Trong môi trường hội nhập, toàn cầu hóa thì cải cách hành chính nhà nước trở thành một xu hướng tất yếu của các Quốc gia, nhằm xây dựng nền hành chính Nhà nước hiện đại, năng động, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội của Quốc gia mình. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, nên đòi hỏi công tác cải cách hành chính nhà nước phải được tiến hành thường xuyên, quyết liệt hơn để góp phần phát triển kinh tế xã hội, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”. Với kết quả đạt được trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 theo Quyết định số 1362001QĐTTg ngày 17092001 của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ tiếp tục ban hành chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 20112020 theo Nghị quyết 30cNQCP ngày 08112011 với 5 mục tiêu và 6 lĩnh vực cải cách (cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính). Trên cơ sở chương trình cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ, chương trình cải cách hành chính của Bộ Tài chính và của hệ thống KBNN, KBNN Đăk Nông đã triển khai và đạt được kết quả nhất định về công tác cải cách hành chính góp phần cùng hệ thống KBNN hoàn thành tốt nhiệm vụ, phục vụ tốt phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Tuy nhiên hiện quy trình, thủ tục kiểm soát chi vẫn còn chưa đồng bộ, chồng chéo, thời gian giải ngân còn có trường hợp kéo dài, quy trình, thủ tục liên quan đến thu ngân sách còn vướng mắc phát sinh, kết quả đánh giá công tác cải cách hành chính đạt kết quả còn khiêm tốn, sự hài lòng của khách hàng vẫn chưa cao,… Mặt khác theo định hướng phát của hệ thống KBNN đến năm 2020 là hình thành Kho bạc điện tử, do đó cần tiếp tục nghiên cứu, có giải pháp, lộ trình để triển khai công tác cải cách hành chính nhằm góp phần hoàn thành chiến lược phát triển KBNN, phục tục tốt cho phát triển kinh tế xã hội. Xuất phát từ thực tế trên, nhóm tác giả chọn đề tài “Cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk Nông”
Trang 1ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK NÔNG
Trang 2ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK NÔNG
Chủ nhiệm: Th.S NGUYỄN BÁ TOÀN
Phó trưởng phòng Thanh tra, kiểm tra
Thư ký : CN HỒ THỊ NHÂM
Chuyên viên Phòng Giao dịch
Thành viên tham gia:
Chuyên viên Phòng Thanh tra, kiểm tra
Đăk Nông - Năm 2016
Trang 3PHẦN I 1
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
7 Kết cấu của đề tài 3
PHẦN II 4
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 4
1.1 Thủ tục hành chính 4
1.1.1 Khái niệm thủ tục hành chính nhà nước 4
1.1.2 Phân loại thủ tục hành chính 4
1.1.3 Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính 4
1.1.4 Thành phần của thủ tục hành chính 4
1.1.5 Kiểm tra thủ tục hành chính nhà nước 5
1.1.6 Nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong thực hiện thủ tục hành chính nhà nước 5
Trang 41.1.7 Thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
của Kho bạc Nhà nước 5
1.2 Cải cách thủ tục hành chính 5
1.2.1 Khái niệm cải cách thủ tục hành chính 5
1.2.2 Mục tiêu cải cách thủ tục hành chính 5
1.2.3 Phương thức cải cách thủ tục hành chính 5
1.2.4 Nội dung cải cách thủ tục hành chính 6
1.2.5 Cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước 7
1.2.6 Sự cần thiết cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước 7
1.3 Cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước 7
1.3.1 Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực chi ngân sách nhà nước 7
1.3.2 Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước 7
1.4 Tiêu chí đánh giá công tác cải cách thủ tục hành chính 7
1.5 Những nhân tố ảnh hưởng 7
1.5.1 Nhân tố bên trong 7
1.5.2 Nhân tố bên ngoài 7
1.6 Kinh nghiệm cải cách hành chính quốc tế, bài học cho Việt Nam 8
1.6.1 Kinh nghiệm quốc tế 8
Trang 51.6.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 8
1.7 Kết quả cải cách hành chính một số ngành, bài học cho hệ thống Kho bạc Nhà nước 8
1.7.1 Kết quả cải cách hành chính một số ngành 8
1.7.2 Bài học cho hệ thống Kho bạc Nhà nước 8
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 8
CHƯƠNG 2 9
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK NÔNG 9
2.1 Khái quát về Kho bạc Nhà nước Đăk Nông 9
2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Đăk Nông 9
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Đăk Nông 9
2.1.2.1 Chức năng của Kho bạc Nhà nước Đăk Nông.9 2.1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Đăk Nông 9
2.1.2.3 Kết quả hoạt động chủ yếu của Kho bạc Nhà nước Đăk Nông trong thời gian qua 9
2.2 Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk Nông 9
2.2.1 Những vấn đề chung 9
Trang 62.2.1.1 Đối tượng khách hàng giao dịch 92.2.1.2 Phân cấp trong thực hiện thủ tục hành chính 9
2.2.2 Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk Nông 10
2.2.2.1 Cải cách thủ tục thanh toán các khoản chi ngânsách nhà nước có tính chất chi thường xuyên 102.2.2.2 Cải cách thủ tục thanh toán vốn đầu tư và vốn
sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước 112.2.2.3 Cải cách thủ tục thanh toán vốn ngoài nước 132.2.2.4 Cải cách thủ tục thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn 162.2.2.5 Cải cách thủ tục thanh toán vốn các chương trình mục tiêu quốc gia 172.2.2.6 Cải cách thủ tục thanh toán vốn đầu tư dự án bảo vệ và phát triển rừng 192.2.2.7 Cải cách thủ tục thanh toán vốn trái phiếu Chính phủ cho các dự án đầu tư 202.2.2.8 Cải cách thủ tục thanh toán chi phí quản lý dự án 202.2.2.9 Cải cách thủ tục thanh toán đối với dự án quy hoạch 212.2.2.10 Cải cách thủ tục thanh toán các khoản chi từ tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước 222.2.2.11 Cải cách thủ tục kiểm soát cam kết chi 23
Trang 72.2.2.12 Cải cách thủ tục thanh toán Quỹ bảo trì đường
bộ 25
2.2.3 Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk Nông 25
2.2.3.1 Cải cách thủ tục thu nộp thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 25
2.2.3.2 Cải cách thủ tục thu nộp tiền phạt vi phạm hành chính qua Kho bạc Nhà nước 26
2.3 Đánh giá chung 26
2.3.1 Kết quả đạt được 26
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế 28
2.3.2.1 Hạn chế 28
2.3.2.2 Nguyên nhân hạn chế 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 33
CHƯƠNG 3 34
GIẢI PHÁP CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK NÔNG 34
3.1 Định hướng, mục tiêu về công tác cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk Nông 34
3.1.1 Định hướng cải cách hành chính của hệ thống Kho bạc Nhà nước 34
Trang 83.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà
nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk Nông 34
3.2 Giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk Nông 34
3.2.1 Nhóm giải pháp chung 34
3.2.2 Nhóm giải pháp cụ thể đối với các thủ tục thanh toán (chi): 36
3.2.3 Nhóm giải pháp cụ thể đối với thủ tục thu ngân sách nhà nước, thu phí, lệ phí, thu phạt vi phạm hành chính 37
3.2.4 Nhóm giải pháp mô hình giao dịch một cửa 38
3.3 Kiến nghị 38
3.3.1 Kiến nghị đối với Bộ Tài chính 38
3.3.1.1 Một số kiến nghị chung 38
3.3.1.2 Một số kiến nghị cụ thể 42
3.3.2 Kiến nghị với các bộ, ngành liên quan 43
3.3.3 Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước 44
3.3.3.1 Một số kiến nghị chung 44
3.3.3.2 Một số kiến nghị cụ thể 46
3.3.4 Kiến nghị với chính quyền địa phương 48
3.3.5 Kiến nghị với chủ đầu tư, đơn vị sử dụng ngân sách và khách hàng giao dịch 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 48
Trang 9PHẦN III 49 KẾT LUẬN 49 PHỤ LỤC 01: MẪU CHỨNG TỪ HIỆN HÀNH ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 50 PHỤ LỤC 02: MẪU CHỨNG TỪ ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 10BXĐKLPS
Bảng xác định khối lượng công việcphát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán
Trang 11TABMIS
Treasury And Budget Management Information System (Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc)
21 SDNS Sử dụng ngân sách
23 VPHC Vi phạm hành chính
Trang 12PHẦN I
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong môi trường hội nhập, toàn cầu hóa thì cải cách hành chínhnhà nước trở thành một xu hướng tất yếu của các Quốc gia, nhằm xâydựng nền hành chính Nhà nước hiện đại, năng động, hiệu quả, gópphần phát triển kinh tế - xã hội của Quốc gia mình
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và đang hội nhập sâurộng với nền kinh tế thế giới, môi trường cạnh tranh ngày càng khốcliệt hơn, nên đòi hỏi công tác cải cách hành chính nhà nước phải đượctiến hành thường xuyên, quyết liệt hơn để góp phần phát triển kinh tế -
xã hội, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, “Nhà nướccủa dân, do dân, vì dân”, xây dựng một nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xãhội dân chủ, công bằng và văn minh”
Với kết quả đạt được trong chương trình tổng thể cải cách hànhchính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 theo Quyết định số136/2001/QĐ-TTg ngày 17/09/2001 của Thủ tướng Chính phủ, Chínhphủ tiếp tục ban hành chương trình cải cách hành chính nhà nước giaiđoạn 2011-2020 theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 với 5mục tiêu và 6 lĩnh vực cải cách (cải cách thể chế; cải cách thủ tụchành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng
và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cáchtài chính công và hiện đại hóa nền hành chính)
Trang 13Trên cơ sở chương trình cải cách hành chính nhà nước của Chínhphủ, chương trình cải cách hành chính của Bộ Tài chính và của hệthống KBNN, KBNN Đăk Nông đã triển khai và đạt được kết quảnhất định về công tác cải cách hành chính góp phần cùng hệ thốngKBNN hoàn thành tốt nhiệm vụ, phục vụ tốt phát triển kinh tế - xã hộitại địa phương Tuy nhiên hiện quy trình, thủ tục kiểm soát chi vẫncòn chưa đồng bộ, chồng chéo, thời gian giải ngân còn có trường hợpkéo dài, quy trình, thủ tục liên quan đến thu ngân sách còn vướng mắcphát sinh, kết quả đánh giá công tác cải cách hành chính đạt kết quảcòn khiêm tốn, sự hài lòng của khách hàng vẫn chưa cao,… Mặt kháctheo định hướng phát của hệ thống KBNN đến năm 2020 là hìnhthành Kho bạc điện tử, do đó cần tiếp tục nghiên cứu, có giải pháp, lộtrình để triển khai công tác cải cách hành chính nhằm góp phần hoànthành chiến lược phát triển KBNN, phục tục tốt cho phát triển kinh tế
- xã hội
Xuất phát từ thực tế trên, nhóm tác giả chọn đề tài “Cải cách thủ
tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk Nông”
2 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa lý luận về công tác cải cách thủ tục hành chính củaKBNN Phân tích, đánh giá thực trạng công tác cải cách thủ tục hànhchính trong lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước tại KBNN ĐăkNông, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm triển khai tốt nội dungcải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nướctại KBNN Đăk Nông
Trang 143 Câu hỏi nghiên cứu
Nội dung công tác cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vựcthu, chi ngân sách nhà nước tại KBNN Đăk Nông như thế nào? Tiêuchí nào được dùng để đánh giá kết quả cải cách thủ tục hành chính? Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vựcthu, chi ngân sách nhà nước tại KBNN Đăk Nông diễn biến như thếnào? Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế
Những giải pháp, kiến nghị chủ yếu gì cần thiết để triển khai tốtcông tác cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngânsách nhà nước tại KBNN Đăk Nông
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác cải cách thủ tục hànhchính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước tại KBNN ĐăkNông
+ Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu công tác cải cách thủtục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách tại KBNN ĐăkNông (gồm: 12 quy trình, thủ tục liên quan đến chi ngân sách nhànước và 02 quy trình, thủ tục liên quan đến thu ngân sách nhà nước).Phần thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính chỉ lấy số liệu
và thực tế công tác cải cách thủ tục hành chính tại KBNN Đăk Nôngtrong khoảng thời gian từ năm 2013 đến đầu năm 2016
Trang 155 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng; phươngpháp duy vật lịch sử
- Phương pháp cụ thể: Các phương pháp suy luận lôgíc phổ biến;quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp, các phương pháp thống
kê, khảo sát
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về quản lý liênquan đến công tác thu, chi ngân sách nhà nước và công tác cải cáchhành chính của hệ thống KBNN
Những quan điểm và giải pháp được đưa ra trong đề tài có thểđược vận dụng ngay vào thực tiễn công tác thu, chi ngân sách nhànước và công tác cải cách hành chính tại KBNN Đăk Nông, góp phầnphục vụ tốt khách hàng giao dịch
7 Kết cấu của đề tài
Gồm ba phần, cụ thể như sau:
- Phần I Mở đầu
- Phần II Nội dung, gồm:
Chương 1 Cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính trong cáclĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước
Chương 2 Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính trongcác lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước ĐăkNông
Chương 3 Giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vựcthu, chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk Nông
Trang 16- Phần III Kết luận
Trang 171.1.1 Khái niệm thủ tục hành chính nhà nước
Thủ tục hành chính là “Trình tự, cách thức giải quyết công việc
của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệnội bộ hành chính và mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nướcvới tổ chức công dân”
1.1.2 Phân loại thủ tục hành chính
Phân loại theo đối tượng quản lý; phân loại theo công việc của cơquan nhà nước; phân loại theo chức năng chuyên môn; phân loại theoquan hệ công tác
1.1.3 Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính
a Một số nguyên tắc chủ yếu cần được áp dụng khi xây dựng thủtục hành chính: Nguyên tắc tuân thủ pháp luật; nguyên tắc phù hợpvới thực tế khách quan; nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, thực hiện thuậnlợi; nguyên tắc có tính hệ thống
b Một số nguyên tắc khi thực hiện thủ tục hành chính nhà nước :nguyên tắc thẩm quyền; nguyên tắc chính xác, khách quan, công
Trang 18minh; nguyên tắc công khai hóa thủ tục hành chính; nguyên tắc cácbên tham gia thủ tục hành chính phải bình đẳng trước pháp luật;nguyên tắc đơn giản, tiết kiệm
1.1.4 Thành phần của thủ tục hành chính
Tên thủ tục hành chính; trình tự thực hiện; cách thức thực hiện; Hồsơ; thời hạn giải quyết; đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; cơquan thực hiện thủ tục hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hànhchính; Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khaihành chính; mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điềukiện; phí, lệ phí thì mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; mẫu kết quảthực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí là bộ phậntạo thành của thủ tục hành chính
1.1.5 Kiểm tra thủ tục hành chính nhà nước
Kiểm tra thủ tục hành chính là việc xem xét, đánh giá, theo dõinhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đápứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiệnthủ tục hành chính
1.1.6 Nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong thực hiện thủ tục hành chính nhà nước
Quy định rõ ràng chế độ công vụ; công khai hóa các thủ tục hànhchính nhà nước; thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính nhànước; thực hiện đầy đủ các giai đoạn trong giải quyết công việc; xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực và đạo đức công vụ trongthực hiện thủ tục cải cách hành chính
Trang 191.1.7 Thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước
Thủ tục hành chính trong các hoạt động nghiệp vụ KBNN là trình
tự về thời gian, không gian, cách thức giải quyết công việc của KBNNtrong các phần hành nghiệp vụ, trong mối quan hệ với các cơ quan, tổchức, cá nhân
1.2 Cải cách thủ tục hành chính
1.2.1 Khái niệm cải cách thủ tục hành chính
Cải cách TTHC là những thay đổi (đổi mới) thủ tục hành chính nhànước hướng tới việc hoàn thiện một hoặc nhiều nội dung của nềnhành chính nhà nước, nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quảphục vụ nhân dân
Trang 20không phù hợp với thực tế đã và đang gây trở ngại cho hoạt động củacác cơ quan, đơn vị khác và gây phiền hà cho nhân dân.
Loại bỏ thủ tục không cần thiết, chồng chéo, sửa đổi, bổ sungnhững thủ tục rườm rà, bất hợp lý, gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức,đảm bảo tính thống nhất, sự chặt chẽ, tính hợp lý, ổn định, rõ ràng củathủ tục hành chính, tính khoa học của quy trình thực hiện các thủ tụchành chính đã ban hành
Công bố công khai hệ thống các văn bản quy định thủ tục hànhchính
1.2.4 Nội dung cải cách thủ tục hành chính
- Rà soát, thống kê nội dung của thủ tục hành chính, với các nộidung chính như: Những yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC; số lượng
hồ sơ cần thiết để thực hiện TTHC; thời hạn giải quyết TTHC; cơ sởpháp lý của TTHC (văn bản quy định TTHC); thành phần hồ sơ,chứng từ của TTHC; mẫu đơn, mẫu tờ khai kèm theo; trình tự thựchiện
- Trên cơ sở đó đối với từng TTHC cần rà soát, xem xét, phân tích,đánh giá cho được các nội dung, các câu hỏi đặt ra như:
+ Các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính đặt ra đã phùhợp với quy định chưa, phù hợp với quy luật khách quan chưa, nó cótrở thành rào cản của quá trình phát triển
+ Số lượng hồ sơ phải rõ ràng, phải hướng tới hạn chế việc gửigiấy tờ bằng phương pháp thủ công (bản giấy)
+ Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính phải bảo đảm nhanhchóng, chính xác, nhưng phải bảo đảm đúng quy định
Trang 21+ Khung pháp lý (văn bản quy định thủ tục hành chính) đã đúngthẩm quyền, đầy đủ chưa, nội dung đã chặt chẽ chưa, có phù hợp vớiquy định hiện hành và xu hướng phát triển chưa?
+ Xem xét thành phần hồ sơ, chứng từ, mẫu đơn, mẫu tờ khai.+ Về quy trình xử lý nội bộ: Cần phân tích làm rõ từ khâu tiếpnhận hồ sơ, đến từ từng bước xử lý thủ tục hành chính, hướng tới bảođảm giúp giả quyết TTHC nhanh chóng, chính xác, có sự phân quyền,phân trách nhiệm rõ ràng, giữa các khâu phải có sự liên kết chặt chẽ,
hỗ trợ được nhau
- Rà soát đánh giá tổng thể các thủ tục hành chính, hay nói cáchkhác là sự tương tác, đồng bộ giữa các quy trình, thủ tục có liên quan
- Rà soát đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của
cơ quan hành chính (bao gồm cả quan hệ nội bộ, quan hệ với kháchhàng)
- Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
- Rà soát đánh giá việc công khai, công bố thủ tục hành chính, bảođảm thủ tục hành chính phải được công khai minh bạc, đầy đủ và kịpthời
- Thường xuyên đánh giá kết quả cải cách thủ tục hành chính, cảitiến không ngừng
1.2.5 Cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước
Cải cách TTHC trong lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ của KBNN lànhững thay đổi (đổi mới) thủ tục hành chính trong các hoạt động
Trang 22nghiệp vụ KBNN hướng tới việc hoàn thiện một hoặc nhiều nội dungnhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả phục vụ nhân dân
1.2.6 Sự cần thiết cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước
1.3 Cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước
1.3.1 Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực chi ngân sách nhà nước
1.3.2 Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước
1.4 Tiêu chí đánh giá công tác cải cách thủ tục hành chính
Thời gian giải quyết thủ tục hành chính trước hạn, đúng hạn, quáhạn; mức độ thoả mãn, hài lòng của khách hàng (của công dân và tổchức; chỉ số cải cách hành chính
1.5 Những nhân tố ảnh hưởng
1.5.1 Nhân tố bên trong
Cơ cấu tổ chức bộ máy; trình độ chuyên môn, tinh thần tráchnhiệm, thái độ phục vụ khách hàng và đạo đức của công chức (baogồm cả lãnh đạo và người thực thi); quy trình luân chuyển nội bộ; cơchế khen thưởng, kỷ luật, cơ chế đãi ngộ và cơ chế tiền lương; cơ sởvật chất; việc ứng dụng công nghệ thông tin
1.5.2 Nhân tố bên ngoài
Nhu cầu phát triển, xu thế phát triển và hội nhập toàn cầu; việc cảicách TTHC giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấpkhác; việc ứng dụng và phát triển của khoa học công nghệ; trình độ
Trang 23chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và sự phối hợp của chủ đầu tư, đơn
vị sử dụng ngân sách, khách hàng giao dịch và các đơn vị có liên quan
1.6 Kinh nghiệm cải cách hành chính quốc tế, bài học cho Việt Nam
1.6.1 Kinh nghiệm quốc tế
1.6.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
1.7 Kết quả cải cách hành chính một số ngành, bài học cho hệ thống Kho bạc Nhà nước
cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng công tác cải cách thủ tụchành chính tại KBNN Đăk Nông trong chương 2, từ đó đề ra nhữnggiải pháp, kiến nghị nhằm triển khai tốt công tác cải cách thủ tục hànhchính tại KBNN Đăk Nông
Trang 24Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK NÔNG
2.1 Khái quát về Kho bạc Nhà nước Đăk Nông
2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Đăk Nông 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Đăk Nông
2.1.2.1 Chức năng của Kho bạc Nhà nước Đăk Nông
2.1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Đăk Nông2.1.2.3 Kết quả hoạt động chủ yếu của Kho bạc Nhà nước ĐăkNông trong thời gian qua
2.2 Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk Nông
2.2.1 Những vấn đề chung
2.2.1.1 Đối tượng khách hàng giao dịch
- Đối tượng chi trả, thanh toán qua KBNN Đăk Nông gồm có: Các
cơ quan hành chính Nhà nước; các đơn vị sự nghiệp công lập; các tổchức chính trị xã hội, chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổchức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phíthường xuyên; các chủ đầu tư, ban quản lý dự án; các doanh nghiệpđược nhà nước hỗ trợ
Trang 25- Các tổ chức, cá nhân có phát sinh các khoản phải nộp về thuế,phí, lệ phí, nộp phạt VPHC mà nộp tại cơ quan Kho bạc
2.2.1.2 Phân cấp trong thực hiện thủ tục hành chính
- Đối với các dự án đầu tư:
+ Dự án đầu tư thuộc cấp Trung ương, cấp tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương quyết định đầu tư do Sở Giao dịch Kho bạc Nhànước, Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(KBNN tỉnh) kiểm soát và thanh toán phần nguồn vốn của ngân sáchtrung ương, ngân sách tỉnh, thành phố tham gia đầu tư vào dự án Phầnnguồn vốn thuộc ngân sách cấp huyện, xã tham gia đầu tư sẽ doKBNN huyện thanh toán theo chứng từ do KBNN cấp trên kiểm soátgửi đến và theo đề nghị của chủ đầu tư
Trường hợp KBNN tỉnh phân cấp các dự án nói trên về KBNNhuyện kiểm soát, thanh toán thì KBNN tỉnh thông báo kế hoạch vềKBNN huyện để thực hiện kiểm soát và thanh toán vốn cho dự án.+ Dự án đầu tư thuộc cấp huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (gọichung là cấp huyện) và cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)quyết định đầu tư thì do KBNN huyện kiểm soát, thanh toán vốn cho
dự án Trường hợp các dự án đầu tư này có nguồn vốn của ngân sáchtrung ương, ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham giađầu tư thì KBNN tỉnh, thành phố thông báo kế hoạch cho KBNNhuyện thực hiện kiểm soát và thanh toán vốn cho dự án
- Đối với các khoản chi có tính chất chi thường xuyên, các khoảnchi từ tài khoản tiền gửi: Các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ tàikhoản tiến hành giao dịch với KBNN nơi mở tài khoản
Trang 26- Đối với các khoản thu về thuế, phí, lệ phí, thu phạt VPHC: Các
tổ chức, cá nhân có thể nộp tại cơ quan Kho bạc hoặc tại ngân hàngthương mại
2.2.2 Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk Nông
2.2.2.1 Cải cách thủ tục thanh toán các khoản chi ngân sách nhànước có tính chất chi thường xuyên
THHC này còn một số bất cập, tồn tại như:
- Thủ tục giải ngân các khoản chi thường xuyên đối với cơ quanhành chính (đơn vị thực hiện theo Nghị định 130/2005/NNĐ-CP)được quy định tại cả tại Thông tư số 18/2006/TT-BTC và Thông tư số161/2012/TT-BTC (Thông tư số 39/2016/TT-BTC), trong khi hồ sơ(thủ tục) nhiều nội dung chi quy định có sự khác nhau
- Thủ tục giải ngân các khoản chi thường xuyên đối với đơn vị sựnghiệp được được quy định tại Thông tư số 81/2006/TT-BTC, Thông
tư số 172/2009/TT-BTC) và Thông tư số 161/2012/TT-BTC (Thông
tư số 39/2016/TT-BTC), trong khi hồ sơ (thủ tục) nhiều nội dung chiquy định có sự khác nhau
- Đối với khoản mục chi cá nhân theo quy định chung khi thanhtoán thì phải gửi danh sách, tuy nhiên trong thực tế một số khoản chithuộc tiểu nhóm chi cá nhân (tiểu nhóm 0129 quy định tại Phụ lục số
03, Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC) sẽ không có danh sách được(chẳng hạn như: Chi cho in ấn giấy chứng nhận, giấy khen, bằngkhen, ); còn chưa quy định rõ ràng được thủ tục giải ngân đối vớitrường hợp mua sắm tập trung
Trang 27- Việc giao nhận chứng từ được thực hiện thủ công, chưa thuậntiện cho đơn vị giao dịch.
- Liên quan đến các mẫu biểu: Mẫu GTTTƯ trong quá trình thựchiện còn bất cập do không có nội dung thanh toán tạm ứng, việc xácđịnh số chênh lệch để lập Giấy rút dự toán còn có cách hiểu khác nhaukhi thực hiện Mẫu BKCTTT chưa hướng dẫn rõ ràng khoản chi cógiá trị bằng 20 triệu đồng; còn thiếu dòng tổng cộng
- Liên quan đến việc theo dõi, xử lý công việc nội bộ:
+ Việc thõi dõi, đánh giá thủ tục hành chính thông qua “Phiếu thõidõi xử lý công việc” được tiến hành một cách thủ công
+ Về quy trình luân chuyển chứng từ: Theo quy trình hiện tại thìmọi khoản chi có tính chất chi thường xuyên đều phải thông qua kiểmsoát của 03 người (kế toán viên; lãnh đạo phòng, bộ phận kế toán;lãnh đạo phụ trách) dẫn tới thời gian kiểm soát chi kéo dài
2.2.2.2 Cải cách thủ tục thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp cótính chất đầu tư trong nước
TTHC này còn một số bất cập, tồn tại như:
- Tài liệu quy định phải có cuốn dự án đầu tư; dự toán chi tiết; Biênbản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, nhưng lại không cầnthiết cho nội dung kiểm soát chi của cơ quan Kho bạc
- Thông tư số 08/2016/TT-BTC có quy định thủ tục giải ngân đốivới “dự án chuẩn bị đầu tư” và “Đối với dự án thực hiện dự án”, tuynhiên đối chiếu với Luật Xây dựng số 50 thì không có các khái niệmnày; bên cạnh đó Thông tư này có đề cập đến tài liệu “dự án đầu tư
Trang 28xây dựng công trình”, tuy nhiên theo Luật Xây dựng số 50 mới thì têngọi đã có sự thay đổi
- Thủ tục giải ngân chưa quy định được hồ sơ giải ngân đối vớitrường hợp thưởng áp dụng giải pháp, sáng kiến rút gắn tiến độ dự án,gói thầu theo quy định tại Thông tư số 188/2014/TT-BTC; chưa quyđịnh được hồ sơ thanh toán đối với trường hợp tạm thanh toán theoquy định tại Nghị định 37/2015/NĐ-CP
- Về kiểm soát dự án nhiều nguồn vốn, nhiều cấp ngân sách: Theoquy định thì đối với dự án đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, nhiều cấpngân sách mà do UBND huyện phê duyệt thì do KBNN huyện kiểmsoát, nghĩa là đối với dự án đầu tư bằng cả nguồn vốn ngân sách tỉnh
và ngân sách huyện mà dự án này do UBND huyện phê duyệt thì sẽphân cấp, ủy quyền cho KBNN huyện kiểm soát, tuy nhiên trong thực
tế chưa thực hiện ủy quyền được, dẫn tới có trường hợp cả KBNNtỉnh, KBNN huyện cùng nhận hồ sơ, cùng kiểm soát một dự án, gâytrùng lặp, không tập trung và tiềm ẩn rủi ro, khó khăn cho chủ đầu tư
- Thủ tục giải ngân đối với công trình, dự án sử dụng vốn sựnghiệp có tính chất đầu tư: Đối với công trình, dự án dưới 1 tỷ chưaquy định cụ thể được hồ sơ giải ngân chi phí quản lý dự án, chi phí bồithường, hỗ trợ, tái định cư; bên cạnh đó cũng chưa quy định trườnghợp khi dự án đang được quản lý cấp phát theo dự án tổng mức dưới 1
tỷ đồng mà được điều chỉnh thành từ mức 1 tỷ đồng trở lên thì thựchiện như thế nào và ngược lại
Trang 29- Thủ tục giải ngân đối với công trình đặc thù theo Nghị định59/2015/NĐ-CP chưa có hướng dẫn; thủ tục giải ngân theo Thông tư
số 107/2007/TT-BTC còn khó triển khai được theo như quy định
- Liên quan đến các mẫu biểu:
+ Về BXĐKLHT: Hiện nguồn vốn đầu tư bằng ngân sách trungương, tỉnh, huyện thì áp dụng mẫu Phụ lục 03.a kèm theo Thông tư số86/2011/TT-BTC (nay là Thông tư số 08/2016/TT-BTC), trong khinguồn vốn đầu tư bằng ngân sách xã lại áp dụng mẫu Phụ lục 04 kèmtheo Thông tư số 28/2012/TT-BTC dẫn tới một số trường hợp côngtrình được đầu tư bằng cả nguồn vốn ngân sách xã và ngân sách huyệnlúng túng trong thực hiện; bên cạnh đó thì mẫu Phụ lục 03.a và mẫuPhụ lục 04 này chưa thực sự phù hợp đối với trường hợp thanh toáncủa hợp đồng trọn gói, việc tách khối lượng phát sinh và khối lượngtrong hợp đồng thành 2 bảng riêng biệt là không cần thiết,
+ Về GĐNTTVĐT: Trên BXĐKLHT đã có một số thông tin, chỉtiêu đề nghị thanh toán, tuy nhiên trên GĐNTTVĐT lại lặp lại cácthông tin này là không cần thiết; bên cạnh đó thì một số nội dung bịtrùng, không áp dụng được khi thanh toán cho từ 02 Bảng xác nhậnkhối lượng hoàn thành trở lên, việc chấp nhận thanh toán theo mục,tiểu mục là không cần thiết, không đồng bộ với GRVĐT (theo mãNDKT),
+ Bảng xác nhận giá trị khối lượng bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư đã thực hiện còn thiếu thông tin ngày chi trả
+ Đối với trường hợp thanh toán không có hợp đồng theo Thông tư
số 08/2016/TT-BTC thì là “Bảng kê giá trị khối lượng công việc hoàn
Trang 30thành”, trong khi theo Quyết định số 282/QĐ-KBNN thì lại không đềcập đến tài liệu này, mà lại đề cập đến “Bảng kê nội dung chi đề nghịthanh toán”; mặt khác hiện không có mẫu “Bảng kê giá trị khối lượngcông việc hoàn thành”.
- Liên quan đến việc theo dõi, xử lý công việc nội bộ:
+ Việc thõi dõi, đánh giá TTHC thông qua “Phiếu thõi dõi xử lýcông việc” được tiến hành một cách thủ công; mặt khác phiếu nàychưa quy định chi tiết được thời gian xử lý công việc tại bộ phận kếtoán
+ Về quy trình luân chuyển chứng từ: Theo quy trình thì cán bộKSC phải trình lãnh đạo KBNN ký trên chứng từ mệnh lệnh như tờtrình, giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, rồi chuyển cho Phòng, bộphận kế toán; Phòng, bộ phận kế toán tiếp tục trình lãnh đạo ký cácchứng từ kế toán như GRVĐT, GĐNTTTƯ, GĐNTTTƯVĐT, điềunày dẫn đến có trường hợp lãnh đạo phải ký hai lần trên một hồ sơ;với quy trình hiện tại thì để chuyển tiền cho đối tượng thụ hưởng phải
có 6 chữ ký của công chức Kho bạc mới thực hiện xong quy trình giảingân vốn (chưa tính việc chi tiền mặt tại bộ phận kho quỹ và việcchuyển tiền thông qua các chương trình thanh toán); bên cạnh đó thìchương trình ĐTKB-LAN và Hệ thống Tabmis chưa có sự liên kết, hỗtrợ cho nhau; mặt khác trước khi Thông tư số 08/2016/TT-BTC cóhiệu lực thì đối với trường hợp “thanh toán trước, kiểm soát sau” thìthời gian giải quyết chứng từ của bộ phận kế toán không được quá 01ngày, trường hợp “kiểm soát trước, thanh toán sau” thì thời gian giảiquyết chứng từ của bộ phận kế toán không được quá 02 ngày, tuy
Trang 31nhiên do Phiếu theo dõi xử lý công việc không thể hiện được nội dungnày.
- Liên quan đến việc công khai, công bố thủ tục hành chính: Một
số nội dung, phần căn cứ pháp lý của quy trình, thủ tục hành chính cònchưa cập nhật theo quy định hiện hành; TTHC chưa được ứng dụngcông nghệ thông tin vào trong quá trình công khai
2.2.2.3 Cải cách thủ tục thanh toán vốn ngoài nước
TTHC này còn một số tồn tại, hạn chế như sau:
- Việc giải ngân, xác nhận đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụngvốn ngoài nước từ thời điểm Thông tư số 08/2016/TT-BTC có hiệulực gặp khó khăn (Thông tư số 218/2013/TT-BTC có quy định “Hồ sơ
và thủ tục kiểm soát chi đối với dự án đầu tư xây dựng thuộc diệnngân sách nhà nước cấp phát: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số86/2011/TT-BTC”, tuy nhiên Thông tư số 08/2016/TT-BTC lại không
đề cập đến hồ sơ giải ngân đối với dự án sử dụng vốn ngoài nước)
- Hiện liên quan đến thủ tục giải ngân nguồn vốn ngoài nước thuộcnhiệm vụ của cơ quan Kho bạc được quy định tại nhiều văn bản khácnhau, trong khi có những nội dung còn chưa đồng bộ
- Về việc thực hiện xác nhận theo kế hoạch vốn, dự toán còn chưađồng bộ: Tại Quyết định số 25/QĐ-KBNN có quy định “Đề nghị tạmứng, thanh toán được KBNN xác nhận để làm cơ sở rút vốn ngoàinước không bị giới hạn bởi kế hoạch vốn đầu tư hàng năm của dự án(đối với hợp phần chi đầu tư XDCB) hoặc dự toán ngân sách năm(đối với hợp phần chi HCSN)”, trong khi Thông tư số 218/2013/TT-BTC lại quy định “Kiểm soát chi các hồ sơ đề nghị thanh toán để rút
Trang 32vốn ODA, vốn vay ưu đãi phải căn cứ vào kế hoạch giải ngân vốnnước ngoài hàng năm được duyệt Trong trường hợp số rút vốn thực tếtrong năm vượt kế hoạch giải ngân vốn nước ngoài năm được cấp cóthẩm quyền phê duyệt (kể cả trong trường hợp do chênh lệch tỷ giá),chậm nhất đến ngày 30/12 chủ dự án có trách nhiệm lập và trình cơquan chủ quản phê duyệt kế hoạch điều chỉnh nhằm bổ sung số vốntăng thêm trong năm”.
- Liên quan đến các mẫu biểu:
+ BXĐKLHT và BXĐKLPS, GĐNTTVĐT còn một số tồn tại, bấtcập; việc quy định phải có cuốn dự án đầu tư, dự toán chi tiết là khôngcần thiết cho nội dung kiểm soát chi của cơ quan Kho bạc
+ Về Giấy đề nghị xác nhận tạm ứng, thanh toán vốn ODA: Tạikhoản 5, Điều 16, Thông tư số 218/2013/TT-BTC có quy định hồ sơ
và thủ tục kiểm soát chi đối với dự án hoặc các hoạt động vốn hànhchính sự nghiệp thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát như sau
“thực hiện theo nguyên tắc kiểm soát chi hướng dẫn tại Thông tư số161/2012/TT-BTC”, tuy nhiên tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC lạikhông có mẫu biểu quy định, hướng dẫn việc xác nhận phần vốn ngoàinước, mà mẫu này lại được quy định tại Thông tư số 108/2007/TT-BTC, trong khi thông tư này hiện không còn hiệu lực; bên cạnh đó thìviệc áp dụng mẫu “Giấy đề nghị xác nhận tạm ứng, thanh toán vốnODA” trong trường hợp cần xác định nhiều khoản chi khác nhau (đốitượng thụ hưởng khác nhau) đối với chi sự nghiệp không thực hiệnđược, dẫn tới chủ dự án phải lập nhiều bộ “Giấy đề nghị xác nhận tạm
Trang 33ứng, thanh toán vốn ODA” trong khi giá trị các khoản chi thườngkhông cao, dẫn tới làm tăng thủ tục hành chính.
+ Về Bảng kê chứng từ chi (theo mẫu số 2 - Quyết định số KBNN): Mẫu này được áp dụng trong trường hợp giải ngân phần chihành chính sự nghiệp, tuy nhiêu mẫu này có khác so với BKCTTT banhành kèm theo Thông tư số 161/2012/TT-BTC, Thông tư số 39/2016/TT-BTC
25/QĐ-+ Việc quy định tài liệu bổ sung hàng năm phải có “Kế hoạch tàichính năm - Mẫu tại phụ lục số 1, Thông tư số 108/2007/TT-BTC”còn chưa đồng bộ và phù hợp với quy định hiện hành (Thông tư số218/2013/TT-BTC không còn đề cập đến Mẫu biểu này; mặt khácThông tư số 225/2010/TT-BTC vẫn quy định phải có tài liệu này)
- Liên quan đến việc theo dõi, xử lý công việc nội bộ:
+ Việc thõi dõi, đánh giá TTHC thông qua “Phiếu thõi dõi xử lýcông việc” được tiến hành một cách thủ công
+ Về quy trình luân chuyển chứng từ: Theo quy trình luân chuyển
hồ sơ, chứng từ thì khi phát sinh việc giải ngân vốn đối ứng sẽ cótrường hợp lãnh đạo phải xem xét hai lần trên một hồ sơ; quy địnhmọi khoản chi đều phải qua nhiều cấp kiểm soát là không cần thiết(phải có 6 chữ ký - Trường hợp giải ngân vốn đối ứng; phải có 3 chữ
ký - Trường hợp xác nhận giải ngân vốn ngoài nước) Bên cạnh đó thì
sự liên kết giữa chương trình ĐTKB-LAN và Hệ thống Tabmis chưatốt; việc nhập dữ liệu trên chương ĐTKB-LAN mới được đơn vị triểnkhai đối với phần vốn đối ứng và khi làm thủ tục ghi thu, ghi chi
- Liên quan đến việc công khai, công bố thủ tục hành chính:
Trang 34+ Hiện mới công bố được thủ tục hành chính liên quan đến việcgiải ngân dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn ODA; chưacông bố được thủ giải ngân nguồn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nướcngoài, nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài, nguồn vốn ngoàinước chi cho dự án hoặc các hoạt động thuộc nội dung chi hành chính
+ Thời gian xử lý hồ sơ được công bố là 7 ngày làm việc, trong khitheo quy định tại Thông tư số 218/22013/TT-BTC thì là 5 ngày làmviệc
2.2.2.4 Cải cách thủ tục thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốnngân sách xã, phường, thị trấn
TTHC này còn một số tồn tại, bất cập như:
- Về nguyên tắc thanh toán, quy định về thanh toán trước, kiểmsoát sau, hồ sơ gửi 1 lần, hồ sơ thanh toán, kiểm soát hình thức lựachọn nhà thầu,…còn chưa đồng bộ so với quy trình có liên
- Hiện một số nội dung liên quan đến nguyên tắc thanh toán theohình thức hợp đồng, nguyên tắc thanh toán khối lượng phát sinh, mức
Trang 35tạm ứng, quy định về thu hồi tạm ứng theo Luật Xây dựng số 50 vàcác Nghị định hướng dẫn đã có sự thay đổi, tuy nhiên thủ tục giảingân chưa cập nhật kịp thời; thủ tục giải ngân cũng chưa quy địnhđược hồ sơ giải ngân đối với trường hợp thưởng áp dụng giải pháp,sáng kiến rút gắn tiến độ dự án, gói thầu theo quy định; chưa hướngdẫn được cơ chế tạm thanh toán.
- Liên quan đến các mẫu biểu:
+ Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghịthanh toán quy định phải có chữ ký xác nhận của “Đại diện tư vấngiám sát hoặc đại diện Ban giám sát đầu tư của cộng đồng (nếu có)”trên Bảng là không cần thiết
+ Bảng kê xác nhận khối lượng công tác bồi thường, hỗ trợ đã thựchiện có tên gọi và quy định “Đại diện Chính quyền địa phương” kýxác nhận trên Bảng là chưa tương thích với Thông tư số 08/2016/TT-BTC
+ Về GĐNTTVĐT còn một số tồn tại như nêu ở trên
+ Đối với trường hợp thanh toán không có hợp đồng quy định hồ
sơ thanh toán kèm theo là “Bảng kê khối lượng công việc hoànthành”, tuy nhiên hiện chưa ban hành mẫu này
+ Việc nhận cuốn dự án đầu tư, cuốn dự toán chi tiết là không cầnthiết cho nội dung kiểm soát chi
- Liên quan đến việc theo dõi, xử lý công việc nội bộ:
+ Việc thõi dõi, đánh giá thủ tục hành chính thông qua “Phiếu thõidõi xử lý công việc” được tiến hành một cách thủ công; mặt khác
Trang 36phiếu thõi dõi xử lý công việc chưa quy định chi tiết được thời gian xử
lý công việc tại bộ phận kế toán
+ Về quy trình luân chuyển chứng từ: Tồn tại tương tự như quytrình thủ tục thanh toán vốn đầu tư
- Liên quan đến việc công khai, công bố thủ tục hành chính: Một
số nội dung, phần căn cứ pháp lý của quy trình, TTHC còn chưa cậpnhật theo quy định hiện hành; chưa ứng dụng được công nghệ thôngtin vào trong quá trình công khai thủ tục hành chính
2.2.2.5 Cải cách thủ tục thanh toán vốn các chương trình mục tiêuquốc gia
TTHC này còn một số tồn tại, bất cập như:
- Hiện có nhiều văn bản quy định, hướng dẫn liên quan đến thủ tụcthanh toán vốn CTMTQG, trong khi một số văn bản không còn phùhợp với quy định hiện hành, còn chồng chéo, mẫu thuẫn, chẳng hạnnhư:
+ Đối với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững:Thông tư số 22/2015/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán,quyết toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trên địabàn các huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo: Nội dung vềmức tạm ứng, thu hồi tạm ứng chưa cập nhật theo quy định của Nghịđịnh 37/2012/NĐ-CP
Thông tư Liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT- TC-XD về hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ
KHĐT-sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xãbiên giới xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn: Trong mọi
Trang 37trường hợp đều hướng dẫn UBND huyện là cấp quyết định đầu tư cáccông trình hạ tầng thuộc chương trình 135, trình tự thẩm địnhBCKTKT, việc tổ chức quản lý dự án án không phù hợp với quy địnhđịnh của Luật Xây dựng số 50 và các Nghị định hướng dẫn;
Công văn số 1550/KBNN-KSC ngày 27/06/2014 của KBNN vềviệc hướng dẫn kiểm soát thanh toán vốn Chương trình 135: Nội dungCông văn khảng định chủ đầu tư các dự án hạ tầng chỉ có UBND xã làchưa phù hợp theo quy định của Thông tư Liên tịch số 05 (theo quyđịnh thì có cả UBND huyện); mặt khác đối tượng áp dụng theo Thông
tư số 28/2012/TT-BTC là các dự án đầu tư xây dựng công trình đượcđầu tư bằng nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn và thuộc thẩmquyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn,
và theo Thông tư Liên tịch số 05 quy định “UBND huyện là cấp quyếtđịnh đầu tư các công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135”, nhưngCông văn số 1550/KBNN-KSC lại hướng dẫn đối với dự án Hỗ trợ cơ
sở hạ tầng thực hiện kiểm soát thanh toán theo Thông tư số28/2012/TT-BTC do đó phát sinh vướng mắc trong việc triển khainguồn vốn này
- Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC,Thông tư liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC quyđịnh: UBND huyện là cấp quyết định đầu tư đối với dự án có tổngmức đầu tư (TMĐT) lớn hơn 3 tỷ đồng và công trình có yêu cầu kỹthuật cao; UBND xã là tự tổ chức thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuậttrong trường hợp UBND xã là cấp phê duyệt dự án; chủ tịch UBND
xã là cấp phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu (trong khi chủ đầu tư là
Trang 38Ban quản lý xây dựng nông thôn mới) là chưa phù hợp với quy địnhhiện hành
- Một số biểu mẫu quy định tại một số quy trình có sự khác nhau,chẳng hạn như:
+ Cùng là Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư thì Thông tư số86/2011/TT-BTC (nay là Thông tư số 08/2016/TT-BTC) quy định tạiphụ lục 05, Thông tư số 28/2012/ TT-BTC quy định tại Phụ lục số 03,Thông tư số 22/2015/ TT-BTC quy đinh theo mẫu số04/GĐNTTVĐT; tương tự “Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư”,
“Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng
đề nghị thanh toán”, “Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phátsinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán” và “Bảng kê xác nhận khốilượng công tác bồi thường, hỗ trợ đã thực hiện” cũng được quy địnhtại cả 03 Thông tư này
+ Về Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, tài liệu nhận cuốn dự án,cuốn dự toán chi tiết cũng có một số tồn tại như nêu tại quy trìnhthanh toán vốn đầu tư
- Liên quan đến việc theo dõi, xử lý công việc nội bộ: Có một sốtồn tại tương tự như quy trình thanh toán vốn đầu tư
- Liên quan đến việc công khai, công bố thủ tục hành chính: Nộidung thủ tục hành chính được công bố từ năm 2009 (theo Quyết định
số 1903/QĐ-BTC) nên đến nay có nhiều điểm, nhiều nội dung khôngcòn phù hợp với quy định hiện hành; nội dung thủ tục hành chínhđược đơn vị công khai căn cứ vào thủ tục được Bộ Tài chính ban hànhtheo Quyết định số 1903/QĐ-BTC nên có nhiều nội dung không còn
Trang 39phù hợp; chưa ứng dụng được công nghệ thông tin vào trong việccông khai thủ tục hành chính
2.2.2.6 Cải cách thủ tục thanh toán vốn đầu tư dự án bảo vệ vàphát triển rừng
Thủ tục này còn một số tồn tại, bất cập như:
- Việc áp dụng quy định “thanh toán trước, kiểm soát sau” vànguyên tắc kiểm soát hình thức lựa chọn nhà thầu, tài liệu gửi 1 lần,tài liệu thanh toán chưa đồng bộ so với quy định của Thông tư số08/2016/TT-BTC
- Cơ chế tạm ứng, thanh toán tạm ứng, bảo lãnh tạm ứng, quyđịnh tại Thông tư số 85/2014/TT-BTC không còn phù hợp với quyđịnh tại Nghị định 37/2015/NĐ-CP
- Hiện có nhiều văn bản hướng dẫn, điều chỉnh liên quan đến việctriển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng, trong khi KBNN lạichưa có văn bản hướng dẫn một cách tổng thể việc triển khai các dự
án, các hoạt động lâm sinh để KBNN các cấp thuận tiện trong quátrình thực hiện; mặt khác còn có một số nội dung quy định tại các vănbản không phù hợp với quy định hiện hành (chẳng hạn như tại Quyếtđịnh số 73/2010/QĐ-TTg quy định về thẩm quyền thẩm định dự ánđối với dự án do UBND huyện, xã quản lý không còn phù hợp với quyđịnh hiện hành; việc quy định các công trình, hạng mục công trình đềuđược chỉ định thầu hoặc tự thực hiện không còn phù hợp với quy địnhhiện hành của Luật Đấu thầu số 43 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, )
- Liên quan đến các mẫu biểu:
Trang 40+ BXĐKLHT và BXĐKLPS ban hành kèm theo Thông tư85/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định phải có chữ ký xác nhậncủa “Đại diện tư vấn giám sát (nếu có)” trên Bảng là không cần thiếtvới cơ chế đã trao quyền, trao trách nhiệm cho chủ đầu tư; mặt khácmẫu này cũng chưa đồng bộ với mẫu quy định tại Thông tư số86/2011/TT-BTC và Thông tư số 08/2016/TT-BTC.
+ Bảng kê xác nhận khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng đãthực hiện có tên gọi và quy định “Đại diện Chính quyền địa phương”
ký xác nhận trên Bảng là chưa tương thích với quy định tại Thông tư
số 08/2016/TT-BTC; mặt khác trên bảng không thể hiện được ngàychi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
+ Về GĐNTTVĐT, nhận cuốn dự án, cuốn dự toán chi tiết có một
số tồn tại tương tự như nêu tại quy trình, thủ tục thanh toán vốn đầutư
+ Đối với trường hợp thanh toán không có hợp đồng theo Thông tư
số 85/2014/TT-BTC thì có quy định hồ sơ thanh toán kèm theo là
“Bảng kê khối lượng công việc hoàn thành”, tuy nhiên hiện chưa banhành mẫu này
- Liên quan đến việc theo dõi, xử lý công việc nội bộ: Có một sốtồn tại tương tự như quy trình, thủ tục thanh toán vốn đầu tư
- Liên quan đến việc công khai, công bố TTHC: TTHC được công
bố, công khai đã không còn phù hợp với quy định hiện hành (vì thủtục được công khai, công bố là thủ tục thanh toán vốn Chương trình 5triệu héc ta rừng, nay chương trình này đã kết thúc