1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

5 bộ đề thi thử THPT quốc gia môn ngữ văn (có đáp án)

37 1,9K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Nội dung: kể về việc một vị vua muốn lựa chọn người kế vị bằng cách thử lòng trung thực của mọi người từ những hạt giống hoa đã được nướng chín và chỉ có duy nhất cô gái tên Serena là ng

Trang 1

SỞ GD&ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 4

-ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ÔN THI THPT

QUỐC GIA Năm học 2015 – 2016 Môn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 180 phút

Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Vị vua và những bông hoa

Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế

vị mình Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này

sẽ được lên ngôi.

Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng được bông hoa đẹp nhất Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm.

Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tới cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng Nhà vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena Ngài hỏi “tại sao chậu hoa của cô không có gì?”

“Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại” – cô gái trả lời.

“Không, cô không thất bại Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm Ta không biết tất cả những bông hoa đẹp này ở đâu

ra Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được vương miện Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này” (Dẫn theo Quà tặng cuộc sống)

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0,25 điểm)

Câu 2 Nêu nội dung chính của văn bản trên (0,5 điểm)

Câu 3 Hãy giải thích vì sao cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng ? (0,25 điểm)

Câu 4 Anh/chị hãy rút ra bài học cho bản thân khi đọc xong câu chuyện trên Trả lời trong

khoảng 5-7 dòng (0,5 điểm)

Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Thuyền và biển

Em sẽ kể anh nghe

Chuyện con thuyền và biển:

"Từ ngày nào chẳng biết

Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết

Trang 2

Thuyền nghe lời biển khơi

Cánh hải âu, sóng biếc

Ðưa thuyền đi muôn nơi

Lòng thuyền nhiều khát vọng

Và tình biển bao la

Thuyền đi hoài không mỏi

Biển vẫn xa còn xa

Những đêm trăng hiền từ

Biển như cô gái nhỏ

Thì thầm gửi tâm tư

Quanh mạn thuyền sóng vỗ

Cũng có khi vô cớ

Biển ồ ạt xô thuyền

(Vì tình yêu muôn thuở

Có bao giờ đứng yên?)

Thuyền đi đâu, về đâu

Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau - rạn vỡ

Nếu từ giã thuyền rồi Biển chỉ còn sóng gió”

Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố.

(Dẫn theo Thơ Xuân Quỳnh, NXB Giáo Dục,

2014)

Câu 5 Bài thơ trên viết về đề tài gì? Viết theo thể thơ nào? (0,25 điểm)

Câu 6 Hãy nêu nội dung chính của bài thơ trên (0,5 điểm)

Câu 7 Trong bài thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào qua hai hình ảnh thuyền, biển? (0,25 điểm)

Câu 8 Hãy nhận xét quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh trong bài thơ trên Trả lời trong

khoảng 5-7 dòng (0,5 điểm)

Phần II Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

Có nhận định cho rằng: Người trẻ hiện nay “xấu xí” Hãy viết bài văn trình bày ý kiến

của anh (chị) về nhận định trên

Câu 2 (4,0 điểm):

Sự kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại trong đoạn thơ sau:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Trang 3

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

(Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.111)

……… HẾT………

Họ tên thí sinh ….……… SBD ………

Trang 4

Thời gian làm bài: 180 phút

Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính là phương thức tự sự/tự sự (0,25 điểm)

Câu 2 Nội dung: kể về việc một vị vua muốn lựa chọn người kế vị bằng cách thử lòng

trung thực của mọi người từ những hạt giống hoa đã được nướng chín và chỉ có duy nhất cô

gái tên Serena là người chiến thắng nhờ lòng trung thực của mình; thông qua câu chuyện Vị vua và những bông hoa để khẳng định tính trung thực sẽ đem lại cho chúng ta những món

quà bất ngờ (0,5 điểm)

Câu 3 Cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng vì Cô đã rất trung thực khi trồng

đúng hạt giống hoa mà nhà vua ban/ Cô không tìm mọi cách để có chậu hoa đẹp như ngườikhác mà chỉ chăm sóc hạt giống nhà vua đã ban (0,25 điểm)

Câu 4 Bài học của bản thân: Con người cần phải sống trung thực, có lòng tin vào sự trung

thực của bản thân/ có lòng trung thực con người sẽ gặt hái được nhiều thành công trongcuộc sống Câu trả lời có sức thuyết phục (0,5 điểm)

Câu 5 Bài thơ viết về đề tài tình yêu, thể thơ tự do 5 chữ (0,25 điểm)

Câu 6 Nội dung chính của bài thơ:

Từ câu chuyện mang tính ẩn dụ về “thuyền và biển”, nhà thơ đã diễn tả tình yêu của “anh”

và “em” với những cung bậc: thấu hiểu, đồng cảm, nhớ nhung và khát khao gặp gỡ, qua đó

thể hiện quan niệm về tình yêu của mình (0,5 điểm)

Câu 7 Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ qua hai hình ảnh như thuyền, biển.

Thuyền chỉ người con trai, biển chỉ người con gái (Biển như cô gái nhỏ) (0,25 điểm)

Câu 8.

- Nêu quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh: Tình yêu luôn là sự đồng cảm, thấu hiểu của

hai người ở mức độ sâu sắc; luôn hướng về nhau với nỗi nhớ nhung da diết Nhận xét vềquan niệm đó: đúng hay sai, đẹp hay không đẹp, phù hợp hay không phù hợp với tình yêuđôi lứa… (Câu trả lời phải hợp lí, có tính thuyết phục cao) (0,5 điểm)

Phần II Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Về nhận định cho rằng: Người trẻ hiện nay “xấu xí”.

Trang 5

I Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài NLXH, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn có

cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…

II Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể linh hoạt trong cách trình bày, nhưng cần

làm rõ được các ý sau:

- Nêu vấn đề nghị luận (0,25 điểm)

- Giải quyết vấn đề (2,5 điểm)

+ Giải thích: Người trẻ hiện nay “xấu xí” Xấu không dừng lại ở phương diện hình thức mà

muốn nhấn mạnh sự xuống cấp ở các phương diện thuộc về nhân cách của một bộ phậnngười trẻ hiện nay (0,5 điểm)

+ Bàn luận

 Không thể phủ nhận thực tế là dù được hưởng những điều kiện tốt (đất nước hòa bình,cuộc sống ấm no, có điều kiện học hành ) nhưng một bộ phận giới trẻ hiện nay vẫnđang “xấu xí” về nhiều mặt như văn hóa ứng xử, lời ăn tiếng nói, hành động (HSnêu và phân tích dẫn chứng) (0,5 điểm)

 Hiện tượng đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: ý thức bản thân, sự quan tâm, giáodục của gia đình, bối cảnh xã hội Sự xấu xí của một bộ phận người trẻ là dẫu hiệu đángbuồn, làm vơi đi truyền thống tốt đẹp của thanh niên Việt Nam (HS nêu và phân tích dẫnchứng) (0,5 điểm)

 Bên cạnh đó một bộ phận lớn giới trẻ đang giữ vai trò quan trọng trong việc xâydựng và phát triển đất nước, góp phần đưa đất nước hội nhập với thế giới, làm rạngdanh cho Tổ quốc với những cống hiến cao đẹp, họ sống đẹp, sống có ước mơ, sẵnsàng đương đầu với khó khăn để khẳng định bản thân, cống hiến cho xã hội (HS nêu

và phân tích dẫn chứng) (0,5 điểm)

 Nhận định người trẻ hiện nay “xấu xí” không sai nếu nhìn vào rất nhiều những hiện

tượng xấu xuất hiện trong xã hội thời gian qua Tuy nhiên công bằng mà nói, cáchnhận xét như trên vẫn có phần bi quan bởi bên cạnh một bộ phận người trẻ sống ích

kỉ, xuống cấp về văn hóa, lối sống vẫn còn rất nhiều những tấm gương người trẻ sốngđẹp rất đáng để noi theo (0,5 điểm)

- Thí sinh nêu bài học nhận thức, hành động của bản thân (0,25 điểm)

+ Phê phán, loại bỏ lối sống xấu xí của một bộ phận người trẻ

+ Học tập, phát huy lối sống đẹp

Trang 6

+ Không ngừng học tập, tu dưỡng để trở thành người có ích, được mọi người quý mến

Câu 2 (4,0 điểm)

I Yêu cầu về kĩ năng trình bày:

Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic,chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không mắc lỗi về chính tả,dùng từ, diễn đạt…

II Yêu cầu về kiến thức

1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận (0,5 điểm)

2 Sự kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại trong đoạn thơ (3,0 điểm)

a Tính dân tộc (1,0 điểm)

- Biểu hiện của tính dân tộc trong hình thức (ngôn ngữ, thể thơ, giọng điệu,… ) (0,5 điểm)

+ Thể thơ lục bát: vốn là một trong những thể thơ mang tính dân tộc sâu sắc

+ Lối kết cấu đối đáp quen thuộc trong ca dao

+ Ngôn ngữ thơ: giàu tính dân tộc (sử dụng cặp đại từ mình – ta).

+ Nhịp điệu: quen thuộc của ca dao góp phần tạo nên giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết

- Biểu hiện của tính dân tộc trong nội dung (đề tài, chủ đề, cảm hứng,…) (0,5 điểm)

+ Đề tài: nằm trong đề tài viết về một cuộc chia tay, tiễn biệt mang tính truyền thống

+ Chủ đề: bức tranh tứ bình về bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông) với bút pháp chấm phá, cácnét vẽ đơn sơ phù hợp với văn hoá phương Đông

+ Cảm hứng: tình yêu thiên nhiên đất nước, con người qua nỗi nhớ

b Tính hiện đại (1,0 điểm)

+ Lối kết cấu: được vận dụng một cách sáng tạo Ta (người đi) là những cán bộ kháng chiến, mình (người ở lại) là người dân Việt Bắc.

+ Thể thơ lục bát: mang màu sắc hiện đại trong điệp khúc nhịp 2/4 ở một số câu lục gắn vớiđiệp từ “nhớ” đem đến cho người đọc những xúc cảm thẩm mĩ thú vị

+ Ngôn ngữ thơ: cặp đại từ mình – ta sử dụng sáng tạo: đóng vai trò như một thủ pháp nghệ thuật độc đáo thể hiện sự phân thân của tác giả - cái tôi trữ tình, đại từ mình dùng ở ngôi thứ hai kết hợp với đại từ ta (điệp ba lần) diễn tả chiều sâu nỗi niềm của người đi trong nỗi nhớ

da diết cảnh và người

+ Hình ảnh thơ: con người là hình ảnh trung tâm của bức tranh thiên nhiên

- Biểu hiện của tính hiện đại trong nội dung (đề tài, chủ đề, cảm hứng,…)

+ Đề tài: cuộc chia tay mang sự kiện thời sự có tính lịch sử

Trang 7

+ Chủ đề: bức tranh tứ bình về bốn mùa được tác giả bắt đầu bằng mùa đông đến mùa xuân,mùa hạ và mùa thu phù hợp với tiến trình phát triển của cách mạng dân tộc.

c Tính dân tộc và tính hiện đại trong đoạn thơ được Tố Hữu kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn

đến tự nhiên Bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên, con người Việt Bắc (đặc biệt tám câu thơ cuối

cứ câu lục nói về cảnh thì câu bát nói về người) ấy thể hiện sâu sắc tình cảm yêu thương, gắn bócủa người đi với mảnh đất chiến khu Người đọc như nhập vào giai điệu riêng vừa thân thuộcvừa mới mẻ để nhận biết và càng thêm tự hào, có ý thức bảo tồn một thể thơ mang bản sắc vănhoá dân tộc độc đáo (1,0 điểm)

3 Đánh giá (0,5 điểm)

Đoạn thơ đã thể hiện được sự kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại ở cả nghệ thuật và nội dung

tư tưởng Qua đó, người đọc có thể hiểu rõ hơn đóng góp đầy ý nghĩa của thơ Tố Hữu đối với sựnghiệp cách mạng chung của dân tộc và nền văn học nước nhà

Trang 8

SỞ GD&ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH

SỐ 1

ĐỀ KHẢO SÁT THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2015-2016

Môn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Phần 1: Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Làm thơ, ấy là dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ – để thể hiện một trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác thường Làm thơ là đang sống, không phải chỉ nhìn lại sự sống, làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt Bài thơ

là những câu, những lời diễn lên, làm sống ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc Ta nói truyền sang hình như người đọc chỉ đứng yên mà nhận Nhưng kì thực, cái trạng thái tâm lí truyền sang ấy là người đọc tự tạo cho mình, khi nhìn những chữ, khi nghe những lời, khi mọi sợi dây của tâm hồn rung lên vì chạm thấy những hình ảnh, những ý nghĩa, những mong muốn, những tình cảm mà lời và chữ của bài thơ kéo theo đằng sau như vầng sáng xung quanh ngọn lửa.

(Nguyễn Đình Thi, Mấy ý nghĩ về thơ, Ngữ văn 12, tập một)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản? (0,25 điểm)

Câu 2: Chỉ ra câu văn nêu nội dung chính của văn bản? (0,25 điểm)

Câu 3: Theo Nguyễn Đình Thi, nhà thơ dùng phương tiện/chất liệu nào để thể hiện tình cảm,

cảm xúc của mình? (0,5 điểm)

Câu 4: Trong số những bài thơ đã học hoặc đã đọc, bài thơ nào để lại cho anh (chị) ấn tượng

sâu đậm nhất? Tình cảm/cảm hứng chủ đạo mà nhà thơ gửi gắm trong bài thơ đó là gì? Tìnhcảm/cảm hứng ấy đã tác động như thế nào đến đời sống tinh thần của anh (chị)? Hãy trả lờingắn gọn trong khoảng 10 – 12 dòng (0,5 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Bên kia sông Đuống

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô

Nhà ta cháy

Trang 9

Câu 5: Xác định các phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn thơ (0,25 điểm)

Câu 6: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng căm thù giặc của tác giả (0,25 điểm)

Câu 7: Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhà thơ ? (0,5 điểm)

Câu 8: Từ đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (10 – 12 câu) về tình yêu quê hương của

thanh niên hiện nay (0,5 điểm)

Cảm nhận của anh, chị về hai đoạn thơ sau:

Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

(Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, tr.110)

Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh

Trang 10

HƯỚNG DẪN CHẤM

A Hướng dẫn chung

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài làm

của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cầnlinh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưngkhông trái với chuần mực đạo đức và pháp luật

- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm thi phải đảm bảo không

sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất trong hội đồng chấm thi

B Hướng dẫn chấm cụ thể

Phần 1: Đọc – hiểu (3,0 điểm)

1 Yêu cầu về kĩ năng:

- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản

- Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

2 Yêu cầu về kiến thức:

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Điểm 0,25: Trả lời đúng phương án trên.

Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 2: Câu: Làm thơ, ấy là dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ – để thể

hiện một trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác thường.

Điểm 0,25: Trả lời đúng nội dung trên.

Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 3: Theo Nguyễn Đình Thi, nhà thơ dùng phương tiện/chất liệu là ngôn ngữ (lời và chữ)

để thể hiện tình cảm,cảm xúc của mình

Điểm 0,5: Trả lời đúng nội dung trên.

Điểm 0,25: Trả lời đúng một phần nội dung trên.

Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 4: Thí sinh nêu tên một bài thơ, nêu được tình cảm/cảm hứng chủ đạo, chỉ ra tác động

của bài thơ đến đời sống tinh thần Nội dung câu trả lời phải hợp lí, có sức thuyết phục

Trang 11

Điểm 0,5: Trả lời đúng nội dung trên.

Điểm 0,25: Trả lời đúng một phần nội dung trên.

Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 5: Miêu tả, tự sự, biểu cảm

Điểm 0,25: Trả lời đúng nội dung trên.

Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 6: khủng khiếp, ngùn ngụt lửa hung tàn, ruộng ta khô, nhà ta cháy, chó ngộ một đàn,

lưỡi dài lê sắc máu.

Điểm 0,25: Trả lời đúng nội dung trên.

Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 7: - Niềm tự hào về truyền thống văn hóa và tình yêu thiết tha với quê hương.

- Nỗi đau xót khi quê hương bị giặc xâm chiếm

- Lòng căm thù quân xâm lược

Điểm 0,5: Trả lời đúng nội dung trên.

Điểm 0,25: Trả lời đúng một phần nội dung trên.

Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 8: Thí sinh có thể trình bàu suy nghĩ theo những hướng khác nhau, nhưng cần làm rõ các

nội dung:

- Ý thức trách nhiệm của mỗi người với quê hương (hiện nay: thời bình)

- Phê phán những biểu hiện của thái độ ích kỉ, bàng quan trước những vấn đề của quêhương; những biểu hiện của tình yêu quê hương chưa đúng đắn

Điểm 0,5: Trả lời đúng nội dung trên.

Điểm 0,25: Trả lời đúng một phần nội dung trên.

Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1: 3,0 điểm

a Yêu cầu về kĩ năng:

- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội

- Vận dụng tốt các thao tác lập luận

Trang 12

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Khuyến khích những bài viết sáng tạo

b Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý sau đây:

1 Mở bài (0,25 điểm)

Yêu cầu bắt buộc dẫn dắt, giới thiệu được và trích dẫn trực tiếp ý kiến

2 Thân bài (2,5 điểm)

a Giải thích (0,5 điểm)

- Giải thích các từ ngữ, hình ảnh (0,25 điểm)

+ Thói quen: lối sống, cách sống hay hành động do lặp đi lặp lại lâu ngày thành quen, khó

thay đổi

+ Tấm gương phản chiếu con người bạn: thói quen phản chiếu chính xác bạn là người như

thế nào Nhìn vào thói quen của bạn người ta có thể đoán định được đặc điểm tính cách, tâmhồn bạn

+ Giúp bạn không bao giờ thất bại hoặc khiến bạn sụp đổ trước ngai vàng của sự thành công:

thói quen có thể giúp ta đạt được kết quả tốt đẹp như mong muốn hoặc là nguyên nhân dẫn tađến thất bại, phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc

- Giải thích ý nghĩa cả câu (0,25 điểm)

Khẳng định ý nghĩa của thói quen trong việc thể hiện tính cách, tâm hồn con người vàtác động, ảnh hưởng của nó tới cuộc sống, tới sự thành bại của chúng ta

b Suy nghĩ về ý kiến (1,75 điểm)

* Thói quen là tấm gương phản chiếu con người bạn (0,5 điểm)

-Thói quen không đơn thuần chỉ là sự lặp đi lặp lại mà chính là bản chất thứ hai bên trongmỗi con người Thói quen dù nhỏ cũng thường phản ánh những tâm tư, suy nghĩ, tính cách,lối sống bởi nó được hình thành từ những suy nghĩ, sở thích, cách sống của mỗi chúng ta…(0,25 điểm)

-Những thói quen và đặc điểm con người tương ứng với những thói quen ấy; dẫn chứng

thực tế…(0,25 điểm)

Trang 13

* Thói quen giúp bạn không bao giờ thất bại hoặc khiến bạn sụp đổ trước ngai vàng của sự thành công (1,0 điểm)

-Những thói quen tốt giúp bạn không bao giờ thất bại (0,5 điểm)

+ Từ một thói quen nhỏ cũng có thể mang tới thành công lớn cho con người Nó tạo dựng chocon người nhận thức đúng đắn và sâu sắc về bản thân, giúp con người biết sống có chuẩn mực.Thói quen tốt sẽ giúp chúng ta có phương hướng đúng để phát triển, nó trở thành bàn đạp trêncon đường dẫn tới thành công Có thói quen tốt là bạn đã có người dẫn đường tuyệt vời (0,25điểm)

+ Những dẫn chứng thực tế… (0,25 điểm)

- Những thói quen xấu khiến bạn sụp đổ trước ngai vàng của sự thành công (0,5 điểm)

+ Nếu bạn hình thành thói quen xấu, bất cứ hành vi nào không tốt của bạn cũng sẽ khiến bạntuột mất cơ hội Thói quen xấu sinh ra lười vận động, lười lao động, lười tư duy, suy nghĩ…Hậu quả là con người sẽ trở nên yếu đuối và yếu kém bởi vậy mà không thể có thành công.Thói quen xấu đã trở thành những hòn đá cản đường bạn

+ Thói quen xấu ủ thành quả đắng, khiến bản thân chúng ta hối hận không kịp Lỗi nhỏ nếukhông kịp thời ngăn chặn, loại bỏ cuối cùng sẽ là sai lầm lớn không thể nào sửa đổi được.+ Những dẫn chứng thực tế…

* Mở rộng vấn đề (0,25 điểm)

-Thói quen đã là thứ hằn sâu trong tâm trí con người, để có thể tạo dựng một thói quen mớihay từ bỏ thói quen cũ không phải dễ dàng Con người cần sự kiên trì, phấn đấu bền bỉ, ý chí,nghị lực mới có thể thực hiện được

-Đa số các nhà khoa học đều cho rằng có được thành công, điều quan trọng chính là từ nhỏđược dạy bảo những thói quen tốt Nên việc hình thành thói quen tốt từ nhỏ rất cần thiết

-Những thói quen không chỉ ảnh hưởng đến bản thân ta mà còn có sức ảnh hưởng lớn đếncộng động, xã hội

c Bài học nhận thức và hành động (0,25 điểm)

- Bài học nhận thức: nhận thức đúng đắn, sâu sắc về sức mạnh to lớn của thói quen trong cuộc

sống…

Trang 14

- Bài học hành động: loại bỏ những thói quen xấu như lười biếng, cẩu thả, ỷ lại, dựa dẫm, tiêu

xài hoang phí…nuôi dưỡng, rèn luyện thói quen tốt để cùng thói quen tốt bước vào tương lai:chăm chỉ, ngăn nắp gọn gàng, sạch sẽ, khoa học, nghiêm túc, biết chia sẻ, thành thực, tíchcực suy nghĩ, hành động…

3 Kết bài (0,25 điểm)

Cách cho điểm:

- Điểm 3 : Đáp ứng tất cả các yêu cầu về kiến thức, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả diễnđạt

- Điểm 2 : Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về kiến thức, có thể mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt

- Điểm 1: Đáp ứng được một phần yêu cầu về kiến thức, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt

- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài

Câu 3: 4,0 điểm

a Yêu cầu về kĩ năng:

-Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học

-Vận dụng tốt các thao tác lập luận

-Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

-Khuyến khích những bài viết sáng tạo

b Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý sau đây:

1 Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)

-Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng với phong cách trữ tình, chính trị Việt Bắc là

một thành công xuất sắc của ông Bài thơ thể hiện một cách tinh tế tình cảm cách mạnggiữa những người kháng chiến và người dân Việt Bắc

- Xuân Quỳnh là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ Thơ Xuân Quỳnh

là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong

khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường Sóng là thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ ấy.

2 Cảm nhận về 2 đoạn thơ (3,0 điểm)

Trang 15

a Về đoạn thơ trong bài Việt Bắc (1,5 điểm)

*Nội dung (1,0 điểm)

-Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ sâu nặng, nghĩa tình của người cán bộ cách mạng với quê hươngViệt Bắc

-Tố Hữu diễn tả nỗi niềm thương nhớ day dứt khôn nguôi của người kháng chiến với Việt

Bắc luôn thường trực, da diết như trong nỗi nhớ của tình yêu đôi lứa “Nhớ gì như nhớ người yêu” Nhưng nỗi nhớ không dành riêng cho một đối tượng mà nỗi nhớ dành cho tất cả đồng

bào và thiên nhiên Việt Bắc Nỗi nhớ đầy vơi trong lòng, giăng mắc khắp không gian, lunglinh bao kỉ niệm

-Hiện lên trong nỗi nhớ là hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc với cảnh vật bình dị, đơn sơ, đầmấm: trăng đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương…là những hình ảnh rất đặctrưng cho khung cảnh núi rừng êm đềm, thơ mộng

-Trên cái nền trữ tình là hình ảnh con người Việt Bắc tần tảo, chịu thương chịu khó Conngười và thiên nhiên hài hòa gắn bó trong nỗi nhớ người kháng chiến về xuôi

* Nghệ thuật (0,5 điểm)

-Thể thơ lục bát, nhịp điệu thơ linh hoạt, uyển chuyển, âm hưởng ngọt ngào, tha thiết

-Hình ảnh thơ giản dị, cách ví von đậm chất dân gian, phép đối, phép điệp hài hòa, cân xứng

=> Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: phong cách trữ tình đầy cảm xúc, thể thơlục bát giàu nhạc điệu và đậm sắc màu dân tộc, kết hợp với cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh giàuchất gợi cảm

b Về đoạn thơ trong bài Sóng (1,5 điểm)

* Nội dung (1,0 điểm)

-Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ của tình yêu đôi lứa, một nỗi nhớ bao trùm cả không gian, trảidài theo thời gian, ám ảnh cả vào cõi vô thức

-Nỗi nhớ cồn cào da diết của em được gửi gắm qua hai hình ảnh: sóng và em Sóng nhớ bờ không ngủ được còn em nhớ anh cả trong mơ vẫn còn thao thức Sóng hướng vào bờ, em

hướng về anh: niềm khát khao gắn bó và ước nguyện thủy chung

-Nỗi nhớ được bộc lộ trực tiếp, bạo dạn, chân thành gợi mở vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ

Trang 16

3 Đánh giá sự tương đồng, khác biệt (0,5 điểm)

-Tương đồng: Cả 2 đoạn thơ đều bộc lộ nỗi nhớ tha thiết, bồi hồi, sâu lắng của người trongcuộc Nỗi nhớ được diễn tả bằng một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế với một bút pháp nghệthuật điêu luyện, tài hoa

-Khác biệt:

+ Đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu là nỗi nhớ về thiên nhiên,con người Việt Bắc gắn

với tình cảm cách mạng ân tình, thủy chung Đoạn thơ mang màu sắc dân tộc, truyền thống.+ Đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh lại là nỗi nhớ của người con gái đang yêugửi vào hình tượng sóng, gắn với không gian rộng lớn của biển cả Thể thơ 5 chữ, xâydựng thành công hai hình tượng sóng và em, mang màu sắc hiện đại

-> Nét tương đồng thể hiện sự gặp gỡ của những tài năng, tấm lòng với con người, quêhương Nét khác biệt cho thấy sự phong phú, đa dạng của thơ ca Việt Nam hiện đại

Cách cho điểm:

- Điểm 3 -4: Đáp ứng tất cả các yêu cầu về kiến thức, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tảdiễn đạt

- Điểm 2: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về kiến thức, có thể mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt

- Điểm 1: Đáp ứng được một phần yêu cầu về kiến thức, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt

- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài

Trang 17

I PHẨN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc hai đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4.

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên.

Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)

Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao.

(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)

Câu 1 Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất.

Câu 2 Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên?

Câu 3 Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc

“Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích”.

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên

Trang 18

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông hóa nguồn?

- Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

(Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD 2008, tr 109)

- (Thí sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Ngày đăng: 31/10/2016, 20:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w