CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƢỠNG 1.Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân nằm điều trị tại khoa hồi sức tích cực – chống độc Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất năm
Trang 1CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƢỠNG
1.Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện và
các yếu tố liên quan trên bệnh nhân nằm điều
trị tại khoa hồi sức tích cực – chống độc Bệnh
viện Đa khoa Thống Nhất năm 2014 - Tống
Văn Khải và cs 2
2.Khảo sát nhận thức của bệnh nhân về bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa Nội tổng
hợp bệnh viện Đa khoa Thống Nhất năm 2014
- Nguyễn Minh Phúc và cs 14
3.Đánh giá tâm lý của người bệnh trước và
sau phẫu thuật tại khoa Ngoại niệu bệnh viện
Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai năm 2014 -
Nguyễn Đỗ Thị Ngân Trang và cộng sự 21
4.Khảo sát kiến thức, thái độ về dùng thuốc,
tập luyện và chế độ ăn uống bệnh nhân đái
tháo đường type II điều trị ngoại trú tại bệnh
viện Đa khoa Thống Nhất – Đồng Nai năm
2014 - Phạm Thị Hoài Vân và cs 29
5.Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ
tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai
năm 2014 - Cao Thị Hải Yến và cs 36
CHUYÊN NGÀNH NGOẠI
6.Đánh giá hiệu quả giảm đau chuyển dạ bằng
phương pháp gây tê ngoài màng cứng tại bệnh
viện Đa khoa Thống Nhất năm 2014 - Nguyễn
Thị Kim Loan và cs 43
7.Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật khâu
nối thần kinh và một số yếu tố liên quan trong
vết thương chi trên tại BVĐK Thống Nhất -
Đồng Nai năm 2014 – Vũ Xuân Hoàng Trí,
Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Thị Thanh Tâm,
Phan Thị Thanh Thương 49
8.Đánh giá kết quả phẫu thuật thoát vị bẹn nội
soi ngoài phúc mạc tại bệnh viện Đa khoa
Thống Nhất – Lê Mạnh Trí, Nguyễn Sơn,
Trần Kim Long, Đỗ Quốc Tuyên, Vũ Thị
Hương Mai 57
9.Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản đoạn
lưng: so sánh giữa tán sỏi nội soi ngược dòng
bằng laser và tán sỏi ngoài cơ thể - Nguyễn
Văn Truyện, Cao Chí Viết, Lê Thị Bích Thảo,
Phạm Thị Bạch Yến, Mạc Thị Bình 62
10.Kết quả phẫu thuật cắt cơ vòng trong điều
trị bệnh nứt hậu môn tại bệnh viện Đa khoa
Thống Nhất Đồng Nai năm 2013-2014 – Đỗ
Quốc Tuyên, Nguyễn Sơn, Nguyễn Văn Bình,
Rmah Lực, Phạm Thị Ngân Giang, Trần Thị
Bảo Thoa 71
11.Đánh giá kết quả phẫu thuật xuất huyết
trong não tại khoa Ngoại thần kinh – Nguyễn Đức Việt, Hoàng Văn Thuận, Vũ Ngọc Bảo Quỳnh, Trần Ngọc, Lê Thị Nhung 76
CHUYÊN NGANH NỘI
12.Khảo sát mô hình bệnh tim mạch ở người cao tuổi điều trị nội trú tại khoa Tim mạch –
lão học năm 2013 – Thái Thị Dịu, Ban Thị Hằng Nga, Nguyễn Thị Hồng Hiệp 83
13.Triển khai bước đầu điều trị huyết thanh kháng nọc rắn lục tre đuôi đỏ tại bệnh viện Thống Nhất Đồng Nai t 11 2011 – 10/2014
– Vũ Thanh Tâm và cộng sự 90
CHUYÊN NGÀNH CẬN LÂM SÀNG - DƢỢC
14.Khảo sát kháng thể bất thường kháng hồng cầu bằng xét nghiệm crossmatch tại khoa
Huyết học – Hồ Thị Phương Anh và cộng sự
98 15.Khảo sát tỷ lệ sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ tại khối Ngoại, bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, 6 tháng giữa năm 2014 –
Bùi Mai Nguyệt Ánh, Nguyễn Đồng Thiệu, Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Sĩ Tuấn 105
16.Giá trị ngưỡng, độ đặc hiệu và độ nhạy của kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt PSA trong phát hiện ung thư tiền liệt tuyến qua mô sinh thiết tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất
Đồng Nai – Nguyễn Thanh Hải và cs 113
17.Đặc điểm lâm sàng - giải phẫu bệnh của carcinôm tuyến đại - trực tràng tại bệnh viện
Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai năm 2014 –
Cao Hải Nam, Nguyễn Thanh Hải và cs 117
18.Nghiên cứu tính kháng Carbapenem của
nhóm gene blaoxa thường gặp ở Acinetobacter baumannii tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai – Nguyễn Sĩ Tuấn và cộng sự 123
năm 2014 – Phan Thúy Nga và cs 141
MỤC LỤC
Trang 2Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 2
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN NẰM ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT NĂM 2014
Tống Văn Khải1 và cs
TÓM TẮT:
Đặt vấn đề: Nghiên cứu với mục đích xác định được tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện và chỉ ra được các
yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện tác nhân gây bệnh, chi phí điều trị … trên những bệnh nhân nằm điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất năm 2014
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả dọc trên 435 bệnh nhân nhập viện vào khoa
HSTC-CĐ, Bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất năm 2014, phân tích số liệu trên phần mềm SPSS 20
Kết quả: Trong 435 bệnh nhân thì có 148 bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bệnh viện chiếm tỷ lệ 34%,
Trong đó nhiễm khuẩn thường gặp nhất là viêm phổi bệnh viện chiếm tỷ lệ 131(30,1%), nhiễm khuẩn huyết 11 (2,5%), nhiễm khuẩn đường tiết niệu 5(1,1%), nhiễm khuẩn đường tiêu hóa 3(0,7%), nhiễm khuẩn vết mổ 5 (1,1%), nhiễm khuẩn da và mô mếm 5( 1,1%) Nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện trên những bệnh nhân có sử dụng các thủ tục xâm lấn cao 432/3 gấp 144 lần so với những bệnh nhân không có sử dụng thủ thuật xâm lấn, trong đó thủ thuật xâm lấn Catheter mạch máu ngoại biên là cao nhất chiếm tỷ lệ 136(33,3%), Thở máy là 122(41,1%), Nội khí quản 112(37,2%), Thở oxy qua mũi miệng 72(26,8%) ; Những bệnh nhân có sử dụng kháng sinh bị nhiễm khuẩn bệnh viện chiếm tỷ lệ 148(37,9% ) Phối hợp sử dụng 4 loại kháng sinh trở lên trên một người bệnh là 66(16,9%) Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa HSTC-CĐ thường gặp
là Acinetobacter baumannii, Klebsieumniae, Pseudomonas aeruginosa, Eschirichia coli, Staphylococcus aureus, Enteroccus Chi phí điều trị trung bình của một ca nhiễm khuẩn bệnh viện
là 16.738.188 VNĐ, cao nhất là 109.263.130 VNĐ và thấp nhất là 862.746 VNĐ
Kết luận: Nhiễm khuẩn bệnh viện trên bệnh nhân nằm điều trị tại khoa HSTC-CĐ là một vấn đề
đáng lo ngại của tất cả các bệnh viện hiện nay, Nó làm tăng thời gian điều trị, tăng chi phí Chúng
ta cần phải có một chiến lược phối hợp chặt chẽ giữa công tác điều trị và công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn
I ĐẶT VẤN ĐỀ:
Kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) giúp làm giảm chi phí điều trị, bảo đảm an toàn người bệnh và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh Khoảng 30% các nhiễm khuẩn bệnh viện có thể phòng ng a được nếu thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn [1]
Hiện nay tỷ lệ NKBV như Viêm phổi bệnh viện ( 41,9%), nhiễm trùng tiểu ( 13,1%), Tiêu hóa ( 10,3%), Vết mổ 27,5%), da mô mềm ( 4,1%), Nhiễm khuẩn huyết ( 1.0%), Nhiễm khuẩn khác ( 2,0%), [1], [6]
Người bệnh trong quá trình nằm viện đã mắc thêm các bệnh mới do bệnh việc làm không tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, do đó nhiễm khuẩn bệnh viện hiện đang là vấn đề đặc biệt quan tâm của ngành y tế hiện nay Tỷ lệ nhiễm khuẩn ở các nước tiên tiến t 5 – 10% [9]
Tại Việc Nam, những điều tra của các bệnh viện và theo báo cáo của Vụ điều trị - Bộ Y tế năm
2005, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chung trong 19 bệnh viện đại diện các khu vực trong cả nước luôn dao động trong khoảng t 3% - 6,8% [4]
Tại khoa HSTC_CĐ của Bệnh viện hiện nay bệnh nhân hồi sức ngoại và hồi sức nội nằm điều trị chung, vì thế nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện là rất cao Đây cũng là mối lo ngại trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân của Bệnh viện Xuất phát t thực tế đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này nhằm xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện các yếu tố liên quan tới nhiễm khuẩn bệnh viện
TỔNG QUAN TÀI LIỆU:
Nhiễm khuẩn bệnh viện ( NKBV) xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, hệ thống y tế của tất cả các nước phát tiển và các nước đang phát tiển cũng như các nước nghèo đều phải căng mình để đối phó với NKBV Tổ chức Y tế Thế giới tiến hành điều tra cắt ngang NKBV tại 55 BV của 14 nước trên thế giới đại diện cho các khu vực công bố tỉ lệ NKBV là 8,7%[10]
1 ĐDCKI, Quyền Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, SĐT: 0907111673, Email: tongvankhai@yahoo.com
Hội đồng 6: ThS.BS Hoàng Văn Minh (CTHĐ), ThS.BS Nguyễn Thanh Hải, ThS.ĐD Cao Thị Hải Yến
Trang 3Tại Việt Nam, một trong những giám sát NKBV năm 2001 được tiến hành trên 5396 bệnh nhân ở 11 BV đại diện toàn quốc, phát hiện 369 bệnh nhân (BN) ( 6,8%) NKBV[7] Một nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân và cs năm 2012 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, trên 763 bệnh nhân được điều tra có 45 bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn bệnh viện chiếm tỷ lệ 5,9%, tác giả đã đưa ra được các vị trí nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp: trong đó nhiễm khuẩn vết mổ và nhiễm khuẩn vết mổ cao nhất là 33,3%, tiết niệu 11,1%, nhiễm khuẩn huyết 8,9% [ 4] Trong năm 2013 một nghiên cứu của Nguyễn Văn Xáng và cs tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 518 BN thì có 28 ca bị NKBV ( 5,4%), theo kết quả nghiên cứu nhiễm khuẩn hô hấp là cao nhất chiếm 37,9%, nhiễm khuẩn Da 24,2%, nhiễm khuẩn vết mổ 20,7%, không nghi nhận nhiễm khuẩn huyết [5]
A MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân nằm điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất
B MỤC TIÊU CỤ THỂ
1 Xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố nguy cơ
2 Xác định tác nhân thường gặp gây nhiễm khuẩn bệnh viện
3 Xác định trung bình số ngày nằm điều trị và chi phí điều trị
4 Tình hình sử dụng kháng sinh
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Tiêu chí chọn mẫu:
Tất cả bệnh nhân nhập viện ≥ 48 giờ vào khoa Hồi sức tích cực chống độc
Bệnh nhân có chuẩn đoán nhiễm khuẩn bệnh viện trước đó những đã được chuẩn đoán khỏi bệnh
2.2 Dân số chọn mẫu:
Bệnh nhân tại khoa Hồi sức tích cực chống độc của bệnh viện Đa khoa Thống nhất Đồng Nai t tháng 01 2014 đến tháng 10/2014
2.3 Tiêu chí loại trừ:
• Bệnh nhân nhập viện < 48 giờ
• Bệnh nhân vào viện với chẩn đoán nhiễm trùng
2.4 Cỡ mẫu:
• cỡ mẫu tối thiểu Thực tế chúng tôi đã điều tra được 435 người
2.5 Cách chọn mẫu: Lấy mẫu toàn bộ ( chọn mẫu không xác xuất, mẫu thuận tiện)
2.6 Phương pháp nghiên cứu:
2.6.1 Loại nghiên cứu: Nghiên cứu theo phương pháp: Mô tả cắt dọc
2.6.2 Kỹ thuật thu thập số liệu:
- Tiêu chuẩn chẩn đoán: dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn của CDC tháng 01/2013
- Công cụ thu thập số liệu: Phiếu điều tra NKBV của Bộ Y Tế Kết quả vi sinh…
- Người thu thập số liệu: các thành viên tham gia trong đề tài, được tập huấn
2.7 Kỹ thuật sử dụng:
- Dữ kiện nhập bằng phần mềm EpiData 3.1 được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0
- Các số thống kê cần tính gồm có:
+ Các số thống kê mô tả: Xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện
+ Các số thống kê phân tích: Dùng phép kiểm chi bình phương X2 hoặc Fisher
III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Đặc điểm nghiên cứu:
Đặc điểm chung: Nhóm nghiên cứu thực hiện trên 435 bệnh nhân nằm điều trị tại khoa
HSTC-CĐ trong đó xác định được tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chiếm tỷ lệ 34,0% ( 148/435), nam là 33,0% (88/435) thấp hơn so với có nữ là 35,7% (60/435), nhóm người mắc nhiễm khuẩn bệnh viện cao nhất là >60 chiếm 38,5% (102/435); Tỉ lệ bệnh nhân có thủ thuật xâm lấn là 99,3% (432/435)
Số bệnh nhân được phân lập vi khuẩn không cao 105/435, vi khuẩn thường gặp nhất là Acinetobacter baumannii tỉ lệ chiếm 36,2%, Pseudomonas aeruginosa 20,0%
Trang 4Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 4
1.1 Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện
Bảng 1: Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện (n = 435) Nhiễm khuẩn bệnh viện Tần số (n) Tỷ lệ (%)
1.2 Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện theo vị trí / cơ quan
Bảng 2: Nhiễm khuẩn bệnh viện theo vị trí, cơ quan (n = 435)
Nhiễm khuẩn vết mổ: nông, sâu, CQ /
Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện theo vị trí, cơ quan cao nhất là nhiễm khuẩn đường
hô hấp chiếm 28,0%, tiếp theo là nhiễm khuẩn đường máu chiếm 2,3%
1.3 Đặc điểm chung về giới của đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3: Đặc điểm chung về giới của đối tƣợng nghiên cứu (n = 435)
Trang 5Giới n Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu là nam chiếm tỷ lệ 61,4%, nữ chiếm 38,6%
1.4 Đặc điểm chung về nhóm tuổi của đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 4: Đặc điểm về nhóm tuổi của đối tƣợng nghiên cứu (n = 435)
Trang 6Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 6
Nhận xét: Tổng số đối tượng nghiên cứu có sử dụng kháng sinh là 391, trong đó:
- Sử dụng 1 loại kháng sinh chiếm tỷ lệ là 15,6%
- Sử dụng 2 loại kháng sinh chiếm tỷ lệ là 41,2%
- Sử dụng 3 loại kháng sinh chiếm tỷ lệ là 26,1%
- Sử dụng >= 4 loại kháng sinh chiếm tỷ lệ là 17,1%
1.9 Tình hình phân lập vi khuẩn
Nhận xét: Tổng số bệnh nhân có phân lập vi khuẩn là 105 Trong đó vi khuẩn Acinetobacter
baumannii chiếm tỷ lệ cao nhất là 36,2%, vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa chiếm 20,0%
1.10 Chi phí điều trị
Bảng 10: Chi phí điều trị của trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện
và không nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhận xét: Chi phí cho điều trị bệnh nhân có nhiễm khuẩn bệnh viện và không nhiễm khuẩn
bệnh viện chênh nhau trên mười triệu đồng Tuy nhiên theo điều tra của chúng tôi ghi nhận có cas
chi phí cho đợt điều trị cao nhất 109.263.130 VNĐ, thấp nhất là 862.746 VNĐ
2 Yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện
2.1 Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và giới
Trang 7Bảng 11: Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và giới (n = 435)
Phép kiểm Chi bình phương
Nhận xét: Tỉ lệ có nhiễm khuẩn bệnh viện ở nam là 33,0% (88/435) thấp hơn so với có nữ là
35,7% (60/435), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 (p=0,555)
2.2 Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và nhóm tuổi
Bảng 12: Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và nhóm tuổi (n = 435)
Phép kiểm Chi bình phương
Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện cao nhất ở nhóm tuổi (> 60) chiếm 38,5% và thấp
nhất ở nhóm (46 – 60) chiếm 25,6%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,093 (p > 0,05)
2.3 Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và thời gian nằm viện
Bảng13: Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và thời gian nằm viện (n = 435)
Trang 8Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 8
Phép kiểm Chi bình phương
Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện ở bệnh nhân có thời gian nằm viện ≤ 7 ngày là
17,3% ( 43/435), 8 – 14 ngày chiếm 43,0% (46/435), thời gian nằm viện ≥ 15 ngày là 74,7% (59/435) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (p = 0,000)
2.4 Liên quan giữa nhiễm khuẩn đường hô hấp và các thủ thuật đường hô hấp
Bảng 14: Liên quan giữa nhiễm khuẩn đường hô hấp và các thủ thuật đường hô hấp
Phép kiểm Chi bình phương - phép kiểm Fisher’s exact
Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường hô hấp có liên quan đến các thủ thuật: Cao nhất là mở
khí quản 64,3%( 18/435) kế tiếp là thở máy 34,3%( 108/435), nội khí quản 30,7%( 98/435), thở oxy qua mũi miệng 20,3% (52/435) những tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê với với p < 0,05 Tuy nhiên, nhiễm khuẩn đường hô hấp ở đối tượng thở CPAP chiếm 36,4%( 4 435) nhưng vẫn không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
2.5 Liên quan giữa nhiễm khuẩn đường máu và các thủ thuật đường máu
Trang 9Bảng 15: Liên quan giữa nhiễm khuẩn đường máu và các thủ thuật đường máu
Phép kiểm Fisher’s exact
Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường máu có liên quan đến các thủ thuật: Catheter mạch máu
ngoại biên 1,6%( 7/435) thấp hơn so với mở khí quản là 9,7%( 6/435) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với với p < 0,05
2.6 Liên quan giữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu và đặt thông tiểu
Bảng 16: Liên quan giữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu và đặt thông tiểu
Phép kiểm Fisher’s exact
Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu có liên quan đến thủ thuật đặt thông tiểu 2,9% (
4/435) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với với p < 0,05 (p = 0,036)
2.7 Liên quan giữa nhiễm khuẩn vết mổ và phẫu thuật
Bảng 17: Liên quan giữa nhiễm khuẩn vết mổ và phẫu thuật
Trang 10Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 10
Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ có liên quan đến phẫu thuật là 14,3% ( 2/435) Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
2.8 Liên quan giữa nhiễm khuẩn đường hô hấp và số ngày đặt các thủ thuật từ đường hô hấp
Bảng 18: Liên quan giữa nhiễm khuẩn đường hô hấp
và số ngày đặt các thủ thuật từ đường hô hấp
Thủ thuật xâm
lấn
Số ngày đặt
Nhiễm khuẩn đường hô hấp
Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường hô hấp có liên quan đến số ngày đặt các thủ thuật: Thở
máy, mở khí quản, nội khí quản, thở oxy qua mũi miệng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p
< 0,05 Tuy nhiên, nhiễm khuẩn đường hô hấp ở đối tượng thở CPAP không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 ( p=0,386)
2.9 Liên quan giữa nhiễm khuẩn đường máu và số ngày đặt thủ thuật đường máu
Bảng 19: Liên quan giữa nhiễm khuẩn đường máu và số ngày đặt thủ thuật đường máu
Thủ thuật xâm
lấn
Số ngày đặt
Nhiễm khuẩn đường máu
p
Trang 11Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường máu có liên quan đến số ngày đặt các thủ thuật: catheter
mạch máu ngoại biên, catheter mạch máu trung tâm Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
2.10 Liên quan giữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu và số ngày đặt thông tiểu
Bảng 20: Liên quan giữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu và số ngày đặt thông tiểu
Thủ thuật xâm
lấn
Số ngày đặt
Nhiễm khuẩn đường máu
Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu có liên quan đến số ngày đặt thông tiểu và sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 ( p=0,014)
IV BÀN LUẬN:
1 Đặc điểm chung:
Tổng số bệnh nhân đủ tiêu chuẩn để đưa vào nghiên cứu là 435 bệnh nhân, tuổi trung bình là 64,5 tuổi, nhỏ nhất là 15 tuổi và lớn nhất là 99 tuổi Nam chiếm 61,1% và nữ chiếm 38,9% Tỷ lệ bệnh nhân có sử dụng thủ thuật xâm lấn mắc nhiễm khuẩn bệnh viện là rất cao 99,3%( 432/435), kết quả này phù hợp với kết quả của tác giả , qua kết quả nghiên cứu người mắc nhiễm khuẩn bệnh viện có thời gian nằm viện trung bình cao hơn người không bị nhiễm
khuẩn bệnh viện > 15 ngày 74,7% (50/435)
2 Tỷ lệ phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện
Qua kết quả nghiên cứu tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 34,0% cao hơn so với tác giả Rosenthal 2006 là 22,5% Tỷ lệ này là phù hợp khi mà mấy năm trở lại đây xuất hiện nhiều loại
vi khuẩn đa kháng thuốc, môi trường khí hậu thay đổi, tại Khoa HSTC-CĐ của bệnh viện bệnh nhân nặng ngày càng nhiều, loại bệnh phức tạp, công tác cánh ly giường bệnh còn hạn chế, các thiết bị máy móc cũng như vật tư chưa thực sự an toàn khi sử dụng cho bệnh nhân, Hồi Sức Nội
và Ngoại nằm chung đây cũng là một yếu tố rất quan trọng làm gia tăng nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa HSTC-CĐ
2.1 Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và thời gian nằm viện:
Thời gian nằm viện càng dài thì tỉ lệ nhiễm khuẩn càng cao Số ngày nằm viện < 7 ngày 17,3%, t 8-14 ngày 43,0% và > 15 ngày là 74,7%( 50 435) Có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
2.2 Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn theo vị trí cơ quan:
Nhiễm khuẩn đường hô hấp 30,1%( 131/435) nhiễm khuẩn huyết 2,5% ( 11/435), nhiễm khuẩn đường tiết niệu 1,1(5/435%), nhiễm khuẩn vết mổ 1,1%(5/435), nhiễm khuẩn đường tiêu hóa 0,7%( 3/435)
Trang 12Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 12
Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện có liên quan đến các thủ thuật: Thở máy 41,1%( 122/435), mở khí quản 76,2%( 16 435), đặt nội khí quảnn 37,2%( 112 435), đặt sonde dạ dày 40,4%( 101/435) và thở oxy qua mũi miệng 26,8% (72/435) những tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện có liên quan đến các thủ thuật xâm lấn cho chúng ta thấy đa phần là nhiễm khuẩn đường hô hấp và có ý nghĩa thống kê với p < 0,05% ( bảng 14)
2.4 Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện với số ngày đặt thủ thuật xâm lấn
Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện có liên quan đến số ngày đặt các thủ thuật: catheter mạch máu ngoại biên, catheter mạch máu trung tâm, đặt thông tiểu, thở máy, mở khí quản, nội khí quản, sonde
dạ dày với có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 ( bảng 15) Cho chúng ta thấy số ngày đặt thủ thuật xâm lấn càng dài thì nguy cơ người bệnh bị nhiễm khuẩn bệnh viện là rất cao
2.5 Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện với việc sử dụng kháng sinh
Số bệnh nhân sử dụng mắc nhiễm khuẩn bệnh viện là 37,9% ( 148/435), không sử dụng kháng sinh thì không mắc nhiễm khuẩn bệnh viện, tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05% (p= 0,000%) T kết quả này cho chúng ta thấy việc sử dụng kháng sinh rất cần sự chú ý của các thầy thuốc Tăng cường làm kháng sinh đồ để có kế hoạch điều trị cho bệnh nhân tôt nhất
2.6 Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện:
Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa HSTC - CĐ tại bệnh viện Đa khoa Thống nhất Đồng Nai là rất đa dạng và phức tạp, nhưng nhìn chung các tác nhân này mang Gram (-) Kháng thuốc rất cao sau khi làm kháng sinh đồ, các dòng vi khuẩn thường gặp là Acinetobacter baumannii chiếm tỷ lệ cao nhất là 35,6%, vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa chiếm 20,2%, Klebsiella pneumoniae chiếm 11,5%, trong đó cũng ghi nhận vi khuẩn Garm (+) Staphylococcus aureus 13,5 %, gây nhiễm khuẩn bệnh viện
V KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa trọng điểm như khoa HSTC - CĐ
là rất cao, trong thời gian v a qua Khoa KSNK và Khoa HSTC - CĐ đã đưa ra nhiều biện pháp để phòng ng a hạn chế việc bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn bệnh viện trong thời gian nằm điều trị, như mời công tác chỉ đạo tuyến 1816 của KSNK bệnh viện Chợ Rẫy, hướng dẫn cho nhân viên y tế vệ sinh tay, tuân thủ nguyên tắc vô trùng khi làm thủ thuật, xử lý dụng cụ, vệ sinh môi trường và quản
lý cũng như phân loại chất thải Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan dẫn đến
tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện còn tương đối cao như lượng bệnh nhân đông, môi trường đôi lúc không đảm bảo, bệnh nhân nặng can thiệp thủ thuật xâm lấn nhiều, số ngày nằm việc kéo dài
Chúng tôi kiến nghị như sau:
- Nhân viên y tế cần tuân thủ vệ sinh tay khi khám, chăm sóc cũng như trước và sau khi làm các thủ thuật xâm lấn trên người bệnh
- Mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân khi thực hiện công việc, nhất là khi đặt catheter trung tâm
- Tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn khi thực hiện các quy trình kỹ thuật trên người bệnh
- Tăng cường công tác quản lý, xử lý dụng cụ y tế cũng như vật tư tiêu hao, đặc biệt dụng cụ
hô hấp như bình làm ẩm, hệ thống máy thở, và dụng cụ nuôi ăn qua sonde của bệnh nhân
- Thường xuyên duy trì công tác hoạt động giám sát thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện cũng như quy trình khám chữa bệnh và quy trình chăm sóc điều dưỡng
- Có các biện pháp can thiệp thiết thực nhằm thuyết phục bác sĩ quan tâm và tham gia T đó mọi người thấy được vai trò và tầm quan trọng của công tác kiểm soát nhiễm khuẩn giúp làm giảm chi phí, rút ngắn thời gian điều trị và tăng cường hiệu quả khám chữa bệnh và tăng sự hài lòng và
an tâm cho người bệnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Y tế ( 2003) Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện trong các cơ sở y tế, “Tài liệu hướng dẫn quy trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện” Nhà xuất bản Y học, Hà Nội tập 1, chương iv, tr 57 -
70
2 Bộ Y tế ( 2009) “ Thông tư 18 2009 TT-BYT ngày 14 10 2009” Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác KSNK tại cơ sở khám chữa bệnh
Trang 133 Bộ Y tế (2012) “Hướng dẫn phòng ng a viêm phổi trong các cơ sở khám chữa bệnh” Tài liệu hội nghị khoa học về kiểm soát nhiễm khuẩn tháng, Hà Nội, trang
4 Huỳnh Thị Vân (2013) “ Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện và những yếu tố lien quan tại Bệnh viện Đa Khoa Bình Định năm 2012” Tạp chí y học lâm sang số 15 - 2013 trang
22 – 29
5 Nguyễn Văn Xáng và cs (2013) “ Đánh giá tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện
Đa Khoa tỉnh Khánh hòa năm 2013” Tạp chí y học thực hành chuyên đề Kiểm soát nhiễm khuẩn Trang 57- 29
6 Trương Anh Thư (2012) “ Kinh nghiệm hoạt động giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Bạch Mai” Tài liệu hội nghị khoa học về kiểm soát nhiễm khuẩn tháng 10/2012 trang 93 – 101
7 Phạm Đức Mục và cs ( 2001) “ Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện tại 11 BV”, Tạp chí Y học thực hành 2005
8 Guidelies for Preventing Health Care Associated Pneumonia, CDC, HICPAC 2003
9 Ling Moi Lin, Ching Tai Yin, Seto Wing Hong ( 2006), Sổ tay kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, tái bản lần thứ nhất tr 1 – 145
10 Tikhomirov E (1987), Programme for the Control of Hospital Infection Chemiotherapia, 3:148-151
Trang 14Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 14
KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA BỆNH NHÂN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT NĂM 2014
Nguyễn Minh Phúc2 và cộng sự
TÓM TẮT
Qua khảo sát sự nhận thức của 101 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) điều trị tại Khoa Nội Tổng Hợp Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất từ tháng 3/2014 đến tháng 10/2014, chúng tôi rút ra được các kết luận sau:
Có 66,3% số bệnh nhân nhận thức đúng về khả năng điều trị của bệnh
Có sự khác biệt về tỷ lệ % số bệnh nhân có ngừng hút thuốc lá, dùng thuốc theo y lệnh (p < 0,05) Không có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhân có và không tập vận động (p > 0,05)
Có 84,2% bệnh nhân biết sử dụng MDI và 93,1% biết dùng máy khí dung tại nhà, và các kỹ năng này chiếm tỷ lệ cao hơn ở nhóm bệnh nhân đã nhập viện nhiều lần và nhóm bệnh nhân không có suy hô hấp cấp khi nhập viện (p < 0,01)
Có 85,1% số bệnh nhân biết các dấu hiệu cần nhập viện và tỷ lệ nhận biết cao hơn ở nhóm đã nhập viện nhiều lần và nhóm không có suy hô hấp cấp khi nhập viện
Có 85,2% bệnh nhân nhận được nguồn thông tin về BPTNMT từ cán bộ y tế 100% số bệnh nhân
có nhu cầu được tham gia các khóa huấn luyện và tham gia sinh hoạt câu lạc bộ
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng thứ tư trên thế giới Bệnh có đặc trưng tiến triển nặng dần, có các cơn kịch phát dẫn đến suy hô hấp làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Chiến lược toàn cầu về BPTNMT nhằm nâng cao sự hiểu biết
về bệnh của cả nhân viên y tế và người bệnh Trong đó sự hiểu biết sâu sắc về BPTNMT của bệnh nhân mắc bệnh này sẽ giúp họ tự chăm sóc ở nhà tốt hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm số lần nhập viện, phòng ng a các cơn kịch phát, giảm tử vong và giảm thiểu các tác dụng phụ do điều trị [3], [8]
Bệnh viện Đa khoa Thống nhất là bệnh viện hạng một tỷ lệ bệnh nhân BPTNMT so với các bệnh khác khoảng 5% Song song với công tác điều trị, việc giáo dục sức khỏe cũng đóng vai trò rất lớn trong nổ lực kiểm soát tốt về BPTNMT Công tác tư vấn và rèn luyện các kỹ năng tự chăm sóc tại nhà đối với bệnh nhân mắc BPTNMT càng có hiệu quả sẽ càng giúp làm giảm áp lực đối với công tác điều trị Để có được các số liệu ban đầu về kiến thức của bệnh nhân BPTNMT và nhu cầu thông tin về bệnh của họ, giúp có cái nhìn tổng thể về lĩnh vực này, chúng tôi tiến hành đề tài
Khảo sát nhận thức của bệnh nhân về Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa Nội Tổng Hợp Bệnh viện đa khoa thống nhất năm 2014
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Dối tượng nghiên cứu:
101 bệnh nhân đã được chẩn đoán xác địnhBPTNMT và điều trị tại khoa Nội Tổng Hợp bệnh
viện Đa khoa Thống Nhất t tháng 3 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014
1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh:
Là những bệnh nhân mắc BPTNMT đã được chẩn đoán xác định
- Tiêu chuẩn chẩn đoán BPTNMT theo GOLD 2011, bao gồm
+ Tiền sử có tiếp xúc các yếu tố nguy cơ ( hút thuốc lá, bụi và hóa chất, ô nhiễm môi trường, bệnh
lý đường hô hấp trong thời kỳ niên thiếu )
+ Lâm sàng: Có các triệu chứng mạn tính gồm ho, khạc đàm, khó thở
+ Chẩn đoán xác định khi đo chức năng hô hấp có trị số FEV1/FVC < 70 % so với trị số lý thuyết
- Phân giai đoạn BPTNMT theo GOLD 2011:
+ Chẩn đoán xác định khi đo chức năng hô hấp có trị số FEV1/ FVC < 70% so với trị số lý thuyết + Giai đoạn I (nhẹ): ho, khạc đàm, FEV1/FVC < 70% và FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyết
2 CNĐD, Điều dưỡng trưởng khoa Nội tổng hợp, SĐT: 01688090825, Email: phucnguyennuskn@gmail.com
Hội đồng 5: BSCKII Nguyễn Ngọc Thanh (CTHĐ), BSCKII Lê Văn Lương, BS CKII Trần Minh Thành, CN Đinh Thị Minh Phượng
Trang 15+ Giai đoạn II (trung bình): ho, khạc đàm, khó thở khi gắng sức FEV1 FVC < 70% và 50% ≤ FEV1
1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:
- Có rối loạn ý thức hoặc mắc các bệnh liên quan đến rối loạn ý thức mà không thể trả lời phỏng vấn được
- Bệnh nhân đang điều trị cơn kịch phát khó khăn khi phỏng vấn
2 Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang
- Phương tiện nghiên cứu: Phiếu điều tra được thiết kế trước, hồ sơ bệnh án của bệnh nhân
- Cách tiến hành nghiên cứu:
Mỗi bệnh nhân được khảo sát các thông tin cần nghiên cứu trên một phiếu điều tra riêng
Phỏng vấn bệnh nhân về sự hiểu biết của họ về:
- Kiến thức chung về BPTNMT
- Khả năng phòng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống
- Khả năng sự dụng thuốc và oxy tại nhà
- Dấu hiệu của bệnh cần nhập viện ngay
- Nhu cầu cung cấp thông tin về bệnh
Tham khảo hồ sơ bệnh án về các thông tin lâm sàng và cận lâm sàng
3 Xử Lý Số Liệu:
Tất cả số liệu thu thập và được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0
và được trình bày qua các bảng, biểu trong đó tần số và tỷ lệ phần trăm được dùng cho biến số định tính Các phép kiểm định được dùng bao gồm: 2 Có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05
III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cúu:
Trang 16Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 16
Nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới
1.2 Yếu tố nguy cơ gây BPTNMT:
Bảng 2: Yếu tố nguy cơ gây BPTNMT
Bệnh nhân vào viện chủ yếu khó thở (97,0%)
1.4 Tình trạng bệnh nhân khi nhập viện:
Bảng 4: Tình trạng bệnh nhân khi nhập viện (n = 101)
2.1 Hiểu biết của bệnh nhân về khả năng điều trị BPTNMT:
Bảng 6: Hiểu biết về khả năng điều trị của bệnh (n = 101) Hiểu biết về khả năng điều
2.2 Kỹ năng phòng bệnh và nâng cao chất lƣợng sống:
Có sự khác biệt về tỷ lệ % số bệnh nhân có ng ng hút thuốc lá, dùng thuốc theo y lệnh (p < 0,05) Không có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhân có và không tập vận động (p > 0,05)
Trang 17Ngừng thuốc lá Dùng thuốc theo
y lệnh
Tập vận động
Có Không
Biểu đồ 2: Cách phòng bệnh và nâng cao chất lƣợng cuộc sống (n=101)
2.3 Kỹ năng sử dụng các loại thuốc tại nhà
Bảng 7: Kỹ năng sử dụng các loại thuốc tại nhà (n = 101)
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các kỹ năng sử dụng thuốc tại nhà (p < 0,01)
Bảng 8: Liên quan giữa kỹ năng sử dụng MDI và lần nhập viện
Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ %
Lần đầu nhập viện (n = 19) 5 26,3 14 73,7 p < 0,01
Đã nhập viện nhiều lần (n = 82) 80 97,6 2 2,4 p < 0,01 Bệnh nhân lập viện lần đầu: Có 73,7% không biết sử dụng MDI, cao hơn so với tỷ lệ biết sử dụng MDI (p < 0,01) Đối với bệnh nhân đã nhập viện nhiều lần: Tỷ lệ biết sử dụng MDI (97,6%) cao hơn nhiều lần so với không biết sử dụng MDI (p < 0,01)
Bảng 9: Liên quan giữa kỹ năng sử dụng MDI và tình trạng khi nhập viện
Kỹ năng sử dụng MDI
Biết sử dụng Không biết
p
Số lƣợng Tỷ % lệ
2.4 Nhận biết dấu hiệu cần nhập viện:
Bảng 10: Nhận biết dấu hiệu cần nhập viện (n = 101) Nhận biết dấu hiệu cần nhập viện Số lƣợng Tỷ lệ %
Không biết dấu hiệu nhập viện 15 14,9
Trang 18Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 18
Có 14,9% bệnh nhân không biết dấu hiệu cần nhập viện và 85,1% bệnh nhân biết các dấu hiệu cần nhập viện
Bảng 11: Liên quan giữa nhận biết dấu hiệu cần nhập viện và lần nhập viện
Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ %
Lần đầu nhập viện (n = 19) 5 26,3 14 73,7 p < 0,01
Đã nhập viện nhiều lần (n = 82) 80 97,6 2 2,4 p < 0,01 Bệnh nhân nhập viện lần đầu: Có 73,7% không biết các dấu hiệu cần nhập viện cao hơn nhiều so với tỷ lệ biết các dấu hiệu này (p < 0,01) Đối với BN đã nhập viện nhiều lần, tỷ lệ biết các dấu hiệu trên là 97,6% cao hơn nhiều lần so với không biết (p < 0,01)
Bảng 12: Liên quan giữa nhận biết dấu hiệu cần nhập viện và tình trạng khi nhập viện Nhận biết dấu hiệu
3 Nhu cầu cung cấp thông tin của bệnh nhân về BPTNMT:
3.1 Nguồn cung cấp thông tin của bệnh nhân về BPTNMT:
Bảng 13: Nguồn cung cấp thông tin của bệnh nhân về BPTNMT(n = 101)
Nguồn cung cấp thông tin của
Nguồn cung cấp thông tin t cán bộ y tế chiếm tỷ lệ cao nhất 85,2%
3.2 Nhu cầu cung cấp thông tin của bệnh nhân về BPTNMT:
Bảng 14: Nhu cầu cung cấp thông tin của bệnh nhân về BPTNMT
Sinh hoạt câu lạc bộ bệnh nhân BPTNMT 101 100
Tham gia tập huấn sử dụng thuốc khí dung 101 100
Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu:
Trong nghiên cứu 101 bệnh nhân của chúng tôi độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là t 60 đến 80 tuổi Đây là lứa tuổi biểu hiện BPTNMT theo kết quả của nhiều nghiên cứu [4], [7], [8] Tỷ lệ nam giới trong nghiên cứu này là 88,1% và nữ giới là 11,9% Kết quả này tương tự kết quả của tác giả Lê Thị Tuyết Lan là nam giới chiếm 94,1% và nữ giới chiếm 5,9% (p > 0,05) [4]
Tỷ lệ BPTNMT do hút thuốc lá chiếm tỷ lệ 93,1%, kết quả này tương tự các kết quả trong nước [2], [7]
Điều đáng quan tâm là nghiên cứu này có đến 23,8% số bệnh nhân có tình trạng suy hô hấp cấp khi nhập viện Tỷ lệ cũng nói lên sự nhận thức của bệnh nhân đối với mức độ nặng của bệnh còn
Trang 19chủ quan, và cũng còn lý do về điều kiện vận chuyển bệnh nhân cấp cứu còn hạn chế Một số nghiên cứu thấy có t 11% đến 26% số bệnh nhân BPTNMT có suy hô hấp cấp [7]
Có 18,8% bệnh nhân nhập viện lần đầu, đây có thể xem là tỷ lệ mới mắc Có 81,2% số bệnh nhân nhập viện nhiều lần, điều này cho thấy BPTNMT có tỷ lệ các đợt kịch phát cao
Qua các đặc điểm trên cho thấy đối tượng trong nghiên cứu này có các điểm tương đồng như các nghiên cứu khác
Nhận thức của bệnh nhân về BPTNMT:
Sự hiểu biết chung của bệnh nhân về khả năng điều trị được BPTNMT: có 66,3% cho rằng bệnh chỉ điều trị giảm một phần, khống chế được các đợt kịch phát và giúp người bệnh có cuộc sống tương đối bình thường Kết quả các bệnh nhân đã hiểu biết khá tốt về bệnh lý này Điều đáng nói là
có 7,9% bệnh nhân tin tưởng vào sự điều trị khỏi bệnh
Kỹ năng phòng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống: có 91,1% số bệnh nhân ng ng hút thuốc
lá Đây là tỷ lệ khá cao hơn các nghiên cứu khác Tác giả Kanner R.E và cộng sự khi nghiên cứu
5887 bệnh nhân BPTNMT có nghiện thuốc lá cho thấy có gần 60% ng ng hút thuốc lá được Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có tỷ lệ 97,0% dùng thuốc theo y lệnh Tuy nhiên, đối với tập vận động thể lực thì không có sự khác biệt với nhóm không tập vận động Theo khuyến cáo về chương trình phục hồi chức năng của GOLD 2011, bệnh nhân BPTNMT cần tham gia tích cực các chương trình này Điều này góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân
Về kỹ năng sử dụng các loại thuốc tại nhà: Đối với bệnh BPTNMT có đặc điểm riêng so với các loại bệnh lý khác là việc sử dụng các loại thuốc khí dung và thuốc hít tại nhà Kỹ năng này sẽ mang lại cho bệnh nhân cuộc sống tương đối bình thường như các loại bệnh lý mạn tính khác [2] Trong nghiên cứu của chúng tôi có 93,1% số bệnh nhân biết sử dụng máy khí dung và 84,2% số bệnh nhân biết sử dụng thuốc dạng MDI Quan trọng hơn, khi so sánh kỹ năng này giữa nhóm nhập viện lần đầu và nhóm đã nhập viện nhiều lần cho thấy có đến 73,7% số bệnh nhân nhập viện lần đầu không biết sử dụng MDI, nhưng ở nhóm sau thì tỷ lệ không biết sử dụng MDI chỉ có 2,4% Tương tự, khi
so sánh giữa nhóm có suy hô hấp cấp khi nhập viện, chúng tôi cũng nhận thấy ở nhóm có suy hô hấp 58,3 % không biết dùng MDI, trong khi ở nhóm không suy hô hấp thì 18,2% có sự khác biệt (p
< 0,05) Điều này cho thấy, kỹ năng sử dụng thành thạo và đúng cách MDI cũng sẽ cứu sống bệnh nhân rất nhiều Các nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân mà kỹ năng sử dụng MDI kém sẽ nhập viện trong tình trạng bệnh nặng nề [2], [7]
Nhận biết các dấu hiệu cần nhập viện theo khuyến cáo của GOLD 2011: Có 85,1% số bệnh nhân nhận biết được các dấu hiệu cơ bản cần nhập viện Điều này cho ta thấy sự hiểu biết của bệnh nhân
về BPTNMT càng sâu sắc thì càng giúp làm giảm tỷ lệ nặng lên của bệnh
Nhu cầu cung cấp thông tin của bệnh nhân về BPTNMT:
Nghiên cứu cho thấy nguồn cung cấp thông tin quan trọng và chiếm tỷ lệ cao nhất là t cán bộ y
tế, chiếm 85,2% Qua đây cũng cần nhấn mạnh rằng công tác giáo dục sức khỏe và tư vấn cho bệnh nhân cần được tiến hành thường xuyên vì người bệnh dựa vào chủ yếu nguồn thông tin này
Kết quả bảng 14 cho thấy 100% số bệnh nhân có nhu cầu tham gia các khóa rèn luyện các kỹ năng chăm sóc bệnh tật và tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ bệnh nhân Đây là trách nhiệm không nhỏ đối với các thầy thuốc chuyên khoa hô hấp
V KẾT LUẬN
Qua khảo sát sự nhận thức của 101 bệnh nhân COPD được điều trị tại Khoa Nội Tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Thống nhất t tháng 3 2014 đến tháng 10 2014, chúng tôi rút ra được các kết luận sau:
1 Nhận thức của bệnh nhân về BPTNMT:
- Có 66,3% số bệnh nhân nhận thức đúng về khả năng điều trị của bệnh
- Có sự khác biệt về tỷ lệ % số bệnh nhân có ng ng hút thuốc lá, dùng thuốc theo y lệnh (p < 0,05) Không có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhân có và không tập vận động (p > 0,05)
- Có 84,2% bệnh nhân biết sử dụng MDI và 93,1% biết dùng máy khí dung tại nhà, và các kỹ năng này chiếm tỷ lệ cao hơn ở nhóm bệnh nhân đã nhập viện nhiều lần và nhóm bệnh nhân không có suy hô hấp cấp khi nhập viện (p < 0,01)
Trang 20Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 20
- Có 85,1% số bệnh nhân biết các dấu hiệu cần nhập viện và tỷ lệ nhận biết cao hơn ở nhóm đã nhập viện nhiều lần và nhóm không có suy hô hấp cấp khi nhập viện
2 Nhu cầu cung cấp thông tin của bệnh nhân về BPTNMT:
- Có 85,2 % bệnh nhân nhận được nguồn thông tin về BPTNMT t cán bộ y tế
- 100% số bệnh nhân có nhu cầu được tham gia các khóa huấn luyện và tham gia sinh hoạt câu lạc
bộ
VI KIẾN NGHỊ
- Các bác sĩ và điều dưỡng Khoa Nội Tổng Hợp cần phát huy khả năng tư vấn của mình về các kiến thức cho bệnh nhân BPTNMT:
- Khả năng sự dụng thuốc và oxy tại nhà
- Dấu hiệu của bệnh cần nhập viện ngay
- Bệnh viện nên thành lập hội BPTNMT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Lê Văn Bàng (2003), “Những quan niệm mới về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Giáo trình Sau đại học - Bệnh hô hấp, Trường Đại học Y Huế, tr 12 - 21
2 Thái Hà (2007), “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua”, Chuyên
10 Sin D.D, Stafinski T., et al (2002), The impact of chronic obstructive pulmonary disease on work loss in the United States, Am J Respir Crit Care Med, 165: 704
11 http://www.goldcopd.org
Trang 21ĐÁNH GIÁ TÂM LÝ CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT TẠI KHOA
NGOẠI NIỆU BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT
ĐỒNG NAI NĂM 2014 Nguyễn Đỗ Thị Ngân Trang3 và cộng sự
TÓM TẮT:
Mục tiêu: Đánh giá tâm lý và một số hiểu biết của bệnh nhân trước phẫu thuật, đánh giá một số
khó chịu, mong muốn, mức độ đau của người bệnh sau phẫu thuật và một số yếu tố liên quan
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 131 bệnh nhân trước mổ
chương trình và sau phẫu thuật trong vòng 36 giờ Đánh giá bằng bộ câu hỏi soạn sẵn
Kết quả : Nghiên cứu trên 131 bệnh nhân trước mổ, tâm lý lo lắng nhất của bệnh nhân trước phẫu
thuật là sợ nằm chung giường bệnh (48.9%), lo lắng sợ rủi ro (44.3%), lo không được bác sĩ giỏi phẫu thuật (42%), lo lắng về tiền viện phí (40.8%), lo không được ĐD chăm sóc tận tình (36,6%),
lo đau đớn (35,9%), lo ảnh hưởng đến sức khỏe sau này (34,4%), lo bỏ bê công việc (12,2%) Sau phẫu thuật khó chịu nhất là đau (91,6%), người bệnh khát nước (86,3%), khó chịu do đặt các ống sonde (74,8%), khó chịu trong người (80,9%) Mong muốn nhiều nhất là giảm đau (88,5%), muốn uống nước (84%), muốn tháo bỏ các sonde (70,2%), muốn làm điều gì đó (68,7%), khi đau người bệnh vận động khó khăn (55%), ngủ ít (29,8%), sợ phải mổ lại (40,5%), sợ nhiễm trùng vết mổ (18,3%) Yếu tố liên quan của đau nhiều sau mổ là phương pháp mổ hở
p = 0,001, phương pháp gây mê nội khí quản p = 0,013
Kết luận : Sợ nằm chung giường bệnh (48.9%), lo lắng sợ rủi ro (44.3%) là tâm lý thường gặp nhất
trước mổ Sau mổ khó chịu nhất là đau (91,6%)và mong muốn nhiều nhất là giảm đau (88,5%) Yếu
tố liên quan của đau nhiều sau mổ là phương pháp mổ hở, phương pháp gây mê nội khí quản
Từ khóa : Đánh giá tâm lý bệnh nhân trước và sau phẫu thuật, mức độ đau của bệnh nhân sau
phẫu thuật
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tật làm thay đổi tâm lý người bệnh, đối với bệnh nhân ngoại khoa sự biến đổi tâm lý đó càng rõ rệt vì họ phải trải qua một thử thách lớn, đó là cuộc phẫu thuật Có rất nhiều tác động ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh trước mổ, những vấn đề về bệnh tật, bệnh có nặng không, ai là người phẫu thuật cho mình, phẫu thuật có thành công không, sau phẫu thuật có nhanh khỏi không, kinh tế gia đình có đủ tiền đóng viện phí không, ai là người chăm sóc cho mình, có ảnh hưởng đến công việc, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này……Mức độ quan tâm lo lắng của mỗi bệnh nhân là khác nhau, diễn biến tâm lý đó có tác động hai chiều tới sự thành công của cuộc phẫu thuật Tâm lý ổn định có thể giúp họ hồi phục nhanh hơn, ngược lại bệnh nhân quá lo lắng làm ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị
Đau sau phẫu thuật là một cảm giác đau do tổ chức bị phẫu thuật can thiệp, xuất hiện sau khi
mổ Mức độ đau tuỳ thuộc vào loại phẫu thuật, kỹ thuật mổ và mức chịu đựng của bệnh nhân Đau
là một triệu chứng lâm sàng gặp rất phổ biến trong nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm cả bệnh lý nội khoa và bệnh lý ngoại khoa.Việc đánh giá mức độ đau để có can thiệp kịp thời và phù hợp là việc làm cần thiết Xử trí đau là một phần không thể thiếu trong chăm sóc bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, thậm chí đau ít cũng cần phải theo dõi xem có biến chứng gì không ?Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị chăm sóc bệnh nhân, đau đến một mức độ nào đó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh, ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của người bệnh như giấc ngủ, bữa ăn, vận động… Trong lĩnh vực điều dưỡng, đau cũng gây ảnh hưởng nhất định đến công tác chăm sóc
Là những người thường xuyên có mặt ở bên cạnh bệnh nhân trong hầu hết thời gian ở bệnh viện
và là người chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc cho bệnh nhân Điều dưỡng cần trang bị cho mình nhiều kiến thức cũng như nhận thức đúng về vấn đề đau, tìm hiểu những lo lắng, những mong muốn của bệnh nhân để có thái độ giao tiếp, xử trí đúng đắn và kịp thời góp phần tăng hiệu
3 CNĐD, Phó phòng Điều dưỡng, SĐT: 0918510936, Email: ngantrangtndn@gmail.com
Hội đồng 3: BSCKII Nguyễn Văn Truyện ( CTHĐ), BSCKII Hoàng Kim Trọng, ThS Nguyễn Sĩ Tuấn, ThS.BS Lê
Trang 22Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 22
quả điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tâm lý của người bệnh trước và sau phẫu thuật tại khoa ngoại niệu bệnh viện đa khoa Thống Nhất năm 2014”.Với các mục tiêu sau :
1 Đánh giá tâm lý và một số hiểu biết của bệnh nhân trước phẫu thuật
2 Đánh giá một số khó chịu, mong muốn, mức độ đau của người bệnh sau phẫu thuật
3 Xác định một số yếu tố liên quan : giới tính, phương pháp phẫu thuật, phương pháp vô cảm với mức độ đau sau phẫu thuật Liên quan sợ rủi ro sau phẩu thuật, đau sau phẩu thuật với giới tính
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thiết kế nghiên cứu : Nghiên cứu mô tả, tiến cứu
3.2 Đối tượng nghiên cứu :
3.2.1 Dân số mục tiêu: Tất cả các bệnh nhân tại khoa ngoại Niệu được chỉ định mổ chương trình
- Bệnh nhân sau phẫu thuật trong vòng 36 giờ
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
b Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Bệnh nhân không thể giao tiếp trực tiếp bằng lời hoặc bằng chữ viết
3.3 Thu thập dữ kiện:
3.3.1 Phương pháp thu thập dữ kiện
- Phỏng vấn trực tiếp
3.3.2 Công cụ thu thập dữ kiện
- Phỏng vấn dựa vào bộ câu hỏi soạn sẵn
- Thước đo độ đau Likert 11 điểm
4.1.1 Phân bố theo tuổi:
Trang 234.1.2 Phân bố theo giới tính :
Nhận xét :Bệnh nhân nam trong mẫu
nghiên cứu là 59,5% cao hơn so với nữ 40,5%
Biểu đồ 2: Giới tính của các bệnh nhân (n=131)
4.1.3 Phân bố theo nghề nghiệp :
Nhận xét :Đa số bệnh nhân trong nhóm
nghiên cứu là hưu trí (29,8%), công nhân (25,2%), nông dân (15,3%)
Biểu đồ 3: Phân bố theo nghề nghiệp (n=131)
4.1.4 Phân bố theo trình độ học vấn : Nhận xét : Tỷ lệ bệnh nhân có trình độ
cấp III trong mẫu chiếm đa số (43,5%),kế đến là trình độ cấp II(37,4%), trình độ cấp
I chiếm(13,7%), thấp nhất là trình độ đại
học (5,3%)
Biểu đồ 4 : Phân bố theo trình độ học vấn (n=131)
4.1.5 Phân loại phẫu thuật:
Nhận xét: Phẫu thuật loại 3 chiếm đa số
(63,4%), phẫu thuật loại 1(22,9%), loại 2(13,7%)
Trang 24Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 24
phương pháp gây mê:
4.2 Hiểu biết của BN về phương pháp phẫu thuật và phương pháp gây mê :
4.2.1 Hiểu biết của người bệnh về phương pháp phẫu thuật
Bảng 2: Người bệnh được giải thích và hiểu biết về phương pháp phẫu thuật
Được giải thích * hiểu biết về
phương pháp phẫu thuật
Hiểu được phương pháp phẫu thuật Tổng cộng Hiểu Không hiểu
Nhận xét : Bác sĩ có giải thích phương pháp phẫu thuật cho người bệnh (95,4%), không giải thích
(4,6%), người bệnh hiểu được phương pháp phẫu thuật (94,7%), không hiểu (5,3%)
4.2.2 Hiểu biết của người bệnh về phương pháp vô cảm :
Bảng 3: Người bệnh được giải thích và hiểu biết về phương pháp vô cảm:
Được giải thích * hiểu biết về
Nhận xét : Bác sĩ có giải thích phương pháp gây mê cho người bệnh (85,5%), không giải thích
(14,5%), người bệnh hiểu (85,5%), không hiểu (14,5%)
4.3 Tâm lý của người bệnh trước mổ:
Bảng 4: Những lo lắng của người bệnh trước mổ:
Lo ảnh hưởng đến sức khỏe sau này 45 34,4 86 65,6
Lo bỏ bê công việc và lo đau đớn 23 17,6 108 82.4
Nhận xét :
- Lo sợ nhiều nhất của người bệnh trước phẫu thuật là nằm chung giường bệnh (48,9%), kế đến là
sợ rủi ro (44,3%), sợ không được bác sĩ giỏi phẫu thuật (42%), lo lắng về tiền viện phí (40.8%), lo
Trang 25không được ĐD chăm sóc tận tình(36,6%), lo đau đớn(35,9%), lo ảnh hưởng đến sức khỏe sau này(34,4%), lo bỏ bê công việc(12,2%)
- Không có mối liên quan giữa giới tính và lo lắng rủi ro OR = 0.722, p = 0.364
4.4 Tâm lý của người bệnh sau mổ :
Bảng 5: Khó chịu của người bệnh sau mổ:
- Không có mối liên quan giữa giới tính và đau sau mổ OR = 0.828, p = 0.773
Bảng 6: Khó chịu của người bệnh khi đau:
Bảng 7: Mong muốn của người bệnh sau mổ:
Nhận xét : Mong muốn nhiều nhất là giảm đau (88,5%), muốn uống nước (84%), muốn tháo bỏ các
sonde (70,2%), muốn làm điều gì đó (68,7%)
4.4.1 Lo lắng sau mổ về bệnh tật :
Nhận xét : Sợ phải mổ lại (40,5%), sợ
nhiễm trùng vết mổ (18,3%), sợ nhiễm trùng và mổ lại (10,7%)
Biểu đồ 6: Lo lắng về bệnh tật (n=131)
4.5.1 Mối liên quan giữa giới
tính và mức độ đau sau phẫu thuật :
Trang 26Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 26
Bảng 8: Mối liên quan giữa giới tính và mức độ đau sau phẫu thuật:
giá trị P Đau ít Đau v a Đau nhiều
Giới tính
30.8%
43 55.1%
11 14.1%
78 100%
6 11.3%
53 100%
29.8%
75 57.3%
17 13.0%
131 100%
Nhận xét: Tỷ lệ mức độ đau nhiều ở nam (14.1%) cao hơn so với nữ (11.3%) Sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 (p = 0,817)
4.5.2 Mối liên quan giữa phương pháp phẫu thuật và mức độ đau sau phẫu thuật
Bảng 9: Mối liên quan giữa phương pháp phẫu thuật và mức độ đau sau phẫu thuật
Phương pháp phẫu
thuật*mức độ đau
Mức độ đau Tổng Phép kiểm giá
trị P Đau ít Đau v a Đau nhiều
9 8.2%
110 100%
8 38.1%
21 100%
29.8%
75 57.3%
17 13.0%
131 100%
Nhận xét: Tỷ lệ mức độ đau nhiều ở mổ nội soi (8.2%) ít hơn so với mổ hở (38.1%) Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (p = 0,001)
4.5.3 Mối liên quan giữa phương pháp vô cảm và mức độ đau sau phẫu thuật :
Bảng 10: Mối liên quan giữa phương pháp vô cảm và mức độ đau sau phẫu thuật
Phương pháp vô
cảm*mức độ đau
Mức độ đau Tổng Phép kiểm giá
trị P Đau ít Đau v a Đau nhiều
9 27.3%
33 100%
ᵡ2
, p = 0,013
Tê tủy sống
29 29.6%
61 62.2%
8 8.2%
98 100%
29.8%
75 57.3%
17 13.0%
131 100%
Nhận xét : Tỷ lệ mức độ đau nhiều ở mê NKQ (27.3%) nhiều hơn so với tê tủy sống
( 8.2%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (p = 0,013)
IV NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN
1 Mức độ hiểu biết của người bệnh :
Qua khảo sát 131 người bệnh tại khoa ngoại Niệu bệnh viên Đa Khoa Thống Nhất chúng tôi nhận thấy sau khi được bác sĩ giải thích về phương pháp phẫu thuật, người bệnh hiểu được là 94.7%, không hiểu là 5.3% Hiểu về phương pháp vô cảm 85.5%, không hiểu 14.5% Với những bệnh nhân không được bác sĩ giải thích về phương pháp vô cảm họ cũng không đòi hỏi được giải thích vì có thể họ không hiểu gì về chuyên môn nhưng để bệnh nhân hiểu biết và yên tâm hơn đòi hỏi phẫu thuật viên và gây mê cần giải thích một cách chủ động và chi tiết hơn
Trang 272 Tâm lý của người bệnh trước phẫu thuật :
Mỗi bệnh nhân trước ngày phẫu thuật bao giờ cũng có lo lắng, Tại khoa ngoại Niệu bệnh viện
Đa Khoa Thống Nhất Theo kết quả nghiên cứu mức độ an tâm trước phẫu thuật của người bệnh là
khá cao 95.5%
Lo sợ nhiều nhất của người bệnh trước phẫu thuật là nằm chung giường bệnh (48,9%) Theo
chúng tôi nhận thấy khi nằm viện phải nằm chung gây nhiều khó khăn, phiền hà cho người bệnh
trong sinh hoạt Do đó việc xây dựng thêm phòng bệnh, sắp xếp phòng bệnh hợp lý, nhà vệ sinh
sạch sẽ giúp bệnh nhân an tâm điều trị
Lo sợ rủi ro (44,3%), sợ không được bác sĩ giỏi phẫu thuật (42%), lo lắng về tiền viện phí
(40.8%), lo không được ĐD chăm sóc tận tình (36,6%), lo đau đớn (35,9%), lo ảnh hưởng đến sức
khỏe sau này (34,4%), lo bỏ bê công việc (12,2%) Do đó việc quan tâm, động viên giúp người
bệnh tin tưởng vào bác sĩ phẫu thuật, tin tưởng điều dưỡng chăm sóc, bớt đi những lo lắng cho
người bệnh là rất cần thiết
3 Tâm lý của người bệnh sau phẫu thuật :
Sau phẫu thuật phần lớn khó chịu nhất là đau (91,6%), mặc dù đã được dùng thuốc giảm đau nhưng chỉ có 8.4% số bệnh nhân trả lời không đau sau phẫu thuật Ngược lại 91.6% bệnh
nhân vẫn còn khó chịu vì đau và ở nhiều mức độ khác nhau, gồm đau ít 29.8%, đau v a 57.3%, đau
nhiều 13.0% Như vậy đau sau phẫu thuật vẫn là vấn đề cần quan tâm
Ngoài đau còn tỷ lệ lớn người bệnh có cảm giác khó chịu như khát nước (86,3%), khó chịu do
đặt các ống sonde (74,8%), khó chịu trong người (80,9%) So với khảo sát khác của bệnh viện Việt
Đức năm 2005 thì các tỷ lệ này khá cao, tuy nhiên so sánh này chỉ có tính chất tham khảo Chúng ta
phải quan tâm để giúp đỡ người bệnh
Mong muốn nhiều nhất là giảm đau (88,5%), muốn uống nước (84%), muốn tháo bỏ các sonde
(70,2%), muốn làm điều gì đó (68,7%) Khi đau người bệnh vận động khó khăn (55%), ngủ ít
(29,8%), khó ngủ (7,6%), không ngủ được (7,6%), với các tỷ lệ mong muốn, khó khăn của bệnh
nhân là khá cao, theo ý kiến chúng tôi người Điều Dưỡng ngoài trách nhiệm chăm sóc an ủi người
bệnh, thực hiện y lệnh bác sĩ cần có kỹ năng tư vấn giải thích cho người bệnh và gia đình bệnh nhân
để họ có thể yên tâm phối hợp chăm sóc bệnh nhân tốt hơn
Dù đã giải thích cặn kẽ nhưng kết quả đánh giá này cũng cho thấy lo sợ phải mổ lại (40,5%), sợ
nhiễm trùng vết mổ (18,3%), sợ nhiễm trùng và mổ lại (10,7%) Chúng tôi nhận thấy việc điều trị
cho bệnh nhân đúng quy trình đảm bảo đúng kỹ thuật và nguyên tắc vô trùng khi thay băng sẽ giảm
tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ
4 Các yếu tố liên quan :
Theo kết quả nghiên cứu này thì phương pháp phẫu thuật (p = 0,001), phương pháp vô cảm (p =
0,013) là yếu tố liên quan đến mức độ đau sau phẫu thuật Do đó việc giải thích để người bệnh chọn
phương pháp phẫu thuật và phương pháp gây tê sẽ giúp bệnh nhân giảm được đau đớn
Giới tính không là yếu tố liên quan đến sự lo sợ rủi ro sau phẩu thuật OR = 0.722, p = 0.364,
đau sau phẩu thuật OR = 0.828, p = 0.773 và mức độ đau sau phẫu thuật (p = 0,817)
V KẾT LUẬN :
Kết quả nghiên cứu trên 131 bệnh nhân phẫu thuật tại khoa ngoại Niệu t 1/5/2014 30/8/2014
chúng tôi có một số kết luận sau : Tỷ lệ an tâm trước mổ là khá cao (95.5%), tâm lý lo lắng nhất của
bệnh nhân trước phẫu thuật là sợ nằm chung giường bệnh (48.9%), lo lắng sợ rủi ro (44.3%) Sau
phẫu thuật khó chịu nhất là đau (91,6%), mong muốn nhiều nhất là giảm đau (88,5%), Yếu tố liên
quan của đau nhiều sau mổ là phương pháp mổ hở p = 0,001, phương pháp gây mê nội khí quản
Trang 28Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 28
2 Bộ y tế (2008) Điều dưỡng ngoại II Nhà xuất bản giáo dục
3 Trần Đăng Luân (1987) “chuẩn bị tâm lý bệnh nhân trước mổ”, luận văn tốt nghiệp bác sĩ
nội trú, trường DHY Hà Nội
4 Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II-Nhà xuất bản giao thông vận tải - T10-2005 (trang 193, 198)
5 Nghiên cứu y học phụ trang 39(6) – 2005
6 Phạm Gia Cường(2005), “Đau”, nhà xuất bản y học, trang 8-12
7 Tập san y học TP.Hồ Chí Minh *tập 16*phụ bản của số 4*2012
8 Trần Lê Linh Phương (2008) Điều trị sỏi niệu bằng phẫu thuật ít xâm lấn Nhà xuất bản
Y học, trang 23-26
Tiếng nước ngoài:
9 Kiyohara L.Y et al (2004) ”Surgery information reduces anxiety in the pre-operative
period” Rev Hosp Clin Fac Med S Paulo, 59(2), pp 51- 56
10 Pager CK (2005) “Randomised controlled trial of preoperative information to improve
satisfaction with cataract surgery” Br J Ophthalmol, 89, pp 10 - 13
Trang 29KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ DÙNG THUỐC, TẬP LUYỆN VÀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT – ĐỒNG NAI NĂM 2014
Phạm Thị Hoài Vân 4 và cs
TÓM TẮT
Giới thiệu: Chạy thận nhân tạo định kỳ có thể kéo dài sự sống cho bệnh nhân suy thận mạn
tính nhưng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị suy giảm nghiêm trọng
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
Kết quả: Qua đánh giá bệnh nhân đái tháo đường type II điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa
khoa Thống Nhất, kết quả cho thấy, có kiến thức, thái độ đúng về dùng thuốc, tập luyện và chế độ
ăn uống
Tỷ lệ BN có kiến thức đúng về dùng thuốc: 64,3%,
Tỷ lệ BN có kiến thức đúng về tập ;uyện: 31,2%
Tỷ lệ Bn có kiến thức đúng về chế độ ăn uống: 36,9%
Tỷ lệ BN có thái độ đúng về dùng thuốc, tập luyện, chế độ ăn uống: 67,9%
Liên quan giữa kiến thức, thái độ về dùng thuốc, tập luyện và chế độ ăn uống với đặc điểm nhân khẩu học và nguồn nhận thông tin:
Có sự liên quan giữa kiến thức về dùng thuốc, tập luyện, chế độ ăn uống của BN ĐTĐ type 2 với dân tộc, nghề nghiệp, tiền căn gia đình (p<0,05)
Giới tính, trình độ học vấn có liên quan tới thái độ về tập luyện, dùng thuốc và chế độ ăn uống của bệnh nhân (p<0,05)
Kết luận: Kiến thức của bệnh nhân đái tháo đường type II có liên quan về dùng thuốc, tập
luyện, chế độ ăn uống là dân tộc, nghề nghiệp, tiền căn gia đình Giới tính, trình độ học vấn có liên quan tới thái độ về tập luyện, dùng thuốc và chế độ ăn uống
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh chuyển hóa mạn tính gây nhiều biến chứng, trở thành một trong
những bệnh hàng đầu gây tàn phế và tử vong cao trên toàn thế giới ĐTĐ là nguyên nhân gây tử
vong đứng hàng thứ tư trong những bệnh không lây nhiễm Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh ĐTĐ type 2 chiếm vào khoảng 85 – 95% tổng số người mắc bệnh ĐTĐ [5]
Việt Nam là một nước đang phát triển nằm trong khu vực Tây Thái Bình Dương, khu vực đang có những thay đổi lớn không chỉ về kinh tế mà cả về các lĩnh vực môi trường, hình thái bệnh tật Theo kết quả điều tra năm 2001, tỷ lệ bệnh ĐTĐ type 2 ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh là 4,9% Trong khi một báo cáo điều tra quốc gia năm
2002 cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ lứa tuổi t 30 đến 64 trong toàn quốc là 2,7%[5]
Gánh nặng của ĐTĐ type 2 ảnh hưởng tới nhiều nước trên toàn thế giới Ở Việt Nam, bệnh liên kết chặt chẽ với những thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, ít hoạt động thể lực, béo phì, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ĐTĐ type 2 liên quan đến những biến chứng mạn tính có thể dẫn đến mù lòa, suy thận và cắt cụt chi và cũng là nguy cơ chính gây bệnh lý tim mạch và các biến chứng phức tạp khác, ảnh hưởng của bệnh lớn nhất ở những BN trong độ tuổi lao động.[1]
Theo nghiên cứu của Michel và cộng sự, thực hiện đúng điều trị thuốc là một thành phần quan trọng cho BN ĐTĐ Trong kết quả nghiên cứu của tác giả, 49% bệnh nhân thực hiện điều trị thuốc tốt, 39% thực hiện trung bình và 12% thực hiện kém [15]
Vì vậy nghiên cứu kiến thức, thái độ về dùng thuốc, tập luyện và chế độ ăn uống của BN ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú là rất quan trọng Nghiên cứu này sẽ góp phần trong việc xây dựng một chương trình giáo dục sức khỏe và lựa chọn phương pháp truyền thông phù hợp về thực hiện dùng thuốc, tập luyện và chế độ ăn uống để nâng cao kiến thức, thái độ của BN ĐTĐ type 2 nhằm làm giảm bớt các biến chứng, giảm bớt thời gian nhập viện và chi phí điều trị
4 CĐĐD, Nhân viên khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình, SĐT: 0927331654, Email: hoaivanbvtn@gmail.com
Hội đồng 4: BSCKII Nguyễn Hòa Hiệp (CTHĐ), BSCKII Nguyễn Văn Phúc, BSCKII Nguyễn Anh Vương
Trang 30Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 30
Câu hỏi nghiên cứu:
Mức độ kiến thức, thái độ đúng về dùng thuốc, tập luyện và chế độ ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú như thế nào?
Có mối liên quan giữa kiến thức, thái độ về dùng thuốc, tập luyện và chế độ ăn uống ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú với đặc điểm nhân khẩu học – xã hội học và nhận thông tin hay không?
Mục tiêu nghiên cứu
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Chọn mẫu thuận tiện, không xác suất
2.3.2.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Bệnh nhân đái tháo đường type 2 có chẩn đoán
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
2.3.2.4 Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân bị bệnh cấp tính, bệnh tâm thần hoặc suy giảm nhận thức
- Bệnh nhân không thể trả lời phỏng vấn
2.4 Liệt kê biến số và định nghĩa biến số
2.4.1 Biến số thông tin cá nhân
1 Biến số giới: là biến nhị giá, với hai giá trị là nam và nữ
2 Biến số tuổi: là biến định lượng không liên tục, được ghi nhận theo năm sinh của bệnh nhận
3 Biến số dân tộc: biến danh định, gồm hai giá trị: dân tộc Kinh và dân tộc khác
4 Biến số tình trạng hôn nhân: là biến nhị giá với 2 giá trị: có gia đình, không có gia đình
5 Biến số nghề nghiệp: là biến thứ tự, gồm các giá trị: Thất nghiệp, công nhân viên chức; già hưu trí; nghề tự do (buôn bán, nội trợ, làm rẫy, …)
6 Biến số trình độ học vấn: là biến thứ tự, gồm các giá trị: không biết chữ, tiểu học - trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp trở lên
Trang 317 Biến số bảo hiểm y tế: là biến nhị giá, gồm hai giá trị: có, không
8 Biến số thời gian mắc bệnh: biến định lượng, ghi nhân theo năm người bệnh được chẩn đoán mắc ĐTĐ type 2, gồm các giá trị: < 5 năm, 5 – 10 năm, trên 10 năm
9 Biến số bệnh kèm theo: là biến định tính, gồm các giá trị: bệnh tim mạch, thận, mắt, thần kinh, bệnh khác, không có bệnh
10 Biến số nhận được thông tin hướng dẫn: là biến nhị giá có 2 giá trị: có, không
11 Biến số nguồn cung cấp thông tin: là biến định tính, gồm các giá trị: nhân viên y tế, báo chí, tờ rơi, câu lạc bộ ĐTĐ, ti vi - đài phát thanh, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
2.4.2 Biến số kiến thức và thái độ:
Biến số kiến thức là biến định tính, bao gồm hai giá trị: kiến thức đúng và kiến thức chưa đúng (sai hoặc không biết)
Biến số thái độ là biến định tính, bao gồm hai giá trị: thái độ đúng và thái độ chưa đúng
2.5 Thu thập số liệu
2.5.1 Bối cảnh nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành tại phòng khám nội tiết, bệnh viện đa khoa Thống Nhất – Đồng Nai t tháng 03 - 06/2014
2.5.4 Kiểm soát sai lệch và biện pháp khắc phục
2.5.4.1 Biện pháp kiểm soát sai lệch chọn lựa
Định nghĩa rõ ràng đối tượng cần khảo sát căn cứ vào tiêu chuẩn được chọn và tiêu chuẩn loại tr
2.5.4.2 Kiểm soát sai lệch thông tin
Thiết kế bộ câu hỏi đúng mục tiêu, rõ ràng dễ hiểu
Tập huấn cho các cộng sự, thu thập đủ thông tin, trung thực
Nghiên cứu thử trước 20 đối tượng để điều chỉnh lại bộ câu hỏi
2.6 Xử lý và phân tích số liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm Excel, Epidata 3.1
Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 12.0
2.7 Khả năng khái quát và tính ứng dụng
Kết quả nghiên cứu sẽ xác định được mức độ kiến thức, thái độ về thực hiện dùng thuốc, tập luyện và chế độ ăn uống, giúp các nhà quản lý và chuyên môn y tế xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe cho BN đái tháo đường phù hợp và hiệu quả hơn Khi kiến thức và thái độ của BN đái tháo đường được nâng cao sẽ góp phần nâng cao khả năng thực hiện dùng thuốc, tập luyện và chế
độ ăn uống t đó sẽ làm giảm các biến chứng nặng nề góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm chi phí điều trị
III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
3.1.2 Đặc điểm về tuổi
Trang 32Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 32
Nhận xét: Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 60 ± 10,08 tuổi, nhỏ nhất là 23 và lớn nhất là
95 Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Vũ Thị Là năm 2010 là 60 ± 12 Trong đó độ tuổi 50 –
59 chiếm tỷ lệ cao nhất 33% [8] Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn một số nghiên cứu khác có thể do cách thu thập số liệu và phân bố dân số ở t ng địa phương khác nhau
3.1.3 Đặc điểm về dân tộc
Nhận xét: Số người mắc bệnh ở dân tộc Kinh chiếm đa số (77,1%)
Nghiên cứu của Trần Chiêu Phong: Dân tộc kinh chiếm tỷ lệ 92,7% [10]
3.1.4 Đặc điểm về hoàn cảnh sống
Nhận xét: BN sống với gia đình chiếm 98,1%, 1,9% BN sống một mình
3.1.5 Đặc điểm về nghề nghiệp
Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là bệnh nhân có nghề nghiệp già, hưu trí với 44,9%, tiếp theo
đó thất nghiệp 32,2%, mắc bệnh thấp nhất là công nhân, viên chức 8,5% Theo Phạm Hữu Trí tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm già và hưu trí chiếm 57%, lao động chân tay chiếm 27%.[9] Kết quả của chúng tôi có sự khác biệt vì đặc điểm phân bố nghề nghiệp của t ng nơi khác nhau
3.1.6 Đặc điểm về trình độ học vấn
Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân có trình độ tiểu học – THCS 57,5%, không biết chữ chiếm tỷ lệ khá
cao 28,8%, thấp nhất là bệnh nhân có trình độ trung cấp trở lên 2,8% Theo NC Vũ Thị Là BN có trình độ tiểu học – trung học cơ sở chiếm 57,5%, BN không biết chữ 13,2%, trên trung cấp 18,9% [8] Điều này có thể do tỉnh Đồng Nai là tỉnh công nghiệp phát triển, nghề nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, nên trình độ học vấn còn hạn chế
3.1.7 Đặc điểm về bảo hiểm y tế
Nhận xét: Trong số 423 BN tham gia nghiên cứu, BN có bảo hiểm y tế chiếm 99,5%, không có bảo
hiểm y tế chiếm tỷ lệ thấp 0,5% Điều này là phù hợp vì đây là một bệnh mạn tính phải điều trị lâu dài rất tốn kém
3.1.8 Đặc điểm về thời gian mắc bệnh
Nhận xét: Trung bình thời gian mắc bệnh là 6,7 ± 3,27, lớn nhất là 25 năm, nhỏ nhất là 1 năm
Trong đó BN mắc bệnh 5 – 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 49,0%
Kết quả này khác với nghiên cứu của Bùi Thị Khánh Thuận thời gian mắc bệnh trung bình
là 7,3 ± 6,48 năm [5] Nghiên cứu của Shah thời gian mắc bệnh trung bình là 8,2 ± 6,8 năm [18]
Sở dĩ có sự khác nhau là do nghiên cứu ở những vùng khác nhau, nền kinh tế phát triển, hệ thống y
tế phát triển nên quy trình quản lý và điều trị bệnh ĐTĐ tốt hơn, tuổi thọ người dân cao hơn, nên thời gian trung bình mắc bệnh cũng cao hơn
3.1.9 Đặc điểm về tiền căn gia đình mắc bệnh ĐTĐ
Nhận xét: Có 27,4% số BN có người nhà mắc bệnh ĐTĐ Theo nghiên cứu của Vũ Thị Là có 34%
số bệnh nhân có người thân trong gia đình mắc bệnh [8]
3.1.10 Đặc điểm về bệnh kèm theo và biến chứng
Nhận xét: Bệnh nhân ĐTĐ có kèm theo bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất 48,0%, bệnh thận và
thần kinh cùng chiếm tỷ lệ 2,4%
3.1.11 Đặc điểm về nhận được thông tin hướng dẫn
Nhận xét: Đa số bệnh nhân nhận được thông tin hướng dẫn về dùng thuốc, tập luyện và chế độ ăn
uống 99,0%, bệnh nhân không nhận được chiếm tỷ lệ nhỏ 1,0%
3.1.12 Đặc điểm về nguồn thông tin nhận được:
Nhận xét: Nguồn thông tin BN nhận được nhiều nhất là t nhân viên y tế chiếm 94,0% Theo
nghiên cứu của Gul, BN nhận được thông tin bề bệnh t nhân viên y tế là 78% [13] Điều này cho thấy việc tuyên truyền hướng dẫn về dùng thuốc, tập luyện và chế độ ăn uống cho bệnh nhân ĐTĐ
đã được quan tâm rất nhiều
3.2 Kiến thức về dùng thuốc, tập luyện, chế độ ăn của BN ĐTĐ type 2
3.2.1 Tỷ lệ kiến thức về dùng thuốc của bệnh nhân ĐTĐ type 2
Nhận xét: Hầu hết BN biết cách dùng thuốc đúng liều như bác sĩ kê đơn Tuy nhiên cũng
còn 19,1% BN chưa biết về tác dụng phụ của thuốc Theo nghiên cứu của Nguyễn Trung Kiên và
CS, kiến thức về dùng thuốc của BN ĐTĐ type 2 chiếm tỷ lệ 95,38% [7] Việc BN không có kiến
Trang 33thức về dùng thuốc có thể gây những hậu quả nghuy hiểm Vì vậy, việc trang bị kiến thức về dùng thuốc có thể giúp BN ngăn ng a được những diễn biến xấu và có hướng xử trí kịp thời
3.2.2 Tỷ lệ kiến thức về tập luyện của bệnh nhân ĐTĐ type 2
Nhận xét: Chỉ có 31,2% bệnh nhân trả lời đúng > 75% câu hỏi về tập luyện Nghiên cứu của Shah,
tỷ lệ này là 83,16% [18] Rèn luyện cơ thể thường xuyên là biện pháp điều trị bắt buộc trong điều trị bệnh ĐTĐ Hoạt động thể lực làm cơ thể tiêu thụ đường dễ dàng, do đó làm giảm lượng đường máu, cải thiện tình trạng sức khỏe Luyện tập đúng và khoa học làm cho tinh thần hoạt bát, nhanh nhẹn, sảng khoái, làm tăng sức đề kháng với các stress Vì vậy cần tuyên truyền sâu rộng giúp BN
có kiến thức tập luyện tốt giúp điều trị hiệu quả
3.2.3 Tỷ lệ kiến thức về chế độ ăn uống của bệnh nhân ĐTĐ type 2
Nhận xét: Chế độ dinh dưỡng cho đái tháo đường rất quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết
Giữ các bữa ăn đúng giờ, hạn chế mỡ động vật, ăn nhiều rau, không được bỏ bữa ngay cả khi không muốn ăn, chế biến thức ăn dưới dạng luộc và nấu là chính, không nên ăn nhiều trái cây ngọt, tránh các đồ uống có rượu Kết quả cho thấy có 36,9% BN trả lời đúng >75% câu hỏi về chế độ ăn uống Kiến thức về chế độ ăn uống của BN chưa tốt ảnh hưởng đến kết quả điều trị vì mục tiêu đầu tiên của điều trị ĐTĐ type 2 là chế độ ăn uống và tập luyện, để thay đổi một thói quen trong ăn uống là rất khó nên cần hướng dẫn BN thực hiện tốt chế độ ăn uống giúp hạn chế biến chứng xảy ra và cải thiện chất lượng cuộc sống
3.3 Thái độ về dùng thuốc, tập luyện, chế độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ type 2
Nhận xét: Có 67,9% bệnh nhân có thái độ đúng và 32,1% bệnh nhân có thái độ chưa đúng về dùng
thuốc, tập luyện và chế độ ăn uống
Theo Bùi Thị Khánh Thuận: không uống rượu bia 91,7%, Sử dụng dầu ăn thực vật thay cho
mỡ động vật chiếm 77% [6] Theo nghiên cứu cuả Hawal cân bằng tập thể dục, thực phẩm và thuốc chiếm 48,9%, tầm quan trọng của thuốc là 46,2% [14] Sở dĩ có sự khác nhau về tỷ lệ có thể do nghiên cứu ở những vùng miền và các quốc gia khác nhau nên có những phong tục và sự hiểu biết khác nhau Do đó cần có sự lỗ lực hơn nữa của nhân viên y tế để thúc đẩy mức độ hiểu biết của bệnh nhân đái tháo đường cho việc cải thiện thái độ về dùng thuốc, tập luyện và chế độ ăn uống
3.4 Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học - xã hội học, nhận thông tin với kiến thức dùng thuốc, tập luyện và chế độ ăn uống của bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú (n = 423)
Nhận xét: Trong các đặc điểm trên chỉ có 3 đặc điểm dân tộc p = 0,027, nghề nghiệp với p =
0,003, tiền căn gia đình với p < 0,001 là có liên quan tới kiến thức của bệnh nhân ĐTĐ type 2 Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê
3.5 Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học, nhận thông tin với thái độ dùng thuốc, tập luyện, chế độ ăn uống của BN ĐTĐ type 2
Nhận xét: Trong các đặc điểm trên chỉ có giới tính kê với p = 0,028, trình độ học vấn của BN với p
= 0,015 là có liên quan tới thái độ của bệnh nhân ĐTĐ type 2 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
Tỷ lệ Bn có kiến thức đúng về chế độ ăn uống: 36,9%
Tỷ lệ BN có thái độ đúng về dùng thuốc, tập luyện, chế độ ăn uống: 67,9%
4.2 Liên quan giữa kiến thức, thái độ về dùng thuốc, tập luyện và chế độ ăn uống với đặc điểm
nhân khẩu học và nguồn nhận thông tin:
Có sự liên quan giữa kiến thức về dùng thuốc, tập luyện, chế độ ăn uống của BN ĐTĐ type
2 với dân tộc, nghề nghiệp, tiền căn gia đình (p<0,05)
Giới tính, trình độ học vấn có liên quan tới thái độ về tập luyện, dùng thuốc và chế độ ăn
uống của bệnh nhân (p<0,05)
Trang 34Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 34
- Làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu tiếp theo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1 Cockram C S (2004) "Những vấn đề và quan niệm mới trong quản lý bệnh đái tháo đường type
2" Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr 239 - 241
2 Diệp Thị Thanh Bình (2009) "Chẩn đoán và sàng lọc bệnh đái tháo đường tại Việt Nam"
Khuyến cáo về bệnh đái tháo đường Hội nội tiết và đái tháo đường Việt Nam, Nhà xuất bản
y học, tr 11 - 14
3 Lại Quang Giao (2007) Khảo sát đặc điểm bệnh đái tháo đường type 2 trong cán bộ chiến sĩ lực
lượng công an nhân dân điều trị tại bệnh viện 30 - 4, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
4 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2010) Kiến thức, thái độ về sử dụng thuốc và sự tuân thủ dùng thuốc của
bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
5 Tạ Văn Bình (2006) Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam các phương pháp điều trị và biện
pháp dự phòng, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr 53 - 81."Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh đái tháo đường type 2" Tạp chí thông tin y dược, (Số 1), tr 12 - 15
Tạ Văn Bình và CS (2004) "Các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường tại khu vực nội thành 4 thành phố lớn” Nhà xuất bản Y học, tr 242 - 252
6 Bùi Thị Khánh Thuận (2009) Kiến thức, thái độ, hành vi về chế độ ăn và tập luyện ở người bệnh
đái tháo đường type 2, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
7 Nguyễn Trung Kiên, Lưu Thị Hồng Vân (2011) "Nghiên cứu kiến thức, thực hành về ĐTĐ của
bệnh nhân ĐTĐ2 tại BVĐK Hòa Bình - tỉnh Bạc Liêu năm 2010" Tạp chí Y học thực hành,
Bộ Y tế, số 5 (763), tr 20- 23
8 Vũ Thị Là (2010) Kiến thức thái độ và hành vi tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo
đường type 2 khám và điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y
dược Thành phố Hồ Chí Minh
9 Phạm Hữu Trí (2008) Kiến thức, thái độ, thực hành về chế độ điều trị của bệnh nhân đái tháo
đường type 2 điều trị tại phòng khám Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức năm 2007, Luận
án chuyên khoa cấp II, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
10 Trần Chiêu Phong, Lê Hoàng Ninh (2006) "Kiến thức - thái độ - thực hành về dự phòng biến
chứng đái tháo đường của bệnh nhân đái tháo đường tại trung tâm y tế quận 1, Thành phố
Hồ Chí Minh" Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 10 (1), tr 33 - 37
Tiếng Anh
11 Albert I W., Thomas M S (2006) "Medication Compliance Resesrch: Still So Far to Go" The
Journal of Applied Research, 131 (3)
12 Bosworth H B "Medicatioc Adherence: Making the case for Increased Awareness" Duke
University Medical Center
13 Gul N (2010) "Knowledge, attitudes and practices of type 2 diabetic patients" Journal of Ayub
Medical College Abbottabad, 22 (3), pp 128 – 131
14 Hawal N P., Shivaswamy M S., Kambar S., Patil S., Hiremath M B (2012) International
Multidisciplinary Research Journal, 2 (12), pp 31 - 35
Trang 3515 Michel T., & et, al (2012) "Medication Adherence in Type 2 Diabetes: The ENTRED Study
2007, a French Population - Based Study" Plos one, 7 (3), e32412
16 Su Hui., Chan K H., Lian Z Y., Chuah Y H., Waseem A N., Kadirvelu (2012) "Reality vs
Illusion: knowledge, Attitude and Practice among Diabetic Patients" International Journal
of Collaborative Research on Internal Medicine & Public Health, 5, pp 723 - 732
17 Stretcher V., & Rosenstock I M (1997) "The Health belief model In GanzK., Lewis F M., &
Rimer B K (Eds)" Health Behavior and Health Education: Theory, Research and practice,
San Francisco: Jossey - Bass Reprinted with permission,
18 Shah V N., Kamdar P K., Shah N (2009) "Assessing the knowledge, attitudes and practice of
type 2 diabetes among patients of Saurashtra region, Gujarat" International Journal of Diabetes in Developing Countries, 29 (3), pp 118 - 122
Trang 36Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 36
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN CHẠY THẬN NHÂN TẠO ĐỊNH KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI
NĂM 2014
Cao Thị Hải Yến5 và cs
TÓM TẮT
Giới thiệu: Chạy thận nhân tạo định kỳ có thể kéo dài sự sống cho bệnh nhân suy thận mạn
tính nhưng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị suy giảm nghiêm trọng
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
Kết quả: Qua đánh giá chất lượng cuộc sống của 390 bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân
tạo định kỳ bằng bộ câu hỏi KDQOL – SF tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất, kết quả cho thấy,
điểm số chất lượng cuộc sống trung bình của bệnh nhân là 40,8 ± 9,9, điểm số tác động bệnh thận
là 60,3 ± 8,0 Tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và việc làm liên quan có ý nghĩa đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân (p<0,05) Bệnh mạn tính đi kèm, thời gian chạy thận, thiếu máu, giảm albumine/máu, chỉ số Kt/V thấp liên quan có ý nghĩa với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ (p <0,05)
Kết luận: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ ở
mức độ thấp Tuổi, trình độ học vấn, việc làm, thời gian chạy thận, thiếu máu, bệnh mạn tính đi kèm
và chỉ số Kt/V thấp là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
T khóa: Chất lượng cuộc sống, KDQOL – SF, suy thận mạn tính, thận nhân tạo định kỳ
QUALITY OF LIFE AMONG END STAGE RENAL DISEASE PATIENTS
ON HEMODIALYSIS AT THONG NHAT HOSPITAL ABSTRACT
Introduction: Hemodialysis (HD) can prolong survival for patient with end stage renal
disease (ESRD), but physical, psychological and social issues that has been affected seriously and can reduce their QoL
Methods: This study was a cross-sectional study Face-to-face interviews using a Kidney
Disease Quality of Life - Short Form (KDQOL-SF™1.3) questionnaire (which consisted of SF-36 and kidney disease questionnaires) were conducted during April-August 2014 with 390 patients receiving hemodialysis at Thong Nhat hospital, Dong Nai
Results: Mean scores of quality of life were 40,8 ± 9,9, Mean scores of kidney disease were
60,3 ± 8,0 Age, gender, education level, marital status, work status were significant association with KDQOL - SF scores (p <0,05) There was a significant association between comorbidities and dialysis duration with KDQOL – SF scores (p<0,05) There was a significant positive correlation between serum Hb, Alb concentration, Kt/V with KDQOL – SF scores (p<0,05)
Conlutions: Quality of life of hemodialysis patients was poor Age, education level, marital
status, work status comorbidities, dialysis duration, Hemoglobin, Albumine oncentration, Kt/V were factors that reduded quality of life of patients with hemodialysis
Keywork: hemodialysis, KDQOL – SF, End stage renal disease, quality of life
lượng cuộc sống là “Sự đo lường các mối quan hệ kết hợp về thể chất, tinh thần, sự tự hài lòng và
mức độ hoạt động độc lập của của cá nhân cũng như sự tác động của các mối quan hệ này với các
đặc tính nổi bật trong hoàn cảnh sống của người đó” Các phương pháp điều trị thay thế thận có thể
kéo dài sự sống cho bệnh nhân nhưng CLCS của họ bi suy giảm nghiêm trọng Theo Lê Việt Thắng
5 ThSĐD, Phó phòng Điều dưỡng, SĐT: 0942277990, Email: caohaiyenbvtn@yahoo.com
Hội đồng 2: BSCKII Trần T Quỳnh Hương (CTHĐ), BSCKII Nguyễn Ngọc Thanh Quyên, BSCKII Đinh Đức Hòa, ThS.BS Đặng Ngọc Quý Huệ
Trang 37(2012), CLCS trung bình của bệnh nhân suy thận mạn thận nhân tạo định kỳ là 40,7 ± 19,4 điểm [2] Kim (2013), CLCS trung bình 41,9 điểm; Tác động bệnh thận 62,1 điểm [6]
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định điểm số chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ tại bệnh viện Thống Nhất, Đồng Nai năm
2014
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
- Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo định kỳ tại khoa Thận nhân tạo, bệnh viện Thống Nhất - Đồng Nai t tháng 04 2014 đến tháng 08/2014
- Cỡ mẫu: Công thức tính dựa vào ước lượng tỉ lệ trên dân số hữu hạn:
N = 456 (Số bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại khoa Thận nhân tạo) p = 0,5; Z = 1,96; d
= 0,05; α = 0,05 n = 223, lấy hết mẫu đủ tiêu chuẩn = 390
- Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu: Chọn mẫu thuận tiện, (i) Bộ câu hỏi về đặc điểm nhân khẩu học; (ii) Thang đánh giá CLCS và bệnh thận là bộ câu hỏi tự đánh giá KDQOL – SF[5];
(iii) Xét nghiệm huyết học và hóa sinh
2.2 Phân tích và xử lý số liệu
Nhập dữ liệu bằng Microsoft Exel, Phân tích và xử lý bằng phần mềm Stata 12.0
III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC CỦA DÂN SỐ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của dân số nghiên cứu (n = 390)
53,6 46,4
56,7 43,3
9,7 67,2 23,1
34,4 36,2 25,6 3,9
Trang 38Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 38
22,3 Nhận xét: Mẫu nghiên cứu có tuổi trung bình là 48,5 ± 15,1 nhóm tuổi t 30 – 59 tuổi có tỉ lệ cao
nhất (66,1%) Giới nam chiếm ưu thế (53,6%) Đa số là bệnh nhân đã kết hôn (67,2%), đang làm việc (39,5%) và học vấn mức trung học cơ sở (36,2%)
3.2 ĐIỂM SỐ CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG VÀ TÁC ĐỘNG BỆNH THẬN CỦA DÂN SỐ NGHIÊN CỨU
3.2.1 Điểm trung bình sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, tác động bệnh thận và điểm số chất lƣợng cuộc sống của dân số nghiên cứu
Bảng 3.2: Điểm trung bình sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, tác động bệnh thận và điểm
số chất lƣợng cuộc sống của dân số nghiên cứu (n =390)
Thành phần
Trung bình (Độ lệch chuẩn)
Trung vị (Tứ phân vị)
<0.001
61,4 ± 6,4 57,8 ± 7,2 51,6 ± 6,9
57,1 ± 7,9 56,3 ± 7,4 0,269
<0,001
58,4 ± 6,6 56,5 ± 7,4 55,9 ± 7,6
0,073
Học vấn
≤ Tiểu học THCS THPT C.đẳng Đ.học
37,2 ± 9,3
40 ± 8,5 44,1 ± 10,3 44,7 ± 14,7
<0,001
55 ± 7,6 56,8 ± 7,4 58,4 ± 7,5 59,7 ± 8,4
0,002
Việc làm
Thất nghiệp Đang làm việc Già/nghỉ hưu
41,3 ± 6,7 46,7 ± 10,4 33,4 ± 6,5
<0.001
57,1 ± 7,1 58,4 ± 7,4 48,3 ± 3,8
<0,001 Nhận xét: Có mối liên quan giữa điểm số CLCS, TĐBT với tuổi, học vấn, hôn nhân và việc làm của BN, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,05)
3.4 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA DÂN SỐ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.4: Đặc điểm lâm sàng của dân số nghiên cứu (n = 390)
Trang 39Đặc điểm Trung bình Tần số Tỉ lệ (%) Thời gian chạy thận (tháng)
Bảng 3.5: Liên quan giữa điểm số chất lƣợng cuộc sống – Tác động bệnh thận và một số đặc
điểm lâm sàng của dân số nghiên cứu (n = 390)
0,015 58,7 ± 7,9
55,3 ± 7,5
0,042
Nhận xét: Có sự khác biệt có về điểm số CLCS và TĐBT giữa nhóm BN có thời gian chạy thận ≤
60 tháng và > 60 tháng, có bệnh hay không có bệnh đi kèm (p < 0,05)
3.6 ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG CỦA DÂN SỐ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.6: Đặc điểm cận lâm sàng của dân số nghiên cứu (n = 390)
Nhận xét: Đa số bệnh nhân có nồng độ albumine trong máu < 3,5g/dL (60,5%) Nhóm bệnh nhân
có nồng độ Hb trong máu < 10g/dL chiếm tỉ lệ cao nhất (42,5%) Trong thời điểm nghiên cứu, bệnh nhân lọc máu có hiệu quả là 64%
Trang 40Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 40
3.7 MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐIỂM SỐ CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG CỦA DÂN SỐ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.7: Liên quan giữa chất lƣợng cuộc sống - tác động bệnh thận và một số đặc điểm cận
lâm sàngcủa dân số nghiên cứu (n = 390) Biến số Chất lƣợng cuộc sống Tác động bệnh thận
Tuổi (năm) - 0,449 < 0,001 - 0,460 < 0,001 Nồng độ Hemoglobin (g/dL) 0,208 < 0,001 0,150 0,013 Nồng độ Albumin (g/dL) 0,144 0,023 0,375 < 0,001
Nhận xét: Tuổi tương quan nghịch với CLCS và TĐBT (p <0,001) Nồng độ Hemoglobin, albumin
trong máu và chỉ số Kt V tương quan thuận với CLCS và TĐBT (p <0,05)
IV BÀN LUẬN
4.1 Điểm số chất lƣợng cuộc sống của dân số nghiên cứu:
Bảng 4.8: So sánh điểm số SKTC, SKTT, TĐBT với nghiên cứu khác
Thành phần
DOPPS Mỹ (n = 150)
Nhật Bản (n = 231)
Hàn Quốc (n = 237)
Chúng tôi (n = 390)
mạn chạy thận nhân tạo định kỳ có điểm số sức khỏe thể chất thấp hơn sức khỏe tinh thần và đều ở mức dưới trung bình (≤ 50 điểm) Điều này có thể giải thích do tác động của bệnh thận, bệnh đi kèm và của quá trình lọc máu lâu dài ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất của bệnh nhân nhiều hơn so với sức khỏe tinh thần dẫn đến sức khỏe thể chất suy giảm nhanh hơn T đó cho thấy việc chạy thận nhân tạo định kỳ có thể giúp bệnh nhân duy trì sự sống, hạn chế được những tác động của bệnh nhưng những vấn đề về triệu chứng bệnh, gánh nặng kinh tế, xã hội vẫn ảnh hưởng đáng kể đến CLCS của bệnh nhân
4.2 Liên quan giữa điểm số chất lƣợng cuộc sống và đặc điểm nhân khẩu học
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự liên qua giữa điểm số CLCS với tuổi, trình
độ học vấn, tình trạng hôn nhân và việc làm (p <0,05) Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của DOPPS Mỹ (2007) [8], Manns (2003)[7], Lê Việt Thắng (2012) [2] Điều này cho thấy, tuổi càng
lớn, tình trạng hôn nhân không hạnh phúc, trình độ học vấn thấp, thất nghiệp có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ
4.3 Liên quan giữa điểm số chất lƣợng cuộc sống và một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của dân số nghiên cứu
Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, nhóm BN có bệnh mạn tính đi kèm có chất lượng cuộc sống thấp hơn so với những BN suy thận mạn đơn thuần (p = 0,015) Kết quả này tương tự
như trong nghiên cứu của Manss (2003) [7] và Van (2012) [11] Vì vậy, việc xây dựng chương
trình giáo dục sức khỏe và quản lý tốt bệnh mạn tính đi kèm, đặc biệt là quản lý tốt quy trình lọc thận, tránh lây nhiễm cho BN là một trong những mục tiêu quan trọng của đội ngũ điều dưỡng
Theo tác giả Van (2012) [11], thời gian chạy thận càng dài, CLCS của bệnh nhân càng suy
giảm Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự (p = 0,002); điều này có thể được giải thích rằng sau quá trình chạy thận định kỳ BN có thể cải thiện CLCS và hạn chế được tác động của bệnh thận, nhưng tới một giới hạn nhất định, CLCS của bệnh nhân sẽ giảm dần và tác động bệnh