1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số kinh nghiệm giúp học sinh tiểu học thích đi học

20 314 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Một số kinh nghiệm giúp học sinh tiểu học thích đi họcMột số kinh nghiệm giúp học sinh tiểu học thích đi họcMột số kinh nghiệm giúp học sinh tiểu học thích đi họcMột số kinh nghiệm giúp học sinh tiểu học thích đi họcMột số kinh nghiệm giúp học sinh tiểu học thích đi họcMột số kinh nghiệm giúp học sinh tiểu học thích đi họcMột số kinh nghiệm giúp học sinh tiểu học thích đi học

Trang 1

BÀI DỰ THI CHƯƠNG TRÌNH

“TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC”

TÊN ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP

HỌC SINH TIỂU HỌC THÍCH ĐI HỌC

Thông tin tác giả:

Họ và tên: Ngô Thành Nam

Ngày sinh: 20/06/1984

Cơ quan công tác: Trường TH-THCS-THPT Việt Úc

Địa chỉ: Số 23 – Trần Cao Vân – Phường Đa Kao

– Quận 1 – TP Hồ Chí Minh

ĐTDĐ: 0908 961 683

Email: nam.ngovas@outlook.com

TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong xu thế phát triển giáo dục chung của thế giới, UNESCO đề ra bốn trụ cột

“Học để biết, học để làm, học cùng chung sống, học để tự khẳng định mình” Bác Hồ kính yêu thuở sinh thời cũng đã nhiều lần căn dặn các thầy cô: “Trong lúc học cần làm

cho các cháu vui, trong lúc vui cũng cần làm cho các cháu học Ở nhà, ở trường học, ở

xã hội, các cháu đều vui, đều học Khi rời khỏi trường mầm non, hành trang các em

mang theo lên bậc tiểu học là những bài hát, những điệu múa, là những trò chơi… là tiếng cười rộn vang với bạn bè, với các cô giáo mầm non dịu hiền như cô Tấm Lên lớp

1, môi trường thật xa lạ, bạn bè quen thuộc nhìn chẳng thấy đâu, các cô và nhất là các thầy lại càng thấy xa cách hơn, chưa kể đến phải ngồi suốt mấy giờ liền, nghe thầy cô dạy, rồi đọc, viết, làm toán,… sao mà khó khăn, mệt mỏi quá! Lên lớp 2, 3, 4, 5 thì bài học càng nhiều, càng khó, thời gian vui chơi càng ít dần đi… đã dẫn đến việc trẻ lười học, chán học là điều không tránh khỏi

Ngoài ra, trong nhiều thập kỷ qua, phần lớn các trường tiểu học ở nước ta vẫn tồn tại phương pháp giảng dạy và giáo dục mang tính áp đặt, gò bó, chưa quan tâm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh Việc đánh giá, sửa sai học sinh còn có những biểu hiện khắt khe, thiếu dân chủ Từ đó làm cho học sinh còn những khiếm khuyết về nhân cách: rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản thân, không dám đề đạt ý kiến, không mạnh dạn thể hiện khả năng, …Đồng thời cũng hạn chế niềm ham thích, động lực mong muốn được học, được đi học của trẻ

Tình hình trên đòi hỏi nhà trường và người giáo viên phải làm thế nào để trẻ thích đi học, để trẻ yêu trường, mến lớp như ngôi nhà thứ hai của mình? Đó chính là công việc không hề đơn giản mà nhà trường và thầy cô tiểu học phải thực hiện Là một giáo viên đang đứng lớp, tôi luôn trăn trở, băn khoăn về vấn đề trên Vì thế, tôi quyết định chọn

đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh tiểu học thích đi học” để nghiên cứu

Trang 3

II MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1 Mục tiêu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về nhu cầu đi học của học sinh

để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao sự yêu thích đến trường của các

em

2 Nhiệm vụ

- Nghiên cứu lý luận về thực trạng cũng như biện pháp mà một số giáo viên

đã thực hiện trong những năm vừa qua

- Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao sở thích đi học của học sinh

- Rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế

III KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1 Khách thể

- Thực trạng và giải pháp cho việc nâng cao sở thích đi học và được học của học sinh

2 Đối tượng

- Nghiên cứu quá trình chủ nhiệm lớp

3 Phạm vi nghiên cứu

- Do tuổi đời, tuổi nghề còn ít và thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ vận dụng ở lớp 5.1 Trường TH Quốc tế Việt Úc - năm học 2015-2016

4 Giả thuyết khoa học

- Việc nghiên cứu trên nếu áp dụng đại trà thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong trường tiểu học

Trang 4

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp nghiên cứu lý luận:

+ Thu thập những thông tin lý luận về đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, những biện pháp kích thích nhu cầu đi học của học sinh trên các

tập san giáo dục, các bài tham luận trên Internet

- Phương pháp quan sát:

+ Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của học sinh

- Phương pháp điều tra:

+ Khảo sát nhu cầu đi học cũng như những nguyện vọng của trẻ khi đến trường

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường + Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn

+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên khác về vấn đề này trong trường mình công tác

- Phương pháp thử nghiệm:

+ Thử áp dụng các giải pháp vào thực tế ở lớp 5.1 Trường Tiểu học

Quốc tế Việt Úc năm học 2015-2016

6 Thời gian thực hiện

- Bắt đầu: 15/ 08 / 2015

- Kết thúc: 15 / 05 / 2016

Trang 5

V CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Đặc điểm về mặt cơ thể của học sinh tiểu học

- Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay

đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập, Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em, các nhà giáo dục cần phải chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn

- Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận

động như chạy, nhảy, nô đùa, Vì vậy mà các nhà giáo dục nên đưa các em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ

- Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các

em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng Do

đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ, Dựa vào cơ sinh lý này mà các nhà giáo dục nên cuốn hút các em với các câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các em

2 Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống

2.1 Hoạt động của học sinh tiểu học

- Nếu như ở bậc mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui

chơi sang hoạt động học tập Tuy nhiên, song song với hoạt động học tập ở các em

còn diễn ra các hoạt động khác như:

+ Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vật sang

các trò chơi vận động

+ Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân và gia

đình như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa, Ngoài ra, trẻ còn còn tham gia lao động tập thể ở trường lớp như trực nhật, trồng cây, trồng hoa,

Trang 6

+ Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của trường,

của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,,

2.2 Những thay đổi kèm theo:

- Trong gia đình: các em luôn cố gắng là một thành viên tích cực, có thể tham

gia các công việc trong gia đình Điều này được thể hiện rõ nhất trong các gia đình neo đơn, hoàn cảnh, các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn,, các em phải tham gia lao động sản xuất cùng gia đình từ rất nhỏ

- Trong nhà trường: do nội dung, tích chất, mục đích của các môn học đều thay

đổi so với bậc mầm non đã kéo theo sự thay đổi ở các em về phương pháp, hình thức, thái độ học tập Các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ý thức học tập tốt

- Ngoài xã hội: các em đã tham gia vào một số các hoạt động xã hội mang tính

tập thể (đôi khi tham gia tích cực hơn cả trong gia đình) Đặc biệt là các em muốn thừa nhận mình là người lớn, muốn được nhiều người biết đến mình

3 Sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học

Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều

khiển chú ý còn hạn chế Ở giai đoạn này chú không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý

có chủ định Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng, Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập

Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của

mình Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài, Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định

Trang 7

Biết được điều này các nhà giáo dục nên giao cho trẻ những công việc hay bài tập đòi hỏi sự chú ý của trẻ và nên giới hạn về mặt thời gian Chú ý áp dụng linh động theo từng độ tuổi đầu hay cuối tuổi tiểu học và chú ý đến tính cá thể của trẻ, điều này là

vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục trẻ

4 Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học

Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với

các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ, Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ

còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà

cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư

Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với

tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều.)

Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện các năng khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học, khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui chột năng khiếu của trẻ

Chính vì thế, việc giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học cần ở nhà giáo dục

sự khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em; nên dẫn dắt các em đi từ hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn và đặc biệt phải luôn chú ý củng cố tình cảm cho các em thông qua các hoạt động cụ thể như trò chơi nhập vai, đóng các tình huống cụ thể, các hoạt động tập thể ở trường lớp, khu dân cư,

Trang 8

VI CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 Những nguyên nhân khiến trẻ không thích đi học

- Khó thích ứng với những yêu cầu của trường học: Đến trường trẻ phải ngồi hàng

giờ trong lớp, không được nói chuyện riêng, tuân thủ theo những quy định trong giờ học, phải chú ý xem thầy cô dạy gì, phải làm theo đúng lời thầy cô yêu cầu Những yêu cầu đó không phải trẻ nào cũng thích ứng được và có thể sinh ra những biểu hiện chán nản, thờ ơ không muốn đi học, lẩn tránh việc học, việc làm bài tập về nhà

- Cha mẹ kỳ vọng quá cao ở trẻ: Việc cha mẹ đưa ra nhiều yêu cầu về chuyện học

hành, kỳ vọng quá cao ở trẻ khiến trẻ vì học quá vất vả mà dần trở nên không thích đi học

- Sự cô đơn: Một trong những lo lắng làm trẻ không muốn đến trường là sợ sự cô

đơn bởi có thể ở đó trẻ không có nhiều bạn hoặc khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ với người khác

- Thất bại ở trường học: Nhiều trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu những kiến thức

ở trường, điểm kém, bị trách phạt khiến cho trẻ cảm thấy chán nản, thất vọng về bản thân cũng là một trong những lý khiến trẻ không thích đi học

2 Thực trạng

Đa số học sinh ở lớp 5.1 đều là con gia đình khá giả nên các em được trang bị đầy

đủ các dụng cụ hỗ trợ việc học tập Tuy nhiên, một số em vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức về tâm sinh lý từ gia đình dẫn đến phụ huynh chưa hiểu rõ được nhu cầu, sở thích của con em mình

Tôi đã có cuộc khảo sát tại lớp 5.1 Trường Tiểu học Quốc tế Việt Úc vào đầu năm học 2015 – 2016 (Tổng số : 20 học sinh) về nhu cầu đi học và được học của học sinh:

Trang 9

Rất thích Thích Bình thường Không thích

Số lượng

học sinh

VII NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Khảo sát thực trạng của lớp phụ trách

Giáo viên tổ chức phát phiếu khảo sát để tìm hiểu về nhu cầu nhu cầu, sở thích được đi học của trẻ bằng bộ câu hỏi vào đầu năm học

Việc khảo sát này giúp người giáo viên hiểu rõ được nhu cầu đến trường của học sinh lớp mình phụ trách Kết quả khảo sát là căn cứ giúp nhà trường, giáo viên đề ra kế hoạch xây dựng môi trường học tập thu hút các em

Họ và tên:………

Lớp: ………

PHIẾU KHẢO SÁT

 Em có thích đi học không?

□Rất thích □Thích □Bình thường □Không thích

 Điều gì làm em thích khi đến trường?

………

 Điều gì làm em không thích khi đến trường?

………

 Em mơ ước trường lớp, thầy (cô), bạn bè của em sẽ như thế nào?

………

Trang 10

2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

2.1 Nâng cao công tác chủ nhiệm:

Tôi xác định đây là một công tác vô cùng quan trọng của người giáo viên để kích thích nhu cầu và sở thích học tập của học sinh Để làm tốt công tác này, để lớp chủ nhiệm của mình thực sự thân thiện, học sinh của mình thực sự yêu trường, yêu lớp, bên cạnh việc nắm chắc vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm, tôi đã

có các định hướng cụ thể cho công việc của mình Đặc biệt, để các em xích lại gần nhau hơn, để xây dựng được một tập thể lớp học đoàn kết, thân thiện, tôi đặc biệt chú

trọng đến các công việc sau:

Một là: Phát huy quyền dân chủ của học sinh trong các hoạt động học tập và rèn luyện

Tôi luôn tỏ ra thân thiện để hỗ trợ, định hướng giúp học sinh bầu chọn được Ban cán

sự lớp Đây là một trong những điều kiện quan trọng để mỗi học sinh đều thấy mình

“có tiếng nói” khi ở trường Việc thay đổi luân phiên Ban cán sự theo từng tháng là việc làm cần thiết để từng em đều có cơ hội thể hiện bản thân mình

Hai là: Phân chia các tổ, nhóm học tập trên lớp Tôi nắm chắc sở trường, sở đoản của

từng học sinh để làm cơ sở cho việc chia lớp thành các tổ, nhóm học tập trên lớp Chú

ý chia tổ nhóm học tập gồm đầy đủ các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém học sinh ngoan và học sinh cần nỗ lực để các em giúp nhau học tập, rèn luyện Tôi quy định cụ thể thời gian học sinh học tập và sinh hoạt tổ - nhóm và kiểm tra việc học tập, sinh hoạt của các tổ nhóm này mỗi tuần một lần bằng các hình thức khác nhau Đồng thời, ở trên lớp, tôi luôn duy trì tốt và có chất lượng tất cả các buổi truy bài đầu giờ của học sinh

Bên cạnh hoạt động học tập theo tổ - nhóm, tôi cũng rất chú trọng phong trào “đôi bạn cùng tiến” – nhằm hỗ trợ thêm cho các em học sinh có lực học còn yếu, giúp đỡ giáo dục mọi mặt cho các em học chưa ngoan tiến bộ hơn Từ đó học sinh không cảm

Trang 11

thấy mình bị lẻ loi nếu có thất bại trong học tập.

Nội quy lớp học do các em tự thảo luận lập nên

Phương châm giáo dục của tôi là “lạt mềm buộc chặt”, GVCN phải thực sự là người thân thiện – nhất là đối với những học sinh cần nỗ lực Xem các em như chính con em mình để yêu thương và nhẹ nhàng gần gũi, động viên, chia sẻ với các em mọi vui buồn trong cuộc sống, khuyến khích các em nói ra những gì mình nghĩ để tất cả các giờ dạy học đều thoải mái, vui tươi và sôi nổi hơn từ đó sẽ giáo dục tốt về đạo đức, tư tưởng, lối sống, ý thức rèn luyện mọi mặt cho các em

Trang 12

2.2 Nâng cao sự hiểu biết, cập nhật thông tin kịp thời cho bản thân:

Kiến thức là vô tận, tôi luôn phải tìm hiểu nâng cao kiến thức, cập nhật thông tin để bài giảng của mình luôn mới, hay, gắn với thực tế, không cũ kĩ, thậm chí đôi khi lạc hậu như trong sách giáo khoa chỉ làm các em nhàm chán Tích cực tham gia nghiên cứu, mạnh dạn trình bày và áp dụng các đề tài khoa học, các sáng kiến kinh nghiệm, các ý kiến đề xuất mà tôi cảm thấy có hiệu quả, có tính khả thi về đổi mới phương pháp dạy học cũng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học cũng như để lôi cuốn, tạo hứng thú và đưa các em trở về với niềm đam mê thích thú khi học tập Song song đó, tôi còn phải đầu tư cho tiết dạy Tiết học ở tiểu học càng thoải mái, càng vui thì các em càng dễ tiếp thu Tôi luôn mạnh dạn sáng tạo các trò chơi, các hoạt động sao cho đạt mục tiêu bài dạy, không bám lấy nội dung trong sách giáo khoa, bám các bước lên lớp trong sách giáo viên Sử dụng các phương pháp giảng dạy sao cho kích thích được tư duy học sinh, tạo cho học sinh thích được khám phá, tìm tòi…

Ví dụ: Tôi đã áp dụng các trò chơi vào môn Toán để giờ học thêm sinh động, không nhàm chán

Để củng cố nội dung kiến thức bài : Diện tích hình thang (Trang 93)

Tôi nêu câu đố: “Diện tích của nó, em thì đọc thơ

Có bạn cứ tiếc ngẩn ngơ

Thì ra mới biết lơ mơ tính nhầm

Số đo rõ rệt trong hình

Em hãy giúp bạn thử tìm xem sao?”

Hay một số câu đố: Củng cố về chu vi, diện tích các hình sau:

Điền tiếp vào các vần thơ sau:

Diện tích hình chữ nhật là gì?

Lấy dài ……… tức thì có ngay

3,7m 4,34m 6,3m

Ngày đăng: 02/11/2016, 21:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w