Xuất phát từ những nguyên nhân trên, và thực tiễn nhu cầu của công ty, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Đạt Long tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Phân tích tình hình hoạt động kinh
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐẠT LONG
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Hoài Trinh
Lớp: K46A QTKD Thương Mại
Niên khóa: 2012-2016
ThS.Hồ Khánh Ngọc Bích
Đại học Kinh tế Huế
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập tích lũy kiến thức trên ghế nhà trường và trải qua gần 3
tháng tiếp xúc thực tế tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Đạt Long, nay em đã có đượckết quả như mong đợi và hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp thể hiện vốn kiến thức củamình
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Quản Trị Kinh Doanh cũng nhưquý thầy cô trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế đã tận tình giảng dạy, truyền đạtkiến thức cho em trong suốt 4 năm học qua Đây là niềm tin, là cơ sở vững chắc để emhoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Trân trọng cảm ơn cô Hồ Thị Ngọc Bích đã hướng dẫn tận tình và bổ sung cho
em những kiến thức còn thiếu để em hoàn thành luận văn trong thời gian nhanh nhất,hiệu quả nhất
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn ĐạtLong, các cô chú, anh chị ở các phòng ban công ty Đặc biệt là các cô chú, anh chịtrong phòng Kế toán, phòng Tổ chức hành chính đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn vàcung cấp những tài liệu cần thiết để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp cảu mình đúngthời hạn, đúng yêu cầu
Sau cùng em xin chúc sức khỏe Ban giám hiệu, quý thầy cô trường Đại họcKinh tế, Ban giám đốc cùng toàn thể các cô chú, anh chị đang công tác tại Công tyTrách nhiệm hữu hạn Đạt Long, chúc công ty luôn thành công trên mọi lĩnh vực kinhdoanh
Đại học Kinh tế Huế
Trang 3Mục lục
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài: 2
2.1 Mục tiêu chung: 2
2.2 Mục tiêu cụ thể: 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu: 2
4.1 Phương pháp luận 2
4.2 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu 2
5 Bố cục của đề tài: 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Cơ sở lý luận 4
1.1.1 Khái niệm và tầm quan trọng của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh 4
1.1.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 8
1.2 Cơ sở thực tiễn 12
1.2.1.Thực trạng phát triển của Ngành xây dựng hệ thống điện ở Việt Nam 12
1.2.2 Các nghiên cứu liên quan 12
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐẠT LONG 14
2.1 Tổng quan về công ty TNHH Đạt Long 14
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 14
2.1.2 Khái quát hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty 15
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 17
2.2 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đạt Long: 18
Đại học Kinh tế Huế
Trang 42.2.1 Tình hình chung của công ty qua 3 năm 2013-2015 18
2.2.2 Tình hình hiện thực doanh thu của công ty qua 3 năm 2013-2015 24
2.2.3 Tình hình chi phí của công ty qua 3 năm 2013-2015 25
2.2.4 Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2013-2015 28
2.2.5 Khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm 2013-2015 35
2.2.6 Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty qua 3 năm 2013-2015 37
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẠT LONG 42
3.1 Những thuận lợi và khó khăn của công ty TNHH Đạt Long 42
3.1.1 Những thuận lợi 42
3.1.2 Những khó khăn 42
3.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty đến năm 2020 43
3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 43
3.3.1 Giải pháp về thị trường 43
3.3.2 Giải pháp về tổ chức quản lí 44
3.3.3 Giải pháp về nhân lực 45
3.3.4 Giải pháp về tài chính: 46
3.3.5 Giải pháp về thiết bị máy móc: 48
3.3.6 Tăng cường công tác quảng bá, phát triển thương hiệu 48
3.3.7 Đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp 49
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
1 Kết luận 51
2 Kiến nghị 52
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
NVCSH Nguồn vốn chủ sở hữu
DT Doanh thu
LNST Lợi nhuận sau thuế
LNTT Lợi nhuận trước thuế
TC Tài chính
QL Quản lý
Đại học Kinh tế Huế
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu lao động theo giới tính qua 3 năm 2013- 2015 19
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động theo trình độ qua 3 năm 2013-2015 20
Bảng 2.3 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2013-2015 22
Bảng 2.4 Tình hình doanh thu qua 3 năm 2013-2015 24
Bảng 2.5 Tình hình chi phí qua 3 năm 2013-2015 27
Bảng 2.6 Tình hình lợi nhuận qua 3 năm 2013-2015 30
Bảng 2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 32
Bảng 2.8 Phân tích khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm 2013-2015 36
Bảng 2.9 Cơ cấu nguồn vốn công ty qua 3 năm 2013-2015 38
Bảng 2.10 Tốc độ tăng trưởng vốn kinh doanh 39
Bảng 2.11 Khả năng sinh lợi của công ty 2013-2015 40
Đại học Kinh tế Huế
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo giới tính trong 3 năm 2013-2015.19Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo trình độ trong 3 năm 2013-2015 21
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Quy trình xây lắp công trình điện tại công ty 15
Sơ đồ 2.2 Tổ chức xây lắp công trình điện tại công ty 16
Sơ đồ 2.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty 17
Đại học Kinh tế Huế
Trang 8PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh đa dạng và phongphú hơn.Để tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần phải nắm rõ các nhân tố ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh nhằm cung cấp kịp thời thông tin hữu ích về hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, do đó việc phân tích quá trình hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp là một vấn đề cần thiết hiện nay
Qua phân tích hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mới thấy rõ được nguyên nhân
và nguồn gốc của vấn đề phát sinh và các giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý Có thểnói việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh là cái nhìn tổng quát vềtoàn bộ doanh nghiệp cũng như nói lên sự vững vàng của doanh nghiệp trong môi
trường cạnh tranh trong quá trình hội nhập Kết quả phân tích không chỉ giúp cho
doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty mà còn dùng để đánh giá
dự án đầu tư, tính toán mức độ thành công trước khi bắt đầu ký kết hợp đồng Việcphân tích hoạt động kinh doanh là cần thiết đối với tất cả các lĩnh vực hoạt động vàlĩnh vực xây lắp điện cũng là một lĩnh vực đòi hỏi việc phân tích để có thể đạt đượcthành công Xây dựng hệ thống điện là một lĩnh vực quan trọng trong sự nghiệp côngnghiệp hoá hiện đại hoá
Công ty TNHH Đạt Long là một trong những công ty khá thành công trong lĩnh
vực này Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay để tồn tại phát triển và cạnh tranh
được với đối thủ công ty cần phát huy những điểm mạnh và hạn chế tối đa điểm yếu
của mình để có thể thành công hơn nữa Việc phân tích hoạt động kinh doanh trở nênquan trọng và cần thiết hơn
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, và thực tiễn nhu cầu của công ty, trong quá
trình thực tập tại Công ty TNHH Đạt Long tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Phân tích
tình hình hoạt động kinh doanh và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Đạt Long”.Đại học Kinh tế Huế
Trang 92 Mục tiêu của đề tài:
2.1 M ục tiêu chung:
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và đề xuất một số giải pháp nâng caohiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Đạt Long
2.2 M ục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh
Tìm hiểu, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH
Đạt Long
Đề ra những giải pháp thích hợp nhằm khắc phúc những hạn chế và nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đạt Long từ năm 2013 đến năm 2015
3.2 Ph ạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đạt
Long từ năm 2013 đến 2015
- Về không gian: Tại công ty TNHH Đạt Long
4 Phương pháp nghiên cứu:
4.1 Phương pháp luận
Phương pháp duy vật biện chứng là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh
tế xã hội trong trạng thái vận động và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Phương phápnày cho phép chúng ta phân tích một cách tổng hợp, khách quan các yếu tố bên trongcũng như bên ngoài có tác động đến đối tượng nghiên cứu Đây là phương pháp được
sử dụng phổ biến và mang tính khoa học cao
4.2 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu
4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp: Chủ yếu dựa vào các tài liệu trong công ty như bảng cân
đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh Ngoài ra, các nguồn thông tin trên cácphương tiện thông tin như mạng internet, các tạp chí, báo đài cũng được sử dụng
Đại học Kinh tế Huế
Trang 10Thu thập số liệu sơ cấp: Thông qua việc thường xuyên tiếp xúc với nhân viên, quansát cách làm việc của họ tại công ty Liên hệ với các phòng ban để có được các ý kiến,nhận định về tình hình hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.
4.2.2 Phương pháp phân tích và xử lí dữ liệu
Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở những số liệu đã được thu thập và các
nguồn tài liệu đã được tổng hợp kết hợp với việc vận dụng các phương pháp phân tíchthống kê để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Phương pháp so sánh: Xác định mức độ tăng giảm, và mối tương quan của các chỉ
tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2013- 2015
Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu: Đọc, tham khảo, tìm hiểu các giáo
trình, sách, báo và một số bài khóa luận tốt nghiệp từ các khóa trước để làm cơ sở cho
đề tài nghiên cứu
Phương pháp phỏng vấn: trong suốt thời gian thực tập, cố gắng tìm tòi, hỏi các anh
chị cán bộ công nhân viên làm việc của công ty về các vấn đề liên quan đến đề tài, cácvấn đề liên quan đến công việc Từ đó đúc rút những kinh nghiệm cho bản thân, nhậnbiết được sự khác biệt giữa kiến thức về lý thuyết so với thực tiễn
5 Bố cục của đề tài:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đạt LongChương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công ty TNHH Đạt Long
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Đại học Kinh tế Huế
Trang 11PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái ni ệm và tầm quan trọng của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.1.1 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo tác giả PGS.TS Phạm Thị Gái (2004): Phân tích hoạt động kinh doanh làquá trình nghiên cứu các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt
động cụ thể như: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài
chính Bằng những phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các
phương pháp kỹ thuật để từ đó đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhânảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những quy luật của các mặt hoạt động
trong một doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các quyết định hiệntại, những dự báo và hoạch định chính sách trong tương lai
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ nhận thức để cải tiến các hoạt độngtrong kinh doanh, một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và vớicác yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả trong kinhdoanh cao hơn
1.1.1.2 Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
a Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền (2013): Kết quả kinh doanh là kết quả cuốicùng về các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kì kế toán nhất
định, hay kết quả kinh doanh là biểu hiện bằng phần tiền chênh lệch giữa tổng doanh
thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh doanh đã được thực hiện Kết quả kinh
doanh được biểu hiện bằng lãi (nếu doanh thu lớn hơn chi phí) hoặc lỗ (nếu doanh thu
Đại học Kinh tế Huế
Trang 12cho thuê hoạt đông, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bánhàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động tài chính: số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tàichính và chi phí của hoạt động tài chính
Kết quả hoạt động khác: số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và khoảnchi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
b Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Từ trước đến nay các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệuquả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra tức
là giá trị sử dụng của nó hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình
kinh doanh Quan điểm này thường hay lẫn lộn giữa hiệu quả với mục tiêu kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết quả sản xuất kinh doanh trênmỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh Quan điểm này muốnquy hiệu quả kinh doanh về một chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó
Bởi vậy, cần có một khái niệm bao quát hơn:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của
sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trongquá trình tái sản xuất, nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh Nó là thước đo ngày càngtrở nên quan trọng của sự tang trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việcthực hiện mục tiêu kinh tế trong từng thời kì
1.1.1.3 Ý nghĩa vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh
Theo GS.TS Bùi Xuân Phong (2008): Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm
đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt
ra thực hiện đến đâu, từ đó rút ra những tồn tại, tìm ra nguyên nhân khách quan chủ
quan và đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh
nghiệp
Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động của doanhnghiệp và có tác dụng giúp cho doanh nghiệp chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh, Thông qua phân tích từng mặt hoạt động của doanh nghiệp như công tác chỉ
đạo sản xuất, công tác tổ chức lao động tiền lương, công tác mua bán, công tác quản
lý, công tác tài chính… giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ thể với sự
Đại học Kinh tế Huế
Trang 13tham gia cụ thể của từng phòng ban chức năng, từng bộ phận, đơn vị trực thuộc củadoanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp tự đánh giá mình về thếmạnh, thế yếu để củng cố phát huy hay khắc phục cái tiến quản lý
Phân tích hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp phát huy mọi tiềm năngtrên thị trường, khai thác tối đa các nguồn lực của doạnh nghiệp nhằm đạt được hiệuquả cao nhất trong kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi robất định trong kinh doanh
1.1.1.4 Nguồn thông tin để phân tích hoạt động kinh doanh
Căn cứ vào Giáo trình Nguyên lý kế toán của PGS.TS Võ Văn Nhị, (2015)
a Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức quản lý Căn cứ vào
BCĐKT có thể biết được toàn bộ tài sản hiện có của đơn vị, hình thức vật chất và cơ
cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn, thông qua đó đánh giá khái quát tình hìnhtài chính của đơn vị tại thời điểm lập báo cáo
Kết cấu của BCĐKT gồm 2 phần:
- Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp vàothời điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình sản xuấtkinh doanh của doan nghiệp Các khoản mục trên BCĐKT được sắp xếp theo khả năngchuyển hóa thành tiền giảm dần từ trên xuống Phần tài sản được chia thành 2 loại:
Loại A: tài sản ngắn hạn
Loại B: tài sản dài hạn
- Phần nguồn vốn: Phản ánh toàn bộ nguồn tài sản hiện có của doanh nghiệp tạithời điểm lập báo cáo Xếp theo thứ tự nợ trước, nguồn vốn của chủ sở hữu sau (nghĩa
là nó được sắp xếp theo trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thanh toán với chủ
nợ) Phần nguồn vốn gồm 2 loại
Loại A: Nợ phải trả
Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu
_ Trong BCĐKT thì tổng tài sản phải bằng tổng nguồn vốn
Đại học Kinh tế Huế
Trang 14* Ý nghĩa của BCĐKT:
- Về mặt Kinh tế: số liệu phần tài sản cho phép đánh giá một cách tổng quát vềquy mô, kết cấu tài sản của đoanh nghiệp, từ đó cho phép đánh giá một cách tổng quáttình hình sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp Số liệu của phần nguồn vốn thể hiện
cơ cấu nguồn vốn được đầu tư và huy động vào sản xuất kinh doanh Qua đó, đánh giá
một cách khái quát khả năng và mức độ chủ động về tài chính của doanh nghiệp
- Về mặt pháp lý: số liệu phần tài sản thể hiện giá trị các loại tài sản mà daonhnghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để sinh lời Còn phần nguồn vốn phản ánhphạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp về tổng số vốn kinh doanh với chủ
nợ và chủ sở hữu
b Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Là một báo cáo tài chính tổng hợp, BCKQHĐKD cho ta biết được tình hình chiphí, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực đỒng thời báo cáonày còn cho biết được tình tình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đốivới nhà nước về các khoản phí, lệ phí… trong một kì báo cáo Khác với BCĐKT,
BCKQHĐKD phản ánh các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 nghĩa là nhóm các tài sản
phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
* Nội dung và kết cấu báo cáo:
Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồmkết quả kinh doanh và kết quả khác
Báo cáo gồm 5 cột:
Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo
Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng
Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉtiêu trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Cột số 4: Tổng phát sinh trong kì báo cáo năm
Cột số 5: Số liệu của năm trước (để so sánh)
Mục đích của BCKQHĐKD
Thông qua số liệu về các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD để kiếm tra, phân tích và
đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra về chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản
Đại học Kinh tế Huế
Trang 15phẩm hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của các hoạt động khác và kếtquả của daonh nghiệp sau một kì kế toán.
Thông qua số liệu trên BCKQHĐKD mà kiếm tra tình hình thực hiện tráchnhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước về các khoản thuế và các khoảnphải nộp khác
Thông qua số liệu trên BCKQHĐKD mà đánh giá, dự đoán xu hướng phát triểncủa doanh nghiệp qua các kì khác nhau và trong tương lai
c Thuyết minh báo cáo tài chính:
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rờicủa BCTC doanh nghiệp dung để mô tả mang tính chất tường thuật hoặc phân tích chitiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong bảng CĐKT, BCKQHĐKD, Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn
mực kế toán cụ thể Bản thuyết minh BCTC cũng có thể trình bài những thông tin khácnếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý BCTC
Căn cứ lập bảng thuyết minh BCTC
Căn cứ vào bảng CĐKT, BCKQHĐKD, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo
cáo
Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp
Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quanCăn cứ vào Bảng thuyết minh BCTC năm trước
Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan
d Nguồn thông tin khác
Ngoài ba bảng trên có thể sử dụng một số loại báo cáo để phục vụ cho việcphân tích hoạt động kinh doanh như báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các nguồn thông tin:
thông tin liên quan đến tình hình kinh tế, thông tin theo ngành, thông tin về đặc điểm
hoạt động của doanh nghiệp
1.1.2 H ệ thống chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả
Theo PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2011)
a Chỉ tiêu doanh thu:
Đại học Kinh tế Huế
Trang 16- Khái niệm: Doanh thu là phần giá trị mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kinhdoanh từ việc bán sản phẩm, cung ứng hàng hóa- dịch vụ, từ hoạt động tài chính, hoạt
động bất thường… Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả
của quá trình sản xuất kinh doanh, thông qua nó chúng ta có thể đánh giá được hiệuquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Cơ cấu doanh thu: Doanh thu của doanh nghiệp bao gốm các bộ phận sau:+ Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính
+ Doanh thu từ hoạt động bất thường
b Chỉ tiêu chi phí
Chi phí là một phạm trù kinh tế gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thônghàng hóa, nó là những hao phí được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinhdoanh với mong muốn tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc một kết quả kinh doanh nhất
định Phân tích chi phí là một phần quan trọng trong phân tích hiệu quả kinh doanh vì
chi phí là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp
c Chỉ tiêu lợi nhuận:
- Khái niệm: Lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là khoản tiền dôi ra giữatổng doanh thu và tổng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh cảudoanh nghiệp và là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất
lượng, tổng hợp phản ánh kết quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm đánh giá kếtquả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sửdụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Cơ cấu lợi nhuận: Theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp baogồm các bộ phận cấu thành sau đây:
+ Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính
+ Lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác
Tỷ suất lợi nhuận
+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS):
Đại học Kinh tế Huế
Trang 17Chỉ tiêu này dung để đánh giá một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận trong kì báo cáo Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được tính trên cơ sở
so sánh tổng lợi nhuân trước thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc tổng lợi nhuận sau thuếthu nhập doanh nghiệp) với tổng doanh thu thuần cộng thu nhập hoạt động tài chính vàthu nhập bất thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo
+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):
Chỉ tiêu này dung để đánh giá một đồng vốn của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận trong kỳ báo cáo Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản được tínhtrên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc tổng lợi
nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp) với tổng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểmbáo cáo
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồnglợi nhuận Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng hợp lợi nhuận sau thuế thunhập doanh nghiệp với tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
1.1.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh
a Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Theo PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2011): Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổnghợp là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và được
xác định bằng công thức:
Chỉ tiêu hiệu quả= Kết quả đầu ra/ Chi phí đầu vào
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng chi phí đầu vào trong kì phân tích thì thu được
bao nhiêu đồng kết quả đầu ra, chỉ tiêu này càng cao- chứng tỏ hiệu quả kinh
doanhcuar doanh nghiệp càng lớn
Kết quả đầu ra, có thể được tính bằng chỉ tiêu tổng giá trị sản lượng, doanh thu,lợi nhuận… chi phí đầu vào có thể được tính bằng các chỉ tiêu: giá thành sản xuất, giávốn hàng bán, giá thành toàn bộ, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn cố định…
b Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
Theo T.S Nguyễn Quang Ngọc (2013): Trong quản lý quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề then chốt gắnliền với sự tồn tại và phát triển của các đơn vị kinh doanh Bởi vậy, phân tích hiệu quả
sử dụng vốn sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được đánh giá được chất lượng
Đại học Kinh tế Huế
Trang 18sản xuất- kinh doanh, vạch ra các khả năng tiềm tang để nâng cao hơn nữa kết quả sảnxuất kinh doanh và sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất.
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chỉtiêu phảnánh kết quả tổng hợp nhất quá trình sử dụng các loại vốn Đó chính là sự tối thiểu hóa
số vốn cần sử dụng và tối đa hóa kết quả hay khối lượng nhiệm vụ sản xuất kinh doanhtrong một giới hạn về nguồn nhân tài vật lực, phù hợp với hiệu quả kinh tế nói chung.Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
Hv=G/V
Trong đó: Hv là hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ phân tích
của doanh nghiệp
G là sản lượng hàng hóa tiêu thụ hoặc doanh thu thuần bán hàng và cung cấpdịch vụ
V là vốn sản xuất bình quân vào sản xuất kinh doanh trong kỳ
Theo công thức trên, Hv càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp càng cao Muốn tang hiệu quả sử dụng dụng vốn cần phảitang giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ hoặc doanh thu bán hàng Mặt khác phải sửdụng tiết kiệm vốn sản xuất kinh doanh
c Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động
Theo T.S Nguyễn Quang Ngọc (2013): Trong quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp vốn lưu động không ngừng vận động, nó lần lượt mang nhiều hình thái
khác nhau như tiền, nguyên vật lueeyj, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ
sản phẩm nó lại trở về hình thái tiền tệ Cùng với quá trình lưu thông vật chất của sảnxuất kinh doanh, vốn lưu động cũng biến đổi liên tục, theo chu kì qua các giai đoạn:
dự trữ- sản xuất-tiêu thụ
Một chu kỳ vận động của vốn lưu động được xác định kể từ lúc bắt đầu bỏ tiền
ra mua nguyên vật liệu và yếu tố sản xuất khác cho đến khi toàn bộ số vốn đó được thuhồi lại bằng tiền do bán sản phẩm hàng hóa Do vậy, khi phân tích tốc độ chu chuyểnvốn lưu động là phân tích các chỉ tiêu sau:
Số vòng quay vốn lưu động
Số ngày của một vòng quay vốn lưu động
Đại học Kinh tế Huế
Trang 191.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1.Th ực trạng phát triển của Ngành xây dựng hệ thống điện ở Việt Nam
Từ khi Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới, ngành xây dựng hệ thống điện có
cơ hội lớn chưa từng có để phát triển Thành công của công cuộc đổi mới đã tạo điều
kiện vô cùng thuận lợi cho ngành XLĐ vươn lên, đầu tư nâng cao năng lực, vừa pháttriển, vừa tự hoàn thiện mình, đóng góp không nhỏ tăng trưởng kinh tế đất nước Cáccông ty của ngành không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, làm chủ được công nghệ thiết
kế và thi công XLĐ những công trình quy mô lớn, phức tạp mà trước đây phải thuê
nước ngoài
Nhiều công ty đã tự thiết kế, thi công trạm biến áp có điện áp lớn 500KV,
220KV…, hệ thống điều khiển tự động, bán tự động, các công trình cáp ngầm trung
thế và nhiều công trình đặc thù khác Bằng công nghệ mới, các công ty đã xây dựngcác thiết bị điều khiển qua sóng điện từ SCADA… phục vụ ngày một hoàn hảo hơntrong các dịp lễ hội mang tầm quốc gia và quốc tế bằng chính bàn tay, khối óc con
người Việt Nam
Nước ta đang phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theohướng hiện đại Tuy nhiên, trước mắt chúng ta còn không ít khó khăn, thử thách.Ngành XLĐ cũng không phải là ngoại lệ Các ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội, trong đó
1.2.2 Các nghiên c ứu liên quan
1.2.2.1 Đề tài: “Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần đầu
tư và phát triển Thái Dương”
Để phân tích được nhiều khía cạnh trong tình hình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, đề tài đã sử dụng phương pháp chi tiết, phương pháp so sánh và phươngpháp thay thế liên hoàn để hoàn thiện đề tài của mình
- Phương pháp chi tiết: Đây là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong
phân tích hoạt động kinh doanh Mọi kết quả đều cần chi tiết theo hướng khác
Đại học Kinh tế Huế
Trang 20nhau Cụ thể: Chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu, Chi tiết theo thời gian VfChi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh.
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét chỉ tiêu phân tích bằng cách
dựa trên việc so sánh với chỉ tiêu cơ sở
- Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp mà trong đó các nhân tố lầnlượt thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnhhưởng của chúng đến các chỉ tiêu cần phân tích bằng cách cố định các nhân tố
khác trong mỗi lần thay thế
1.2.2.2 Đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tạ công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Kiên Giang”
Với đề tài này, để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, tác giả đã dùng
phương pháp thu thập số liệu và phương pháp phân tích số liệu để thấy rõ được
hiệu quả kinh doanh của công ty
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính như bảngcân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính… vận dụng kết hợp với các kiến
thức đã học để làm rõ đề tài
- Phương pháp phân tích số liệu: Đề tài áp dụng kết hợp với các phương pháp so
sánh, phân tích chi tiết…Tác giả đã đưa ra được những con số cụ thể thể hiện
được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Bên cạnh đó đề tài còn tham khảo các sách báo, internet… để thu thập một số
thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Đại học Kinh tế Huế
Trang 21CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐẠT LONG2.1 Tổng quan về công ty TNHH Đạt Long
2.1.1 Quá trình hình thành và phát tri ển của công ty
Công ty TNHH Đạt Long được Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp Giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh số: 3300372614 ngày 11/05/2005
Tên công ty: Công ty TNHH Đạt Long
Địa chỉ: Tổ 5, Khu vực 2, phường An Hòa,TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Mã số thuế: 3300372614
Điện thoại: 0543.501553, Fax: 0543 537868
E-mail:datlong032@gmail.com
Công ty được thành lập vào ngày 25 tháng 5 năm 2005 do phòng Đăng ký Kinh
doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp Bước đầu Công ty hoạt
động kinh doanh chỉ với quy mô nhỏ, số vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 2.400.000.000đồng Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty tại thời điểm thành lập là xây lắp các trạm biến
áp có điện áp từ 35KV trở xuống, hệ thống điện chiếu sáng đô thị, hệ thống điện điều
khiển tại các Nhà máy, hệ thống điện động lực…
Đến đầu năm 2010 cùng với sự phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh,Công ty đã kinh doanh thêm lĩnh vực cung cấp, mua bán vật tư, thiết bị ngành điện với
vốn điều lệ lên hơn 1.200.000.000 đồng Trong thời gian này cùng với sự năng độngtrong hoạt động kinh doanh Công ty đã đầu tư trang bị thêm cơ sở máy móc để phục
vụ sản xuất, dụng cụ thi công tiên tiến dần thay thế sức lao động thô sơ của con ngườibằng các hệ thống máy móc có hiệu quả cao hơn nhằm tăng năng suất lao động, giảmchi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường và gia tăng lợi nhuận Ngoài
ra, cùng với một đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm,trình
độ kỹ thuật cao Công ty TNHH Đạt Long có thể đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của
khách hàng Cùng với quá trình sản xuất kinh doanh hiệu quả, sự điều hành đúng đắncủa Giám đốc Công ty hoạt động sản xuất và đạt được nhiều thành công Về lao động,
ban đầu chỉ trên dưới 20 lao động thường xuyên, đến nay có hơn150 lao động thường
xuyên, với trình độ kỹ thuật và tay nghề càng được nâng cao
Đại học Kinh tế Huế
Trang 222.1.2 Khái quát ho ạt động sản xuất- kinh doanh của công ty
2.1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh
Đầu tư, quản lý vốn đầu tư và trực tiếp kinh doanh trong các ngành nghề, lĩnh
vực chính là:
- Sửa chữa đường dây cao hạ áp và các trạm biến áp có điện áp từ 35KV trở xuống;
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, xây lắp đường dây cao hạ áp và các trạmbiến áp có điện áp từ 35 KV trở xuống;
- Cung cấp, mua bán vật tư, thiết bị ngành điện phục vụ điện về với nông thôn,
vùng sâu vùng xa, các đơn vị có nhu cầu có được nguồn điện sản xuất kinh doanh ổnđịnh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.2.2 Quy trình sản xuất kinh doanh
Sơ đồ 2.1 Quy trình xây lắp công trình điện tại công ty
( Nguồn từ phòng kế hoạch Công ty TNHH Đạt Long)
Khi nhận thầu một công trình, bộ phận Kế hoạch sẽ lập kế hoạch thi công, tùythuộc vào khối lượng từng công trình để tiến hành lập kế hoạch mua vật tư thiết bị
Sau đó bộ phận kỹ thuật lập biện pháp thi công và bản tiến độ thi công Trong bản tiến
độ thi công phải thể hiện một cách cụ thể được hạng mục công việc, khối lượng công
Nghiệm thubàn giao
đưa công
trình vào sửdụng
Thanhquyếttoán,thanh lýhợp đồng
Thanhtoángiá trị
Đại học Kinh tế Huế
Trang 23việc, nhu cầu nhân sự cần thiết và thời gian thực hiện Đi vào thi công chính thức từng
công đoạn sẽ đồng thời mua vật tư thiết bị cung cấp
Công ty thường xuyên tiến hành thực hiện kiểm tra nghiệm thu xen kẽ khi mỗicông đoạn hoàn thành Sau khi thi công hoàn thành toàn bộ công trình, đơn vị nhận
thầu phải mời hội đồng nghiệm thu để đưa công trình vào bàn giao sử dụng Tiếp đến
đơn vị nhận thầu làm hồ sơ quyết toán, thanh lý hợp đồng để chủ đầu tư thanh toán
tiền của công trình
2.1.2.3 Tổ chức sản xuất kinh doanh
Sơ đồ 2.2 Tổ chức xây lắp công trình điện tại công ty
(Nguồn từ phòng kế hoạch Công ty TNHH Đạt Long)
+ Ban Giám đốc: Điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, ký hợp đồng và
các hồ sơ liên quan đến việc xây lắp công trình Lên kế hoạch xây lắp, quản lý tìnhhình cung cấp vật tư và công tác đảm bảo xây lắp công trình hoàn thành đúng chất
lượng, đúng tiến độ như đã ký ở hợp đồng
+ Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật: Lập kế hoạch thi công, lập biện pháp thi công
và bản tiến độ thi công Làm hợp đồng, đọc hồ sơ thiết kế bản vẽ công trình để bàngiao cho chỉ huy trưởng tiến hành thi công Khi công trình hoàn thành thì làm hồ sơnghiệm thu, hoàn công, thanh lý hợp đồng trình lên Giám đốc
Ban Giám đốc
P TC Kế toán P KH Kỹ thuật
Ban chỉ huy công trình
Xưởng cơ khí Đội XL 1 Đội XL 2 Đội XL 3
Đại học Kinh tế Huế
Trang 24+ Phòng TC kế toán: Thực hiện công việc tiếp theo của phòng kế hoạch- kỹ
thuật nhận hồ sơ nghiệm thu quyết toán đã ký, làm giấy đề nghị thanh toán, theo dõitình hình công nợ của đơn vị giao thầu, tập hợp chứng từ xác định lãi, lỗ công trình đểtrình lên ban Giám đốc
+ Ban chỉ huy CT: Chịu trách nhiệm kiểm tra,giám sát chất lượng công trình,
an toàn và bảo hộ LĐ, chỉ huy đội xây lắp hoàn thành công việc được giao
+ Xưởng cơ khí: Chuyên gia công các loại vật tư phục vụ thi công công trình + Đội xây lắp: Thực hiện công việc đào đất, đổ bê tông, dựng cột, kéo dây, lắp tủ
xây dựng trạm biến áp, tùy theo từng hạng mục công trình mà đội xây lắp thực hiện
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ 2.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty
(Nguồn từ phòng kế toán Công ty TNHH Đạt Long)
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
XƯỞNG CƠ KHÍ ĐỘI XL 1 ĐỘI XL 2 ĐỘI XL 3
BỘ PHẬN TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
BỘ PHẬN KẾ HOẠCH -KỸ THUẬT
P HÀNH CHÍNH P.KẾ TOÁN -TC P QL KỸ THUẬT P KẾ HOẠCH
BAN CHỈ HUY CÔNG TRÌNHĐại học Kinh tế Huế
Trang 252.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
+ Giám đốc: Có chức năng quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty Phân công từng lĩnh vực cụ thể cho từng phòng ban
+ Bộ phận tài chính kế toán: Kế toán trưởng làm trưởng bộ phận này, chịu sự
quản lý của Giám đốc, giám sát các hoạt động tài chính của Công ty, công tác kế toán
+ Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức quản lý cán bộ, quản trị hành chính
Công ty, công tác về quản trị lao động
+ Phòng tài chính kế toán: Lập kế hoạch tài chính, lập phương án, thực hiện
nghiệp vụ kế toán tại Công ty theo quy định của pháp luật
+ Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh toàn Công ty; Tiếp thị tất cả các công trình và sản phẩm của Côngty; Quan hệ với chủ đầu tư, các khách hàng khác nhau để tìm kiếm công việc
+ Phòng quản lý kỹ thuật: Thực hiện và chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn,
giám sát, kiểm tra, toàn bộ quá trình thi công xây lắp từ tiếp nhận hợp đồng, hồ sơ tàiliệu công trình từ phòng kế hoạch tiếp thị đến tổ chức triển khai thi công, nghiệm thu
kỹ thuật, nghiệm thu bàn giao, bảo hành công trình, hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu bàn
giao để chuyển sang phòng Tài chính - Kế toán
2.2 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đạt Long:
2.2.1 Tình hình chung c ủa công ty qua 3 năm 2013-2015
2.2.1.1.Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2013-2015
Ngay những ngày đầu thành lập công ty tiến hành hoạt động kinh doanh vớinhững trang thiết bị còn thô sơ và lạc hậu, lao động thủ công Qua từng bước pháttriển, Ban lãnh đạo cũng toàn thể nhân viên không ngừng nỗ lực xây dựng và pháttriển, tổ chức lại cơ cấu, từ ban đầu là 50 lao động, đến nay đã được 110 nhân viên để
đầy đủ nhân lực cũng như đảm bảo nhân lực có trình độ chuyên môn đáp ứng được
nhu cầu nguyện vọng của khách hàng Với sự nỗ lực của toàn thể nhân viên đã giúp
cho công ty TNHH Đạt Long ngày càng phát triển ổn định và bền vững, góp phần giữ
vững thương hiệu trên thị trường Sau 10 năm hoạt động, số lao động của công ty đều
tăng lên qua mỗi năm
Đại học Kinh tế Huế
Trang 26 Cơ cấu lao động theo giới tính
Bảng 2.1 Cơ cấu lao động theo giới tính qua 3 năm 2013- 2015
Chỉ
tiêu
Số lượng % Số lượng % Số lượng %Nam 64 88,89 97 89,81 98 89,90
Nữ 8 11,11 11 10,19 12 10,91Tổng 72 100 108 100 110 100
(Nguồn: Phòng hành chính- Tổng hợp Công ty TNHH Đạt Long)
Năm 2013 tổng số lao động là 72 người, trong đó số nhân viên nam là 64 người
chiếm 88,89% trong tổng số lao động, số lao động nữ là 8 người chiếm 11,11% Năm
2014 tổng số lao động tăng lên 108 người, trong đó số lao động nam chiếm 89,81%
tương ứng với 97 nhân viên nam và lao động nữ chiếm 10,19% tương ứng với 11 nhân
viên nữ Năm 2015, tổng số lao động là 110 người, tăng 2 lao động so với năm 2014
trong đó lao động nam chiếm 89,09% và lao động nữ chiếm 10,91% Sở dĩ lao động
nam chiểm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động là do đặc thù công việc cần nhiều kỹ sư
điện am hiểu về các công trình cũng như kĩ năng làm việc, nhân viên kỹ thuật… laođộng nữ chủ yếu làm các công việc bên khối hành chính như công tác quản lý, vănthư, kế toán…
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo giới tính trong 3
năm 2013-2015
Đại học Kinh tế Huế
Trang 27 Cơ cấu lao động theo trình độ
Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy số lượng và chất lượng trong công ty tăng lêngiữa các năm Phân loại lao động theo trình độ học vấn cho thấy: Năm 2013 lao độngphổ thông là 20 người ( chiếm 27,78% tổng số lao động); trình độ trung cấp là 34
người chiếm 47,22%, trình độ đại học cao đẳng là 18 người chiếm 25% Năm 2014 laođộng phổ thông là 29 người ( chiếm 26,84% tổng số lao động); trình độ trung cấp là 46người chiếm 42,59%, trình độ đại học cao đẳng là 33 người chiếm 30,56%.: Năm 2015lao động phổ thông là 24 người ( chiếm 21,82% tổng số lao động); trình độ trung cấp
là 49 người chiếm 44,55%, trình độ đại học cao đẳng là 37 người chiếm 33,64% Bảng
chênh lệch ta thấy trình độ lao động năm 2014 tăng hơn hẳn so với 2013, cụ thể lao
động phổ thông tăng 9 người chiếm 45%; trung cấp tăng 12 người chiếm 35,29% vàđại học cao đẳng tăng 15 người chiếm 83,33% Sang đến năm 2015, lao động phổ thôn
giảm 5 người tương đương với giảm 17,24%, trung cấp tăng 3 người chiếm 6,52% và
đại học cao đẳng tăng 4 người chiếm 12,12% Lý do có sự thay đổi trình độ là do công
ty tăng cường cho nhân viên được cử đi đào tạo để nâng cao trình độ học vấn cũng nhưchuyên môn và công ty đều tuyển dụng nhân viên có chất lượng mỗi năm Tuy nhiên,như đã thấy ở bảng thì đa số lao động chiếm tỷ lệ cao vẫn là nguồn lao động có trình
độ trung cấp, do đó công ty nên mở rộng điều kiện hơn nữa để nâng cao hơn trình độlao động cho công ty, cũng như tạo điều kiện cho nhân viên được học hỏi nhiều hơn
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động theo trình độ qua 3 năm 2013-2015
(Nguồn: Phòng hành chính- Tổng hợp Công ty TNHH Đạt Long)
Đại học Kinh tế Huế
Trang 28Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo trình độ trong 3
năm 2013-2015
(Nguồn: Phòng hành chính- Tổng hợp Công ty TNHH Đạt Long) 2.2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2013-2015
Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm có sự thay đổi,
từ năm 2013 đến 2014 doanh thu tăng 8.855.056.852 VNĐ, tương ứng với với93,29%, từ 2014 đến 2015 doanh thu giảm 761.430.765 VNĐ tương ứng với giảm
4,15% Điều này cho thấy, từ năm 2013 đến 2014 tình hình hoạt động kinh doanh củacông ty đang tiến triển tốt, tuy nhiên bước sang 2015 thì doanh thu lại giảm do trong
nền kinh tế thị trường công ty vẫn chưa có bộ phận thị trường chuyên môn tìm hiểunhững nhu cầu và thay đổi của thị trường, đây cũng chính là một hạn chế lớn của công
ty cần khắc phục trong tương lai Tuy doanh thu giảm nhưng lợi nhuận của công tyvẫn nằm trong mức ổn định giữa các năm, lợi nhuận sau thuế năm 2014 là593.351.872 VNĐ tăng 254.614.394 VNĐ so với năm 2013 tương ứng với 75.17%;
năm 2015 là 409.235.740 giảm 184.116.132 VNĐ so với năm 2014 tương ứng với
31.03%
Đại học Kinh tế Huế
Trang 29Bảng 2.3 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2013-2015
(Nguồn Báo cáo tài chính năm 2013-2014-2015 của công ty TNHH Đạt Long)
Đại học Kinh tế Huế
Trang 30Lợi nhuận trước thuế của công ty cũng không có sự chênh lệch quá lớn giữa các
năm.Năm 2014 là 741.689.840 VNĐ, tăng 304.609.223 VNĐ so với năm 2013 và sangnăm 2015 là 511.544.676, giảm 230.145.164 VNĐ so với năm 2014
Cùng với sự ổn định về doanh thu và lợi nhuận, công ty cũng đóng góp mộtphần nào vào nguồn thu ngân sách của tỉnh nhà Cụ thể, năm 2013 thuế thu nhậpdoanh nghiệp của công ty là 98.343.139 VNĐ, năm 2014 là 148.337.968 VNĐ và năm
2015 là 102.308.936 VNĐ
Qua khái quát về kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2013, 2014, 2015
ta nhận thấy mặc dù gặp những khó khăn trong quá trình kinh doanh cũng như một vàihạn chế còn tồi tại của công ty nhưng công ty đã không ngừng cố gắng phấn đầu trongsản xuất kinh doanh, cố gắng khắc phục những sai sót để có được một vị trí vững chắc
như ngày hôm nay Biểu hiện là sự ổn định về mặt doanh thu, lợi nhuận, và sự đóng
góp thuế thua nhập doanh nghiệp vào ngân sách tỉnh nhà Hứa hẹn trong những nămtới công ty sẽ cố gắng tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận cũng như thuế thunhập doanh nghiệp nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinhdoanh
Đại học Kinh tế Huế