1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế cầu giàn thép và Thiết kế cầu dầm hộp liên tục Bê tông DUL đúc hẫng cân bằng

22 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế cầu giàn thép và Thiết kế cầu dầm hộp liên tục Bê tông DUL đúc hẫng cân bằng
Tác giả Hoàng Huy Toàn
Người hướng dẫn Th.S Trần Thế Hiệp
Trường học Trường Đại học Xây dựng
Chuyên ngành Tự động hóa Thiết kế cầu đường
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 184,65 KB

Nội dung

Trong giai đoạn phát triển hiện nay, nhu cầu về xây dựng hạ tầng cơ sở đã trở nênthiết yếu nhằm phục vụ cho sự tăng trưởng nhanh chóng và vững chắc của đất nước, trongđó nổi bật lên là nhu cầu xây dựng, phát triển mạng lưới giao thông vận tải. Với nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề trên, là một sinh viên cầu đườngchuyên ngành “Tự động hóa Thiết kế cầu đường”, trong những năm qua, với sự dạy dỗ tậntâm của các thầy cô giáo, em luôn cố gắng học hỏi và trau dồi chuyên môn để phục vụ tốtcho công việc sau này, mong rằng sẽ góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào côngcuộc xây dựng đất nước. Trong khuôn khổ Đồ án tốt nghiệp với đề tài “Thiết kế cầu giàn thép” và “Thiết kếcầu dầm hộp liên tục Bê tông DUL đúc hẫng cân bằng” đã giúp em làm quen với nhiệm vụthiết kế một công trình giao thông để sau này khi tốt nghiệp ra trường sẽ bớt đi những bỡngỡ trong công việc. Đồ án tốt nghiệp là kết quả của sự cố gắng trong suốt 5 năm học tập và tìm hiểukiến thức tại trường. Đó là sự đánh giá tổng kết công tác học tập trong suốt thời gian quacủa mỗi sinh viên. Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp này em đã được sự giúp đỡ nhiệttình của các thầy cô giáo trong bộ môn TĐHTKCĐ, đặc biệt là sự giúp đỡ trực tiếp của:+ Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Thế Hiệp.+ Giáo viên đọc duyệt : Do thời gian có hạn, trình độ còn hạn chế, lần đầu tiên vận dụng kiến thức cơ bản đểthực hiện tổng hợp một đồ án lớn nên chắc chắn em không tránh khỏi những thiếu sót.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 4

PHẦN I: TỔNG QUAN ĐỊA HÌNH-QUY TRÌNH 7

THIẾT KẾ 7

1.1 ĐIỀU KIỆN KHU VỰC XÂY DỰNG CẦU 7

1.1.1 Đặc điểm về địa hình và thủy văn 7

1.1.2 Đặc điểm về địa chất 7

1.2 QUY PHẠM VÀ NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ 8

1.2.1 Quy trình thiết kế và nguyên tắc chung 8

1.2.1.1 Quy trình thiết kế 8

1.2.1.2 Các nguyên tắc thiết kế 8

1.2.2 Các thông số cơ bản 8

1.2.2.1 Quy mô xây dựng 8

1.2.2.2 Tải trọng thiết kế 8

1.2.2.3 Khổ cầu thiết kế 9

1.2.2.4 Khổ thông thuyền 9

1.2.2.5 Trắc dọc cầu 9

1.2.3 Các phương án cầu so sánh và lựa chọn 9

PHẦN 2 10

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG ÁN I 10

CẦU ĐÚC HẪNG 10

2.1 BỐ TRÍ CHUNG CẦU 10

2.2 LỰA CHỌN CÁC KÍCH THƯỚC 10

2.2.1 Mặt cầu, lan can và các phụ liện khác 10

Trang 2

2.2.2.Lựa chọn kích thước mặt cắt 11

2.3 VẬT LIỆU 13

2.3.1 Bê tông 13

2.3.2 Cốt thép thường 13

2.3.3 Cốt thép dự ứng lực 13

2.4 TẢI TRỌNG THIẾT KẾ 13

2.5 ĐƯỜNG HAI ĐẦU CẦU 14

2.6 LAN CAN, CHIẾU SÁNG, GỐI CẦU, KHE CO GIÃN 14

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG ÁN SƠ BỘ II 15

CẦU DÀN LIÊN TỤC 15

3.1 SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CẦU 15

3.2 MÔ TẢ TÓM TẮT KẾT CẤU PHẦN TRÊN 15

3.2.1 Chiều cao dàn chủ 15

3.2.2 Khoảng cách tim hai dàn chủ 16

3.2.3 Chiều dài khoang dàn 16

3.2.4 Tiết diện các thanh dàn chủ 16

3.2.5 Cấu tạo hệ dầm mặt cầu: 17

3.2.6 Dầm dẫn: 17

3.3 MÔ TẢ TÓM TẮT KẾT CẤU PHẦN DƯỚI 18

3.4 MẶT CẦU VÀ CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ KHÁC 18

3.5 VẬT LIỆU 18

3.5.1 Bê tông 18

3.5.2 Cốt thép thường 19

3.5.3 Vật liệu chế tạo dàn 19

PHẦN4 SO SÁNH, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ KĨ THUẬT 20

Trang 3

4.1 SO SÁNH CÁC PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT 204.1.1 Phương án 1 : Cầu liên tục bê tông cốt thép DƯL, thi công theo công nghệđúc hẫng 204.1.2 Phương án 2 : Cầu dàn thép liên tục 6 nhịp có nhịp dẫn 214.2 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN 22

CÁC PHỤ LỤC TÍNH TOÁN

PHỤ LỤC 1: THUYẾT MINH CHUNG

PHỤ LỤC 2: TÍNH TOÁN KIỂM TOÁN KẾT CẤU NHỊP

PHỤ LỤC 3: TÍNH TOÁN KIỂM TOÁN TRỤ GIAI ĐOẠN SỬ DỤNG

PHỤ LỤC 4: TÍNH TOÁN KIỂM TOÁN MỐ

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Trong giai đoạn phát triển hiện nay, nhu cầu về xây dựng hạ tầng cơ sở đã trở nênthiết yếu nhằm phục vụ cho sự tăng trưởng nhanh chóng và vững chắc của đất nước, trong

đó nổi bật lên là nhu cầu xây dựng, phát triển mạng lưới giao thông vận tải

Với nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề trên, là một sinh viên cầu đường

chuyên ngành “Tự động hóa Thiết kế cầu đường”, trong những năm qua, với sự dạy dỗ tận

tâm của các thầy cô giáo, em luôn cố gắng học hỏi và trau dồi chuyên môn để phục vụ tốtcho công việc sau này, mong rằng sẽ góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào côngcuộc xây dựng đất nước

Trong khuôn khổ Đồ án tốt nghiệp với đề tài “Thiết kế cầu giàn thép” và “Thiết kế

cầu dầm hộp liên tục Bê tông DUL đúc hẫng cân bằng” đã giúp em làm quen với nhiệm vụ

thiết kế một công trình giao thông để sau này khi tốt nghiệp ra trường sẽ bớt đi những bỡngỡ trong công việc

Đồ án tốt nghiệp là kết quả của sự cố gắng trong suốt 5 năm học tập và tìm hiểukiến thức tại trường Đó là sự đánh giá tổng kết công tác học tập trong suốt thời gian quacủa mỗi sinh viên Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp này em đã được sự giúp đỡ nhiệttình của các thầy cô giáo trong bộ môn TĐHTKCĐ, đặc biệt là sự giúp đỡ trực tiếp của:

+ Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Thế Hiệp

+ Giáo viên đọc duyệt :

Do thời gian có hạn, trình độ còn hạn chế, lần đầu tiên vận dụng kiến thức cơ bản đểthực hiện tổng hợp một đồ án lớn nên chắc chắn em không tránh khỏi những thiếu sót Vậykính mong quý thầy cô thông cảm và chỉ dẫn thêm cho em

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày tháng năm 2013.

Sinh viên

Hoàng Huy Toàn

Trang 5

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Giáo viên hướng dẫn

Trần Thế Hiệp

Trang 6

Nhận xét của giáo viên đọc duyệt

Giáo viên đọc duyệt

Trang 7

PHẦN I: TỔNG QUAN ĐỊA HÌNH-QUY TRÌNH

THIẾT KẾ1.1 ĐIỀU KIỆN KHU VỰC XÂY DỰNG CẦU.

1.1.1 Đặc điểm về địa hình và thủy văn

 Có thể bố trí công trường trên bờ, 2 bên đầu cầu

 Việc vận chuyển vật tư, thiết bị thi công đến công trường thực hiện bằng đườngthủy

- Chế độ thủy văn ít thay đổi có:

Trang 8

1.2 QUY PHẠM VÀ NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ.

1.2.1 Quy trình thiết kế và nguyên tắc chung.

1.2.1.1 Quy trình thiết kế.

 Quy trình thiết kế cầu cống: 22TCN 272 – 05 của Bộ Giao thông vận tải

 Tiêu chuẩn thiết kế đường : 22TCN 4054 – 05

1.2.1.2 Các nguyên tắc thiết kế.

 Công trình được thiết kế vĩnh cửu, có kết cấu thanh thoát phù hợp với quy mô củatuyến đường

 Đáp ứng được yêu cầu quy hoạch, phân tích tương lai của tuyến đường

 Thời gian thi công ngắn

 Thuận tiện cho công tác duy tu bảo dưỡng

 Giá thành xây dựng thấp

1.2.2 Các thông số cơ bản.

1.2.2.1 Quy mô xây dựng.

 Cầu được thiết kế vĩnh cửu tuổi thọ > 100 năm

1.2.2.2 Tải trọng thiết kế.

 Sử dụng cấp tải trọng theo quy trình 22 TCN 272 – 05

 Hoạt tải thiết kế HL 93 bao gồm : Xe 3 trục thiết kế, xe 2 trục thiết kế và tải trọnglàn

+ Hệ số tải trọng:

 Tĩnh tải giai đoạn 1: 1.25

 Tĩnh tải giai đoạn 2: 1.5

 Hoạt tải : 1.75+ Hệ số động ( hệ số xung kích ) : IM = 1+25% = 1.25

Trang 9

 Cầu nằm trên đường cong tròn bán kính R = 3500 m

1.2.3 Các phương án cầu so sánh và lựa chọn.

 Nguyên tắc lựa chọn phương án cầu:

- Đáp ứng yêu cầu thông thuyền

- Giảm tối thiểu các trụ giữa sông

- Sơ đồ nhịp cầu chính xét đến việc ứng dụng công nghệ mới nhưng có ưu tiênviệc tận dụng thiết bị công nghệ quen thuộc đã dử dụng trong nước

- Đảm bảo tính khả thi trong quá trình thi công

- Đạt hiệu quả kinh tế cao, giá thành rẻ

Trang 10

PHẦN 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG ÁN I

CẦU ĐÚC HẪNG2.1 BỐ TRÍ CHUNG CẦU

- Cầu được bố trí theo sơ đồ: 2 x 65 + 3x100 (m)

- Có 6 khe co giãn bố trí ở các nhịp giản đơn

- Chiều dài toàn cầu: Ltc = 440.6 m (Tính đến sau đuôi mố)

- Cầu gồm 5 nhịp dầm liên tục mặt cắt hộp thay đổi

2.2.1 Mặt cầu, lan can và các phụ liện khác

- Lớp phủ mặt cầu xe chạy dày 74 mm bao gồm:

+ Bê tông át phan chiều dày 70 mm

+ Lớp phòng nước dày 4 mm

- Hệ thống thoát nước dùng ống bố trí dọc cầu thoát xuống gầm cầu

- Toàn cầu có 6 khe co giãn

- Gối cầu nhịp chính dùng gối loại GPZ Pot Bearings của hãng OVM

- Trên trụ T2 bố trí gối cố định, còn lại là các gối khác bố trí di động

- Lan can trên cầu dùng lan can thép định hình theo quy trình AASHTO

- Hệ thống cột đèn bố trí theo hai thành biên cầu cự ly dự kiến 25m/cột

Trang 11

2.2.2 Lựa chọn kích thước mặt cắt

Hình 1: Mặt cắt SG1 và SG17

Chiều dài kết cấu nhịp:

- Đối với kết cấu nhịp liên tục chiều dài nhịp biên bằng (0,65 ÷ 0,7) chiều dài nhịp

giữa

Lb = (0.65 ÷ 0.7)Lg

- Vậy với Lg = 100 m thì Lb = (65 ÷ 70 )m Chọn Lb = 65 m

Xác định kích thước:

- Vì kết cấu cầu lựa chọn có bề rộng cầu nhỏ nên chọn mặt cắt hộp hai sườn và bề rộng

đáy, chiều cao dầm thay đổi

- Chiều cao mặt cắt trên trụ chọn theo tỷ số: ( Lg/15 ÷ Lg/20 ) Chọn chiều cao dầm trênđỉnh trụ H= Lg /18 = 6 m

- Chiều cao mặt cắt giữa nhịp chọn vào khoảng: Lg/30 ÷ Lg/40 và không nhỏ hơn

1.7m để tiện cho thi công Chọn chiều cao dầm tại giữa nhịp H= 2.5 m

- Chiều rộng bản nắp: B=10.25 m (Hộp đơn 2 sườn)

- Chiều rộng bản đáy: D = 5.7 m

Trang 12

Để đơn giản trong quá trình thi công và phù hợp với các trang thiết bị hiện có của đơn

vị thi công ta phân chia các đốt dầm như sau:

- Chọn chiều dài đốt K0: đốt K0 có chiều dài từ 12m đến 14 m để có đủ mặt bằngcho việc lắp ráp xe đúc để thi công hai cánh hẫng đối xứng nhau Trong phương án

sơ bộ chọn chiều dài đốt K0=14m

- Đốt hợp long nhịp giữa: dhl = 2 m, đốt hợp long nhịp biên: dhl = 2 m

- Chiều dài đoạn đúc trên đà giáo: ddg = 14 m Chiều dài các dốt đúc được lựa chọndài từ 2.5 đến 4m để tận dụng được năng lực của thiết bị xe đúc Các đốt xa trụ cóchiều dài lớn hơn các đốt gần do các đốt xa có chiều cao mặt cắt giảm dần

- Chia dầm ra từng đốt theo sơ đồ như hình vẽ

 Số đốt trung gian nằm giữa: n = 5 đốt, chiều dài mỗi đốt: d = 3 m

Hình 2: Sơ đồ chia đốt dầm

Trang 13

2.3 VẬT LIỆU

Vật liệu dùng cho kết cấu:

2.3.1 Bê tông.

2.3.1.1 Bê tông dầm cầu chính:

- Cường độ chịu nén quy định ở tuổi 28 ngày: fc' = 50000 kN/m2

- Mô đun đàn hồi của bê tông: Ec = 3.81E+07 kN/m2

2.3.1.2 Bê tông trụ cầu

- Cường độ chịu nén quy định ở tuổi 28 ngày: fc' = 30000 kN/m2

- Mô đun đàn hồi của bê tông: Ec = 2.94E+07 kN/m2

2.3.1.3 Bê tông mố :

- Cường độ chịu nén quy định ở tuổi 28 ngày: fc' = 30000 kN/m2

- Mô đun đàn hồi của bê tông: Ec = 2.94E+07 kN/m2

fpy(Mpa)

Ep(Mpa)

Tao

thép

1860Mpa(270)

2.4 TẢI TRỌNG THIẾT KẾ

Sử dụng cấp tải trọng theo quy trình thiết kế cầu : 22TCN-272-05

- Hoạt tải thiết kế: HL93

 Xe tải thiết kế: P = 325 kN

Trang 14

2.6 LAN CAN, CHIẾU SÁNG, GỐI CẦU, KHE CO GIÃN.

- Hệ thống cột đèn bố trí theo hai thành biên cầu cự ly dự kiến 25m/cột

- Gối tại mố và cầu dẫn sử dụng loại GPZ kích thước 300x350x50 sức chịu tải10500KN

- Gối tại trụ cầu chính dùng loại GPZ22500GD, GPZ22500DX, GPZ22500SX củahãng OVM

Trang 15

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG ÁN SƠ BỘ II

CẦU DÀN LIÊN TỤC3.1 SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CẦU

Dựa vào cấp sông, khổ thông thuyền, mặt cắt sông và mặt cắt địa chất của sông, ngườithiết kế đưa ra phương án cầu dàn với sơ đồ cầu như sau: cầu dàn liên tục 3 nhịp với chiều

dài các nhịp bố trí như sau: 3x38m + 60m + 90m + 60m + 3x38m.

- Trong đó có 3 nhịp dẫn bằng dầm Super T bê tông cốt thép, L = 38m đặt ở phía 2 bờcủa cầu

- Trên cầu chính độ dốc dọc cầu là 0%

- Trên cầu dẫn độ dốc dọc cầu là 3.5%

 Bảo đảm tĩnh không thông thuyền và thông xe

 Chiều cao kiến trúc nhỏ đối với cầu dầm chạy trên

 Đảm bảo độ cứng theo phương đứng của kết cấu nhịp:

f < [f]

 Đảm bảo mỹ quan và phù hợp với cảnh quan ở khu vực xây cầu

- Theo kinh nghiêm thì đối với cầu ô tô, dàn liên tục có chiều cao dàn chủ được chọntheo số liệu sau:

Trang 16

3.2.2 Khoảng cách tim hai dàn chủ

Khoảng cách tim hai dàn chủ của cầu do số làn xe quyết định Chọn khoảng cách này

là 8 m do cầu có khổ cầu là 7 + 2x0.5 (m)

Lề người đi bố trí hẫng ngoài dàn để đảm bảo an toàn cho người đi bộ

3.2.3 Chiều dài khoang dàn

Chiều dài khoang là khoảng cách giữa hai nút liên tiếp trên đường biên xe chạy vàcũng là khoảng cách giữa các dầm ngang, và là khẩu độ tính toán của các dầm dọc Như vậychiều dài khoang không những ảnh hưởng đến các thanh trong dàn mà còn ảnh hưởng tớikích thước của dầm dọc và dầm ngang

Lấy chiều dài khoang d = 10 m

3.2.4 Tiết diện các thanh dàn chủ.

Các thanh có tiết diện chữ H, riêng thanh cổng cầu có tiết diện hộp

Kích thước của mặt cắt các thanh được thể hiện trên hình

Hình 3: Kích thước thanh dàn chủ

Trang 17

Sau đây là tiết diện một số thanh điển hình trong dàn:

Thanh cổng cầu (tiết diện hộp) 600 400 12 12

Dầm dẫn là dầm Super T bê tông cốt thép, L = 38m, có chiều cao mặt cắt là 1.7 m

Trang 18

3.3 MÔ TẢ TÓM TẮT KẾT CẤU PHẦN DƯỚI

Hai mố có cấu tạo giống nhau, theo kiểu mố chữ U bằng BTCT, mố đặt trên móng cọc

bệ thấp BTCT Các cọc là cọc khoan nhồi D1500mm

Trụ: Hai trụ của dàn đều có cấu tạo giống nhau, là loại trụ thân đặc, căn cứ vào chiềucao của trụ, thân trụ đặt trên hệ móng cọc bệ thấp Các cọc là cọc khoan nhồi có đường kínhcọc D1500mm

3.4 MẶT CẦU VÀ CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ KHÁC

- Lớp phủ mặt cầu xe chạy dày 74 mm Bao gồm phòng nước 4 mm lớp bê tông nhựa

70 mm

- Mặt cầu có độ dốc ngang 2.0 %

- Hệ thống thoát nước dùng ống gang bố trí dọc cầu để thoát nước xuống gầm cầu

- Toàn cầu có 8 khe co giãn tại các mố và cuối nhịp liên tục

- Gối cầu dùng gối cao su hình chậu

- Lan can trên cầu dùng lan can thép

3.5 VẬT LIỆU

3.5.1 Bê tông

3.5.1.1 Bê tông dầm cầu chính:

- Cường độ chịu nén quy định ở tuổi 28 ngày: fc' = 50000 kN/m2

- Mô đun đàn hồi của bê tông: Ec = 3.81E+07 kN/m2

3.5.1.2 Bê tông trụ cầu

- Cường độ chịu nén quy định ở tuổi 28 ngày: fc' = 30000 kN/m2

- Mô đun đàn hồi của bê tông: Ec = 2.94E+07 kN/m2

3.5.1.3 Bê tông mố :

- Cường độ chịu nén quy định ở tuổi 28 ngày: fc' = 30000 kN/m2

3

Trang 19

- Mô đun đàn hồi của bê tông: Ec = 2.94E+07 kN/m2

3.5.1.4 Bê tông dầm cầu chính:

- Cường độ chịu nén quy định ở tuổi 28 ngày: fc' = 50000 kN/m2

- Mô đun đàn hồi của bê tông: Ec = 3.81E+07 kN/m2

3.5.2 Cốt thép thường

Giới hạn chảy: 420 Mpa

3.5.3 Vật liệu chế tạo Dàn.

- Tham khảo bảng Bảng 6.4.1.1 của Quy Trình 2001

- Thép chế tạo dàn: sử dụng Thép hợp kim thấp cường độ cao

 Giới hạn chảy tối thiểu của thép: Fy = 400 (Mpa)

 Trọng lượng riêng của thép: g = 7,85 (T/m3)

 Mô đun đàn hồi của thép: Es = 200000 (Mpa)

Trang 20

SO SÁNH, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

KĨ THUẬT4.1 SO SÁNH CÁC PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT

4.1.1 Phương án 1 : Cầu liên tục bê tông cốt thép DƯL, thi công theo công nghệ đúc hẫng

số lượng bó cốt thép cần bố trí khi chịu tải trọng khai thác

- Tiết kiệm đà giáo ván khuôn vì mỗi chu kỳ đúc dầm chỉ tiến hành cho một đoạn ngắncủa kết cấu nhịp không những thế hệ thống đà giáo ván khuôn còn được sử dụng tiếptục cho các công trình khác Như vậy đà giáo ván khuôn tức là xe đúc đã trở thànhsản phẩm công nghiệp, việc đầu tư ban đầu tuy lớn nhưng là đầu tư theo chiều sâu

- Công việc thi công được lặp đi lặp lại theo chu kỳ giống nhau nên việc đào tạo côngnhân mang tính hiệu quả cao, giảm bớt được nhân lực và nâng cao năng suất laođộng Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong các công đoạn được tiến hành tại chỗ

và dễ dàng

- Quá trình thi công kết cấu nhịp hầu như không ảnh hưởng gì đến cơ địa bên dướicầu Vì vậy thích hợp cho việc xây dựng cầu ở vùng sông sâu thung lũng có dốc cao

kể cả ở những nút giao thông ở phía dưới cầu

- Cùng 1 lúc có thể thi công đồng thời ở nhiều trụ do đó thời gian thi công được rútngắn

- Cầu có kiểu dáng kiến trúc đẹp phù hợp với cảnh quan xây dựng cầu

Trang 21

4.1.1.2 Nhược điểm

- Vì cầu thi công theo công nghệ đúc hẫng nên đòi hỏi trình độ của đơn vị thi côngcao, thiết bị thi công phải đồng bộ và đặc biệt là phải nhập của các hãng nước ngoài

do vậy rất tốn kém

- Tiến độ thi công tương đối chậm

- Chịu ảnh hưởng của gối lún và sự thay đổi nhiệt độ

- Tĩnh tải kết cấu nhịp lớn nên kết cấu phần dưới lớn

4.1.2 Phương án 2 : Cầu dàn thép liên tục 6 nhịp có nhịp dẫn.

4.1.2.1 Ưu điểm

- Dàn là hệ thanh liên kết với nhau chỉ bằng hai khớp ở hai đầu thanh, do đó các thanhtrong dàn chỉ chịu lực dọc trục Chính vì vậy khi nhịp lớn cầu dàn tiết kiệm vật liệuhơn cầu dầm

- Các thanh dàn có trọng lượng nhẹ, do đó giảm bớt tĩnh tải xuống mố trụ, dẫn đến yêucầu về móng không cao như cầu dầm

- Khả năng chịu lực ngang của cầu dàn tốt hơn so với cầu dầm do diện tích chắn gióthực tế nhỏ hơn, khoảng cách tim hai dàn chủ lớn

- Cầu dàn có thể có hình dáng đẹp, đảm bảo yêu cầu mỹ quan

- Các thanh cầu dàn là các thanh thép định hình, có thể chế tạo hàng loạt trong xưởngnên đảm bảo tiến độ thi công nhanh, công tác thi công không phức tạp

4.1.2.2 Nhược điểm

- Chiều dài nhịp khá lớn, dàn có nhiều thanh nên công tác duy tu bảo dưỡng rất phứctạp Tiến sơn để chống rỉ cầu sau khi đưa cầu vào sử dụng là một gánh nặng cho nhàthầu

- Cấu tạo phức tạp, nhất là ở các mối nối giữa dầm dọc và dầm ngang, dầm ngang vàdàn chủ, hay là các mối nối giữa các thanh dàn

- Do có nhiều thanh dàn, các thanh của hệ liên kết trên và thanh cổng cẩu lớn nênkhông đảm bảo tầm nhìn tốt, tầm nhìn ra hai bên cầu bị hạn chế

- Vấn đề ổn định và mỏi của cầu dàn được đặt cao hơn các loại cầu khác, nhất là vớicác tải trọng tác dụng thường xuyên trên cầu ôtô

Ngày đăng: 28/08/2014, 08:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3: Kích thước thanh dàn chủ - Thiết kế cầu giàn thép và Thiết kế cầu dầm hộp liên tục Bê tông DUL đúc hẫng cân bằng
Hình 3 Kích thước thanh dàn chủ (Trang 14)
Bảng  1: Tiết diện một số thanh điển hình trong dàn - Thiết kế cầu giàn thép và Thiết kế cầu dầm hộp liên tục Bê tông DUL đúc hẫng cân bằng
ng 1: Tiết diện một số thanh điển hình trong dàn (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w