1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích công ty xây dựng Cotec CTD

27 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Phân tích thị trường: Trên thế giới, nghành xây dựng luôn được coi là nền kinh tế quan trọng , là bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân.Ở nhiều nước trên thế giới, trong bản

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Môn: Phân tích đầu tư chứng khoán

Họ và tên sinh viên: Phan Lương Mỹ Linh

Mã số sinh viên: 1356010027 Lớp: TN13DB01

Nhóm: 4 Giảng viên hướng dẫn: Phạm Hoàng Thạch

Trang 2

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU CÔNG TY 3

I) Phân tích nghành: 4

1 Phân tích thị trường: 4

2 Phân tích SWOT: 6

3 Phân tích cấu trúc nghành: 8

II) Phân tích doanh nghiệp CTCP xây dựng COTEC: 10

1 Kết quả kinh doanh những năm gần đây: 10

2 Các rủi ro mà CTCP COTEC có thể gặp phải: 16

ĐỊNH GIÁ THEO PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU CỔ TỨC (DDM): 18

I) Tìm các yếu tố cần thiết 18

II) Chiết khấu cổ tức và định giá cổ phiếu CTD 19

ĐỊNH GIÁ THEO PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN TỰ DO (FCFF) 20

I) Xác định các yếu tố cần thiết 20

1 Chi phí sử dụng vốn trung bình WACC 20

2 Tốc độ tăng trưởng 21

3 Dòng tiền tự do 21

ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU SỬ DỤNG TỶ SỐ P/E: 23

ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU SỬ DỤNG TỶ SỐ P/B: 23

ĐỊNH GIÁ THEO MÔ HÌNH RIM 23

So sánh và nhận xét: 24

ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ: 26

DẪN NGUỒN: 26

Trang 3

GIỚI THIỆU CÔNG TY

Công ty Cổ phần Xây dựng Cotec (COTECCONS) tiền thân là Bộ phận Khối Xây lắp thuộc Công ty Kỹ thuật xây dựng và Vật liệu xây dựng – Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1 –

Bộ Xây dựng

Công ty đã chính thức đi vào hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần kể từ ngày 24/08/2004 theo giấy phép kinh doanh 4103002611 Do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/08/2004

 Trụ sở chính: Lầu 9-12, số 236/6 Điện Biên Phủ,Phường 17, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

 Lĩnh vực kinh doanh :

- Xây dựng, lắp đặt, sửa chữa công trình dân dụng-công nghiệp-công trình kỹ thuật hạ tầng

đô thị và khu công nghiệp-công trình giao thông công trình thủy lợi

- Lắp đặt đường dây, trạm biến áp và các thiết bị công nghiệp; Lắp đặt hệ thống lạnh

cơ-điện Xây dựng các công trình cấp thoát nước- xử lý môi trường

- Tư vấn đầu tư, quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp; các công trình kỹ thuật hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp

- Kinh doanh nhà; môi giới bất động sản; dịch vụ nhà đất

- Sản xuất, mua bán máy móc- thiết bị xây dựng

- Chế tạo, sản xuất kết cấu xây dựng

- Sản xuất vật liệu xây dựng (không sản xuất tại trụ sở)

- Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa-quốc tế

- Kinh doanh khách sạn (không hoạt động tại trụ sở)

- Mua bán vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, dây chuyền công nghệ ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng (trừ tái chết phế thải kim loại, xi mạ điện tại trụ sở)

- Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng công trình Thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp Thiết kế nội dung ngoại thất công trình Thiết kế cấp nhiệt, thông hơi, thông gió,

Trang 4

điều hòa không khí công trình dân dụng và công nghiệp Thiết kế phần cơ điện công trình

 Vốn điều lệ:Công ty có số vốn điều lệ sau khi chuyển đổi mô hình thành công ty cổ phần là

15,2 tỷ đồng, trải qua nhiều đợt tăng vốn, tổng vốn chủ sở hữu tính đến 30/12/2011 là trên 1.000 tỷ đồng

 Công ty kiểm toán :Công ty TNHHErnst & Young Viet Nam

 Công ty tư vắn niêm yết :Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt

I) Phân tích nghành:

1 Phân tích thị trường:

Trên thế giới, nghành xây dựng luôn được coi là nền kinh tế quan trọng , là bộ phận không thể

thiếu của nền kinh tế quốc dân.Ở nhiều nước trên thế giới, trong bảng xếp hạng các loại nghành tạo thu chủ yếu và sử dụng lao động của nền kinh tế, ta thấy luôn có tên Xây dựng

Sự phát triển của nghành xây dựng phụ thuộc vào 3 yếu tố : (1)tăng trưởng kinh tế (2) giá cả các loại tài nguyên và năng lượng (3) lạm phát và lãi suất cho vay

 Tốc độ phục hồi ở các nước phát triển được dự báo sẽ cao hơn các nước phát triển: sự chuyển hướng các dòng tiền từ các nước đang phát triển về lại các nước phát triển đặc biệt là nền kinh tế Mỹ trong ngắn hạn từ 1 đến 2 năm

 Dự báo các nhóm hàng hóa năng lượng và kim loại chính có xu hướng giảm dần trong thời gian sắp tới: sự suy giảm này sẽ có tác động đến lợi nhuận các công ty khai khoáng và tổng mức đầu tư vào nghành

 Trong 2015 – 2016, WB và IMF dự báo mức lạm phát trung bình được gửi ỏ mức dưới 2%/năm ở các nước phát triển và 6%/năm tại các quốc gia mới nổi, đồng thời lãi suất USD và EUR kì hạn 6 tháng cũng chỉ được giữ ở mức 1%/năm

Thị trường khu vực:

Do sự phục hồi nhanh sau thời kì khủng hoảng , Châu Á đã trở thành châu lục có giá trị xây dựng cao nhất thế giới – chiếm 44% tổng giá trị toàn cầu năm 2013.Trong đó, Trung Quốc ( 1,78 nghìn tỉ USD) , Nhật Bản (742 tỷ USD) và Ấn Độ ( 427 tỷ USD) là 3 quốc gia có giá trị xây dựng cao nhất trong khu vực Xét về tốc độ tăng trưởng , Việt Nam ước tính có tốc độ tăng trưởng đạt 6,8%, cao thứ 3 trong khu vực đứng sau Trung Quốc (7,3%) và Ấn Độ (7%).Veefdaif hạn , năm 2025 , tổ chức oxford Economics dự đoán các nước mới nổi và đang phát triển sẽ chiếm hơn 60% tổng giá trị xây dựng thế giới

Trang 5

Xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị nghành 37%.Do đa phần các quốc gia trong khu vực là các nước đang phát triển hoặc là thị trường cận biên, nên cơ sở hạ tầng giao thông vẫn còn nhiều hạn chế.Vì thế trong thời gian sắp tới , các chuyên gia vẫn đồng tình là lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và mang lại lợi nhuận cao nhất so với xây dựng công nghiệp và dân dụng

Tình hình trong nước:

Tốc độ tăng trưởng của nghành xây dựng có sự tương quan cao với tình hinh thị trường bất động sản (BĐS).Nghành xây dựng được dự báo vẫn tăng trưởng khá, với mức tăng trưởng 6,5% năm 2015.Giai đoạn 2008 – 2012 , sự sụt giảm của nghành BĐS đã tác động mạnh tới nghành xây dựng Đến năm 2013, ngành xây dựng đã có những dấu hiệu hồi phục với tốc độ vừa phải nhờ

Trang 6

những hỗ trợ từ lãi suất, các gói tín dụng cho thị trường BĐS và dòng vốn FDI tăng mạnh Năm

2014 được xem là năm khởi đầu chu kỳ tăng trưởng mới đối với ngành xây dựng.Theo báo cáo của BMI, giá trị xây dựng toàn ngành đạt 211.200 tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm 2013 Ba nguyên nhân chính giải thích cho sự tăng trưởng của ngành xây dựng là: (1) sự tập trung đầu từ

hạ tầng của Chính phủ; (2) BĐS phục hồi; (3) dòng vốn FDI tiếp tục tăng ở mức tích cực

rong năm 2015, động lực cho sự tăng trưởng của thị trường xây dựng cũng sẽ không nằm ngoài những yếu tố trên Tuy nhiên, có những nhân tố mới được kỳ vọng có tác động tích cực đến ngành xây dựng và ngành này được dự báo tăng trưởng 6,5% trong năm nay

2 Phân tích SWOT:

Phân tích swot

Điểm mạnh - Hệ thống chính sách và quy hoạch cụ thể mở ra nhiều cơ hội cho

việc phát triển cho nghành Xây Dựng, đặc biệt là lĩnh vực cơ sở hạ

tầng

- Với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, nguồn vốn mạnh của

chính phủ sẵn sàng chi cho các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm

- Nguồn lao động giá rẻ

Điểm yếu - Các doanh nghiệp nhà nước có nhiều lợi thế khi tham gia đấu thầu

Trang 7

các công trình cơ sở haj tầng có vốn đầu tư Nhà nước, sẽ làm giảm tính hiệu quả đấu thầu và có thể gây ảnh hưởng lớn về sau đối với các công trình xây dựng khi các nhà thầu đảm nhận không đủ khả

- Khả năng quản lý năng lực thầu còn yếu ke,s và nguồn chuyên môn

cao không đáp ứng đủ yêu cầu

Cơ hội - Thị trường BĐS dần khôi phục

- Tốc độ đo thị hóa kéo nhanh theo nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng dự đoán sẽ tăng cao trong thời gian sắp tới

- Việc thiếu hụt điện nghiêm trọng vào mùa khô mở ra nhu cầu lớn

về việc phát triển và mở rộng nguồn sản xuất điên

- Chính phủ tiếp tục có thêm những chính sách góp phần làm minh bạch hóa thị trường và thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài ( luật nhà ở mới)

- Xu hướng chuyển dịch nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam

- Lãi suất giảm do nhiều kênh đầu tư tiền gửi đã trở nên kém hấp dẫn hơn.Do đó, dòng tiền có thể sẽ đổ vào các kênh đầu tư khác hiệu quả hơn BĐS.Ngoài ra chi phí lãi vay các doanh nghiệp xây dựng cũng sẽ tiếp tục giảm theo hỗ trợ tiết giảm chi phí

- Khung pháp lý hình thức cho PPP ngày càng cải thiện hơn tạo điều kiện thu hút mạnh vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng

- Các hiệp đinh kinh tế được kí kết gần đây sẽ tạo tiền đề cho nguồn vốn FDI đổ mạnh vào Việt Nam

Thách thức - Sự đọc quyền của chính phủ trong các lĩnh vực quan trọng như

nghành năng lượng tạo nên sự không minh bạch và rủi ro nhất định

cho các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài

- Thiếu hụt điện năng và cơ sở hạ tầng còn yếu kém tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực tới tiềm năng phát triển của nghành công

nghiệp chế biến ở VN và ảnh hưởng tới dòng vốn FDI

- Năng suất lao động thấp làm tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp

FDI

- Hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập và chưa rõ ràng như trong

Trang 8

lĩnh vực thuế và đăng kí kinh doanh

 Thị trường xây dựng : bao gồm 3 thị trường chính là dân dụng, công nghiệp và cơ sở hạ tầng

a Yếu tố đầu vào:

Giá thành của một công trình xây dựng thông thường bao gồm 60 -70% chi phí vật liệu , 10 – 20% chi phí máy xây dựng, trong đó thép chiếm 60 -70 % và xi măng chiếm 10 -15% trong cơ cấu vật liệu xây dựng

Thị trường vật liêu xây dựng:

 Do đặc điểm nghành nên giá thép trong nước bị tác động nhiều bởi giá thế giới Và theo dự báo mới nhất của một tổ chức uy tín thì giá thép trong thời gian sắp tới như quặng sắt , HRC và thép phế có giá giảm trong thời gian gần đây.Bên cạnh đó, áp lực cạnh trạnh trong nước khá lớn cùng rủi ro thép nhập khẩu.Do đó, tình hình thép sẽ rất khó khăn trong những năm tới

 Trong thời gian sắp tới như cầu sử dụng xi măng khá lớn, do các công trình cơ sở hạ tầng và BĐS được triển khai tương đối nhiều Tuy nhiên, một số chi phí đầu vào chính như giá than và xăng dầu lại có xu hướng giảm , đồng thời tình trạng mất cân bằng cung cầu vẫn còn tiếp diễn.Do đó, giá xi măng dự đoán vẫn giữ mức ổn định trong thời gian tới

Nhân công

 Cơ cấu lao động của nghành xây dựng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005 – 2013

từ mức 5,4% tổng cơ cấu lao động năm 2005 lên 6,2% trong năm 2013Hieenj tại lượng công nhân trong nghành xây dựng đạt 3,2 triệu lao động là nghành có lượng lao động cao thứ 4 cả nước

 Theo tổ chức Landong Seah, chi phí nhân công lao động ở Việt Nam dự kiến sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, do hiện tại giá lao động tại nước ta tương đối thấp so với thế giới

Trang 9

Máy xây dựng

Hằng năm nước ta nhập khoảng 15.000 máy xây dựng trong đó 95% là máy cũ với kim nghạch nhập khẩu trung bình 300 – 400 triệu USD Với lợi thế là giá chỉ bằng 25% máy mới , đồng thời phù hợp với điều kiện xây dựng ở Việt Nam , nên các dòng máy xây dựng cũ được khá nhiều nhà thầu vừa và nhỏ ưu tiên sử dụng

b Quy trình xây dựng:

Quy trình xây dựng sẽ bao gồm 4 giai đoạn chính: thiết kế, đấu thầu, thi công nền móng , xây thô và hoàn thiện

Thiết kế kiến trúc:

 Trình độ xây dựng ngày càng phát triển , kéo théo đó yêu cầu ngày càng cao về thiết

kế xây dựng , áp dụng các phần mềm thiết kế hiện đại - CAD kết hợp cùng phần mềm mô hình thông tin công trình – BIM

 Khâu thiết kế thông thường chỉ chiếm khoảng 5 – 10 % chi phí trong gói thầu xây dựng nhưng lại ảnh hưởng 50 -70 % chất lượng và hiệu quả công trình

 Việc chỉ quan tâm tới giá thầu thấp dẫn đến các công ty xây dựng bỏ thầu thấp bằng mọi giá.Giá thầu có xu hướng giảm từ năm 2010 khi thị trường BĐS đóng băng khiến tình hình cạnh tranh trong nghành xây dựng trở nên gay gắt

Xây dựng nền móng: khâu này có vai trò quyết định việc đảm bảo chất lượng công trình.Các

nhà thầu luôn hướng tới công nghệ nhằm giảm chi phí và thời gian thi công.Có thể kể đến một

số phương pháp:

 Phương pháp top – based

 Công nghệ cố kết chân không

 Công nghệ cọc cát dầm

 Công nghệ thi công top – down

Xây thô:

Trang 10

 Đối với xây dựng dân dụng , hệ khung nhà ở thông thường gồm 5 phần : (1) cột nhà

,(2) dầm nhà (3) bản sàn (4) tường nhà (5) cầu thang

 Đối với xây dựng Công nghiệp và cơ sở hạ tầng có một số phương pháp mới được sử dụng phổ biến hiện nay nhằm giảm khối lượng và thời gian như nhà thép tiền chế và

bê tông đúc sẵn

Hoàn thiện: là khâu cuối cùng tạo nên chất lượng mĩ quan cũng như tiện nghi của công trình, so

với các công tác khác trong xây dựng công tác hoàn thiện không đặt nặng vấn đề chịu lực cho công trình nhưng đòi hỏi khắt khe về thẩm mỹ

Thiết kế nội thất : là việc tìm kiếm các giải pháp thiết kế sáng tạo cho không gian bên trong

sẽ biến động theo sức khỏe của nền kinh tế và lượng vốn FDA tại Việt Nam

 Thị trường xây dựng cơ sở hạ tầng: kết cấu hạ tầng kĩ thuật là mottj trong những yếu tố

cơ sở cho việc thu hút vốn FDI ở Việt Nam, tuy nhiên cơ sở hạ tầng chưa phát triển là một điểm yếu của VIệt Nam

II) Phân tích doanh nghiệp CTCP xây dựng COTEC:

1 Kết quả kinh doanh những năm gần đây:

Công ty Cổ phần Xây dựng Cotec (COTECCONS) tiền thân là Bộ phậnkhối Xây lắp thuộc Công ty Kỹ thuật xây dựng và vật liệu xây dựng –Tổng Công ty VLXD số 1 – Bộ Xây dựng Công ty chính thức đi vào hoạtđộng theo hình thức CTCP kể từ ngày 24/08/2004

Phân tích tài chính

• Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 5 năm gần nhất

Doanh thu và lợi nhuận (sau thuế) của Công ty được thể hiện qua chỉ tiêu sau:

2010 Tỷ đồng 3.304 240

2011 Tỷ đồng 4.510 211

2012 Tỷ đồng 4.477 219

2013 Tỷ đồng 6.190 280

Trang 11

1.2 Giá vốn hàng bán

Biên giá vốn hàng bán đã và đang có xu hướng gia tăng trong các năm gần đây Nguyên nhân chính bắt nguồn từ giá vật liệu xây dựng, nhân công liên tục gia tăng trong khi đó giá thầu xây lắp công trình của CTD khó tăng do áp lực cạnh tranh quyết liệt trên thị trường khiến biên giá vốn hàng bán có xu hướng tăng lên Cụ thể giá vốn hàng bán từ mức 3.021,569 tỷ đồng năm

2010 tăng lên 7.077,702 tỷ đồng năm 2014

1.3 Chi phí tài chính

Một trong những lợi thế của CTD so với các Công ty cùng ngành là chi phí tài chính rất thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ so với doanh thu Công ty thường tập trung thầu các công trình của các nhà đầu tư tư nhân do đó ít chịu rủi ro thanh toán hơn các công ty khác trong ngành Do đó, Công ty luôn có nguồn tiền mặt dồi dào và không phải sử dụng nhiều vốn vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình CPTC từ 2010-2014 lần lượt như sau: -705, 8388, 215, -956, 373 (triệu đồng)

1.4 Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng

Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng của CTD chiểm tỷ trong tương đối nhỏ so với doanh thu Nhờ vị thế cao trong ngành, năng lực thi công tốt và các mối quan hệ mật thiết với các chủ đầu tư công trình nên Công ty không phải chi các chi phí bán hàng cho các chủ đầu tư Chi phí bán hàng của Công ty chiếm 0% so với doanh thu.Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty có xu hướng tăng lên do Công ty đã mở rộng quy mô hoạt động rất nhanh trong các năm qua Bên cạnh đó, Công ty đã tăng lương khá mạnh cho đội ngũ nhân viên quản lý cũng khiến cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng vọt

1.5 Lợi nhuận

Lợi nhuận gộp của công ty trong những năm gần đây có xu hướng tăng Tuy Chi phí quản lí doanh nghiệp và giá vốn hàng bán có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn chậm hơn so

Trang 12

với mức tăng doanh thu Mức tăng trưởng lợi nhuận gộp thấp hơn mức tăng trưởng doanh thu phản ánh hiệu quả hoạt động đang yếu đi của Công ty do chi phí xây dựng công trình gia tăng trong khi mức giá thầu xây dựng công trình không tăng tương ứng

Trang 13

CTD

Tỷ số thanh khoản hiện thời 0.995 0.688 0.547

Tỷ số thanh toán nhanh 0.871 0.563 0.278

- Tỷ số thanh toán hiện thời: Chỉ số thể hiện mức an toàn của một công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Vì là một công ty xây dựng, nhìn chung qua 2 năm đầu 2013-2014, tỷ số này của công ty ở mức dưới 1 cho thấy khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp đang ở tình trạng đang giảm Tỷ số này giảm qua các năm, trong đó năm

2015 tỷ số này giảm xuống 0.547 đã cho thấy đây là biểu hiện đáng lưu ý vì tài sản ngắn hạn của công ty ít sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạncủa từ các tài sản này

- Tỷ số thanh toán nhanh: Trong giai đoạn 2013-2014 tỷ số này chỉ ở mức 0.871 và 0.563 có thể thấy rằng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là khá thấp,đang có xu hướng giảm dần Đến năm 2015, tỷ số này của công ty có 0.278, một mức thấp, nghĩa là tài sản lưu động có thể

sự dụng ngay của doanh nghiệp không đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nếu như chủa nợ đòi Doanh nghiệp cần bán hàng tồn kho hay vay mượn thêm Như vậy tình hình thanh toán nhanh của công ty tại thời điểm này là không tốt lắm Tỷ số qua 2015 năm đều nhỏ hơn 0.5, như vậy công ty vẫn có thể tiếp tục hoạt động, nếu chủ nợ không đòi

- Tỷ số nợ: Tại năm 2013 tỷ số này khá hơn năm 2014, và tăng ở năm 2015 sau đó Năm 2014, công ty giảm nợ phải trả (giảm vay nợ ngắn, dài hạn) tuy nhiên đến năm 2015, lại tăng trở lại nhưng đây vẫn là tỷ lệ nợ có thể chấp nhận được Cả ba năm từ năm 2013-2015 công ty sử dụng

tốt đòn bẩy nợ, tăng áp lực trả nợ của công ty

Ngày đăng: 04/11/2016, 19:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w