Luận án giúp đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn (TNDLNV) tỉnh TTH làm cơ sở cho việc đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả TNDLNV, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững ngành du lịch TTH trong tương lai; làm nổi bật giá trị của TNDLNV ở tỉnh TTH và sự phân hóa theo không gian của tài nguyên.
1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả cao về kinh tế xã hội và môi trường ở nhiều quốc gia trên thế giới Ở Việt Nam, du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhờ nguồn tài ngun du lịch (TNDL) phong phú và đa dạng. Thực tế phát triển du lịch (DL) nước ta cho thấy việc đánh giá và khai thác TNDL đúng đắn và hợp lý khơng chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn giúp bảo vệ tài ngun bền vững Thừa Thiên Huế (TTH) là một trong số ít những địa phương có nguồn tài ngun du lịch phong phú và đa dạng, đặc biệt là nguồn tài ngun du lịch nhân văn (TNDLNV) đặc sắc, có giá trị cao. Đây là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế lớn của nước ta trong hơn 3 thế kỷ. Thừa Thiên Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ nhiều di sản văn hố biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam, trở thành di sản q hiếm của quốc gia và một bộ phận quan trọng đã được cơng nhận là di sản văn hóa (DSVH) thế giới Thực tế khai thác TNDLNV của tỉnh TTH hơn thập niên qua đạt được nhiều thành tựu nhưng hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao do sản phẩm du lịch đơn điệu, chủ yếu khai thác một số tài ngun thuộc Quần thể di tích (QTDT) Cố đơ Huế. Do đó, kiểm kê và đánh giá khả năng khai thác du lịch của tài nguyên là cần thiết để có định hướng và giải pháp khai thác hợp lý, hiệu quả hơn trong tương lai Đó là lý do tác giả đã chọn đề tài: “Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên Huế” cho luận án tiến sĩ chun ngành Địa lý học của mình 2. Lịch sử nghiên cứu Trên thế giới, các vấn đề lý luận và thực tiễn về TNDLNV và đánh giá TNDLNV được đề cập trong nhiều cơng trình như: TNDL văn hóa: Các Mơ hình, Q trình và chính sách của Myriam JansenVerbeke và nhiều tác giả khác (ntgk) (2008), Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Cơng ước Di sản thế giới của UNESCO (2001), Quản lý DL bền vững của John Swarbrooke (2000), Kết nối cộng đồng, DL và bảo tồn – Một q trình đánh giá DL của Elleen Guierrez và ntgk, Cơng cụ đánh giá và phát triển TNDL của Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm phát triển kinh tế và cộng đồng (Đại học Illinois), Ở Việt Nam, những lý luận về TNDLNV được nghiên cứu chủ yếu từ góc độ địa lý, đặc biệt có ý nghĩa là “Địa lý du lịch Việt Nam” của Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2010) và “Tài ngun và mơi trường du lịch Việt Nam” của Phạm Trung Lương (chủ biên) (2000) Nhiều cơng trình nghiên cứu theo hướng tổ chức lãnh thổ du lịch, đánh giá TNDL, bao gồm cả TNDLNV được thực hiện quy mơ cấp vùng, cấp tỉnh Các TNDLNV ở TTH được xem xét dưới nhiều góc độ: lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật, tơn giáo,… Các quy hoạch phát triển; các đề tài nghiên cứu về đánh giá TNDL, quy hoạch tuyến điểm DL, đánh giá các di tích lịch sử văn hóa, đã cung cấp nhiều thơng tin và gợi ý cho tác giả Nhìn chung, TNDLNV và đánh giá TNDLNV nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, đánh giá tổng hợpTNDLNV của TTH theo các điểm tài ngun (ĐTN) chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Đánh giá TNDLNV tỉnh TTH làm cơ sở cho việc đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả TNDLNV, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững ngành du lịch TTH trong tương lai 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến TNDLNV, đánh giá TNDLNV và vận dụng vào địa bàn nghiên cứu; Xác định những tiêu chí và chỉ tiêu phù hợp để đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên Huế; Phân tích đặc điểm TNDLNV tỉnh Thừa Thiên Huế; Đánh giá các điểm TNDLNV tỉnh TTH phục vụ phát triển du lịch; Phân tích thực trạng khai thác TNDLNV tỉnh Thừa Thiên Huế; Đề xuất định hướng phát triển theo điểm, tuyến du lịch và những giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả TNDLNV tỉnh TTH trong tương lai 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài kiểm kê, phân tích khái qt TNDLNV tỉnh TTH với tất cả các loại tài ngun, gồm các di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH); các lễ hội; các đối tượng gắn với dân tộc học; các làng nghề truyền thống (LNTT); các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác Đối tượng đánh giá bằng phương pháp thang điểm tổng hợp của đề tài là các ĐTN có vị trí cố định trong khơng gian. Trên cơ sở kết quả kiểm kê tài ngun, nhằm làm nổi bật các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng gắn liền với vùng đất Thừa Thiên Huế, đề tài lựa chọn các ĐTN đưa vào đánh giá theo thang điểm tổng hợp, bao gồm: + Các DTLSVH: Đề tài đánh giá tất cả di tích được xếp hạng + Các làng nghề truyền thống: Đề tài đánh giá những LNTT có định hướng phát triển phục vụ du lịch, nằm trong Đề án “Quy hoạch phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh TTH đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” và một số LNTT hiện đang thu hút du khách + Các lễ hội, đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác: đề tài đưa vào đánh giá những tài nguyên có sức thu hút với khách du lịch. Các ĐTN du lịch nhân văn có kết quả đánh giá tổng hợp khả năng khai thác từ mức trung bình trở lên mới đưa vào xây dựng định hướng khai thác theo điểm, tuyến du lịch. Về khơng gian: Đề tài phân tích khái qt TNDLNV và đánh giá các điểm TNDLNV phân bố trong phạm vi ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời xây dựng định hướng khai thác TNDLNV khơng chỉ trong phạm vi khơng gian của tỉnh mà còn gắn với tài ngun các tỉnh lân cận Về thời gian: Đề tài đánh giá TNDLNV tỉnh Thừa Thiên – Huế trong thời điểm hiện tại, nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch và khai thác TNDLNV tỉnh TTH trong giai đoạn 2000 2013 và đề xuất định hướng, giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên đến năm 2030 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu Luận án vận dụng các quan điểm nghiên cứu: quan điểm tổng hợp, quan điểm hệ thống, quan điểm lãnh thổ, quan điểm lịch sử viễn cảnh, quan điểm phát triển bền vững Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp chun gia, phương pháp thống kê, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp phân tích SWOT, phương pháp bản đồ GIS 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Góp phần làm sáng tỏ lý luận TNDLNV đánh giá TNDLNV, trên cơ sở đó, đề tài xây dựng quy trình, khung lý thuyết đánh giá TNDLNV. Giới thiệu hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu và trọng số của các tiêu chí đánh giá TNDLNV. Làm nổi bật giá trị của TNDLNV ở tỉnh TTH và sự phân hóa theo khơng gian của tài ngun; nhận diện khả năng khai thác các điểm TNDLNV của tỉnh làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng khai thác tài ngun phục vụ phát triển du lịch hợp lý hơn Phân tích những thành tựu và một số hạn chế trong khai thác tài ngun du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên – Huế dưới các góc độ khác nhau (cơ quan quản lý nhà nước, cơng ty du lịch và du khách) Đề xuất được một số định hướng khai thác TNDLNV về mặt lãnh thổ và một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các tài nguyên này để thúc đẩy sự phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế đến năm 2030 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung được chia thành ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn Chương 2: Tài nguyên du lịch nhân văn và đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Định hướng giải pháp khai thác hiệu tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên Huế CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản Du lịch: là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định Khách du lịch: là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến Loại hình và sản phẩm du lịch + Sản phẩm du lịch (SPDL): là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch + Loại hình du lịch: là một tập hợp các SPDL có đặc điểm giống nhau về nhu cầu, động cơ, khách hàng, cách phân phối, cách tổ chức, mức giá, Tài ngun du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, DTLSVH, cơng trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu DL, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu DL, điểm DL, tuyến DL, đơ thị DL. Tài ngun du lịch gồm TNDL tự nhiên và TNDLNV đang hoặc chưa được khai thác ĐTN và điểm du lịch: ĐTN được hiểu là nơi có một hoặc một vài loại TNDL. Điểm du lịch là nơi có TNDL hấp dẫn, đang khai thác phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. 1.1.2. Tài ngun du lịch nhân văn 1.1.2.1. Khái niệm: TNDLNV gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hố, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các cơng trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hố vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch 1.1.2.2. Đặc điểm: tài ngun du lịch nhân văn có các đặc điểm sau: Mang tính phổ biến; Mang những giá trị đặc sắc riêng; Rất phong phú và đa dạng; Mang những giá trị hữu hình và vơ hình; Thời gian khai thác khác nhau; Có thể tơn tạo, thay đổi và tạo mới; Mang tính tập trung dễ tiếp cận; Mang tính nhận thức nhiều hơn là giải trí, nghỉ dưỡng 1.1.2.3. Phân loại: TNDLNV thường được chia thành các nhóm: Các di tích lịch sử văn hóa, Các lễ hội, Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, Các làng nghề truyền thống, Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác Đồng thời, TNDLNV còn được cơng nhận danh hiệu tương xứng với cấp giá trị (thế giới, quốc gia đặc biệt, ) 1.1.3. Đánh giá tài ngun du lịch nhân văn 1.1.3.1. Phương pháp đánh giá tài ngun du lịch nhân văn Hướng đánh giá: gồm đánh giá định tính và đánh giá định lượng Quy trình đánh giá: gồm ba bước: xây dựng thang đánh giá, tiến hành đánh giá và đánh giá kết quả 1.1.3.2. Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá tài ngun du lịch nhân văn * Lựa chọn tiêu chí: Đề tài lựa chọn 6 tiêu chí đánh giá TNDLNV vận dụng cho địa bàn TTH bao gồm: Độ hấp dẫn, Khả năng tiếp cận, Tính liên kết, Mức độ bảo tồn, Khả năng đón khách và Thời gian khai thác. * Phân cấp chỉ tiêu: Các chỉ tiêu đánh giá được phân cấp như sau: Bảng 1.1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá TNDLNV Tiêu chí Phân cấp các chỉ tiêu 1. Độ hấp dẫn Rất hấp dẫn Hấp dẫn Trung bình Ít hấp dẫn Kém hấp dẫn Cấp xếp hạng TN và mức độ nổi tiếng đối với du khách Tất cả điểm TN mà danh tiếng và giá trị của nó vượt ra ngồi lãnh thổ Việt Nam, được nhiều nơi trên thế giới biết đến; hoặc điểm TN xếp hạng cấp thế giới và được du khách trong nước biết đến Tất cả điểm TN được xếp hạng từ cấp QG đặc biệt trở xuống và danh tiếng, giá trị của nó được du khách trong nước biết đến; hoặc điểm TN được xếp hạng cấp thế giới và được du khách trong tỉnh biết đến Đối với các điểm TN khơng hoặc chưa xếp hạng có mức hấp dẫn khi danh tiếng và giá trị của nó được du khách trong nước biết đến Điểm TN được xếp hạng cấp QG đặc biệt nhưng danh tiếng và giá trị của nó chỉ được du khách địa phương biết đến; hoặc điểm TN được xếp hạng cấp QG và danh tiếng, giá trị của nó được du khách trong huyện và huyện lân cận biết đến Đối với các ĐTN khơng và chưa xếp hạng, mức độ ít hấp dẫn khi danh tiếng và giá trị của nó được du khách trong huyện và huyện lân cận biết đến Điểm TN được xếp hạng cấp QG hoặc cấp tỉnh nhưng danh tiếng và giá trị của nó được du khách địa phương biết đến; hoặc điểm TN được xếp hạng cấp tỉnh và danh tiếng, giá trị của nó được du khách trong huyện và huyện lân cận biết đến Đối với các ĐTN khơng và chưa xếp hạng, mức độ kém hấp dẫn khi danh tiếng và giá trị của nó được du khách địa phương biết đến 2. Khả năng tiếp cận Rất thuận lợi Thuận lợi Điểm TN được xếp hạng cấp TG và danh tiếng, giá trị của nó chỉ được du khách địa phương, khách trong huyện hoặc các huyện lân cận biết đến; các điểm TN được xếp hạng từ cấp QG đặc biệt trở xuống và danh tiếng, giá trị của nó được du khách trong tỉnh biết đến; các điểm TN được xếp hạng từ cấp QG đặc biệt và danh tiếng, giá trị của nó được du khách trong huyện và các huyện lân cận biết đến Đối với các ĐTN khơng và chưa xếp hạng, độ hấp dẫn trung bình khi danh tiếng và giá trị của nó được du khách trong tỉnh biết đến Trung bình Ít thuận lợi Kém thuận lợi Khoảng cách Rất gần Gần Trung bình Xa Rất xa Từ 1030km Từ 3050km Từ 5070km Từ 70km trở lên Nhiều Trung bình Ít Rất ít Từ điểm TN đến trung Dưới 10km tâm hành chính tỉnh Phương tiện (PT) Rất nhiều Số loại phương tiện GT Chất lượng đường giao thông Phần trăm đường nhựa > 4 PT 4 PT 3 PT 2 PT 1 PT Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém 100% Từ 90 100% Từ 70 – 80%