Xuất phát từ những lí do trên, cùng với nhu cầu bản thân muốn trang bị cho mình kĩ năng thiết ké và sử dụng PHT vào dạy học môn Lịch sử lớp 10 THPT nên chúng tôi chọn đề tài “Thiết kế và
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Lịch sử
Người hướng dẫn khoa học
HÀ NỘI - 2016
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới ThS Ninh Thị Hạnh đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình em thực hiện khóa luận này
Em xin chân thảnh cảm ơn các thầy cô trong khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã dạy dỗ, dìu dắt em trong suốt thời gian em học tại trường giúp em
có kiến thức chuyên sâu về Lịch sử
Em xin gửi lời cảm ơn đến Thư viện Quốc gia Hà Nội, Thư viện Hà Nội, Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Thư viện trường Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh trường THPT Tiên Hưng (Thái Bình), trường THPT Hưng Nhân (Thái Bình), trường THPT Thạch Thất (Hà Nội), trường THPT Tùng Thiện (Hà Nội) đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian em làm khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHT Phiếu học tậpPCHT Phong cách học tậpSGK Sách giáo khoaDHLS Dạy học Lịch sửTHPT Trung học phổ thông
pp Phương pháp
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ sử DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DHLS Ở
TRƯỜNG THPT DựA TRÊN PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA
PHỤ LỤC 1 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN PHỤ
LỤC 2 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH PHỤ LỤC 3
GIÁO ÁN THựC NGHIỆM PHỤ LỤC 4 GIÁO ÁN ĐỐI
Trang 5MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay việc dạy và học Lịch sử đang trở thành mối quan tâm lớn của toàn
xã hội Nhiều HS ở trường phổ thông không thích học môn Lịch sử và thậm chí coi môn Lịch sử là môn phụ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó Một trong những nguyên nhân quan trọng được các nhà nghiên cứu chỉ ra đó là cách dạy của GV chưa thực sự hiệu quả Các pp dạy, hình thức tổ chức và phương tiện hỗ trợ DH trong các giờ học Lịch sử còn chưa phong phú, chưa thu hút được người học
Trên thực tế, trong DH nói chung và DHLS nói riêng, GV không chỉ đơn thuần là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn phải là người có kĩ năng dạy học vững vàng, mới có thể truyền đạt kiến thức, giáo dục tư tưởng, phát triển tư duy
và thực hành cho HS Đe làm được điều đó, người thầy nên có những công cụ hỗ trợ cho HS trong học tập để HS phát huy được năng lực của mình PHT có thể là một công cụ hỗ trợ hiệu quả trong DH Bởi PHT dễ thiết ké và sử dụng, sử dụng được trong nhiều khâu của quá trình DH, PHT không chỉ là phương tiện truyền tải kiến thức
mà còn hướng dẫn cách tự học cho HS, đồng thời thông qua đó rèn luyện năng lực tư duy, sáng tạo, xử lí linh hoạt cho người học Mặt khác, kết quả của PHT thu được từ
HS không những nhanh chóng, kịp thời mà còn thể hiện được trình độ, khả năng của từng em, từ đó giúp cho GV đánh giá chính xác và khách quan về năng lực của HS, để
có những tác động tích cực đến đối tượng của mình Đó còn là điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành DH dựa trên PCHT của HS
Tuy nhiên, ở các trường THPT hiện nay, việc sử dụng PHT không những ít về
số lượng mà còn thiếu tính hệ thống, không phù hợp với từng đối tượng HS để có thể giúp HS hình thảnh các kĩ năng cần thiết Sự phân bố HS không đồng đều, chương trình Lịch sử cồng kềnh có nhiều kiến thức cần trau dồi nhưng lượng thời gian trên lớp
có hạn làm HS khó hiểu, khó tiếp thu kiến thức Những điều này dẫn đến hiệu quả giảng dạy chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu của vấn đề đổi mới PPDH hiện nay
5
Trang 6Trong chương trình Lịch sử lớp 10 ở bậc THPT, đặc biệt là phần Lịch sử thế giới cận đại có nội dung tương đối khó với nhiều mốc thời gian, khái niệm và vấn đề lịch sử quan trọng Nếu các giờ dạy vẫn được tiến hành đồng loạt, áp dụng nhu nhau cho mọi đối tượng HS thì sẽ có nhiều HS yếu, kém không nắm được kiến thức và kỹ năng cơ bản Chính vì vậy, để giúp HS tìm hiểu nội dung kiến thức này, GV cần cung cấp những công cụ hướng dẫn HS nhằm nâng cao chất lượng DH.
Bên cạnh đó, khi đứng trước một tình huống học tập, mỗi HS đều có PCHT riêng biệt nhằm tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất PCHT ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả học tập và thảnh công của mỗi cá nhân Hiểu rõ về phong cách của HS, GV có thể chủ động về chuyên môn và lựa chọn được PPDH phù hợp nhằm giúp HS tiếp cận với những thông tin, kiến thức một cách dễ dàng hơn, đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng lực
và kinh nghiệm của các em Thiết kế và sử dụng PHT dựa trên PCHT của HS là một con đường, một cách có thể khắc phục những hạn ché này
Xuất phát từ những lí do trên, cùng với nhu cầu bản thân muốn trang bị cho mình kĩ năng thiết ké và sử dụng PHT vào dạy học môn Lịch sử lớp 10 THPT nên chúng tôi chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong DHLS ở trường THPT dựa trên phong cách học tập của học sinh (Ảp dụng phần Lịch sử thế giới cận đại - SGKLịch sử lớp 10, chương trình Chuẩn)”.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN cứu VẤN ĐỀ
Xung quanh vấn đề đổi mới PPDH Lịch sử và thiết kế công cụ hồ trợ hướng
HS học tập trong môn Lịch sử ở trường THPT đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và trình bày trong các công trình nghiên cứu của mình
Thứ nhất sách chuyên khảo về PPDH Lịch sử.
Các giáo trình về PPDH Lịch sử như: “Phương pháp dạy học lịch sử phần đại
cương”, tập 2 của các tác giả Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị chủ biên (NXB Giáo dục
1992), Cuốn " Đổi mới việc dạy học lịch sử lẩy học sinh làm trung tâm ” của Hội khoa
học lịch sử Việt Nam do GS Phan Ngọc Liên chủ biên đã đề cập đến phương hướng, biện pháp để nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ thông hiện nay trong đó nhấn
6
Trang 7mạnh tới vấn đề phát huy năng lực tư duy của học sinh - lấy người học làm trung tâm tức là tác giả đã tôn trọng sự khác biệt của người học.
Cuốn “Phát huy tỉnh tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường
THCS” do GS Phan Ngọc Liên, PGS Trịnh Đình Tùng chủ biên đã đề cập đầy đủ đến
tầm quan trọng của các thiết bị DH, thực hành trực quan nhằm huy động mọi đối tượng HS (giỏi, khá, trung bình, yếu, kém) tham gia xây dựng bài Đồng thời đề ra những biện pháp sư phạm càn thiết nhằm phát huy tính tích cực, khả năng tư duy độc lập của HS THCS thông qua việc xây dựng công cụ học tập là PHT
"Phương pháp dạy học lịch sử - tập 1 ” của Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh
Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2010) có đề cập đến những vấn đề lí luận chung về các công cụ hỗ trợ hoạt động học tập cho HS trong học môn Lịch sử Trong đó, khi viết
về các biện pháp chủ yếu để phát huy tính tích cực của HS trong DHLS có đề cập
đến vấn đề “tránh việc dạy học theo lối thầy đọc, trò chép HS dưới sự hướng dẫn
của thầy, phải biết ghi nhưng gì cảm thầy cần thiết, hiểu hoặc gợi lên những suy nghĩ về những vẩn đề cần giải quyết”, nhưng các tác giả chưa nói rõ cụ thể để làm
được điều này người thầy phải làm gì để giúp HS học tập hiệu quả
Đáng chú ý là những ý kiến của tác giả John Dewey (1859 - 1952) người Mĩ
dẫn lại ữong cuốn Dạy và học tích cực và sử dụng thiết bị dạy học (tài liệu tập huấn về dạy và học tích cực - Dự án Việt - Bỉ, Hà Nội tháng 5/2006) cho rằng: “Việc dạy học
phải kích thích được hứng thủ, phải để học sinh độc lập, tìm tòi, thầy giáo là người thiết kế, người cổ vẩn” [23, tr.6].
Trong cuốn “Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh như thế nào”,
I.F.Khar-la-mốp (1979) cho rằng học tập là quá trình nhận thức tích cực trong đó HS
phải tự khám phá kiến thức cho bản thân dù chỉ là “khảm phá lại” Sự khám phá này
phải thông qua việc sử dụng các nhiệm vụ học tập chứ không phải là học thuộc lòng PHT có thể thực hiện tốt nhiệm vụ này
Cuốn sách có nhan đề “Frames of Mind” (tạm dịch “Cơ cẩu của trí tuệ”) của
tiến sĩ Howard Gardner - một nhà tâm lý học nổi tiếng của Đại học Harvard đã công
7
Trang 8bố các nghiên cứu của mình về sự đa dạng của trí thông minh Lý thuyết của Gardner
đã chỉ ra rằng: mỗi con người chúng ta đều tồn tại một vài kiểu thông minh tuy nhiên
sẽ có kiểu thông minh trội hơn trong mỗi người Trường học đã bỏ rơi các em có thiên hướng học tập thông qua vận động, thị giác đồng thời lèo lái tất cả mọi HS
đi theo cùng một con đường Nhiều HS đã có thể học tập tốt hơn nếu chúng được tiếp thu kiến thức bằng chỉnh thế mạnh của mình Thuyết đa trí tuệ đã mang lại một cái nhìn nhân bản và cần thiết nhằm kêu gọi GV tôn trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi HS GV phải là người giúp đỡ, khơi gợi tiềm năng, tạo điều kiện học tập theo các hướng khác nhau ở HS.
Theo cuốn "Phương pháp giáo dục cho người học đa trình độ” của tác giả Dunn có nói: cách thức mỗi cá nhân tập trung và ghi nhớ những thông tin mới và
khó liên quan tới quá trình nhận thức của họ Một số HS học dễ dàng hơn khi những thông tin được trình bày theo từng bước trong một sơ đồ liên tục Những người khác học dễ dàng hơn cả khỉ học hiểu khái niệm sau đó tập trung vào chỉ tiết Hay như
cuốn “Các phong cách học tập: trí tuệ đa phương tiện ” của Miller đã đề cập đến
cách phân loại PCHT dựa vào bán càu não trái và bán càu não phải Điều này ảnh hưởng rất lớn đến xu hướng học tập của HS Như vậy, các tác giả đã chỉ ra rằng mỗi
cá nhân đều có PCHT riêng biệt nhằm tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất Hiểu rõ
về phong cách của người học, người dạy có thể điều chỉnh pp giảng dạy nhằm tận dụng tốt nhất tình huống đang diễn ra để giúp người học tiếp nhận thông tin, kiến thức mới một cách dễ dàng hơn
Các công trình nghiên cứu trên là những gợi mở quý báu về mặt lí luận giúp chúng tôi tìm được hướng giải quyết các nhiệm vụ của khóa luận
Thứ hai một sổ công trình khoa học khác có cùng hướng nghiên cửu Trong
luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục của tác giả Đồ Thị Hồng Hạnh với đề tài “Thiết kế
và sử dụng phiếu học tập trong phương pháp thảo luận nhóm môn giáo dục học tại trường THSP Thanh Hóa ” tác giả đã nhấn mạnh: PHT là một công cụ hỗ trợ đắc lực
cho pp dạy theo nhóm Tác giả chỉ rõ PHT đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động
8
Trang 9dạy - học, nó được xem như một công cụ hỗ trợ hiệu quả đối với mồi GV và HS trong từng bài DH.
Gần đây, có nghiên cứu của tác giả Lê Thị An (2012), Luận văn thạc sĩ “Thiết
kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học lịch sử lớp 10 ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Đình Xuyên, Gia Lâm, Hà Nội (vận dụng qua phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại - chương trình Chuẩn) Trong đó, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và
điều tra thực trạng sử dụng PHT trong DHLS lớp 10 ở trung tâm GDTX Đình Xuyên, tác giả đã đề xuất quy trình thiết kế và các biện pháp sử dụng PHT trong DHLS thé giới cổ đại và trung đại lớp 10 (chương trình Chuẩn ) theo hướng phát huy tính tích cực của HS
Ngoài ra, nghiên cứu về các phương tiện hỗ trợ hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực của HS trong giờ học Lịch sử còn là đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học của một số sinh viên, khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trường Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Tiêu biểu như:
“Sử dụng phim tư liệu trong dạy học lịch sử ở trường THPT” của Nguyễn Tiến Trình
(2008), “Xây dựng công cụ hướng dẫn học sinh tự kiểm tra đánh giá trong học tập
môn Lịch sử ở trường THPT’ của Nguyễn Xuân Mạnh (2009), “ Sử dụng phương tiện dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy ở lớp 10 THPT” của Phạm Minh Hiếu,
Nguyễn Hoàng Long , Kỷ yếu Hội nghị khoa học sinh viên lần thứ IX - Sinh viên trường Đại học Giáo Dục - Đại học Quốc gia với nghề dạy học, Hà Nội 2010 Trong những bài viết này, các tác giả đã đề cập đén vai ữò của PHT trong việc hồ trợ đắc lực
và hiệu quả cho các phương tiện hỗ trợ trên
Các bài viết như “Những vấn đề trong dạy học lịch sử ở trường THPT hiện
nay” của GS Phan Ngọc Liên và Nguyễn Thị Côi, “Một vài suy nghĩ về đổi mới nội dung giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông hiện nay” của tác giả Nghiêm Đình Vì và
Trịnh Đình Tùng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử số 5/1991, " về biện pháp nâng cao
chẩt lượng dạy học lịch sử” của PGS Trịnh Đình Tùng đăng trên tạp chí nghiên cứu
giáo dục số 5/1994, " Hướng dẫn làm bài tập lịch sử” của tác giả Nguyễn Thị Côi và
Phan Thị Kim Anh trên tạp chí nghiên cứu giáo dục số 6/1994 đã đi sâu vào các vấn
9
Trang 10đề khác nhau của PPDH Lịch sử nói chung và vấn đề công cụ hỗ trợ trong DHLS nói riêng mà cụ thể là PHT.
Cụ thể hơn trong bài viết “Phiếu học tập - phương pháp dạy học cỏ sử dụng
phiếu học tập” của tác giả Nguyễn Thị Dung được đăng trên thông tin khoa học giáo
dục số 45/1994;"Phương pháp sử dụng phiếu học tập trong dạy học Địa lỉ lớp 10
nhằm phát huy tỉnh tích cực và độc lập của học sinh” của tác giả Đậu Thị Hòa, Tạp chỉ giáo dục số 195/2008, cho biết: Phiếu học tập là công cụ để GV tổ chức hoạt động
khai thác và lĩnh hội kiến thức theo hướng định trước của GV
Ngoài ra, trong bài viết “Mỗi người một kiểu học” ịBản tin đại học Quốc gia
Hà Nội, số 216/2009) PGS.TS Nguyễn Công Khanh đã đòi hỏi GV bằng các chiến lược dạy và học tích cực như sử dụng PHT dựa trên PCHT của người học, học thông qua hành động, học qua trải nghiệm, tìm cách đặt ra cho người học những nhiệm vụ phải giải quyết để các em suy nghĩ, tìm lý thuyết, pp phù hợp Có như vậy, người học mới có nhiều cơ hội để phát triển các chiến lược học hiệu quả tạo thành PCHT tích cực
Bài viết của Ths.Nguyễn Thị Đỗ Quyên trong Lý thuyết phong cách học tập và
khả năng ứng dụng và dạy học (Bản tin khoa học, cao đẳng Thương Mại, 23/9/2009)
đã chỉ ra những đặc điểm cốt lõi của PCHT Và đây cũng là cơ sở lí luận quan trọng để
GV đổi mới pp giảng dạy theo hướng tích cực hóa người học thông qua các mô hình PCHT phù hợp với đặc điểm môn học và giúp HS ý thức rõ hơn về PCHT ưu thế của bản thân để có pp tự học phát huy và hạn ché tối đa các ưu khuyết điểm trong thói quen học tập Đây là các nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho đề tài
Tóm lại các công trình nghiên cứu kể trên đã đề cập đến yêu cầu cần có sự hồ trợ tích cực của các phương tiện, công cụ trong DHLS để giờ học Lịch sử có hiệu quả hơn Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đi trước mới chỉ dừng lại ở việc khái quát những vấn đề lí luận, chưa vận dụng cụ thể vào chương trình Lịch sử lớp 10 và chưa dựa trên PCHT của HS Tiếp thu các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi thực hiện đề tài của mình nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong DHLS nói chung và phàn Lịch
1
Trang 11sử thế giới cận đại nói riêng.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc sử dụng PHT trong DHLS dựa trên PCHT của HS, chúng tôi đề xuất cách thức thiết kế và sử dụng PHT trong DH phần lịch sử thế giới cận đại cho HS lớp 10 ở truờng THPT dựa trên PCHT của HS
4. NHIỆM yụ NGHIÊN cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc thiết kế và sử dụng PHT trong DHLS dựa trên PCHT của HS
- Điều tra thực trạng thiết ké và sử dụng PHT trong DHLS dựa trên PCHT của HS
- Phân tích cấu trúc chuơng trình và nội dung kiến thức SGK Lịch sử lớp 10, chuơng trình chuẩn
- Đồ xuất quy trình thiết ké và cách thức sử dụng PHT trong DHLS dựa trên PCHT của HS nhằm nâng cao hiệu quả DH
- Thực nghiệm su phạm: đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của việc sử dụng các PHT đã thiết kế vào DHLS
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN cứu
5.1 Đổi tượng nghiên cứu
Quá trình DHLS ở truờng THPT với việc sử dụng PHT dựa trên PCHT của HS
5.2 Phạm vỉ nghiên cứu
- Nội dung: nghiên cứu việc sử dụng PHT nhằm sử dụng có hiệu quả dựa trên PCHT của HS trong phần Lịch sử thế giới cận đại (SGK Lịch sử lớp 10, chuông trình Chuẩn)
- về phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng và thực nghiệm:
+ THPT Tùng Thiện (Hà Nội)
+ THPT Thạch Thất (Hà Nội)
+ THPT Hung Nhân (Thái Bình)
1
Trang 12+ THPT Tiên Hưng (Thái Bình)
6 GIẢ THUYẾT NGHIÊN cứu
Nếu vận dụng được cách thức thiết kế và sử dụng dựa trên PCHT của HS một cách hợp lí sẽ góp phàn nâng cao chất lượng DHLS nói chung và phàn Lịch sử thế giới cận đại (SGK Lịch sử lớp 10, chương trình Chuẩn) nói riêng
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
Sử dụng két hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa tài liệu có liên quan
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Tìm hiểu, quan sát quá trình dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông.+ Điều tra, phỏng vấn, trao đổi, hỏi ý kiến của các GV trường THPT
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm
+ Phương pháp chuyên gia: tham khảo, tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia giáo dục trong quá trình nghiên cứu; xin ý kiến nhận xét, đánh giá của GV phổ thông về chất lượng PHT đã thiết kế, thông qua việc chuẩn bị giáo án và trình bày bài giảng cụ thể dựa trên PCHT của HS
- Nhóm phương pháp xử lí thông tin
Áp dụng để xử lí két quả thực nghiệm sư phạm
Chương 2: Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông dựa trên phong cách học tập của học sinh (Áp dụng phần lịch sử thế giới cận đại - SGK Lịch sử 10, chương trình Chuẩn)
1
Trang 13CHƯƠNG 1
Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA THIẾT KẾ VÀ
SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC LỊCH sử Ở THPT
DựA TRÊN PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
1.1 CÁC KHÁI NIỆM Cơ BẢN
1.1.1 Phiếu học tập
1.1.1.1 Khái niệm
PHT là công cụ quen thuộc hồ trợ người GV trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng Có nhiều quan niệm giải thích về nội dung của khái niệm PHT Tuy nhiên hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất với cách hiểu cơ bản sau:
Thứ nhất, trong Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê định nghĩa:
Phiếu là tờ giấy rời có cỡ nhất định, ghi chép những nội dung nhất định nhằm
để phân loại, sắp xếp theo một hệ thống nào đó, ghi nhận một quyền lợi của người sử dụng [39, tr 780]
Học tập là học và luyện tập để hiểu biết, để có kĩ năng [39, tr.454].
Kết hợp cách giải nghĩa từ phiếu và từ học tập, ta có thể khái quát: Phiếu học tập là những tờ giấy rời in sẵn những nội dung, nhiệm vụ học tập.
Thứ hai, một số quan điểm về PHT của các nhóm tác giả:
Nhà nghiên cứu Đậu Thị Hòa và tác giả Đồ Thị Hồng Hạnh đều thống nhất với
ý kiến :
Phiếu học tập là những thông tin bằng giấy hoặc dạng giấy do giáo viên thiết
kế, gồm một hoặc một số tờ có vai trò học liệu để bổ sung cho sách và tài liệu giáo khoa quy định, có chức năng hỗ trợ giảng dạy, vừa như là công cụ hoạt động, vừa tạo điều kiện cho hoạt động của người học và người dạy mà trước hết như một nguồn thông tin học tập [20, tr.22] Trong mồi PHT giao cho HS là những nhiệm vụ nhận thức cụ thể nhằm dẫn dắt tới một kiến thức, tập dượt một kỹ năng, rèn luyện một thao tác tư duy hoặc thăm dò một thái độ của HS trước một vấn đề.
Theo nhóm tác giả Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Xuân Viết
1
Trang 14trong tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III 2004- 2007 lại cho
rằng: Phiếu học tập là những tờ giấy rời in sẵn những công tác độc lập, được phát
cho từng học sinh, nhóm học sinh, tự lực hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học [tr 45] Cách quan niệm tương đối khái quát nhưng tác giả chỉ giới hạn phạm vi sử
Nhìn chung, các tác giả khá thống nhất với nhau trong việc xác định bản chất của PHT, gồm những đặc điểm chính: Là công cụ học tập và giảng dạy; được GV thiết
kế sẵn trên giấy; giúp HS độc lập chiếm lĩnh kiến thức và GV thuận lợi trong giảng dạy
Theo đó có thể khẳng định: Phiếu học tập là công cụ hỗ trợ do giảo viên thiết
kế, gồm cỏ một hoặc một sổ tờ giấy có ghi sẵn những thông tin hoặc nhiệm vụ học tập
PHT đảm nhận hai chức năng chính sau:
Thứ nhất là cung cẩp tư liệu cho người học nhằm phục vụ cho quả trình khai thác nội dung bài học.
PHT là những phiếu thông tin, do đó trước hét nó cung cấp cho người học những thông tin cần thiết liên quan đến bài học, phục vụ thiết thực cho bài học Nó có thể là những nội dung trong bài học mà GV muốn nhấn mạnh để HS theo dõi một cách
1
Trang 15tập trung, nó cũng có thể là những hình ảnh trực quan nhằm minh họa nội dung bài học, nó cũng có thể là những thông tin ngoài bài học nhằm bổ sung thêm kiến thức càn thiết cho HS Tiếp xúc với PHT là HS được tiếp xúc với một một kênh thông tin khác
do GV tạo ra nhằm hướng HS đến những yêu cầu nhất định
Ví dụ: Một bài giới thiệu về nhân vật G Oa-sinh-tơn mà GV tìm trong các nguồn tài liệu hay một số hình ảnh ngoài SGK nói về thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu GV yêu càu HS đọc những thông tin đã cho và hoàn thành yêu cầu : Em hãy trình bày một vài nét ngắn gọn về G Oa-sinh-tơn hoặc Trình bày những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu
Thứ hai ỉà công cụ để GV và HS giao tiếp trong học tập.
Hoạt động DH là hoạt động giao tiếp giữa GV và HS GV và HS có thể sử dụng nhiều phương tiện để giao tiếp, trong đó PHT là một công cụ hữu hiệu Thông qua những tờ giấy rời phát đến tận tay từng HS thì GV sẽ giao tiếp với HS, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng cũng như khả năng của học trò Thông qua đó mà không khí lớp học sẽ sinh động hơn chứ không đơn điệu ở hình thức thầy đặt câu hỏi - trò nghe
và trả lời Mặt khác, qua PHT với pp học tập trao đổi và hợp tác, HS có thể trao đổi với nhau, giao lưu kiến thức với nhau, chỉnh sửa kiến thức cho nhau để quá trình khám phá tri thức được thực hiện một cách hiệu quả
Ví dụ: Khi dạy nội dung Cách mạng công nghiệp ở Anh trong bài Cách mạng công nghiệp ở châu Âu GV thiết kế một PHT cho HS hoạt động nhóm với nhiệm vụ
là thống kê các thành tựu của cuộc các mạng công nghiệp trên các lĩnh vực khác nhau: công nghiệp dệt, máy móc và giao thông vận tải HS mồi nhóm làm về một thành tựu
và trình bày, các nhóm khác theo dõi, trao đổi, đặt câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV Sau đó cả lớp thống nhất ghi vào phần nội dung trống trong phiếu
Như vậy, thông qua các hoạt động học tập được tổ chức ở lớp, GV có thể nắm bắt được khả năng nhận thức và diễn đạt của HS, tâm tư nguyện vọng của HS Mặt khác, khi cho HS hoạt động hợp tác, trao đổi với nhau thông qua PHT các em có thể
mở rộng, giao lưu kiến thức Từ đó, HS sẽ trưởng thành hơn thông qua hoạt động giao tiếp này
1
Trang 161.1.1.3 Phân loại
Tùy theo các căn cứ khác nhau mà ta có các dạng PHT khác nhau
- Căn cứ vào chức năng của phiếu học tập, ta cỏ thể phân phiếu học tập
thành 2 dạng sau:
+ PHT cung cấp thông tin: cung cấp thông tin trong bài học hoặc liên quan đến
bài học cho HS Đây chính là nguồn tài liệu tham khảo ngoài sách giáo khoa do GV tìm kiếm và đã qua quá trình gia công sư phạm để phù hợp với nội dung bài học và năng lực nhận thức của GV
+ Phiếu công cụ hoạt động: đề xuất những nội dung hoạt động cụ thể cho HS,
đó chính là những nhiệm vụ học tập mà HS phải thực hiện trong mỗi giờ học
- Căn cứ vào mục đích sử dụng phiếu học tập:
+ PHT để kiểm tra bài cũ: GV sử dụng PHT để kiểm tra kiến thức, kĩ năng mà
HS đã học ở bài trước Sử dụng PHT để kiểm tra có thể tạo điều kiện cho GV kiểm tra được nhiều HS một lúc, có thể cho HS làm được nhiều dạng bài tập hơn nhờ việc tiết kiệm được thời gian đọc hoặc chép bài tập
+ PHT để dạy kiến thức mới: Phiếu dùng để khám phá, xây dựng những đơn vị kiến thức và kĩ năng trong bài mới Dạy bài mới là khâu quan trọng nhất, chiếm nhiều thời lượng nhất trong chương trình Việc sử dụng PHT sẽ tạo điều kiện cho HS tích cực, độc lập chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện các kĩ năng cơ bản
+ PHT củng cố bài học: Phiếu dùng để hệ thống hóa, củng cố những nội dung trong bài học Đây là khâu hệ thống, khái quát lại những nội dung kiến thức và kĩ năng
cơ bản nên việc sử dụng PHT sẽ giúp HS có cái nhìn bao quát và góp phần khắc sâu bài học hơn
+ Phiếu giao bài tập về nhà: Phiếu ghi những bài tập cụ thể giao cho HS thực hiện ở nhà (ngoài giờ học trên lớp) Việc chuẩn bị bài tập ở nhà sẽ tạo điều kiện cho
HS củng cố bài trước tốt hơn và chuẩn bị cho giờ học tiếp theo đạt hiệu quả hơn
Cho nên, nếu sử dụng phiếu giao việc cho HS về nhà thực hiện, HS sẽ có ý thức chuẩn
bị bài tốt hơn
1
Trang 17- Căn cứ vào nội dung của phiếu học tập cỏ các dạng phiếu sau:
+ Yêu cầu giải quyết vấn đề: phiếu đặt ra một nhiệm vụ học tập cụ thể nào đó
mà HS phải giải quyết trong một thời gian nhất định
+ Yêu cầu trả lời câu hỏi: phiếu ghi những câu hỏi mà HS phải trả lời
+ Yêu cầu rèn luyện kĩ năng: phiếu yêu cầu HS phải thực hiện một hoặc một vài kĩ năng nhất định
Ở đây, trong đề tài, chúng tôi sử dụng cách phân loại PHT căn cứ vào mục đích sử dụng
1.1.1.4 Cẩu trúc
PHT được thiết kế dưới dạng tờ giấy rời, tuỳ thuộc vào từng loại phiếu, nội dung bài học và mục đích sử dụng của GV Tuy nhiên cấu trúc của phiếu gồm các nội dung cơ bản sau:
- Thông tin chung: thông tin chung của HS (họ và tên, lớp, trường)
- Nhiệm vụ cần thực hiện: Tuỳ thuộc vào nội dung bài học, đối tượng HS và mục đích sử dụng mà GV sẽ đưa ra nhiệm vụ cho HS
- Phần để HS thực hiện nhiệm vụ: được GV thiết kế dưới nhiều hình thức, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của phiếu
- Thời gian hoàn thành: Các thao tác nêu trên phải thực hiện trong khoảng thời gian nhất định Tùy khối lượng công việc, nội dung bài học và thời gian quy định của tiết học mà GV đưa ra mức thời gian cho hợp lí
Có thể tham khảo mô hình cấu trúc PHT dưới đây:
1
Trang 18PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên: Lớp
Nhiệm vụ cần thực hiện:
Phần học sinh thực hiện nhiệm
Thời gian hoàn thành
Tùy vào mục đích sử dụng, nhiệm vụ yêu càu và nội dung bài học, GV có thể thiết kế PHT khác nhau Nhưng nhìn chung trong cấu trúc PHT phải đủ những nội dung minh họa trên
Ví dụ: Khi dạy nội dung Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ trong bài Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, GV có thể thiết
kế một PHT dưới dạng điền ữống cho HS hoàn thành
Trang 19Trên đây là một vài quan niệm, cách hiểu về PHT trong DH Tuy nhiên, trong DH, muốn sử dụng một PPDH, hình thức
tổ chức DH, hay lựa chọn phương tiện, công cụ hỗ trợ học tập một cách hiệu quả nhất thì người GV cần phải quan tâm đến đặc trưng từng môn học mà mình phụ trách Mỗi môn học có mục tiêu, đặc trưng khác nhau, chính vì vậy hiểu được mục tiêu, đặc trưng của môn học sẽ góp phần giúp GV lực chọn và sử dụng những hình thức tổ chức DH, pp, phương tiện và công cụ hồ trợ học tập đạt được hiệu quả cao nhất
1.1.2 Phong cách học tập
1.1.2.1 Khái niệm
PCHT được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh “Learning Styte ”, là một lý thuyết học tập hiện đại đang được quan tâm hiện
nay Trên thế giới có hàng trăm mô hình PCHT khác nhau, mồi tác giả của mồi mô hình khi xây dựng lý thuyết của mình lại đưa ra một định nghĩa riêng cho PCHT
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên: Lớp
Dựa vào nội dung mục 2: Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc
Mĩ, em hãy hoàn thành bảng thống kê về các sự kiện chính của cuộc chiến tranh
giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mũ.
Thờỉ gỉan
Trang 20Thử nhất, theo các tác giả nước ngoài
Rita Dunn (1960) đưa ra định nghĩa về PCHT như sau: PCHT như là cách thức mỗi người bắt đầu chủ ỷ, xử lỷ, thu nhận và tái hiện nội dung kiến thức mới.
Keefe (1979) quan niệm: PCHT ỉà những đặc trưng về mặt nhận thức, tính hiệu quả và các hành vi tâm lỷ học cỏ liên quan, mang tính ổn định, chỉ dẫn cho người học cách tiếp nhận thông tin, tương tác với thông tin và phản ủng lại môi trường học tập (F.Romaneli, 2009).
Reid (1995) thì cho rang: PCHT là những cách thức ưu thế có tinh chat tự nhiên, thói quen của cá nhân khỉ tiếp nhận,
xử lỷ và lưu giữ thông tin, kĩ năng mới (Casidy, 2004).
Casidy lại cho rằng: PCHT là các đặc điểm tâm lý của con người tương đổi bền vững, nhưng ở vài khía cạnh nào đỏ PCHT cỏ thể thay đổi để đáp ứng kinh nghiệm và đòi hỏi của các tình huống khác nhau (Casidy, 2004).
Thử hai, theo quan điểm của các tác giả Việt Nam
PGS TS Nguyễn Công Khanh trong bài viết Mỗi người một kiểu học (Bản tin Đại Học Quốc Gia Hà Nội, sổ 216, tr 56
- 57, năm 2009) cho rằng: “Phong cách học tập là một cẩu trúc phức hợp đa mặt, đa thành tổ Đó là tổ hợp những phẩm chất/ nét cá nhân, năng lực/ kỹ năng thể hiện được cái riêng có tính ổn định về các chiến lược học, thái độ, động cơ, hứng thú học, phương pháp giảng dạy được ưa thích của người học nhằm đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức, tương tác và thỏa mãn các yêu cầu của môi trường học tập ”.
Trong Lý thuyết phong cách học tập và khả năng ứng dụng vào dạy học (Bản tin khoa học, cao đẳng Thương Mại, 23/9/2009) Ths Nguyễn Thị Đỗ Quyên cũng đưa ra khái niệm về phong cách học tập như sau: “Phong cách học tập là những đặc điểm tâm lỷ ưu thế, tương đổi bền vững của cá nhân, quy định cách tiếp nhận và xử lý và lưu giữ thông tin trong môi trường học tập ”.
Cũng bàn về PCHT, tác giả Nguyễn Thế Lộc trong Dạy theo phong cách học cTạp chí phát triển và hội nhập, so 7, tháng 10/2010) lại đưa ra quan điểm: “Phong cách học tập có thể xem là các phương pháp học tập riêng biệt mà mỗi cá nhân chọn lựa để tiếp nhận thông tin Mỗi phong cách học được xác định có mối liên quan đến nhu cầu học ”.
Qua nghiên cứu quan điểm về PCHT, có thể nhận thấy những nội dung cốt lõi của định nghĩa PCHT như sau:
- PCHT là những đặc điểm riêng của cá nhân
- PCHT bao gồm các đặc điểm về nhận thức, xúc cảm, sinh lý
- PCHT chỉ ra cách thức ưu thé của cá nhân tiếp nhận, xử lí và lưu giữ thông tin trong môi trường học tập
PCHT tương đối bền vững
Như vậy, PCHT có thể hiểu là những đặc điểm riêng có tính ưu thế, tương đổi bền vững của cá nhân quy định cách
Trang 21tiếp nhận, xử lý lưu giữ và phản hồi thông tin trong môi trường học tập.
I.I.2.2 Mô hình PCHT VAK
Theo nghiên cứu của Coffield, hiện nay có 71 mô hình PCHT đã được xây dựng và công bố, được phân loại thành 5 nhóm:
- Nhóm 1: PCHT dựa vào yếu tố gen - môi trường
- Nhóm 2: PCHT phản ánh các đặc điểm bên trong của cấu trúc nhận thức
- Nhóm 3: PCHT là tập hợp các kiểu nhân cách tương đối bền vững
- Nhóm 4: PCHT là các ưu thế linh hoạt trong học tập
- Nhóm 5: PCHT là các chiến lược, định hướng trong học tập
Một số mô hình được nghiên cứu và sử dụng trong giáo dục như mô hình của Kolb, mô hình của Honey - Mumford,
mô hình VARK: Visual - Auditory - Reading and Writing - Kinesthetic (Quan sát - Lắng nghe - Ghi chép - Hành động) Tiêu biểu nhất phải kể đến mô hình VAK của Neil Fleming (Đại học Lincoln, New Zealand) là một trong những mô hình được biết đến rộng rãi và được ứng dụng nhiều nhất trên thế giới Trong phạm vi khóa luận, chúng tôi sử dụng cách phân loại PCHT theo
3 giác quan: thị giác, thính giác và vận động (VAK)
Từ năm 1987, Fleming đã phát triển một công cụ được thiết kế nhằm giúp cho HS và những người khác có thể học được nhiều hơn từ những sự ưu thế của bản thân
VAK là ba chữ cái đầu tiên viết tắt bằng ba từ tiếng Anh là: Visual - Auditory - Kinesthetic Khi dịch sang tiếng Việt là: Quan sát - Lắng nghe - Hành động
Trong mô hình của Fleming, người học được phân loại dựa trên ưu thế về học kiểu nhìn (tranh ảnh, phim, sơ đồ), học kiểu nghe (âm nhạc, thảo luận, thuyết trình) hoặc học kiểu vận động (chuyển động, thí nghiệm, hoạt động thực hành)
Mô hình PCHT VAK là một trong những mô hình được sử dụng rộng rãi trong các trường học Mô hình đã đưa ra
Trang 22cách phân loại PCHT theo giác quan thị giác, thính giác, vận động nên dễ hiểu và vận dụng trong DH.
Người học kiểu nhìn (Visual Learners)
Người học kiểu nhìn học tốt nhất qua việc quan sát Những người thích kiểu học này sẽ thấy thích thú với những thông tin được trình bày dưới dạng hình ảnh hơn là dạng chữ viết Đặc điểm của người học kiểu nhìn là cần theo dõi nét mặt và ngôn ngữ cơ thể của GV để hiểu sâu bài giảng, có khả năng suy nghĩ bằng hình ảnh và nhớ nhanh từ những thứ giàu hình ảnh
Người học kiểu nghe (Audỉtory Learners)
Người học kiểu nghe học tốt nhất học tốt nhất bằng việc nghe thông tin Họ có xu hướng nắm bắt thông tin tốt từ bài thuyết trình và có khả năng ghi nhớ rất tốt các thông tin mà họ được nghe Người học kiểu nghe thích trao đổi trực tiếp dạng nghe - nói; nhạy cảm với giọng nói, âm lượng, ngữ điệu và các dạng bài viết có ít giá trị thông tin cho đến khi được đọc lên
Người học kiểu vận động (Kỉnesthetỉc Leamers)
Người học kiểu vận động (hoặc xúc giác) học tốt nhất bằng việc chạm vào và thực hành Trải nghiệm thực hành là điều quan trọng với người học kiểu vận động Người học kiểu vận động, họ học tốt nhất qua thí nghiệm, thực hành và quan sát thực té; thích khám phá thế giới xung quanh; rất khó ngồi yên một chỗ lâu và có thể mất tập trung vì mong muốn hoạt động, khám phá
Như vậy, việc phân chia 3 PCHT có ý nghĩa tương đối bởi trên thực té, có những HS có thể học theo cả 3 PCHT một cách hiệu quả
1.2 VAI TRÒ CỦA VIỆC sử DỤNG PHT TRONG DHLS DựA TRÊN PCHT CỦA HS
Người GV thiết kế và sử dụng được hệ thống PHT dựa trên PCHT phù hợp trong DH nói chung và DHLS nói riêng sẽ làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng hơn, cũng không phải là bài học diễn ra đều đều theo lời giảng của cô và câu trả lời của trò, quá trình dạy và học diễn ra cũng có lúc cao trào, sôi nổi tuỳ vào nội dung từng phần, yêu cầu GV đặt ra cho HS, thông qua câu hỏi từ đó HS tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên
Bài giảng, ghi âm, chuyện kể, âm nhạc, động từ
hoá, đặt câu hỏi
Người học vận động (Kinesthetic)
Hành động, đóng vai, làm mô hình đất sét
Trang 23Đối với HS, việc sử dụng PHT dựa trên PCHT của HS là một hoạt động thú vị đối với HS Các em HS chủ động tham gia vào bài giảng chứ không ngồi nghe một cách “máy móc” Sử dụng PHT dựa trên PCHT của HS khơi dậy cho các em sự hứng thú, sôi nổi, đúng với khả năng của bản thân và phát triển khả năng của bản thân.
Sử dụng PHT dựa trên PCHT của HS là một “khâu” quan trọng của các em HS trong việc lĩnh hội kiến thức Đòi hỏi các em trong quá trình linh hội kiến thức phải chủ động tìm tòi, suy nghĩ, đúng với khả năng của các em chứ không chịu “thụ động” ghi - chép
PHT dựa trên PCHT của HS là giúp rèn luyện cho HS những kỹ năng giao tiếp, biết lắng nghe PHT hướng tới phong cách học như xúc giác - thính giác - thị giác giúp cho chất lượng học tập được nâng lên, HS dễ dàng lĩnh hội kiến thức và làm cho môn Lịch sử không còn khô khan và nhàm chán
Thiết kế và sử dụng PHT dựa trên PCHT hợp lý, logic sẽ giúp HS phát triển tư duy, cho phép HS dựa trên những kiến thức đã học để nêu lên những ý kiến riêng của bản thân giúp cho HS phát triển kỹ năng giao tiếp, lập luận
Khi xây dựng PHT dựa trên PCHT của từng nhóm HS học tập theo thị giác - thính giác - xúc giác HS sẽ dễ hiểu và tiếp thu kiến thức giúp cho HS tích cực tham gia vào xây dựng bài học
Đối với GV, việc thiết kế và sử dụng PHT dựa trên PCHT của HS là một trong những pp DHLS chính khiến cho giờ học của GV trở nên sinh động, bớt nhàm chán Sử dụng PHT giúp cho GV nhận ra khả năng học tập của từng HS, khả năng tiếp thu kiến thức, từ đó đưa ra những PPDH tích cực nhẳm thẳng vào mục tiêu phát triển năng lực của HS
PHT dựa trên PCHT của HS là phương tiện trực tiếp giúp cho GV nhận ra mức độ tiếp thu kiến thức của HS toong giờ học, chỗ nào hiểu đúng vấn để, chỗ nào các em còn hiểu sai vấn đề, đánh giá mức độ hiểu bài hay lồ hổng kiến thức, nhờ đó
1.3 ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PPDH LỊCH sử Ở TRƯỜNG THPT
Giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học đang là xu thế chung của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới Đối với nền giáo dục Việt Nam, phát triển năng lực người học được xem là một trong những mục tiêu lớn được ngành
Giáo dục và Đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay và là một mục tiêu chính đã được khẳng định trong “Nghị quyết số 29-
NQ/TW” của Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành ngày 4/11/2013: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
Trang 24pháp dạy và học theo hướng hiện đại phát huy tỉnh tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục loi học truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích
tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực ”.
Dưới đây là một số định hướng cụ thể nhằm thực hiện được mục tiêu lớn của ngành Giáo dục và Đào tạo là đổi mới PPDH Thiết kế và sử dụng hệ thống PHT trong DHLS dựa trên PCHT của HS cần phù hợp với các định hướng đó
Đổi mới PPDH theo hướng phát huy cao độ tỉnh tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình lĩnh hội tri thức
Đó là quá trình DH trong đó người GV đóng vai trò hướng dẫn, định hướng còn HS là người chủ động trong quá trình học tập dưới sự hướng dẫn của GV Trong DHLS có sử dụng PHT, HS dưới sự hướng dẫn của GV kết hợp với SGK sẽ nắm vững nội dung kiến thức của bài học Không những thế, GV có thể hướng dẫn cách thức sử dụng PHT để HS có thể làm quen với việc tự học, tự tìm kiếm và lĩnh hội kiến thức phát huy tính chủ động của bản thân trong quá trình học tập, phát triển các kỹ năng làm việc theo nhóm
Đổi mới PPDtì theo hướng kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các PPDH khác nhau sao cho vừa đạt mục tiêu
DH vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn của cơ sở Thực tiễn đã chứng minh không phải cứ pp cũ là lạc hậu và pp mới thì mới hoàn hảo Không có pp nào tồn tại mà không có ý nghĩa Vì thế, về bản chất đổi mới PPDH là đổi mới cách thức tiến hành pp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các pp cũ và vận dụng linh hoạt một số pp mới Do đặc thù của môn Lịch
sử nên việc sử dụng PHT trong DH có ý nghĩa giúp HS trực quan dễ dàng và tạo nên sự húng thú trong học tập, giúp người học phát ttiển đa trí tuệ của họ
Đổi mới PPDH theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành Trong DHLS cũng cần rèn luyện các kỹ năng thực hành cho
HS: kỹ năng vẽ, đọc bản đồ, kỹ năng tự làm các đồ dùng trực quan cho môn học GV sử dụng PHT dựa trên PCHT của HS trong quá trình DH sẽ đáp ứng được những yêu cầu của định hướng này
Mặt khác, DHLS là một hoạt động mang tính đặc thù, một quá trình sư phạm phức tạp Khác với các bộ môn khác, tri thức lịch sử có những đặc trưng đó là tính quá khứ, tính không lặp lại, sự thống nhất giữa sử và luận Vì vậy, vấn đề khó của
bộ môn Lịch sử là tái hiện những sự kiện, hiện tượng và nhân vật lịch sử sao cho HS có những hình dung sinh động về quá khứ, cụ thể hóa các sự kiện, khắc phục tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử, đồng thời phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của HS làm cho các em có cảm giác như đang sống cùng với sự kiện lịch sử
Như vậy từ định hướng đổi mới PPDH lịch sử, chúng tôi nhận thấy việc thiết kế và sử dụng PHT trong DHLS dựa trên PCHT của HS có thể đáp ứng được những yêu cầu đổi mới trên Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện DH dựa trên PCHT của
HS sẽ là một khó khăn với GV nếu GV thiếu về năng lực sư phạm
Trang 251.4 NHỮNG YÊU CẦU cơ BẢN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ sử DỤNG PHT DựA TRÊN PCHT CỦA HS 1.4.1 Yêu cầu thiết kế PHT dựa trên PCHT của HS
Yêu cầu khi xây dựng PHT là những tiền đề cơ bản xác định nội dung và hình thức thiết kế PHT Khi thiết kế PHT cần lưu ý đến các yêu cầu sau:
- Phải phù hợp với PCHT của HS
PHT cần được thiết ké sao cho phù hợp với PCHT của HS Vì trước một tình huống học tập được đưa ra, mồi HS đều
có những cách thức giải quyết vấn đề khác nhau tùy thuộc vào khả năng nhận thức và suy nghĩ của mỗi cá nhân Biết được mặt mạnh, mặt yéu trong phong cách học của HS, GV có thể thiết ké hệ thống PHT dựa trên PCHT của các em nhằm chọn lựa pp dạy phù hợp để giúp các em phát huy được các thế mạnh của PCHT của mình cũng như cải thiện các mặt yếu kém, đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng lực của người học nhằm tiếp cận thông tin, kiến thức dễ dàng hơn Có như vậy thì PHT mới phát huy được hét tính hiệu quả
- Phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học
Mục tiêu của bài học không phải chỉ là hình thành những kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là phát triển tư duy, vận dụng kiến thức Do đó, khi thiết kế và sử dụng PHT phải bám sát điều đó PHT chỉ là một công cụ hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả của hoat động DHLS trong nhà trường, cho nên yêu cầu trước hết là nội dung của phiếu phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học PHT phải giúp HS khai thác và nắm bắt được những nội dung cơ bản, ữọng tâm của bài học thì mới có giá ữị và hiệu quả
Ví dụ: Khi học bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Ầu, HS cần đạt được mục tiêu:
Lập được bảng thống kê các phát minh lớn của cuộc cách mạng côngnghiệp ở châu Âu và ý nghĩa của những phát minh đó với đời sống xã hội
- Phân tích được hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp
Bám sát mục tiêu trên, khi thiết kế PHT GV phải chú ý: những nhiệm vụ và nội dung trong phiếu cũng phải đề cập đến những thành tựu quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu hay những hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp trên lĩnh vực kinh té, xã hội PHT có thể truyền tải nội dung của một phần bài học hoặc nội dung của cả bài học, điều này tùy thuộc vào mục đích sử dụng của GV
- Phải vừa nêu được nhiệm vụ học tập, vừa hướng dẫn, gợi ỷ cho HS thực
hiện
PHT chính là nhiệm vụ học tập mà GV giao cho HS, được cụ thể hóa bằng các câu hỏi, bài tập hoặc những tình huống yêu càu HS thực hiện và giải quyết Các nhiệm vụ này xuất phát từ nội dung của bài học Do đó, nhiệm vụ đặt ra phải được
Trang 26trình bày rõ ràng, cụ thể Cách đặt câu hỏi của GV phải kèm theo những gợi ý và hướng dẫn để HS biết phải làm gì, phải làm thé nào, phải dựa vào đâu để làm
Ví dụ: Khi tìm hiểu về vai trò của những nhà tư tưởng tiến bộ Pháp trong việc chuẩn bị cho cách mạng, GV có thể sử dụng PHT để hướng dẫn HS khai thác kiến thức, ví dụ như:
“Dựa vào nội dung mục 2 - Cuộc đẩu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, em hãy trình bày vai trò của những nhà tư tưởng tiến bộ Pháp trong việc chuẩn bị cho cách mạng bùng nổ thông qua tư tưởng của ba đại diện tiêu biểu: Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô
Việc hướng dẫn, gợi ý cách thức thực hiện sẽ giúp HS không lung túng khi giải quyết nhiệm vụ Nếu làm được điều này thì GV sẽ không lo lắng việc hoạt động bằng phiếu gây ảnh hưởng đến thời gian DH hay hiện tượng “cháy giáo án” khi sử dụng phương tiện DH Hơn nữa, đối với HS ữung bình, yếu kém, trình độ năng lực nhận thức của các em hạn chế hơn HS khá giỏi, vì vậy nhiệm vụ trong PHT càng rõ ràng, đơn giản, sự chỉ dẫn của GV càng cụ thể bao nhiêu thì càng giúp các em dễ dàng chiếm lĩnh kiến thức bấy nhiêu
- Phải thể hiện được pp hoạt động và tiếp nhận của HS
Những câu hỏi, bài tập và tình huống đặt ra cho HS trong PHT là những mệnh lệnh, những gợi ý của GV cũng chính là những gợi ý về pp hoạt động và các thao tác tư duy để thực hiện mệnh lệnh đó Trong PHT, GV cần chỉ ra những hoạt động cụ thể nhằm hướng dẫn HS thực hiện tốt nhiệm vụ học tập Ví dụ: Hãy dựa vào để chỉ ra, hãy liên hệ, hãy bổ sung Như thế HS mới định hướng đúng để hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Phải khoa học, chinh xác, phù hợp với trình độ của HS
Trang 27PHT cần phải được thiết kế một cách khoa học, chính xác và vừa với sức HS Có nghĩa là thông tin kiến thức đưa ra trong PHT phải hoàn toàn chính xác, cách trình bày phải khoa học, logic Mức độ nhiệm vụ đặt ra ữong PHT phải phù hợp với đối tượng HS: tránh khó quá hoặc dễ quá đều không mang lại hiệu quả.
Chẳng hạn nhu đối với những lớp có nhiều HS khá, giỏi, GV có thể đặt ra những yêu cầu khó hơn và ngược lại đối với những lớp nhiều HS trung bình, yếu, kém, GV càn cân nhắc khi ra những bài tập khó
Với đối tượng HS có học lực trung bình, yếu, kém, những nhiệm vụ GV đưa ra trong PHT chủ yếu ở mục tiêu bậc 1, bậc 2 vì năng lực nhận thức của các em có phần yếu hơn so với HS khá, giỏi Có đảm bảo được tính vừa sức thì những hoạt động học tập có sự trợ giúp của PHT mới có thể đạt được hiệu quả cao
Ví dụ: Khi dạy về nội dung Cách mạng công nghiệp ở Anh - Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu GV thiết ké một PHT dưới dạng một bảng thống kê để trống, yêu cầu HS hoàn thành bảng thống kê các thảnh tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu Nếu đối tượng HS có năng lực nhận thức cao hơn thì trong PHT này có thể thêm một nhiệm vụ
ở mục tiêu cao hơn, ví dụ như: Liên hệ và nêu được ỷ nghĩa của những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp đối với
ngày nay.
1.4.2 Yêu cầu khi sử dụng PHT dựa trên PCHT của HS
Để PHT thực sự trở thành công cụ hướng dẫn, hồ trợ tối ưu cho HS trong môn Lịch sử, khi sử dụng PHT trong DH,
GV cần lưu ý đến một số yêu càu sau:
- Phù hợp với thời gian của tiết học
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên: Lớp:
Dựa vào nội dung mục 1 Cách mạng công nghiệp ở Anh và những hiểu biết
của em về cuộc cách mạng này, em hãy hoàn thành bảng thống kê các thành
tựu lớn của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh và ý nghĩa của những thành
tựu đó đối với ngày nay theo gợi ý mà giáo viên đã cho trước.
Công nghiệp dệt
Máy móc
Giao thông vận tải
Thời gian hoàn thành: 10 phút
Trang 28Một trong những khó khăn GV đưa ra khi sử dụng PHT đó là tình trạng thiếu thời gian hay nói cách khác là “cháy giáo án” Đó cũng chính là nguyên nhân mà ít GV sử dụng PHT trong DH nói chung và DHLD nói riêng Chính vì vậy, khi sử dụng PHT trong mỗi tiết dạy, việc phân chia và sử dụng thời gian thật hợp lí là vô cùng quan trọng, điều này được rất nhiều GV quan tâm.
Khi sử dụng PHT trong quá trình hướng dẫn HS khai thác kiến thức mới ở trên lớp người GV phải soạn trước giáo án
và phân bổ thời gian hợp lí, một PHT chỉ nên dành từ 7 - 10 phút, tùy vào mục đích sử dụng của GV Trong quá trình HS nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ trong PHT, GV sẽ là người hướng dẫn, giúp đỡ, gợi ý cho các em để các em hoàn thành được nhiệm vụ đúng thời gian yêu cầu trong phiếu
Đảm bảo được thời gian khi sử dụng PHT ở mỗi tiết học là hiệu quả đầu tiên khi sử dụng PHT trong DH mà tất cả GV đều muốn hướng đến
- Đánh giá được trình độ năng lực của HS
Khi sử dụng PHT trong DH cả ở lớp và ở nhà, mục tiêu đặt ra của người GV là PHT đó phải kiểm tra được trình độ năng lực của HS Điều này thể hiện rất rõ khi PHT sử dụng cho hoạt động cá nhân Cùng một nhiệm vụ đưa ra trong PHT, mỗi
HS có một phương án, một cách giải quyết nhiệm vụ khác nhau, điều này thể hiện trong kết quả của PHT Cùng một nhiệm vụ đưa ra, cùng một thời gian quy định, nhưng có HS giải quyết nhiệm vụ rất nhanh, đạt yêu cầu của GV, bên cạnh đó có những
HS hét thời gian quy định nhưng vẫn chưa xong hoặc nếu xong thì chưa đạt yêu cầu Vậy khi xử lí kết quả trong PHT của HS,
GV sẽ đánh giá được trình độ năng lực của từng HS Đó chính là cơ sở để GV cải tiến giáo án, điều chỉnh PPDH trong quá tŕnh
DH Quan trọng hơn nữa, dựa vào két quả đó, GV sẽ có sự phân hóa khi thiết kế PHT Với HS năng lực thấp hơn thì nhiệm vụ bước đầu sẽ nhẹ nhàng hơn để động viên các em cố gắng, còn với HS năng lực cao hơn so với các em khác thì nhiệm vụ của PHT có thể đưa ra thêm yêu cầu ở mục tiêu kiến thức cao hơn
Mặt khác, GV có thể sử dụng PHT để hướng dẫn HS tự đánh giá két quả học tập cho nhau Khi HS đã hoàn thành nhiệm vụ trong PHT, HS sẽ tự trao đổi bài cho nhau và tự chấm điểm, nhận xét về két quả bài của bạn Cuối cùng, GV sẽ đưa
ra một đáp án chung nhất để HS so sánh, đối chiếu kết quả Qua đó, GV cũng sẽ đánh giá được năng lực của HS
Như vậy, khi sử dụng PHT trong DH, phải GV đánh giá được năng lực nhận thức của HS, đó là cơ sở để GV điều chỉnh cách dạy của mình phù hợp với đối tượng HS để đạt được hiệu quả DH cao nhất Làm được điều này sẽ giúp cho người GV thành công trong DH
- Phát huy được tỉnh tương tác tích cực của HS trong giờ học
Một trong những yêu cầu của đổi mới PPDH hiện nay đó là phải phát huy được tính tích cực, chủ động của HS Tránh tình trạng thầy đọc, trò chép trong các giờ học Chính vì vậy, khi PHT được sử dụng như một công cụ hướng dẫn, hồ trợ HS
Trang 29trong quá trình DH thì yêu càu đặt ra khi sử dụng là phải phát huy được tính tích cực, chủ động của HS.
Muốn làm được điều này, vai trò tổ chức, hướng dẫn của GV trong quá trình sử dụng PHT là rất quan trọng Khi cung cấp PHT để hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức, ữong quá trình HS làm việc với PHT thì GV sẽ là người bao quát, quan sát lớp học Tránh tình trạng trong lớp có người làm người chơi hoặc chép bài của nhau Phải đảm bảo kết quả của PHT thể hiện chính xác tinh thần làm việc của các em Đối với PHT sử dụng cho hoạt động nhóm tại lớp, ngoài quan sát, bao quát nhóm, GV nên
có những công cụ hỗ trợ kèm theo như phiếu ghi chép hoạt động nhóm, biên bản nhóm Căn cứ vào đó, GV có thể đánh giá được mức độ tham gia của từng thành viên trong nhóm khi giải quyết nhiệm vụ học tập của nhóm Còn đối với những PHT được thiết kế nhằm hướng dẫn HS học tập ngoài giờ lên lớp thì kết quả của PHT chính là cơ sở kiểm tra xem HS học thế nào, bên cạnh đó, nên có thêm một vài câu hỏi về vấn đề có liên quan đến nội dung trong phiếu để kiểm tra xem HS có thật sự là người tìm hiểu vấn đề hay sao chép của người khác
Tóm lại, PHT chỉ thực sự là công cụ hướng dẫn, hỗ trợ tích cực đối với HS trong học tập khi quá trình sử dụng nó được xem là hiệu quả Muốn làm được điều đó thì quá trình sử dụng PHT phải đạt được một số yêu cầu chúng tôi vừa nêu trên
1.5 THỰC TRẠNG THIẾT KẾ VÀ sử DỤNG PHT TRONG DHLS DựA TRÊN PCHT CỦA HS
Đe thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã dành thời gian khảo sát, điều tra thực trạng việc thiết kế và sử dụng PHT trong DHLS ở các trường THPT như: THPT Thạch Thất và THPT Tùng Thiện trên địa bàn thành phố Hà Nội; trường THPT Hưng Nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình Chúng tôi tiến hành khảo sát 10 GV; 120 HS
về pp tiến hành: tiến hành phỏng vấn GV và HS bằng phiếu thăm dò ý kiến GV và HS (phụ lục 1, 2)
Nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau: mức độ sử dụng các loại PHT dựa trên PCHT của
HS, hứng thú của HS đối với việc sử dụng PHT trong quá trình học tập môn Lịch sử, thực trạng GV sử dụng PHT dựa trên PCHT của HS
Kết quả tổng hợp các phiếu điều tra là cơ sở để đưa ra những đánh giá bước đàu về thực trạng sử dụng PHT trong DHLS dựa trên PCHT của HS ở trường THPT Qua thống kê, phân tích và xử lí số liệu, chúng tôi đã thu được kết quả và minh họa cụ thể ở biểu đồ dưới đây (bảng số liệu chi tiết xem phụ lục 8):
Trang 30Hình 1.1: Biểu đồ về mức độ sử dụng PHT dựa trẽn PCHT của HS
trong giờ Lịch sử
Thông qua biểu đồ có thể thấy, mức độ thường xuyên sử dụng PHT trong giờ dạy Lịch sử dựa trên PCHT của HS: sử dụng các PHT có nội dung là các câu hỏi, bài tập thông thường có trong SGK trong giờ học Thực chất với việc sử dụng các PHT với nội dung là các câu hỏi, bài tập trong SGK, HS chỉ vận dụng một số thao tác: nghe, đọc, ghi nhớ tương đối đơn giản, được lặp đi lặp lại, ít có tác dụng làm HS phải tư duy, vận dụng nhiều thao tác trí tuệ khác nhau và gây sự nhàm chán với môn học
PHT thông Trực quan Thực hành Âm thanh thường
Trang 31Sử dụng PHT gắn với đồ dùng trực quan (sử dụng tranh ảnh, phim tư liệu ), sử dụng PHT với kỹ năng thực hành lịch
sử (đóng vai, hoàn thành lược đồ trống), PHT gắn liền với việc sử dụng âm thanh (video, nhạc nền ) giúp HS tăng cường khả năng quan sát, tư duy, phán đoán, nhận xét cũng rất ít khi được GV sử dụng trong các giờ học Lịch sử Chỉ có 42,5% ý kiến HS cho rằng GV có sử dụng tranhảnh, phim tư liệu trong các giờ học Lịch sử Tỷ lệ này là còn nhỏ so với mức độ quan trọng và càn thiết của PHT để đạt hiệu quả tốt nhất trong giờ học Lịch sử
Trong khi đó, khi điều tra về mức độ hứng thú của HS đối với các hình thức tổ chức DH của GV trong giờ Lịch sử, chúng tôi thu kết quả như sau:
Với việc hoàn thảnh các PHT có nội dung là các câu hỏi, bài tập đơn thuần nhu trong SGK: 72% ý kiến HS không thích, 15% ý kiến HS thích và 13% ý kiến HS có câu trả lời là rất thích
Với PHT được thiết ké với phương pháp trực quan, thực hành lịch sử, sử dụng âm thanh: 68% ý kiến HS rất thích, 27%
HS thích và chỉ có 5% HS không thích, số
liệu trên được minh họa cụ thể ở hai biểu đồ dưới đây:
Hình 1.2: Biểu đồ so sánh mức độ hứng thú cửa HS với các loại PHT
Như vậy, phần lớn HS rất hứng thú với PHT dựa trên PCHT VAK, không bằng lòng với những PHT chỉ có những câu hỏi, bài tập hay những nhiệm vụ học tập đã quá quen thuộc và không tạo ra nhiều hứng thú
Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 10 GV giảng dạy môn Lịch sử tại 3 trường THPT: Tùng Thiện (Hà Nội), Thạch Thất (Hà Nội), Hưng Nhân (Thái Bình) (Phiếu điều tra 2): 100% ý kiến GV cho rằng sử dụng PHT dựa trên PCHT của HS
sẽ gây được hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả bài dạy Nhưng khi được hỏi về
Trang 32mức độ sử dụng PHT dựa trên PCHT của HS, có đến hơn 50% ý kiến GV trả lời là không bao giờ mặc dù PHT đã trở thành phương tiện khá phổ biến; 37% ý kiến GV trả lời là thỉnh thoảng và 37% ý kiến GV trả lời là thường xuyên sử dụng PHT dựa trên PCHT của HS trong các giờ dạy của mình Có thể thấy rõ hơn qua biểu đồ minh họa sau:
Hình 1.3: Mức độ sử dụng PHT dựa trên PCHT đối với HS của GV (%)
Như vậy, các GV đều nhận thức được sử dụng PHT dựa trên PCHT của HS sẽ tạo được hứng thú học tập cho HS và đạt được hiệu quả DH Nắm vững những khó khăn, trở ngại trong quá trình thiết kế và sử dụng PHT dựa trên PCHT của HS trong DHLS ở trường THPT không chỉ là cơ sở thực tế của đề tài mà còn giúp đề tài tìm ra những biện pháp tối ưu để giải quyết những khó khăn này
Trang 33Tiểu kết chương 1
Từ việc tìm hiểu về hai khái niệm cơ bản là khái niệm “phiếu học tập” và
“phong cách học tập VAK” trong chương 1, chúng tôi đã khẳng định được vai trò và chức năng của chúng trong DHLS, đồng thời đưa ra một số yêu càu, nguyên tắc đối với việc thiết kế và sử dụng PHT trong DHLS dựa trên PCHT của HS
Đổi mới PPDH nói chung và DHLS nói riêng là yêu cầu cấp thiết hiện nay của ngành Giáo dục và Đào tạo Đổi mới PPDH bằng cách xây dựng hệ thống PHT dựa trên PCHT của HS nhằm từng bước thực hiện định hướng đổi mới trên
Tìm hiểu thực trạng DHLS ở các trường THPT, các PPDH được GV sử dụng, mức độ hứng thú của HS đối với các PPDH hiện nay, thực ữạng thiết kế và sử dụng PHT dựa trên PCHT của HS để xây dựng PHT là một trong những cơ sở quan trọng
để thực hiện đề tài
Có thể thấy PHT đã là một công cụ khá quen thuộc trong các giờ dạy Lịch
sử, đa số GV và HS hưởng ứng và đánh giá tốt hiệu quả của nó đem lại trong DH Mặc dù chưa thể kiểm chứng một cách đầy đủ mức độ hiệu quả, nhưng cơ bản là chúng ta thấy được sự tích cực, sự ủng hộ của GV và HS đối với công cụ hỗ trợ DH này
Những vấn đề ữên là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, thiết kế các loại phiếu
và hình thức sử dụng PHT trong DHLS ở trường THPT theo PCHT của HS
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DHLS Ở TRƯỜNG
THPT DựA TRÊN PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
(ÁP DỤNG PHẦN LỊCH sử THẾ GIỚI CẶN ĐẠI - SGK LỊCH sử LỚP 10,
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
2.1 CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG LỊCH sử LỚP 10 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN )
2.1.1 Cấu trúc chương trình lịch sử lớp 10 (chương trình Chuẩn)
Trong chương trình Lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn), HS được tìm hiểu
Trang 34khái quát Lịch sử thé giới thời cổ - trung đại cho đến hét phàn lịch sử thế giới cận đại
và Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX Những kiến thức được học ở lớp 10 là nền móng quan trọng giúp các em tiếp nhận kiến thức lớp 11 Chương trình Lịch sử lớp 10 có cấu trúc ba phần: Phần I: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại
và trung đại Phàn II: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX Phần III: Lịch sử thế giới cận đại
Phần I: Lịch sử thé giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại bao gồm sáu chương với những sự kiện tiêu biểu của lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại và một số các quốc gia tiêu biểu ở phương Đông và phương Tây
Phần II: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX được chia thành bốn chương: chương 1 :Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X; chương 2: Việt Nam từ thé kỉ X đén thế kỉ XV; chương 3: Việt Nam từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII và chương 4: Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX
Phần III: Lịch sử thế giới cận đại được chia thảnh ba chương: chương 1: Các cuộc cách mạng tư sản (từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII); chương 2: Các nước Âu - Mĩ (từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX); chương 3: Phong trào công nhân (từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)
Trang 35Theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khối lượng kiến thức trên sẽ được giảng dạy ở: học kì I: mỗi tuần 1 tiết trong thời gian 19 tuần , học kì 2: mồi tuần 2 tiết ữong thời gian 18 tuần.
Có thể khái quát cấu trúc chương trình SGK Lịch sử lớp 10 theo bảng thống kê dưới đây:
2.1.2 Nội dung kiến thức Lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn)
Với cấu trúc chương trình như trên, nội dung kiến thức Lịch sử tập trung vào các vấn đề chính sau:
Cấu trúc chương trình Số
tiế1
Phần 1: Lịch sử thể giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại
Chương 3: Phong trào công nhân (từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)
1
1
Trang 36Chương trình Lịch sử lớp 10 đã khái quát những nét chính về quá trình loài người xuất hiện và cuộc sống ban đầu của bầy người nguyên thủy, tiến bộ trong việc chế tác công cụ thời đại đồ đá mới, sự chuyển biến thành người hiện đại và sự ra đời của kim loại là nguyên nhân xuất hiện tư hữu dẫn đến xã hội có giai cấp Tiếp đó là điều kiện tự nhiên, sự phát triển và đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây, địa bàn, thời gian hình thành, sự phân hóa trong xã hội làm cơ
sở cho những thành tựu về văn hóa cổ đại trên các lĩnh vực - nền văn minh, văn hóa
vô cùng rực rỡ của nhân loại sau này
Sự phát triển sản xuất, xã hội phân hóa giai cấp đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình hình thành xã hội phong kiến ở các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, các quốc gia Đông Nam Á (vương quốc Lào và Campuchia) Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí đã tác động như thế nào đến các quốc gia này? Những thảnh tựu về văn hóa rực rỡ và đem lại những ảnh hưởng to lớn ra sao?
Quan hệ sản xuất phong kiến dần được thiết lập đã đưa đến sự xuất hiện của các thành thị trung đại vào cuối thế kỉ XI - XII Các thành thị trung đại này đã có một vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của xã hội châu Âu thời trung đại Sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất đã thúc đẩy các cuộc phát kiến lớn về địa lí Lúc này, hai giai cấp mới: tư sản và vô sản ra đời Giai cấp tư sản bị chế độ phong kiến và Giáo hội cản trở nên đã đứng lên xây dựng phong trào văn hóa Phục hưng, tiến hành Cải cách tôn giáo, báo hiệu sự suy vong của chế độ phong kiến
Phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 tập trung chủ yếu vào các giai đoạn phát triển chính của thời nguyên thủy trên đất nước ta gồm các điểm: thời gian tồn tại, đặc điểm
và trình độ phát triển, quá trình chuyển biến từ thấp lên cao Trên cơ sở những điều kiện tự nhiên thuận lợi của nước ta, xác định sự tồn tại của những người tối cổ đầu tiên thông qua các công cụ đá thô sơ, những di cốt còn để lại trên một số di chỉ ở cả ba miền: Bắc, Trung, Nam nước ta Các phát minh lớn nhu thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước, cùng với đó là sự hình thành các cộng đồng bộ lạc đã thúc đẩy xã hội nguyên thủy bước vào giai đoạn tan rã
Năm 179 TCN, Âu Lạc bị nhà Triệu xâm chiếm Các triều đại phong kiến
Trang 37phương Bắc từ Triệu đến Đường thay nhau đô hộ nước ta Chúng thực hiện nhiều chính sách cai trị nặng nề khiến cho hàng loạt các cuộc đấu tranh lớn nhỏ liên tục nổ
ra Chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938 đã két thúc ách thống trị hàng ngàn năm của các triều đại phong kiến phương Bắc, mở ra kỉ nguyên độc lập,
tự chủ cho dân tộc ta
Thế kỉ X mở đầu thời đại phong kiến độc lập của dân tộc Việt Nam Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn dân tộc Đại Việt thường xuyên phải cầm vũ khí đứng lên chống xâm lược bảo vệ nền độc lập dân tộc Nen văn minh Đại Việt được hình thành và phát triển
Cuộc khủng hoảng chính trị ở đàu thế kỉ XVI đã làm sụp đổ triều Lê sơ Nhà Mạc ra đời chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và tiếp đó là chiến tranh Trịnh - Nguyễn Hai chính quyền ở Đàng Ngoài và Đàng Trong được hình thành, tồn tại cho đến cuối thế kỉ XVIII Cuộc khủng hoảng của triều đại Lê sơ đã tạo điều kiện cho nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ Từ giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn suy yếu Phong trào Tây Sơn bùng lên rầm
rộ với nhiều thành tựu và chiến công hiển hách
Năm 1802, sau khi đánh bại các vương ữiều Tây Sơn, vương triều Nguyễn khôi phục và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ chuyên ché trung ương tập quyền đồng thời củng cố nền thống nhất đất nước Tuy nhiên nhà Nguyễn lại chủ trương “đóng cửa” trong hoàn cảnh thế giới đã đổi thay, một số chính sách kinh tế được ban hành nhưng không giải quyết được khủng hoảng xã hội Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nối tiếp nhau bùng lên
Tiếp nối phần Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại là phần Lịch sử thế giới cận đại Mở đầu bằng các cuộc cách mạng tư sản (từ giữa thế kỉ XVI đến nửa cuối thế kỉ XVIII): khái quát về sự chuyển biến kinh té, xã hội dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, nguyên nhân sâu xa, duyên cớ trực tiếp của các cuộc cách mạng:
- Cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI
- Cách mạng tu sản Anh giữa thế kỉ XVII
Trang 38- Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ Tuyên ngôn độc lập, sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ.
- Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII:
Sau khi các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu giành thắng lợi, cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, một số nước đã tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp Cách mạng công nghiệp được tiến hành sớm nhất ở Anh sau đó lan rộng sang Pháp, Đức với những thành tựu lớn lao tạo ra sự biến đổi về mặt xã hội: hình thành 2 giai cấp cơ bản của xã hội tư bản (tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp)
Trong các thập niên cuối của thế kỉ XIX, nhiều cuộc cách mạng tư sản diễn ra với nhiều hình thức: thống nhất nước Đức, Italia, cái cách nông nô ở Nga Điều này đã khẳng định được sự thắng thế của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ Sự xuất hiện chủ nghĩa tư bản độc quyền trong sản xuất, trong tài chắnh, việc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa và chắnh sách đối ngoại hiếu chiến của các nước đế quốc, chuẩn bị chiến tranh thế giới
Giai cấp công nhân ra đời và lớn mạnh cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản Do sự đối lập về quyền lợi, mâu thuẫn với giai cấp tư sản đã dẫn đến những phong ữào đấu tranh chắnh ữị quan trọng của giai cấp công nhân trong những năm 30- 40 của thế kỉ XIX Trong bối cảnh như vậy, học thuyết về chủ nghĩa
xã hội khoa học do C.Mác và Ph.Ăng-ghen đề xướng đã ra đời
Với khối lượng kiến thức như vậy cần có thời lượng số tiết học trên lớp phù hợp Tuy nhiên, theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Lịch sử lớp 10 mỗi tuần chỉ có khoảng 1,5 tiết Việc này làm cho cả GV và HS đều gặp khó khăn trong quá trình triển khai bài dạy và tiếp thu kiến thức Đặc biệt phần Lịch sử thế giới cận đại từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, có 12 bài theo phân phối chương trình học kì 2 thì GV chỉ được dạy 1 tiết/ tuần Qua thăm dò ý kiến GV Lịch sử trường THPT Tiên Hưng, với thời lượng 1 tiết khó có thể đủ để triển khai một bài học với nhiều nội dung như vậy Vì vậy, để tránh rơi vào tình trạng ỘcháyỢ giáo án cũng nhý yêu cầu đặt ra cho GV khi dạy nội dung này đó là phải tìm ra những pp giảng dạy, những công cụ, phương tiện hỗ trợ tối ưu nhất cho HS khi tìm hiểu kiến thức, nội
Trang 39dung bài học.
Với những yêu cầu đó, chúng tôi xin đưa ra biện pháp giúp HS học tốt hơn trong học tập phần Lịch sử thế giới cận đại đó là thiết ké ra các loại PHT dựa trên PCHT của HS để hỗ trợ các hoạt động học tập của HS trong quá trình tìm hiểu kiến thức Cùng với sự hướng dẫn của GV, PHT sẽ là công cụ hồ trợ vừa đảm bảo nội dung chương trình vừa tạo được hứng thú và hiệu quả bài học
2.2 QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ sử DỤNG PHT TRONG DHLS Ở TRƯỜNG THPT DựA TRÊN PCHT CỦA HS (ÁP DỤNG PHẦN LỊCH
sử THẾ GIỚI CẬN ĐẠI - SGK LỊCH sử LỚP 10, CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
2.2.1 Thiết kế PHT trong DHLS ở trường THPT dựa trên PCHT của HS
Quy trình thiết kế PHT dựa trên PCHT của HS gồm những bước sau đây:
Sơ dồ 2.1: Quy trình thiết kế PHT dựa trên PCHT của HS
2.2.1.1. Xác định mục tiêu cơ bản của bài học
Việc xây dựng PHT sẽ được GV tiến hành ngay trong khi soạn bài Điều đầu tiên là GV càn xác định mục tiêu bài học, vì nếu không xác định được điều này thì những nhiệm vụ đặt ra trong PHT có thể xa rời bài học, như thế thì việc sử dụng nó
Trang 40Ví dụ: Mục tiêu bậc 1 (ghi nhớ) : yêu cầu HS trình bày, liệt kê, viết lại một nội dung kiến thức trong chương trình học, mục tiêu bậc 2 (thông hiểu) : yêu cầu HS phân tích được một nội dung kiến thức nào đó, và mục tiêu bậc 3 (vận dụng, phân tích, đánh giá): yêu cầu HS đưa ra được những ý kiến bình luận, đánh giá về nhân vật hay
sự kiện lịch sử
Như vậy, với những bậc mục tiêu khác nhau, GV sẽ phải đưa ra những yêu cầu, nhiệm vụ khác nhau Điều này sẽ có tác dụng phân hóa năng lực của người học, đánh giá đúng và khuyến khích được khả năng sáng tạo của người học
- về kĩ năng:
Với mỗi nội dung, mỗi bài học có những yêu cầu về rèn luyện kĩ năng khác nhau Có những nội dung sẽ chủ yếu yêu cầu HS rèn luyện và phát huy kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng khai thác thông tin SGK, hoặc có những nội dung thì đặc biệt ưu tiên phát triển kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong việc hoàn thành những sản phẩm học tập
Như vậy, với mỗi loại kĩ năng đưa ra trong mục tiêu, GV cũng có những điều chỉnh, bố trí cho phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong phiếu
- về thái độ:
Thái độ là cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động trên cơ sở nhận thức vấn đề, thái độ luôn chứa đựng một ý thức rõ ràng về mục đích hành động của người học và
có tác dụng chi phối nhất định hoạt động thực tiễn của người học
về mặt thái độ, GV nên kết hợp cả trong quá trình học tập của HS, bằng những quan sát, đánh giá dựa trên thái độ tích cực, hăng hái trong việc tham gia các hoạt