Tuy nhiên, trong bối cảnh mới Công ty vẫn còn một số hạn chế như hiệu quả kinhdoanh chưa thật cao, đang chịu áp lực cạnh tranh lớn của một số doanh nghiệp xây dựngkhác, đặc biệt là trong
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quá trình đổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấpsang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa buộc các doanh nghiệp phải đốimặt với sự cạnh tranh hết sức gay gắt Sự thay đổi cơ chế này đã làm cho không ít doanhnghiệp gặp khó khăn, lúng túng trong sản xuất và kinh doanh Tuy nhiên, cũng có không ítdoanh nghiệp đã tìm được những hướng đi đúng đắn, đạt được hiệu quả kinh doanh cao,đứng vững và không ngừng phát triển
Xây dựng giao thông là một lĩnh vực công nghiệp đặc thù Khác với các lĩnh vựckhác, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng diễn ra chủ yếu thông qua hình thức đấuthầu do các chủ đầu tư tổ chức Từ khi Nhà nước ban hành "Qui chế đấu thầu" rồi đến “Luậtđấu thầu”, Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2008 hướng dẫn thi hànhLuật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng, thì đấu thầu xây dựnggiao thông thực sự trở thành một lĩnh vực cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các doanh nghiệpxây dựng Chính vì vậy, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng giaothông luôn là sự quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp xây dựng
Công ty TNHH XDTH Trường Thịnh là một doanh nghiệp với nhiều ngành nghềSXKD khác nhau, trong đó ngành sản xuất kinh doanh chủ đạo mang lại doanh thu và lợinhuận cao nhất của Công ty là lĩnh vực Xây dựng các Công trình Giao thông Công ty làmột trong những doanh nghiệp xây dựng ra đời sớm và có qui mô lớn trên địa bàn QuảngBình
Tuy nhiên, trong bối cảnh mới Công ty vẫn còn một số hạn chế như hiệu quả kinhdoanh chưa thật cao, đang chịu áp lực cạnh tranh lớn của một số doanh nghiệp xây dựngkhác, đặc biệt là trong lĩnh vực cạnh tranh đấu thầu xây dựng giao thông
Vì vậy, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu có một vai trò hết sức quantrọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công và phát triển của Công ty
Xuất phát từ nhận thức trên, là một cán bộ nhiều năm công tác ở Công ty tôi đãchọn đề tài "Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng giao thông của Công ty TNHH XDTH Trường Thịnh" làm luận văn thạc s của mình.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 22.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và phân tích thực trạng về cạnh tranh đấuthầu xây dựng giao thông của Công ty, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh đấu thầu XDGT của Công ty TNHH XDTH Trường Thịnh
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đấu thầu, năng lực đấu thầu xây dựng vàcạnh tranh đấu thầu của các doanh nhiệp xây dựng;
- Phân tích thực trạng họat động và năng lực cạnh tranh đấu thầu XDGT của Công ty;
- Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đấuthầu XDGT của Công ty TNHH XDTH Trường Thịnh
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp thu thập tài liệu
- Đối với tài liệu thứ cấp: Được thu thập từ các báo cáo kế toán, báo cáo tổng kết hàngnăm, số liệu, thông tin của Công ty TNHH XDTH Trường Thịnh, các chủ đầu tư, Ban quản lý
dự án XDGT, các Công ty tư vấn XDGT, …
- Đối với tài liệu sơ cấp: Điều tra từ các đối tượng là cán bộ, công nhân viên của Công
ty, các chuyên gia làm việc tại các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án XDGT, các Công ty Tưvấn Xây dựng Giao thông theo phương pháp phát phiếu điều tra lấy ý kiến
3.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tổ để hệ thống hóa tài liệu điều tra và việc xử lý
số liệu được tiến hành trên máy tính với phần mềm SPSS
3.3 Phương pháp phân tích
- Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế và phân tích kinhdoanh như: thống kê mô tả, phương pháp phân tích nhân tố, kiểm định so sánh giá trị trungbình, các phương pháp thống kê toán khác để phân tích, đánh giá và kiểm định độ tin cậy,mức ý nghĩa thống kê của các mối liên hệ đối với năng lực cạnh tranh đấu thầu XDGT củaCông ty từ số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp (điều tra, xử lý);
- Sử dụng các phương pháp hệ thống và phương pháp chuyên gia để đánh giá thựctrạng các nhân tố, những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh đấuthầu XDGT
Tất cả các phương pháp trên đều dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biệnchứng và phương pháp tiếp cận lịch sử cụ thể; xem xét đối tượng nghiên cứu theo quanđiểm toàn diện, phát triển và hệ thống
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 34 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng và nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh đấu thầu XDGT và các giải phápnâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu XDGT của Công ty TNHH XDTH Trường Thịnh
Đối tượng tiếp cận của đề tài luận văn là cán bộ, công nhân viên Công ty, các chuyêngia thuộc Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án XDGT, các Công ty Tư vấn XDGT và một sốCông ty đối thủ cạnh tranh cùng ngành
1.1 ĐẤU THẦU XÂY DỰNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
1.1.1 Một số khái niệm liên quan trong đấu thầu xây dựng
Theo từ điển Tiếng Việt 1998 thì đấu thầu được giải thích là việc “đọ công khai, ainhận làm, ai nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc được bán”.[39]
Theo Nghị định số 43/CP ngày 16/7/1996 và Nghị định số 88/CP ngày 1/9/1999: “Làquá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của Bên mời thầu trên cơ sở cạnhtranh giữa các nhà thầu” [9] [11]
Theo Luật đấu thầu số 61/2005/QH11: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đápứng yêu cầu của Bên mời thầu để thực hiện gói thầu của các dự án thuộc phạm vi điều chỉnhcủa Luật Đấu thầu trên cơ sở cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế” [29]
- Chủ đầu tư: là người sở hữu vốn, người vay vốn hoặc người được giao trách nhiệmquản lý và sử dụng vốn để đầu tư theo quy định của pháp luật
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4- Bên mời thầu: là Chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinhnghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấuthầu.
- Nhà thầu chính: là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên
dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn
- Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập
- Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn
dự thầu thì gọi là nhà thầu liên danh
- Nhà thầu phụ: là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sởthỏa thuận hoặc hợp đồng được ký với nhà thầu chính
- Dự án đầu tư xây dựng công trình: là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏvốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích pháttriển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạnnhất định
- Gói thầu: là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án được phân chia theotính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý và bảo đảm tính đồng bộcủa dự án Trong trường hợp mua sắm, gói thầu có thể là một hoặc một loại đồ dùng, trangthiết bị hoặc phương tiện [29]
1.1.2 Đấu thầu xây dựng
1.1.2.1 Thực chất của đấu thầu xây dựng
- Đối với Nhà nước: Đấu thầu là một phương thức quản lý các hoạt động xây dựng
cơ bản thông qua việc ủy quyền cho chủ đầu tư (bên mời thầu) theo chế độ công khai tuyểnchọn nhà thầu
- Đối với Chủ đầu tư: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu tốt nhất đáp ứng đượccác yêu cầu về kỹ thuật chất lượng, tiến độ thi công và chi phí xây dựng công trình
- Theo quan điểm của nhà thầu: Đấu thầu là một trong những phương thức chủ yếu
để có được dự án giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển
- Thực chất của đấu thầu đối với nhà thầu là một quá trình cạnh tranh với các đối thủ,thương thảo với chủ thầu làm rõ khả năng tiến hành công tác xây dựng bảo đảm các yêu cầu
về chất lượng, tiến độ để dành lấy hợp đồng thực hiện dự án mà chủ thầu đưa ra
1.1.2.2 Các hình thức, phương thức đấu thầu xây dựng, yêu cầu lựa chọn nhà thầu tronghoạt động xây dựng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 5* Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
- Đấu thầu rộng rãi;
- Đấu thầu hạn chế:
- Chỉ định thầu;
- Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng được thực hiện đối với cáccông trình xây dựng quy định tại Điều 55 của Luật xây dựng
* Phương thức đấu thầu trong hoạt động xây dựng
- Đấu thầu một túi hồ sơ, được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấuthầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC
- Đấu thầu hai túi hồ sơ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chếtrong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
- Phương thức đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấuthầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệmới, phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự sau:
* Các yêu cầu lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
Việc lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm những yêu cầu sau đây: đáp ứng được hiệu quảcủa dự án đầu tư xây dựng công trình; chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạtđộng xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý; khách quan,công khai, công bằng, minh bạch [32]
1.1.2.3 Đặc điểm của đấu thầu xây dựng giao thông
- Thứ nhất, về chủ thể tham gia đấu thầu xây dựng: Thực chất đây là hoạt động
cạnh tranh xuất phát từ mối quan hệ cung - cầu, diễn ra giữa hai chủ thể: cạnh tranh giữabên mời thầu với các nhà thầu và cạnh tranh giữa các nhà thầu với nhau
- Thứ hai, về đối tượng hàng hóa tham gia đấu thầu xây dựng giao thông: đó là các
dự án xây lắp, các dự án cung ứng hàng hóa, các dự án tư vấn về thiết kế, giám sát, đầu tư trong lĩnh vực giao thông
1.1.2.4 Vai trò của Đấu thầu xây dựng các công trình giao thông
* Đối với Nhà nước
- Lựa chọn được các nhà thầu đáp ứng các yêu cầu cơ bản của các chủ đầu tư;
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tập trung (vốn từ ngân sách nhà nước), hiệuquả của các dự án được nâng cao, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước;
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý của nhà nước về đầu tư và xây dựng;
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 6- Là động lực, là điều kiện để cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng cạnhtranh lành mạnh, phát triển công nghiệp xây dựng.
* Đối với chủ đầu tư
- Tìm được các nhà thầu hợp lý nhất có khả năng đáp ứng được các yêu cầu đề ra;
- Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư;
- Giúp chủ đầu tư giải quyết tình trạng phụ thuộc vào một nhà thầu duy nhất;
- Tăng cường tính chủ động cho chủ đầu tư chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng mọi mặt trước khiđầu tư và tiến hành mời thầu và tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu
* Đối với các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông
- Phát huy được tính chủ động, linh hoạt trong việc tìm kiếm việc làm;
- Phải tập trung nguồn vốn của mình vào một trọng điểm đầu tư;
- Không ngừng nâng cao trình độ như: tổ chức quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ, đầu tưnâng cao năng lực máy móc thiết bị, mở rộng mạng lưới thông tin ;
- Tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cạnh tranh, tiếp thu được những kiến thức vềkhoa học công nghệ tiên tiến hiện đại,có điều kiện để khẳng định mình
1.2 CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
1.2.1 Cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.2.2 Đặc điểm của cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
- Theo nghĩa hẹp: Các doanh nghiệp đưa ra những giải pháp về kỹ thuật, trang thiết
bị, nhân lực, tiến độ thi công, giá bỏ thầu, ưu thế về kinh nghiệm, thể hiện tính ưu việtcủa mình so với nhà thầu khác
- Theo nghĩa rộng: Là sự ganh đua quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong quá trìnhtìm kiếm thông tin, đưa ra các giải pháp về kỹ thuật, ưu thế về kinh nghiệm, điều kiện thựchiện dự án, giá bỏ thầu
- Hình thức cạnh tranh: cạnh tranh theo chiều rộng và cạnh tranh theo chiều sâu
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng giao thông
Các tiêu chí bao gồm: năng lực tài chính, số lượng công trình trúng thầu, giá trị côngtrình trúng thầu; tỷ lệ thắng thầu trong các dự án; chỉ tiêu về lợi nhuận của doanh nghiệp;chỉ tiêu về chất lượng công trình; chỉ tiêu về kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 71.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẠNH TRANH ĐẤU THẦU XDGT CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
1.3.1 Nguồn lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.1.3 Máy móc thiết bị, công nghệ thi công: Tính hiện đại, tính đồng bộ, tính hiệu quả vànăng lực đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ
1.3.1.4 Hoạt động marketing của doanh nghiệp
Hoạt động quảng cáo, tiếp thị đòi hỏi phải đảm bảo tính chính xác, tính kịp thời củathông tin về doanh nghiệp cũng như thị trường; thường xuyên tìm hiểu, tiếp xúc với các chủ
dự án, bạn hàng, đối tác và với các cơ quan truyền thông nhằm tuyên truyền, quảng cáo vềdoanh nghiệp mình
1.3.1.5 Năng lực liên danh, liên kết
Liên danh, liên kết để tăng cường năng lực thi công và năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp như: Liên danh, liên kết tham gia dự thầu; liên danh, liên kết hình thành cáctập đoàn xây dựng giao thông
1.3.1.6 Kỹ thuật lập hồ sơ dự thầu
Phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hồ sơ mời thầu, đó là các yếu tố như: môitrường đấu thầu, khảo sát địa điểm thực hiện dự án, lập phương án tổ chức thi công, xâydựng giá đấu thầu
1.3.2 Tình hình đối thủ cạnh tranh
Tìm hiểu năng lực tài chính của đối thủ; năng lực thi công, dự báo tiến độ thực hiện
dự án, công nghệ mà đối thủ sẽ sử dụng; mức giá thấp nhất, cao nhất mà đối thủ có thể bỏthầu
1.3.3 Chính sách của Nhà nước - môi trường pháp lý trong cạnh tranh đấu thầu xây dựng giao thông
Chính sách, pháp luật duy trì sự bình đẳng cho các doanh nghiệp trong cạnh tranh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 8đấu thầu; là công cụ của nhà nước nhằm điều chỉnh hoạt động cạnh tranh đấu thầu và làphương tiện để doanh nghiệp bảo vệ mình trước sự xâm hại của chủ thể khác; là điều kiện
để doanh nghiệp tận dụng triệt để cơ hội đầu tư, tiết kiệm thời gian và chi phí trong sản xuấtkinh doanh
1.3.4 Thị trường hàng hóa đầu vào và các nhà cung ứng
- Thị trường các loại hàng hóa, dịch vụ;
- Nhà cung cấp tài chính: các ngân hàng TM và các tổ chức tín dụng;
- Nhà cung cấp vật tư
1.3.5 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chủ đầu tư
- Chủ đầu tư trực tiếp lựa chọn và quyết định hồ sơ đấu thầu của nhà thầu
- Nhà thầu có kinh nghiệm và uy tín trên thị trường sẽ được chủ đầu tư lựa chọn
1.4 MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÀNH THẮNG LỢI TRONG CẠNH TRANH ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP XDGT
Thứ nhất, không ngừng nâng cao năng lực kỹ thuật và tài chính của mình.
T hứ hai, nghiên cứu kỹ hồ sơ dự thầu, về hiện trường dự án, các đối thủ cạnh tranh
để xây dựng hồ sơ dự thầu
Thứ ba, thiết lập mối quan hệ tốt với chủ đầu tư, DN tư vấn dự án.
Thứ tư, làm tốt công tác quảng bá thương hiệu, tiếp thị.
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG GIAO THÔNG
CỦA CÔNG TY TNHH XDTH TRƯỜNG THỊNH 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
CTGT (trình bày ở luận văn từ trang 31 đến trang 37)
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CỦA CÔNG TY TNHH XDTH TRƯỜNG THỊNH
Các thông tin cơ bản về Công ty TNHH XDTH Trường Thịnh được trình bày cụ thể
tại các mục: 2.2.1, mục 2.2.2 ( ở Luận văn từ trang 37 đến trang 43)
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CÁC CTGT CỦA CÔNG TY TNHH XDTH TRƯỜNG THỊNH
2.3.1 Kết quả cạnh tranh đấu thầu của Công ty trong thời gian vừa qua (2007-2009)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 9Công ty đã thắng thầu nhiều công trình có giá trị lớn Trong 3 năm (giai đoạn 2009) với tổng sản lượng gần 916 tỷ đồng, trong đó 559 tỷ đồng là giá trị sản lượng thu được
2007-do Công ty thắng thầu ở những gói thầu XDGT
Bảng 2.3: Kết quả đấu thầu xây dựng giao thông của Công ty giai đoạn 2007- 2009
Tần suất trúng thầu (%)
Số lượng(công trình)
Giá trị D(tỷ đồng)
Số lượng(công trình)
Giá trị T(tỷ đồng)
Về sốlượng
Về giátrị
(Nguồn: Phòng Kinh tế- Kế hoạch Công ty giai đoạn 2007-2009).
Bình quân một dự án trúng thầu có giá trị 35,8 tỷ đồng, xác xuất trúng thầu về sốlượng toàn bộ các tỉnh mà Công ty tham gia đấu thầu là 35,4%, chiếm 34,7% tổng giá trịcác dự án tham gia đấu thầu
Bình quân mỗi năm, Công ty có 16 lần tham gia đấu thầu và giá trị trúng thầutrung bình là 203 tỷ đồng Song xét về tổng giá trị các gói thầu đã thắng so với năng lực
về sản xuất, năng lực về khả năng tham gia của Công ty là chưa tương xứng
2.3.2 Thực trạng cạnh tranh đấu thầu và hoàn thành các gói thầu
2.3.2.1 Đánh giá tổng quát về cạnh tranh đấu thầu và hoàn thành các gói thầu của Công tyTNHH XDTH Trường Thịnh
Tuy gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế nhưng Công ty vẫn đứng vữngtham gia đấu thầu và thắng thầu được nhiều công trình xây dựng giao thông với giá trị lớn
(số liệu thể hiện ở bảng 2.4-Luận văn)
Từ việc thắng thầu nhiều công trình có giá trị lớn đã tạo ra nhiều việc làm cho ngườilao động, giá trị sản lượng ngày càng cao, doanh thu tăng lên và hiệu quả SXKD ngày một
tốt hơn (số liệu thể hiện ở bảng 2.5-Luận văn)
Giá trị sản lượng: Năm 2008 tăng thêm 35,7% so với năm 2007, năm 2009 tăng thêm
55,1% so với năm 2008
Doanh thu: Năm 2008 tăng thêm 31,1% so với năm 2007, năm 2009 tăng thêm 35,3%
so với năm 2008;
Lợi nhuận: Năm 2008 tăng thêm 197,4% so với năm 2007, năm 2009 tăng thêm
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 10235,5% so với năm 2008.
Nộp ngân sách: Mỗi năm đều trên 4 tỷ đồng.
Thu nhập bình quân: năm 2007 là 1,75 triệu đồng, năm 2008 là 2,18 triệu đồng,
năm 2009 là 2,79 triệu đồng
2.3.2.2 Đánh giá cụ thể về tình hình cạnh tranh đấu thầu của Công ty TNHH XDTHTrường Thịnh
Qua kết quả chấm thầu của các gói thầu Công ty đã tham gia và không thắng thầu (số
liệu từ bảng 2.6 đến bảng 2.9 - Luận văn) nhận thấy: tổng số điểm tiêu chuẩn đánh giá về mặt
kỹ thuật của Công ty so với một số Công ty khác gần như là ngang nhau, chưa có khoảng cáchlớn để tạo ra sự đột phá; điểm đánh giá một số tiêu chí cụ thể như giải pháp kỹ thuật và côngnghệ thi công, máy móc thiết bị thi công, hệ thống tổ chức nhân sự của một số công trìnhthấp hơn so với một số đối thủ; giá đánh giá của 2 gói thầu trên còn cao hơn các đối thủ cạnhtranh dẫn đến không thắng thầu
2.4 PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CTGT CỦA CÔNG TY TNHH XDTH TRƯỜNG THỊNH
2.4.1 Các nhân tố chủ quan
2.4.1.1 Nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty
Tổng số 1658 CB CNV, trong đó 1.361 người tuổi từ 16-40 (chiếm 82,1%), có 253người chiếm 15,3% tuổi từ 40-50; số lượng cán bộ có trình độ từ trung cấp trở lên là 635chiếm 38,3% lực lượng lao động; công nhân kỹ thuật và công nhân phổ thông 1.023 người,
chiếm 61,7% (bảng 2.10, sơ đồ 2.1 –Luận văn).
Công ty luôn được chủ đầu tư đánh giá cao về năng lực nhân sự khi tham gia đấuthầu Tuy nhiên vẫn còn những bất cập nhất định về cơ cấu trình độ chuyên môn, kỹ thuật 2.4.1.2 Năng lực thiết bị kỹ thuật và công nghệ
Việc đầu tư trang thiết bị thi công, các dây chuyền công nghệ của Công ty tương đốilớn, nhiều về số lượng và đa dạng chủng loại máy móc thiết bị thiết yếu (máy các loại 220chiếc, xe vận chuyển các loại 218 chiếc, 2 trạm trộn bê tông tươi và 3 trạm trộn bê tôngnhựa nóng) Năng lực thiết bị kỹ thuật và công nghệ của Công ty luôn được chủ đầu tư đánhgiá cao và đều đạt tiêu chuẩn quy định về năng lực đối với nhà thầu khi tham gia đấu thầu
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn có nhiều xe, máy và thiết bị cũ, sử dụng lâu năm
Từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng thi công, năng lực cạnh tranh đấu thầu và hiệu
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 11quả kinh tế chung của toàn Công ty (số liệu tại Bảng 2.11- Luận văn).
2.4.1.3 Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của Công ty TNHH XDTH Trường Thịnh (thể hiện ở bảng
2.12- luận văn):
Thứ nhất: Doanh thu tăng từ 172,601 tỷ đồng năm 2007 đến 226,393 tỷ đồng năm
2008 tương ứng tăng 31,1% và năm 2009 doanh thu lên tới 306,345 tỷ đồng tương ứng tăngthêm so với năm 2008 là 35,3%
Thứ hai: Nguồn vốn chủ sở hữu không ngừng tăng lên qua các năm, năm 2007 là
trên 462 tỷ đồng; năm 2008 trên 553 tỷ đồng; năm 2009 trên 725 tỷ đồng
Thứ ba: Tỷ lệ nợ của Công ty trên tổng tài sản hiện có năm 2007 là 57,5%, năm
2008 là 53,1% và năm 2009 là 51,2%, giá trị tài sản ngày càng tăng lên với tốc độ tăngtrưởng cao
So sánh năng lực Tài chính của Công ty TNHH XDTH Trường Thịnh với các Công
ty đang cạnh tranh cùng ngành (số liệu thể hiện ở bảng 2.13- Luận văn).
Qua các số liệu trên cho thấy, Công ty có tiềm lực tài chính rất mạnh Vốn chủ sởhữu của Công ty nhiều hơn gấp 3,1 lần so với Công ty TNHH XDTH Sơn Hải và nhiều hơngấp 6,5 lần so với Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí; giá trị sản lượng, doanh thu và lợinhuận hoạt động xây dựng công trình giao thông của Công ty cũng lớn hơn nhiều so với cácđối thủ cạnh tranh
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên thì năng lực Tài chính của Công ty còn cómột số hạn chế như tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành và tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trênvốn chủ sở hữu của Công ty thấp hơn so với 2 Công ty đang cạnh tranh cùng ngành
2.4.1.4 Năng lực marketing
Hoạt động quảng bá và xây dựng thương hiệu của Công ty đã được Ban Giám đốccoi trọng nhưng chưa mang tính chiến lược dài hạn: chưa có bộ phận chuyên trách; trình độnắm bắt thông tin thị trường của Công ty vẫn còn có những hạn chế; chi phí cho các hoạtđộng marketing chưa cao; năng lực dự báo trong trung hạn và dài hạn của lực lượng cán bộchủ chốt vẫn còn chưa tốt
2.4.2 Các yếu tố khách quan
2.4.2.1 Môi trường kinh tế, pháp lý
Lãi suất ngân hàng thiếu ổn định và có những lúc tăng đột biến, nguồn cung tiềnmặt của ngân hàng nhiều lúc bị thiếu hụt trầm trọng do đó càng gây ra nhiều khó khăn cho
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12Công ty; giá cả các loại vật tư chính như xi măng, sắt thép, đất, đá, cát tăng cao và diễnbiến bất thường Bên cạnh đó, hệ thống văn bản quy định về đầu tư quản lý xây dựng cơ bảnthay đổi nhiều lần Luật Đấu thầu đã được ban hành và có hiệu lực từ 1/4/2006, tiếp đến làNghị định 58/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2008 nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cậptrong quá trình thực hiện.
Các chính sách khác như giải phóng mặt bằng, huy động vốn, thanh quyết toán côngtrình của Nhà nước đã và đang được đổi mới, dần dần hoàn thiện và phù hợp với thực tiễncuộc sống Bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Đặc biệt là chính sách giá đền bù giải phóng mặt bằngchưa sát với thị trường; các loại thuế đánh vào xe, máy, thiết bị thi công nhập khẩu còn cao.2.4.2.2 Chủ đầu tư
Công ty TNHH XDTH Trường Thịnh có 2 loại đối tác cơ bản đó là các Chủ đầu tư ởtỉnh Quảng Bình và Chủ đầu tư ngoài tỉnh chủ yếu là từ Hà Tĩnh trở ra
Công ty tập trung thị trường XDGT chủ yếu ở khu vực Quảng Bình và miền Trungtrở ra Xu thế hiện nay, các chủ đầu tư ngày càng có những yêu cầu cao hơn về các tiêu chíđánh giá năng lực hồ sơ dự thầu
Đứng trước thực tiễn khách quan đó, Công ty phải xác định các yêu cầu cần đáp ứng
là chất lượng, kỹ thuật, thời gian và giá cả hợp lý
2.4.2.3 Cơ quan tư vấn, giám sát
Đại đa số các dự án xây dựng công trình thắng thầu của Công ty đều do Công ty
Cổ phần Tư vấn Xây dựng Giao thông Quảng Bình và tổ tư vấn giám sát thuộc Ban quản
lý dự án KVCN giao thông Quảng Bình thực hiện công tác tư vấn giám sát Chỉ có một
số ít công trình ngoài tỉnh do các tổ tư vấn giám sát thuộc các chủ đầu tư công trình đóthực hiện Các cán bộ tư vấn giám sát đã tư vấn, đề xuất những phương án thi công khoahọc, hợp lý, bảo đảm chất lượng thi công, chi phí công trình được tiết kiệm, rút ngắnđược thời gian so với tiến độ đề ra; một số sai sót trong khâu thi công đã được phát hiện
và điều chỉnh kịp thời Bên cạnh đó còn có những cán bộ giám sát thi công chưa thườngxuyên sâu sát hiện trường thi công, chưa kiểm tra xử lý nghiêm túc dẫn đến sai sót trongthi công vẫn còn, việc sửa chữa, khắc phục tiêu tốn thêm vật tư, kéo dài thời gian thicông, tăng chi phí công trình làm ảnh hưởng đến kết quả SXKD và năng lực cạnh tranhđấu thầu XDGT của Công ty
2.4.2.4 Các đối thủ cạnh tranh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ