TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hoạt động cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của các ngân hàng với mụcđích nhằm tài trợ chi tiêu cho các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan Chính phủ.Hoạt
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trungthực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cũng xin cam đoan mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đãđược chỉ rõ nguồn gốc
Huế, ngày 18 tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn
TRẦN HOÀI PHÚ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình và quý báu từ thầy hướng dẫn khoa học, cơ quan công tác, sởban ngành trong tỉnh Thừa Thiên Huế, doanh nghiệp, đồng nghiệp, bạn bè và ngườithân Nhân đây, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
PGS.TS Bùi Dũng Thể - người hướng dẫn khoa học- đã dành nhiều thờigian quý báu để chỉ dẫn về đề tài và định hướng phương pháp nghiên cứu trong thờigian tôi tiến hành thực hiện luận văn
Ngân hàng Vietcombank Huế và Ngân hàng SHB Huế, các cơ quan banngành, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian
và giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khuyếnkhích tinh thần lẫn vật chất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Xin gửi lời chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn!
Huế, ngày tháng năm 2011
Tác giả luận văn
TRẦN HOÀI PHÚ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: TRẦN HOÀI PHÚ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Niên khóa: 2008- 2011
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI DŨNG THỂ
Tên đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ.
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yêu của hầu hết các ngân hàng.Thực trạng hoạt động cho vay của ngân hàng thời gian gần đây đã có những thay đổitích cực theo hướng hội nhập quốc tế, song năng lực cạnh tranh vẫn còn rất hạn chế vềnhiều mặt và ngày càng phải đối mặt với những thách thức đáng lo ngại từ phía cácngân hàng trong và ngoài nước Điều này, tất yếu đòi hỏi các ngân hàng phải khôngngừng nâng cao năng chất lượng về hoạt động cho vay Chính vì vậy việc "Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế (Vietcombank Huế)" hiện nay là một yêu cầu cấp thiết có
ý nghĩa chiến lược đối với ngân hàng
2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp được sử dụng để thu thập và đánh giá một
số hoạt động liên quan đến chất lượng hoạt động cho vay
Phương pháp nghiên cứu tài liệu sơ cấp được thực hiện theo 2 bước:
- Nghiên cứu sơ bộ: Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua
phương pháp thảo luận (với các chuyên gia và khách hàng) và phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá sơ bộ các yếu tố phản ánh chất lượng cho vay của ngân hàng.
- Nghiên cứu chính thức: phương pháp định lượng được sử dụng thông qua khảo
sát các khách hàng là chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
- Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay của ngân hàng đối với DNVVN chothấy đa phần đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép
- Ngoài ra với việc khảo sát 100 doanh nghiệp cũng cho thấy có 4 nhân tố tác độngđến chất lượng cho vay, đồng thời cũng xác định được mức độ tác động của từng nhân tốđến chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
NHTM NN Ngân hàng Thương mại Nhà nước
NHTM CP Ngân hàng Thương mại Cổ phần
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 5DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu 37
Sơ đồ 2.1 : Mô hình tổ chức Vietcombank Huế 46
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phân loại DNVVN theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP
ngày 30/06/2009 8
Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại DNVVN ở một số nước trên thế giới 10
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN Chi nhánh Huế qua ba năm 2008 – 2010 48
Bảng 2.2: Doanh số cho vay DNVVN tại Vietcombank Huế 51
Bảng 2.3: Doanh số thu nợ DNVVN tại Vietcombank Huế 53
Bảng 2.4 : Dư nợ cho vay của DNVVN tại Vietcombank Huế 56
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ qua các năm 59
Bảng 2.6: Tỷ lệ tổng vốn huy động trên tổng dư nợ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN Chi nhánh Huế 59
Bảng 2.7: Vòng quay vốn tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN Chi nhánh Huế 60
Bảng 2.8: Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN Chi nhánh Huế 61
Bảng 2.9: Thông tin về mẫu điều tra 63
Bảng 2.10: Kiểm định độ tin cậy tổng thể của các biến điều tra 64
Bảng 2.11: Kiểm định số lượng mẫu thích hợp KMO 66
KMO and Bartlett's Test 66
Bảng 2.12: Bảng phân tích nhân tố của các thuộc tính chất lượng cho vay của ngân hàng TMCP NT Huế 67
Bảng 2.13: Hệ số xác định phù hợp của mô hình 69
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 7MỤC LỤC
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 8PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hoạt động cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của các ngân hàng với mụcđích nhằm tài trợ chi tiêu cho các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan Chính phủ.Hoạt động cho vay ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh
tế, thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế.Thông qua các khoản cho vay của ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thông tin vềchất lượng cho vay của từng khách hàng và nhờ đó giúp cho họ có khả năng nhậnthêm các khoản tín dụng mới từ những nguồn khác với chi phí thấp hơn
Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trịtổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng Đồng thời, rủi rotrong hoạt động ngân hàng cũng có xu hướng tập trung vào danh mục các khoảncho vay Tình trạng khó khăn về tài chính của một ngân hàng thường phát sinh từcác khoản cho vay khó đòi, bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau : quản lý yếukém, cho vay không tuân thủ đúng nguyên tắc tín dụng, chính sách cho vay khônghợp lý và tình trạng suy thoái ngoài dự kiến của nền kinh tế…
Điểm lại danh sách các Ngân hàng Thương mại (NHTM) đã từng bị đổ bể,
bị thu hồi giấy phép hoặc buộc phải sáp nhập tại Việt Nam và trên thế giới trongthời gian qua cho thấy nguyên nhân đều do không gánh chịu nổi hậu quả của cáckhoản nợ xấu Do đó, việc không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động chomang một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động của các NHTM và các
Tổ chức Tín dụng (TCTD)
Thực trạng hoạt động cho vay ngân hàng thời gian gần đây đã có những thayđổi tích cực theo hướng hội nhập quốc tế, song năng lực cạnh tranh vẫn còn rất hạnchế về nhiều mặt và ngày càng phải đối mặt với những thách thức đáng lo ngại từphía các ngân hàng nước ngoài Những cam kết về mở cửa thị trường đang cuốn hệthống ngân hàng Việt Nam vào dòng chảy cải cách, trở thành một trong những định
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 9hướng quan trọng nhất cho việc xây dựng chiến lược hoạt động của các ngân hàng.Trong đó, Ngân hàng TMCP Cổ Phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nóichung và Ngân hàng TMCP Cổ Phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế(Vietcombank Huế) nói riêng cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá chất lượng hoạt động cho vay doanhnghiệp vừa và nhỏ của Vietcombank Huế trong thời gian qua đồng thời đối chiếuvới các yêu cầu đưa ra trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và các cam kết củaViệt Nam để đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt độngcho vay của Vietcombank Huế trong giai đoạn tới là hết sức cần thiết
Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài“Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế (Vietcombank Huế) ” làm nội dung cho đề tài tốt nghiệp.
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở lý luận về hoạt động cho vay ngân hàng, phân tích, đánh giá thựctrạng chất lượng và hiệu quả hoạt động cho vay và đề ra các giải pháp nhằm nângcao chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank Huế
Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, đề tài nhằm giải quyết những mục tiêu
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Những lý luận cơ bản về chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng thươngmại
- Thực trạng chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên đia bàn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 10tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Giải pháp và những kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động cho vay đối vớiDNVVN của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Chi nhánh Huế
4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Chất lượng hoạt động cho vay ngày càng được xem là yếu tố sống còn, quyếtđịnh đến sự tồn tại và phát triển của một NHTM, đặc biệt là trong giai đoạn cạnhtranh và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay Vì thế, việc xem xét, đánh giá chấtlượng hoạt động cho vay để có những giải pháp thích hợp là hết sức cần thiết, vừa
có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với Viecombank Huế
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích của đề tài, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sửdụng các phương pháp sau:
5.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Đây là phương pháp nghiên cứu tổng quát để khái quát đối tượng nghiên cứu
và để nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội Phương phápnày yêu cầu nghiên cứu các hiện tượng không phải trong trạng thái riêng rẽ, cô lập
mà trong mối quan hệ bản chất của các hiện tượng, sự vật; không phải trong trạngthái tĩnh mà trong sự phát triển từ thấp đến cao, trong sự chuyển biến từ số lượngsang chất lượng, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai
5.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Đối với số liệu thứ cấp: Các số liệu và thông tin về hoạt động cho vay đượcthu thập từ các báo cáo qua các năm của Vietcombank Huế như: Báo cáo tổng kết;Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo tài chính, Báo cáo phát hiện, Báo
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 11cáo phân loại nợ và trích lập, xử lý dự phòng rủi ro và Báo cáo tổng kết của NHNNThừa Thiên Huế cũng như các tư liệu nghiên cứu hiện có về chất lượng cho vay củangân hàng đã được đăng tải trên các báo, tạp chí và trên Internet…
- Đối với số liệu sơ cấp: tác giả tiến hành điều tra thu thập số liêu thông quaviệc phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi các đối tượng khách hàng của ngân hàng(các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế)
5.3 Phương pháp phân tích số liệu
Đối với số liệu thứ cấp: Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng
các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân,lượng tăng (giảm) tuyệt đối, tốc độ tăng (giảm) tương đối để phân tích kết quả hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng qua các năm nhằm đáp ứng được mục đích nghiêncứu của đề tài đã đặt ra
Đối với số liệu thứ cấp: Sử dụng những kỹ thuật phân tích như: thống kê mô
tả, kiểm định độ tin cậy của các biến điều tra bằng cách sử dụng hệ số Cronbach'sAlpha, phương pháp phân tích nhân tố (EFA), và phân tích hồi quy tuyến tính bội với
sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0
(Xem chi tiết thêm tại mục 1.4 Phương pháp nghiên cứu được trình bày ở chương 1)
6 KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị nội dung của luận văn được chiathành 3 chương, gồm:
Chương 1 : Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay và chấtlượng hoạt động cho vay
Chương 2 : Thực trạng và chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa vànhỏ tại Vietcombank Huế
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa vànhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế (Vietcombank Huế)
Ghi chú: trong nội dung bài viết này hoạt động tín dụng được hiểu là hoạt động cho vay.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ
1.1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1.1 Khái niệm và tiêu chí xác định DNVVN
1.1.1.1 Doanh nghiệp
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau khi đề cập đến thuật ngữ doanhnghiệp tùy theo cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôixin giới thiệu một số định nghĩa phổ biến sau:
- Theo quan điểm luật pháp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản,
có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tế theo chế độ hạch toán độc lập, tự chịutrách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế trong phạm vi vốn đầu tư do doanh nghiệpquản lý và chịu sự quản lý của nhà nước bằng các loại luật và chính sách thực thi
- Theo quan điểm chức năng
Doanh nghiệp được định nghĩa như sau: "Doanh nghiệp là một đơn vị tổchức sản xuất mà tại đó người ta kết hợp các yếu tố sản xuất (có sự quan tâm giá cảcủa các yếu tố) khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trênthị trường những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh
lệch giữa giá bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy" (M.Francois Peroux).
- Theo quan điểm phát triển
"Doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất ra những của cải Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thành công, có lúc vượt qua những thời kỳ nguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng sản xuất, đôi khi tiêu
vong do gặp phải những khó khăn không vượt qua được" (Kinh tế doanh
nghiệp - D.Larua.A Caillat)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 13- Theo quan điểm hệ thống
Doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các bộ phận được tổ chức, có tác độngqua lại và theo đuổi cùng một mục tiêu Các bộ phận tập hợp trong doanh nghiệpbao gồm 4 phân hệ sau: sản xuất, thương mại, tổ chức, nhân sự
- Theo luật doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giaodịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật, nhằm mục đíchthực hiện các hoạt động kinh doanh (Luật doanh nghiệp - kỳ họp thứ 8 QH Khóa
XI - thông qua ngày 29/11/2005, Lệnh của Chủ tịch nước công bố ngày 12/12/2005;
có hiệu lực ngày 01/07/2006)
Từ định nghĩa này ta thấy một doanh nghiệp phải hội đủ những điều kiện sau:+ Phải là một tổ chức kinh tế (hạch toán kinh tế, tiết kiệm, xử lý các quan hệkinh tế)
+ Doanh nghiệp phải có tên riêng, không trùng hoặc gây nhầm lẫn với têncủa doanh nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh Tên của doanh nghiệp phải đảm bảotheo yêu cầu quy định của Luật Doanh nghiệp 2005
+ Doanh nghiệp phải có tài sản
+ Có trụ sở giao dịch ổn định, tức là phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địachỉ cụ thể bao gồm số nhà; tên đường/thôn; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thànhphố; tỉnh/ thành phố (trực thuộc trung ương); số điện thoại; fax
+ Phải đăng ký kinh doanh trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền
+ Phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
Dưới những góc nhìn khác nhau sẽ có nhiều quan điểm về doanh nghiệp.Song, các quan điểm về doanh nghiệp đều có những điểm chung, nếu tổng hợp lạivới tầm nhìn bao quát trên phương diện tổ chức quản lý cho thấy một doanh nghiệpđược cấu thành bởi những yếu tố sau đây:
Yếu tố tổ chức: một tập hợp các bộ phận chuyên môn hóa nhằm thực hiện
các chức năng quản lý như các bộ phận sản xuất, bộ phận thương mại, bộ phậnhành chính
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 14Yếu tố sản xuất: các nguồn lực lao động, vốn, vật tư, thông tin.
Yếu tố trao đổi: những dịch vụ thương mại - mua các yếu tố đầu vào, bán sản
phẩm sao cho có lợi ở đầu ra
Yếu tố phân phối: thanh toán cho các yếu tố sản xuất, làm nghĩa vụ nhà
nước, trích lập quỹ và tính cho hoạt động tương lai của doanh nghiệp bằng khoảnlợi nhuận thu được
Từ cách nhìn nhận như trên có thể phát biểu về định nghĩa doanh nghiệp như
sau: Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện
tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp
lý các mục tiêu xã hội.
1.1.1.2 Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)
DNVVN là những cơ sở sản xuất - kinh doanh có tư cách pháp nhân, kinhdoanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhấtđịnh tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong
Ở Việt Nam, vấn đề này được giải quyết tạm thời bằng công văn số KTN ban hành ngày 20/06/1998 của Chính phủ Việt Nam, theo đó DNVVN là DN
681/CP-có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người.Tiêu chí này được xác định nhằm tạo ra quy ước hành chính để phục vụ cho việcxây dựng cơ chế chính sách
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 15Tiếp theo đó, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Thủ tướngChính phủ đưa ra định nghĩa chính thức về doanh nghiệp vừa và nhỏ, đó là: "Doanhnghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanhtheo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng và số lao độngtrung bình hàng năm không quá 300 người".
Gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày30/06/2009 đưa ra định nghĩa mới nhất về DNVVN như sau:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theoquy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổngnguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cânđối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn làtiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Phân loại DNVVN theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 Quy mô
Khu vực
DN siêu
Lao động (người)
Tổng nguồn vốn (tỷ đồng)
Lao động (người)
Tổng nguồn vốn (tỷ đồng)
Lao động (người)
I Nông, lâm
nghiệp và
thủy sản
10 ngườitrở xuống
20 tỷ đồngtrở xuống
trên 10người đến
200 người
trên 20 tỷđồng đến
100 tỷ đồng
trên 200người đến
20 tỷ đồngtrở xuống
trên 10người đến
200 người
trên 20 tỷđồng đến
100 tỷ đồng
trên 200người đến
300 ngườiIII Thương
mại và dịch
vụ
10 ngườitrở xuống
10 tỷ đồngtrở xuống
trên 10người đến
50 người
trên 10 tỷđồng đến 50
tỷ đồng
trên 50người đến
100 người
Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 161.1.1.3 Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong một nền kinh tế, nếu dựa vào quy mô hoạt động có thể chia doanhnghiệp thành hai loại: DN lớn, DNVVN Các DNVVN là loại hình phổ biến ở hầuhết các nước Tuy nhiên, không có một tiêu chuẩn chung cho việc phân định ranhgiới quy mô DN ở các nước Ở mỗi nước, tùy theo điều kiện phát triển kinh tế cụthể mà có cách xác định quy mô DNVVN trong từng giai đoạn Dù khác nhau ở tiêuthức phân chia nhưng nhìn chung, việc phân định quy mô doanh nghiệp trong nềnkinh tế phụ thuộc vào các yếu tố chính như: trình độ phát triển kinh tế của mộtnước, tính chất ngành nghề và điều kiện phát triển của từng vùng lãnh thổ nhất địnhhay mục đích phân loại doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định
a Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, trước năm 1998, chưa có một văn bản pháp luật chính thức nàoquy định cụ thể về tiêu chuẩn của DNVVN nên các Bộ, ngành và các tổ chức khácthường đặt ra tiêu thức để tự phân loại Ngày 20/06/1998 Thủ tướng Chính phủ quyđịnh tạm thời DNVVN với hai tiêu thức là vốn điều lệ (dưới 5 tỷ) và số lao độngtrung bình hàng năm (dưới 200 người) Với quy định này thì DNVVN tại Việt Namlúc đó bao gồm: các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp,các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, các hợptác xã thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã Việc định nghĩa này tuy là tạmthời nhưng đã có được một cơ sở rõ ràng cho việc xây dựng các chính sách hỗ trợ,trợ giúp của Chính phủ Và căn cứ vào định nghĩa này để đánh giá đầy đủ vai tròcủa DNVVN, nhìn nhận sự cống hiến tích cực của các doanh gia trong tiến trình
tăng trưởng của kinh tế đất nước [18].
Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ra đời là căn cứ tiếp theo để xác định đâu làDNVVN Theo Nghị định này thì một số doanh nghiệp được coi là DNVVN khi nó
có một trong hai chỉ tiêu sau: hoặc có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc có
số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người Căn cứ vào tình hình kinh
tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, từng vùng cùng với việc áp dụng một cáchlinh hoạt hai tiêu chí này thì việc xác định DNVVN sẽ được dễ dàng hơn Từ đó,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17các ngành; các địa phương có được cơ sở để xác định đúng vai trò địa vị của cácDNVVN trong nền kinh tế mà có được chính sách trợ giúp phát triển hợp lý Tuynhiên, hai tiêu chí này còn quá chung chung vì: lao động bình quân ở đây chưa được
rõ ràng là lao động thường xuyên hay lao động thời vụ, còn vốn đăng ký kinh doanhthì thực tế cho thấy có sự khác xa so với vốn thực tế đưa vào sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Vốn sản xuất kinh doanh có thể tăng lên qua các năm và vượtmức 10 tỷ nhưng vẫn được xếp vào loại DNVVN vì mức vốn đăng ký kinh doanh
ban đầu vẫn cố định như khi mới thành lập [8].
Hiện nay, để xác định được đâu là DNVVN thì căn cứ vào Nghị định số56/2009/NĐ-CP ban hành ngày 30/062009 của Chính phủ để xác định Nghị địnhnày vẫn căn cứ vào hai tiêu chí là quy mô tổng nguồn vốn (được xác định trongbảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) và số lao động bình quân năm nhưng đượcquy định rõ ràng cho từng khu vực cụ thể (khu vực nông; lâm nghiệp và thủy sản,khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực thương mại và dịch vụ) nên việc thamchiếu để xác định DNVVN sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn
b Ở một số nước trên thế giới
Từ bảng 2 cho thấy, tiêu chí để xác định DNVVN không có sự đồng nhấtgiữa các nền kinh tế của các nước trên thế giới Chính sự không đồng nhất trongtiêu chí xác định DNVVN của các nước trên thế giới cho chúng ta nhận thấy mộtđiều rằng, tùy theo từng điều kiện cụ thể của từng vùng lãnh thổ, của từng nền kinh
tế, của từng xã hội, của từng đất nước và của từng giai đoạn phát triển mà có tiêu
Năng lực sản xuất
Trang 18Nước Số lao
động Vốn đầu tư
Tổng tài sản Doanh thu
Năng lực sản xuất
Nguồn: Chiến lược cạnh tranh cho các DNVVN ở Việt Nam hiện nay
1.1.2 Đặc điểm và vai trò của DNVVN
1.1.2.1 Đặc điểm của DNVVN
a Một số ưu thế
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu thế vàhạn chế riêng Có thể thấy, doanh nghiệp vừa và nhỏ có những ưu thế chủ yếu sau đây:
Một là, doanh nghiệp vừa và nhỏ năng động, nhạy bén và dễ thích ứng với
sự thay đổi của thị trường
Đây là một ưu thế nổi trội của DNVVN Với quy mô vừa và nhỏ, bộ máyquản lý gọn nhẹ, DNVVN dễ dàng tìm kiếm và đáp ứng những yêu cầu có hạn trongnhững thị trường chuyên môn hóa Mặt khác, DNVVN thường có mối liên hệ trựctiếp với thị trường và người tiêu thụ nên có phản ứng nhanh nhạy với sự biến độngcủa thị trường Ngoài ra, với cơ sở vật chất kỹ thuật không lớn, DNVVN đổi mớilinh hoạt hơn, dễ dàng chuyển đổi sản xuất hoặc thu hẹp quy mô mà không gây ranhững hậu quả nặng nề cho xã hội Chính nhờ tính linh hoạt, khả năng thích ứng vớithị trường và chấp nhận rủi ro ở mức độ khá cao của mình mà loại hình DN này cóđược khả năng đổi mới, mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế và do đó, tự nó đãthể hiện được chức năng kinh tế to lớn đối với xã hội
Hai là, doanh nghiệp vừa và nhỏ được tạo lập dễ dàng, hoạt động có hiệu
quả với chi phí cố định thấp
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 19Nhờ ưu thế nhỏ gọn, năng động, dễ quản lý, không cần nhiều vốn, cácDNVVN rất linh hoạt trong việc học hỏi, phát triển và tránh những thiệt hại to lớn
do môi trường khách quan tác động lên Mặt khác, một số doanh nghiệp vừa và nhỏđược thành lập mang tính gia đình, bạn bè nên khi gặp khó khăn, doanh nghiệp dễdàng tự hạ thấp tiền lương, cùng với tinh thần nỗ lực vượt bậc Những thuận lợi này
sẽ giúp cho DNVVN giảm được chi phí cố định, tận dụng lao động với giá thấp để
có thể hoạt động với hiệu quả cao hơn
Ba là, DNVVN tạo điều kiện duy trì tự do cạnh tranh.
Khác với doanh nghiệp lớn thì cần thị trường lớn, đòi hỏi phải có sự bảo hộcủa Chính phủ; DNVVN hoạt động với số lượng đông đảo và thường không có tìnhtrạng này Các DNVVN có tính tự chủ cao, dễ dàng và sẵn sàng chấp nhận tự docạnh tranh, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước Chính điều đó làm cho nềnkinh tế sôi động và thúc đẩy sự phát triển theo hướng bền vững, ổn định Đây là một
ưu thế quan trọng của DNVVN
Bốn là, DNVVN có thể phát huy được tiềm lực trong nước.
Thuận lợi của DNVVN là nắm bắt được những điều kiện cụ thể của đất nước
về tài nguyên, lao động Trong khi doanh nghiệp lớn, việc sử dụng nguyên liệu sẵn
có tại địa phương thường gặp khó khăn do trữ lượng thấp, không đảm bảo cho sảnxuất lớn thì ngược lại, các DNVVN rất có lợi thế trong việc tuyển dụng lao động vàtận dụng các tài nguyên, tư liệu sản xuất sẵn có tại địa phương, phát huy hết tiềmlực cho sản xuất kinh doanh
Năm là, DNVVN góp phần tạo lập sự phát triển cân bằng giữa các vùng
trong một quốc gia
Được tạo lập dễ dàng, DNVVN có thể phát triển rộng rãi ở mọi vùng lãnh thổ
và tạo ra những sản phẩm phong phú, đa dạng, đồng thời tạo ra sự phát triển cân bằnggiữa các vùng trong mỗi nước Thông thường, DNVVN cung ứng sản phẩm tại chỗ với95% sản phẩm tiêu thụ nội địa, mà chủ yếu là tiêu thụ trong vùng, khoảng 5% sảnphẩm dành cho xuất khẩu Như vậy, DNVVN thực sự góp phần đắc lực cho sự tăngtrưởng kinh tế, tạo ra sự công bằng và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20ro lớn và không đủ tài sản bảo đảm vốn vay Tiếp đến, với quy mô kinh doanhkhông lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng ít có khả năng huy động được vốntrên thị trường Vì vậy, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn ở trong tìnhtrạng thiếu vốn Điều đó khiến cho khả năng và hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp bị giới hạn, ngay cả khi có cơ hội kinh doanh rất tốt.
Hai là, DNVVN bị bất lợi trong việc mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị
và tiêu thụ sản phẩm Với quy mô kinh doanh không lớn, khả năng tài chính hạnhẹp, mua nguyên vật liệu với số lượng ít nên không được hưởng các khoản chiếtkhấu giảm giá
Trong trường hợp cần phải nhập máy móc, thiết bị và công nghệ của nướcngoài, doanh nghiệp vừa và nhỏ do thiếu thông tin và quan hệ thường phải thôngqua đại lý nên giá cả đắt hơn Bên cạnh đó, cũng do khả năng tài chính hạn hẹp,doanh nghiệp vừa và nhỏ khó thực hiện các chiến lược marketing và xúc tiếnthương mại nên khó tìm kiếm và phát triển thị trường ở trong và ngoài nước
Ba là, doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu thông tin, trình độ quản lý thường bị
hạn chế
Trong thời đại ngày nay, thông tin cũng là một đầu vào rất quan trọng củahoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, do khó khăn trong việc tiếp cận thông tinthị trường, công nghệ sản xuất và quản lý tiên tiến nên trình độ quản lý của đội ngũđiều hành trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng thường bị hạn chế
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21Bốn là, doanh nghiệp vừa và nhỏ ít có khả năng thu hút được các nhà quản
lý và lao động giỏi
Với quy mô sản xuất kinh doanh không lớn, sản phẩm tiêu thụ không nhiều,DNVVN khó có thể trả lương cao cho người lao động Cùng với sự thiếu vững chắctrong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có khả năng thuhút được những người lao động có trình độ cao trong sản xuất và quản lý, điều hành
Năm là, hoạt động của DNVVN thiếu vững chắc.
Mặc dù có ưu thế linh hoạt nhưng do khả năng tài chính hạn chế, khi có biếnđộng lớn trên thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ rơi vào tình trạng phá sản.Tuy nhiên, ở các nước có số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập mớiluôn lớn hơn số bị phá sản Điều đó không dẫn đến tình trạng xáo động lớn nền kinh
tế - xã hội và cũng phản ánh sức sống mãnh liệt của loại hình doanh nghiệp này.Cùng với những hạn chế nêu trên, trong quá trình hoạt động, DNVVN còn có thểnảy sinh một số tiêu cực như hiện tượng trốn thuế, buôn lậu, làm hàng giả, gây ônhiễm môi trường gây hậu quả cho xã hội
là doanh nghiệp dân doanh Đóng góp khoảng 26% tổng sản phẩm xã hội, 31% giátrị tổng sản lượng công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyểnhàng hoá Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng sản xuất của khu vực doanh nghiệp vừa vànhỏ cũng thường cao hơn so với các khu vực doanh nghiệp khác Nếu tính theodoanh thu của các doanh nghiệp cả nước, tỷ trọng doanh thu của khu vực doanhnghiệp vừa và nhỏ theo quy mô lao động (dưới 300 người) năm 2002 - 2004 là
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 2281,5% - 86,5% Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đóng góp lớnvào việc gia tăng sản lượng và tăng trưởng kinh tế Doanh nghiệp vừa và nhỏ đượccoi là xương sống của nền kinh tế APEC.
Thứ hai, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việc nhiều doanh
nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập tại các vùng nôngthôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa sẽ làm giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp vàtăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ Điều này sẽ giúp cho việc chuyển dịch
cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷtrọng ngành công nghiệp và dịch vụ
Thứ ba, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần xoá đói giảm nghèo Việt Nam là một nước đang phát triển, có mật độ dân số cao,
lực lượng lao động tăng nhanh, quy mô vốn tích luỹ nhỏ Vì vậy, phát triển doanhnghiệp vừa và nhỏ ở nước ta là một lựa chọn đúng đắn trên con đường công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các doanhnghiệp lớn trong việc tạo ra các công việc Tuy nhiên, thực tế cho thấy các doanhnghiệp vừa và nhỏ lại là những đối tượng tạo ra nhiều việc làm cho xã hội Sốdoanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể mới thành lập kết hợp với số doanh nghiệp
mở rộng quy mô và địa bàn kinh doanh trong gần 6 năm qua đã tạo thêm gần 2 triệuviệc làm mới, đưa tổng số lao động làm việc ở khu vực kinh tế tư nhân và hộ kinhdoanh cá thể lên đến khoảng 6 triệu người và chiếm khoảng 17% lực lượng laođộng Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở thành nguồn cung chủ yếu về việc làm mớicho người lao động
Thứ tư, làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Sự ra
đời của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế.Với sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực sẽlàm giảm tính độc quyền và buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, phảiliên tục đổi mới để có thể tồn tại và phát triển Bên cạnh đó, với tính linh hoạt củamình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ tạo sức ép cạnh tranh thậm chí với cáccông ty lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia Đồng thời, nhiều doanh nghiệp vừa và
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23nhỏ còn đóng vai trò là vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, thúc đẩy quá trình chuyênmôn hoá và phân công lao động trong sản xuất, làm tăng hiệu quả của chính cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như của doanh nghiệp hợp tác.
Thứ năm, đóng góp vào quá trình tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới Với
sự linh hoạt của mình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là người đi tiên phong trongviệc áp dụng các phát minh mới về công nghệ mới cũng như sáng kiến về kỹ thuật
Do áp lực cạnh tranh nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xuyên phải cải tiếncông nghệ, tạo sự khác biệt để có thể cạnh tranh thành công Mặc dù không tạo rađược những phát minh, sáng kiến mang tính đột phá nhưng nó là những tiền đề cho
sự thay đổi về công nghệ
Thứ sáu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng hợp tác với các doanh nghiệp lớn Quá trình thay đổi nhanh chóng về công nghệ trong những năm qua
cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá đãthúc đẩy sự hợp tác và kết hợp chặt chẽ giữa các cộng đồng doanh nghiệp: lớn, nhỏ
và vừa dưới nhiều hình thức khác nhau Thứ nhất là liên kết doanh nghiệp theo hìnhthức mạng lưới, thường được xây dựng trên cơ sở chuyên môn hoá các công đoạncủa quá trình sản xuất kinh doanh bắt đầu từ khâu cung cấp nguyên vật liệu đầuvào, các giai đoạn của quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ, phân phối sản phẩm.Mạng lưới liên kết các doanh nghiệp từ quy mô nhỏ, vừa đến doanh nghiệp lớn thôngqua quan hệ trao đổi thông tin, quan hệ giao dịch thương mại, quan hệ thầu phụ côngnghiệp, quan hệ mạng lưới phân phối tiêu thụ hàng hoá…Thứ hai, liên kết doanhnghiệp theo hình thức cụm công nghiệp, khu công nghiệp Đây là hình thức liên kếtdựa trên yếu tố gần gũi về địa lý giữa các doanh nghiệp trong cùng một khu vực Thứ
ba là dạng liên kết dưới hình thức đối tác kinh doanh chiến lược Hình thức liên kếtnày tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao trình độ quản lý và pháttriển được năng lực công nghệ
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn là tiền đề tạo ra các doanh nghiệp lớn,đồng thời làm lành mạnh môi trường đầu tư và kinh doanh Với những doanhnghiệp thành công, quy mô của doanh nghiệp sẽ được mở rộng và nhiều doanh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24nghiệp trong số này dần dần trở thành doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế.Ngoài ra với số lượng lớn, rào cản tham gia thị trường không lớn thì sẽ luôn cónhiều doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường, đồng thời cũng có nhiều doanhnghiệp sẽ bị phá sản do hoạt động kinh doanh không hiệu quả Đối với doanhnghiệp quy mô nhỏ thì việc rút lui sẽ không gây tác động đến nền kinh tế, nhưng đốivới doanh nghiệp lớn hay một tập đoàn thì việc rút lui này lại có tác động rất lớn, cả
về mặt kinh tế và xã hội
Ngoài ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn là tiền đề để tạo ra một môi trường văn hoá kinh doanh mang tính kinh tế thị trường, tạo ra những nhà kinh doanh giỏi Đây là điều rất cần thiết đối với Việt Nam hiện nay Chúng ta đã
ở trong giai đoạn kinh tế kế hoạch hoá tập trung khá lâu, vì thế môi trường vănhoá kinh doanh mang tính thị trường gần như không tồn tại, hoặc không có cơ hộiphát triển, đội ngũ doanh nhân giỏi, có khả năng điều hành các doanh nghiệp trongđiều kiện quốc tế hoá và hội nhập kinh tế quốc tế rất hạn chế Vì vậy, việc tạo ramột môi trường văn hoá kinh doanh mang tính thị trường cũng như một đội ngũcác nhà kinh doanh giỏi là điều kiện cực kỳ quan trọng để Việt Nam có thể hội
nhập thành công [31].
1.2 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.2.1 Khái niệm, vai trò và các hình thức tín dụng
1.2.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngânhàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung :+ Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sửdụng
+ Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hoặc có thời hạn
+ Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí
Cơ sở khách quan của sự hình thành và phát triển tín dụng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 25- Do không trùng khớp giữa các chủ thể trong nền kinh tế về nhu cầu vốn
- Để tiết kiệm chi phí giao dịch
1.2.1.2.Vai trò của tín dụng ngân hàng
- Tín dụng ngân hàng có vai trò thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trong
xã hội, mở rộng cho mọi đối tượng trong xã hội, nó có thể xâm nhập vào các ngànhvới nhiều loại hình và quy mô hoạt động lớn, vừa và nhỏ, với các loại hình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân Tín dụng ngân hàng gắn liền với hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cá thể, góp phần nâng caochất lượng đời sống của người lao động
- Tín dụng ngân hàng có tác dụng đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế,cung ứng vốn với số lượng lớn, với nhiều thời hạn khác nhau, nhờ đó giúp các doanhnghiệp cũng như cá thể không những có vốn để kinh doanh, mà còn có vốn để mở rộngđầu tư, đổi mới thiết bị, nhằm nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh
- Hoạt động tín dụng ngân hàng còn có tác động và ảnh hưởng lớn đối vớitình hình lưu thông tiền tệ của đất nước, nhờ hoạt động tín dụng ngân hàng mà vốntiền tệ của xã hội được huy động và sử dụng tối đa cho nhu cầu phát triển kinh tế;
nó vừa có tác dụng đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, vừa làm cho các chu chuyểnvốn tiền tệ được tập trung phần lớn thông qua hệ thống ngân hàng Đây là nhữngđiều kiện quan trọng để ổn định lưu thông tiền tệ và giá cả thị trường
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 261.2.1.3 Các hình thức tín dụng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các NHTM hiện nay luôn nghiên cứu
và đưa ra các hình thức tín dụng khác nhau, để có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhucầu vốn cho quá trình sản xuất và tái sản xuất, từ đó đa dạng hóa các danh mục đầu
tư, mở rộng tín dụng, thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro Tùy theocách tiếp cận mà người ta chia tín dụng ngân hàng thành nhiều loại khác nhau:
* Căn cứ vào thời hạn cho vay:
- Tín dụng ngắn hạn: là lọai tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng (1 năm).Tín dụng ngắn hạn thường được sử dụng để cho vay bổ sung vốn lưu động và cácnhu cầu thiếu hụt tạm thời về vốn của các chủ thể vay vốn
- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm, tíndụng trung hạn thường được sử dụng để cho vay sửa chữa, cải tạo tài sản cố định,các nhu cầu mua sắm tài sản cố định… có thời gian thu hồi vốn nhanh hoặc các nhucầu thiếu hụt vốn nhưng có thời hạn hoàn vốn trên một năm
- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 5 năm, tín dụng dài hạnthường được sử dụng để cho vay các nhu cầu mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơbản … có thời gian thu hồi vốn lâu (thơi gian hoàn vốn vay trên 5 năm)
* Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay:
- Tín dụng cho sản xuất, lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng được cung cấpcho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốntrong quá trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hoặcđáp ứng nhu cầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh tế
- Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được sử dụng để cho vay các nhu cầutiêu dùng Loại tín dụng này thường được sử dụng để cho vay cá nhân, đáp ứngcho nhu cầu phục vụ đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồn thu nhập của cánhân vay vốn
* Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
- Tín dụng có bảo đảm bằng tài sản: là loại tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả
nợ của chủ thể vay vốn được bảo đảm bằng tài sản của chủ thể vay vốn, tài sản hìnhthành từ vốn vay hoặc bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 27- Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản: là loại tín dụng không có tài sảnthế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh; mà việc cho vay này do chính các tổ chức tíndụng lựa chọn dựa trên cơ sở các phương án vay vốn hiệu quả, khả thi và dựa vào độtín nhiệm, uy tín trong quan hệ tín dụng của khách hàng
* Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn:
- Tín dụng vốn lưu động: được cung cấp để bổ sung vốn lưu động cho cácthành phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với ngân hàng
- Tín dụng vốn cố định: cho vay để hình thành nên tài sản cố định cho cácthành phần kinh tế có quan hệ tín dụng với ngân hàng
1.2.2 Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phảnánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội Do tính phức tạp của nó nênhiện nay có rất nhiều các quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm Mỗi kháiniệm đều có những cơ sở khoa học và nhằm giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụnhất định trong thực tế Đứng trên các góc độ khác nhau và tùy theo mục tiêu,nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh các doanh nghiệp có thể đưa ra những quan niệm vềchất lượng xuất phát từ người sản xuất, người tiêu dùng, từ sản phẩm hay từ đòi hỏi
Quan điểm xuất phát từ sản phẩm cho rằng chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó Chẳng hạn, theo quan niệm của
Liên Xô (cũ) thì: “Chất lượng sản phẩm là tập hợp những tính chất của sản phẩm
chế định tính thích hợp của sản phẩm để thoả mãn những nhu cầu xác định phù hợp với công dụng của nó”, hoặc một định nghĩa khác: “Chất lượng là một hệ thống
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 28đặc trưng nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được, những thông số này lấy ngay trong sản phẩm đó hoặc giá trị sử dụng của nó” Quan niệm này đã đồng nghĩa chất lượng sản phẩm với số lượng các
thuộc tính hữu ích của sản phẩm Tuy nhiên, sản phẩm có thể có nhiều thuộc tínhhữu ích nhưng không được người tiêu dùng đánh giá cao
Theo quan niệm của các nhà sản xuất thì chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã
được xác định trước [34].
Trong nền kinh tế thị trường, người ta đưa ra rất nhiều quan niệm khác nhau
về chất lượng sản phẩm Những khái niệm chất lượng này xuất phát và gắn bó chặtchẽ với các yếu tố cơ bản của thị trường như nhu cầu, cạnh tranh, giá cả,…
Theo Hiệp hội tiêu chuẩn Pháp thì chất lượng là năng lực của một sản phẩm
hoặc một dịch vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng Còn theo
Philip Crosby - một chuyên gia hàng đầu của Mỹ về quản lý chất lượng thì “Chất
lượng là sự phù hợp với yêu cầu”, yêu cầu ở đây là yêu cầu của người tiêu dùng và
người sản xuất
Theo tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO đã đưa
ra định nghĩa chất lượng như sau: “Chất lượng là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc
trưng của nó, thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong những biểu hiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn”.
Trên cơ sở các quan niệm chất lượng ở trên ta có thể hiểu chất lượng cho vay
ngân hàng như sau: Chất lượng cho vay ngân hàng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng trong quan hệ vay vốn, đảm bảo an toàn hay hạn chế rủi ro về vốn, tăng lợi nhuận của ngân hàng, phù hợp và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội [20].
- Xét trên góc độ hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì chất lượng cho vay
là khoản vay đó được bảo đảm an toàn, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chínhsách tín dụng của ngân hàng, hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn, đem lại lợi nhuậncho ngân hàng với chi phí nghiệp vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 29trên thị trường, làm lành mạnh các quan hệ kinh tế, phục vụ tăng trưởng và pháttriển của ngân hàng.
- Xét trên góc độ lợi ích của khách hàng thì khoản vay có chất lượng là phùhợp với mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục tíndụng đơn giản, thuận tiện, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo đượcnguyên tắc tín dụng
- Đối với nền kinh tế, khoản vay có chất lượng phải hỗ trợ cho hoạt động kinhdoanh, tiêu dùng hợp pháp, góp phần phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá, giảiquyết công ăn việc làm, xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, khai thác khảnăng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn cho sảnxuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế
1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay của Ngân hàng Thương mại
Có rất nhiều hệ thống chỉ tiêu để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay củamột NHTM Tuy vậy, căn cứ vào nguồn lực của từng NHTM (con người, vốn, côngnghệ) và đặc thù của nền kinh tế - xã hội từng địa phương để đưa ra hệ thống chỉtiêu đánh giá phù hợp Qua nghiên cứu các quy định của NHNN Việt Nam và thực
tế hoạt động cho vay của các NHTM trong giai đoạn đầu hội nhập hiện nay, trên cơ
sở đánh giá thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế (Vietcombank Huế) để đưa ra cácgiải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khả thi; tác giả tập trung vào cácchỉ tiêu phân tích và đánh giá như sau:
a Các chỉ tiêu định lượng
a.1 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của NHTM ở mộtthời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm Chỉ tiêu này đượctính theo công thức dưới đây:
Trang 30* Khái niệm nợ xấu:
Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu nợ quá hạn thì chưa đánh giá chính xác về chấtlượng tín dụng của các ngân hàng Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam “V/v Ban hành quy định
về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD” đã đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng của các
TCTD Theo Quyết định 493 thì nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo cách phânloại nợ dưới đây
Chỉ tiêu này phản ánh nợ xấu của một ngân hàng, tỷ lệ này càng thấp càng tốt Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn Mức giới hạn này ở mỗi nước là khác nhau, riêng ở Việt Nam hiện nay chấp nhận tỷ lệ là 5%.
* Cách phân loại nợ :
Theo Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 (có hiệu lựcngày 17/03/2005) của Thống đốc NHNN VN về việc sửa đổi, bổ sung một số điềucủa quy chế cho vay của TCTD; đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định
số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 quy định lại cách phân loại nợ quá hạnnhư sau:
- Toàn bộ số dư nợ gốc của khách hàng có khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợhoặc gia hạn nợ vay được coi là nợ quá hạn
- Trong đó điều chỉnh kỳ hạn nợ là việc ngân hàng chấp thuận thay đổi kỳ hạntrả nợ gốc và/hoặc lãi vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thoả thuận tại HĐTD;gia hạn nợ vay là việc ngân hàng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả
nợ gốc và/hoặc lãi vay vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận trong HĐTD
- Chất lượng cho vay được thể hiện là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ.Chỉ tiêu này được tính theo công thức dưới đây:
Trang 31Việc phân loại nợ quá hạn theo Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN đã cónhiều thay đổi nhưng việc phân loại nợ quá hạn vẫn còn dựa vào tiêu chí thời gianquá hạn của khoản vay chứ chưa tính đến tiêu chí rủi ro của khoản vay nên chưaphản ảnh chính xác chất lượng của hoạt động tín dụng.
Theo Quyết định số: 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “V/v Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập
và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định
về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005” thì dư nợ của các tổ chức tín dụng được chia làm 05
nhóm, cụ thể:
- Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đủ cả gốc
và lãi đúng thời hạn; Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánhgiá là có khả năng thu hồi đầu đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãiđúng thời hạn còn lại; Các khoản nợ của khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo
kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng 01 năm đối với các khoản nợ trung
và dài hạn, 03 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và các kỳ hạn tiếp theo đượcđánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc, lãi đúng hạn theo thời hạn đã được cơcấu lại thì phân loại vào nợ nhóm 1
Trường hợp một khách hàng có nợ cơ cấu lại bao gồm nợ ngắn hạn và nợtrung, dài hạn thì chỉ xem xét đưa vào nợ nhóm 1 khi khách hàng đã trả đầy đủ (nợngắn hạn và nợ trung, dài hạn) cả gốc và lãi số nợ đã được cơ cấu lại trong thời gianquy định trên, đồng thời các kỳ hạn tiếp theo được đánh giá là có khả năng trả đầy
đủ nợ gốc, lãi đúng hạn đã được cơ cấu lại…
- Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh kỳhạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụngphải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳhạn được điều chỉnh lần đầu).
- Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại cóthời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loạivào nhóm 2; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khảnăng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng
- Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:
Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả
nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ
cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
- Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợlần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợđược cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trởlên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý
- Phân loại nợ và trích lập dự phòng:
Các khoản nợ nếu có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của của kháchhàng bị suy giảm thì phải phải tính một cách chính xác, minh bạch để phân loại nợvào các nhóm nợ phù hợp với mức độ rủi ro, cụ thể:
+ Nhóm 2: Các khoản nợ tổn thất tối đa 5% giá trị nợ gốc
+ Nhóm 3: Các khoản nợ tổn thất từ trên 5%-20 % giá trị nợ gốc
+ Nhóm 4: Các khoản nợ tổn thất từ trên 20% - 50% giá trị nợ gốc
+ Nhóm 5: Các khoản nợ tổn thất trên 50% giá trị nợ gốc
Việc phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 33Nam vừa dựa vào tiêu chí thời gian quá hạn của khoản vay, vừa dựa vào tiêu chí rủi ro của khoản vay đã làm cho các ngân hàng phải đánh giá lại thực sự các khoản nợ đã cho khách hàng vay và có thể đánh giá chính xác hơn về chất lượng tín dụng của các ngân hàng
a.2 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn:
Chỉ tiêu này được tính theo công thức dưới đây:
Hiệu quả sử dụng vốn =
Tổng dư nợTổng vốn huy độngChỉ tiêu này giúp các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàngvới khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huyđộng Thông thường, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ ngân hàng sử dụng nhiều vốnhuy động và hoạt động của ngân hàng sẽ hiệu quả hơn, điều này sẽ không đúng.Vậy tỷ lệ này lớn tốt hay nhỏ tốt? Chúng ta chưa thể khẳng định được, bởi nếu vốnhuy động thấp hơn số tiền cho vay thì ngân hàng phải tìm kiếm nguồn vốn có chiphí cao hơn, còn nếu vốn huy động cao hơn dư nợ cho vay thì ngân hàng sẽ rơi vàotình trạng thừa vốn Do đó, chỉ tiêu này chỉ mang tính tương đối giúp chúng ta sosánh khả năng cho vay và huy động vốn của một ngân hàng
a.3 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:
Được xác định bằng doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân của một NHTMtrong thời gian nhất định, thường là một năm Chỉ tiêu này được tính theo công thức:
Vòng quay vốn tín dụng =
Doanh số thu nợ
Dư nợ bình quânĐây là chỉ tiêu phản ánh số vòng chu chuyển của vốn vay (thường là 1 năm).Chỉ tiêu này càng tăng thì tính tổ chức, quản lý tín dụng càng tốt, chất lượng chovay càng cao Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ phản ánh một cách tương đối, vì nếu mộtNHTM này cho vay các doanh nghiệp sản xuất chiếm tỷ trọng lớn dư nợ, thì chỉtiêu này thấp hơn NHTM khác cho vay các doanh nghiệp thương mại Như vậy,không vì thế mà chất lượng cho vay của NHTM này kém hơn Từ thực tế trên, để cónhận xét tương đối chính xác về chất lượng tín dụng thì các tiêu thức tính toán phải
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 34thống nhất, vòng quay tín dụng phải tính toán cho từng loại vay, thời hạn vay vàtừng đối tượng vay cụ thể.
a.4 Chỉ tiêu lợi nhuận:
Chỉ tiêu này được tính theo công thức:
Lợi
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
Tổng dư nợ tín dụngLợi nhuận từ hoạt động tín dụng của NHTM thường chiếm trên 70% tổng lợinhuận của NHTM Nếu lợi nhuận của một ngân hàng nào đó tăng lên hàng năm,điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng được nâng lên Chỉ tiêu này phản ánh khảnăng sinh lời của tín dụng Lợi nhuận ở đây phản ánh chênh lệch giữa chi phí đầuvào (lãi suất huy động) và thu lãi đầu ra
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn tín dụng, một khoản tín dụngngắn hạn hay dài hạn không thể xem là có chất lượng cao nếu nó không đem lại lợinhuận cho ngân hàng Chỉ tiêu này cao chứng tỏ các khoản cho vay của ngân hàngsinh lời và ngược lại chỉ tiêu này thấp chứng tỏ các khoản vay không sinh lời, đồngnghĩa với chất lượng tín dụng chưa tốt Đánh giá chất lượng khoản tín dụng trên cơ sởcăn cứ vào lợi nhuận thu được của các NHTM, đây cũng là chỉ tiêu tương đối vì nóphụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chính sách lãi suất, chính sách khách hàng…
Thông thường trong hoạt động ngân hàng, nếu chất lượng tín dụng tốt, tỷ lệ
nợ xấu thấp thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng sẽ cao hơn khi cùng một mức dư nợ
so với các ngân hàng khác
b Các chỉ tiêu định tính
Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng, các chỉ tiêu định tính thường được Ngânhàng Vietcombank dùng để kiểm tra, đánh giá xếp hạng tín dụng các chi nhánh
(trên cơ sở phân loại rủi ro ở 3 cấp độ: thấp, trung bình và cao), bao gồm: phân
công phân nhiệm; cơ cấu nợ vay; quản lý cho vay (quản lý giải ngân, TSBĐ, kiểm tra sau cho vay, các khoản vay có liên quan); tính tuân thủ trong phê duyệt tín dụng; công tác thẩm định năng lực tài chính khách hàng và thẩm định dự án; quản
lý dữ liệu hệ thống; công tác xử lý nợ xấu; công tác lưu giữ hồ sơ tín dụng…
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35Hệ thống chỉ tiêu này còn là cơ sở để đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu:
- Hoạt động cho vay phải đảm bảo mục tiêu định hướng của ngân hàng trongngắn hạn cũng như trong dài hạn, đặc biệt là định hướng của ngân hàngVietcombank trong từng thời kỳ
- Hoạt động cho vay phải thực hiện đúng quy trình thủ tục, tuân thủ các nguyêntắc: sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả tiền vay đầy đủ và đúng hạn, có tài sản đảmbảo…Có như vậy mới đảm bảo tính chất pháp lý và an toàn cho ngân hàng
- Hoạt động cho vay phải linh hoạt, phù hợp với từng loại khách hàng…thực hiện tốt chính sách hỗ trợ khách hàng để nâng cao uy tín và sức cạnh tranhcủa ngân hàng
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với DNVVN
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của một ngân hàng, hoạt động tíndụng phát triển cũng kéo theo các hoạt động khác của ngân hàng phát triển Nângcao chất lượng tín dụng đã, đang, và sẽ là cái đích mà tất cả các ngân hàng thươngmại hướng tới Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Bên cạnh cácnhân tố từ chính ngân hàng, còn có những nhân tố từ khách hàng của ngân hàng vàcác nhân tố khách quan khác
1.2.3.1 Các nhân tố từ phía Ngân hàng
a Chính sách tín dụng của Ngân hàng
Chính sách tín dụng của là một trong những chính sách trong chiến lược kinhdoanh của doanh nghiệp Đó là yếu tố đầu tiên tác động dến việc cung ứng vốn chonền kinh tế
Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạtđộng tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng.Chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suấtcho vay và mức lệ phí, các loại cho vay được thực hiện Các điều khoản của chínhsách tín dụng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như các điều kiệnkinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của ngân hàng Nhà nước, khả năng về vốncủa ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng Khi các yếu tố này thay đổi,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 36chính sách tín dụng cũng thay đổi theo Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng có thểđưa ra các chính sách khác nhau cho phù hợp Ví dụ như với các khách hàng có uytín với ngân hàng thì ngân hàng có thể cho vay không có tài sản đảm bảo, có hạnmức cao hơn, lãi suất ưu đãi hơn; còn đối với các khách hàng khác, việc có tài sảnđảm bảo là cần thiết.
Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khảnăng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phương pháp,đường lối chính sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội Điều đó cũng cónghĩa chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngânhàng thương mại có đúng đắn hay không Bất cứ Ngân hàng nào muốn có chấtlượng tín dụng tốt cũng đều phải có chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với thực
tế của ngân hàng cũng như của thị trường
b Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bướctiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng Nóbao gồm các bước bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra trongquá trình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ
Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng (khách hàngnhập hồ sơ vay vốn ) Bao gồm 3 giai đoạn: khai thác và tìm kiếm khách hàng;hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và thành lập hồ sơ vay; phân tích thẩmđịnh khách hàng và phương án, dự án vay vốn Chất lượng tín dụng tuỳ thuộc nhiềuvào chất lượng công tác thẩm định và quy định về điều kiện, thủ tục cho vay củatừng ngân hàng thương mại
Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay giúp cho ngân hàng nắm được diễn biếncủa khoản tín dụng đã cung cấp cho khách hàng để có những hành động điều chỉnhcan thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra Việc lựa chọn và ápdụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập được một hệ thống phòng ngừahữu hiệu, giảm rủi ro tín dụng, nói cách khác sẽ nâng cao chất lượng tín dụng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 37Thu hồi và giải quyết nợ là khâu quyết định đến chất lượng tín dụng Sựnhạy bén của ngân hàng trong việc kịp thời phát hiện những biểu hiện bất lợi xảy rađối với khách hàng cũng như những biện pháp xử lý kịp thời, tư vấn cho kháchhàng sẽ giảm thiểu được những khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác dụng tích cựcđối với hoạt động tín dụng.
Đồng thời với các bước trong quy trình tín dụng là công tác thu thập thôngtin Thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khả năng phòngchống rủi ro tín dụng càng tốt Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ rất nhiềunguồn: từ trung tâm tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, từ phòng thông tin tín dụngcủa các ngân hàng thương mại, qua báo chí, các tổ chức nghề nghiệp, qua việc cán
bộ tín dụng trực tiếp thu thập tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng, qua báocáo tài chính của khách hàng
Quy trình tín dụng của ngân hàng thương mại không mang tính cứng nhắc.Đối với mỗi khách hàng khác nhau, ngân hàng có thể chủ động, linh hoạt,thực hiệncác bước trong quy trình tín dụng cho phù hợp Ví dụ như đối với các dự án lớn,bước phân tích là rất quan trọng Thậm chí có trường hợp quá phức tạp, ngân hàngphải thành lập tổ thẩm định riêng Đối với những món vay tiêu dùng, việc giám sátmục đích sử dụng vốn cần được chú trọng nhiều hơn
Trang 38nói riêng Sỡ dĩ như vậy là vì cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọikhâu của quy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng.
Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thầntrách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của công tác tíndụng Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, có kinh nghiệmđánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định được tính chân thực của các báocáo taì chính, phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng (như sửa chữabáo cáo tài chính, lập hồ sơ thế chấp giả, dùng một tài sản thế chấp đi vay ở nhiềunơi ) từ đó phân tích được khả năng quản lý và năng lực thực sự của khách hàng đểquyết định có cho vay hay không
Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môitrưòng kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, sự thay đổi của thịtrường…dự đoán trước được những biến động có thể xẩy ra từ đó tư vấn lại chokhách hàng xây dựng lại phương án kinh doanh cho phù hợp
e Kiểm soát nội bộ
Thông qua kiểm soát nội bộ giúp cho nhà lãnh đạo ngân hàng nắm được tìnhhình hoạt động kinh doanh đang diễn ra; phát hiện những thuận lợi, khó khăn, saitrái từ đó đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời
Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành những quy định, thể lệ,chính sách và mức độ phát hiện kịp thời các sai sót cũng nguyên nhân dẫn đếnnhững lệch lạc trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng
f Tình hình huy động vốn
Tình hình huy động vốn ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.Vốn huy độngngắn hạn là nguồn chủ yếu để cho vay ngắn hạn, vốn huy động trung dài hạn lànguồn chủ yếu để cho vay trung dài hạn Vốn huy động càng lớn, ngân hàng thươngmại càng có khả năng cho vay, mở rộng hoạt động tín dụng Nếu ở ngân hàngkhông có sự phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn huy động và cho vay mà không dự kiếndược nguồn bù đắp thì rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 391.2.3.2 Các nhân tố từ phía khách hàng
Khách hàng là người lập phương án, dự án xin vay và sau khi được ngânhàng chấp nhận, khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh Vìvậy, khách hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
Nếu khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng đối tượng kinh doanh,không đúng với phương án, mục dích khi xin vay thì sẽ không trả được nợ dúng hạn
c Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng
Rủi ro là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những biến cố (sự kiện) xảy ra ngoàimong muốn và đem lại hậu quả xấu Rủi ro trong kinh doanh là một yếu tố tất yếunhư người ta thường nói” rủi ro là người bạn đồng hành của kinh doanh” Rủi rophát sinh muôn màu muôn vẻ và là hệ quả của những nhân tố chủ quan hay kháchquan, nhưng chủ yếu là những nhân tố khách quan ngoài dự đoán của doanh nghiệp
Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro phát sinh dưới nhiều hình thái khác nhau:
do thiên tai, hoả hoạn, do năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém, là nạn nhân của sự
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 40thay đổi chính sách của nhà nước, do bị lừa đảo, trộm cắp…Ví dụ như giá bánnguyên vật liệu tăng vọt nhưng giá bán sản phẩm không thay đổi sẽ làm lợi nhuậncủa doanh nghiệp giảm, ảnh hưởng đến việc trả nợ Ngân hàng Nếu doanh nghiệptăng giá bán sản phẩm lên thì sẽ bị khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, khả năngthu hồi vốn chậm, dễ dàng vi phạm việc trả nợ Ngân hàng về mặt thời hạn.
d Tài sản đảm bảo
Quyền sở hữu tài sản là một trong những tiêu chuẩn để được cấp tín dụng (cóthể là tài sản đảm bảo hoặc tín chấp) Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều tài sản củacác pháp nhân và cá nhân không có giấy chứng nhận sỡ hữu Tài sản cố định phầnlớn là nhà xưởng, máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ tiêu chuẩn thế chấp Trongkhi đó nhu cầu vay vốn ngân hàng là rất lớn Như vậy nếu cho vay theo đúng chế độthì hầu hết các doanh nghiệp không đủ điều kiện để cho vay hoặc được cho vaynhưng không đáng kể
e Sự không theo kịp với quá trình đổi mới
Nhiều doanh nghiệp nhà nước thường có thói quen dựa dẫm trông chờ vàonhà nước Vốn tự có của họ ít nhưng lại được giao những nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh lớn Hơn nữa, do đã quen với kiểu làm ăn bao cấp nên khi chuyển sang cơchế thị trường tự hạch toán kinh doanh, họ vay vốn ngân hàng để kinh doanh nhưngkhi thua lỗ vẫn trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước như trước đây Điều này ảnhhưởng đến chất lượng tín dụng, đặc biệt là chất lượng tín dụng trung dài hạn
1.2.3.3 Các nhân tố khác
a Môi trường kinh tế
Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ biệnchứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạt động kinh tế nào
đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của sẽ tạo một môi trườngpháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao
b Môi trường xã hội
Quan hệ tín dụng được thực hiện trên cơ sở lòng tin Nó là cầu nối giữa ngân hàng
và khách hàng Đạo đức xã hội ảnh hưởng tói chất lượng tín dụng Trong trường
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ