TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TÊ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ --- --- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở CÁC DOANH NGHIỆP MỸ VÀ B
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TÊ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
- -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
KINH NGHIỆM ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở CÁC DOANH NGHIỆP MỸ
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : Lê Thị Thu Huyền
Lớp : A11-KTNT Khoá : K42
Giáo viên hướng dẫn : TS Trần Việt Hùng
Hà nội tháng 11/2007
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TÊ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
- -
TÊN ĐỀ TÀI:
KINH NGHIỆM ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở CÁC DOANH NGHIỆP MỸ
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : Lê Thị Thu Huyền
Giáo viên hướng dẫn : TS Trần Việt Hùng
Hà nội tháng 11/2007
Trang 3MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Ch-ơng I 6
Tổng quan về th-ơng mại điện tử 6
I/ Khái niệm chung về Th-ơng mại điện tử 6
1 Khái niệm về TMĐT 6
2 Sự hình thành và phát triển của Th-ơng mại điện tử 9
3 Đặc điểm của Th-ơng mại điện tử 13
4 Điều kiện cần thiết để phát triển TMĐT 16
II/ Lợi ích và hạn chế của TMĐT đối với doanh nghiệp 20
1 Lợi ích của TMĐT đối với doanh nghiệp 20
2 Hạn chế của TMĐT đối với doanh nghiệp 23
III/ Các mô hình kinh doanh TMĐT phổ biến và xu h-ớng phát triển TMĐT trên thế giới 25
1 Các mô hình kinh doanh TMĐT phổ biến 25
2 Xu thế phát triển TMĐT trên thế giới 32
Ch-ơng II 34
Thực trạng áp dụng th-ơng mại điện tử ở các doanh nghiệp Mỹ 34
I/ Thực trạng áp dụng th-ơng mại điện tử ở các doanh nghiệp Mỹ 34
1 Tình hình sử dụng Internet ở Mỹ 34
2 Tình hình phát triển TMĐT ở Mỹ 35
II/ Các doanh nghiệp Mỹ áp dụng thành công TMĐT 43
1 Amazon (Mô hình B2C) 43
2 Dell (Mô hình B2B) 48
3 E-Bay (Mô hình C2C) 52
III/ Kinh nghiệm áp dụng TMĐT của các doanh nghiệp Mỹ 57
Trang 41 Chủ động nắm bắt cơ hội do thời đại kỹ thuật số mang lại 57
2 Chuẩn bị tốt cho cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp 58
3 Tận dụng triệt để những lợi thế sẵn có 59
4 Coi trọng và đặt vấn đề an ninh mạng, bảo mật lên hàng đầu 61
5 Tìm hiều kỹ và quan tâm góp ý cho khung pháp lý 62
6 Tăng c-ờng hợp tác giữa các doanh nghiệp trong n-ớc và quốc tế 63
Ch-ơng III 64
Bài học kinh nghiệm phát triển TMĐT cho các doanh nghiệp Việt Nam 64 I/ Thực trạng TMĐT ở các doanh nghiệp Việt Nam 64
1 Tình hình phát triển Internet và công nghệ thông tin ở Việt Nam 64
2 Tình hình ứng dụng TMĐT ở các doanh nghiệp Việt Nam 67
II/ Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam 78
1 Chủ động tìm hiểu rõ về TMĐT và ứng dụng vào điều kiện
Việt Nam 78
2 Thận trọng trong việc lựa chọn và xây dựng mô hình TMĐT phù hợp 80
3 Chủ động học hỏi các n-ớc đi tr-ớc để trau dồi kinh nghiệm 81
4 Chủ động chuẩn bị, nắm bắt các kỹ nghệ tiên tiến; tích cực đầu t- cho hạ tầng công nghệ và nhân lực của doanh nghiệp 82
5 Nghiên cứu và tận dụng triệt để những cơ hội phát triển TMĐT 84
6 Coi trọng vấn đề khai thác và phát triển các ứng dụng TMĐT; đặt vấn đề an ninh, bảo mật lên hàng đầu 85
7 Chủ động góp ý các chính sách và pháp luật về TMĐT 87
Kết Luận 88
Tài liệu tham khảo 90
Danh mục từ viết tắt 91
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Trong vòng một thập kỷ qua, cùng với những tiến bộ vượt bậc về công nghệ thông tin, thương mại điện tử không còn là một khái niệm mới mẻ Thương mại điện tử mang lại cho Chính phủ, doanh nghiệp và người dân mở rộng khả năng tìm kiếm, quảng bá, truyền thông; tiết kiệm chi phí; rút ngắn về mặt không gian
và thời gian Xu thế ứng dụng thương mại điện tử rộng rãi trong đời sống kinh tế- chính trị- xã hội đã phát triển trên phạm vi toàn cầu, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó
Tuy nhiên Việt Nam mới đang ở bước đầu của quá trình số học hoá nền kinh
tế Internet và việc ứng dụng Thương mại điện tử mới chỉ xuất hiện trong vài năm gần đây và đang trong giai đoạn sơ khai của nó Trong khi mà cả hiểu biết và hành lang pháp lý về thương mại điện tử còn chưa hoàn thiện thì bài học kinh nghiệm từ các nước đi trước là một thuận lợi vô cùng lớn của Việt Nam
1 Mục đích chọn đề tài
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Mỹ, phân tích
và đánh giá những thành tựu các doanh nghiệp Mỹ đạt được nhờ ứng dụng thương mại điện tử; so sánh với bối cảnh và tình hình phát triển thương mại điện
tử ở Việt Nam; khoá luận sẽ đưa ra những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng và phát triển thương mại điện tử thành công hơn
2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là kinh nghiệm áp dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp Mỹ và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Trang 63 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, khoá luận có sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phân tích, thống kê, so sánh,
sơ đồ minh hoạ
4 Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khoá luận được chia làm 3 phần:
Chương I : Tổng quan về TMĐT
Chương II : Thực trạng áp dụng TMĐT ở các doanh nghiệp Mỹ
Chương III: Bài học kinh nghiệm phát triển TMĐT cho các doanh nghiệp Việt Nam
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do hạn chế của bản thân về lĩnh vực công nghệ thông tin và pháp luật cũng như những khó khăn trong việc thu thập
và tổng hợp tài liệu nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót cần được điều chỉnh, bổ sung Chính vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn bè để đề tài này có thể hoàn thiện và mang giá trị thực tế hơn
Cuối cùng em xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế đã cung cấp cho em những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập tại trường Đặc biệt, em xin được cảm ơn chân thành tới thầy giáo, Tiến sỹ Trần Việt Hùng, người đã tận tình hướng dẫn
để em có thể hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp của mình
Hà Nội, ngày tháng năm
Sinh viên
Trang 7Lê Thị Thu Huyền
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
I/ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1/ Khái niệm về TMĐT
Tuy mới phát triển mạnh mẽ trong vòng một thập kỷ qua, nhưng thương mại điện tử đã khẳng định được vị thế và xu hướng tất yếu của nền kinh tế hiện đại Internet và thương mại điện tử đã mở ra một thị trường không biên giới khắp toàn cầu, khái niệm thương mại điện tử (TMĐT) từ đó dần dần được hình thành
và ứng dụng ngày càng phổ biến Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi như: thương mại trực tuyến (Online Trade), thương mại điều khiển học
(Cyber Trade) nhưng phổ biến nhất vẫn là TMĐT (Electronic Commerce)
Nhiều tổ chức trên thế giới đã đưa ra các khái niệm khác nhau về thương mại điện tử với nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng hiểu theo 1 nghĩa tổng quát thì thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử Thương mại điện tử vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống, song thông qua các phương tiện điện tử, hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn và hiệu quả hơn
1.1 Theo nghĩa rộng
Theo Luật mẫu về TMĐT của Uỷ ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại
Quốc tế (UNCITRAL) năm 1996: “Thương mại điện tử là việc sử dụng thông tin
Theo nghĩa rộng, TMĐT là việc tiến hành hoạt động thương mại sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hoá
Trang 8dưới dạng một thông điệp dữ liệu trong khuôn khổ các hoạt động thương mại” (Điều 1), trong đó, theo điều 2(a) thì: "thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo
ra, gửi đi, tiếp nhận, lưu trữ bằng phương tiện quang học và các phương tiện t-ương tự, bao gồm nhưng không hạn chế ở trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử, điện tín, điện báo hoặc fax”
Thuật ngữ “thương mại” (commerce) bao quát mọi vấn đề nảy sinh từ mọi
mối quan hệ mang tính thương mại, dù có hay không có hợp đồng Các mối quan
hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm các giao dịch sau đây: giao dịch trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; đại diện hoặc đại lý thương mại;
uỷ thác hoa hồng (factoring); cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn; Ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ
Theo Đại hội đồng WTO: “Thương mại điện tử là việc sản xuất
(production), phân phối (distribution), marketing, bán (sale), hoặc chuyển giao (distribution) hàng hoá và dịch vụ bằng phương tiện điện tử”
Phương tiện điện tử được quy định là các phương tiện truyền tin như: điện thoại, telex, fax, điện tín, truyền hình, thư điện tử và các phương tiện điện tử khác
UN đưa ra định nghĩa đầy đủ nhất để các nước có thể tham khảo làm chuẩn, tạo cơ sở xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử phù hợp:
+ Phản ánh các bước TMĐT, theo chiều ngang: “TMĐT là việc thực hiện toàn bộ
hoạt động kinh doanh, bao gồm marketing (M), bán hàng (S), phân phối (D) và thanh toán (P) thông qua các phương tiện điện tử”
+ Phản ánh góc độ quản lý Nhà nước, theo chiều dọc thì TMĐT bao gồm:
Trang 9- Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT
- Thông điệp
- Các quy tắc cơ bản
- Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực
- Các ứng dụng
Mô hình IMBSA đề cập đến các lĩnh vực cần xây dựng để phát triển TMĐT Như vậy, theo cách tiếp cận theo nghĩa rộng nói trên, thương mại trong thương mại điện tử không chỉ là buôn bán hàng hoá (trade) theo cách truyền thống thông thường mà ở phạm vi rộng hơn nhiều trong đó buôn bán hàng hoá, dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng
1.2 Theo nghĩa hẹp
Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): “Thương mại điện tử
được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua mạng truyền thông như Internet”
Như vậy, theo nghĩa hẹp TMĐT là các hoạt động gắn liền với duy nhất mạng Internet Tuy rằng có rất nhiều loại hình phương tiện điện tử nhưng trên thực tế thì mạng Internet là được sử dụng phổ biến và quen thuộc nhất, định nghĩa theo nghĩa hẹp bắt nguồn từ thực tế đó
1.3 Theo Luật giao dịch điện tử Việt Nam
Luật giao dịch điện tử của Việt Nam số 51/2005/QH11 có hiệu lực thi hành
từ ngày 01 tháng 03 năm 2006 không đưa ra khái niệm thương mại điện tử Luật chỉ quy định khái niệm về giao dịch điện tử nhằm quản lý, điều chỉnh các hợp đồng thương mại điện tử và các hoạt động không có tính chất thương mại (như TMĐT là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua mạng Internet và các mạng viễn thông khác
Trang 10giao dịch dân sự) Theo đó, “Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng
phương tiện điện tử” (Điều 4 khoản 6 Luật giao dịch điện tử Việt Nam năm
2005) và cũng quy định cụ thể: “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động
dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự”
Được xây dựng dựa trên Luật mẫu của UNCITRAL về Thương mại điện tử, Luật giao dịch điện tử Việt Nam cũng có cách tiếp cận theo nghĩa rộng, tuy nhiên chú trọng vào định nghĩa giao dịch điện tử thay vì thương mại điện tử Việc định nghĩa theo cách “mở” như vậy sẽ tạo ra khả năng ứng dụng cao hơn rất nhiều trong điều kiện thương mại điện tử còn khá mới lạ đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước
2 Sự hình thành và phát triển của Thương mại điện tử
2.1 Lịch sử hình thành TMĐT
130 năm trước với việc sử dụng điện báo để truyền tin liên quan đến tài chính như hệ thống chuyển tiền Western Union của Mỹ Giai đoạn đầu tiên của TMĐT dưới hình thức điện thoại diễn ra vào năm 1889 Sự hình thành và phát triển của TMĐT gắn liền với sự hình thành và phát triển của Internet Internet bắt nguồn từ một một dự án do Bộ quốc phòng Mỹ khởi xướng vào năm 1969 với mục tiêu tạo ra mạng máy tính tin cậy kết nối giữa Bộ quốc phòng với nhà thầu nghiên cứu khoa học quân sự, một khi một liên kết bị phá hỏng thì các máy tính vẫn có thể kết nối với nhau bằng các mối liên kết khác Dự án này do cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp (ARPA- Advanced Research Project Agency) Điều này dẫn tới việc nghiên cứu các công nghệ chuyển mạch gói Kết quả là, tới năm 1977, hai giao thức chuyển mạch gói là Giao thức điều khiển truyền thông (TCP) và Giao thức Internet (IP) được phát minh và trở thành hai