1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LATS Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên Huế

25 850 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Lịch sử nghiên cứu Trên thế giới, các vấn đề lý luận và thực tiễn về TNDLNV và đánh giá TNDLNV được đề cập trong nhiều công trình như: TNDL văn hóa: Các Mô hình, Quá trình và chính sách

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả cao về kinh

tế - xã hội và môi trường ở nhiều quốc gia trên thế giới Ở Việt Nam, dulịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhờ nguồn tài nguyên du lịch(TNDL) phong phú và đa dạng Thực tế phát triển du lịch (DL) nước ta chothấy việc đánh giá và khai thác TNDL đúng đắn và hợp lý không chỉ thúcđẩy phát triển kinh tế mà còn giúp bảo vệ tài nguyên bền vững

Thừa Thiên - Huế (TTH) là một trong số ít những địa phương cónguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, đặc biệt là nguồn tàinguyên du lịch nhân văn (TNDLNV) đặc sắc, có giá trị cao Đây là vùngđất có bề dày lịch sử, văn hóa, là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế lớncủa nước ta trong hơn 3 thế kỷ Thừa Thiên - Huế ngày nay vẫn còn lưu giữnhiều di sản văn hoá biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc ViệtNam, trở thành di sản quý hiếm của quốc gia và một bộ phận quan trọng đãđược công nhận là di sản văn hóa (DSVH) thế giới

Thực tế khai thác TNDLNV của tỉnh TTH hơn thập niên qua đạt đượcnhiều thành tựu nhưng hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao do sản phẩm dulịch đơn điệu, chủ yếu khai thác một số tài nguyên thuộc Quần thể di tích(QTDT) Cố đô Huế Do đó, kiểm kê và đánh giá khả năng khai thác du lịchcủa tài nguyên là cần thiết để có định hướng và giải pháp khai thác hợp lý,

hiệu quả hơn trong tương lai Đó là lý do tác giả đã chọn đề tài: “Đánh giá

tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế” cho luận án tiến sĩ

chuyên ngành Địa lý học của mình

2 Lịch sử nghiên cứu

Trên thế giới, các vấn đề lý luận và thực tiễn về TNDLNV và đánh giá

TNDLNV được đề cập trong nhiều công trình như: TNDL văn hóa: Các Mô

hình, Quá trình và chính sách của Myriam Jansen-Verbeke và nhiều tác giả

khác (ntgk) (2008), Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản thế giới của UNESCO (2001), Quản lý DL bền vững của John Swarbrooke (2000),

Kết nối cộng đồng, DL và bảo tồn – Một quá trình đánh giá DL của Elleen

Guierrez và ntgk, Công cụ đánh giá và phát triển TNDL của Trung tâm

nghiên cứu thực nghiệm phát triển kinh tế và cộng đồng (Đại họcIllinois), Ở Việt Nam, những lý luận về TNDLNV được nghiên cứu chủyếu từ góc độ địa lý, đặc biệt có ý nghĩa là “Địa lý du lịch Việt Nam” của

Trang 2

Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2010) và “Tài nguyên và môi trường du lịchViệt Nam” của Phạm Trung Lương (chủ biên) (2000) Nhiều công trìnhnghiên cứu theo hướng tổ chức lãnh thổ du lịch, đánh giá TNDL, bao gồm

cả TNDLNV được thực hiện ở quy mô cấp vùng, cấp tỉnh

Các TNDLNV ở TTH được xem xét dưới nhiều góc độ: lịch sử, văn

hóa, kiến trúc, mỹ thuật, tôn giáo,… Các quy hoạch phát triển; các đề tàinghiên cứu về đánh giá TNDL, quy hoạch tuyến điểm DL, đánh giá các ditích lịch sử - văn hóa, đã cung cấp nhiều thông tin và gợi ý cho tác giả.Nhìn chung, TNDLNV và đánh giá TNDLNV được nhiều nhà khoahọc quan tâm nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, đánhgiá tổng hợpTNDLNV của TTH theo các điểm tài nguyên (ĐTN) chưa cócông trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu

Đánh giá TNDLNV tỉnh TTH làm cơ sở cho việc đề xuất những địnhhướng và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả TNDLNV, đáp ứng nhu cầuphát triển bền vững ngành du lịch TTH trong tương lai

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quanđến TNDLNV, đánh giá TNDLNV và vận dụng vào địa bàn nghiên cứu;

- Xác định những tiêu chí và chỉ tiêu phù hợp để đánh giá tài nguyên

du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên - Huế;

- Phân tích đặc điểm TNDLNV tỉnh Thừa Thiên - Huế;

- Đánh giá các điểm TNDLNV tỉnh TTH phục vụ phát triển du lịch;

- Phân tích thực trạng khai thác TNDLNV tỉnh Thừa Thiên - Huế;

- Đề xuất định hướng phát triển theo điểm, tuyến du lịch và những giảipháp nhằm khai thác có hiệu quả TNDLNV tỉnh TTH trong tương lai

4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Về nội dung:

- Đề tài kiểm kê, phân tích khái quát TNDLNV tỉnh TTH với tất cả cácloại tài nguyên, gồm các di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH); các lễ hội; cácđối tượng gắn với dân tộc học; các làng nghề truyền thống (LNTT); các đốitượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác

- Đối tượng đánh giá bằng phương pháp thang điểm tổng hợp của đề tài

là các ĐTN có vị trí cố định trong không gian Trên cơ sở kết quả kiểm kê tài

Trang 3

nguyên, nhằm làm nổi bật các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng gắn liềnvới vùng đất Thừa Thiên - Huế, đề tài lựa chọn các ĐTN đưa vào đánh giátheo thang điểm tổng hợp, bao gồm:

+ Các DTLSVH: Đề tài đánh giá tất cả di tích được xếp hạng

+ Các làng nghề truyền thống: Đề tài đánh giá những LNTT có định

hướng phát triển phục vụ du lịch, nằm trong Đề án “Quy hoạch phát triển

nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh TTH đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” và một số LNTT hiện đang thu hút du khách.

+ Các lễ hội, đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng vănhóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác: đề tài đưa vào đánh giá nhữngtài nguyên có sức thu hút với khách du lịch

- Các ĐTN du lịch nhân văn có kết quả đánh giá tổng hợp khả năngkhai thác từ mức trung bình trở lên mới đưa vào xây dựng định hướng khaithác theo điểm, tuyến du lịch

Về không gian: Đề tài phân tích khái quát TNDLNV và đánh giá các

điểm TNDLNV phân bố trong phạm vi ranh giới tỉnh Thừa Thiên - Huế,đồng thời xây dựng định hướng khai thác TNDLNV không chỉ trong phạm

vi không gian của tỉnh mà còn gắn với tài nguyên các tỉnh lân cận

Về thời gian: Đề tài đánh giá TNDLNV tỉnh Thừa Thiên – Huế trong

thời điểm hiện tại, nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch và khai thácTNDLNV tỉnh TTH trong giai đoạn 2000 - 2013 và đề xuất định hướng,giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên đến năm 2030

5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

- Luận án vận dụng các quan điểm nghiên cứu: quan điểm tổng hợp,quan điểm hệ thống, quan điểm lãnh thổ, quan điểm lịch sử - viễn cảnh,quan điểm phát triển bền vững

- Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thậptài liệu thứ cấp, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia,phương pháp thống kê, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp phântích SWOT, phương pháp bản đồ - GIS

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

- Góp phần làm sáng tỏ lý luận về TNDLNV và đánh giá TNDLNV,trên cơ sở đó, đề tài xây dựng quy trình, khung lý thuyết đánh giá TNDLNV

- Giới thiệu hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu và trọng số của các tiêu chí đánhgiá TNDLNV

Trang 4

- Làm nổi bật giá trị của TNDLNV ở tỉnh TTH và sự phân hóa theokhông gian của tài nguyên; nhận diện khả năng khai thác các điểm TNDLNVcủa tỉnh làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng khai thác tài nguyên phục

vụ phát triển du lịch hợp lý hơn

- Phân tích những thành tựu và một số hạn chế trong khai thác tàinguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên – Huế dưới các góc độ khác nhau(cơ quan quản lý nhà nước, công ty du lịch và du khách)

- Đề xuất được một số định hướng khai thác TNDLNV về mặt lãnhthổ và một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các tài nguyên này để thúcđẩy sự phát triển du lịch của Thừa Thiên - Huế đến năm 2030

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung được chia thành bachương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tài nguyên du lịchnhân văn

Chương 2: Tài nguyên du lịch nhân văn và đánh giá tài nguyên du lịchnhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

Chương 3: Định hướng và giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên dulịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI

NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

- Du lịch: là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngườingoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định

- Khách du lịch: là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trườnghợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến

- Loại hình và sản phẩm du lịch

+ Sản phẩm du lịch (SPDL): là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏamãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch

+ Loại hình du lịch: là một tập hợp các SPDL có đặc điểm giống nhau

về nhu cầu, động cơ, khách hàng, cách phân phối, cách tổ chức, mức giá,

- Tài nguyên du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên,

Trang 5

DTLSVH, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân vănkhác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu DL, là yếu tố cơ bản đểhình thành các khu DL, điểm DL, tuyến DL, đô thị DL Tài nguyên du lịchgồm TNDL tự nhiên và TNDLNV đang hoặc chưa được khai thác.

- ĐTN và điểm du lịch: ĐTN được hiểu là nơi có một hoặc một vài loại

TNDL Điểm du lịch là nơi có TNDL hấp dẫn, đang khai thác phục vụ nhucầu tham quan của khách du lịch

1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

1.1.2.1 Khái niệm: TNDLNV gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố

văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc,các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vậtthể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch

1.1.2.2 Đặc điểm: tài nguyên du lịch nhân văn có các đặc điểm sau:

Mang tính phổ biến; Mang những giá trị đặc sắc riêng; Rất phong phú và đadạng; Mang những giá trị hữu hình và vô hình; Thời gian khai thác khácnhau; Có thể tôn tạo, thay đổi và tạo mới; Mang tính tập trung dễ tiếp cận;Mang tính nhận thức nhiều hơn là giải trí, nghỉ dưỡng

1.1.2.3 Phân loại: TNDLNV thường được chia thành các nhóm: Các

di tích lịch sử - văn hóa, Các lễ hội, Các đối tượng du lịch gắn với dân tộchọc, Các làng nghề truyền thống, Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạtđộng nhận thức khác Đồng thời, TNDLNV còn được công nhận danh hiệutương xứng với cấp giá trị (thế giới, quốc gia đặc biệt, )

1.1.3 Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn

1.1.3.1 Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn

Hướng đánh giá: gồm đánh giá định tính và đánh giá định lượng Quy trình đánh giá: gồm ba bước: xây dựng thang đánh giá, tiến hành

đánh giá và đánh giá kết quả

1.1.3.2 Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn

* Lựa chọn tiêu chí: Đề tài lựa chọn 6 tiêu chí đánh giá TNDLNV vậndụng cho địa bàn TTH bao gồm: Độ hấp dẫn, Khả năng tiếp cận, Tính liênkết, Mức độ bảo tồn, Khả năng đón khách và Thời gian khai thác

* Phân cấp chỉ tiêu: Các chỉ tiêu đánh giá được phân cấp như sau:

Bảng 1.1 Phân cấp chỉ tiêu đánh giá TNDLNV Tiêu chí Phân cấp các chỉ tiêu

1 Độ hấp dẫn Rất hấp dẫn Hấp dẫn Trung bình Ít hấp dẫn Kém hấp dẫn Cấp xếp hạng TN và

mức độ nổi tiếng đối Tất cả điểm TN mà danh Tất cả điểm TN được xếp hạng từ Điểm TN được xếp hạngcấp TG và danh tiếng, giá Điểm TN được xếp hạng cấp QG đặc biệt Điểm TN được xếp hạng cấp QG hoặc cấp

Trang 6

hoặc điểm TN được xếp hạng cấp thế giới và được du khách trong tỉnh biết đến.

Đối với các điểm TN không hoặc chưa xếp hạng

có mức hấp dẫn khi danh tiếng và giá trị của nó được du khách trong nước biết đến

khách địa phương, khách trong huyện hoặc các huyện lân cận biết đến; các điểm

TN được xếp hạng từ cấp

QG đặc biệt trở xuống và danh tiếng, giá trị của nó được du khách trong tỉnh biết đến; các điểm TN được xếp hạng từ cấp QG đặc biệt và danh tiếng, giá trị của nó được du khách trong huyện và các huyện lân cận biết đến.

Đối với các ĐTN không

và chưa xếp hạng, độ hấp dẫn trung bình khi danh tiếng

và giá trị của nó được du khách trong tỉnh biết đến.

trị của nó chỉ được du khách địa phương biết đến; hoặc điểm TN được xếp hạng cấp QG

và danh tiếng, giá trị của nó được du khách trong huyện và huyện lân cận biết đến.

Đối với các ĐTN không và chưa xếp hạng, mức độ ít hấp dẫn khi danh tiếng và giá trị của nó được du khách trong huyện và huyện lân cận biết đến.

và giá trị của nó được

du khách địa phương biết đến; hoặc điểm

TN được xếp hạng cấp tỉnh và danh tiếng, giá trị của nó được du khách trong huyện

và huyện lân cận biết đến Đối với các ĐTN không và chưa xếp hạng, mức độ kém hấp dẫn khi danh tiếng và giá trị của

nó được du khách địa phương biết đến.

2 Khả năng tiếp cận Rất thuận lợi Thuận lợi Trung bình Ít thuận lợi Kém thuận lợi

Từ điểm TN đến trung

tâm hành chính tỉnh Dưới 10km Từ 10-30km Từ 30-50km Từ 50-70km Từ 70km trở lên

- Phương tiện (PT) Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít

Số loại phương tiện GT > 4 PT 4 PT 3 PT 2 PT 1 PT

- Chất lượng đường

Phần trăm đường nhựa 100% Từ 90 - 100% Từ 80 - 90% Từ 70 – 80% <70%

Thời gian tiếp cận Rất ngắn Ngắn Trung bình Dài Rất dài

Thời gian đi từ trung tâm

Một số giá trị tinh hoa, bản sắc của TN bị mai một; LN đang hoạt động cầm chừng

Phần nhiều giá trị tinh hoa, bản sắc của TN bị mai một; LN gần như không hoạt động, nghề

có nguy cơ thất truyền

Gần như không còn hoặc không còn tồn tại trên thực địa hoặc

bị thất truyền (đối với nghề)

5 Khả năng đón khách Rất lớn Lớn Trung bình Thấp Rất thấp

Số khách có thể đón

tiếp trong ngày ≥ 500 khách/ngày Từ 300-500khách/ngày Từ 200-300khách/ngày Từ 100-200khách/ngày <100khách/ngày

6 Thời gian khai thác Rất dài Dài Trung bình Ngắn Rất ngắn

Từ 150-200 ngày/năm

Từ 100-150 ngày/năm <100 ngày/năm

* Trọng số: Phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic HierarchyProcess - AHP) được sử dụng để xác định trọng số của các tiêu chí đánh giáthông qua ý kiến 8 chuyên gia Kết quả, trọng số của các tiêu chí lần lượt là:

Độ hấp dẫn - 0,32; Khả năng tiếp cận - 0,19; Tính liên kết - 0,13; Mức độ bảotồn - 0,22; Khả năng đón khách - 0,06 và Thời gian khai thác - 0,08

* Thang đánh giá thành phần và đánh giá tổng hợp

- Mỗi tiêu chí chia làm 5 bậc, điểm tương ứng mỗi bậc từ cao xuốngthấp là 5, 4, 3, 2, 1

- Kết quả đánh giá tổng hợp TNDLNV được phân thành 5 hạng tươngứng với khả năng khai thác rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp

1.2 Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn triển khai công tác đánh giá TNDLNV trên thế giới: Các

tổ chức và quốc gia trên thế giới như Ai Cập, Canada, Romani, Philipin,

Trang 7

Campuchia,… rất quan tâm đến công tác đánh giá TNDLNV cho hoạt độngbảo tồn, khai thác phục vụ phát triển du lịch và quy hoạch du lịch.UNESCO là tổ chức xếp hạng uy tín nhất và đem lại giá trị toàn cầu cho tàinguyên với hệ thống DSVH thế giới và các danh hiệu khác như DSVH phivật thể của nhân loại, di sản tư liệu thế giới Bên cạnh đó, các tổ chức, trangtin điện tử quốc tế như tổ chứcNew Open World Corporation (NOWC),CNN travel,… đánh giá tài nguyên thông qua các cuộc bình chọn kỳ quanthế giới, các món ngon, trên ý kiến của du khách và người dân

Thực tiễn triển khai công tác đánh giá TNDLNV ở Việt Nam: Công

tác đánh giá xếp hạng giá trị tài nguyên được thực hiện trên phạm vi cảnước và ở các tỉnh, thành phố để làm căn cứ cho việc bảo tồn và phát huygiá trị tài nguyên phục vụ du lịch Trong quy hoạch và chiến lược phát triểnngành du lịch của cả nước, mỗi vùng, mỗi địa phương việc kiểm kê, đánhgiá TNDLNV với vai trò là nguồn lực phát triển làm cơ sở việc xây dựngđịnh hướng, giải pháp phát triển của ngành du lịch

Một số vấn đề đặt ra trong đánh giá TNDLNV: Đánh giá tài nguyên

làm cơ sở cho việc lập quy hoạch phát triển du lịch; Xây dựng quan điểm,nguyên tắc chỉ đạo công tác kiểm kê, đánh giá và quản lý tài nguyên; Thànhlập cơ quan nghiên cứu chuyên sâu trong đánh giá và đầu tư có trọng điểmtrong việc khai thác tài nguyên; Phát huy giá trị tài nguyên kết hợp với côngtác bảo tồn; Phối hợp giữa cơ quan quản lý và cộng đồng địa phương trongquản lý, khai thác và bảo tồn tài nguyên

CHƯƠNG 2 TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ 2.1 Khái quát tỉnh Thừa Thiên - Huế

2.1.1 Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

Thừa Thiên - Huế có diện tích tự nhiên là 5.033,2 ha, ở trung tâm củađịa bàn giàu DSTG bậc nhất nước ta Vì vậy, vị trí địa lý giúp khả năng tiếpcận các điểm đến TTH và kết nối với các tuyến du lịch quốc tế và quốc giathuận lợi bằng cả đường bộ, đường hàng không, đường thủy và đường sắt

2.1.2 Điều kiện tự nhiên

2.1.2.1 Địa hình: Với đầy đủ các dạng địa hình núi, gò đồi, đồng

bằng, đầm phá, biển,… tạo ra tiền đề cho việc đa dạng hóa loại hình du lịch.Tuy nhiên, điều kiện địa hình TTH cũng gây không ít khó khăn trong việc

Trang 8

xây dựng hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch

2.1.2.2 Khí hậu: TTH có mùa đông khá lạnh; mùa hè nóng, chịu ảnh

hưởng mạnh của gió phơn Lượng mưa trung bình hàng năm lớn, thường có

lũ, số ngày mưa nhiều Nhìn chung, khí hậu TTH ít thuận lợi cho hoạt động

du lịch ngoài trời, nghỉ dưỡng, đặc biệt vào mùa mưa

2.1.2.3 Thủy văn: Mạng lưới thủy văn ở TTH hội đủ các yếu tố: sông

ngòi; trằm bàu, hồ; đầm phá;… không chỉ cung cấp nguồn nước ngọt chohoạt động du lịch, tạo cảnh quan đẹp mà còn có chức năng trị bệnh

2.1.2.4 Sinh vật: Hệ sinh thái TTH rất đa dạng Sinh giới ở TTH vừa

là nguồn TNDL đặc sắc vừa là nguồn cung thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thụhưởng sản vật tươi ngon, đặc sản của du khách

2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.3.1 Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GDP

Quy mô GDP tỉnh TTH tăng trưởng nhanh, chuyển dịch theo hướngcông nghiệp hóa – hiện đại hóa và mang tính dịch vụ rõ nét Tình hình pháttriển kinh tế giúp thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển: kích thích nhu cầu,

mở rộng thị trường du lịch và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách

2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng: Hệ thống CSHT tỉnh TTH trong thời gian qua

không ngừng được hoàn thiện góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống củanhân dân và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển

2.1.3.3 Dân cư và nguồn lao động: Năm 2013, dân số của tỉnh hơn

1,12 triệu người với 6 dân tộc chính Các dân tộc có văn hoá truyền thốngđộc đáo tạo nên nét hấp dẫn có thể khai thác DL Nguồn lao động dồi dào,cần mẫn và có chuyên môn kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho phát triểnDL

2.1.3.4 Mạng lưới đô thị: Hệ thống đô thị của TTH phân bố khá hợp

lý và có bước phát triển nhanh tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận và kết nốicác ĐTN Mạng lưới đô thị cung cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật(CSVCKT), dịch vụ cho hoạt động du lịch

2.1.3.5 Chính sách, thể chế và vốn đầu tư: Chính sách và thể chế phù

hợp, thông thoáng tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy hoạt động

du lịch phát triển Tuy nhiên, nền hành chính còn hạn chế đã gây khó khăncho doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao

2.1.3.6 Lịch sử phát triển và khai thác lãnh thổ: TTH là nơi hiện diện

nhiều nền văn hóa rực rỡ, là trung tâm chính trị trong hơn 3 thế kỷ đã để lại

Trang 9

trên lãnh thổ TTH ngày nay nhiều di sản văn hóa vừa đa dạng vừa đặc sắc

2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

2.2.1 Các di tích lịch sử - văn hóa

Tính đến năm 2013, TTH có 140 DTLSVH được xếp hạng các cấp,nổi bật là Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là DSVH thế giới.Thành phố Huế có mật độ di tích dày đặc và giá trị nhất

2.2.1.1 Di tích khảo cổ: nhiều di tích khảo cổ có giá trị khoa học

thuộc nền văn hóa Chămpa và Quần thể di tích Cố đô Huế vẫn còn tồn tại ởTTH: Đàn Xã Tắc, các nền móng đền, tháp Chăm Pa,

2.2.1.2 Di tích lịch sử: Tính đến năm 2013 có 89 di tích lịch sử được

xếp hạng, trong đó có 42 di tích xếp hạng cấp quốc gia

2.2.1.3 Di tích kiến trúc nghệ thuật (DTKTNT) ở TTH có giá trị đặc sắc,

bao gồm cung điện, thành quách, lăng tẩm, làng cổ, đình, chùa, miếu, được

xếp hạng cao, trong đó có 17 DTKTNT được công nhận DSVH thế giới 2.2.1.4 Danh lam thắng cảnh: TTH có nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi

đẹp, hài hòa với các công trình văn hóa tạo nên những danh thắng nổi tiếng

2.2.2 Các lễ hội: TTH có 93 lễ hội tiêu biểu được tổ chức theo định kỳ.

Ngoài các lễ hội dân gian truyền thống, TTH còn có các lễ hội cung đình tạosức thu hút đặc biệt đối với du khách Bên cạnh đó, TTH còn tổ chức nhiều

lễ hội hiện đại, hấp dẫn như: Festival Huế, Festival nghề truyền thống,

2.2.3 Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

* Nhạc Huế phong phú về thể loại, hấp dẫn về nội dung Nhã Nhạc

Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là DSVH phi vật thể của nhânloại Ca Huế đã được công nhận là DSVH phi vật thể quốc gia

* Ẩm thực Huế dù phong cách sang trọng, cung đình hay giản dị, dân

dã cũng đều có màu sắc, hương vị rất hấp dẫn Vì vậy, ẩm thực Huế lànguồn TNDL hấp dẫn, là một phần trong chương trình du lịch đến Huế

* Phong cách Huế: nếp sống người Huế gắn bó với khung cảnh thiên

nhiên hài hòa, hữu tình; tạo nên tâm hồn đa cảm, nét tính cách nhuần nhị vàsâu lắng Sự dịu dàng, e ấp, kín đáo, rụt rè của người con gái Huế đã gópphần làm tăng thêm vẻ thơ mộng của Huế

* Các đối tượng du lịch khác: Phía Tây tỉnh TTH là địa bàn cư trú của

các dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu, Vân Kiều, Các cộng đồng này có những sắcthái dân tộc độc đáo trong sản xuất, sinh hoạt và phong tục tập quán Những

Trang 10

giá trị này tạo nên sức hấp dẫn lớn cho du khách, góp phần đa dạng hóa sảnphẩm du lịch địa phương.

2.2.4 Làng nghề truyền thống: Ở TTH, nhiều làng nghề (LN) và nghề thủ

công truyền thống lâu đời đến nay vẫn còn tồn tại như đúc đồng, tranh làngSình, hoa giấy Thanh Tiên, Các LN này là nguồn TNDL quý giá có khảnăng phát triển các sản phẩm như du lịch LN, các loại hàng hóa lưu niệm,…

2.2.5 Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác

Các bảo tàng, công trình văn hóa đặc sắc, các sự kiện kinh tế, văn hóa,thể thao, là nguồn tài nguyên có giá trị đối với hoạt động du lịch của tỉnh

2.3 Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

Dựa vào ý kiến chuyên gia, tiêu chí độ hấp dẫn có vai trò tiên quyếtđến khả năng và định hướng khai thác TNDLNV Vì vậy, độ hấp dẫn củatất cả các ĐTN được đánh giá trước để sơ loại những ĐTN có độ hấp dẫndưới trung bình Qua đánh giá độ hấp dẫn của 172 ĐTN, đề tài chọn 76điểm TNDLNV đưa vào đánh giá phân hạng khả năng khai thác gồm 44DTLSVH, 4 lễ hội, 3 đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, 10 LNTT và 15đối tượng văn hóa khác Kết quả phân hạng của 76 điểm TNDLNV ở tỉnhTTH bao gồm 4 cấp Điểm đánh giá cao nhất là 5,0 (Chùa Thiên Mụ và ĐiệnLong An) và điểm thấp nhất là 1,8 (Địa điểm chiến thắng đồn Khe Tre)

Để trực quan hóa kết quả đánh giá, dễ theo dõi kết quả phân hạng, nhậndiện ưu điểm và hạn chế của các ĐTN theo các tiêu chí đánh giá, tác giảchuẩn hóa dữ liệu theo phương pháp Max=100 Trên cơ sở đó, kiểu biểu đồradar được chọn để thể hiện điểm đánh giá tiêu chí thành phần sau khi đãchuẩn hóa và phân nhóm các tài nguyên theo hạng như hình sau:

Hình 2.3 Biểu đồ phân tích các tiêu chí đánh giá thành phần của TNDLNV tỉnh

Trang 11

Hạng II Tài

nguyên có khả

năng khai

thác cao

Trang 12

Kí hiệu các tiêu chí: V1: Độ hấp dẫn

V2: Khả năng tiếp cận V3: Tính liên kết

V4: Mức độ bảo tồn V5: Khả năng đón khách V6: Thời gian khai thác

- Hạng I (khả năng khai thác rất cao): gồm 24 ĐTN, chiếm tỷ lệ31,6%, điểm trung bình là 4,7 Chùa Thiên Mụ và Điện Long An rất thuậnlợi cho phát triển DL vì có điểm cao tuyệt đối ở tất cả các tiêu chí Một sốĐTN bị hạn chế về mức độ bảo tồn, thời gian khai thác Hơn 60% số tàinguyên hạng I tập trung ở TP Huế Đây là thuận lợi rất lớn của TP Huế nóiriêng và tỉnh TTH nói chung để tập trung đầu tư, phát triển hoạt động DL

- Hạng II (khả năng khai thác cao): gồm 34 ĐTN, chiếm tỷ lệ 44,7%,điểm trung bình là 3,8 Nhiều ĐTN có khả năng khai thác thuận lợi nhưng

Ngày đăng: 24/11/2015, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w