Chỉ có phát triểnnguồn nhân lực mới nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói riêng vàKCN nói chung, bảo đảm sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, góp phần tăng trưởngngành sản xuất c
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trungthực và bản thân tôi đã tiến hành lấy số liệu điều tra trong thời gian làm Luận văn.Các nội dung trong Luận văn chưa được bảo vệ trước bất kỳ hội đồng khoa học nào
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đãđược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
HỌC VIÊN
Trịnh Thị Ngọc Thủy
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn PGS TS Bùi Dũng Thể
-Trưởng Phòng Khoa học - Công nghệ - Hợp tác quốc tế - Đào tạo Sau Đại họcTrường Đại học Kinh tế Huế, người đã luôn khuyến khích, giúp đỡ, động viên,truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành Luận văn tốtnghiệp Thạc sĩ thời gian qua
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học,Lãnh đạo và các thầy cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế Huế, Đại học Huế, cácthầy cô giáo tham gia giảng dạy đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho tôi trongsuốt hai năm học qua
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý Khu Kinh tế Phú Yên, Công đoànKhu Kinh tế Phú Yên đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cung cấp thông tin
và điều tra số liệu thực tế tại một số Doanh nghiệp và người lao động trong các KhuCông nghiệp tỉnh Phú Yên
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luậnvăn này
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn./
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trịnh Thị Ngọc Thủy
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: TRỊNH THỊ NGỌC THỦY Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh. Niên khoá: 2011-2013
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS BÙI DŨNG THỂ Tên đề tài: “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ YÊN”.
1 Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn gắn với xây dựng và phát triển khu côngnghiệp (KCN), khu chế xuất, khu công nghệ cao Tỉnh Phú Yên có 3 KCN: KCNHòa Hiệp; KCN An Phú; KCN Đông Bắc Sông Cầu Các KCN phát triển và pháthuy được hiệu quả, khi và chỉ khi các KCN có một đội ngũ lao động có chuyên môn
kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực vàquốc tế Tuy nhiên, trong những năm qua, chất lượng nguồn nhân lực trong cácKCN tỉnh Phú Yên chưa đáp ứng nhu cầu của các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự
án đầu tư nước ngoài; chính quyền địa phương phát triển KCN chưa gắn với việcphát triển nguồn nhân lực, công tác đào tạo nghề Vì vậy, để phát triển KCN cầnphải có các biện pháp phát triển nguồn nhân lực Xuất phát từ thực tế đó, đề tài
"Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh Phú Yên" làthực sự cần thiết
2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu:
- Đối với tài liệu sơ cấp: Điều tra, thu thập thông tin từ các doanh nghiệpđang hoạt động trong các khu công nghiệp tỉnh Phú Yên, các cơ sở đào tạo nghềtrên địa bàn tỉnh Phú Yên
- Đối với tài liệu thứ cấp: Các số liệu, báo cáo của Ban Quản lý Khu kinh tếPhú Yên và các cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Phương pháp tổng hợp và phân tích: phương pháp tổng hợp tài liệu, phươngpháp phân tích thống kê (thống kê mô tả, so sánh, dự báo) và phương pháp chuyêngia được sử dụng để thực hiện các mục tiêu của đề tài
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của Luận văn
Luận văn làm sáng tỏ thực trạng nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệptỉnh Phú Yên, chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực của cáckhu công nghiệp thời gian qua; đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho cácKhu công nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2020
Kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho các cấp, các ngành, các doanh nghiệp
và các cơ sở đào tạo trong tỉnh xây dựng các giải pháp phát triển nguồn nhân lựccho các Khu công nghiệp tỉnh Phú Yên thời gian tới một cách hiệu quả
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Nghĩa
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNLĐ : Công nhân lao động
UNDP : United Nations Development Programme
(Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc)UNESCO : United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc)UNIDO : The United Nations Industrial Development Organization
(Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc )Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Tổng quan về các khu công nghiệp tỉnh Phú Yên 32
Bảng 2.2 Đóng góp của các khu công nghiệp đối với kinh tế của tỉnh Phú Yên (2002 - 2012) 36
Bảng 2.3 Số lượng lao động trong các khu công nghiệp từ năm 2008 - 2012 36
Bảng 2.4 Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu số lượng lao động của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp từ năm 2002 - 2012 38
Bảng 2.5 Lao động trong các khu công nghiệp theo trình độ 39
Bảng 2.6 Số lượng lao động phân theo ngành nghề tại KCN năm 2012 39
Bảng 2.7 Trình độ lao động của các doanh nghiệp điều tra tại các KCN 40
Bảng 2.8 Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng lao động khi mới được tuyển dụng 41
Bảng 2.9 Đánh giá của người lao động về mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến vấn đề chỗ ở, đi lại của công nhân 50
Bảng 2.10 Đánh giá của người lao động về mức độ quan tâm của các doanh nghiệp đến vấn đề văn hoá, tinh thần của công nhân lao động 52
Bảng 2.11 Kết quả khảo sát ý kiến của người lao động về mức độ quan tâm của các doanh nghiệp đến đời sống vật chất của công nhân 54
Bảng 2.12 Số lao động tham gia Bảo hiểm và ký kết Hợp đồng lao động 56
Bảng 2.13: Dự báo lao động cần thiết cho các KCN tỉnh Phú Yên 58
Bảng 2.14 Nhu cầu lao động được đào tạo cho các KCN Phú Yên năm 2015 59
Bảng 2.15 Nhu cầu lao động được đào tạo cho các KCN Phú Yên năm 2020 60 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
MỤC LỤC vi
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài 2
3 Phương pháp nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Kết cấu của luận văn 4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 5
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP 5
1.1.1 Khái niệm khu công nghiệp (KCN) 5
1.1.2 Các đặc trưng chủ yếu của khu công nghiệp 6
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển khu công nghiệp 7
1.1.4 Vai trò của Khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 8
1.2 NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 12
1.2.1 Nguồn nhân lực 12
1.2.2 Phát triển nguồn nhân lực 14
1.2.3 Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 17
1.2.4 Đặc điểm nhu cầu nguồn nhân lực của các khu công nghiệp 19
1.2.5 Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực 20
1.2.6 Các chức năng của quản lý nguồn nhân lực 21
1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO KHU CÔNG NGHIỆP 24
1.3.1 Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới 24 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 71.3.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong việc phát triển nguồn nhân lực trong các
khu công nghiệp 28
1.3.3 Bài học cho các khu công nghiệp tỉnh Phú Yên 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NHU CẦU VÀ ĐÀO TẠO CUNG ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ YÊN 31
2.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH PHÚ YÊN 31 2.1.1 Số lượng khu công nghiệp và tỷ lệ phủ 31
2.1.2 Đóng góp của khu công nghiệp đối với kinh tế của tỉnh Phú Yên 33
2.2 TÌNH HÌNH NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở PHÚ YÊN 36
2.2.1 Số lượng lao động 36
2.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực 38
2.2.3 Chính sách nguồn nhân lực của các khu công nghiệp Phú Yên 43
2.3 CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KCN 44
2.3.1 Tình hình thu hút và tuyển dụng nhân lực của khu công nghiệp 44
2.3.2 Tình hình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động 49
2.4 NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 57
2.5 TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO, CUNG ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 61
2.5.1 Số lượng cơ sở đào tạo và ngành nghề đào tạo 61
2.5.2 Năng lực đào tạo 62
2.5.3 Kết quả đào tạo nhân lực 63
2.5.4 Chiến lược phát triển của các cơ sở đào tạo 65
2.6 QUAN HỆ GIỮA CÁC KCN VÀ CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO 66
2.7 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ YÊN 68
2.7.1 Những mặt tích cực trong phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Phú Yên 68
2.7.2 Những mặt hạn chế, yếu kém và nguyên nhân 70
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020 73 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 83.1 ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020 73
3.1.1 Định hướng 73
3.1.2 Mục tiêu 73
3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020 75
3.2.1 Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực 75
3.2.2 Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực 76
3.2.3 Giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực 77
3.2.4 Đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp 88
3.2.5 Giải pháp về việc làm, thị trường lao động, điều kiện làm việc 90
3.2.6 Tạo động lực cho người lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp 102
3.2.7 Mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực 105
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 107
1 Kết luận 107
2 Kiến nghị 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤ LỤC 113
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực cơ bản như: tàinguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trong các nguồn lực
đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăngtrưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay Một nước cho dù cótài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không cónhững con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó cókhả năng đạt được sự phát triển như mong muốn
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) là một tất yếu khách quan, luôngắn liền với xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất, khucông nghệ cao - Nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với côngnghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế Do vậy, phát triểnnguồn nhân lực là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định góp phần quan trọng giảiquyết tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trong các KCN ở nước ta hiệnnay, hình thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện đại Chỉ có phát triểnnguồn nhân lực mới nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói riêng vàKCN nói chung, bảo đảm sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, góp phần tăng trưởngngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu, sức cạnh tranh của nền kinh
tế, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước theohướng CNH, HĐH; tạo nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu đến năm 2020nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại [4]
Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ với dân số 87 vạn người, diện tích
tự nhiên 5.200km2, bờ biển dài 180 km Phú Yên có hệ thống cơ sở hạ tầng ngàycàng hoàn thiện như: Sân bay Đông Tác, Cảng Vũng Rô, Đường sắt Bắc-Nam,…thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước Trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã hìnhthành 3 KCN tập trung có kết cấu hạ tầng được xây dựng khá hoàn chỉnh là: KCNHoà Hiệp, KCN An Phú; KCN Đông Bắc Sông Cầu với gần 6.000 lao động
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10Phú Yên có lực lượng lao động khá dồi dào, phần lớn lao động tập trungvùng nông thôn, chiếm tỷ lệ 80% Hầu hết lao động không có tay nghề, thiếu ýthức và tác phong công nghiệp Trong những năm gần đây, chất lượng lao độngtừng bước được nâng lên song chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển Tỷ lệ côngnhân lao động qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 23,5%, còn lại phần lớn là lao độngphổ thông mang tính thời vụ Qua thống kê cho thấy trong các khu công nghiệptỉnh Phú Yên: lao động qua đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp - caođẳng - đại học chiếm 7,88%, công nhân kỹ thuật 4,53%, còn lại 87,59% là laođộng phổ thông Thêm vào đó, công nhân lao động được qua đào tạo thì trình độchưa theo kịp sự đổi mới công nghệ, hoặc những ngành nghề được đào tạo khôngphù hợp với nhu cầu thực tế Một bộ phận không nhỏ công nhân lao động chưa
có tác phong công nghiệp, mang nặng thói quen và tập quán sản xuất nhỏ: tácphong làm việc tùy tiện, thiếu tôn trọng các quy trình, quy tắc, quy phạm kỹthuật, thiếu tính tổ chức kỷ luật lao động trong công nghiệp Nhìn chung chấtlượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Phú Yên chưa đáp ứng nhucầu của các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư nước ngoài; chính quyềnđịa phương phát triển khu công nghiệp chưa gắn với việc phát triển nguồn nhânlực, công tác đào tạo nghề Vì vậy, để phát triển các khu công nghiệp cần phải cócác biện pháp phát triển nguồn nhân lực
Xuất phát từ nhận thức tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát triển nguồnnhân lực phục vụ cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tạicác khu công nghiệp tỉnh Phú Yên trong điều kiện hội nhập, trên cơ sở Quy hoạchphát triển nhân lực tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 - 2020, tôi chọn đề tài "Giải phápphát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh Phú Yên"
2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài
Mục tiêu chung:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực các khucông nghiệp tỉnh Phú Yên, luận văn đề xuất các giải pháp để phát triển nguồn nhânlực cho các khu công nghiệp của tỉnh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 113 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp tổng hợp và phân tích: Phương pháp thống kê mô tả; Phươngpháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian; Phương pháp so sánh; Phương pháp phântích nhân tố; Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu:
- Số liệu thứ cấp: Các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xãhội của Đảng, Nhà nước; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên
và các quy hoạch ngành khác có liên quan của tỉnh, các khu công nghiệp
- Số liệu sơ cấp:
+ Điều tra phỏng vấn các doanh nghiệp đang hoạt động trong các Khu Côngnghiệp và tối thiểu 50 doanh nghiệp các loại tại 3 khu công nghiệp tỉnh Phú Yên(khu công nghiệp Hoà Hiệp, khu công nghiệp An Phú; khu công nghiệp Đông BắcSông Cầu) theo bảng hỏi được thiết kế sẵn;
+ Điều tra phỏng vấn Ban Quản lý các Khu Công nghiệp để thu thập thôngtin về thực trạng nguồn nhân lực, nhu cầu nhân lực, các biện pháp và chính sáchphát triển nguồn nhân lực của các khu công nghiệp
+ Phỏng vấn 4 cơ sở đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho Khu Công nghiệp
ở tỉnh Phú Yên: Trường Đại học Xây dựng Miền Trung, Trường Cao đẳng Côngnghiệp Tuy Hòa, Trường Cao đẳng nghề, Trung tâm Dạy nghề Công đoàn Phú Yên.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 124 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứuNhững vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực tại 3khu công nghiệp tỉnh Phú Yên; các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhânlực tại các khu công nghiệp tỉnh Phú Yên
- Phạm vi nghiên cứu+ Không gian: 3 khu công nghiệp tại tỉnh Phú Yên (khu công nghiệp HoàHiệp, khu công nghiệp An Phú; khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu) trực thuộcBan Quản lý Khu Kinh tế Phú Yên; các cơ sở đào tạo nhân lực trên địa bàn tỉnh
+ Thời gian: Đánh giá thực trạng thời kỳ 2008 - 2012; điều tra nhu cầu laođộng việc làm và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho Khu Công nghiệptỉnh Phú Yên đến năm 2020
5 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có các phần sau đây:
- Mở đầu
- Chương 1 Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân
lực cho các khu công nghiệp
- Chương 2 Thực trạng, nhu cầu và đào tạo cung ứng nguồn nhân lực cho
các khu công nghiệp tỉnh Phú Yên trong thời gian qua
- Chương 3 Định hướng và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực cho các
khu công nghiệp của tỉnh Phú Yên đến năm 2020
Trang 13PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm khu công nghiệp (KCN)
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Khu công nghiệp là khu vực dànhcho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được
sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường.Khu khu công nghiệp thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng
kỹ thuật và pháp lý riêng Những khu công nghiệp có quy mô nhỏ thường được gọi
là cụm công nghiệp
Quan niệm về khu công nghiệp và Khu Chế xuất của Chính phủ và Nhà nướcViệt Nam trong quy chế khu công nghiệp và khu chế xuất (Ban hành kèm theo Nghịđịnh số 36/CP ngày 24 tháng 04 năm 1997 của Chính phủ): khu công nghiệp là khutập trung chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuấtcông nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủhoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trong khu công nghiệp có thể códoanh nghiệp chế xuất và Khu công nghệ cao
Doanh nghiệp khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt độngtrong khu công nghiệp, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ
Doanh nghiệp sản xuất khu công nghiệp là doanh nghiệp sản xuất hàng côngnghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp
Doanh nghiệp dịch vụ khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập vàhoạt động trong khu công nghiệp, dịch vụ sản xuất công nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh (trừ trường hợp có quy định riêng chotừng loại ban quản lý) là cơ quan quản lý trực tiếp các khu công nghiệp, khu chếxuất trong phạm vi địa lý hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươnghoặc ban quản lý trên địa bàn liên tỉnh hoặc Ban quản lý một khu công nghiệp(trường hợp cá biệt) hoặc Ban quản lý khu công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủquyết định thành lập.
Theo Nghị định số 192/CP ngày 28/12/1994 của Chính phủ, các khu côngnghiệp được định nghĩa là các khu vực công nghiệp tập trung, không có dân cư,được thành lập với các ranh giới được xác định nhằm cung ứng các dịch vụ để hỗtrợ sản xuất
Tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm
2008 của Chính Phủ V/v quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế:
"Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch
vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điềukiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này"
1.1.2 Các đặc trưng chủ yếu của khu công nghiệp
Về mặt pháp lý: các khu công nghiệp là phần lãnh thổ của nước sở tại, cácdoanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp của Việt Nam chịu sự điềuchỉnh của pháp luật Việt Nam như: luật đầu tư nước ngoài, luật lao động, quy chế
về khu công nghiệp và khu chế xuất [18]
Về mặt kinh tế: khu công nghiệp là nơi tập trung nguồn lực để phát triểncông nghiệp, các nguồn lực của nước sở tại, của các nhà đầu tư trong và ngoài nướctập trung vào một khu vực địa lý xác định, các nguồn lực này đóng góp vào pháttriển cơ cấu, những ngành mà nước sở tại ưu tiên, cho phép đầu tư Bên cạnh đó,thủ tục hành chính đơn giản, có các ưu đãi về tài chính, an ninh, an toàn xã hội tốttại đây thuận lợi cho việc sản xuất - kinh doanh hàng hóa hơn các khu vực khác.Mục tiêu của nước sở tại khi xây dựng khu công nghiệp là thu hút vốn đầu tư vớiquy mô lớn, thúc đẩy xuất khẩu tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giaocông nghệ kiểm soát ô nhiễm môi trường [18]
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 151.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển khu công nghiệp
Rõ ràng việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các khu vực này
sẽ tận dụng được đầu vào sẵn có, làm giảm chi phí vận chuyển, có điều kiện mởrộng trong điều kiện khu công nghiệp thành công
1.1.3.2 V ị trí kinh tế xã hội
Các trung tâm đô thị vừa là trung tâm kinh tế, vừa là trung tâm chính trị Do
đó sẽ là nơi tập trung nhiều ngành sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, đội ngũ laođộng có trình độ cao, chuyên môn giỏi Do vậy hiện nay ở nước ta các Khu Côngnghiệp và Khu Chế xuất chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn để tận dụng các điềukiện sẵn có, giảm rủi ro cho các nhà đầu tư, tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tư
1.1.3.3 K ết cấu hạ tầng
Đây là yếu tố (xuất phát điểm) có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút vốn đầu
tư vào Khu Công nghiệp và Khu Chế xuất
Với các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mối quan tâm là vị trí thì với cácnhà đầu tư sản xuất kinh doanh lại là kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng: điện, nước,công trình công cộng khác đường xá, cầu cống Tác động trực tiếp đến giá thuếđất, ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư
1.1.3.4 Th ị trường
Đối với các công ty nước ngoài, mục tiêu đầu tư vào các Khu Công nghiệp
và Khu Chế xuất là tận dụng thị trường nước chủ nhà, đưa nguồn vốn và hoạt độngsinh lợi tránh tình trạng ứ đọng vốn, đồng thời có thể tận dụng được nguồn tàinguyên nhân công rẻ cộng với thị trường rộng lớn
Nghiên cứu thị trường là một trong các hạng mục phải xem xét trong quátrình lập dự án nghiên cứu khả thi
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 161.1.3.5 V ốn đầu tư nước ngoài
Trong khi các nước đang phát triển gặp phải tình trạng thiếu vốn thì các công
ty xuyên quốc gia đang có nguồn vốn lớn mong muốn có một môi trường đầu tư cólợi nhất song không phải bất kỳ đâu họ cũng bỏ vốn vào đầu tư
Tạo điều kiện xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, sản phẩm, thiết bị công nghệ
Ký kết các hiệp ước thương mại giữa các Chính phủ cho phép các tổ chứckinh tế, cá nhân, các đơn vị kinh tế đầu tư sang nước kia
1.1.4 Vai trò của Khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững là mục tiêu theo đuổi của cácquốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong giai đoạnchủ động hội nhập kinh tế quốc tế Các nước đang phát triển tìm mọi biện pháp đểthu hút các nguồn lực tài chính, khoa học công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, nhất là
từ các nước phát triển, nhằm khai thác một cách có hiệu quả những lợi thế so sánhcủa mình như nguồn nhân công rẻ và nguồn tài nguyên, nguyên liệu sẵn có đểtăng năng lực sản xuất, kinh doanh và khắc phục thế bất lợi của mình trong việcnâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu Từ những nhu cầu thực tế nàyChính phủ các nước chủ trương phát triển các khu công nghiệp, với những ưu đãilớn để tạo điều kiện dễ dàng cho các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả [18]
Sự hình thành và phát triển khu công nghiệp ở các nước đang phát triển hiệnnay đang tiến triển rất nhanh do nhu cầu cấp bách của việc thúc đẩy tốc độ tăngtrưởng kinh tế Kinh nghiệm các nước trên thế giới đã cho thấy, hình thức tổ chứcsản xuất công nghiệp tập trung mang lại hiệu quả to lớn đối với sự phát triển côngnghiệp nói riêng và kinh tế nói chung [18]
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17Ở Việt Nam, KCN là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàngcông nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lýxác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủquyết định thành lập Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất KCN thườngđược xây dựng trên các vùng có nhiều đất trống, các nhà máy xây dựng trong khuđược tập trung theo chiều dọc Do đó chi phí đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp sẽ
hạ thấp vì các nhà máy thường xây dựng sát cạnh nhau, đầu ra của nhà máy nàycũng là đầu vào của nhà máy kia Ngoài ra, khi đầu tư vào KCN các doanh nghiệp
sẽ giảm được nhiều chi phí như: chi phí mua đất, xây dựng đường dây tải điện,đường vận tải vào nhà máy,
1.1.4.1 Khu công nghi ệp là công cụ thu hút vốn đầu tư
Loại hình các KCN là nơi mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu
tư sản xuất kinh doanh trên một vùng không gian lãnh thổ Đây là sự kết hợp sứcmạnh của các nguồn lực trong nước khi có tác động từ các nguồn vốn ở bên ngoài,
là nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội Sự kết hợp này được thểhiện bằng liên kết kinh tế giữa các KCN với sản xuất nội địa, giữa thị trường trongnước và quốc tế Việc thực hiện tốt các điều kiện trên sẽ tăng cường thu hút cácnguồn vốn đầu tư vào các KCN [18]
Khi môi trường đầu tư trong nước hấp dẫn sẽ thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nướcngoài Qua đó cũng kích thích, huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh
tế trong nước tham gia xây dựng phát triển hạ tầng các KCN, các chính sách ưu đãi cácdoanh nghiệp đầu tư sản xuất trong các KCN cũng tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tưnước ngoài Vì vậy, việc khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các KCNbằng nhiều hình thức, đa dạng sẽ khai thác được một nguồn vốn to lớn của xã hội thamgia đầu tư vào các KCN Điều này sẽ tạo ra môi trường đầu tư tốt hơn và qua đó cũngtạo niềm tin và sự an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài Đây là sự tác động tương hỗbiện chứng để phát triển các KCN Do đó, mục tiêu hàng đầu để xây dựng phát triểncác KCN là để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đáp ứng cho côngcuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [18]
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 181.1.4.2 Khu công nghi ệp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
chuy ển đổi cơ cấu kinh tế
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang là một tất yếu, đặc biệt đối với nhữngnước đang phát triển, trong đó có Việt Nam phải chấp nhận một cuộc cạnh tranhgay gắt, mà trước hết là ngay trên thị trường trong nước với các công ty nước ngoài,chứ chưa nói đến thị trường khu vực và thế giới.Trước tình hình đó KCN được xemnhư là một phương thức chiến lược thực hiện công nghiệp hóa, một phương thức cótính quy luật và nhiều quốc gia đã thực hiện Cốt lõi là nhằm phát triển khu vựccông nghiệp tập trung với kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại và có cơ cấu hợp lý,hướng về xuất khẩu, tạo tích luỹ để hiện đại hóa nền kinh tế
Với vị trí là sản xuất tập trung, các KCN sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi đểtriển khai sản xuất với trình độ hiện đại Đó là động lực cơ bản để thay đổi các thiết
bị kỹ thuật cũ kỹ lạc hậu Điều này phù hợp với nước ta, các doanh nghiệp vừa vànhỏ là phổ biến Mặt khác, các KCN cũng là nơi để các doanh nghiệp mới thànhlập, xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị để tiến hành sản xuất kinh doanhtheo hướng công nghiệp tập trung
Định hướng phát triển công nghiệp nước ta trong thời gian tới là: "Vừa pháttriển nhanh các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi nhanh vào một số ngành, lĩnhvực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông,điện tử, tự động hóa" Như vậy các KCN còn góp phần phát triển các ngành nghề sửdụng nhiều lao động bên cạnh các ngành nghề sản xuất sản phẩm có hàm lượng chấtxám cao để xuất khẩu và tiêu dùng trong nước Đây là một tiến trình tất yếu củacông nghiệp hóa, hiện đại hóa Bởi vì ở nước ta nguồn lao động có nhu cầu việc làmcòn nhiều, chưa thể một sớm một chiều chúng ta có ngay một đội ngũ lao động cótrình độ cao phù hợp với nền sản xuất tiên tiến hiện đại Sự gia tăng giá trị sảnlượng hàng hóa dịch vụ từ các KCN đều làm tăng tổng thu nhập của địa phương,nhờ đó đã đóng góp vào mức tăng trưởng và phát triển nền công nghiệp tại chỗ, dẫnđến việc hình thành những ngành công nghiệp mới làm thay đổi cơ cấu sản phẩmcông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và vùng lãnh thổ.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 191.1.4.3 Khu công nghi ệp đẩy mạnh xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ
Các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN sản xuất ra nhiều sản phẩm đểxuất khẩu, bởi dựa vào lợi thế so sánh về tài nguyên, giá nhân công rẻ để sản xuất
và xuất khẩu với giá rẻ hơn đến các nước khác
Khu công nghiệp là nơi tập trung nhiều xí nghiệp trên một vị trí địa lý, nêntrong quá trình sản xuất, lượng xuất của nhà máy này đồng thời cũng là lượng nhậpcủa nhà máy kia, nhờ đó mà giá thành của sản phẩm giảm đáng kể do tiết kiệmđược chi phí vận chuyển, lưu kho bãi, từ đó đã nâng cao năng lực cạnh tranh trongquá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu Vì vậy các KCN có vai trò to lớn trong việcsản xuất sản phẩm hướng về xuất khẩu làm tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệcho quốc gia, góp phần tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa [18]
1.1.4.4 Khu công nghi ệp là đầu mối tạo việc làm và đào tạo nguồn nhân lực
Các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN hầu hết là các doanh nghiệp mớithành lập, nên đã thu hút được một lực lượng lao động lớn vào làm việc Thôngthường việc giải quyết việc làm tại các KCN được thông qua các giai đoạn: Lúc mớihình thành các KCN thu hút lao động từ các ngành xây dựng để đáp ứng việc sanlấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết
bị Giai đoạn tiếp theo là thu hút đáng kể lực lượng lao động theo tính chất ngànhnghề thuộc lĩnh vực đầu tư Ngoài ra, các KCN còn tham gia vào việc huấn luyện,đào tạo một đội ngũ các nhà quản lý giỏi, có kỹ năng nghề nghiệp bài bản để tiếpthu tốt nhất trình độ công nghệ sản xuất và công nghệ quản trị trên tiến, với tácphong công nghiệp Như vậy chính KCN là nơi đào tạo và tổ chức đội ngũ nhữngngười lao động công nghiệp có trình độ cao Đội ngũ này là lực lượng tiên phongtrong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước
1.1.4.5 Khu công nghi ệp góp phần phân công lại lao động ở trình độ cao hơn
Khu công nghiệp là nơi sản xuất tập trung, các KCN đã góp phần qui hoạch lạisản xuất công nghiệp trong nước Các doanh nghiệp ở đây có nhiều thuận lợi để mởrộng qui mô, đầu tư mới, cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nhờ đó đã làm giá trị sản lượngcông nghiệp gia tăng đáng kể Bên cạnh đó, thông qua việc cung cấp nguyên liệu, sảnTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20phẩm từ bên ngoài vào các KCN cũng đã đưa đến sự hình thành các vùng sản xuấtnguyên liệu, các ngành sản xuất mới Từ đó góp phần qui hoạch lại ngành nghề sảnxuất của vùng, của địa phương, một trong những tác động tích cực nhất của việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước Từ quá trình thu hút vốn đầu tư, còn cần cả quátrình xây dựng các chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nhữngngành sản xuất theo định hướng Đây vừa là quá trình phát triển sản xuất, đồng thờicũng là quá trình tổ chức, phân công lại lao động ở một trình độ cao hơn.
1.2 NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1.2.1 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người, được nghiên cứu dưới nhiều khíacạnh khác nhau: với khía cạnh là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội thì nguồnnhân lực bao gồm toàn bộ dân cư trong xã hội có khả năng lao động; với khía cạnh làyếu tố của sự phát triển kinh tế- xã hội thì nguồn nhân lực là khả năng lao động của xãhội; với khía cạnh là tổng thể cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trìnhlao động thì nguồn nhân lực bao gồm cả yếu tố thể lực và trí lực của những người từ 15tuổi trở lên Tuy nhiên, định nghĩa này mới phản ánh về mặt số lượng chưa nói lên mặtchất lượng nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện trên các khíacạnh: sức khỏe, trình độ học vấn, kiến thức, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm tích lũyđược, ý thức tác phong của người lao động [2,5]
Từ những khái niệm trên có thể tổng quát lại: nguồn nhân lực hay nguồn lựccon người bao gồm lực lượng lao động và lao động dự trữ Trong đó lực lượng laođộng được xác định là người lao động đang làm việc và người trong độ tuổi laođộng có nhu cầu nhưng không có việc làm (người thất nghiệp) Lao động dự trữ baogồm học sinh trong độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động nhưng không cónhu cầu lao động
Ở các quốc gia trên thế giới, nguồn nhân lực là nguồn lực cơ bản và quantrọng nhất cho sự phát triển Theo Begg, Fircher và Dornbusch, khác với nguồn lựcvật chất khác, nguồn nhân lực là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích lũyđược, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập trong tương lai GiốngTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21như nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực là kết quả đầu tư trong quá khứ với mụcđích tạo ra thu nhập trong tương lai [2] Tuy nhiên, khác với các nguồn lực vật chấtkhác, nguồn nhân lực là con người lao động có nhân cách (có trí thức, kỹ năng nghềnghiệp và hoạt động xã hội, có các phẩm chất tâm lý như động cơ, thái độ ứng xửvới các tình huống trong cuộc sống), có khả năng tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp
và vốn sống
Những quan niệm trước đây cho rằng lợi thế cạnh tranh chủ yếu của mộtcông ty hay một quốc gia là do khả năng tài chính mạnh, kỹ thuật công nghệ pháttriển cao đã trở nên lỗi thời Ngày nay, xã hội và các nhà quản lý đã nhận thức đượcnhân tố quyết định tính năng động và sáng tạo của con người và bản thân con ngườimới là nguồn lực không gì thay thế được
Nguồn nhân lực chất lượng caoNguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ một người lao động cụthể có trình độ lành nghề (về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thểtheo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (Đại học, trênđại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề)
Giữa chất lượng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng Nói đếnchất lượng nguồn nhân lực là muốn nói đến tổng thể nguồn nhân lực của một quốcgia, trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận cấu thành đặc biệt quantrọng, là nhóm tinh tuý nhất, có chất lượng nhất Bởi vậy, khi bàn về nguồn nhânlực chất lượng cao không thể không đặt nó trong tổng thể vấn đề chất lượng nguồnnhân lực nói chung của một đất nước [4]
Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêucầu của thị trường (yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước), đó là: cókiến thức: chuyên môn, kinh tế, tin học; có kỹ năng: kỹ thuật, tìm và tự tạo việclàm, làm việc an toàn, làm việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, tráchnhiệm với công việc
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22Như vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao phải là những con người phát triển
cả về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị- xã hội,
về đạo đức, tình cảm trong sáng Nguồn nhân lực chất lượng cao có thể không cầnđông về số lượng, nhưng phải đi vào thực chất
Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sựthành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là quá trình chuyển đổicăn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao độngthủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạocùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằmtạo ra năng suất lao động xã hội cao Đối với nước ta đó là một quá trình tất yếu đểphát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước nhằm phát triển bền vững và là điều kiện để hội nhập kinh tế quốc tế Quátrình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồnnhân lực chất lượng cao của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn
1.2.2 Phát triển nguồn nhân lực
1.2.2.1 Các khái ni ệm liên quan đến phát triển nguồn nhân lực
Nghề là một dạng của hoạt động lao động trong hệ thống phân công lao động
xã hội Nó là tổng hợp của sự hiểu biết và thói quen trong lao động mà con ngườitiếp thu được do kết quả đào tạo chuyên môn và tích lũy trong quá trình làm việc Ởmỗi một nghề đòi hỏi phải một kiến thức lý thuyết và một kỹ năng thực hành nhấtđịnh để hoàn thành một công việc xác định trong xã hội (nghề cơ khí, nghề xâydựng, nghề giáo viên ) [4]
Chuyên môn là hình thức phân công lao động sâu hơn của một nghề Nó đòihỏi một kiến thức lý thuyết chuyên sâu hơn và kỹ năng thực hành cụ thể hơn trongmột phạm vi hẹp hơn Chẳng hạn nghề cơ khí có các chuyên môn như: đúc, tiện,nguội, phay, bào [4]
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23Trình độ tay nghề của người lao động được thể hiện ở mặt chất lượng sức laođộng của người đó, thể hiện qua mức độ nắm vững lý thuyết kỹ thuật cũng như kỹnăng thực hành để hoàn thành những công việc có mức độ phức tạp nhất định thuộcmột nghề hay một chuyên môn nào đó.
Giáo dục theo nghĩa rộng, được hiểu là các hoạt động đào tạo hình thành nênnhững con người mới Nó bao gồm bốn mặt: trí dục, đức dục, giáo dục thể chất vàgiáo dục thẩm mỹ
Đào tạo nói chung là tổng hợp những hoạt động nhằm nâng cao trình độ họcvấn, trình độ nghề nghiệp và chuyên môn cho người lao động
- Đào tạo nghề là tổng hợp những hoạt động cần thiết cho phép người laođộng có được những kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành nhất định để tiếnhành một nghề cụ thể trong doanh nghiệp và xã hội
- Đào tạo lại là một dạng đào tạo nghề cho người lao động, làm cho họ thayđổi nghề nghiệp hay chuyên môn do phát sinh khách quan của phát triển kinh tế xãhội, tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như những thay đổi về tâm sinh lý của người laođộng vốn đã ổn định
- Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề là hoàn thiện những hiểu biết lý thuyết
và những kỹ năng thực hiện đã có sẵn của người lao động làm cho họ có những khảnăng cao hơn, làm việc có hiệu suất và chất lượng hơn để thích ứng với công việctrong tương lai
1.2.2.2 Khái ni ệm phát triển nguồn nhân lực
Cho đến nay, do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau nên vẫn có nhiềucách hiểu khi bàn về phát triển nguồn nhân lực Theo UNESCO (United NationsEducational Scientific and Cultural Organization - Tổ chức giáo dục, Khoa học vàVăn hóa Liên Hợp Quốc), phát triển nguồn nhân lực là toàn bộ sự lành nghề củadân cư trong mối quan hệ với sự phát triển của đất nước
Theo ILO (International Labour Organization - Tổ chức Lao động quốc tế)cho rằng, phải hiểu phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa rộng hơn, không chỉ làtoàn bộ sự lành nghề của dân cư mà còn là phát triển năng lực đó của con người đểTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cánhân Quan điểm này dựa trên cơ sở nhận thức rằng con người có nhu cầu sử dụngnăng lực của mình để tiến tới có được việc làm hiệu quả cũng như thỏa mãn về nghềnghiệp và cuộc sống từng cá nhân.
Theo UNIDO (The United Nations Industrial Development Organization
-Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc), phát triển con người một cách hệthống vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của một quốc gia, nó bao gồm mọikhía cạnh về kinh tế, xã hội như nâng cao khả năng cá nhân, tăng năng lực sản xuất
và khả năng sáng tạo, bồi dưỡng chức năng chỉ đạo thông qua giáo dục - đào tạonghiên cứu và từ hoạt động thực tiễn
Một số khái niệm khác về "Phát triển nguồn nhân lực" dưới các góc nhìnkhác nhau như:
Theo Swanson,1997; Swanson and Holton III, 2001 "Phát triển nguồn nhânlực là một quá trình phát triển và thúc đẩy sự tinh thông của con người qua việcphát triển tổ chức, đào tạo, và phát triển nhân sự nhằm cải thiện năng suất"
Theo McLean&McLean, 2000 "Phát triển nguồn nhân lực là bất cứ quá trìnhhay hoạt động nào nhằm phát triển những kiến thức làm việc cơ bản, sự tinh thông,năng suất và sự hài lòng mà cần cho một đội, nhóm, cá nhân hoặc nhằm mang lạilợi ích cho một tổ chức, cộng đồng, quốc gia hay tóm lại là cần cho toàn nhân loại"
Theo Chiến lược phát triển giáo dục của Việt Nam "Phát triển giáo dục phảigắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học - công nghệ, củng cốquốc phòng, an ninh, đảm bảo hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấuvùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả; kết hợpgiữa đào tạo và sử dụng"
Từ những quan điểm trên, có thể hiểu phát triển nguồn nhân lực của mộtquốc gia là: tạo ra tiềm năng của con người thông qua đào tạo, bồi dưỡng, tự bồidưỡng và đào tạo lại, chăm sóc sức khỏe về thể lực và tinh thần để khai thác tối đatiềm năng con người Thông qua việc tuyển, sử dụng, tạo điều kiện về môi trườnglàm việc (phương tiện lao động có hiệu quả và các chính sách hợp lý ), môi trườngTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25văn hóa, xã hội kích thích động cơ, thái độ làm việc của con người, để họ mang hếtsức mình hoàn thành các nhiệm vụ được giao (Hình 1.1).
Hình 1.1 Mô hình phát triển nguồn nhân lực
Nguồn: Phan Văn Kha, Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong nền kinh
tế thị trường ở Việt Nam, 2007.
Như vậy, phát triển nguồn nhân lực bao gồm các thành tố: Đào tạo, bồidưỡng và đào tạo lại nhân lực theo phương châm học suốt đời để phát triển quy mô,điều chỉnh cơ cấu nhân lực cho phù hợp với nhu cầu của xã hội; hình thành và pháttriển những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, kỹ năng sống của người laođộng; Tuyển và sử dụng nhân lực vào làm việc tại vị trí lao động phù hợp với trình
độ và ngành, nghề được đào tạo của người lao động, theo nhu cầu tổ chức công việctại các đơn vị; Chăm sóc sức khỏe và tạo môi trường tốt để người lao động pháttriển năng lực, thể lực và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong quá trình hành nghề.Đồng thời, tạo điều kiện cho người lao động có đủ năng lực và điều kiện để dichuyển nghề nghiệp, chuyển đổi nghề và vị trí làm việc, tìm việc làm mới và tự tạoviệc làm trong điều kiện môi trường kinh tế - xã hội luôn biến động do ảnh hưởngcủa cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ
1.2.3 Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nguồn nhân lực giữ vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động của tổchức Việc tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo nhân viên phải dựa vào các tiêu chuẩn nhất
Đào tạo nhân
lực
Tuyển, Sử dụngnhân lực
Bồi dưỡng nhân lực
Tự bồi dưỡng
+ Môi trường vật lý (phương tiệnlàm việc)
+ Môi trường sư phạm, văn hoá,
xã hội+ Chính sách lương, đãi ngộ
- Chăm sóc sức khoẻ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26định nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra Quản lý nguồn nhân lực xácđịnh rõ vai trò của từng cá nhân, từng thành viên trong tổ chức, lên kế hoạch pháttriển nguồn nhân lực cho phù hợp với quy mô của tổ chức Nguồn nhân lực lànguồn tài sản - tài sản nhân lực; do vậy, phát triển nguồn nhân lực sẽ không đượccoi là toàn diện nếu không quan tâm đến vai trò của nguồn tài sản này.
Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, theo chúng tôi được đánh giá bằng mức
độ toàn dụng nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng và thời gian được sử dụng;việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực đồng nhất với:
Nâng cao hệ số sử dụng số lượng nhân lực;
Nâng cao hiệu suất sử dụng nhân lực, hay giá trị tăng thêm được tạo ra từviệc sử dụng nhân lực;
Và nâng cao hệ số sử dụng thời gian lao động
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là một quá trình chịu ảnhhưởng trực tiếp từ tình hình cung cầu trên thị trường lao động, chất lượng nguồnnhân lực, chính sách lao động, việc làm và tiền lương của Nhà nước đối với nguồnlao động; theo đó, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực sẽ đồng biến với tốc độ giảiquyết việc làm, nghịch biến với tỷ lệ thất nghiệp và phụ thuộc vào chính sách thuhút, bố trí, sử dụng và chế độ đãi ngộ Nếu những chính sách này hợp lý sẽ kíchthích được tinh thần làm việc, phát huy được khả năng sáng tạo của người lao động,
là động lực quan trọng để nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc, sẽ thu hútđược nhân tài cho tổ chức mình
Do vậy, nguồn nhân lực có một vai trò hết sức quan trọng đến sự thành cônghay thất bại của mỗi một doanh nghiệp, mỗi địa phương và mỗi một quốc gia, nếutạo điều kiện cho nguồn nhân lực thể hiện tốt vai trò tiên phong của mình thì hiệuquả kinh tế - xã hội sẽ không ngừng được nâng lên cả về chất và lượng, còn nếu mộtnguồn nhân lực kém chất lượng thì sẽ làm cho nền kinh tế phát triển chậm hoặcthậm chí kém phát triển và tụt hậu
Được xác định là một điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ một hoạt độngnào trong phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực luôn đóng vai trò cực kỳ quantrọng đối với sự tồn vong của mỗi quốc gia
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 271.2.4 Đặc điểm nhu cầu nguồn nhân lực của các khu công nghiệp
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn xemcon người là yếu tố đặc biệt quan trọng, nên đã không ngừng đào tạo, bồi dưỡngnguồn lao động đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra ở từng thời kỳ Tuy nhiên, trướcyêu cầu phát triển mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trong bối cảnhhội nhập quốc tế đang đặt ra nhiều thách thức Thách thức lớn nhất là lực lượng laođộng tuy đông nhưng về chất lượng nhìn chung còn thấp nên tình trạng thiếu laođộng qua đào tạo đang là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp trong các khucông nghiệp
Khu công nghiệp là nơi việc tổ chức sản xuất được tập trung hoá cao độ (tậptrung nhiều doanh nghiệp trong một phạm vi không gian hẹp); trình độ kỹ thuật,công nghệ cao (được đầu tư thành các dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh); cơ cấungành nghề sản xuất phức tạp (do sự lựa chọn, quyết định sản xuất, kinh doanh củacác nhà đầu tư); trình độ tổ chức, quản lý diễn ra một cách khoa học, chặt chẽ
Vì vậy nhu cầu nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp có đặc điểm:
- Nhu cầu nhân lực với số lượng lớn do sản xuất trong các KCN tập trunghóa cao nên cần có một lượng lớn lao động làm việc tập trung trong một không gianhẹp Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cần phải có chính sách thu hút hấpdẫn, đồng thời phải quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ đờisống người lao động
- Hoạt động trong các khu công nghiệp là các nhà máy được đầu tư theo cácdây chuyền sản xuất hoàn chỉnh đồng bộ, có trình độ công nghiệp cao, vì vậy yêucầu lao động trong các KCN phải có chất lượng lao động cao Song chất lượngnguồn nhân lực hiện nay tại các khu công nghiệp chưa cao, dẫn đến tình trạng mâuthuẫn giữa lượng và chất
- Lao động trong các khu công nghiệp phải có tác phong công nghiệp, tinhthần trách nhiệm và tính kỷ luật cao đối với công việc, linh hoạt, năng động sángtạo và có khả năng giải quyết các vướng mắc trong công việc Đồng thời, người laođộng có tinh thần hợp tác, có văn hoá ứng xử tốt trong quá trình làm việc
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28- Cơ cấu ngành nghề lao động đa dạng phức tạp Các khu công nghiệpthường thu hút nhiều nhà đầu tư từ nhiều quốc gia khác nhau và hoạt động trongnhiều lĩnh vực nên cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh trong các khu côngnghiệp thường đa dạng phức tạp Vì vậy, nguồn nhân lực đáp ứng cho các khu côngnghiệp phải đáp ứng được yêu cầu về cơ cấu ngành nghề Điều này đòi hỏi các cơ
sở đào tạo phải bám sát cơ cấu ngành nghề của khu công nghiệp để xác định ngànhnghề đào tạo phù hợp (Do cơ cấu sản xuất của các doanh nghiệp trong khu côngnghiệp quyết định)
- Ngoài ra người lao động cần phải có kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ đó là mộtyêu cầu cũng là một thách thức đối với lực lượng lao động của chúng ta hiện nay
1.2.5 Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
1.2.5.1 Ch ỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực
Sức khỏe của nguồn nhân lực là trạng thái thoải mái về thể chất cũng nhưtinh thần của con người Để phản ánh điều đó có nhiều chỉ tiêu biểu hiện như: Tiêuchuẩn đo lường về chiều cao, cân nặng, các giác quan nội khoa, ngoại khoa, thầnkinh, tâm thần, tai, mũi, họng…Bên cạnh đó việc đánh giá trạng thái sức khỏe cònthể hiện thông qua các chỉ tiêu: tỷ lệ sinh, chết, biến động tự nhiên, tuổi thọ trungbình, cơ cấu giới tính…
1.2.5.2 Ch ỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hoá của nguồn nhân lực
Trình độ văn hóa là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thứcphổ thông không chỉ về lĩnh vực tự nhiên mà còn bao gồm cả lĩnh vực xã hội Ởmột mức độ cho phép nhất định nào đó thì trình độ văn hoá của dân cư thể hiện mặtbằng dân trí của một quốc gia
Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực được thể hiện thông qua các quan hệ
tỷ lệ: Số lượng và tỷ lệ biết chữ; Số lượng và tỷ người qua các cấp học tiểu học,trung học cơ sở, phổ thông trung học, cao đẳng, đại hoc, trên đại học,…
Đây là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượngnguồn nhân lực cũng như trình độ phát triển của kinh tế xã hội
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 291.2.5.3 Ch ỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực
Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành vềmột chuyên môn, nghề nghiệp nào đó Đó cũng là trình độ được đào tạo ở cáctrường chuyên nghiệp, chính quy Các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn kỹthuật như:
- Số lượng lao động được đào tạo và chưa qua đào tạo
- Cơ cấu lao động được đào tạo: Cấp đào tạo; Công nhân kỹ thuật và cán bộchuyên môn; Trình độ đào tạo (cơ cấu bậc thợ )
Ngoài ra còn có thể xem xét chất lượng nguồn nhân lực thông qua chỉ tiêubiểu hiện năng lực phẩm chất của người lao động
1.2.6 Các chức năng của quản lý nguồn nhân lực
Các hoạt động liên quan đến quản lý nguồn nhân lực rất đa dạng và thay đổitrong các tổ chức khác nhau Tuy nhiên, có thể phân chia các hoạt động chủ yếu củaquản lý nguồn nhân lực theo 4 chức năng sau:
1.2.6.1 Thu hút, tuy ển dụng nhân lực
Tuyển dụng nhân lực là tiến trình thu hút những người có khả năng từ nhiềunguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn tìm việc làm Khi các doanh nghiệp mởrộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phải tuyển dụng thêmlao động mới Mặt khác, để thay thế số nhân viên cũ đã có tuổi, sức lao động yếu,nhà quản trị phải căn cứ vào thực tế và tương lai của đơn vị để dự báo nhu cầu laođộng trong tương lai, có kế hoạch tuyển dụng và tìm nguồn cung lao động kịp thờicho hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp
Nhóm chức năng này chú trọng vấn đề đảm bảo số lượng nhân viên với cácphẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp Để có thể tuyển đúng ngườivào đúng việc; trước hết, doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinhdoanh và thực trạng sử dụng nhân viên trong doanh nghiệp nhằm xác định đượcnhững công việc nào cần tuyển thêm người
Thực hiện phân tích công việc sẽ giúp cho doanh nghiệp biết cần tuyển thêmbao nhiêu nhân viên và yêu cầu tiêu chuẩn đặt ra đối với các ứng cử viên như thếTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30nào là phù hợp? Do đó, nhóm chức năng tuyển dụng thường có các hoạt động: dựbáo và hoạch định nguồn nhân lực, phân tích công việc phỏng vấn, trắc nghiệm, thuthập, lưu trữ và xử lý các thông tin về nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
1.2.6 2 Đào tạo và phát triển nhân lực
Đào tạo là quá trình học hỏi nhằm nâng cao kiến thức kỹ năng, thái độ vàhành vi làm việc của nhân viên Điều đó, có nghĩa là đào tạo sẽ làm thay đổi nhữnghiểu biết, cách thức làm việc và thái độ của người lao động đối với công việc; đàotạo là định hướng vào hiện tại, chú trọng vào công việc hiện thời của cá nhân, giúp
họ có ngay các kỹ năng và khả năng đặc biệt cần thiết để thực hiện tốt các công việchiện tại [3]
Trong quá trình đào tạo, mỗi người sẽ được bù đắp những thiếu hụt trong họcvấn, được cập nhật hóa kiến thức và mở rộng tầm hiểu biết để không những hoànthành tốt những công việc được giao mà còn có thể đương đầu với những biến đổicủa môi trường xung quanh có ảnh hưởng tích cực tới việc làm của người lao động
Các phương pháp đào tạo phổ biến hiện nay là:
* Đào tạo tại nơi làm việc:
- Kèm cặp, hướng dẫn tại chỗ
- Luân phiên thay đổi công việc
* Đào tạo ngoài nơi làm việc:
- Phương pháp nghiên cứu tình huống
- Đào tạo học nghề
- Phương pháp sử dụng dụng cụ mô phỏng
- Đào tạo xa nơi làm việc
- Phương pháp hội thảo
- Chương trình liên hệ với các trường đại học
- Phương pháp huấn luyện theo dõi mô hình mẫu
Nhóm chức năng này chú trọng việc nâng cao năng lực của nhân viên, đảmbảo cho nhân viên trong doanh nghiệp có kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết đểhoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên được phát triểnTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31tối đa năng lực cá nhân Đồng thời, các doanh nghiệp cũng lập kế hoạch đào tạo lạinhân viên mỗi khi có sự thay đổi về nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc quy trìnhcông nghệ kỹ thuật Nhóm chức năng này thực hiện các hoạt động như: hướngnghiệp, huấn luyện, đào tạo, kỹ năng thực hành cho nhân viên.
1.2.6.3 Duy trì ngu ồn nhân lực
Nhóm chức năng này chú trọng đến công việc duy trì và sử dụng có hiệu quảnguồn nhân lực trong doanh nghiệp Nhóm chức năng này gồm 2 chức năng nhỏhơn là kích thích, động viên nhân viên và duy trì, phát triển các mối quan hệ laođộng tốt đẹp trong doanh nghiệp
Chức năng kích thích, động viên liên quan đến các chính sách và các hoạtđộng nhằm khuyến khích, động viên nhân viên trong doanh nghiệp làm việc hăngsay, tận tình, có ý thức trách nhiệm và hoàn thành công việc với chất lượng
Chức năng quan hệ lao động liên quan đến các hoạt động nhằm hoàn thiệnmôi trường làm việc và các mối quan hệ trong công việc như: ký kết hợp đồng, giảiquyết khiếu nại khiếu tố, tranh chấp lao động Giao tế nhân viên, cải thiện môitrường làm việc, y tế, bảo hiểm và an toàn lao động
Trả tiền công cho lao động luôn là vấn đề thách thức nhất cho các nhà quảntrị doanh nghiệp Các doanh nghiệp thường có nhiều quan điểm, mục tiêu khác nhaukhi xếp đặt hệ thống trả lương, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp đều hướng tới 4mục tiêu cơ bản:
- Thu hút lao động
- Duy trì những lao động giỏi
- Kích thích động viên
- Đáp ứng nhu cầu của pháp luật
Thu nhập của người lao động từ việc làm bao gồm: tiền lương cơ bản, phụcấp, tiền thưởng và các loại phúc lợi
Tiền lương cơ bản: là tiền lương được xác định trên cơ sở tính đủ các nhucầu cơ bản về sinh học, xã hội học về độ phức tạp và mức độ tiêu hao lao độngtrong những điều kiện lao động từng ngành nghề, công việc
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32Phụ cấp lương: là tiền trả công lao động ngoài tiền lương cơ bản Nó bổ sungcho lương cơ bản, bù đắp thêm cho người lao động khi họ phải làm việc trong điềukiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà không được tính tới khi xác địnhlương cơ bản.
Tiền thưởng: Là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối vớingười lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn Có nhiều hình thứckhen thưởng :
- Thưởng năng suất, chất lượng
- Thưởng sáng kiến
- Thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh chung
- Thưởng tìm được nơi cung ứng, tiêu thụ, ký kết được hợp đồng mới
- Thưởng đảm bảo ngày công
- Thưởng về lòng trung thành, tận tâm với doanh nghiệp
Phúc lợi: Các loại phúc lợi mà người lao động được hưởng rất đa dạng vàphụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanhnghiệp đến đời sống của người lao động, có tác động kích thích được nguời laođộng trung thành và gắn bó với doanh nghiệp v.v Phúc lợi doanh nghiệp gồm có:Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, hưu trí, nghỉ phép, trợ cấp của doanh nghiệp chongười lao động có hoàn cảnh khó khăn v.v
1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO KHU CÔNG NGHIỆP
1.3.1 Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới
1.3.1.1 Kinh nghi ệm Hàn Quốc
Vấn đề thiếu lao động của Hàn Quốc xảy ra từ đầu những năm 1990 do nhucầu phát triển kinh tế của đất nước, nhất là thiếu lao động có trình độ chuyên môn
kỹ thuật và tay nghề, thiếu lao động ở các ngành nghề mới, Hàn Quốc đã áp dụngnhiều biện pháp để đáp ứng nhu cầu lao động và khắc phục sự thiếu hụt về laođộng, cụ thể là các biện pháp sau [3]:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33Một là, tổ chức thu thập, phân tích và dự báo thông tin thị trường lao động,nhằm xác định rõ nhu cầu lao động của doanh nghiệp, tổ chức; xác định rõ cácthông tin về người tìm việc để công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đạichúng để người lao động và người sử dụng lao động biết, tự chắp nối và dự kiến chotương lai.
Hai là, tổ chức xây dựng và thực hiện chương trình hướng nghiệp trong tất cảcác trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học nhằm cung cấp và tạo điều kiệncho tất cả học sinh đều được tiếp cận, tư vấn và hướng nghiệp sớm
Ba là, nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo của các trường đại học,trường cao đẳng nghề; Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các trường công lập vàngay cả các trường dân lập cũng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để tổ chức đào tạo
Bốn là, xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các trường đào tạonhằm gắn kết trực tiếp ngay từ đầu giữa đào tạo và sử dụng lao động, đáp ứng yêucầu của doanh nghiệp, đồng thời tận dụng được thế mạnh của mỗi bên trong quátrình đào tạo, tất cả đều hướng tới tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động
Năm là, đẩy mạnh các hoạt động của các trung tâm đảm bảo việc làm thôngqua việc nâng cao năng lực hoạt động, nhất là nâng cao năng lực cán bộ và đầu tư
cơ sở vật chất của trung tâm; đồng thời kiên quyết xử lý những tổ chức, cá nhânhoạt động bất hợp pháp trong lĩnh vực giới thiệu việc làm
Sáu là, thực hiện sử dụng lao động hợp lý và thường xuyên nâng cao trình độcủa người lao động đang làm việc nhằm ổn định việc làm, thăng tiến trong côngviệc, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp Các doanh nghiệp đều xác định từng vị trícông việc và yêu cầu đối với người lao động để đáp ứng được từng vị trí công việcnhằm sử dụng lao động có hiệu quả; các trường đều tổ chức theo dõi về việc làm và
sự đáp ứng công việc của học sinh sau khi ra trường để có kế hoạch đào tạo, bồidưỡng; các trường thường tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi với người sử dụng laođộng để biết được nhu cầu cần đào tạo đối với người lao động trong hiện tại vàtương lai
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 341.3.1.2 Kinh nghi ệm Malaysia
Các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp ởMalaysia:
- Malaysia đã thành lập Bộ nguồn nhân lực để phát triển nguồn nhân lực Bộnguồn nhân lực có vai trò: Cập nhật và triển khai các chính sách về lao động, pháttriển nguồn nhân lực, an toàn lao động và sức khỏe của người lao động; Quản lý vàgiải quyết tranh chấp lao động; Quản lý các quan hệ quốc tế trong lao động; Hoạchđịnh các chính sách phát triển nguồn nhân lực; Phân tích chính sách thị trường laođộng; Tạo cơ hội việc làm cho người lao động; Cập nhật và triển khai chính sáchđào tạo nghề trong nước, phát triển các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; Cập nhật
và triển khai chính sách về an sinh xã hội [3]
- Quá trình đào tạo kỹ năng nghề tại Malaysia: Phân tích nhu cầu dựa trên thôngtin của thị trường lao động Phân tích công việc Phân tích thực hiện công việc Phân tích cấu trúc công việc Xây dựng tiêu chuẩn đào tạo Cục phát triển kỹ năngchứng nhận lao động đã qua đào tạo sau đó chuyển tới nhà tuyển dụng
Thời gian đào tạo nghề tại Malaysia thường là 2 năm phụ thuộc vào các cấp
độ nghề khác nhau trong đó thời gian thực hành là 70 - 80% và học lý thuyết là 30%, thời gian học tập thường là từ 3-4 ngày tại doanh nghiệp và 1 - 2 ngày tạitrường hoặc từ 3 - 4 tháng tại doanh nghiệp và 1 - 2 tháng tại trường Phương thứcđánh giá thông qua kiểm tra, hàng tháng học viên được nhận tiền trợ cấp thêm từChính phủ
20 Phát triển hệ thống cung ứng lao động, nâng cao vai trò các hoạt động của
hệ thống các đơn vị giới thiệu việc làm của Nhà nước và của tư nhân để thực hiệnviệc tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp để đápứng nhu cầu lao động
- Sử dụng lao động đảm bảo thiết thực và hiệu quả, doanh nghiệp xác định cụthể số lượng lao động cho từng vị trí công việc và đòi hỏi trình độ chuyên môn, taynghề, nhiệm vụ và công việc phải làm; việc công khai, minh bạch các tiêu chuẩn cụthể, quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động được thực hiệnTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35ngay từ khâu tuyển dụng lao động và trong quá trình làm việc; nhiều doanh nghiệp
có chính sách khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả và có sáng kiến;các doanh nghiệp quan tâm nhiều đến công tác đào tạo nghề tại doanh nghiệp, cácphúc lợi cho người lao động để nâng cao hiệu quả trong công việc [3]
1.3.1.3 Nh ững bài học kinh nghiệm
Từ thực tiễn phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới có thểrút ra những bài học kinh nghiệm sau:
- Hoàn thiện chính sách, pháp luật, xây dựng Luật bảo hiểm việc làm hayLuật việc làm (trong đó bao gồm cả nội dung về bảo hiểm việc làm) nhằm hỗ trợcho người lao động thất nghiệp và cho những người đang làm việc
- Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển nguồn nhân lực, cầnxác định rõ các mục tiêu, các hoạt động liên quan đến việc phát triển toàn diện cả về
số lượng và chất lượng nguồn lao động, nhất là vấn đề sức khỏe, đào tạo chuyênmôn kỹ thuật và tay nghề cho người lao động, ý thức và sự hợp tác trong công việc,thái độ và tác phong của người lao động; về tổ chức thực hiện cần thiết lập Hộiđồng quốc gia về phát triển nguồn nhân lực bao gồm đại diện của các ngành có liênquan và đại diện của người sử dụng lao động, các tổ chức chính trị - xã hội , việc
tổ chức thực hiện cần xác định rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cấp trong việctriển khai thực hiện chương trình; Nhà nước hỗ trợ tài chính cho các hoạt động củachương trình và huy động từ các cấp, các doanh nghiệp để thực hiện chương trình
- Tăng cường công tác đào tạo nghề cho người lao động, hoàn thiện hệ thốngđào tạo từ bậc phổ thông, đào tạo nghề, đào tạo đại học; xây dựng chương trìnhhướng nghiệp cho học sinh phổ thông và bắt buộc thực hiện ở các trường; hoànthiện hệ thống giáo trình ở các trường đào tạo theo hướng các trường tự xây dựnggiáo trình và phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia theo qui định; chương trình đàotạo nghề cần tăng cường thực hành (chiếm khoảng 60%) và đào tạo lý thuyếtkhoảng 40%; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động
để đáp ứng nhu cầu của công việc; cần có các giải pháp để gắn chặt đào tạo với sửdụng lao động
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36- Nâng cao năng lực của hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm giớithiệu việc làm đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các chínhsách về phát triển thị trường lao động Tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu và cungứng lao động, thông tin thị trường lao động, thực hiện các hoạt động giao dịch trên thịtrường lao động Điều này thể hiện tính khách quan và vai trò của tổ chức giới thiệuviệc làm Do đó, cần phải nâng cao năng lực hoạt động của các trung tâm giới thiệuviệc làm về cơ sở vật chất, cán bộ và cấp kinh phí cho các hoạt động không vì mục tiêulợi nhuận Đồng thời có các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp, tổchức và cá nhân hoạt động bất hợp pháp trong lĩnh vực này.
- Khai thác, đào tạo và sử dụng lao động trong nước Việt Nam có lực lượnglao động lớn, chủ yếu ở khu vực nông thôn và lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ
lệ cao, vì vậy để cung ứng nguồn lao động này và phải có các chương trình, cáchoạt động để đào tạo lao động nông thôn, nhất là lao động trẻ, lao động ở khu vựcchuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp
1.3.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong việc phát triển nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có khu công nghiệp
và khu chế xuất nhiều nhất cả nước Vấn đề cung ứng lao động đáp ứng yêu cầuphát triển cho các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được thành phố Hồ Chí Minhquan tâm, chú trọng và đề ra nhiều giải pháp nhằm giải quyết nhu cầu nguồn nhânlực cho các khu công nghiệp, khu chế xuất Một trong những giải pháp đó là cho rađời các trung tâm dạy nghề và trung tâm giới thiệu việc làm
Hiện nay trên toàn Thành phố có tất cả 17 trường dạy nghề công lập, 72 trườngdạy nghề ngoài công lập và một số trung tâm thuộc các doanh nghiệp có chức năng dạynghề Các trung tâm dạy nghề có số lượng lớn và rãi đều khắp các vùng có khu côngnghiệp, khu chế xuất đóng, đã góp phần đáp ứng nhu cầu lao động cho các khu côngnghiệp, khu chế xuất Hòa nhịp với sự xuất hiện của các trung tâm dạy nghề, thành phố
Hồ Chí Minh có 7 trung tâm giới thiệu việc làm đầu mối và một số trung tâm dạy nghề
có hoạt động giới thiệu việc làm Ngoài ra còn một số trung tâm trực thuộc ngành vàTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37đông đảo các doanh nghiệp làm nhiệm vụ giới thiệu việc làm Các trung tâm này đãhợp thành một hệ thống cùng nhau đảm đương một phần lớn việc cung ứng lao độngcho các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất, bên cạnh một phần nhỏ là laođộng do các doanh nghiệp trực tiếp tuyển dụng.
Hà Nội cũng là địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất đóngtrên địa bàn, để cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, Hà Nộiphát huy vai trò các Trung tâm Dịch vụ việc làm đồng thời chú trọng vào công tácđào tạo lao động, nhất là lao động nông nghiệp bị thu hồi đất để phát triển các khucông nghiệp, khu chế xuất Trước thực trạng lao động ưu tiên dành đất cho khucông nghiệp, khu chế xuất đều có trình độ văn hoá thấp, đa số người lao động chủyếu tốt nghiệp phổ thông trung học, có hộ khẩu ở các huyện ngoại thành Hà Nộinhư: Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn Để góp phần tạo công ăn việc làm cho họ, cácTrung tâm dịch vụ việc làm của Thành phố kết hợp với Trung tâm dạy nghề GiaLâm, Trung tâm dạy nghề Sóc Sơn, Trường Tư thục Quang Trung để mở các lớpđào tạo ngắn hạn Sau khi học viên tốt nghiệp khoá học này, họ sẽ được trang bịnhững kiến thức cơ bản về Toán cơ sở, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp, an toàn
vệ sinh lao động, luật lao động
Bên cạnh đào tạo ngắn hạn, các Trung tâm Dịch vụ việc làm còn phối vớicác cơ sở đào tạo để chú trọng đào tạo dài hạn các ngành nghề chuyên môn, kỹthuật cho người lao động như: tổ chức các lớp đào tạo nghề tiện, cơ khí, điện tử,sơn, hàn, tuỳ theo yêu cầu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chếxuất Do đó, phần lớn số học viên đều được Trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệuđiều được vào làm tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất
1.3.3 Bài học cho các khu công nghiệp tỉnh Phú Yên
- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động trong các khu côngnghiệp, tổ chức thu thập và phân tích thông tin về cung cầu lao động tại khu côngnghiệp, phổ biến rộng rãi, kịp thời các thông tin: nhu cầu sử dụng lao động cácdoanh nghiệp, những yêu cầu đối với người lao động ở từng vị trí công việc; cácthông tin về người lao động cần tìm việc làm với mục tiêu bất cứ doanh nghiệp,Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38người lao động nào muốn khai thác đều được đáp ứng một cách dễ dàng, đơn giản
và kịp thời; tổ chức thực hiện tốt công tác dự báo về nguồn lao động, về nhu cầu sửdụng lao động trong từng năm và từng thời kỳ
- Các doanh nghiệp KCN cần xây dựng kế hoạch cụ thể để thường xuyên đàotạo, nâng cao trình độ cho người lao động, đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất, mởrộng và phát triển của doanh nghiệp mình
- Trong việc đào tạo nguồn nhân lực, việc gắn liền giữa lý thuyết với thựchành, giữa sản xuất với đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho nhu cầu lao độngtrong các khu công nghiệp thông qua việc hình thành các trung tâm dạy nghề ở mỗihuyện, thị xã, thành phố có khu công nghiệp là mô hình cần có sự quan tâm, đầu tưnâng cao chất lượng đào tạo
- Các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp khu công nghiệp cần có sự phối hợptrong xác định ngành nghề đào tạo và nhu cầu tuyển dụng để nhân lực không thừa ởngành này mà lại thiếu ở ngành kia, khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng laođộng gắn với các cơ sở đào tạo và ngược lại các cơ sở đào tạo gắn với doanh nghiệp
để đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng lao động một cách có hiệu quả, đáp ứng yêu cầucủa lao động của doanh nghiệp
- Cần chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, lao động có tay nghề để tạođiều kiện thu hút các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, nhất là các dự án có côngnghệ cao
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG, NHU CẦU VÀ ĐÀO TẠO CUNG ỨNG
NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TỈNH PHÚ YÊN
2.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH PHÚ YÊN
2.1.1 Số lượng khu công nghiệp và tỷ lệ phủ
Trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã hình thành 3 khu công nghiệp tập trung cókết cấu hạ tầng được xây dựng khá hoàn chỉnh là: khu công nghiệp Hoà Hiệp,khu công nghiệp An Phú; khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu Song song vớiviệc hình thành các khu công nghiệp, tại các huyện đều có các cụm, điểm côngnghiệp - tiểu thủ công nghiệp Ngoài ra, các khu vực tiểu thủ công nghiệp trênđịa bàn huyện có tổng quỹ đất khoảng 1.000 ha, gắn kết giữa không gian sảnxuất và khu dân cư đi kèm (quy mô 50 ÷ 100 ha mỗi cụm, có khu nhà ở và cácdịch vụ hỗ trợ) Đặc biệt, tỉnh đang triển khai xây dựng khu kinh tế Nam PhúYên, diện tích 20 nghìn ha với các cơ chế, chính sách ưu đãi sẽ là điểm đến lýtưởng của các nhà đầu tư
Đến nay, tại 3 khu công nghiệp có kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư cơbản, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư triển khai và đưa dự án đầu tư đi vàohoạt động, thu hút đầu tư đạt tỷ lệ lấp đầy là 84% (khu công nghiệp Hòa Hiệp I:83%, khu công nghiệp Hòa Hiệp II: 79%; khu công nghiệp An Phú: 72%; khucông nghiệp Đông Bắc Sông Cầu: 95%), đã tiếp nhận 79 dự án đăng ký đầu tư,trong đó có 62 dự án đi vào hoạt động, thu hút gần 6000 lao động với mức thunhập bình quân đầu người trên 2,8 triệu đồng/người/tháng, kim ngạch xuất khẩuhằng năm chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh, tỷ trọng giá trị công nghiệpchiếm 30% toàn tỉnh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40Bảng 2.1 Tổng quan về các khu công nghiệp tỉnh Phú Yên
Nội dung KCN Hòa Hiệp KCN An Phú KCN Đông Bắc
Sông Cầu
Địa chỉ Hoà Hiệp - Đông
Hòa - Phú Yên
An Phú Tuy An Phú Yên
Xuân Hải Sông Cầu - PhúYên
SX sản phẩmnhựa; gia công mỹnghệ xuất khẩu;
SX đá Granite; giacông kính; SXnhân ngọc trai;
chế biến nuôitrồng thủy sản; SXgọng kính; SX vánMDF; SX bao bì
và phân bón câyxanh; may mặc;
sản xuất đũa vàgiày da
Chế biến nuôitrồng thủy sảnXK; đá ốp lát,hạt điều, cà phê,thuốc lá; đúckim loại, bêtông; thuốc thú
y, cửa sắt, sảnphẩm cơ khí, túixốp ni-lông, lướithép B40, gạchblock; SX vàmua bán VLXD;
SX kính XK, khícông nghiệp, gỗ
mỹ nghệ XK;
chiết xuất tinhdầu gió;
SX, chế biếnnông-lâm sản;
SX giấy, bao
bì caton; chếbiến đồ gỗ nộithất XK; Phânhỗn hợp NPK,chế biến lâmsản mỹ nghệ;
SX Ilmenite,
SX Ticl4, đếgiày; hàng thủ
nghệ, trang trínội thất, thiết
bị quảng cáo,Loa thùng
Nguồn: Ban Quản lý Khu Kinh tế Phú Yên
Trường Đại học Kinh tế Huế