Vấn đề đặt ra ở đây là phảibiết được mức đầu tư đó, với phương thức chăn nuôi đó hộ sẽ thu được lợi nhuận baonhiêu và vùng nào nhóm hộ nuôi nào là có hiêu quả nhất và đưa ra những giải p
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI GÀ THỊT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PHẠM VĂN AN
KHĨA HỌC 2009 – 2013
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI GÀ THỊT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Phạm Văn An ThS Nguyễn Lê Hiệp
Lớp: K43 A KTNN
Niên khĩa: 2009 – 2013
Huế, tháng 5 năm 2013
Trang 3Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Quý thầy cô giáo khoa Kinh tế & Phát triển đã giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức trong suốt 4 năm học qua, tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo-Th.S Nguyễn
Lê Hiệp đã định hướng và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
- UBND thị xã Hương Thủy, phòng kinh tế UBND thị xã Hương Thủy đã tạo điều kiện cho tôi thu thập một số thông tin thứ cấp và sơ cấp phục vụ cho khóa luận tốt nghiệp.
- Gia đình, bạn bè tôi đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót, kính mong quý thầy cô giáo đóng góp ý kiến để khoá luận được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05/2013 Sinh viên thực hiện
Phạm Văn An
Trang 4MỤC LỤC
-LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
2.1 Mục tiêu chung 3
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG I : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1 Cơ sở lý luận 6
1.1.1 Những lý luận chung về hiệu quả kinh tế 6
1.1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế 6
1.1.1.2 Phương pháp xác định và bản chất hiệu quả kinh tế 7
1.1.3 Yêu cầu kỹ thuật nuôi một số giống gà thịt chủ yếu tại địa phương[9] 9
1.1.4 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gà thịt 13
1.2 Cơ sở thực tiễn 16
1.2.1 Tình hình chăn nuôi gà trên Thế Giới 16
1.2.2 Tình hình chăn nuôi gà trong nước 18
1.2.2.1 Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam 18
1.2.2.2 Thực trạng giết mổ và chế biến gà ở Việt Nam[13] 21
Trang 51.2.2.3 Tồn tại và thách thức trong chăn nuôi gà ở Việt Nam[13] 22
1.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 24
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI GÀ THỊT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG THUỶ 26
2.1 Tình hình cơ bản của thị xã Hương Thuỷ 26
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 26
2.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình 26
2.1.1.2 Khí hậu, thủy văn 27
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 28
2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế 28
2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của thị xã Hương Thuỷ 30
2.1.2.3 Tình hình sử dụng đất của thị xã Hương Thuỷ 31
2.1.2.4 Điều kiện cơ sở hạ tầng của thị xã Hương Thuỷ 32
2.1.3 Đánh giá tình hình cơ bản của thị xã Hương Thuỷ 33
2.1.3.1 Thuận lợi 33
2.1.3.2 Khó khăn 34
2.2 Tình hình chăn nuôi gà thịt trên địa bàn thị xã Hương Thủy 35
2.3 Đặc điểm của nông hộ điều tra 38
2.3.1 Năng lực của hộ nuôi gà thịt 38
2.3.2 Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra 42
2.3.3 Tình hình sử dụng nguồn vốn của hộ điều tra 43
2.4 Tình hình đầu tư cho chăn nuôi gà thịt của hộ 44
2.4.1 Tình hình đầu tư cho chăn nuôi gà thịt của hộ vào vụ 1 44
2.4.2 Tình hình đầu tư cho chăn nuôi gà thịt của hộ vào vụ 2 48
2.5 Kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt của các hộ điều tra 50
2.5.1 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà thịt theo phương thức chăn nuôi 50
2.5.2 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi theo giống gà 54
2.5.2.1 Tình hình đầu tư cho chăn nuôi theo giống gà 54
2.5.2.3 Hiệu quả chăn nuôi theo giống gà 60
2.5.3 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi theo vùng sinh thái 62
Trang 62.5.3.1 Tình hình đầu tư chăn nuôi gà thịt theo vùng sinh thái 62
2.5.4 Kết quả và hiệu quả theo quy mô 67
2.6 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt 71
2.6.1 Ảnh hưởng chi phí sản xuất trực tiếp đến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt 71
2.6.2 Ảnh hưởng của kinh nghiệm chăn nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt 74
2.7 Sử dụng hàm Cobb - Douglas phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sản lượng gà thịt 76
2.8 Thị trường đầu vào và đầu ra của hoạt động chăn nuôi gà thịt ở thị xã Hương Thủy 78
2.8.1 Thị trường đầu vào 78
2.8.2 Thị trường đầu ra 80
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 83
3.1 Định hướng phát triển: 83
3.2 Mục tiêu phát triển 83
3.2.1 Mục tiêu chung 83
3.2.2 Mục tiêu cụ thể 84
3.3 Những giái pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi gà thịt ở Thị xã Hương Thủy 84
3.3.1 Các giải pháp về kỹ thuật 84
3.3.2 Giải pháp về chính sách 86
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
1.KẾT LUẬN 89
2 KIẾN NGHỊ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
-Sơ đồ: Kênh tiêu thụ sản phẩm gà thịt……… .82
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
-Bảng 1: Số lượng vật nuôi của thế giới năm 2009 16
Bảng 2: Các nước có số lượng gà nhiều nhất thế giới năm 2009 17
Bảng 3: Số lượng gà cả nước 2010-2011 18
Bảng 5: Tình hình dân số và lao động của thị xã Hương Thuỷ năm 2012 30
Bảng 6 : Tình hình sử dụng đất thị xã Hương Thuỷ năm 2012 31
Bảng 7: Tình hình chăn nuôi gà tại thị xã Hương Thuỷ 2007-2011 35
Bảng 8: Số lượng gà trong tổng đàn gia cầm giai đoạn 2008-2011 36
Bảng 9: Một số đặc điểm của hộ nuôi gà thịt 38
Bảng 10: Một số chỉ tiêu về tình hình nuôi gà thịt của hộ điều tra 40
Bảng 11: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra 42
Bảng 12: Tình hình sử dụng nguồn vốn của các hộ điều tra 43
Bảng 13: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 1 47
Bảng 14: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 2 48
Bảng 15 : Kết quả nuôi gà thịt của các hộ được điều tra theo phương thức chăn nuôi 50
Bảng 16 : Hiệu quả nuôi gà thịt của các hộ điều tra theo phương thức chăn nuôi 52
Bảng 17: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 1 theo giống gà 54
Bảng 18: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 2 theo giống gà 56
Bảng 19 : Kết quả nuôi gà thịt của các hộ được điều tra theo giống gà 58
Bảng 20: Hiệu quả nuôi gà thịt của các hộ điều tra theo giống gà 60
Bảng 21: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 1 theo vùng sinh thái 62
Bảng 22: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 2 theo vùng sinh thái 64
Bảng 23 : Kết quả nuôi gà thịt của các hộ được điều tra theo vùng sinh thái 65
Bảng 24: Hiệu quả nuôi gà thịt của các hộ điều tra theo vùng sinh thái 67
Bảng 25: Kết quả và hiệu quả theo quy mô 68
Bảng 26: Ảnh hưởng của chi phí sản xuất trực tiếp đến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt 72
Bảng 27: Ảnh hưởng của kinh nghiệm nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt 74
Bảng 28: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng gà thịt 76
Bảng 29: Đánh giá của hộ nuôi gà thịt về khả năng tiếp cận các đầu vào 79
Trang 10TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
-1 Tính cấp thiết của đề tài
Mặc dù đã có nhiều biện pháp chuyển đổi phương thức nhỏ lẻ sang chăn nuôi tậptrung với quy mô lớn nhưng việc chuyển đổi vẫn còn rất chậm Đến nay số lượng giatrại, trang trại chăn nuôi có quy mô lớn trên địa bàn thị xã Hương Thủy rất hạn chế,nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không tuân thủ các điều kiện về an toàn sinh học khiến côngtác quản lý gặp nhiều khó khăn, nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao Bên cạnh đó sự biếnđổi thất thường của thời tiết, giá cả đầu ra, đầu vào biến động thất thường, công tácphòng trừ dịch bệnh hạn chế đã ảnh hưởng kết quả chăn nuôi, làm cho thu nhập củangười dân cũng như việc chăn nuôi trên địa bàn thị xã có xu hướng ngày càng giảmxuống Hơn thế nữa sự đa dạng về phương thức chăn nuôi, đa dạng vùng sinh thái vànhóm hộ cũng làm cho hiệu quả kinh tế có sự khác nhau Vấn đề đặt ra ở đây là phảibiết được mức đầu tư đó, với phương thức chăn nuôi đó hộ sẽ thu được lợi nhuận baonhiêu và vùng nào nhóm hộ nuôi nào là có hiêu quả nhất và đưa ra những giải phápthích hợp khắc phục nhằm nhằm tăng năng suất, hiệu quả cao cả về số lượng và chấtlượng, làm cho chăn nuôi gà trên địa bàn thị xã phát triển một cách bền vững Vớinhững lý do cấp thiết đã nêu trên, liên hệ đến thực tiễn chăn nuôi gà trên địa bàn, nhằmmục đích đóng góp thêm các thông tin hữu ích về lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực
chăn nuôi gà thịt, tôi đề xuất nghiên cứu “ Đánh giá hiệu quả chăn nuôi gà thịt ở thị
xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi gia cầm, chănnuôi gà thịt ở nông hộ nói riêng
- Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt thông qua hệ thống các chỉtiêu trên địa bàn thị xã Hương Thủy trong thời gian qua
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả nuôi gà thịttrên địa bàn thị xã Hương Thủy trong thời gian tới
3 Dữ liệu phân tích và phương pháp nghiên cứu
- Dữ liệu phân tích
+ Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của UBND thị xã Hương thủy 2011, 2012
Trang 11+ Thông tin thu thập từ UBND thị xã Hương Thủy, phòng kinh tế thị xã HươngThủy và số liệu từ các xã được chọn để nghiên cứu.
+ Số liệu thu thập được từ các hộ, gia trại chăn nuôi gà thịt thông qua hình thứcphỏng vấn trực tiếp
+ Sách báo, tạp chí, luận văn, báo cáo… có liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập số liệu
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp chuyên gia
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp phân tổ thống kê
+ Phương pháp phân tích hồi quy
4 Các kết quả nghiên cứu đạt được
+ Phân tích được kết quả và hiệu quả kinh tế của hai hình thức nuôi, từ đó thấy rõđược hình thức nuôi gà thịt BCN đang vượt trội hơn, hiệu quả kinh tế mang lại caohơn so với hình thức nuôi CN
+ Phân tích được kết quả và hiệu quả kinh tế của ba giống gà, từ đó thấy rõ đượcgiống gà Kiến lai đang vượt trội hơn, hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn so với giống
gà Lương Phượng, Lương Mỹ
+ Phân tích được kết quả và hiệu quả kinh tế vùng đồng bằng và vùng gò đồi, từ
đó thấy rõ được vùng gò đồi đang vượt trội hơn, hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn sovới vùng đồng bằng
+ Xác định được sự ảnh hưởng của kinh nghiệm nuôi và chi phí sản xuất trực tiếpđến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt của hai hình thức nuôi
+ Thông qua hàm sản xuất Cobb - Douglas đã phân tích được một số nhân tố chủyếu ảnh hưởng đến sản lượng gà thịt
+ Đề ra một số giải pháp về kỹ thuật như giải pháp thay đổi phương thức nuôi,lựa chọn quy mô nuôi, vụ nuôi phù hợp…và các gải pháp về chính sách như quyhoạch, đầu tư, tín dụng… góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt trên địa bànthị xã Hương Thủy Đồng thời đưa ra những thông tin giúp cho hộ chăn nuôi lựa chọnhình thức nuôi phù hợp với năng lực của hộ
Trang 12PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 năm 1986, nông nghiệp đãđược xác định là mặt trận kinh tế hàng đầu Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đếnphát triển nông nghiệp và nông thôn, coi đây là một lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đốivới sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước Nhờ vậy, nông nghiệp và nông thôn ViệtNam đã có những bước tiến mạnh mẻ Vươn lên chiếm thành phần chủ đạo trong cơcấu nền kinh tế Sản phẩm sản xuất mang lại từ nông nghiệp đối với sự phát triển kinh
tế xã hội đó là lương thực, thực phẩm, nguyên liệu thiết yếu đảm bảo cung cấp an toànlương thực, xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập thúc đẩy ngànhcông nghiệp chế biến, công nghiệp địa phương và dịch vụ phát triển tạo ra một sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý Hiện nay, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn
ra trên toàn cầu như hiên nay, tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm trở thành nhữngthách thức rất lớn khiến nhiều nước trên thế giới phải nhìn lại tầm quan trọng của pháttriển nông nghiệp ở quốc gia mình
Ở nước ta, nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, trong đó trồng trọt và chănnuôi là hai bộ phận chủ yếu Trong mấy năm gần đây cùng với trồng trọt, ngành chănnuôi nước ta đã không ngừng phát triển và đạt được những kết quả đáng kể.Trong đóngành chăn nuôi gia cầm đã góp phần vào sự phát triển của ngành chăn nuôi cả về sốlượng và chất lượng sản phẩm Ngành chăn nuôi gia cầm đã gắn bó với đời sống loàingười từ rất sớm, hiện nay nó đã trở thành loại hình chăn nuôi phổ biến trong hộ giađình Việt Nam
Ở Thừa Thiên Huế chăn nuôi gia cầm là nghề chăn nuôi truyền thống, loại hìnhchăn nuôi phổ biến trong hộ gia đình nông thôn, sản phẩm gia cầm, đặc biệt là thịt gàkhông chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị mà còn in đậm trong đời sống xã hộibởi một nền văn hóa ẩm thực với cả yếu tố tâm linh, nó được sử dụng nhiều trongnhững ngày giỗ, ngày tết và lễ hội Với những lý do đó sản phẩm gia cầm luôn có vị trítrên thị trường tiêu thụ, đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi Thừa Thiên Huế phát triểnnhư hiện nay, đã phần nào tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi Hơn
Trang 13thế nữa, gà là vật nuôi dễ nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao so với các vật nuôi khác,chu kì sản xuất ngắn, chi phí thức ăn thấp, có thể tận dụng được thức ăn và lao độnggia đình, tạo ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Chính vì thế chăn nuôi gà có vaitrò không thể thiếu trong nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam nói chung cũng nhưThừa Thiên Huế nói riêng.
Hương Thủy - một thị xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những vùngchăn nuôi gà điển hình của tỉnh Trong những năm qua cùng với sự phát triển chungcủa Đất Nước trong thời kì hội nhập với nền kinh tế quốc tế, ngành chăn nuôi, đặc biệt
là chăn nuôi gà ở thị xã Hương Thuỷ đã có những bước phát triển mới, góp phần vào
sự phát triển chung của Tỉnh nhà Bên cạnh những đóng góp và những giá trị kinh tế
mà chăn nuôi gà mang lại thì chăn nuôi gà thể hiện nhiều bất cập và những hạn chế.Tình trạng chăn nuôi vẫn còn mang tính nhỏ lẻ tự phát chưa chú trọng đầu tư vào đểphát triển Phong trào nuôi gà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và ít quan tâm đến kỹthuật dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp Mặc dù đã có nhiều biện pháp chuyển đổiphương thức nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung với quy mô lớn nhưng việc chuyển đổivẫn còn rất chậm Đến nay số lượng gia trại, trang trại chăn nuôi có quy mô lớn trênđịa bàn thị xã rất hạn chế, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không tuân thủ các điều kiện về
an toàn sinh học khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, nguy cơ xảy ra dịch bệnhrất cao Bên cạnh đó sự biến đổi thất thường của thời tiết, giá cả đầu ra, đầu vào biếnđộng thất thường, công tác phòng trừ dịch bệnh hạn chế đã ảnh hưởng kết quả chănnuôi, làm cho thu nhập của người dân cũng như việc chăn nuôi trên địa bàn thị xã có
xu hướng ngày càng giảm xuống Hơn thế nữa sự đa dạng về phương thức chăn nuôi,
đa dạng vùng sinh thái và nhóm hộ cũng làm cho hiệu quả kinh tế có sự khác nhau.Vấn đề đặt ra ở đây là phải biết được mức đầu tư đó, với phương thức chăn nuôi đó hộ
sẽ thu được lợi nhuận bao nhiêu và vùng nào nhóm hộ nuôi nào là có hiêu quả nhất vàđưa ra những giải pháp thích hợp khắc phục nhằm tăng năng suất, hiệu quả cao cả về
số lượng và chất lượng, làm cho chăn nuôi gà trên địa bàn thị xã phát triển một cáchbền vững Với những lý do cấp thiết đã nêu trên, liên hệ đến thực tiễn chăn nuôi gàtrên địa bàn, nhằm mục đích đóng góp thêm các thông tin hữu ích về lý luận và thực
tiễn trong lĩnh vực chăn nuôi gà thịt, tôi đề xuất nghiên cứu “ Đánh giá hiệu quả kinh
tế nuôi gà thịt trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Trang 142 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình chăn nuôi gà ở thị xã Hương Thủy thời gian qua
từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà để nâng cao kết quả, hiệu quả
ở thị xã trong những năm tới góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về hiệu quả kinh
tế nuôi gà thịt của các hộ gia đình và gia trại trên địa bàn thị xã Hương Thủy
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tập trung chủyếu vào 4 phường, xã: Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Thanh, Thủy Bằng, nơi có sốlượng nuôi gà chiếm tỷ lệ lớn trên toàn thị xã
- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình chăn nuôi gà thịt vàonăm 2012 của thị xã Hương Thủy
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
Trang 15phẩm trên địa bàn thị xã Trong đó tiến hành điều tra tại địa bàn phường Thủy Dương:
15 hộ, phường Thủy Phương: 12 hộ, xã Thủy Bằng: 15 hộ, xã Thủy Thanh: 8 hộ Tất
cả các hộ trên chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp
- Phương pháp so sánh
Xác định độ biến động của các xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêuphân tích Kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất được tính toán, thống kêqua các chỉ tiêu: GO, NB, GO/(C+TC), NB/ (C+TC)…Khi đánh giá mức độ đạt được
về mặt kết quả và hiệu quả cần so sánh các chỉ tiêu đó qua thời gian, qua không gian,giữa các chỉ tiêu đó với nhau, từ đó đưa ra nhận xét và kết luận
- Phương pháp phân tổ thống kê
Phương pháp phân tổ thống kê được hệ thống hóa các số liệu thu thập được dướidạng chỉ tiêu nghiên cứu, từ đó đánh giá các chỉ tiêu theo thời gian Phương pháp nàycòn được dùng để phân tích sự tác động của các yếu tố đầu vào với các yếu tố đầu racũng như biểu hiện mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra với các yếu tố đầu vào
- Phương pháp phân tích hồi quy
Sử dụng phương pháp hồi quy nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng tới sảnlượng gà thịt của các hộ nuôi Công cụ để phân tích mối quan hệ này là hàm sản xuấtCobb- Douglas Đây là mô hình biểu hiện sự phụ thuộc giữ kết quả với các yếu tố đưavào sản xuất
Mô hình Cobb- Douglas tôi đã sử dụng có dạng như sau
Ln(Y)=ln(A)+α1ln(X1)+α2ln(X2)+α3ln(X3)+α4ln(X4)+α5ln(X5)+α6ln(X6)+µ1D1+µ2D2
Trang 16Trong đó :
D1 hình thức nuôi (D1=0 nếu hộ chăn nuôi theo hình thức BCN và D1=1 nếu hộchăn nuôi theo hình thức CN)
D2 vụ nuôi gà trong năm (D2=0 nếu vụ nuôi là vụ 1 và D2=1 là vụ 2)
Trong đó, chi phí thức ăn và công lao động bao gồm cả chi phí tự có của hộ nuôi
gà Bởi vì đặc điểm chung của các hộ nuôi gà trên địa bàn vẫn là sử dụng công laođộng gia đình và nguồn thức ăn tự có ( đối với hộ nuôi theo hình thức BCN) nên chiphí tự có cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả và kết quả nuôi gà thịt
Trang 17PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Những lý luận chung về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế
Bất kì một doanh nghiệp nào cũng hướng đến mục tiêu lợi nhuận.Và để làm đượcđiều đó thì yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp là phải hoạt động có hiệu quả kinh tế.Hiệu quả kinh tế không chỉ mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, doanh nghiệp
mà là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội
Theo GS Ngô Đình Giao: “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn của mọi sự lựa chọnkinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý nhà nước.”Theo quan điểm của Farrell(1957): “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế màtrong đó sản xuất phải đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ (hay giá)”
Hiệu quả kỹ thuật: Là lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phíđầu vào Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô hay nguồn lực
sử dụng vào sản xuất trong điều kiện về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng xem xét tìnhhình sử dụng nguồn lực cụ thể Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệvới hàm sản xuất Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất thì đem lạibao nhiêu bao nhiêu đơn vị sản phẩm Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồnlực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào, giữa các sản phẩmkhi nông dân ra quyết định sản xuất
Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố về giá sản phẩm và giáđầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí về đầuvào hay nguồn lực.Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu
tố về giá, các yếu tố đầu ra đầu vào hay nói cách khác khi nắm được các yếu tố đầuvào người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợinhuận tối đa Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết
Trang 18biên để tối đa hóa lợi nhuận Điều đó có nghĩa rằng giá trị biên của sản phẩm phảibằng giá trị biên của các nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt được hiệuquả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật Điều này có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trịđiều được tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp.Nếu sản xuất chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả phân bổ thì mới là điều cần chứchưa phải là điều kiện đủ đạt hiệu quả kinh tế
Như vậy ta có thể thấy được hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, biểu hiệntập trung của sự phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực vàtrình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêusản xuất kinh doanh
Ý nghĩa hiệu quả kinh tế:
- Giúp người sản xuất thấy rõ kết quả đầu tư của mình, việc đầu tư các chi phíđầu vào sẽ được so sánh kết quả thu được.Từ đó giúp người sản xuất thấy được hiệuquả hoạt động đầu tư để có quyết định tiếp tục hay không đầu tư
- Giúp cho nhà nghiên cứu thấy được những kết quả đạt được cũng như cácnguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết khókhăn và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
1.1.1.2 Phương pháp xác định và bản chất hiệu quả kinh tế
H: hiệu quả kinh tế
Q: khối lượng sản phẩm thu được
C: chi phí bỏ ra
Phương pháp 2: hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăngthêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra
Trang 19Trong đó:
∆Q: khối lượng sản phẩm tăng thêm
∆C: chi phí tăng thêm
- Bản chất xác định hiệu quả kinh tế: Là nâng cao năng suất lao động xã hội vàtiết kiệm lao động xã hội Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau của vấn đềhiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quyluật năng suất lao động và tiết kiệm thời gian Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quảkinh tế là đạt được kết quả tối đa với chi phí nhất định và ngược lại, đạt kết quả nhấtđịnh với chi phí tối thiểu
1.1.2 Vai trò chăn nuôi gà trong nền kinh tế quốc dân
Từ trước đến nay, chăn nuôi luôn có vai trò quan trọng đối với nền nông nghiệpnước ta, giá trị chăn nuôi chiếm tỷ trọng khá, trên 27% cơ cấu của toàn ngành và tăngtrưởng mỗi năm (giai đoạn 2001 - 2009) đạt 7-8% [5]
Gần một thế kỷ qua ngành chăn nuôi gia cầm được cả giới quan tâm và phát triểnmạnh cả về số lượng và chất lượng Chăn nuôi gia cầm chiếm một vị trí quan trọngtrong chương trình cung cấp protein động vật cho con người Gia cầm chiếm 20-25%trong tổng sản phẩm thịt, ở các nước phát triển thịt gà chiếm tới 30% hoặc hơn nữa [6].Chăn nuôi gà cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người, hàmlượng protein của thịt gà và trứng gà rất cao Trứng gia cầm có tới 12,5% protein, thịtgia cầm có 22,5% protein trong khi đó ở thịt bò là 20%, thịt lợn là 18% và thịt cừu là14,5% protein; thịt, trứng gia cầm có nhiều axit amin, vitamin và khoáng vi lượng Sảnphẩm gia cầm dễ chế biến, dễ ăn, ngon miệng, phù hợp với mọi lứa tuổi và tỷ lệ đồnghoá cao [6] Theo quan niệm của Đông y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổdưỡng, lành mạnh phổi Có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bịphong hàn, suy yếu không hấp thu được thức ăn Ngoài ra, thịt gà còn chữa được bănghuyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, trừ phong [7] Bên cạnh đó sự phát triển của ngànhgia cầm cũng kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề khác như: công nghệ thức
Trang 20ăn chăn nuôi, công nghệ hoá học, công nghệ sinh học trong nuôi dưỡng, nhân giống và
ấp trứng nhân tạo, công nghệ sản xuất thiết bị chuyên ngành, công nghệ giết mổ và chếbiến các sản phẩm gia cầm
Trong nông nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt là hai ngành có mối quan hệ mật thiếtvới nhau, ở nhiều vùng trong sản xuất ngành trồng trọt vẫn cần sử dụng sức kéo củađộng vật cho các hoạt động canh tác vận chuyển, còn chăn nuôi thì cung cấp phân bónhữu cơ quan trọng không chỉ có tác dụng nâng cao năng suất cây trồng mà còn có tácdụng cải tạo đất Chăn nuôi gà cũng góp phần cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt.Phân gà là một loại phân hữu cơ có thành phần dinh dưỡng cao so với các loại phânchuồng khác như phân heo, phân trâu bò và các loại phân hữu cơ khác Thành phầndinh dưỡng chủ yếu trong phân gà như N: 1,6 - 1,7%; P2O5: 0,5 - 0,6%; K2O: 0,85%;CaO: 2,4% Chính vì vậy, phân gà được sử dụng bón rất hiệu quả trên nhiều loại câytrồng khác nhau, trong đó có nhóm cây rau Ngoài ra, phân gà còn làm thức ăn cho cácloại cá ăn tạp như cá rô phi, cá trắm cỏ…[8]
Đối với những hộ nông dân, việc chăn nuôi gà không chỉ cung thêm dinh dưỡngtrong bữa hàng ngày, chăn nuôi gà làm tăng thu nhập cho gia đình, thông qua chănnuôi gà, người nông dân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và hoạt động vănhóa khác như cúng giỗ, cưới hỏi, ma chay, đình đám Bên cạnh đó, chăn nuôi gà gópphần khai thác có hiệu quả các nguồn lực như vốn, đất đai, tận dụng được công laođộng trong thời gian nhàn rỗi và lao động phụ của gia đình
Đối với xã hội, chăn nuôi gà không chỉ đảm bảo nguồn thực phẩm cho xã hội màcòn góp phần quan trọng vào sự phát triển và tăng triển kinh tế
1.1.3 Yêu cầu kỹ thuật nuôi một số giống gà thịt chủ yếu tại địa phương[9]
* Kỹ thuật nuôi gà CN
- Giống gà:
Hiện nay trong phong trào chăn nuôi gà CN ở các vùng nông thôn nước ta, quaquá trình thử nghiệm giống gà được nông dân địa phương ưa chuộng nhất đó là gàLương phượng
- Vệ sinh con giống:
Kiểm tra chất lượng gà con khoẻ mạnh, đồng đều và trọng lượng gà một ngày
Trang 21tuổi đạt trung bình 40g/con Cách ly khu vực úm gà con với khu vực nuôi gà lớn càng
xa càng tốt Nên áp dụng chương trình nuôi "vào cùng lúc, ra cùng lúc" Tránh nuôinhiều đàn gà ở nhiều lứa tuổi ở cùng một nơi Trước mỗi chuồng nên có hố sát trùng
- Vệ sinh chuồng trại
+ Đưa tất cả những trang thiết bị nhỏ ra ngoài và ngâm vào nước khoảng 3h sau
đó cọ rửa hoặc đánh sạch những chất bẩn bám trên dụng cụ nuôi
+ Sát trùng bằng thuốc sát trùng hoặc Formol 2% Dùng thuốc sát trùng chuồngtrại để sát trùng toàn bộ nền, vách, nóc chuồng, lồng úm, chụp sưởi và các dụng cụchăn nuôi: Máng ăn, máng uống Máng ăn, máng uống phải rửa sạch tối thiểu 1lần/ngày, trong 10 ngày đầu 2 lần/ngày Chuồng nuôi luôn giữ cho khô ráo, sạch sẽ,thông thoáng, nhiệt độ thích hợp theo nhu cầu của gà Sau khi sát trùng chuồng trại cần
Úm nền: Phải chuẩn bị nền thật kỹ, có đổ chất độn chuồng (trấu khô sạch, nênphun thuốc diệt trùng) có độ dày tối thiểu 8cm Nguồn sưởi ấm phải được hoạt động 3
- 5 giờ trước khi đưa gà con vào Mỗi ổ úm chỉ nên úm tối đa 500 con Trong 2 - 3ngày đầu, dùng giấy báo lót đáy lồng úm, thay giấy lót mỗi ngày Nước uống phải cósẵn trước khi đưa gà con vào lồng úm Nên cho vào 1 lít nước uống 50g đường + 1gvitamin C để cho uống 12 giờ đầu tiên
+ Máng ăn: Gà dưới 1 tuần: Dùng khay cho ăn
Gà trên 1 tuần: Dùng máng dài 2m/con, tăng dần lên 5cm/con
+ Máng uống:
1 bình tròn (1 lít) cho 50 con dưới 2 tuần
1 bình (3 lít) cho 25 con trên 2 tuần hoặc 2 cm - 4 cm/con nếu máng uống dài
Nước uống: Phải trong, sạch không chứa chất độc hay vi khuẩn, nước có nhiệt độ
180C - 260C, luôn phải cấp đủ nước cho gà Mỗi ngày phải thay nước tối thiểu 2 lần
Trang 22+ Thức ăn: Khi bắt gà con về nên cho gà uống nước, sau đó vài giờ mới nên cho
gà ăn Nên cho gà ăn nhiều để kích thích gà ăn nhiều và ăn hết số lượng trong ngày đểbảo đảm đủ nhu cầu cho gà phát triển tốt
Để nuôi gà CN người ta thường dùng các loại thức ăn CN khác nhau, tuỳ theođiều kiện chăn nuôi mà bà con có thể chọn một trong hai công thức pha trộn thức ănsau đây:
Loại 1: Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn dùng để cho gà ăn trực tiếp mà khôngcần phải pha trộn với các loại nguyên liệu khác bao gồm các loại thức ăn của các hãngnhư: Green feed, Cargil, Lái thiêu…
Loại 2: Các loại thức ăn đậm đặc pha trộn cùng với nguyên liệu sẵn có tại địaphương như: ngô, cám gạo để tạo thành loại thức ăn hỗn hợp cho gà, vừa giảm chi phí,vừa tận dụng được nguyên liệu sẵn có tại địa phương Cách pha trộn cho loại thức ănđậm đặc này như sau:
Giai đoạn từ 1 đến 21 ngày tuổi: Để có 10kg thức ăn hỗn hợp cần trộn 3,5kg thức
ăn đậm đặc với 6,5kg ngô nghiền và cám gạo
Giai đoạn gà từ 22 đến 42 ngày tuổi: Để có 10kg thức ăn hỗn hợp cần trộn 3,1kgthức ăn đậm đặc với 6,9 kg ngô nghiền và cám gạo
Giai đoạn gà từ 42 ngày tuổi đến xuất chuồng: Để có 10kg thức ăn hỗn hợp cầntrộn 2,8 kg 1kg thức ăn đậm đặc với 7,2 kg ngô nghiền và cám gạo
* Kỹ thuật nuôi gà BCN
- Giai đoạn 1-4 tuần tuổi
Còn gọi là giai đoạn úm Giai đoạn này có ý nghĩa quyết định tới tốc độ tăngtrọng, tỉ lệ hao hụt và hiệu quả kinh tế
+ Phòng úm: Nên chọn phòng kín úm, không có gió lùa, được vệ sinh sát trùngsạch sẽ
+ Quây úm: Thường làm bằng cót ép, quây có hình tròn, chiều cao quây 40 đến
50 cm, mỗi quây có đường kính 3m, úm được 500 con Chú ý: Về mùa đông quây úmđược che kín bằng bạt, có chỗ thoát khí
+ Nền chuồng: Rải trấu sạch, khô Mùa hè độ dầy của trấu là 5-7cm, mùa đông là10-15cm
Trang 23+ Nguồn nhiệt: dùng bóng sưởi có công suất 200-250W Bóng sưởi được treo ởgiữa quây, cách nền trấu từ 30-35cm.
- Chú ý: Không treo bóng sưởi trên máng ăn, máng uống Dưới tác dụng củanhiệt sẽ phân huỷ các Vitamin làm gà còi cọc chậm lớn
+ Máng ăn: Dùng khay vuông hoặc mẹt, mỗi khay cho 50 gà
+ Máng uống: Dùng máng uống galon loại 1,8 lít hoặc 3,8 lít Mỗi máng tính cho
50 gà Các máng ăn, máng uống xếp xen kẽ nhau để tiện cho gà ăn uống
+ Phương pháp úm gà: Trước khi nhận gà về phải chuẩn bị đầy đủ các trang thiết
bị và tiến hành làm quây úm theo yêu cầu đã trình bày ở trên
Quây úm phải bật điện sưởi trước 2 giờ sau đó mới thả gà vào Đồng thời cho
gà uống nước có pha thuốc bổ: Đường Glucoza 50g + vitamin C 1g + Bcomplex1g/1lít nước
Sau khi cho gà uống đủ nước 1-2 giờ mới cho gà ăn cám để tránh hiện tượng bộithực cho gà
+ Cám gà nên chọn loại thức ăn thơm ngon, chất lượng đảm bảo, pha trộn theodúng tỉ lệ của hãng sản xuất Cứ 2-3 giờ sàng loại bỏ tạp chất và bổ sung thức ăn mới.+ Yêu cầu nhiệt độ:
Giai đoạn úm gà nhiệt độ là quan trọng nhất
Tuần thứ nhất: Nhiệt độ quây úm từ 32 - 330C
Khắc phục hiện tượng thừa hoặc thiếu nhiệt bằng cách thêm vào hoặc rút bớtbóng sưởi
+ Dãn quây gà: Vào mùa hè ta nới rộng quây vào khi gà 5 hoặc 7 ngày tuổi, mùa đôngkhi 7 hoặc 10 ngày tuổi Khi dãn quây đồng thời nhỏ vacxin Lasota và chủng đậu theo lịch
Trang 24+ Máng ăn, máng uống: Từ tuần thứ 2 trở đi thay dần khay vuông hoặc mẹtbằng máng P50, máng uống Galon bằng chậu có vòng bảo vệ để giữ cho nước uốngđược sạch.
- Giai đoạn 4 tuần tuổi đến khi xuất gà
Giai đoạn này gà nuôi tự do trong sân thả vào ban ngày Vào ban đêm thì cho gàvào chuồng, lưu ý mật độ khi nhốt chuồng 6-8 con/m2(mùa hè thấp hơn) Đặc biệt lưu
ý vệ sinh phòng bệnh Yêu cầu chuồng trại vệ sinh tốt, thoáng mát Cần thường xuyêndùng thuốc phòng bệnh theo định kỳ và tuyệt đối tuân thủ quy trình dùng vacxinphòng bệnh
1.1.4 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gà thịt
* Nhóm các yếu tố khách quan:
Đặc điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp là đối tượng sản xuất chủ yếu làcác cơ thể sống, vì thế chăn nuôi gà thịt chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện tựnhiên Cũng như con người, cây trồng, các sinh vật khác, vật nuôi chịu nhiều ảnhhưởng, tác động từ phía môi trường ngoài Các yếu tố khí tượng thuỷ văn như: độ ẩmkhông khí, nhiệt độ, tốc độ gió, hướng gió, lượng bốc hơi nước, lượng mưa, số ngàymưa trong tháng, trong năm… đều ít nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi, nhất làvật nuôi quy mô nhỏ với các chuồng nuôi đơn giản Nếu nhiệt độ quá cao gà sẽ uốngnước nhiều, ăn ít gà có thể giảm trọng lượng Nếu nhiệt độ quá thấp gà huy động nhiệtnăng thức ăn để chống rét, dẫn đến chi phí thức ăn cao Do đó cần có biện pháp đểchống nóng, chống rét cho gà để tạo điều kiện thuận lợi cho gà phát triển
- Thị trường : Bất cứ hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ nào cũngchịu sự tác động qua lại của cung cầu trên trị trường Muốn được thị trường chấp nhậncũng như tồn tại và phát triển đòi hỏi người chăn nuôi gà phải quan tâm đến nhu cầuthị trường về chất lượng, giá cả sản phẩm và các yếu tố đầu vào Khi giá cả thị trườngđầu ra ổn định sẽ kích thích người chăn nuôi tăng mức đầu tư Khi thị trường mất ổn định,giá cả bấp bênh, người chăn nuôi sẽ lo lắng, việc đầu tư sẽ phần đó giảm đi do tâm lý sợhãi và hoang mang Đối với thị trường đầu vào, khi giá cả đầu vào ổn định và ở mứcthấp hộ chăn nuôi sẽ yên tâm hơn Thị trường vừa là điều kiện tồn tại phát triển vừa làđịnh hướng cho người chăn nuôi gà thịt
Trang 25- Thức ăn là yếu tố quan trọng trong phát triển chăn nuôi gà thịt Sự sinh trưởng vàphát triển của gà thịt phụ thuộc rất vào chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc gà thịt mà cụ thể làđầu tư thức ăn chăn nuôi Thông thường, chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất trongtổng chi phí chăn nuôi gà thịt Thức ăn cho gà thịt cũng rất phong phú, đối với những hộnuôi gà công nghiệp phần lớn sử dụng thức ăn công nghiệp làm cho gà tăng trọng rấtnhanh nhưng thịt gà không thơm ngon như gà nuôi bán công nghiệp nên giá thấp hơn, đốivới các hộ nuôi bán công nghiệp ngoài ra còn sử dụng thêm các thức ăn như lúa, hèm, bộtngô, thức ăn này phần lớn thức ăn tự có của gia đình nên giảm được chi phí mua thức ănbên ngoài tuy nhiên nguồn thức ăn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ Tuy nhiên, để đàn gà thịt phát triển tốt đòi hỏi người chăn nuôi phải có kiến thức về kỹthuật phối trộn thức ăn hợp lý nhằm giảm chi phí và đem lại hiểu quả cao.
- Giống là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển chăn nuôi gà thịt Cácgiống khác nhau thì năng suất, phẩm chất thịt khác nhau, sự tăng trọng cũng như tỷ lệhao hụt khác nhau Để chọn được giống tốt người nuôi nên tìm đến những cơ sở giống
uy tín cũng như chọn những giống nuôi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
- Hoạt động chăn nuôi chủ yếu gặp phải rủi ro về dịch bệnh Dịch bệnh các loạigia cầm nói chung thường phát theo mùa, phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết và khí hậu
Sự phát triển, tăng trưởng của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, ký sinhtrùng, nấm…quan hệ mật thiết với các yếu tố khí hậu, thời tiết Do đó để giảm thiệthại, người nuôi chú trọng đến công tác thú y để kiểm soát, khống chế dịch bệnh ở gà
- Thể chế, chính sách
Thể chế, chính sách của Nhà nước, của chính quyền địa phương cũng có tầm ảnhhưởng rất lớn đến sự phát triển ngành chăn nuôi gà thịt, đặc biệt là các chính sách vềđất đai, đầu tư, tín dụng…
* Nhóm các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt :
- Quy mô nuôi
Trong chăn nuôi quy mô có ảnh hưởng quan trọng đến sản lượng thu được, từ đóảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi Nuôi với số lượngbao nhiêu, bao nhiêu lứa đòi hỏi người nuôi phải xem xét nhiều yếu tố : như kinhnghiệm, khả năng nguồn lực của hộ, tình hình dịch bệnh cũng như nhu cầu thị trường
Trang 26như thế nào để có quy mô nuôi hợp lý Khi nuôi với quy mô lớn người chăn nuôi sẽ
dễ dàng áp dụng các kỹ thuật nuôi tiến bộ, chăm sóc thú y đồng loạt, dịch bệnh giảmđồng thời chí phí đầu vào giảm bớt do mua với số lượng lớn, các dịch vụ đầu vào cũngđược phục vụ chu đáo hơn từ đó tăng hiệu quả kinh tế Tuy nhiên quy mô lớn lại gặpnhiều rủi ro, nếu xảy ra dịch bệnh thiệt hại là rất lớn
- Vốn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chăn nuôi, là điều kiện để chuyển đổi từquy mô chăn nuôi nhỏ sang quy mô lớn theo hướng trang trại và công nghiệp, đáp ứngnhiều yêu cầu khác trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Trong chăn nuôi gà,vốn được xem là các yếu tố đầu vào cho quá trình chăn nuôi như giống, thức ăn, thuốcthú y, đầu tư chuồng trại… Đặc điểm của vốn trong sản xuất nông nghiệp nói chung vàchăn nuôi gà thịt nói riêng độ rủi ro khá cao, một trận dịch lớn thì nguồn vốn sản xuấttrực tiếp sẽ chỉ còn lại con số không và đối với hộ nông dân vốn đầu tư chăn nuôi gà
có thể là đi vay ngân hàng, bạn bè, cũng có thể là phần tích lũy qua bao nhiêu năm của
hộ , vì vậy gây tâm lý e ngại đầu tư nên không mang lại kết quả tốt
- Kinh nghiệm, kiến thức chăn nuôi
Kinh nghiệm và kiến thức ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả kinh tếchăn nuôi gà thịt Những người có kinh nghiệm, kiến thức nuôi họ sẽ áp dụng kỹ thuậttiên tiến vào chăn nuôi, thường xuyên tham khảo học hỏi những kỹ thuật chăn nuôi mới,liên tục cập nhật thông tin thị trường, diễn biến giá cả đầu vào và đầu ra, nắm bắt rõ đặcđiểm sinh học của gà, biết được những căn bệnh cũng như triệu chứng bệnh của gà đểphòng và chửa bệnh một cách kịp thời, những quy luật về sự thay đổi thời tiết để điềuchỉnh mức nhiệt độ thích hợp cho gà…điều này làm giảm tỷ lệ hao hụt trong mỗi lứanuôi, đưa lại kết quả nuôi cao cho hộ, mang lại mức lợi nhuận tối đa Nếu người nuôi kiếnthức, kinh nghiệm nuôi hạn chế họ sẽ gặp khó khăn trong áp dụng những tiến bộ kỹ thuậtchăn nuôi, không nắm bắt được thông tin về thị trường dẫn đến thua thiệt trong mặc cả giábán sản phẩm Từ đó làm giảm lợi nhuận, hiệu quả nuôi mang lại thấp
- Đất đai là yếu tố quan trọng để phát triển chăn nuôi gà thịt, trước hết là để xâydựng chuồng trại, tạo điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất và riêng đối với chănnuôi gà bán công nghiệp đòi hỏi phải có một phần diện tích đất tuỳ theo quy mô nuôi
để chăn thả gà Phát triển chăn nuôi gà quy mô trang trại đòi hỏi diện tích đất phải đủlớn, cách xa khu dân cư
Trang 271.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình chăn nuôi gà trên Thế Giới
Chăn nuôi Thế Giới đang từng bước chuyển dịch từ các nước đã phát triển sangcác nước đang phát triển Các nước đã phát triển chỉ duy trì ổn định sản lượng chănnuôi của họ để đảm bảo an toàn thực phẩm, phần thiếu hụt sẽ được nhập khẩu từ cácnước xuất khẩu vượt qua được hàng rào kỹ thuật về chất lượng vệ sinh an toàn thựcphẩm của họ Đây là cách tiếp cận khôn ngoan để giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh ởđộng vật, đặc biệt là các bệnh dịch có khả năng lây nhiễm sang người (như dịch cúmgia cầm) Các nước đã phát triển xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển ngành chănnuôi duy trì ở mức ổn định, nâng cao quá trình thâm canh, các biện pháp an toàn sinhhọc, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm Các nước đang phát triển ở châu Á vàchâu Nam Mỹ được nhận định sẽ trở thành khu vực chăn nuôi chính và cũng đồng thời
là khu vực tiêu thụ nhiều các sản phẩm chăn nuôi
Số lượng vật nuôi: Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới (
FAO), năm 2009 số lượng đầu gà của Thế giới đạt 14.191,1 triệu con trong đó sốlượng đầu gà ở Châu Á đạt 9101,29 triệu con dẫn đầu về số lượng đầu gà của Thế giới,đứng thứ hai là Châu Mỹ với số lượng đạt 151,71 triệu con
Bảng 1: Số lượng vật nuôi của thế giới năm 2009 (ĐVT: Triệu con) Trâu Bò Dê Cừu Lợn Gà Vịt Thế giới 182,28 1.164,89 591,75 816,97 877,57 1.4191,10 1.008,33
Sự khác nhau về đặc điểm địa lý, khí hậu, truyền thống dân tộc, khả năng đầu
tư và trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong chăn nuôi gia cầm cùng với thóiquen tiêu dùng mà đàn gà phân bố không đồng đều và có sự chênh lệch khá lớn giữacác quốc gia, khu vực và châu lục Các quốc gia có số lượng gà lớn của thế giới nhưsau: số một là Trung Quốc với 4.702,2 triệu con, nhì là Indonesia với 1.341,7 triệucon, ba là Brazin với 1.205,0 triệu con, bốn Ấn Độ 613 triệu con và năm Iran 513 triệucon, Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng thứ 13 thế giới
Trang 28Bảng 2: Các nước có số lượng gà nhiều nhất thế giới năm 2009
năm 2009 của thế giới trên 281 triệu tấn, trong đó thịt trâu chiếm 3,30 triệu tấn, thịt bò61,8 triệu, thịt dê 4,9 triệu tấn, thịt cừu 8,1 triệu tấn, thịt lợn 106 triệu tấn, thịt gà 79,5triệu tấn, thịt vịt 3,8 triệu tấn và còn lại là các loại thịt khác như thỏ, ngựa, lạc đà,lừa Cơ cấu về thịt của thế giới nhiều nhất là thịt lợn chiếm 37,7%, thịt gà 28,5%, thịt
bò 22,6% tổng sản lượng thịt, còn lại 12,7% là thịt dê, cừu, ngựa, trâu, vịt và các vậtnuôi khác [9] Như vậy, trong cơ cấu sản phẩm thịt của ngành chăn nuôi thì thịt gà vẫngiữ một vai trò quan trọng, đứng vị trí thứ 2 về số lượng sản xuất cũng như tiêu thụ cácsản phẩm thịt của ngành chăn nuôi thế giới
Năm nước có thịt gà nhiều nhất Thế giới: Về thịt gà nhất Hoa Kỳ 16,3 triệu tấn,nhì Trung Quốc 11,4 triệu tấn, ba Brazin 9,9 triệu tấn, bốn Liên Bang Nga 2,3 triệu tấn
và năm Iran 1,6 triệu tấn thịt/năm
Phương thức chăn nuôi: Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế
giới vẫn có ba hình thức cơ bản đó là: i) Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canhcông nghệ cao ii) Chăn nuôi trang trại bán thâm canh và iii) Chăn nuôi nông hộ quy
mô nhỏ và quảng canh Phương thức chăn nuôi gia cầm quy mô lớn thâm canh sảnxuất hàng hóa chất lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ,Châu Úc và một số nước ở Châu Á, Phi và Mỹ La Tinh Chăn nuôi bán thâm canh vàquảng canh gia cầm tại phần lớn các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ LaTinh và các nước Trung Đông [10]
Trang 29Về thị trường tiêu thụ, việc tiêu thụ thịt còn phụ thuộc vào văn hóa, sở thích, tôngiáo của người tiêu dùng Hiện nay, mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người trên thế giới
là gần 42 kg/năm, chỉ tiêu này vẫn không ngừng tăng lên và rất chênh lệch giữa cácvùng và khu vực Tại các nước đang phát triển, tiêu thụ bình quân chỉ là 30 kg, trongkhi tại các nước phát triển là trên 80 kg Các chuyên gia dự đoán rằng, đến năm 2050,sản lượng thịt toàn thế giới sẽ tăng gấp đôi, vào khoảng 465 triệu tấn Sự tăng giálương thực, thực phẩm trong thời gian gần đây đã thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọncác loại thịt giá rẻ hơn, chẳng hạn như thịt gà [11]
1.2.2 Tình hình chăn nuôi gà trong nước
1.2.2.1 Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam
Trước đây chăn nuôi gia cầm chỉ là ngành sản xuất phụ, nuôi gia cầm chỉ mangtính tự cấp tự túc, chưa có ý nghĩa như là một ngành sản xuất hàng hoá Nuôi gia cầmchỉ có thêm chút thức ăn hàng ngày, có thêm ít tiền và trong nhiều trường hợp nuôi giacầm mang mục đích tiêu khiển (gà nuôi để làm cảnh chơi, gà nuôi để tham gia lễ hội).Trong vài chục năm trở lại đây chăn nuôi gia cầm đã có những bước phát triển nhảyvọt Chăn nuôi gia cầm đã chuyển từ phương thức nông nghiệp sang phương thức côngnghiệp Các tiến bộ khoa học kĩ thuật được nghiên cứu ứng dụng nhanh chóng trongchăn nuôi gia cầm Kết quả của quá trình này là đơn vị chăn nuôi gia cầm quy mô lớnthay thế dần cho các cơ sở chăn nuôi nhỏ Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật màchăn nuôi gia cầm đã phát triển nhanh cả về số lượng đầu con, chất lượng, tốc độ vàquy mô đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và thưởng thức sản phẩm gà thịt ngày càng cao
Cơ cấu (%)
Số lượng (1000 con)
Cơ cấu (%) +/- %
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2011
Trang 30Theo số liệu Tổng cục thống kê, năm 2011 số lượng gà đạt 232,7 triệu contăng 6,64% so với năm 2010 (218,201 triệu con) Chăn nuôi gà phát triển mạnh nhất ởkhu vực Đồng bằng sông Hồng, nơi có đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm rất thuậnlợi cho ngành nông nghiệp phát triển, trong đó có chăn nuôi gà hiện đang có số lượngdẫn đầu trong của cả nước Với 61,2 triệu con năm 2011 chiếm 26,29 % tổng số lượng
gà của nước và tăng 12,27% so với năm 2010 Tuy đang đứng thứ hai đạt 56,8 triệucon chiếm 24,4% số lượng gà nước nhưng so với năm 2010 số lượng gà khu vựcTD&MNPB giảm 4,04% Đối với khu vực BTB&DHMT là khu vực rất phát triểnngành kinh tế biển, bên cạnh đó chăn nuôi gia cầm ở đây cũng không kém phát triểnhiện đang đứng thứ ba về số lượng gà của cả nước đạt 48,1 triệu con chiếm 20,67% sốlượng gà của cả nước, tăng 7,7% so với năm 2010 Bên cạnh các khu vực chiếm lợi thếtrên thì số lượng gia cầm của các khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ĐB Sông CửuLong cũng không ngừng phát triển qua các năm, điều đáng nói ở đây Tây Nguyên nơi
có đất bazan màu mỡ nơi chiếm phần lớn diện tích trồng cà phê, tiêu, trồng dâu nuôitằm lại có số lượng đàn gia cầm tăng rất đáng kể, tính đến 2011 đạt 12,2 triệu con tăng24,3% so với năm 2011
Bảng 4 : Số lượng và cơ cấu hộ chăn nuôi gà theo quy mô số con gà chia theo
vùng, thời điểm 1/7/2011
Tổng
Hộ có chăn nuôi gà ( 1000 hộ) Tỷ lệ nuôi theo từng vùng
(%) Chia theo quy mô số con gà
Dưới
20 con
20-49 con
50-99 con
Từ 100 con trở lên
Dưới
20 con
20-49 con
50-99 con
Từ 100 con trở lên
6 ĐB Sông Cửu Long 1.183,2 796,5 315,2 46,5 25,0 67,32 26,64 3,93 2,11
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2011
Trang 31Tính chung cho cả nước các hộ nuôi nhỏ lẻ ( dưới 20 con): 4.301,9 nghìn hộ chiếmgần 55% tổng số hộ nuôi gà, nhóm có quy mô vừa (20 – 49 con) chiếm đến gần 35%, nhómquy mô khá ( 50 – 99 con) và nhóm quy mô lớn lần lượt chiếm 7,2% và 3,2%.
ĐBSCL đứng thứ tư về số hộ nuôi gà nhưng lại có tỷ lệ hộ nuôi nhỏ lẻ lớn nhất(67,32%) Hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có số hộ nuôi gà ít nhất cả nướcsong lại có số hộ nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ lớn lần lượt là 62,15% và 51,8% Đối vớinhóm quy mô vừa ( 20 – 49 con) thì vùng ĐBSH và vùng TD&MNPB có tỷ lệ cao hơncác vùng khác, lần lượt là 40,42 % và 37,32 % Đối với nhóm quy mô khá ( 50 -99con) và quy mô trên 100 con, vùng ĐB Sông Hồng, TD&MNPB có tỷ lệ cao nhất sovới các vùng khác Tuy BTB&DHMT có số hộ nuôi nhiều nhất (2243,1 nghìn hộ)nhưng lại có số hộ nuôi theo quy mô khá (6,38 %) và lớn (2.15%) thấp hai vùng trên
So với năm 2006, trái ngược với xu hướng giảm mạnh so với các hộ nuôi lợn, cómột xu hướng tăng nhẹ trong số hộ có chăn nuôi gà, tập trung ở các nhóm có quy môlớn, đặc biệt tăng mạnh ở nhóm các hộ quy mô chăn nuôi rất lớn ( từ 1000 con gà) tậptrung ở ĐB Sông Hồng, Đông Nam Bộ, ĐB Sông Cửu Long, TD & MNPB Các hộchăn nuôi nhỏ lẻ có xu hướng giảm, đây là nhóm các hộ nuôi theo hình thức thả vườn,quy mô nhỏ, tự sản tự tiêu là chính, khả năng lây lan dịch cúm gia cầm lớn nên xuhướng giảm dần là hợp lý [12]
Hiện nay chăn nuôi gà ở nước ta có ba hình thức chăn nuôi cơ bản đó là: chănnuôi theo phương thức truyền thống thường thấy ở các nông hộ nhỏ lẻ, chăn nuôi BCNthả vườn hoặc thả đồi và cuối cùng là hình thức chăn nuôi CN
Ngành chăn nuôi gia cầm trong những năm vừa qua đạt được thành tựu to lớn,tuy vậy còn gặp không ít khó khăn Do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông, buônbán, giết mổ phân tán, không đảm bảo an toàn sinh học nên dịch bệnh vẫn thườngxuyên xảy ra, gây tổn thất lớn về kinh tế Các bệnh thường gặp là Niucátxơn,Gumbôrô, Tụ huyết trùng, Dịch tả v.v…Trong đó, tỉ lệ gia cầm bị bệnh Niucátxơn từ40-53%, bệnh Gumbôrô 27-32%, tụ huyết trùng 14-15% Theo số liệu điều tra củaViện Chăn nuôi Quốc gia, tỉ lệ chết từ khi nở ra cho đến lúc trưởng thành của đàn gànuôi thả rông là 47%; chi phí thuốc thú y trị bệnh lên đến 10-12% giá thành Đặc biệtdịch cúm gia cầm đã bùng phát ở nước ta từ năm 2003 đến nay Qua hai năm dịch đã
Trang 32phát 4 đợt Tổng số gia cầm (cả gà và vịt) chết và tiêu huỷ qua 4 đợt dịch là trên 51triệu con, thiệt hại ước tính gần 10.000 tỷ đồng [12] Mặc dù đến nay tình hình dịch bệnh
đã được khống chế và giảm dần nhưng bên cạnh đó chăn nuôi gà của Việt Nam đã có tồntại những thách thức mới đó là sự cạnh tranh gay gắt với thịt gà nhập ngoại, giá thức ănchăn nuôi tăng khiến giá thành chăn nuôi tăng cao, do nhu cầu tiêu dùng của người dângiảm mạnh là bài toán khó cho người chăn nuôi và ngành chăn nuôi gà Việt Nam
1.2.2.2 Thực trạng giết mổ và chế biến gà ở Việt Nam[13]
Trước dịch cúm H5N1 cả nước có khoảng 28 cơ sở lớn chế biến thịt, nhưngnguyên liệu chế biến chủ yếu là thịt lợn và trâu bò, sản lượng thịt gà, vịt không đáng
kể Vì vậy, hơn 95% sản phẩm thịt gà được tiêu thụ ở dạng tươi sống.Việc buôn bántràn lan, giết mổ thủ công, phân tán là nguyên nhân làm lây lan phát tán bệnh dịch,trong đó có bệnh cúm gia cầm Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) đã cảnhbáo: các chợ buôn bán, giết mổ gà sống là kho lưu trữ và nguồn lây truyền bệnh cúm ởViệt Nam Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm, do yêu cầu của thị trường sử dụngsản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã đầu
tư xây dựng các cơ sở, dây chuyền giết mổ, chế biến gà và thường giết mổ chung cả gà
và vịt Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long có 45 cơ sở, Đông Nam Bộ: 26, Đồngbằng sông Hồng: 26, Nam Trung Bộ: 11, Tây Nguyên: 11, Đông Bắc: 9, Bắc TrungBộ: 7 và Tây Bắc có 1 cơ sở, với công suất mổ gần 90.000con/ngày Phần lớn các dâychuyền giết mổ tại các địa phương hiện nay vẫn là thủ công, bán công nghiệp, mứcđầu tư thấp Cơ sở vật chất như nhà xưởng, kho tàng, thiết bị làm lạnh, xử lý môitrường… chưa được quan tâm đầu tư đúng mức Nhiều cơ sở tận dụng nhà xưởng cũ,nhà giết mổ nằm sát chuồng gà, cơ sở giết mổ nằm ngay trong khu dân cư, nhiều sảnphẩm chưa đảm bảo vệ sinh Lao động kỹ thuật thiếu nghiêm trọng Số cơ sở chế biến
để nâng cao giá trị sản phẩm vẫn còn rất nhỏ bé Tại nhiều tỉnh vẫn chưa xây dựngđược cơ sở giết mổ, chế biến gà mặc dù có nguồn nguyên liệu và thị trường (VĩnhPhúc, Nam Định, Khánh Hoà, Quảng Ninh…) Phần lớn các tỉnh chưa có quy hoạch
và chính sách đầu tư cho ngành giết mổ, chế biến gà
Hệ thống thị trường
Trên 95% sản phẩm bán là tươi sống và hoàn toàn tiêu thụ trong nước Gà sống
Trang 33và sản phẩm được bán khắp nơi, trong các chợ nông thôn, chợ phiên, chợ nông sản vàcác chợ thành thị Sản phẩm không chế biến, không bao gói, không đảm bảo vệ sinh antoàn thực phẩm…
Nguyên nhân chủ yếu do:
Tập quán, truyền thống chợ làng quê, thói quen sử dụng sản phẩm tươi sống củangườitiêu dùng đã hình thành từ lâu, khó thay đổi ngay Nguồn thu nhập thấp, khó chấpnhận sản phẩm chế biến, giá thành cao Chăn nuôi tự cung, tự cấp, giết mổ tại nhà Thóiquen tiêu thụ thịt gà là gà sống và một phần nhỏ gà đã giết mổ sẵn chủ yếu bằng phươngtiện thủ công, bán công nghiệp và công nghiệp Do thói quen của người tiêu dùng nước
ta thích sử dụng thịt tươi sống, nên thị trường thịt gà bảo quản lạnh hoặc đã qua chế biếncông nghiệp chưa phát triển Đây là một trong những nguyên nhân gây khủng hoảngthừa và thiếu sản phẩm thịt gà vào các mùa vụ chăn nuôi trong năm
Trước tình hình đó một số tỉnh, thành phố đã tăng cường quản lý và có chínhsách hỗ trợ, khuyến khích ổn định thị trường Một số doanh nghiệp đã đầu tư xây dựngcác cơ sở giết mổ, chế biến tập trung, cung cấp cho thị trường một lượng sản phẩm bảođảm vệ sinh nhất định, bước đầu tạo niềm tin và thói quen sử dụng sản phẩm qua chếbiến, giết mổ cho người tiêu dùng Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sau khi dịchcúm gia cầm tạm lắng, việc quản lý buôn bán sản phẩm nhiều nơi bị buông lỏng, xuhướng vận chuyển, buôn bán, sử dụng gà sống, nhất là tại các vùng nông thôn đang cóchiều hướng phát triển trở lại cũng là nguyên nhân làm các nhà đầu tư e ngại trongviệc xây dựng các cơ sở giết mổ chế biến tập trung công nghiệp
Bệnh cúm gia cầm đã lây nhiễm sang lợn và có dấu hiệu lây truyền tình hìnhngười sang người ở Indonêsia Dịch cúm gia cầm đang là thách thức và nguy cơ đạidịch của cả thế giới
1.2.2.3 Tồn tại và thách thức trong chăn nuôi gà ở Việt Nam[13]
- Chăn nuôi gà chủ yếu là nhỏ lẻ, phân tán trong nông hộ
Chăn nuôi gà chủ yếu vẫn là tự phát, phân tán, tận dụng, quy mô nhỏ, còn chănnuôi hàng hoá quy mô lớn, tập trung chưa phát triển Có tới 7,9 triệu hộ chăn nuôi gà vàgần 70% hộ gia đình nông thôn chăn nuôi gà, trong đó có tới 65% số hộ nuôi theophương thức nhỏ lẻ, thả rông Bình quân, mỗi hộ chỉ nuôi 28-30 con Người dân chăn
Trang 34nuôi chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ hộ giađình tuy là tập quán, truyền thống nhưng đang là nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh, (từchăn nuôi nhỏ lẻ dẫn đến buôn bán, giết mổ nhỏ lẻ là phổ biến) Chăn nuôi công nghiệp
và bán công nghiệp là hình thức sản xuất hàng hoá, là xu thế phát triển nhưng cũng gặprất nhiều khó khăn trong thời gian qua do đòi hỏi đầu tư lớn, kỹ thuật cao, có quỹ đất vàthị trường ổn định
- Năng suất và hiệu quả chăn nuôi thấp
Các giống gà bản địa của chúng ta có năng suất rất thấp, các giống công nghiệpcao sản vẫn hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài và năng suất cũng chưa cao, chỉ đạt 85-90% so với xuất sứ Chăn nuôi hang hoá quy mô lớn, tập trung chiếm tỷ trọng thấp
Số lượng và quy mô trang trại tập trung còn chuă nhiều Ước tính sản phẩm chăn nuôitheo phương thức này mới đạt 30 – 35% về số lượng đầu con sản xuất
- Nguồn lực đầu tư cho cho chăn nuôi của xã hội là nhỏ bé:
Phần lớn người dân còn nghèo, khả năng tài chính thấp Chính sách hỗ trợ của nhànước trong những năm qua gần như còn nhỏ bé Việc phát triển chăn nuôi trang trại, hanghóa quy mô lớn đang gặp nhiều khó khăn, trong đó thiếu vốn đầu tư là trầm trọng, quỹ đấtđai để quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung cũng là trở ngại phổ biến ở các địa phương
- Thách thức của quá trình hội nhập
Hiện nay, chăn nuôi gà và chăn nuôi gia cầm nói chung chưa đáp ứng được nhucầu tiêu dùng của xã hội Sản lượng thịt, trứng/người/năm so với các nước trong khuvực và trên thế giới còn thấp rất nhiều Sản lượng thịt mới đạt 4,5-5,4kg, sản lượngtrứng đạt 35 quả/ng/năm
Tiêu thụ của Trung Quốc năm 2004 đạt 8,4 kg thịt và 10,4kg trứng/ng/năm; HoaKỳ: 28 kg thịt gia cầm/ng/năm 2003
Thức ăn chăn nuôi giá thành còn cao do một phần nguyên liệu phải nhập từ nướcngoài (ngô, đậu tương, bột cá, premix, khô dầu)… Các cơ sở giống gốc còn quá nhỏ,các giống công nghiệp cao sản vẫn phụ thuộc nước ngoài
Trước xu thế hội nhập khi gia nhập WTO vào những năm tới, ngành chăn nuôi
gà phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của các công ty, tập đoàn nước ngoài vớitiềm lực tài chính lớn, trình độ công nghệ, kỹ thuật cao, ưu thế chủ động về con giống,nguồn nguyên liệu giá rẻ…Đó thực sự là thách thức lớn của ngành chăn nuôi gà trongtiến trình hội nhập sắp tới ở nước ta
Trang 351.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Được tính bằng sản lượng các loại sản phẩm Qinhânvới giá đơn vị sản phẩm tương ứng (Pi): GO
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Được tính bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đi chi phísản xuất của hộ: MI = GO - C
+ Chi phí sản xuất (C): Là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hành sản xuấtkinh doanh, bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp (TT) cộng với (+) lãi tiền vay ngân hàng(i) và khấu hao TSCĐ (De)
+ Chi phí sản xuất trực tiếp (TT): Là toàn bộ chi phí bằng tiền mặt của hộ để tiếnhành sản xuất kinh doanh như mua vật tư, thuê lao động, thuê các dịch vụ khác, cáckhoản chi phí này thường được tính theo giá thị trường
+ Chi phí tự có (TC): Là các khoản chi phí mà hộ gia đình không phải dùng tiềnmặt để thanh toán và gia đình có khả năng cung cấp như lao động gia đình, vật tư giađình tự sản xuất…Thông thường các khoản chi phí này được tính theo “chi phí cơ hội”
- Lợi nhuận kinh tế ròng (NB): Là phần còn lại của tổng giá trị sản xuất (GO) saukhi trừ đi chi phí sản xuất (C); các khoản vật tư tự sản xuất; lao động gia đình (TC) Haylợi nhuận kinh tế ròng là phần còn lại của thu nhập hỗn hợp (MI) sau khi các khoản vật
tư tự sản xuất; và lao động gia đình (TC) Lợi nhuận kinh tế ròng được xác định bởicông thức sau: NB=GO - C - TC hay NB=MI - TC
Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng các chỉ tiêu kinh tế tương đối, thể hiện quan
hệ so sánh giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh
H = Q/C (1) Hoặc h = C/Q (2)Trong đó:
H, h: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả sản xuất kinh doanh
Trang 36Hai loại chỉ tiêu này có ý nghĩa khác nhau, nhưng do mối quan hệ khác nhau,nhưng do có mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng được sử dụng để phản ánh hiệuquả kinh tế của nông hộ Ngoài các chỉ tiêu trên, còn thể dùng các chỉ tiêu cận biên để
đo lường mức hiệu quả kinh tế của hộ như sau:
Hb= (3) hb= (4)Trong đó:
Hb, hb: Hiệu quả kinh tế cận biên
Q: Lượng kết quả tăng thêm
C: Lượng chi phí tăng thêm
Hb: Thể hiện nếu tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết quả
hb: Thể hiện để tăng thêm một đơn vị kết quả cần tăng thêm bao nhiêu đơn vị chi phíCác chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng trong phân tích kinh tế Vì quy luật cậnbiên là nguyên lý quan trọng điều chỉnh hành vi của nông hộ trong đầu tư phát triểnsản xuất
Tùy mục đích tính toán, mà các chỉ tiêu ở mẫu số và tử số của công thức trên có thểthay đổi rất linh hoạt Ví dụ, kết quả sản xuất có thể được tính toán là: tổng giá trị sản xuất(GO), thu nhập hỗn hợp (MI) hay lợi nhuận kinh tế ròng (NB)
Tương tự các chỉ tiêu chi phí sản xuất (C) cũng có thể thay đổi rất linh hoạt Vídụ: chi phí sản xuất có thể sử dụng là: Tổng chi phí sản xuất, chi phí sản xuất bằng tiềncủa hộ (Cbt), chi phí sản xuất (C)
* Một số chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế:
- GO/C : Cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sảnxuất
- MI/C : Cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhậphỗn hợp
- GO/(C+TC) : Cứ một đồng tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất (C) và chi phí
tự có ( TC) bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất
- NB/(C+TC) : Cứ một đồng tổng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợinhuận kinh tế ròng
Trang 37CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI GÀ THỊT TRÊN
ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG THUỶ
2.1 Tình hình cơ bản của thị xã Hương Thuỷ
- Phía Đông giáp huyện Phú Lộc
- Phía Tây giáp thành phố Huế và huyện Hương Trà
- Phía Bắc giáp huyện Phú Vang
- Phía Nam giáp huyện Nam Đông và A Lưới
Vị trí đó đã tạo cho thị xã nhiều thuận lợi do nằm giữa hai trung tâm kinh tế, dulịch, văn hóa lớn của miền Trung là thành phố Huế và Đà Nẵng Có thể đánh giá vị tríđịa lý kinh tế của Hương Thủy như một yếu tố quan trọng tạo nên tiềm năng phát triểnsản xuất nông nghiệp - nông thôn nói riêng và kinh tế thị xã nói chung
Thị xã Hương Thủy có bề rộng dọc theo quốc lộ 1A từ thành phố Huế đến huyệnPhú Lộc và trãi dọc theo hướng Bắc - Nam từ huyện A Lưới, Nam Đông xuống huyệnPhú Vang Địa hình thị xã Hương Thủy thấp dần từ tây sang đông Có thể chia thị xãthành hai phần: gò đồi và đồng bằng
- Vùng gò đồi:
Hầu hết phần đất phía tây quốc lộ 1A là vùng gò đồi, bao gồm 3 xã Dương Hòa,Phú Sơn, Thủy Bằng và một phần của xã Thủy Phù và các phường Thủy Dương, ThủyPhương, Thủy Châu Diện tích vùng này chiếm đến 76% diện tích toàn thị xã Phầnthuộc xã Dương Hòa, đặc biệt là phía tây sông Tà Trạch, có nhiều núi cao (có nơi caotới 800m) Từ phía đông sông Tà Trạch đến quốc lộ 1A là vùng đồi thấp, bán bìnhnguyên Địa hình này thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và có nhiềuthắng cảnh đẹp, tạo thêm điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Trang 38- Vùng đồng bằng
Phần đồng bằng của thị xã là một dải đất hẹp từ phía Bắc quốc lộ 1A đến sôngNhư Ý, Đại Giang, được bồi tụ bởi phù sa sông Hương và các nhánh của nó Bao gồmcác xã Thủy Vân, Thủy Thanh, Thủy Tân, phường Thủy Lương, một phần của xã ThủyPhù và các phường Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Châu Địa hình thấp dần về phíaBắc theo hướng chảy của các dòng sông Độ cao trung bình 2-5m, do đó thường bị ngậplụt khi mùa mưa lũ Nhiều nơi nước đọng thành hồ như Thủy Lương, Thủy Tân
2.1.1.2 Khí hậu, thủy văn
Hương Thủy là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Nam và Bắc nên chịu ảnhhưởng của khí hậu hai miền, hàng năm được chia làm hai mùa rõ rệt:
- Chế độ ẩm
Độ ẩm không khí BQ 85-90%, tháng cao nhất (tháng 12) là 90% và tháng thấpnhất là 72% (tháng 7)
Lượng bốc hơi BQ hàng năm khá lớn, khoảng 1.000-1.100mm/năm Nhữngtháng mùa đông lượng bốc hơi nhỏ, mùa hè bay hơi lớn hơn, chiếm 70-75% lượngbay hơi cả năm
Trang 39nóng Ngoài ra, trong năm còn xuất hiện hướng gió phụ là gió Đông Nam mang theo hơinước thổi từ biển vào.
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế
Năm 2012, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn ước đạt 15,97% Giá trịtổng sản phẩm ước thực hiện 1.615,5 tỷ đồng, đạt 98,69% KH (trong đó phần thị xãquản lý 578,5 tỷ đồng, đạt 97,7% KH) GDP bình quân đầu người ước đạt 33,5 triệuđồng, bằng 98% kế hoạch Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước thực hiện 2.000 tỷ đồng,đạt 91% KH (2.200-2.300 tỷ đồng) Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 300 triệu USD, bằng120% KH (chủ yếu là các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Phú Bài) Cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng chiếm tỷ lệ75,74%; thương mại dịch vụ chiếm tỷ lệ 17,64%; nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ lệ6,62% Cụ thể:
Về công nghiệp -TTCN - Xây dựng: Năm 2012, hoạt động sản xuất của các DN
trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng chung của tình hình suy thoái,nguồn vốn và lãi suất ngân hàng Một số DN sản xuất cầm chừng, cắt giảm lao
động…Tuy nhiên, một số ngành vẫn duy trì được sử ổn định sản xuất như các ngành:
sợi, dệt may, sản xuất thực phẩm và đồ uống, sơn các loại, sản xuất các sản phẩm từplastic, sơ chế da và giầy da, mộc mỹ nghệ…Riêng tại cụm Công nghiệp- Tiểu thủ côngnghiệp Thủy Phương, đến thời điểm hiện tại có 47 doanh nghiệp thuê đất với tổng diệntích 39,5ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 62,58%, trong đó có 22 doanh nghiệp đã hoạt động, 04
doanh nghiệp đang đầu tư cơ sở sản xuất Tổng sản phẩm ngành công nghiệp- xây dựng
ước thực hiện 1.223,5 tỷ đồng, tăng 16,63% so với năm 2011, bằng 98,39% kế hoạch.
Trong đó phần thị xã quản lý ước đạt 214,5 tỷ đồng, bằng 97,5% kế hoạch
Về Dịch vụ : Mạng lưới dịch vụ tiếp tục phát triển, ngày càng đa dạng và phong
phú, đặc biệt là dịch vụ thương mại, ngân hàng, bưu chính, viễn thông, vận tải đáp
ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân Giá trị tổng sản phẩm dịch vụ ước đạt
285 tỷ đồng, bằng 99,82% KH Trong đó phần thị xã quản lý 261,5 tỷ đồng, bằng
97,6% KH
Trang 40Về sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp:
Về trồng trọt: Năm 2012, toàn thị xã gieo trồng được 6.416,6 ha lúa (giảm 51 ha
so diện tích năm 2011) Trong đó: vụ Đông Xuân gieo 3.256,0 ha, năng suất bình quân
61 tạ/ha; vụ Hè Thu gieo 3.160,6 ha, năng suất bình quân 59,02 tạ/ha Ngoài ra, đãtrồng được 35 ha ngô; 316 ha khoai lang; 217 ha sắn, 412 ha rau, 153 ha đậu các loại
Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 38.642 tấn, đạt 101,69% kế hoạch (trong đó sản
lượng thóc đạt 38.516 tấn)
Chăn nuôi: Đến nay toàn thị xã có tổng đàn bò 1.560 con (giảm 5% so với năm
trước); đàn trâu là 1.498 con (giảm 27 %); đàn lợn là 34.000 con (tăng 5%), đàn gia cầm338.473 con (giảm 0,74%), chim cút 197.000 con, (giảm 15,81% so với năm 2011).Nguyên nhân giảm tổng đàn trâu, bò và đàn gia cầm do diện tích đồng cỏ bị thu hẹp vàtâm lý sợ dịch bệnh, người chăn nuôi có xu hướng chuyển đổi ngành nghề khác
Diện tích nuôi cá nước ngọt 579 ha, bằng so với năm 2011; sản lượng cá thuhoạch 1.807 tấn, tăng 2,78% so với năm 2011
Lâm nghiệp: Kinh tế rừng tiếp tục phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế
cao, góp phần nâng cao đời sống nhân dân vùng gò đồi Sản lượng khai thác gỗ rừngtrồng ước đạt 27.670 m3; đã trồng được 500 ha rừng tập trung và 126.000 cây phântán Công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng được chú trọng Trongnăm đã phát hiện và xử lý 30 vụ vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng; tịchthu 30,9m3 gỗ các loại; xử phạt hành chính và thanh lý tài sản bị tịch thu, nộp ngânsách nhà nước 382 triệu đồng Trong năm, xảy ra 02 vụ cháy rừng Diện tích bị thiệthại 8,2 ha Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 55,5%
Giá trị tổng sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp ước đạt là 107 tỷ đồng, bằng 99,07%KH (trong đó phần thị xã quản lý 102,5 tỷ đồng, bằng 98,6%KH).
Về tài chính - ngân sách: tổng thu ngân sách trên địa bàn phần thị xã, các
phường, xã thu ước đạt 113,8 tỷ đồng (đạt 100,89 % dự toán HĐND thị xã giao vàbằng 108,08% dự toán tỉnh giao) Trong đó: thu ngoài quốc doanh (phần thị xã trựctiếp quản lý thu) ước đạt 28 tỷ đồng, đạt 100,07 dự toán tỉnh và HĐND thị xã giao; thucấp quyền sử dụng đất là 62,5 tỷ đồng, đạt 100% dự toán.Tổng chi ngân sách thị xãước thực hiện năm 2012 là 295,679 tỷ đồng, đạt 132,72 % dự toán Trong đó: chi ngânsách thị xã là 208,099 tỷ đồng, đạt 111,88 % dự toán; Chi ngân sách xã, phường