Như vậy, chỉ các tài nguyên tự nhiên và văn hóa bản địa gắn với cảnh quan cụ thể có khả năng khai thác cho phát triển du lịch sinh thái mới được xem là tài nguyên du lịch sinh thái.. Đặc
Trang 1Ở VÙNG NÚI ĐÁ VÔI TỈNH NINH BÌNH
GS TS Trương Quang Hải
Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQGHN
1 Đặt vấn đề
Phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu trong chính sách phát triển hiện nay của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam Du lịch với tư cách là một ngành quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, luôn được chú trọng phát triển Tuy nhiên, tình trạng khai thác chưa hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch ở nhiều nơi dẫn tới những tác động tiêu cực đến môi trường Do vậy, trong những thập kỷ gần đây, việc phát triển kinh tế, trong đó có du lịch được đặt
ra phải gắn liền với bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường
Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương [11] Ở nước ta, du lịch sinh thái (Ecotourism) là loại hình du lịch phát huy được lợi thế đa dạng và độc đáo về tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên
du lịch, bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể
và giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó [2] Như vậy, chỉ các tài nguyên tự nhiên và văn hóa bản địa gắn với cảnh quan cụ thể có khả năng khai thác cho phát triển du lịch sinh thái mới được xem là tài nguyên du lịch sinh thái
Đánh giá tài nguyên du lịch là phân loại các tài nguyên du lịch theo mức độ thuận lợi của chúng cho các hoạt động du lịch - nghỉ dưỡng, liên quan tới tất cả hoặc một loại hình du lịch Đánh giá tài nguyên du lịch được hiểu là việc xác định mức độ phù hợp của tài nguyên cho các loại hình du lịch khác nhau [8]
Trang 2Vùng núi đá vôi tỉnh Ninh Bình nằm trong miền karst Tây Bắc, đó là dải karst gần như liên tục từ biên giới Việt - Trung ở vùng Phong Thổ, Sìn
Hồ, Tủa Chùa, qua Sơn La, Hòa Bình, Hà Tây, Ninh Bình đến bờ biển vịnh Bắc Bộ, với chiều dài trên 400km, chiều rộng trung bình 20km Đó là khu vực karst có sự phân hóa khá đa dạng và điển hình với các cảnh quan khối núi karst phân cắt yếu (khu vực Cúc Phương), cảnh quan karst bị phân cắt mạnh với các khối sót (khu vực Trường An - Bích Động) và cảnh quan thung lũng, đáy trũng và đồng bằng karst [4,9] Các cảnh quan karst này được hình thành chủ yếu trên đá vôi thuộc hệ tầng Đồng Giao tuổi Triat giữa (T2đg)
Nằm trong tọa độ 19050’ đến 20027’ vĩ độ Bắc và 105032’đến 106033’kinh
độ Đông, vùng núi đá vôi Ninh Bình là khu vực cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá, gắn kết về môi trường giữa châu thổ sông Hồng với khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Trên lãnh thổ tỉnh tập trung nhiều tài nguyên du lịch (cả nhân văn và tự nhiên), cùng với vị trí thuận lợi về giao thông (đường
bộ, đường sắt, đường sông, đường biển) tạo khả năng phát triển du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng
1 Đặc điểm và giá trị các dạng tài nguyên du lịch sinh thái
Các vùng cảnh quan khu vực có núi đá vôi tỉnh Ninh Bình được xác định dựa trên sự phân hóa về điều kiện tự nhiên Đây cũng là cơ sở chính để phân chia ra các vùng cảnh quan Sự phân chia này được thực hiện trong khuôn khổ của công tác nghiên cứu tổng hợp lãnh thổ phục
vụ cho việc định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên Việc phân chia các vùng cảnh quan chủ yếu thực hiện từ dưới lên Qua phân tích đặc điểm sự phân bố có quy luật của các đơn vị phân loại cảnh quan, vùng núi đá vôi Ninh Bình phân hóa thành 6 tiểu vùng cảnh quan (hình 1), bao gồm: 1 Tiểu vùng cảnh quan đồng bằng tích tụ Yên Mô - Ninh Bình; 2 Tiểu vùng cảnh quan karst Trường Yên; 3 Tiểu vùng cảnh quan đồng bằng tích tụ sông - biển Holocen sớm Gia Viễn; 4 Tiểu vùng cảnh quan ngập nước Vân Long; 5 Tiểu vùng cảnh quan đồng bằng tích tụ sông - biển Pleixtocen Nho Quan - Gia Viễn; 6 Tiểu vùng cảnh quan karst Tam Điệp [3]
Trang 3Hình 1 Bản đồ phân vùng cảnh quan khu vực có núi đá vôi tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch Cố đô Hoa Lư và Tam Cốc – Bích Động là điểm du lịch có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với tỉnh Ninh Bình mà còn đối với sự phát triển du lịch của
cả nước Ninh Bình có các nguồn tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, độc đáo do nằm ở vị trí đặc biệt, mang tính chất chuyển tiếp của các hệ thống tự nhiên: đồng bằng sông Hồng, vùng núi phía Tây Bắc trong khu đệm Hoà Bình-Thanh Hoá và vùng Biển Đông Tài nguyên du lịch sinh thái có thể được đánh giá theo loại hình hoặc theo lãnh thổ (các tiểu vùng cảnh quan)
1.1 Tài nguyên hang động
Trong các dạng tài nguyên du lịch của vùng núi đá vôi tỉnh Ninh Bình, tài nguyên hang động chiếm vị trí quan trọng hàng đầu Đây là một tài nguyên du lịch đặc thù của Ninh Bình Một quần thể hang động kéo dài khoảng 50km, chiều rộng khoảng 10-15km, tạo nên cảnh quan karst đặc sắc Lãnh thổ này được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn” Vẻ đẹp hang động Ninh Bình hài hoà với môi trường thiên nhiên và vẻ đẹp văn hoá, lịch
sử của một miền đất cố đô Hoa Lư
Trang 4Địa hình karst đã tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, đặc biệt là quần thể hang động Ở khu vực Cố đô Hoa Lư và Tam Cốc-Bích Động hang động rất phong phú về số lượng, đa dạng về hình thái và chủng loại Mỗi hang đều có một sắc thái riêng biệt Một điều đáng chú ý là hang động ở khu vực này thường tập trung thành từng cụm có quan hệ mật thiết với nhau Trong mỗi hang do hiện tượng hoà tan và lắng đọng đá vôi đã tạo nên nhiều thạch nhũ muôn màu muôn vẻ Hơn nữa, hang động được phân bố thành các tầng Đó là dấu vết của thời kỳ biển tiến, biển thoái nên những mực xâm thực cơ sở và các hang động liên thông với nhau Ngay trong mỗi động có nhiều ngách, nhiều tầng hang với vẻ đẹp riêng
Hang động ở Ninh Bình phân bố thành từng cụm trong các hệ thống núi Ở Tam Cốc- Bích Động có Tam Cốc động, động Tiên, Xuyên Thuỷ động, Bích Động ở Cố Đô Hoa Lư có động Thiên Tôn, động Am Tiên, động Liên Hoa, hang Quàn, hang Muối, hang Lôi, hang Luồn Trong khu rừng nguyên sinh Cúc Phương có động Con Moong, động Người Xưa, động Vui Xuân, động Phò Mã, động Chùa Ngay cả những hang động đứng tách biệt như động Tam Giao, động Địch Lộng xung quanh cũng còn nhiều hang động khác chưa được khai thác hoặc chưa được phát hiện
Lượng thạch nhũ trong hang động Ninh Bình rất nhiều và đa dạng Măng đá như mọc lên từ lòng hang, nhũ đá rủ xuống từ trên vòm hang, xung quanh động là những mảng nhũ kết cấu thành nhiều hình thù kỳ lạ, gợi cảm và đẹp mắt
Theo đặc tính có thể phân chia hang động ở Ninh Bình thành 3 loại [4]: Loại thứ nhất: hang động xuyên thủng như Tam Cốc động, hang Luồn, hang Lôi, Xuyên Thủy động Đây là loại hang động nằm giữa những quả núi lớn và có dòng sông chảy xuyên qua Du lịch qua các loại hang này phải ngồi trên những chiếc thuyền vào động Vẻ đẹp hang động trên nền mây nước thường lung linh huyền ảo và gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với du khách Loại thứ hai: hang động thông thường phân bố ở lưng chừng núi hoặc
có những mảng thông lên trời và những đường thông xuống dưới lòng đất Loại hang động này thường có nhiều thạch nhũ đẹp và lạ
Loại thứ ba, hang ngầm có số lượng ít hơn, cửa hang ngay chân núi
và hang thường ăn sâu vào trong lòng núi Hầu hết các hang loại này đã
bị bùn đất lấp đầy và cây bụi che khuất, con người chưa có thời gian khôi
Trang 5phục trở lại (hang Ngọc Mỹ Nhân, hang Trình, và hang ngay dưới động Địch Lộng )
Đặc biệt, hang động ở Ninh Bình không chỉ có vẻ đẹp thần tiên mà mỗi hang động đều gắn với những giá trị lịch sử, văn hoá và tín ngưỡng, trong
đó một số hang động gắn với truyền thuyết và có văn bia Các tuyến du lịch kết nối các hang động được hoạch định trong các tiểu vùng cảnh quan karst ở Ninh Bình (bảng 1)
Bảng 1: Đánh giá khả năng phát triển du lịch hang động của cảnh quan
Stt Tài nguyên hang động Tiểu vùng cảnh quan Tuyến du lịch sinh thái
1 Động Tam Cốc, hang Múa, Động
Thiên Hương, Bích Động, Hang
Xuyên Thuỷ, Động Tiên, Ngũ Cốc,
Động Liên Hoa, Hang Luồn, Động
Am Tiên, Động Thiên Tôn
Tiểu vùng cảnh quan karst Trường Yên (II)
Tuyến du lịch Tam Cốc-Bích Động-Cố đô Hoa Lư
2 Động Vân Trình, Địch Lộng động
(Nam Thiên đệ Tam Động), Hang
Vồng (hang ông Thăng)
Tiểu vùng cảnh quan đồng bằng tích tụ sông-biển Pleixtocen Nho Quan-Gia Viễn (V)
Tuyến Kênh Gà-Vân Trình (Gia Viễn-Nho Quan)
3 Hang Nhị, Hang Bóng, Hang Cá,
Động Bái Đĩnh
Tiểu vùng cảnh quan ngập nước Vân Long (IV)
Tuyến Kênh Gà-Vân Trình (Gia Viễn-Nho Quan)
4 Động Người xưa Tiểu vùng cảnh quan
karst Tam Điệp (VI)
Tuyến du lịch Cúc Phương
1.2 Các dạng tài nguyên địa hình khác
Các kiểu địa hình độc đáo hoặc tổ hợp các kiểu địa hình: địa hình karst rất có ý nghĩa trong việc thu hút du khách Ninh Bình có tổng diện tích 4.320 ha đá vôi tuổi Triat (cách ngày nay khoảng 200 - 250 triệu năm), hầu hết các kiểu và dạng địa hình có nét đặc trưng của karst nhiệt đới với tính chất karst già, tập trung chủ yếu ở khu vực Cố đô Hoa Lư và Tam Cốc-Bích Động Địa hình karst rất phong phú, phổ biến hơn cả ở hai khu vực này là karst dạng xiên (Monocline Karst), một dãy núi đá vôi-một phần của cánh uốn nếp Các lớp được sắp xếp tuần tự có góc dốc và phương vị giống nhau Chính những dãy núi dạng đơn nghiêng này đã tạo nên nhiều dạng địa hình lý thú
Địa hình karst phân bố tập trung trong các tiểu vùng cảnh quan Trường Yên, Tam Điệp và Vân Long (bảng 2) Khu vực núi đá vôi Trường
Trang 6Yên là trung tâm của một khối karst không bị phân chia thành những khối núi sót riêng biệt mà hình thành từng dãy, từng dãy nối với nhau như tấm lưới mắt cáo thông qua các phễu karst treo hoặc các thung lũng karst
Bảng 2: Đánh giá thành phần tài nguyên địa hình của cảnh quan
STT Địa hình Giá trị thẩm mỹ Tiểu vùng
cảnh quan
Tuyến du lịch sinh thái
1 Địa hình đá vôi
dạng khối lớn tuổi
T2đg2
Tổ hợp địa hình núi-sông độc đáo được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn”
Tiểu vùng cảnh quan karst Trường Yên (II)
Tuyến du lịch Tam Cốc-Bích
Động-Cố đô Hoa Lư
2 Địa hình karst chia
cắt mạnh phát triển
trên đá vôi phân lớp
tuổi T2đg1
Tổ hợp địa hình núi - đồi
- cao nguyên - thung lũng karst độc đáo, tạo dãy núi Tam Điệp
Tiểu vùng cảnh quan karst Tam Điệp (VI)
Tuyến du lịch Cúc Phương
3 Địa hình đá vôi
dạng khối lớn tuổi
T2đg2
Tổ hợp địa hình núi-hồ đầm độc đáo, được mệnh danh là “Hạ Long không sóng”
Tiểu vùng cảnh quan ngập nước Vân Long
Tuyến du lịch Vân Long
1.3 Tài nguyên khí hậu
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên khí hậu ở Ninh Bình cũng mang đặc điểm tương tự với khí hậu của vùng Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa đông lạnh, ít mưa và một mùa hè nóng, mưa nhiều Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng núi thấp, ít chịu ảnh hưởng của quy luật đai cao, đặc trưng bởi nền nhiệt độ trung bình từ 23-240C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1800-1900mm
Tuy nhiên một đặc trưng khí hậu của khu vực nghiên cứu cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động phát triển du lịch tại địa phương đó là các hiện tượng thời tiết đặc biệt như mưa phùn và bão
Những phân tích về đặc điểm khí hậu của khu vực nghiên cứu kết hợp với bảng phân loại khí hậu tốt xấu đối với sức khoẻ cho thấy nhìn chung điều kiện khí hậu ở đây thuận lợi cho phát triển du lịch
Các chỉ tiêu phân loại khí hậu đối với sức khỏe được đưa vào đánh giá mức độ thích hợp của điều kiện khí hậu ở cấp phụ lớp cảnh quan đối với hoạt động du lịch và nghỉ dưỡng (bảng 3)
Trang 7Bảng 3: Đánh giá các điều kiện khí hậu vùng núi đá vôi Ninh Bình
đối với sức khỏe con người phục vụ du lịch và nghỉ dưỡng [3]
Mức độ thích hợp Số tháng có
nhiệt độ >27 0 C độ ẩm ≥90%Số tháng có Số giờ nắng toàn năm Số ngày trời đầy mây trung bình Tốc độ gió
(m/s) Tốt (S1) 0 0 >1.500 <50 2-3 Bình thường (S2) 1-3 2 1.200-1.500 50-80 1,5-2,0 Xấu (N1) 4-5 3 1.000-1.200 80-100 1-1,5 Rất xấu (N2) >5 >4 <1.000 >100 <1 Trạm Nho Quan N1(4)V-VIII S1(0)
Trạm Ninh Bình N1(5)V-IX S2(1)III
Bảng 4: Đánh giá các chỉ tiêu sinh học đối với con người phục vụ
du lịch và nghỉ dưỡng vùng núi đá vôi Ninh Bình [3]
Mức độ đánh giá Nhiệt độ trung bình
năm ( 0 C) Nhiệt độ trung bình tháng
nóng nhất ( 0 C)
Biên độ nhiệt trung bình năm ( 0 C)
Lượng mưa trung bình năm (mm)
-Thích nghi (S1) 18-24 24-27 <6 1250-1900 Khá thích nghi (S2) 24-27 27-29 6-8 1900-2550 Nóng (N1) 27-29 29-32 8-14 >2550 Rất nóng (N2) 29-32 32-25 14-19 <1250 Không thích nghi (N) >32 >35 >19 <650 Trạm Nho Quan S1, hơi nóng (23,3) S2(28,9/VII) N1(12,7) S2 (1908,6) Trạm Ninh Bình S1, hơi nóng (23,4) S2 (29,2/VII) N1(12,9) S1 (1828,5)
Kết quả đánh giá cho thấy chỉ tiêu nhiệt độ thuộc loại hơi nóng nhưng vẫn trong khoảng thích hợp với cơ thể con người (hạng S1) Tuy vậy, số tháng có nhiệt độ cao (>270C) nhiều (đánh giá ở mức xấu N1, trạm Nho Quan 4 tháng, các tháng V-VIII; trạm Ninh Bình 5 tháng, các tháng V-IX),
Trang 8cộng với thời tiết ít gió gây ra nóng bức cho hoạt động du lịch ngoài trời, đặc biệt vào tháng VI-VIII Lượng mưa cao (>1800mm/năm) tạo không khí mát mẻ cho con người, trong đó vùng núi karst Tam Điệp được đánh giá ở mức khá thích nghi (S2, lượng mưa 1.908,6 mm/năm, do cản trở hoạt động
du lịch ngoài trời), các vùng còn lại ở mức rất thích nghi (S1, lượng mưa 1.828,5 mm/năm) Ở trạm Nho Quan, khoảng thời gian tháng XII-II không phù hợp với các hoạt động du lịch, do nền nhiệt thấp (<180C), kết hợp với độ ẩm không khí rất cao (tháng XI-XII trung bình 87-88%, tháng I-II trung bình 89-90%) càng làm cho cơ thể con người thấy lạnh thêm Số ngày mưa vào thời kỳ này ít nhất trong năm (5-10 ngày/tháng), phần lớn là mưa phùn; sương mù khá nhiều (3-9 ngày/tháng)
1.4 Tài nguyên nước (Tài nguyên nước mặt và nước ngầm phục vụ du lịch):
- Tài nguyên sông suối: Hệ thống sông suối của tỉnh cũng có giá trị du lịch lớn, nhất là sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Vân Sàng, sông Ngô Giang, sông Sào Khê, sông Bút cùng hệ thống hồ phong phú, đặc biệt là các hồ, đầm có giá trị khai thác du lịch như: hồ đầm Vân Long, hồ Yên Đồng,
hồ Yên Thắng, hồ Đồng Chương, hồ Yên Quang Mạng lưới sông suối trong khu vực khá dày, các sông ngoài nhiệm vụ tiêu thoát nước vào mùa lũ còn
có giá trị lớn đối sinh hoạt và sản xuất, trong đó có hoạt động du lịch Ở khu vực Tam Cốc - Bích Động vào mùa lũ, mực nước dâng không ảnh hưởng
mà ngược lại tạo điều kiện tốt hơn để chuyên chở du khách đi thưởng thức phong cảnh hữu tình
- Tài nguyên suối khoáng: Ninh Bình có 2 điểm suối khoáng Kênh Gà
và Kỳ Phú Suối nước nóng Kênh Gà ở xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn có nhiệt độ trung bình 530C, lưu lượng lớn (5m3/h) Năm 1941 được M.Autret khảo sát, đến 1962 được đưa vào sử dụng cho phát triển du lịch dưới hình thức sử dụng tại chỗ hoặc đóng chai phục vụ khách du lịch Suối Kỳ Phú ở Nho Quan, Hoàng Long, mới được phát hiện, bước đầu đang được khai thác phục vụ du lịch
1.5 Tài nguyên sinh vật:
Trong dạng tài nguyên này, trước tiên phải kể đến các cảnh quan rừng nguyên sinh đặc sắc, có thể sử dụng phục vụ cho hoạt động du lịch thăm quan ngắm cảnh Vườn Quốc gia Cúc Phương, Khu Bảo tồn thiên nhiên Vân Long chứa đựng các hệ sinh thái nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao
Trang 9và nhiều loài đặc hữu Cúc Phương là Vườn Quốc gia đầu tiên của cả nước với diện tích 22.200 ha Cúc Phương còn lưu giữ một hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi độc đáo và giầu tính đa dạng sinh học vào bậc nhất Việt Nam
Với hệ thực vật rừng mưa nhiệt đới điển hình, Cúc Phương có 19 quần xã
thực vật, trên 2000 loài thực vật bậc cao được phân bố trong 231 họ, 931
chi, trong đó có 118 loài quý hiếm, 11 loài đặc hữu, 433 loài cây thuốc, 229
loài cây ăn được, 240 loài có thể dùng làm thuốc nhuộm, 137 loài cho tanin [6,10] Khu hệ động vật Cúc Phương cũng vô cùng phong phú và đa dạng Chỉ tính riêng các loài động vật có xương sống, Cúc Phương đã có tới 659 loài, bao gồm: 66 loài cá, 67 loài bò sát, 43 loài ếch nhái, 336 loài chim và
135 loài thú Về động vật không xương sống đã ghi nhận được 1899 loài và dạng loài, thuộc 169 họ, 33 bộ, 6 lớp và 3 ngành Trong số đó có 81 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ IUCN
Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long là khu đất rừng ngập nước ngọt hoang sơ lớn nhất còn sót lại trong đồng bằng châu thổ sông Hồng Vân Long chịu ảnh hưởng của 3 con sông lớn chảy qua lãnh thổ Ninh Bình: sông Đáy, sông Hoàng Long và sông Bôi Đất ngập nước với mức nước sâu khoảng vài mét, đan xen là các dãy núi đá vôi nổi lên cao sàn sàn dưới 300m, cao nhất là đỉnh Ba Chon (428m) Rừng Vân Long có 457 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 327 chi, 127 họ Đặc biệt có 7 loài thực vật được ghi trong sách đỏ Việt Nam là: Kiêng, Lát hoa, Tuế lá rộng, Cốt toái bồ, Sắng, Bách bộ, Mã tiên hoa tán [5,7] Về động vật: có 39 loài, 19 họ, 7 bộ thú, có
12 loài động vật quý hiếm như: Gấu ngựa, Sơn dương, Cu li lớn, khỉ mặt
đỏ, cầy vằn, báo gấm, báo hoa mai Đặc biệt, Voọc quần đùi trắng là loài động vật đặc hữu sinh sống ở Vân Long với số lượng lớn nhất so với các khu vực khác ở Việt Nam Trong các loài bò sát có 9 loài được ghi trong sách
đỏ của Việt Nam như: rắn Hổ chúa, kỳ đá hoa, trăn đất, rắn ráo trâu, rắn ráo thường, rắn sọc đầu đỏ, rắn cạp nong, rắn hổ mang, tắc kè Chim có 62 loài, 32 họ và 12 bộ
2 Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch sinh thái theo lãnh thổ
Khác với việc đánh giá thành phần cho phát triển du lịch hoặc đánh giá cho các mục đích khác như nông nghiệp, xây dựng, nghỉ dưỡng, đánh giá tổng hợp cảnh quan cho phát triển du lịch có rất nhiều các nhân tố cùng tham gia vào (ví dụ, giá trị thẩm mỹ, giá trị khoa học, tính đa dạng, tính độc
Trang 10đáo và tính duy nhất ) Hiện nay có nhiều phương pháp đánh giá tiềm năng lãnh thổ cho mục đích du lịch, nghỉ dưỡng, nhưng tất cả các phương pháp đó đều phải dựa trên các nguyên tắc đánh giá
Khi đánh giá hệ thống cảnh quan khu vực núi đá vôi Ninh Bình cho mục đích phát triển du lịch sinh thái yêu cầu phải đảm bảo 3 nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1 (nguyên tắc đáp ứng của tiềm năng sinh thái cảnh quan lãnh thổ đối với các yêu cầu của du lịch sinh thái): cần phải xuất phát từ các yêu cầu của các nhóm du khách khác nhau đối với điều kiện sinh thái cảnh quan Do đó cần phải xác định những tính chất của cảnh quan tự nhiên mà trong bất kỳ trường hợp nào cũng là những điều kiện thuận lợi cho mục đích du lịch sinh thái như tính đa dạng, tính ngoạn mục của cảnh quan, tính dễ chịu của các điều kiện khí hậu, độ che phủ rừng tối ưu, sự có mặt của các hồ chứa nước Do vậy, cơ sở khách quan tốt nhất để đánh giá các tiềm năng du lịch nhiều mặt của lãnh thổ chính là bản đồ cảnh quan với các đặc tính thích hợp
- Nguyên tắc 2 (nguyên tắc xác định sức chứa du lịch): cần phải nghiên cứu độ bền vững của lãnh thổ đối với các loại hình du lịch, nghỉ dưỡng Hay nói cách khác là phải nghiên cứu các tác động tiêu cực đến các cảnh quan tự nhiên Từ đó xác định một cách khoa học về sức chứa của lãnh thổ cho du lịch cũng như sự cần thiết phải có những biện pháp bảo vệ môi trường
- Nguyên tắc 3 (nguyên tắc dựa vào cộng đồng): khi đánh giá cảnh quan, ngoài việc phát hiện ra những nhân tố tích cực, một điều rất quan trọng nữa là phải dự đoán được sự thay đổi của môi trường và ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ, bệnh tật, đời sống sinh hoạt, văn hoá tinh thần, phong tục tập quán của dân cư địa phương
Quy trình đánh giá được sử dụng gồm 2 bước sau: (1) Từ cấu trúc sinh thái cảnh quan của lãnh thổ, tiến hành phân loại các nhân tố thuận lợi và hạn chế đối với phát triển du lịch sinh thái (2) Đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của lãnh thổ đối với mục đích du lịch sinh thái
Đánh giá mức độ thuận lợi được thực hiện trên phạm vi các tiểu vùng cảnh quan, dựa trên 4 bậc phân loại: Rất thuận lợi (S1), Khá thuận lợi (S2), Thuận lợi đối với sử dụng từng bộ phận (S 3 ), Ít thuận lợi (N) Kết quả đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái theo lãnh thổ cho thấy: các Tiểu vùng karst Trường Yên, Tiểu vùng karst Tam Điệp rất thuận lợi cho phát triển du lịch; Tiểu vùng ngập nước Vân Long khá thuận lợi; Tiểu vùng