Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU Thực trạng và giải pháp
Trang 1trờng đại học kinh tế quốc dânKHOA THƯƠNG MạI Và KINH Tế QUốC Tế
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị ở BanNghiên cứu thị trường, Viện Nghiên cứu Thương mại – Bộ Công thương vàsự chỉ dẫn của ThS Đỗ Thị Hương, tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập cuốikhóa của mình Tuy nhiên do hạn chế về kỹ năng và kinh nghiệm thực tế nênchuyên đề không tránh khỏi thiếu sót nhất định Vì vậy, tôi rất mong được sựđóng góp ý kiến của các thầy cô giáo,các anh chị Ban Nghiên cứu thị trường,Viện Nghiên cứu Thương mại để tôi có thể hoàn thiện hơn chuyên đề củamình.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Sinh viênTrần Long Ánh
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTDANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNGDỆT MAY 3
1.1 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam 3
1.1.1 Đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam 3
1.1.2 Các sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam 4
1.1.4 Nguồn nhân lực trong ngành dệt may 4
1.1.5 Phân tích SWOT đối với ngành dệt may Việt Nam 6
1.2 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may Việt Namtrong thời gian qua 8
1.2.1 Thực trạng sản xuất hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2000 2009 8
-Tình hình về ngành dệt may Việt Nam hiện nay 8
1.2.2 Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2000 2009 11
-1.2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 11
1.2.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của dệt may Việt Nam 13
1.2.2.3 Hình thức xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 14
1.2.2.4 Thị trường xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam 14
1.2.3 Đánh giá khái quát về tình hình xuất khẩu hàng dệt may ViệtNam giai đoạn 2000 – 2009 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆTNAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN QUA 18
2.1 Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thịtrường EU 18
2.1.1 Một số đặc điểm về thị trường hàng dệt may EU 18
2.1.1.1 Dung lượng thị trường 19
Trang 42.1.1.2 Tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng hàng dệt may EU 192.1.1.3 Kênh phân phối 202.1.1.4 Những quy định của EU đối với hàng dệt may nhập khẩu 212.1.2 Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may ViệtNam sang thị trường EU 24
2.1.2.1 Vị trí của xuất khẩu hàng dệt may trong nền kinh tế ViệtNam 242.1.2.2 Một số thoả thuận giữa Việt Nam và EU về hàng dệt may 242.1.2.3 EU là “thị trường vàng” cho xuất khẩu hàng dệt may củaViệt Nam 26
2.2 Thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU thời gian qua 27
2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu 272.2.2 Cơ cấu mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU 292.2.3 Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam trong EU 30
2.3 Một số đánh giá về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may ViệtNam sang thị trường EU thời gian qua 32
2.3.1 Thành công đạt được: 322.3.2 Một số tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may ViệtNam sang thị trường EU thời gian qua 332.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 34
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨYXUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNGEU TRONG THỜI GIAN TỚI 36
3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển của ngành dệt may ViệtNam đến năm 2020 36
3.1.1 Mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020 363.1.2 Phương hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm
Trang 63.2.2 Những cơ hội và thách thức đối với hàng dệt may Việt Nam
xuất khẩu sang thị trường EU 38
3.2.2.1 Những cơ hội 38
3.2.2.2 Thách thức 39
3.3 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may ViệtNam sang thị trường EU trong thời gian tới 41
3.3.1 Giải pháp từ phía Nhà nước 41
3.3.1.1 Nâng cao vai trò của Cục xúc tiến Thương mại Việt Nam 41
3.3.1.2 Hoàn thiện chính sách tín dụng cho ngành dệt may 42
3.3.1.3 Hoàn thiện chính sách về đào tạo và phát triển nguồn nhânlực cho ngành dệt may 42
3.3.1.4 Hoàn thiện công tác quản lý hệ thống tiêu chuẩn chất lượngđối với hàng dệt may 43
3.3.1.5 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hải quan 43
3.3.1.6 Các giải pháp khác 44
3.3.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 44
3.3.2.1 Nghiên cứu đánh giá thực trạng thị trường hàng dệt mayEU 44
3.3.2.2 Doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức thích hợp để chủđộng thâm nhập vào các kênh phân phối của thị trường EU 45
3.3.2.3 Giải pháp về nâng cao chất lượng hàng dệt may xuất khẩucủa doanh nghiệp 46
3.3.2.4 Doanh nghiệp cần đẩy mạnh đổi mới mẫu mã, đa dạng hoáhàng dệt may xuất khẩu 47
3.3.2.5 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường EU 48
3.3.2.6 Liên kết các doanh nghiệp trong nước trong việc sản xuấtvà xuất khẩu hàng dệt may sang EU 49
KẾT LUẬN 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STTChữ viết tắtTiếng AnhNghĩa đầy đủTiếng Việt
5 WTO World Trade Orgnization Tổ chức thương mại thế giới
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
Bảng 1.1: Phân tích SWOT đối với ngành dệt may Việt Nam 6
Hình 1.1: KNXK dệt may Việt Nam thời gian qua 12
Bảng 1.2: KNXK hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009 13
Bảng 1.2: KNXK dệt may Việt Nam sang một số thị trường 15
Bảng 2.1: KNXK dệt may Việt Nam sang EU thời gian qua 27
Hình 2.1: KNXK dệt may Việt Nam sang EU thời gian qua 28
Hình 2.2: Tỷ trọng thị trường nhập khẩu dệt may Việt Nam trong các nướcEU năm 2009 31
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 91 Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới, cải cách, mở cửa phát triển nền kinh tế theocơ chế định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đãtrở thành ngành kinh tế mũi nhọn hướng ra xuất khẩu và ngày càng khẳngđịnh vai trò không thể thiếu trong đời sống kinh tế - xã hội Trước xu thế hộinhập của nền kinh tế khu vực và thế giới, dệt may Việt Nam càng đứng trướcnhiều cơ hội và thách thức lớn Với những quy định của Hiệp định Thươngmại về hàng dệt và may mặc đối với các thành viên của WTO và những camkết của Việt Nam khi gia nhập WTO đối với ngành dệt may có tác động trựctiếp tới ngành dệt may Việt Nam Ngành dệt may đang đứng trước vận hộimới, thâm nhập và phát triển thị trường mới, giữ vững thị trường truyền thốnglà vấn đề được đặt ra hiện nay.
EU là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới đồng thời cũnglà bạn hàng truyền thống của dệt may xuất khẩu Việt Nam Nhưng trong thờigian qua, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang EU còn rất khiêm tốn, chưatương xứng với tiềm năng phát triển ngành dệt may của Việt Nam cũng nhưnhu cầu tiêu thụ của EU Chính vì vậy, vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệtmay Việt Nam sang EU trong thời gian tới là hết sức thiết thực Xuất phát từ
lý do đó, em xin chọn đề tài “Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Namsang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề thực tập.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Chuyên đề đi vào phân tích thực trạng, đánh giá những thành côngcũng như những tồn tại của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sangEU Từ đó đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệtmay của Việt Nam sang thị trường EU.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát những đặc điểm, tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.- Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU trongthời gian qua, đánh giá những mặt thành công, hạn chế và chỉ rõ những
Trang 10nguyên nhân dẫn dến thành công, hạn chế đó.
- Đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may ViệtNam sang thị truờng EU trong thời gian tới.
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.* Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Namsang thị trường EU.
- Thời gian: Tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng dệt mayViệt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2000 – 2009.
4 Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề được chia làm 3 phần.Chương 1: Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thịtrường EU trong thời gian qua.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệtmay Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2020.
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨUHÀNG DỆT MAY
1.1 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các sản phẩm về may mặcngày càng hoàn thiện Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cùng với nhữngphát minh khoa học trong lĩnh vực công nghiệp đã giúp cho ngành dệt may cósự phát triển vượt bậc.
Ở Việt Nam, dệt may cũng là một trong những ngành được chú trọngphát triển khi Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa Với nhữngưu thế về nguồn nhân công dồi dào, lượng vốn đầu tư không lớn, khả năngthu hút vốn nhanh, Việt Nam có thể đẩy mạnh hoạt động của ngành dệt mayđể vừa thu về giá trị xuất khẩu lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đấtnước, vừa giải quyết được việc làm cho phần lớn người lao động.
1.1.1 Đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam
Dệt may là một ngành sản xuất khá đặc thù thường kéo dài trên rấtnhiều công đoạn Mỗi công đoạn lại có quy trình sản xuất riêng, phức tạp vàcó nhiều quy trình sản xuất con Trong khi đó, việc sản xuất lại phục vụ chonhiều tiêu thức như: gia công theo đơn đặt hàng hay sản xuất tự tiêu thụ Mỗiphương thức lại có những khác biệt về việc theo dõi bán hàng, cung ứngnguyên phụ liệu cũng như các phân tích quản trị khác liên quan đến điều độsản xuất.
Từ tháng 4 ngành dệt may bắt đầu vào vụ cao điểm sản xuất Các hợpđồng sản xuất hàng hoá được chia theo 2 mùa rõ rệt: quần áo mùa đông sảnxuất từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa hạ từ tháng 11 đến tháng 1 Ngoài thờigian cao điểm này, hơn 2 tháng còn lại, các doanh nghiệp dệt may khá “rỗi”việc, khối lượng công việc chỉ bằng 60% các tháng còn lại.
Một đặc thù khác của ngành dệt may Việt Nam là phụ thuộc phần lớnvào nguyên liệu nhập khẩu (70% nguồn xơ, sợi là nhập khẩu), công nghệ cònlạc hậu so với thế giới, lợi nhuận thực thu chỉ chiếm chưa đầy 20% tổng kimngạch xuất khẩu, xuất khẩu hầu hết qua trung gian dưới hình thức gia công,
Trang 12các giao dịch kinh tế phụ thuộc vào nhìêu ý kiến chỉ định từ phía khách hàng.Như vậy, đặc thù của ngành may là “gia công- bán sức lao động” cho nênhiệu quả sản xuất kinh doanh đạt thấp Các doanh nghiệp khu công nghiệp mởrộng, chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài thu hút nhiều lao động, nhưngkhông mất chi phí đào tạo, mà chủ yếu thu hút lao động của các doanh nghiệptrong nước, vì vậy đã tạo ra sự cạnh tranh khá gay gắt về lao động khiến cácdoanh nghiệp trong nước thường xuyên bị biến động về lực lượng lao động.
1.1.2 Các sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam
Sản phẩm của ngành dệt may không chỉ được biết đến đơn thuần là cácsản phẩm quần áo, mà bao gồm những sản phẩm dùng trong các ngành vàsinh hoạt như: lều, buồm, chăn , màn, rèm…
Với ngành may mặc Việt Nam, sản phẩm của ngành cũng rất đa dạngnhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu Những sản phẩm may mặc phổ biến thườngđược xuất khẩu sang các thị trường chính của Việt Nam, như Mỹ, EU, Nhậtbản, là quần dài, quần short, áo jacket, áo sơ mi, áo bông, áo thun…
Sản phẩm dệt may của Việt Nam hiện có nhiều lợi thế so với các nướcxuất khẩu khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan vì nhiều hãng thờitrang lớn trên thế giới và thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản,Hàn Quốc… đang có xu hướng tìm đến sản phẩm của Việt Nam, do cácdoanh nghiệp đã có thể đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng của sản phẩmtrung, cao cấp
1.1.4 Nguồn nhân lực trong ngành dệt may
Dệt may hiện là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất Laođộng của ngành dệt may chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệpvà gần 5% trong tổng lực lượng lao động toàn quốc Nguồn nhân lực củangành dệt may có những đặc điểm sau:
- Gần 80% là lao động nữ, trình độ văn hóa của người lao động tươngđối cao, chủ yếu là đã tốt nghiệp phổ thông trung học Lao động trực tiếp củangành đa số tuổi đời còn rất trẻ, tỷ lệ chưa có gia đình cao sẽ là lợi thế choviệc đào tạo và nâng cao năng suất lao động.
- Mức độ tập trung lao động dệt may trong các doanh nghiệp không
Trang 13cao Lao động trong ngành dệt may hiện nay tăng nhanh và tập trung chủ yếutrong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, sau đó là doanh nghiệp 100% vốnnước ngoài Hai loại hình doanh nghiệp này hiện nay đang thu hút 2/3 laođộng của toàn ngành dệt may.
- Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện đang phân bố theo các cụmcông nghiệp dệt may Hai vùng tập trung nhiều lao động ngành dệt may và cósự tăng trưởng nhanh trong những năm qua là vùng Đông Nam Bộ và Đồngbằng sông Hồng Lao động có trình độ thạc sĩ và đại học của toàn ngành hầuhết cũng tập trung ở 2 khu vực này.
Xét tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng trở lên trên tổng số lao độngtoàn ngành thì đó là một con số khá khiêm tốn – hơn 4% Tuy là ngành sửdụng nhiều công nhân, nhưng một tỷ lệ như vậy đã được các chuyên gia trongngành đánh giá là quá thấp.
Nhận định chung về lực lượng cán bộ hiện nay của ngành dệt may đangcó xu hướng già đi, và chưa có lớp kế cận Lý do là thu nhập bình quân củangành dệt may thấp so với các ngành khác và điều kiện làm việc cũng như đãingộ cũng không tốt, nên thiếu hấp dẫn trong việc thu hút lao động.
Cán bộ thiết kế mẫu mốt, cán bộ marketing trong các doanh nghiệpdệt may đang rất thiếu và yếu, đặc biệt trong lĩnh vực sử dụng internet để tạolợi thế trong tiếp cận khách hàng ở các nước và marketing cho công ty vàsản phẩm.
Về năng suất lao động, ngành dệt may của ta có năng suất lao độngthấp hơn so với khu vực Cùng một ca làm việc, năng suất lao động bìnhquân của một lao động ngành dệt may Việt Nam chỉ đạt 12 áo sơ mi ngắntay hoặc 10 quần, thì một lao động Hồng Kông năng suất lao động là 30 áohoặc 15 – 20 quần.
Những bất cập về nguồn nhân lực, đặc biệt là về chất lượng nguồnnhân lực đã làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của toàn ngành Mục tiêuhiện nay mà ngành dệt may đặt ra cho mình là phấn đấu đứng trong top 5nước xuất khẩu dệt may lớn của thế giới, và định hướng phát triển của ngànhlà theo hướng thời trang – công nghệ - thương hiệu Với hướng đi như vậy
Trang 14nguồn nhân lực của toàn ngành dệt may phải hướng đến chất lượng cao,nguồn nhân lực cần là yếu tố quan tâm số một trong việc tạo ra lợi thế cạnhtranh, đào tạo cần được coi là giải pháp cơ bản và quan trọng nhất để nguồnnhân lực đạt đến chất lượng mong muốn.
1.1.5 Phân tích SWOT đối với ngành dệt may Việt Nam
Mô hình SWOT là kết quả của quá trình phân tích các yếu tố bên trongvà bên ngoài SWOT là viết tắt của Strengths (điểm mạnh), Weakness (điểmyếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức), trong đó các Điểm mạnhvà Điểm yếu được coi là yếu tố môi trường nội bộ, còn Cơ hội và Thách thứcđược coi là yếu tố môi trường bên ngoài phải đối mặt, được liệt kê theo mứcđộ quan trọng tăng dần.
Bảng 1.1: Phân tích SWOT đối với ngành dệt may Việt Nam
- Nguồn lao động dồi dào, khéo léo, cần cù, chịu khó.- Tiền gia công sản phẩm rẻ, chi phí nhân công thấp.
- Chất lượng các sản phẩm may mặc của Việt Nam được các nước nhập khẩu đánh giá cao.
- Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam ngày càng tăng và thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng.
- Các doanh nghiệp may đang dần chú trọng và có kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực thiết kế, năng suất lao động, ứng dụng công nghệ vào sản xuất làm giảm lãng phí về nguyên vật liệu.
- Công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành vẫn còn lạc hậu.- Lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ.- Chủ yếu là thực hiện may gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài nên giá trị gia tăng của ngành may còn thấp.
- Chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho ngành may của Việt Nam tại thị trường nước ngoài nên không chủ động được kênh phân phối và thị trường tiêu thụ.
- Phần lớn nguyên liệu cho ngành may mặc hiện nay vẫn phải nhập khẩu dẫn đến giá trị thực tế thu được của ngành chưa cao.
Trang 15- Ngành may mặc Việt Nam hiện chưa chú trọng nhiều đến thị trường nội địa.
- Khả năng tự thiết kế còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước ngoài để xuất khẩu.
-Dân số Việt Nam đông sẽ cung cấp một nhu cầu lớn cho ngành maymặc Việt Nam.
-Mức sống và thu nhập của người dân ngày càng tăng lên sễ khiếncho nhu cầu đối với các sản phẩm may mặc ngày càng tăng, đặc biệtlà các sản phẩm trung và cao cấp.
-Hàng may mặc của Việt Nam ngày càng nhận được sự tín nhiệmcủa các nước nhập khẩu (Mỹ, EU, Nhật Bản…) do chất lượng sảnphẩm cao nên sẽ có thể mở rộng hơn thị phần xuất khẩu cũng nhưtăng giá trị xuất khẩu.
-Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ được hưởng những ưuđãi về thuế suất khi xuất khẩu hàng may mặc vào các nước khác.
- Các quốc gia nhập khẩu thường có những yêu cầu nghiêm ngặt đốivới chất lượng của hàng may mặc nhập khẩu vào, bao gồm cả hànghóa của Việt Nam.
- Hàng hóa Việt Nam cũng như của một số quốc gia khác có nguy cơbị kiện bán phá giá và áp mức thuế chống bán phá giá nhằm bảo vệngành may mặc của nước nhập khẩu.
- Sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng may mặc Trung Quốc với giáthành rẻ và kiểu dáng mẫu mã đa dạng, phù hợp với thu nhập củangười dân Việt Nam và các nước trên thế giới.
- Các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn, trách nhiệm xã hội, chốngtrợ giá ngày càng tăng tại các thị trường lớn có khả năng gây thiệt hạicho ngành.
Nguồn: Báo cáo phân tích ngành dệt may, http://apec.com.vn
Mục đích của việc phân tích này là xác định rõ vị thế của ngành dệtmay trên thị trường Bản chất của phân tích SWOT là tìm ra phân đoạn thịtrường, có các cơ hội phù hợp với điểm mạnh, còn các thách thức có tác độngnhỏ nhất tới các mặt dễ bị tổn hại, yếu thế của ngành Trên thực tế, bằng cách
Trang 16tìm các cơ hội bên ngoài phù hợp với các nguồn lực bên trong, nhà xuất khẩucó thể xác định được các thị trường mục tiêu, các phân đoạn thị trường phùhợp và các sản phẩm mục tiêu trên thị trường ấy.
1.2 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may Việt Namtrong thời gian qua
1.2.1 Thực trạng sản xuất hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009
Cùng với những biến đổi tích cực của nền kinh tế suốt hơn 23 năm thựchiện đổi mới, ngành dệt may Việt nam cũng có nhiều bước đi tiến bộ Nănglực sản xuất và chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao Nhiều sảnphẩm của ngành đã được nhiều khách hàng trên thế giới đón nhận, kim ngạchxuất khẩu ngày càng có những bước tiến vượt bậc Ngành dệt may đã từngbước khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Tình hình về ngành dệt may Việt Nam hiện nay
Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã có những bướcphát triển đáng kể với tốc độ trên dưới 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm15% kim ngạch xuất khẩu cả nước Giá trị sản xuất công nghiệp của ngànhdệt may tăng nhanh Các sản phẩm chủ yếu như: sợi, vải lụa, quần áo dệt kim,quần áo may sẵn đều tăng Sự phát triển ấn tượng của ngành dệt may đã gópphần đưa Việt Nam trở thành một trong 9 nước xuất khẩu hàng may mặc lớnnhất trong số 153 nước xuất khẩu hàng dệt may trên toàn thế giới Dệt mayđang vươn lên và tham gia vào những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuấtkhẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam, bên cạnh những mặt hàng khác như dầuthô, giày dép, thủy sản… Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của dệt may ViệtNam đạt 9,2 tỷ USD, tăng 1% so với năm 2008.
Doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là thực hiệncác đơn hàng gia công xuất khẩu cho phía nước ngoài Số doanh nghiệp cókhả năng thiết kế và sản xuất các sản phẩm thời trang hiện vẫn chưa nhiều.Do đó giá trị gia tăng trong các sản phẩm may mặc của Việt Nam còn thấp,dẫn đến lợi nhuận thu về chưa tương xứng với khả năng cũng như giá trị xuấtkhẩu cao trong những năm qua Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may trongnước lại chưa chú trọng đến thị trường nội địa với số dân đông đảo như hiện
Trang 17nay Chính vì thế, hàng may mặc Việt Nam dù được đánh giá khá cao tạinước ngoài thì lại không được coi trọng ở trong nước Quần áo của TrungQuốc với giá rẻ và mẫu mã đa dạng có thể được tìm thấy ở khắp các cửahàng, siêu thị, chợ của Việt Nam trong khi hàng Việt Nam thì hầu như vắngbóng Gần đây, hàng may mặc của Việt Nam với một số thương hiệu nhưMay 10, Việt Tiến, Ninomax, Made in Vietnam… đã dần được người tiêudùng Việt Nam chú ý hơn Tuy nhiên ở phân khúc thị trường hàng may mặcgiá rẻ thì hàng Việt Nam vẫn chưa thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốcngay trên “sân nhà”.
Một thực tế nữa là ngành may mặc của Việt Nam vẫn bị phụ thuộc khánhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, với trị giá nguyện phụ liệunhập khẩu thường chiếm gần 70 – 80% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu.Tuy đã được chú trọng đầu tư về công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại hơnnhưng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc không đủ cho nhu cầu sử dụngđể sản xuất hàng xuất khẩu, hoặc không đáp ứng được tiêu chuẩn của kháchhàng nước ngoài Nhiều đơn đặt hàng, phía nước ngoài cũng chỉ định luônnhà cung cấp nguyên vật liệu khiến cho các doanh nghiệp dệt may Việt Namkhông có điều kiện sử dụng những nguyên liệu sản xuất trong nước với giáthành rẻ hơn Như vậy, giá trị thực tế mà ngành may thu được không hề caoso với con số kim ngạch xuất khẩu.
Trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dệt mayViệt Nam hiện nay vẫn còn thấp hơn 30 – 50% so với mặt bằng chung củakhu vực Đây là một thiệt thòi lớn cho ngành may mặc của Việt Nam Tuynhiên, trong thời gian qua, một số doanh nghiệp cũng đã chủ động đầu tư cảitiến về công nghệ nhằn nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệmchi phí, từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Xét về năng lực sản xuất:
Hiện nay Việt Nam có khoảng 2500 doanh nghiệp dệt may, trong đóDNNN chiếm 0,5%, DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 25%, còn lại là cácDN tư nhân và các công ty cổ phần Toàn ngành hiện đang sử dụng khoảnghơn 2,2 triệu lao động, sản xuất khoảng 2 tỷ sản phẩm dệt may trong đó có tới
Trang 1865% là dành cho xuất khẩu Các doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở các thànhphố lớn như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và các vùng lân cận, còn lại là ở cácvùng duyên hải miền Trung Sự phân bố này cho thấy ngành dệt may mới chỉtập trung ở các thành phố lớn ở hai miền Nam và Bắc, miền Trung và các tỉnhTây Nguyên vẫn còn rất ít, mặc dù đây là nơi dồi dào về sức lao động cũngnhư tiềm năng rất lớn về nguyên liệu Vì vậy trong thời gian tới rất mongChính phủ và các Bộ ngành có liên quan có các chính sách đầu tư phù hợp đốivới khu vực này.
Tính đến nay thì công nghiệp ngành phụ trợ dệt may cũng phát triểnkhá tốt Trước đây, hầu hết các nguyên liệu dệt may phải nhập khẩu thì bâygiờ chúng ta đã sản xuất được một phần nguyên phụ liệu cho ngành dệt may.
Bên cạnh đó, tình hình sản xuất hóa chất thuốc nhuộm phục vụngành may mặc cũng phát triển theo chiều hướng khả quan, ngành dệtmay đang phấn đấu đạt được tỷ lệ nguyên liệu nội địa hóa là khoảng 50%vào năm 2012.
Xét về cơ cấu mặt hàng dệt may:
Ngành công nghiệp dệt may đã có những thay đổi đáng kể từ sau đổimới, từ chỗ sản xuất không đủ cho nhu cầu trong nước đến nay đã có thể đápứng được và còn xuất khẩu với kim ngạch ngày càng cao Để đáp ứng tốt hơnnhu cầu rộng rãi của khách hàng, các sản phẩm dệt may cũng có nhiều thayđổi, đa dạng hóa cả về mẫu mã và chất lượng.
Trong khâu sản xuất sợi, tỷ trọng sợi nhân tạo được sử dụng tăng lên.Trong khâu dệt vải, đã có nhiều sản phẩm dệt cao cấp được sản xuất.Cơ cấu các sản phẩm may công nghiệp cũng có những thay đổi đángkể, từ chỗ chỉ may quần áo bảo hộ lao động, đồng phục học sinh đến nayngành đã có những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng caocủa khách hàng trong và ngoài nước: quần jean, comple… Sản xuất phụ liệumay cũng có nhiều thay đổi cả về chủng loại và chất lượng như: khóa kéoNha Trang, chỉ khâu Phong Phú… đạt tiêu chuẩn quốc tế và được sử dụngtrong may xuất khẩu.
Bên cạnh những cải tiến rất lớn trong ngành dệt may thì cũng có những
Trang 19tồn tại như: trang thiết bị chuyên dụng hiện đại còn ít nên phải dùng thủ côngnhiều khiến năng suất lao động thấp và một số sản phẩm cao cấp như:comple, áo khoác dạ… thì có ít doanh nghiệp sản xuất được.
Xét về đầu tư:
Hiện nay dệt may đang là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta nênđược chú trọng đầu tư: đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư vào lĩnh vực sảnxuất nguyên phụ liệu…để chủ động hơn trong sản xuất dệt may Toàn ngànhhiện có 153 dự án với tổng mức đầu tư là 1973,6 tỷ đồng, chủ yếu cho cáccông ty dệt: 920,8 tỷ đồng, các công ty may: 505,1 tỷ, còn lại là các doanhnghiệp khác.
Đầu tư cho ngành dệt may vẫn đang được coi là một trong những vấnđề nóng bỏng của ngành này trong bối cảnh đẩy mạnh xuất khẩu Mục tiêucủa ngành dệt may là sẽ đạt mức 12 tỷ USD vào năm 2010 này và 20 đến 22tỷ USD vào năm 2020.
1.2.2 Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009
Trước tình hình sản xuất hàng dệt may, ngành dệt may Việt Nam đã cónhững bước thâm nhập vào thị trường thế giới và đã mang lại nhiều kết quảđáng ghi nhận.
1.2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
Trong những năm qua ngành dệt may Việt Nam đã có những đóng gópto lớn vào nền kinh tế nước ta nói chung và kim ngạch xuất khẩu nói riêng.Theo số liệu của Bộ Công thương, từ năm 1992, dệt may luôn đứng trongnhóm 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta, đặc biệt từ năm 1994 đến nay dệtmay luôn đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu chỉ sau dầu thô Năm 1996kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 1,15 tỷ USD, đây là lần đầu tiên kim ngạchxuất khẩu vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD Đến năm 1996, 1997 xuất khẩu dệtmay trì trệ với mức tăng trưởng khoảng 0,14% do khủng hoảng tiền tệ châuÁ Năm 1999, 2000 hoạt động xuất khẩu lại lấy được bước tăng trưởng Vớiviệc ký kết hiệp định thương mại Việt-Mỹ (BTA), ngành dệt may Việt Namđã tiếp cận được thị trường đầy tiềm năng, do đó từ năm 2001 đến năm 2004KNXK dệt may tăng trung bình 79,33 triệu USD/năm, với tốc độ bình quân
Trang 20năm là 31,15% Tuy nhiên đến năm 2005 lại là năm khó khăn đối với dệt mayViệt Nam, KNXK thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5,3 tỷ USD đặt ra, chỉ đạt4,8 tỷ USD tăng 11,63% so với năm 2004.
Năm 2006 dệt may lại có sự tăng trưởng trở lại với KNXK đạt 5,8 tỷUSD tăng 1 tỷ USD so với năm 2005, với tốc độ tăng trưởng đạt 20,83% Đếnnăm 2007 Việt Nam đã lọt vào top 10 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu dệtmay lớn nhất thế giới, tăng 34,48% so với 2006, đạt 7,8 tỷ USD, vượt chỉ tiêudự tính là 7 tỷ USD Đây là bước nhảy vọt ngoạn mục của dệt may Việt Nam,là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của chính phủ, bộ ngành liên quan vàsự nỗ lực tìm kiếm thị trường mới của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu.Nhưng đến năm 2008 thì tốc độ tăng lại chậm lại chỉ đạt 16,67% so với năm2007 và đạt 9,1 tỷ USD Kim ngạch cả năm 2009 đạt 9,2 tỷ USD, tăng 1% sovới năm 2008, trong điều kiện xuất khẩu của cả nước tăng trưởng “âm”, đưadệt may nằm trong top dẫn đầu những mặt hàng xuất khẩu của cả nước.Không những thế, thời trang Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ6 của Liên đoàn thời trang châu Á (AFF).
Hình 1.1: KNXK dệt may Việt Nam thời gian qua
Đơn vị: tỷ USD
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm
Nguồn: Bộ Công thương
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu,
Trang 21xuất khẩu của ngành dệt may năm 2009 tương đối khả quan, là ngành duynhất tăng trưởng được KNXK so với năm 2008, đạt 9,2 tỷ USD Như vậytrong năm 2009, ngành dệt may Việt Nam đã "xuất siêu" 4 tỷ USD, đóng gópmột phần không nhỏ trong việc giảm "nhập siêu" của Việt Nam; tăng tỷ lệ nộiđịa hóa của hàng dệt may Việt Nam lên 44% so với mức 38% của năm 2008.Đạt được kết quả trên là một nỗ lực lớn của các DN trong ngành, của hàngtriệu lao động trong điều kiện các thị trường tiêu dùng và nhập khẩu chínhđều suy giảm mạnh, và hầu hết các nước xuất khẩu đều bị giảm KNXK.
Bảng 1.2: KNXK hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009
Nguồn: Bộ Công thương
Quý I năm 2010, dệt may tiếp tục là ngành xuất khẩu dẫn đầu cả nướcvới KNXK đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước Nhiềudoanh nghiệp dệt may đã ký được hợp đồng xuất khẩu đến hết năm 2010 VớiKNXK này, dệt may được đánh giá là ngành sản xuất ổn định và có tốc độtăng trưởng khá.
1.2.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của dệt may Việt Nam
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của dệt may Việt Nam thời gian vừa qua cósự mất cân đối trầm trọng, xuất khẩu chủ yếu là hàng may mặc, còn hàng dệtcó tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 10% KNXK Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu làcác sản phẩm chưa có độ phức tạp, chủ yếu là áo jacket (khoảng 51,6%), áosơ mi (khoảng 11%), áo len và áo dệt kim (khoảng 4%)… Các sản phẩm caocấp yêu cầu phức tạp chúng ta chưa sản xuất được hoặc sản xuất và xuất khẩuvới tỷ lệ rất nhỏ.
1.2.2.3 Hình thức xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
Hiện nay hình thức xuất khẩu chủ yếu của dệt may Việt Nam vẫn là
Trang 22xuất khẩu gián tiếp qua trung gian như: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan…hay gia công cho nước ngoài chiếm tới 70% Mặc dù gia nhập WTO cơ hộiđược làm việc trực tiếp với nước ngoài là lớn hơn song tỷ lệ xuất khẩu trựctiếp theo giá FOB cũng chỉ đạt 30%.
Hình thức gia công là xuất khẩu qua một nước trung gian, chủ yếu làqua các nước NICs có nền công nghiệp dệt may phát triển - với vị trí là nhàđặt hàng Các nhà nhập khẩu đóng vai trò là chủ hàng nước ngoài và là nguồncung ứng chính về nguyên phụ liệu Xuất khẩu trọn gói theo FOB là doanhnghiệp sản xuất Việt Nam có thể thỏa thuận tự cung ứng nguồn nguyên phụliệu trong và ngoài nước, hình thức này mang lại lợi nhuận cao hơn, giúpdoanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với thị trường và xu hướng thế giới.
1.2.2.4 Thị trường xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam
Dệt may Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cả về giá trị xuấtkhẩu và thị trường xuất khẩu, hiện nay hàng dệt may Việt Nam đang có mặttrên thị trường khoảng hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt là một sốthị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản.
Kể từ sau Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và đặc biệt khi Việt Nam trởthành thành viên chính thức của WTO, thị trường và thị phần xuất khẩu hàngmay mặc của Việt Nam ngày càng phát triển Trong đó, thị trường Mỹ đứngđầu, tiếp theo là EU và Nhật bản Ngoài ra còn có các thị trường khác như:Đài Loan, Canada, Hàn Quốc…
Trước năm 2005, EU là thị trường có hạn ngạch lớn nhất của dệt mayViệt Nam, bên cạnh đó EU cũng dành cho Việt Nam mức ưu đãi thuế quanphổ cập GSP Bắt đầu từ 1/1/2005 EU đã chính thức cắt bỏ hạn ngạch dệtmay đối với Việt Nam, mặc dù năm 2005 ta vẫn chưa phải là thành viên chínhthức của WTO Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, tốc độ tăngtrưởng kim ngạch dệt may sang thị trường này là khoảng 23%/năm, tuy nhiêncũng chỉ chiếm 1% KNXK dệt may của thị trường EU Hiện nay ta đã làthành viên của WTO, hội nhập ngày càng sâu rộng, EU ngày càng khẳng địnhvị trí quan trọng trong ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam.
Mỹ là thị trường số một của dệt may Việt Nam trong những năm gần
Trang 23đây, thứ hai là EU Trước đây EU là thị trường lớn nhất của dệt may ViệtNam nhưng đến khi có thị trường Mỹ thì KNXK sang EU đã có phần giảmsút, mỗi năm chỉ đạt khoảng 0,5 tỷ USD so với thị trường Mỹ là khoảng 2 tỷUSD Nguyên nhân của sự sụt giảm trên, đó là các doanh nghiệp dệt may ViệtNam đã quá tập trung vào thị trường Mỹ mà bỏ qua một thị trường đầy tiềmnăng như thị trường EU.
Năm 2008, tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam chủ yếu là vàoMỹ chiếm 56,3%, tiếp đến là thị trường EU chiếm 18,8%, Nhật Bản chiếm9%, còn lại là các thị trường khác chiếm 15,9 %.
Bảng 1.2: KNXK dệt may Việt Nam sang một số thị trường.
Đơn vị: triệu USD
EU76215,288217,4 1243 21,4 1489 18,6 1704 18,8 1644 17,9
Mỹ2474 53,8 2603543044524465 57,3 5116 56,3 4983 54,2Nhật
Bản 531 14 604 12,9 628 10,8 704 9 820 9 1388 15,1Các
6181774915,891915,8 1136 15,1 1442 15,9 1175 12,5Tổng438510048381005834100779410090821009190100
Nguồn: Niên giám thống kê và Bộ Công thương
Như vậy, trong năm 2009, tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Namvào Mỹ và EU đều giảm, ở Mỹ chỉ chiếm 54,2% và ở EU là 17,9% Đối vớithị trường Nhật Bản, tỷ trọng xuất khẩu tăng 6,1% do Việt Nam và Nhật Bảnđã ký Hiệp định song phương từ ngày 1/10/2009, thuế suất của hàng dệt maytừ Việt Nam vào Nhật Bản được cắt giảm.
Hiện nay, thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành dệt may Việt Namnhư Mỹ, EU đang hồi phục về kinh tế, cho nên xuất khẩu trong quý I năm2010 vào các thị trường này tăng trưởng đáng kể Nếu như năm 2009, xuất
Trang 24khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng trưởng âm khoảng 4%,thì sang quý I-2010, xuất khẩu vào thị trường này ước tăng khoảng 15%; thịtrường châu Âu trong năm 2009 xuất khẩu tăng trưởng âm 3,5%, quý I-2010đã tăng khoảng 6% Ðạt được mức tăng trưởng xuất khẩu cao này là do cácDN dệt may đều ký được nhiều đơn hàng hơn so cùng kỳ năm trước, có nhiềuDN đã có đơn hàng xuất khẩu đến hết năm Ðáng chú ý, mặt hàng sợi có kimngạch xuất khẩu tăng mạnh, các nhà máy sợi đều có khả năng xuất khẩu
1.2.3 Đánh giá khái quát về tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Namgiai đoạn 2000 – 2009
Trong giai đoạn 2000 – 2009, hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam đã cónhững bước đi ngày càng vững chắc, đóng góp to lớn vào nền kinh tế nước tanói chung và kim ngạch xuất khẩu nói riêng Dệt may luôn đứng trong nhóm10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta Và Việt Nam đang đứng thứ 10 thếgiới về xuất khẩu dệt may Đây là một thành công to lớn mang lại cho nềnkinh tế nước ta trên bước đường hội nhập kinh tế thế giới.
Dù gặp nhiều khó khăn nhưng năm 2009 vẫn là một năm đầy thànhcông đối với ngành dệt may Việt Nam, nằm trong Top đầu mặt hàng xuấtkhẩu của cả nước (trừ dầu thô), sức tiêu thụ tại thị trường nội địa ngày mộtgia tăng, từ chỗ phải nhập khẩu, ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu đượcnhiều nguyên phụ liệu ra nước ngoài.
Ngành dệt may Việt Nam cũng đã tiếp cận được thị trường TrungĐông, xuất khẩu vải, khăn bông và phụ liệu sang một số nước như Tiểuvương quốc Arập, Ai Cập, Nam Phi Đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ- vốn là một cườngquốc về dệt may, năm nay cũng đã nhập khẩu của Việt Nam số lượng khá lớn,nhất là mặt hàng sợi Các nước Đông Âu cũ cũng nhập khẩu khá lớn hàng dệtmay Việt Nam Đáng chú ý, nhiều nước trước đây từng giúp Việt Nam về kỹthuật, giờ rất muốn hợp tác với Việt Nam để phát triển ngành dệt may, điểnhình như Nga, hiện đang có chương trình hợp tác với Việt Nam để phát triểnngành dệt may của họ.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ngày càng tăng, thị trường xuấtkhẩu ngày càng được củng cố và mở rộng, điều đó khiến Việt Nam đang là
Trang 25một trong những điểm đến hấp dẫn, ưu tiên đầu tư của nhiều công ty, nhànhập khẩu trên thế giới.
Tuy nhiên bên cạnh đó, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu cũng cònnhững điểm hạn chế Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu còn nghèo nàn Các sảnphẩm xuất khẩu chưa có độ phức tạp và tình thời trang cao, thiếu khả năngcạnh tranh so với các nước khác Hình thức xuất khẩu vẫn chủ yếu là xuấtkhẩu gián tiếp qua trung gian.
Trang 26CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU
Khi tham gia vào thương mại quốc tế, mục tiêu của các quốc gia làhướng ra xuất khẩu Đây là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triểnkinh tế của Việt Nam, trong đó thúc đẩy xuất khẩu, gia tăng KNXK hàng dệtmay Việt nam sang EU cũng không nằm ngoài chiến lược phát triển này.
2.1.1 Một số đặc điểm về thị trường hàng dệt may EU
Năm 1957, sáu quốc gia Tây Âu là Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lanvà Lucxămbua đã ký kết Hiệp ước đánh dấu sự ra đời của Cộng đồng kinh tếchâu Âu (EEC), còn gọi là Cộng đồng châu Âu (EC: European Union) Năm1995 EC đã có 15 thành viên với 9 thành viên mới gồm: Anh, Ailen, ĐanMạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển EUnhiều lần được mở rộng, ngày 1/5/2004 kếp nạp thêm 10 thành viên Trung vàĐông Âu nâng tổng số thành viên của EU lên 25, lần kết nạp gần đây nhấtvào ngày 1/1/2007, Bungari và Rumani chính thức là thành viên thứ 26 và 27của Liên minh châu Âu Sự phát triển của EU thể hiện vai trò quan trọng đốivới châu Âu nói riêng và của cả thế giới nói chung.
Thị trường EU là một thị trường chung lớn nhất thế giới Thị trườngEU phát triển vượt xa khỏi những hiệp định mậu dịch tự do giữa các thànhviên Đây là một liên hiệp về hải quan và tiền tệ, cho phép hàng hóa, dịch vụ,con người và vốn được di chuyển một cách tự do điều hành bởi các định chếchung (Ủy Ban Châu Âu, Nghị viện Châu Âu…), các hệ thống quy định, luậtlệ mang tính hoà hợp chung và các chính sách phù hợp nhất.
EU là một trong các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam,trong đó có xuất khẩu hàng dệt may, là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao,tương đối ổn định, có đồng tiền riêng khá vững chắc Bởi vậy đẩy mạnh xuấtkhẩu hàng dệt may sang thị trường EU là vấn đề cấp bách và quan trọng đốivới sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Với vị thế của EU trên trường quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩuhàng dệt may sang EU cần biết tới EU với một số đặc điểm sau:
Trang 272.1.1.1 Dung lượng thị trường
EU hiện là một trong 3 trụ cột của nền kinh tế thế giới, với diện tíchkhoảng 3.978.372km2, dân số trên 500 triệu người Thị trường EU thống nhấtcho phép tự do lưu chuyển sức lao động, hàng hoá, dịch vụ và vốn giữa cácnước thành viên Đây là một thị trường lớn, thị trường xuất khẩu lớn nhất thếgiới và là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thứ giới Kim ngạch nhập khẩukhông ngừng tăng lên Theo thống kê của cơ quan thống kê EU(EUROSTAT) cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của EU: sản phẩm chế tạo chiếmkhoảng 67,19% tổng kim ngạch nhập khẩu hằng năm, sản phẩm thô chiếm29,74%, các sản phẩm khác chiếm khoảng 3,07% EU còn nhập khẩu một sốmặt hàng dệt may, khoáng sản, thuỷ sản, giày dép, nông sản, cà phê… Đây lànhững mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam, chúng ta cần tận dụngnhững cư hội, có phương thức thâm nhập tốt vào thị trường EU – một thịtrường lớn và ngày càng mở rộng.
Đối với mặt hàng dệt may nói riêng, EU là khu vực đứng đầu thế giớivề nhập khẩu mặt hàng này, chiếm 46% tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt maycủa toàn thế giới Nhu cầu nhập khẩu hằng năm của EU vào khoảng 110 tỷUSD hàng quần áo may sẵn và hàng dệt các loại đem đến cơ hội tuyệt vời chocác nước xuất khẩu hàng dệt may trong đó có Việt Nam.
2.1.1.2 Tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng hàng dệt may EU
EU là liên minh của 27 nước thành viên với trình độ phát triển kinh tếxã hội khá đồng đều, sự tương đồng về văn hoá và địa lý cho nên người dânthuộc khối EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng.
Những sản phẩm nổi tiếng có thương hiệu trên thị trường thế giới đượcngười tiêu dùng EU rất ưa chuộng, vì họ cho rằng những thương hiệu này gắnliền với chất lượng sản phẩm và đảm bảo chất lượng an toàn cho người sửdụng Đối với khách hàng EU họ sẵn sàng mua những sản phẩm giá đắt, cóthương hiệu nổi tiếng mà không dùng những sản phẩm không nổi tiếng chodù giá rất rẻ.
Đối với mặt hàng dệt may: Người tiêu dùng EU thường dùng nhữngsản phẩm không chứa chất nhuộm có nguồn gốc hữu cơ Họ đặc biệt quan
Trang 28tâm tới chất lượng và tính thời trang của loại sản phẩm này Tính thời trangcủa sản phẩm đôi khi là tiêu chí đặt trên giá cả Một sản phẩm có thể được ưachuộng trong thời gian này nhưng sau một thời gian lại lỗi mốt và khôngđược người tiêu dùng ưa thích Như vậy, nhu cầu về mặt hàng dệt may thayđổi nhanh chóng, đặc biệt về mẫu mã Do đó bên cạnh những tiêu chuẩn vềchất lượng, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may cần thay đổi mẫu mã đểphù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân EU.
Thị trường thống nhất EU được chia làm 3 nhóm:
Thứ nhất là nhóm có khả năng thanh toán ở mức cao, chiếm khoảng
20% dân số của EU, dùng hàng có chất lượng cao, giá cả đắt nhất hoặc nhữngmặt hàng hiếm hoặc độc đáo.
Thứ hai là nhóm có khả năng thanh toán ở mức trung bình, chiếm 68%
dân số EU, sử dụng những hàng có chất lượng kém hơn và giá cả rẻ hơn sovới nhóm thứ nhất.
Thứ ba là nhóm có khả năng thanh toán thấp, chiếm 10% dân số EU,
tiêu dùng những mặt hàng có chất lượng thấp hơn nữa.
Như vậy, hàng hoá nói chung và hàng dệt may nói riêng đáp ứng nhucầu tiêu dùng trên thị trường EU bao gồm cả hàng hoá cao cấp và hàng bìnhdân phục vụ mọi đối tượng Đối tượng tiêu dùng hàng dệt may của các doanhnghiệp Việt Nam thuộc nhóm hai và nhóm ba, các đối thủ cạnh tranh chínhcủa các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp của Trung Quốc và cácnước ASEAN.
2.1.1.3 Kênh phân phối
Hệ thống kênh phân phối mặt hàng dệt may của EU về cơ bản cũnggiống như hệ thống phân phối các loại mặt hàng của một quốc gia, gồm mạnglưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ Tham gia vào hệ thống phân phối này làcác công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bánlẻ độc lập Hình thức tổ chức phổ biến nhất của kênh phân phối trên thịtrường EU là tổ chức theo tập đoàn và không theo tập đoàn.
Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà nhậpkhẩu của một tập đoàn chỉ được cung cấp hàng hoá cho hệ thống các siêu thị
Trang 29cửa hàng của tập đoàn mình mà không được cung cấp hàng cho hệ thống bánlẻ khác Còn kênh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lại, cho phép cácnhà sản xuất và nhập khẩu của một tập đoàn có thể cung cấp hàng cho hệthống bán lẻ khác ngoài việc cung cấp hàng cho hệ thống siêu thị, cửa hàngcủa tập đoàn mình Đây là điều khác biệt khá rõ giữa thị trường EU so với thịtrường khác, tạo nên điểm nổi bật mà các doanh nghiệp cần quan tâm hơn đểcó thể xuất khẩu thành công sang thị trường EU.
Để tiếp cận với hệ thống phân phối này là điều không dễ đối với cácdoanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Rất hiếm doanh nghiệpcó mối quan hệ tốt với những dây chuyền phân phối hàng hoá này để có thểđưa được hàng dệt may của mình vào thị trường EU Các doanh nghiệp xuấtkhẩu hàng dệt may Việt Nam hiện nay muốn tiếp cận được hệ thống kênhphân phối này thì phải tiếp cận được các nhà nhập khẩu của EU bằng conđường xuất khẩu trực tiếp sang EU hoặc thành lập các công ty liên doanh vớicác công ty xuyên quốc gia của EU để trở thành công ty con.
2.1.1.4 Những quy định của EU đối với hàng dệt may nhập khẩu
* Những quy định đối với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường EU
EU là một trong những đối tác quan trọng không chỉ của Việt Nam vớidung lượng thị trường rất lớn Tuy nhiên thì đây là một thị trường tương đốikhó tính Hàng hoá để xuất khẩu vào thị trường này phải thoả mãn 5 tiêuchuẩn sau:
Thứ nhất: Tiêu chuẩn về chất lượng hàng hoá: Doanh nghiệp phải áp
dụng hệ thống chất lượng ISO-9000 Đây là yêu cầu bắt buộc đối với cácdoanh nghiệp sản xuất muốn xuất khẩu hàng của mình sang thị trường EU,trong đó có doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ hai: Tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng: Nhằm bảo vệ cho
sức khoẻ người tiêu dùng, hàng hoá nhập khẩu vào EU phải được mã hiệutheo quy định của EU.
Thứ ba: Tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm: Tất cả các nhà chế
biến thực phẩm muốn xuất khẩu hàng hoá sang EU đều chịu sự bắt buộc mangtính pháp lý, phải áp dụng quy trình sản xuất theo hệ thống HACCP ngay từ đầu.
Trang 30Thứ tư: Quy định về bảo vệ môi trường: EU buộc các doanh nghiệp
xuất khẩu hàng hoá sang EU phải có chứng chỉ ISO-14000 và hàng hoá liênquan đến môi trường thì phải cung cấp ký mã hiệu theo quy định của EU nhưdán nhãn sinh thái, quản lý đồ phế thải…
Thứ năm: Tiêu chuẩn về lao động: Tất cả các doanh nghiệp sản xuất và
xuất khẩu sang EU phải chú ý đến yếu tố xã hội, đạo đức trong kinh doanh.Điều này buộc các doanh nghiệp phải thực hiện SA 8000.
Để hàng dệt may Việt nam được nhập khẩu vào thị trường EU thì cácdoanh nghiệp dệt may cần tuân thủ 5 tiêu chuẩn chung đối với hàng hóa nhậpkhẩu như trên Ngoài ra còn có các quy định riêng đối với hàng dệt may nhậpkhẩu vào thị trường EU.
* Một số quy định về hàng dệt may nhập khẩu vào EU
Dưới đây là những quy định chung cho hàng dệt may nhập khẩu vàocác nước trong EU Tuy nhiên ở mỗi thị trường thành viên lại có những yêucầu khác nhau liên quan đến vấn đề chất lượng, loại vải, sợi, các tiêu chuẩn,kích cỡ, mầu sắc…
- Chỉ thị số 76/769/EEC (sửa đổi từ Chỉ thị số 83/264/EEC) là Chỉ thịđã được áp dụng hài hòa trong EU, cấm việc marketing và sử dụng những sảnphẩm dệt tiếp xúc với da nếu những sản phẩm này chứa các chất làm chậmkhả năng bắt cháy Chỉ thị này đã được áp dụng hài hòa trong EU.
- Chỉ thị số 2002/61/EC (sửa đổi từ Chỉ thị số 2004/21/EC) hạn chếviệc sử dụng thuốc nhuộm Azo trong các sản phẩm dệt ở Khu vực Kinh tếChâu Âu (European Economic Area - (EEA)).
Trang 31- EU đã có quy định hài hòa trong toàn liên minh về tên gọi, thành phầnsợi dệt và nhãn mác sản phẩm dệt nhằm bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tincho người tiêu dùng và ngăn chặn những sự khác biệt giữa các quy định liênquan ở cấp thành viên Chỉ thị số 96/74/EC về tên sản phẩm dệt đưa ra nhữngquy định dán nhãn đối với sản phẩm dệt Theo chỉ thị này, các sản phẩm dệtdự định được nhập khẩu vào EU phải được dán nhãn Trên nhãn phải thể hiệntên sản phẩm, mô tả sản phẩm, chi tiết về hàm lượng sợi dệt của sản phẩm
Yêu cầu không mang tính pháp lý
Nhà nhập khẩu EU có thể đặt ra một số yêu cầu đối với nhà cung cấp hàngdệt may từ các nước đang phát triển liên quan đến các vấn đề về sức khoẻ, antoàn đối với môi trường và xã hội Nhiều khách hàng EU đòi hỏi các sảnphẩm dệt may phải được sản xuất trong những điều kiện lao động có thể chấpnhận với mức tiền công hợp lý, trong đó cơ sở sản xuất hàng dệt may phải ápdụng các biện pháp quản lý rủi ro, phòng tránh tai nạn lao động trong quátrình sản xuất; giữ gìn vệ sinh khu vực sản xuất; áp dụng đúng quy trình quảnlý lưu kho
Bao gói, ký mã hiệu và nhãn mác
Uỷ ban Châu Âu đã hài hòa các quy định về tên gọi, thành phần cấu tạo vànhãn mác của các sản phẩm dệt nhằm đảm bảo sự cung cấp thông tin đầy đủvề sản phẩm đến người tiêu dùng và tránh những khác biệt trong các quy địnhgiữa các quốc gia thành viên Các quy định về nhãn hàng dệt được nêu tại Chỉthị số 96/74/EC Chỉ thị số 96/73/EC bổ sung thêm các bộ quy tắc về tên gọicủa hàng dệt trên toàn EU nhằm tạo điều kiện thuận lợi hóa thương mại trongphạm vi EU.
Các quốc gia thuộc EU hầu hết đều đặt ra một số yêu cầu bắt buộc đối vớinhãn mác hàng dệt may như: trên nhãn mác một số mặt hàng phải có thôngtin về hàm lượng sợi dệt, tên nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu, hướng dẫncách làm sạch sản phẩm
Thuế suất và hạn ngạch
Tất cả các quốc gia thành viên EU đều áp dụng hệ thống thuế Hải quanthông thuờng khi hàng nhập khẩu từ bên ngoài EU Nếu không có hiệu lực