PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG PHÁT HÀNH, THANH TOÁN VÀ SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG .... Thống nhất hóa các quy định về phát hành, sử dụng, thanh toán thẻ tín dụng trong một văn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa 1
Lời cam đoan 2
Lời cảm ơn 3
Mục lục 4
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt 7
Danh mục các hình vẽ, đồ thị 8
MỞ ĐẦU 9
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THẺ TÍN DỤNG 12
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẺ TÍN DỤNG 12
1.1.1 Thẻ tín dụng và lịch sử phát triển 12
1.1.1.1 Sự ra đời của Thẻ tín dụng trên thế giới 12
1.1.1.2 Sự ra đời của Thẻ tín dụng tại Việt Nam 14
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của thẻ tín dụng tại Việt Nam 17
1.1.2.1 Khái niệm thẻ tín dụng 17
1.1.2.2 Đặc điểm của thẻ tín dụng 19 1.2 QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ THẺ TÍN DỤNGError! Bookmark not
defined
1.2.1 Các chủ thể liên quan đến việc sử dụng Thẻ tín dụng ở Việt Nam Error!
Bookmark not defined
1.2.2 Các quan hệ xã hội liên quan đến Thẻ tín dụng ở Việt Nam Error!
Bookmark not defined
1.2.2.1 Nhóm các quan hệ liên quan trực tiếp đến giao dịch thẻ tín dụng Error!
Bookmark not defined
1.2.2.2 Nhóm các quan hệ liên quan gián tiếp đến hoạt động kinh doanh thẻ
Error! Bookmark not defined
Trang 31.2.3 Sự cần thiết phải có pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến thẻ tín
dụng Error! Bookmark not defined Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT VỀ THẺ TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Error! Bookmark not defined
2.1 PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG PHÁT
HÀNH, THANH TOÁN VÀ SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG Error! Bookmark not defined
2.1.1 Quan hệ giữa Chủ thẻ tín dụng và TCPHT Error! Bookmark not defined 2.1.1.1 Điều kiện với chủ thẻ tín dụng Error! Bookmark not defined 2.1.1.2 Điều kiện với TCPHT Error! Bookmark not defined 2.1.1.3 Hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng Error! Bookmark not defined
2.1.2 Quan hệ giữa Chủ thẻ tín dụng và ĐVCNTError! Bookmark not defined
2.1.3 Quan hệ giữa ĐVCNT và TCTTT Error! Bookmark not defined
2.1.3.1 Điều kiện đối với ĐVCNT: Error! Bookmark not defined
2.1.3.2 Điều kiện đối với TCTTT: Error! Bookmark not defined
not defined
2.1.4 Quan hệ giữa Tổ chức thanh toán trung gian với các TCPHT, TCTTT Error!
Bookmark not defined
2.1.5 Quan hệ giữa Tổ chức thẻ quốc tế với các TCPHT, TCTTT Việt Nam Error!
Bookmark not defined
2.2 PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG Error! Bookmark not defined
2.2.1 Các quy định về cho vay và bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay Error!
Bookmark not defined
2.2.2 Các quy định về quản lý hoạt động thanh toán Error! Bookmark not
defined
Trang 42.2.3 Các quy định về quản lý ngoại hối Error! Bookmark not defined
2.2.4 Các quy định về cạnh tranh Error! Bookmark not defined
2.2.5 Các quy định về phòng ngừa gian lận và tội phạm thẻ Error! Bookmark
not defined
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẺ TÍN DỤNG
3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẺ TÍN DỤNG Error!
Bookmark not defined
3.2 CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CHI PHỐI VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ THẺ TÍN DỤNG Error! Bookmark not defined
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẺ TÍN
3.3.1 Thống nhất hóa các quy định về phát hành, sử dụng, thanh toán thẻ tín
dụng trong một văn bản Error! Bookmark not defined
3.3.2 Về vấn đề xây dựng và chia sẻ thông tin tín dụng Error! Bookmark not
defined
3.3.3 Về việc phát huy năng lực hoạt động của các hiệp hội ngành nghề Error!
Bookmark not defined
3.3.4 Vấn đề phân định trách nhiệm gánh chịu rủi ro Error! Bookmark not
defined
3.3.6 Xây dựng các quy tắc và tiêu chuẩn an toàn cho các tổ chức kinh doanh
dịch vụ thẻ tín dụng Error! Bookmark not defined
3.3.7 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thẻ tín dụng
Error! Bookmark not defined
Trang 5KẾT LUẬN 84
PHỤ LỤC I Khái quát tình hình kinh doanh Thẻ tín dụng quốc tế 88 PHỤ LỤC II Tình hình sử dụng thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam 89 PHỤ LỤC III Quy trình phát hành và sử dụng Thẻ tín dụng tại Việt Nam 91 PHỤ LỤC IV Các loại Thẻ tín dụng tại Việt Nam 93
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ATM Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine) BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
EDC Máy thanh toán thẻ (máy cà thẻ) điện tử
EIB Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu
Việt Nam Mastercard Tổ chức thẻ quốc tế Mastercard
Quy chế 20 Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung
cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN của NHNN ngày 15-05-2007
Quy chế 371 Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân
hàng ban hành kèm theo Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN của NHNN ngày 19-10-1999
Trang 8MỞ ĐẦU
Dịch vụ thẻ tín dụng là một loại hình dịch vụ tương đối đặc biệt, chủ yếu do các Ngân hàng thương mại cung cấp Tính chất đặc biệt này thể hiện ở việc các tổ chức tín dụng đã kết hợp hai nghiệp vụ cơ bản của mình là hoạt động thanh toán và hoạt động cấp tín dụng vào một loại hình dịch vụ Tương ứng với sự kết hợp này, chế định pháp luật về thẻ tín dụng cũng phải được chắt lọc từ những quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán và những quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tín dụng của ngân hàng Trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, mặc dù các ngành luật có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng, nhưng giữa chúng luôn tồn tại những mối liên hệ tất yếu Pháp luật về thẻ tín dụng - một bộ phận của ngành luật ngân hàng – cũng không phải là một ngoại lệ, đặc biệt là trong mối liên hệ với pháp luật dân sự, pháp luật thương mại, pháp luật quản lý hành chính nhà nước, tư pháp quốc tế, pháp luật hình sự Không chỉ liên quan đến các ngành luật của hệ thống pháp luật trong nước, pháp luật
về thẻ tín dụng còn liên quan mật thiết đến các điều ước quốc tế; liên quan đến những thông lệ, tập quán trong giao dịch quốc tế về thẻ tín dụng và liên quan đến những quy tắc, quy định của các tổ chức thẻ quốc tế Phần lớn những quy phạm này đã được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu và trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, sự ảnh hưởng của chúng đối với Việt Nam là không thể tránh khỏi
Như vậy, pháp luật về thẻ tín dụng đòi hỏi một sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố
kể trên, tạo thành một khung pháp lý hoàn chỉnh và đầy đủ
Về mặt thực tế, thẻ tín dụng đã trở thành một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hữu hiệu nhất của các nền kinh tế khu vực và thế giới Việt Nam cũng không tránh khỏi quy luật đó Tuy nhiên, để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thị trường thẻ tín dụng thì cần phải xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý, bảo đảm khả năng thích ứng với sự biến động của hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng
Trong khi đó ở Việt Nam hầu như chưa có một công trình luật học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về pháp luật liên quan đến thẻ tín dụng
Trang 9Vì vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh các vấn đề về thẻ tín dụng đang là một nhu cầu cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay
II Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, việc nghiên cứu về thẻ tín dụng không còn là điều xa lạ Các tổ chức thẻ quốc tế như Visa, MasterCard, American Express, JCB, Diner Club…đã tổ chức nhiều chương trình nghiên cứu, nhiều diễn đàn, chương trình đào tạo… về thẻ tín dụng
Ở Việt Nam, thẻ tín dụng nói riêng và thẻ thanh toán nói chung vẫn còn khá mới mẻ nhưng pháp luật hiện hành cũng đã có quy định về lĩnh vực này, đó là: Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng được ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN của NHNN ngày 15-05-2007
Bên cạnh đó, các cuộc hội thảo về thẻ thanh toán (bao gồm cả thẻ tín dụng) cũng
thường xuyên được tổ chức như: Hội thảo “Công nghệ thông tin với mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam” do Cục Công nghệ Tin học Ngân hàng (Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam) và Tập đoàn dữ liệu Quốc tế (IDJ) phối hợp tổ chức tại Hà Nội trong hai
ngày 15 và 16-6-2004, Hội thảo: “Quản lý rủi ro và giả mạo thẻ” do Hội thẻ Ngân hàng
Việt Nam phối hợp với Tổ chức thẻ quốc tế MasterCard tổ chức vào ngày 14-12-2005, Hội
thảo “Thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực Chính phủ: Giải pháp thẻ thương mại”
do Ngân hàng Nhà nước tổ chức vào ngày 24-3-2006, Hội thảo “Các biện pháp phòng ngừa gian lận thẻ” do Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam tổ chức vào ngày 07-4-2006…
Một số học giả cũng đã đi sâu nghiên cứu về thẻ thanh toán như:
- Tác giả Nguyễn Danh Lương với Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Những giải pháp nhằm phát triển thanh toán thẻ ở Việt Nam”
- Tác giả Trần Hoàng Anh với Luận văn Thạc sĩ: “Khảo sát thị trường thẻ tín dụng tại Tp.Hồ Chí Minh”
- PGS.TS Lê Văn Tề, Thạc sĩ Trương Thị Hồng với đề tài “Thẻ thanh toán quốc tế
và việc ứng dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam”
Trang 10- Tác giả Phạm Danh Chương với Luận văn Thạc sĩ luật học: “Một số khía cạnh pháp lý về thẻ thanh toán và thực tiễn điều chỉnh pháp luật về thẻ thanh toán ở Việt Nam hiện nay”
Một số khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp của các sinh viên Học viện Ngân hàng cũng đề cập tới vấn đề này
Ngoài ra, cũng có một số bài viết về thẻ thanh toán trên tạp chí, báo chuyên ngành như Tạp chí Ngân hàng, Thời báo Ngân hàng, các Báo điện tử trên mạng Internet
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã nêu phần lớn chỉ xem xét thẻ từ góc độ kinh tế, cụ thể là quan hệ thanh toán, tín dụng… chưa đi sâu nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cụ thể về mặt pháp lý Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu này cũng chỉ tìm hiểu chung về thẻ thanh toán mà chưa đi sâu nghiên cứu thẻ tín dụng
III Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu là làm rõ vai trò của thẻ tín dụng trong các giao dịch thanh toán phi tiền mặt, những khía cạnh pháp lý nảy sinh giữa các chủ thể liên quan để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn cho sự phát triển của thẻ tín dụng trong nền kinh tế ở nước ta
Để thực hiện mục đích trên, Luận văn đề ra các mục tiêu sau:
- Khảo sát và phân tích quy trình giao dịch phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ tín dụng;
- Tập hợp, phân loại và phân tích bản chất pháp lý của các mối quan hệ pháp luật
về thẻ tín dụng;
- Xem xét bản chất mối quan hệ giữa khách hàng, các chủ thể phát hành thẻ, các chủ thể thanh toán thẻ và Nhà nước từ các góc độ khác nhau như: từ góc độ pháp luật thương mại, pháp luật dân sự, pháp luật hành chính, pháp luật ngân hàng và tư pháp quốc tế;
- Phân tích những cơ sở pháp lý của mối quan hệ liên quan đến thẻ tín dụng ở Việt Nam, chỉ ra được những khoảng trống và những bất cập trong các văn bản pháp luật hiện hành về vấn đề này;
Trang 11- Luận văn sẽ đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện những quy định cơ bản về thẻ tín dụng
IV Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong khuôn khổ một bản Luận văn Thạc sĩ với một đề tài mới, với khả năng nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo còn hạn chế, công trình nghiên cứu này chưa thể bao quát hết được các vấn đề pháp lý về thẻ tín dụng mà chỉ dừng lại ở những tiếp cận ban đầu và các giải pháp mang tính gợi mở
Luận văn không nhằm cung cấp tất cả các vấn đề pháp lý liên quan tới thẻ tín dụng
mà chỉ nhằm giới thiệu về thẻ tín dụng và nghiên cứu một số vấn đề pháp lý cơ bản cần đặt ra đối với thẻ tín dụng
Luận văn cũng đưa ra một cách tổng quát về sự phát triển của thẻ tín dụng và thực trạng điều chỉnh pháp luật về thẻ tín dụng ở Việt Nam hiện nay
Trên cơ sở đó Luận văn cũng đưa ra một số gợi ý và đề xuất một vài vấn đề chủ yếu
để hoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh về thẻ tín dụng và bảo đảm cho khung pháp luật
đó được khả thi trên thực tế
V Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên đây, dựa trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, chứng minh, so sánh đối chiếu; phương pháp khảo sát thực tiễn, đánh giá, khái quát hoá, hệ thống hóa vấn đề và một số phương pháp nghiên cứu khác
VI Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề pháp lý cơ bản về thẻ tín dụng
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về thẻ tín dụng ở
Việt Nam
Trang 12Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thẻ tín dụng ở Việt Nam
Trang 13Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THẺ TÍN DỤNG
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẺ TÍN DỤNG
1.1.1 Thẻ tín dụng và lịch sử phát triển
1.1.1.1 Sự ra đời của Thẻ tín dụng trên thế giới
Sự ra đời của tiền tệ đã đánh dấu một bước phát triển đột phá của sản xuất và lưu thông hàng hóa Qua nhiều giai đoạn phát triển, ngày nay tiền tệ đã đạt đến hình thái biểu hiện cao với chức năng thanh toán không dùng tiền mặt, đó là Tiền điện tử Thẻ tín dụng chính là một dạng của loại tiền điện tử không dùng tiền mặt đó Vào những năm giữa thế
kỷ 20, kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ kéo theo nhu cầu tiêu dùng cá nhân không ngừng tăng lên Thêm vào đó, những thành quả của sự phát triển vượt bậc trong khoa học
kỹ thuật và công nghệ tin học được ứng dụng vào ngành tài chính – ngân hàng đã làm thay đổi hình thức thanh toán tiêu dùng truyền thống của dân chúng, đồng thời đưa dịch
vụ thanh toán điện tử trở thành mũi nhọn kinh doanh của các ngân hàng Nằm trong dịch
vụ thanh toán điện tử này, kết hợp với việc kinh doanh tín dụng truyền thống, thẻ tín dụng ra đời không những làm thay đổi thói quen kinh doanh của ngân hàng mà còn làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân tại nhiều quốc gia
Năm 1914, một số nhà hàng, khách sạn, Hiệp hội tại Hoa Kỳ đã sản xuất và cấp cho các Khách hàng quen của mình những tấm thẻ ưu đãi để sử dụng cho những dịch vụ đặc biệt Tấm thẻ ưu đãi lúc này chỉ là một sự chứng nhận cho nhân thân của Chủ thẻ chứ không thay thế cho việc thanh toán các dịch vụ mà Chủ thẻ đó sử dụng
Năm 1946, một người tên là John Biggins sáng lập ra hệ thống mua bán chịu Charge-it để người tiêu dùng thực hiện những giao dịch mua bán lẻ tại địa phương Các Đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ bán chịu cho khách hàng và nộp biên lai bán hàng cho ngân hàng của Biggins Ngân hàng này sẽ trả tiền cho họ và thu lại tiền từ các khách hàng sử dụng dịch vụ Charge-it
Năm 1949, sau sự kiện bị từ chối thanh toán bằng séc khi không mang tiền mặt tại một quán ăn ở New York, ông Frank McNamara đã có sáng kiến phát hành ra chiếc thẻ
Trang 14Diner Club phát hành cho các hội viên để các hội viên sử dụng mua hàng hóa, dịch vụ mà không cần thanh toán ngay bằng tiền mặt Diner Club sẽ trả cho các chủ hiệu tiền hàng hóa dịch vụ của tất cả các hội viên vào cuối tháng, sau khi trừ đi chi phí dịch vụ thẻ, đồng thời phát hành bảng kê cho các hội viên và yêu cầu hội viên thanh toán lại ngay cho Diner Club
Năm 1951, Franklin National Bank- Long Insland- New York (nay là European American Bank) là ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ tín dụng Để có được thẻ, các khách hàng phải có uy tín và năng lực tài chính Thẻ này dùng cho các thương vụ bán lẻ hàng hóa dịch vụ Khi nhận được thẻ để thanh toán, các Đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ lưu lại các thông tin về khách hàng trên thẻ vào hóa đơn bán hàng Các Đơn vị này sẽ được Franklin National Bank thanh toán lại trên cơ sở có chiết khấu một tỷ lệ nhất định như là một khoản bù đắp chi phí
Năm 1959, để tăng sức cạnh tranh, nhiều tổ chức phát hành thẻ đưa ra loại hình dịch vụ mới: tín dụng tuần hoàn Với dịch vụ này, các Chủ thẻ có thể duy trì số dư có trên tài khoản vay bằng một hạn mức tín dụng nếu họ hoàn thành trách nhiệm thanh toán hàng tháng Khi đó, số tiền thanh toán hàng tháng của chủ thể sẽ được cộng thêm một khoản chi phí tính từ khoản vay của Chủ thẻ
Đến những năm 60 của thế kỷ 20, thẻ tín dụng đã dần dần xuất hiện trong cuộc sống của các nước Châu Âu và trở thành một trong những phương tiện thanh toán thông dụng trên thế giới
Ở giai đoạn đầu phát triển, Chủ thẻ tín dụng thường là những người có năng lực tài chính, có vị thế trong xã hội Nhưng các ngân hàng sớm nhận ra đông đảo dân chúng trong xã hội mới là đối tượng sử dụng thẻ tiềm năng và một cuộc đua tranh giữa các ngân hàng tạo ra sự bùng nổ việc sử dụng thẻ tín dụng
Năm 1960, ngân hàng Bank of America cho ra đời sản phẩm thẻ đầu tiên của mình
là Bank Americard Ban đầu, chỉ một nhóm nhỏ các Chủ thẻ và đại lý tham gia, sau đó Bank of America phát triển mạng lưới bằng cách mở rộng phạm vi hoạt động thông qua việc cấp phép cho các tổ chức tài chính khác trong việc phát hành thẻ và ký kết hợp đồng với các đại lý Việc phát triển mạng lưới đại lý và Chủ thẻ ngày càng mở rộng trên toàn