bền vững của một quốc gia hay địa phương Nếu một quốc gia hay địa phương có tốc độ giảm nghèo cao, tỷ lệ
Trang 9nghèo ở đó sẽ giảm nhanh chóng, điều này đồng nghĩa với việc quá trình giảm nghèo tại đây đang diễn ra theo chiều hướng tích cực, nếu có thể duy trì tốc độ giảm nghèo cao theo thời gian thì quốc gia hay địa phương này sẽ nhanh chóng đạt được các mục tiêu về giảm nghèo bền vững Trái lại với một tốc độ giảm nghèo nhỏ chứng tỏ quá trình giảm nghèo tại địa phương hay quốc gia đó chưa bền vững, quốc gia hay địa phương này sẽ cần điều chỉnh các chính sách để có thể đạt được tốc độ giảm nghèo cao hơn.
- Quy mô và tỷ lệ tái nghèo
Quy mô tái nghèo (Nr) là tổng số hộ gia đình tái nghèo được xác định tại thời điểm
cụ thể Tỷ lệ tái nghèo (Pr) được tính bằng phần trăm giữa quy mô tái nghèo với tổng dân
số, Pr = Quy mô và tỷ lệ tái nghèo cho chúng ta biết về mức độ bền vững của hoạt động giảm nghèo Nếu tỷ lệ tái nghèo cao thì hoạt động giảm nghèo không có tính bền vững và không hiệu quả, giảm quy mô và tỷ lệ tái nghèo là yếu tố quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động giảm nghèo bền vững
- Quy mô và tỷ lệ phát sinh nghèo mới
Quy mô phát sinh nghèo mới (Nn) là tổng số hộ nghèo phát sinh mới tại thời điểm cụ thể trong một giai đoạn Tỷ lệ phát sinh nghèo (Pn) được tính bằng tỷ lệ phần
trăm giữa quy mô nghèo phát sinh mới với tổng số hộ, Pn = Số người,
hộ nghèo ở một quốc gia, địa phương tại một thời điểm được xác định dựa trên bốn thành tố chính là số hộ nghèo của thời điểm trước đó, số hộ thoát nghèo, số hộ tái nghèo và số hộ nghèo mới Do đó, khi số hộ nghèo phát sinh mới tăng trong lên khi tốc độ tăng dân số ổn định sẽ đồng nghĩa với việc tỷ lệ nghèo tăng lên làm cho quá trình giảm nghèo bền vững sẽ kém hiệu quả Chỉ số quy mô và tỷ lệ phát sinh nghèo mới cũng là một chỉ số nhằm đo lường, đánh giá mức độ hiệu quả, bền vững của quá trình giảm nghèo
- Quy mô và tỷ lệ hộ cận nghèo
Quy mô hộ cận nghèo (An) là số lượng hộ cận nghèo trên một địa phương trong
Trang 10một thời gian nhất định Tỷ lệ hộ cận nghèo (Pa) là phần trăm quy mô hộ cận nghèo
so với tổng số hộ, Pa = Mức độ bền vững của quá trình giảm nghèo phụ thuộc rất lớn vào quy mô và tỷ lệ hộ cận nghèo Có mức thu nhập không quá cao so chuẩn nghèo nhưng những hộ cận nghèo lại không được hưởng các chính sách, ưu đãi dành cho hộ nghèo Trong quá trình lao động sản xuất các hộ này rất dễ rơi vào tình trạng nghèo đói khi công việc không ổn định hoặc do điều kiện thời tiết, rủi ro…
Do đó, quy mô và tỷ lệ hộ cận nghèo cũng dùng để phản ánh mức độ bền vững của quá trình giảm nghèo Quy mô và tỷ lệ hộ cận nghèo càng thấp thì quá trình giảm nghèo càng bền vững
1.2 Các nhân tố tác động đến giảm nghèo bền vững
1.2.1 Tác động của tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo bền vững
1.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế tác động đến giảm nghèo bền vững
Có thể khẳng định rằng tăng trưởng kinh tế là điều kiện quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của tất cả mọi quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng Với mức tăng trưởng kinh tế cao hơn, đồng nghĩa với việc thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên, với mức thu nhập cao hơn,
hộ nghèo sẽ có thể tăng mức thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, tạo cơ hội để tiết kiệm, đầu tư tiếp tục làm ra tăng thu nhập và thoát khỏi tình trạng nghèo đói Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, môi trường đầu tư thuận lợi sẽ thu hút các nhà đầu tư trong quá trình phát triển kinh tế, điều này tạo ra một cơ hội việc làm rất lớn cho hộ nghèo, giúp hộ nghèo có được việc làm, thu nhập ổn định từ đó từng bước thoát nghèo và không tái nghèo trở lại Thêm vào đó, khi tăng
trưởng kinh tế cao đồng thời cũng sẽ cải thiện hệ thống y tế, giáo dục, an sinh
xã hội,bảo hiểm… Hộ nghèo sẽ có thể tiếp cận với các nguồn lực tốt hơn,có cơ hội cao hơn trong việc tự mình vươn lên thoát nghèo bền vững Chúng ta đang
đề cập đến sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo bền vững khi nền kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng cao Nhưng thị trường luôn vận động theo quy luật sẵn có, các chu kỳ kinh doanh, suy thoái và khủng hoảng kinh tế dẫn đến thất nghiệp, thiếu việc làm, thu nhập thấp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nghèo đói ở các quốc gia Như vậy, nhìn chung tăng trưởng kinh tế có tác động thuận chiều đến quá trình giảm nghèo bền vững ở các quốc gia và địa phương, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi tốc
độ tăng trưởng kinh tế tăng lên một đơn vị thì tỷ lệ nghèo cũng đồng thời giảm xuống một lượng nào đấy Tuy nhiên, không phải lúc nào tăng trưởng kinh tế
Trang 11cũng tác động tích cực đến quá giảm nghèo bền vững Như chúng ta đã biết, khi có tăng trưởng kinh tế thì đồng thời bất bình đẳng trong xã hội cũng gia tăng Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân cao nhưng bất bình đẳng trong xã hội lớn, đa số thu nhập của xã hội rơi vào tay người giàu thì khi
đó mức độ “lan tỏa” của tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo bền vững sẽ
không còn nữa, khoảng cách thu nhập giữa người giàu và hộ nghèo tăng lên, tình trạng nghèo đói càng trở lên trầm trọng Ở Việt Nam, mặc dù tăng trưởng kinh tế của nước ta khá ấn tượng về con số (năm 2005 là 8,44%,năm 2010 là 6,7%,năm 2014 là 5,98%), tuy nhiên sự tăng trưởng ấy còn có một số hạn chế, đặc biệt là "sự lan toả của tăng trưởng kinh tế đến các đối tượng chịu ảnh
hưởng không mạnh và khuynh hướng ảnh hưởng tiêu cực có phần gia tăng" Trong báo cáo của mình, GS-TS Nguyễn Văn Nam (ĐH KTQD) đã viết rằng
"Điều đáng nói là, thực tế tác động của tăng trưởng kinh tế tới giảm nghèo đang có xu hướng giảm và bất bình đẳng lại tăng lên tương ứng" Ông đưa ra một số con số chứng minh cho nhận định của mình: Năm 1990, sự cách biệt của 20% số hộ giàu nhất và 20% số hộ nghèo nhất chỉ là 4,1 lần Con số này năm 1995 là 7,0; năm 1999 là 7,6; năm 2002 là 8,1; năm 2006 là 8,37; năm
2010 là 8,82; năm 2013 là 9,1 Điều này cho thấy tình trạng tụt hậu của hộ nghèo trong mối tương quan với người giàu Phân tích tình hình biến đổi về thu nhập của các nhóm dân cư cho thấy, người giàu hưởng lợi từ tăng trưởng kinh
tế nhiều hơn, mức độ cải thiện thu nhập của hộ nghèo chậm hơn nhiều so với mức sống chung và đặc biệt so với nhóm có mức sống cao Nhiều báo cáo tại hội thảo đưa ra nhận xét: khoảng cách giàu - nghèo lớn và phân hoá giàu nghèo ngày càng dãn ra Nếu trong năm 1993, chi tiêu bình quân đầu người của
những hộ gia đình giàu nhất cao gấp 5 lần so với hộ gia đình nghèo nhất thì năm 2004, tỷ lệ này là 7,27 lần Tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất có xu hướng ngày càng thấp đi trong tổng thu nhập dân cư : năm
1995 là 21,1%; năm 1999 là 17,98%, năm 2006 là 17, 47% Một vấn đề cần được quan tâm chú ý là tính bền vững của xoá đói giảm nghèo Đến hết năm
2008, nước ta còn khoảng 1 triệu hộ cận nghèo với khoảng 4,3 triệu người, còn
62 huyện có trên 50% số hộ nghèo Nếu tính theo tiêu chuẩn nghèo quốc tế là 2 USD/ngày/người thì tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam còn khoảng 35% đến 40% Còn theo tiêu chuẩn "nội" thì tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 37,4% năm 1998
xuống còn 19,5% năm 2004 Số lượng là vậy nhưng chất lượng chưa vững chắc Theo TS Lê Quốc Hội (ĐH KTQD), thu nhập của một bộ phận lớn dân
cư vẫn nằm giáp ranh mức nghèo Do vậy, khi có những dao động về thu nhập hoặc gặp thiên tai, rủi ro, biến động giá cả, họ lại rơi xuống ngưỡng nghèo Cùng với xu hướng xoá đói giảm nghèo đã chậm lại thì tỷ lệ tái nghèo ngày càng tăng, ở mức 7% đến 10%
Trang 121.2.1.2 Tiêu chí đáng giá tác động của tăng trưởng đến giảm nghèo bền vững
- Động thái thay đổi tốc độ của tăng trưởng thu nhập bình quân và tỷ lệ nghèo
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thay đổi nghèo được thể hiện trước hết qua mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người và thay đổi tỷ lệ nghèo Vì thế, việc so sánh giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế (tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người) với tốc độ giảm nghèo (sự thay đổi trong tỷ lệ hộ nghèo) sẽ cho phép có nhận xét mang tính chung nhất về tác động của tăng trưởng đến giảm nghèo như thế nào:
+, Nếu tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người nhỏ hơn tốc độ giảm nghèo thì tăng trưởng là “vì hộ nghèo”, tăng trưởng có lợi hơn cho hộ nghèo, tức là tác động đồng thuận tăng trưởng kinh tế tới giảm nghèo mạnh
+, Nếu tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người lớn hơn tốc độ giảm nghèo thì tăng trưởng kinh tế có làm cho tỷ lệ nghèo giảm nhưng ít hơn, tăng trưởng có lợi hơn cho người giàu
+, Nếu tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người bằng tốc độ giảm nghèo thì tăng trưởng kinh tế có tắc động đến giảm nghèo ở mức trung bình, thu nhập được phân phối đồng đều cho cả người giàu lẫn hộ nghèo
+, Nếu tỷ lệ nghèo tăng, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp thì tăng trưởng kinh tế đã “bần cùng hóa” thêm hộ nghèo
Ưu điểm của tiêu chí này là cho biết được bức tranh tổng quan về tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ nghèo, hơn nữa nó thể hiện được xu hướng tác động của tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo Tuy nhiên, tiêu chí này cũng có những hạn chế,
đó là chưa định lượng được tác động của tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo Chính vì thế, những chỉ tiêu sau sẽ khắc phục những hạn chế của chỉ tiêu này
- Hệ số co giãn của giảm nghèo với tăng trưởng
Thước đo tốt nhất để thấy được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo chặt chẽ thế nào là tính độ co giãn của giảm nghèo với tăng trưởng kinh
tế (Growth Elasticity of Poverty - GEP) Độ co giãn này thể hiện bằng phầm trăm thay đổi tỷ lệ nghèo khi có 1% tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người.GEP > 0 cho thấy tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ nghèo cùng chiều Điều này thể hiện tốc độ tăng trưởng tăng làm đói nghèo tăng, độ tăng trưởng giảm làm đói nghèo giảm
GEP < 0 cho thấy tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ nghèo ngược chiều, trong trường hợp này tăng trưởng kinh tế quốc gia có lan tỏa tốt cho xóa đói giảm nghèo.GEP < -1 cho thấy thấy tốc độ giảm nghèo vượt qua tốc độ tăng trưởng, tăng trưởng thay đổi ngày càng tích cực tới giảm nghèo
GEP = 0 cho thấy tốc độ tăng trưởng không ảnh hưởng tỷ lệ nghèo
Trang 13-1 < GEP < 0 cho thấy thấy tốc độ giảm nghèo thấp hơn tốc độ tăng trưởng, tăng trưởng làm thay đổi phân phối thu nhập theo hướng bất bình đẳng hơn, tỷ
lệ nghèo có giảm nhưng ít hơn
Ưu điểm của chỉ tiêu này là định lượng được tác động và cho biết xu hướng tác động của tốc độ tăng trưởng đến giảm nghèo là tích cực hay tiêu cực Hạn chế
là với tỷ lệ nghèo thấp (<3%) thì phản ánh không chính xác
1.2.2 Tác động của các chính sách đến giảm nghèo bền vững
Trong quá trình giảm nghèo, sự tác động của các chính sách của nhà nước, địa phương đến giảm nghèo bền vững là rất lớn Nhà nước thi hành nhiều chính sách nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội Kết quả của các chính sách này trước tiên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, khi có tăng trưởng kinh tế cao,
chuyển dịch cơ cấu hợp lý, như đã phân tích ở trên điều này tạo cơ hội cho hộ nghèo giải quyết vấn đề việc làm, thu nhập Đồng thời, khi hệ thống an sinh xã hội được nâng cao cũng giúp hộ nghèo đáp ứng được nhiều hơn các nhu cầu cơ bản của cuộc sống như cải thiện sức khỏe, nâng cao nhận thức góp phần quan trọng vào quá trình giảm nghèo bền vững Ngoài các chính sách tác động
chung, nhà nước còn thực hiện nhiều chính sách tập trung giải quyết vấn đề nghèo đói của quốc gia, thông thường có 2 nhóm chính sách được quan tâm đặt
ra hàng đầu có tác động lớn đến chiến lược giảm nghèo bền vững đó là chính sách tạo cơ hội cho hộ nghèo thoát nghèo và các chính sách về mạng lưới an sinh xã hội
1.2.2.1 Các chính sách nhằm cải thiện cơ hội cho hộ nghèo
- Hỗ trợ đất sản xuất
Đất sản xuất là một yếu tố quan trọng tác động đến quá trình xóa đói giảm nghèo nhất là đối với một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam Đại đa số hộ nghèo là những người thiếu đất sản xuất, thiếu các tư liệu sản xuất để tự mình vươn lên thoát nghèo Do đó, việc hỗ trợ đất sản xuất giúp họ giải quyết vấn đề lương thực, tạo công ăn việc làm và nuôi sống cả gia đình, giúp họ có cơ hội để
có thể tự vươn lên thoát nghèo nhờ sức lao động của bản thân Nhiều năm qua, Chính phủ nước ta đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo như chương trình quốc gia về giảm nghèo bền vững, Quyết định số 134/2004/QĐ, Quyết định số 755/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo ở các xã nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn: Hỗ trợ đất sản xuất trực tiếp thông qua định mức đất sản xuất cho mỗi hộ theo bình quân của từng địa phương; hỗ trợ đất sản xuất thông qua ngân sách nhà nước và cho vay ưu đãi; chuyển đổi nghề nghiệp ở những nơi không còn quỹ đất để giao sản xuất… Nhờ đó đã cải thiện được tình trạng thiếu đất sản xuất ở các vùng khó khăn, đời sống các hộ nghèo được cải thiện
và nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững
Trang 14- Hỗ trợ vốn
Trên thực tế hộ nghèo thiếu nhiều điều kiện cần thiết cho việc tự vươn lên làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo Vì vậy sự hỗ trợ của nhà nước để bù đắp sự thiếu hụt của nó là cần Hộ nghèo cần được trợ giúp về các yếu tố liên quan đến vốn
và hướng dẫn họ làm kinh tế, với các chính sách về vay vốn ưu đãi, quỹ tín dụng nhân dân hiệu quả và trợ giúp về kỹ thuật chuyên môn trong sản xuất, định hướng kinh doanh phù hợp của chính quyền, ngân hàng và các chuyên gia… Sẽ làm cho hộ nghèo có khả năng tự mình nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo đói, tăng thu nhập và phát triển kinh tế bền vững tránh tình trạng tái nghèo Ở Việt Nam, chỉ riêng ngân sách nhà nước chi cho các chương trình quốc gia liên quan đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo đã chiếm trên 21 tỉ đồng Nguồn quỹ tín dụng giúp hộ nghèo vay vốn lãi suất thấp được mở rộng Ngân hàng phục vụ hộ nghèo đến cuối năm 1999 đã huy động được 4.078 tỉ đồng Tổng dư nợ đạt 3.503 tỉ đồng, đã cho 2.170.000 hộ vay, bình quân mỗi hộ vay 1,56 triệu đồng Có hàng trăm chương trình, dự án với hơn 40 tỉ đồng giúp hộ nghèo, huyện nghèo, xã nghèo.Theo đánh giá của Liên hợp quốc thì Việt Nam
đã giảm được 1/2 tỷ lệ đói nghèo trong thập niên vừa qua Ngoài ra, các nguồn vốn hỗ trợ theo các chương trình 30a về xóa đói giảm nghèo, Chương trình
134, Chương trình 135 của chính phủ cũng góp phần rất lớn vào việc hỗ trợ vốn sản xuất cho hộ nghèo, giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững Khi có vốn
để tham gia vào quá trình sản xuất, hộ nghèo có cơ hội nâng cao thu nhập của bản thân và gia đình, từng bước tạo ra công việc ổn định, nâng cao thu nhập, tạo ra tiết kiệm, đầu tư tái sản xuất nhờ đó từng bước tự vươn lên thoát nghèo bền vững
- Tạo việc làm
Việc làm là nhân tố trực tiếp tạo ra thu nhập cho người lao động Đối với hộ nghèo, việc tìm được một công việc tốt có thu nhập ổn định là điều rất khó khăn Điều này có thể do hộ nghèo thường là những người không được tiếp cận với giáo dục, y tế do đó tay nghề kém không đáp ứng được với nhu cầu của công việc; hộ nghèo thiếu các cơ hội và các kênh thông tin để tìm kiếm việc làm do đó rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc có việc làm như thu nhập thấp không đủ nuôi sống bản thân và gia đình Nhà nước ta thông qua các chương trình về giảm nghèo bền vững như Chương trình 30a, Chương trình 134,
Chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, Quyết định số 134/2004/QĐ, Quyết định số 755/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách nhằm cải thiện, tạo công ăn việc làm cho hộ nghèo như mở lớp dạy nghề, nâng cao trình độ tay nghề của hộ nghèo, phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp hỗ trợ tạo việc làm cho hộ nghèo Với việc hoàn thành sớm mục tiêu đến 2015 giảm số lao động nông nghiệp xuống dưới 60% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn
Trang 15luyện đạt trên 40%, trung bình giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động mỗi năm đã tác động tích cực đến quá trình giảm nghèo bền vững tại Việt Nam, hộ nghèo có việc làm ổn định, thu nhập ngày một được nâng cao dần tạo
ra tiết kiệm, tích lũy và đầu tư mới làm cho cuộc sống hộ nghèo được ổn định,
tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm, quá trình giảm nghèo trở nên bền vững
1.2.2.2 Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội
- Chính sách về giáo dục
Giáo dục thường làm con người lao động có năng suất cao hơn Nó cho phép
họ xử lý được những thông tin mới và tận dụng được những cơ hội mới Nếu không có giáo dục, nhiều hộ nghèo có thể vĩnh viễn rơi vào cái bẫy đói nghèo
từ thế hệ này sang thế hệ khác Cho dù thị trường vận hành tốt đến đâu, nếu ai
đó quá ốm yếu đến mức không thể tận dụng được các cơ hội thì đói nghèo sẽ còn dai dẳng Điều này lý giải tại sao việc phát triển lĩnh vực giáo dục cơ bản lại thường là nhân tố chính trong chiến lược giảm nghèo bền vững Ở Việt Nam, nhờ các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển giáo dục hướng tới hộ nghèo như đề án Xã hội học tập 2011 – 2020, Chiến lược phát triển giáo dục 2020, Chương trình quốc gia về giảm nghèo bền vững: miễn giảm học phí cho các con gia đình nghèo, gia đình người dân tộc thiểu số; cung cấp miễn phí sách,
vở, bút cho các con em trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ, trao tặng học bổng cho các học sinh nghèo vượt khó; xây dựng quỹ giáo dục vì hộ
nghèo… Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực giáo dục, được công nhận là nước đạt chuẩn xóa mù chữ, phổ cập tiểu học Đầu tư cho giáo dục trong tổng đầu tư ngân sách năm 2000 là 15% và năm 2003 là trên 16% Tính đến hết năm 2003, có tới 19 tỉnh, thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở Chỉ số phát triển người (HDI) của Việt Nam tăng khá so với các nước nghèo và đang phát triển Theo báo cáo về phát triển người của Liên hợp quốc: năm 1997, HDI của Việt Nam là 0,557 xếp thứ 121/174 nước, năm 1999
là 0,662 xếp thứ 110, năm 2000 xếp thứ 108/174 và năm 2001 xếp thứ 109/175 nước, năm 2003 xếp thứ 101/174 nước Nhờ có giáo dục, trình độ nhận thức của hộ nghèo ngày càng được nâng cao, hộ nghèo có khả năng nắm bắt và tạo
ra các cơ hội để nâng cao thu nhập; nhờ có kiến thức, tay nghề, hộ nghèo sẽ tránh được các rủi ro trong quá trình sản xuất, đảm bảo tạo ra thu nhập ổn định
và thoát nghèo một cách bền vững
- Chính sách về y tế
Cũng như giáo dục, các chính sách về y tế có thể cải thiện hoặc làm gia tăng tình trạng nghèo đói, nếu các chính sách y tế được áp dụng đúng cách và hiệu quả sẽ đảm bảo sức khỏe cho các người nghèo, khi có sức khỏe người nghèo
có thể tham gia lao động tạo ra thu nhập và nâng cao đời sống của bản thân và gia đình Ngược lại khi không đáp ứng được các điều kiện cần thiết về y tế, người nghèo sẽ rất dễ rơi vào tình trạng sức khỏe yếu, bệnh tật khi các điều
Trang 16kiện sống không đảm bảo, đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của nhiều quốc gia Tại Việt Nam, các chính sách đảm bảo an sinh
xã hội của chính phủ luôn bao gồm các chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận y tế của người nghèo, nâng cao sức khỏe, thu nhập và đảm bảo an sinh
xã hội Các chính sách về y tế cho người nghèo ở Việt Nam có thể kể đến như Quyết định 705/QĐ-TTg của thủ tưởng Chính phủ về nâng cao mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho các đối tưởng cận nghèo, Quyết định số 538/2013/QĐ-TTg của thủ tưởng Chính phủ phê duyệt đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020, và các chính sách hỗ trợ chung về cho giảm nghèo như Chương trình 30a, Chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2020… nhờ đó Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực y tế: tính đến năm 2014, có 97,5% số xã có trạm y tế, trên 40% cơ sở y tế xã có bác sỹ, có 80% số thôn, bản có nhân viên y tế cộng đồng, 95% trẻ dưới 5 tuổi được tiêm chủng mở rộng Giảm nhanh tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (đến nay còn 34%) Năm 1996, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi ngang với Thái Lan là nước có GDP cao hơn nước ta nhiều lần Tuổi thọ trung bình tăng từ 66 tuổi (1989) lên 69 tuổi (2003) và 73,2 tuổi (2014) Tỷ lệ sinh giảm 0,8% (kế hoạch
đề ra là 0,6%) Tỷ lệ tăng dân số từ 2% đầu thập niên 90 của thế kỷ trước giảm xuống 1,32% năm 2002 và 1,06% năm 2014
Trang 17đột xuất, hàng triệu hộ được cứu trợ do bị lũ lụt ở miền Trung và Nam Bộ Mức tiêu dùng bình quân tăng từ 2,6 triệu đồng/người/năm (1995) lên 4,3 triệu đồng/người/năm (2001).
1.2.3 Tác động từ phía bản thân hộ nghèo đến giảm nghèo bền vững
Giảm nghèo là cải thiện mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của hộ nghèo
Do đó, hộ nghèo là chủ thể quan trọng nhất cần hướng tới trong quá trình giảm nghèo Có thể chia tác động từ phía hộ nghèo đến giảm nghèo bền vững theo các nhóm nhân tố sau:
1.2.3.1 Nhóm nhân tố về nhân khẩu
- Quy mô và cơ cấu hộ gia đình
Qua nghiên cứu cho thấy cơ cấu hộ gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giảm nghèo Các hộ gia đình có nhiều con, tuổi còn nhỏ rất khó để có thể tự mình thoát nghèo do nghèo đói nên các hộ gia đình này thường có mức thu nhập thấp không đủ trang trải cho các khoản chi tiêu hàng ngày hoặc làm ngày nào ăn hết ngày đó, không thể có được tích lũy và do vậy việc thoát khỏi nghèo đói trẻ nên bế tắc Điều này tạo nên vòng luẩn quẩn của nghèo đói Đối với những gia đình nghèo có số lượng thành viên gia đình ít, nhiều lao động thì cơ hội thoát nghèo sẽ cao hơn và có cơ hội hơn quá trình giảm nghèo bền vững
- Tỷ lệ người sống phụ thuộc
Các hộ nghèo thường là các hộ có tỷ lệ trẻ em, người già trên mỗi lao động rất cao Có thể nói tình trạng phụ thuộc của các gia đình là “người làm thì ít, người
ăn thì nhiều” và thường sảy ra tình trạng thiếu lao động Có thể thấy rõ nếu tỷ
lệ người sống phụ thuộc cao sẽ dẫn đến quá trình thoát nghèo trở lên rất khó khăn, hơn nữa do tỷ lệ này lớn nên người thoát nghèo cũng rất dễ mắc phải tình trạng tái nghèo trở lại khi thu nhập không đủ để đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu
cơ bản của gia đình
- Giới tính của người chủ gia đình
Chính nhân tố giới tính của người làm chủ gia đình cũng quyết định đến khả năng giảm nghèo bền vững của các hộ nghèo Thường những gia đình có phụ
nữ làm chủ sẽ dễ rơi vào tình trạng nghèo đói và mức sống của các hộ gia đình này cũng hạn chế hơn các hộ gia đình nghèo khác Do công việc của người phụ
nữ thường bất ổn và sức khỏe yếu nên việc giúp gia đình thoát nghèo trở nên khó khăn, càng khó để đảm bảo về khả năng bền vững của quá trình giảm nghèo
1.2.3.2 Nhóm nhân tố về kinh tế
- Nghề nghiệp
Yếu tố nghề nghiệp có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình giảm nghèo bền vững của hộ nghèo Nghề nghiệp là nguồn cung cấp thu nhập cho gia đình nên tính chất của nghề nghiệp đó quyết định đến mức thu nhập và tính ổn định của thu nhập thấp, bấp bênh Hộ nghèo thường là những người có nghề nghiệp thu nhập thấp, không ổn định, tính rủi ro của nghề nghiệp cao Do thu nhập
Trang 18thấp làm cho hộ nghèo khó cải thiện cuộc sống và nâng cao mức sống, đảm bảo các nhu cầu cơ bản của bản thân và thoát nghèo bền vững Ngay cả khi thoát nghèo những người này cũng rất đễ rời vào tình trạng tái nghèo do tính chất nghề nghiệp không ổn định, tính rủi ro cao Trong khi đó, những người bị lâm vào tình trạng nghèo đói do các nguyên nhân về thiên tai, chu kỳ kinh tế… nhưng với nghề nghiệp ổn định và thu nhập cao sẽ thoát khỏi tình trạng nghèo đói nhanh chóng và có cuộc sống ổn định.
- Cơ cấu chi tiêu
Cơ cấu chi tiêu của hộ nghèo thường rất eo hẹp Họ chỉ có khả năng trang trải với mức hạn chế, tối thiểu các chi phí lương thực và các đồ dùng thiết yếu khác, họ thường phải bỏ thêm chi phí không đáng có hoặc bị giảm thu nhập do khó tiếp cận cơ hội tăng trưởng kinh tế Thu nhập thấp nên mãi họ chỉ có thể dùng toàn bộ thu nhập đó cho chi tiêu hiện tại, không có tích lũy nên quá trình giảm nghèo trở lên khó khăn
- Vốn và Tài sản
Thiếu vốn và tài sản là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của nhiều hộ gia đình
Do xuất phát điểm thấp, không có nguồn vốn và tài sản có sẵn để sản xuất nên khi các hộ gia đình này rơi vào tình trạng nghèo đói rất khó để họ có thể thoát nghèo Những hộ gia đình nghèo có điều kiện tiếp cận vốn và tài sản, cơ sở hạ tầng – kỹ thuật có sẵn sẽ có điều kiện giảm nghèo nhanh chóng và bền vững vì tài sản, nguồn vốn là yếu tố rất quan trọng quyết định đến quá trình giảm
nghèo bền vững của các hộ gia đình
1.2.3.3 Nhóm nhân tố xã hội và nhận thức
- Giáo dục – sức khỏe
Trình độ học vấn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thoát nghèo của các cá nhân và hộ gia đình Hộ nghèo thường là những người có trình độ học vấn thấp, không có kinh nghiệm làm ăn nên không có được giải pháp để tự thoát nghèo Dân trí thấp, tự ti, thiếu năng động, lại không được hướng dẫn cách làm
ăn, đây là nguyên nhân làm cho nhiều gia đình nghèo không thể thoát nghèo đi lên giảm nghèo bền vững
Sức khỏe là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của hộ nghèo Sức khỏe yếu,bệnh tật làm ảnh hưởng đến năng suất lao động dẫn đến thu nhập thấp Do thu nhập thấp hộ nghèo chỉ có thể thỏa mãn một số nhu cầu cơ bản của cuộc sống, điều này làm ảnh hưởng đến đến sức khỏe và cứ thể hộ nghèo rơi vào vòng luẩn quẩn không thể nâng cao thu nhập, cải thiện sức khỏe và thoát
nghèo Với những hộ nghèo có sức khỏe tốt, quá trình lao động có năng suất lao động cao sẽ dần làm tăng thu nhập và thoát nghèo bền vững
- Nhận thức, lối sống
Không phải tất cả những hộ nghèo đều có mong muốn và cố gắng thoát nghèo Có những hộ nghèo có quyết tâm thoát nghèo cao, có ý chí học hỏi các kỹ thuật mới, có nhận thức tốt, năng động và biết cân bằng hợp lý giữa chi tiêu và tiết kiệm để có vốn
Trang 19đầu tư vào sản xuất trong tương lai,điều này làm tăng cơ hội cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững cho các cá nhân và hộ gia đình Tuy nhiên, cũng có những hộ nghèo không cố gắng để tự mình thoát nghèo, tâm lý ỷ lại, thụ động, chờ sự trợ giúp của nhà nước, bằng lòng với cuộc sống nghèo khổ, nghiện ngập, cờ bạc, rượu bia… làm cho cuộc sống của những người này mãi không được nâng cao và lâm vào tình trạng nghèo đói triền miên, thu nhập không được cải thiện, trông mong vào trợ cấp của nhà nước làm tình trạng nghèo ngày càng trầm trọng.
1.3 Bài học kinh nghiệm về giảm nghèo bền vững tại một số địa phương
1.3.1 Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Với xuất phát điểm thấp, lại có tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số khá cao (chiếm trên 83% tổng dân số toàn huyện), từ lâu, Lạc Dương được xếp vào nhóm địa phương khó khăn của tỉnh Tuy chỉ có 6 đơn vị hành chính cấp xã, nhưng Lạc Dương lại có đến 4 xã và 3 thôn nghèo thuộc diện đầu tư theo
Chương trình 30a của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách hỗ trợ, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình 30a, bộ mặt nông thôn trong huyện đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên, góp phần đẩy nhanh tiến độ xóa đói giảm nghèo tại địa phương theo hướng bền vững
Cũng như nhiều địa phương khác, từ năm 2009, huyện Lạc Dương chính thức triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững Để đạt được hiệu quả cao nhất, thời gian qua Huyện ủy Lạc Dương đã ban hành một số nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội về giảm nghèo nhanh và bền vững đến năm 2015 Trên cơ sở đó, UBND huyện cũng đã ban hành các
chương trình, kế hoạch cụ thể thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Huyện ủy và thành lập các tổ công tác hỗ trợ các xã và thôn nghèo khảo sát nhu cầu đầu tư của từng hộ và giao các ngành chuyên môn thẩm định Theo đó, qua 3 năm triển khai thực hiện Chương trình 30a, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trong huyện đã giảm mạnh theo hướng bền vững Nếu như, cuối năm 2008, toàn huyện có hơn
910 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 25,37% tổng số hộ dân, trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 31,82% thì đến nay tỷ lệ hộ nghèo trong huyện giảm xuống còn 754 hộ, chiếm 16,89% (trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm
21,54%), giảm 171 hộ, tương đương với 6,19% so với cuối năm 2010 Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo trong huyện giảm xuống còn 10% (trong đó hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm xuống còn
15%), đạt mức giảm bình quân hộ nghèo từ 4-5%/năm Riêng các xã nghèo giảm bình quân từ 6-8%/năm Thời gian qua, huyện Lạc Dương đã tập trung thực hiện đồng bộ một số nhóm giải pháp, chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh
và bền vững, trong đó chú trọng quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo tại 4 xã, 3 thôn nghèo thuộc diện đầu tư theo Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững Từ năm 2009 đến 2011, bằng nguồn ngân sách tỉnh, Lạc
Trang 20Dương đã hỗ trợ trên 23,4 tỷ đồng cho các xã nghèo, thôn nghèo trong huyện thực hiện các nội dung như: chăm sóc quản lý bảo vệ rừng, hỗ trợ khai hoang, phục hóa, thâm canh, chuyển đổi cây trồng, phân lô quy hoạch đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ học nghề Ngoài ra, huyện còn thực hiện đồng bộ một số chính sách, dự án giảm nghèo khác như: chính sách ưu đãi cho vay hộ nghèo, khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề; chính sách hỗ trợ giáo dục, y tế, nhà ở và đất sản xuất cho người nghèo, giao khoán quản lý bảo vệ rừng và xã hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo với tổng kinh phí khoảng 70 tỷ đồng.
Theo đồng chí Đỗ Qúy Uy - Bí thư Huyện ủy Lạc Dương, bài học kinh nghiệm
mà Lạc Dương đúc rút ra trong quá trình triển khai thực hiện công tác giảm nghèo nhanh và bền vững, trước hết là phải có sự vào cuộc tích cực của các cấp
ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở Từ đó, bàn bạc đưa ra các nhóm chính sách đồng bộ phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để triển khai có hiệu quả công tác giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống của người dân nói chung và người nghèo nói riêng ở các xã, thôn nghèo trong huyện Các quy trình triển khai hỗ trợ cũng phải được thực hiện đúng đối tượng, những hộ dân được hưởng thụ phải được rà soát theo nhu cầu đăng ký, đúng tiêu chuẩn, quy định Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người nghèo cần được công khai minh bạch, có sự tham gia của các ngành, đoàn thể tại địa phương nên người dân có niềm tin tuyệt đối vào những chủ trương, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đối với công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương Hầu hết các hộ nghèo đã có ý thức tự lực tự cường, vươn lên thoát nghèo, tích cực tham gia học nghề, học tập kinh nghiệm trong sản xuất, chủ động vay vốn đầu
tư mở rộng sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống và sinh hoạt
Có thể nói, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình 30a của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững, đời sống của người dân nói chung và người nghèo được hưởng lợi trực tiếp từ chương trình này đã được cải thiện đáng kể; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, cho thấy chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững ở Lạc Dương phát huy hiệu quả tốt, góp phần lớn vào việc khai thác nội lực trong nhân dân, thúc đẩy kinh
tế Lạc Dương phát triển
1.3.2 Kinh nghiệm giảm nghèo tại huyện Như thanh tỉnh Thanh Hóa
Như Thanh - Thanh Hoá là huyện miền núi, nằm ở phía tây nam của tỉnh
Thanh Hoá Được thành lập theo Nghị Định 72/CP, ngày 18/11/1996 của
Chính Phủ Huyện mới chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính từ tháng 01 năm 1997 Toàn huyện có 16 xã và 1 thị trấn Trong đó có 5 xã thuộc
Trang 21chương trình 135 Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 58.733,42 ha, trong đó đất nông nghiệp là 42.116,30 ha, đất phi nông nghiệp là 6.847,56 ha còn lại là đất chưa sử dụng 9.769,56 ha Dân số của huyện theo số liệu thống
kê vào ngày 01/2014 là 87.227 người, trong đó có 40.669 người trong độ tuổi lao động Với 4 dân tộc anh em là Kinh, Thái, Mường, Thổ
1.3.2.1 Thực trạng nghèo tại huyện Như Thanh
Như Thanh là một trong 24 huyện của tỉnh Thanh Hóa, trong giai đoạn
2006-2010 tình trạng nghèo đói của huyện diễn ra khá phức tạp Năm 2006, huyện
có tổng số 7532 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 52,75% Đến năm 2010 toàn huyện có
6746 hộ nghèo, chiếm có 38,32% trong đó 5 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% đến dưới 30%, 5 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% đến dưới 40%, 7 xã có tỷ lệ hộ nghèo
từ 40% trở lên và đặc biệt trong đó có 1 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 60% Quy
mô đói nghèo của các xã và thị trấn không đồng đều nhau Năm 2010 xã có số
hộ nghèo cao nhất là Xuân Thái (60%) và xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là Hải Vân (12%) Trong giai đoạn 2006 – 2010, xã Xuân Thái chưa thể thoát khỏi cảnh nghèo đói gay gắt và luôn là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong huyện
Về cơ sở hạ tầng thiết yếu: Theo báo cáo của một số ngành và địa phương, tính đến năm 2010 còn 2 xã chưa có trạm cấp điện đến trung tâm xã hoặc nguồn Diezen, chiếm 30,5% Đường giao thông đến trung tâm xã: còn 1 xã xe ô tô chưa đến được quanh năm, chiếm 9,16% Còn khoảng 236 phòng học tạm, tranh tre, và thiếu khoảng 120 phòng học Còn 2 xã chưa có một trong 2 công trình trên, chiếm 48,09% và có khoảng 34%-35% số người khôngđược dùng nước sạch, ở vùng cao và vùng sâu tỷ lệ này còn thấp hơn
1.3.2.2 Những chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Như Thanh
- Chính sách về hỗ trợ y tế
Như Thanh - Thanh Hoá là huyện có địa bàn rộng, dân cư sống rải rác, địa hình
đa dạng( miền núi và trung du) Huyện gồm 16 xã và 1 thị trấn Nhưng những năm qua được sự quan tâm của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp chính quyền và các ban ngành đoàn thể xã hội trong huyện, huyện
đã sớm triển khai thực hiện chính sách của Nhà nước về chăm sóc sức khoẻ y
tế cho nhân dân, đặc biệt là chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo và dân cư ở vùng cao Đây là một chính sách quan trọng trong chương trình mục tiêu Quốc gia Xoá đói giảm nghèo và đã thu được một số kết quả nhất định Nhân dân các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định
số 135/1998/QĐ/TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt " Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa" Thực hiện việc cấp thẻ khám chữa bệnh cho người nghèo, thực hiện quyết định 139 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám chữa bệnh cho hộ nghèo, huyện Như Thanh - Thanh Hoá thực hiện chính sách thực thanh, thực chi, chứ không thực hiện mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo Những
Trang 22năm gần đây, huyện Như Thanh - Thanh Hoá đã trích ra hơn 532 triệu đồng để chi phí cho bệnh nhân thuộc diện nghèo Hàng năm số người được thụ hưởng chính sách khám chữa bệnh ngày càng nhiều lên, năm 2011 mới chỉ có 41.532 lượt người nhưng đến năm 2012 đã tăng lên là 52.501 lượt người, tương ứng với số tiền chi phí cho nó cũng tăng lên theo Năm 2011 chỉ có 1.112.000
đồng/năm nhưng đến năm 2012 là 1.678.000.000 đồng, riêng 9 tháng đầu năm
2014 số tiền đó đã là 1.978.000.000 đồng
- Chính sách hỗ trợ về tín dụng cho hộ nghèo
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh - Thanh Hoá có mạng lưới giao dịch rộng khắp từ huyện đến cơ sở Với mô hình này, Ngân hàng Chính sách đã hoạt động tích cực và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, đóng góp tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng chủ yếu
do Trung tâm điều hành tác nghiệp Ngân hàng Chính sách xã hội Việt nam cấp
và Ngân sách của huyện chuyển sang để cho hộ nghèo vay Để nhiều người nghèo có cơ hội được tiếp cận với dịch vụ tín dụng hơn ngân hàng chính sách
xã hội huyện Như Thanh đã:
Thứ nhất: Đẩy mạnh khâu quảng bá, tuyên truyền đến từng thôn bản nơi tập trung nhiều người nghèo để họ biết và hiểu rõ chính sách tín dụng hộ nghèoThứ hai: Kết hợp việc rải ngân với việc hướng dẫn cách làm ăn Cụ thể là xuống trực tiếp địa bàn dân cư hướng dẫn, định hướng cho người nghèo trồng , nuôi cây gì, chăm sóc như thế nào
- Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở
Thực hiện Quyết định 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/09/2001 của Thử tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia Xoá đói giảm nghèo- việc làm giai đoạn 2001-2005 Cùng với việc trợ giúp hộ nghèo về phát triển sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo Vấn đề hỗ trợ người nghèo về nhà ở là một nôi dung của chương trình và được coi là một trong những chính sách đối với người nghèo Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Xoá đói giảm nghèo- việc làm của Chính phủ Nghị quyết số 07/NQ-TU ngày 29/11/2001 của huyện
uỷ Như Thanh - Thanh Hoá về việc tăng cường đầu tư và phát triển kinh tế xã hội miền núi, hải đảo giai đoạn 2001-2005 Chương trình hành động số 14 CTr/TU ngày 08/05/2003 của huyện uỷ, thực hiện Nghị quyết trung ương 7 khoá IX về công tác dân tộc đã đưa ra nhiều mục tiêu giải pháp, tích cực về Xoá đói giảm nghèo, trong đó đề ra mục tiêu đến năm 2005 huyện xoá cơ bản nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo Uỷ ban Nhân dân huyện đã ban hành Quyết định số 140/2002/QĐ-UB ngày 29/04/2002 phê duyệt Chương trình Xoá đói giảm nghèo- việc làm giai đoạn 2001-2005 Trong những năm qua, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh, cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo xoá
Trang 23đói giảm nghèo huyện đã tích cực phối hợp với các cơ quan thành viên tham mưu nhiều giải pháp hỗ trợ hộ nghèo có khó khăn về nhà ở thông qua các hình thức huy động các nguồn lực từ xã hội Cụ thể:
Một là tham mưu cho UBND huyện phân công 267 Sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương trợ giúp 31 xã nghèo và 2 xã khó khăn, trong đó Chuyên đề thực tập tôt nghiệp hướng dẫn các đơn vị trợ giúp tập trung chủ yếu hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo xoá nhà tạm,nhà dột nát
Hai là phối hợp với Mặt trận Tổ quốc huyện và các cấp, ngành địa phương và nhân dân trong toàn huyện đẩy mạnh cuộc vận động ủng hộ Quỹ ngày vì người nghèo
Ba là phát động các tổ chức hội, đoàn thể quần chúng và toàn thể nhân dan đẩy mạnh phong trà xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hội viên người nghèo
Bốn là xây dựng phương án hỗ trợ hộ nghèo khó khăn về nhà ở hàng năm bằng nguồn ngân sách
1.3.2.3 Kết quả giảm nghèo bền vững tại huyện Như Thanh
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức do suy giảm kinh tế, tình hình lạm phát, giá cả tăng cao, thiên tai, dịch bệnh, Song được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, huyện Như Thanh đã hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, trong đó lĩnh vực giảm nghèo bền vững đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, cụ thể:
- Về hộ nghèo
+, Năm 2011: Toàn huyện có 16.960 hộ, trong đó có 4.570 hộ đói nghèo chiếm 29,37% tổng số hộ trong toàn huyện
+, Năm 2012: Toàn huyện có 16.138 hộ , trong đó có 4.276 hộ đói nghèo
chiếm 225.7% tổng số hộ trong toàn huyện
+, Năm 2013: Toàn huyện có 16.161 hộ, trong đó có 3.520 hộ đói nghèo, chiếm 21.1% tổng số hộ trong toàn huyện
+, Đến năm 2014, Toàn huyện có 2.630 hộ nghèo chiếm 15% tổng số hộ trong toàn huyện
Riêng năm 2012, ngành Lao động Thương binh và Xã hội đã cấp trên 15.000 thẻ khám chữa bệnh cho 139 cho các đối tượng người nghèo, bảo trợ xã hội, thuộc các xã thuộc chương trình 135 Trong đó số thẻ cấp cho người nghèo là 41.000 thẻ chiếm 35,6% tổng số thẻ khám chữa bệnh 139 Riêng đầu năm 2014 cấp được 32.377 thẻ cho người nghèo Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
đã giúp được hộ nghèo giảm bớt một phần gánh nặng, vì vậy chi phí cho y tế chiếm một phần lớn trong chi tiêu cho hộ gia đình Những năm gần đây, huyện Như Thanh - Thanh Hoá đã trích ra hơn 532 triệu đồng để chi phí cho bệnh nhân thuộc diện nghèo Hàng năm số người được thụ hưởng chính sách khám chữa bệnh ngày càng nhiều lên, năm 2010 mới chỉ có 41.532 lượt người nhưng đến năm 2011 đã tăng lên là 52.501 lượt người, tương ứng với số tiền chi phí cho nó cũng tăng lên theo Năm 2010 chỉ có 1.112.000 đồng/năm nhưng đến
Trang 24năm 2011 là 1.678.000.000 đồng, riêng 9 tháng đầu năm 2014 số tiền đó đã là 1.978.000.000 đồng Trước đây khi chưa có chính sách thì người bệnh thuộc diện người nghèo phải thanh toán những khoản tiền lớn vì thuốc dùng là những thuốc có giá thành cao và điều trị bệnh hiểm nghèo Nhưng với hình thức thực chi cho chính sách khám chữa bệnh người nghèo, đối với hình thức này sẽ tiết kiệm đựơc rất nhiều cho Quỹ khám chữa bệnh 139 của huyện
Đến cuối năm 2013 tổng nguồn vốn hoạt động là 165.255 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân là 43% Đến nay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã không ngừng mở rộng cho vay các đối tượng hộ nghèo trên địa bàn huyện, lượng vốn mỗi năm rải ngân ngày một lớn, con số dư nợ ngày cang cao Từ khi có chính sách hỗ trợ vay vốn cho người nghèo phát triển sản xuất đã có rất nhiều hộ nghèo thoát nghèo Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện ,nhờ chính sách cho hộ nghèo vay vốn đã giúp cho 15.556 lượt hộ thoát nghèo, góp phần hạ tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 6,1% vào năm 2013
Chương trình Quốc gia Xoá đói giảm nghèo- việc làm giai đoạn 2001-2005 Cùng với việc trợ giúp hộ nghèo về phát triển sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo vừa qua huyện Như Thanh - Thanh Hoá đã triển khai hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và
đã có nhiều phong trào tiêu biểu đạt được hiệu quả như :
- Phong trào "Xoá nhà tranh, dành nhà ngói" của Hội cựu chiến binh huyện Phong trào đã huy động được tất cả hội viên, bằng tình đồng đội bằng khả năng hiện có của mình, với tinh thần"lá lành đùm lá rách", góp tiền, vật liệu, công sức để giúp đỡ làm mới và sữa chữa nhàcho hội viên khó khăn về nhà ở Với cách làm"cuốn chiếu" và tập trung làm dứt điểm từng nhà dột nát cho hội viên trên địa bàn
- Mô hình xoá nhà tạm, nhà dột nát có sự chỉ đạo tập trung từ cấp uỷ và huy động mọi nguồn lực của huyện đã tạo ra một sức mạnh tổng hợp của tất cả các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, khơi dậy tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái giúp đỡ người nghèo cuả các đơn vị, thôn bản, khu phố góp sức làm cho mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức và tích cực hưởng ứng để trong thời gian ngắn xoá cơ bản nhà dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn Với cách làm này cho đến nay huyện đã tập trung toàn lực phối hợp với các đơn vị để xoá gần 500 nhà Mô hình " cải tạo, sữa chữa, nâng cấp nhà chính sách, tách công trình vệ sinh ra khỏi nhà" của bộ đội Lâm trường K626 đã làm thay đổi thói quen ngàn đời từ ăn ở thiếu vệ sinh chuyển sang ăn
ở có vệ sinh, thay đổi nhận thức từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá phát triển, tạo thu nhập xoá đói giảm nghèo của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số
1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh Điên Biên nói chung và huyện Mường Ảng nói riêng