Trong các cây trồng ngắn ngày được sản xuất ở Việt Nam, câylạc có một vị trí rất quan trọng, có giá trị kinh tế cao và được nhiều hộ nông dân quantâm phát triển.. Nó được trồng ở nhiều q
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC
Ở PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HÀ THỊ TỜN
KHÓA HỌC: 2011 - 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC
Ở PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện:
Hà Thị Tờn
Lớp: K45 KTNN
Niên khóa: 2011 - 2015
Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
HUẾ, 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1.Lý do chọn đề tài 1
1.2.Mục đích nghiên cứu 2
1.3.Phương pháp nghiên cứu 2
1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II : NÔI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC 4
1.1.Lý luận cơ bản về cây lạc 4
1.1.1.Nguồn gốc, xuất xứ của cây lạc 4
1.1.2.Đặc điểm kỹ thuật trồng lạc 4
1.1.3.Giá trị dinh dưỡng của cây lạc 6
1.1.4.Giá trị kinh tế của cây lạc 7
1.2.Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế sản xuất lạc 8
1.2.1.Khái niệm về hiệu quả kinh tế 8
1.2.2.Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế 10
1.2.3.Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế 10
1.2.4.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc 11
1.2.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả sản xuất lạc 12
1.2.5.1.Các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên 12
1.2.5.2.Các yếu tố sinh học 13
1.2.5.3.Các yếu tố thuộc điều kiện kinh tế - xã hội 14
1.3.Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế 15
1.3.1.Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam 15
1.3.2.Tình hình sản xuất lạc ởtỉnh Thừa Thiên Huế 17
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC Ở PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 18
2.1.Tình hình cơ bản của phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 18 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 42.1.1.Điều kiện tự nhiên 18
2.1.1.1.Vị trí địa lí 18
2.1.1.2.Địa hình, thổ nhưỡng 18
2.1.1.3.Đặc điểm khí hậu 19
2.1.1.4.Điều kiện thủy văn 19
2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội của phường 19
2.1.2.1.Dân số, lao động và phân bố dân cư 19
2.1.2.2.Tình hình về đất đai của phường trong 3 năm 2012 – 2014 22
2.1.2.3.Tình hình trang bị cơ sở vật chất, kĩ thuật 24
2.1.2.4.Tình hình phát triển kinh tế 25
2.1.3.Đánh giá chung 28
2.1.3.1.Thuận lợi 28
2.1.3.2.Khó khăn 29
2.2.Tình hình sản xuất lạc của phường Hương Chữ 30
2.3.Hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra 31
2.3.1.Nguồn lực sản xuất của hộ điều tra 31
2.3.1.1.Tình hình nhân khẩu và lao động 31
2.3.1.2.Tình hình sử dụng đất đai 32
2.3.1.3.Tình hình trang bị vật chất kĩ thuật 33
2.3.2.Tình hình đầu tư thâm canh của các nhóm hộ điều tra 35
2.3.2.1.Tình hình sử dụng giống lạc của các nhóm hộ điều tra 35
2.3.2.2.Tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV của các nhóm hộ điều tra 36
2.3.2.3.Chi phí dịch vụ thuê ngoài 37
2.3.3.Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân của các hộ điều tra 39
2.3.3.1.Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất 39
2.3.3.2.Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra 41
2.3.4.Hiệu quả một số công thức luân canh với cây lạc 43
2.3.5.So sánh hiệu quả sản xuất lạc với một số cây trồng khác ở địa phương 45 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 52.3.6.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của
các hộ điều tra
46 2.3.6.1.Ảnh hưởng của quy mô đất đai 46
2.3.6.2.Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra 48
2.3.7.Tình hình tiêu thụ lạc trên địa bàn phường Hương Chữ 49
2.3.7.1.Chuỗi cung các yếu tố đầu vào 52
2.3.7.2.Hệ thống phân phối đầu ra sản phẩm lạc .53
2.4.Đánh giá chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của địa phương .54 2.4.1.Những điểm mạnh 54
2.4.2.Những hạn chế 55
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 56
3.1.Định hướng phát triển sản xuất 56
3.2.Giải pháp 56
3.2.1.Về giống 56
3.2.2.Giải pháp về đầu tư, kỹ thuật trồng, chăm sóc 57
3.2.3.Về đất đai 57
3.2.4.Về thị trường tiêu thụ 58
3.2.5.Về cơ sở hạ tầng 58
3.2.6.Về phòng ngừa sâu bệnh 58
3.2.7.Quy hoạch chuyên canh sản xuất lạc hàng hóa 59
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
3.1 Kết luận 61
3.2 Kiến nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1: Diện tích một số cây công nghiệp hàng năm ở nước ta
trong 3 năm (2011 – 2013) 15
Bảng 2 : Kết quả sản xuất lạc của Việt Nam qua các năm 2011 - 2013 16
Bảng 3: Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 -2013 17
Bảng 4: Tình hình nhân khẩu, lao động của phường Hương Chữ qua 3 năm 2012 -2014 21
Bảng 5 : Tình hình sử dụng đất đai của phường Hương Chữ qua 3 năm 2012 – 2014 23
Bảng 6: Biến động diện tích gieo trồng một số loại cây chính ở phường Hương Chữ qua các năm 2012 – 2104 26
Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính năm 2014 28 Bảng 8: Tình hình sản xuất lạc ở Phường Hương Chữ qua 3 năm 2012 – 2014 30 Bảng 9: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra 31
Bảng 10: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2014 33
Bảng 11: Tình hình trang bị vật chất, kỹ thuật của các hộ điều tra 34
Bảng12: Tình hình sử dụng giống lúa của các hộ điều tra năm 2014 35
Bảng 13: Tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV của các nhóm hộ điều tra 36
Bảng 14: Chi phí dịch vụ thuê ngoài của các hộ điều tra năm 2014 (BQ/Sào) 39
Bảng 15: Chi phí sản xuất lạc năm 2014 của các hộ điều tra (BQ/ sào) 40
Bảng 16: Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra năm 2014 42
Bảng 17: Hiệu quả một số công thức luân canh với cây lạc của các hộ điều tra năm 2014 (Bình quân 1 sào) 44
Bảng 18: Kết quả và hiệu quả sản xuất một số cây trồng của các hộ điều tra năm 2014 .45
Bảng 19: Ảnh hưởng quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra năm 2014 47 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 7Bảng 20: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc
của các hộ điều tra năm 2014 48
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 8PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, song song với việc phát triển côngnghiệp thì nông nghiệp vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển đấtnước Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với xu thế áp dụngkhoa học kỹ thuật vào trồng trọt, người nông dân đã và đang sản xuất theo hướng thâmcanh, chuyên canh có hiệu quả ngày càng cao Nhiều cây công nghiệp đã trở thành thếmạnh của nước ta, sản phẩm cây công nghiệp được sử dụng hết sức đa dạng là nguồnthực phẩm giàu đạm và chất béo không thể thiếu trong bữa ăn của con người Khôngchỉ trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu, là nguồn nguyên liệu của nhiều ngànhcông nghiệp chế biến Trong các cây trồng ngắn ngày được sản xuất ở Việt Nam, câylạc có một vị trí rất quan trọng, có giá trị kinh tế cao và được nhiều hộ nông dân quantâm phát triển
Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày và là thực phẩm có vai trò quan trọng đối vớiđời sống của con người Hạt lạc là thức ăn nhiều lipit, giàu protein và bổ sung vitamincho con người Thân, lá khô,dầu lạc là nguồn cung cấp thức ăn giàu đạm cho chănnuôi Lạc còn là nguồn nguyên liệu chính trong nhiều ngành công nghiệp như ép dầu,sơn mực in…ngoài ra lạc là cây trồng lý tưởng luân canh và cải tạo đất do lạc cóvikhuẩn cố định đạm
Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà nóiriêng có tiềm năng phát triển nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt Hương Chữ -một phường đồng bằng bán sơn địa, thuộc thị xã Hương Trà có Quốc lộ 1A và đườngTây Nam Huế đi qua Cách trung tâm huyện 6 km về phía Nam và thành phố Huế 10
km về phía Bắc có quỹ đất tương đối lớn, chủ yếu là đất thịt, đất cát pha,… thích hợpcho việc trồng các cây công nghiệp ngắn ngày như đậu đỗ, lạc,… và rau màu như cải,kiệu, hành,… Trong đó, sản xuất lạc đang được đầu tư đem lại nhiều triển vọng đểnâng cao thu nhập và mang lại giá trị nhiều mặt cho người nông dân Tuy nhiên sảnxuất lạc hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do yếu tố chủ quan và khách quan Trướchết sản xuất lạc của người dân còn dựa vào kinh nghiệm của bản thân là chủ yếu nênhiệu quả đạt được chưa cao Ngoài ra, những khó khăn về vốn, lao động, điều kiệnthủy lợi, sản xuất nhỏ, manh mún, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật còn lạc hậu làmcho quá trình sản xuất còn gặp nhiều khó khăn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 9Việc tiêu thụ lạc của nông dân còn gặp nhiều khó khăn, kênh phân phối hàng hóachưa hoàn thiện, sản phẩm đến tay người tiêu dùng còn qua nhiều khâu trung gian,người nông dân bị ép giá Nên giá mà người nông dân nhận được thì thấp mà giángười tiêu dùng phải trả lại cao Vậy do đâu dẫn đến những khó khăn đó? Để tìm ranguyên nhân chúng ta cần đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu, từ đó đưa ra những giải phápkhắc phục kịp thời nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc, góp phần tăng
thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân Đó là lí do chính mà tôi chọn đề tài :“
Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc ở phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc
- Đánh giá thực trạng sản xuất lạc của phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà,tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc củanông hộ ở phường Hương Chữ, thị xã Hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên địa bànphường Hương Chữ
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Thu thập qua UBND phường, hợp tác xã nông nghiệp, sởnông nghiệp tỉnh, số liệu của niên giám thống kê Việt Nam, niên giám thống kê tỉnhThừa Thiên Huế, các loại sách, báo, đài, internet,…
- Số liệu sơ cấp:
Chọn địa điểm điều tra: Căn cứ vào tình hình sản xuất lạc tại địa phương nghiêncứu, tôi đã chọn 2 thôn La Chữ và Phú Ổ để tiến hành điều tra Đây là 2 thôn có diệntích trồng lạc lớn trong toàn phường
Chọn mầu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 60 mẫu, tương ứng với 60 hộ Mỗithôn 30 hộ và các hộ được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp lại
Trang 10- Việc sử lý, tính toán số liệu được thể hện trên máy tính theo các phần mềmthống kê thông dụng : excel, …
1.3.3 Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả và phân tổ thống kê: Trên cơ sở những số liệuthu thập được tiến hành lập bảng biểu; phân tổ các tiêu thức thống kê để tổng hợp phântích các chỉ tiêu nhằm đáp ứng mục đích, yêu cầu của vấn đề nghiên cứu
1.3.4 Phương pháp chuyên gia :Trong quá trình thực hiện đề tài, tiến hành trao
đổi tham khảo ý kiến của các hộ trồng lạc ở địa phương có liên quan và am hiểu sâusắc các vấn đề nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện các vấn đề nghiên cứu, đồng thờikiểm tra tính chính xác của kết quả thu thập được
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến hiệu quả sản xuất lạc của
Trang 11PHẦN II : NÔI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC 1.1 Lý luận cơ bản về cây lạc
1.1.1 Nguồn gốc, xuất xứ của cây lạc
Cây lạc có tên khoa học Arachis hypogaea, là cây công nghiệp ngắn ngày có giátrị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao Nó được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới vàxếp thứ 13 về diện tích các cây thực phẩm của thế giới ( Giáo trình cây công nghiệp,DDHNN1 – Hà Nội )
Theo tài liệu của các nhà khảo cổ học, họ đã chứng minh người Tây Ban Nha vàngười Bồ Đào Nha đã phát hiện ra vùng phân bố lạc đầu tiên là Nam Mỹ thuộc lưuvực sông Amazon từ cách đây khoảng 1500 – 2000 năm trước công nguyên Các bằngchứng khảo cổ học đã chứng minh cây lạc có mặt từ vùng đất Nam Mỹ Vào cuối thế
kỷ thứ XV, cây lạc được đưa từ Braxin sang Châu Phi cùng với các thuyền buôn TừChâu Phi lạc được đưa sang Châu Á và Nam Châu Âu ( Ý, Tây Ban Nha); từ Châu Âulạc được đưa sang Bắc Mỹ; từ Châu Á lạc được đưa sang Nga và các nước Đông Âu
Ở nước ta lạc được đưa từ Trung Quốc sang vào khoảng đầu thế kỷ thứ XIX
Lạc có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ, từ vĩ tuyến 360 Bắc đến 360 Nam,đâu đâu cũng có trồng lạc vì lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có giátrị dinh dưỡng cao, được trồng rộng rãi trên thế giới và xếp thứ 13 các cây thực phẩmtrên thế giới
Hạt giống và kỹ thuật gieo hạt:
- Chọn giống thì tốt nhất là nên mua giống mới từ hợp tác xã hay các trạmgiống cây trồng để đảm bảo giống không bị thoái hóa biến chất Nếu sử dụng lạc giốngTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12từ vụ trước để lại thì nên chọn lạc trên những thửa ruộng sinh trưởng, phát triển tốt,không sâu bệnh, cho năng suất cao, ổn định Chọn hạt mẩy, to, không nứt nẻ, phơiđược nắng để làm giống đồng thời chọn giống phải phù hợp với chất đất, điều kiện tựnhiên, sinh thái của mỗi vùng.
- Lượng giống: lượng giống từ 10- 12 kg lạc vỏ/ 1 sào 500m2đối với giống hạtnhỏ, 12-14kg lạc vỏ/ sào với giống hạt lớn
- Kỹ thuật gieo hạt:
Khoảng cách:
+ Hàng cách hàng: 25 – 27cm
+ Cây cách cây: 12 – 15cm
Mật độ cây: 25 – 33 cây/ m2, tùy theo giống và mùa vụ
Độ sâu lấp đất: tùy theo điều kiện thời tiết đất đai cụ thể của từng vùng mà
bố trí gieo hạt cho hợp lý, độ sâu gieo hạt từ 3 – 5cm
Phân bón và kỹ thuật bón phân:
- Lượng phân bón: trên1 sào được xác định như sau:
Bón lót 50% lượng vôi trước khi cày lần đầu
Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân, 50% lượng Kali và 50% phân NPKtrước khi gieo
Bón thúc:
+ Sau khi gieo 10 – 15 ngày (khi lạc có 3 – 4 lá thật), bón hết số phân NPK vàphân Kali còn lại
+ Sau khi lứa hoa đợt 1 kết thúc, bón hết số vôi còn lại
+ Ngoài ra tùy tình hình sinh trưởng của cây lạc trong các giai đoạn thiết yếunhư: giai đoạn sắp ra hoa, giai đoạn hình thành quả, có thể sử dụng các loại phân bónqua lá, phun định kỳ 7 – 10 ngày/ lần
Chăm sóc:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 13- Sau khi gieo 10 – 15 ngày, tiến hành bón phân kết hợp xới nhẹ làm cho đấtthông thoáng, làm sạch cỏ dại, tạo điều kiện cho lạc sinh trưởng, phát triển ngay từ đầu.
- Sau khi lứa hoa đợt 1 kết thúc bón hết số vôi còn lại rồi tiến hành xới xáolàm cỏ, vun gốc để lạc đâm tỉa thuận lợi
- Tưới nước: Đối với cây lạc, không để hạn ở các giai đoạn sinh trưởng, pháttriển luôn giữ đất ẩm Chú ý tưới bổ sung, nhất là giai đoạn ra hoa, đâm tỉa và trongthời kỳ hạn Trong thời kỳ hạn phải tưới nước vào 2 thời kỳ chính, trước khi ra hoa
1.1.3 Giá trị dinh dưỡng của cây lạc
Sản phẩm chính của sản xuất lạc là hạt lạc, trong hạt lạc chứa rất nhiều dinhdưỡng.Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, hạt lạc có chứa hầu như đầy đủ cácchất đại diện cho các chất hóa học hữu cơ và rất nhiều chất vô cơ.Trong đó, lipidchiếm nhiều nhất trong thành phần của hạt sau đó đến protein và gluxit
Hàm lương lipid chiếm từ 40 – 75%, trong đó 80% axit béo không no và 20%axit béo no Protein chiếm khoảng 20 – 37% trong đó có 13 axit amin rất quan trọng
và cần thiết cho con người Thành phần còn lại là gluxit và các vitamin nhóm B,vitamin A, E, F Trong hạt lạc cũng có chứa đến 40 – 50% dầu, 68% calo,… Theo tínhtoán của các nhà khoa học, 100g hạt lạc cung cấp 590 kcal trong khi đậu tương chỉkhoảng 411kcal, gạo tẻ là 353 kcal,…Như vậy lạc là nguồn cung cấp năng lượng rấtlớn và là nguồn bổ sung quan trọng các chất béo cho con người
Khô dầu từ lạc cũng là nguồn bổ sung chất đạm và chất béo quan trọng trong chếbiến thức ăn gia súc tổng hợp Lạc nhân sau khi ép dầu có khoảng 10% nước, 8% lipid,4,8% cellulose, 25% gluxit, 6,5% muối khoáng
Do có hàm lượng dinh dưỡng cao như vậy nên lạc được sử dụng rất nhiều vàđược chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau Lạc được dùng để ép lấy dầu, phầnlớn được chế biến ra dầu ăn rất được ưa chuộng ngoài cung cấp chất dinh dưỡng cònrất tốt cho tim mạch, không làm tăng lượng cholesterol trong máu Tinh dầu lạc còn đểdùng để thắp sáng Lạc còn được chế biến làm thức ăn, bánh kẹo hay các thực phẩmdinh dưỡng khác,… Lạc sau khi đã ép lấy dầu được dùng để chế biến thức ăn gia súccũng có hàm lượng chất dinh dưỡng cao
Hiện nay trên thế giới có khoảng 80% sản lượng sản xuất dưới dạng dầu ăn, 12%dùng làm nguyên liệu kẹo, bơ, mứt,…6% dùng cho chăn nuôi, 2% dùng cho các mụcđích khác
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 141.1.4 Giá trị kinh tế của cây lạc
Giá trị nông nghiệp:
- Giá trị trong chăn nuôi:
Giá trị làm thức ăn gia súc của lạc được đánh giá trên các mặt: khô dầu lạc, thân
lá lạc, làm thức ăn xanh cho gia súc và tận dụng các phụ phẩm của dầu lạc
Hạt lạc sau khi ép lấy dầu còn lại khô dầu Khô dầu là thức ăn tinh cung cấp chấtđạm rất tốt cho gia súc Khô dầu lạc đã được đãi vỏ có chứa 11- 12% nước, 47% chấtđạm, 24 – 26% chất đường bột, 6- 7% chất béo Khô dầu lạc cho bò cái ăn làm tănglượng sữa, cho lợn con ăn bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày làm tăng trọng nhanh,425kg khô dầu lạc có thể làm tăng lượng 100kg lợn thịt sống, trong khi đó khô dầudừa phải cần đến 450kg
Vỏ quả lạc nghiền nhỏ thành bột, có thể trộn các loại rau cỏ làm thức ăn thô chogia súc Vỏ lạc còn được dùng làm chất độn chuồng rất tôt cho lợn
Thân và lá lạc là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng cho gia súc Cây lạc chứađến 47% đường bột, 11,5% chất đạm; 1,8% chất béo tính theo trọng lượng khô
- Giá trị trồng trọt:
Lạc là loại cây có ý nghĩa đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt đối với cácnước nghèo vùng nhiệt đới.Ngoài giá trị kinh tế của lạc, đối với ép dầu, trong côngnghiệp thực phẩm, trong chăn nuôi lạc còn có ý nghĩa to lớn trong việc cải tạo đất
Thân và lá lạc là một loại cây rất tốt cho việc làm phân xanh.Vỏ lạc được đốtthành tro là một loại phân bón rất tốt cho cây trồng, vì trong đó chứa 6% P, 31% K,27% CaO So sánh với phân chuồng, tỷ lệ N trong thân lá lạc cao hơn 2,5 lần Hiệnnay, ở hầu hết các cùng trồng lạc nước ta nông dân sử dụng thân lá lạc để bón và nólàm tăng năng suất rõ rệt
Lạc thuộc nhóm cây công nghiệp ngắn ngày, lại có thể trồng được trên đồngbằng, trung du đến miền núi
Sau khi thu hoạch, rễ cây lạc để lại cho đất một lượng đạm khá lớn Lượng đạmnày tăng thêm độ phì nhiêu của đất Vì vậy, trồng lạc có tác dụng cải tạo đất làm tăngchất dinh dưỡng trong đất.Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với các chân đất bạc màu
Giá trị trong công nghiệp:
Lạc phục vụ cho công nghiệp ép dầu, dầu lạc được dùng làm thực phẩm và chếbiến cho các ngành công nghiệp khác như : chất dẻo, xi mực in, dầu diesel, làm dungTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 15môi cho các thuốc bảo vệ thực vật,…Ngoài ra khô dầu lạc còn được dùng làm thức ăncho người chăn nuôi gia súc và gia cầm Dầu lạc còn được dùng trong công nghiệp chếbiến xà phòng.Vỏ quả lạc có nhiều chất xơ, có thể dùng làm chất đốt, làm nguyên liệuchế biến sợi nhân tạo và ủ lên men để chế biến thành rượu.
Giá trị xuất khẩu:
Lạc là một trong những cây trồng chủ yếu và là mặt hàng xuất khẩu quan trọngcủa nhiều nước trên thế giới Ở Việt Nam 70% sản lượng lạc dành cho xuất khẩu,đứng thứ 5 trong 25 nước trồng lạc ở Châu Á sau Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêsia vàMyanma Tổng sản lượng xuất khẩu lạc trên thế giới đạt 6,416 triệu tấn trong năm
2013 tăng hơn so với năm 2012 đạt 5,435 triệu tấn Hằng năm Việt Nam thu khoản
100 triệu USD từ việc xuất khẩu lạc
Lạc là cây trồng thu ngoại tệ quan trọng ở nước ta, chiếm 15% trong kim ngạchxuất khẩu nông sản Hiện nay, các nhà máy ép dầu Hà Bắc, Tường An đã sản xuất dầutinh luyện thơm ngon làm dầu rán chất lượng hơn hẳn mỡ động vật vì không chứacolestorol làm xơ cứng động mạch và bị ôi nhanh như mỡ động vật trong diều kiện bảoquản bình thường và rất kém của nước ta
1.2 Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế sản xuất lạc
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội thì hiệu quả kinh tế không chỉ làmối quan tâm của người sản xuất, doanh nghiệp của bất cứ một cá nhân nào mà còn làvấn đề của toàn xã hội
Đó là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng trình độ tổ chức quản lý, trình độkhai thác, sử dụng các yếu tố đầu vào, các nguồn lực tự nhiên phục vụ cho các hoạtđộng sản xuất kinh doanh Hiệu quả kinh tế của một hoạt động sản xuất kinh doanhchủ yếu đề cập đến lợi ích kinh tế sẽ thu được từ các hoạt động đó, phản ánh mặt chấtlượng của hoạt động kinh tế Nâng cao chất lượng của hoạt động kinh tế tức là làm chohoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củacon người về mọi mặt Đồng thời đây cũng là nỗ lực cuối cùng của mọi nỗ lực sảnxuất kinh doanh
Theo GS Paul A.samuelson: “ Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí hoặc sử dụngcác nguồn lực một cách tiết kiệm để thỏa mãn các nhu cầu của con người Cụ thể hơn,TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 16nền kinh tế sản xuất có hiệu quả khi nó không thể sản xuất nhiều hơn một mặt hàngnào đó mà không giảm bớt sản xuất một mặt hàng khác”.
Theo TS Nguyễn Mạnh Tiến: “ Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kết quả phảnánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xây dựng”
GS.TS Ngô Đình Giao thì lại cho rằng: “ Hiệu quả kinh tế là tổ chức cao nhấtcủa sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản
lý của nhà nước”
Như vậy có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế, mỗi quan điểm
có một góc độ nhìn nhận khác nhau.Tuy nhiên, xét cho cùng chúng ta có thể hiểu hiệuquả kinh tế là sự so sánh giữa thành quả đạt được và toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt đượckết quả đó
Theo Fassell (1957) và một số nhà kinh tế khác thì chúng ta có thể tính được hiệuquả kinh tế một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối Hiệu quả kinh tế là một phạm trùtrong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.Điều đó có nghĩa là cảhai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét các yếu tố nguồn lực tronghoạt động sản xuất Nếu hoạt động sản xuất chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quảphân bổ thì đó chỉ là mới điều kiện cần chứ chưa đủ để đạt hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kỹ thuật ( TE) là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị sảnphẩm đầu vào hoặc nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về
kỹ thuật hoặc công nghệ áp dụng vào quá trình sản xuất,… Hiệu quả kỹ thuật liên quanđến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng vào sảnxuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm Như vậy hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độchuyên môn tay nghề và kinh nghiệm trong việc sử dụng đầu vào để sản xuất Nó phụthuộc nhiều vào bản chất, kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào quá trình sản xuất.Hiệuquả kinh tế đạt cao nhất bằng 1, tất cả các điểm nằm trên đường đồng lượng đều đạthiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả phân bổ là chỉ riêng hiệu quả trong đó các yếu tố về giá sản phẩm vàgiá đầu vào được tính đến để phân bổ giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phíđầu vào hoặc nguồn lực Thực chất của hiệu quả phân bổ chính là hiệu quả kỹ thuật cótính đến giá của các yếu tố đầu vào và giá các sản phẩm đầu ra trong quá trình sảnxuất.Như vậy, hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng phối hợp các đầu vào một cáchTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định nhằm mục đích tối đahóa lợi nhuận.Hiệu quả phân bổ đạt cao nhất cũng bằng 1, tất cả các điểm nằm trêđường đồng phí đều đạt hiệu quả phân bổ.
Như vậy, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ là hai mặt riêng biệt nhưngthống nhất, tác động qua lại lẫn nhau của hiệu quả kinh tế
1.2.2 Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất nông nghiệp nóiriêng, việc đánh giá hiệu quả kinh tế sau mỗi chu kỳ sản xuất là rất quan trọng vàkhông thể thiếu
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta biết được mực độ sử dụng các nguồn lựctrong quá trình sản xuất đã hiệu quả hay chưa, đã tối thiểu hóa các chi phí hay chưa.Đồng thời biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả để từ đó có biệnpháp khắc phục hợp lý
Đánh giá hiệu quả kinh tế còn là căn cứ để xác định các mục tiêu phương hướngsản xuất kinh doanh của đơn vị trong thời gian tiếp theo nhằm đạt được sự tăng trưởngcao trong sản xuất trên cơ sở những cái đạt được Xét đến cùng, đánh giá hiệu quả kinh
tế là căn cứ thực hiện tái sản xuất mở rộng và có hiệu quả hơn
1.2.3 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Phương pháp 1: hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thuđược với chi phí bỏ ra Nghĩa là, một đơn vị chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đơn vịsản phẩm
H = Q/CTrong đó:
H: hiệu quả kinh tế
Q: khối lượng sản phẩm thu được
C: chi phí bỏ ra
Phương pháp 2 : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa phần kếtquả tăng thêm và phân chi phí tăng thêm
H = ∆Q/∆C
∆Q : Khối lượng sản phẩm tăng thêm
∆C : Chi phí tăng thêm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 181.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc
Do đặc thù của ngành trồng trọt mà đặc biệt là các loại cây công nghiệp ngắnngày như cây lạc thì chi phí đầu tư ban đầu thường thấp, tư liệu sản xuất giá trị nhỏ,được sử dụng trong rất nhiều năm và trong nhiều hoạt động sản xuất khác nhau nênkhi tính toán các khoản chi phí trong đầu tư sản xuất lạc gặp nhiều khó khăn Do đókhi tính toán các chi phí sản xuất lạc tôi chỉ tính chi phí trực tiếp phục vụ sản xuất
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lạc:
- Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất lạc:
+ Tổng giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền toàn bộ sản phẩm thuđược trong một đơn vị diện tích canh tác trong một chu kỳ sản xuất nhất định
GO = Σ Q*PQ: khối lượng sản phẩm được sản xuất ra
P: giá bình quân 1kg lạc
+ Chi phí trung gian (IC): là bộ phận cấu thành giá trị sản xuất bao gồm chi phívật chất và dịch vụ sản xuất, không kể công lao động gia đình và khấu hao sản phẩmnông nghiệp
+ Giá trị gia tăng (VA): phản ánh giá trị tăng thêm so với chi phí mua ngoài bỏ ra
VA = GO – IC
- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất:
+ Năng suất trồng lạc (N): phản ánh khối lượng sản phẩm tạo ra trên một đơn vịdiện tích gieo trồng trong một chu kỳ sản xuất nhất định
N = Q / STrong đó:
Q: Tổng sản lượng lạc vỏ thu được trong năm
S: diện tích canh tác trong năm
+ Giá trị sản xuất trên chi trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này thể hiện bất cứ mộtđồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất Hiệu suất nàycàng lớn thì sản xuất càng có hiệu quả
+ Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): chỉ tiêu này thể hiện bất cứmột đồng chi phí trung gian đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng Hiệu suất nàycàng cao thì sản xuất càng có hiệu quả
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 19+ Hiệu quả sử dụng lao động: là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụnglao động và năng suất lao động Về năng suất lao động, hiệu quả sử dung lao độngbiểu hiện bằng lượng giá trị hay lượng sản phẩm mà một người, một tổ, đội sản xuất,một tập thể lao động tạo ra trong một đơn vị thời gian nhất định.
+ Hiệu quả sử dụng vốn: là chỉ tiêu chất lượng dùng để đánh giá tình hình vàkết quả sử dụng vốn Trong các ngành sản xuất vật chất, hiệu quả sử dụng vốn là quan
hệ so sánh giữa giá trị sản lượng sản phẩm hoặc lợi nhuận được tạo ra với vốn sản xuất
sử dụng trong cùng thời gian
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả sản xuất lạc
1.2.5.1 Các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên
- Điều kiện đất đai:
Lạc không yêu cầu khắt khe về độ phì của đất Do điểm sinh lý của lạcđất trồnglạc phải đảm bảo cao ráo, thoát nước nhanh khi có mưa to Thành phần cơ giới của đấttrồng lạc tốt nhất là loại đất thịt nhẹ, cát pha, để đất luôn tơi, xốp và có độ pH từ 5,5 –
7 nhằm thỏa mãn 4 yêu cầu của cây lạc:
+ Rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu và chiều ngang
+ Đủ oxy cho vi sinh vật nốt sần hoạt động cố định đạm
+ Tia quả đâm xuống đất dễ dàng
+ Dễ thu hoạch
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởngcủa lạc Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời cây lạc là khoảng 25 – 30oC vàthay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của cây Nhiệt độ trung bình thích hợp cho thời kỳnảy mầm 25 – 30oC, thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng 20-30oC, thời kỳ ra hoa 24-33oC,thời kỳ chín 25-28oC Tích ôn hữu hiệu của lạc 2.600-4.800oC thay đổi tùy theo giống
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20Tổng nhu cầu về nước trong suốt thời gian sinh trưởng của hạt từ khi mọc đếnkhi thu hoạch( không kể thời kỳ nảy mầm) là 450 – 700mm.
- Ánh sáng:
Lạc là cây ngắn ngày song phản ứng với quang chu kỳ của lạc là rất yếu và đốivới nhiều trường hợp là phản ứng trung tính với quang chu kỳ Số giờ nắng/ngày cóảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh trưởng và phát dục của lạc Quá trình nở hoa thuận lợi khi
số giờ nắng đạt khoảng 200 giờ/tháng
1.2.5.2 Các yếu tố sinh học
Giống :
Yêu cầu chọn lạc để giống: Lạc phải được chọn trên những thửa ruộng sinhtrưởng và phát triển tốt, không sâu bệnh và có năng suất cao Sauk hi thu hoạch chọnlạc củ đôi, hạt mẩy, không nứt nẻ, phơi được nắng để làm giống
Dinh dưỡng khoáng:
Cây lạc có nhu cầu nhiều đạm nhất, sau đó tới lân, kali, canxi và các trung vilượng
- Đạm (N): Lạc cũng như các cây họ đậu khác có nhu cầu cao về đạm songnhờ hệ thống nốt sần ở bộ rễ cung cấp một lượng đạm đáng kể Tuy nhiên, nốt sần củacây chỉ hình thành khi cây mọc một tuần do đó giai đoạn đầu ở thời kì cây non, cây lạccần một lượng đạm nhất định Hơn nữa, hệ thống vi sinh vật trong nốt sần có nhu cầu
sử dụng phân đạm để phát triển nên cần bón đạm lót và thúc sớm để lạc phát triểnngay từ đầu và tạo ra nhiều nốt sần hữu hiệu Trên các chân đất bạc màu, nghèo dinhdưỡng nếu không bón phân đạm thì hệ vi sinh vật cộng sinh nốt sần phát triển kém vìvậy năng suất thấp Thiếu đạm, thân lá có màu xanh vàng, lá nhỏ, khả năng vươn cao,đâm cành kém và vào giai đoạn đầu thì cây cằn cỗi, khó hình thành nốt sần và tỷ lệ nốtsần hữu hiệu thấp
- Lân: Lân có tác dụng kích thích bộ rễ phát triển thúc đẩy sự hình thành nốtsần, tăng cường khả năng hút đạm của cây, thúc đẩy ra hoa hình thành củ sớm, giảm tỉ
lệ lép Từ sau thời kì ra hoa tới sau khi hình thành củ thì cây lạc có nhu cầu cao về lân.Thời kì cây con hàm lượng lân trong cây không cao nhưng rất cần thiết để cây cộngsinh phát triển hình thành nốt sần Do vậy lân cần được bón sớm Nều thiếu lân xuấthiện sắc đỏ trên lá, nếu thiếu nhiều thì lá chuyển qua màu nâu, cây còi cọc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21- Kali : Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình quan hợp và sự phát triển
củ làm tăng số nhân, tăng tỉ lệ hạt chắc, tăng năng suất và hàm lượng dầu trong hạt.Hàm lượng kali cao nhất trong lá ở thời kì ngay trước khi ra hoa và sau đó giảm đi ởthời kì hình thành củ Cần bón kali sớm và kết thúc trước khi ra hoa Thiếu kali xuấthiện những đốm vàng ở mép lá sau lan ra thành mảng và và dần chết khô, thường ở lánon xuất hiện những đốm màu nâu Mặt khác, thiếu kali làm củ một nhân nhiều, tỉ lệdầu thấp
- Trung vi lượng: Cây lạc có nhu cầu cao về trung vi lượng Canxi là một trongnhững yếu tố không thể thiếu khi trồng lạc Bón vôi cho lạc giúp làm tăng pH, tạo môitrường thích hợp cho vi khuẩn cố định đạm và là chất dinh dưỡng cần thiết cho quátrình tạo quả và hạt Cây hút canxi, magie mạnh nhất là thời kì lạc đâm tia Molipden(Mo) co tác dụng tăng hoạt tính vi khuẩn nốt sần, tăng khả năng đồng hóa nito Bo(B)giúp cho quá trình phát triển rễ, tăng khả năng chịu hạn, giúp cho quả không bị nứt,hạn chế nấm bệnh xâm nhập Thiếu Bo làm giảm tỉ lệ đậu quả, hạt lép nhiều, giảm sứcsống hạt giống
1.2.5.3 Các yếu tố thuộc điều kiện kinh tế - xã hội
- Lao động: Đây là nhân tố có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất lạc.Trình độ và kinh nghiệm lao động có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất lạc.Người lao động có trình độ có trình độ cao sẽ nắm bắt nhanh kỹ thuật mới và áp dụngđược những thành tựu công nghệ đó Đồng thời những người lao động có nhiều kinhnghiệm sản xuất lâu năm sẽ ứng phó được với những điều kiện thời tiết thay đổi thấtthường, hạn chế được rủi ro trong sản xuất
- Vốn: trong quá trình sản xuất vốn là một trong các yếu tố đầu vào quan trọngnhất Nếu các hộ sản xuất có nguồn lực về vốn thì có nhiều điều kiện để đầu tư thâmcanh nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất Nếu thiếu vốn thì
đó là một trong những khó khăn làm cho các hộ sản xuất hạn chế khả năng đầu tư từ
đó ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng
- Điều kiện chủ trương chính sách:
Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với người nông dân trong việc hỗ trợ vềvốn, đầu ra cho người nông dân Thông qua nhiều chính sách về thuế, đất đai, vay vốn
và đặc biệt là quyết định 80 của chính phủ về việc liên kết 4 nhà: nhà nước, nhà khoaTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 22học, nhà doanh nghiệp và nhà nông dân nhằm hỗ trợ nông dân mạnh dạn đầu tư pháttriển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hơn.
1.3 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế
1.3.1 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng phù hợp cho nhiều loại cây trồng sinh sống vàphát triển.Để phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu thị trường người tiêu dùng, nhiều loạicây trồng đã được trồng với diện tích khá lớn.Là nguyên liệu cho nhiều ngành côngnghiệp Do giá cả đầu vào lẫn đầu ra không ổn định cũng như nhu cầu thị trường thayđổi vì vậy diện tích một số loại cây trồng cũng thay đổi theo hàng năm Cụ thể sự thayđổi diện tích của một số cây công nghiệp hàng năm của nước ta cho ở bảng sau:
Bảng 1: Diện tích một số cây công nghiệp hàng năm ở nước ta
trong 3 năm (2011 – 2013) Loại cây Đơn vị 2011 2012 2013
So sánh 2012/2011 2013/2014 +/- % +/- %
Đậu tương 1000 ha 181,1 119,6 117,8 -61,5 -33,96 -1,8 -1,51
( Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2013)
Từ bảng trên ta thấy diện tích các loại cây công nghiệp đều biến động và thay đổitheo từng năm nhưng theo xu hướng giảm dần diện tích gieo trồng nhìn vao bảng sốliệ ta thấy cây mía có diện tích lớn nhất và có xu hướng tăng dần qua từng năm, cụ thểnăm 2012 diện tích tăng 19,7 nghìn ha tương ứng với tăng 6,98% so với cùng kỳ năm2011 Trong lúc đó diện tích lạc lớn thứ 2 trong bảng thì có xu hướng giảm đi đáng
kể Từ 223,8 nghìn ha năm 2011 chỉ còn lại 219,2 nghìn ha giảm 2,9% Cạnh đó làdiện tích đậu tương và bông giảm nhiều nhất Năm 2011 diện tích đậu tương và bônglần lượt là 181,1 nghìn ha và 9,8 nghìn hasang đến năm 2012 thì giảm xuống còn119,6 nghìn ha và 6,9 nghìn ha tương ứng với giảm 33,96% và 29,59% Sang năm
2013 thì diện tích cây mía vẫn tiếp tục tăng tuy nhiên với mức đọ thấp hơn, tăng 7,5nghìn ha tương ứng với tăng 2,48% so với năm 2012 vẫn đứng vị trí đầu tiên trongbảng có diện tích lớn nhất trong bảng so với các loại cây khác Đối với lạc, đâu tương
và bông thì diện tích vẫn tiếp tục giảm Diện tích cây bông giảm mạnh nhất từ 6,9TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23nghìn ha năm 2012 xuống chỉ còn 2,7 nghìn ha năm 2013 Cũng giảm nhưng ít khôngđáng kể so với các loại cay khác cây lạc vẫn được trồng nhiều từ 219,2 nghìn ha năm
2012 xuống còn 117,8 nghìn ha năm 2013 giảm 1,32% vẫn đứng thứ 2 về mặt diệntích trong bảng sau cây mía Chứng tỏ lạc vẫn là cây có giá trị kinh tế trong sản xuấtnông nghiệp Mặ dù diện tích gieo trồng có xu hướng giảm qua các năm nhưng nhờtiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăm sóc đồng thời lai tạo ra nhiều giốngmới đạt năng suất cao, phẩm chất tốt nên trong những năm gần đây sản lượng cũngnhư năng suất lạc cải thiện rõ rệt
Bảng 2 : Kết quả sản xuất lạc của Việt Nam qua các năm 2011 - 2013
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
2011 2012 2013
So sánh2012/2011 2013/2012
1.Diện tích 1000ha 223,8 219,2 216,3 -4,6 -2,01 -2,9 -1,322.Năng suất Tạ/ha 20,9 21,4 22,8 0,5 2,39 1,4 6,543.Sản lượng 1000 tấn 4.677,42 4.690,88 4.931,64 13,46 0,29 240,76 5,13
( Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2013 )
Qua bảng số liệu trên ta thấy mặc dù diện tích trồng lạc có xu hướng giảm quacác năm, năm 2013 diện tích lạc là 216,3 nghìn ha giảm 1,32% so với năm 2012nhưng năng suất lạc có xu hướng tăng qua các năm nhờ thay đổi kỹ thuật trồng trọt và
áp dụng nhiều loại giống mới vào sản xuất mà năng suất lạc cải thiện đáng kể Năm
2012 năng suất lạc đạt 21,4 tạ/ha tăng 2,39% so với năm 2012 Sang năm 2013 năngsuất đạt 22,8 tạ/ha tăng 6,54% Có thể nói đó là bước tiến đáng kể trong việc áp dụngkhoa học kỹ thuật vào sản xuất lạc nhờ đó tăng năng suất và cải thiện thu nhập chongười nông dân Mặc dù diện tích giảm nhưng năng suất lại có xu hướng tăng nên kéotheo sự tăng lên của sản lượng Năm 2013 sản lượng đạt 4.931,64 nghìn tấn tăng5,13% so với cùng kỳ năm 2012
Nhìn chung diện tích đất trồng lạc nói riêng và đất sản xuất nông nghiệp nóichung trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước đang có xu hướng thu hẹpdần Vì vậy để giải quyết vần đề này thì cần có những giải pháp tốt về khao học kỹthuật, thâm canh tăng vụ làm cho năng suất và sản lương nông sản tăng lên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 241.3.2 Tình hình sản xuất lạc ởtỉnh Thừa Thiên Huế
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, diện tích trồng lạc trên địa bàn tỉnh ThừaThiên Huế đang có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể: năm 2011 diện tíchtrồng lạc là 3.809 ha đến năm 2012 là 3.705 ha, giảm 104 ha tương ứng với giảm2,73% so với năm trước Năm 2013 diện tích trồng lạc tiếp tục giảm xuống còn3.599 ha giảm 2,86% so với năm 2012 Diện tích trồng lạc qua các năm giảm là domột phần đất trồng lạc nơi đây chuyển đổi sang đất xây dựng cơ bản Mặc dù diệntích gieo trồng có xu hướng giảm nhưng năng suất lạc lại có xu hướng tăng lêntăng lên đáng kể do người sản xuất ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong việc ápdụng các thành tựu khoa học kỹ thuật cũng như đua vào các giống lạc mới có năngsuất cao Năm 2012 năng suất đạt 21,88 tạ/sào tăng 2,56 tạ/ sào tương ứng vớităng 13,25% so với năm 2011 Đến năm 2013 năng suất đạt 22,88 tạ/sào tăng0,89 tạ/ sào tương ứng với tăng 4,07% so với năm 2012
Tỉ lệ tăng của năng suất cao hơn tỉ lệ giảm của diện tích, điều đó đã làm sảnlượng qua các năm cũng có xu hướng tăng lên, nhất là giai đoạn năm 2011 – 2012 Năm 2012 sản lượng đạt 8.106 tấn tăng 746 tấn tương ứng với tăng 10,14% sovới năm 2011.Sang năm 2013 sản lượng đạt 8.195 tấn tăng 89 tấn tương ứng vớităng 1,09% so với năm 2012 Có thể nói sản lượng lạc tăng lên đã góp phần cảithiện thu nhập cho người trồng lạc và đóng góp vào GDPỉnh và của toàn tỉnh và cảnước
Bảng 3:Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 -2013
Trang 25CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC Ở PHƯỜNG
HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Tình hình cơ bản của phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lí
Phường Hương Chữ thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở phíaNam của huyện, cách trung tâm huyện từ 8-9km và tiếp giáp thành phố Huế Nằm ởnút giao thông quan trọng Quốc lộ 1A và đường tránh Tây Nam thành phố Huế, cótuyến đường liên Hương Chữ, Hương An và tỉnh lộ 12B
- Phía đông giáp với xã Hương An, phường An Hòa (TP Huế)
- Phía tây giáp với xã Hương Xuân
- Phía nam giáp với xã Hương Hồ
- Phía bắc tiếp giáp với xã Hương Toàn
Tổng diện tích đất tự nhiên của phường là 1585 ha, tỷ lệ so với thị xã Hương Trà
là 3,04%
Địa hình của phường là đồi núi và vùng đồng bằng thấp từ Tây Nam về ĐôngBắc tạo thành hai vùng rõ rệt, vùng đồi núi khá cao và vùng đồng bằng bằng phẳng trảirộng từ chân núi về tiếp giáp với xã Hương Toàn và Hương Xuân hình thành hai vùngsản xuất lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu rõ rệt
Do cấu trúc địa hình nên trên địa bàn phường có hai loại đất chính là đất phù sađược bồi đắp hằng năm ở vùng đồng bằng, đất nâu vàng trên phù sa cổ và một số ít đỏvàng trên đá sét, loại đất chủ yếu là thịt trung bình và cát pha
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 262.1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Phường Hương Chữ cũng như các địa phương khác trong tỉnh Thừa Thiên Huếđều nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp BắcNam nên mỗi năm có hai mùa rõ rệt là mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa bắtđầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau Nhiệt độ trung bình cả năm là 25,3oC, tháng caonhất từ tháng 5 – tháng 6 nhiệt độ dao động khoảng 35 – 38,8oC, nhiệt độ cao nhất cóthể lên đến 41,8oC, thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau, nhiệt độ khoảng 12,4 –
14oC Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa hạ có gió Tây Nam khônóng, lượng mưa phân bố không đều nên thường hạn hán, úng lụt, ảnh hưởng xấu đếnsản xuất và sinh hoạt
Độ ẩm trung bình các tháng trong năm tương đối cao từ 85 – 87% Lượng mưaphân bố không đều trong năm, mưa tập trung bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào cuốitháng 2 hàng năm, vào những tháng này thường xảy ra bão lũ và lượng mưa bình quân
cả năm khá cao đạt 3.056, 0mm Lượng mưa tương đối cao sẽ có tác động giảm đượcchi phí thủy lợi cho sản xuất Tuy nhiên trong những tháng mùa mưa thường chịu ảnhhưởng của những đợt biến đổi khí hậu phức tạp, không khí lạnh từ Bắc tràn xuống Mùa mưa thường kéo dài dai dẳng, khí hậu có sự chuyển biên đột ngột, nằm giữa đèoNgang và đèo Hải Vân nên bão thường xuất hiện từ tháng 8, tập trung và thườngxuyên xảy ra từ tháng 10 đến tháng 11 gây lũ lụt hàng năm, ảnh hưởng đến sản xuấtcũng như kinh tế xã hội
2.1.1.4 Điều kiện thủy văn
Phường Hương Chữ có điều kiện thủy văn tương đối thuận lợi Mặc dù trên địabàn phường không có song lớn nhưng phường chịu ảnh hưởng của song Hương, sông
Bồ, có hồ chứa nước Thọ Sơn phục vụ cho 110ha lúa của HTX Phú An, đập đón phục
vụ tưới cho 20ha ở vùng ruộng phân La Lã, kênh Chọ Rọ Ngoài ra phường còn có các
ao hồ chứa nước khá lớn như Bàu Sen, Bàu Tằm là nguồn cung cấp nước cho sản xuấtnông nghiệp, góp phần điều tiết khí hậu của vùng
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của phường
2.1.2.1 Dân số, lao động và phân bố dân cư
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 27Dân số và lao động là một trong những yếu tố quyết định đến quá trình sản xuất.
Đó vừa là mục tiêu vừa là động lực của mọi sự phát triển Lao động kết hợp với cácyếu tố vật chất khác như trang thiết bị, đất đai,… để tạo ra của cải vật chất và là nềntảng vững chắc cho sự phát triển phồn vinh của xã hội Đánh giá tình hình dân số vàlao động của địa phương sẽ giúp ta nắm rõ nguồn nhân lực đồng thời đó cũng là thịtrường tiêu thụ rộng lớn cho những của cải vật chất tạo ra
Qua số liệu bảng ta thấy tổng số hộ và tổng số nhân khẩu có sự tăng lên qua cácnăm Số nhân khẩu tăng lên chủ yếu do sinh đẻ và số hộ tăng do tách ra từ các hộ lớn
So với năm 2013 thì trong năm 2014 số hộ đã tăng lên 70 hộ tương ứng với 3,1 % vì
số khẩu tăng lên 65 khẩu tương ứng với 0,65%
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 28Cơ cấu (%)
2013/2012 2014/1013 +/- % +/- %
( Nguồn: UBND phường Hương Chữ)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 29Với quỹ đất tự nhiên có hạn thì việc gia tăng dân số trở thành vấn đề đáng longại, đặc biết việc giải quyết công ăn việc làm và các vấn đề về an sinh xã hội nhưgiáo dục, y tế,… sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Về mặt lao động, ta thấy có sự tăng lên qua các năm So với năm 2013 số laođộng cũng tăng lên đáng kể với 75 lao động tương ứng với 7,61% Trong đó, lao độngnông nghiệp tăng 42 người tương ứng với tăng 8,22% và lao động phi nông nghiệptăng 33 lao động tương ứng với tăng 9,31% so với cùng kỳ năm 2013 Nguyên nhâncủa tình trạng này là do sự chuyển đổi ngành nghề của một số thanh niên đã đến độtuổi lao động và xu hướng học nghề đang gia tăng Sự tăng lên của lao động đã làmcho bình quân số lao động / hộ cũng có xu hướng tăng qua các năm, so với năm 2013
số lao động bình quân trên hộ tăng 4,55%
Nhìn chung cơ cấu lao động đang dần chuyển dịch theo hường tích cực, giảiquyết được tình trạng thiếu lao động nông nghiệp lúc mùa vụ ở địa phương, góp phầncải thiện thu nhập và đời sống cho nông hộ Tuy nhiên do sự gia tăng dân số qua cácnăm nên mật độ dân số cũng có xu hướng tăng Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn
và sự hạn chế về diện tích đất đai là nhân tố cản trở đối với tích tụ và tập trung đấtnông nghiệp Do đó để nâng cao khả năng sản xuất của hộ, các biện pháp hạn chế giatăng dân số là cần thiết, đồng thời tập trung phát triển các ngành nghề khác để cải thiệnthu nhập cho hộ sản xuất cả trong và ngoài nông nghiệp
2.1.2.2 Tình hình về đất đai của phường trong 3 năm 2012 – 2014
Đât đai có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con nguời cũng như mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp Nó ảnh hưởng trực tiếpđến quy hoạch, bố trí cơ cấu cây trồng, tới sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.Làm thế nào để khai thác và sử dụng tài nguyên đất hợp lý, có hiệu quả là vấn đềkhông dễ dàng Nhìn chung trong thời gian qua công tác quản lý và sử dụng đất của xãtương đối tốt, để thấy được rõ hơn tình hình đất đai ở địa phương ta xem xét bảng sốliệu sau:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 30Bảng 5 : Tình hình sử dụng đất đai của phường Hương Chữ
qua 3 năm 2012 – 2014
Chỉ tiêu
2014/2012 DT
(ha)
Cơ cấu (% )
DT (ha)
Cơ cấu (% )
DT (ha)
Cơ cấu
( Nguồn: UBND phường Hương Chữ)
Qua bảng ta thấy năm 2014 toàn phường có 1585 ha diện tích đất tự nhiên, trong
đó đât nông nghiệp là 1044,63 chiếm 65,9% trong tổng diện tích, đất phi nông nghiệpTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31là 534,37 ha chiếm 33,71% và đất chưa sử dụng là 6 ha chiếm 0,39% tổng diện tích đất
tự nhiên
Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng tăng nhẹ qua từng năm, cụ thể: năm 2012diện tích đất nông nghiệp là 1010,53 chiếm 33,75% trong tổng diện tích đât tự nhiêncủa phường, đến năm 2014 là 1044,63 ha chiếm 65,90% tăng 34,1 ha tương ứng với3,37% so với năm 2012 Sở dĩ có sự tăng lên của diện tích đất nông nghiệp là do khaithác phần đất chưa sử dụng từ năm 2012 đến năm 2014 diện tích đất chưa sử dụnggiảm đi đáng kể 21,46 ha tương ứng với giảm 21,85% Diện tích đất lâm nghiệp qua 3năm có sự tăng nhẹ, so với năm 2012 thì diện tích đất nông nghiệp tăng 15,86 hatương ứng 3,73% do những năm gần đây chính quyền địa phương có chủ trương giaođất, giao rừng cho người dân đầu tư, sản xuất nên diện tích đất lâm nghiệp tăng lên.Diện tích đất nuôi trồng thủy sản giảm mạnh so với năm 2012, giảm 13,15 ha tươngứng với 66,11%, do đặc điểm tự nhiên của địa phương không thích hợp cho việc nuôitrồng thủy sản Người nông dân sản xuất không có lợi nhuận nên chuyển dần sangtrồng sen lấy hạt có hiệu quả cao hơn
Vì diện tích đất nông nghiệp tăng lên nên diện tích đất phi nông nghiệp bao gồmđất chuyên dùng và đất nghĩa trang, nghĩa địa có phần giảm xuống Năm 2012, diệntích đất phi nông nghiệp là 547,01 ha chiếm 34,51% diện tích đất tự nhiên của phườngđến năm 2014 giảm 12,64 ha tương ứng với 2,31% Do chủ trương quy hoạch, di dờimột phần đất nghĩa trang, nghĩa địa chuyển sang đất ở
Nhìn chung, trong những năm gần đây công tác quản lý, sử dụng đất đai củaphường có hiệu quả Đất chưa sử dụng giảm mạnh đến năm 2014 chỉ còn 6ha chiếm0,39% diện tích đất tự nhiên
2.1.2.3 Tình hình trang bị cơ sở vật chất, kĩ thuật
Cùng với lao động và đất đai thì cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật là những nhân
tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cũng như kết quả sản xuất Cơ sở hạ tầng ởdây bao gồm các lĩnh vực: giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, các dịch vụ vềsản xuất và khoa học kỹ thuật Những yếu tố này có ảnh hưởng không nhỏ đến việcphát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Về giao thông:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32Phường Hương Chữ có quốc lộ 1A đi ngang qua chiều dài 2,6km tiếp giáp vớithành phố Huế, tuy cách xa trung tâm thành phố nhưng có lợi thế giao lưu đối ngoại,tạo hướng phát triển dịch vụ và đô thị hóa trong tương lai.
Tuyến đường tránh phía Tây Nam thành phố Huế dài hơn 2km tạo ra hướng giaolưu hàng hóa từ Bắc chí Nam
Đường liên phường Hương Chữ, Hương Hồ qua địa bàn phường dài 3km đãđược nhựa hóa thuận lợi cho việc đi lại cũng như giao lưu hàng hóa giữa các vùng.Các tuyến đường liên thôn, liên xóm nhờ nguồn vốn của các chương trình, mụctiêu, nguồn vốn tích cầu của Tỉnh, của Huyện được bê tông hóa và nhựa hóa gần như100%, đường liên thôn dài 12,6km; đường liên xóm dài 17,6km; tuyến đường nộiđồng dài hơn 15km
- Về thủy lợi:
Thủy lợi là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuấtnông nghiệp.Nhận rõ tầm quan trong của công tác thủy lợi, trong những năm gần đâyđược sự quan tâm của nhà nước, có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đã từng bướckiên cố hóa kênh mương Phường Hương Chữ có hồ chứa Thọ Sơn hằng năm phục vụcho hơn 110 ha lúa của HTX Phú An, đập đón phục vụ tưới cho 20 ha ở vùng ruộngphân La Lã, kênh Chọ Rọ Ngoài ra còn có 13 trạm bơm trong đó có 7 trạm bơm điện, 6trạm bơm dầu và 1 số hệ thống cấp 1 kênh mương nội đồng hiện nay đã được bê tônghóa trên 50% Nhìn chung hệ thồng thủy lợi phục vụ được 100% nhu cầu tưới tiêu củaphường, tạo được sự yên tâm cho nông dân trong việc tưới tiêu ở vùng canh tác
- Tình hình cơ giới hóa trong nông nghiệp:
Hiện nay việc áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp là một trong những yếu tốquyết định đến năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp từ đó quyết định đến sựphát triển nông nghiệp nông thôn, góp phần giải phóng sức lao động cho người nôngdân Do đời sống của người dân ngày càng được nâng cao nên việc đầu tư máy mócphục vụ cho sản xuất được người nông dân chú trọng hơn Hiện nay, toàn xã có 38máy cày tay với công suất 15CV và 10 máy cày loại lớn với công suất Với số lượngmáy như trên đảm bảo cày bừa thành thục 100% diện tích đất canh tác
2.1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 33Số liệu bảng cho thấy diện tích đất canh tác biến động nhỏ và không đồng đềuqua các năm Cụ thể diện tích lúa có xu hướng tăng từ năm 2012 với diện tích là 777
ha đến năm 2014 là 869 ha, tăng 83,5 ha tương ứng với tăng 10,63% Diện tích tănglên nhờ chính sách mở rộng đất nông nghiệp của phường, chuyển đổi và khai thác một
số diện tích đất nông nghiệp sử dụng chưa hợp lý sang trồng lúa Bên cạnh đó nhìn vàobảng số liệu ta thấy diện tích các cây trồng như lạc, sắn biến động không đều qua cácnăm, tuy nhiên nhìn chung thì diện tích gieo trồng có xu hướng tăng Cụ thể năm 2014diện tích gieo trồng lạc của toàn phường là 140 ha tăng 16 ha tương ứng với tăng12,90 % so với cùng kỳ năm 2013 Nguyên nhân là do có sự chuyển đổi cơ cấu câytrồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế Mặt khác, phần lớn người nông dân dã chuyểnsang sử dụng giống lạc L14 cho năng suất vàgiá bán cao hơn giống lạc địa phương, do
đó những vùng diện tích cao và có độ dốc để thoát nước lại được bà con tận dụng đểsản xuất lạc
Do ảnh hưởng của chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà diện tích rau màu,đậu các loại và sen lấy hạt có xu hướng tăng qua các năm Đặc biệt sen thương phẩm
là nông sản mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân nên trong năm 2014nhiều người đã mạnh dạn chuyển đổi những vùng đất ruộng sâu, khó thoát nước sangtrồng sen lấy hạt Năm 2014 toàn phường có 11,5 ha diện tích đất trồng sen lấy hạttăng 2,5 ha tương ứng với tăng 27,75 % so với cùng kỳ năm 2013
Bảng 6: Biến động diện tích gieo trồng một số loại cây chính ở phường Hương
Chữ qua các năm 2012 – 2104.
ĐVT: ha
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
So sánh 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- %
( Nguồn: UBND phường Hương Chữ)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 34Hương chữ là phường có truyền thống làm nông từ lâu đời, trồng trọt là côngviệc chính mang lại thu nhập cho phần lớn người dân ở đây Đê hiểu rõ hơn giá trị màcác loại cây trồng mang lại ta theo dõi bảng sau:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính năm 2014
Chỉ tiêu Diện
tích(ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
Tổng giá trị (tr.đ)
Tỷ trọng (%)
( Nguồn: UBND phường Hương Chữ)
Qua bảng số liệu ta thấy, lúa, lạc và rau màu là 3 cây trồng chủ lực mang lại thunhập chính cho người dân địa phương Trong đó, lúa mang lại giá trị lớn nhất với30.762,60 triệu đồng chiếm 57,27 5 trong tổng giá trị sản xuất Tiệp theo là rau màu vàlạc với tổng giá trị mang lại hàng năm lần lượt là10.305,00 triệu đồng và 9.520,00triệu đồng tương ứng với 19,18 % và 17,72 % tổng giá trị sản xuất Trong năm 2014
do mở rộng diện tích trồng sen thương phẩm nên thu nhập của của một số hộ nôngdân cũng tăng lên đáng kể với tổng giá trị 850,00 triệu đồng chiếm 1,59% tổng giá trịsản xuất của phường
2.1.3 Đánh giá chung
2.1.3.1 Thuận lợi
Đất đai và điều kiện tự nhiên:
Phường Hương Chữ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết đượcphân chia thành 2 mùa trong năm cùng với đất đai khá màu mỡ là điều kiện thuận lợicho nhiều loại cây trồng hằng năm phát triển như lúa, lạc và các loại rau màu Mặtkhác hệ thống giao thông của phường đã được bê tông hóa trên 80% thuận lợi cho việc
đi lại và vận chuyển hàng hóa
Là phường giáp ranh với thành phố Huế và có diện tích tự nhiên lớn là điều kiệnthuận lợi để phường giao lưu vă hóa và phát triển các loại hình dịch vụ trong nôngTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 36nghiệp, cùng với mật độ dân số tương đối cao 586 người/ km2 thì đây chính là thịtrường rộng lớn để tiêu thụ các sản phẩm của địa phường làm ra.
Về kinh tế - văn hóa – xã hội:
Trong những năm gần đây, kinh tế tăng trưởng và phát triển khá, đã đẩy mạnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với tiềm năng và lợi thế của địa phương Trongnhững năm qua, phường đã tích cực thực hiện công tác quy hoạch khu dân cư gắn vớiphát triển dịch vụ của phường tại khu đường tránh phía Tây thành phố Huế qua thôn
An Đô và xóm Cát thôn Phú Ổ tạo điều kiện giao lưu, phát triển kinh tế giữa các vùng
Hệ thống các công trình hồ đập, kênh mương thủy lợi được phường chú ý nâng cấp, tusửa tạo đà phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn và làm cho diện mạo nông thôn mớingày càng khang trang, sạch đẹp
Hiện nay trường tiểu học và mầm non đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I và đangtiếp tục xây dựng để đón nhận chuẩn quốc gia cấp độ II.Toàn phường có 12 tổ dân phố
đã có nhà sinh hoạt cộng đồng.Trạm y tế mới xây dựng năm 2013 là đại điểm khámchữa bệnh, tổ chức tốt việc chăm lo sức khỏe cho toàn phường
Các tổ dân phố duới sự chỉ đạo của cán bộ phường đã thực hiện tốt công tác xâydựng nếp sống và đời sống văn hóa, hạn chế các thủ tục lạc hậu trong cưới hoi, tanglễ,…Các hội như Hội Phụ nữ, đoàn Thanh niên đã phối hợp tốt với nhau trong các hoạtđộng văn hóa, văn nghệ Đời sống tinh thần của người dân không ngừng được tănglên
Tình hình an ninh – chính trị:
Tình hình an ninh – chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, không điểmnóng, không xảy ra trọng án Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị, Đảng bộ,chính quyền địa phương đạt tiêu chuẩn “ trong sạch, vững mạnh” nhiều năm liền
2.1.3.2 Khó khăn
Phường Hương Chữ nói riêng và thị xã Hương trà nói chung địa hình ít thuận lợicho sự phát triển nông nghiệp, đất đai tuy có nhiều đất tốt nhưng do canh tác lâu đờilại không được chú trọng bồi đắpnên thoái hóa đi nhiều Hơn nữa, đất nông nghiệp cònmanh mún, quy mô nhỏ gây khó khăn cho việc tập trung cơ giới hóa và áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nên hiệu quả sản xuất chưa cao.Mặt khác,phường nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếpTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 37Bắc Nam, thường xuyên có nhiều đợt lạnh kéo dài gây ảnh hưởng đến sự phát triểncủa các loại cây trồng, vật nuôi Giá cả vật tư tăng cao trong khi giá cả biến động thấtthường làm cho hoạt động sản xuất của người dân chứa nhiều rủi ro, đây chính là lý dokhiến người nông dân do dự trong đầu tư sản xuất.
Trình độ thâm canh của người dân chưa cao, chưa đồng đều, nguời dân chưa cóbiện pháp phòng trừ hữu hiệu với tình trạng sâu bệnh ngày càng nhiều Bên cạnh đótrước đây người dân đã quen với tập tục độc canh, chỉ trồng một loại cây trồng làmcho năng suất không cao, đặc biệt người dân gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộngdiện tích canh tác
2.2 Tình hình sản xuất lạc của phường Hương Chữ
Phường Hương Chữ là một phường thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuấtnông nghiệp.Diện tích đất nông nghiệp chủ yếu được sử dụng để trồng lúa, lạc, raumàu và một số loại cây trồng khác.Sản xuất lạc trước đây một phần dùng để tiêu dùngtrong gia đình, một phần bán và để lấy phụ phẩm cho gia súc Tuy nhiên trong nhữngnăm gần đây, nhận thức được vai trò của cây lạc trong sản xuất nông nghiệp và cảithiện thu nhập của người dân mà diện tích trồng lạc không ngừng được mở rộng, thaythế cho một số cây trồng kém hiệu quả như mè, sắn,.…Lạc là một trong những câytrồng lâu đời ở phường Hương Chữ, diện tích trồng lạc xếp thứ hai sau cây lúa Vớiđiều kiện tự nhiên của vùng, vụ Đông Xuân là vụ có điều kiện thuận lợi nhất, vụ HèThu và vụ Thu Đông do mưa rét kéo dài nên diện tích sản xuất bị hạn chế Trongnhững năm gần đây, hầu như phường Hương Chữ chỉ trồng một vụ lạc duy nhất là vụĐông xuân
Bảng 8: Tình hình sản xuất lạc ở Phường Hương Chữ qua 3 năm 2012 – 2014
( Nguồn: Báo cáo kinh tế - Xã hội năm 2012-2014)
Qua số liệu bảng thấy rằng diện tích trồng lạc có xu hướng giảm qua các năm, cụthể: năm 2012 là 150 ha, năm 2013 là 124 ha giảm 17,33% so với năm 2012, đến nămTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 382014 có dấu hiệu tăng trở lại, tuy nhiên so với năm 2012 thì diện tích trồng lạc vẫngiảm, năm 2014 là 140 ha tăng 12,9% so với năm 2013.
Năng suất có sự thay đổi rõ rệt qua các năm, năm 2012 năng suất lạc trung bìnhđạt 28 tạ/ ha đến năm 2013 năng suất đạt 34 tạ/ha tăng 6 tạ/ha tương ứng với tăng21,43% so với năm 2012 Năm 2014 thì năng suất không thay đổi so với cùng kỳ năm
2013 Sở dĩ có sự thay đổi về năng suất là do các hộ nông dân đã chủ động thay đổigiống lạc mới, chuyển từ giống lạc nhà sang giống lạc L14 có năng suất và chất lượngcao hơn
2.3 Hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra
2.3.1 Nguồn lực sản xuất của hộ điều tra
2.3.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động
Lao động là nguồn lực không thể thiếu trong bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanhnào Nguồn lực lao động cả về số lượng và chất lượng đều ảnh hưởng trực tiếp đến quy
mô, cách thức tổ chức sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh Do vậy nghiêncứu tình hình lao động giúp chúng ta có một cái nhìn khái quát về quy mô sản xuất, mức
độ đầu tư cũng như các quyết định kinh tế kỹ thuật trong quá trình sản xuất
Qua bảng ta thấy, với tổng số hộ là 60 thì có 297 nhân khẩu, trong đó thôn LaChữ có 147 nhân khẩu, thôn Phú Ổ có 151 nhân khẩu Sự chênh lệch nhân khẩu và laođộng giữa hai thôn là không đáng kể, bình quân nhân khẩu mỗi hộ là 4,95 người, thôn
La Chữ là 4,90 người còn thôn Phú Ổ là 5,00 người Nhìn chung số nhân khẩu khácao, đây vừa là điều kiện thuận lợi cho việc nguồn lao động nông nghiệp dồi dàonhưng cũng gây khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm
Bảng 9: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Tổng BQC Thôn La
Chữ
Thôn Phú Ổ
Trang 397 Tuổi bình quân của chủ hộ Năm 47,05 46,47 47,05
( Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2014)
Bình quân nhân khẩu cao kéo theo số lao động mỗi gia đình lớn Thôn Phú Ổ cóbình quân nhân khẩu cao hơn thôn La Chữ nên bình quân lao động của thôn này cũngnhiều hơn thôn La Chữ, điều đó được thể hiện: Bình quân lao động của 2 thôn là 3,08trong đó thôn Phú Ổ là 3,3 lao động, thôn La Chữ là 2,86 lao động
Trình độ văn hóa của chủ hộ cũng có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất bởi nó thểhiện sự hiểu biết, sự tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật và cách thức vận dụng nó vàosản xuất để tăng năng suất và chất lượng cây trồng Qua bảng số liệu ta thấy, trình độvăn hóa của hai thôn là 6,05 trong thôn Phú Ổ là 5,63 còn thôn La Chữ là 6,46 Có thểthấy giữa hai thôn có sự chênh lệch về trình độ văn hóa tuy không lớn nhưng một phần
là do sự chênh lệch về độ tuổi lao động
Độ tuổi lao động cũng nói lên được kinh nghiệm trong quá trình sản xuất Độtuổi bình quân chủ hộ của hai thôn là 47,05 tuổi, trong đó thôn Phú Ổ là 47,76 tuổi,thôn La Chữ là 46,47 tuổi Có thể nói đây là độ tuổi đã có nhiều kinh nghiệm trong sảnxuất Tuy nhiên, do chủ hộ đa số là người có độ tuổi cao nên nhiều người còn bảo thủ,ngại đổi mới và áp dụng những tiến bộ khao học kỹ thuật vào trong sản xuất
2.3.1.2 Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được trong sảnxuất nông nghiệp Quy mô và tính chất đât đai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả, hiệuquả của quá trình sản xuất Nếu quy mô ruộng đất quá lớn thì sẽ phân tán lượng vốnđầu tư, nếu quá nhỏ thì sẽ gây lãng phí nguồn lực và khó áp dụng khoa học công nghệ.Đánh giá quy mô đất đai giúp ta thấy được khái quát quy mô sản xuất của các nông hộ.Qua số liệu bảng ta thấy, diện tích bình quân các hộ điều tra của 2 thôn là13.66sào/ hộ, trong đó thôn Phú Ổ là 13.32 sào/ hộ và thôn La Chữ có diện tích lớn hơn là14.01 sào/ hộ Diện tích đất vườn và nhà ở của hai thôn nhìn chung thấp 1,41 sào/ hộchiếm 10,32% trong tổng diện tích của hộ, bình quân mỗi hộ thôn La Chữ có 1,42sào/ hộ, còn thôn Phú Ổ 1,40 sào/hộ Nhìn chung, diện tích đất vườn, nhà ở bình quânmỗi hộ tương đối thấp do xu hướng gia tăng dân số nên diện tích đất bình quân đầungười giảm dần
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 40Qua điều tra cho thấy, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của địa phương chủ yếutrồng lúa, lạc và rau màu Diện tích đất canh tác năm 2014 của các hộ điều tra bìnhquân 2 thôn là 12.25 sào/hộ chiếm 89,68% trong tổng diện tích của hộ, trong đó đấttrồng lạc bình quân 3,58 sào/hộ chiếm 24,21% trong tổng diện tích đất canh tác, cònlại diện tích gieo trồng các loại cây khác như lúa, rau màu, sen lấy hạt,… Nhìn chung,diện tích giữa 2 thôn có sự chênh lệch nhưng không đáng kể Thôn La Chữ có diệntích trồng lúa và lạc cao hơn so với thôn Phú Ổ, do phần lớn máy móc cơ giới hóa tậptrung ở thôn La Chữ và ảnh hưởng của công việc chính của người dân nơi đây Ở Thôn
La Chữ người dân chủ yếu làm nông và buôn bán rau màu, còn thôn Phú Ổ phần lớn làbuôn bán gạo và một số nghề thủ công như làm giấy, vàng mã,…
Bảng 10: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2014
Trong sản xuất nông nghiệp, quá trình sản xuất chịu tác động rất lớn từ điều kiện
tự nhiên, các yếu tố như đất đai, khí hậu, dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuấtcủa người nông dân Muốn tiến hành sản xuất con người cần có những tác động vào đốitượng lao động và tư liệu sản xuất Để làm được điều đó con người cần có sự hỗ trợ củacác trang thiết bị, công cụ, dụng cụ, vật chất để phục vụ cho từng công việc cụ thể
Tùy thuộc vào tính chất công việc mà đòi hỏi các trang thiết bị khác nhau Hiệuquả của quá trình sản xuất cao hay thấp cũng phụ thuộc vào tình hình trang bị cáctrang thiết bị, vật chất phục vụ cho quá trình sản xuất đó Đối với người nông dân thìTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ