Với kết quả đạt được trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nướcgiai đoạn 2001 – 2010 theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/09/2001 củaThủ tướng Chính phủ, Chính phủ ti
Trang 1KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK NÔNG
ĐỀ TÀI KHOA HỌC
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC
NHÀ NƯỚC ĐĂK NÔNG
Đăk Nông - Năm 2016
Trang 2KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK NÔNG
ĐỀ TÀI KHOA HỌC
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC
NHÀ NƯỚC ĐĂK NÔNG
Chủ nhiệm: Th.S NGUYỄN BÁ TOÀN
Hà Nội - Năm 2016
Trang 3PHẦN I 1
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
7 Kết cấu của đề tài 3
PHẦN II 4
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 4
1.1 Thủ tục hành chính 4
1.1.1 Khái niệm thủ tục hành chính nhà nước 4
1.1.2 Phân loại thủ tục hành chính 5
1.1.3 Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính 8
1.1.4 Thành phần của thủ tục hành chính 11
1.1.5 Kiểm tra thủ tục hành chính nhà nước 11
1.1.6 Nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong thực hiện thủ tục hành chính nhà nước 12
1.1.7 Thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước.13 1.2 Cải cách thủ tục hành chính 15
1.2.1 Khái niệm cải cách thủ tục hành chính 15
1.2.2 Mục tiêu cải cách thủ tục hành chính 15
1.2.3 Phương thức cải cách thủ tục hành chính 17
1.2.4 Nội dung cải cách thủ tục hành chính 19
1.2.5 Cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước 20
1.2.6 Sự cần thiết cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước 21
1.3 Cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước 23
1.3.1 Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực chi ngân sách nhà nước 23
1.3.2 Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước 24
1.4 Tiêu chí đánh giá công tác cải cách thủ tục hành chính 24
Trang 41.5 Những nhân tố ảnh hưởng 26
1.5.1 Nhân tố bên trong 26
1.5.2 Nhân tố bên ngoài 27
1.6 Kinh nghiệm cải cách hành chính quốc tế, bài học cho Việt Nam 28
1.6.1 Kinh nghiệm quốc tế 28
1.6.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 30
1.7 Kết quả cải cách hành chính một số ngành, bài học cho hệ thống Kho bạc Nhà nước 31
1.7.1 Kết quả cải cách hành chính một số ngành 31
1.7.2 Bài học cho hệ thống Kho bạc Nhà nước 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33
CHƯƠNG 2 34
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK NÔNG 34
2.1 Khái quát về Kho bạc Nhà nước Đăk Nông 34
2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Đăk Nông 34
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Đăk Nông 34
2.1.2.1 Chức năng của Kho bạc Nhà nước Đăk Nông 34
2.1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Đăk Nông 34
2.1.2.3 Kết quả hoạt động chủ yếu của Kho bạc Nhà nước Đăk Nông trong thời gian qua 35
2.2 Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk Nông 35
2.2.1 Những vấn đề chung 35
2.2.1.1 Đối tượng khách hàng giao dịch 35
2.2.1.2 Phân cấp trong thực hiện thủ tục hành chính 36
2.2.2 Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk Nông 37
2.2.2.1 Cải cách thủ tục thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước có tính chất chi thường xuyên 37
2.2.2.2 Cải cách thủ tục thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước 44
2.2.2.3 Cải cách thủ tục thanh toán vốn ngoài nước 52
2.2.2.4 Cải cách thủ tục thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn 57
2.2.2.5 Cải cách thủ tục thanh toán vốn các chương trình mục tiêu quốc gia 61
2.2.2.6 Cải cách thủ tục thanh toán vốn đầu tư dự án bảo vệ và phát triển rừng .65
2.2.2.7 Cải cách thủ tục thanh toán vốn trái phiếu Chính phủ cho các dự án đầu tư 69
2.2.2.8 Cải cách thủ tục thanh toán chi phí quản lý dự án 70
2.2.2.9 Cải cách thủ tục thanh toán đối với dự án quy hoạch 73
2.2.2.10 Cải cách thủ tục thanh toán các khoản chi từ tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước 75
Trang 52.2.2.11 Cải cách thủ tục kiểm soát cam kết chi 78
2.2.2.12 Cải cách thủ tục thanh toán Quỹ bảo trì đường bộ 84
2.2.3 Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk Nông 86
2.2.3.1 Cải cách thủ tục thu nộp thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 86
2.2.3.2 Cải cách thủ tục thu nộp tiền phạt vi phạm hành chính qua Kho bạc Nhà nước 91
2.3 Đánh giá chung 93
2.3.1 Kết quả đạt được 93
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế 100
2.3.2.1 Hạn chế 100
2.3.2.2 Nguyên nhân hạn chế 104
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 106
CHƯƠNG 3 107
GIẢI PHÁP CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK NÔNG 107
3.1 Định hướng, mục tiêu về công tác cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk Nông 107
3.1.1 Định hướng cải cách hành chính của hệ thống Kho bạc Nhà nước 107
3.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk Nông 109
3.2 Giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk Nông 110
3.2.1 Nhóm giải pháp chung 110
3.2.2 Nhóm giải pháp cụ thể đối với các thủ tục thanh toán (chi): 114
3.2.3 Nhóm giải pháp cụ thể đối với thủ tục thu ngân sách nhà nước, thu phí, lệ phí, thu phạt vi phạm hành chính 116
3.2.4 Nhóm giải pháp mô hình giao dịch một cửa 117
3.3 Kiến nghị 117
3.3.1 Kiến nghị đối với Bộ Tài chính 117
3.3.1.1 Một số kiến nghị chung 117
3.3.1.2 Một số kiến nghị cụ thể 122
3.3.2 Kiến nghị với các bộ, ngành liên quan 124
3.3.3 Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước 125
3.3.3.1 Một số kiến nghị chung 125
3.3.3.2 Một số kiến nghị cụ thể 127
3.3.4 Kiến nghị với chính quyền địa phương 130
3.3.5 Kiến nghị với chủ đầu tư, đơn vị sử dụng ngân sách và khách hàng giao dịch 131
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 132
PHẦN III 133
KẾT LUẬN 133
Trang 6PHỤ LỤC 01: MẪU CHỨNG TỪ HIỆN HÀNH ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 135 PHỤ LỤC 02: MẪU CHỨNG TỪ ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 173
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 183
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
2.1 Quy trình luân chuyển nội bộ của thủ tục thanh toán cáckhoản chi NSNN có tính chất chi thường xuyên 40
2.6 Quy trình luân chuyển chứng từ nội bộ của thủ tục thu nộpthuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước qua KBNN 88
2.7
Quy trình luân chuyển chứng từ nội bộ của thủ tục thu nộp
tiền phạt VPHC qua KBNN (trường hợp thu bằng Biên lai
in sẵn từ chương trình máy tính)
92
Trang 8DANH MỤC PHỤ LỤC
1 Mẫu chứng từ hiện hành đề nghị sửa đổi, bổ sung
2 Mẫu chứng từ đề nghị sửa đổi, bổ sung
Mẫu sau khi sửa đổi, bổ sung
Trang 9DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
3 BXĐKLHT Bảng xác định khối lượng công việc hoàn thành
theo hợp đồng đề nghị thanh toán
4 BXĐKLPS Bảng xác định khối lượng công việc phát sinh ngoài
hợp đồng đề nghị thanh toán
8 ĐTKB-LAN Chương trình đầu tư Kho bạc chạy trên mạng LAN
9 GTTTƯVĐT Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư
10 GTTTƯ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng/ứng trước
11 GĐNTTVĐT Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư
Trang 10PHẦN I
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong môi trường hội nhập, toàn cầu hóa thì cải cách hành chính nhà nước trởthành một xu hướng tất yếu của các Quốc gia, nhằm xây dựng nền hành chính Nhànước hiện đại, năng động, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Quốc giamình
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và đang hội nhập sâu rộng với nềnkinh tế thế giới, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, nên đòi hỏi công táccải cách hành chính nhà nước phải được tiến hành thường xuyên, quyết liệt hơn đểgóp phần phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, xây dựng một nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,công bằng và văn minh”
Với kết quả đạt được trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nướcgiai đoạn 2001 – 2010 theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/09/2001 củaThủ tướng Chính phủ, Chính phủ tiếp tục ban hành chương trình cải cách hành chínhnhà nước giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 với 5mục tiêu và 6 lĩnh vực cải cách (cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cảicách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hànhchính)
Trên cơ sở chương trình cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ, chươngtrình cải cách hành chính của Bộ Tài chính và của hệ thống KBNN, KBNN ĐăkNông đã triển khai và đạt được kết quả nhất định về công tác cải cách hành chínhgóp phần cùng hệ thống KBNN hoàn thành tốt nhiệm vụ, phục vụ tốt phát triển kinh
tế - xã hội tại địa phương Tuy nhiên hiện quy trình, thủ tục kiểm soát chi vẫn cònchưa đồng bộ, chồng chéo, thời gian giải ngân còn có trường hợp kéo dài, quy trình,thủ tục liên quan đến thu ngân sách còn vướng mắc phát sinh, kết quả đánh giá côngtác cải cách hành chính đạt kết quả còn khiêm tốn, sự hài lòng của khách hàng vẫnchưa cao,… Mặt khác theo định hướng phát của hệ thống KBNN đến năm 2020 làhình thành Kho bạc điện tử, do đó cần tiếp tục nghiên cứu, có giải pháp, lộ trình để
Trang 11triển khai công tác cải cách hành chính nhằm góp phần hoàn thành chiến lược pháttriển KBNN, phục tục tốt cho phát triển kinh tế - xã hội
Xuất phát từ thực tế trên, nhóm tác giả chọn đề tài “Cải cách thủ tục hành
chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk Nông”
2 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa lý luận về công tác cải cách thủ tục hành chính của KBNN Phântích, đánh giá thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu, chingân sách nhà nước tại KBNN Đăk Nông, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằmtriển khai tốt nội dung cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu, chi ngân sáchnhà nước tại KBNN Đăk Nông
3 Câu hỏi nghiên cứu
Nội dung công tác cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngânsách nhà nước tại KBNN Đăk Nông như thế nào? Tiêu chí nào được dùng để đánhgiá kết quả cải cách thủ tục hành chính?
Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngânsách nhà nước tại KBNN Đăk Nông diễn biến như thế nào? Những hạn chế vànguyên nhân hạn chế
Những giải pháp, kiến nghị chủ yếu gì cần thiết để triển khai tốt công tác cảicách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước tại KBNNĐăk Nông
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác cải cách thủ tục hành chính trong cáclĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước tại KBNN Đăk Nông
+ Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu công tác cải cách thủ tục hành chínhtrong các lĩnh vực thu, chi ngân sách tại KBNN Đăk Nông (gồm: 12 quy trình, thủtục liên quan đến chi ngân sách nhà nước và 02 quy trình, thủ tục liên quan đến thungân sách nhà nước)
Phần thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính chỉ lấy số liệu và thực tếcông tác cải cách thủ tục hành chính tại KBNN Đăk Nông trong khoảng thời gian từnăm 2013 đến đầu năm 2016
Trang 125 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp duy vật lịch
sử
- Phương pháp cụ thể: Các phương pháp suy luận lôgíc phổ biến; quy nạp vàdiễn dịch, phân tích và tổng hợp, các phương pháp thống kê, khảo sát
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về quản lý liên quan đến côngtác thu, chi ngân sách nhà nước và công tác cải cách hành chính của hệ thốngKBNN
Những quan điểm và giải pháp được đưa ra trong đề tài có thể được vận dụngngay vào thực tiễn công tác thu, chi ngân sách nhà nước và công tác cải cách hànhchính tại KBNN Đăk Nông, góp phần phục vụ tốt khách hàng giao dịch
7 Kết cấu của đề tài
Gồm ba phần, cụ thể như sau:
- Phần I Mở đầu
- Phần II Nội dung, gồm:
Chương 1 Cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thu,chi ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước
Chương 2 Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vựcthu, chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk Nông
Chương 3 Giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngânsách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk Nông
- Phần III Kết luận
Trang 131.1.1 Khái niệm thủ tục hành chính nhà nước
Nói đến thủ tục là nói đến quy trình và cách thức giải quyết công việc
Thực tế, để thực hiện có hiệu quả một công việc nhất định cần tiến hành một loạtcác hoạt động theo thứ tự trước sau và cách thức thực hiện từng bước theo nhữngquy định chặt chẽ, thống nhất
Theo nghĩa chung nhất, thủ tục là phương thức, cách thức giải quyết công việctheo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quanchặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn
Hoạt động của các cơ quan nhà nước cần phải tuân theo pháp luật, trong đó cónhững quy định về trình tự, cách thức sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan để giảiquyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao Khoa học pháp lý gọi đó lànhững quy phạm thủ tục Quy phạm này quy định về các loại thủ tục trong hoạt độngquản lý nhà nước như: Thủ tục lập pháp, thủ tục tố tụng tư pháp và thủ tục hànhchính
Về mặt nguyên tắc, để tiến hành quản lý hành chính nhà nước có hiệu quả, cơquan hành chính phải bảo đảm tuân thủ một cách nghiêm túc những quy tắc, chế độ,phép tắc được pháp luật quy định Những quy tắc, chế độ, phép tắc đó chính lànhững quy định về trình tự, cách thức sử dụng thẩm quyền của cơ quan hành chínhkhi thực hiện chức năng quản lý hành chính công Những quy định trên còn được gọi
là thủ tục hành chính
Vậy, thủ tục hành chính là “Trình tự, cách thức giải quyết công việc của cơ quan
hành chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ hành chính và mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức công dân”
Thủ tục hành chính được quy định để các cơ quan nhà nước có thể thực hiện cáchoạt động quản lý nhà nước, bao gồm: Trình tự lập các công sở; trình tự bổ nhiệm,
Trang 14bãi nhiệm, điều động cán bộ, công chức; trình tự lập quy, áp dụng quy phạm phápluật để bảo đảm các quyền chủ thể, trình tự điều hành, tổ chức các tác nghiệp hànhchính,…
Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng trựctiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân Thôngqua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ của mình,đồng thời các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước
1.1.2 Phân loại thủ tục hành chính
Thực tế cho thấy muốn xây dựng và áp dụng thủ tục hành chính một cách cóhiệu quả thì cần phân loại chúng một cách khoa học theo một số tiêu chí nhất định.Lợi ích của việc phân loại này là giúp cho người quản lý xác định được đặc thù củalĩnh vực mình phụ trách, từ đó đề ra những yêu cầu xây dựng cho lĩnh vực này nhữngthủ tục cần thiết thích hợp, nhằm quản lý tốt những nhiệm vụ, mục tiêu của quản lýnhà nước Dưới đây có thể kể ra một số cách phân loại thủ tục hành chính trong thực
tế như sau:
a Phân loại theo đối tượng quản lý
Thủ tục hành chính được xây dựng cho lĩnh vực quản lý nhà nước và được phânloại theo cơ cấu, chức năng của bộ máy quản lý nhà nước hiện hành Ví dụ:
- Thủ tục cấp phép xây dựng
- Thủ tục đăng ký kinh doanh
- Thủ tục hộ tịch, hộ khẩu
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
b Phân loại theo công việc của cơ quan nhà nước
Cách phân loại này đơn giản, có khả năng áp dụng rộng rãi Theo cách phân loạinày thì thủ tục hành chính bao gồm:
- Thủ tục thông qua và ban hành văn bản: Thủ tục thông qua và ban hành quyếtđịnh hành chính, thủ tục thông qua và ban hành văn bản hành chính
- Thủ tục tuyển dụng công chức: Thủ tục tuyển dụng công chức quản lý, côngchức làm kỹ thuật, nhân viên,
Đặc điểm của các thủ tục trên là chúng gắn liền với hoạt động cụ thể của cơquan, phản ánh tính đặc thù trong quá trình vận dụng các thủ tục đó vào thực tế
Trang 15Cách phận loại này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, giúp cho các chủ thể thủ tụchành chính định hướng dễ dàng và chính xác hơn trong giải quyết các công việc cóliên quan.
c Phân loại theo chức năng chuyên môn
Cách phân loại này thường được áp dụng trong các cơ quan có chức năng quản
lý chuyên môn Các cơ quan chuyên môn thực hiện các hoạt động của mình phảiđảm bảo những thủ tục cần thiết theo yêu cầu chung của Nhà nước
Theo cách phân loại này, có các loại thủ tục hành chính như:
- Thủ tục cung cấp dịch vụ thông tin
- Thủ tục kiểm tra mức độ an toàn trong lao động
- Thủ tục hải quan
- Thủ tục thuế
d Phân loại theo quan hệ công tác
Cách phân loại này còn thường được gọi là phân loại theo tính chất quan hệ thủtục hành chính Theo cách phân loại này, có ba nhóm thủ tục sau đây:
- Thủ tục hành chính nội bộ:
Thủ tục hành chính nội bộ là thủ tục thực hiện các công việc nội bộ trong cơquan nhà nước, trong hệ thống cơ quan nhà nước và trong bộ máy nhà nước nóichung Chúng bao gồm các thủ tục quan hệ lãnh đạo, kiểm tra của cơ quan nhà nướccấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới; quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các cơ quancùng cấp, ngang cấp, ngang quyền; quan hệ công tác giữa chính quyền cấp tỉnh vớicác Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan chuyên môn của UBND cấp trên
Thủ tục hành chính nội bộ thường là thủ tục ban hành những quyết định chỉ đạo,thủ tục ban hành quyết định quy phạm, thủ tục ban hành các quyết định cá biệt nội
bộ, thủ tục khen thưởng kỷ luật, thủ tục lập các tổ chức và thi tuyển, bổ nhiệm cánbộ,
- Thủ tục hành chính thực hiện thẩm quyền (hay thủ tục hành chính liên hệ):
Là thủ tục tiến hành giải quyết các công việc liên quan đến quyền và lợi ích hợppháp của công dân; phòng ngừa ngăn chặn, xử lý các hành vi VPHC; trưng thu, trưngmua các động sản và bất động sản của tổ chức và công dân khi nhà nước có yêu cầugiải quyết nhiệm vụ nhất định vì lợi ích cộng đồng Thủ tục này nói lên mối quan hệpháp lý giữa quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan nhà nước và của công dân Khithực hiện các thủ tục này, cơ quan hành chính nhà nước và công chức nhà nước có
Trang 16thẩm quyền thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hoạt động áp dụng quy phạmpháp luật để giải quyết công việc, tình huống cụ thể, làm xuất hiện các quyền chủ thể
và nghĩa vụ pháp lý của công dân và tổ chức công dân
Thủ tục hành chính liên hệ rất đa dạng, thường được thể hiện cụ thể thông qua badạng sau:
+ Thủ tục cho phép: Đây là loại thủ tục giải quyết các yêu cầu của công dân hoặc
tổ chức Trong nhiều trường hợp, công dân muốn thực hiện các hành vi phải xin phépnhà nước Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành xét và giải quyết cácđơn xin đó bằng cách tạo ra một quyết định hành chính cá biệt cho phép Quá trìnhgiải quyết này luôn phải tuân theo những trình tự, thủ tục nhất định
+ Thủ tục ngăn cấm hay cưỡng chế thi hành: Đây là loại thủ tục khi công dân, tổchức thực hiện hành vi VPHC hay cố tình không thi hành các quyết định hành chínhthì các cơ quan hành chính hoặc viên chức có thẩm quyền được thực hiện các biệnpháp ngăn chặn, xử phạt hay cưỡng chế thi hành bằng quyết định hành chính Quátrình này phải theo các điều kiện, thủ tục do pháp luật quy định
+ Thủ tục trưng thu, trưng dụng: Một số trường hợp theo luật định thì cơ quanhành chính có thẩm quyền được thực hiện quyền trưng thu, trưng mua trong trườnghợp cần ưu tiên vì lợi ích công cộng Việc thực hiện này cũng phải theo một trình tự
đã được pháp luật quy định Các thủ tục thuộc nhóm này gồm: Thủ tục xem xét kiếnnghị, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo của công dân; thủ tục giải quyết các yêu cầu của các
cơ quan, tổ chức khác của nhà nước; thủ tục áp dụng các biện pháp phòng ngừa,ngăn chặn hành chính; thủ tục xử phạt VPHC; thủ tục áp dụng các biện pháp xử lýhành chính,…
- Thủ tục hành chính văn thư:
Đây là thủ tục liên quan đến toàn bộ các hoạt động lưu trữ, xử lý, cung cấp côngvăn giấy tờ và đưa ra các quyết định dưới hình thức văn bản để phục vụ cho việc giảiquyết một số công việc nhất định Loại thủ tục hành chính này có liên quan chặt chẽvới hoạt động văn thư và thường xuyên xảy ra trong hoạt động của các cơ quan hànhchính nhà nước
Tóm lại, việc phân loại thủ tục hành chính như trên chỉ có ý nghĩa tương đối, rấtnhiều trường hợp một loại thủ tục hành chính này có thể xếp vào một loại thủ tụchành chính khác do giữa chúng có những mặt tương đồng và xen kẽ nhau
Trang 17Ví dụ: Thủ tục đăng ký kinh doanh thuộc nhóm các thủ tục hành chính đượcphân loại theo từng lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước nhưng cũng có thể đượcxem là một loại thủ tục văn thư, vì nhà nước quy định để đăng ký kinh doanh chomột doanh nghiệp hoạt động, chủ doanh nghiệp phải có đủ một số giấy tờ cần thiếtnhư: Giấy chứng thực cá nhân, danh sách thành viên, chứng chỉ nghề, Các loại giấy
tờ đó được quy định về tính hợp thức rất chặt chẽ
Sự xen kẽ các loại thủ tục như vậy, đòi hỏi quá trình cải cách chúng phải có thái
độ toàn diện và thận trọng để tránh sai lầm
1.1.3 Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính
a Một số nguyên tắc chủ yếu cần được áp dụng khi xây dựng thủ tục hành chính:
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật:
Thủ tục hành chính phải được xây dựng phù hợp pháp luật hiện hành của nhànước, có tính hệ thống, nhằm tạo được một công cụ quản lý hữu hiệu cho bộ máy nhànước
Theo nguyên tắc này, chỉ có những cơ quan nhà nước có thẩm quyền do luậtđịnh mới được ban hành thủ tục hành chính
- Nguyên tắc phù hợp với thực tế khách quan:
Việc xây dựng thủ tục hành chính phải dựa trên cơ sở nhận thức đầy đủ nhữngyêu cầu khách quan của tiến trình phát triển xã hội Với tinh thần đổi mới toàn diệnđất nước, trong công cuộc xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vậnđộng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủnghĩa một nên kinh tế mở, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, việcxây dựng hệ thống thủ tục hành chính sao cho tạo điều kiện tốt cho các hoạt độngcủa nền kinh tế đó phát triển đúng hướng, đồng thời ngăn ngừa, hạn chế và khắcphục được các mặt tiêu cực của nó là một yêu cầu bức xúc, một nhiệm vụ quan trọngtrong công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước
Như vậy, thủ tục hành chính phải được xây dựng sao cho phù hợp với tình hìnhthực tế để tạo điều kiện cho các hoạt động quản lý kinh tế, quản lý xã hội được thựcthi hữu hiệu Ví dụ: Thủ tục hành chính mới không được trái nguyên tắc đã đượckhẳng định trong văn bản của nhà nước “các cơ quan chính quyền không can thiệpvào những công việc thuộc chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp” Nếuthiếu hiểu biết khách quan, tự mình đặt ra thủ tục hành chính thì chắc chắn quản lý
Trang 18nhà nước sẽ thất bại Hoặc thủ tục hành chính phải tạo điều kiện để thu hút các nhàđầu tư trong cũng như ngoài nước để phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ.
Cùng với việc xây dựng các thủ tục mới, chúng ta cũng cần kịp thời sửa đổi, bãi
bỏ những thủ tục xét thấy lỗi thời để tạo điều kiện tốt cho các hoạt động của nền kinh
tế thị trường phát triển đúng hướng
- Nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, thực hiện thuận lợi:
Thủ tục hành chính phải được xây dựng trên cơ sở quan tâm đầy đủ đến nguyệnvọng và sự thuận tiện cho nhân dân Cần nhanh chóng loại bỏ những thủ tục rườm rà,phức tạp quá mức cần thiết, bởi lẽ chúng làm cho người thực hiện cũng như ngườitham gia khó hiểu, khó thực hiện, khó chấp hành, và cũng chính những loại thủ tụcnhư thế là mảnh đất màu mỡ cho bệnh quan liêu, cửa quyền phát triển Thủ tục đơngiản sẽ cho phép tiết kiệm sức lực, tiền của của nhân dân trong biệc thực hiện nghĩa
vụ của mình, đồng thời, cũng hạn chế việc lợi dụng chức quyền vi phạm tự do củacông dân
Theo nguyên tắc này, các thủ tục hành chính khi ban hành cần có sự giải thích cụthể, rõ ràng Phải chỉ rõ không những nội dung của thủ tục mà cả về phạm vi áp dụng
nó Cần tránh tình trạng thủ tục hành chính sau khi ban hành không có điều kiện đểthực thi do đối tượng không hiểu được thủ tục một cách rõ ràng hoặc do các yêu cầuđặt ra không phù hợp với thực tế Cần đảm bảo rằng mọi thủ tục hành chính để đượccông khai cho mọi người biết để tuân thủ Việc công khai như vậy còn có ý nghĩa là
để kiểm tra được tính nghiêm túc của cơ quan nhà nước khi giải quyết các công việc
có liên quan đến tổ chức, công dân
- Nguyên tắc có tính hệ thống: Nguyên tắc này là hệ quả của nguyên tắc tuân thủpháp luật và thực hiện được nguyên tắc này sẽ tạo điều kiên thuận lợi cho việc thựchiện nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, thuận lợi cho việc thực hiện Nghĩa là, thủ tụchành chính của một lĩnh vực không được mâu thuẫn với nhau và với các lĩnh vực liênquan Đây là một nguyên tắc rất quan trọng vì nếu mâu thuẫn nhau thì khi thực hiện
sẽ tạo ra một sự hỗn loạn trong công việc mà không thể kiểm soát được
b Một số nguyên tắc khi thực hiện thủ tục hành chính nhà nước:
- Nguyên tắc thẩm quyền:
Nguyên tắc này thể hiện rõ nhất trong thủ tục hành chính Theo đó, chỉ có cơquan nhà nước, công chức nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định mới đượcthực hiện các thủ tục hành chính nhất định và phải thực hiện đúng trình tự với những
Trang 19phương tiện, biện pháp và hình thức được pháp luật cho phép Chính các cơ quan nhànước đề ra các thủ tục để giải quyết công việc trên nguyên tắc phù hợp với chức năngquản lý được giao và theo thẩm quyền do pháp luật quy định, do đó cũng có nghĩa vụthực hiện các thủ tục được ban hành Nghĩa vụ thực hiện thủ tục hành chính đòi hỏicần có những quy định rõ ràng về chế độ cộng vụ và quy chế làm việc để tránh tìnhtrạng vô trách nhiệm trong công tác, nhằm giảm bớt phiền hà cho người dân trongquá trình giải quyết công việc có liên quan đến công dân Nhà nước phải quy rõ tráchnhiệm của các cán bộ, công chức trong việc tiếp nhận giải quyết đơn thư khiếu kiệncủa nhân dân, để đảm bảo yêu cầu không đùn đẩy trách nhiệm từ cơ quan, đơn vị, cánhân này sang cơ quan, đơn vị, cá nhân khác.
Nguyên tắc thẩm quyền còn liên quan đến nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan,người có thẩm quyền: Các quyết định ban hành không đúng thủ tục phải bị đình chỉ,sửa đổi hoặc bãi bỏ và cơ quan, người ban hành quyết định đó có thể bị truy cứutrách nhiệm
- Nguyên tắc chính xác, khách quan, công minh: Trong thực hiện thủ tục hànhchính, các chủ thể thực hiện thủ tục phải đảm bảo chính xác, khách quan và côngminh Các chủ thể thực hiện thủ tục phải có đủ tài liệu, chứng cứ và có thẩm quyềnđòi hỏi việc giải trình, cung cấp thông tin áp dụng các biện pháp cần thiết Các cánhân, tổ chức hữu quan tham gia thủ tục hành chính phải có trách nhiệm cung cấpthông tin, tư liệu cần thiết để các chủ thể thực hiện tiến hành thủ tục hành chính giảiquyết công việc được thuận lợi
- Nguyên tắc công khai hóa thủ tục hành chính: Thủ tục hành chính phải đượccông khai hóa để nhân dân biết và được tiến hành công khai theo luật định, trừtrường hợp pháp luật quy định phải bí mật theo quy định chung hoặc theo đề nghịcủa các bên tham gia thủ tục
- Nguyên tắc các bên tham gia thủ tục hành chính phải bình đẳng trước phápluật: Đây là yêu cầu đối với các cơ quan nhà nước phải quan tâm đến quyền và lợiích hợp pháp của công dân, tổ chức khi đề nghị của họ có đủ điều kiện do luật định
và phải ra lệnh đối với các bên hữu quan để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cácbên tham gia được thực hiện đầy đủ
- Nguyên tắc đơn giản, tiết kiệm: Thủ tục hành chính được thực hiện đơn giản,tiết kiệm Trước hết, các thủ tục hành chính cần giảm bớt các cấp, các cửa, các giaiđoạn, tăng quyền đồng thời với trách nhiệm của các cơ quan thực hiện thủ tục Theo
Trang 20đó giảm bớt mức tối thiểu và trong nhiều thủ tục bỏ hẳn các loại phí, lệ phí đối vớicông dân và tổ chức Theo nguyên tắc này, việc thực hiện thủ tục hành chính sẽ đápứng nhanh chóng yêu cầu của nhân dân, song cũng phải tăng cường hiệu quả quản lýNhà nước
1.1.4 Thành phần của thủ tục hành chính
Trong đó mỗi loại thủ tục phải bao gồm: Tên thủ tục hành chính; Trình tự thựchiện; Cách thức thực hiện; Hồ sơ; Thời hạn giải quyết; Đối tượng thực hiện thủ tụchành chính; Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính; Kết quả thực hiện thủ tục hànhchính; Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính;mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí thì mẫu đơn,mẫu tờ khai hành chính; mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điềukiện; phí, lệ phí là bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính
1.1.5 Kiểm tra thủ tục hành chính nhà nước
Kiểm tra thủ tục hành chính là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảmtính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai, minhbạch trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính
- Kiểm tra thủ tục hành chính phải bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cảicách thủ tục hành chính, cải cách hành chính; bảo đảm điều phối, huy động sự thamgia tích cực, rộng rãi của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào quá trình kiểm soátthủ tục hành chính
- Kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa thủ tục hành chính không phùhợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung thủ tục hành chính cần thiết, đáp ứng nhu cầu thựctế; bảo đảm quy định thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệmthời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
- Kiểm tra thủ tục hành chính phải được thực hiện ngay khi dự thảo quy định vềthủ tục hành chính và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chứcthực hiện thủ tục hành chính
Việc kiểm tra thủ tục hành chính cần hướng tới các yêu cầu:
- Sự cần thiết của thủ tục hành chính và các quy định có liên quan đến thủ tụchành chính được rà soát, đánh giá
- Sự phù hợp của thủ tục hành chính và các quy định có liên quan đến thủ tụchành chính được rà soát, đánh giá với mục tiêu quản lý nhà nước và những thay đổi
về kinh tế - xã hội, công nghệ và các điều kiện khách quan khác
Trang 21Khi kiểm tra phải tính đến các nguyên tắc trong xây dựng các thủ tục hành chínhnhư:
- Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện
- Phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước
- Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
- Tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhànước
- Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quyđịnh về thủ tục hành chính; thủ tục hành chính phải được cơ quan nhà nước có thẩmquyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thông giữa các thủ tục hành chính liênquan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý; dự án, dự thảo vănbản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơquan nào, cơ quan đó phải có trách nhiệm hoàn chỉnh
1.1.6 Nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong thực hiện thủ tục hành chính nhà nước
- Quy định rõ ràng chế độ công vụ: Thủ tục hành chính liên quan đến thể chếquản lý, tổ chức bộ máy, chế độ công vụ, quy chế làm việc và sự phối hợp giữa các
cơ quan hành chính Do vậy, các cơ quan hành chính nhà nước phải quy định mộtcách hợp lý về thể chế quản lý thích hợp, phân công, phân nhiệm rõ ràng để tránhtình trạng vô trách nhiệm, giảm bớt phiền hà khi giải quyết công việc Cụ thể là các
cơ quan phải xây dựng được quy chế hoạt động chuẩn của cơ quan để tổ chức điềuhành các hoạt động trong nội bộ cơ quan được suôn sẻ và làm căn cứ, trong đó cầnphải nêu rõ mục tiêu hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo cơ quan và cácphòng ban chức năng liên quan cũng như sự phối hợp giữa họ với nhau trong quátrình giải quyết công việc cho dân
- Công khai hóa các thủ tục hành chính nhà nước: Niêm yết tại công sở; thôngqua các phương tiện thông tin đại chúng; các chương trình phổ biến pháp luật; bảnthân cơ quan và công chức nhà nước phải gương mẫu thực hiện; không tuỳ tiện thayđổi hoặc bổ sung các thủ tục thiếu căn cứ
- Thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính nhà nước: Các cơ quan nhà nướccần rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của cơ quan trong cácvăn bản quy phạm pháp luật của các cấp có thẩm quyền
Trang 22- Thực hiện đầy đủ các giai đoạn trong giải quyết công việc, cụ thể gồm 4 giaiđoạn: Khởi xướng vụ việc; xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc; thi hànhquyết định xử lý; khiếu nại và xem xét lại quyết định đã ban hành khi phát hiện cótình tiết mới
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực và đạo đức công vụ trongthực hiện thủ tục cải cách hành chính:
Về trình độ nghiệp vụ: Phải được được đào tạo bài bản về chuyên môn lĩnh vựccông tác và bố trí công việc phù hợp chuyên môn;
Về đạo đức công vụ: Phải nhận thức rõ bản chất của hành chính là phục vụ đểkhi thực thi thái độ và hành vi đều phải thể hiện rõ tính phục vụ tận tình và hết tráchnhiệm
Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và sự hợp tác chặt chẽ trong quá trình giảiquyết các thủ tục hành chính: Quy định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan, công chứctrong việc thực hiện thủ tục hành chính; quy định phương thức phối hợp giữa các bộphận trong cơ quan; quy định phương thức phối hợp giữa các cơ quan nhà nước
1.1.7 Thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước
Thủ tục hành chính trong các hoạt động nghiệp vụ KBNN là trình tự về thờigian, không gian, cách thức giải quyết công việc của KBNN trong các phần hànhnghiệp vụ, trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Cụ thể thủ tục hànhchính trong hoạt động nghiệp vụ KBNN gồm các thủ tục hành chính chủ yếu như:Thủ tục bảo lãnh phát hành Trái phiếu Chính phủ;
Thủ tục nhận gửi và bảo quản các loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá tạiKho bạc Nhà nước;
Thủ tục giao tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá do Kho bạc Nhà nước nhậngửi và bảo quản;
Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sửdụng vốn ngân sách nhà nước qua hệ thống kho bạc nhà nước;
Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ngoài nước qua hệ thống Kho bạc Nhànước;
Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tưthuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước;
Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường,thị trấn qua hệ thống Kho bạc Nhà nước;
Trang 23Thủ tục thanh toán các khoản chi NSNN có tính chất chi thường xuyên;
Thủ tục thanh toán vốn đầu tư dự án bảo vệ và phát triển rừng;
Thủ tục thanh toán vốn trái phiếu Chính phủ cho các dự án đầu tư;
Thủ tục thanh toán đối với dự án quy hoạch;
Thủ tục kiểm soát cam kết chi;
Thủ tục thanh toán quỹ bảo trì đường bộ;
Thủ tục thanh toán vốn các chương trình mục tiêu quốc gia;
Thủ tục kiểm soát chi từ Tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước;
Thủ tục mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước;
Thủ tục nộp tiền phạt vi phạm hành chính qua Kho bạc Nhà nước;
Thủ tục nộp thuế, phí, lệ phí vào Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước;Thủ tục hoàn thuế, các khoản đã thu bằng tiền mặt qua cơ quan Kho bạc Nhànước;
Thủ tục Quy trình phát hành trái phiếu bằng chuyển khoản;
Thủ tục Quy trình phát hành trái phiếu bằng tiền mặt;
Thủ tục thanh toán trái phiếu có ghi tên (cả ngoại tệ và nội tệ);
Thủ tục thanh toán trái phiếu không ghi tên (cả ngoại tệ và nội tệ);
Thủ tục chuyển nhượng trái phiếu ghi danh (mua bán, tặng cho, để lại thừa kế);Thủ tục xử lý trái phiếu báo mất;
Thủ tục xác nhận trái phiếu cầm cố, thế chấp;
Thủ tục lưu giữ, bảo quản trái phiếu hộ khách hang;
Thủ tục giao trả trái phiếu đã nhận bảo quản;
Thủ tục chi trả các khoản chi phí liên quan (kể cả chi phí di dời các hộ gia đình,
cá nhân trong khuôn viên cơ sở nhà đất thực hiện bán) từ số tiền thu được từ bán tàisản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
Thủ tục chi trả số tiền thu được từ bán tài sản trên đất của công ty nhà nước;Thủ tục quyết định số tiền được sử dụng để thực hiện dự án đầu tư và cấp phát,quyết toán số tiền thực hiện dự án đầu tư;
Thủ tục thanh toán số tiền hỗ trợ di dời các hộ gia đình, cá nhân đã bố trí làm nhà
ở trong khuôn viên cơ sở nhà, đất khác (nếu có) của cơ quan hành chính, đơn vị sựnghiệp, các tổ chức thuộc cùng phạm vi quản lý của các Bộ, ngành, địa phương;Thủ tục thanh toán bằng quỹ đất cho Nhà đầu tư thực hiện Dự án đầu tư Xâydựng - Chuyển giao (BT) đối với trường hợp thanh toán bằng quỹ đất của cơ sở nhà,
Trang 24đất thuộc sở hữu nhà nước tại vị trí cũ do cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp,doanh nghiệp nhà nước thuộc Trung ương quản lý
1.2 Cải cách thủ tục hành chính
1.2.1 Khái niệm cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính là một tất yếu khách quan
Cơ sở lý luận: Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa của thủ tục hành chính, cải cách thủtục hành chính là công việc cần thiết, thường xuyên và liên tục
Cơ sở thực tiễn: Sự phát triển của xã hội loài người, đang hướng tới nền văn minhtri thức và hướng tới cải thiện, cái tốt đẹp hơn của quan hệ con người
Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, sự hiểu biết ngày càng cao củanhân dân, khắc phục những hạn chế của thủ tục hành chính ngày nay
Về hình thức: Đòi hỏi nhiều loại giấy tờ không cần thiết
Về thẩm quyền giải quyết: Nhiều cửa, nhiều cấp trung gian, không rõ ràng vềtrách nhiệm
Về lề lối, cách thức giải quyết: Trì trệ, bảo thủ, chủ nghĩa kinh nghiệm; mất dânchủ
Các quy định về TTHC: Thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ, tuỳ tiện thay đổi, thiếucông khai minh bạch
Thái độ, tác phong của cán bộ, công chức: Chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụdân
Cải cách TTHC là những thay đổi (đổi mới) thủ tục hành chính nhà nước hướng tới việc hoàn thiện một hoặc nhiều nội dung của nền hành chính nhà nước, nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả phục vụ nhân dân
1.2.2 Mục tiêu cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính là yêu cầu được đặt ra cấp thiết hiện nay do vị tríquan trọng của thủ tục hành chính trong nền hành chính Quốc gia Trong các chiếnlược cải cách thủ tục hành chính hiện nay, các mục tiêu cải cách thủ tục hành chínhđược xác định rất cụ thể Yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính là phải đạt đượcbước chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơquan nhà nước với nhân dân trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc Đứng trướccác yêu cầu đó thì mục tiêu của cải cách thủ tục hành chính được xác định là:
Thứ nhất, phát hiện và xóa bỏ những thủ tục hành chính thiếu đồng bộ, chồngchéo, rườm rà, phức tạp đã và đang gây trở ngại trong việc tiếp nhận và xử lý công
Trang 25việc giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức
và nhân dân
Một trong những điều e ngại mà các công dân và tổ chức, đơn vị khi tiếp xúc vàlàm việc với các cơ quan nhà nước là tình trạng rườm rà, phức tạp, thiếu đồng bộ, đôikhi mâu thuẫn nhau của các thủ tục hành chính Bên cạnh đó những thủ tục hànhchính không được ban hành thống nhất trên toàn quốc mà do các cấp, các ngành tựban hành, tự cụ thể hóa nên không thống nhất Có những cơ quan tự quy định mứcphí và lệ phí khi giải quyết công việc, điều này không phù hợp với quy định của phápluật Trong trường hợp như vậy người gánh chịu thiệt thòi chính là người dân Nhữngthủ tục hành chính không đồng bộ, trái pháp luật như vậy đã làm giảm sút nghiêmtrọng lòng tin của nhân dân đối với nhà nước Cải cách thủ tục hành chính với mụctiêu như trên nhằm loại bỏ những thủ tục hành chính lỗi thời, lạc hậu, không đúngpháp luật nhằm mang lại lợi ích chính đáng cho nhân dân, khôi phục và củng cố lòngtin của người dân đối với nhà nước
Thứ hai, xây dựng và ban hành các thủ tục hành chính giải quyết công việc đơngiản, rõ ràng, thống nhất, đúng pháp luật và công khai Mục tiêu này hướng đến tạo
sự đồng bộ thống nhất của thủ tục hành chính trên cả nước Người dân khi đến các cơquan nhà nước để giải quyết công việc được hướng dẫn cụ thể qua việc công khai thủtục giải quyết công việc, công khai cán bộ giải quyết công việc, công khai nhữngkhoản phí và lệ phí phải thu Thực hiện mục tiêu này sẽ mang lại sự minh bạch củathủ tục hành chính nói riêng và cả nền hành chính nói chung; người dân được bảođảm quyền lợi và tiết kiệm các khoản chi phí; giúp lập lại trật tự kỷ cương trong hoạtđộng quản lý hành chính nhà nước, ngăn chặn được cửa quyền, sách nhiễu, quan liêucủa cán bộ, công chức nhà nước trong quá trình thực thi công vụ Cải cách thủ tụchành chính phải tiến hành đồng thời ở tất cả các khâu, các lĩnh vực nhưng trọng tâm
là các thủ tục đang gây nhiều bức xúc cho xã hội như thủ tục xin cấp phép xây dựng,sửa chữa nhà cửa, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hộ khẩu, thủtục thuế, thủ tục hải quan,
Những mục tiêu cơ bản của cải cách thủ tục hành chính trên đây vừa là mục tiêutrước mắt, vừa là mục tiêu lâu dài bởi vì việc ban hành và thực hiện nghiêm túc một
hệ thống thủ tục hành chính đồng bộ, đơn giản, sát với thực tế cuộc sống, đáp ứngyêu cầu của người dân là điều kiện cơ bản để người dân tin vào bộ máy quản lý nhànước; tạo cho hoạt động quản lý nhà nước có hiệu quả, hiệu lực và tránh những hiện
Trang 26tượng tiêu cực Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về banhành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, vớinhững mục tiêu cơ bản như:
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọinguồn lực cho phát triển đất nước
Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằmgiảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính
Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sởthông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ vàpháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chínhnhà nước
Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền conngười, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực vàtrình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước
Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế;xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cảicách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viênchức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụhành chính và chất lượng dịch vụ công
1.2.3 Phương thức cải cách thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính gồm nhiều loại, liên quan đến nhiều lĩnh vực Nói cải cáchthủ tục hành chính không thể đồng loạt cải cách tất cả các loại, các lĩnh vực liên quanđến thủ tục mà cần có sự lựa chọn
Thứ nhất, tiến hành rà soát lại toàn bộ các quy định hiện hành liên quan đến thủ
tục hành chính thuộc lĩnh vực mình phụ trách, kể cả những quy định do cấp dưới banhành nhằm bãi bỏ ngay những quy định thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền
và bổ sung, sửa đổi những thủ tục không phù hợp với thực tế đã và đang gây trở ngạicho hoạt động của các cơ quan, đơn vị khác và gây phiền hà cho nhân dân
Đối với những thủ tục đã quy định trước, nay còn phù hợp nhưng được quy địnhphân tán ở nhiều văn bản, cần được hệ thống hóa lại bằng một văn bản thống nhất
Trang 27theo thẩm quyền của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quanthuộc Chính phủ để thuận tiện cho việc thi hành, kiểm tra, giám sát.
Đây là một phương thức quan trọng và cần thiết trong tiến trình cải cách thủ tụchành chính ở Việt Nam
Thứ hai, loại bỏ thủ tục không cần thiết, chồng chéo, sửa đổi, bổ sung những thủ
tục rườm rà, bất hợp lý, gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức, đảm bảo tính thống nhất,
sự chặt chẽ, tính hợp lý, ổn định, rõ ràng của thủ tục hành chính, tính khoa học củaquy trình thực hiện các thủ tục hành chính đã ban hành
Thứ ba, công bố công khai hệ thống các văn bản quy định thủ tục hành chính.
Việc công khai thủ tục hành chính là phương thức không thể thiếu trong công tác cảicách thủ tục hành chính Công khai hóa một cách đầy đủ các quy trình thủ tục hànhchính đặc biệt là thủ tục hành chính trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nướcvới tổ chức, công dân; là điều kiện góp phần tăng hiệu quả của quá trình giải quyếtcác yêu cầu trong nền hành chính dịch vụ Trong nền hành chính dịch vụ, chúng ta cóthể coi các tổ chức, công dân khi đến với cơ quan công quyền là những khách hàng
mà chúng ta phải phục vụ Khách hàng biết rõ họ cần phải làm gì, cần chuẩn bịnhững vấn đề gì, loại giấy tờ gì trước khi đến cơ quan yêu cầu giải quyết công việc.Mặt khác, người thi hành công vụ sẽ không có điều kiện để lợi dụng sách nhiễu,gây phiền hà cho tổ chức, công dân Công khai là cơ sở để kiểm tra quá trình thựchiện thủ tục, do đó nó cũng là căn cứ để đánh giá trách nhiệm của Nhà nước trongviệc thực hiện nghĩa vụ với dân
Cải cách TTHC theo quy chế “Một cửa”: Kết quả cải cách TTHC thời gian qua
cho thấy mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanhnghiệp được cải thiện đáng kể, thông qua một loạt các biện pháp như cải cách TTHCgắn với thực hiện cơ chế “Một cửa” công khai hóa, minh bạch hóa các quy định vềTTHC; rà soát, sửa đổi, bãi bỏ TTHC theo hướng đơn giản hóa thuận tiện cho ngườidân và doanh nghiệp
Tính ưu việt của cơ chế “Một cửa” đã được khẳng định là rất khoa học, có hiệuquả, thời gian giải quyết công việc nhanh hơn, lãnh đạo kiểm soát được công việc vàtrách nhiệm công vụ của công chức, giảm được phiền hà, được nhân dân đồng tìnhủng hộ
Song bên cạnh những kết quả và chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực quản
lý, TTHC vẫn còn tồn tại khá phổ biến xu hướng cơ quan hành chính giành thuận lợi
Trang 28cho mình, đẩy khó khăn cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp; vẫn còn tư tưởngbao cấp, cục bộ của các bộ, ngành khi xây dựng, ban hành bổ sung, sửa đổi TTHC,thiếu trách nhiệm trong kiểm tra việc tổ chức thực hiện, TTHC chưa ổn định, trongnhiều trường hợp vẫn có những vướng mắc chưa giải quyết được.
Bởi vậy, cải cách TTHC vẫn tiếp tục cần phải được cải cách triệt để hơn nữa đểmang lại hiệu quả cao trong công cuộc xây dựng nền hành chính dịch vụ hiện nay.Đặc biệt cần nhân rộng mô hình giải quyết TTHC theo cơ chế “Một cửa” với phương
án củng cố nâng cao hiệu lực của Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ
1.2.4 Nội dung cải cách thủ tục hành chính
Xuất phát từ khái niệm thủ tục hành chính (đó là “Trình tự, cách thức giải quyếtcông việc của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộhành chính và mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức côngdân”), do đó công việc cải cách thủ tục hành chính chính là phải giải quyết tốt đượcnhững tồn tại, bất cập trong mối quan hệ nội bộ hành chính và mối quan hệ giữa cơquan hành chính nhà nước với tổ chức công dân; và trên cơ sở mục tiêu, phươngpháp cải cách thủ tục hành chính, theo tác giả thì nội dung của công tác cải cáchTTHC gồm các công việc chính như sau:
- Rà soát, thống kê nội dung của thủ tục hành chính, với các nội dung chính như:Những yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC; số lượng hồ sơ cần thiết để thực hiệnTTHC; thời hạn giải quyết TTHC; cơ sở pháp lý của TTHC (văn bản quy địnhTTHC); thành phần hồ sơ, chứng từ của TTHC; mẫu đơn, mẫu tờ khai kèm theo;trình tự thực hiện
- Trên cơ sở đó đối với từng TTHC cần rà soát, xem xét, phân tích, đánh giá chođược các nội dung, các câu hỏi đặt ra như:
+ Các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính đặt ra đã phù hợp với quyđịnh chưa, phù hợp với quy luật khách quan chưa, nó có trở thành rào cản của quátrình phát triển
+ Số lượng hồ sơ phải rõ ràng, phải hướng tới hạn chế việc gửi giấy tờ bằngphương pháp thủ công (bản giấy)
+ Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính phải bảo đảm nhanh chóng, chính xác,nhưng phải bảo đảm đúng quy định
Trang 29+ Khung pháp lý (văn bản quy định thủ tục hành chính) đã đúng thẩm quyền, đầy
đủ chưa, nội dung đã chặt chẽ chưa, có phù hợp với quy định hiện hành và xu hướngphát triển chưa?
+ Thành phần hồ sơ, chứng từ, mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Xem xét nội dung trên hồ sơ, chứng từ: Đối với nội dung không phù hợp, bịtrùng lặp để cải tiến, thay thế
Xem xét mối liên kết, liên hệ giữa các hồ sơ, chứng từ (bảo đảm chặt chẽ, nhấtquán)
Xem xét sự phù hợp, cần thiết của hồ sơ, chứng từ, để từ đó đề xuất loại bỏ các
hồ sơ, chứng từ không cần thiết
Đối với các hồ sơ, chứng từ phát sinh mà chưa được quy định trong bộ thủ tụchành chính thì cần kiến nghỉ loại bỏ hoặc trình cấp thẩm quyền bổ sung theo quyđịnh
+ Về quy trình xử lý nội bộ: Cần phân tích làm rõ từ khâu tiếp nhận hồ sơ, đến từtừng bước xử lý thủ tục hành chính, hướng tới bảo đảm giúp giả quyết TTHC nhanhchóng, chính xác, có sự phân quyền, phân trách nhiệm rõ ràng, giữa các khâu phải có
sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ được nhau
- Rà soát đánh giá tổng thể các thủ tục hành chính, hay nói cách khác là sự tươngtác, đồng bộ giữa các quy trình, thủ tục có liên quan
- Rà soát đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quanhành chính (bao gồm cả quan hệ nội bộ, quan hệ với khách hàng): Bảo đảm các hoạtđộng cần phải được hỗ trợ tối đa trên nên tảng công nghệ, tin học; các chương trình,phần mềm hỗ trợ phải thân thiện với người sử dụng, hỗ trợ tốt cho công việc, có sựliên kết, hỗ trợ được cho nhau, bảo đảm phù hợp với thực tế và chi phí hợp lý.Hướng tới cung cấp các dịnh vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4
- Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
- Rà soát đánh giá việc công khai, công bố thủ tục hành chính, bảo đảm thủ tụchành chính phải được công khai minh bạc, đầy đủ và kịp thời
1.2.5 Cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước
Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, hệ thống KBNN đã có nhiều cốgắng, nỗ lực trong việc triển khai công tác cải cách TTHC, với những nội dung trọng
Trang 30tâm như: Công tác kiểm soát chi chuyển đổi từ kiểm soát chi theo hạn mức, theo nhucầu chi quý, sang kiểm soát chi theo dự toán, kế hoạch vốn năm được giao; thủ tụcgiải ngân được cải cách theo hướng phân cấp, phân quyền trách nhiệm cho chủ đầu
tư, đơn vị sử dụng ngân sách, thay vì phải kiểm soát định mức, khối lượng, đơn giá,hình thức lựa chọn nhà thầu thì nay nội dung này thuộc trách nhiệm chủ đầu tư; hồ
sơ, thủ tục giải ngân đã ngày càng được cải tiến, rõ ràng, minh bạch hơn; toàn hệthống đã luôn tích cực phối hợp với cơ quan Thuế, Hải quan, các Ngân hàng thươngmại thực hiện Dự án hiện đại hoá thu NSNN, in Giấy nộp tiền vào NSNN từ chươngtrình thay cho người nộp phải viết tay như trước đây Từ năm 2009 thực hiện phốihợp để uỷ nhiệm cho các Ngân hàng thương mại thu NSNN, tạo điều kiện để ngườinộp NSNN có nhiều sự lựa chọn nơi đến để nộp, góp phần nâng cao chất lượng phục
vụ khách hàng; thực hiện hiện đại hóa trong thanh toán (thanh toán liên kho bạc;thanh toán song phương điện tử; thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng, tiến tớithanh toán điện tử liên ngân hàng); ứng dụng triển khai thành công hệ thống Tabmis;
tổ chức làm việc ngày thứ bảy để thực hiện thu phạt VPHC, thu thuế, phí, lệ phí liênquan đến thuế, phí nhà, đất và phương tiện giao thông; thu thuế, phí, lệ phí liên quađến thủ tục thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu; các KBNN thường xuyên thực hiệnniêm yết công khai các quy trình, thủ tục và thời hạn giải quyết các công việc có liênquan đến khách hàng và có nhiều nỗ lực trong việc rút ngắn thời gian giải quyết côngviệc; chủ động nghiên cứu tổ chức giao dịch một cửa,…
Từ các nội dung trên có thể hiểu: Cải cách TTHC trong lĩnh vực hoạt động
nghiệp vụ của KBNN là những thay đổi (đổi mới) thủ tục hành chính trong các hoạt động nghiệp vụ KBNN hướng tới việc hoàn thiện một hoặc nhiều nội dung nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả phục vụ nhân dân
1.2.6 Sự cần thiết cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước
- Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến đến 2020 của đất nước,mục tiêu tổng quát phát triển tài chính đến năm 2020 là: Xây dựng nền tài chính quốcgia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính -tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăngtrưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội; huy động,quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công
Trang 31bằng; cải cách hành chính đồng bộ, toàn diện; đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực củacông tác quản lý, giám sát tài chính, với các nhiệm vụ cụ thể:
Tiếp tục xử lý tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầutư; có chính sách khuyến khích tăng tích lũy cho đầu tư phát triển, hướng dẫn tiêudùng; thu hút hợp lý các nguồn lực xã hội để tập trung đầu tư cho hạ tầng kinh tế - xãhội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế
và đổi mới mô hình tăng trưởng
Tổng thu từ thuế và phí giai đoạn 2016 - 2020 là 21 - 22% GDP; trong đó thu nộiđịa (không kể thu từ dầu thô) đến năm 2020 đạt trên 80% tổng thu ngân sách nhànước
Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính công, đặc biệt nguồn vốn từngân sách nhà nước; tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước và thực hiện tái cấutrúc đầu tư công, tăng cường đầu tư phát triển con người; cải cách cơ chế tài chínhđối với lĩnh vực sự nghiệp công, tài chính doanh nghiệp nhà nước; cải cách tiềnlương; củng cố hệ thống an sinh xã hội
Phát triển đồng bộ các loại thị trường, tái cấu trúc thị trường tài chính và dịch vụtài chính; mở rộng và đa dạng hóa các hình thức hoạt động trên thị trường để độngviên các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế - xã hội
Đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia; cân đối ngân sách tích cực, giảmdần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước; duy trì dư nợ Chính phủ và nợ quốc gia tronggiới hạn an toàn; tăng cường dự trữ Nhà nước đáp ứng kịp thời các nhu cầu đột xuấtcủa nền kinh tế
Tiếp tục hoàn thiện thể chế tài chính đảm bảo tính đồng bộ, ổn định theo nguyêntắc thị trường có sự điều tiết của nhà nước Đổi mới tổ chức bộ máy ngành Tài chínhtheo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả
- Thực hiện chương trình, nội dung CCHC của Nhà nước, thúc đẩy cải cách cơchế, chính sách quản lý kinh tế nói chung, thực hiện cải cách tài chính công Mà nộidung chủ yếu là:
Động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho pháttriển kinh tế - xã hội; tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, các chính sách
về thu nhập, tiền lương, tiền công; thực hiện cân đối ngân sách tích cực, bảo đảm tỷ
lệ tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển; dành nguồn lực cho con người, nhất là cảicách chính sách tiền lương và an sinh xã hội; phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách;
Trang 32Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước,nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty; quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợnước ngoài; giữ mức nợ Chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn;Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng, triểnkhai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ theo hướng lấy mục tiêu và hiệu quả ứngdụng là tiêu chuẩn hàng đầu; chuyển các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ sang
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phát triển các doanh nghiệp khoa học, công nghệ,các quỹ đổi mới công nghệ và quỹ đầu tư mạo hiểm; xây dựng đồng bộ chính sáchđào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học và công nghệ;Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước, tiến tớixóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cơ chế cấp ngânsách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chấtlượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước;
Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hộichăm lo phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, thể dục, thểthao
Xuất phát từ nhiệm vụ và những nội dung trên, đòi hỏi hệ thống KBNN phải tiếptục đổi mới, hoàn thiện, đặc biệt là hoàn thiện tổ chức, bộ máy, các quy trình, nghiệp
vụ, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính để Kho bạc Nhà nước thực sự trở thànhmột trong những công cụ quan trọng trong việc thực hiện công cuộc cải cách hànhchính nhà nước đặc biệt là cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch,từng bước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, góp phần thực hành tiết kiệm,phòng chống tham nhũng, lãng phí nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng cácnguồn lực của Nhà nước, chất lượng hoạt động quản lý tài chính vĩ mô, giữ vững ổnđịnh và phát triển nền tài chính Quốc gia
1.3 Cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước
1.3.1 Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực chi ngân sách nhà nước
- Cải cách thủ tục thanh toán các khoản chi NSNN có tính chất chi thườngxuyên
- Cải cách thủ tục thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tưtrong nước
- Cải cách thủ tục thanh toán vốn ngoài nước
Trang 33- Cải cách thủ tục thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường,thị trấn.
- Cải cách thủ tục thanh toán vốn các chương trình mục tiêu quốc gia
- Cải cách thủ tục thanh toán vốn đầu tư dự án bảo vệ và phát triển rừng
- Cải cách thủ tục thanh toán vốn trái phiếu Chính phủ cho các dự án đầu tư
- Cải cách thủ tục thanh toán chi phí quản lý dự án
- Cải cách thủ tục thanh toán đối với dự án quy hoạch
- Cải cách thủ tục thanh toán các khoản chi từ tài khoản tiền gửi tại KBNN
- Cải cách thủ tục kiểm soát cam kết chi
- Cải cách thủ tục thanh toán quỹ bảo trì đường bộ
1.3.2 Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước
- Cải cách thủ tục thu nộp thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước qua KBNN
- Cải cách thủ tục thu nộp tiền phạt VPHC qua Kho bạc Nhà nước
1.4 Tiêu chí đánh giá công tác cải cách thủ tục hành chính
Kết quả của công tác cải cách thủ tục hành chính được biểu thị thông qua sự thỏamãn của khách hàng, việc rút gắn thời gian trong giải quyết thủ tục hành chính, kếtquả này mang nhiều tính chất định tính Do đó cần lựa chọn các tiêu chí để có thểxác định được, từ đó kết hợp các tiêu chí để phân tích, tổng hợp, đánh giá được đầy
đủ hơn về công tác cải cách hành chính Những tiêu chí thường được sử dụng đểđánh giá như sau:
- Thời gian giải quyết thủ tục hành chính trước hạn, đúng hạn, quá hạn: Hoạtđộng thu, chi của cơ quan Kho bạc ngoài việc bảo đảm kiểm soát chặt chẽ, đúng quytrình, thì cũng phải bảo đảm sự thông thoáng, rút ngắn thời gian thu ngân sách, kiểmsoát chi, do vậy KBNN phải có biện pháp bố trí, sắp xếp giải quyết thanh toán, tổchức thu cho khách hàng kịp thời, theo đúng thời gian quy định Nếu tỷ lệ hồ sơ giảiquyết bị quá hạn cao, KBNN cần phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến thời gian xử
lý kiểm soát chi, tổ chức thu để tìm biện pháp khắc phục
- Mức độ thoả mãn, hài lòng của khách hàng (của công dân và tổ chức): Thôngqua việc đo lường mức độ thoả mãn, hài lòng của khách hàng, cơ quan Kho bạc sẽbiết được sự phản hồi của khách hàng, nếu chưa tốt thì phải có biện pháp cải tiến,nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Để đo lường mức độ thoả mãn, hàilòng của khách hàng, cần sử dụng các phương pháp điều tra xã hội học như phiếu
Trang 34điều tra hoặc phỏng vấn, kết hợp với phương pháp đánh giá dư luận Việc đo lường,xác định mức độ thoả mãn, hài lòng của khách hàng thường được đánh giá thông quaviệc đo lường các nội dung chính sau:
(1) Độ tin cậy: Thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thờihạn ngay lần đầu tiên
(2) Khả năng đáp ứng: Thể hiện sự nhiệt tình giúp đỡ khách hàng, cũng nhưcung ứng dịch vụ nhanh chóng
(3) Sự bảo đảm: Thể hiện qua trình độ chuyên môn, thái độ lịch sự, niềm nở vàtạo sự tin tưởng cho khách hàng
(4) Sự đồng cảm: Thể hiện sự quan tâm chăm sóc đến từng cá nhân khách hàng (5) Phương tiện vật chất hữu hình: Thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhânviên và các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ
- Chỉ số cải cách hành chính: Thông qua việc đo lường, chấm điểm công tác cảicách hành chính để đánh giá, xếp hạng kết quả cải cách hành chính của các cơ quan,
tổ chức, nhằm thúc đẩy công tác cải cách hành chính Chỉ số cải cách hành chínhđược xác định thông qua đánh giá các nội dung sau:
(1) Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính
(2) Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật
(3) Cải cách thủ tục hành chính
(4) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
(5) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.(6) Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệpcông lập
(7) Hiện đại hóa hành chính
(8) Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông
hiện kiểm toán tại các chủ dự án, đơn vị sử dụng ngân sách và các cơ quan liên quanđến công tác thu, chi ngân sách nhà nước: Kiểm toán Nhà nước chỉ kiểm toán cácchủ dự án, đơn vị sử dụng ngân sách và các đơn vị liên quan theo kế hoạch hằng nămđược duyệt hoặc theo yêu cầu của Nhà nước Vì vậy, không phải tất cả các chủ dự
án, đơn vị sử dụng ngân sách đều được kiểm toán hàng năm Tuy vậy, kết quả kiểmtoán tại một số chủ dự án, đơn vị sử dụng ngân sách và một số đơn vị liên quan đượckiểm toán cũng phản ánh được khách quan hơn chất lượng công tác kiểm soát chi và
Trang 35việc triển khai các thủ tục hành chính của cơ quan KBNN Tùy thuộc vào nội dung,mức độ vi phạm của các khoản chi, thu mà phân tích, đánh giá được chất lượng côngtác kiểm soát chi, thu nguồn vốn ngân sách của KBNN
1.5 Những nhân tố ảnh hưởng
1.5.1 Nhân tố bên trong
- Cơ cấu tổ chức bộ máy: Cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm soát chi, kiểm soát thuqua KBNN là cách tổ chức các bộ phận kiểm soát chi và bộ phận thực hiện nhiệm vụthu ngân sách nhà nước, thu phí, lệ phí, thu phạt VPHC trong hệ thống KBNN Tổchức bộ máy phải gọn nhẹ, phù hợp với thực tế và mục tiêu quản lý của từng thời kỳ,tránh trùng lắp, nhưng vẫn kiểm tra, kiểm soát được lẫn nhau trong quá trình thựchiện nhiệm vụ, theo hướng chuyên môn hóa, điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi choviệc tổ chức nhiệm vụ, cung ứng dịch vụ công
- Trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ khách hàng vàđạo đức của công chức (bao gồm cả lãnh đạo và người thực thi): Yếu tố con người làyếu tố quan trọng, khi có đội ngũ công chức với trình độ chuyên môn tốt, luôn cótinh thần trách nhiệm trong triển khai nhiệm vụ, có thái độ phục vụ khách hàng lịch
sự, chu đáo, có phẩm chất đạo đức tốt sẽ là điều kiện thuận cho việc cung cấp dịch
vụ hành chính công, triển khai cải cách hành chính Ngược lại đối với công chức cónăng lực chuyên môn yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm, thái độ cửa quyền hách dịch,nhũng nhiễu trong thi hành công vụ thì cần kiên quyết phải loại bỏ Bên cạnh đó đểthúc đẩy công tác CCHC thì tinh thần trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị, đặc biệt
là người đứng đầu các ngành, các cấp sẽ là yếu tố quan trọng, quyết định sự thắnglợi
- Quy trình luân chuyển nội bộ: Quy trình luân chuyển nội bộ các chứng từ, hồ
sơ trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính đòi hỏi phải nhanh chóng, chính xác,
có sự phân quyền, phân trách nhiệm rõ ràng, giữa các khâu phải có sự liên kết chặtchẽ, hỗ trợ được nhau, có như vậy sẽ là điều kiện thuận lợi để rút gắn thời gian trongviệc giải quyết thủ tục hành chính
- Cơ chế khen thưởng, kỷ luật, cơ chế đãi ngộ và cơ chế tiền lương: Công táckhen thưởng, kỷ luật kịp thời, đúng mức sẽ là điều kiện tốt cho việc thúc đẩy cácphong trào thi đua, việc triển khai nhiệm vụ, trong đó cơ chế đãi ngộ thích đáng, tạođiều kiện cho công chức có nhiều sáng kiến trong công tác CCHC sẽ là điều kiệnquan trọng để thúc đẩy công tác cải cách hành chính; bên cạnh đó thì cơ chế, chính
Trang 36sách tiền lương bảo đảm cho cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức và gia đình
ở mức trung bình khá trong xã hội cũng là điều kiện quan trọng để công chức an tâmcông tác, hạn chế nhũng nhiễu, tiêu cực, tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ được giao
- Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị, khangtrang, thoáng mát, bảo đảm ánh sáng, độ ồn, bố trí không gian hợp lý, sẽ tạo điềukiện thoải mái cho công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, góp phần tạo sựthân thiện, thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin: Có thể nói ngoài việc cải cách thể chế, quytrình nghiệp vụ thì chỉ có bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quátrình quản lý, thực hiện cung ứng dịch vụ công mới có thể tạo ra sự đột phá trongcông tác cải cách TTHC
1.5.2 Nhân tố bên ngoài
- Nhu cầu phát triển, xu thế phát triển và hội nhập toàn cầu: Trong thời đại toàncầu hóa, hội nhập sâu rộng quốc tế như hiện nay, đòi hỏi mỗi quốc gia, trong đó cóViệt Nam phải luôn luôn đổi mới và chỉ có bằng cách đổi mới để hoàn thiện mới cóthể tồn tại và phát triển được (nếu không muốn tụt lại phía sau); theo đó sẽ thúc đẩycác ngành, các cấp cũng phải luôn luôn có sự đổi mới, cải cách để thích nghi và pháttriển; mặt khác khi thể chế, có chế, chính sách xây dựng, quy định không phù hợpvới thực tế, với nhu cầu của xã hội và quy luật phát triển sẽ bị đào thải, thúc đẩy sựcải cách phát triển
- Việc cải cách TTHC giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấpkhác: Hệ thống tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước có sự gắn kết chặt chẽ, các cơquan nhà nước không thể tách rời quỹ đạo vận hành chung, do đó nếu các ngành, cáccấp, đặc biệt là các ngành, lĩnh vực có liên quan, tiến hành cải cách hành chính mạnh
mẽ, sẽ là điều kiện tốt để hỗ trợ, thúc đẩy lĩnh vực, ngành do đơn vị mình phụ tráchcải cách theo và ngược lại
- Việc ứng dụng và phát triển của khoa học công nghệ: Việc ứng dụng công nghệtiên tiến, đồng bộ, rộng rãi, cùng với những thành quả trong phát triển khoa học côngnghệ sẽ là điều kiện rất tốt để các ngành, các cấp ứng dụng vào trong thực tế; chínhnhững thành quả trong phát triển của khoa học công nghệ khi được ứng dụng, vậndụng phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế sẽ phát huy được hiệu quả của nó, sẽthúc đẩy quá trình phát triển, trong đó có công tác cải cách TTHC
Trang 37- Trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và sự phối hợp của chủ đầu tư, đơn
vị sử dụng ngân sách, khách hàng giao dịch và các đơn vị có liên quan: Khi các đơn
vị giao dịch có trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm tốt và có sự phối hợp chặtchẽ với các đơn vị cung ứng dịch vụ, thường xuyên phản ánh, góp ý với đơn vị cungứng dịch vụ sẽ là điều kiện thúc đẩy xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp,góp phần xây dựng, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu, chi ngân sách nhànước theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; bên cạch đó thì công tác cải cách hànhchính cũng cần sự phối hợp, hỗ trợ của các ngành, các cấp có liên quan mới có thểtriển khai một cách thuận lợi và hiệu quả được
1.6 Kinh nghiệm cải cách hành chính quốc tế, bài học cho Việt Nam
1.6.1 Kinh nghiệm quốc tế
Các nước trên thế giới đều xem cải cách hành chính như một động lực mạnh mẽ
để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và các mặt khác của đời sống xã hội Đây cũng làmột nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước của mỗi nước
Tại Nhật Bản, cuối năm 1996, Hội đồng cải cách hành chính và cải cách cơ cấuđược thành lập Đến tháng 06/1998, nước này ban hành đạo luật cơ bản về cải cách
cơ cấu Chính phủ Trung ương và lập Ban Chỉ đạo cải cách cơ cấu Chính phủ Trungương Đây được coi là một cuộc cải cách lớn nhất kể từ thời Minh Trị đến nay
Công tác cải cách hành chính với mục tiêu xây dựng một chính phủ có bộ máygọn nhẹ, hiệu quả, nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Thủ tướng và Nội các.Phương pháp thực hiện là tổ chức lại và giảm số lượng các bộ, xây dựng hệ thốngcác cơ quan hành chính độc lập, quy định rõ phạm vi thẩm quyền và nâng cao hiệuquả việc phối hợp công tác giữa các cơ quan; thiết lập một hệ thống tiêu chí nhằmđánh giá các chính sách, tách bộ phận hoạch định chính sách khỏi các cơ quan cóchức năng tổ chức, đẩy mạnh tư nhân hóa, thuê khoán bên ngoài một loạt dịch vụ.Kết quả thu được rất đáng khích lệ: Bộ máy Chính phủ Trung ương được thu gọn
từ 23 bộ và 1 văn phòng xuống còn 12 bộ và 1 văn phòng; số lượng các tổ chức bêntrong của các cơ quan hành chính giảm từ 128 đơn vị cấp vụ, cục và tương đươngxuống còn 96 đơn vị; từ 1.600 đơn vị cấp phòng và tương đương thuộc các cơ quan,
tổ chức, giảm xuống còn 995 đơn vị Số lượng công chức làm việc tại các cơ quanhành chính giảm khoảng 300.000 người Trước cải cách, đa phần các chính sáchđược các bộ đề xuất, sau cải cách thì những chính sách quan trọng có tầm chiến lượcđược Thủ tướng chỉ đạo và đề xuất
Trang 38Ở Hàn Quốc, cuộc khủng hoảng năm 1997 đã buộc nước này đối diện với mộtnhận thức thực tế là các phương thức cũ trong điều hành bộ máy Nhà nước đã trở nênlạc hậu trong giai đoạn mới Do đó, Hàn Quốc đã khẩn trương nghiên cứu những bàihọc kinh nghiệm quốc tế để xây dựng Chương trình cải cách khu vực công, tập trungtrên 4 lĩnh vực chính: Hợp tác, tài chính, lao động và khu vực công, trong đó xemviệc tăng cường thúc đẩy cơ chế thị trường là nhiệm vụ trọng tâm.
Hàn Quốc đã thành lập Ủy ban đặc trách trực thuộc Tổng thống, chịu tráchnhiệm lập kế hoạch ngân sách, cải cách Chính phủ và đưa vào thử nghiệm nhiều ýtưởng cải cách mới Cải cách được tiến hành tại tất cả các đơn vị thuộc khu vựccông, với trọng tâm là tái cơ cấu nhằm làm gọn nhẹ bộ máy, áp dụng nguyên tắccạnh tranh và nguyên tắc chất lượng thực thi công việc
Với Singapore, những kết quả đạt được trong quản lý và phát triển kinh tế củanước này xuất phát từ việc cải cách hành chính được quan tâm thực hiện từ đầunhững năm 1970 và có chính sách thu hút nhân tài rõ ràng, đúng đắn, đặc biệt là từnăm 1991, Singapore khởi động chương trình “Nền công vụ thế kỷ 21” Một số biệnpháp đồng bộ đã được áp dụng, đó là: Bộ quy chuẩn ISO 9000 trong bộ máy hànhchính; đưa tinh thần “doanh nghiệp” vào hoạt động của bộ máy hành chính mà cốtlõi là lấy hiệu quả làm thước đo; thành lập Ủy ban hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tìmhiểu, đánh giá và đề xuất phương án giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp; đề rachương trình xoá bỏ cách làm việc quan liêu, nhiều tầng nấc của bộ máy hành chínhvới mục tiêu là việc gì cũng phải có cơ quan chịu trách nhiệm; thường xuyên rà soát
để loại bỏ những quy định lỗi thời không còn phù hợp; chú trọng công tác đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ công chức, coi đó là giải pháp cơ bản nhất để xây dựng nền công
vụ hiệu quả
Từ năm 1983 đến nay, Singapore đã tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuậtcông nghệ thông tin, tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức để áp dụng côngnghệ mới Hiện nước này đã cung cấp dịch vụ công qua Internet và dự kiến sẽ giảiquyết công việc của người dân qua điện thoại di động trong mọi thời điểm
Theo đánh giá của giới chuyên môn, hiện nay Singapore đứng ở nhóm nhữngnước dẫn đầu về tốc độ phát triển chính phủ điện tử và đang bước sang giai đoạn
“phát triển công dân điện tử”
Tại châu Âu, nội dung cải cách hành chính chủ yếu của cả Pháp và Đức đều tậptrung vào giảm gánh nặng hành chính cho người dân và doanh nghiệp; giảm quan
Trang 39liêu và chi tiêu công; đẩy mạnh hành chính điện tử Mục tiêu là xây dựng nền hànhchính hướng tới phục vụ cộng đồng.
Xu hướng chung của các nước này là đặc biệt quan tâm đến các giải pháp kiểmsoát đầu ra, tính toán chi phí quản lý đối với từng loại, từng lĩnh vực hoạt động, kể cảphí tổn mà người dân và doanh nghiệp phải gánh chịu khi thực hiện thủ tục hànhchính Trong chương trình cải cách hành chính của 2 nước này, vấn đề xây dựng vàphát triển nền hành chính điện tử được xác định là trọng tâm ưu tiên
Theo kinh nghiệm của nước Đức, để xây dựng và phát triển thành công chínhquyền điện tử, cần 4 yếu tố quan trọng, đó là: Quyết tâm chính trị của Chính phủ, đặcbiệt là của người đứng đầu; chú trọng khâu đào tạo công chức; cải tiến quy trình, quychế làm việc và tổ chức, hoạt động bộ máy hành chính; xây dựng hạ tầng kỹ thuật(mạng điện tử)
1.6.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Học hỏi những bài học, kinh nghiệm của các nước khác là một cách để chúng tatìm ra những biện pháp và hướng đi phù hợp trong công cuộc cải cách hành chính và
từ kết quả trên, chúng ta có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm như:
Cải cách hành chính cần có sự quyết tâm chính trị cao, triển khai đồng bộ từtrung ương đến địa phương; cải cách đồng bộ thể chế; tổ chức bộ máy phải tinh gọn,hoạt động hiệu quả, phân định trách nhiệm rõ ràng, tránh chồng chéo (việc gì cũngphải có cơ quan, người chịu trách nhiệm)
Đưa tinh thần “doanh nghiệp” vào hoạt động của bộ máy cơ quan hành chính nhànước (lấy kết quả làm thước đo); hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng cóhiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước
Cải cách phải giảm được gách nặng cho người dân, doanh nghiệp, giảm quanliêu, giảm được chi tiêu công, kiểm soát nguồn lực theo kết quả đầu ra
Có chế độ đãi ngộ, thu hút nhân tài, tăng cường đào tạo công chức nhằm đáp ứngtốt công cuộc phát triển
Cải cách phải gắn liền với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đẩymạnh việc xây dựng Chính phủ điện tử
Trang 401.7 Kết quả cải cách hành chính một số ngành, bài học cho hệ thống Kho bạc Nhà nước
1.7.1 Kết quả cải cách hành chính một số ngành
Nhằm triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/03/2014 củaChính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh,nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia, thì ngành Thuế, Hải quan, Bảo hiểm xã hội
đã có nhiều nỗ lực, có sự đột phá về cải cách hành chính trong thời gian qua, gópphần nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi,giảm chi phí cho doanh nghiệp, với một số kết quả chủ yếu như:
Ngành Thuế: Đã có chương trình, chiến lược cải cách hành chính cho cả giaiđoạn 2011-2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 732/QĐ-TTgngày 17/05/2011; có Ban chỉ đạo tăng cường quản lý và cải cách TTHC trong lĩnhvực thuế do lãnh đạo Bộ Tài chính làm trưởng ban; đã tiến hành cải tiến, cải cách cácmẫu biểu, nội dung kê khai thuế theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC theo hướngđơn giản, bỏ bớt các nội dung, mẫu biểu không cần thiết, qua đó đã góp phần tiếtkiệm được 201,5 giờ kê khai, nộp thuế/năm cho doanh nghiệp; sửa đổi quy định đểgiảm số lần kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, gópphần giảm số giờ nộp thuế khoảng 88,36 giờ/năm; đơn giản hóa các thủ tục về thuếthông qua Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điềuLuật về thuế, giải pháp này đã góp phần giảm thời gian nộp thuế 80 giờ/năm; bêncạnh đó ngành thuế còn đang triển khai mạnh mẽ việc kê khai thuế qua mạnginternet, triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử theo Thông tư số 110/2015/TT-BTC, ápdụng việc quản lý rủi ro trong quản lý thuế theo Thông tư số 204/2015/TT-BTC.Ngành Hải quan: Thành lập Ban chỉ đạo tăng cường quản lý và cải cách TTHCtrong lĩnh vực Hải quan để chỉ đạo xuyên suốt công tác cải cách hành chính, ban chỉđạo do lãnh đạo Bộ Tài chính làm trưởng ban; đã áp dụng thủ tục hải quan điện tửđối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (VNACCS/VCIS) tại tất cả cácđơn vị hải quan, đảm bảo chất lượng, không làm gián đoạn quá trình làm thủ tục hảiquan của doanh nghiệp; đã thực hiện phân luồng thông quan hàng hoá; triển khai cơchế hải quan một cửa quốc gia (NSW); cung cấp dịch vụ công trực tuyến qua mạnginternet ở mức độ 4; triển khai đo lường thời gian giải phóng hàng hóa để thúc đẩycải cách hành chính Các giải pháp này cùng với Luật Hải quan số 54/2014/QH13 đã