TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾVÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ---***--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Nâng cao hiệu quả áp dụng thương mại điện tử tro
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾVÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-*** -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Nâng cao hiệu quả áp dụng thương mại điện tử trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Như Quỳnh
Khoá : K 43
Giáo viên hướng dẫn :ThS Hồ Thúy Ngọc
Hà Nội, tháng 05/2008
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG I 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 7
I TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 7
1.1 KHÁI NIỆM THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 7
1.2 CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 15
1.3 CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 16
1.4 VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 18
II RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 19
2.1 NHÓM RỦI RO CÓ NGUỒN GỐC TỪ BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP 20
2.1.1 RỦI RO KHÔNG MANG TÍNH KỸ THUẬT 20
2.1.2 RỦI RO MANG TÍNH KỸ THUẬT 22
2.2 RỦI RO TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CÓ NGUỒN GỐC TỪ BÊN TRONG DOANH NGHIỆP 27
2.2.1 RỦI RO KHÔNG MANG TÍNH KỸ THUẬT 27
2.2.2 RỦI RO MANG TÍNH KỸ THUẬT 28
III TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI 29
3.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TMĐT TRÊN THẾ GIỚI 29
3.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN TMĐT TRÊN THẾ GIỚI 30
IV CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP 31
4.1 TỶ TRỌNG ĐẦU TƯ CHO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG HÀNG NĂM 32
Trang 34.2 TỶ TRỌNG CỦA DOANH THU TỪ CÁC ĐƠN ĐẶT HÀNG SỬ
DỤNG PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ TRONG TỔNG DOANH THU 33
4.3 XU HƯỚNG CỦA CÁC DOANH THU TỪ CÁC ĐƠN ĐẶT HÀNG SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ 33
4.4 TÁC ĐỘNG CỦA ỨNG DỤNG TMĐT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 34
4.5 TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI VIỆC TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG TMĐT TRONG DOANH NGHIỆP 34
CHƯƠNG II 36
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 36
I SỰ CẦN THIẾT CỦA TMĐT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 36
II THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 38
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 38
2.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 40
2.3 CƠ SỞ HẠ TẦNG VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 45 2.4 CƠ SỞ NGUỒN NHÂN LỰC CHO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 47
2.5 CƠ SỞ HẠ TẦNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 48
2.6 CƠ SỞ BẢO MẬT THÔNG TIN 51
2.7 CƠ SỞ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 53
III ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 55
3.1 CƠ CẤU ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 56
3.1.1 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁY TÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 56
Trang 43.1.2 TÌNH HÌNH KẾT NỐI INTERNET TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 58 3.1.3 XÂY DỰNG WEBSITE 61 3.1.4 THAM GIA SÀN GIAO DỊCH TMĐT 66
3.2 NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TMĐT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 67 3.3 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA PHƯƠNG THỨC TMĐT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 70
3.3.1 VỀ LOẠI HÌNH SẢN PHẨM 70 3.3.2 VỀ PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH 74
IV ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TMĐT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 80
4.1 ĐÁNH GIÁ VỀ TỶ TRỌNG ĐẦU TƯ CHO THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ TRÊN TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG HÀNG NĂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 80 4.3 ĐÁNH GIÁ VỀ XU HƯỚNG CỦA CÁC DOANH THU TỪ CÁC ĐƠN ĐẶT HÀNG SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ 85 4.4 ĐÁNH GIÁ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TMĐT ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 86 4.5 ĐÁNH GIÁ VỀ TRỞ NGẠI CHO ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 87
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 89
I QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TMĐT CỦA VIỆT NAM 89
1.1 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN TMĐT CỦA VIỆT NAM 89 1.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TMĐT CỦA VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN 2010 91
Trang 5II GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TMĐT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 93
2.1 GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC 93 2.2 GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP 99
2.2.1 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO CƠ CẤU ĐẦU TƯ CNTT VÀ TMĐT TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 100 2.2.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO TMĐT CỦA DOANH NGHIỆP 103 2.2.3 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC ỨNG DỤNG TMĐT TẠI DOANH NGHIỆP 104 2.2.4 GIẢI PHÁP TÍCH CỰC THAM GIA CÁC SÀN GIAO DỊCH TMĐT 105 2.2.5 GIẢI PHÁP TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ TÍCH CỰC THAM GIA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI VỀ TMĐT 106
KẾT LUẬN 108
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Những tiến bộ to lớn về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong những thập niên cuối của thế kỷ XX đã tạo ra bước ngoặt mới cho sự phát triển kinh tế – xã hội toàn cầu Trên nền tảng đó, một phương thức thương mại mới đã ra đời và phát triển nhanh chóng, đó là thương mại điện tử (TMĐT)
Thương mại điện tử là một công cụ hiện đại sử dụng mạng Internet giúp cho doanh nghiệp có thể tìm kiếm, thâm nhập thị trường thế giới, thu thập thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và chính xác hơn Sự xuất hiện và bùng nổ của thương mại điện tử đã làm khoảng cách địa lý giữa các quốc gia gần gũi hơn và tạo ra hướng phát triển mới, mở đường cho thương mại quốc tế Hình thức thương mại này đã mang lại cho xã hội, doanh nghiệp và các cá nhân một công cụ mới, tiện lợi, dễ dàng và hiệu quả hơn
Có thể nói, thương mại điện tử đã thổi một làn gió mới vào cách thức tiến hành kinh doanh truyền thống Việc kinh doanh thương mại điện tử thay thế phương thức truyền thống đang dần trở nên phổ biến Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó Đây là một cơ hội thuận lợi
để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường Ứng dụng thương mại điện tử giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả phân phối – bán hàng, giúp khách hàng và doanh nghiệp tiện lợi hơn trong việc trao đổi thông tin, đặc biệt khi đối tác là các doanh nghiệp nước ngoài
Trước bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp nước ta cần nhận thức rõ vai trò của thương mại điện tử đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị mình, phải thay đổi hay phát triển phương thức kinh doanh làm sao phù hợp và theo kịp
Trang 7các nước tiên tiến trên thế giới Nếu thờ ơ, bàng quan và không chịu tiến bộ, doanh nghiệp đó đã tự loại mình ra khỏi cuộc chơi toàn cầu
Xuất phát từ những ý nghĩa thực tiễn trên, sau thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, em đã chọn đề tài:
“Nâng cao hiệu quả áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của
mình
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận của
thương mại điện tử và hiệu quả áp dụng thương mại điện tử
Nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và đánh giá về thực trạng áp dụng
thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam căn cứ vào các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả áp dụng thương mại điện tử
Căn cứ vào tình hình ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan tới thương mại điện tử
và hiệu quả áp dụng thương mại điện tử
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả áp dụng
thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu về thương mại điện tử
và các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử
Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá thực trạng áp
dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam
Trang 85 Nội dung nghiên cứu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu khóa luận được chia thành ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về thương mại điện tử và hiệu quả áp dụng
thương mại điện tử
Chương II: Thực trạng áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng thương mại điện
tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam
Trang 9CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
I TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 Khái niệm Thương mại điện tử
Là một lĩnh vực mới, tên gọi và các định nghĩa của Thương mại điện tử
có nhiều và nội dung cũng không hoàn toàn thống nhất Trong nhiều văn bản khác nhau, chúng ta có thể gặp những từ như “Thương mại trực tuyến” (Online trade), “Thương mại khiển học” (Cyber trade), “Kinh doanh điện tử” (Electronic business), “Thương mại không giấy tờ” (paperless commerce),… Các từ vựng này được sử dụng nhiều rồi được đưa vào văn bản pháp luật quốc
tế Nhiều khi với các tên gọi khác nhau, người ta vẫn dùng và hiểu theo cùng một nội dung Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về TMĐT
Thương mại điện tử (TMĐT) là khái niệm do tập đoàn IBM khởi xướng năm 1997 thông qua một chiến dịch quảng cáo Theo IBM, TMĐT là những gì diễn ra khi kết nối khả năng rộng lớn của mạng Internet với các hệ thống công nghệ thông tin truyền thống Theo đó, phạm vi của TMĐT sẽ bao gồm mạng cục bộ, mạng ngoại bộ và mạng Internet1 Cách định nghĩa này chủ yếu nhấn mạnh đến phương tiện kỹ thuật của TMĐT và không nhìn TMĐT dưới góc độ kinh tế
1
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Chiến dịch thương mại điện tử của IBM được gọi là e-commerce Sản phẩm mà IBM cung cấp là Net.Commerce, một phần mềm ứng dụng cho doanh nghiệp B2B (doanh nghiệp tới doanh nghiệp) và B2C (doanh nghiệp tới người dùng) Giá khởi đầu của Net.Commerce là 4,999 USD dành cho các doanh nghiệp hoặc chủ kinh doanh muốn thiết lập cửa hàng trực tuyến Net.Commerce là một phần mềm mà trên đó các giải pháp về thương mại điện tử của IBM được thực hiện
Trang 10Khó có thể đưa ra được một khái niệm thống nhất, rõ ràng và hoàn chỉnh về thương mại điện tử Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát thì các định nghĩa về TMĐT được chia thành hai nhóm quan điểm:
- Khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp:
Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ đơn thuần bó hẹp trong việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng viễn thông khác
Theo cách hiểu này, TMĐT thường được đồng nhất với khái niệm TMĐT qua Internet (hay còn gọi là thương mại Internet – Internet commerce) Đó là việc tiến hành hoạt động thương mại thông qua mạng Internet hay việc bán và mua sản phẩm dịch vụ thông qua các cửa hàng trực tuyến Với nghĩa này, TMĐT còn gọi là Thương mại trực tuyến (online trade) hay thương mại điều khiển học (cybertrade)
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán
và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình,
cả các sản phầm giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”
Theo Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC), “Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số”
- Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng:
Theo nghĩa rộng, TMĐT là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh liên quan đến tổ chức, công ty hay cá nhân Đó là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu, chuyển tiền điện tử và các hoạt động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng
Trang 11Luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: “Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần Internet ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bội quá trình giao dịch”
Thuật ngữ “thương mại” (commerce) cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng Các quan hệ mang tính thương mại (commercial) bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất
cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ”
Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong TMĐT
Theo Uỷ ban châu Âu: “Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc xử
lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh”
“Thương mại” (commerce) trong “thương mại điện tử” không chỉ là buôn bán hàng hóa và dịch vụ theo cách hiểu thông thường, mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, trong đó việc áp dụng thương mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết nền kinh tế
Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc đã đánh giá rằng nhìn chung các định nghĩa nêu trên đều vẫn mang đặc tính mô tả và không thể hiện được đầy đủ bản chất
Trang 12của TMĐT Những cố gắng xây dựng một chuẩn thích hợp để tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu và thông kê của các tổ chức quốc tế lại làm xuất hiện một lượng không nhỏ các định nghĩa không thống nhất, thậm chí nhiều trường hợp trái ngược Như vậy, nhằm góp phần giúp các nước nhất là các nước đang phát triển nhận thức đầy đủ về TMĐT trên mọi khía cạnh để xây dựng cho mình chiến lược thành công trong lĩnh vực này, Liên Hiệp Quốc đã đưa ra định nghĩa về TMĐT xét trên hai khía cạnh:
Khía cạnh thứ nhất (còn gọi là định nghĩa theo chiều ngang): phản
ánh các bước của TMĐT hay cụ thể hơn là cách định nghĩa theo chu trình kinh doanh “TMĐT là việc thực hiện toàn bộ chu trình kinh doanh bao gồm marketing (M), bán hàng (S), phân phối (D) và thanh toán (P) thông qua các phương tiện điện tử”
Khía cạnh thứ hai (còn gọi là định nghĩa theo chiều dọc): phản ánh
TMĐT dưới góc độ Nhà nước Cách định nghĩa này nhấn mạnh tới vai trò hoạt động của các Nhà nước, các tổ chức và các doanh nghiệp có liên quan và được mô hình hóa bằng mô hình IMBSA
Mô hình IMBSA đề cập tới các lĩnh vực cần xây dựng để phát triển TMĐT bao gồm:
I (Infrastructure): Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin và truyền thông
cho sự phát triển TMĐT
Theo Báo cáo Thương mại Điện tử của Vụ Thương mại, số người dùng Internet năm 2007 tăng 26,3% so với năm 2006, đạt 18,5 triệu người, chiếm 22,0% dân số Tỷ lệ người dùng Internet đã vượt mức trung bình của thế giới (19,1%) Đặc biệt, số lượng các thuê bao băng thông rộng tăng nhanh trong hai năm 2006 – 2007 Tổng số thuê bao vào cuối năm 2007 đạt gần 1,3 triệu, gấp 6 lần so với thời điểm tháng 12/2005 (0,21 triệu thuê bao) Xu hướng hội
tụ công nghệ giữa dịch vụ viễn thông, truyền thông và Internet cũng đang góp