Trong thời gian từ quan về sống tại quê nhà, Nguyễn Khuyến sống gần gũi với quần chúng nhân dân, do vậy hiểu được những tâm tình, lo toan của những người xung quanh.. Một đề tài nổi bật
Trang 2I VÀI NÉT VỀ THỜI ĐẠI VÀ CON NGƯỜI NGUYỄN KHUYẾN
1.THỜI ĐẠI:
Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử Việt Nam có những biến đổi hết sức to lớn Thực dân Pháp xâm lược và biến nước ta từ một nước độc lập thành một nước thuộc địa nửa phong kiến với yêu cầu bức thiết và cháy bỏng là:
“Độc lập dân tộc và người cày có ruộng” Chế độ phong kiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm vì nền độc lập dân tộc
Trong nội bộ giai cấp địa chủ phong kiến có sự phân hóa sâu sắc Triều đình nhu nhược, cam chịu làm tay sai cho thực dân Vì vậy các phong trào đấu tranh của nhân dân ta theo ý thức hệ phong kiến (tiêu biểu là phong trào Văn Thân và phong trào Cần Vương) lần lượt đều bị thất bại Vào giai đoạn này, chủ nghĩa tư bản đã từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và đã xác lập được sự thống trị trên phạm vi thế giới Phần lớn các nước châu Á, châu Phi, châu
Mỹ Latinh đã trở thành thuộc địa và phụ thuộc của chúng Đời sống nhân dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc vô cùng cực khổ, trong đó có nhân dân Việt Nam dưới xiềng xích của chế độ thực dân Pháp Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc bắt đầu phát triển và có xu hướng lan rộng
Ở nước ta, sau khi triều đình nhà Nguyễn bạc nhược ký “hòa ước” đầu hàng, những năm cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa lần thứ nhất Xã hội Việt Nam bắt đầu có những biến chuyển và phân hóa sâu sắc Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp đã làm nảy sinh trong xã hội Việt Nam hai giai cấp mới: Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản Sự tác động của tư tưởng tiến bộ ở phương Tây cũng như cuộc cách mạng Tân Hợi và cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc cũng có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam, nhất là quá trình chuyển biến về tư tưởng chính trị Từ sự xuất hiện tư tưởng canh tân trong khuôn khổ hệ tư tưởng phong kiến sang tư tưởng dân chủ tư sản và tiến gần đến chủ nghĩa Mác-Lênin Tư tưởng chính trị này là sự tiếp thu những giá trị, những tinh hoa của phương Đông và phương Tây, đặc biệt là tư tưởng dân chủ, tiến bộ phương Tây
Mặc dù có những nội dung mới, cách mạng và tiến bộ, thể hiện tinh thần yêu nước nhiệt tình, căm thù giặc cao độ nhưng do điều kiện, hoàn cảnh lúc bấy giờ, trong tư tưởng chính trị giai đoạn này có những biểu hiện dao động, mơ hồ, thậm chí có lúc
đi đến thỏa hiệp với thực dân Từ sự phê phán hệ tư tưởng phong kiến, các nhà dân chủ tư sản đã đề xuất tư tưởng canh tân vào cuối thế kỷ XIX và sau đó, khởi xướng
tư tưởng dân chủ tư sản ở nước ta vào đầu thế kỷ XX, tạo nên ảnh hưởng lớn đối với
xã hội Việt Nam, làm dấy lên các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta
Trang 3diễn ra đa dạng, sôi nổi, nhất là phong trào có khuynh hướng dân chủ tư sản như phong trào Đông Du (Phan Bội Châu), Đông Kinh Nghĩa Thục (Lương Văn Can, Nguyễn Quyền), Duy Tân (Phan Chu Trinh)…
Đây là những diễn biến lịch sử cơ bản đã diễn ra trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX Bối cảnh lịch sử này đã chi phối tới đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội; tới mọi khía cạnh đời sống Và đặc biệt nó có ảnh hưởng rõ rệt và trực tiếp đối với sự phát triển của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX Trên quan điểm vận động của lịch sử, có thể nói, giai đoạn văn học nửa cuối thế kỉ XIX đã
có những thành tựu đáng kể cho nền văn học nước nhà.
Văn học giai đoạn này bắt đầu bằng thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu và kết thúc bằng thơ văn tố cáo hiện thực xã hội của Tú Xương và Nguyễn Khuyến Đây chính là giai đoạn mà ở đó nổi bật lên tên tuổi của những nhà văn nhà thơ với những tác phẩm thể hiện rõ nét tinh thần yêu nước của mình.
Một ai đó đã nói rằng: Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực Quả đúng như vậy, tấm gương hiện thực này được chiếu lên bởi sự đóng góp của mỗi nhà văn, nhà thơ chân chính, có tinh thần yêu nước Và Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ tiêu biểu đó, thông qua những tác phẩm của ông, chúng ta có thể hiểu được phần nào đặc điểm văn học Việt Nam ở giai đoạn này.
2 CON NGƯỜI
a)Tiểu sử:
Nguyễn Khuyến có tên là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễn Chi Sinh ngày
15-2-1835 (tức 18 tháng Giêng năm Ất Mùi).
Ông xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo, hai bên nội ngoại đều có truyền thống khoa bảng Bên nội quê gốc ở vung Treo Vọt, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, di cư ra Yên Đổ, cho đến thời nhà thơ đã được năm trăm năm Cụ bốn đời Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Mại, đỗ Tiến sĩ, làm quan đến Hiến sát sứ Thanh Hóa Ông thân sinh nhà thơ là Nguyễn Tông Khởi (có sách ghi là Nguyễn Liễn), vẫn theo đòi nho học, đỗ
ba khoa tú tài, chuyên nghề dạy học để kiếm sống ở xứ vườn Bùi.
Mẹ Nguyễn Khuyến là Trần Thị Thoan, quê làng Văn Khê, tục gọi là làng Ngòi, nay thuộc xã Yên Trung, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Thuở nhỏ Nguyễn Khuyến học cha Năm 1825, ông đi thi Hương lần thứ nhất cùng với cha, song không đỗ Ngay năm sau, địa phương có dịch thương hàn, ông mắc bệnh suýt chết Cha và em ruột, bố mẹ vợ cùng nhiều họ hàng thân thuộc đều qua đời Gia đình ông lâm vào cảnh “Tiêu điều, xơ xác, đời sống ngày càng đói rét” Bà mẹ phải may thuê và đi làm mướn lần hồi, còn ông thường phải “sách đèn nhờ bạn, một
Trang 4ngày học mười ngày nghỉ ” Từ năm 1854, ông đi dạy học lấy lương ăn để tiếp tục học và đi thi Song trong các khoa thi Hương tiếp theo 1855, 1858 đều bị trượt.
Nghĩ tôi lại gớm cái mình tôi, Tuổi đã ba mươi kém một thôi
Bốn khoá Hương thi không đậu cả, Một mảnh vườn hoang bán sạch rồi.
Có lúc, ông đã nản đường khoa cử, định chuyển nghề dạy học để kiếm sống và nuôi gia đình, thì được người bạn là Vũ Văn Báo nhận chu cấp lương ăn và khuyên đến cùng học với cha mình là Tiến sĩ Vũ Văn Lý ở xã Vĩnh Trụ, huyện Nam Xang (Lý Nhân ngày nay) Bà mẹ ông cũng ân cần, nghiêm khắc khuyên con chớ thoái chí Do vậy, khoa thi 1864 ông mới đỗ Cử nhân đầu trường Hà Nội Tiếp theo ông thi Hội các khoa 1865, 1868 đều bị trượt Ông ở lại Huế, vào học Quốc Tử Giám, khoa năm 1869 lại trượt Cho đến khoa năm 1871 mới liên tiếp đỗ đầu thi Hội, thi Đình, khi ông đã
37 tuổi.
Dưới triều Nguyễn, cho đến lúc đó mới chỉ có hai người đỗ Tam nguyên (đỗ đầu cả 3
kỳ thi), thì Nguyễn Khuyến là một Nhưng khác với Trần Bích San (quê ở Vị Xuyên, Nam Định), ông phải lận đận gần 30 năm trời đèn sách, với 9 khóa lều chõng, đó là một cố gắng phi thường.
Đầu tiên, ông được bổ làm Sử quan trong triều; năm 1873, ra làm Đốc học Thanh Hóa, rồi thăng nhanh lên Án sát tỉnh Năm 1874, ông phải mang quân chặn quân khởi nghĩa (mà sử cũ gọi là lệ phỉ) phạm vào tỉnh Thanh ở vùng Tĩnh Gia, Nông Cống Đúng lúc ấy bà mẹ ông mất Ông phải nghỉ ba năm về quê cư tang mẹ Hết tang, ông vào triều giữ chân Biện lý bộ Hộ Năm 1877 ông lại ra làm quan ngoài, giữ chức Bố chính Quảng Ngãi Rồi làm Toản tu ở Sử quán, từ 1879 đến 1883, Nguyễn Khuyến vẫn sống trong cảch thanh bần, lại thêm đau yếu, ông đã có tâm trạng chán ngán cảnh quan trường.
Năm 1883, quân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai Rồi vua Tự Đức chết 1883), triều Nguyễn phải ký hiệp ước Harmand ngày 25 tháng 8 năm 1883 Nguyễn Khuyến đã được cử làm Phó sứ sang Mãn Thanh Ông đã ra Bắc, nhưng chuyến đi sứ
(19-7-ấy bị bãi Ông l(19-7-ấy cớ đau yếu, xin tạm về quê dưỡng bệnh, thì trung tuần tháng 12 năm 1883, triều Nguyễn cử ông làm tổng đốc Sơn Hưng Tuyên, song ông không chịu đến nhận chức, mà chính thức cáo quan về nghỉ hưu khi mới 50 tuổi.
Một phần tư thế kỷ về ở Yên Đổ này có ý nghĩa quyết định để nhà thơ trở thành bất
tử, khi ông tiếp tục sáng tác nhiều và hay hơn nhiều so với thời gian trước đó.
Trang 5Ông trút hơi thở cuối cùng vào ngày 5-2-1909 (tức 15 tháng Giêng năm Kỷ Dậu), thọ 75 tuổi.
b) Sự nghiệp sáng tác:
Nguyễn Khuyến làm quan tất cả có 11 năm từ năm 1872 đến năm 1883, còn phần lớn cuộc đời của ông gắn bó với quê nhà, một vùng đồng ruộng chiêm trũng Ông rất có ý thức về khí tiết của chính mình Trong khoảng thời gian ông ra làm quan cho nhà Nguyễn, khi thì ở Huế, khi thì ở các tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang, lúc nào ông cũng sống một đời sống “cần, kiệm, liêm, chính”, không làm việc gì khả
dĩ làm nhơ bẩn đến đạo đức của ông Ông đã tự ví mình như cái lược quý bằng đồi mồi dùng để chải cho sạch hết các bụi bẩn Trong thời gian từ quan về sống tại quê nhà, Nguyễn Khuyến sống gần gũi với quần chúng nhân dân, do vậy hiểu được những tâm tình, lo toan của những người xung quanh Ông làm thơ tặng bạn bè, tặng anh vợ, tặng ông hàng thịt… làm câu đối viếng người làng, viếng người thợ rèn, hay mừng đám cưới, mừng tân gia… Nguyễn Khuyến viết rất nhiều về con người, về thiên nhiên, cảnh vật xung quanh mình Trước Nguyễn Khuyến, trong văn chương Việt Nam không thiếu những tác phẩm viết về nông thôn, nhưng hình ảnh nông thôn trong văn học nói chung còn mờ nhạt Có thể nói, với Nguyễn Khuyến, lần đầu tiên nông thôn Việt Nam mới thật sự đi vào văn học.
Nguyễn Khuyến để lại khoảng ba trăm bài thơ chữ Hán và chữ Nôm Tác phẩm tiêu biểu: Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, Bạn đến chơi nhà, Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.
II. THƠ TRỮ TÌNH LÀ GÌ?
Thuật ngữ dùng để chỉ chung các thể loại thơ trữ tình trong đó, những cảm xúc suy
tư của nhà thơ hoặc nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thể hiện một cách trực tiếp Tính chất cá thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của
sự thể hiện là những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng biểu hiện những biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm,
từ các cung bậc của tình cảm cho tới chính kiến, những tư tưởng triết học.
Thuật ngữ thơ trữ tình được sử dụng nhằm phân biệt với thơ tự sự.
Tùy theo truyền thống văn học cụ thể, người ta có thể phân loại thơ trữ tình theo nhiều cách khác nhau Trước đây, trong văn học Châu Âu, người ta thường dựa vào cảm hứng chủ đạo mà chia thơ trữ tình thành bi ca, tụng ca, thơ trào phúng Ngày nay người ta dựa vào đối tượng đã tạo nên cảm xúc của nhà thơ hoặc nhân vật trữ tình để phân chia thành thơ trữ tình tâm tình, thơ trữ tình phong cách, thơ trữ tình
Trang 6thế sự, thơ trữ tình công dân Các cách phân loại như trên đều hết sức tương đối, nhiều khi xen lẫn và biến dạng.
III NỘI DUNG THƠ TỮ TÌNH TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN
1. MỘT TÂM HỒN ĐẦY TÌNH YÊU THƯƠNG
a) Tình yêu thiên nhiên
Trải qua bao nhiêu năm lịch sử những sáng tác của Nguyễn Khuyến vẫn luôn để lại trong ngươi đọc những ấn tượng sâu sắc Làng quê Yên Đổ đã từng gắn bó, in đậm trong hồi ức tuổi thơ của tác giả, sau khi từ quan về ở ẩn làng quê nghèo lại gắn bó với ông suốt quãng đời còn lại Chính điều này đã tạo nên sự hiểu biết sâu rộng và tình cảm đẹp đẽ của nhà thơ với cảnh vật nông thôn Thơ thiên nhiên của ông chỉ chiếm một phần ba trong số hơn 400 bài thơ ông để lại, nhưng những cống hiến quan trọng của nhà thơ trên phương diện này đã đưa ông lên vị trí những thi sĩ – danh họa tầm cỡ của thơ ca cổ điển Việt Nam Lúc nào ông cũng say sưa, chan hòa với quê hương Cảnh sắc được ông miêu tả hết sức sống động và chân thực Một đề tài nổi bật của Nguyễn Khuyến là miêu tả cảnh sắc thiên nhiên làng quê, sinh hoạt của con người thôn quê, hình ảnh yên ả thanh bình của những làng quê Việt Nam hiện diện rất nhiều trong thơ của ông Qua từng vần thơ ta thấy rõ được tình yêu quê hương dạt dào của Nguyễn Khuyến Nhà thơ Xuân Diệu đã nhận xét rằng
“Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” Nguyễn Lộc cũng đã từng nhận xét: " Trước Nguyễn Khuyến, trong văn chương Việt Nam thỉnh thoảng có những tác phẩm viết về nông thôn, những hình ảnh của nông thôn trong văn học nói chung còn mờ nhạt Có thể nói, với Nguyễn Khuyến lần đầu tiên nông thôn Việt Nam mới thực sự đi vào văn học ".
Mảng thơ phong cảnh được Nguyễn Khuyến viết bằng cả chữ Hán, Nôm nhưng có lẽ thơ Nôm là tiêu biểu và thành công hơn cả.
*Cảnh làng quê thôn dã
Qua những vần thơ trữ tình tác giả đã vẽ lên những bức tranh về làng quê Việt Nam với nhiều màu sắc khác nhau Những bức tranh nông thôn ấy vừa mang vẻ tinh tế, lại có chút yên ả thanh bình đến lạ Bức tranh làng quê vào một buổi trưa hè:
Chuông trưa vẳng tiếng người không biết Trâu thả sườn non ngủ gốc cây.
(Nhớ cảnh chùa Đọi) Làng quê vắng vẻ lạ thường có tiếng chuông chùa nhưng cũng không ai biết Trong bức tranh thanh bình ấy hiện lên hình ảnh con trâu đang nghỉ ngơi dưới bóng mát cây xanh Con trâu là một phần biểu tượng rất đẹp mang cái nét riêng mà chỉ có ở nông thôn Việt nam Yên Đỗ đã khéo léo thu được những nét điển hình của buổi trưa thôn quê vào những câu thơ Buổi trưa hè ấy đã khiến bao cõi lòng thấy xốn xang Cảnh quê hương bình dị đơn sơ:
Vườn Bùi chốn cũ Bốn Mươi năm lụ khụ lại về đây
Trang 7trông ngoài sân đưa nở mấy chòi cây Thú khâu hác lâm tuyền âu cũng thế Bành Trạch cầm xoang ngâm trước ghế
Ôn Công rược nhạt chuốc chiều xuân Ngọn gió đông ngoảnh lại lệ đầm khăn…
(Bùi Viên cựu trạch ca- dịch) Cảnh vật không quá màu mè, không được tô vẽ, chúng đơn giản chỉ là phác họa những nét tinh túy nhất của hồn quê nhưng chốn cũ ấy đã chạm vào biết bao trái tim Quê hương ông đấy Yên Đỗ thật bình dị, mang những nét dân dã, đậm chất quê nhưng không vì thế mà kém phần sinh động hấp dẫn Bức tranh làng quê sinh động
cứ thế in sâu vào lòng người.
Nguyễn Khuyến đã chứng tỏ nguồn cảm hứng dồi dào với mùa thu, với quê hương
qua chùm ba bài thơ thu: “Thu Vịnh”, “Thu Điếu”, “Thu ẩm” Mùa thu ở miền Bắc rất đặc biệt với tiết trời trong xanh mát lành dịu nhẹ tựa hồ như một cô gái đang e ấp chào mùa đông Tâm hồn con người trong cái tiết trời như thế cũng trở nên thoải mái và nhẹ nhàng hơn Và bởi có lẽ : “Thu là thơ của đất trời Thơ là thơ của lòng người” cho nên với các nhà thơ mùa thu là mùa của những cảm xúc thương nhớ không nguôi.Tuy nhiên, vì khoảng cách thời đại khác nhau, nên cách viết về mùa thu của các nhà thơ cũng không giống nhau Thơ thu của Nguyễn Khuyến là thơ cả làng cảnh Việt Nam mộc mạc đơn sơ và gửi gắm ít nhiều tâm sự Các nhà thơ mới như Huy Cận, Xuân Diệu thì lại khác họ chỉ mượn cảnh sắc mùa thu để gửi gắm tâm trạng, nỗi lòng mà thôi.
Mỗi bài thơ thu của Nguyễn Khuyến miêu tả, cảm nhận mùa thu ở một không gian, thời gian không giống nhau nhưng tất cả đó đều là những cảnh vật rất thật của nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến không hề ước
lệ, trang trọng, khuôn sáo như trong văn chương sách vở mà chỉ là những cảnh gần gũi, quen thuộc như trời thu, gió thu, ao thu, trăng thu,…được tác giả thi vị hóa hết sức tài tình Khung cảnh yên ả thanh bình rất thân thuộc của làng quê Việt Nam: bầu trời xanh ngắt, ao thu trong veo, một cần trúc hắt hiu trong gió, mấy gian nhà tranh mái rạ,… Chùm thơ mùa thu mang đậm hồn quê xứ sở Tất cả những ai từng gắn bó với một vùng quê Việt Nam sẽ không thể kìm được xúc động trước cảnh vật thân thuộc lạ thường Nguyễn Khuyến cảm nhận vẻ đẹp làng quê Việt Nam bằng một tâm hồn vô cùng tinh tế nhờ đó mà cái hồn của làng quê như một làn gió mát thổi vào trong từng câu chữ Khung cảnh bình yên với năm gian nhà cỏ đơn sơ:
Năm gian nhà cỏ thấp le te Ngõ tối đen sâu đó lập lòe
(Thu ẩm) Nơi thi nhân uống rượu làm thơ là ngôi nhà nhỏ bẳng đơn sơ, mộc mạc được lợp bằng mái rạ lụp xụp Chính ngôi nhà bằng cỏ ấy đã đại diện cho vùng quê Bắc bộ, chúng hơn hẳn lầu son gác tía.
Trang 8Một vùng đồng chiêm trũng một năm chỉ cấy được một mùa, còn toàn là ngập nước Trong làng chỉ toàn là ao chuôm với những bờ tre quanh co bao bọc những mái tranh nghèo Những chiếc ao chứa đựng dòng nước trong veo:
Ao thu lạnh lẽo nước tỏng veo
(Thu điếu) Xuất hiện trên mặt ao là một chiếc thuyền câu làm cho cảnh thu thêm phần nào ấm cũng Chiếc thuyền “tẻo teo” trông thật xinh xắn Câu thơ đọc lên, làm cho đối tượng miêu tả trở nên gần gũi và thân mật biết bao!
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
(Thu điếu) Những hình ảnh tiêu biểu chỉ có ở vùng quê Bắc Bộ như: những con đường nho nhỏ, những bụi tre khóm trúc:
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
(Thu điếu) Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu
(Thu vịnh)
Ở làng quê thường có những cái ngõ dẫn đến các ngôi nhà, chúng nhỏ và quanh co lúc nào cũng vắng người Ai ở xa về quê chỉ cần nhìn thấy ngõ là cảm giác xao xuyến lại hiện về Cái ngỏ nhỏ như 1 phần linh hồn của quê hương Những cành trúc với búp lá non cong cong như một chiếc cần câu mềm mại uốn cong trên không trung Cần trúc hình ảnh quen thuộc như gợi lên cái nét riêng của vùng đồng bằng Bắc bộ
Ấn tượng nhất của mùa thu lúc này đó là bầu trời trong xanh, cao vời vợi:
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
(Thu vịnh) Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ánh trăng mờ ảo buổi đêm gợi lên bao tình cảm:
Trang 9Làn ao long lánh bóng trăng loe
(Thu ẩm) Nước biếc trông như tầng khói phủ Song thưa để mặc ánh trăng vào
(Thu vịnh) Trong Thu ẩm nhà thơ nhìn thấy vẻ đẹp long lánh của ánh trăng “bóng trăng loe” Dưới ánh trăng mờ ảo đêm khuya, nó như gợi tình hơn với những chuyển động kì lạ Đến với Thu vịnh nhà thơ thấy hình ảnh nước biếc.Nước biếc là màu nước đặc trưng của mùa thu khi khí trời bắt đầu se lạnh.Sáng sớm và chiều tối, trên mặt ao, mặt hồ có một lớp sương mỏng trông như khói phủ Cảnh mặt nước khói sương bình thường ấy qua con mắt và tâm hồn thi sĩ đã trở thành một dáng thu ngâm vịnh Tầng khói phủ khác làn khói phụ vì sương đã trở nên dày hơn, nhiều lớp hơn,
có chiều cao, độ sâu, như chất chứa cái gì đó ở bên trong Nước biếc cỏ tầng khói phủ thì màu nước không còn biếc nữa mà lãn vào làn khói lam mờ, hoá mông lung, huyền ảo Đó là dáng thu dưới mặt đất, sau dáng thu trên bầu trời.
Ngõ nhỏ với những khóm tre khóm trúc, chiếc thuyền nan bé tẻo teo, chiếc ao bèo… tất cả cảnh vật thật giản dị, mộc mạc nhưng vẫn đẹp lạ thường.
Ngôn ngữ ông sử dụng trong sáng và vô cùng mộc mạc bình dị không hề trau chuốt nhưng vẫn đủ sức gợi cảm, gợi tình Người đọc có cảm giác trong thơ ông có sự giao thoa hòa hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân Nguyễn Khuyến với sự quan sát nhạy bén đã cho ta thấy:
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
(Thu điếu) Cảnh vật vận động một cách nhẹ nhàng, khẽ khàng Tác giả đã rất nhạy cảm, tinh tế khi chớp được những biến động tinh vi của tạo vật Cảnh được miêu ta mặc dù là động nhưng vì động khẽ khàng quá nên thực chất là lấy động để tả cái tinh của mùa thu trong không gian chiếc ao quê nhà.
Thu vịnh với màu sắc thanh đạm, đường nét uyển chuyển, không gian cao rộng, cảnh vật huyền ảo dưới ánh nắng trắng trong thể hiện nỗi lòng tha thiết của nhà thơ đối với quê hương đất nước Trong ba bài thơ, có lẽ Thu vịnh mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái nhẹ, cái trong, cái cao Cả khung cảnh mùa thu thanh thoát dẫn đến ý hai câu kết: cớ sao ta lại còn bị buộc chân ở đây, sa lầy trong vòng danh lợi phi nghĩa này? Sao ta chưa ngã mũ từ quan quy khứ như Đào Uyên Minh cho nhẹ nhõm trong sáng?
Ngoài ba bài thơ thu đặc sắc, Nguyễn Khuyến còn có những bài thơ tả cảnh hè (Đêm mùa hạ) và cảnh xuân (Ngày xuân) rất độc đáo.
*Danh lam thắng cảnh
Bên cạnh việc miêu tả phong cảnh thiên nhiên nơi thôn dã, Nguyễn Khuyến còn miêu tả lại vẻ đẹp của những danh lam thắng cảnh mà nhà thơ đã từng đặt chân
Trang 10đến Nào là núi Tam Điệp, núi Dục Thúy, núi An Lão, núi Ngũ Hành, rồi cảnh chùa Đọi, chợ trời Hương Tích, đền trên núi Dạ, sông Thạch Hãn…
Những bức tranh thiên nhiên được nhà thơ thể hiện lúc này không còn bó hẹp trong phạm vi thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam nữa mà đã mở rộng ra phạm vi danh lam thắng cảnh của đất nước Mỗi tên núi, tên sông, tên chùa đều được Nguyễn Khuyến miêu tả theo cách riêng Nhưng qua cái nhìn của nhà thơ, ta thấy từ sự quan sát thực tế đến khi đưa vào trong thơ, Nguyễn Khuyến đã có sự lựa chọn và quan sát rất tinh tế Chẳng hạn trong bài Vịnh núi An Lão.
“Mặt nước mênh mông nổi một hòn, Núi già nhưng tiếng vẫn còn non, Mảnh cây thưa thớt đầu như trọc, Ghềnh đá long lay ngấn chửa mòn.
Một lá về đâu xa thăm thẳm, Nghìn nhà trông xuống bé con con, Dẫu già đã hẳn hơn ta chửa?
Chống gậy lên cao gối chẳng chồn!”
(Vịnh núi An Lão) Không chỉ làm hiện lên phong cảnh trước mắt nhà thơ mà còn hiện lên tư thế, và vị thế của ông Cụ Tam Nguyên lúc này đang chống gậy đứng trên núi nhìn xuống, quan sát cảnh vật một cách tổng thể Ta có thể hình dung được lúc nhà thơ đứng trên núi nhìn xuống thì sẽ thấy cái gì cũng bé nhỏ hẳn đi Và lúc này phải chăng chính người ngắm cảnh cũng trở nên nhỏ bé, cô đơn trước phong cảnh bao la hùng
vĩ của quê hương đất nước Những từ láy “xa thăm thẳm”, “bé con con” vừa chính xác lại vừa mang tính gợi hình ảnh cao Ta thấy đằng sau những từ ngữ ấy còn là sự phát hiện mang tính hứng thú của nhà thơ Có đi xa, có tận mắt chứng kiến thì nhà thơ mới thấy được những hình ảnh bất ngờvà sinh động đến như vậy.
Hay ở bài thơ Núi Tam Điệp ta sẽ bắt gặp cái nhìn đầy phóng khoáng của nhà thơ.
Phóng mắt đầu non Tam Điệp rõ, Ngoảnh đầu dòng nước Cửu Long xa.
Xanh pha sườn núi màu cây lẫn, Trắng lộn chân mây mặt bể mờ.
Những muốn ăn thề cùng suối đá, Biết đâu suối đá có tin mà.
( Núi Tam Điệp) Một bên là núi, một bên là biển lại có màu xanh của cây và màu mây trắng mờ ảo tạo nên một cảnh vừa hùng vĩ lại vừa nên thơ Tầm nhìn tinh tế của nhà thơ đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu quý cảnh thiên nhiên, đất nước Cách nhà thơ ngắm cảnh cũng chứng tỏ ông rất yêu cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước nên mới dùng thơ để ghi lại niềm xúc cảm của mình và những gì mình mắt thấy tai nghe.
Chim chiều đôi tiếng véo von, Tình xưa gởi lại nước non bóng tà.
Tiếng lòng của nhà thơ tưởng như đang hòa cùng cảnh sắc quê hương đất nước Tấm lòng ấy thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao.
Trang 11Đọc những bài thơ vịnh danh lam thắng cảnh của Nguyễn Khuyến ta bỗng nhận ra nhà thơ là một người rất say mê những cảnh đẹp của đất nước, ông đi nhiều nơi, đến nhiều chỗ và làm nhiều bài thơ để vẽ lại phong cảnh và con người nơi đó:
Ai đi Hương Tích chợ trời đi ! Chợ họp quanh năm cả bốn thì.
Đổi chác người tiên cùng khách bụt.
Bán buôn gió chị lại trăng dì.
Yến anh chào khách nhà mây tỏa, Hoa quả bài hàng điếp cỏ che.
Giá áo, lợn, tằm, tiền, gạo đủ.
Bán mua mặc ý muốn chi chi.
(Chơi chợ trời Hương Tích) Bài thơ miêu tả cảnh buôn bán tấp nập, nhộn nhịp của chợ trời Hương Tích, sự phong phú của hàng hóa nơi đây cũng như có nhiều người tập hợp buôn bán Khung cảnh của buổi chợ khiến cho người đọc cảm thấy thú vị với tài quan sát của nhà thơ Yên Đổ, những tưởng ông chỉ quen với việc miêu tả những người nông dân chân lấm tay bùn thế mà khi miêu tả cảnh tấp nập buôn bán, Nguyễn Khuyễn vẫn bộc lộ nét duyên riêng trong miêu tả phong cảnh và sinh hoạt của con người trong cảnh.
Nếu cảnh chợ búa đông đúc, vui vẻ thì cảnh chùa Đọi lại hiện ra ở một không gian khác hẳn, thật giản dị, mà vô cùng thanh tao, thoáng đãng.
Dặm thế ngõ đâu tầng trúc ấy, Thuyền ai khách đợi bến đâu đây ? Chuông trưa vẳng tiếng người không hiểu, Trâu thả sườn non ngủ gốc cây.
(Nhớ cảnh chùa Đọi)
Thơ là sự cách điệu của tâm hồn Đến với thơ của Nguyền Khuyến, ta bắt gặp những cảnh sắc không thể lẫn của vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc đồng quê với tất cả tình quê nồng hậu Thiên nhiên mùa thu của quê hương làng cảnh Việt Nam, dưới ngòi bút tài hoa của
Nguyễn Khuyến đẹp một cách thanh cao, gợi cảm, hồn hậu, khiến chúng ta càng thêm yêu, thêm quí quê hương đất nước của mình Đọc những bài thơ của ông chúng ta yêu thêm mùa thu quê hương, yêu thêm xóm thôn đồng nội, đất
nước.Chính vì vậy ông được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam Với Nguyễn Khuyến, tả mùa thu, yêu mùa thu đẹp cũng là yêu quê hương đất nước Những bức tranh thu ấy được vẽ nên bằng tấm lòng yêu mến quê hương mình, bằng tình yêu cuộc sống thanh cao, tĩnh lặng chốn thôn quê của cụ Tam nguyên Yên Đổ.Thành công của những bài thơ này cũng chứng tỏ tâm hồn tinh tế, ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến Chúng đưa ông lên địa vị danh dự trong các thi nhân viết
về làng cảnh Việt Nam Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã chiếm một địa vị vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam
b) Tình yêu thương con người
Trang 12Yêu thương con người nhất là người dân quê việt nam ngòi bút của Nguyễn Khuyến
đã miêu tả họ thật là sinh động , thân thương Có thể nói trái tim ông đã rung lên cùng một nhịp với trái timcon người lao động nghèo Nhà thơ hiểu rõ tất cả những công việc của nhà nông, của nỗi nhọc nhằn quanh năm cực nhọc lam lũ với đồng áng, làm cho những con người nghèo khổ quanh năm chân lấm tay bùn mà không khi nào được nghỉ ngơi.
Nguyễn Khuyến là một trong những tác giả nói được một cách xúc động thấm thía nhất về lo toan những đói no của người dân nghèo trong cuộc đời thường, những ly hợp buồn vui của tình người Ngoài những cảnh thanh bình của đồng quê tác giả còn ghi lại những cảnh thiên tai, đói rách, mất mùa, ngoại xâm Giọng thơ của ông những lúc đó trở nên bi thiết như là ông đang nhỏ lệ trước những số phận bất hạnh của cuộc đời.
Ông than thở cho việc cày cấy vất vả quanh năm mà lại mất sạch chẳng thu được gì:
Có yêu thương con người, thấu hiểu những nỗi thống khổ mà người dân lao động phải gánh chịu thì ông mới phản ánh chân thực được thực tại khắc nghiệt đó Ông miêu tả cảnh sống tằn tiện nhịn nhục của người nông dân:
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa Chợ búa trầu cau chẳng giám mua
(Chốn quê) Hay cái buồn của cảnh chợ tết vào những năm mất mùa đói khổ:
Hàng quán người về nghe xao xác
Nợ nần năm hết hơi lung tung
(Chợ đồng) Thương con người nghèo khổ quanh năm vất vả không chỉ bị mất mùa đói kém mà tác giả còn thương cho số phận nhỏ bé, không có tiếng nói trong xã hội luôn bị bọn địa chủ cường hào đè ép vơ vét Đó là những bọn nhà giàu không lao động nhưng cướp thóc lúa của nông dân khi mùa đến, chúng tìm mọi cách để kiếm ăn trên lưng người nông dân:
Hoa tuyết có ý cứu dân khỏi đói Chuột lớn kia thù gì mà ăn lúa của ta ? Tình thương với những con người nghèo khổ, ông không chỉ đau xót trước cuộc đời
cơ cực của họ, ông đã sống với tâm trạng của họvà mơ ước tới một tương lai tốt đẹp Tác giả đã miêu tả sinh động niềm vui của người nông dân vào ngày được mùa, vui đến phung phí, vui cả xâu thịt, cái bánh trưng:
Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng, Ngoài ngõ bi bô rủ chung thịt.
(Cảnh tết)
Trang 13Nguyễn Khuyến cáo quan về quê nhưng không hề thoát ly cuộc sống Ngoài tình cảm yêu nước ra Nguyễn Khuyến gắn bó với cuộc đời bằng nhiều tình cảm khác nhau: tình thương vợ con,bạn bè, tình làng nghĩa xóm đó là những tình cảm rất bình thường trong cuộc sống hằng ngày nhưng trong tác giả những cái bình thường ấy
đã đi vào thơ vănvới một giá trị đặc biệt, trở thành những tình cảm chân thật đáng quý Từ những tình cảm rất đỗi bình thường ấy ta thấy ông là một con người tình
cảm và tế nhị Đối với vợ ông có tình cảm yêu kính rất đậm đà Cuộc sống tuy nghèo
nhưng nhờ có người vợ đảm đang chu đáo nên sinh hoạt hằng ngày cũng đỡ hơn Khi vợ ông mất ông thật sự rất đau xót, lời ông khóc vợ đã thể hiện tình cảm và tấm lòng thủy chung, đó là một tình cảm chân thành xúc động, một tiếng khóc thầm kín trong tâm hồn tác giả: "nhà chỉn cũng nghèo thay, nhờ được bà hay lam hay làm thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, tất tưởi chân đăm đá chân chiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc Bà đi đâu vội mấy, để cho lão vất vơ vất vưởng, tóc búi củ hành, buông quần lá tọa, gật gù tay đũa chạm tay chén, cùng ai kể chuyện trăm năm! " Tình yêu thươngđối với con của ông cũng vô bờ bến Ông luôn quan tâm lo lắng đối với các con của mình, khi con vào Huế đi thi ông lo lắng:
Bấm đốt con ta đường vào Huế Hôm nay chắc sẽ qua đèo ngang Ông dạy con phải học hành nhưng không được xao nhãng việc cày cấy, phải sống làm xao có ích cho xã hội:
Khu nhà ở quây quần, không đầy chín sào đất Nghiệp cũ chẳng có gì, ngoài một bó sách
Các con nối chí ta nên biết Bút nghiên đừng quên lúa, đậu, cà (Ngày xuân dặn các con I) Không chỉ có tình cảm sâu đậm với vợ con, ngay cả với bạn bè ông cũng rất gần gũi Nguyễn Khuyến cũng là con người, cũng biết đau xót trước những mất mát gia đình bạn bè Ông không chỉ làm thơ làm câu đối về vợ con ông còn làm thơ để tặng bác thông gia, bác hàng xóm, một anh hàng thịt, câu nào bài nào cũng chân thành tha thiết Khi nghe tin có lụt ở quê bạn ông viết thư hỏi thăm như một người quê mùa thật thà:
Ai lên nhắn hỏi bác Châu-cầu Lụt lội năm nay bác ở đâu?
Mấy ổ lợn con mua đắt rẻ, Vài gian nếp cái ngập nông sâu?
(Nước lụt thăm bạn) Khi nghe tin Dương Khêu mất tác giả làm bài thơ khóc Dương Khuê nói lên tình cảm đau xót của mình với bạn
Trang 14Làm sao bác vội về ngay Chợt nghe tin tôi bong chân tay rụng rời Nguyễn Khuyến buồn khi tuổi già mà bạn bè cứ thưa dần, bởi bạn già cùng lứa chính là người để chia sẻ, tâm sự, an ủi Điều này cho thấy sự mong mún được cùng bạn bè chia sẻ vui buồn của tác giả, đi cùng đi, ở cùng ở:
Ngày trước cùng lên lạy cửa trời Lâu nay vắng vẻ bặt tăm hơi Nước non man mác về đâu tá?
Bè bạn lơ thơ sót mấy người ! Hay sự gần gũi, thân thiết và vui vẻ của tình bạn- một thứ tình cảm đẹp khônh hề toan tính vụ lợi Tác giả đã miêu tả một cách chân thực trong bài "bạn đến chơi nhà":
Đã bấy lâu nay bác tới nhà Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Bác đến chơi đây ta với ta.
Mở đầu bài thơ là một câu chào hỏi vồn vã, thân tình như reo lên khi người bạn tri
kỉ đến Bằng giọng văn hóm hỉnhông nêu lên những tiếu thốn về vật chất để khẳng định một tình bạn gắn bó giữa mình và bạn Đó phải là một tình bạn cao đẹp vượt lên trên tất cả những tầm thường về vật chất và của cải để đến với nhau bằng tấm lòng.
2. MỘT TÂM HỒN ĐẦY NHỮNG SUY TƯ
a) Chí hướng và nguyện ước lúc vào đời
Nguyễn Khuyến một nhà thơ đặc biệt của nền văn học Việt Nam, ông là nhà thơ trữ tình sâu sắc, một nhà nho yêu nước của thời đại Khi bước vào đời với truyền thống gia đình cử nghiệp, bản thân ông đã tự ý thức được mình phải gánh trách nhiệm lớn lao đối với gia đình và đất nước Ông luôn ôm ấp những chí hướng, hoài bão lớn muốn giúp sức cho đời, cho nước Cũng như các nhà thơ, nhà văn lớn khác ông luôn muốn thể hiện chí làm trai của mình, muốn vùng vẫy cánh chim bằng tung hoàng ngang dọc cho phỉ Nhưng cái chí hướng ấy chỉ được kéo dài một thời gian rồi tàn lụi đi vì bất lực trước thời cuộc Tuy vậy ngọn lửa yêu nước, thương dân của ông vẫn âm ỉ cháy đến cuối cuộc đời Ông không lúc nào ngưng nghỉ nuôi dưỡng cái chí hướng, ước vọng cứu non sông đất nước của mình.
Nguyễn Khuyến sinh ra trong gia đình nghèo khó, nhưng để tiếp bước con đường truyền thống nho gia của gia đình đã đưa ông đến sự lựa chọn phải biến mình thành đứa con bất biếu, trút mọi gánh nặng cơm áo gạo tiền lên vai người mẹ già để thực
Trang 15hiện hoài bão,chí hướng cứu dân, cứu nước, làm rạng rỡ gia đình Đây là một quyết định khó khăn, nhưng ông đã đặt xã tắc lên hàng đầu Ông dấn thân vào chốn quan trường gánh vác trách nhiệm “ kinh bang tế thế” một trách nhiệm mà nho sĩ, bậc anh hùng nào cũng phải xem trọng Trong bài văn sách Thi Đình 1871 đã thể hiện rất rõ chí hướng của ông Bài văn đã nói lên vấn nạn tham nhũng của bọn quan lại chuyên vơ quét của cải nhân dân, những kẻ mua quan bán chức quấy nhiễu dân lành, ông đưa ra những quan điểm cá nhân, lên án gây gắt cũng như đề xuất những biện pháp khắc phục Cho thấy Nguyễn Khuyến không những chứng tỏ tầm hiểu biết của mình vể chính trị, xã hội mà còn thể hiện bản lĩnh cứng cỏi của một kẻ sĩ.
Nhưng dù có chí hướng cao đến đâu mà đặt vào một xã hội thối nát thì nó cũng bị tàn lụi Nguyễn Khuyến chỉ có khoảng hơn ba mươi năm để theo đuổi hoài bão của mình Trong suốt thời gian được thực hiện ước nguyện ấy ông đã dốc hết tâmsức của mìnhđể làm thơ, để cống hiến cho đời Nhưng chưa thể nói đây là một chặng đường thơ đột xuất, vì âm hưởng trữ tình còn đơn điệu Nhưng bù lại thơ ông rất đặc biệt, thể hiện cái tôi của mình ở chỗ rất ít tuyên ngôn, cho nên thơ ông nhạt màu
về “ ngôn chí” Tuy nhiên mổi áng thơ ông đều khảm vào đó những chí hướng riêng
tư của mình Trong bài Vịnh Trần Hưng Đạo, ông ca ngợi tài năng kiệt xuất của những anh hùng đi trước để làm chí hướng, mục tiêu cho mình:
Xắn áo đỡ trời ôm chí lớn, Vung tay phá giặc trổ tài cao.
Bể Đông sóng lặn uy dường ấy, Cõi Việt bia ghi công xiết bao.
Hay ông mong muốn có đủ trí tuệ, bản lĩnh để chống trời như Nguyễn Trãi:
Rắp đêm mưu lược lui quân Bắc, Thu lại giang sơn rạng giống hồng.
Dậy đất, thanh danh lừng cõi giặc, Chống trời, sự nghiệp nức non sông.
Thật là một tấm lòng đáng quý của nhà nho yêu nước Ông luôn mong muốn được như những anh hùng đi trước có những chiến công hiểm hách, lẫy lừng Chí hướng ông muốn tiếp bước ngọn cờ yêu nước của dân tộc Bên cạnh đó ông luôn trân trọng
và mong mỏi mình cũng có tấm lòng trung kiên như Tô Hiến Thành, một nhân cách cứng cỏi, tiết tháo như Chu Văn An, không phải ông tham lam muốn có tất cả những đức tính tốt đẹp về mình Ta xét hoàn cảnh lúc bấy giờ ở chốn quan trường đầy cám
dỗ, vua chúa ăn chơi sa đọa, có cả giới “ hiệp khách, văn chương” Vì vậy mà ông luôn răn mình và lấy gương tốt của những người đi trước làm chí hướng cho mình noi theo Ông ra sức phê phán những thói xấu tật hư, ham mê tửu sắc của vua chúa, phẩn nộ lối lót đường sai trái của bọn “hiệp khách, văn chương” đã đưa đất nước
Trang 16đến cảnh nước mất nhà tan, nhân dân khốn khổ Trong chính lúc này lòng yêu nước, thương dân của ông dâng cao đỉnh diểm, chí hướng, quyết tâm của ông càng thêm cao Vì vậy trong bài thơ Vịnh Trần Hậu chú ông đã buông ra những vần thơ đầy ngậm ngùi, chua xót thương cho cảnh “cố quốc thế lương”.
Kinh doanh lâu các lãm sơn hồ, Đạt đán hàm ca hứng bất cô Đương nhật nguyệt hoa lâm hết ỷ,
Hà thời mi lộc đáo Cô Tô?
Trường giang khoảnh khắc nhân phi độ,
Cố quốc thê lương cảnh dĩ thù
Khả hận nhất thân táng tỉnh khứ,
Từ chương, hiệp khách khẳng tòng vô?
Một con người đầy nhiệt huyết khi bước vào đời những gặp cảnh đất nước suy tàn, hẳn ông không tránh khỏi sự chán nản Bản thân ông cũng trót một lần dấn thân vào con đướng hoạn lộ.Nhưng rồi với nhãn quan chính trị của bậc hiền triết, ông đã nhìn rõ chân tướng của thời đại ông và giữ vững lại một phẩm chất của sĩ phu biết liêm sĩ và của một người yêu nước chân chính, ông dứt khoát bỏ mọi thứ vinh hoa phú quý để mình khí tiết sạch trong thật là một con người có ý thức cá nhân cao, đủ thấy đối với ông nhân cách, chí hướng của mình là quan trọng lớn lao việc “ ta còn
là ta” hay “ta không còn là ta” là vấn đề quan trọng Chính vì vậy mà ông được xem
là nhà thơ điển hình cho văn học Việt Nam.
Ngoài ra, cũng có thể thấy chí hướng của Nguyễn Khuyến kín đáo bày tỏ qua một số bài vịnh cảnh, vịnh vật: Miêu tả chim ưng “mắt như chớp, móng như dao” như thể nói:
“ Kim cổ anh hào vô dị chí, Đắc thời mimh khởi khuất lung lao”.
( Thu ưng ) Tức là những bậc anh hào xưa nay chí không có gì khác nhau Gặp thời đâu chịu khuất trong cõi lòng Nguyễn Khuyến mượn cánh chim bằng để nói lên cái ý như phân biệt cái chí giữa kẻ tiểu nhân và người quân tử:
Siêu nhân tự hữu ngang tiêu chí, Đường nội nguyên phi yến tước tri.
Ta thấy ở đây có sự bắt gặp tư tưởng của Nguyễn Khuyến và các bậc gia Trung Quốc đã lấy hình ảnh chim bằng đại diện cho người quân tử, chim sẻ đại diện cho tiểu nhân Qua đây Nguyễn Khuyến muốn đề cao cái chí của bậc quân tử đi đúng
Trang 17hướng giúp cho dân, cho nước, không như chí của tiểu nhân hóa là hại nước hại dân Ý chí, ước nguyện của Nguyễn Khuyến không đặt cao ở chỗ báo đáp ơn vua mà cái chí ở đây phải gắn liền với trọng trách và danh dự của kẻ sĩ Vì vậy mà ta không thấy các tác phẩm giai đoạn “ trước khi trở lại vườn bùi” không thấy ông còn hăm
hở “còn ra tay chèo lái trận cuồng phong” của một Nguyễn Công Trứ, cũng không còn sâu nặng việc phục vụ triều đình như Nguyễn Trãi nữa Mà ông còn coi trọng danh dự, khí tiết như Khuất Nguyên trong Ly Tao có nói:
Tránh điều rỗi, mặc đời xoi mói, Nén chí xưa, cam nỗi xót xa Thánh hiền xưa cũng như ta : Thẳng ngay mà chết, ấy là chết trong!
( Ly Tao – Nhượng Tống Dịch )
Có thể nói trước sự suy thoái của triều đình cái chí hướng đem sức mòn, tài hèn của mình để phục vụ cho đất nước không còn hăng hái nữa Nó dần tàn lụi và đi dần Vì vậy cái ước muốn cá nhân được trỗi dậy, mong muốn một cuộc sống bình thường nhưng vẫn đau đáu trong lòng ý thức trách nhiệm của bản thân:
Hiểu mai thiên lý dịch, Vãn thụ cố viên tình.
Khởi bất dục cao ngọa.
Hoài an thực bai danh.
( Phong Doanh Lộ ) Mối quan hệ giữa ước muốn cá nhân và ý thức trách nhiệm đã ràng buộc ông Là con người toàn tâm toàn ý phục vụ dân tộc luôn luôn sống trong trạng thái “ biếng nhắp năm canh chầy, gà đã sớm giục giã” đã làm ông boăn khoăn ta cầu an không nghĩ đến đất nước thì thật ta đã đánh mất thanh danh không? Cho thấy một con người có chí hướng cao cả, đáng khâm phục Ông đã vượt qua khỏi tâm trạng u ám của một nhân vật bi kịch trước ngã rẻ của cuộc đời để biết hành động cho lí tưởng yêu nước, yêu dân Biết tìm và hưởng thụ niềm tin của cuộc sống, đúng như lời thi sĩ Đức Chiller nói: “ Mọi thiên tài đều hạnh phúc nhờ sự hoàn thiện của bản thân.” Dường như những năm tuổi trẻ và những ngày mới bước vào chính trường ông đã rất hứng khởi, ông luôn có niềm tin vào tài chí của mình hăng say trong công việc nên chí hướng của ông đượcđi đúng Và sự ma sát với đời, với người đã nuôi dưỡng chí hướng của mình trong khí tiết trong sạch, một phần nào đó đã thực hiện được tuy chỉ trong thời gian ngắn nhưng những đóng góp của ông luôn được công nhận Tuy chí hướng, ước nguyện Nguyễn Khuyến dừng lại, ông cáo quan về ẩn nhưng từ chí hướng lớn lao ấy đã giúp ông xoay chuyển được ván cờ sự nghiệp của chính cuộc