Cách xác định và phân tích chênh lệch doanh số (dollar gap)Nhận thấy vấn đề này hiện thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản lý và nghiên cứu ở Việt Nam. Thế nhưng, ở Việt Nam vẫn còn ít bài báo hay thông tin liên quan đế vấn đề này. Vì lẽ đó, trong phạm vi bài này, tác giả xin trình bày lần lượt cách xác định, phân tích và đề ra chiến lược để quản lý rủi ro lãi suất dựa trên phương pháp quản lý chênh lệch doanh số.
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
2016
QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
(VCB) Môn: Quản Trị Rủi Ro Tài Chính
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Hà (95)
Phan Lương Mỹ Linh Phạm Huyền Trinh Lớp: TN13DB01
Giảng viên hướng dẫn: Trần Lâm Vũ
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3I. Giới thiệu chung về Vietcombank:
- Với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “Luôn mang đến cho khách hàng
sự thành đạt” trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng đang trong quá trình hội nhập, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển bền vững
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Số 198 Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Phone: +84 (4) 393-43137
Fax: +84 (4) 382-69067
E-mail: p_tkhdqt.ho@vietcombank.com.vn
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
- Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30/10/1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản
lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN)
- Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình
Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ
- Ngày 02/06/2008, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103024468 do Sở kế hoạch đầu tư Tp.Hà Nội cấp
- Trong năm 2010, VCB đã hoàn tất 2 lần tăng vốn điều
lệ thành công với mức tăng 9,28% (vào tháng 8/2010
và 33% vào tháng 2/2011, đưa tổng vốn điều lệ lên mức 17.588 tỷ đồng
- Ngày 30/6/2009, Vietcombank chính thức niêm yết giao
dịch cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán TP.HCM
- Ngày 25/4/2014: thay đổi GĐKKD lần thứ 9, Vốn điều
lệ công ty đạt 23.174.170.760.000 đồng
- Ngày 18/6/2014, VĐL nâng lên 26.650.203.340.000 đồng
Số lượng nhân sự 14.099
Số lượng
chi nhánh 90
Web site www.vietcombank.com.vn
Trang 4II. Rủi ro lãi suất:
1) Khái niệm rủi ro lãi suất:
- Rủi ro lãi suất là sự thay đổi tiềm tàng về thu nhập lãi ròng và giá thị trường của vốn ngân hàng xuất phát từ sự thay đổi của mức lãi suất
- Rủi ro lãi suất là những rủi ro mà các chủ thể kinh tế gặp phải khi có biến động lãi suất Nếu như toàn bộ các chủ thể kinh tế đều có nguy cơ gặp rủi ro thì tất nhiên ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng là những đơn vị dễ gặp rủi ro nhất do đặt thù hoạt động của tổ chức này Rủi ro lãi suất phát sinh khi lãi suất ngân hàng thay đổi làm ngân hàng bị thiệt hại do giảm lợi nhuận và giảm giá trị ròng của ngân hàng
- Yếu tố làm xuất hiện rủi ro lãi suất: Lãi suất biến động và lợi nhuận của NH giảm do chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào giảm hoặc giá trị ròng của NH giảm
2) Nguyên nhân của rủi ro lãi suất:
- Sự không phù hợp về kỳ hạn, tính thanh khoản và qui mô của tài sản so với kỳ hạn, tính thanh khoản và qui mô của nợ
3) Các dạng rủi ro lãi suất và tác động của nó đến hoạt động ngân hàng:
- Rủi ro tái tài trợ (Refinancing risk): Rủi ro mà lợi nhuận của ngân hàng giảm do chi phí tái huy động vốn cao hơn tiền lãi của các khoản đầu tư khi kỳ hạn của tài sản đầu
tư dài hơn kỳ hạn của vốn huy động (Short- funded) khi lãi suất thị trường tăng
- Rủi ro tái đầu tư (Reinvestement Risk): Là rủi ro mà lợi nhuận ngân hàng giảm do thu nhập từ lãi của các tài sản đầu tư thấp hơn chi phí tái huy động vốn do kỳ hạn của tài sản đầu tư ngắn hơn kỳ hạn của vốn huy động (Long-funded) trong điều kiện lãi suất thị trường giảm
- Rủi ro giá trị thị trường (Market Value Risk): Là rủi ro mà giá trị ròng của ngân hàng (Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu) giảm do biến động bất lợi trong giá trị thị
trường của tài sản và nợ
III. Quản trị rủi ro lãi suất trong NHTM:
1) Các nhân tố ảnh hưởng và vai trò ý nghĩa của Quản trị rủi ro lãi suất đối với NHTM:
a. Các nhân tố ảnh hưởng:
- Nhân tố bên ngoài ngân hàng: Môi trường kinh tế vĩ mô, hành lang pháp lý về vấn
đề quản trị rủi ro lãi suất của NHNN, Địa bàn hoạt ñộng của NH
- Nhân tố bên trong Ngân hàng:
+ Trình độ của nhân đội ngũ quản trị viên, nhân viên ngân hàng
+ Năng lực ngân hàng
+ Ý chí của lãnh đạo đơn vị
b. Vai trò, ý nghĩa của quản trị rủi ro lãi suất trong ngân hàng thương mại:
- Quản trị rủi ro lãi suất giúp ổn định thu nhập, hạn chế rủi ro, đảm bảo giá trị vốn ngân hàng
- Quản trị rủi ro lãi suất giúp tăng cường tính an toàn, ổn định trong kinh doanh
- Quản trị rủi ro lãi suất giúp phát huy lợi thế cạnh tranh
Các phương pháp quản trị rủi ro lãi suất
c. Các phương pháp quản trị rủi ro lãi suất:
Trang 5- Đứng trên góc độ lý thuyết, có hai kỹ thuật quản lý rủi ro lãi suất được áp dụng phổ biến ở các nước tiên tiến, đó là quản lý “dollar gap” và quản lý “duration gap” Ở đây tạm gọi là quản lý chênh lệch doanh số (dollar gap) và quản lý chênh lệch thời lượng (duration gap)
- Trong công tác quản trị tài sản và nguồn vốn của ngân hàng (Asset and liability management), hầu hết các nhóm tác giả nổi tiếng như Gup và Kolari (2005), Choudhry (2007)3, Rose và Hudgins (2010) đều sử dụng hai cách tiếp cận phổ biến là quản lý chênh lệch doanh số (dollar gap) hay quản lý tác động của rủi ro lãi suất đến doanh thu lãi ròng và quản lý chênh lệch thời lượng (duration gap) hay quản lý tác động của rủi ro lãi suất đến tài sản ròng của ngân hàng
- Nhận thấy vấn đề này hiện thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản lý và nghiên cứu ở Việt Nam Thế nhưng, ở Việt Nam vẫn còn ít bài báo hay thông tin liên quan đế vấn
đề này Vì lẽ đó, trong phạm vi bài này, tác giả xin trình bày lần lượt cách xác định, phân tích và đề ra chiến lược để quản lý rủi ro lãi suất dựa trên phương pháp quản lý chênh lệch doanh số
Cách xác định và phân tích chênh lệch doanh số (dollar gap):
Chênh lệch doanh số (dollar gap) là chỉ tiêu căn bản dùng để đo lường tác động của rủi ro lãi suất lên thu nhập lãi ròng của ngân hàng Chỉ tiêu này gắn liền với tài sản nhạy cảm với lãi suất (RSA) và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất (RSL)
Nhằm mục tiêu quản lý rủi ro lãi suất, tài sản và nguồn vốn của ngân hàng được phân loại theo mức độ biến động của lãi suất Theo cách phân loại này, loại tài sản nào có lợi nhuận thay đổi cùng với sự biến động của lãi suất theo thời gian thì phân thành tài sản nhạy cảm với lãi suất (rate-sensitive assets), gọi tắt là RSA, loại nguồn vốn nào có chi phí thay đổi cùng với sự biến động của lãi suất theo thời gian thì phân thành nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất (rate-sensitive liabilities), gọi tắt là RSL Trái lại, tài sản và nguồn vốn nào mà lợi nhuận và chi phí của nó không thay đổi theo sự biến động của lãi suất thì được phân thành tài sản hay nguồn vốn không nhạy cảm với lãi suất (non-rate sensitive), gọi tắt là NRS
Theo cách phân loại vừa nêu, tài sản nhạy cảm với lãi suất của ngân hàng gồm có chứng khoán ngắn hạn; cho vay theo lãi suất thả nổi; và cho vay ngắn hạn, trong khi tiền; chứng khoán dài hạn; cho vay dài hạn và tài sản cố định là tài sản không nhạy cảm với lãi suất Tương tự, nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất gồm có tiền gửi từ thị trường tiền tệ; tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn; và các loại nguồn vốn vay khác, trong khi tiền gửi không kỳ hạn; tiền gửi tiết kiệm dài hạn; và nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn không nhạy cảm với lãi suất
Chênh lệch doanh số (Gap) được xác định là chênh lệch giữa doanh số của tài sản nhạy cảm với lãi suất và doanh số của nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất Công thức xác định chênh lệch doanh số như sau: Gap($) = RSA($) – RSL($), trong đó Gap($) là chênh
Trang 6lệch doanh số, còn RSA($) và RSL($) lần lượt là doanh số của tài sản nhạy cảm với lãi suất và doanh số của nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất
Chỉ tiêu chênh lệch doanh số còn được tính dưới dạng tỷ số nhằm phản ánh quy
mô khác nhau của các ngân hàng thương mại Hai tỷ số thường được sử dụng là tỷ số chênh lệch tương đối (relative gap ratio) và tỷ số độ nhạy cảm lãi (interest-sensitivity ratio) Công thức tính hai tỷ số này như sau :
Tỷ số chênh lệch tương đối = Gap($)/Tổng tài sản
Tỷ số độ nhạy cảm lãi = RSA($)/RSL($)
IV. Đo lường rủi ro lãi suất trong hoạt động tại Vietcombank theo phương pháp dollar gap:
Sử dụng sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập được từ báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 năm 2015 được công bố của Vietcombank
1) Tác động của rủi ro lãi suất đến thu nhập lãi ròng:
Để đo lường và đánh giá tác động của rủi ro lãi suất đến thu nhập lãi ròng, cần tính toán và xác định chỉ tiêu chênh lệch doanh số Kế đến, phân tích xem khi lãi suất thay đổi thì thu nhập lãi ròng của ngân hàng thay đổi như thế nào
+ Đầu tiên, phân loại tài sản theo kỳ hạn (Tài sản của Vietcombank có thể phân chia thành các loại kỳ hạn sau: trong vòng 1 tháng, từ 1 – 3 tháng, từ 3 – 6 tháng, từ 6 –
12 tháng, từ 1 – 5 năm và trên 5 năm)
+ Phân chia nợ phải trả và vốn chủ sở hữu theo kỳ hạn tương ứng như phân loại tài sản
+ Tính chênh lệch doanh số (Dollar Gap)
+ Phân tích tác động của rủi ro lãi suất dựa vào chênh lệch doanh số và kỳ vọng biến động lãi suất
Trang 7Tài sản Trong vòng 1 tháng Từ 1-3 tháng Từ 3-6 tháng Từ 6-12 tháng Từ 1-5 năm Trên 5 năm Tổng
Triệu VNĐ Triệu VNĐ Triệu VNĐ Triệu VNĐ Triệu VNĐ Triệu VNĐ Triệu VNĐ Tiền mặt, vàng bạc, đá quý - - - -Tiền gửi tại NHNN 19,715,035 - - - 19,715,035 Tiền, vàng gửi và cho vay
các TCTD khác 107,749,233 10,906,870 4,320,000 7,755,384 2,189
130,733,67 6 Chứng khoán kinh doanh 9,468,255 - - - - 9,468,255 Các CC Tài chính phái sinh
và tài sản TC khác - - - - - - -Cho vay và cho thuê
tài chính khách hàng 99,288,068 138,182,633 98,309,991 36,023,136 7,232,071 481,958
387,151,70 4
Chứng khoán đầu tư 693,098 3,649,565 4,030,052 5,594,031 63,947,749 27,280,147 108,759,453 Góp vốn, đầu tư dài hạn
-Tổng tài sản 236,913,689 152,739,068 106,660,043 49,372,551 71,182,009 27,762,105 655,828,123
Nợ phải trả
Tiền gửi của và vay từ
NHNN và các TCTD khác 102,585,106 4,958,444 2,235,048 3,835,359 977 - 113,614,934 Tiền gửi của khách hàng 278,316,849 107,171,777 60,158,135 46,816,123 7,276,332 17,282 499,764,25
Trang 82 Các CC Tài chính phái sinh
và các công cụ nợ TC khác - - - - - - -Phát hành giấy tờ có giá 2,889 - 4,181 - 472,000 2,000,000 615,858,256
-Tổng nợ phải trả 380,904,844 112,130,221 62,397,364 50,651,482 7,749,309 2,017,282 523,554,925 Tổng tài sản nhạy cảm
với lãi suất (RSA) 99,981,166 141,832,198 102,340,043 41,617,167 71,179,820 27,762,105 495,911,157 Tổng nguồn vốn nhạy cảm
với lãi suất (RSL) 380,904,844 112,130,221 62,397,364 50,651,482 7,749,309 2,017,282
615,858,25 6
Chênh lệch doanh số
(Dollar Gap) (280,923,678) 29,701,977 39,942,679 (9,034,315) 63,430,511 25,744,823
Chênh lệch tích luỹ
(Cummulative Gap) (280,923,678) (251,221,701) (211,279,022)
(220,313,337 ) (156,882,826)
(131,138,003 ) Chênh lệch doanh số/ Tổng
tài sản (1.186) 0.194 0.374 (0.183) 0.891 0.927
Chênh lệch tích lũy/ Tổng tài
sản (1.186) (1.645) (1.981) (4.462) (2.204) (4.724)
Thiệt hại lãi ròng (2,809,237) 297,020 399,427 (90,343) 634,305 257,448
Trang 9Chênh lệch doanh số và trạng thái của từng loại kỳ hạn (Triệu VNĐ)
Loại kỳ hạn Giá trị Trạng thái
Trong vòng 1 tháng (280,923,678) Âm
Từ 1 – 3 tháng 29,701,977 Dương
Từ 3 – 6 tháng 39,942,679 Dương
Từ 6 – 12 tháng (9,034,315) Âm
Từ 1 – 5 năm 63,430,511 Dương
Trên 5 năm 25,744,823 Dương
=>Vietcombank có chênh lệch doanh số âm đối với kỳ hạn trong vòng 1 tháng và 6 – 12 tháng, chênh lệch doanh số dương với kỳ hạn 1 – 3 tháng, 3 – 6 tháng, 1 – 5 năm và trên
5 năm Đối với chênh lệch số âm, nếu lãi suất có xu hướng tăng lên, chi phí phải trả tăng lên nhiều hơn là thu nhập lãi dẫn đến thu nhập lãi ròng của ngân hàng giảm, và ngược lại Đối với chênh lệch doanh số dương, nếu lãi suất có xu hướng giảm thì doanh thu lãi giảm nhiều hơn chi phí lãi nên thu nhập lãi ròng giảm xuống
2) Dự báo mức thay đổi lãi suất:
Trong nhiều năm qua, Vietcombank đã cố gắng dự báo xu hướng vận động trong tương lai của lãi suất thị trường nhằm hạn chế rủi ro lãi suất Tuy nhiên, trên thực tế lãi suất được hình thành thành do sự tương tác giữa hàng nghìn lực lượng cung cầu trên thị trường nên rất khó có thể đạt được một dự báo chính xác Sau đây, là lãi suất huy động và cho vay thời điểm hiện tại và dự báo lãi suất huy động và cho vay trong tương lai
của Vietcombank
Trang 10Thời gian Lãi suất huy động
(%/năm)
Lãi suất cho vay (%/năm)
(Nguồn: thoibaonganhang.vn và tienphong.vn)
3) Phân tích tác động của rủi ro lãi suất:
Khi lãi suất thay đổi, tổn thất của lãi ròng sẽ như sau theo hai trường hợp dưới đây:
Trường hợp chênh lệch doanh số âm:
Loại kỳ hạn Chênh lệch
doanh số
Lãi suất
kỳ này
Lãi suất
kỳ sau Biến động Tổn thất
Trong vòng 1
tháng (280,923,678 ) 6% 7% 1% (2,809,237)
Từ 6-12 tháng (9,034,315) 7% 8% 1% (90,343)
Nguyên nhân dẫn đến trạng thái âm của chênh lệch doanh số:
Đối với kỳ hạn trong vòng 1 tháng:Ngân hàng Vietcombank có chênh lệch doanh số
âm đối với loại kỳ hạn này Nguyên nhân là do huy động vốn từ khách hàng lớn khoảng 278,316,849 triệu đồng, trong khi cho vay khách hàng là 99,288,068 triệu đồng và đầu tư chứng khoán 693,098 triệu đồng
Đối với kỳ hạn từ 6 – 12 tháng:Ngân hàng Vietcombank có chênh lệch doanh số âm
đối với loại kỳ hạn này Nguyên nhân là do huy động vốn từ khách hàng là 46,816,123 triệu đồng, trong khi cho vay khách hàng là 36,023,136 triệu đồng và đầu tư chứng khoán
là 5,594,031 triệu đồng
Nhìn chung, huy động vốn ngắn hạn có giá trị lớn hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn Do đó, ngân hàng thường có chênh lệch doanh số âm đối với những loại kỳ hạn này
Trường hợp chênh lệch doanh số
dương:
Loại kỳ hạn Chênh lệch doanh số Lãi suất kỳ này Lãi suất kỳ sau Biến động Tổn thất
Từ 1 – 3 tháng 29,701,977 6% 7% (1%) (297,020)
Từ 3-6 tháng 39,942,679 6% 7% (1%) (399,427)
Trang 11Từ 1 – 5 năm 63,430,511 6% 7% (1%) (634,305) Trên 5 năm 25,744,823 6% 7% (1%) (257,448)
Nguyên nhân dẫn đến trạng thái dương của chênh lệch doanh số:
Đối với loại kỳ hạn từ 1 – 3 tháng: Ngân hàng có chênh lệch doanh số dương đối
với loại kỳ hạn này Nguyên nhân là do huy động vốn từ khách hàng là 107,171,777 triệu đồng, trong khi cho vay khách hàng là 138,182,633 triệu đồng và đầu tư chứng khoán 3,649,565 triệu đồng
Đối với loại kỳ hạn từ 3 – 6 tháng:Ngân hàng Vietcombank có chênh lệch doanh số
dương đối với loại kỳ hạn này Nguyên nhân là do huy động vốn từ khách hàng là 60,158,135 triệu đồng, trong khi cho vay khách hàng là 98,309,991 triệu đồng và đầu tư chứng khoán 4,030,052 triệu đồng
Đối với loại kỳ hạn từ 1 – 5 năm:Ngân hàng có chênh lệch doanh số dương đối với
loại kỳ hạn này Nguyên nhân là do ngân hàng huy động vốn từ khách hàng là 7,276,332 triệu đồng, trong khi cho vay khách hàng là 7,232,071 triệu đồng và đầu tư chứng khoán 63,947,749 triệu đồng
Đối với loại kỳ hạn trên 5 năm: Ngân hàng có chênh lệch dương đối với loại kỳ hạn
này Nguyên nhân là do ngân hàng huy động vốn từ khách hàng là 17,282 triệu đồng, trong khi cho vay khách hàng là 481,958 triệu đồng và đầu tư chứng khoán 27,280,147 triệu đồng
Nhìn chung, hoạt động cho vay khách hàng và đầu tư chứng khoán của ngân hàng
có giá trị lớn hơn so với hoạt động huy động vốn từ khách hàng Vì vậy chênh lệch doanh
số đối với những loại kỳ hạn này thường dương
4) Chiến lược quản lý tác động của rủi ro lãi suất đến thu nhập lãi ròng:
Từ kết quả Dollar Gap và phân tích tác động của rủi ro lãi suất mà ta đã tính và phân tích được ở trên, ban quản lý ngân hàng cần tập trung vào quản lý tác động của rủi ro lãi suất đến thu nhập lãi ròng của danh mục cho vay và đầu tư Muốn vậy, theo Gup và
Kolari (2005), ban quản lý ngân hàng cần tiến hành hai bước:
• Thứ nhất là dự báo xu hướng biến động của lãi suất trong tương lai, nghĩa là dựa vào thông tin có liên quan để dự báo xem trong tương lai lãi suất trên thị trường
sẽ tăng hay giảm như thế nào.
Vietcombank đang có trạng thái nhạy cảm về nguồn vốn, tức là nguồn vốn nhạy cảm lãi suất lớn hơn tài sản nhạy cảm lãi suất, do đó ngân hàng sẽ bị tổn thất nếu lãi suất
tăng vì thu nhập từ lãi của Ngân hàng sẽ giảm Vì thế, Ngân hàng cần sử dụng một chiến
lược quản trị làm cho giá trị GAP bằng 0
Cụ thể là chuyển một phần tài sản dài hạn sang ngắn hạn hoặc chuyển một phần nguồn vốn ngắn hạn sang dài hạn Bên cạnh đó, ngân hàng có thể chuyển GAP từ âm