1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế XUẤT KHẨU HÀNG THỦY sản VIỆT NAM vào THỊ TRƯỜNG mỹ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP

135 533 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 789,5 KB

Nội dung

Cùng với chiến lược hội nhập và phát triển, thương mại quốc tế là một hoạt động quan trọng, gắn liền với tiến trình hội nhập và có vai trò quyết định đến lợi thế của một quốc gia trên thị trường khu vực và thế giới. Vì vậy, việc đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế nói chung và thúc đẩy xuất khẩu nói riêng là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của mỗi quốc gia, nhất là với những nước đang phát triển như Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: Nhà nước khuyến khích xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ lực có lợi thế so sánh... và Nhà nước có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ...

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với chiến lược hội nhập và phát triển, thương mại quốc tế là mộthoạt động quan trọng, gắn liền với tiến trình hội nhập và có vai trò quyết địnhđến lợi thế của một quốc gia trên thị trường khu vực và thế giới Vì vậy, việcđẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế nói chung và thúc đẩy xuất khẩu nóiriêng là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của mỗi quốc gia, nhất là với nhữngnước đang phát triển như Việt Nam Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX củaĐảng đã khẳng định: "Nhà nước khuyến khích xuất khẩu, nhất là các mặthàng chủ lực có lợi thế so sánh " và "Nhà nước có chính sách khuyến khíchmọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hànghóa và dịch vụ " [17, tr 199]

Thủy sản là mặt hàng chủ lực có lợi thế của Việt Nam, trong hơn thập

kỷ qua đã thu được nhiều thành công rực rỡ Từ mức 550,5 triệu USD xuấtkhẩu vào năm 1995 thì đến năm 2004 đã đạt 2,4 tỷ USD Mỗi năm bình quântăng trên 130 triệu USD, với tỷ lệ bình quân là 14,5% mỗi năm Hiện nay thịtrường xuất khẩu thủy sản (XKTS) đã được mở rộng trên 80 nước và vùnglãnh thổ trên thế giới Hàng thủy sản Việt Nam đã có chỗ đứng khá vững chắctrên những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản và chiếm 10% tổngkim ngạch xuất khẩu (KNXK) của cả nước Thủy sản đang thực sự trở thànhngành kinh tế mũi nhọn của đất nước

Quan hệ thương mại Việt Nam - Mỹ bắt đầu phát triển từ sau khi Mỹ

bỏ chính sách cấm vận đối với nước ta (1994) Đặc biệt từ khi Hiệp địnhThương mại Việt Nam - Mỹ (BTA) được ký kết và có hiệu lực vào ngày10/12/2001, là một bước đột phá và cơ hội lớn cho hoạt động xuất khẩu củaViệt Nam, cũng như những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh và mở rộng quan

hệ thương mại giữa hai quốc gia Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị

Trang 2

trường Mỹ không chỉ là vấn đề cấp thiết về lâu dài mà còn là vấn đề cấp báchtrước mắt có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển kinh tế của Việt Nam vàthực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước Các doanhnghiệp XKTS Việt Nam đã xác định thị trường Mỹ là một thị trường rất quantrọng, có khả năng tiêu thụ chủ yếu các sản phẩm thủy sản có chất lượng vàgiá trị cao Đây là một thị trường lớn và đầy tiềm năng triển vọng, nhưng cònrất mới đối với các doanh nghiệp của Việt Nam.

Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam tiếp tục pháttriển vững mạnh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả chọn đề tài:

"Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ: Thực trạng và giải

pháp" làm luận văn thạc sĩ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết xungquanh vấn đề này Cụ thể như:

- GS.TS Chu Văn Cấp: Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước

ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2003

- GS.TS Võ Thanh Thu: Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ, Nxb

Thống kê, Hà Nội, 2001

- TS Bùi Ngọc Sơn: Một số biện pháp để thâm nhập thành công vào

thị trường Mỹ, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 4, 2003

- GS.TS Hoàng Đức Thân: Chính sách thương mại trong điều kiện hội

nhập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

- Đề tài: Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Mã số:

97-78-060 của Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại

- Nguyễn Văn Hoàn: Tiếp cận thị trường Hoa Kỳ những điều cần biết,

Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam, số 2/2003

Trang 3

- Dự án STAR Việt Nam và Viện Quản lý Kinh tế Trung ương: Đánh

giá tác động kinh tế của hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa

Kỳ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003

Các công trình trên tiếp cận dưới những góc độ khác nhau cả về mặt

lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam.Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về xuấtkhẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ dưới góc độ kinh tế chínhtrị

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích của đề tài

Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường

Mỹ Từ đó thấy được những thành công và hạn chế, đề xuất những giải phápchủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường

Mỹ thời gian tới có hiệu quả

3.2 Nhiệm vụ của đề tài

- Làm rõ đặc điểm thị trường Mỹ và những nhân tố ảnh hưởng đếnxuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Mỹ

- Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Namvào thị trường Mỹ

- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnhxuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩuhàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ Là đề tài thuộc chuyên ngành

Trang 4

Kinh tế chính trị, do đó luận văn chú ý tới các vấn đề chung có tính chất địnhhướng ở tầm vĩ mô.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vàothị trường Mỹ thời điểm từ 1994 đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện thực tế, cùng vớiphương pháp hệ thống, điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để làmsáng tỏ vấn đề Đồng thời, đề tài cũng kế thừa và sử dụng có chọn lọc nhữngthông tin trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả trước

6 Những đóng góp của luận văn

Trình bày có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xuấtkhẩu hàng thủy sản, các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng thủy sản

Đề xuất được những giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm đẩy mạnhxuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương, 7 tiết

Trang 5

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN

1.1 VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN

1.1.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu thủy sản

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu thủy sản

* Khái niệm xuất khẩu thủy sản

Ở mỗi góc độ tiếp cận khác nhau, người ta lại có định nghĩa khác nhau

về xuất khẩu Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất như sau:

Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là mua bán

trao đổi hàng hóa Khi sản xuất hàng hóa phát triển và trao đổi giữa các quốcgia mở rộng đã mang lại lợi ích cho các chủ thể tham gia thì hoạt động này

mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của một quốc gia Mục đích của hoạtđộng xuất khẩu là khai thác lợi thế của từng quốc gia trong phân công laođộng quốc tế

Thủy sản là một ngành sản xuất nông nghiệp chuyên môn hóa hẹp, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa thủy sản để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ Các sản phẩm hàng hóa đa dạng do ngành thủy sản sản xuất ra bao gồm như: cá các loại, tôm các loại, nhuyễn thể các loại và các thủy hải sản đặc biệt khác [19, tr 198] Ngành thủy sản gồm hai bộ phận sản xuất chủ yếu là:

ngành nuôi trồng và ngành công nghiệp thủy sản Ngoài ra, để phục vụ chosản xuất kinh doanh còn có các hoạt động sản xuất phụ trợ và phục vụ khác

Cơ cấu ngành thủy sản có thể được minh họa như sau:

Trang 6

Hình 1.1: Mô hình cơ cấu ngành thủy sản

Từ cách tiếp cận trên, chúng ta có thể hiểu: Xuất khẩu thủy sản là việc

bán những sản phẩm thủy sản trong nước ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng tích lũy cho ngân sách nhà nước Xuất khẩu thủy sản là một ngành sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào nguyên liệu từ khai thác và nuôi trồng thủy sản trong nước.

* Bản chất của xuất khẩu thủy sản

Thực chất của xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ là sự trao đổi lao động kếttinh giữa các quốc gia thông qua trao đổi hàng hóa Trong đó, những nướcđang phát triển xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của mình sang thị trường cácnước phát triển nhằm phát huy tối ưu lợi thế tuyệt đối và tương đối của quốcgia mình trong trao đổi và buôn bán quốc tế Xuất khẩu thủy sản của ViệtNam vào thị trường Mỹ cũng vậy Hàng thủy sản của Việt Nam vào thịtrường Mỹ được kết tinh bởi lao động hao phí của những ngư dân và lợi thế

về điều kiện tự nhiên, khí hậu của Việt Nam Do đó, trong trao đổi ngang giá,

Ngành thủy sản

Ngành nuôi trồng

thủy sản

Ngành công nghiệp thủy sản

- Sản xuất nước đá, thức ăn cho nuôi trồng

Ngành khai thác

- Đánh bắt hải sản

- Khai thác các sản phẩm nuôi trồng

Ngành chế biến

- Đông lạnh

- Đồ hộp

- Hàng khô, xông khói,

Nội địa Xuất khẩu

Trang 7

cả Việt Nam và Mỹ đều thu được lợi Việt Nam đã nhận được ngoại tệ mạnh

để có thể mua máy móc, thiết bị và kỹ thuật hiện đại nhằm thúc đẩy tiến trìnhCNH, HĐH, phát triển đất nước Người tiêu dùng Mỹ được mua hàng thủysản giá rẻ, chất lượng cao Chính vì vậy mà D Ricardo cho rằng, xuất khẩuđem lại lợi ích cho tất cả các nước tham gia và làm tăng sản xuất, tiêu dùngquốc tế

* Các hình thức xuất khẩu thủy sản

Có nhiều hình thức xuất khẩu thủy sản, nhưng có hai hình thức xuấtkhẩu chủ yếu là:

Xuất khẩu trực tiếp: Là việc các nhà sản xuất kinh doanh bán hàng

thủy sản trực tiếp cho người mua hàng không thông qua trung gian

Xuất khẩu gián tiếp: Là xuất khẩu hàng thủy sản thông qua trung gian

thương mại

Ngoài ra còn có các hình thức XKTS khác:

- Hoạt động tái xuất khẩu: Là hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản đã

nhập về trong nước thông qua chế biến (sơ chế và tái chế)

- Xuất khẩu hàng đổi hàng: Là một phương thức xuất khẩu mà trong

đó người XKTS đồng thời là người nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trao đổivới nhau có giá trị tương đương Trong quá trình buôn bán, ký hợp đồng,thanh quyết toán vẫn phải dùng tiền làm vật ngang giá chung

- Xuất khẩu tại chỗ: Là hoạt động cung cấp hàng thủy sản cho đối tượng

là người nước ngoài đang ở nước sở tại như các đoàn ngoại giao, khách dulịch quốc tế… Trong trường hợp này hàng thủy sản có thể chưa vượt ra ngoàibiên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuấtkhẩu Hoạt động xuất khẩu tại chỗ có thể đạt được hiệu quả cao do giảm đượcchi phí bao bì đóng gói, chi phí bảo quản, chi phí vận tải, thời gian thu hồivốn nhanh

Trang 8

* Đặc điểm của xuất khẩu thủy sản

Thứ nhất, thủy sản là loại hàng hóa mang nặng tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết ngư trường nên XKTS cũng mang tính thời vụ.

Đối tượng của XKTS là cá và sinh vật sống dưới nước Vì vậy để đảmbảo cho nguồn nguyên liệu cung cấp đều đặn, liên tục cho XKTS đòi hỏi phảităng khai thác hải sản song song với việc bảo vệ nguồn lợi, tiến hành nuôitrồng và phát triển các giống loài để phục vụ cho việc xuất khẩu lâu dài Côngviệc này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, trình độ công nghệ và nỗ lực củacon người Cũng do đối tượng là các sinh vật sống dưới nước, trữ lượng khóxác định một cách chính xác, đồng thời các sinh vật có thể di chuyển tự do;bên cạnh đó là các điều kiện khí hậu, thời tiết, dòng chảy, địa hình, thủy văn

tạo nên tính mùa vụ phức tạp cả về không gian và thời gian nên việc XKTS

cũng mang tính thời vụ Ngày nay, nhờ phát triển nuôi trồng thủy sản nên các

doanh nghiệp trong ngành thủy sản đã hạn chế được tính mùa vụ từ nguyênliệu khai thác Bên cạnh đó, sản phẩm thủy sản lại có tính chất mau hư hỏng

và ươn thối, sản phẩm thủy sản khi đưa ra thị trường đã phải trải qua quá trình

từ tươi sống, đông lạnh, rã đông và đem bán như thủy sản tươi tại quầy Việccấp đông đặc biệt quan trọng để ngăn ngừa sự ươn hỏng vì tốc độ ươn hỏng ởthủy sản cao hơn hai lần so với các loại Protein khác như thịt gà, thịt bò hay thịtlợn Chính điều này làm cho giá trị thủy sản giảm rất nhanh, thậm chí trongvài giờ nếu nhiệt độ tăng lên trên 0oC Để khắc phục điều này đòi hỏi các cơ

sở chế biến thủy sản xuất khẩu (TSXK) phải có hệ thống kho lạnh trữ lạnhnguyên liệu lâu dài đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu của thị trường nướcngoài

Thứ hai, XKTS là ngành đòi hỏi có tính hỗn hợp, tính liên ngành cao.

XKTS bao gồm nhiều hoạt động sản xuất cụ thể có tính chất tương đốikhác nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau theo một chuỗi mắt xích từ

Trang 9

khâu: khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản Khi trình độ lực lượng sản xuấtthấp kém, các hoạt động sản xuất cụ thể nói trên chưa có sự tách biệt rõ ràng,thậm chí còn lồng ghép vào nhau Với điều kiện như vậy, khối lượng sảnphẩm sản xuất ra còn ít, chất lượng thấp và chủ yếu đáp ứng nhu cầu thịtrường nhỏ hẹp Ngày nay, dưới tác động mạnh mẽ của sự phát triển lựclượng sản xuất và phân công lao động xã hội làm cho các hoạt động trên đượcchuyên môn hóa ngày càng cao và có tính độc lập tương đối Tuy nhiên, dođặc điểm của sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm TSXK, tính liên kết vốn cócủa các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thủy sản lại đòihỏi phải gắn bó các ngành chuyên môn hóa hẹp nói trên trong một tổng thểthống nhất, ở trình độ cao hơn mang tính liên ngành Như vậy, để tạo ra mộtsản phẩm TSXK có chất lượng cao đòi hỏi phải có tính liên ngành, tính hỗnhợp cao của các hoạt động sản xuất vật chất tương đối khác gồm nuôi trồng,khai thác, chế biến TSXK là đặc điểm của ngành XKTS

Ngoài những đặc điểm chung như trình bày trên, XKTS Việt Nam còn

Hai là, XKTS Việt Nam đang ở trình độ thấp, có mặt còn lạc hậu, đang trong quá trình đổi mới để phát triển và hội nhập quốc tế Việc phát

triển nuôi trồng thủy sản vẫn thiếu ổn định do còn nhiều hạn chế về giống và

Trang 10

thủy lợi, chưa thực hiện tốt chương trình quản lý chất lượng theo hệ thống phântích mối nguy hiểm và các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) và quản lý dưlượng một số chất độc hại (kiểm soát dư lượng và tiêu chuẩn vùng nuôi), đếnngày 5/01/2004, Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản(NAFIGAVED) mới chính thức được ra mắt và đi vào hoạt động Về khaithác nguồn lợi thủy sản biển đến nay vẫn chậm đổi mới công nghệ, công cụ

và phương thức khai thác lạc hậu so với một số nước trong khu vực; chưa có

sự gắn kết chặt chẽ khai thác với bảo quản chế biến Trình độ chế biến xuấtkhẩu còn lạc hậu chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế nên năng lực cạnh tranh củahàng TSXK Việt Nam rất yếu Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp

XKTS Việt Nam đang có nhiều thách thức nhưng cũng đang có nhiều

cơ hội, điều đó đòi hỏi chúng ta phải có nhiều nỗ lực, có phương pháp vàbước đi thích hợp vượt qua những khó khăn, thách thức để hội nhập và pháttriển

1.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với phát triển kinh tế - xã hội

Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nền kinh

tế nước ta Những năm gần đây, thủy sản luôn là mặt hàng xuất khẩu chiếm vịtrí cao trong số các mặt hàng xuất khẩu, sau dầu thô và dệt may Có thể nói,ngành thủy sản với xuất khẩu là động lực chủ yếu đã góp phần không nhỏtrong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và phát triển cáclĩnh vực khác trong ngành thủy sản như khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch

vụ hậu cần Có thể cụ thể hóa một số vai trò của XKTS như sau:

Một là, XKTS tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ CNH, HĐH đất nước.

Để tiến hành quá trình CNH, HĐH cần phải có số vốn rất lớn để nhậpkhẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến Các nguồn vốn để nhập

Trang 11

khẩu có thể hình thành từ các nguồn như: Đầu tư nước ngoài, vay nợ, việntrợ, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, hoạt động thu từ hoạt động du lịch Trong

đó nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu là xuất khẩu Đối với những nước

có tiềm năng về thủy vực và nguồn lợi thủy sản thì việc phát triển ngành thủysản sẽ tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị và tăng thu ngoại tệ cho đấtnước thực hiện quá trình CNH, HĐH Trong những năm gần đây, XKTS đãđóng góp không nhỏ trong tổng sản phẩm quốc nội Vai trò đó thể hiện rất cụthể ở giá trị xuất khẩu của ngành ngày càng tăng (xem phụ lục 1)

Hai là, XKTS góp phần phát huy lợi thế so sánh của đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế thủy sản phát triển

Nước ta có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu đãi, thuận lợi cho quátrình khai thác, nuôi trồng thủy sản Tiềm năng, nguồn lợi tài nguyên sinh vậtbiển và vùng nước nội địa Việt Nam rất phong phú, có nhiều loài có giá trị kinh

tế cao phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu Ngoài ra, lực lượng laođộng Việt Nam dồi dào, cần cù và thông minh, khéo léo XKTS đã phát huyđược lợi thế so sánh đó, tăng thu nhập ngoại tệ, góp phần giảm bớt sự thâmhụt trong cán cân thanh toán quốc tế và đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước

Trong hơn hai thập kỷ qua, XKTS đã đóng vai trò "đòn bẩy" mở đườngthúc đẩy sự phát triển của toàn ngành kinh tế thủy sản từ khâu khai thác, nuôitrồng, chế biến cho đến dịch vụ hậu cần nghề cá Có thể nói rằng, XKTS khôngphát triển thì các lĩnh vực khác trong ngành thủy sản không thể phát triển Chính

sự lớn mạnh của XKTS đã tạo đầu ra sự phát triển không ngừng của công nghiệpkhai thác và nuôi trồng thủy sản (xem phụ lục 2)

XKTS đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong khai thác vànuôi trồng thủy sản theo hướng có giá trị xuất khẩu cao đáp ứng nhu cầu củathị trường nhập khẩu đòi hỏi Chính vì vậy, trong những năm qua ngành khaithác đã chú ý phát triển những mặt hàng thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá

Trang 12

ngừ, mực còn trong nuôi trồng có: tôm sú, tôm càng xanh, tôm thẻ chântrắng, tôm hùm, cá tra, cá ba sa, cá song, cá giò, nhuyễn thể…

Thực hiện các Quyết định 393/TTg, Quyết định 159/1998/QĐ-TTg củaThủ tướng Chính phủ, việc đầu tư đóng tàu khai thác xa bờ đã được phát triểnmạnh mẽ, tỷ trọng sản phẩm chế biến xuất khẩu từ nguồn nguyên liệu khai thác

xa bờ tăng lên hàng năm Góp phần chuyển dịch được một bộ phận ngư dân từlàm ăn cá thể sang làm ăn có tổ chức như các tập đoàn sản xuất, tổ hợp tác sảnxuất, hợp tác xã Năm 2003 đã thành lập mới được 527 hợp tác xã, tổ khai tháchải sản xa bờ với hơn 19.000 lao động trực tiếp trên biển

Ba là, XKTS đóng góp vào việc đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất.

XKTS đã thúc đẩy phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sảnxuất của toàn ngành thủy sản theo hướng CNH, HĐH đặc biệt là khu vực chếbiến thủy sản Ngành công nghiệp chế biến thủy sản đã đi đầu trong số cácngành kinh tế trong công cuộc đổi mới và hội nhập khu vực và quốc tế vớimột hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối cao Sự ra đời hàng loạt nhàmáy chế biến thế hệ mới bên cạnh các nhà máy được nâng cấp với quy môlớn, công nghệ hiện đại đã góp phần đưa công nghiệp chế biến thủy sản ViệtNam lên thứ hạng cao trên thế giới Bên cạnh đó đã có hoạt động nghiên cứu,chế tạo các thiết bị và đã thành công ở các cơ sở Searefico, Năm Dũng, HàYên như: thiết bị cấp đông IQF, gia nhiệt, mạ băng, thiết bị đóng gói đãđẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghiệp Thêm vào đó, dù các tiêu chuẩn antoàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là những yêu cầu rất cao đối với sản xuấtnhưng nhiều nhà máy đã kịp thời nâng cấp, đổi mới, tiếp cận được trình độcủa các nước tiên tiến đặc biệt là việc áp dụng HACCP

Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản thì phương pháp nuôi công nghiệp đãđược hình thành ở nhiều địa phương trên khắp cả nước Có nhiều khu nuôi

Trang 13

công nghiệp tập trung có diện tích trên 500 ha với những thiết bị hiện đạiđược trang bị cho nghề nuôi, sử dụng thức ăn công nghiệp Hoạt động nuôitrồng được kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ theo các quy định quốc tế như Quyphạm thực hành tốt (GAP  Good Aquaculture Practise) Trong lĩnh vực khaithác, ngư dân đã sử dụng các phương tiện đánh bắt hiện đại như phương tiệnthông tin liên lạc, thiết bị tầm ngư, máy định vị… Đặc biệt, đội tàu khai tháchải sản xa bờ đã được trang bị các thiết bị hiện đại để có thể khai thác hiệuquả và dài ngày trên biển Đến nay đã hình thành đội tàu khai thác hải sản xa

bờ trên 6.000 chiếc, trong số đó dân tự đầu tư đóng trên 4.000 chiếc

Cùng với sự hiện đại hóa của ngành thủy sản, đội ngũ những ngườilao động nghề cá cũng trưởng thành nhanh chóng, đặc biệt là đội ngũ doanhnhân, cán bộ quản lý các doanh nghiệp

Bốn là, XKTS có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.

Sự phát triển của XKTS kéo theo sự phát triển kinh tế thủy sản đãtạo ra việc làm cho hàng triệu lao động từ sản xuất nguyên liệu đến dịch vụcho sản xuất thủy sản, chế biến thủy sản Hiện nay, theo thống kê của BộThủy sản cho thấy, tổng số lao động trong ngành thủy sản hiện nay có khoảnggần 4 triệu người [12, tr 7] Nhìn chung, đời sống của người ngư dân ổn định

và ngày càng được cải thiện Công tác xóa đói giảm nghèo và bộ mặt nôngthôn ven biển ngày càng đổi mới

Năm là, XKTS là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.

Phát triển của ngành thủy sản nói chung, của XKTS nói riêng đã mở

ra một thời kỳ phát triển mới cho quan hệ thương mại quốc tế Nếu năm 1996,quan hệ thương mại quốc tế của ngành thủy sản mới chỉ dừng ở con số 30 nướcthì đến năm 2001, hàng thủy sản Việt Nam đã có bán tại 60 nước và vùng lãnh

Trang 14

thổ, năm 2004 con số này đã là 80 nước và vùng lãnh thổ Quan hệ thương mạithủy sản được mở rộng tại Mỹ và các nước EU là một đóng góp đáng kể củangành thủy sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế của nền kinh tếnước ta.

Quan hệ thương mại thủy sản được mở rộng đã dẫn đến các quan hệvới nhiều ký kết song phương và đa phương với các nước Đan Mạch, Nhật Bản.Nga, Mỹ, Hàn Quốc với các tổ chức quốc tế như FAO, UNDP, ADB, WB Các

ký kết này đã phát huy hiệu quả to lớn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội củangành thủy sản nói riêng của cả nước nói chung Cũng trên cơ sở này, tạo điềukiện cho Việt Nam hiểu đầy đủ hơn về pháp luật và thông lệ quốc tế giúp chonền kinh tế Việt Nam thâm nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới

1.1.2 Nội dung của hoạt động xuất khẩu thủy sản

Hoạt động XKTS cũng như hoạt động xuất khẩu những hàng hóa khácphải trải qua nhiều khâu ràng buộc lẫn nhau, từ việc nghiên cứu thị trường,lập và triển khai thực hiện phương án kinh doanh đề ra, thực hiện hợp đồng

ký kết đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải hết sức thận trọng, linh hoạt

1.1.2.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu thủy sản

Có thể khẳng định rằng, trong điều kiện mà thương trường thủy sảnquốc tế có những biến động hàng ngày và sự biến động đó ảnh hưởng khôngnhỏ tới hoạt động XKTS thì công tác nghiên cứu thị trường XKTS phải đượcxem như một khâu quan trọng nhất và được thực hiện ngay từ đầu Nếu nhưhoạt động này được tiến hành tốt thì sẽ giúp cho các nhà kinh doanh nhận rađược quy luật vận động của từng loại mặt hàng thủy sản thông qua sự biến đổinhu cầu, hàng cung ứng, giá cả trên thị trường

Thông thường việc nghiên cứu thị trường XKTS cần tập trung làm rõnhững vấn đề căn bản sau:

 Thị trường XKTS nào có triển vọng đối với hàng thủy sản Việt Nam

Trang 15

 Khả năng tiêu thụ những sản phẩm TSXK của thị trường đó

 Thị trường đó đang cần những mặt hàng TSXK nào

 Tình hình cung cấp thủy sản cho thị trường đó của các nước xuất khẩu

 Hệ thống luật pháp và các quy định bắt buộc khi đưa hàng TSXKvào thị trường đó

 Hệ thống phân phối tiêu thụ TSXK trên thị trường đó như thế nào.Nghiên cứu thị trường thường được tiến hành theo hai phương phápchính là: nghiên cứu tại văn phòng và nghiên cứu tại hiện trường Kết quả củaviệc nghiên cứu thị trường xuất khẩu sẽ là cơ sở giúp các doanh nghiệp xâydựng phương án xuất khẩu và lựa chọn phương thức giao dịch hiệu quả

1.1.2.2 Lập phương án kinh doanh

Trên cơ sở những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cậnthị trường XKTS, các doanh nghiệp lập phương án kinh doanh cho mình,phương án này là kế hoạch hoạt động của các doanh nghiệp nhằm đạt tớinhững mục tiêu xác định trong kinh doanh Việc xây dựng phương án kinhdoanh bao gồm:

- Lựa chọn nguồn hàng TSXK: Muốn tạo được nguồn hàng thủy sản ổnđịnh, các doanh nghiệp XKTS phải nghiên cứu các nguồn hàng thông quaviệc tiếp cận thị trường Việc nghiên cứu nguồn hàng TSXK nhằm xác địnhchủng loại mặt hàng, kích cỡ, mẫu mã, chất lượng, giá cả, thời vụ, những đặcđiểm riêng của từng loại mặt hàng thủy sản Ngoài ra, việc nghiên cứu nguồnhàng TSXK còn nhằm xác định mặt hàng thủy sản dự định xuất khẩu có phùhợp và đáp ứng được những yêu cầu của thị trường xuất khẩu về ATVSTPhoặc theo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định Trên cơ sở đó, các doanh nghiệpXKTS hướng dẫn kỹ thuật giúp người sản xuất điều chỉnh cho phù hợp vớiyêu cầu của thị trường nước họ

Trang 16

- Lựa chọn phương thức kinh doanh: Phổ biến và sử dụng nhiều nhấtvẫn là phương thức kinh doanh trực tiếp không qua trung gian Tuy nhiên, cầncăn cứ vào đặc điểm thị trường và khả năng của doanh nghiệp để lựa chọnphương thức kinh doanh cho phù hợp.

- Lựa chọn khách hàng: Việc chọn đối tác đúng sẽ tạo điều kiện chodoanh nghiệp tránh được những rủi ro, phiền toái trong hoạt động kinh doanh

Do vậy, bạn hàng cần phải quen biết, có uy tín trong kinh doanh, có thực lựctài chính và giữ chữ tín trong quan hệ làm ăn

1.1.2.3 Tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu thủy sản

Trong đàm phán để ký kết hợp đồng XKTS, các bên tham gia phảitiến hành một loạt các công việc liên quan như: tổ chức đàm phán, soạn thảohợp đồng kinh tế, chuẩn bị thực hiện hợp đồng; hai bên cần tiến hành đàm phánbằng cách gặp gỡ trực tiếp, hoặc thông qua điện thoại, Internet Kết quả của đàmphán, các bên đi đến ký kết hợp đồng xuất khẩu Hợp đồng XKTS phải đảm bảotuân thủ luật pháp quốc gia của hai nước và luật pháp quốc tế Những điềukhoản trong hợp đồng XKTS phải rõ ràng chặt chẽ như: Tên hàng(Commodity), Điều kiện phẩm chất (Quality), Điều kiện về số lượng(Quatity), Điều khoản giao hàng (Shipment/Delivery), Điều khoản giá cả(Price), Điều khoản thanh toán (settement payment), Điều khoản bao bì, ký mãhiệu (Packaging, marking), Điều khoản bảo hành (warranty), Bảo hiểm(Insurance), phạt bồi thường thiệt hại (Penalty) Đồng thời trong hợp đồngXKTS phải xác định rõ quyền lợi, nghĩa vụ giữa các bên

1.1.2.4 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản

Việc thực hiện hợp đồng XKTS là một quá trình có ảnh hưởng rất lớnđến hiệu quả kinh tế của hợp đồng kinh doanh XKTS, đồng thời nó cũng ảnhhưởng đến uy tín của doanh nghiệp và các mối quan hệ với bạn hàng ở cácnước Bất cứ một sai sót nào xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng xuấtkhẩu đều có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như làm chậm tiến độ hợp

Trang 17

đồng, suy giảm chất lượng hàng hóa… dẫn đến những tranh chấp khiếu nạirất khó giải quyết, gây tổn thất về mặt kinh tế Do đó, tổ chức thực hiện hợpđồng xuất khẩu đòi hỏi phải tiến hành chu đáo nhằm nâng cao lợi nhuận từ

hoạt động kinh doanh xuất khẩu

1.2 ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

1.2.1 Một số đặc điểm về thị trường Mỹ

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (tiếng Anh là: United states of America - US)thường gọi là Hoa Kỳ hay Mỹ có diện tích 9.269.000 km2 với số dân 290 triệungười (năm 2003) Thu nhập bình quân đầu người là 36.300USD Hiện nay,

Mỹ được ví như là một thị trường "không đáy", một thị trường xuất khẩukhổng lồ của tất cả các nước trên thế giới Để có thể thâm nhập thành côngvào một thị trường như vậy trước hết cần phải tìm hiểu môi trường kinhdoanh cũng như hệ thống pháp luật của Mỹ để từ đó có những cách thức tiếpcận phù hợp Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của thị trường Mỹ:

1.2.1.1 Đặc điểm về kinh tế

Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh có lịch sửphát triển hàng trăm năm nay:

Một là, về quy mô kinh tế Hiện nay, dù không còn chiếm ưu thế tuyệt

đối trên lĩnh vực mậu dịch và tiền tệ quốc tế, thậm chí còn ở vào tình trạngphải cạnh tranh gay gắt với các nền kinh tế khác, Mỹ vẫn giữ địa vị cườngquốc số một về kinh tế và quân sự Năm 2000, GDP của Nhật bằng 32% GDPcủa Mỹ, Đức bằng 19,4%, Pháp bằng 14,6% và Anh bằng 13,7% Mỹ là nước

có thu nhập quốc dân lớn nhất Năm 2002 GDP của Mỹ là 10.450 tỷ USDchiếm trên 21% tổng thu nhập quốc dân toàn cầu [45, tr 98]

Trang 18

Hai là, về tốc độ tăng trưởng Từ thập kỷ 90 trở lại đây, Mỹ đã duy trì

được mức tăng trưởng GDP cao hơn mức tăng trưởng chung của cả khối G7.Mức tăng trưởng GDP bình quân của Mỹ trong thập kỷ 90 là 3,6% trong khi

đó tốc độ của các nước G7 là 2,6% Song từ năm 2000 trở lại đây tốc độ tăngGDP thực tế của nước này không ổn định và thấp hơn so với mức bình quâncủa thập kỷ 90 Cụ thể mức tăng năm 2000 là 5%; năm 2001 do ảnh hưởngcủa sự kiện 11/9 nên tốc độ tăng chỉ còn 0,5%; năm 2002 là 2,2% và năm

2003 là 3,1%; năm 2004 khoảng 4 - 4,5% [45, tr 98]

Ba là, về cơ cấu kinh tế Mỹ hiện nay có tới 80% GDP được tạo ra từ

ngành dịch vụ; công nghiệp chỉ chiếm 18% và nông nghiệp chỉ đóng góp 2%.Các ngành công nghiệp chính của Hoa Kỳ bao gồm: dầu lửa, sắt thép, ô tô,hàng không, viễn thông, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng Các sản phẩmnông nghiệp chính của Mỹ bao gồm: lúa mì, ngô, bông, thịt bò, gia cầm, lâm

Mỹ áp dụng chế độ đa đảng, mặc dù là chế độ đa đảng nhưng đảng cầmquyền ở Mỹ là Đảng Dân chủ (biểu tượng là con Lừa) và Đảng Cộng hòa (biểutượng là con Voi) Vì vậy, đôi khi còn gọi là chế độ song đảng Sự khác biệt chủ

Trang 19

yếu giữa hai đảng này là một đảng nắm chính quyền, còn đảng kia là đảng đốilập Dù đảng cầm quyền là Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa, mục tiêu của họđều phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản Mỹ và đều phấn đấu để đưa Mỹ trởthành cường quốc số một trên thế giới về mọi mặt: chính trị, kinh tế, quân sự.

Một đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị của Mỹ mà các doanh

nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần phải chú ý là hoạt động vận động hành lang(Lobby) Ở Mỹ, Lobby được coi là hoạt động hợp pháp và họ có cả một đạoluật về vấn đề này "Lobby Dislosure Act" năm 1995 Lobby là phương tiệndành cho mọi tổ chức chính trị - xã hội để làm rõ quan điểm và quyền lợichính trị, kinh tế của mình đối với chính quyền và dư luận Hầu hết các hiệphội kinh doanh và các công ty lớn của Mỹ đều có đại diện của mình ở Thủ đôWashington DC và ở thủ phủ các bang mà họ có hoạt động kinh doanh để tiếnhành các hoạt động hành lang đối với Quốc hội và chính quyền liên bang vàbang Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, các công ty Mỹ đặc biệt quan tâmđến các vòng đàm phán thương mại đa biên và song phương giữa Mỹ và cácnước, họ thường xuyên vận động và thậm chí gây sức ép với Quốc hội vàchính quyền liên bang để đảm bảo kết quả của các cuộc đàm phán thương mạiquốc tế có lợi cho hoạt động kinh doanh của mình Ví dụ, vụ kiện cá tra, cábasa Việt Nam bán phá giá tại thị trường Mỹ thì CFA (Hiệp hội chủ trại cánheo Hoa Kỳ) đã sử dụng Lobby để đạt được mục đích của mình

1.2.1.3 Đặc điểm về pháp luật

Hệ thống pháp luật của Mỹ thuộc loại đồ sộ và phức tạp nhất trên thếgiới Ngoài hệ thống luật liên bang, mỗi bang hay khu hành chính đều có hệthống pháp luật riêng và nhiều khi lại rất khác Mặc dù là cường quốc số mộttrên thế giới nhưng Mỹ vẫn sử dụng pháp luật như là một công cụ vũ khí sắcbén để bảo vệ duy trì và củng cố chế độ chính trị cũng như vị thế của Mỹ trênthế giới Vì vậy, pháp luật thương mại của Mỹ thể hiện rất rõ nét yếu tố chínhtrị trong nội dung cũng như trong tên gọi của văn bản pháp luật Luật thương

Trang 20

mại của Mỹ rất nhiều và phức tạp Hệ thống pháp luật thương mại của Mỹ thểhiện một cách rõ ràng nhất ở chính sách nhập khẩu của Mỹ Nằm trong tổngthể chính sách đối ngoại của Mỹ, chính sách nhập khẩu của Mỹ hoàn toàn phùhợp với chiến lược khuếch trương tự do hóa kinh tế và phục vụ cho lợi íchcủa quốc gia Tuy nhiên, đứng ở góc độ của một nước có quan hệ thương mạivới Mỹ thì có thể thấy được tính chất hai mặt của chính sách nhập khẩu Mộtmặt nó mang "tính mở" về mặt tiếp cận thị trường do Mỹ muốn ép các nướckhác mở thị trường cho hàng hóa Mỹ, mặt khác nó mang "tính đóng" đối vớimột số nước và một số khu vực do Mỹ lợi dụng triệt để công cụ tiếp cận thịtrường nhằm phục vụ các lợi ích phi kinh tế và các lợi ích kinh tế khác của họ.Mọi thay đổi trong chính sách nhập khẩu của Mỹ đều thể hiện tính nhất quánvới xu hướng trên.

Chính sách nhập khẩu của Mỹ đối với các nước đang phát triển cũngđược xây dựng trên nền tảng chung đó và chia làm bốn nhóm nước mà mỗinhóm có những quy định khác nhau

Nhóm 1: Gồm những nước đã là thành viên Tổ chức thương mại thế

giới (WTO)

Nhóm 2: Gồm những nước chưa là thành viên WTO nhưng đã có hiệp

định thương mại song biên với Mỹ Điều lưu ý ở nhóm này là với từng hoàncảnh, tính vững chắc của quy chế thương mại phụ thuộc nhiều vào biến độngquan hệ kinh tế, chính trị giữa hai nước (Việt Nam thuộc nhóm này) Chínhsách của Mỹ đối với Việt Nam vẫn nằm chung khuôn khổ chung của sân chơiquốc tế Theo quy định trong BTA, Việt Nam sẽ được hưởng quy chế thươngmại tối huệ quốc (MFN) mà nay còn gọi là quy chế thương mại bình thường(NTR), tương đương với các nước đã là thành viên WTO về mặt thương mại.Chỉ có điểm khác là chế độ NTR phải xem xét lại hàng năm vào ngày 7-3,theo kết quả xét miễn áp dụng điều khoản Jackson - Vanik

Trang 21

Nhóm 3: Gồm những nước có quyền lợi đối nghịch với Mỹ, bị hạn chế

gần như hoàn toàn trong quan hệ thương mại với Mỹ

Nhóm 4: Gồm những nước được hưởng những ưu đãi đặc biệt của Mỹ.

Ngoài ra, để phục vụ lợi ích và tiêu dùng của mình, Mỹ thực thi chínhsách nhập khẩu khá nghiêm ngặt xét về khía cạnh các tiêu chuẩn kỹ thuật vàATVSTP Rào cản kinh tế của Mỹ được đánh giá là phức tạp nhất trong cácrào cản kinh tế của các nước phát triển Đối với hàng thủy sản phải chịu sựkiểm tra của Cơ quan Ngư nghiệp quốc gia thuộc Cục quản lý đại dương vàmôi trường và phải đạt tiêu chuẩn HACCP Đây là một hệ thống quản lý chấtlượng mang tính phòng ngừa (Preventice) nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm(Food quality) thông qua việc phân tích mối nguy hiểm và thực hiện các biệnpháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn

1.2.1.4 Đặc điểm về văn hóa và con người

Là một nước có diện tích đứng thứ ba trên thế giới với khoảng 290 triệudân có nguồn gốc từ nhiều nơi khác trên thế giới, Mỹ là một xã hội đa dạng,gồm nhiều cộng đồng riêng biệt Mặc dù đại bộ phận người Mỹ được coi là cónguồn gốc từ châu Âu, song những người thiểu số như người gốc Mỹ (người

da đỏ), người Mỹ gốc Phi, người Hispanic và người châu Á cũng rất đông.Các dân tộc này đều có những bản sắc riêng của họ về ngôn ngữ, tôn giáo, tínngưỡng và phong tục Điều này tạo nên một môi trường văn hóa phong phú

và đa dạng Song nhìn chung văn hóa Mỹ chủ yếu thừa hưởng một số kinhnghiệm và địa danh của người bản xứ Indian, còn phần lớn các mặt như ngônngữ, thể chế, văn hóa, kiến trúc, âm nhạc đều có xuất xứ từ châu Âu nóichung và nước Anh nói riêng [42, tr 151]

Nét tiêu biểu nhất trong văn hóa Mỹ và lối sống Mỹ là chủ nghĩa thựcdụng Thực dụng trở thành một đặc điểm của dân tộc Mỹ Các học giả nướcngoài đã nhận xét: cái gắn bó của người Mỹ với nhau là quyền lợi chứ khôngphải là tư tưởng Ngoài ra, người Mỹ rất coi trọng tự do cá nhân và tính tự

Trang 22

lập Gia đình, cộng đồng, tôn giáo hay tổ chức là thứ yếu so với các quyền cánhân Chủ nghĩa cá nhân nay cũng dẫn đến một tính cách nổi bật của người

Mỹ là cạnh tranh

1.2.1.5 Đặc điểm về thị trường thủy sản và thị hiếu tiêu dùng thủy sản của Mỹ

* Đặc điểm thị trường thủy sản Mỹ

Đặc điểm 1: Mỹ là cường quốc thế giới về khai thác, nuôi trồng và

chế biến các sản phẩm thủy sản Xu thế chung của tổng sản lượng thủy sản

của Mỹ hiện nay là giảm dần số lượng khai thác và tăng dần sản lượng nuôitrồng nguyên nhân do Mỹ thi hành chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản lâudài Ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản của Mỹ có đặc điểm là mang đậmtính thương mại Cụ thể:

+ Khai thác thủy sản: Mỹ là một trong số ít quốc gia có nguồn lợi hải

sản giàu có và phong phú vào bậc nhất thế giới gồm cả cá đáy, cá nổi, giápxác, nhuyễn thể, trong đó có nhiều loại có giá trị thương mại rất cao như tôm

he, tôm hùm, cua, cá hồi, cá ngừ Theo đánh giá của Mỹ, khả năng có thểcho phép khai thác hàng năm 6 - 7 triệu tấn hải sản nhưng để bảo vệ và duy trìlâu dài nguồn lợi này người ta chỉ hạn chế ở mức từ 4,5 - 5 triệu tấn/năm do

đó sản lượng khai thác hải sản của Mỹ có xu hướng giảm dần [10, tr 1]

Vì khai thác hải sản của Mỹ mang tính thương mại rất cao nên cơ cấusản lượng được phân định rõ ràng và khá đầy đủ cả về khối lượng và giá trị.Đối tượng khai thác chủ yếu có giá trị cao nhất của nghề khai thác thủy sản

Mỹ là: tôm he, tôm hùm, cua biển, cá hồi, cá ngừ Điều cần chú ý ở đây cũng

là 5 mặt hàng có nhu cầu cao nhất ở Mỹ Người tiêu dùng Mỹ chỉ tập trungvào mua nhiều nhất các sản phẩm từ 5 mặt hàng này Do cung luôn đi sau cầunên đây cũng là 5 nhóm sản phẩm chủ yếu mà Mỹ phải nhập khẩu Do vậy,các nước XKTS muốn thành công ở thị trường Mỹ cần phải nghiên cứu kỹ

Trang 23

tình hình sản xuất của họ và nhu cầu thực tế của thị trường để đưa ra các dựbáo cho phù hợp.

+ Nuôi trồng thủy sản: Về sản lượng tuy không thể so sánh được với

Trung Quốc, Ấn Độ, nhưng Mỹ vẫn đứng trong danh sách các nước hàng đầuthế giới về nuôi trồng thủy sản và hiện dẫn đầu Tây Bán Cầu Đặc điểm nuôitrồng thủy sản của Mỹ chỉ tập trung vào những loài quý có nhu cầu cao và cólãi Vì vậy, tuy sản lượng khá cao nhưng lại chỉ tập trung vào một số loài như

cá nheo chiếm 50% sản lượng nuôi trồng, cá hồi 12%, tôm nước ngọt 7%…[10, tr 6]

+ Chế biến thủy sản: Mỹ có gần 2.000 công ty kinh doanh và chế biến

thủy sản, 1.000 hãng chuyên nhập khẩu và 1.300 nhà máy chế biến thủy sảntrang bị hiện đại, đóng góp gần 25 tỷ USD trong tổng thu nhập quốc dân của

Mỹ Công nghiệp chế biến thủy sản khổng lồ của Mỹ được phân bố ở khắpcác bang nhưng tập trung nhiều ở các bang bờ Đông và các thành phố lớn ở

bờ Tây Ngoài ra, còn nhiều sản phẩm được chế biến ngay trên biển (ở các tàulớn kéo cá tuyết, tàu mẹ chế biến cá hồi, cá ngừ, cá trích…) Do người tiêudùng Mỹ chỉ ưa chuộng những sản phẩm tinh chế dù giá cao đã thúc đẩyngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh và luôn ở trình độ cao [39, tr.300]

Đặc điểm 2: Mỹ là thị trường thủy sản lớn nhất hiện nay Cách đây

5 năm, ngoại thương thủy sản của Mỹ đã vượt con số 10 tỷ USD/ năm Ngoạithương thủy sản của Mỹ có những đặc điểm chính như sau:

- Cả nhập khẩu và XKTS đều đạt giá trị rất cao

- Thâm hụt ngoại thương thủy sản ngày một tăng, cung giảm hơn cầu

+ XKTS: Mỹ không chỉ là nước nhập khẩu thủy sản thứ nhì thế giới

mà còn là nước XKTS hàng đầu thế giới Năm 1992 Mỹ là nước XKTS sốmột thế giới và giá trị kỷ lục 4,5 tỷ USD Sau khi bị Thái Lan vượt thì xuất

Trang 24

khẩu giảm sút và tới 1998 chỉ còn 2,4 tỷ USD, xuống vị trí thứ 5 sau Na Uy,Trung Quốc, Thái Lan Sang năm 2000 xuất khẩu tăng nhanh và đạt 3 tỷUSD Tuy nhiên, họ vẫn không cải thiện được vị trí do nhiều nước đã có tiến

bộ nhanh về XKTS hơn Mỹ [10, tr 12]

Các mặt hàng XKTS chính của Mỹ là cá hồi (Salmon), cua (Crap),trứng cá (Caviarroe), surimi; bốn loại này chiếm 60% về giá trị và 50% vềkhối lượng hải sản xuất khẩu của Mỹ [39, tr 300] Thị trường XKTS chủ yếucủa Mỹ là châu Á chiếm 53% tổng giá trị xuất khẩu, Bắc Mỹ chiếm 26%,châu Âu chiếm 16%

+ Nhập khẩu thủy sản: Hiện nay, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn thứ

hai thế giới và chiếm 16,5% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản thế giới Mỹ nhậphơn 100 mặt hàng thủy sản các loại từ cao cấp nhất đến thấp cấp nhất, với đủmọi loại giá cả khác nhau Các mặt hàng nhập khẩu có giá trị cao nhất là:

Tôm đông, tôm hùm, cua, cá ngừ, cá nước ngọt Thị trường nhập khẩu thủy

sản của Mỹ hiện nay chủ yếu từ các nước Đông Nam Á, Đông Á, Canađa vàmột số quốc gia Mỹ latinh (Mêhicô, Chi Lê, Ecuađo) Trong đó, Canada vàThái Lan chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó là Trung Quốc và Mêhicô Tương lai

Mỹ là thị trường thủy sản lớn nhất hiện nay với tổng giá trị ngoại thương năm

2000 lên đến 13 tỷ USD (gần dẫn kịp Nhật Bản) [10, tr 11]

Qua phân tích tình hình xuất nhập khẩu thủy sản của Mỹ, chúng ta

thấy XKTS của Mỹ có xu hướng giảm dần về giá trị trong khi đó nhập khẩu

thủy sản của Mỹ có xu hướng tăng về giá trị làm cho thâm hụt về thương mại

thủy sản của Mỹ càng lớn từ 2,7 tỷ USD năm 1991 lên đến 10,07 tỷ USD năm

2000 tức là tăng lên 3,7 lần (xem phụ lục 3)

Đặc điểm 3: Hệ thống phân phối hàng thủy sản trên thị trường Mỹ Ở

Mỹ, hàng thủy sản được phân phối qua hai kênh chủ yếu, đó là kênh bán lẻ vàkênh bán sỉ thủy sản

Trang 25

+ Kênh bán lẻ TSXK: Chiếm đến trên 50% giá trị tiêu thụ tại Mỹ với

+ Kênh bán sỉ thủy sản ở Mỹ: Đây là các công ty kinh doanh thủy sản

hàng đầu của nước Mỹ Với hệ thống bán sỉ hàng thủy sản được cung cấp chotrên 1.000 xí nghiệp chế biến thủy sản của nước Mỹ và hệ thống siêu thị Đặcđiểm cung cấp hàng thủy sản qua các kênh bán sỉ của Mỹ là:

- Khả năng cung cấp hàng thủy sản phải lớn và ổn định

- Mặt hàng thủy sản phải đa dạng để cung cấp cho các đối tượng thuộcvùng, khu vực khác của nước Mỹ

- Nhà cung cấp phải tin cậy và trung thành [39, tr 401-402]

Đặc điểm 4: Thị trường thủy sản Mỹ là thị trường "mở", Có hơn 130

quốc gia có quan hệ buôn bán thủy sản với Mỹ Sự cạnh tranh ở thị trườngnày rất khốc liệt Chỉ những ai nắm bắt được đầy đủ, kịp thời và chính xác cácthông tin cần thiết về thị trường này, những ai có sản phẩm có sức cạnh tranhcao (là các sản phẩm phù hợp thị hiếu, có chất lượng cao, bao gói phù hợp,giá cả phù hợp) và tiếp thị giỏi mới có cơ may chiếm lĩnh được thị trường rấtrộng lớn và phong phú này

Đặc điểm 5: Thị trường thủy sản Mỹ có một đặc điểm khác với thị

trường thủy sản của các nước khác mà các nước XKTS cần chú ý, đó là Mỹ

thường gắn ngoại thương thủy sản với các vấn đề khác ngoài kinh tế Trước

đây, trong thời kỳ "chiến tranh lạnh" Mỹ thường gắn ngoại thương thủy sản

Trang 26

với vấn đề chính trị và sử dụng "bao vây kinh tế" hay "cấm vận" Sau khi

"chiến tranh lạnh" chấm dứt, Mỹ gắn ngoại thương thủy sản với "bảo vệ môitrường" và "bảo vệ thiên nhiên hoang dã" để đưa ra cac lệnh cấm vận đối vớimột số hàng thủy sản nhập khẩu Đặc biệt trong những năm gần đây vớinhững bước tiến nhảy vọt trong việc XKTS của các nước đang phát triển vàothị trường Mỹ, Mỹ thường dùng một luật phổ biến nhất mang tính chế tài đểbảo hộ ngành thủy sản Mỹ, khi phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩucùng loại là Luật chống bán phá giá Tuy nhiên, xét về mặt chính sách, hailuật trên thể hiện một khía cạnh bảo hộ mới, nhằm lấy lại thế cân bằng sovới lợi thế tự nhiên của các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ [10, tr 15]

* Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng thủy sản của thị trường Mỹ

Trong những năm gần đây, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Mỹ tăngtrưởng nhanh Một trong những nguyên nhân chính là người Mỹ hướng vàotiêu dùng hàng thủy sản ngày càng cao, đặc biệt là sau khi xảy ra dịch bệnh

bò điên ở Canađa và Mỹ làm cho cung không đáp ứng kịp cầu Vì vậy, thủysản trở thành lĩnh vực phát triển nhanh nhất trên thị trường của Mỹ Với dân

số đông, lại có mức sống cao, nước Mỹ hàng năm tiêu thụ hàng triệu tấn thủysản các loại Người Mỹ rất ưa chuộng thủy sản vì các yếu tố dinh dưỡng của

nó (giàu chất khoáng và vitamin, các acid amin thiết yếu, dầu, ít cholesterol

và dễ tiêu hóa) Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Thủy sản quốc gia Mỹ(NFI), mức tiêu thụ thủy sản thực phẩm bình quân của người Mỹ hiện nayđứng thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Nhật Bản, năm 2000 đã đạt 6,8kg[10, tr 14]

Nhìn chung, tiêu thụ thủy sản của người Mỹ không có sự biến độngnhiều về khối lượng, nhưng có thay đổi về chất lượng và nghiêng về các sảnphẩm "hải sản" cao cấp rất đắt tiền như tôm he, tôm hùm, cá ngừ, cá hồi, cuabiển, cá chình, cá basa Mặt khác, người tiêu dùng Mỹ rất ưa chuộng các sản

Trang 27

phẩm tinh chế: tôm nõn, phi lê, hộp cá, thịt cua, các sản phẩm ăn liền Tuy

Mỹ nhập khẩu đủ các mặt hàng từ thấp đến cao, từ đắt đến rẻ nhưng giá trịnhập khẩu tập trung chủ yếu vào các mặt hàng "hải vị" nêu ở trên (số liệu cụthể về 10 mặt hàng thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ trong năm 2001

và 2002 được trình bày trong phụ lục 4)

1.2.2 Những nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ

Việc đánh giá những nhân tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đếnhoạt động XKTS Việt Nam vào thị trường Mỹ là cơ sở giúp Việt Nam có mộtchiến lược và cơ hội xúc tiến XKTS dài hạn chuyên nghiệp với những bước đi

cụ thể, phù hợp ở tầm quốc gia cũng như tầm doanh nghiệp

1.2.2.1 Những nhân tố tác động thuận lợi

Thứ nhất, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

Muốn chiếm lĩnh thị trường thế giới và nâng cao sức cạnh tranh củahàng xuất khẩu Việt Nam nói chung và hàng thủy sản nói riêng thì cần phải cómột môi trường kinh doanh thông thoáng do Nhà nước tạo ra bằng các chínhsách về đầu tư, thuế, tỷ giá, lãi suất… Trong những năm qua, để thúc đẩy hoạtđộng xuất khẩu của cả nước phát triển, đường lối chính sách của Đảng và Nhànước ta đã có nhiều thay đổi tích cực, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bảnpháp luật tạo cơ hội thuận lợi nhất cho mỗi doanh nghiệp ở các thành phầnkinh tế phát triển sản xuất kinh doanh

Ngành thủy sản đang được Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển lấyxuất khẩu làm trọng tâm phát triển của ngành Nghị quyết Hội nghị Ban chấp

hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa VII) khẳng định thủy sản là ngành kinh

tế mũi nhọn và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã tạo cơ sở cho

việc thực hiện một loạt các chính sách hỗ trợ kinh tế thủy sản phát triển Chủtrương phát triển kinh tế thủy sản của Chính phủ được cụ thể hóa qua ba chương

Trang 28

trình lớn, đó là: Về phát triển nuôi trồng thủy sản (Quyết định TTg); về chương trình khai thác xa bờ (Thông báo số 17/TB ngày 27/2/1997 củaVăn phòng Chính phủ); về chương trình phát triển XKTS (Quyết định 251/1998/QĐ-TTg) Ngoài ra, chương trình quản lý chất lượng sản phẩm (HACCP,ISO) qua quyết định Quyết định 732/1998/QĐ-BTS và QĐ 664/1999/QĐ-BTS Việc nâng cấp Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản thànhCục quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản đã góp phần quantrọng gia tăng liên tục KNXK

224/1999/QĐ-Đặc biệt, sự ra đời của Hiệp hội chế biến và XKTS Việt Nam(VASEP) vào năm 1998 là yếu tố quan trọng góp phần đẩy mạnh XKTS ViệtNam Trong suốt 7 năm qua, VASEP đã phát huy được vai trò của một hiệp hộitrong việc thay mặt cho các doanh nghiệp và người sản xuất đề xuất những kiếnnghị nhằm thúc đẩy sản xuất và XKTS phát triển, bước đầu thực hiện vai trò tậphợp các doanh nghiệp hành động theo một chiến lược và kế hoạch phát triểnchung, giảm bớt các yếu tố tự phát Ngoài ra, hiệp hội hỗ trợ các doanh nghiệp,đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ trong các hoạt động xúctiến thương mại, mở rộng thị trường, tham gia các hội chợ quốc tế lớn về thủysản, tổ chức hội chợ quốc tế thủy sản VIETFISH trong nước hàng năm để tạođiều kiện các doanh nghiệp quảng bá, mở rộng quan hệ hợp tác, thu hút cácdoanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam Từ 68 hội viên khi thành lập, đến nayVASEP đã có 185 hội viên với KNXK chiếm khoảng 85 - 87% tổng kimngạch XKTS toàn ngành

Rõ ràng là chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong thờigian qua đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển của ngành thủy sản, tạođiều kiện khuyến khích các doanh nghiệp XKTS Việt Nam phát triển mộtcách bền vững và hiệu quả trên cơ sở hành lang pháp lý vững chắc

Thứ hai, lợi thế của Việt Nam trong XKTS.

Trang 29

Lợi thế về điều kiện tự nhiên: Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi

cho phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản tạo nguồn nguyênliệu phong phú cho việc đa dạng hóa các mặt hàng XKTS vào thị trường Mỹ.Trong nội địa, với trên 50 sông lớn nhỏ tạo nên tiềm năng lớn về mặt nướcnuôi trồng với khoảng 1,7 triệu ha Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo

ra sự đa dạng phong phú về chủng loại thủy sản Ngoài ra, Việt Nam có một

số vùng sinh thái đất thấp, có thể tiến hành các hoạt động nuôi trồng thủy sảnvừa có chất lượng cao vừa có giá thành hạ mà hệ thống canh tác khác khôngthể có được Lợi thế này đặc biệt phát huy thế mạnh trong cạnh tranh với hệthống nuôi trồng công nghiệp [38, tr 4]

Nguồn lợi thủy sản của Việt Nam khá phong phú về chủng loại vớitrên 130 loài có giá trị kinh tế cao và có trữ lượng hải sản tương đối lớn:

- Hệ cá biển có khoảng 2.000 loài với trữ lượng là 418.000 tấn

- Giáp xác biển có 1.647 loài trong đó tôm có hơn 70 loài

- Nhuyễn thể có 2.523 loài

- Nguồn lợi thủy sản nước ngọt và lợ: cả nước có 415.000 ha nước lợ

và 1,04 triệu ha nước ngọt có thể nuôi thủy sản, 189 loài cá nước lợ, 544 loàithủy sản nước ngọt, 90 loài rong tảo, nhiều loại nhuyễn thể là những nguyênliệu tốt cho chế biến xuất khẩu [8, tr 12]

Lợi thế về nguồn nhân lực: Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, lao

động Việt Nam cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo, có khả năng tiếp thunhanh các bí quyết kỹ thuật và còn có lợi thế là chi phí nhân công rẻ hơnnhiều so với các nước trong khu vực và thế giới Ví dụ: Giá công nhân laođộng Việt Nam chỉ bằng 1/3 Thái Lan, bằng 1/30 Đài Loan và 1/26 củaSingapore Nguồn lực này sẽ thích hợp cho những lợi thế khởi điểm mangtính tĩnh khi được sử dụng trong lĩnh vực phát triển nuôi trồng và chế biếnthủy sản [23, tr 13]

Trang 30

Những lợi thế này tạo nên khả năng cạnh tranh của những mặt hàngXKTS Việt Nam vào thị trường Mỹ.

Thứ ba, sự phát triển của ngành chế biến thủy sản

Ý thức được việc đáp ứng các yêu cầu của thị trường là điều kiện tiênquyết để phát triển, Bộ Thủy sản đã cùng với các doanh nghiệp chế biếnXKTS tổ chức nhiều cuộc tập huấn, đào tạo được tổ chức cho các cán bộ quản

lý nhà nước và các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, các doanh nghiệp vềnhững quyết định mới của các nước nhập khẩu, xúc tiến xây dựng các tiêuchuẩn và quyết định bắt buộc áp dụng về an toàn vệ sinh tương đương vớiquyết định của Mỹ và EU Đầu tư trang thiết bị cho các doanh nghiệp thiếuvốn, thiếu phương tiện kỹ thuật và đào tạo kỹ năng cho các nhân viên kỹ thuậttại các cơ quan quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh của Bộ Do đó, chỉ saumột thời gian ngắn ngành chế biến thủy sản đã phát triển mạnh mẽ cả về côngsuất lẫn công nghệ chế biến Năm 2004 cả nước có 405 doanh nghiệp chếbiến thủy sản, tăng 13% so với cùng kỳ; trong đó có khoảng 60% cơ sở chếbiến đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), giúp các nhà xuấtkhẩu Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng và antoàn thực phẩm Điều này tác động tích cực tới việc thâm nhập vào thị trường

Mỹ và mở rộng quy mô xuất khẩu Hiện nay Việt Nam đã có 175 doanhnghiệp đã nhận được chứng chỉ HACCP để xuất khẩu vào Mỹ; một số doanhnghiệp được Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) của Mỹ cấp chứngchỉ HACCP, tạo điều kiện trực tiếp xuất hàng vào hệ thống các siêu thị, nhàhàng của các tập đoàn lớn của Mỹ như COTSCO, SYSCO Đây là cơ hộivàng cho các nhà XKTS trong việc thâm nhập thị trường Mỹ là thị trường cótiềm năng rất lớn [12, tr 5]

Thứ tư, Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ có hiệu lực, tạo ra cơ hội lớn cho hàng hóa XKTS Việt Nam.

Trang 31

Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ được Quốc hội của hai nướcphê chuẩn và có hiệu lực 10/12/2001, đã tạo ra một bước đột phá lớn cho việcxuất khẩu hàng hóa Việt Nam nói chung và thủy sản nói riêng vào Mỹ Vì hànghóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng quy chế MFN khi đưa vào thịtrường Mỹ, tính cạnh tranh về giá của sản phẩm Việt Nam sẽ được gia tăng đáng

kể vì thuế nhập khẩu sẽ giảm bình quân từ 40 - 70% xuống còn 3 - 7% [39, tr.102] Các doanh nghiệp XKTS Việt Nam có thể đa dạng hóa các mặt hàng,đồng thời thay đổi cơ cấu mặt hàng TSXK theo hướng tăng tỷ lệ hàng chếbiến cao cấp có giá trị cao, chỉ có như vậy Việt Nam mới tăng nhanh đượcKNXK và giành được quyền chủ động trong kinh doanh và khẳng định được

vị thế của doanh nghiệp trên thị trường quan trọng này

Mặt khác, chúng ta biết rằng, Mỹ là một cường quốc kinh tế hùngmạnh, từng là thành viên sáng lập Tổ chức GATT (1947), sau này là WTO,mọi luật lệ chi phối hoạt động kinh tế thương mại của Mỹ đều phản ánh thựcchất của luật thương mại quốc tế Do đó, việc thực hiện hiệp định thương mại

sẽ giúp Việt Nam dần tiếp cận "luật chơi" của thương mại quốc tế và sẽ tạocho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp XKTS nói riêng

vị thế bình đẳng, thuận lợi hơn trong quan hệ kinh doanh với các đối tác BTA

là một "bước đệm" tạo thuận lợi cho quá trình nước ta đàm phán để gia nhậpWTO, tạo điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở đường cho cácdoanh nghiệp XKTS Việt Nam tham gia thị trường toàn cầu Hợp tác và cạnhtranh trên thị trường thế giới sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp XKTS Việt Namvươn lên mạnh mẽ để phát triển

Thứ năm, tiềm năng của Việt kiều - là cầu nối cho các doanh nghiệp XKTS Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ

Cộng đồng Việt kiều hình thành một thị trường quan trọng trong việctiêu thụ và tiếp thị các sản phẩm TSXK của Việt Nam Hiện có hơn 2 triệuViệt kiều đang làm ăn, sinh sống tại Mỹ Mặc dù đã định cư tại Mỹ khoảng 20

- 30 năm, song phần lớn các gia đình Việt kiều vẫn giữ thói quen tiêu dùng

Trang 32

các sản phẩm thủy sản Việt Nam Do đó, lực lượng Việt kiều tạo ra một thịtrường đáng kể cho các sản phẩm thủy sản truyền thống của Việt Nam, chẳnghạn các mặt hàng vốn được người Việt Nam ưa dùng như nước mắm, cá khô,tôm, cua

Ngoài nhu cầu trực tiếp về thủy sản của người Việt, thông qua sự tiêudùng của Việt kiều, các mặt hàng TSXK của Việt Nam cũng được mở rộng đểtiếp cận đến người dân Mỹ Đó cũng là một cách để các doanh nghiệp ViệtNam tiếp thị hàng hóa XKTS của mình

1.2.2.2 Những nhân tố tác động không thuận lợi

Một là, năng lực XKTS của Việt Nam còn yếu

Ngoài những yếu kém chung về truyền thống như chủng loại hàng hóaTSXK nghèo nàn, chất lượng và mẫu mã chưa phù hợp, giá cả không cạnhtranh, năng lực tiếp thị xuất khẩu yếu thì điểm nổi bật của các doanh nghiệpXKTS Việt Nam tại thị trường Mỹ là quy mô sản xuất nhỏ và khả năng liênkết giữa các doanh nghiệp trong sản xuất và XKTS yếu nên gặp khó khăntrong việc đáp ứng các đơn đặt hàng lớn hay các yêu cầu thời gian giao hàngnhanh của khách hàng Mỹ

Hai là, một số bất lợi khi thâm nhập thị trường Mỹ.

Tuy BTA đã và đang phát huy hiệu quả, song Việt Nam vẫn đangđứng trước một số bất lợi về thâm nhập thị trường này Đến nay, mặc dù hàngTSXK Việt Nam đã được hưởng mức thuế MFN song chưa phải là điểmquyết định, tăng khả năng cạnh tranh của hàng TSXK Việt Nam, vì:

- Việt Nam vẫn chưa được hưởng mức thuế ưu đãi phổ cập (GSP) của

Mỹ dành cho các nước đang phát triển Hiện nay ở Mỹ có khoảng 3.500 loại sảnphẩm từ trên 140 nước và vùng lãnh thổ được hưởng GSP, tức là nhập khẩu vào

Mỹ được miễn thuế Đa số là các mặt hàng: thủy sản, thực phẩm, đồ uống,cao su và các sản phẩm từ cao su, đồ gỗ Phần lớn những nước này có cơ cấu

Trang 33

mặt hàng TSXK tương tự như Việt Nam, trong đó có nhiều nước có trình độphát triển kinh tế cao hơn Việt Nam như Thái Lan, Malaixia, Philippin,Inđônêxia

- Hiện nay, trong khu vực lòng chảo Caribê có 24 nước được hưởng

ưu đãi thương mại đơn phương của Mỹ theo luật sáng kiến khu vực lòng chảoCaribê (CBI), gần 40 nước châu Phi được hưởng ưu đãi thương mại đơn phươngcủa Mỹ theo luật cơ hội cho phát triển châu Phi; 4 nước thuộc khu vực Adeanđược hưởng ưu đãi thương mại đơn phương của Mỹ theo Luật ưu đãi thươngmại Adean (ATPA) Đa số các mặt hàng nhập khẩu từ những nước này vào Mỹđược miễn thuế hay được hưởng mức thuế thấp hơn mức thuế MFN rất nhiều

- Mỹ đã ký Hiệp định thương mại tự do khu vực NAFTA (Mỹ,Canada, Mêhicô) và Hiệp định thương mại tự do song phương với các nước:Chi Lê, Singapore, Australia… Ngoài ra, Mỹ đang đàm phán nhiều Hiệp địnhthương mại tự do khu vực và song phương khác, trong đó có Hiệp địnhthương mại tự do toàn châu Mỹ và một số nước có cơ cấu mặt hàng TSXKtương tự như Việt Nam

Ba là, hàng TSXK Việt Nam hiện đang vấp phải những rào cản tranh chấp thương mại gay gắt trên thị trường Mỹ và những thách thức mới về tiêu chuẩn kỹ thuật, ATVSTP

- Thị trường Mỹ là thị trường thủy sản "khó tính" Do lo ngại về nguy

cơ sử dụng vũ khí sinh học vào mục tiêu khủng bố, FDA đã chủ trương kiểmtra gắt gao đối với các sản phẩm thực phẩm Theo tiêu chuẩn HACCP, cácdoanh nghiệp XKTS Việt Nam bắt buộc phải thực hiện VSATTP theo tiêuchuẩn quốc tế Đây là một yêu cầu rất nghiêm ngặt về các chỉ tiêu an toàn(như kim loại nặng, dư lượng thuốc kháng sinh, dư lượng thuốc trừ sâu, độc

tố sinh học ) và các chỉ tiêu vi sinh (trong tổng số gam xuống còn 105, thậmchí là 104, vi sinh vật gây bệnh từ E Coli cho phép 200/g, Staphilococcus300/g đến không được phép có) Trước năm 2002, dư lượng thuốc kháng

Trang 34

sinh tối đa được phép là 5 ppb Tháng 6 năm 2002 Mỹ đã hạ giới hạn bị loại

từ 5 ppb xuống còn 1 ppb và sau đó giảm tiếp xuống còn 0,3 ppb trong năm

2003 Đây là một vấn đề thách thức lớn đối với XKTS của Việt Nam khi sựđổi mới công nghệ chế biến và phương thức quản lý thủy sản còn chưa tốt

- Những quy định của Mỹ về dán nhãn sản phẩm TSXK cũng đem lạinhiều phiền phức cho các doanh nghiệp XKTS của Việt Nam Hiện nay phía

Mỹ không chấp nhận một số tên gọi như Vina fish, basa fish, Mê kông basa

… cho cá tra, cá basa của Việt Nam và đưa ra nhiều dự luật nhằm cản trở việcxuất khẩu cá tra, cá basa như: Dự luật H.R 2964 (5/10/2001) chỉ cho phép sửdụng tên cá "Catfish" cho riêng các loài cá nheo của Mỹ; Dự luật H.R 2330(25/10/2001) trong đó có điều luật số SA 2000, quy định không cho phépnhập khẩu các loại cá da trơn mang tên "Catfish"

- Mới đây, Hải quan Mỹ đưa ra quy định mới về đóng tiền đặt cọc đốivới hàng nhập khẩu bị đánh thuế chống bán phá giá gọi là thuế suất tạm tính.Trước đây, sau khi có kết quả của vụ kiện, hầu hết các nhà nhập khẩu Mỹ tiếptục kinh doanh với khoản đặt cọc là 50.000 USD và họ sẽ thanh toán khoảnthuế còn nợ theo từng Container hàng Nhưng theo quy định mới của Hảiquan Mỹ khoản tiền đặt cọc sẽ tương đương với giá trị thuế chống bán phá giátính trên tổng lượng hàng mà một công ty nhập khẩu từ nước bị áp thuế trongvòng 12 tháng Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp Mỹ muốn nhập khẩutôm từ các nước chịu thuế "chống bán phá giá" phải đóng trước một khoảntiền ký quỹ rất lớn, bằng giá trị nhập khẩu trong vòng một năm nhân với mứcthuế phải đóng Như vậy, nếu muốn nhập khẩu vào Mỹ sản lượng tôm ViệtNam bằng giá trị năm 2004 (gần 400 triệu USD) thì mức thuế trung bìnhkhoảng 5% Các doanh nghiệp Mỹ nhập hàng của chúng ta cần đặt cọc 20triệu USD cho Hải quan Mỹ Theo ông Trương Đình Hòe (Phó Hiệp hội chếbiến và XKTS Việt Nam) cho biết: "Quy định mới này gây nhiều khó khăncho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đặc biệt là đối với doanhnghiệp vừa và nhỏ" [53] Có thể nói, với quy định mới này làm cho các doanh

Trang 35

nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan Chỉ códoanh nghiệp có tiềm lực mạnh mới chịu đựng được Đây thực sự là mộtthách thức mới cho hàng XKTS Việt Nam vào thị trường Mỹ.

Bốn là, Việt Nam chưa được Mỹ coi là nước có nền kinh tế thị trường,

do vậy phải chịu nhiều bất lợi trong các vụ tranh chấp thương mại tại thị trườngnày Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO cho nên các tranh chấp thươngmại giữa Việt Nam và Mỹ đều phải giải quyết theo cơ chế song phương và bị

áp đặt điều tra so sánh thông qua nước thứ ba Hơn nữa chế độ MFN mà Mỹdành cho Việt Nam chưa phải là chế độ vĩnh viễn Tất cả những điều này đãđặt hàng TSXK Việt Nam vào thế bất lợi hơn nhiều so với các nước khác

Năm là, hệ thống pháp luật thương mại của Mỹ rất phức tạp và chồng chéo Khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung và

doanh nghiệp XKTS nói riêng vào thị trường Mỹ không phải do hệ thống củapháp luật Mỹ còn có những thiếu sót, thiếu đồng bộ mà do hệ thống đó quáphức tạp Có người cho rằng, xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ phải xuyên qua một

"rừng" luật lệ Những doanh nghiệp nào nắm bắt và hiểu rõ được những luật

lệ kinh doanh và tập quán tiêu thụ ở Mỹ mới có thể có khả năng gặt hái ítnhiều kết quả ở thị trường Mỹ Tuy nhiên các doanh nghiệp khó mà nắm bắthết hệ thống luật lệ liên bang và các bang ở Mỹ Vì chúng ta biết rằng, bêncạnh hệ thống pháp luật liên bang, các bang của Mỹ đều có hệ thống luậtriêng Trong đó có khá nhiều điều khoản điều chỉnh một vấn đề lại khá khácbiệt nhau Hơn nữa, các Thống đốc bang ở Mỹ đều có thẩm quyền rất lớntrong điều chỉnh các hoạt động kinh tế thương mại Trong khi đó sự hiểu biếtcủa các doanh nghiệp Việt Nam về pháp luật Mỹ liên quan đến thương mạinói chung và nhập khẩu vào Mỹ nói riêng còn rất hạn chế

Sáu là, những khó khăn do hoàn cảnh địa lý và cạnh tranh quốc tế quyết liệt Những khó khăn do khoảng cách địa lý quá xa giữa Việt Nam và Mỹ.

Việt Nam và Mỹ cách nhau quá xa nên thời gian vận tải hàng TSXK thườngkéo dài, chi phí vận tải cao so với từ các nước khác đến Mỹ (kể cả từ các

Trang 36

nước xung quanh Việt Nam) làm ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của cácdoanh nghiệp XKTS Việt Nam Ví dụ, hiện nay cước phí vận tải biển từ ViệtNam sang Mỹ cao hơn từ Trung Quốc sang Mỹ khoảng 15 - 20% Thời gianvận tải từ Việt Nam sang bờ Tây nước Mỹ trung bình khoảng 30 - 45 ngày sovới Trung Quốc khoảng 12 - 18 ngày Cước phí cao và thời gian vận tải dài làbất lợi rất khó khắc phục đối với hàng thủy sản tươi sống làm giảm về chấtlượng, tỷ lệ hao hụt tăng [7, tr 154]

Nhiều đối thủ lớn có sức cạnh tranh và kinh nghiệm thương trườngdày dạn hơn chúng ta Hiện tại có khoảng 130 quốc gia có quan hệ buôn bánthủy sản với Mỹ Mỗi nước đều tìm cách để phát huy thế mạnh của mình và tìmcách chiếm lĩnh thị trường Có nước tận dụng ưu thế về địa lý như Canada,Mêhicô Có nước tận dụng ưu thế của kiều dân tại Mỹ để tạo kênh khảo sátthị trường và thiết lập kênh phân phối như Trung Quốc… những nước khácthì tận dụng sự ưu đãi về thuế quan như Thái Lan, Chi Lê Vì vậy, muốnđược thị trường Mỹ chấp nhận thì hàng TSXK phải có tính cạnh tranh cao vềchất lượng, giá cả, chủng loại, mẫu mã và các tiêu chuẩn về an toàn, môitrường lao động…

1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

Việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm phát triển XKTS của cácnước có ý nghĩa thiết thực giúp Việt Nam có thể hội nhập nhanh hơn, vớiphương thức phù hợp hơn với thực tiễn và điều kiện phát triển của Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trong 10 năm liên tục trở lại đây, Trung Quốc đã duy trì được vị trí lànước có ngành thủy sản lớn nhất trên thế giới cả về khối lượng và giá trị LượngTSXK của Trung Quốc sang Mỹ vẫn tăng đều qua các năm từ 82,161 tấn, giá trị

304 triệu USD (năm 1993) lên 258,768, giá trị 889 triệu USD (năm 2002); tăng215% về khối lượng và 192% về giá trị Là nước đứng thứ 3 sau Thái Lan và

Trang 37

Canada XKTS sang Mỹ [33, tr 46] Kinh nghiệm nổi bật trong XKTS của TrungQuốc vào thị trường Mỹ là:

* Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm TSXK theo hướng có hiệu quả, phù hợp thị trường người tiêu dùng Các doanh nghiệp Trung Quốc luôn đi đầu trong

việc áp dụng các chính sách, biện pháp chuyển đổi cơ cấu sản phẩm TSXK.Phương hướng điều chỉnh cơ cấu sản phẩm TSXK là: Từng bước nâng cao tỷ

lệ sản phẩm chế biến tinh và cao cấp, phát triển các sản phẩm đặc sản và cácsản phẩm thủy sản tươi sống

* Tăng cường năng lực quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản Nâng

cao chất lượng sản phẩm thủy sản trên cơ sở áp dụng các biện pháp quản lýchặt chẽ chất lượng, và an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP là một vấn

đề được Trung Quốc chú trọng Các doanh nghiệp Trung Quốc đều ý thứcrằng "lấy chất lượng để tồn tại, để phát triển và bằng chất lượng để giànhthắng lợi" Chính vì vậy, Cục nghề cá Trung Quốc đã thiết lập Ủy ban quản lýchứng nhận sản phẩm thủy sản Trung Quốc và Cục giám định kỹ thuật quốcgia Thành lập Trung tâm chứng nhận sản phẩm thủy sản Trung Quốc để quản

lý chất lượng thủy sản và cấp chứng chỉ cho các sản phẩm TSXK Đến nayTrung Quốc đã có 120 nhà máy chế biến được nhận giấy phép xuất khẩu sang

EU và gần 300 nhà máy nhận chứng chỉ HACCP của FDA [33, tr 7]

Xây dựng một hệ thống pháp lý cơ bản cho việc kiểm tra giám địnhchất lượng sản phẩm xuất khẩu và ban hành nhiều luật: Luật chất lượng, Luậttiêu chuẩn, Luật vệ sinh đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các xí nghiệp chếbiến đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP

* Một trong những kinh nghiệm thành công của Trung Quốc trong

việc XKTS vào thị trường Mỹ là Trung Quốc đã biết tận dụng lực lượng Hoa

kiều ở Mỹ để quảng bá thương hiệu và tiêu thụ hàng TSXK của Trung Quốc tại thị trường Mỹ Trong những năm qua, Trung Quốc đã có những chính sách

Trang 38

thích hợp để phát huy lợi thế này, thu hút nguồn nhân lực này ở Mỹ để đemlại lợi ích cho đất nước Các công ty XKTS của Trung Quốc đã tận dụng tốtnhững mối quan hệ với Hoa kiều để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản.

* Đảm bảo yếu tố bền vững trong nuôi trồng và khai thác Trung

Quốc đã ban hành "chính sách mới về khai thác biển nhằm bảo vệ nguồn lợi hảisản và môi trường sinh thái" hay cấm khai thác ở các ngư trường trọng điểm vàonhững khoảng thời gian nhất định, cấm mọi hoạt động khai thác hải sản tạikhu vực vùng biển phía Đông từ 120 vĩ tuyến Bắc từ 1/6 đến 1/8 hàng năm để bảo

vệ nguồn lợi hải sản trong vùng biển của mình Bên cạnh đó, Trung Quốc chủtrương mở rộng địa bàn ra nước ngoài trên cơ sở ký kết hiệp định nghề cá vớicác nước trong khu vực như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia Để khắc phụctình trạng sản xuất thiếu quy hoạch, tự phát, ngành thủy sản Trung Quốc đãthực hiện nhiều biện pháp khắc phục như xây dựng lại quy hoạch ngành với quyhoạch vùng và lãnh thổ nhằm phát triển thủy sản theo hướng ổn định và bềnvững Nhờ đó mà sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của Trung Quốcngày càng phát triển

1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan

Từ năm 1997 đến nay Thái Lan luôn là nước đứng vị trí thứ hai cungcấp thủy sản cho thị trường Mỹ Riêng mặt hàng tôm Thái Lan trở thành nướchàng đầu cung cấp cho Mỹ Xuất khẩu của Thái Lan đã có chỗ đứng vữngvàng trên thị trường Mỹ từ 25 năm qua Có được những thành tựu như vậy,

trước hết, ngành công nghiệp chế biến thủy sản Thái Lan đã làm cuộc cách

mạng thật sự trong thập niên vừa qua nhờ huy động nguồn vốn lớn để đầu tư, nâng cấp các nhà máy với công nghệ tiên tiến Chẳng hạn, để có hệ thống nhà

máy đông lạnh họ đã đầu tư 100 triệu USD Hơn nữa, các doanh nghiệp chếbiến luôn "đón đầu" những công nghệ hiện đại và yêu cầu mới về hệ thốngquản lý chất lượng để tích cực nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới và phát triển

Trang 39

nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá thành, đa dạng hóa sản phẩm, tăng khảnăng cạnh tranh Đặc biệt phần lớn thủy sản khai thác và nuôi trồng đều đượcđưa vào các xí nghiệp chế biến hiện đại ở gần các bến cá và trại nuôi nên cácsản phẩm TSXK đều có hương vị, chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng cao [20,

tr 17] Thái Lan là một số ít các nước trên thế giới bắt buộc áp dụng HACCPtrong các cơ sở chế biến TSXK Đây là điều kiện để nhà máy được Cục nghề

cá chấp nhận nằm trong danh sách phê duyệt của Cục Nhiều nhà máy chếbiến hàng đầu của Thái Lan không chỉ tuân thủ hệ thống HACCP mà cònphấn đấu đạt chứng nhận chất lượng ISO 9000 Chính vì vậy mà sản phẩmthủy sản của Thái Lan có giá trị rất cao vào thị trường Mỹ Có thể nói, côngnghiệp chế biến TSXK Thái Lan là một mô hình phát triển đáng để nhiềunước học tập

Kinh nghiệm quý báu trong XKTS của Thái Lan trên thị trường Mỹ là

xây dựng cơ cấu sản phẩm TSXK phù hợp, trong đó Thái Lan chọn ra hai mặt hàng chủ lực của mình trên thị trường Mỹ là tôm đông lạnh và cá hộp Nhiều

mặt hàng kế cận khác như: cá, mực, bạch tuộc đông lạnh, surimi và các sảnphẩm gốc surimi Ngoài ra Thái Lan rất nổi tiếng về phát triển các hàng tôm:PTO, PD chín, PTO và PD xẻ bướm bao bột, PTO Nobashi

Đi đôi với phát triển công nghệ chế biến và đa dạng hóa các mặt hàngTSXK Thái Lan rất chú trọng đến vấn đề môi trường và bảo vệ nguồn lợi sinhvật để tránh hàng rào thương mại và thuế quan Chính phủ Thái Lan tham gia

trực tiếp đàm phán để tháo gỡ những vướng mắc Đồng thời, các doanh

nghiệp XKTS và Chính phủ Thái Lan có sự hợp tác chặt chẽ khi gặp những vấn đề tranh chấp thương mại trên thị trường Mỹ Thái Lan cũng đã có nhiều

biện pháp thiết thực để ủng hộ các cố gắng của Chính phủ trong các cuộc đấutranh để tăng sức cạnh tranh của hàng thủy sản Thái Lan, nhất là vấn đề tàichính trong những vận động "hành lang" tại Mỹ nhằm có được những ưu đãitrong chính sách nhập khẩu của nước này

Trang 40

1.3.3 Kinh nghiệm của Ấn Độ

Là quốc gia có bờ biển 8.000 km và 2 triệu km2vùng đặc quyền kinh

tế mang lại cho Ấn Độ nguồn thủy sản dồi dào với nhiều loại khác nhau Ấn

Độ là nước khai thác thủy sản lớn nhất trong các nước đang phát triển vàđứng thứ 7 trong các nước XKTS trên thế giới Khả năng khai thác hàng năm3,9 triệu tấn hải sản Để đẩy mạnh XKTS Ấn Độ đã xây dựng một cơ cấu tổchức quản lý kinh tế thủy sản có hiệu quả theo hướng ưu tiên cho thương mạithủy sản đó là cơ quan quản lý phát triển XKTS (MPEDA) có chức năng xâydựng các tiêu chuẩn nuôi trồng và XKTS, đào tạo nguồn nhân lực thủy sản,thành lập các văn phòng xúc tiến thương mại ở nước ngoài Nhằm để giữvững thị trường xuất khẩu và bảo vệ uy tín cho doanh nghiệp XKTS Ấn Độtrước những mối lo ngại của các nước nhập khẩu về VSATTP và dư lượng khángsinh, cơ quan kiểm soát xuất khẩu Ấn Độ (EIA) đã áp dụng những biện pháprất kiên quyết

Qua kinh nghiệm XKTS của một số nước như Trung Quốc, Thái Lan,

Ấn Độ, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc đẩy mạnhXKTS Việt Nam vào thị trường Mỹ như sau:

Thứ nhất, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong XKTS của

quốc gia theo hướng xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý kinh tế thủy sản có hiệuquả

Thứ hai, đặt mục tiêu bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản lên hàng

đầu trong quá trình phát triển kinh tế thủy sản trên cơ sở phát triển bền vữngnguồn lợi thủy sản tự nhiên, kết hợp giữa khai thác có hiệu quả và nuôi trồngthủy sản đúng hướng

Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao

hiệu quả công nghiệp chế biến theo tiêu chuẩn HACCP Chuyển dịch cơ cấuhàng TSXK theo hướng đa dạng hóa sản phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu

Ngày đăng: 04/11/2016, 23:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w