1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

NGUYỄN KHUYẾN NHÀ THƠ TRỮ TÌNH

67 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Nguyễn Khuyến là một trí thức phong kiến tài hoa và yêu nước tiêu biểu, nhưng do thời cuộc rối ren nên ông đã chọn con đường sống ẩn dật để giữ trọn khí tiết trước âm mưu nham hiểm của kẻ thù. Thơ của Nguyễn Khuyến rất phong phú về nội dung và thể loại, là tài sản vô giá ông để lại cho hậu thế. Ở bài tiểu luận này, chúng tôi xin được khai thác mảng thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến – với định nghĩa thơ trữ tình là một thể loại thơ ca có đặc trưng là bày tỏ tư tưởng tình cảm cuả tác giả, thông qua tư tưởng tình cảm phán ánh cuộc sống.

Trang 1

NGUYỄN KHUYẾN NHÀ THƠ TRỮ TÌNH

Tiểu luận bộ môn

Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX đến 1930

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GV hướng dẫn: ThS Lê Văn Lực

Trang 2

NGUYỄN KHUYẾN NHÀ THƠ TRỮ TÌNH

Tiểu luận bộ môn

Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX đến 1930

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 3

MỤC LỤC

A NỘI DUNG 3

1 Tác giả Nguyễn Khuyến 3

1.1 Đường đời 3

1.2 Đường văn chương 4

2 Sắc thái trữ tình trong thơ Nguyễn Khuyến 5

2.1 Nội dung trữ tình 5

2.1.1 Nỗi niềm yêu nước 5

2.1.1.1 Cái nhìn thiên về sự mất mát, bi quan 5

2.1.1.2 Lựa chọn con đường bất hợp tác với quân thù 9

2.1.1.3 Thái độ đối mặt với tình thế 13

2.1.2 Tình cảm dành cho nhân dân lao động 17

2.1.2.1 Yêu mến cuộc sống bình dân 17

2.1.2.2 Đồng cảm, xót xa trước nỗi khổ cực của người nông dân 19

2.1.3 Bức tranh thiên nhiên giàu chất trữ tình 23

2.1.3.1 Bức tranh danh lam - thắng cảnh thanh giản, phóng khoáng 23

2.1.3.2 Bức tranh làng quê mộc mạc, dạt dào tình ý 26

2.1.3.3 Bức tranh thiên nhiên bốn mùa tinh tế, nồng đượm tâm tình 29

2.1.4 Tình cảm cá nhân sâu sắc 35

2.1.4.1 Tình cảm gia đình 35

2.1.4.2 Tình bạn 39

2.1.4.3 Tình hàng xóm, láng giềng 42

2.2 Nghệ thuật trữ tình đặc sắc 44

2.2.1 Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên 44

2.2.2 Nghệ thuật sử dụng ngôn từ 46

2.2.3 Tứ thơ độc đáo 48

2.2.4 Giọng thơ trữ tình đa dạng 51

3 So sánh sắc thái trữ tình trong thơ Nguyễn Khuyến với thơ Trần Tế Xương 54

3.1 Về nội dung trữ tình 54

3.2 Về nghệ thuật trữ tình 64

B TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 4

Thuở nhỏ, Nguyễn Khuyến đã được biết đến như một người thông minh, hiếu học, năm mười bảy tuổi đã đi thi với cha Khi thân sinh mất, gia đình nghèo túng, Nguyễn Khuyến phải đi đánh cá, nhưng không bỏ việc sách đèn, Đến lúc gia đình nghèo khó quá, ông mới bỏ học, nối nghiệp cha đi dạy kiếm ăn và nuôi mẹ Ông nghè Vũ Văn Lý thấy vậy bèn gọi về cho ăn học 1864, ông đỗ giải Nguyên; năm 1871 ông đỗ đầu cả kì thi Hội

và thi Đình nên được gọi là Tam nguyên Yên Đỗ

Dưới triều Nguyễn, Nguyễn Khuyến là một trong số ít 20 người đỗ Tam Nguyên Nhưng điều đó không có nghĩa là con đường quan trường của ông được thuận lợi bởi thời đại ông sống đầy những biến động nên sự nghiệp công danh của ông cũng không hoàn toàn thuận buồm xuôi gió

Năm 1858, Pháp nổ phát súng đầu tiên tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta Khi ấy Nguyễn Khuyến vẫn còn đang dùi mài kinh sử, chăm lo đèn sách để tự vạch cho mình con đường phò tá vua, giúp nước

Trước tiên được bổ làm ở Sử quán trong triều sau đó giữ chức Đốc học Thanh Hoá rồi nhanh chóng được thăng lên Án sát tỉnh ấy Nhưng ông lại làm quan lúc nước mất nhà tan, nhà Nguyễn đang cố chống chọi với chút cơ đồ còn sót lại mà vẫn không đủ sức, nên con đường học vấn lẫn làm quan của ông không hẳn là suôn sẻ

Năm 1882, 1883, Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ 2, Tự Đức chết (19-7-1883), Pháp ồ ạt tấn công buộc triều Nguyễn kí hiệp ước Hác-măng (25-8-1883), chấp nhận Pháp thống trị toàn bộ lãnh thổ nước ta Nhiều phong trào nhân dân nổ ra, tiêu biểu là phong trào Cần Vương, dân chúng nhiệt liệt hưởng ứng nhưng cuối cùng vẫn tan rã Nhà Nguyễn đã thực

sự sụp đổ, nguyện vọng phò vua giúp nước, giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của vị nhân tài chẳng những không thực hiện được mà còn nảy sinh tâm thế u buồn trước thời cuộc Lấy cớ đau yếu để xin tạm về quê dưỡng bệnh rồi từ bỏ hẳn chốn quan trường, Nguyễn Khuyến về sống ở Yên Đổ với cảnh thanh bần giữa chốn thiên nhiên Ông cương quyết khước từ hết thẩy những thủ đoạn của bọn tay sai nhằm chèo kéo ông cộng tác với chúng Mang trong mình tâm trạng bất mãn, bế tắc trước thời cuộc, việc Nguyễn Khuyến cáo

Trang 5

quan về quê là để tự giữ trọn khí tiết của bậc trí thức trước âm mưu lợi dụng của bọn thực dân Và cũng chính khoảng thời gian này đã đưa Nguyễn Khuyến đến gần hơn với cuộc sống cơ cực của người dân chốn thôn quê, gieo hạt giống quý xuống mảnh đất tâm hồn vốn đã màu mỡ của ông để nảy mầm thành những sáng tác vượt bật

1.2 Đường văn chương

Nguyễn Khuyến là một trong những đại diện lớn nhất và cuối cùng của văn học trung đại Việt Nam

Nguyễn Khuyến là một tác giả đa tài: sáng tác thơ, viết hát nói, soạn kịch, dịch giả,… Tuy vậy, thơ ca chiếm số lượng lớn nhất và giữ vị trí quan trọng nhất trong cả sự nghiệp văn

chương của ông Vì vậy từ đây ta sẽ gọi tác giả Nguyễn Khuyến là nhà thơ Nguyễn

Khuyến

Nguyễn Khuyến sáng tác trên cả mảng thơ Nôm và thơ chữ Hán Không những vậy, có bài Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán rồi dịch ra chữ Nôm, hoặc ông viết bằng chữ Nôm rồi dịch sang chữ Hán Ông cũng sáng tác rất nhiều thể loại như thơ thất ngôn, ngũ ngôn,

tứ tuyệt, lục bát, song thất lục bát,… Gia tài thơ ca Nguyễn Khuyến để lại hôm nay là hơn

800 bài thơ phân bố trong những tập thơ quý báu như Quế Sơn thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Quế Sơn tam nguyên thi tập, Quế Sơn cựu lục, Quế Sơn hưu tẩu thi tập, Quế Sơn thi tập tục biên,Yên Đỗ tiến sĩ thi tập, Yên Đỗ tam nguyên thi tập, Yên Đỗ xã tam nguyên đại nhân thi văn tập,…

Thơ của Nguyễn Khuyến chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhiều phẩm chất thơ ca: giữa tinh hoa của văn học bác học với văn học dân gian, giữa sắc thái trữ tình và trào phúng Trong bộ phận thơ Nôm, cụ Tam nguyên Yên Đổ vừa là nhà thơ trào phúng vừa

là nhà thơ trữ tình, mang đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương, còn thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình

Tiểu kết

Nguyễn Khuyến là một trí thức phong kiến tài hoa và yêu nước tiêu biểu, nhưng do thời cuộc rối ren nên ông đã chọn con đường sống ẩn dật để giữ trọn khí tiết trước âm mưu nham hiểm của kẻ thù

Thơ của Nguyễn Khuyến rất phong phú về nội dung và thể loại, là tài sản vô giá ông để lại cho hậu thế Ở bài tiểu luận này, chúng tôi xin được khai thác mảng thơ trữ tình của

tư tưởng tình cảm cuả tác giả, thông qua tư tưởng tình cảm phán ánh cuộc sống Hi vọng thông qua những sắc thái trữ tình trong thơ của ông sẽ khẳng định lại một lần nữa cái Tài

và cái Tình hết sức đáng quý của nhà thơ

Trang 6

2 Sắc thái trữ tình trong thơ Nguyễn Khuyến

2.1 Nội dung trữ tình

Ở thơ trữ tình, thế giới chủ quan, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng của con người được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu Như vậy không có nghĩa là thơ trữ tình không phản ánh thế giới khách quan, mà chính thơ trữ tình làm sống dậy cái nhìn chủ quan

về hiện thực khách quan, phản ảnh hiện thực khách quan một cách hấp dẫn nhất Tìm hiểu những nội dung trữ tình trong thơ Nguyễn Khuyến, ta không chỉ thấu hiểu được tư tưởng, tâm tư, tình cảm của nhà thơ mà còn qua đó thấy được nhiều nét của thời cuộc và nhiều khía cạnh của con người thời bấy giờ Mặt khác, chính thế giới khách quan đó cũng tác động mạnh mẽ đến những cảm xúc trữ tình trong thơ Nguyễn Khuyến, làm nên cả điểm mạnh và điểm yếu Cụ thể thế nào, chúng ta sẽ lần lượt điểm qua những tư tưởng, tình cảm đã được thể hiện trong thơ của ông

2.1.1 Nỗi niềm yêu nước

Yêu nước là nội dung xuyên suốt trong thơ văn nước ta, cũng là nội dung nổi bật nhất trong thời đại của Nguyễn Khuyến Tiếp thu từ truyền thống, chịu sự chi phối của bối cảnh đương thời và được tinh lọc qua tâm hồn cá nhân, nỗi niềm yêu nước trong thơ Nguyễn Khuyến có những đặc trưng sau:

2.1.1.1 Cái nhìn thiên về sự mất mát, bi quan

Không biết bao nhiêu lần, từng câu thơ của Nguyễn Khuyến quặn đau với hình ảnh non sông tiều tuỵ Dường như lúc nào và ở đâu nhà thơ cũng trong thấy cảnh tan tác, mất mát: non sông đổi chủ, mọi thứ cũng thay đổi theo đảo điên, đến nỗi con én, con cò về đậu cành cây cũng thấy như không còn là cành cây quê hương nó nữa:

Bất đáo Kiếm hồ tam thập niên, Đương thì cảnh sắc dĩ mang nhiên.

Hành mao hà xứ khởi lâu các, Già pháo đãn thanh vô quản huyền.

Huyền điểu quy lai mê cựu kính, Bạch âu mộ hạ túc hàn yên.

Khả liên ngũ bách văn chương địa, Thượng hữu cô sơn thạch nhất quyền

(Hoàn Kiếm hồ) Tạm dịch:

Trang 7

Ba chục năm trời cảnh vắng ta,

Hồ Gươm dấu cũ đã phai nhoà.

Tranh tre khắp chốn thành lầu gác, Kèn súng thâu đem, bặt trúc tơ.

Chiếc én tìm về quên lối cũ, Đàn cò tối đậu lẫn sương mờ.

Năm trăm năm cũ nơi văn vật, Còn sót hòn non một nắm trơ!

Hay có khi ông không trực tiếp thán nỗi non sông rơi vào tay giặc, mà mượn cảnh mất mùa mưa sa gió rét ở nơi quê nhà ông đang sống ẩn dật để nói lên cảnh tan tác, hiu hắt của non nước đương thời:

Độc toạ bắc song thượng, Nhật vũ hà thê thê.

Hàn đa tân cốc vãn, Vân trọng viễn sơn đê.

Oanh vu tửu đáo tề.

Một con chim bay vượt qua phía tây núi

Nhà thơ càng đau xót hơn trước cảnh những giá trị nhân nghĩa xưa nay chỉ còn âm u như tiếng chuông văng vẳng trên gác Khuê Văn, hắt hiu như bóng trăng lạnh nơi Văn Miếu chẳng ai đoái hoài:

Thập tải không tê cựu Giám môn,

Du du tâm sự hướng thuỳ luân.

Khuê lâu vị đoạn tiêu chung hưởng,

Trang 8

Bích Thuỷ do chiêu nguyệt dạ hồn.

Thức mục triêm cân ngô đạo ách, Phất bi khán tự cổ nhân tồn.

Vãng lai thời hữu thôn khư tẩu, Hạng ngoại phú cùng mặc bất ngôn

(Hà Nội Văn Miếu hữu cảm)

Ngõ bên chốc thấy cụ già,

Ra vào chống gậy không qua một lời

Chuyện thời thế đã vậy, trời lại còn liên tiếp làm hạn hán, mưa lụt, mất mùa Bản thân Nguyễn Khuyến đã lánh về quê cũng không được yên, luôn bị bọn thực dân sai người đến dụ dỗ, dụ dỗ không xong thì theo dõi Chung quanh ông luôn phảng phất một khôg nkhí hồ nghi, rình mò Rồi bệnh hoạn, nghèo túng Ông buồn cho nước nhà bao nhiêu thì càng buồn bản thân bấy nhiêu, tấm thân “bảng vàng bia đá” chẳng làm được gì cho nước

Khắc khoải sầu đưa giọng lững lơ

Ấy hồn thực đé thác bao giờ Năm canh máu hảy đem hè vắng Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ

Có phải tiệc xuân mà đến gọi Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ Thâu đem ròng rã kêu ai đó Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ

Trang 9

điêu linh Tiếng kêu ấy cứ vang mãi trong đêm khuya, cô độc và lẻ loi Điều này càng làm

tăng gấp bội nỗi buồn đau của Nguyễn Khuyến Xuân Diệu đã rất hiểu tâm sự ấy…"chúng

ta thường nghe da diết, ám ảnh, chì chiết một tiếng chim kêu có sắc đỏ, khóc nức nở, gào thảm thiết, tiếng kêu có máu, tiếng huyết kêu mất nước! Nhớ nước" (thơ văn Nguyễn Khuyến)

Như trên đã nêu, sự bi quan, buồn bã chiếm phần lớn Nhưng dù hiếm hoi, Nguyễn Khuyến cũng có những dòng thơ hiếm hoi thể hiện ông không hoàn toàn buông xuôi Nguyễn Khuyến rời khỏi triều đình, nhưng cũng tin trong triều không đến nỗi thiếu những bậc phù tá và ông gửi gắm trách nhiệm đó cho đồng sự:

Kiếp sống thừa bây giờ chỉ muốn về chốn núi rừng Cứu vãn thời thế chỉ còn mong chư công góp sức

(Hoạ đáp Hoàng Tham tri hoạ hồi nguyên vận)

Hay trước cảnh non sông mất vào tay giặc, ông đã mượn hình ảnh ngọn sóng để nổi cơn thịnh nộ ngấm ngầm trong lòng:

Thạch Hãn giang lưu nhất trạo hoành, Tịch hà yểm ái viễn sơn minh.

Tây phong hà xứ xuy trần khởi, Bất dĩ niên tiền triệt để thanh

Tóm lại, Nguyễn Khuyến đã vẽ bức tranh thời cuộc đất nước với gam màu chủ đạo

u ám trầm buồn Không phải chỉ thơ trữ tình mang nội dung yêu nước của Nguyễn Khuyến, đây cũng có thể xem như mặt hạn chế của một bộ phận lớn thơ văn yêu nước thời đó nói

chung: Không khí bi quan bao trùm là dấu hiệu của sự suy tàn giai cấp ở ngay những

người trí thức yêu nước, dám hi sinh vì nước nhưng vẫn thiếu tin tưởng vào chiến thắng, vào một tương lai tươi sáng phía trước

Trang 10

2.1.1.2 Lựa chọn con đường bất hợp tác với quân thù

Nguyễn Khuyến bước vào chính trường được hơn một năm thì Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất Cuộc tấn công ấy đã hoàn toàn phá vỡ thế yên bình tạm bợ mà triều Nguyễn đang cô sức trì kéo Khắp nơi khói lửa, loạn lạc, lại thêm nỗi hạn lụt khiến dân tình đói khó Bước đầu con đường làm quan của Nguyễn Khuyến đã không suôn sẻ Hoài bão đưa nước nhà trở lại thời thịnh trị đã vâp phải thực tại gay gắt mà tài năng, tâm huyết của ông cũng không tác động được gì nhiều Tình hình đó khiến cho Nguyễn Khuyên có cái nhìn khác với thuở ông viết bài văn sách thi đình, và dẫn đến quá trình hình thành, củng cố tư tưởng yêu nước thông qua việc lựa chọn con đường bất hợp tác với quân thù – đặc điểm quan trọng nhất trong tư tưởng yêu nước của nhà thơ

Nguyễn Khuyến thấu hiểu nỗi nhục của kẻ sĩ nếu phải chịu thua kẻ thù: “Tứ giao đa luỹ, thử khanh đại phu chi nhục dã” (Nghĩa là: đồn giặc đóng khắp bôn ngoại vi kinh thành,

đó là cái nhục của khanh đại phu – Lễ ký) Nhưng ông còn phải chịu một điều day dứt có

lẽ lớn hơn, ấy là đang bị thực tế loại dần ra, trở thành người ngoài cuộc:

Thuật nghiệp vô tha lán thả dung,

Án nhiên nhất thất vũ hoàn trung

Dĩ ưng bất khí thiên tâm hậu,

Hà hạnh vô thu thánh lượng hồng

Tài tiểu nan phân đa luỹ nhục,

Trang 11

Nguyễn Khuyến càng nung nấu tư tưởng “muốn trở về vườn cũ” Ông trăn trở đặt nhiều câu hỏi về ý nghĩa của cuộc đời, của sự nghiệp:

Tranh chiến hà niên cục dĩ tàn, Lâu đài không tại bán sơn gian.

Loa thành hưng phế cơ tiền định, Quy trảo tồn vong sự bất quan.

Mai dịch khách lai phi tước hiệp, Tùng lâm vũ quá mộ nha hàn.

Bá vương sự nghiệp thiên thu hậu, Yên thụ thương mang nhất Dạ san

(Dạ sơn miếu)

Tạm dịch:

Chiến tranh tàn cuộc tự năm nào?

Lầu gác còn trơ lưng núi cao.

Thành ốc thịnh, suy cơ định trước, Móng Rùa còn mất chuyện không đâu.

Mai đưa khách lạ, đàn công dạn, Tùng gội mưa hôm, cái quạ rầu.

Vương bá ngàn thu đâu sự nghiệp?

Khói cây non Dạ một rừng sâu

Cuối cùng Nguyễn Khuyến đã chọn con đường từ quan, xem đó là một điều “may”, một nỗi “mừng”, một cái “ơn” của triều đình Nhưng trên con đường trở về nhà tâm trạng ông lại không hoàn toàn thanh thản, vừa ảm đạm vừa phân mang Ở ông có cái cảm giác “tủi phận” vì đau yếu mắt mờ, phải bỏ dở nghiệp lớn, lại có sự kinh hãi vì cuộc đời dâu bể, đất nước loạn ly; cũng có nỗi buồn của sự chia xa bè bạn và cả cái tâm lý hoang mang, không

chắc sẽ có được thú nhàn dật khi trở lại quê nhà:

Mặc thụ đồng chương thập nhị niên, Thử thân nhật vọng thánh triều liên

Bệnh nhân đa sự thả hưu hĩ, Phúc hữu nhất xan do khả nhiên

Khứ quốc khởi vô bằng bối tại, Quy gia vị tất tử tôn hiền

Trang 12

Mông lung bả trản tòng kim sự, Chỉ khủng di ô dáo giản biên

(Cảm tác)

Tạm dịch:

Dây thao đen, ấn đồng đã mười hai năm, Thân này ngày ngày mong được thánh triều thương

Ốm đau vì nhiều việc, thôi hãy nghỉ,

Dù chỉ một bữa ăn bụng vẫn còn no

Bỏ nước mà đi nhưng bạn bè vẩn còn lại đó,

Về nhà chưa chắc đã có cháu con hiền

Nâng chén say tít là việc của ta từ nay, Chỉ e lại làm nhớ đến sử sách

Có thể thấy lập trường của ông bấy giờ vẫn chưa thật sự kiên quyết, nhưng ta không thể

trách nhà thơ vì điều ấy Nguyễn Khuyến là một nhà Nho nên ban đầu tư tưởng yêu nước

của ông cũng gắn liền với tư tưởng trung quân, xem vua là nhất; nhưng về sau lại có sự chuyển biến: vẫn trọng vua nhưng không vì thế mà tiếp tay cho kẻ thù hại nước nhà

Bấy giờ ông nhận ra những đức tính đáng quý cần được gìn giữ và chỉ có thể gìn giữ khi rời xa quan trường đang buổi nhiễu nhương, lánh mình về nơi thôn dã Nhà thơ làm hàng loạt bài thơ vịnh, ca tụng những sự vật như cái lược, con hạc, cây tre, hoa thuỷ tiên, hoa cúc,… Mà thực chất là mượn những lời ấy để bộc bạch tấm lòng thanh cao son sắt của mình, nhất quyết không cúi đầu làm tay sai của mình:

Hiếm hoi từ đảo Lý Sơn vào, Hai chục năm trường vẫn có nhau

Của báu từ khi về với lão, Suốt đời thường được đặt lên đầu

Bụi vàng quang quẻ răng hồ nhụt, Tóc bạc lồng bồng dạ những âu

Được tấm lòng bền ai chẳng thích?

Lựa là văn vẻ tựa minh châu

(Lược đồi mồi)

Yêu cúc cùng yêu sen, Mỗi người ưa mỗi mặt

Ta tính vốn yêu chung, Đến già chỉ yêu quất

Yêu vì cay không tê,

Trang 13

Yêu vì chua không gắt

Yêu vì ngọt khác đường, Yêu vì đắng khác mật

Đã cho ta miếng ngon, Lại có công dã tật

Chẳng đua hương ngạt ngào, Chẳng chen nơi sầm uất

Vườn nhỏ từng sống quen, Hơi đông khó lòng nạt

Quân tử hẳn anh này!

Nguyễn Khuyến đã nhận thức một cách rắn rỏi rằn chính từ khi về nhà ông mới vui mừng

thấy mình được là mình: Bôn ba vừa chục năm tròn - Trở về, may mắn ta còn là ta Sự

vững chãi trong việc nhân chân tính của bản thân, giữa một thời mà không ít người chịu cuối rạp mình vì tham sống sợ chết, vì ham mê danh lợi như bấy giờ, chứng tỏ một bản lĩnh và một tấm lòng vô cùng quý báu của nhà thơ

Trang 14

2.1.1.3 Thái độ đối mặt với tình thế

Cái nhìn và tư tưởng của Nguyễn Khuyến tựu trung thành thái độ của nhà thơ khi đối mặt với tình thế bấy giờ

Trước hết là thái độ căm ghét của ông với bọn thực dân cướp nước Trong bài thơ Lấy Tây ông gọi bọn thực dân là “bạch quỷ”, ông cũng nói thêm: thà ngửa tay nhận miếng

ăn từ bạn bè còn hơn là phải sống với thực dân Không quá quyết liệt lên án mọi thứ liên quan đến thực dân như Nguyễn Đình Chiểu, nhưng rõ rang thái độ ông dành cho bọn chúng đã được khẳng định rõ ràng qua tư tưởng yêu nước bằng con đường bất hợp tác với

kẻ thù, năm lần bảy lượt từ chối lời mời dụ của chúng:

Cáo quan đã sáu năm rồi

Ốm đau vẫn sợ lệnh đòi chầu vua Chợt đâu thấy có sai nha

Lại mừng vì dã lầm nhà qua đây Đời người quá nửa xuân này Mười điều cả chín đều sai ý mình Gớm cho giấc mộng công danh Làng say yên sống sao đành ra đi

(Thấy nha lại tới)

Còn đối với bọn quan lại vô liêm sỉ cúi mình làm tay sai cho giặc hoặc lộng hành làm khổ con dân, ông cũng vô cùng khinh ghét:

Vườn con, bướm ít bay qua, Quanh cây, tiếng quạ kêu la thì nhiều

Mắt lòa nào thấy trời đâu, Người hèn gò suối cũng đều hóa ngu

Về thái độ với bọn người xấu xa ấy có lẽ được phản ánh nhiều hơn, rõ ràng hơn trong mảng thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến Ở đây, tìm hiểu về nội dung trữ tình trong thơ Nguyễn Khuyến, ta sẽ không quá đi sâu vào vấn đề này Nên ta sẽ tiếp tục xem xét thái độ của nhà thơ đối với chính bản thân mình để thấy rõ hơn nỗi niềm yêu nước của ông

Nguyễn Khuyến yêu nước thương dân, giữ lòng son sắt lựa chọn về quê sống ẩn dật chứ quyết không cúi mình làm tay sai cho giặc Nhưng tấm lòng ấy dễ mấy ai thấy, dễ mấy ai thấu; ông sợ người đời không hiểu tấm lòng mình:

Trang 15

Thế đồ kim hựu đa kha khảm Lợi cục nan năng quả oán vưu

Vị ngã phất tu chung hữu khích Thức nhân thỏa diện tích bằng ưu

Ngã dĩ từ quan nhĩ tố quan,

Tố quan năng hội tố vi nan.

Danh cư quá mãn ưu lăng tiết,

Sĩ hữu nhân bần thả bão quan.

Đương nhật sự tuỳ đương nhật ứng, Nhất phần tứ thị nhất phần khoan.

Hành tai liêu tá xuân phong tặng, Đương nhĩ hư hoà thích táo đan

(Thị tử Hoan) Tạm dịch:

Ta đã từ quan, con lại quan, Làm quan biết cách khó vô vàn

Danh cao sợ lấn lòng ngay mất, Nhà khổ nên làm chức nhỏ hơn, Công việc ngày nào, ngày ấy liệu, Khoan dung một chút, một phần ơn

Con đi! Mượn gió xuân này tiễn

Làm thuốc ôn hoà để tặng con

Trang 16

Ông dặn dò con đủ điều, rằng phải biết làm quan là khó, phải biết đối xử đúng mực với dân, chớ ham chức to, nôn được lợi mà phạm điều liêm khiết Ông càng nhấn mạnh truyền thống thanh bần của gia đình, của nhà nho đạo đức

Nhữ phụ phong trần mấn tiệm ban, Nhữ niên kim diệc dĩ gia quan.

Trầm ân ty lạp quân ân trọng, Bôi giác thi thư thế nghiệp nan.

Học hải yếu nghi phòng phiếm dật, Nho gia thận vật yếm cơ hàn.

Quan san viễn tích tâm nhưng cận,

Ký nhữ đăng tiền tử tế khan

(Xuân nhật thị nhi) Tạm dịch:

Đời ta gió bụi, tóc bạc dần, Tuổi con nay cũng đã thành nhân

Ơn vua lòng nặng từng tơ tóc, Hiểu sách, việc đời thấy khó khăn

Bể học nên phòng không thiết thực, Nhà nho thận trọng lúc cơ hàn

Dấu chân xa, nhớ lòng gần nước, Mong con cẩn thận trước sách đèn

Qua đó ta thấy được thái độ day dứt khôn xiết của Nguyễn Khuyến trước những lúc phải đưa ra quyết định bất đắc dĩ đi ngược lại những điều ông luôn tâm niệm, nên ta không thể trách ông không kiên quyết rắn rỏi tuyệt đối, mà còn cảm thương cho ông phải đối mặt với tình thế éo le, bi kịch: không làm không được mà làm thì đau khổ dằn vặt:

Thương ta đau ốm, nghèo nàn, Phong trần lại quá ươn hèn hơn ai

Tuổi già, mình chẳng có tài, Lấy gì chống đỡ những ngày gieo neo?

Không ăn, cái bụng đói meo,

Ăn vào, cái nhục mang theo bên người

Không ăn, mình phải còm còi,

Ăn vào, mang tiếng con người bê tha…

(Có người cho thịt)

Trang 17

là tiếng vọng suy tàn, bất lực của giai cấp và cũng là chỗ yếu của Nguyễn Khuyến Nhưng vượt lên trên tất cả, Nguyễn Khuyến vẫn là người biết thương dân, thương nước, có tâm hồn và nhân cách thanh cao đáng trân trọng

Trang 18

2.1.2 Tình cảm dành cho nhân dân lao động

Hơn một nửa cuộc đời Nguyễn Khuyến gắn bó với làng mạc thôn quê, sống và lao động cùng nhân dân lao động, vì thế tình cảm dành cho họ nảy mầm và cắm rễ sâu đậm vào tim ông, rồi đơm hoa kết trái trên thơ ông Mặt khác, là một trí thức trung đại tiêu biểu, bên cạnh niềm yêu nước trong lòng Nguyễn Khuyến lúc nào cũng canh cánh nỗi thương dân, mà dân ở đây cụ thể chính là những người nông dân chịu nhiều nỗi khổ cực Tình cảm ông dành cho họ được thể hiện qua hai phương diện chính sau:

2.1.2.1 Yêu mến cuộc sống bình dân

Nguyễn Khuyến xuất thân từ gia đình nông thôn, đi làm quan 12 năm rồi lại trở về làm trí sĩ vùng thôn dã Gia đình ông trước sau vẫn nghèo, theo tác phong của vợ Nguyễn Khuyến và theo các sinh sống của ông thì trong nhà cảnh sinh hoạt làm ăn như cảnh nông thôn Vì vậy có thể nói suốt cuôc đời mình, ông luôn gắn bó với nông thôn, nhưng không chê nghèo ngại khó mà trái lại rất yêu mến cuộc sống ấy

Một năm rồi lại một năm qua, Nghèo ốm dường quên cả tuế hoa

Tiếp nhắm, con thường dâng đậu phụng, Mừng xuân, khách lại tặng Long trà

Ngàn non mờ tỏ không còn vẻ, Chiếc hạc bơ vơ chửa thấy nhà

Chỉ có mảnh vườn hành cải tốt, Chẳng cần vun tưới vẫn rườm rà

Mặc dù ý chính trong bài thơ trên là mượn hình ảnh vười rau để nói về tấm lòng thanh bạch của nhà thơ, nhưng có thể thấy khi Nguyễn Khuyến kể về những nếp sinh hoạt nơi thôn quê bằng một giọng rất tự nhiên, không hề có chút than thở những thức quê như đậu

hũ, Long trà đạm bạc Hay trong bài tự thuật, ông kể về đời sống dân dã của mình với giọng vô cùng tự hào:

Tạnh thì chống gậy thăm hoa,

Ốm nằm nghe lũ con thơ đọc bài

Bói xem một lượt mà thôi, Việc thường chẳng kể chín mười xuê xoa

Thơ lại chén, chén lại thơ, Thảnh thơi ta vẫn ưa nhà ta hơn

Trang 19

Không chỉ bản thân Nguyễn Khuyến yêu mến cuộc sống bình dân, ông còn muốn truyền

tình yêu ấy sang các con mình:

Tân tuế phương lai cựu tuế trừ, Thanh bần ngô tự ái ngô lư.

Hoàn cư bất mãn cửu cao thổ,

Tố nghiệp vô tha nhất thúc thư.

Ủng hộ yên thâm sơn sắc quýnh, Bàng tường vũ thiển cúc hoa sơ.

Nhi tào hoặc khả thừa ngô chí, Bút nghiễn vô hoang đạo thục sơ

Trang 20

2.1.2.2 Đồng cảm, xót xa trước nỗi khổ cực của người nông dân

Viết về người nông dân, Nguyễn Khuyến cho ta cái nhìn đa chiều, trọn vẹn hơn: không chỉ là cơ cảnh của riêng người nông dân Bắc Bộ mà còn là điển hình cho cả một tầng lớp của dân tộc ta lúc bấy giờ

Cái khổ nhất của người nông dân chính là cái nghèo, cái khiến người nông dân trăn trở lo lắng nhất cũng chính là cái nghèo:

Tìm xuân, mai sẽ thấy ngay,

Lo nghèo chỉ có đêm này tạm nguôi

Trước đèn nâng chén rốn ngồi, Một câu thơ vịnh kéo đôi năm liền

(Trừ tịch 2)

Không phải họ sợ nghèo vì ngại lao động vất vả, mà vì họ đã lao động chăm chỉ vất vả biết mấy nhưng vẫn cứ mãi chôn chân trong cảnh nghèo Mà cái nghèo kéo theo cái đói, cái rét; kéo theo bệnh tật, tang tóc; kéo theo áp bức, bất công Nguyễn Khuyến đã viết nên những dòng thơ hết sức chân thật về họ với sự đồng cảm, xót xa khôn cùng

Vốn dĩ đã phải sống trong nghèo khó, túng thiếu, người nông dân lại phải thường xuyên đối đầu với những thiên tai bão lũ có thể ập đến bất cứ lúc nào Như Năm Canh Dần 1890, mưa lụt gây ra nạn đói kém ở vùng Hà Nam, Nam Định:

Quai Mễ Thanh Liêm đã lở rồi, Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi Gạo dăm ba bát cơ còn kém, Thuế một vài nguyên dáng vẫn đòi.

Tiếng sáo vo ve chiều nước vọng.

Chiếc thuyền len lỏi bóng trăng trôi.

Đi đâu cũng thấy người ta nói, Mười chín năm nay lại cát bồi

(Nước lụt Hà Nam)

Hiện lên trong bài thơ là cảnh đời vô cùng cơ cực của nhân dân vừa phải chống chọi với

lũ lụt vừa phải lo lắng cho từng miếng ăn Cái ăn cái mặc vốn dĩ không đủ đầy nay còn phải lo cho nhà cửa lụp xụp giữa bão lụt, ruộng đồng ngập úng mất mùa Đã thế gánh nặng của sưu thuế như một tấm gông tròng lên đôi vai nhỏ bé của con người Ông trời hại người

đã đành, người cũng lại nỡ hại người, chức cao vọng trọng mà sao không biết xót dân mà chỉ biết trục lợi Trong một bài thơ khác, ông cũng khẳng định điều ấy và nâng lên một mức cao hơn:

Trang 21

Năm nay cày cấy vẫn chân thua Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa Phần thuế quan Tây, phần trả nợ Nửa công đứa ở nửa thuê bò

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa Chợ búa trầu cau chẳng dám mua

Tằn tiện thế mà sao chẳng khá?

Nhờ trời rồi cũng mất gian kho!

Nỗi lo mất mùa và gánh nặng sưu thuế bủa vây cuộc đời người nông dân, nên họ quần quật quanh năm suốt tháng bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà chẳng dám tiêu pha, dù

là cho những nhu cầu bình dị và thiết yếu nhất: Bữa cơm chỉ ăn “cho qua bữa” với dưa muối; miếng trầu quả cau chứa cái hồn của dân gian, của dân tộc cũng không dám mua Cho nên cuộc đời họ cứ thế xoay vòng: làm lụng – lo lắng – tằn tiện – khổ cực – làm lụng – lo lắng -… và có lẽ chỉ đến ngày nhắm mắt xuôi tay mới được ngơi nghỉ

Đã e có thóc, nhà thêm nóng, Lại sợ không lương, bụng đói hoài

Tiếc củi, rơm thường vơ tận gốc, Dọn kho, tường thấp chỉ ngang vai

Việc đời nếu cứ mong mà được, Thì thóc đầy nhà, gió khắp nơi

Nguyễn Khuyến không hề thốt lên một lời “Thương thay”, “Đau xót thay”, “Đau đớn thay” hay bất kì lời cảm thán nào, qua bức tranh chân thực về người nông dân mà ông đã

vẽ nên từ những vần thơ, ta vẫn thấy được sự đồng cảm và nỗi xót xa khôn cùng của ông trước những khổ cực của họ Và không chỉ nhìn thấy những mảng u tối, trong một số câu thơ hiếm hoi, ông cũng kịp thời bắt được khoảnh khắc vô cùng tươi sáng Ấy là những năm được mùa, họ dè sẻn tiện tặn nhưng cũng không quên vui đón Tết:

Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng Ngoài ngõ bi bô rủ chung thịt

(Cảnh Tết)

Hay chỉ một trận mưa hợp thời cũng khiến lòng người khấp khởi mừng thầm:

Lại thêm trận mưa ngày chín tháng chín làm cho ruộng được thấm nhuần Ruộng cao ruộng thấp đều có hi vọng mười phân tươi tốt

Trang 22

(Khuyên nhà nông)

Cái vui của người nông dân bình dị thế, đáng yêu thế Phải hiểu người nông dân và cuộc sống của họ lắm nhà thơ mới viết nên những dòng chân thật và tinh tế đến thế Ông cũng nhận ra vượt lên trên tất cả người nông dân vẫn giữ được những đức tính tốt đẹp và ông

hi vọng họ sẻ luôn giữ những đức tính tốt đẹp ấy, bất chất bất công, khổ cực, nghèo khó:

Đói giàu nào biết không do mệnh Hết sức làm ăn chẳng oán sầu

(Thầu cá)

Ở thế có thân là khó nhọc Anh em xin chớ sợ cần lao

(Khuyên nhà nông) Cày sâu bẫy đặt lên

Bừa kĩ trừ cỏ dại Bón phân cho thêm màu Cuốn cào sạch như gội Đêm ngày không nghỉ ngơi Trút hết tài hết giỏi

Cố làm cái cần làm Không làm sao khỏi đói

(Nhà nông tự thuật)

Trang 23

Tiểu kết

Nguyễn Khuyến dành nhiều tình cảm cho cuộc sống thôn dã và nhân dân lao động; và bằng những tình cảm ấy Nguyễn Khuyến đã viết nên những bài thơ như những thước phim quay chậm tái hiện một cách chân thật đến xót xa về cuộc sống cơ cực của những người nông dân chân lấm tay bùn Mỗi bài thơ là một tiếng lòng của con người suốt đời vì nhân dân, khao khát được hiểu hết nỗi lòng của họ bằng trái tim nhân hậu của mình

Trang 24

2.1.3 Bức tranh thiên nhiên giàu chất trữ tình

2.1.3.1 Bức tranh danh lam - thắng cảnh thanh giản, phóng khoáng

Xuyên suốt văn chương trung đại không thiếu những bài ca tụng danh lam thắng cảnh của đất nước, nhưng cũng không ít những cảnh chung chung, có núi, có sông, có chim muôn hoa cỏ hoặc những cảnh công thức “ngàn mai gió cuốn”, “dặm liễu sương sa” Những cảnh ấy chưa phải là cảnh thực để rung động lòng người, và một mặt nào đó thành kiến cao nhã trong sáng tác về thiên nhiên khiến nhiều người gạt bỏ sự thanh đạm, gần gũi của cảnh sắc, khiến cảnh thật đẹp nhưng mùi vị quê hương đất nước nhạt nhoà

Nguyễn Khuyến đã chứng tỏ tài năng và phẩm cách riêng biệt của mình khi ngợi ca thắng cảnh thiên nhiên không theo lối mòn của đa số tiền nhân Chẳng hạn như bài thơi Chơi núi Non Nước

Nước trôi sông vỗ biết bao mòn Phô đầu đã tự đời bàn cổ

Bia miệng còn đeo tiếng trẻ con Rừng cúc tiền triều trơ mốc thếch Hòn câu thái phó tảng rêu tròn Trải bao trăng gió xuân hòa thuận Trời dẫu cao nhưng núi vẫn non

Nguyễn Khuyến không phải là nhà thơ đầu tiên lấy núi Non Nước làm cảm hứng sáng tác Trước ông đã từng có vua Lê Thánh Tông đến thăm nơi đây bị phong cảnh làm cho rung động mà viết nên bài thơ chùa non nước chất chứa những suy ngẫm về thiên nhiên và cuộc đời:

Nơi gọi bồng nơi gọi nhược Hai bên góp làm non nước

Đá chồng hòn thấp, hòn cao Sóng trục lớp sau, lớp trước Phật hư vô, cảnh thiếu thừa Khách danh lợi, buồm xuôi ngược Vắng nghe trên gác boong boong Lẩn thẩn dưới chùa lần bước

Trang 25

Hay Trương Hán Siêu đến nơi đây buông cần câu cá tức cảnh sinh tình mà đổi tên núi thành Dục Thúy Sơn và viết nên bài thơ cùng tên núi để rồi được truyền tụng đến ngày nay:

Sơn sơn thượng y y

Du nhân hồ bất quy Trung lưu quang tháp ảnh Thượng giới khải nham phi Phù thế như kim biệt

Nhàn danh ngộ tạc phi Ngũ hồ thiên địa khoát Hảo phỏng cửu ngư ky

Đối chiếu 3 bài thơ trên, có thể thấy cùng viết về một cảnh và đều là những dòng tuyệt bút, nhưng Nguyễn Khuyến đặc biệt làm bật lên nét gần gũi, giản dị thuần Việt; lại thể hiện được Núi Non Nước đã hàng nghìn năm tuổi nhưng vẫn hiện lên nét trẻ trung, vui

tươi: “Trải bao trăng gió xuân già dặn / Trời dẫu già nhưng núi vẫn non”

Nhà thơ cũng làm thơ về rất nhiều những danh thắng khác Như núi Tam Điệp núi một bên, biển một bên, ở giữa là thấp thoáng màu cây lá xanh tươi; được ôm ấp, ẩn hiện trong màu trắng của mây:

Cảnh Ngũ Hành Sơn kì vĩ qua cái nhìn phóng khoáng:

Ngũ Hành rực rỡ, ngất tầng cao Mặt biển non tiên chẳng khác nào Thỏ mọc ác tà vòng trước động Cồn dâng sóng vỗ rộn lưng đèo

Trang 26

Trời quang, vách đá đầm hơi nước Đêm vắng, hồi chuông rớt ngọn triều Ngắm cảnh non sông kì tuyệt ấy

Nợ đời bỗng chốc chẳng còn đeo

Cảnh con thuyền lướt trên thắng cảnh Hồ Tây, mien man thi điệu nhạc điệu:

Thuyền lan nhè nhẹ

Một con thuyền đủng đỉnh dạo Hồ Tây

Sóng rập rờn sắc nước lẩn chiều mây, Bát ngát nhẽ dễ trêu người du lãm

Yên thuỷ mang mang vô hạn cảm, Ngư long tịch tịch thục đồng tâm

Rượu lưng bầu, mong mỏi bạn tri âm

Xuân vắng vẻ, biết cùng ai ngâm hoạ?

Gió hây hẩy bõng nức mùi hương xạ, Nhác trông lên, vách phấn đã đôi bài

Thơ ai, xin hoạ một vài

Qua những bài thơ về danh lam thắng cảnh mà Nguyễn Khuyến đã viết sau những lần đi đó đây thăm thú, ta thấy mỗi địa danh hiện hình trên câu chữ với những cảm xúc khác nhau nhưng nét chủ đạo xuyên suốt vẫn luôn là cái nhìn phóng khoáng, thanh nhã và tình cảm yêu mến, tự hào Phải là một người yêu thiên nhiên, tinh tế thưởng thức cái đẹp thì mới có thể cảm nhận trọn vẹn cảnh sắc thiên nhiên để làm ra được những vần thơ sinh động, hấp dẫn đến như vậy

Trang 27

2.1.3.2 Bức tranh nông thôn mộc mạc dạt dào tình ý

Trong nội dung thơ trữ tình về thiên nhiên và phong cảnh non nước của Nguyễn Khuyến, bên cạnh mảng thơ về danh lam thắng cảnh còn có thơ về cảnh sắc nông thôn Việc ông gửi gắm thật nhiều tình cảm cho thiên nhiên, phong cảnh và cuộc sống thôn dã

chính là một bước cách tân hoàn toàn mới trong thơ ca bấy giờ: Nguyễn Khuyến được xem

là nhà thơ đầu tiên đưa nông thôn Việt Nam thật sự bước chân vào văn học

Nhà thơ sống gắn bó với nông thôn hơn nửa đời người, yêu nông thông tha thiết, chính vì vậy mà mà “Nguyễn Khuyến đã đưa lại cho bức tranh làng cảnh Việt Nam cũng như cho khung cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam hương vị, màu sắc, đường nét, sức sống như nó vẫn tồn tại, mà ủ kín trong đó là cái hồn muôn đời của con người, đất nước Việt Nam.” – theo lời Nguyễn Huệ Chi

Cảnh vật thôn quê bùn lầy nước đọng tưởng như không có gì đặc sắc, âu chỉ là cảnh hàng giậu, bờ tre, ao bèo; cảnh họp chợ, hội hè, đám ăn mừng lên lão; những tiếng chim, tiếng dế, tiếng muỗi; những con cá, trái bí, trái bầu Vậy mà với lòng yêu mến quê hương, thôn xóm, Nguyễn Khuyến đã tìm ra những nét đẹp trìu mến, gửi gắm vào đó tình ý dạt dào, từ đó viết nên những bài thơ trữ tình mà ai khi đọc cũng cảm thấy thêm yêu quê hương, yêu làng mạc – đặc biệt là làng quê Bắc Bộ

Trước hết, hãy điểm qua một vài hình ảnh thân quen của cảnh vật nông thôn

Đó là năm gian nhà cỏ thấp le te (Thu ẩm) – những mái nhà nhỏ lợp cỏ, rơm mà không

chốn kinh thành nào có, chỉ đặc trưng cho thôn quê, mà đặc biệt là thôn quê Bắc Bộ của nhà thơ

Vùng quê chiêm trũng ấy còn có những chiếc ao bèo nhỏ nhắn trước nhà: Ao thu lãnh lẽo

nước trong veo (Thu điếu) Dưới ánh trăng mờ ảo đêm khuya, nó như gợi tình gợi ý hơn

với những chuyển động lạ kỳ: Làn ao lóng lánh bóng trăng loe (Thu ẩm)

Hay hình ảnh những bụi tre khóm trúc muôn đời gắn với làng xóm:

Cần trúc thơ phơ gió hắt hiu

Trang 28

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Chuông trưa vẳng tiếng người không biết Trâu thả sườn non ngủ gốc cây

Dở trời, mưa bụi còn hơi rét

Nếm rượu, tường đền được mấy ông ? Hàng quán người về nghe xáo xác,

Nợ nần năm hết hỏi lung tung

Dăm ba ngày nữa tin xuân tới

Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng

(Chợ Đồng)

Trang 29

Không cần tô vẽ màu mè, chỉ phác họa những đường nét tinh túy nhất của hồn quê, ấy là cái tài của Nguyễn Khuyến Những hình ảnh dân dã qua lăng kính của thi nhân trở nên tinh tế, lấp lánh mà chân thực, sống động vô cùng Tuy nhiên, bức tranh làng quê mộc mạc của Nguyễn Khuyến dường như luôn phảng phất chút gì đó hiu hắt buồn – cái hiu hắt bắt nguồn từ trong nỗi buồn nước mất nhà tan và từ tâm hồn bi thương của tác giả đã tràn vào từng câu chữ Ta không nhận xét nét buồn này là tiêu cực, mà nhìn nhận nó như là nét đặc trưng, nét đẹp đáng quý trong thơ và trong tâm hồn Nguyễn Khuyến Bởi dưới cái hiu hắt nhất thời đó là lớp lớp phù sa màu mỡ bồi đắp từ nghìn đời của truyền thống dân tộc,

mà cộng đồng làng xã là nơi lưu giữ vững bền cũng như vùng châu thổ Sông Hồng, vùng quê Bắc Bộ là nơi bắt đầu quê hương của mọi người Việt Nam Ở đó, từ nghìn xưa tổ tiên

ta đã sinh sống, chiến đấu bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu xương, sáng tạo ra cung cách sống giản dị nhưng vững chãi, bình tường mà anh hùng, thanh đạm lại kì thú, với sự làm chủ của nững con người lao động cần cù, chất phác, suốt đời gắn bó với xóm làng, tâm hồn gửi trọn vào những sự vật, cảnh vật thân thuộc dân dã Tất cả những điều ấy lắng đọng lại trong tâm hồn Nguyễn Khuyến, làm nên những dòng thơ về bức tranh làng quê mộc mạc mà dạt dào tình ý của ông

Trang 30

2.1.3.2 Bức tranh thiên nhiên bốn mùa tinh tế, nồng đượm tâm tình

Đất trời chuyển mình xoay vòng Xuân – Hạ - Thu – Đông, mỗi mùa đều có một nét đẹp riêng Tâm hồn nhạy cảm với thiên nhiên như Nguyễn Khuyến không thể bỏ qua những nét đẹp ấy mà vẻ nên bức tranh thiên nhiên bốn mùa tinh tế, lại gửi gắm vào đó nhiều tâm tình, suy tư của mình

Nguyễn Khuyến không phải là nhà thơ đầu tiên viết về mùa xuân, trước ông ta đã

có biết bao vần thơ hay, đặc sắc miêu tả mùa xuân thâm tình, tươi đẹp của các tên tuổi lớn Như mùa xuân trong Cáo tật thị chúng của Thiền sư Mãn Giác:

Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa lai

Sự trục nhãn tiền quá Lão tùng đầu thượng lai Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

Hay Trong thiên phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã không tiếc lời mà miêu tả một mùa xuân tươi đẹp, dạt dào sức sống:

“ Ngày xuân con én đưa thoi Thiều Quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Cũng có nét giống các nhà thơ đi trước, thơ Nguyễn Khuyến cũng có mượn cảnh ngụ tình, qua việc miêu tả cảnh sắc mùa xuân phản ánh tấm lòng, phản ánh xã hội Cảnh vật hiện lên thật đẹp nhưng cũng thật hiu hắt như vận nước đang nguy, như nỗi lòng người tri thức yêu nước nhưng gần như bất lực trước thời cuộc như ông:

Là là mặt đất lớp sương sa, Ánh sáng ban mai vẫn mập mờ

Hạt quất ngoài vườn chờ nứt vỏ, Giò tiên trong chậu chửa bung hoa

Đầm đìa lệ sớm cành tre rủ, Lạc lõng canh khuya tiếng hạc qua

Ấm chỗ chẳng buồn tung áo dậy, Cửa ngoài vẫn mở, khách chừng thưa

Trang 31

Rặng tre chênh chếch mưa bay, Ngày xuân trên chiếc giường mây kề cà

Ngang trời một tiếng chim qua, Nhà bên con trẻ nghê nga học bài

Lúc cùng thơ dễ nảy tài, Khi say việc khó mười mươi chẳng sờn

Chờ vì ít bàn phàn nàn, Ông Đào chỉ có cây đàn làm thân

(Xuân nhật kì 2)

Cũng vì vậy nên phiên chợ Đồng dân dã trong ngày giáp Tết hiện lên thật chân thật, mộc mạc như đúng cái chất làng mạc của nó mà cũng thật hiu hắt, tiêu điều như tâm tình ông trước cảnh đất nước rơi vào tay quân thù, người dân sống cơ cực Giữa trời mưa bụi còn hơi rét Cái thời tiết mưa phùn gió bấc, phiên chợ làng tất niên họp ngoài cánh đồng Tất

cả gợi lên một mùa xuân đói kém, tiêu điều thảm thương:

Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng Năm nay chợ họp có đông không?

Dở trời mưa bụi còn hơn rét, Nếm rượu, tường đền được mấy ông?

Hàng quán người về nghe xáo xác

Nợ nần năm hết hỏi lung tung Dăm ba ngày nữa tin xuân tới Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng

(Chợ Đồng)

Với phong cánh giản dị trong sáng, câu chữ mộc mạc mỗi bài thơ xuân của ông lại mang những ý nghĩa khác nhau về nhân tình thế thái, thể hiện nỗi niềm yêu nước tha thiết của ông

Xuân qua hạ tới là một quy luật của thiên nhiên hết sức bình thường, gần gũi Trong thơ Nguyễn Khuyến cũng thế, thơ ông không chỉ thiên về mùa xuân, mùa thu như đa số các nhà thơ vẫn thường ưu ái mà còn có những ngày hè giản dị, đậm chất thôn dã:

Tháng tư đầu mùa hạ, Tiết trời thật ôi ả, Tiếng dế kêu thiết tha, Đàn muỗi bay tơi tả

Nỗi ấy ngỏ cùng ai, Cảnh này buồn cả dạ

Trang 32

Biếng nhắp năm canh chầy,

Gà đã sớm giục giã

Đêm hè tháng tư vốn tiết trời đã “thật oi ả”, nóng nực nay càng trở nên bức bối hơn bởi tiếng “Tiếng dế kêu thiết tha”, “Đàn muỗi bay tởi tả” Tác giả đã mượn cảnh đêm hè oi bức để diễn tả sự ngột ngạt của cuộc sống thời bấy giờ, một kiếp sống nô lệ, tủi hổ và bày

tỏ sự đau đớn đến tột cùng của ông trước cảnh đấ nước tối tăm, năng nề:

Ai xui con cuốc gọi hè Cái nóng nung người nóng nóng ghê

Hay:

Lúa mới ngậm đồng, càng mập mạp, Tằm vừa đầy giấc, đã ngo ngoe

Được hôm trời hưởng, ngõ phên che Lấp lánh trong mây, bóng ác lòe

Nói về mùa thu, có thể thấy nó là đề tài kinh điển của thơ ca mỗi khi viết về thiên nhiên Mùa thu trong văn học trung đại thường có vẻ u buồn héo úa, cảnh thu thường được tạc lại bằng những nét chấm phá, chớp lấy cái hồn của tạo vật Cảnh thu của Nguyễn Khuyến cũng có nét chấm phá như thế, nhưng khác với các thi sĩ trung đại xưa, vốn là một nhà thơ gắn bó với thôn quê dân dã, thơ thu của Nguyễn Khuyến là một bức tranh thu đặc trưng của vùng chiêm trũng Bắc Bộ Thật là thiếu sót lớn nếu nhắc đến thơ Nguyễn Khuyến mà ta bỏ ba bài thơ trong chùm thơ thu của ông là Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm bởi đây đều là những kiệt tác làm nên tên tuổi của Nguyễn Khuyến và được truyền tụng đến tận ngày nay

Trước hết là bài Thu điếu:

Sóng biếc theo làm hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Trang 33

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Thu điếu viết bằng chữ Nôm, làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật Cảnh thu được miêu tả trong hầu hết 8 câu thơ, hình ảnh con người chỉ xuất hiện trực tiếp ở hai câu cuối bài Cảnh trong bài vẫn là trời nước, gió, trúc – những thi liệu quen thuộc nhưng hồn thơ thì đã vượt ra khỏi khuôn sáo thi tứ cổ điển

Nhà thơ câu cá mà chẳng phải để bắt cá Câu chỉ là cái cớ để tìm sự thư thái trong tâm hồn Trong lúc câu, thi nhân đã thâu tóm vào lòng những vẻ đẹp tinh diệu của đường nét, màu sắc, hình khối, sự vận động tinh tế, trong sáng của cảnh vật mùa thu Cảnh thu tuy đẹp mà buồn, buồn vì quá quạnh quẽ, vắng lặng, buồn vì người ngắm cảnh cũng đang chất chứa nỗi niềm thế sự của kẻ sĩ trước cảnh vong quốc mà thân lại nhàn nhã

Đến bài Thu vịnh, bài thơ “mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả” theo nhận xét của Xuân Diệu Quả thật, Thu vịnh mang cái thần của cảnh mùa thu xứ Bắc và cả tâm

sự u uẩn của thi nhân:

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu

Nước biếc trông như tảng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào

Bầu trời mùa thu đặc trưng của xứ Bắc được Nguyễn Khuyến lựa chọn miêu tả bằng màu

“xanh ngắt” Cái “xanh ngắt” ấy là màu của trời thu mà cũng là cái tình tha thiết của thi nhân đối với thiên nhiên, với quê hương Không gian mở ra thăm thẳm “mấy tầng cao”, nét cong mềm của “cần trúc” hiện lên sinh động và tự nhiên; làn nước biếc lửng lơ khói phủ, ánh trăng lọt qua song thưa, tiếng ngỗng trời lạnh cả không gian, càng gợi nên một mùa thu huyền diệu Tứ thơ của Nguyễn Khuyến càng trừu tượng hơn: hình ảnh “hoa năm ngoái” thể hiện thời gian ngưng đọng, tâm trạng bất biến của người thi nhân luôn nặng lòng ưu nước thương dân

Bức tranh thiên nhiên mùa thu trong Thu ẩm cũng mang nhiều tâm sự không kém Nguyễn Khuyến ngắm uống rượu, ngắm cảnh, thưởng trăng, tưởng như rất vui vẻ nhưng lại “mắt ông đỏ hoe” khóc cho vận nước lao đao, khóc cho bản thân bất lực:

Ngõ tối đêm khuya đóm lập loè

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Ngày đăng: 02/03/2017, 00:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w