Đổi mới quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

    Một số doanh nghiệp không thực hiện việc báo cáo thường niên về hoạt động đầu tư, lợi nhuận đầu tư, một số dự án đầu tư chấm dứt hoạt động, thay đổi địa chỉ mà không báo cáo về trong nước, một số dự án bị phá sản… khiến Chính phủ Việt Nam lo ngại về hiệu quả của các dự án đầu tư ra nước ngoài, điều đó dẫn tới có nhiều quan điểm cho rằng nên thắt chặt hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài do lo sợ rằng nếu khơi thông ĐTRNN sẽ làm nguồn vốn chảy ra ngoài, "thất thoát" ngoại hối trong khi thị trường ngoại hối trong nước nhiều khi căng thẳng vì thiếu hụt nguồn cung. Ngoài ra, tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp định tính trong nghiên cứu, trong đó, tác giả sử dụng các dữ liệu thứ cấp, cũng như dữ liệu sơ cấp theo kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia để phân tích cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; kinh nghiệm đổi mới quản lý OFDI của một số nước trên thế giới (đề tài lựa chọn các nước châu Á, bởi sự gần gũi về đặc điểm văn hóa và sự tương đồng trong quá trình phát triển kinh tế); tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam từ năm 1989 đến 2014; quá trình quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI từ năm 1999 đến nay.

    ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

    Các lý thuyết về OFDI và quản lý nhà nước đối với OFDI

    Theo Dunning một công ty dự định tham gia vào các hoạt động FDI cần có 3 lợi thế: (1) Lợi thế về sở hữu (Ownership advantages - viết tắt là lợi thế O - bao gồm lợi thế về tài sản, lợi thế về tối thiểu hoá chi phí giao dịch); (2) Lợi thế về khu vực (Locational advantages - viết tắt là lợi thế L - bao gồm: tài nguyên của đất nước, qui mô và sự tăng trưởng của thị trường, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, chính sách của Chính phủ) và (3) Lợi thế về nội bộ hoá chi phí (Internalisation advantages - viết tắt là lợi thế I - bao gồm: giảm chi phí ký kết, kiểm soát và thực hiện hợp đồng; tránh được sự thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho các công ty;. tránh được chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế). Theo lý thuyết chiết trung thì cả 3 điều kiện kể trên đều phải được thoả mãn trước khi có FDI. Lý thuyết cho rằng: những nhân tố “đẩy” bắt nguồn từ lợi thế O và I, còn lợi thế L tạo ra nhân tố “kéo” đối với FDI. Những lợi thế này không cố định mà biến đổi theo thời gian, không gian và sự phát triển nên luồng vào FDI ở từng nước, từng khu vực, từng thời kỳ khác nhau. Sự khác nhau này còn bắt nguồn từ việc các nước này đang ở bước nào của quá trình phát triển và được Dunning phát hiện vào năm 1979. Từ lý thuyết OLI, Dunning đã phát triển lý thuyết IDP - Investment Development Path) - Các giai đoạn phát triển của đầu tư. Hiện tượng kinh tế đình đốn và tăng trưởng âm dường như, từ kinh nghiệm thực tiễn, đồng hành với các nền kinh tế khép kín, với sự tranh chấp trong nước và quốc tế, với những biến động lớn trong hệ thống kinh tế, và với những hạn chế ngặt nghèo đối với sáng kiến cá nhân và quyền tư hữu (thiếu tự do); trong khi đó tăng trưởng nhanh và bền vững lại song hành với các quyền tài sản đảm bảo, cạnh tranh, và tính mở [openness] (Gwartney, James, and Robert Lawson, Viện Fraser [Fraser Institute], 1997).

    Các vấn đề chung về quản lý nhà nước và đổi mới quản lý nhà nước đối với OFDI

    (iv) Tạo ra hành lang pháp lý minh bạch, thuận lợi cho các DN tiến hành đầu tư ra nước ngoài một cách lành mạnh, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp; đồng thời kiểm tra, giám sát nhằm phòng chống các hiện tượng gian lận, bất chính trong hoạt động đầu tư, giảm thiểu các rủi ro từ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở trong nước. Từ những phân tích trên, có thể hiểu đổi mới quản lý nhà nước về OFDI là một quá trình loại bỏ hoặc giảm thiểu những quy định quản lý nhà nước mang tính cản trở sự phát triển khách quan của hoạt động OFDI, thực hiện việc tổ chức lại và sử dụng hợp lý các cơ chế chính sách quản lý, các phương pháp quản lý nhằm đảm bảo sự cân đối hài hài hòa lợi ích của các chủ thể đầu tư trong nước với sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế trong nước, trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

    Bảng 1.1. Mô hình quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI Đặc
    Bảng 1.1. Mô hình quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI Đặc

    Bài học kinh nghiệm của một số nước châu Á trong

    Trong Kế hoạch năm năm lần thứ 10 (do Ủy ban Kế hoạch Trung Quốc – SPC công bố vào năm 2001), Chính phủ Trung Quốc khẳng định việc khuyến khích OFDI là nhằm: tích cực ổn định và mở rộng đầu tư ra nước ngoài; tạo thuận lợi cho đầu tư chiến lược của các công ty có khả năng về thăm dò tài nguyên thiên nhiên và các lĩnh vực khác, trong đó các doanh nghiệp Trung Quốc nắm giữ lợi thế so sánh; tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước; phát triển các doanh nghiệp đa quốc gia cạnh tranh quốc tế (MNE) và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế cho các doanh nghiệp Trung Quốc; thúc đẩy hợp tác với các nước đối tác OFDI; thúc đẩy sự phát triển toàn diện của Trung Quốc. Tại các quốc gia nói trên, hầu như không có Luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các nhà đầu tư không cần xin cấp phép để được đầu tư ra nước ngoài, mà chỉ cần thông báo với một ngân hàng thương mại nơi thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài (Hàn Quốc) hoặc Ngân hàng Trung ương trong trường hợp cần thiết (Thái Lan), hoặc được tự do chuyển vốn ra nước ngoài nhưng có báo cáo lại với Ngân hàng Trung ương về kết quả đầu tư để thực hiện thống kê (Nhật Bản).

    Bảng 1.2. Các biện pháp quản lý đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc
    Bảng 1.2. Các biện pháp quản lý đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc

    THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

    CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

    Khái quát thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DNVN giai đoạn 1989 - 2014

    Các hình thức đầu tư tại nước ngoài trong các dự án đầu tư của VN khá đa dạng, bao gồm cả việc thành lập một tổ chức kinh tế (như công ty 100% vốn của Việt Nam , công ty Liên doanh, với các hình thức kinh doanh như Công ty TNHH, Công ty CP); đầu tư theo hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác (BCC); đầu tư theo hình thức xây dựng kinh doanh chuyển giao; đầu tư theo hình thức hợp doanh; đầu tư theo hình thức mua lại; hoặc đầu tư theo hình thức mua cổ phần trên thị trường tài chính của nước tiếp nhận đầu tư. Các DN Nhà nước chủ yếu đầu tư trong các lĩnh vực đòi hỏi nhiều vốn lớn như khai khoáng, thủy điện, thăm dò dầu khí, tuy nhiên phần lớn các dự án trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí chỉ có thời gian khá ngắn, đầu tư theo hình thức liên doanh; do vậy tổng vốn đầu tư của các DN này chỉ chiếm khoảng 18,8% tổng giá trị đầu tư của VN ra nước ngoài.

    Hình 2.1. Cơ cấu OFDI theo số dự án  (Tính đến tháng 12/2014)
    Hình 2.1. Cơ cấu OFDI theo số dự án (Tính đến tháng 12/2014)

    Thực trạng đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI ở Việt Nam

    Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác, đầu tư trong các lĩnh vực: Nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên; nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa và cơ điện tử, năng lượng nguyên tử và các dạng năng lượng mới, công nghệ vũ trụ, công nghệ cơ khí – chế tạo máy, các công nghệ bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm, công nghệ xử lý chất thải; đào tạo và phát triển nhân lực công nghệ cao; phát triển doanh nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam; chuyển giao công nghệ và dịch vụ khoa học, công nghệ; lập hoặc đóng góp xây dựng các quỹ phát triển khoa học và công nghệ tại Việt Nam (Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2010). Thông thường các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp tín dụng đầu tư ưu đãi theo Nghị định 75/2011 là những dự án đầu tư theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, tập trung vào những lĩnh vực như: sản xuất điện năng, khai thác muối mỏ, các dự án thăm dò và khai thác dầu khí, các dự án đầu tư tại các tỉnh của Lào, Campuchia có biên giới với Việt Nam theo bản thỏa thuận ký giữa Chính phủ ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia về “Cơ chế ưu đãi đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện, hàng hóa qua lại biên giới nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam ngày 26/11/2008”.

    Hình 2.4. Mô hình quản lý tương tác đối với các dự án có vốn OFDI ở VN
    Hình 2.4. Mô hình quản lý tương tác đối với các dự án có vốn OFDI ở VN

    Đánh giá đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của DNVN ra nước ngoài

    Trong công tác giám sát hoạt động OFDI sau cấp GCNĐT, hầu như sự liên hệ giữa DN và cơ quan quản lý, mà trực tiếp là Bộ KH&ĐT, các Bộ quản lý chuyên ngành chủ yếu chỉ thông qua các báo cáo (bằng văn bản và bằng email) của DN gửi về; hoặc thông qua báo cáo của một số Hiệp hội nhà đầu tư Việt Nam tại Lào, Campuchia, Myanmar, hoặc của các đại diện ngoại giao hoặc đại diện thương vụ của một số Bộ, ngành ở nước ngoài (như Bộ Công thương). Luật Đầu tư 2014 vừa ra đời, song đã xuất hiện một số vấn đề như chưa ban hành Nghị định hướng dẫn, thời gian cấp GCNĐKĐT có thể sẽ bị kéo dài (đặc biệt là đối với các dự án cần xin chủ trương của CP hoặc của Quốc hội); vấn đề xin chấp thuận chủ trương đầu tư cũng dẫn tới các lo ngại về sự không minh bạch khi cấp GCNĐT; các vấn đề về chuyển ngoại tệ ra nước ngoài mặc dù có xu hướng cởi mở hơn nhưng vẫn chưa thực sự tháo gỡ khó khăn cho DN do khâu kiểm tra giám sát sau cấp GCNĐT còn hạn chế.

    Bảng 2.7. So sánh quy mô vốn OFDI của VN
    Bảng 2.7. So sánh quy mô vốn OFDI của VN

    ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

    CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

    Quan điểm, định hướng của Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài đến năm 2020

    Với nhiều nhận định và dự báo khác nhau về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 (WB dự báo 5,5%; theo Báo cáo kinh tế thường niên 2014 của Việt Nam, mức tăng trưởng tối đa là 4,8%), song nhìn chung, các dự báo đều đánh giá: Việt Nam sẽ chỉ tăng trưởng ở mức độ tương đối chậm do những rủi ro vẫn hiện hữu của nền kinh tế: (i) cầu của khu vực tư nhân vẫn yếu; (ii) chính sách tiền tệ - tài chính thận trọng; (iii) cải cách kinh tế (đặc biệt là trong khối doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngân hàng) còn chậm. Việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO và thực hiện ký kết nhiều Hiệp định thương mại - đầu tư song phương và đa phương với các nước trên thế giới và trong khu vực, trong đó có Hiệp định quan trọng thành lập AEC và ACIA vào cuối năm 2015 trong khu vực ASEAN đã tạo cơ hội cho Việt Nam có thể hoàn thiện từng bước hệ thống pháp luật phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới.

    Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DNVN

    (i) Quy trình thủ tục cấp chứng nhận đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được thực hiện trên cơ sở Luật Đầu tư 2014; (ii) Áp dụng hệ thống thông tin điện tử trong cấp GCNĐT, nhà đầu tư có thể nộp các chứng từ điện tử đến Bộ KH&ĐT, đồng thời khai báo thông qua cổng thông tin của Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư do Bộ KH&ĐT được giao nhiệm vụ quản lý; (iii) Hệ thống thông tin quốc gia được chia sẻ và liên kết giữa các cơ quan quản lý; (iv) Các thủ tục cấp CGCNĐT, đăng ký mở tài khoản và đăng ký tiến độ chuyển tiền ra nước ngoài và các xác nhận của các Bộ, ngành chủ quản (nếu có) sẽ được cấp đồng thời khi nhà đầu tư nhận được GCNĐT hoặc nhận được thông báo qua hệ thống liên lạc điện tử về việc GCNĐT sẽ được cấp. Để làm được điều này, cần: (i) Đào tạo các kiến thức về quản lý chuyên ngành, cũng như kiến thức về CNTT cho các nhân viên quản lý; (ii) Thành lập các bộ phận về CNTT riêng tại các cơ quan quản lý để xử lý các biến cố phát sinh; (iii) Quy định trách nhiệm cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương trong việc cung cấp và xử lý thông tin về DN nơi mình đang quản lý, đặc biệt là đối với những người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương; (iv) Tăng cường sự liên kết và chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành, địa phương để việc vận hành, khai thác hiệu quả hệ thống thông tin quốc gia.

    Hình 3.1. Quy trình thủ tục cấp chứng nhận đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
    Hình 3.1. Quy trình thủ tục cấp chứng nhận đầu tư trực tiếp ra nước ngoài