BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI NGÀNH KINH TẾ VŨ THỊ MINH NGỌC Hà Nội – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI Ngành: Kinh tế Chuyên ngành: KTQT Mã số: 62.31.01.06 VŨ THỊ MINH NGỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Chí Lộc 2. TS. Nguyễn Thị Việt Hoa Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sỹ có tiêu đề: “Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong Luận án có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực. Kết quả nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà nội, ngày 23 tháng 2 năm 2016 Tác giả Luận án Vũ Thị Minh Ngọc LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, khoa Sau Đại học, bộ môn Đầu tư và Chuyển giao công nghệ Trường đại học Ngoại thương, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế Trường đại học Kinh tế Quốc dân. Xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn, PGS.TS Vũ Chí Lộc và TS. Nguyễn Thị Việt Hoa, đã trực tiếp chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Hà nội, ngày 23 tháng 2 năm 2016 Tác giả Luận án Vũ Thị Minh Ngọc MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT vi DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH vii DANH MỤC CÁC BẢNG viii DANH MỤC CÁC HÌNH ix LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CHỦ YẾU VÀ KINH NGHIỆM VỀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI 18 1.1. Các lý thuyết về OFDI và quản lý nhà nước đối với OFDI 18 1.1.1. Lý thuyết về OFDI 18 1.1.2. Các lý thuyết liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI 21 1.2. Các vấn đề chung về quản lý nhà nước và đổi mới quản lý nhà nước đối với OFDI 24 1.2.1. Các vấn đề chung về quản lý nhà nước đối với OFDI 24 1.2.2. Một số vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI 30 1.2.3. Các yếu tố tác động đến đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI 33 1.3. Bài học kinh nghiệm của một số nước châu Á trong đổi mới quản lý nhà nước đối với OFDI 38 1.3.1. Bài học thành công cần áp dụng 38 1.3.2. Những bài học kinh nghiệm chưa thành công cần tránh trong đổi mới quản lý OFDI 56 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 59 2.1. Khái quát thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DNVN giai đoạn 1989 2014 59 2.1.1. Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo thị trường 59 2.1.2. Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo giai đoạn đầu tư 62 2.1.3. Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo lĩnh vực: 64 2.1.4. Thực trạng OFDI theo hình thức đầu tư tại nước ngoài và theo hình thức sở hữu của công ty mẹ ở VN 66 2.2. Thực trạng đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI ở Việt Nam 67 2.2.1. Quan hệ Nhà nước song phương và đa phương về lĩnh vực đầu tư 67 2.2.2. Định hướng phát triển đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam 69 2.2.3. Thay đổi cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài 73 2.2.4. Đổi mới trong thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến OFDI 81 2.2.5. Công tác kiểm tra, giám sát sau cấp GCNĐT 91 2.3. Đánh giá đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của DNVN ra nước ngoài 92 2.3.1. Những điểm đạt được 92 2.3.2. Hạn chế còn tồn tại 96 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 111 3.1. Quan điểm, định hướng của Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài đến năm 2020 111 3.1.1. Ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế, trong nước và xu hướng OFDI của doanh nghiệp Việt Nam đến việc đổi mới quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam 111 3.1.2. Định hướng của Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài đến năm 2020 117 3.2. Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DNVN 117 3.2.1. Đổi mới tư duy và quan điểm quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI của DNVN 117 3.2.2. Đổi mới phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI 122 3.2.3. Đổi mới cơ chế chính sách quản lý OFDI 123 3.2.4. Tăng cường tính thực thi pháp luật về OFDI 130 3.2.5. Hoàn thiện hệ thống thông tin quốc gia về OFDI 143 3.3. Một số đề xuất khác đối với DN đầu tư ra nước ngoài của VN 145 3.3.1. Tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu thị trường 145 3.3.2. Chủ động xây dựng chiến lược đầu tư có hiệu quả 147 3.3.3. Tăng cường hợp tác với tổ chức của Việt Nam ở trong và ngoài nước để nhận được sự hỗ trợ cần thiết 150 3.3.4. Chủ động xây dựng năng lực cạnh tranh 150 3.3.5. Tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp với Nhà nước và xã hội 151 KẾT LUẬN 153 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Giải thích CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CP Chính phủ DA Dự án DN Doanh nghiệp DNVN Doanh nghiệp Việt Nam ĐT Đầu tư ĐTRNN Đầu tư ra nước ngoài GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư GCNĐKĐT Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư GTGT Giá trị gia tăng KHĐT Kế hoạch và đầu tư NĐ Nghị định NĐT Nhà đầu tư NHNN Ngân hàng Nhà nước NK Nhập khẩu UBND Ủy ban nhân dân XK Xuất khẩu VN Việt Nam DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Từ viết đầy đủ Giải thích tiếng Việt ACIA ASEAN Comprehensive Investment Agreement Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN AIA ASEAN Investment Area Khu vực đầu tư ASEAN APEC AsiaPacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM The AsiaEurope Meeting Diễn đàn hợp tác Á Âu AVIC Association of Vietnamese Investors in Cambodia Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia AVIL Association of Vietnamese Investors into Laos Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào AVIM Association of Vietnamese Investors in Myanmar Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar CLVM Cambodia – Laos – Vietnam – Myanmar Campuchia Lào Việt Nam – Myanmar EU European Union Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài OFDI Outward Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Mô hình quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI 29 Bảng 1.2. Các biện pháp quản lý đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc 53 Bảng 2.1. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo đối tác (Các dự án còn hiệu lực lũy kế đến 31122014) 59 Bảng 2.2. Vốn OFDI của Việt Nam các giai đoạn từ 1989 2014 62 Bảng 2.3. Cơ cấu OFDI theo ngành 65 Bảng 2.4. Hình thức đầu tư trong các DA OFDI của VN 66 Bảng 2.5. Quá trình thay đổi trong quy định của Việt Nam về quản lý ngoại hối đối với hoạt động OFDI 77 Bảng 2.6. Thẩm quyền cấp GCNĐT đối với các DA OFDI theo Luật Đầu tư 2005 và Luật Đầu tư 2014 84 Bảng 2.7. So sánh quy mô vốn OFDI của VN qua các giai đoạn giai đoạn 1989 2005 và giai đoạn 2006 tháng 32013 95 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Cơ cấu OFDI theo số dự án 61 Hình 2.2. Cơ cấu OFDI theo tổng vốn 61 Hình 2.3. Cơ cấu OFDI theo vốn của nhà đầu tư Việt Nam 61 Hình 2.4. Mô hình quản lý tương tác đối với các dự án có vốn OFDI ở VN 82 Hình 2.5. Mô hình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ở Việt Nam 86 Hình 2.6. Đánh giá của DN về sự hỗ trợ cho hoạt động OFDI từ phía các cơ quan quản lý nhà nước 89 Hình 2.7. Tình hình áp dụng phương tiện tiện điện tử trong hoạt động trao đổi thông tin tại các cơ quan quản lý hoạt động OFDI của VN 103 Hình 2.8. Đánh giá của DN tham gia điều tra về hệ thống PL về OFDI của VN 104 Hình 2.9. Công tác quản lý hoạt động OFDI tại cơ quan quản lý của VN 106 Hình 2.10. Khó khăn từ phía các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI của DN VN 106 Hình 2.11. Hạn chế của DN OFDI Việt Nam 109 Hình 3.1. Quy trình thủ tục cấp chứng nhận đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 132 Hình 3.2. Mô hình trao quyền cấp phép đầu tư cho NHNN 135 Hình 3.3. Quy trình quản lý sau cấp GCN đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 137 Hình 3.4. Tam giác hỗ trợ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 140 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài bắt đầu được thực hiện từ năm 1989 với dự án đầu tư tại Nhật trong lĩnh vực môi giới hàng hải của Liên hiệp hàng hải Việt Nam (với tổng vốn đầu tư là 563.380 USD). Tiếp theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu hoạt động đầu tư tại các địa bàn đầu tư lân cận như Lào, Campuchia, Singapore. Năm 1992, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư sang Singapore, và sau đó một năm, thì đầu tư sang Lào, bước đầu công cuộc kinh doanh tại các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á. Sau đó, các dự án đầu tư bắt đầu đi xa hơn đến các quốc gia ở châu Âu như Nga, Luxemburg. Các lĩnh vực đầu tư kinh doanh chủ yếu là chế biến, kinh doanh thiếc; sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh và dược liệu. Những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài chủ yếu là những doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện đầu tư dưới hình thức Liên doanh và hoạt động theo các chương trình hợp tác đầu tư giữa các nước. Hoạt động đầu tư trong thời kỳ này vẫn mang tính sơ khai, nhỏ lẻ và cầm chừng. Chỉ đến năm 1999, khi Nghị định 221999NĐCP về đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài được ban hành, thể hiện sự công nhận về mặt luật pháp đối với lợi ích của các dự án đầu tư ra nước ngoài, thì hoạt động này trở nên sôi nổi hơn. Từ đó cho đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng tìm kiếm cơ hội đầu tư trên thị trường nước ngoài. Cho đến nay, các quan điểm và chính sách quản lý của nhà nước đối với hoạt động OFDI đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, theo hướng khuyến khích các nhà đầu tư Việt Nam thực hiện các chiến lược “đầu tư toàn cầu”. Cùng với việc ban hành Nghị định 782006NĐCP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (thay thế cho Nghị định 221999), Thông tư số 102006TT NHNN về hướng dẫn việc tổ chức tín dụng cho khách hàng vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; hay gần đây là Thông tư 112010TTBTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài; hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và tạo điều kiện thuận lợi hơn. Điều đó được thể hiện thông qua việc các dự án và quy mô vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài liên tục tăng từ năm 2005 đến nay. Tính đến tháng 12 năm 2014, Việt Nam đã có 930 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn của các nhà đầu tư Việt Nam đạt 19,7 tỷ USD tại 67 quốc gia và vùng lãnh thổ; vốn thực hiện luỹ kế ước đạt khoảng hơn 4 tỷ USD. Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam đã đem lại một số kết quả bước đầu, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế như: chuyển lợi nhuận về nước khoảng 550 triệu USD, tạo ra hàng nghìn việc làm cho người lao động Việt Nam tại nước ngoài thông qua các dự án đầu tư, thực hiện chuyển lợi nhuận bằng nguyên liệu về nước, đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu ổn định cho hoạt động sản xuất ở Việt Nam. Tuy nhiên, song song với những kết quả đạt được, dường như dưới tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, còn nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài chậm triển khai, thậm chí ngừng hoạt động do nhiều lý do khác nhau. Đa số các dự án đầu tư có quy mô lớn đều có sử dụng vốn của nhà nước. Chính vì vậy, việc triển khai hoạt động đầu tư ít hiệu quả gây lãng phí lớn đối với nguồn vốn xã hội, gây áp lực đến quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Bên cạnh đó, nhiều dự án đầu tư không thực hiện đầu tư sản xuất mà nhằm mục đích đầu cơ, chuyển tài sản ra nước ngoài. Một số doanh nghiệp không thực hiện việc báo cáo thường niên về hoạt động đầu tư, lợi nhuận đầu tư, một số dự án đầu tư chấm dứt hoạt động, thay đổi địa chỉ mà không báo cáo về trong nước, một số dự án bị phá sản… khiến Chính phủ Việt Nam lo ngại về hiệu quả của các dự án đầu tư ra nước ngoài, điều đó dẫn tới có nhiều quan điểm cho rằng nên thắt chặt hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài do lo sợ rằng nếu khơi thông ĐTRNN sẽ làm nguồn vốn chảy ra ngoài, thất thoát ngoại hối trong khi thị trường ngoại hối trong nước nhiều khi căng thẳng vì thiếu hụt nguồn cung. Chính vì vậy mà từ năm 2009 cho đến nay, Chính phủ hầu như không có thêm động thái nào để thực hiện việc khuyến khích xu hướng đầu tư này. Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục đầu tư ra nước ngoài, vì đây là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Không đổi mới cách thức khuyến khích hỗ trợ, thiếu đồng bộ và lạc hậu về chính sách đang là những rào cản lớn ở trong nước cho đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Điều này cũng khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp bất lợi hơn so với các đối thủ đến từ các quốc gia khác… khi họ có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để thực hiện khao khát chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là vào những thị trường khá hấp dẫn như ASEAN, và một số nước khác ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Thực tế thì trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nói riêng ở Việt Nam hiện nay còn nhiều vướng mắc. Vướng mắc ngay từ trong các văn bản pháp luật và trong thực thi các chính sách pháp luật tại các bộ, ngành. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế, hệ thống chính sách của Việt Nam phải có sự thay đổi để phù hợp với các quy định quốc tế, đồng thời phù hợp với các thực tiễn kinh doanh. Sự tác động và can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp phải thực hiện theo hướng giảm dần. Chính vì vậy, để quản lý tốt các hoạt động OFDI trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, đòi hỏi phải đổi mới các cơ chế, phương pháp quản lý nhà nước. Các hoạt động quản lý của nhà nước phải được thực hiện theo hướng tăng cường tính chủ động cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam khẳng định được vị thế ở nước ngoài, nhưng đồng thời cũng đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững theo các mục tiêu kinh tế xã hội đã đặt ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài “Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài” với hy vọng có thể phục vụ công tác xây dựng và hoạch định chính sách của nhà nước, đồng thời góp phần giải quyết được một số vướng mắc của doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài, qua đó, nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và ngoài nước 2.1. Các nghiên cứu ngoài nước Việc khuyến khích các DN trong nước mang vốn, công nghệ đi đầu tư ra nước ngoài không phải là mới lạ ở các nước khác trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia có tỷ lệ đầu tư ra nước ngoài nhiều như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc… Đã có nhiều đề tài nghiên cứu chính sách, chiến lược của các quốc gia trên thế giới đầu tư ra nước ngoài, song trên thế giới chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lý nhà nước của Việt Nam đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, có nhiều công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và quản lý đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia trên thế giới, về cả lý luận lẫn thực tiễn áp dụng. Đây là những tài liệu tham khảo quý giá để tác giả Luận án có thể sử dụng để rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng cho quá trình hoàn thành Luận án này. 2.1.1. Lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Cho đến nay có nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài, ở cả góc độ đầu tư vào trong nước và đầu tư ra nước ngoài. Về mặt lý thuyết, trong các lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cần phải kể đến các lý thuyết của Dunning. Đây là những lý thuyết nền tảng cho hoạt động đầu tư quốc tế. Dunning và Narula, 1996 đã xác định ba loại động cơ cơ bản trong đầu tư: động cơ tìm kiếm hiệu quả, động cơ tìm kiếm thị trường và động cơ tìm kiếm tài sản chiến lược. Theo đó, địa bàn và lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của nước chủ đầu tư (Dunning phân loại thành 5 giai đoạn trong tiến trình phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài). Cũng tác giả Dunning, năm 1980 và sau đó là năm 2000, phát triển lý thuyết chiết trung, trên cơ sở mở rộng lý thuyết quốc tế hóa của doanh nghiệp đa quốc gia và kết hợp với lý thuyết các yếu tố lợi thế. Các mô hình chiết trung nhấn mạnh rằng lợi thế về địa điểm là một yếu tố quan trọng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mô hình chiết trung thừa nhận chung rằng dòng FDI chảy từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển nhiều hơn kể từ khi các công ty đầu tư từ các nước phát triển có một số lợi thế sở hữu mà các công ty địa phương ở các nước kém phát triển hơn không có được. Mô hình cũng đề cập rằng các công ty trong nước ở các nước đang phát triển đầu tư sang các nước phát triển là vì những lý do liên quan đến quốc tế hóa. Nhìn chung, hoạt động chuyển vốn FDI giải thích tác động của các cơ hội kinh tế được tạo ra bởi cả nhu cầu thị trường và các đặc tính chi phí thấp của nước nhận đầu tư và nước chủ đầu tư. Cụ thể là, dòng FDI thường chuyển sang các nước có chỉ số tăng trưởng kinh tế cao, cho phép các doanh nghiệp giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Về nghiên cứu thực chứng, nhiều tác giả đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đặc biệt là của các nước đang và kém phát triển. Tác giả Khanindra Ch. Das, 2012, khi nghiên cứu một mẫu lớn các nước phát triển từ năm 1996 đến năm 2010 đã cho thấy các nước đang phát triển đã tích cực đầu tư ra nước ngoài, và trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời tạo ra và duy trì yếu tố cạnh tranh với các nước phát triển. Phát hiện thực nghiệm của tác giả này cũng cho thấy sự phát triển hợp lý của nền kinh tế vĩ mô (thể hiện qua sự tăng trưởng cao hơn nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế), xu hướng toàn cầu hóa, các rủi ro về chính trị và những nỗ lực phát triển công nghệ của nước chủ đầu tư thông qua hoạt động RD là những yếu tố quan trọng quyết định đến đầu tư ra nước ngoài từ các nước đang phát triển. Các phân tích này có ý nghĩa quan trọng, gợi ý cho chính sách quản lý của các nước đang phát triển. Các nước cũng cần đảm bảo thực hiện công tác quản lý phù hợp, thực hiện thay đổi chính sách trong một số lĩnh vực cụ thể để hoạt động OFDI không làm gia tăng các chi phí đầu tư trong nước. Các tác giả Dimitrios Kyrkilis và Pantelis Pantelidis, 2003, đã chứng minh các yếu tố vĩ mô như thu nhập, tỷ giá, công nghệ, nguồn nhân lực và sự cởi mở của nền kinh tế có thể tạo nên đặc tính riêng trong hoạt động OFDI của mỗi quốc gia. Thông qua việc sử dụng mô hình phát triển xác định dữ liệu chuỗi thời gian cho năm thành viên Liên minh châu Âu và bốn quốc gia không thuộc Liên minh châu Âu. Mô hình này cho thấy tổng sản phẩm quốc gia được chứng minh là yếu tố quyết định quan trọng nhất đến đầu tư ra nước ngoài. Các nước phát triển thuộc Liên minh châu Âu chuyên đầu tư trong lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, trong khi các nước không thuộc Liên minh châu Âu lại ưa chuộng đầu tư có sử dụng công nghệ chuyên sâu. Nhìn chung, các tác giả đã chứng minh rằng lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm quốc gia đó, và cùng một loại nguồn lực thì sẽ có ý nghĩa khác nhau cho các quốc gia khác nhau. Các mô hình về lý thuyết và thực tiễn của các học giả quốc tế đã chứng minh cho dòng chảy của vốn FDI từ trong nước ra nước ngoài là phù hợp với quy luật kinh tế. Đây là những quan điểm được tác giả Luận án tiếp thu và sử dụng trong phần cơ sở lý luận của Luận án. 2.1.2. Các nghiên cứu về vai trò và tác động của Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Nghiên cứu về tác động của Nhà nước vào nền kinh tế, nhiều học giả đã sử dụng lý thuyết thể chế để chứng minh cho các luận điểm lý giải về vai trò cũng như quá trình chuyển biến từ chính sách hạn chế đến tự do hóa OFDI. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu của Peng, 2002; Wright, Filatotchev, Hoskisson, Peng, 2005 Boddewyn và Brewer, 1994; IMF, 2005; Helleiner 1997, p.9; UNCTAD 2005; Svetla Marinova, John Child and Marin Marinov, 2012 và một số tác giả khác. Các luận điểm của các tác giả này mặc dù chỉ nghiên cứu ở góc độ chung, hay tập trung vào một số trường hợp điển hình như tại các thị trường mới nổi, hay tại Trung Quốc, Nga, song các kết quả nghiên cứu cũng được tác giả Luận án sử dụng theo hướng tiếp thu và phát triển (tác giả có đề xuất các mô hình quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI trong phần cơ sở lý luận ở chương 1); đồng thời cũng là cơ sở để so sánh, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với OFDI tại VN. UNCTAD, 2007 đã cho ra một ấn phẩm có tên “Global players from emerging markets: strengthen enterprise competitiveness through outward investment”, trong đó có khá nhiều bài viết của nhiều tác giả về xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc... Trong ấn phẩm, các tác giả cũng đã nhấn mạnh việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có nhiều tác động tích cực hơn tiêu cực, trong đó, các doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hình ảnh của mình ở bình diện quốc tế. Chính vì vậy, các quốc gia thường sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ từ chính sách để hiện thực hóa “giấc mơ đi ra toàn cầu” của các doanh nghiệp trong nước. Các tác giả Chengqi Wang, Junjie Hong, Mario Kafouros và Mike Wright, 2012, đã giải thích các cơ chế mà qua đó chính phủ tác động đến quá trình quốc tế hóa của các công ty trong các thị trường mới nổi. Trong đó, chính phủ liên kết với các doanh nghiệp. Hiệu quả của việc mở rộng thị trường phụ thuộc vào mức độ liên kết giữa doanh nghiệp và chính phủ; và phụ thuộc vào mức độ sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp. Tác giả Seong –Bong Lee, 2007, đã mô tả về kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện đầu tư ra nước ngoài và xuất khẩu hàng hóa, nhằm tăng sự hiện diện của các doanh nghiệp này trên thị trường khu vực và toàn cầu. Cũng mô tả kinh nghiệm của chính phủ Hàn Quốc trong hoạt động quản lý OFDI, hai tác giả Jung Min Kim, Dong Kee Rhe (2009) đã nêu khá chi tiết về các giai đoạn phát triển trong chính sách OFDI của Chính phủ Hàn Quốc và các công cụ hỗ trợ cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Đây cũng là những kinh nghiệm mà Chính phủ Việt Nam có thể học hỏi trong quá trình quản lý hoạt động OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam. 2.1.3. Các nghiên cứu về đổi mới quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ tập trung giải thích về nội dung đổi mới, có thể kể đến các quan điểm về đổi mới như: Đổi mới là những nỗ lực để mang lại sự thay đổi có lợi (West Farr 1990: 9); Kennedy (1988: 336), dựa trên nghiên cứu của Kelly (1980), chỉ ra rằng một động lực chính để đổi mới thành công là sự không hài lòng với hiện trạng. Đổi mới được thừa nhận rộng rãi là một động lực tăng trưởng kinh tế (Abernathy Utterback, 1978; Abernathy Clark, 1985; Damanpour, Szabat Evan, 1989; Drucker, 1985; Nonaka Takeuchi, 1995; Schumpeter, 1934). Những nỗ lực tiên phong trong việc thiết lập đổi mới quản lý như là một lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt đã được thực hiện bởi Julian Birkinshaw, Gary Hamel và Michael J. Mol (ví dụ như Birkinshaw, Hamel Mol, 2008; Hamel, 2006; Mol Birkinshaw, 2007; 2009). Trong nghiên cứu của họ, đổi mới quản lý đề cập đến việc giới thiệu các phương pháp quản lý, quy trình, kỹ thuật hoặc cơ cấu tổ chức mới. Birkinshaw, Hamel và Mol (2008, p. 825) xác định đổi mới quản lý là sáng chế và thực hiện một phương thức quản lý, quy trình, cơ cấu, hoặc kỹ thuật mới với các nhà nước và được dự định để tiếp tục theo đuổi mục tiêu tổ chức. Tác giả chưa thấy có nghiên cứu nào về đổi mới quản lý nhà nước đối với OFDI của Việt Nam. Song, các lý luận về đổi mới trên sẽ được tác giả tiếp thu để phát triển trên Luận án của mình. 2.2. Các nghiên cứu trong nước Hiện nay ở Việt Nam, vấn đề về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ phía Nhà nước, các Doanh nghiệp Việt Nam và các nhà khoa học. Tuy nhiên, đa số các đề tài nghiên cứu vẫn chỉ dừng ở việc phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các DN VN mà chưa đi sâu vào vấn đề chính sách quản lý của Nhà nước đối với hoạt động này. Liệu với xu hướng đầu tư của DN VN hiện nay, với tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, Chính phủ Việt Nam nên mở rộng hay thắt chặt đối với hoạt động này? Đề tài “Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài” là đề tài mới, được thực hiện nhằm mục đích đưa ra các giải pháp góp phần đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, vừa không cản trở hoạt động của các DN VN, nhưng vẫn giảm thiểu các rủi ro mà hoạt động này đem lại. 2.2.1. Về cơ sở lý luận đối với quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Đề cập đến những lý luận về lĩnh vực quản lý nhà nước, đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về vấn đề này. Tác giả Luận án chỉ xin điểm qua một số công trình tiêu biểu như: Bùi Văn Thạch, 2010; Lê Quang Mạnh, 2011; Trần Tuấn Linh, 2010; Mai Lan Hương, 2010... Ngoài ra còn có khá nhiều các công trình, sách báo viết về quản lý nhà nước, cũng như vai trò của nhà nước thông qua hoạt động định hướng, điều tiết khi hoạt động đầu tư – kinh doanh của doanh nghiệp đã phát triển hay hỗ trợ khi hoạt động đó gặp khó khăn, vướng mắc hoặc trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Tuy nhiên, các công trình trên chưa đề cập đến quản lý cũng như đổi mới công tác quản lý của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài nói chung, cũng như lĩnh vực OFDI nói riêng. Về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư: Các nghiên cứu về vấn đề này được đề cập đến trong một số công trình của các tác giả như Nguyễn Thị Mão, 2001; Ngô Hoài Anh, 2006; Ngô Văn Hiền, 2008; Trần Văn Nam, 2000. Các nghiên cứu trên đã đề cập về mặt lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đối với hoạt động đầu tư trực tiếp. Song, hạn chế của các công trình trên là số liệu cũ, một số quan điểm, lý luận về đầu tư không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện tại. Bên cạnh đó, các công trình này không hề đề cập đến quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, mới chỉ đề cập đến góc độ đầu tư trong nước. Dù vậy, các quan điểm và lý luận trong các nghiên cứu trên cũng sẽ được NCS tiếp thu có chọn lọc trong Luận án của mình. Bên cạnh đó, có một số công trình nghiên cứu thực chứng về quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực và địa bàn cũng được NCS tham khảo, như: Nguyễn Duyên Cường, 2012. Đây là công trình nghiên cứu gần với đề tài Luận án tiến sỹ của tác giả. Trong đó có hệ thống hóa về cơ sở lý luận đối với quản lý nhà nước, các công cụ thực hiện quản lý nhà nước. Những điểm lý luận của tác giả Nguyễn Duyên Cường cũng được tác giả Luận án tham khảo và sử dụng chọn lọc trong Luận án của mình. Tuy nhiên, công trình này lại thực hiện ở một lĩnh vực hoàn toàn khác với lĩnh vực nghiên cứu của Luận án. Vì vậy, sẽ không có sự trùng lặp về nội dung nghiên cứu giữa Luận án và công trình của TS. Nguyễn Duyên Cường. Nghiên cứu của tác giả Đỗ Đức Bình, 2007, cũng đã nêu lên các khía cạnh quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, song chỉ giới hạn ở phạm vi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Mục đích của công trình này là nhằm tăng cường hiệu quả thu hút vốn FDI vào trong nước. Vì vậy, giữa nội dung quản lý nhà nước trong công trình của tác giả Đỗ Đức Bình và của tác giả Luận án không có sự trùng lặp về nội dung nghiên cứu. 2.2.2. Các công trình phân tích về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện có một số công trình là luận án tiến sỹ đã nghiên cứu về vấn đề này, trong đó, đáng chú ý là công trình của hai tác giả: Nguyễn Hữu Huy Nhựt và Nguyễn Hải Đăng. Tác giả Nguyễn Hữu Huy Nhựt, 2011, trên cơ sở lý luận và các kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của các nước Đông Á, tác giả đã phân tích tình hình và những thuận lợi, khó khăn đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả thực hiện khảo sát đối với một số doanh nghiệp đã đầu tư và đang có dự định đầu tư ra nước ngoài, từ đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động OFDI của Việt Nam. Đồng thời, đưa ra các giải pháp mang tính vĩ mô cũng như vi mô để đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Đây cũng là một công trình nghiên cứu khá chi tiết trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Song, góc độ tiếp cận của công trình này vẫn chỉ đứng chung chung, các phân tích đa số đứng dưới góc độ của doanh nghiệp. Đề tài là “Chiến lược đầu tư”, song hầu như chưa thấy phân tích cụ thể hiện nay chiến lược của doanh nghiệp hay chiến lược đầu tư của Việt Nam đang theo xu hướng nào, có khác gì so với các doanh nghiệp hoặc nước khác trên thế giới. Các số liệu khảo sát chỉ được thực hiện tại các doanh nghiệp, mà chưa có số liệu từ các cơ quan quản lý để có nhìn nhận đánh giá nhiều chiều. Các giải pháp đa phần vẫn chỉ xây dựng trên cơ sở góc độ lợi ích kinh tế thuần túy của doanh nghiệp, chưa đề cập nhiều đến các lợi ích kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của quốc gia. Tác giả cũng chưa phân tích cụ thể nhà nước cần sử dụng những công cụ nào để tác động vào hoạt động OFDI, các điều kiện sử dụng các công cụ đó, từ đó, phần định hướng và giải pháp đối với Nhà nước chỉ mang tính chất khái quát, chưa chỉ ra cụ thể cần ưu tiên những lĩnh vực đầu tư nào, lộ trình thực hiện các chiến lược đầu tư ra nước ngoài, các cơ quan quản lý cần thay đổi các quan điểm hoặc phương pháp quản lý như thế nào để có thể tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động OFDI, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong nước. Tác giả Nguyễn Hải Đăng, 2013, lại tiếp cận lĩnh vực này dưới góc độ Kinh tế chính trị. Tác giả phân tích chi tiết hơn tình hình đầu tư ra nước ngoài của một số doanh nghiệp cụ thể để thấy được xu hướng đầu tư hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam. Công trình cũng phân tích hoạt động OFDI gắn với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Phần giải pháp đã đưa ra định hướng đầu tư trọng điểm, trong đó, tác giả chú trọng đến hai thị trường Lào và Campuchia. Tuy nhiên, trong công trình này, hầu như tác giả cũng chỉ đề cập đến hoạt động đầu tư trực tiếp dưới góc độ của doanh nghiệp, chưa đứng dưới góc độ quản lý nhà nước để tiếp cận với lĩnh vực OFDI. Bên cạnh đó, trong phần đánh giá về kết quả và hạn chế, tác giả chưa đánh giá được hiệu quả của các dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam (kể cả về các chỉ tiêu lợi nhuận, cũng như các chỉ tiêu về lợi ích kinh tế xã hội khác). Ngoài ra, tác giả cũng không thực hiện khảo sát, đánh giá để tạo ra sức mạnh cho các luận điểm, cũng như giải pháp đã đưa ra. Ngoài ra, có nhiều công trình được thể hiện dưới hình thức sách tham khảo, các bài báo, đề cập đến tình hình đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài nói chung (Đinh Trọng Thịnh, 2006; Võ Thanh Thu, Ngô Thị Ngọc Huyền, 2009; Phạm Tiến, 2011) hoặc sang một thị trường (Anh Vũ Mai Hà N.Trần Tâm, 2011; Nguyễn Văn An, 2011; Nguyễn Hòa, 2014) hoặc một khu vực thị trường cụ thể. Bản thân NCS cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Các bài viết trên chỉ là những lát cắt, với phạm vi thu hẹp tại một thị trường hoặc khu vực, đồng thời cũng mới chỉ dừng lại ở việc mô tả tình hình đầu tư, kết quả của hoạt động đầu tư, đồng thời đánh giá những thành công, hạn chế và đưa ra một số giải pháp mang tính chất định hướng chung nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang các thị trường nhất định. Các bài viết trên không đi sâu vào phân tích chính sách quản lý của nhà nước đối với hoạt động OFDI. Trong Luận án của tác giả, ở một góc độ nhất định, có kế thừa và sử dụng chọn lọc các số liệu hoặc thông tin, đặc biệt là các thông tin phỏng vấn các chuyên gia, hoặc người đứng đầu các doanh nghiệp trong các bài viết trên để tạo nên góc nhìn đa chiều trong thực trạng quản lý đối với hoạt động OFDI ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cẩu hóa, song vẫn đảm bảo quản lý nhà nước hiệu quả theo mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam. 2.2.3. Về khía cạnh quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài. Có nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố, trong đó có các công trình được thực hiện bởi các chuyên gia kinh tế, đồng thời cũng có nhiều công trình do các cơ quan quản lý thực hiện nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả cho công tác quản lý hoạt động OFDI. Tại các cơ quan quản lý như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, thậm chí tại cơ quan ngôn luận của Chính phủ (báo Điện tử Chính phủ), khá nhiều bài viết, báo cáo đã được thực hiện như: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KHĐT hàng năm đều thực hiện các báo cáo và đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trình lên Chính phủ, và công bố rộng rãi trên cổng thông tin của Cục Đầu tư nước ngoài. Các báo cáo gần đây nhất bao gồm: “Một số giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam” năm 2012; “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam Thành công và hạn chế” năm 2012; “Báo cáo về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài” năm 2013... Trong các báo cáo, bài viết, Cục Đầu tư nước ngoài đã đưa ra nhiều quan điểm và giải pháp nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này. Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Công thương trong năm 2013 cũng đã tổng kết công tác quản lý liên quan đến hoạt động OFDI, trong đó đánh giá sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ KHĐT, Bộ Công thương, đặc biệt là trong khâu hậu kiểm. Ngân hàng Nhà nước, trong “Báo cáo tổng kết năm thi hành Pháp lệnh Ngoại hối” thực hiện năm 2011 đã đưa ra quan điểm về công tác quản lý ngoại hối theo hướng quản lý chặt chẽ đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Tất cả các quan điểm, giải pháp mà các Bộ, cơ quan ngang Bộ đưa ra để quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nói riêng đều chỉ đứng dưới góc độ của Nhà nước, cụ thể là dưới góc độ quản lý của chính Bộ, cơ quan ngang Bộ đó. Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp, quan điểm quản lý của các Bộ, ban, ngành không được sự đồng tình ủng hộ của các doanh nghiệp. Luận án tiếp thu và có nhận xét quan điểm của các Bộ, ngành trong quản lý đối với hoạt động OFDI, song có tính đến quan điểm và lợi ích của các doanh nghiệp để đưa ra giải pháp hài hòa và hợp lý nhất dưới giác độ khoa học. Bên cạnh những báo cáo chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước, nhiều công trình của các tác giả, là những nhà nghiên cứu, những cán bộ đã và đang làm công tác quản lý trực tiếp đối với hoạt động OFDI. Những bài viết là tổng kết kinh nghiệm quản lý OFDI của các nước khác và gợi ý áp dụng cho Việt Nam; hoặc là những đúc kết kinh nghiệm quản lý của bản thân. Ngoài ra, có nhiều công trình chỉ mang tính chất tổng kết kinh nghiệm quản lý đối với OFDI trên thế giới. Với bài viết của tác giả Lê Xuân Sang, 2011, chủ yếu chỉ tập trung vào các giải pháp quản lý mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động OFDI chứ chưa đề cập đến các giải pháp mang tính chất tổng thể. Còn tác giả Vũ Văn Chung, 2012, lại mới chỉ tiếp cận ở phạm vi của Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời cũng chưa nêu kinh nghiệm tổng kết rút ra từ bài học của Nhật và Hàn Quốc và giải pháp cụ thể nên áp dụng đối với Việt Nam là như thế nào. Tác giả Phan Hữu Thắng, 2013, lại tổng kết công tác quản lý dưới góc nhìn đầy kinh nghiệm của nhà quản lý. Tác giả cũng đưa ra một vài góc nhìn giúp công tác quản lý hoạt động ĐTRNN có hiệu quả hơn. Mặc dù chưa đề cập đầy đủ mọi góc cạnh của công tác quản lý, và cũng mới chỉ nhìn ở góc độ định hướng, song, đây cũng là một công trình có thể sử dụng để tham khảo trong công tác quản lý của các cơ quan Nhà nước. Một số bài viết của các tác giả khác trên các tạp chí chuyên ngành cũng phân tích hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới góc độ pháp lý như Minh Hằng, 2009; Lương Bằng, 2013.. Tuy nhiên, các bài viết chỉ mang tính chất điểm tin lại những khó khăn, thách thức trong hoạt động quản lý ĐTRNN và các đề xuất từ các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành. Các tác giả không đưa ra đề xuất hay ý kiến thảo luận của riêng mình. Tác giả Luận án cũng đã có một công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý đối với hoạt động OFDI, song mới chỉ tiếp cận ở phạm vi hẹp, tập trung vào chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, và chủ yếu thực hiện tại thị trường ASEAN. 2.2.4. Các nghiên cứu về đổi mới quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Vấn đề đổi mới quản lý nhà nước không mới, có nhiều tác giả cũng đề cập đến vấn đề này trong nhiều góc độ khác nhau, như Phạm Ngọc Quang, 2006; Nguyễn Duyên Cường, 2012….. Song đổi mới quản lý nhà nước trong hoạt động OFDI thì chưa có công trình nào đề cập đến. Trong quá trình làm Luận án, tác giả cũng sẽ tiếp thu các quan điểm, nội dung về đổi mới của các nghiên cứu trước, để làm nền tảng cho việc phát triển nghiên cứu của mình trên một lĩnh vực mới. Như vậy, điểm qua tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy, mặc dù có một vài nghiên cứu và quan điểm của các cá nhân, tổ chức về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, song không có một công trình hoặc nghiên cứu nào trùng lặp với nội dung và phạm vi nghiên cứu của Luận án. Vì vậy, có thể khẳng định, đề tài: “Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài” là đề tài mới. 3. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ nội dung quản lý nhà nước và đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra định hướng và giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI theo hướng khuyến khích, phù hợp với quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI. Luận án phân tích các cơ chế và chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các DN VN để thấy sự cần thiết phải đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động này trong tương lai. Bên cạnh đó, Luận án cũng nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp của các DN VN ra nước ngoài theo sự thay đổi của hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước, để thấy được tác động và mối tương quan giữa quản lý nhà nước và hoạt động OFDI của doanh nghiệp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Luận án nghiên cứu hoạt động quản lý tại các cơ quan nhà nước như: Chính phủ, Bộ KHĐT, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, NHNN. Đồng thời Luận án cũng nghiên cứu hoạt động đầu tư của một số DN VN, điển hình như: Viettel, BIDV, Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn dầu khí Việt Nam, và một số doanh nghiệp khác; các quan điểm, định hướng, quy định, chính sách quản lý của Nhà nước điều tiết trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp từ năm 1989 đến năm 2014, đồng thời nghiên cứu hệ thống quản lý nhà nước về lĩnh vực OFDI từ năm 1999 cho đến nay. Năm 1999 là mốc thời gian bắt đầu ban hành Nghị định 221999, là văn bản được coi là đặt nền móng cho hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Về nội dung nghiên cứu: Tác giả tiếp cận trên góc độ nội dung quản lý nhà nước để phân tích hoạt động quản lý nhà nước và đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực OFDI, từ đó, đưa ra các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với OFDI trong bối cảnh kinh tế mới. 5. Phương pháp nghiên cứu, khung lý thuyết, nguồn thông tin và phương pháp xử lý thông tin 5.1. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh… để phân tích, làm sáng tỏ các nội dung liên quan đến cơ sở lý luận và thực trạng đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI. Ngoài ra, tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp định tính trong nghiên cứu, trong đó, tác giả sử dụng các dữ liệu thứ cấp, cũng như dữ liệu sơ cấp theo kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia để phân tích cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; kinh nghiệm đổi mới quản lý OFDI của một số nước trên thế giới (đề tài lựa chọn các nước châu Á, bởi sự gần gũi về đặc điểm văn hóa và sự tương đồng trong quá trình phát triển kinh tế); tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam từ năm 1989 đến 2014; quá trình quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI từ năm 1999 đến nay. Các số liệu sơ cấp thu thập được từ khảo sát các DN OFDI, các cơ quan quản lý được tác giả sử dụng để chứng minh các nhận định, đánh giá về đổi mới quản lý nhà nước đối với OFDI của Việt Nam. 5.2. Khung lý thuyết nghiên cứu: Đề tài dựa trên cơ sở các lý thuyết về thương mại và đầu tư quốc tế của các học giả nước ngoài như lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm (Venon) lý thuyết về mô hình OLI và ILP (Dunning) để thấy được hoạt động OFDI là tất yếu. Bên cạnh đó, để giải thích cho sự can thiệp của nhà nước và các mô hình quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI, Luận án sử dụng lý thuyết thể chế và các nghiên cứu thực chứng về quá trình chuyển đổi các chính sách quản lý từ hạn chế dần sang tự do hóa của nước chủ đầu tư đối với hoạt động OFDI của các DN trong nước (IMF, 2005b; Helleiner 1997, p.9; UNCTAD 2005d), mô hình quản lý nhà nước đối với OFDI dựa vào môi trường kinh tế và tính liên tụcgián đoạn trong các thể chế chính trị kinh tế (Svetla Marinova, John Child and Marin Marinov, 2012). Trên cơ sở đó để đánh giá hoạt động OFDI của DNVN, cũng như hoạt động quản lý nhà nước đối với OFDI, từ đó đưa ra những quan điểm và giải pháp đổi mới quản lý nhà nước hoạt động OFDI ở Việt Nam nhằm mục tiêu phát triển nền kinh tế bền vững, trong định hướng đến năm 2020. 5.3. Thông tindữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu: Đối với dữ liệu thứ cấp: Lấy số liệu từ các nguồn: các cơ quan quản lý chuyên ngành, như: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam; Các Bộ, ngành quản lý OFDI hoặc hoạt động FDI của một số quốc gia như: Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan; Diễn đàn Thương mại và Phát triển LHQ – UNCTAD... Bên cạnh đó, Luận án còn sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập được từ Website của một số DN VN đầu tư ra nước ngoài. Đối với dữ liệu sơ cấp: Số liệu thu thập được thông qua việc gửi phiếu điều tra các DN OFDI và các cơ quan quản lý, kết hợp với phỏng vấn sâu chuyên gia. Mẫu điều tra: Đối với doanh nghiệp: Điều tra trực tiếp 50 cán bộ phụ trách hoạt động OFDI tại các doanh nghiệp đã và đang thực hiện OFDI. Số phiếu được gửi đi là 50, thu về là 46 phiếu. Mẫu 46 doanh nghiệp đảm bảo được tính đại diện, do hiện nay chỉ có khoảng trên 400 DN thực hiện đầu tư ra nước ngoài, như vậy, tỷ lệ DN được khảo sát đạt khoảng 10%. Về số vốn đầu tư, số DN tham gia khảo sát có tổng vốn đầu tư là hơn 6 tỷ USD, chiếm khoảng 30,4% tổng giá trị đầu tư ra nước ngoài của VN. Về cơ cấu: 46 DN tham gia khảo sát bao gồm cả DN Nhà nước và DN tư nhân. Về lĩnh vực đầu tư: các DN khảo sát thực hiện đầu tư đa dạng trên nhiều lĩnh vực, từ sản xuất, đến kinh doanh các dịch vụ đặc thù như: tài chính, ngân hàng, viễn thông, thông tin, giao thông, xây dựng, tư vấn, du lịch.... Đối với nhà quản lý tại các cơ quan quản lý chuyên ngành: 50 nhà quản lý tại các Bộ KHĐT, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, UBND thành phố HP, các Sở KHĐT HP, Sở Công thương HP, các Bộ khác có liên quan như Bộ LĐXH, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Số phiếu phát ra là 50 phiếu, số phiếu thu về là 47 phiếu. Đối với chuyên gia: Phỏng vấn điều tra 20 chuyên gia kinh tế: là các nhà nghiên cứu, các GS, TS. tại các Vụ, Viện hoặc các cơ quan nghiên cứu về lĩnh vực đầu tư. Số phiếu phát ra là 20, số phiếu thu về là 10 phiếu. 5.4. Phương pháp phân tích thông tindữ liệu đã thu thập được. Phân tích số liệu, bảng biểu dựa trên phương pháp phân tích: Thống kê mô tả, So sánh tỷ lệ, nhằm đánh giá sự thay đổi của các số liệu trong quá khứ, từ đó đưa ra các nhận định và giải pháp phù hợp. Sử dụng phần mềm EViews để phân tích các yếu tố thống kê cơ bản, nhằm khẳng định lại các nhận định mà tác giả đưa ra trong Luận án. 6. Những đóng góp mới của Luận án Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Luận án có một số đóng góp mới, cụ thể như sau: Thứ nhất, Luận án đã tổng quan cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó nêu rõ các mục tiêu, phương pháp quản lý, nội dung và mô hình quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI; các vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước như xác định mục tiêu, nội dung, cách thức đổi mới quản lý nhà nước, các yếu tố tác động đến đổi mới quản lý nhà nước. Thứ hai, Luận án tổng kết một số bài học thành công và chưa thành công từ kinh nghiệm đổi mới quản lý nhà nước đối với OFDI của một số nước châu Á (như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan...). Đây là cơ sở quan trọng để đối chiếu và so sánh để đánh giá hoạt động đổi mới quản lý nhà nước tại Việt Nam. Thứ ba, Luận án đã đi sâu phân tích tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam từ năm 1989 – 2014; quá trình đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI tại Việt Nam. Tác giả cũng đã sử dụng các số liệu điều tra thu thập được để đánh giá đổi mới quản lý nhà nước, nhìn dưới nhiều góc độ: cơ quan quản lý, các DN và các chuyên gia kinh tế, từ đó cho thấy sự cần thiết phải tăng cường đổi mới quản lý nhà nước đối với OFDI. Trên cơ sở các kết quả phân tích dữ liệu điều tra, tác giả đánh giá những thành công và hạn chế trong đổi mới quản lý của nhà nước đối với hoạt động OFDI Thứ tư,, tác giả đã phân tích bối cảnh kinh tế thế giới, khu vực và Việt Nam; xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tác động đến sự đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI của DNVN. Đây là những cơ sở để thực hiện các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước trong hoạt động OFDI, đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước, xã hội theo các mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Song song với các giải pháp đổi mới quản lý, Luận án cũng đưa ra một số nội dung kiến nghị DN để đảm bảo đổi mới quản lý nhà nước được thực hiện có hiệu quả. 7. Kết cấu đề tài: Ngoài mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội dung chính của luận án bao gồm 3 chương: Chương 1. Một số lý luận chủ yếu và kinh nghiệm về đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Chương 2. Thực trạng đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Chương 3. Định hướng và giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CHỦ YẾU VÀ KINH NGHIỆM VỀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI 1.1. Các lý thuyết về OFDI và quản lý nhà nước đối với OFDI 1.1.1. Lý thuyết về OFDI 1.1.1.1. Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm Lý thuyết này được Raymond Vennon xây dựng vào năm 1966, trong đó đề cập đến yếu tố quyết định việc các doanh nghiệp phải thực hiện đầu tư ra ngoài để chiếm lĩnh thị trường quốc tế là do chu kỳ phát triển của sản phẩm. Theo lý thuyết này, vòng đời của một sản phẩm bao gồm 4 thời kỳ: thời kỳ sản phẩm mới, thời kỳ sản phẩm hoàn thiện, thời kỳ sản phẩm chín muồi (tiêu chuẩn hóa), thời kỳ suy thoái. Việc kéo dài vòng đời tồn tại của sản phẩm luôn là điều mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Song nhu cầu trên thị trường trong nước luôn hạn hẹp, muốn kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, nhằm tăng thêm doanh thu, các doanh nghiệp có thể lựa chọn việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài nhằm tạo ra thị trường mới cho sản phẩm; hoặc thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lý thuyết này cũng giải thích tại sao các nhà sản xuất trong nước lại chuyển hướng hoạt động kinh doanh từ chỗ xuất khẩu sản phẩm sang thực hiện FDI. Trong đó, Vennon giả định rằng, đầu tiên các nhà sản xuất tại chính quốc đạt được lợi thế độc quyền xuất khẩu nhờ việc cho ra đời những sản phẩm mới, hoặc cải tiến những sản phẩm đang được sản xuất dành riêng cho thị trường nước h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
- -LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
RA NƯỚC NGOÀI
NGÀNH KINH TẾ
VŨ THỊ MINH NGỌC
Hà Nội – 2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sỹ có tiêu đề: “Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu được sử dụng trong Luận án cónguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực Kết quả nêu trong Luận án chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác
Hà nội, ngày 23 tháng 2 năm 2016
Tác giả Luận án
Vũ Thị Minh Ngọc
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sựhướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đếnBan giám hiệu, khoa Sau Đại học, bộ môn Đầu tư và Chuyển giao công nghệ -Trường đại học Ngoại thương, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế - Trường đạihọc Kinh tế Quốc dân Xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn, PGS.TS VũChí Lộc và TS Nguyễn Thị Việt Hoa, đã trực tiếp chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quátrình nghiên cứu và hoàn thành luận án
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, làm việc và hoàn thànhluận án
Tôi xin chân thành cảm ơn
Hà nội, ngày 23 tháng 2 năm 2016
Tác giả Luận án
Vũ Thị Minh Ngọc
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT vi
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHỦ YẾU VÀ KINH NGHIỆM VỀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI 18
1.1 Các lý thuyết về OFDI và quản lý nhà nước đối với OFDI 18
1.1.1 Lý thuyết về OFDI 18
1.1.2 Các lý thuyết liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI 21
1.2 Các vấn đề chung về quản lý nhà nước và đổi mới quản lý nhà nước đối với OFDI 24
1.2.1 Các vấn đề chung về quản lý nhà nước đối với OFDI 24
1.2.2 Một số vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI 30
1.2.3 Các yếu tố tác động đến đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI 33
1.3 Bài học kinh nghiệm của một số nước châu Á trong đổi mới quản lý nhà nước đối với OFDI 38
1.3.1 Bài học thành công cần áp dụng 38
1.3.2 Những bài học kinh nghiệm chưa thành công cần tránh trong đổi mới quản lý OFDI 56
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 59
2.1 Khái quát thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DNVN giai đoạn 1989 - 2014 59
2.1.1 Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo thị trường 59 2.1.2 Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo giai đoạn đầu tư.62
Trang 62.1.3 Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo lĩnh vực: 64
2.1.4 Thực trạng OFDI theo hình thức đầu tư tại nước ngoài và theo hình thức sở hữu của công ty mẹ ở VN 66
2.2 Thực trạng đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI ở Việt Nam 67 2.2.1 Quan hệ Nhà nước song phương và đa phương về lĩnh vực đầu tư 67
2.2.2 Định hướng phát triển đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam 69
2.2.3 Thay đổi cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài 73
2.2.4 Đổi mới trong thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến OFDI 81
2.2.5 Công tác kiểm tra, giám sát sau cấp GCNĐT 91
2.3 Đánh giá đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của DNVN ra nước ngoài 92
2.3.1 Những điểm đạt được 92
2.3.2 Hạn chế còn tồn tại 96
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 111
3.1 Quan điểm, định hướng của Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài đến năm 2020 111
3.1.1 Ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế, trong nước và xu hướng OFDI của doanh nghiệp Việt Nam đến việc đổi mới quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam 111
3.1.2 Định hướng của Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài đến năm 2020 117
3.2 Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DNVN 117
3.2.1 Đổi mới tư duy và quan điểm quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI của DNVN 117
3.2.2 Đổi mới phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI 122
3.2.3 Đổi mới cơ chế chính sách quản lý OFDI 123
3.2.4 Tăng cường tính thực thi pháp luật về OFDI 130
Trang 73.2.5 Hoàn thiện hệ thống thông tin quốc gia về OFDI 143
3.3 Một số đề xuất khác đối với DN đầu tư ra nước ngoài của VN 145
3.3.1 Tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu thị trường 145
3.3.2 Chủ động xây dựng chiến lược đầu tư có hiệu quả 147
3.3.3 Tăng cường hợp tác với tổ chức của Việt Nam ở trong và ngoài nước để nhận được sự hỗ trợ cần thiết 150
3.3.4 Chủ động xây dựng năng lực cạnh tranh 150
3.3.5 Tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp với Nhà nước và xã hội 151
KẾT LUẬN 153
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
Trang 8DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
ĐTRNN Đầu tư ra nước ngoài
GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư
GCNĐKĐT Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
GTGT Giá trị gia tăng
KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư
Trang 9DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết
Investment Agreement
Hiệp định đầu tư toàn diệnASEAN
AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN
AIA ASEAN Investment Area Khu vực đầu tư ASEAN
APEC Asia-Pacific Economic
ASEM The Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu
AVIC Association of Vietnamese
Investors in Cambodia
Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Namsang Campuchia
AVIL Association of Vietnamese
Investors into Laos
Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Namsang Lào
AVIM Association of Vietnamese
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
OFDI Outward Foreign Direct
Investment
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoàiWTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Mô hình quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI 29
Bảng 1.2 Các biện pháp quản lý đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc 53
Bảng 2.1 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo đối tác (Các dự án còn hiệu lực lũy kế đến 31/12/2014) 59
Bảng 2.2 Vốn OFDI của Việt Nam các giai đoạn từ 1989 - 2014 62
Bảng 2.3 Cơ cấu OFDI theo ngành 65
Bảng 2.4 Hình thức đầu tư trong các DA OFDI của VN 66
Bảng 2.5 Quá trình thay đổi trong quy định của Việt Nam về quản lý ngoại hối đối với hoạt động OFDI 77
Bảng 2.6 Thẩm quyền cấp GCNĐT đối với các DA OFDI theo Luật Đầu tư 2005 và Luật Đầu tư 2014 84
Bảng 2.7 So sánh quy mô vốn OFDI của VN qua các giai đoạn giai đoạn 1989 -2005 và giai đoạn 2006 - tháng 3/2013 95
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cơ cấu OFDI theo số dự án 61
Hình 2.2 Cơ cấu OFDI theo tổng vốn 61
Hình 2.3 Cơ cấu OFDI theo vốn của nhà đầu tư Việt Nam 61
Hình 2.4 Mô hình quản lý tương tác đối với các dự án có vốn OFDI ở VN 82
Hình 2.5 Mô hình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ở Việt Nam 86
Hình 2.6 Đánh giá của DN về sự hỗ trợ cho hoạt động OFDI từ phía các cơ quan quản lý nhà nước 89
Hình 2.7 Tình hình áp dụng phương tiện tiện điện tử trong hoạt động trao đổi thông tin tại các cơ quan quản lý hoạt động OFDI của VN 103
Hình 2.8 Đánh giá của DN tham gia điều tra về hệ thống PL về OFDI của VN104 Hình 2.9 Công tác quản lý hoạt động OFDI tại cơ quan quản lý của VN 106
Hình 2.10 Khó khăn từ phía các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI của DN VN 106
Hình 2.11 Hạn chế của DN OFDI Việt Nam 109
Hình 3.1 Quy trình thủ tục cấp chứng nhận đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 132
Hình 3.2 Mô hình trao quyền cấp phép đầu tư cho NHNN 135
Hình 3.3 Quy trình quản lý sau cấp GCN đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 137
Hình 3.4 Tam giác hỗ trợ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 140
Trang 12LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài bắt đầu đượcthực hiện từ năm 1989 với dự án đầu tư tại Nhật trong lĩnh vực môi giới hàng hảicủa Liên hiệp hàng hải Việt Nam (với tổng vốn đầu tư là 563.380 USD) Tiếp theo
đó, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu hoạt động đầu tư tại các địa bàn đầu tư lâncận như Lào, Campuchia, Singapore Năm 1992, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tưsang Singapore, và sau đó một năm, thì đầu tư sang Lào, bước đầu công cuộc kinhdoanh tại các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á Sau đó, các dự án đầu tưbắt đầu đi xa hơn đến các quốc gia ở châu Âu như Nga, Luxemburg Các lĩnh vựcđầu tư kinh doanh chủ yếu là chế biến, kinh doanh thiếc; sản xuất nông nghiệp, chănnuôi và sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc chữabệnh và dược liệu Những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực đầu tư ra nướcngoài chủ yếu là những doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện đầu tư dưới hình thứcLiên doanh và hoạt động theo các chương trình hợp tác đầu tư giữa các nước Hoạtđộng đầu tư trong thời kỳ này vẫn mang tính sơ khai, nhỏ lẻ và cầm chừng Chỉ đếnnăm 1999, khi Nghị định 22/1999/NĐ-CP về đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp ViệtNam ra nước ngoài được ban hành, thể hiện sự công nhận về mặt luật pháp đối vớilợi ích của các dự án đầu tư ra nước ngoài, thì hoạt động này trở nên sôi nổi hơn Từ
đó cho đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng tìm kiếm cơ hội đầu
tư trên thị trường nước ngoài
Cho đến nay, các quan điểm và chính sách quản lý của nhà nước đối với hoạtđộng OFDI đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, theo hướng khuyến khích cácnhà đầu tư Việt Nam thực hiện các chiến lược “đầu tư toàn cầu” Cùng với việc banhành Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (thaythế cho Nghị định 22/1999), Thông tư số 10/2006/TT - NHNN về hướng dẫn việc
tổ chức tín dụng cho khách hàng vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; hay gần đây
là Thông tư 11/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà đầu tưViệt Nam đầu tư ra nước ngoài; hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của cácdoanh nghiệp Việt Nam được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và tạo điều kiện thuận lợihơn Điều đó được thể hiện thông qua việc các dự án và quy mô vốn đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài liên tục tăng từ năm 2005 đến nay
Trang 13Tính đến tháng 12 năm 2014, Việt Nam đã có 930 dự án đầu tư ra nước ngoàivới tổng vốn của các nhà đầu tư Việt Nam đạt 19,7 tỷ USD tại 67 quốc gia và vùnglãnh thổ; vốn thực hiện luỹ kế ước đạt khoảng hơn 4 tỷ USD Các dự án đầu tư củadoanh nghiệp Việt Nam đã đem lại một số kết quả bước đầu, đóng góp vào sự pháttriển chung của nền kinh tế như: chuyển lợi nhuận về nước khoảng 550 triệu USD,tạo ra hàng nghìn việc làm cho người lao động Việt Nam tại nước ngoài thông quacác dự án đầu tư, thực hiện chuyển lợi nhuận bằng nguyên liệu về nước, đảm bảonguồn cung nguyên vật liệu ổn định cho hoạt động sản xuất ở Việt Nam.
Tuy nhiên, song song với những kết quả đạt được, dường như dưới tác độngcủa khủng hoảng kinh tế toàn cầu, còn nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài chậm triểnkhai, thậm chí ngừng hoạt động do nhiều lý do khác nhau Đa số các dự án đầu tư
có quy mô lớn đều có sử dụng vốn của nhà nước Chính vì vậy, việc triển khai hoạtđộng đầu tư ít hiệu quả gây lãng phí lớn đối với nguồn vốn xã hội, gây áp lực đếnquỹ dự trữ ngoại hối quốc gia Bên cạnh đó, nhiều dự án đầu tư không thực hiện đầu
tư sản xuất mà nhằm mục đích đầu cơ, chuyển tài sản ra nước ngoài Một số doanhnghiệp không thực hiện việc báo cáo thường niên về hoạt động đầu tư, lợi nhuậnđầu tư, một số dự án đầu tư chấm dứt hoạt động, thay đổi địa chỉ mà không báo cáo
về trong nước, một số dự án bị phá sản… khiến Chính phủ Việt Nam lo ngại về hiệuquả của các dự án đầu tư ra nước ngoài, điều đó dẫn tới có nhiều quan điểm chorằng nên thắt chặt hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài do lo sợ rằng nếu khơithông ĐTRNN sẽ làm nguồn vốn chảy ra ngoài, "thất thoát" ngoại hối trong khi thịtrường ngoại hối trong nước nhiều khi căng thẳng vì thiếu hụt nguồn cung
Chính vì vậy mà từ năm 2009 cho đến nay, Chính phủ hầu như không có thêmđộng thái nào để thực hiện việc khuyến khích xu hướng đầu tư này Trong bối cảnh
đó các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục đầu tư ra nước ngoài, vì đây là một xuthế tất yếu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Không đổi mới cách thứckhuyến khích hỗ trợ, thiếu đồng bộ và lạc hậu về chính sách đang là những rào cảnlớn ở trong nước cho đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.Điều này cũng khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp bất lợi hơn so với các đối thủđến từ các quốc gia khác… khi họ có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để thực hiện khaokhát chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là vào những thị trường khá hấp dẫn nhưASEAN, và một số nước khác ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Trang 14Thực tế thì trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nóichung và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nói riêng ở Việt Nam hiện nay còn nhiềuvướng mắc Vướng mắc ngay từ trong các văn bản pháp luật và trong thực thi cácchính sách pháp luật tại các bộ, ngành Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế, hệthống chính sách của Việt Nam phải có sự thay đổi để phù hợp với các quy địnhquốc tế, đồng thời phù hợp với các thực tiễn kinh doanh Sự tác động và can thiệpcủa Nhà nước vào các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp phải thực hiện theohướng giảm dần Chính vì vậy, để quản lý tốt các hoạt động OFDI trong bối cảnhnền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, đòi hỏi phải đổi mới các cơ chế,phương pháp quản lý nhà nước Các hoạt động quản lý của nhà nước phải được thựchiện theo hướng tăng cường tính chủ động cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện chocác doanh nghiệp Việt Nam khẳng định được vị thế ở nước ngoài, nhưng đồng thờicũng đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững theo các mục tiêu kinh tế - xã hội đã
đặt ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Đề tài “Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài”
với hy vọng có thể phục vụ công tác xây dựng và hoạch định chính sách của nhànước, đồng thời góp phần giải quyết được một số vướng mắc của doanh nghiệp,thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài,qua đó, nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của
đề tài ở trong và ngoài nước
2.1 Các nghiên cứu ngoài nước
Việc khuyến khích các DN trong nước mang vốn, công nghệ đi đầu tư ra nướcngoài không phải là mới lạ ở các nước khác trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia
có tỷ lệ đầu tư ra nước ngoài nhiều như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc…
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu chính sách, chiến lược của các quốc gia trên thếgiới đầu tư ra nước ngoài, song trên thế giới chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản
lý nhà nước của Việt Nam đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanhnghiệp Việt Nam
Tuy nhiên, có nhiều công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vàquản lý đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia trên thế giới, về cả lý luận lẫn thực tiễn
áp dụng Đây là những tài liệu tham khảo quý giá để tác giả Luận án có thể sử dụng đểrút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng cho quá trình hoàn thành Luận án này
Trang 152.1.1 Lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Cho đến nay có nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nướcngoài, ở cả góc độ đầu tư vào trong nước và đầu tư ra nước ngoài
Về mặt lý thuyết, trong các lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cần phải
kể đến các lý thuyết của Dunning Đây là những lý thuyết nền tảng cho hoạt độngđầu tư quốc tế
Dunning và Narula, 1996 đã xác định ba loại động cơ cơ bản trong đầu tư:động cơ tìm kiếm hiệu quả, động cơ tìm kiếm thị trường và động cơ tìm kiếm tàisản chiến lược Theo đó, địa bàn và lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài phụ thuộc vàogiai đoạn phát triển của nước chủ đầu tư (Dunning phân loại thành 5 giai đoạn trongtiến trình phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài) Cũng tác giả Dunning, năm 1980
và sau đó là năm 2000, phát triển lý thuyết chiết trung, trên cơ sở mở rộng lý thuyếtquốc tế hóa của doanh nghiệp đa quốc gia và kết hợp với lý thuyết các yếu tố lợithế Các mô hình chiết trung nhấn mạnh rằng lợi thế về địa điểm là một yếu tố quantrọng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài Mô hình chiết trung thừa nhận chung rằngdòng FDI chảy từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển nhiều hơn kể từkhi các công ty đầu tư từ các nước phát triển có một số lợi thế sở hữu mà các công tyđịa phương ở các nước kém phát triển hơn không có được Mô hình cũng đề cập rằngcác công ty trong nước ở các nước đang phát triển đầu tư sang các nước phát triển là
vì những lý do liên quan đến quốc tế hóa Nhìn chung, hoạt động chuyển vốn FDIgiải thích tác động của các cơ hội kinh tế được tạo ra bởi cả nhu cầu thị trường và cácđặc tính chi phí thấp của nước nhận đầu tư và nước chủ đầu tư Cụ thể là, dòng FDIthường chuyển sang các nước có chỉ số tăng trưởng kinh tế cao, cho phép các doanhnghiệp giảm chi phí và tăng lợi nhuận
Về nghiên cứu thực chứng, nhiều tác giả đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đặc biệt là của các nước đang và kém phát triển.Tác giả Khanindra Ch Das, 2012, khi nghiên cứu một mẫu lớn các nước pháttriển từ năm 1996 đến năm 2010 đã cho thấy các nước đang phát triển đã tích cựcđầu tư ra nước ngoài, và trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thờitạo ra và duy trì yếu tố cạnh tranh với các nước phát triển Phát hiện thực nghiệmcủa tác giả này cũng cho thấy sự phát triển hợp lý của nền kinh tế vĩ mô (thể hiệnqua sự tăng trưởng cao hơn nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế), xu hướng toàn cầuhóa, các rủi ro về chính trị và những nỗ lực phát triển công nghệ của nước chủ đầu
Trang 16tư thông qua hoạt động R&D là những yếu tố quan trọng quyết định đến đầu tư ranước ngoài từ các nước đang phát triển Các phân tích này có ý nghĩa quan trọng,gợi ý cho chính sách quản lý của các nước đang phát triển Các nước cũng cần đảmbảo thực hiện công tác quản lý phù hợp, thực hiện thay đổi chính sách trong một sốlĩnh vực cụ thể để hoạt động OFDI không làm gia tăng các chi phí đầu tư trongnước.
Các tác giả Dimitrios Kyrkilis và Pantelis Pantelidis, 2003, đã chứng minh cácyếu tố vĩ mô như thu nhập, tỷ giá, công nghệ, nguồn nhân lực và sự cởi mở của nềnkinh tế có thể tạo nên đặc tính riêng trong hoạt động OFDI của mỗi quốc gia Thôngqua việc sử dụng mô hình phát triển xác định dữ liệu chuỗi thời gian cho năm thànhviên Liên minh châu Âu và bốn quốc gia không thuộc Liên minh châu Âu Mô hìnhnày cho thấy tổng sản phẩm quốc gia được chứng minh là yếu tố quyết định quantrọng nhất đến đầu tư ra nước ngoài Các nước phát triển thuộc Liên minh châu Âuchuyên đầu tư trong lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, trong khi các nước khôngthuộc Liên minh châu Âu lại ưa chuộng đầu tư có sử dụng công nghệ chuyên sâu.Nhìn chung, các tác giả đã chứng minh rằng lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoàicủa các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm quốc gia đó, và cùng một loại nguồnlực thì sẽ có ý nghĩa khác nhau cho các quốc gia khác nhau
Các mô hình về lý thuyết và thực tiễn của các học giả quốc tế đã chứng minhcho dòng chảy của vốn FDI từ trong nước ra nước ngoài là phù hợp với quy luậtkinh tế Đây là những quan điểm được tác giả Luận án tiếp thu và sử dụng trongphần cơ sở lý luận của Luận án
2.1.2 Các nghiên cứu về vai trò và tác động của Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Nghiên cứu về tác động của Nhà nước vào nền kinh tế, nhiều học giả đã sửdụng lý thuyết thể chế để chứng minh cho các luận điểm lý giải về vai trò cũng nhưquá trình chuyển biến từ chính sách hạn chế đến tự do hóa OFDI Có thể kể đến các
công trình nghiên cứu của Peng, 2002; Wright, Filatotchev, Hoskisson, & Peng,
2005 Boddewyn và Brewer, 1994; IMF, 2005; Helleiner 1997, p.9; UNCTAD 2005; Svetla Marinova, John Child and Marin Marinov, 2012 và một số tác giả khác Các
luận điểm của các tác giả này mặc dù chỉ nghiên cứu ở góc độ chung, hay tập trungvào một số trường hợp điển hình như tại các thị trường mới nổi, hay tại TrungQuốc, Nga, song các kết quả nghiên cứu cũng được tác giả Luận án sử dụng theo
Trang 17hướng tiếp thu và phát triển (tác giả có đề xuất các mô hình quản lý nhà nước đốivới hoạt động OFDI trong phần cơ sở lý luận ở chương 1); đồng thời cũng là cơ sở
để so sánh, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với OFDI tại VN
UNCTAD, 2007 đã cho ra một ấn phẩm có tên “Global players from emerging
markets: strengthen enterprise competitiveness through outward investment”, trong
đó có khá nhiều bài viết của nhiều tác giả về xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoàicủa các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc Trong ấn phẩm, các tác giả cũng đã nhấn mạnh việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cónhiều tác động tích cực hơn tiêu cực, trong đó, các doanh nghiệp có thể nâng caonăng lực cạnh tranh, nâng cao hình ảnh của mình ở bình diện quốc tế Chính vì vậy,các quốc gia thường sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ từ chính sách để hiện thực hóa
“giấc mơ đi ra toàn cầu” của các doanh nghiệp trong nước
Các tác giả Chengqi Wang, Junjie Hong, Mario Kafouros và Mike Wright,
2012, đã giải thích các cơ chế mà qua đó chính phủ tác động đến quá trình quốc tếhóa của các công ty trong các thị trường mới nổi Trong đó, chính phủ liên kết vớicác doanh nghiệp Hiệu quả của việc mở rộng thị trường phụ thuộc vào mức độ liênkết giữa doanh nghiệp và chính phủ; và phụ thuộc vào mức độ sở hữu nhà nướctrong doanh nghiệp
Tác giả Seong –Bong Lee, 2007, đã mô tả về kinh nghiệm của Hàn Quốc trongviệc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện đầu tư ra nước ngoài và xuất khẩuhàng hóa, nhằm tăng sự hiện diện của các doanh nghiệp này trên thị trường khu vực vàtoàn cầu Cũng mô tả kinh nghiệm của chính phủ Hàn Quốc trong hoạt động quản lýOFDI, hai tác giả Jung Min Kim, Dong Kee Rhe (2009) đã nêu khá chi tiết về các giaiđoạn phát triển trong chính sách OFDI của Chính phủ Hàn Quốc và các công cụ hỗ trợcho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Hàn Quốc Đây cũng lànhững kinh nghiệm mà Chính phủ Việt Nam có thể học hỏi trong quá trình quản lýhoạt động OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam
2.1.3 Các nghiên cứu về đổi mới quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ tập trung giải thích về nội dung đổi mới, cóthể kể đến các quan điểm về đổi mới như: Đổi mới là những nỗ lực để mang lại sựthay đổi có lợi (West & Farr 1990: 9); Kennedy (1988: 336), dựa trên nghiên cứu
Trang 18của Kelly (1980), chỉ ra rằng một động lực chính để đổi mới thành công là sự khônghài lòng với hiện trạng.
Đổi mới được thừa nhận rộng rãi là một động lực tăng trưởng kinh tế(Abernathy & Utterback, 1978; Abernathy & Clark, 1985; Damanpour, Szabat &Evan, 1989; Drucker, 1985; Nonaka & Takeuchi, 1995; Schumpeter, 1934) Những
nỗ lực tiên phong trong việc thiết lập đổi mới quản lý như là một lĩnh vực nghiêncứu riêng biệt đã được thực hiện bởi Julian Birkinshaw, Gary Hamel và Michael J.Mol (ví dụ như Birkinshaw, Hamel & Mol, 2008; Hamel, 2006; Mol & Birkinshaw,2007; 2009) Trong nghiên cứu của họ, đổi mới quản lý đề cập đến việc giới thiệucác phương pháp quản lý, quy trình, kỹ thuật hoặc cơ cấu tổ chức mới Birkinshaw,Hamel và Mol (2008, p 825) xác định đổi mới quản lý là "sáng chế và thực hiệnmột phương thức quản lý, quy trình, cơ cấu, hoặc kỹ thuật mới với các nhà nước vàđược dự định để tiếp tục theo đuổi mục tiêu tổ chức."
Tác giả chưa thấy có nghiên cứu nào về đổi mới quản lý nhà nước đối vớiOFDI của Việt Nam Song, các lý luận về đổi mới trên sẽ được tác giả tiếp thu đểphát triển trên Luận án của mình
2.2 Các nghiên cứu trong nước
Hiện nay ở Việt Nam, vấn đề về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ngày càng nhậnđược sự quan tâm nhiều hơn từ phía Nhà nước, các Doanh nghiệp Việt Nam và cácnhà khoa học Tuy nhiên, đa số các đề tài nghiên cứu vẫn chỉ dừng ở việc phân tíchthực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các DN VN mà chưa đi sâu vào vấn đềchính sách quản lý của Nhà nước đối với hoạt động này Liệu với xu hướng đầu tưcủa DN VN hiện nay, với tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khókhăn, Chính phủ Việt Nam nên mở rộng hay thắt chặt đối với hoạt động này? Đề tài
“Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài”là đề tài mới, được thực hiện nhằm mục đích đưa
ra các giải pháp góp phần đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài, vừa không cản trở hoạt động của các DN VN, nhưng vẫngiảm thiểu các rủi ro mà hoạt động này đem lại
2.2.1 Về cơ sở lý luận đối với quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài
Đề cập đến những lý luận về lĩnh vực quản lý nhà nước, đã có nhiều công trình
Trang 19nghiên cứu của nhiều tác giả về vấn đề này Tác giả Luận án chỉ xin điểm qua một
số công trình tiêu biểu như: Bùi Văn Thạch, 2010; Lê Quang Mạnh, 2011; TrầnTuấn Linh, 2010; Mai Lan Hương, 2010 Ngoài ra còn có khá nhiều các côngtrình, sách báo viết về quản lý nhà nước, cũng như vai trò của nhà nước thông quahoạt động định hướng, điều tiết khi hoạt động đầu tư – kinh doanh của doanhnghiệp đã phát triển hay hỗ trợ khi hoạt động đó gặp khó khăn, vướng mắc hoặctrong giai đoạn đầu của sự phát triển Tuy nhiên, các công trình trên chưa đề cậpđến quản lý cũng như đổi mới công tác quản lý của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư
ra nước ngoài nói chung, cũng như lĩnh vực OFDI nói riêng
Về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư: Các nghiên cứu về vấn đề nàyđược đề cập đến trong một số công trình của các tác giả như Nguyễn Thị Mão,2001; Ngô Hoài Anh, 2006; Ngô Văn Hiền, 2008; Trần Văn Nam, 2000 Các nghiêncứu trên đã đề cập về mặt lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý của nhà nước tronglĩnh vực đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đối với hoạt động đầu tư trực tiếp Song, hạnchế của các công trình trên là số liệu cũ, một số quan điểm, lý luận về đầu tư không cònphù hợp với tình hình thực tế hiện tại Bên cạnh đó, các công trình này không hề đề cậpđến quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, mới chỉ đề cập đến góc
độ đầu tư trong nước Dù vậy, các quan điểm và lý luận trong các nghiên cứu trên cũng
sẽ được NCS tiếp thu có chọn lọc trong Luận án của mình
Bên cạnh đó, có một số công trình nghiên cứu thực chứng về quản lý nhà nướctrong một số lĩnh vực và địa bàn cũng được NCS tham khảo, như: Nguyễn DuyênCường, 2012 Đây là công trình nghiên cứu gần với đề tài Luận án tiến sỹ của tácgiả Trong đó có hệ thống hóa về cơ sở lý luận đối với quản lý nhà nước, các công
cụ thực hiện quản lý nhà nước Những điểm lý luận của tác giả Nguyễn DuyênCường cũng được tác giả Luận án tham khảo và sử dụng chọn lọc trong Luận án củamình Tuy nhiên, công trình này lại thực hiện ở một lĩnh vực hoàn toàn khác vớilĩnh vực nghiên cứu của Luận án Vì vậy, sẽ không có sự trùng lặp về nội dungnghiên cứu giữa Luận án và công trình của TS Nguyễn Duyên Cường
Nghiên cứu của tác giả Đỗ Đức Bình, 2007, cũng đã nêu lên các khía cạnhquản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, song chỉ giới hạn ở phạm vicác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Mục đíchcủa công trình này là nhằm tăng cường hiệu quả thu hút vốn FDI vào trong nước Vìvậy, giữa nội dung quản lý nhà nước trong công trình của tác giả Đỗ Đức Bình và
Trang 20của tác giả Luận án không có sự trùng lặp về nội dung nghiên cứu.
2.2.2 Các công trình phân tích về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện có một số công trình là luận án tiến sỹ đã nghiên cứu về vấn đề này, trong
đó, đáng chú ý là công trình của hai tác giả: Nguyễn Hữu Huy Nhựt và Nguyễn HảiĐăng
Tác giả Nguyễn Hữu Huy Nhựt, 2011, trên cơ sở lý luận và các kinh nghiệmđầu tư ra nước ngoài của các nước Đông Á, tác giả đã phân tích tình hình và nhữngthuận lợi, khó khăn đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam Bên cạnh
đó, tác giả thực hiện khảo sát đối với một số doanh nghiệp đã đầu tư và đang có dựđịnh đầu tư ra nước ngoài, từ đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triểncủa hoạt động OFDI của Việt Nam Đồng thời, đưa ra các giải pháp mang tính vĩ
mô cũng như vi mô để đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam Đây cũng làmột công trình nghiên cứu khá chi tiết trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.Song, góc độ tiếp cận của công trình này vẫn chỉ đứng chung chung, các phân tích
đa số đứng dưới góc độ của doanh nghiệp Đề tài là “Chiến lược đầu tư”, song hầunhư chưa thấy phân tích cụ thể hiện nay chiến lược của doanh nghiệp hay chiếnlược đầu tư của Việt Nam đang theo xu hướng nào, có khác gì so với các doanhnghiệp hoặc nước khác trên thế giới Các số liệu khảo sát chỉ được thực hiện tại cácdoanh nghiệp, mà chưa có số liệu từ các cơ quan quản lý để có nhìn nhận đánh giánhiều chiều Các giải pháp đa phần vẫn chỉ xây dựng trên cơ sở góc độ lợi ích kinh
tế thuần túy của doanh nghiệp, chưa đề cập nhiều đến các lợi ích kinh tế, xã hội, anninh, quốc phòng của quốc gia Tác giả cũng chưa phân tích cụ thể nhà nước cần sửdụng những công cụ nào để tác động vào hoạt động OFDI, các điều kiện sử dụngcác công cụ đó, từ đó, phần định hướng và giải pháp đối với Nhà nước chỉ mangtính chất khái quát, chưa chỉ ra cụ thể cần ưu tiên những lĩnh vực đầu tư nào, lộtrình thực hiện các chiến lược đầu tư ra nước ngoài, các cơ quan quản lý cần thayđổi các quan điểm hoặc phương pháp quản lý như thế nào để có thể tạo điều kiệnthúc đẩy hoạt động OFDI, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững củanền kinh tế trong nước
Tác giả Nguyễn Hải Đăng, 2013, lại tiếp cận lĩnh vực này dưới góc độ Kinh tếchính trị Tác giả phân tích chi tiết hơn tình hình đầu tư ra nước ngoài của một sốdoanh nghiệp cụ thể để thấy được xu hướng đầu tư hiện nay của các doanh nghiệp
Trang 21Việt Nam Công trình cũng phân tích hoạt động OFDI gắn với bối cảnh hội nhậpkinh tế quốc tế Phần giải pháp đã đưa ra định hướng đầu tư trọng điểm, trong đó,tác giả chú trọng đến hai thị trường Lào và Campuchia Tuy nhiên, trong công trìnhnày, hầu như tác giả cũng chỉ đề cập đến hoạt động đầu tư trực tiếp dưới góc độ củadoanh nghiệp, chưa đứng dưới góc độ quản lý nhà nước để tiếp cận với lĩnh vựcOFDI Bên cạnh đó, trong phần đánh giá về kết quả và hạn chế, tác giả chưa đánhgiá được hiệu quả của các dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp ViệtNam (kể cả về các chỉ tiêu lợi nhuận, cũng như các chỉ tiêu về lợi ích kinh tế xã hộikhác) Ngoài ra, tác giả cũng không thực hiện khảo sát, đánh giá để tạo ra sức mạnhcho các luận điểm, cũng như giải pháp đã đưa ra.
Ngoài ra, có nhiều công trình được thể hiện dưới hình thức sách tham khảo,các bài báo, đề cập đến tình hình đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ranước ngoài nói chung (Đinh Trọng Thịnh, 2006; Võ Thanh Thu, Ngô Thị NgọcHuyền, 2009; Phạm Tiến, 2011) hoặc sang một thị trường (Anh Vũ - Mai Hà -N.Trần Tâm, 2011; Nguyễn Văn An, 2011; Nguyễn Hòa, 2014) hoặc một khu vựcthị trường cụ thể Bản thân NCS cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đềđầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
Các bài viết trên chỉ là những lát cắt, với phạm vi thu hẹp tại một thị trườnghoặc khu vực, đồng thời cũng mới chỉ dừng lại ở việc mô tả tình hình đầu tư, kết quảcủa hoạt động đầu tư, đồng thời đánh giá những thành công, hạn chế và đưa ra một sốgiải pháp mang tính chất định hướng chung nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư của cácdoanh nghiệp Việt Nam sang các thị trường nhất định Các bài viết trên không đi sâuvào phân tích chính sách quản lý của nhà nước đối với hoạt động OFDI
Trong Luận án của tác giả, ở một góc độ nhất định, có kế thừa và sử dụng chọnlọc các số liệu hoặc thông tin, đặc biệt là các thông tin phỏng vấn các chuyên gia,hoặc người đứng đầu các doanh nghiệp trong các bài viết trên để tạo nên góc nhìn
đa chiều trong thực trạng quản lý đối với hoạt động OFDI ở Việt Nam hiện nay, từ
đó đưa ra những giải pháp phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệptrong bối cảnh toàn cẩu hóa, song vẫn đảm bảo quản lý nhà nước hiệu quả theo mụctiêu phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam
2.2.3 Về khía cạnh quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài.
Có nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố, trong đó có các công trìnhđược thực hiện bởi các chuyên gia kinh tế, đồng thời cũng có nhiều công trình do
Trang 22các cơ quan quản lý thực hiện nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả chocông tác quản lý hoạt động OFDI
Tại các cơ quan quản lý như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, thậmchí tại cơ quan ngôn luận của Chính phủ (báo Điện tử Chính phủ), khá nhiều bàiviết, báo cáo đã được thực hiện như:
- Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT hàng năm đều thực hiện các báo cáo vàđánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trình lên Chính phủ, và công bốrộng rãi trên cổng thông tin của Cục Đầu tư nước ngoài Các báo cáo gần đây nhất
bao gồm: “Một số giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam” năm 2012; “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam- Thành công và hạn chế” năm 2012; “Báo cáo về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài” năm 2013 Trong các
báo cáo, bài viết, Cục Đầu tư nước ngoài đã đưa ra nhiều quan điểm và giải phápnhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này
- Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Công thương trong năm 2013 cũng đã tổng kết côngtác quản lý liên quan đến hoạt động OFDI, trong đó đánh giá sự phối hợp giữa các cơquan quản lý nhà nước như Bộ KH&ĐT, Bộ Công thương, đặc biệt là trong khâu hậukiểm
- Ngân hàng Nhà nước, trong “Báo cáo tổng kết năm thi hành Pháp lệnh
Ngoại hối” thực hiện năm 2011 đã đưa ra quan điểm về công tác quản lý ngoại hối
theo hướng quản lý chặt chẽ đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Tất cả các quan điểm, giải pháp mà các Bộ, cơ quan ngang Bộ đưa ra để quản lýhoạt động đầu tư ra nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nói riêngđều chỉ đứng dưới góc độ của Nhà nước, cụ thể là dưới góc độ quản lý của chính Bộ,
cơ quan ngang Bộ đó Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp, quan điểm quản lý củacác Bộ, ban, ngành không được sự đồng tình ủng hộ của các doanh nghiệp
Luận án tiếp thu và có nhận xét quan điểm của các Bộ, ngành trong quản lý đốivới hoạt động OFDI, song có tính đến quan điểm và lợi ích của các doanh nghiệp đểđưa ra giải pháp hài hòa và hợp lý nhất dưới giác độ khoa học
Bên cạnh những báo cáo chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước, nhiềucông trình của các tác giả, là những nhà nghiên cứu, những cán bộ đã và đang làmcông tác quản lý trực tiếp đối với hoạt động OFDI Những bài viết là tổng kết kinhnghiệm quản lý OFDI của các nước khác và gợi ý áp dụng cho Việt Nam; hoặc lànhững đúc kết kinh nghiệm quản lý của bản thân
Trang 23Ngoài ra, có nhiều công trình chỉ mang tính chất tổng kết kinh nghiệm quản lýđối với OFDI trên thế giới Với bài viết của tác giả Lê Xuân Sang, 2011, chủ yếuchỉ tập trung vào các giải pháp quản lý mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động OFDIchứ chưa đề cập đến các giải pháp mang tính chất tổng thể Còn tác giả Vũ VănChung, 2012, lại mới chỉ tiếp cận ở phạm vi của Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thờicũng chưa nêu kinh nghiệm tổng kết rút ra từ bài học của Nhật và Hàn Quốc và giảipháp cụ thể nên áp dụng đối với Việt Nam là như thế nào.
Tác giả Phan Hữu Thắng, 2013, lại tổng kết công tác quản lý dưới góc nhìnđầy kinh nghiệm của nhà quản lý Tác giả cũng đưa ra một vài góc nhìn giúp côngtác quản lý hoạt động ĐTRNN có hiệu quả hơn Mặc dù chưa đề cập đầy đủ mọigóc cạnh của công tác quản lý, và cũng mới chỉ nhìn ở góc độ định hướng, song,đây cũng là một công trình có thể sử dụng để tham khảo trong công tác quản lý củacác cơ quan Nhà nước
Một số bài viết của các tác giả khác trên các tạp chí chuyên ngành cũng phântích hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới góc độ pháp lý như Minh Hằng, 2009;Lương Bằng, 2013 Tuy nhiên, các bài viết chỉ mang tính chất điểm tin lại nhữngkhó khăn, thách thức trong hoạt động quản lý ĐTRNN và các đề xuất từ các Bộ, cơquan quản lý chuyên ngành Các tác giả không đưa ra đề xuất hay ý kiến thảo luậncủa riêng mình
Tác giả Luận án cũng đã có một công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý đốivới hoạt động OFDI, song mới chỉ tiếp cận ở phạm vi hẹp, tập trung vào chính sáchkhuyến khích đầu tư ra nước ngoài, và chủ yếu thực hiện tại thị trường ASEAN
2.2.4 Các nghiên cứu về đổi mới quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Vấn đề đổi mới quản lý nhà nước không mới, có nhiều tác giả cũng đề cập đến
vấn đề này trong nhiều góc độ khác nhau, như Phạm Ngọc Quang, 2006; Nguyễn
Duyên Cường, 2012…
Song đổi mới quản lý nhà nước trong hoạt động OFDI thì chưa có công trìnhnào đề cập đến Trong quá trình làm Luận án, tác giả cũng sẽ tiếp thu các quanđiểm, nội dung về đổi mới của các nghiên cứu trước, để làm nền tảng cho việc pháttriển nghiên cứu của mình trên một lĩnh vực mới
Như vậy, điểm qua tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy, mặc
dù có một vài nghiên cứu và quan điểm của các cá nhân, tổ chức về quản lý nhà
Trang 24nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, song không có một côngtrình hoặc nghiên cứu nào trùng lặp với nội dung và phạm vi nghiên cứu của Luận
án Vì vậy, có thể khẳng định, đề tài: “Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài” là đề tài mới
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ nội dung quản lý nhà nước và đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạtđộng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
- Trên cơ sở đó đưa ra định hướng và giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhànước đối với hoạt động OFDI theo hướng khuyến khích, phù hợp với quá trình hộinhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý nhà nước đối với hoạt độngOFDI Luận án phân tích các cơ chế và chính sách quản lý nhà nước đối với hoạtđộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các DN VN để thấy sự cần thiết phải đổimới quản lý nhà nước đối với hoạt động này trong tương lai Bên cạnh đó, Luận áncũng nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp của các DN VN ra nước ngoài theo sựthay đổi của hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước, để thấy được tác động vàmối tương quan giữa quản lý nhà nước và hoạt động OFDI của doanh nghiệp
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Luận án nghiên cứu hoạt động quản lý tại các cơ quan nhànước như: Chính phủ, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, NHNN Đồngthời Luận án cũng nghiên cứu hoạt động đầu tư của một số DN VN, điển hình như:Viettel, BIDV, Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn dầu khí Việt Nam, và một số doanhnghiệp khác; các quan điểm, định hướng, quy định, chính sách quản lý của Nhànước điều tiết trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
- Thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu hoạt động đầu tư ra nước ngoàicủa các doanh nghiệp từ năm 1989 đến năm 2014, đồng thời nghiên cứu hệ thốngquản lý nhà nước về lĩnh vực OFDI từ năm 1999 cho đến nay Năm 1999 là mốcthời gian bắt đầu ban hành Nghị định 22/1999, là văn bản được coi là đặt nền móngcho hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Trang 25- Về nội dung nghiên cứu: Tác giả tiếp cận trên góc độ nội dung quản lý nhànước để phân tích hoạt động quản lý nhà nước và đổi mới quản lý nhà nước tronglĩnh vực OFDI, từ đó, đưa ra các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với OFDItrong bối cảnh kinh tế mới.
5 Phương pháp nghiên cứu, khung lý thuyết, nguồn thông tin và phương pháp xử lý thông tin
5.1 Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử, các phương pháp tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh… đểphân tích, làm sáng tỏ các nội dung liên quan đến cơ sở lý luận và thực trạng đổi mới quản
lý nhà nước đối với hoạt động OFDI
Ngoài ra, tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp định tính trong nghiên cứu, trong
đó, tác giả sử dụng các dữ liệu thứ cấp, cũng như dữ liệu sơ cấp theo kết quả phỏng vấnsâu chuyên gia để phân tích cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và quản lýnhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; kinh nghiệm đổi mới quản lý OFDIcủa một số nước trên thế giới (đề tài lựa chọn các nước châu Á, bởi sự gần gũi vềđặc điểm văn hóa và sự tương đồng trong quá trình phát triển kinh tế); tình hình đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam từ năm 1989 đến 2014; quá trình quản lýnhà nước đối với hoạt động OFDI từ năm 1999 đến nay Các số liệu sơ cấp thu thậpđược từ khảo sát các DN OFDI, các cơ quan quản lý được tác giả sử dụng để chứngminh các nhận định, đánh giá về đổi mới quản lý nhà nước đối với OFDI của ViệtNam
5.2 Khung lý thuyết nghiên cứu:
Đề tài dựa trên cơ sở các lý thuyết về thương mại và đầu tư quốc tế của cáchọc giả nước ngoài như lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm (Venon) lýthuyết về mô hình OLI và ILP (Dunning) để thấy được hoạt động OFDI là tất yếu.Bên cạnh đó, để giải thích cho sự can thiệp của nhà nước và các mô hình quản lýnhà nước đối với hoạt động OFDI, Luận án sử dụng lý thuyết thể chế và các nghiêncứu thực chứng về quá trình chuyển đổi các chính sách quản lý từ hạn chế dần sang
tự do hóa của nước chủ đầu tư đối với hoạt động OFDI của các DN trong nước(IMF, 2005b; Helleiner 1997, p.9; UNCTAD 2005d), mô hình quản lý nhà nước đốivới OFDI dựa vào môi trường kinh tế và tính liên tục/gián đoạn trong các thể chế
Trang 26chính trị - kinh tế (Svetla Marinova, John Child and Marin Marinov, 2012) Trên cơ
sở đó để đánh giá hoạt động OFDI của DNVN, cũng như hoạt động quản lý nhànước đối với OFDI, từ đó đưa ra những quan điểm và giải pháp đổi mới quản lý nhànước hoạt động OFDI ở Việt Nam nhằm mục tiêu phát triển nền kinh tế bền vững,trong định hướng đến năm 2020
5.3 Thông tin/dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu:
Đối với dữ liệu thứ cấp: Lấy số liệu từ các nguồn: các cơ quan quản lý
chuyên ngành, như: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam;Các Bộ, ngành quản lý OFDI hoặc hoạt động FDI của một số quốc gia như: NhậtBản, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan; Diễn đàn Thươngmại và Phát triển LHQ – UNCTAD
Bên cạnh đó, Luận án còn sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập được từ Websitecủa một số DN VN đầu tư ra nước ngoài
Đối với dữ liệu sơ cấp:
Số liệu thu thập được thông qua việc gửi phiếu điều tra các DN OFDI và các
cơ quan quản lý, kết hợp với phỏng vấn sâu chuyên gia
Mẫu điều tra:
Đối với doanh nghiệp: Điều tra trực tiếp 50 cán bộ phụ trách hoạt động OFDItại các doanh nghiệp đã và đang thực hiện OFDI Số phiếu được gửi đi là 50, thu về
là 46 phiếu Mẫu 46 doanh nghiệp đảm bảo được tính đại diện, do hiện nay chỉ cókhoảng trên 400 DN thực hiện đầu tư ra nước ngoài, như vậy, tỷ lệ DN được khảosát đạt khoảng 10% Về số vốn đầu tư, số DN tham gia khảo sát có tổng vốn đầu tư
là hơn 6 tỷ USD, chiếm khoảng 30,4% tổng giá trị đầu tư ra nước ngoài của VN Về
cơ cấu: 46 DN tham gia khảo sát bao gồm cả DN Nhà nước và DN tư nhân Về lĩnhvực đầu tư: các DN khảo sát thực hiện đầu tư đa dạng trên nhiều lĩnh vực, từ sảnxuất, đến kinh doanh các dịch vụ đặc thù như: tài chính, ngân hàng, viễn thông,thông tin, giao thông, xây dựng, tư vấn, du lịch
Đối với nhà quản lý tại các cơ quan quản lý chuyên ngành: 50 nhà quản lý tạicác Bộ KH&ĐT, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Tàichính, UBND thành phố HP, các Sở KH&ĐT HP, Sở Công thương HP, các Bộkhác có liên quan như Bộ LĐXH, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng Số phiếu phát ra là
Trang 2750 phiếu, số phiếu thu về là 47 phiếu.
Đối với chuyên gia: Phỏng vấn điều tra 20 chuyên gia kinh tế: là các nhànghiên cứu, các GS, TS tại các Vụ, Viện hoặc các cơ quan nghiên cứu về lĩnh vựcđầu tư Số phiếu phát ra là 20, số phiếu thu về là 10 phiếu
5.4 Phương pháp phân tích thông tin/dữ liệu đã thu thập được.
- Phân tích số liệu, bảng biểu dựa trên phương pháp phân tích: Thống kê mô tả,
So sánh tỷ lệ, nhằm đánh giá sự thay đổi của các số liệu trong quá khứ, từ đó đưa racác nhận định và giải pháp phù hợp
- Sử dụng phần mềm EViews để phân tích các yếu tố thống kê cơ bản, nhằmkhẳng định lại các nhận định mà tác giả đưa ra trong Luận án
6 Những đóng góp mới của Luận án
Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt độngđầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Luận án có một số đóng góp mới, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Luận án đã tổng quan cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt
động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó nêu rõ các mục tiêu, phương phápquản lý, nội dung và mô hình quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI; các vấn đề
về đổi mới quản lý nhà nước như xác định mục tiêu, nội dung, cách thức đổi mớiquản lý nhà nước, các yếu tố tác động đến đổi mới quản lý nhà nước
Thứ hai, Luận án tổng kết một số bài học thành công và chưa thành công từ kinh
nghiệm đổi mới quản lý nhà nước đối với OFDI của một số nước châu Á (như NhậtBản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan ) Đây là cơ sở quan trọng để đốichiếu và so sánh để đánh giá hoạt động đổi mới quản lý nhà nước tại Việt Nam
Thứ ba, Luận án đã đi sâu phân tích tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của Việt Nam từ năm 1989 – 2014; quá trình đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạtđộng OFDI tại Việt Nam Tác giả cũng đã sử dụng các số liệu điều tra thu thập được
để đánh giá đổi mới quản lý nhà nước, nhìn dưới nhiều góc độ: cơ quan quản lý, các
DN và các chuyên gia kinh tế, từ đó cho thấy sự cần thiết phải tăng cường đổi mớiquản lý nhà nước đối với OFDI Trên cơ sở các kết quả phân tích dữ liệu điều tra,tác giả đánh giá những thành công và hạn chế trong đổi mới quản lý của nhà nướcđối với hoạt động OFDI
Thứ tư,, tác giả đã phân tích bối cảnh kinh tế thế giới, khu vực và Việt Nam;
xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tác động đến sự đổi
Trang 28mới quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI của DNVN Đây là những cơ sở đểthực hiện các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước trong hoạt động OFDI, đảm bảo hàihòa lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước, xã hội theo các mục tiêu phát triển bền vữngnền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Song song với các giải pháp đổimới quản lý, Luận án cũng đưa ra một số nội dung kiến nghị DN để đảm bảo đổi mớiquản lý nhà nước được thực hiện có hiệu quả.
Trang 29CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHỦ YẾU VÀ KINH NGHIỆM
VỀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI1.1 Các lý thuyết về OFDI và quản lý nhà nước đối với OFDI
1.1.1 Lý thuyết về OFDI
1.1.1.1. Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm
Lý thuyết này được Raymond Vennon xây dựng vào năm 1966, trong đó đềcập đến yếu tố quyết định việc các doanh nghiệp phải thực hiện đầu tư ra ngoài đểchiếm lĩnh thị trường quốc tế là do chu kỳ phát triển của sản phẩm Theo lý thuyếtnày, vòng đời của một sản phẩm bao gồm 4 thời kỳ: thời kỳ sản phẩm mới, thời kỳsản phẩm hoàn thiện, thời kỳ sản phẩm chín muồi (tiêu chuẩn hóa), thời kỳ suythoái Việc kéo dài vòng đời tồn tại của sản phẩm luôn là điều mà doanh nghiệp nàocũng mong muốn Song nhu cầu trên thị trường trong nước luôn hạn hẹp, muốn kéodài tuổi thọ của sản phẩm, nhằm tăng thêm doanh thu, các doanh nghiệp có thể lựachọn việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài nhằm tạo ra thị trường mới cho sảnphẩm; hoặc thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
Lý thuyết này cũng giải thích tại sao các nhà sản xuất trong nước lại chuyển hướnghoạt động kinh doanh từ chỗ xuất khẩu sản phẩm sang thực hiện FDI Trong đó, Vennongiả định rằng, đầu tiên các nhà sản xuất tại chính quốc đạt được lợi thế độc quyền xuấtkhẩu nhờ việc cho ra đời những sản phẩm mới, hoặc cải tiến những sản phẩm đang đượcsản xuất dành riêng cho thị trường nước họ Trong thời kỳ đầu của vòng đời sản phẩmmới, sản xuất vẫn tiếp tục tập trung tại chính quốc ngay cả khi chi phí sản xuất ở nướcngoài có thể thấp hơn Trong thời kỳ này để thâm nhập thị trường nước ngoài các doanhnghiệp có thể thực hiện xuất khẩu hàng hoá sang các thị trường đó Tuy nhiên, khi sảnphẩm đã trở nên chuẩn hoá trong thời kỳ tăng trưởng, các nhà sản xuất sẽ khuyến khíchđầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng chi phí sản xuất thấp và quan trọng hơn là nhằmngăn chặn khả năng để rơi thị trường vào tay các nhà sản xuất địa phương
Tuy nhiên, lý thuyết này cũng chỉ dừng lại ở việc giải thích cho việc đầu tưtrực tiếp nước ngoài của một số doanh nghiệp theo nguyên lý vòng đời quốc tế của
Trang 30sản phẩm mà không giải thích cho việc tại sao các dạng thâm nhập thị trường kháclại không hiệu quả hoặc kém hiệu quả hơn.
Dẫu sao thì lý thuyết này cũng đã đưa đến một cách tiếp cận trong các lý luận vềFDI, giải thích được động cơ của các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài
1.1.1.2 Lý thuyết về đầu tư của Dunning
Có nhiều lý thuyết giải thích cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của cácdoanh nghiệp, trong đó phải kể đến các mô hình lý thuyết của Dunning
Mô hình OLI:
Theo Dunning một công ty dự định tham gia vào các hoạt động FDI cần có 3lợi thế: (1) Lợi thế về sở hữu (Ownership advantages - viết tắt là lợi thế O - baogồm lợi thế về tài sản, lợi thế về tối thiểu hoá chi phí giao dịch); (2) Lợi thế về khuvực (Locational advantages - viết tắt là lợi thế L - bao gồm: tài nguyên của đấtnước, qui mô và sự tăng trưởng của thị trường, sự phát triển của cơ sở hạ tầng,chính sách của Chính phủ) và (3) Lợi thế về nội bộ hoá chi phí (Internalisationadvantages - viết tắt là lợi thế I - bao gồm: giảm chi phí ký kết, kiểm soát và thựchiện hợp đồng; tránh được sự thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho các công ty;tránh được chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế)
Theo lý thuyết chiết trung thì cả 3 điều kiện kể trên đều phải được thoả mãntrước khi có FDI Lý thuyết cho rằng: những nhân tố “đẩy” bắt nguồn từ lợi thế O
và I, còn lợi thế L tạo ra nhân tố “kéo” đối với FDI Những lợi thế này không cốđịnh mà biến đổi theo thời gian, không gian và sự phát triển nên luồng vào FDI ởtừng nước, từng khu vực, từng thời kỳ khác nhau Sự khác nhau này còn bắt nguồn
từ việc các nước này đang ở bước nào của quá trình phát triển và được Dunningphát hiện vào năm 1979
Từ lý thuyết OLI, Dunning đã phát triển lý thuyết IDP - InvestmentDevelopment Path) - Các giai đoạn phát triển của đầu tư Đây là các giai đoạn màmỗi nước thường phải trải qua Mô hình này bao gồm 5 giai đoạn
Giai đoạn 1: lợi thế L của một nước ít hấp dẫn, luồng vào FDI không đáng kể
do hạn chế của thị trường trong nước: thu nhập thấp, cơ sở hạ tầng lạc hậu, giáo dụcyếu kém, lao động không có kỹ năng… và hiếm khi thấy luồng ra FDI
Trang 31Giai đoạn 2: luồng vào của FDI bắt đầu tăng do lợi thế L đã hấp dẫn các nhà
đầu tư: sức mua trong nước bắt đầu tăng, cơ sở hạ tầng đã được cải thiện … FDItrong bước này chủ yếu là đầu tư vào sản xuất để thay thế nhập khẩu và nhữngngành khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc sản xuất ra nguyên vật liệu, sản phẩm
sơ chế Luồng ra của FDI trong giai đoạn này không đáng kể
Giai đoạn 3: luồng vào của FDI bắt đầu giảm và luồng ra lại bắt đầu tăng Khả
năng kỹ thuật của nước sở tại đã tiến tới sản xuất sản phẩm được tiêu chuẩn hoá.Mặt khác lợi thế về lao động giảm dần, nên phải chuyển đầu tư sang những nước cólợi thế tương đương đối về lao động nhằm tìm kiếm thị trường hoặc giành những tàisản chiến lược để bảo vệ lợi thế O Trong giai đoạn này, luồng vào của FDI tậptrung vào những ngành thay thế nhập khẩu có hiệu quả
Giai đoạn 4: lợi thế O của các công ty trong nước tăng lên Những công nghệ
sử dụng nhiều lao động dần dần được thay thế bởi công nghệ sử dụng nhiều vốn.Mặt khác chi phí vốn trở nên rẻ hơn chi phí lao động Kết quả là, lợi thế L của đấtnước sẽ chuyển sang các tài sản FDI từ các nước đang phát triển ở bước 4 sẽ vàonước này để tìm kiếm những tài sản trên hoặc từ các nước kém phát triển hơn nhằmtìm kiếm thị trường và đặt quan hệ thương mại Trong bước này các công ty trongnước vẫn thích thực hiện FDI ra nước ngoài hơn là xuất khẩu sản phẩm, bởi vì họ cóthể khai thác lợi thế I của mình Do vậy, luồng vào và luồng ra của FDI vẫn tăng,nhưng luồng ra sẽ nhanh hơn
Giai đoạn 5: luồng ra và luồng vào của FDI tiếp tục và khối lượng tương tự
nhau Luồng vào từ các nước có mức độ phát triển thấp hơn với mục đích tìm kiếmthị trường và kiến thức; hoặc từ các nước đang phát triển ở bước 4 và 5 để tìm kiếmsản xuất có hiệu quả Do vậy luồng ra và luồng vào là tương tự
Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn 2 trong quá trình phát triển của vốn đầu
tư Các chính sách của Nhà nước chú trọng nhiều hơn đến việc thu hút vốn đầu tưnước ngoài vào Việt Nam Song dòng FDI vào mặc dù có những tác động tích cựcđến sự phát triển nền kinh tế của Việt Nam, nhưng không phải là liều thuốc “thầnkỳ” giúp kinh tế tăng trưởng bền vững Những hệ lụy của dòng vốn này buộc ViệtNam phải chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao năng lực nội tại của bản thân Việccải cách các chính sách kinh tế vĩ mô, đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực củacác doanh nghiệp trong nước là cách để tận dụng được các lợi thế O, giúp nền kinh
Trang 32tế tăng trưởng bền vững Việc cho phép các dòng vốn OFDI cũng là một biện pháp
có thể giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, qua đó nâng caokhả năng cạnh tranh của quốc gia Bên cạnh đó, để đầu tư hiệu quả, các doanhnghiệp cần lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp với năng lực về vốn, công nghệ, kinhnghiệm, trình độ lao động
1.1.2 Các lý thuyết liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI
Quản lý nhà nước được xem như một cơ chế (hay còn gọi là thể chế) tổng hợp(bao gồm: các chính sách, quy định, quy trình, hệ thống, cơ cấu tổ chức, nhân sự vàvv) được tài trợ bởi ngân sách nhà nước và có trách nhiệm quản lý và chỉ đạo việcthực hiện các công việc của các tổ chức hành chính công và tương tác của các tổchức này với các bên liên quan khác ở trong nước, xã hội và môi trường bên ngoài(UNDP, United Nations, 2006)
Chính vì để xem xét vai trò của chính phủ nước chủ đầu tư trong việc hìnhthành và quản lý hoạt động OFDI, các phân tích của Luận án dựa trên cơ sở các Lýthuyết về thể chế kinh tế và các mô hình nghiên cứu thực nghiệm về tự do hóa chínhsách OFDI và mô hình vai trò của chính phủ nước chủ đầu tư đối với hoạt độngOFDI tại một số nước mới nổi
* Lý thuyết về thể chế kinh tế:
Lý thuyết thể chế giải thích: thể chế chính là các quy tắc ứng xử, những ràngbuộc do con người tạo ra để điều chỉnh và định hình các tương tác của mình (North,1990) haythể chế là tập hợp các quy tắc điều chỉnh xã hội và là kết quả của nhữngthỏa thuận xã hội (Nguyễn Trần Bạt, 2011) Ba cấu thành quan trọng của hệ thốngthể chế gồm có thể chế chính thức (thành văn, như luật lệ), thể chế phi chínhthức (bất thành văn, như tục lệ và các quy tắc xử thế), và các cơ chế và biện phápchế tài (Đinh Vũ Trang Ngân, 2013) Thể chế, do đó, thể hiện một cách sâu sắckhuynh hướng chính trị mà đảng cầm quyền đã lựa chọn (Nguyễn Trần Bạt, 2011)
Lý thuyết thể chế coi chính quyền như một yếu tố quan trọng trong việc lập pháp.Chính quyền sẽ là người bảo lãnh cho các khuôn khổ quy định, đảm bảo tính liên
tục về chính trị, dựa trên cơ sở đó xây dựng nền kinh tế (Lewis, 1955) Kinh tế
chính trị thể chế cho rằng Chính phủ sẽ hành động như một người lập pháp, thiết lập
Trang 33các yếu tố cần thiết và hạn chế các hành vi nhất định của tổ chức (Boddewyn vàBrewer, 1994)
Các mô hình thể chế mà mỗi nhà nước (hay chính xác hơn là đảng cầm quyền)lựa chọn sẽ có tác động lớn đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Hiện tượngkinh tế đình đốn và tăng trưởng âm dường như, từ kinh nghiệm thực tiễn, đồng hànhvới các nền kinh tế khép kín, với sự tranh chấp trong nước và quốc tế, với nhữngbiến động lớn trong hệ thống kinh tế, và với những hạn chế ngặt nghèo đối với sángkiến cá nhân và quyền tư hữu (thiếu tự do); trong khi đó tăng trưởng nhanh và bềnvững lại song hành với các quyền tài sản đảm bảo, cạnh tranh, và tính mở[openness] (Gwartney, James, and Robert Lawson, Viện Fraser [Fraser Institute],1997)
Lý thuyết thể chế với nội dung “hoạch định chính sách, nhấn mạnh vào khíacạnh chính thức và hợp pháp của cơ cấu tổ chức chính phủ” (Kraft, 2007) Scott(1995) chỉ ra rằng, để tồn tại, các tổ chức phải phù hợp với các quy tắc và hệ thốngniềm tin phổ biến trong môi trường cụ thể, ví dụ như, các Tập đoàn đa quốc gia(MNCs) hoạt động tại các nước khác nhau với môi trường thể chế khác nhau, sẽphải đối mặt với các áp lực khác nhau cả ở nước sở tại và nước chủ đầu tư, điều nàyảnh hưởng cơ bản đến chiến lược cạnh tranh (Martinsons, 1993; Porter, 1990) vàhoạt động quản lý nguồn nhân lực (HRM) (Rosenzweig và Singh, 1991; Zaheer,1995) Có nhiều bằng chứng cho thấy các DN trong các nền kinh tế khác nhau, sẽphản ứng khác nhau với cùng một loại thách thức (Knetter, 1989) Xã hội, kinh tế,chính trị và các yếu tố cấu thành một cơ cấu thể chế trong một môi trường cụ thể cóthể tạo ra lợi thế cho các doanh nghiệp khi tham gia vào các hoạt động cụ thể ở đó.Các doanh nghiệp có xu hướng thực hiện hiệu quả hơn nếu họ nhận được sự hỗ trợ
về thể chế (Allan Mudanya, 2013)
Từ đó cho thấy, các chính sách của chính phủ có thể định hình OFDI thôngqua các luật và quy định, cũng như thông qua các biện pháp hỗ trợ như cung cấp tàichính dễ dàng và đàm phán các điều kiện thuận lợi với các chính phủ nước ngoài(Svetla Marinova, John Child and Marin Marinov, 2012)
* Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm về tự do chính sách OFDI và vai tròcủa nhà nước (chủ đầu tư) đối với hoạt động OFDI tại một số thị trường mới nổi
Trang 34Các mô hình này tập trung phân tích trong giai đoạn phát triển cơ chế quản lýđối với OFDI kể từ khi bắt đầu cải cách thị trường tại những nước mới nổi đượcnghiên cứu và đã phát hiện ra rằng, nhà nước và các tổ chức của nhà nước cũngchính là người tạo ra các doanh nghiệp thể chế chính trong việc phát triển hệ thốngOFDI (Svetla Marinova, John Child and Marin Marinov, 2012) Nói một cách dễhiểu hơn, nhà nước và các tổ chức của nhà nước đóng một vai trò then chốt trongviệc thúc đẩy OFDI Do đó, sự phát triển cơ chế đối với OFDI phụ thuộc khá nhiềuvào mức độ phù hợp của các chính sách nhà nước trong việc hỗ trợ hoạt động này.Boddewyn và Brewer (1994) lập luận rằng sự tồn tại của các quốc gia và cácchính phủ với các nền kinh tế chính trị khác nhau, đi đôi với việc kiểm soát củachính phủ và sự tuân thủ cũng như trốn tránh của các DN, là kết quả đáng kể choviệc quốc tế hóa các DN Thị trường mới nổi thường được đặc trưng bởi sự thamgia của chính phủ trực tiếp và gián tiếp trong kinh doanh bằng cách sử dụng quyền
sở hữu, quy định và cơ chế kiểm soát trong một hệ thống thị trường phát triển(Karavaev, 2002; Peng, 2000; Prihodko, Pahomov, & Volovik, 2008; WIR, 2006)
Tổ chức thực hiện trong nhiều nền kinh tế mới nổi đã dần đóng một vai trò quantrọng trong việc xác định OFDI của doanh nghiệp trong nước (Peng, 2002; Wright,Filatotchev, Hoskisson, & Peng, 2005) Theo đề nghị của Aggarwal và Agmon(1990) cũng như bởi Buckley et al (2007) Buckley, Clegg, Cross, Liu, Voss vàZheng (2007), trong khi các doanh nghiệp phải đối mặt với quy trình và thủ tụchành chính nghiêm ngặt đặt ra bởi chính phủ của họ để cấp phép đối với OFDI, tổchức nước chủ đầu tư cũng hỗ trợ các công ty trên thị trường mới nổi để đền bù chocác bất lợi về chủ sở hữu và vị trí địa khi đầu tư ở nước ngoài Do đó, sự tồn tại củamột hệ thống thể chế cho OFDI là hết sức quan trọng cho việc thúc đẩy đầu tư trựctiếp nước ngoài thông qua hai cơ chế can thiệp được xác định một cách rộng rãi.Một là việc kiểm soát và hạn chế, có quyền dừng hoặc không khuyến khích OFDI.Hai là các khuyến khích OFDI khác thông qua các phương tiện như trợ cấp OFDItheo mục tiêu doanh nghiệp, các ngành và các ngành công nghiệp hoặc hợp đồngthỏa thuận của chính phủ và điều kiện thuận lợi cho OFDI ở nước sở tại Theo đó,chiến lược OFDI của các công ty trên thị trường mới nổi được đặt trong bối cảnh
Trang 35thể chế đất nước của họ và quy định, thực thi và kiểm soát bởi chính phủ nước chủđầu tư (Scott, 2002).
Bên cạnh đó, nghiên cứu thực nghiệm của một số nhà kinh tế về vấn đề tự do
và hạn chế OFDI tại một số nước phát triển và các nước kinh tế chuyển đổi (IMF,2005; Helleiner 1997, p.9; UNCTAD 2005), trong đó mô tả quá trình chuyển đổicác chính sách quản lý từ hạn chế dần sang tự do hóa của nước chủ đầu tư đối vớihoạt động OFDI của các DN trong nước Ở giai đoạn đầu của sự phát triển, có thể
có ít sự chú ý cho các chính sách cụ thể về OFDI, nhưng nhu cầu này sẽ tăng lên khicác nước dần phát triển Cho đến nay, có tương đối ít các nền kinh tế đang phát triển
và chuyển đổi đã thông qua một chính sách rõ ràng liên quan đến OFDI, nhưng cónhững dấu hiệu rằng điều này đang thay đổi Dựa trên những đánh giá về tác động
có thể có của OFDI trong các ngành công nghiệp và các hoạt động khác nhau, mộtchính phủ có thể thiết kế các chính sách nói chung và cụ thể về OFDI nhằm đảmbảo OFDI có lợi cho nền kinh tế nước mình (WIR, 2006) Khi OFDI phát triển đếnmức góp phần làm chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế, các chính phủ cũng cần phảithực hiện chính sách hỗ trợ các DN và cá nhân tại địa phương, để đảm bảo sự pháttriển ổn định và lâu dài trong hoạt động của họ trên thị trường nước ngoài
Một số nghiên cứu khác lại tập trung phân tích vai trò của nhà nước trong quátrình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại một số nước như Nga, Trung Quốc (SvetlaMarinova, John Child and Marin Marinov, 2012), trong đó các tác giả khẳng định
sự liên tục hay gián đoạn trong các thể chế kinh tế và chính trị, cũng như các cơ chế
về môi trường kinh doanh sẽ tạo nên các mô hình quản lý đối với OFDI khác nhau
1.2 Các vấn đề chung về quản lý nhà nước và đổi mới quản
lý nhà nước đối với OFDI
1.2.1 Các vấn đề chung về quản lý nhà nước đối với OFDI
1.2.1.1 Mục tiêu quản lý nhà nước đối với OFDI
Với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, mục tiêu của Nhà nước trongviệc quản lý hoạt động này bao gồm:
(i) Tạo điều kiện bình đẳng cho các thành phần kinh tế trong nước có cơ hội
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thu lợi ích kinh tế trên cơ sở tuân thủ luật
Trang 36pháp quốc gia và quốc tế;
(ii) Tham gia sâu rộng vào phân công lao động quốc tế trên thế giới, tăngcường quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, đảm bảo hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả,nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế;
(iii) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, thúc đẩy các hoạt độngsản xuất, xuất khẩu, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh củacác doanh nghiệp, qua đó làm tăng năng lực sản xuất chung của nền kinh tế; giảmkhoảng cách với các nước khác trên thế giới;
(iv) Tạo ra hành lang pháp lý minh bạch, thuận lợi cho các DN tiến hành đầu
tư ra nước ngoài một cách lành mạnh, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của cácdoanh nghiệp; đồng thời kiểm tra, giám sát nhằm phòng chống các hiện tượng gianlận, bất chính trong hoạt động đầu tư, giảm thiểu các rủi ro từ hoạt động đầu tư trựctiếp ra nước ngoài có tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở trong nước
1.2.1.2 Phương pháp quản lý nhà nước đối với OFDI
Với các mục tiêu xác định như trên, phương pháp quản lý Nhà nước đối vớihoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp có thể sử dụng cảhai phương pháp quản lý trực tiếp và gián tiếp, trong đó:
Phương pháp trực tiếp là việc Nhà nước thông qua việc ban hành các mệnhlệnh điều hành hoạt động của các DN Phương pháp này thường áp dụng tại các dự
án OFDI của các DNNN hoặc các Tập đoàn mà Nhà nước có sở hữu lớn về vốn, tạicác địa bàn đầu tư chiến lược ở nước ngoài, thường nhằm mục đích chính trị củaNhà nước trong từng thời kỳ nhất định Thông thường, các dự án OFDI được thựchiện theo các Hiệp định hợp tác quốc tế của Chính phủ trong một số lĩnh vực nhấtđịnh Lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư và cách thức hoạt động của các nhà đầu tư nộiđịa tại nước ngoài cũng sẽ được Chính phủ chỉ đạo thực hiện
Phương pháp gián tiếp là việc Nhà nước thực hiện quản lý các DN (không kể
sở hữu) thông qua các chính sách về kinh tế, tác động đến các quyết định đầu tưcủa các DN OFDI Các công cụ chính sách kinh tế được Nhà nước sử dụng để quản
lý hoạt động OFDI thường bao gồm chính sách về OFDI, chính sách tài chính - tiền
tệ, chính sách ngoại hối, chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ theo các
dự án OFDI
Trang 37Ngoài ra, phương pháp quản lý nhà nước xét theo bản chất uy quyền của Nhànước, có thể chia thành:
Phương pháp cưỡng chế: là cách Nhà nước bắt buộc hoặc cấm đầu tư
ra nước ngoài trong một phạm vi nào đó, ví dụ như ban hành các lĩnh vực đượcphép đầu tư ra nước ngoài hoặc cấm đầu tư ra nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài cóđiều kiện, hoặc không cho phép các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào một phạm
vi lãnh thổ nào đó Thông thường biện pháp cưỡng chế được áp dụng trong giaiđoạn đầu của OFDI, khi việc mở cửa và cho phép dòng vốn đầu tư trong nước chảy
ra nước ngoài của Chính phủ các nước còn dè dặt
Phương pháp kích thích kinh tế: Nhà nước sử dụng các kích thích vềlợi ích kinh tế để quản lý việc DN đầu tư trong một số quốc gia và một số lĩnh vực
cụ thể
Phương pháp thuyết phục, tuyên truyền: nhà nước có thể sử dụngphương pháp này trong hoạt động xúc tiến đầu tư ra nước ngoài hoặc trong côngtác kiểm tra, giám sát hoạt động OFDI
1.2.1.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với OFDI
Ở mỗi quốc gia, tùy trong từng giai đoạn khác nhau, các hình thức quản lý đốivới OFDI sẽ khác nhau, dẫn tới các nội dung về quản lý nhà nước sẽ khác nhau Từcác mục tiêu chung của mỗi một quốc gia, các hoạt động quản lý nhà nước có thểđược triển khai theo một cơ chế phức tạp hay đơn giản
Các nội dung của quản lý nhà nước về OFDI có thể tập trung trong 5 khía cạnhchính như sau:
a, Thực hiện các quan hệ hợp tác nhà nước song phương và đa phương về OFDI
Chính phủ các nước thực hiện đàm phán, ký kết các Hiệp định hoặc Điều ướcquốc tế liên quan đến đầu tư, nhằm thúc đẩy hoạt động OFDI và bảo vệ nhà đầu tưcủa nước mình trên thị trường nước ngoài Các Hiệp định có thể bao gồm các Hiệpđịnh quy định trực tiếp trong lĩnh vực đầu tư như Hiệp định đầu tư quốc tế (IIA)hoặc Hiệp định song phương về đầu tư (BIT), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần,Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Bên cạnh đó, các Hiệp định tự do thươngmại (FTA) cũng thường bao gồm các quy định liên quan đến đầu tư Ngoài ra, việc
Trang 38thực hiện các Hiệp định liên quan đến Viện trợ phát triển chính thức (ODA) cũng sẽtạo điều kiện phát triển hoạt động đầu tư của DN các nước.
b, Định hướng phát triển OFDI
Định hướng OFDI được thể hiện trước hết ở tư duy, quan điểm và nhận thức củaChính phủ về OFDI và quản lý OFDI trong từng thời kỳ nhất định Việc có tạo điềukiện để phát triển OFDI hay không cũng sẽ phụ thuộc vào các quan điểm, tư duyquản lý của các nhà cầm quyền Tại các nước phát triển, định hướng phát triển OFDI
rõ ràng hơn do nhận thức về lợi ích từ OFDI đem lại cho nền kinh tế trong nước và dotrình độ quản lý tốt hơn, dẫn đến có thể kiểm soát được hoạt động OFDI
Trên cơ sở mục tiêu phát triển, các điều kiện nội tại của một quốc gia trongmột thời kỳ nhất định, chính phủ thường xác định các lộ trình quản lý OFDI theohướng cho phép mở rộng hay thu hẹp đối với hoạt động OFDI của DN Định hướngphát triển OFDI được thể hiện thông qua các kế hoạch, chiến lược về OFDI của Nhànước trong từng thời kỳ
Kế hoạch của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phảituân thủ các đòi hỏi của các quy luật kinh tế thị trường, phù hợp với các cam kết củamột quốc gia khi tham gia vào nền kinh tế thế giới do đó nó chỉ mang tính địnhhướng, gián tiếp dựa trên một quy hoạch tổng thể chung thông qua các đòn bẩy kinh
tế và lợi ích kinh tế để cho các doanh nghiệp doanh nghiệp OFDI tự do phát triểntrong một hành lang quy định chuẩn xác của Nhà nước
Việc thiết lập các kế hoạch – chiến lược OFDI của quốc gia cũng sẽ góp phần giúpcác DN nội địa định hướng được các hoạt động trong ngắn hạn và dài hạn của mình
c, Xây dựng thể chế quản lý OFDI:
Việc xây dựng thể chế quản lý đối với OFDI được thực hiện thông qua việcxây dựng và ban hành các chính sách quản lý về kinh tế liên quan đến lĩnh vựcOFDI
Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, chính sách kinh tế của Nhà nước mộtmặt tạo ra sự thông thoáng cho các doanh nghiệp OFDI phát triển, mặt khác phảiđảm bảo sự phát triển ổn định và an toàn cho nền kinh tế trong nước, tránh các rủi
ro do hoạt động chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài đem lại OFDI không chỉ ảnhhưởng đến lợi ích của các DN đầu tư trên thị trường nước ngoài, mà còn ảnh hưởng
Trang 39không nhỏ đến hoạt động sản xuất và sự phát triển của nền kinh tế ở trong nước Tại mỗi quốc gia, trong từng thời kỳ, tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, nănglực nội tại của nền kinh tế mà Chính phủ các nước đưa ra các chính sách khác nhau Các chính sách kinh tế được thể hiện trên nhiều mặt trong chính sách kinh tế vĩ
mô, cụ thể như các chính sách về lao động, chính sách công nghệ, chính sách vềthuế - tài chính và quản lý ngoại hối, chính sách xuất nhập khẩu; các chính sách quyđịnh trực tiếp đối với hoạt động OFDI
d, Thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến OFDI
Dựa trên cơ sở các chính sách ban hành, các cơ quan quản lý của Nhà nước trongcác lĩnh vực liên quan sẽ thực hiện hoạt động quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã xácđịnh của quốc gia Các thủ tục hành chính liên quan đến OFDI thường bao gồm: (i) Tổ chức thực hiện cấp phép hoặc đăng ký đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (cóthể trên cơ sở một tổ chức mang tính kỹ thuật hoặc hành chính; hoặc thông qua một
tổ chức tài chính – tín dụng; tại nhiều nước, không thực hiện cấp phép mà chỉ thựchiện việc thông báo qua một cơ chế tín dụng)
(ii) Thực hiện các hoạt động hỗ trợ liên quan đến OFDI (các hoạt động này cóthể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các chính sách về ngoại hối, về công nghệ, vềlao động, tín dụng, bảo hiểm, xúc tiến đầu tư )
e, Kiểm tra, giám sát việc thực hiện và chấp hành của các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp OFDI
Để đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước có hiệu quả, cần có các cơ chế kiểm tra,giám sát việc thực hiện của các cơ quan quản lý và sự chấp hành của các doanh nghiệpOFDI Cơ chế kiểm tra, giám sát có thể thực hiện thông qua các chế độ báo cáo, thống
kê, thông qua sự phối hợp quản lý của các cơ quan quản lý liên quan đến lĩnh vựcOFDI Năng lực của các cơ quan quản lý và sự hợp tác của các doanh nghiệp OFDI làcác yếu tố then chốt để hoạt động quản lý đạt được các mục tiêu mong muốn
1.2.1.4 Các mô hình quản lý nhà nước đối với OFDI
Các mô hình quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI có thể theo hướng:cấm, hạn chế, khuyến khích và tự do hóa Các mô hình quản lý này sẽ phụ thuộcvào các giai đoạn phát triển của nền kinh tế trong nước và các bối cảnh về chính trị
và kinh tế thế giới Trên cơ sở các đặc điểm và mục tiêu phát triển của nền kinh tế
Trang 40trong nước trong từng thời kỳ, các chính phủ sẽ có quan điểm quản lý OFDI phùhợp Thông thường, một quốc gia phát triển theo hướng mở cửa nền kinh tế sẽ có xuhướng khuyến khích OFDI khi nền kinh tế trong nước hội đủ những điều kiện kinh
tế và chính trị nhất định Một quốc gia có thể trải qua các giai đoạn từ cấm, đến hạnchế, khuyến khích và tự do hóa OFDI Tuy nhiên, nếu nền kinh tế gặp bất ổn hoặcgặp các tác động bất lợi từ kinh tế thế giới, Chính phủ của quốc gia đó cũng có thểquay trở lại các trạng thái là hạn chế hay cấm đầu tư ra nước ngoài
Mô hình quản lý nhà nước về OFDI có thể bao gồm 4 hình thức như trongbảng sau:
Bảng 1.1 Mô hình quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI
- Chỉ có một số ít
DN nội địa đủ sức cạnh tranh quốc tế
- Dự trữ ngoại hối thấp
- Nền kinh tế mở theo hướng thị trường
- Ổn định về chính trị, và phát triển kinh tế
- DN nội địa đã có sức cạnh tranh quốc tế
- Dự trữ ngoại hối
ở mức dư thừa hoặc
đủ mạnh để thực hiện tài trợ cho các hoạt động OFDI
- Nguồn dự trữ ngoại tệ
đủ mạnh
- Nền kinh tế thị trường đầy đủ
- Các DN nội địa đủ sức cạnh tranh quốc tế
- Các DN có tính liên kết thành chuỗi Hiệu ứng OFDI sẽ có tính lan tỏa trong các DN ở trong nước và mang tính bổ sung cho IFDI
(Ali J Al-Sadig, 2013)
- Ổn định về chính trị,
ổn định và phát triển kinh tế trong nước Hợp tác
Mở rộng hợp tác đầu tư quốc tế, nhằm thúc đẩy OFDI, bên cạnh việc thu hút FDI
Tăng cường hợp tác đầu tư quốc tế nhằm bảo vệ nhà đầu tư trong nước trên thị trường nước ngoài.
OFDI gây bất lợi
đối với nền kinh
tế.
OFDI có thể được phép thực hiện nếu không gây hại cho nền kinh tế trong nước.
Thu hút FDI vẫn là
ưu tiên hàng đầu
OFDI có lợi cho nền kinh tế, nhằm nâng cao vị thế của quốc gia trên thế giới.
OFDI cũng thể hiện sức mạnh kinh tế của quốc gia và cho phép quốc gia chi phối các hoạt động kinh tế và chính trị tại một số quốc gia khác.
- Các chính sách về quản lý OFDI được xây dựng theo hướng đơn giản
- Chính sách quản lý theo hướng tự do hóa theo quy luật thị trường, không mang